Trong đề tài, nhóm 3 đã đưa ra những số liệu cụ thể về hiện tượng trốn học của sinh viên. Chúng ta thấy được ngày càng có nhiều sinh viên trốn học, bỏ tiết. Vậy nguyên nhân là do đâu? Qua việc phát phiếu hỏi và điều tra, chúng tôi đã tìm ra được 2 nguyên nhân chính là nguyên nhân chủ quan và khách quan. Thứ nhất, nguyên nhân chủ quan: họ lười nhác, chưa nhận thức rõ tầm quan trọng của tri thức, lơ đãng, chỉ lo đua đòi theo chúng bạn mà quên mất nhiệm vụ chính của mình là học và đóng góp cho tổ quốc. Ngoài ra, họ cảm thấy chương trình học quá nặng dẫn đến chán nản với môn học và không hài lòng với giáo viên mặc dù các thầy cô đã rất nhiệt tình giảng dạy. Thứ hai, nguyên nhân khách quan: bị bạn bè lôi kéo, không xác định rõ con đường tiếp theo mà mình bước đến, chưa có lí tưởng và tư tưởng vững chắc, không có ước mơ để làm mục tiêu phấn đấu. Mặt khác, thầy cô giáo chưa tạo được sự thu hút học sinh vào học tập, chưa đánh trúng tâm lí học sinh. Ngoài ra, có thể do chương trình học quá nặng với học sinh, áp lực từ nhiều phía khiến sinh viên chán nản và bắt đầu trốn học. Đó là một vài lí do khiến sinh viên trốn học, bỏ tiết.
24 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 4506 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hiện tượng bỏ học trốn tiết của sinh viên IBD Đại học Kinh tế quốc dân, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nuôi dưỡng và phát huy những tiềm năng
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA ĐÀO TẠO QUỐC TẾ
BÁO CÁO NGHIÊN CỨU
Hiện tượng bỏ học trốn tiết của
sinh viên IBD – ĐH KTQD
Hà Nội, ngày 18 tháng 6 năm 2010.
LỜI MỞ ĐẦU
Đã từ lâu, hiện tượng trốn học bỏ tiết trở nên phổ biến cả với học sinh cũng như sinh viên. Điều đáng nói là hiện tượng này đang có xu hướng tăng dần. Có nhiều ý kiến trái chiều về vấn đề này. Vậy nên nhìn nhận hiện tượng này như thế nào? Sinh viên, học sinh, đặc biệt là các bạn sinh viên IBD chúng ta đã có cái nhìn đúng đắn và quan điểm rõ ràng cho vấn đề này hay chưa? Thiết nghĩ đây chính là nỗi băn khoăn của các thầy cô giáo cũng như các bậc phụ huynh, v.v.. Hiểu được điều này, nhóm chúng tôi gồm 5 thành viên đến từ khóa 5 Khoa Đào tạo quốc tế Ngành quản trị kinh doanh ( IBD ) - trường ĐH Kinh tế quốc dân quyết định chọn “Hiện tượng trốn học bỏ tiết của sinh viên IBD” làm đề tài nghiên cứu của mình. Rất hi vọng rằng qua bài nghiên cứu này, chúng tôi sẽ mang lại cho các bạn sinh viên cũng như các phụ huynh, các thầy cô giáo một cái nhìn rõ nét hơn, đa chiều hơn về hiện tượng trốn học bỏ tiết của sinh viên khi còn đang ngồi trên ghế nhà trường.
ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài
Bỏ học, trốn tiết từ lâu đã trở thành một thực trạng khá phổ biến ở học sinh sinh viên. Vấn đề này đang ngày càng nhận được sự quan tâm của các bậc phụ huynh, các thầy cô giáo cũng như các nhà xã hội học, v.v.. Ta có thể dễ dàng tìm thấy thông tin của vấn đề này trên các diễn đàn, báo chí hay trong chính ngay những câu chuyện, những bộ phim thường ngày.
Rõ ràng đây là một hành vi tiêu cực, gây ảnh hưởng xấu tới kết quả học tập và tương lai của học sinh sinh viên. Có thể kể đến nhiều tác động bên ngoài dẫn đến việc trốn học bỏ tiết của sinh viên như bị bạn bè rủ rê, chất lượng giờ học còn kém, v.v.. đặc biệt là ở các trung tâm thành phố lớn có nhiều hình thức vui chơi thu hút học sinh sinh viên. Ngoài ra, bản thân sinh viên dường như chưa nhận thức được mức độ nghiêm trọng của việc bỏ học trốn tiết. Bỏ học trốn tiết sẽ khiến sinh viên mất đi các kiến thức quan trọng trên giảng đường, dẫn đến tụt lùi, học hành sa sút và không theo kịp chương trình học.
