Đề tài Hiện trạng và một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất ở trên địa bàn quận hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội

+ Đến ngày 1 tháng 3 năm 2004, hiện còn 14.459 trường hợp phải tiếp tục xét cấp Giấy chứng nhận (trong đó có hơn 5.000 trường hợp bất khả kháng không cấp được). + Năm 2004, UBND Thành phố Hà Nội giao chỉ tiêu cho UBND Quận Hai Bà Trưng hoàn thành 6.000 Giấy chứng nhận. Đến thời điểm hiện nay việc lập hồ sơ xét duyệt cấp Giấy chứng nhận phần đa là khó khăn, phải bổ sung do hồ sơ nhân dân kê khai đã lâu, đã biến động nhiều (cả về chủ sử dụng đất, về thửa đất và về nhà trên đất). Việc cấp Giấy chứng nhận phải đảm bảo chặt chẽ, đúng các quy định đảm bảo không có tranh chấp khiếu kiện, ổn định ở địa phương. UBND Quận Hai Bà Trưng và UBND các phường đã có nhiều cố gắng để thực hiện. Các phường thường xuyên tuyên truyền, vận động, mời, hướng dẫn nhân dân tiếp tục kê khai, kê khai lại, kê khai bổ sung để hoàn thiện hồ sơ cấp Giấy chứng nhận cho nhân dân. UBND Quận đã chỉ đạo UBND các phường xác định nhiệm vụ xét duyệt hồ sơ cấp Giấy chứng nhận là nhiệm vụ trọng tâm. Trên cơ sở chỉ tiêu Thành phố giao cho Quận, UBND Quận đã có quyết định giao cho các phường thực hiện, đang chỉ đạo xét cấp gọn từng khu vực là chủ yếu, kết hợp với tạo điều kiện thuận tiện cấp cho những trường hợp có đủ hồ sơ, có nhu cầu cấp sớm để thực hiện quyền của người sử dụng nhà, đất. + Từ đầu năm 2004 đến nay các phường trình UBND Quận 606 hồ sơ. UBND Quận Hai Bà Trưng lập hồ sơ trình Thành phố cà cấp Giấy chứng nhận cho nhân dân 1.200 Giấy chứng nhận (bằng 25% kế hoạch Thành phố giao năm 2004).

doc60 trang | Chia sẻ: haianh_nguyen | Lượt xem: 1383 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hiện trạng và một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất ở trên địa bàn quận hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
+ Chỉ đạo, hướng dẫn các trường thực hiện tốt các kỳ khai giảng năm học, sơ kết kỳ, tổng kết năm học và các kỳ thi khác theo quy chế hiện hành. + Tổ chức nghiên cứu các chuyên đề khoa học, giáo dục, hướng dẫn và áp dụng các sáng kiến cải tiến, những kinh nghiệm về dạy và học, nhằm phục vụ yêu cầu phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục góp phần phục vụ chương trình phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội ở địa phương. + Thực hiện chức năng quản lý Nhà nước đối với các Trung tâm dạy nghề, các trường lớp dạy nghề tư nhân. Tổ chức thực hiện tuyển sinh trong các trường chuyên nghiệp và dạy nghề theo phân cấp và quy chế hiện hành. + Căn cứ sự nghiệp phát triển giáo dục ở địa phương, căn cứ quy hoạch đội ngũ các bộ, giáo viên và kế hoạch hàng năm của các trường Trung học cơ sở, tiêủ học, nhà trẻ, mẫu giáo, trung tâm dạy nghề, phòng giáo dục - đào tạo, tổng hợp kế hoạch của các trường, xây dựng kế hoạch hàng năm về biên chế, đào tạo, bồi dưỡng giáo viên phối hợp với Phòng Tổ chức Chính quyền trình UBND Quận duyệt và báo cáo UBND Thành phố những vấn đề thuộc Thành phố duyệt. Sau khi được duyệt Phòng giáo dục - Đào tạo phối hợp cùng với Phòng Tổ chức Chính quyền chỉ đạo và kiểm tra việc thực hiện của các cơ sở theo quy chế phân cấp của trường và theo chức năng nhiệm vụ của mỗi phòng đã được UBND Quận phân công. + Xây dựng quy định cán bộ và kế hoạch lựa chọn bồi dưỡng, đề bạt cán bộ quản lý cấp trường, theo phân cấp quản lý cán bộ, phối hợp với Phòng Tổ chức Chính quyền trình UBND Quận phê duyệt. Phối hợp với các phòng ban liên quan xem xét việc khen thưởng, kỷ luật cán bộ, giáo viên và trình UBND quyết định. + Phối hợp với Phòng Tài chính hướng dẫn các cơ sở giáo dục xây dựng kế hoạch tài chính ban hàng năm sau đó tổng hợp các kế hoạch đó làm việc với Phòng Tài chính trình UBND Quận duyệt. + Đôn đốc, kiểm tra các cơ sở giáo dục thực hiện đúng kế hoạch được duyệt, tổng hợp những khó khăn vướng mắc trên các lĩnh vực trong quá trình thực hiện báo cáo UBND Quận xem xét giải quyết kịp thời. + Phòng Giáo dục - Đào tạo có trách nhiệm nắm tình hình tổng hợp toàn diện hoạt động về các lĩnh vực giáo dục ở địa phương; mầm non, nhà trẻ, phổ thông, bổ túc văn hoá, dạy nghề và các việc được giao, tổng kết rút kinh nghiệm và đề ra những biện pháp, chủ trương cụ thể, dự thảo các quy chế, quy định giúp UBND Quận chỉ đạo ngày càng tốt công tác giáo dục ở địa phương. Thực hiện đầy đủ báo cáo định kỳ, đột xuất với UBND Quận và Sở Giáo dục - Đào tạo. - ủy ban dân số gia đình và trẻ em: + Xây dựng kế hoạch 10 năm, 5 năm, hàng năm, chương trình, mục tiêu, các dự án về dân số, gia đình và trẻ em trên địa bàn Quận và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt. + Kiểm tra, thanh tra việc thực hiện kế hoạch, chương trình, các dự án đã được phê duyệt và các quy định của pháp luật, cơ chế, chính sách về dân số, gia đình và trẻ em. + Giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân về lĩnh vực dân số, gia đình và trẻ em thuộc thẩm quyền. + Quyết định phối hợp với các ngành, đoàn thể và tổ chức xã hội ở Quận thực hiện công tác tuyên truyền, giáo dục, vận động mọi tầng lớp nhân dân, các gia đình trong việc bảo vệ, chăm sóc trẻ em, thực hiện chính sách dân số và xây dựng gia đình ấm no, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững; tổ chức thực hiện “Ngày Dân số”, “Ngày gia đình Việt Nam”, “Tháng hành động vì trẻ em” hàng năm. + Thực hiện một số chương trình, dự án về dân số, gia đình và trẻ em ở Quận theo sự hướng dẫn của Uỷ ban dân số gia đình và trẻ em; tổ chức vận động, xây dựng, quản lý, sử dụng Quỹ Bảo trợ trẻ em Quận; thực hiện lồng gép và quản lý các nguồn lực theo chương trình, mục tiêu; thực hiện tư vấn về dân số, gia đình và trẻ em; hướng dẫn, kiểm tra việc sử dụng Quỹ Bảo trợ trẻ em; + Tổ chức thu thập, lưu trữ và phổ biến thông tin về dân số, gia đình và trẻ em phục vụ cho quản lý, điều phối chương trình dân số, gia đình và trẻ em ở Quận; thực hiện chế độ báo cáo định kỳ về Uỷ ban dân số, gia đình và trẻ em Thành phố. + Tổ chức việc ứng dụng kết quả nghiên cứu và tiến bộ khoa học kỹ thuật vào công tác dân số, gia đình và trẻ em ở Quận. + Hướng dẫn nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác dân số, gia đình và trẻ em ở Quận. - Phòng văn hoá thông tin – Thể dục thể thao: + Xây dựng và tổng hợp kế hoạch phát triển sự nghiệp văn hoá, thông tin, thể dục thể thao trên địa bàn Quận. Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc thực hiên kế hoạch đó. + Giúp UBND Quận quản lý, phối hợp, điều hoà, hướng dẫn, kiểm tra nội dung các hoạt động văn hoá thông tin - thể dục thể thao trên địa bàn như quản lý công tác xuất bản, ấn loát, quảng cáo, kinh doanh văn hoá phẩm, dịch vụ văn hoá (chụp ảnh, đánh máy, in ấn, sao chụp, trang trí, vẽ tranh, truyền thần, bán sách báo văn hoá phẩm, ghi âm, gi hình, chiếu băng hình, băng nhạc…). Xét và kiến nghị với UBND Quận cấp hoặc thu hồi giấy phép dạy nghề, kinh doanh dịch vụ văn hoá phẩm, sử lý các trường hợp vi phạm theo thẩm quyền. + Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, nhân viên làm công tác văn hoá, thông tin, thể dục thể thao trong các ngành các cơ sở ở địa phương. + Thường trực Ban nếp sống mới cùng với các đoàn thể vận động nhân dân thực hiện nếp sống văn minh, xây dựng con người mới, chống mê tín dị đoan, chống chiến tranh tâm lý của địch và tệ nạn xã hội. + Quản lý công tác xuất bản, ấn loát, quảng cáo, kinh doanh văn hóa phẩm… - Phòng Kế hoạch – Kinh tế: + Xây dựng quy hoạch, kế hoạch dài hạn, trung hạn và kế hoạch hàng năm về phát triển tổng thể các mặt kinh tế, văn hoá, xã hội, kế hoạch đầu tư, chương trình dự án đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn Nhà nước do Quân quản lý. Tổ chức triển khai, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện kế hoạch ở các đơn vị. + Hướng dẫn các tổ chức, phường thuộc Quận về nghiệp vụ làm công tác kế hoạch. + Xây dựng kế hoạch ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, hướng dẫn cơ sở thực hiện các tiêu chuẩn định mức, chất lượng sản phẩm và công tác đo lường theo quy định của Nhà nước. + Xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương nghiệp, dịch vụ trên địa bàn. + Là cơ quan thường trực thẩm định các dự án đầu tư, thẩm định kết quả trúng thầu các công trình đầu tư bằng nguồn vốn Nhà nước thuộc thẩm quyền quyết định của Quận. Theo dõi, kiểm tra việc thực hiện các dự án đầu tư sau khi đã phê duyệt. + Hướng dẫn kiểm tra các đơn vị, các phường, cá nhân thực hiện quy hoạch, kế hoạch, các quy trình, quy phạm, tiêu chuẩn kinh tế – kỹ thuật trong công nghiệp, nông nghiệp, thương nghịêp, thuỷ lợi. + Giúp UBND Quận xây dựng các đề án phát triển ngành nghề mới ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, nâng cao chất lượng sản phẩm truyền thống, tăng thêm nguồn hàng tiêu dùng và xuất khẩu. + Kiểm tra nghiệp vụ chuyên môn về công tác kế hoạch - đầu tư theo hướng dẫn của ngành cấp trên. + Làm thủ tục cấp giấy phép đăng ký kinh doanh: công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, nông lâm nghiệp, thương nghiệp, văn hoá…trên địa bàn Quận theo thẩm quyền. + Kiểm tra các hoạt động của tổ chức và cá nhân sau khi đã được cấp giấy phép. + Làm thường trực công tác phòng chống bão lụt và công tác hoàn chỉnh thủy nông. - Phòng Tài chính – Vật giá: + Xây dựng kế hoạch tài chính ngân sách trình UBND Quận phê duyệt, theo dõi, đôn đốc quyết toán ngân sách và báo cáo UBND, HĐND, Sở Tài chính-Vật gía về tình hình thực hiện kế hoạch thu, chi ngân sách hàng tháng, quý, 6 tháng, 1 năm. + Hướng dẫn và quản lý các đơn vị kinh tế, các phường, HTX thực hiện đúng chế độ tài chính của Nhà nước, quản lý nguồn thu, đôn đốc việc thu nộp ngân sách đủ và kịp thời. + Cấp phát ngân sách cho các đơn vị theo quyết định của UBND Quận và hướng dẫn sử dụng có hiệu quả. + Kiểm tra việc thực hiện chế độ chính sách kế toán tài vụ trong các đơn vị hành chính sự nghiệp, phường thuộc UBND Quận quản lý. + Hướng dẫn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ kế toán tài vụ ở các đơn vị hành chính sự nghiệp, sản xuất kinh doanh, HTX, phường thuộc Quận quản lý. - Phòng Địa chính – Nhà đất và Đô thị: Chức năng, nhiệm vụ của Phòng Địa chính – Nhà đất và Đô thị Quận HBT đã được xác định cụ thể và đã nêu ở phần chức năng nhiêm vụ của cơ quan. 1.1.3.2. Cơ cấu tổ chức của Phòng Địa chính – Nhà đất và Đô thị Quận HBT: Cơ cấu tổ chức của Phòng Địa chính – Nhà đất và Đô thị Quận HBT được xem xét trên hai tiêu chí cơ bản, chủ yếu là Công tác tổ chức cán bộ và Phân công thực hiện nhiêm vụ của từng bộ phận, được thể hiện như sau: - Tổ chức cán bộ của Phòng: Tổng số cán bộ hiện thuộc quân số của phòng gồm 31 đồng chí. Trong đó được phân tích như sau: + Nam: 16 đồng chí, Nữ 15 đồng chí. + Thuộc biên chế Nhà nước 19 đồng chí, hợp đồng lao động 12 đồng chí. + Về trình độ: Đại học: 23 đồng chí. Trung cấp: 5 đồng chí. Đang học đại học tại chức: 2 đồng chí. Không có bằng cấp: 1 đồng chí. +Độ tuổi: Trên 50 tuổi có 3 đồng chí. Từ 40 – 50 tuổi có 11 đồng chí. Từ 30 – 40 tuổi có 2 đồng chí. Dưới 30 tuổi có 15 đồng chí. Hiện tại đồng chí Nguyễn Thanh Bình – cán bộ hợp đồng đang nghỉ dài hạn không lương để chữa bệnh. - Phân công thực hiện nhiệm vụ của Phòng: + Đối với lãnh đạo phòng: Đồng chí Lâm Anh Tuấn – Trưởng phòng: phụ trách chung; phụ trách thực hiện: cấp giấy phép xây dựng, giải phóng mặt bằng, thanh tra, giải quyết đơn khiếu nại, tranh chấp về nhà đất, công tác nội vụ của phòng. Đồng chí Nguyễn Thị Mai – Phó trưởng phòng: giúp Trưởng phòng thực hiện và chỉ đạo công tác thẩm định các công trình xây dựng trên địa bàn do Quận và phường làm chủ đầu tư, công tác đô thị. Đồng chí Bùi Văn Hải – Phó Trưởng phòng: giúp Trưởng phòng thực hiện và chỉ đạo công tác quản lý đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà, ký hợp đồng thuê đất. + Đối với cán bộ phòng: Bộ phận cấp phép xây dựng, giải quyết tranh chấp do hành vi xây dựng gây nên, quản lý theo dõi phát triển nhà trên địa bàn: gồm đồng chí Lê Thị Liên (KTS) và đồng chí Nguyễn Kim Loan (KSXD). Bộ phận quản lý đô thị: gồm đồng chí Vũ Ngọc Hoà (thực hiện thêm công tác giải phóng mặt bằng, đồng chí Nguyễn Kim Dung, đồng chí Trần Trung Dũng, đồng chí Đặng Thuý Hà (kiêm kế toán phòng). Bộ phân thẩm định: gồm đồng chí Lê Trọng Thuỷ, đồng chí Nguyễn Tiến Quang, đồng chí Nguyễn Tiến Cường, đồng chí Nguyễn Hồng Hà. Bộ phận giải phóng mặt bằng, giải quyết đơn thư, thanh tra sử dụng đất: gồm đồng chí Hồ Tuấn Phương, đồng chí Đào Cao Quý, và đồng chí Vũ Ngọc Hoà (kiêm nhiệm thêm). Bộ phận quản lý đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, ký hợp đồng thuê đất: gồm đồng chí Nguyễn Thị Thuý, đồng chí Đặng Thị Kim Thoa, đồng chí Nguyễn Phương Thảo, đồng chí Phạm Văn Hùng, đồng chí Nguyễn Minh Hải, đồng chí Vũ Việt Anh, đồng chí Nguyễn Thị Hoà, đồng chí Nguyễn Thị Thu Hiền, đồng chí Nguyễn Đức Tuấn, đồng chí Đỗ Thu Hằng, đồng chí Đỗ Thị Lan (kiêm thủ quỷ phòng). Công tác đánh, gắn và cấp giấy chứng nhận biển số nhà: Đồng chí Nguyễn Văn Hồng. Bộ phận hành chính, lưu trữ, đánh máy vi tính: Đồng chí Bùi Thị Thu: lưu trữ chung, văn thư, hành chính. Đồng chí Lê Bích Nga và đồng chí Nguyễn Thanh