Đề tài Hiện trạng quản lý thu gom và xử lý rác thải ở khu vực chợ Đông Ba

Vấn đề Thành phố Huế là trung tâm chính trị, xã hội và văn hóa du lịch của tỉnh TT – Huế, với dòng sông Hương thơ mộng, non nước hữu tình. Người dân tỉnh nhà đang ra sức tái tạo bức tranh cảnh sắc ở hai bên sông Hương thật quyến rũ, với một nét Huế đặc trưng, song chợ Đông Ba hiện tại đã và đang làm cho bức tranh đó xấu đi. Hoạt động kinh doanh của chợ đã có tác động lớn đến kinh tế xã hội và hệ sinh thái.

ppt54 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2935 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hiện trạng quản lý thu gom và xử lý rác thải ở khu vực chợ Đông Ba, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ THU GOM VÀ XỬ LÝ RÁC THẢI Ở KHU VỰC CHỢ ĐÔNG BA K41 KT TN_MT Người trình bày: Nguyễn Thị Mỹ Duyên GVHD: Bùi Dũng Thể PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐẶT VẤN ĐỀ TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU CẤU TRÚC BÁO CÁO KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN  Rác thải là sản phẩm tất yếu của cuộc sống.Cùng với mức sống của nhân dân ngày càng cao và công cuộc công nghiệp hóa ngày càng phát triển sâu rộng rác thải cũng được thải ra ngày càng nhiều với những thành phần ngày càng phức tạp và đa dạng.Tác động tiêu cực của rác thải nói chung là rất rõ ràng nếu như những chất thải này không được quản lý thu gom và xử lý đúng kỹ thuật môi trường Ở Việt Nam thực tế việc quản lý và xử lý rác thải mặc dù đã có nhiều tiến bộ cố gắng nhưng chưa ngang tầm với nhu cầu đòi hỏi. Đặc biệt đối với những nơi phát triển về du lịch dịch vụ thì càng phải chú trọng giữ gìn và quan tâm tới vấn đề môi trường. PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ I. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI  Thành phố Huế là trung tâm chính trị, xã hội và văn hóa du lịch của tỉnh TT – Huế, với dòng sông Hương thơ mộng, non nước hữu tình. Người dân tỉnh nhà đang ra sức tái tạo bức tranh cảnh sắc ở hai bên sông Hương thật quyến rũ, với một nét Huế đặc trưng, song chợ Đông Ba hiện tại đã và đang làm cho bức tranh đó xấu đi. Hoạt động kinh doanh của chợ đã có tác động lớn đến kinh tế xã hội và hệ sinh thái.  Là chợ đầu mối lớn nhất trên địa bàn tỉnh TT – Huế, hàng ngày chợ Đông Ba thải một lượng lớn nước thải chưa qua xử lý xuống sông Hương.  Đây là một trong những cơ sở gây ô nhiễm nghiêm trọng trên địa bàn tỉnh TT – Huế vẫn chưa được xử lý triệt để. Tình trạng ô nhiễm môi trường ở chợ Đông Ba hàng chục năm nay đang là nổi nhức nhối của các cơ quan chức năng và người dân nơi đây.  Xuất phát từ tình trạng trên chúng tôi quyết định nghiên cứu đề tài: “ Quản lý, thu gom và xử lý rác thải ở chợ Đông Ba – Thành phố Huế” Với lý do trên chúng tôi có các nội dung và mục tiêu nghiên cứu sau:  Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn của việc quản lý thu gom và xử lý rác thải ở chợ Đông Ba thành phố Huế.  Nghiên cứu đánh giá cách thức tổ chức, hiệu quả kinh tế của công tác thu gom và xử lý rác thải ở chợ Đông Ba.  