Hiện vẫn tồn tại nhiều quan điểm tranh cãi về vấn đề này. Vậy nên nhìn nhận thế nào về hành vi trốn học bỏ tiết của sinh viên? Có phải trốn học bỏ tiết là không thể chấp nhận được? Hi vọng qua bài nghiên cứu, chúng tôi có thể cho các bạn một cái nhìn rõ nét và khách quan về hiện tượng này.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Khi quyết định thực hiện nghiên cứu vấn đề được coi là rất “hot” này, nhóm chúng tôi đã đặt ra cho mình những mục tiêu rõ ràng:
Đưa ra cho các bạn tình hình thực trạng về việc trốn học bỏ tiết của sinh viên IBD – ĐH Kinh tế quốc dân
Tìm ra nguyên nhân bao gồm nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan dẫn đến hiện tượng sinh viên IBD trốn học bỏ tiết
Đề ra giải pháp nhằm hạn chế cũng như khắc phục hiện tượng mang tính tiêu cực này
Chúng tôi mong rằng sau khi đưa ra cho các bạn một hiện trạng rõ nét và thực tế, mỗi sinh viên sẽ tự trang bị cho mình kiến thức cần thiết để có được những quyết định đúng trong việc nghỉ học trốn tiết.
3. Đối tượng nghiên cứu
Nhóm sẽ tiến hành nghiên cứu các đối tượng là sinh viên thuộc chương trình IBD, những sinh viên năng động, nhiệt huyết đang có cơ hội được học tập trong một môi trường hết sức thuận lợi. Cùng là sinh viên IBD, nên việc chọn lựa những đối tượng nghiên cứu ở trên sẽ giúp chúng tôi bảo đảm tính khả thi của bài nghiên cứu. Sinh viên IBD được đề cập tới ở đây bao gồm sinh viên từ khóa 2 đến khóa 5 được chia thành 3 nhóm :
Nhóm 1 : sinh viên khóa 5 – những sinh viên đang trong giai đoạn năm đầu tiếng Anh
Nhóm 2 : sinh viên khóa 3,4 – những sinh viên đang trong giai đoạn BTEC
Nhóm 3 : sinh viên khóa 2 – những sinh viên đã tốt nghiệp BTEC và đang trong giai đoạn đại học
4. Phương pháp nghiên cứu
Thu thập dữ liệu sơ cấp : Sẽ được tiến hành bằng cách sử dụng phiếu hỏi.
* Nhóm sẽ đến trực tiếp từng lớp để phát phiểu hỏi vào giờ giải lao ( khoảng 10’) và thu lại luôn :
2’ để giới thiệu về nhóm nghiên cứu
7’ để phát phiếu hỏi và chờ các bạn trả lời
1’ để thu lại phiếu hỏi và cảm ơn các bạn đã hợp tác
* Tiếp đó nhóm sẽ tiến hành xử lý thông tin, tổng hợp kết quả từ các phiếu hỏi đã thu lại được để phân loại thành những nhóm chính với những quan điểm tương tự nhau.
Thu thập dữ liệu thứ cấp : Sẽ được thu thập qua các bài báo, các trang web uy tín như dân trí, vnexpress, v.v..
CHƯƠNG 1:LÝ LUẬN CHUNG
1/Định nghĩa
Trốn học bỏ tiết là một hiện tượng vô cùng phổ biến xáy ra ở các trường đại học. Các nhà báo, các nhà xã hội học đã tốn không ít giấy mực để đề cập đến hiện tượng này. Vậy trốn học bỏ tiết là gì? Trốn học ( hay còn gọi nôm na là bùng học, cúp cua ) được định nghĩa là vắng mặt từ trường học hoặc từ các lớp học mà không có một lý do hợp lý (*).
2/Đối tượng
Đối tượng có hành vi trốn học bỏ tiết chủ yếu là những học sinh sinh viên – cụ thể được nhắc tới ở đây là sinh viên thuộc khoa IBD – ĐH Kinh tế quốc dân. Cũng giống như các bạn sinh viên khác, do đặc thù về việc đến trường, lên giảng đường đã trở nên bị xem nhẹ ngay từ khi ngồi trên ghế phổ thông, bởi vậy hiện tượng trốn học bỏ tiết xảy ra đã không còn trở nên mới mẻ và gây bất ngờ.
3/Tại sao sinh viên muốn trốn học bỏ tiết?
Chúng ta thấy được ngày càng có nhiều sinh viên trốn học, bỏ tiết. Vậy nguyên nhân là do đâu? Có rất nhiều lý do dẫn đến việc sinh viên muốn trốn học bỏ tiết. Thứ nhất, nguyên nhân chủ quan: họ lười nhác, chưa nhận thức rõ tầm quan trọng của tri thức, lơ đãng, chỉ lo đua đòi theo chúng bạn mà quên mất nhiệm vụ chính của mình là học và đóng góp cho tổ quốc. Thứ hai, nguyên nhân khách quan: do sinh viên chưa xác định rõ con đường tiếp theo mà mình bước đến, chưa có lí tưởng và tư tưởng vững chắc nên họ dễ bị bạn bè lôi kéo, không có ước mơ để làm mục tiêu phấn đấu. Mặt khác, thầy cô giáo chưa tạo được sự thu hút sinh viên vào học tập, chưa đánh trúng tâm lí sinh viên. Ngoài ra, có thể do chương trình học quá nặng với sinh viên, áp lực từ nhiều phía khiến sinh viên chán nản và bắt đầu trốn học. Về phía xã hội: ngày nay, đất nước đang ngày càng phát triển và cùng hoà vào nhịp độ phát triển của thời đại, xã hội nước ta có nhiều biến đổi vừa tích cực vừa tiêu cực. Trong đó việc tiếp thu thiếu chọn lọc các nền văn hoá của nước ngoài cũng ảnh hưởng đến tâm lí học hành của sinh viên. Sự xuất hiện phong phú của các hình thức vui chơi giải trí như: trò chơi điện tử, rạp chiếu phim, canteen, công viên… thu hút sự chú ý của sinh viên, các kiểu ăn diện, phim ảnh làm các bạn sinh viên lúc nào cũng xao động mà lơ đãng đến nhiệm vụ chính của mình.
4/Trốn học bỏ tiết, được gì và mất gì?
Trốn học, bỏ tiết chỉ giúp sinh viên có được những giây phút nghỉ ngơi và thư giãn tức thời nhưng cái mất đi thì quá lớn. Đối với sinh viên: trốn học, bỏ tiết khiến sinh viên mất đi những kiến thức quan trọng trên giảng đường ĐH, họ sẽ không theo kịp chương trình dẫn đến tương lai mờ mịt, không có định hướng cho phía trước, họ không nhận ra giá trị của cuộc sống và không biết cách trân trọng, lỡ mất tuổi trẻ... Gia đình mất đi niềm tin nơi con cái, khi thấy thành tích của con không như mình mong đợi thì có những thái độ gắt gỏng, không vui dẫn đến gia đình không hoà hợp, dễ tan vỡ. Đối với xã hội: về lâu dài sẽ tác động rất lớn đến sự phát triển của toàn xã hội, sinh viên là thế hệ trẻ của xã hội, những mầm non của đất nước nhưng đội ngũ này không có chất lượng thì không đảm bảo phát triển bền vững, nguồn nhân lực kém...
(*) Trích từ : www.k12.wa.us/cisl/pubdocs/BeccaBillVietnamese.pdf
Nguồn:
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNHTHỰC TRẠNG
Giải thích ý nghĩa của kết quả:
1 Quan điểm của sinh viên đối với việc chốn học/bỏ tiết
Trong tổng số 120 phiếu hỏi được phát ra nhằm điều tra số lượng sinh viên IBD trốn học/bỏ tiết thì có 120 bạn sinh viên đã từng trốn học (100%)
Tỉ lệ này chứng tỏ sinh viên ngày nay có xu hướng trốn học/bỏ tiết ngày càng nhiều và điều này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng đào tạo mà bộ giáo dục đưa ra.Như thời xưa từng nói “Nhàn cư vi bất thiện”, việc sinh viên trốn học/bỏ tiết như vậy sẽ tác động rất tiêu cực đến hành vi sống như dễ xa vào các tệ nạn xã hội, sống dựa vào bố mẹ, người thân mà không chịu phấn đấu.