Bình: đánh máy vi tính, lập giấy chứng nhận quyền sỡ hữu nhà ở, quyền sử dụng đất ở, lập trích lục bản đồ trên máy vi tính (đồng chí Nguyễn Thanh Bình đã xin nghỉ không hưởng lương để chữa bệnh từ ngày 8/10/2003). Nhìn chung việc sắp xếp cán bộ đối với từng đồng chí cán bộ của phòng thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công trên là cơ bản phù hợp với khả năng và trình độ chuyên môn hiệu quả công việc của các cán bộ hoàn thành nhiệm vụ được giao. Tuy nhiên đối với công tác cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở sau khi cán bộ kiểm tra thực tế và thụ lý xong, bộ phận máy tính lập tờ trình, quyết định, lập giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng nhà ở và vẽ trích lục bản đồ là một khâu quan trọng, cần thiết và mất nhiều thời gian. Thời gian trước đây đồng chí Nga và đồng chí Bình thực hiện (bao gồm cả đánh máy văn bản hành chính của phòng và văn bản tham mưu cho quận…). Từ khi đồng chí Bình xin nghỉ để chữa bệnh thì bộ phận máy tính bị ùn, được sự quan tâm của Phòng Tổ chức chính quyền, phòng đã cho thực hiện thử việc với đồng chí Lê Hoàng Đức (cử nhân quản lý đất đai) và đồng chí Phùng Anh Quân (cử nhân tin học). Kết quả thử việc hai đồng chí thực hiện được nhiệm vụ được giao. 1.1.4. Đặc điểm hoạt động của cơ quan: 1.1.4.1. Uỷ ban nhân dân Quận Hai Bà Trưng: - Là cơ quan quản lý Nhà nước về mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội (kinh tế, văn hoá, xã hội, chính trị, giáo dục, y tế, đối ngoại…) trên địa bàn Quận. - Là đơn vị trực thuộc, cơ quan chấp hành của HĐND Quận Hai Bà Trưng, chịu sự quản lý và chỉ đạo của HĐND, UBND thành phố Hà Nội và Chính Phủ. - Các hoạt động của UBND Quận là các hoạt động nhằm thực hiện sự quản lý của Nhà nước trên cơ sở pháp luật đối với xã hội. 1.1.4.2. Phòng Địa Chính – Nhà Đất và Đô Thị Quận HBT: - Là cơ quan chuyên môn trực thuộc UBND Quận HBT, đồng thời là tổ chức của hệ thống ngành từ Trung ương đến cấp quận. - Phòng không phải là cấp trên của đơn vị cơ sở, không có quyền ra các quyết định đối với các đơn vị cơ sở. - Các hoạt động của phòng nhằm giúp UBND Quận thực hiện quản lý Nhà nước đất đai, nhà đất, xây dựng, đồng thời thực hiện nhiệm vụ, công tác chuyên môn theo quy định của Nhà nước và của ngành 1.2 .Các hoạt động chủ yếu của Phòng Địa Chính– Nhà Đất và Đô Thị Quận HBT: 1.2.1.Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở: - Tổng số chủ sử dụng nhà đất phải thực hiện kê khai đăng ký trên địa bàn Quận để xét cấp GCN: 85065 chủ sử dụng, trong đó: + Nhà đất thuộc sở hữu tư nhân: 49118 chủ sử dụng. +Nhà đất thuộc sở hữu tập thể: 18589 chủ sử dụng (336 cơ quan). + Nhà đất thuộc sở hữu Nhà nứơc: 17385 chủ sử dụng. - Tổng số hồ sơ đã kê khai đăng ký vào sổ tổng hợp theo quy định: + Tư nhân: 48153 hồ sơ (đạt 98,03%). + Tập thể: 153 cơ quan(9258 chủ sử dụng). + Nhà nước: 4617 hồ sơ. - Trong 8 tháng năm 2003 các phường đã trình Quận: 2.618 hồ sơ đạt 30% kế hoạch Quận giao - Chỉ tiêu Thành phố giao cho Quận năm 2003 là: 8.500 Giấy chứng nhận - Đã hoàn thành 4.508 Giấy chứng nhận đạt 53% kế hoạch được giao (trong đó UBND Quận ký 4.007 Giấy chứng nhận, trình UBND Thành phố Hà Nội: 501 hồ sơ) - Đến nay (tính đến cuối tháng 8 năm 2003) tổng số Giấy chứng nhận đã cấp trên địa bàn Quận là 25.149 Giấy chứng nhận đạt 55% tổng số nhà ở tư nhân thuộc thẩm quyền lập hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận của quận.. Nhìn chung công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở năm 2003 chậm so với yêu cầu nhiệm vụ được giao. Mặc dù cán bộ Phòng Địa chính - Nhà đất & Đô thị đã có rất nhiều cố gắng, thường xuyên làm thêm giờ, thêm buổi, cả các ngày lễ và ngày nghỉ nhưng vẫn chưa đáp ứng được với yêu cầu nhiệm vụ. Đến thời điểm hiện nay việc thụ lý lập hồ sơ để cấp Giấy chứng nhận khó khăn phức tạp, đòi hỏi phải thẩm tra, xác minh thận trọng trước khi cấp Giấy chứng nhận để trao các quyền cho người sử dụng đất. 1.2.2. Công tác xoá nợ khi cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở và thực hiện đăng ký biến động khi chuyển quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở: - Phòng Địa chính - Nhà đất & Đô thị thường xuyên tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện việc thu nộp các nghĩa vụ tài chính khi tiến hành cấp Giấy chứng quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở để tăng thu ngân sách. Giải quyết các nhu cầu xoá nợ của nhân dân được thực hiện nhanh gọn, thuận lợi. Trong 8 tháng năm 2003 phòng đã tiến hành xoá nợ cho 274 trường hợp, thu ngân sách Nhà nước là 1.164.635.000đ (chưa kể các trường hợp Giấy chứng nhận do Thành phố ký, phòng làm thủ tục báo cáo Sở Địa chính - Nhà đất xoá nợ). - Thực hiện Quyết định 158/ QĐ- UB của UBND Thành phố Hà Nội và kế hoạch của UBND Quận Hai Bà Trưng, phòng đã khẩn trương triển khai tổ chức thực hiện việc đăng ký biến động, quản lý việc chuyển quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu đất ở từ tháng 6/ 2002 đến nay đã làm thủ tục chuyển quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở cho 56 trường hợp, thu lệ phí đăng ký biến động là 507.870.000đ nộp ngân sách Quận (việc thu thuế chuyển quyền do Cục thuế thu các Giấy chứng nhận do Thành phố cấp do Sở Địa chính - Nhà đất thực hiện việc đăng ký biến động ). 1.2.3. Công tác quản lý đất nông nghiệp: - Những năm trước đây Phòng Địa chính - Nhà đất & Đô thị đã tiến hành nộp hồ sơ tịnh lại toàn bộ quỹ đất nông nghiệp, tham mưu cho UBND Quận giao trách nhiệm cho UBND các phường quản lý, đối với những khu đất có nhiều khả năng bị lấn chiếm phòng đã tiến hành cắm khôi phục mốc giới, UBND Quận đã cấp kinh phí cho các phường xây dựng tường rào bảo vệ. - Phòng đã phân công trách nhiệm cụ thể của cán bộ phụ trách địa bàn thường xuyên kiểm tra phát hiện các trường hợp vi phạm. Tám tháng năm 2003 phòng đã kiểm tra, phát hiện nhiều trường hợp vi phạm, có văn bản đề nghị các phường buộc khôi phục hiện trạng 15 trường hợp ở phường Tương mai, 8 trường hợp ở phường Trương Định, 4 trường hợp ở phường Mai Động, 4 trường hợp ở phường Hoàng Văn Thụ và ở nhiều phường khác, đã hạn chế được hành vi vi phạm đất nông nghiệp. - Hiện tại phòng đang tiến hành tham mưu cho UBND Quận Hai Bà Trưng thành lập Tổ công tác để điều tra phân loại, lập hồ sơ đề xuất sử lý các vi phạm về sử dụng đất nông nghiệp từ trước đến nay theo Chỉ thị số 17/CT- UB và kế hoạch số 37/ KH- UB của UBND Thành phố Hà Nội. - Tuy nhiên việc quản lý đất nông nghiệp còn nhiều khó khăn phức tạp do đa số các thửa đất nằm trong các khu dân cư, không canh tác được, các hộ xung quanh là những xã viên được giao đất thường xuyên lấn chiếm chuyển đổi thành đất ở sai pháp luật. Để việc quản lý có hiệu quả yếu tố quyết định là chính quyền sở tại phải quản lý và sử lý nghiêm các vi phạm. 1.2.4. Công tác cấp giấy phép xây dựng: - Trong 8 tháng năm 2003 đã cấp được 390 giấy phép xây dựng với tổng số 64.500m2 sàn xây dựng (trong đó UBND Quận cấp 330 giấy phép xây dựng, UBND Quận làm thủ tục Sở Xây dựng cấp 60 giấy phép xây dựng). So với những năm trước đây thì sử dụng số giấy phép xây dựng đã cấp năm 2003 tăng lên nhiều (năm 2001 cấp 180 giấy phép xây dựng, năm 2002 cấp 318 giấy phép xây dựng ). Như vậy tổng số giấy phép xây dựng đã cấp từ năm 2001 đến nay là 887 giấy. - Phòng đã có nhiều cố gắng đảm bảo cấp giấy phép cho nhân dân không bị tồn đọng. Việc cấp giấy phép xây dựng cho nhân dân đảm bảo đúng trình tự đúng quy định pháp luật. 1.2.5. Công tác thẩm định các công trình đầu tư trên địa bàn quận: - Phòng đã tiến hành thẩm định tất cả các công trình đầu tư trên địa bàn Quận bao gồm các công trình do Quận và các Phường làm chủ đầu tư đảm bảo cho việc khởi công đúng tiến độ. Việc thẩm định về trình tự, thủ tục tiến hành đầu tư, thiết kế kỹ thuật, độ an toàn, khả năng chịu lực, tổng dự án... phòng đã tiến hành đúng trình tự qui định của Nhà nước, không để tồn đọng. - Tổng hồ sơ đã nhập : 83 công trình, đã thẩm định xong: 79 công trình, đang thực hiện : 4 công trình. Tổng mức đầu tư đã thẩm định: 47.427.620.000đ đã cắt giảm: 4.158.619.000đ. - Phòng đã thường xuyên kiểm tra giám sát Nhà nước về chất lượng công trình, tiến hành nghiệm thu kỹ thuật quản lý chất lượng. 1.2.6. Công tác quản lý đô thị: - Phòng đã chủ động rà soát kiểm tra thực địa, tổng hợp các nhu cầu bức xúc tại các phường các khu vực dân cư để tham mưu cho UBND Quận báo cáo UBND Thành phố Hà Nội về các nhu cầu xây dựng mới, cải tạo nâng cấp đường giao thông đèn chiếu sáng đường xóm ngõ, cấp nước sạch, thoát nước thải, vệ sinh môi trường, chỉnh trang các tuyến phố phục vụ SEAGAMES22, các kế hoạch chống lụt bão (như giải quyết úng ngập, chặt tỉa cây xanh, sửa chữa nhà nguy hiểm, cải tạo cột điện, lưới điện nguy hiểm...). Lập kế hoạch, tham mưu cho UBND Quận báo cáo UBND Thành phố Hà Nội và Sở Giao thông công chính về những kiến nghị, điều chỉnh, điều hành giao thông thực hiện Nghị quyết 13/CP của Chính phủ như: đảo giao thông, đèn tín hiệu, giải phân cách .... - Xoá nhà vệ sinh công cộng, quản lý sử dụng vỉa hè, cho thuê vỉa hè, bố trí, xoá bỏ bến bãi đỗ xe tĩnh, xây dựng tuyến phố văn minh thương mại, cấp phép đào vỉa hè lòng đường... phòng cũng đã tham mưu cho UBND Quận và các sở ban ngành Thành phố thực hiện đúng qui định. 1.2.7. Công tác giải quyết đơn thư khiếu kiện tranh chấp: - Đã giải quyết 20/25 đơn thư khiếu nại tranh chấp về nhà đất (trong đó tham mưu cho UBND Quận giải quyết 10 đơn ). Nhìn chung đối với công tác này phòng đã tập trung thực hiện, góp phần ổn định ở địa phương. Trong 8 tháng năm 2003 phòng đã tiến hành giải quyết nhiều nhiệm vụ khiếu kiện từ rất nhiều năm nay đến nay đã giải quyết hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền giải quyết xong như: vụ việc khiếu kiện của ông Nguyễn Trọng Duật khiếu kiện việc chưa đền bù khi giải toả nút giao thông Mai động năm 1991, khiếu kiện của ông Đàm Duy Xuân về nhà ở, đất ở từ năm 1988, khiếu kiện của bà Đặng Thị Nhụ về việc đòi đất cho HTX nông nghiệp Giáp bát mượn từ năm 1985, khiếu kiện của ông Hà Văn Ngãi tranh chấp tố cáo với bà Dương Thị Tỵ, khiếu kiện của bà Bùi Kim Đính tại phố Chùa Vua, khiếu kiện từ rất nhiều năm nay của ông Lê Văn Tờ, khiếu kiện tranh chấp của ông Lê Phúc Tùng với gia đình ông Nguyễn văn Thìn tại phường Bạch mai.... - Đã giải quyết xong 12 vụ khiếu kiện về hư hỏng nhà ở do xây dựng công trình liền kề gây lún nứt (không còn tồn đọng). Quận Hai Bà Trưng là Quận đang đô thị hoá nhanh, đất đai từ nhiều năm nay chưa được thiết lập quản lý, tốc độ xây dựng nhiều vì vậy tranh chấp đất đai, khiếu kiện nún nứt thường xuyên xảy ra gay gắt phức tạp. Phòng tiếp tục tập trung để giải quyết, giữ ổn định ở địa phương. Những vụ việc đủ căn cứ để quyết định thì tham mưu cho UBND Quận giải quyết đúng thẩm quyền và hết thẩm quyền. Những việc tranh chấp không đủ căn cứ pháp lý thì kiên trì hòa giải đảm bảo mối đoàn kết trong nhân dân. 1.2.8. Công tác giải phóng mặt bằng: - Hiện tại trên địa bàn Quận đang tiến hành giải phóng mặt bằng 37 dự án (trong đó có 27 dự án Quận không phải là chủ đầu tư ) nhiều dự án khối lượng hộ dân phải di chuyển rất lớn như dự án Nam Đại Cồ Việt , dự án Công viên Tuổi trẻ thủ đô... Việc giải phóng mặt bằng đền bù giá trị đất và nhà cửa là chính, cho nên trách nhiệm của Phòng Địa Chính - Nhà đất & Đô thị làm tham mưu cho Hội đồng giải phóng mặt bằng Quận xác nhận thực tế nhà đất và giá trị đền bù về nhà đất. Vì vậy nhiệm vụ của phòng rất nặng nề. Những dự án Quận không phải là chủ đầu tư việc giải phóng mặt bằng Phòng Địa chính -Nhà đất & Đôthị là chủ chốt thường trực thực hiện đã góp phần thực hiện đảm bảo giải phóng mặt bằng trên địa bàn Quận. Sắp tới thực hiện Quyết định số 100/ 2003/ QĐ/ UB của UBND Thành phố Hà Nội thì công tác giải phóng mặt bằng được phân cấp toàn bộ cho Quận (bao gồm cả xây dựng giá đền bù, khảo sát lập phương án, thẩm định, duyệt phương án tái định cư) thì nhiệm vụ của Phòng thêm nặng nề. 1.2.9. Công tác đánh và gắn biển số nhà: - Trong 8 tháng đầu năm 2003 đã đánh và gắn được 1.067 biển các loại tại 8 phường. Đến nay, 11 phường đã hoàn thành công tác đánh, gắn biển và cấp giấy chứng nhận biển số nhà cho nhân dân là các phường: Trương Định , Thanh Nhàn, Cầu Dền, Nguyễn Du, Bùi Thị Xuân, Vĩnh Tuy, Phạm Đình Hổ, Đống Mác, Quỳnh Lôi, Giáp Bát, Mai Động ( riêng phường Mai Động chưa cấp giấy chứng nhận biển số nhà ). Có 6 phường đã hoàn thành công tác đánh, gắn biển số nhà hiện đang rà soát, lập biểu tổng hợp là các phường: Quỳnh Mai, Ngô Thì Nhậm, Đồng Nhân, Phố Huế, Tân Mai, Bách Khoa. Công tác cải cách thủ tục hành chính: Phòng đã triển khai nhiều nội dung để cải tiến thủ tục hành chính, tạo thuận lợi giải quyết công việc cho nhân dân, tăng cường hiệu quả làm việc như: - Tham mưu cho UBND Quận và chủ trì mở lớp bồi dưỡng nghiệp vụ, hướng dẫn cho UBND các phường, các cán bộ thừa hành về các quy định quản lý đất đai, quản lý đô thị, đặc biệt là quy định mới ban hành. - Đã nghiên cứu triển khai áp dụng công nghệ thông tin trong công tác cấp giấy chứng nhận, quản lý đô thị, cấp giấy phép sử dụng có hiệu quả. Sắp tới khi Thành phố phê duyệt dự án, UBND Quận sẽ phê duyệt