Trên cơ sở phân tích thực trạng quản lý thu gom và xử lý rác ở chợ Đông Ba, đưa ra một số phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý thu gom và xử lý rác thải ở chợ Đông Ba thành phố Huế. II. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Để thực hiện được những nội dung trên chúng tôi sử dụng một số phương pháp sau:  Phương pháp nghiên cứu tài liệu được sử dụng để thu thập các tài liệu liên quan đến chợ Đông Ba, cũng như các đề tài nghiên cứu liên quan.  Phương pháp điều tra thống kê: Thu nhập thông tin, tài liệu, chọn mẫu điều tra.  Phương pháp nghiên cứu trường hợp: Dùng để nghiên cứu các đối tượng tạo rác nhiều và đối tượng tạo rác ít.  Phương pháp so sánh: Được dùng đánh giá mức độ ô nhiễm với các tiêu chuẩn ô nhiễm môi trường Việt Nam. PHẦN II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU  Những khái niệm liên quan đến đề tài nghiên cứu.  Các căn cứ pháp lý.  Hệ thống quản lý chất thải.  Thực trạng về vấn đề quản lý và thu gom rác trên thế giới. Tình hình quản lý và thu gom xử lý rác ở Việt Nam Thực trạng về vấn đề quản lý rác thải ở Thành Phố Huế. PHẦN III. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU PHẦN IV. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN  I. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU  II. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THU GOM VÀ XỬ LÝ RÁC THẢI Ở KHU VỰC CHỢ ĐÔNG BA  III. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG  Chợ Đông Ba nằm ven bờ sông Hương, có độ cao cột nền thấp, chịu ảnh hưởng trực tiếp của sông Hương, do vậy vào mùa mưa có nguy cơ ngập lụt cao (bình quân 1-2 năm/lần).  Chợ lại ở vị trí đoạn đầu của hạ lưu sông nên các chất thải của chợ nếu không được xử lý sẽ tạo khả năng phát tán trên diện rộng, ảnh đến môi trường nước ở vùng hạ lưu sông Hương.  Đặc biệt vào mùa nắng, khi mực nước sông Hương hạ thấp thì sự ô nhiễm nước càng lớn quanh khu vực chợ. I. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU II.1 Nguồn phát sinh, khối lương và thành phần rác thải của chợ.  Nguồn phát sinh: Rác thải của chợ chủ yếu phát sinh từ các hoạt động mua bán và vận chuyển hàng hóa của các tiểu thương và khách hàng.  Khối lượng và thành phần rác thải của chợ: Theo thống kê của công ty MT&CTĐT Huế năm 2008 khối lượng rác của chợ Đông Ba là 3.650 tấn, khối lượng rác thải phát sinh bình quân trên đầu người là 1,11 kg/người/ngày. II. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THU GOM VÀ XỬ LÝ RÁC THẢI Ở KHU VỰC CHỢ ĐÔNG BA  Lượng chất thải rắn sinh hoạt trung bình phát sinh trên địa bàn chợ Đông Ba tăng nhanh năm 2006 từ 30 m3/ngày tăng lên 40m3/ngày năm 2008. Năm 2009 qua 8 tháng đã tăng lên 41.33 m3/ngày ( nguồn: Công ty MT&CTĐT Huế).  Lượng chất thải rắn của chợ thường tăng cao ở các tháng 1, 2 và tháng 11, 12 do đây là những tháng tết nên hoạt động mua bán, tiêu thụ sản phẩm tăng cao kéo theo lượng chất thải phát sinh nhiều. Hoạt động của chợ tạo ra nguồn thải rắn rất lớn, đó là các sản phẩm bao bì, sắt, giấy, lá cây, nhựa, xốp, các sản phẩm bị hư hỏng, thối rửa của rau quả, cá, thịt, chén bát, áo quần, vãi vóc… Biểu đồ : Thành phần rác thải chợ Đông Ba.  Đặc trưng của rác này là phức tạp: Gồm đủ các loại rác, có loại phân huỷ nhanh (rau quả, thực phẩm dư thừa), có loại phân huỷ chậm( giấy, xốp…) hoặc khó phân huỷ như bao nilon. Có loại đốt được nhưng có loại không cháy… II.2 Sơ đồ và cơ cấu tổ chức quản lý rác thải ở chợ Đông Ba UBND Thành Phố Huế Công Ty Môi Trường Và Công Trình Đô Thị Huế Ban Quản Lý Chợ Đông Ba Đội Vệ Sinh Môi Trường Chợ Đông Ba Hộ Kinh Doanh; Khách Hàng Sơ đồ: Tổ chức quản lý chất thải ở khu vực chợ Đông Ba II.3 Thực trạng quản lý  Công tác vệ sinh môi trường trên địa bàn chợ do ban quản lý và đội VSMT quản lý. Nhưng chỉ có một cán bộ ( đội trưởng đội VSMT ) chịu trách nhiệm giải quyết những vấn đề nỗi trội về VSMT.  Do vậy những phản ánh liên quan đến chất lượng phục vụ thu gom ở khu vực chợ thường bị bỏ sót hoặc điều chỉnh rất chậm. Bảng 1 : Điều tra chất lượng thu gom rác thải Nguồn: Số liệu điều tra năm 2009 Kết quả khảo sát thực tế khi điều tra 40 hộ kinh doanh về những vấn đề gây go nhất liên quan tới quản lý thu gom rác thải trong khu vực chợ Đông Ba :  Đa số hộ kinh doanh cho rằng rác rơi vãi trên đường hay nước rỉ khi vận chuyển (52.5%) là vấn đế lớn nhất;  Những hộ còn lại cho rằng (27.5%) là mùi hôi thối bốc lên từ bãi chứa rác;  Có 12.5% nghĩ rằng thu gom không đúng quy cách là vấn đề đáng lo nhất liên quan đến quản lý rác;  7.5% không đưa ra ý kiến. II.4 Công tác thu gom rác thải ở khu vực chợ Đông Ba. Rác thải Thu gom bằng phương tiện chuyên dụng Tập kết tại bãi rác trung chuyển đường Chương Dương Công ty MT&CTĐT Huế thu gom và vận chuyển đến bãi rác xã Thủy Phương Sơ đồ : Mô hình thu gom rác thải tại chợ Đông Ba. Theo ban quản lý cho biết, chợ được phân thành hai khu vực ( khu A và khu B):  Khu A có diện tích 16.522 m2 bao gồm: mặt tiền chợ Đông Ba và các dãy nhà trệt, nhà tầng. Đây là khu vực được bố trí thùng đựng rác dùng để cho các hộ kinh doanh và khách hàng bỏ rác vào.  Khu B có diện tích 6227 m2 là khu vực đường Chương Dương, ở đây không có thùng đựng rác, các hộ kinh doanh được phép xả rác tại chổ rồi sau đó công nhân vệ sinh của chợ sẽ đến thu gom. Thời gian thu gom: Đội VSMT được tổ chức thành 2 ca thu gom rác thải Nguồn: Số liệu điều tra năm 2009 Thực trạng thu gom rác thải ở chợ.  Theo quan sát và điều tra công nhân thu gom thì khu B ( chợ cá + hoa quả ) là khu vực có số lượng rác thải ra nhiều nhất và khó thu gom nhất. Ở đây rác thải chủ yếu là hoa quả hỏng, thối không sử dụng được nên các hộ kinh doanh vứt bừa bãi ra đường để cho công nhân thu gom.  Các hàng chuối, hàng rong bạ đã chiếm gần một phần hai bãi chứa rác của cả chợ, và đường đi vào bãi gây khó khăn trong việc tập kết rác. Bảng 2: Cơ sở vật chất thu gom và vận chuyển rác thải Nguồn: số liệu điều tra năm 2009 Bảng 3 : Trang phục lao động phục vụ thu gom rác thải (Nguồn: Ban quản lý chợ Đông Ba) III.1 Đánh giá chung III. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG  Tỷ lệ thu gom đạt khoảng 80% lượng phát sinh trong ba năm ( 2006 – 2008) và sáu tháng đầu năm. Việc thu gom bằng các xe cải tiến và tập kết tại bãi rác trung chuyển đường Chương Dương như hiện nay khá phù hợp.  