quyết định đầu tư tiếp hệ thống công nghệ thông tin về công tác quản lý Địa chính - Nhà đất và Đô thị. - Phòng đã công khai các thủ tục, quy định về giải quyết các nhu cầu về nhà, đất cho nhân dân như cấp giấy chứng nhận, cấp giấy phép xây dựng, thủ tục chuyển dịch, chuyển nhượng nhà đất... Bố chí cán bộ Phòng tiếp dân cả tuần để giải quyết các nhu cầu về nhà, đất của nhân dân. - Phòng đã khắc phục khó khăn tổ chức giao giấy chứng nhận cho nhân dân tại UBND phường để thuận lợi cho nhân dân. Việc trao giấy chứng nhận cho nhân dân được chú trọng thực hiện vào ngày nghỉ để cán bộ công nhân viên nhà nước đến nhân giấy chứng nhận không bị ảnh hưởng tới công việc. - Phòng đã tham mưu cho Quận uỷ - UBND Quận cải tiến thủ tục trình tự cấp giấy chứng nhân theo phương châm nâng cao trách nhiệm của ngành, giảm xét duyệt của hội đồng... - Với những kết quả đã đạt được Phòng Địa chính – Nhà đất và Đô thị đã được UBND Quận cũng như UBND Thành phố trao tặng nhiều danh hiệu thi đua khen thưởng: + Bằng khen của Tổng cục địa chính tặng cho phòng Địa chính – Nhà đất năm 1998. + Cờ thi đua đơn vị xuất sắc cho đơn vị dẫn đầu của UBND Thành phố năm 1999. + Bằng khen của UBND Thành phố về công tác năm 2000, bằng khen của UBND Thành phố là đơn vị thực hiện tốt nhất công tác tổng kiểm kê đất đai theo chỉ thị 24/TTg của Thủ tướng Chính phủ. + Bằng khen của Bộ Xây dựng năm 2000. + Giấy khen của Sở Địa chính – Nhà đất về thành tích công tác năm 1998, 1999, 2000, 2002. + Ngoài ra, nhiều cá nhân của phòng được UBND Thành phố tặng bằng khen. Sở Địa chính – Nhà đất bình bầu chiến sĩ thi đua, UBND Quận tặng giấy khen là Trưởng phòng giỏi, nhiều cá nhân được UBND Quận bầu là người tốt việc tốt, nhiều cá nhân được UBND Quận tặng giấy khen. 1.3. Mối quan hệ công tác của phòng Địa Chính – Nhà Đất và Đô Thị Quận HBT: 1.3.1. Đối với UBND Quận Hai Bà Trưng: - Phòng Địa chính – Nhà đất và Đô thị chịu sự chỉ đạo toàn diện, trực tiếp của UBND Quận. - Phòng Địa chính – Nhà đất và Đô thị là cơ quan chuyên môn tham mưu giúp UBND Quận thực hiện quản lý Nhà nước về đất đai, nhà đất trên địa bàn Quận. - Phòng Địa chính – Nhà đất và Đô thị có trách nhiệm báo cáo tình hình hoạt động, kết quả công tác, phản ánh những khó khăn, vướng mắc, đồng thời đề xuất những biện pháp giúp cơ sở tháo gỡ những khó khăn; tiếp nhận và triển khai nhanh chóng các chỉ thị của UBND Quận về lĩnh vực quản lý đất đai và nhà ở. 1.3.2. Đối với Sở Địa chính – Nhà đất Hà Nội. - Phòng Địa chính – Nhà đất và Đô thị chịu sự chỉ đạo và hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ và chịu sự giám sát, kiểm tra của Sở về công tác chuyên môn. - Phòng Địa chính – Nhà đất và Đô thị có trách nhiệm tổng hợp báo cáo tình hình hoạt động, khó khăn vướng mắc của cơ sở, công tác của Phòng và kiến nghị các giải pháp giải quyết thuộc thẩm quyền của Quận. 1.3.3. Đối với UBND các phường: Phòng Địa chính – Nhà đất và Đô thị có trách nhiệm hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ, giúp phường thực hiện chủ chương chính sách pháp luật, quy định của Nhà nước, Thành phố và Quận; chỉ đạo về chuyên môn đối với các cán bộ Địa Chính – Nhà Đất và Đô Thị của phường. 1.3.4. Đối với các phòng ban khác trực thuộc UBND Quận HBT. Phòng Địa chính – Nhà đất và Đô thị có quan hệ phối hợp, hỗ trợ, bình đẳng, bảo đảm tính thống nhất, giúp UBND Quận quản lý Nhà nước trên địa bàn. 1.3.5. Đối với các đơn vị sản xuất - kinh doanh, dịch vụ, đơn vị sự nghiệp, các tổ chức và cá nhân hoạt động kinh tế, sự nghiệp. Phòng Địa chính – Nhà đất và Đô thị có trách nhiệm hướng dẫn chế độ chính sách, pháp luật, chuyên môn, nghiệp vụ, chương trình, mục tiêu, kiểm tra việc chấp hành pháp luật và nghĩa vụ đối với Nhà nước, tiếp nhận báo cáo thống kê - kế toán và các đề nghị, yêu cầu của đơn vị đối với cấp trên. 1.4. Nguồn vốn tài sản của Phòng Địa chính – Nhà đất và Đô thị: Nguồn vốn và tài của Phòng hiện tại ước tính khoảng 300 triệu đồng trong đó bao gồm các dụng cụ, trang thiết bị hành chính: - Máy vi tính 8 cái, trong đó có 1 máy chủ. - Máy in khổ A3 có 2 cái. - Máy phô tô copy khổ A3 có 2 cái. - Tủ sắt (hai buồng) có 20 cái. - Bàn làm việc 32 cái, ghế Xuân hoà 60 cái. - Ngoài ra cộng thêm máy tính cá nhân có 31 cái, 3 máy chụp ảnh. - Điều hoà nhiệt độ 6 cái - Quạt trần 6 cái Toàn bộ tài sản và nguồn vốn hoạt động của phòng đều được cấp theo kế hoạch và quyết toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt hàng năm. Thực trạng công tác cấp giấy chứng nhận trên địa bàn Quận Hai Bà Trưng. Quận Hai Bà Trưng là Quận nội thành, có vị trí phía Đông giáp sông Hồng, phía Nam giáp Quận Hoàng Mai, phía Bắc giáp Quận Hoàn Kiếm, phía Tây giáp Quận Đống Đa và Quận Thanh Xuân. Từ 1/1/2004, sau khi 5 phường phía Nam Quận Hai Bà Trưng được điều chỉnh địa giới về Quận mới Hoàng Mai thì Quận Hai Bà Trưng còn 20 phường, diện tích tự nhiên là 10.091.420 m2, dân số 32 vạn người, bình quân diện tích đất tự nhiên trên đầu người là 31,5 m2/người. Là Quận đang đô thị hoá nhanh, đất đai nhà cửa có nhiều biến động. Nhà ở, đất ở thuộc nhiều thành phần sở hữu: Tập thể, Nhà nước, quân đội, tư nhân. Các chính sách quản lý đất đai của Nhà nước thay đổi qua nhiều thời kỳ, hồ sơ gốc để quản lý không có nên công tác quản lý Nhà nước về nhà ở, đất ở hết sức khó khăn, phức tạp. Do vậy việc thiết lập hồ sơ, cấp giấy chứng nhận là rất cấp thiết, nếu thực hiện tốt sẽ tạo điều kiện cho công tác quản lý của Nhà nước và cho người sử dụng đất thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật là rất cần thiết. - Chỉ tiêu Thành phố giao cho Quận năm 2003 là: 8.500 Giấy chứng nhận - Trong 8 tháng năm 2003 các phường đã trình Quận: 2.618 hồ sơ đạt 30% kế hoạch Quận giao. - Đã hoàn thành 4.508 Giấy chứng nhận đạt 53% kế hoạch được giao (trong đó UBND Quận ký 4.007 Giấy chứng nhận, trình UBND Thành phố Hà Nội: 501 hồ sơ). - Đến nay (cuối tháng 8 năm 2003) tổng số Giấy chứng nhận đã cấp trên địa bàn Quận là 25.149 Giấy chứng nhận đạt 55% tổng số nhà ở tư nhân thuộc thẩm quyền lập hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận của quận. Để có được cái nhìn tổng quan hơn về công tác cấp giấy chứng nhận trên địa bàn Quận, chúng ta cần có sự so sánh một cách khái quát về tiến độ thực hiện nhiệm vụ được giao giữa các quận khác với Quận Hai Bà Trưng thông qua các bảng tổng hợp hàng năm về công tác này (Phụ lục 2). Qua bảng số liệu cho thấy số lượng hồ sơ cần cấp giấy chứng nhận của Quận Hai Bà Trưng (51000 hồ sơ) lớn hơn rất nhiều so với các quận khác, nhưng tiến độ thực hiện kế hoạch của Quận (37.68%) trong năm 2001 lại tương đối chậm so Quận Đội (127.60%), Đống Đa (53.85%)... Nhìn chung công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở năm 2003 chậm so với yêu cầu nhiệm vụ được giao. Mặc dù cán bộ Phòng Địa chính - Nhà đất & Đô thị đã có rất nhiều cố gắng, thường xuyên làm thêm giờ, thêm buổi, cả các ngày lễ và ngày nghỉ nhưng vẫn chưa đáp ứng được với yêu cầu nhiệm vụ. Đến thời điểm hiện nay việc thụ lý lập hồ sơ để cấp Giấy chứng nhận khó khăn phức tạp, đòi hỏi phải thẩm tra, xác minh thận trọng trước khi cấp Giấy chứng nhận để trao các quyền cho người sử dụng đất. - Sau khi bàn giao địa giới hành chính và hồ sơ cấp Giấy chứng nhận của 5 phường cho Quận Hoàng Mai thì Quận Trưng còn: + Tổng số hồ sơ cần phải cấp giấy chứng nhận (tính đến đầu năm 2004) là 36.410 hồ sơ (Phụ lục 1). +Tổng số nhà ở, đất ở tư nhân đã tiến hành kê khai đăng ký vào sổ cấp Giấy chứng nhận (tính đến 1 tháng 1 năm 2004) thuộc trách nhiệm lập hồ sơ cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở của các phường và UBND Quận Hai Bà Trưng là 35.324 hồ sơ ( Phụ lục1). + Tổng số hồ sơ phường đã xét duyệt và trình Quận là: 24.683 hồ sơ (trong đó đã xác nhận cho nhân dân đi cấp đổi giấy chứng nhận là: 850 hồ sơ). + Tổng số giấy chứng nhận đã cấp trên địa bàn Quận Hai Bà Trưng tính đến ngày 1 tháng 3 năm 2004 là 20.865 hồ sơ đạt 57,3% tổng số hồ sơ cần phải cấp GCN (bao gồm cả các trường hợp dân tự đi cấp đổi thẳng). + Tổng số giấy chứng nhận đã trả cho nhân dân tính đến ngày 1 tháng 3 năm 2004 là: 20.041 giấy chứng nhận. - Mặc dù Quận Hai Bà Trưng đã có nhiều cố gắng tổ chức trao Giấy chứng nhận cho nhân dân tại phường trong cả các ngày lễ, ngày nghỉ để mọi cán bộ, công nhân viên Nhà nước có điều kiện chính chủ đến nhận Giấy chứng nhận, nhưng đến nay vẫn còn tồn trên 800 Giấy chứng nhận đã được mời đến lần thứ 3, thứ 4 nhưng vẫn chưa đến nhận (thường là những trường hợp phải nộp ngay nghĩa vụ tài chính, nhà cho thuê không ở hoặc không quan tâm tới Giấy chứng nhận). + Đến ngày 1 tháng 3 năm 2004, hiện còn 14.459 trường hợp phải tiếp tục xét cấp Giấy chứng nhận (trong đó có hơn 5.000 trường hợp bất khả kháng không cấp được). + Năm 2004, UBND Thành phố Hà Nội giao chỉ tiêu cho UBND Quận Hai Bà Trưng hoàn thành 6.000 Giấy chứng nhận. Đến thời điểm hiện nay việc lập hồ sơ xét duyệt cấp Giấy chứng nhận phần đa là khó khăn, phải bổ sung do hồ sơ nhân dân kê khai đã lâu, đã biến động nhiều (cả về chủ sử dụng đất, về thửa đất và về nhà trên đất). Việc cấp Giấy chứng nhận phải đảm bảo chặt chẽ, đúng các quy định đảm bảo không có tranh chấp khiếu kiện, ổn định ở địa phương. UBND Quận Hai Bà Trưng và UBND các phường đã có nhiều cố gắng để thực hiện. Các phường thường xuyên tuyên truyền, vận động, mời, hướng dẫn nhân dân tiếp tục kê khai, kê khai lại, kê khai bổ sung để hoàn thiện hồ sơ cấp Giấy chứng nhận cho nhân dân. UBND Quận đã chỉ đạo UBND các phường xác định nhiệm vụ xét duyệt hồ sơ cấp Giấy chứng nhận là nhiệm vụ trọng tâm. Trên cơ sở chỉ tiêu Thành phố giao cho Quận, UBND Quận đã có quyết định giao cho các phường thực hiện, đang chỉ đạo xét cấp gọn từng khu vực là chủ yếu, kết hợp với tạo điều kiện thuận tiện cấp cho những trường hợp có đủ hồ sơ, có nhu cầu cấp sớm để thực hiện quyền của người sử dụng nhà, đất. + Từ đầu năm 2004 đến nay các phường trình UBND Quận 606 hồ sơ. UBND Quận Hai Bà Trưng lập hồ sơ trình Thành phố cà cấp Giấy chứng nhận cho nhân dân 1.200 Giấy chứng nhận (bằng 25% kế hoạch Thành phố giao năm 2004). + Để hoàn thành chỉ tiêu Thành phố giao năm 2004 còn gặp rất nhiều khó khăn. Nhiều nhiệm vụ khác phải thực hiện việc giải phóng mặt bằng, thanh tra giải quyết đơn thư, tập trung cho công tác bầu cử… cũng chi phối nhiều đến thời gian và việc thực hiện. Những hạn chế, vướng mắc của công tác cấp giấy chứng nhận từ thực trạng quản lý và thực tiễn áp dụng. Để thực hiện công tác cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở phải vận dụng tổng thể nhiều quy định của pháp luật, nhiều luật, áp dụng quy định của nhiều ngành, nhiều cấp. Những khó khăn trong quá trình thực hiện cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất về cơ bản là do: - Nhà đất biến động nhiều, sơ đồ, bản đồ đã thay đổi, phần đa phải đo vẽ lại (bản đồ cũ đo đạc từ năm 1996, đến nay đã 8 năm). - Chủ sở hữu nhà, đất cũng thay đổi nhiều do mua đi, bán lại, do chia tách, thừa kế cho con, cháu… - Nhiều hồ sơ nhân dân kê khai thiếu thông tin, thay đổi hiện trạng nhà, phải kê khai bổ sung hoặc kê khai lại. - Tính chất pháp lý của các hồ sơ còn lại rất phức tạp, vị trí nằm vào các khu vực nhạy cảm rất khó khăn cho công tác phân loại xác nhận hồ sơ của hội đồng phường, dễ gây thắc mắc trong nhân dân như: + Đất có nguồn gốc là đất ao, vườn tự chuyển đổi xây dựng nhà ở. + Đất có nguồn gốc là đất nông nghiệp trước đây. + Đất lưu không giữa các khu tập thể, giáp với các khu vực có hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị như: Hành lang bảo vệ đê, đường điện, mương thoát nước… chưa có chỉ giới tại thực địa khó xác định. + Nhà đất do các đơn vị tập thể, các hợp tác xã thanh lý, hoặc không quản lý. + Nhà đất đang có tranh chấp, thừa kế không rõ ràng, không thống nhất trong nội bộ, chủ nhà đi vắng, đi nước ngoài. + Nhà đất nằm xen kẽ giữa các khu nhà thuộc sở hữu Nhà nước, có khu phụ, sân, ngõ sử dụng chung… + Nhà đất tự quản của các cơ quan nhưng các cơ quan không quản lý, không hợp tác để lập hồ sơ bàn giao cho ngành nhà đất hoặc xác nhận để các hộ dân tự lập hồ sơ kê khai đăng ký cấp giấy chứng nhận. + Nhà đất được các đơn vị giao đất để xây dựng nhà ở sai với quy hoạch khi phê duyệt dự án giao đất. - Một bộ phận nhân dân chưa quan tâm, hợp tác với cán bộ phường để đo đạc kê khai, kê khai bổ sung, chỉnh sửa hồ sơ, ký công nhận ranh giới các hộ liền kề… phó mặc toàn bộ cho cán bộ nhà nước thực hiện, thậm chí mời nhiều lần nhưng cũng không đến nhận Giấy chứng nhận đã cấp. - Quận Hai Bà Trưng là Quận lớn, đang đô thị hoá nhanh, đất đai phần lớn không có nguồn gốc, đối tượng phải cấp giấy chứng nhận gấp nhiều lần so với các Quận bạn. - Những đối tượng Thành phố không phân cấp cho Quận ký giấy chứng nhận và nhà thuộc sở hữu nhà Nước, Quận không có hồ sơ để quản lý vì vậy việc phân định đối tượng thuộc thẩm quyền của Quận ký cấp giấy chứng nhận gặp khó khăn. - Hồ sơ quản lý hành lang các công trình hạ tầng đô thị do các cơ quan chuyên ngành của Thành phố quản lý. Vì vậy, việc cấp giấy chứng nhận cho các chủ thể sử dụng đất tiếp giáp với hành lang bảo vệ các công trình hạ tầng còn vướng mắc. - Chủ sử dụng đất phần lớn