Hệ thống quản lý rác thải của công ty MTĐT khá chặt chẽ và hợp lý. Nguồn: công ty MT&ĐT TP Huế Bảng 4: Tỷ lệ thu gom trong ba năm (2006 -2008) và sáu tháng đầu năm 2009 III.2 Đánh giá của các hộ kinh doanh đối với mức thu phí vệ sinh môi trường Bảng 5: Đánh giá của các hộ kinh doanh về mức phí môi trường. Nguồn: số liệu điều tra năm 2009 Bảng 5: Đánh giá của các hộ kinh doanh về mức phí môi Nguồn: số liệu điều tra năm 2009  Hầu như các hộ kinh doanh đều thấy mức phí môi trường mà mình nộp hàng tháng là phù hợp.  Nhưng tỷ lệ ở KV A còn nhỏ hơn KV B một lượng không nhỏ ( 15%), và các hộ kinh doanh KV A có tới 25% ý kiến cho rằng mức phí cao trong khi đó ở KV B chỉ có 5%. Điều này cũng phản ánh lên rằng sự chênh lệch giữa lượng rác thải ra trong hai khu vực này.  Thống kê cả chợ cho thấy có tới 82,5% đánh giá sự phù hợp của mức phí này là thỏa đáng.  Như vậy mức phí này có thể duy trì và áp dụng. III.3 Ý kiến đánh giá hiệu qua thu gom  Công tác thu gom đạt kết quả như thế nào được những người khách hàng và những hộ kinh doanh ở đây đánh giá là một trong những căn cứ để các tổ chức, quản lý rút kinh nghiệm và sữa chữa bổ sung. III.3.1 Đánh giá về hiệu quả thu gom của chủ hộ kinh doanh Nguồn: số liệu điều tra năm 2009 Bảng 6 Nguồn: số liệu điều tra năm 2009 Bảng 6 III.3.2 Đánh giá về hiệu quả thu gom của khách hàng sử dụng thường xuyên của chợ Nguồn: số liệu điều tra năm 2009 Bảng 7 Bảng 7 Nguồn: số liệu điều tra năm 2009 Bảng 7 Nguồn: số liệu điều tra năm 2009 III.3.3 Ý kiến của các hộ kinh doanh và khách hàng với số lượng thùng rác và cách bố trí Bảng 8  Đa số các chủ hộ kinh doanh đều cho rằng số lượng thùng rác như hiện nay là quá ít so với nhu cầu cần thiết và cách phân bố chưa hợp lý.  Những vị khách hàng cũng thấy rằng số thùng rác ít và số thùng đảm bảo yêu cầu sạch sẽ, hợp vệ sinh còn hạn chế. Nên hiệu quả thu gom tại chổ của hộ kinh doanh còn thấp. III.3.4 Ý kiến hộ kinh doanh và khách hàng về việc sử dụng thùng rác:  Trong quá trình điều tra về số lượng thùng rác và cách phân bổ chúng tôi cũng thu thập được kết quả về việc sử dụng thùng rác của các hộ kinh doanh và khách hàng như sau: Bảng 9: Ý kiến hộ kinh doanh và khách hàng về việc sử dụng thùng rác Nguồn: số liệu điều tra năm 2009  Chúng tôi cũng điều tra và lấy ý kiến của các đối tượng này về việc họ sẽ tham gia sử dụng thùng rác thường xuyên nếu thùng rác hợp vệ sinh hơn và được phân bổ hợp lý hơn như sau: Bảng 10 Nguồn: số liệu điều tra năm 2009 Theo kết quả thu được ta thấy nếu các thùng rác được phân bổ hợp lý và hợp vệ sinh thì tỷ lệ bỏ rác vào thùng rác sẽ cao hơn nhiều. Nguồn: số liệu điều tra năm 2009 III.3.5 Đánh giá về hiệu quả thu chi và cân đối ngân sách  Nguồn thu mà chợ có được chủ yếu là từ phí VSMT mà các hộ kinh doanh nộp mỗi tháng.  Chưa có mức xử phạt hành chính nào đối với các cá thể nào vứt rác bừa bãi và cũng không có nguồn thu khác nào từ các rác thải bằng cách phân loại thu gom rác tái chế được. Bảng 11 : Thu ngân sách Bảng 12 : Chi ngân sách  Thông qua bảng thu chi mà chúng tôi thu thập được thì chênh lệch giữa phần thu và chi là khá lớn.  Nguồn thu rất hạn hẹp nên ta thấy nhà nước phải chi một khoản tiền không nhỏ để giải quyết vấn đề môi trường nơi đây. III.4 Những vấn đề đặt ra cho công tác quản lý  Rác ở chợ chưa được phân loại tại nguồn mà được thu gom lẫn lộn và chuyển tới bãi chôn lấp.  Tỷ lệ thu gom đạt được bình quân khoảng 85%. Như vậy số lượng hộ kinh doanh nhiều, lượng khách hàng ra vào chợ trong một ngày rất đông, cứ như vậy qua nhiều năm dẫn tới một tồn đọng lớn và nước mưa sẽ cuốn đi gây ô nhiễm nơi khác.  Bãi rác trung chuyển nằm sát với sông Hương nên khả năng nước từ rác thải và một phần rác thải đổ ra sông Hương là rất cao.  Ý thức BVMT của các hộ kinh doanh và khách hàng chưa cao. Cũng chưa có quyết định nào về xử phạt những người vứt rác bừa bãi, xã thải quá mức gây ô nhiễm. Hiện tượng lấn đất buôn bán của hộ kinh doanh khá phổ biến làm cho công tác VSMT trở nên khó khăn hơn dặc biệt là khu vực gần bãi rác trung chuyển ở đường Chương Dương IV. GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ Đề xuất một số Giải pháp Tuyên truyền nâng cao nhận thức MT cho tiểu thương và hộ khách hàng Thực hiện phân loại rác tại nguồn theo phương thức 3R Duy trì và nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ vệ sinh môi trường Áp dụng các chế tài phải hiệu quả chế tài xử phạt hành chính và người thực hiện phải rõ ràng PHẦN V KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ Dân số ngày càng tăng, điều kiện kinh tế, xã hội ngày càng phát triển, vì thế nhu cầu tiêu dùng của người dân trong các chợ, khu dân cư nói riêng cũng ngày càng phong phú và đa dạng. Phần lớn mọi người hiện nay vẫn chưa nhận thức được hết tầm quan trọng của việc phân loại rác thải tại nguồn, mặc dù đã có khá nhiều dự án, chương trình tuyên truyền giáo dục, nâng cao ý thức cho người dân, nhưng có lẽ quy mô, thời gian chưa đủ lớn, lại mang nhiều tính lý thuyết và đặc biệt là chưa có được phương pháp có tính thực tiễn để mọi người dễ dàng thực hiện. V.1 KẾT LUẬN Để công tác quản lý thu gom và xử lý rác thải ở chợ Đông Ba ngày một hoàn thiện hơn, chúng tôi đề xuất các biện pháp sau:  Về lâu dài, hoạt động kinh tế - xã hội ở khu vực chợ ngày càng gia tăng, thì cần có một giải pháp mang tính toàn diện về vấn đề quản lý thu gom và xử lý rác thải.  Cần có sự kết hợp chặt chẽ trong hệ thống quản lý hành chính.  Tăng cường giám sát về công tác quản lý, thu gom, và xử lý rác thải của các cơ quan có chức năng liên quan.  Thông qua các phương tiện thông tin để tuyên truyền vận động nâng cao nhận thức của người dân về giữ gìn môi trường xanh - sạch - đẹp, về phân loại rác tại nguồn theo phương thức 3R. V.2 ĐỀ NGHỊ Một số hình ảnh Nhân công dọn vệ sinh ở khu B Bãi rác và sông Hương Nước này sẽ chảy về đâu? Thùng rác??? Đường vào bãi rác cuối đường Chương Dương Nguyễn Thị Mỹ Duyên Nguyễn Hữu Thanh Trà Cao Bùi Thùy Trinh Võ Tá Hùng Phan Hoài An

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pptnguyen_thi_my_duyen_193.ppt
Tài liệu liên quan