không có giấy tờ hợp pháp, việc xác định nguồn gốc, diễn biến quá trình sử dụng của từng chủ sử dụng đều do Hội đồng phân loại hồ sơ của phường xác định. Hội đồng của phường (gồm: Chủ tịch UBND, Chủ tịch MTTQ, Trưởng công an phường, cán bộ địa chính và tổ trưởng dân phố) phần đa không phải là người địa phương, không cư trú tại phường sở tại vì vậy độ chính xác trong việc xác định nguồn gốc, diễn biến quá trình sử dụng có những hạn chế nhất định. - Thực hiện phân cấp cho Quận tức là nhiệm vụ của Phòng Địa chính - Nhà đất và Đô thị phải thực hiện toàn bộ công việc trước đây do Sở Địa chính - Nhà đất thực hiện, đó là vinh dự nhưng đồng thời cũng là gánh nặng đối với các cán bộ của Phòng do còn mới mẻ và khối lượng công việc lớn. - Nhân dân đi kê khai và cung cấp hồ sơ chưa đầy đủ, khi thụ lý xét duyệt phải yêu cầu bổ sung, có những trường hợp nhân dân còn chưa tạo điều kiện là giảm tiến độ thực hiện cấp giấy chứng nhận. - Công tác tuyên truyền, tổ chức hướng dẫn cho nhân dân đi kê khai đăng ký còn nhiều hạn chế, nhân dân không nắm được các thủ tục khi khai báo cũng như việc cung cấp các giấy tờ cần thiết cho nên khi đến cơ quan đăng ký phải hỏi, thậm chí còn phải nhờ các cán bộ địa chính làm thay những thủ tục mà lẽ ra nhân dân phải tự làm khi đi khai báo. Cho nên, làm mất nhiều thời gian của các cán bộ địa chính ở phường. Theo đó mà tiến độ thực hiện cấp giấy chứng nhận bị kéo chậm lại. chương III: Phương hướng hoàn thiện công tác cấp giấy chứng nhận Trên cơ sở phân tích và vận dụng các nguyên tắc quản lý cũng như các mô hình, quan điểm quản lý đã được đề cập ở Phần I, đồng thời dựa trên cơ sở về thực trạng của công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở trên địa bàn Quận Hai Bà Trưng, những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện ở Phần II, các nhân tố ảnh hưởng, tác động đến công tác này mà em xin được đề xuất một số giải pháp bước đầu nhằm tìm cách tháo gỡ những vướng mắc trong công tác này. - Trước hết để đảm bảo cho công tác cấp giấy chứng nhận được tiến hành một cách thuận lợi và nhanh chóng thì đòi hỏi các cấp có thẩm quyền phải xây dựng biểu mẫu, in ấn tài liệu quy chuẩn, đồng thời chuẩn bị chu đáo cơ sở vật chất phục vụ công tác cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở. - Trên cơ sở đòi hỏi của nguyên tắc chuyên môn hoá, cũng như xuất phát từ thực trạng về trình độ, kỹ năng, nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ làm công tác cấp giấy chứng nhận từ cấp xã đến cấp Quận đến cấp Phường hầu hết còn chưa đáp ứng được yêu mà công tác cấp giấy chứng nhận đòi hỏi, bởi vì trước đây công việc này là do sở Địa chính- Nhà đất làm và bây giờ phân cấp cho Quận làm. Cho nên việc tổ chức tập huấn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ từ Quận đến phường là việc làm hết sức cần thiết và cấp bách trong bối cảnh hiện nay. - Cần quy định rõ trách nhiệm của cán bộ Phòng Địa chính- Nhà đất và Đô thị, cán bộ các phòng ban chuyên môn và UBND các phường. - Phòng Địa chính- Nhà đất và Đô thị và Hội đồng xét duyệt hồ sơ cấp giấy chứng nhận Quận tiến hành thẩm định hồ sơ chặt chẽ trước khi trình Chủ tịch UBND Quận ký cấp giấy chứng nhận. - Phòng Địa chính – Nhà đất và Đô thị cần thường xuyên tăng cường kiểm tra, giám sát, đôn đốc việc tổ chức thực hiện công tác cấp giấy chứng nhận trên địa bàn Quận. Nâng cao tinh thần trách nhiệm của các cán bộ địa chính của Phòng trong quá trình tổ chức thực hiện công tác này. Khi phát hiện có dấu hiệu sai phạm thì nghiêm khắc xử lý theo pháp luật, tránh tình trạng thả lỏng trong việc quản lý gây nên những hậu quả nghiêm trọng. - Mở rộng sự tham gia của nhân dân, các tổ chức, đoàn thể từ Quận đến Phường nhằm tăng cường sự kểm tra, giám sát trong quá trình tổ chức thực hiện đảm bảo tránh nhũng nhiễu gây phiền hà cho nhân dân. - Các phòng ban chức năng, UBND các phường phải thường xuyên xây dựng kế hoạch, tiến độ thực hiện từng quý, đảm bảo và vượt chỉ tiêu kế hoạch Thành phố giao. - Phòng cần kiến nghị với Thành phố có chính sách thoả đáng về mức thu tài chính khi cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất với phương châm “ Cấp giấy chứng nhận để quản lý” đảm bảo nguồn thu cho ngân sách và công bằng xã hội. Khi tiến hành theo phương châm này cần có sự linh động trong quá trình xét duyệt hồ sơ kê khai đăng ký của nhân dân trong những trường hợp cụ thể. - Thực hiện công tác cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất ở phải được tiến hành đồng bộ, phải gắn liền với quản lý quy hoạch, quản lý đô thị ... các vi phạm cần được sử lý nghiêm minh, đúng pháp luật. - Cần tăng cường hơn nữa các biện pháp giáo dục, tuyên truyền cho quần chúng nhân dân hiểu rõ trách nhiệm, quyền lợi của mình trong quá trình kê khai đăng ký, giúp họ tự giác trong việc phối hợp với các cán bộ, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận. Để giải pháp trên có kết quả Phòng cần phối hợp chặt chẽ hơn nữa với Phòng văn hoá- Thông tin - Thể dục thể thao nhằm tuyên truyền các chủ trương chính sách của Nhà nước, các quy định của UBND Thành phố và kế hoạch thực hiện của UBND Quận Hai Bà Trưng về việc kê khai, đăng ký nhà ở, đất ở; cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất ở. C. Kết luận. Hai Bà Trưng là Quận được thành lập tương đối sớm so với một số Quận bạn của Thủ đô Hà nội. Tuy là được thành lập sớm thế nhưng cho đến nay trên địa bàn Quận công tác cấp giấy chứng nhận lại tiến hành chậm và số lượng hồ sơ cần cấp là lớn nhất so với các Quận khác của Thành phố. Trong bối cảnh đó, cần xác định rõ những phương hướng và giải pháp đẩy nhanh tiến độ thực hiện cấp giấy chứng nhận, chủ động theo kịp các Quận khác và phấn đấu hoàn thành suất sắc nhiệm vụ Thành phố giao. Đó là tư tưởng vừa phù hợp với các điều kiện cụ thể của Quận, là tư tưởng chủ đạo trong quá trình thực hiện chuyên đề: “Hiện trạng và một số giải pháp đối với công tác cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất ở trên địa bàn Quận Hai Bà Trưng, Thành phố Hà nội”. Theo tư tưởng chỉ đạo trên thì đề tài của em đề cập đến hiện trạng công tác cấp giấy chứng nhận trên địa bàn Quận Hai Bà Trưng, lý giải nguyên nhân gây ra tình trạng đó dựa trên những cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn mà đề tài nghiên cứu. Qua tìm hiểu hiện trạng công tác cấp giấy chứng nhận mà em phát hiện ra những khó khăn, vướng mắc trong công tác này đang gặp phải hiện nay. Căn cứ những kết quả nghiên cứu bước đầu, em đưa ra một số khuyến nghị mong muốn góp phần cải thiện tình trạng chậm trễ trong công tác cấp giấy chứng nhận hiện nay tại Quận phù hợp với hoàn cảnh kinh tế - xã hội và nhận thức trong thời điểm hiện tại. Những mục tiêu trên là yêu cầu cấp thiết, nhưng là rất nặng nề trong điều kiện nguồn vốn có hạn, nguồn nhân lực còn thiếu cả về số lượng và chất lượng, trật tự trong quản lý và xây dựng đô thị còn yếu, các chính sách pháp luật về đất đai thường xuyên có sự biến động và thay đổi. Cho nên, để thực hiện được những mục tiêu của đề tài. Đề nghị Quận Hai Bà Trưng, Phòng Địa chính- Nhà đất và Đô thị cần phát huy tốt nội lực, sự năng động sáng tạo của mọi cán bộ công nhân viên, tầng lớp dân cư, mọi thành phần và cơ sở kinh tế - xã hội. Thành phố Hà nội và Sở Địa chính- Nhà đất cần hỗ trợ và tạo điều kiện về nguồn vốn, trang thiết bị, cơ chế và môi trường thuận lợi cho Quận và Phòng Địa chính- Nhà đất và Đô thị trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của mình. Nhiệm vụ cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất những năm tới còn nặng nề. Kiến nghị với UBND Quận, phòng tổ chức chính quyền cho phép ký hợp đồng lao động với đồng chí Lê Hoàng Đức và đồng chí Phùng Anh Quân. D. tài liệu tham khảo TS. Mai Văn Bưu - TS. Phan kim Chiến, Giáo trình Quản lý Nhà nước về kinh tế, NXB Khoa học và Kỹ thuật , Hà Nội 2001. TS. Đoàn Thị Thu Hà- TS. Nguyễn Thị Ngọc Huyền (chủ biên), Giáo trình Quản trị học. Đào Duy Huân: Quản trị học, NXB thống kê 1971. Hiến pháp năm 1992 gs.ts. Nguyễn Đình Hương- Th.S Nguyễn Hữu Đoàn, Giáo trình Kinh tế đô thị, NXB Thống kê, Hà Nội 2002. gs.ts. Nguyễn Đình Hương- TS Nguyễn Hữu đoàn, Giáo trình Quản lý đô thị, NXB thống kê, Hà Nội 2002. Luật đất đai năm 1993. Luật đất đai năm 2003. Tạp chí địa chính: + Số 4, tháng 4 năm 1999. + Số 2, tháng 3 năm 2000. + Số 6, tháng 6 năm 2002. + Số 12, tháng 12 năm 2003. Khoa Khoa học quản lý- Đại Học Kinh Tế Quốc Dân: Giáo trình Khoa học quản lý tập I, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, 1999. Những vấn đề cốt yếu trong quản lý, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội, 1999. Tài liệu của cơ quan: + Báo cáo Số 18/ BC-ĐC-QLN, ra ngày 25 tháng 03 năm 1999, của phòng địa chính và quản lý nhà. + Báo cáo Số 59/ BC-ĐC-QLN, ra ngày 07 tháng 02 năm 2001, của Phòng Địa chính - Nhà đất. + Báo cáo số18/BC- ĐC.NĐ& ĐT, ra ngày 01 tháng 3 năm 2004, của Phòng Địa chính- Nhà đất và Đô thị Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. + Báo cáo số 10/BC- UB, ra ngày 14 tháng 04 năm 2004 của UBND Quận Hai Bà Trưng Hà Nội. + Báo cáo số 79/ BC-ĐC. NĐ&ĐT, ra ngày 17 tháng 8 năm 2003, của Phòng Địa chính- Nhà đất và Đô thị Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. + Quyết định Số 12/ 1999/QĐ- UB, ra ngày 18 tháng 03 năm 1999, của UBND Thành Phố Hà Nội. + Chỉ thị Số 28/ 2001/CT- UB, ra ngày 17 tháng 08 năm 2001 của UBND Thành Phố Hà Nội. + Quyết định số 677/ QĐ-UB, ra ngày 31 tháng 12 năm 1996, của UBND Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. + Quyết định số 64/2001/ QĐ-UB, ra ngày 16 tháng 08 năm 2001, của UBND Thành Phố Hà Nội. + Nghị định Số 60/NĐ- CP, ra ngày 05 tháng 07 năm 1994, của Chính Phủ. + Quyết định số 10 /1999/QĐ- TTg, ra ngày 29 tháng 01 năm 1999, của Chính Phủ. mục lục lời nói đầu 1 I. Lý do lựa chọn đề tài 1 II. Mục tiêu của chuyên đề 2 III. Lời cảm ơn 2 lời cam đoan 3 a. Nội dung 4 chương I: Những vấn đề lý luận cơ bản về công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở 4 I. Các khái niệm: 4 1. Quản lý Đô thị: 4 2. Quản lý Đất đai - Nhà ở: 5 2.1. Khái niệm: 5 2.2. Nội dung quản lý Nhà nước về đất đai và nhà ở: 6 2.2.1. Nắm tình hình sử dụng đất đai 6 2.2.2. Quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất đai, phân phối đất. 6 2.2.3. Quy định về kiểm tra giám sát. 6 3. Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đai và nhà ở. 6 II. Nội dung của công tác cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở. 7 1. Những quy định chung về công tác cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất. 7 2. Trình tự, thủ tục kê khai đăng ký, xét cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất ở 12 3. Tổ chức thực hiện công tác cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở 15 chương II. Thực trạng của công tác cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở và những vướng mắc trong quá trình thực hiện. 20 I. Thực trạng cấp giấy chứng nhận trên địa bàn Quận Hai Bà Trưng. 20 1. Vài nét khái quát về Quận Hai Bà Trưng. 20 1.1. Những vấn đề chung: 20 1.1.1. Tên cơ quan : 21 1.1.2. Chức năng, nhiệm vụ: 22 1.1.2.1. Chức năng, nhiệm vụ của UBND Quận Hai Bà Trưng: 22 1.1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ của Phòng Địa chính – Nhà đấtư và Đô thị: 24 1.1.3. Cơ cấu tổ chức : 25 1.1.3.1. Cơ cấu tổ chức của UBND Quận HBT: 26 1.1.3.2. Cơ cấu tổ chức của Phòng Địa chính – Nhà đất và Đô thị 35 1.1.4. Đặc điểm hoạt động của cơ quan: 38 1.1.4.1. Uỷ ban nhân dân Quận Hai Bà Trưng: 38 1.1.4.2. Phòng Địa Chính – Nhà Đất và Đô Thị Quận HBT: 38 1.2 .Các hoạt động chủ yếu của Phòng Địa Chính– Nhà Đất và Đô Thị Quận HBT: 38 1.2.1.Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở: 38 1.2.2. Công tác xoá nợ khi cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở và thực hiện đăng ký biến động khi chuyển quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở: 39 1.2.3. Công tác quản lý đất nông nghiệp: 40 1.2.4. Công tác cấp giấy phép xây dựng: 41 1.2.5. Công tác thẩm định các công trình đầu tư trên địa bàn quận: 41 1.2.6. Công tác quản lý đô thị: 41 1.2.7. Công tác giải quyết đơn thư khiếu kiện tranh chấp: 42 1.2.8. Công tác giải phóng mặt bằng: 43 1.2.9. Công tác đánh và gắn biển số nhà: 43 1.2.10. Công tác cải cách thủ tục hành chính 43 1.3. Mối quan hệ công tác của phòng Địa Chính – Nhà Đất và Đô Thị Quận HBT: 45 1.3.1. Đối với UBND Quận Hai Bà Trưng: 45 1.3.2. Đối với Sở Địa chính – Nhà đất Hà Nội. 45 1.3.3. Đối với UBND các phường: 45 1.3.4. Đối với các phòng ban khác trực thuộc UBND Quận HBT. 46 1.3.5. Đối với các đơn vị sản xuất - kinh doanh, dịch vụ, đơn vị sự nghiệp, các tổ chức và cá nhân hoạt động kinh tế, sự nghiệp. 46 1.4. Nguồn vốn tài sản của Phòng Địa chính – Nhà đất và Đô thị: 46 2. Thực trạng công tác cấp giấy chứng nhận trên địa bàn Quận Hai Bà Trưng. 46 II. Những hạn chế, vướng mắc của công tác cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở. 49 chương III: Phương hướng hoàn thiện công tác cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở. 52 C. Kết luận. 54 D. tài liệu tham khảo 56

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docI0041.doc
Tài liệu liên quan