Hầu hết bất cứ sinh viên nào cũng từng trốn học/bỏ tiết ( số liệu trên) nhưng thời gian các bạn sinh viên IBD trốn học/bỏ tiết là khác nhau. Trước khi lên đại học, số lượng các bạn sinh viên trốn học/bỏ tiết là 43 bạn ( chiếm 36%) nhưng sau khi vào học năm thứ nhất chương trình tiếng anh con số này đã lên tới 72 bạn ( chiếm 60%) tăng hơn 1,5 lần. Số liệu này càng khẳng định hơn rằng tâm lý chung của các bạn sinh viên sau khi lên đại học là xả hơi sau 3 năm miệt mài vất vả với chương trình học quá dày đặc.
Nhìn vào biểu đồ ta thấy, lên giai đoạn BTEC chỉ có 2 sinh viên bắt đầu trốn học ( chiếm 2%) và giai đoạn đại học có 2 sinh viên trốn học/bỏ tiết ( chiếm 2%). Tuy việc trốn học/bỏ tiết là không tốt nhưng đây vẫn là số lượng sinh viên đáng khen ngợi vì sự chăm chỉ suốt một thời gian dài. Ngoài ra, ta thấy rằng trong 3 giai đoạn mà nhóm đã điều tra thì hầu hết sinh viên bắt đầu bỏ tiết vào giai đoạn đầu tiên và tỉ lệ cả 3 nhóm là ngang nhau.
Xét từ một khía cạnh nào đó thì các nam sinh viên ngày nay cũng có quá nhiều thứ hấp dẫn nên không tránh được, nhưng cũng không thể phủ nhận rằng các nam sinh viên dễ từ bỏ stress và áp lực dễ dàng hơn các nữ sinh viên.
2 Thời lượng bỏ tiết của sinh viên:
Việc từ bỏ dễ dàng đồng nghĩa với việc số lượng tiết nghỉ cũng tăng lên mà nhiều nhất là nghỉ từ 3 đến 5/ tuần (trong đó nhóm 1 chiếm tỉ lệ nhiều nhất là 55% rồi nhóm 3 là 40% và nhóm 2 là 34%)vì thường cứ 2 hoặc 3 tiết là 1 giáo viên dạy nên sinh viên hay nghỉ nguyên buổi dạy của giáo viên đó. Bên cạnh đó, số lượng sinh viên nghỉ học từ 0 đến 3 tiết/tuần nhiều nhất là trong nhóm 3 (chiếm 33%) và số lượng sinh viên chưa bao giờ nghỉ học là không đáng kể. Số lượng từ 5 đến 10 tiết/ tuần chiếm tỉ lệ ít hơn ( chiếm 23% trong nhóm 2, 17% nhóm 3 và 16% nhóm 1). Có thể thấy sự chênh lệch giữa 3 nhóm vì càng lên giai đoạn trên thì lượng giờ sinh viên tự học sẽ cần nhiều hơn là ở trên lớp. Đối với thời lượng sinh viên bỏ 10 tiết/ tuần chiếm tỉ lệ thấp nhấp( nhóm 1 chiếm 9%, nhóm 2 chiếm 14% và nhóm 3 chiếm 10%), không nhiều sinh viên nghỉ như vậy vì lý do nếu nghỉ quá 36 tiết ( đối với nhóm 1) sinh viên sẽ phải thi lại với cơ hội ít hơn.
Hành vi trốn học/bỏ tiết xuất phát từ rất nhiều phía nhưng chủ yếu là từ bản thân và do tác động của bạn bè xung quanh. Theo số liệu trên sinh viên IBD chịu tác động phần lớn từ bạn bè xung quanh (chiếm 58%). Việc này có thể ví như một căn bệnh lan truyền với tốc độ lớn, điều này cho thấy tác động từ môi trường bên ngoài ảnh hưởng rất lớn đến hành vi của mỗi sinh viên nói chung và sinh viên IBD nói riêng. Để hạn chế được tác động xấu này thì mỗi sinh viên IBD cần tự chủ hơn, biết quyết định từ bỏ cái xấu hướng tới cái tốt. Nếu 42% sinh viên chịu tác động từ bản thân trên từ bỏ đi suy nghĩ trốn học/bỏ tiết thì sẽ ảnh hưởng đến các sinh viên khác một cách tích cực như một liều vác xin chống lại căn bệnh trốn học.
Nhìn vào biểu đồ trên, chúng ta thấy nhóm 1 có số lượng sinh viên chịu tác động từ bạn bè nhiều nhất trong 3 nhóm. Hầu hết các bạn sinh viên khi bắt đầu học giai đoạn 1 đều mang tâm trạng xả stress và chỉ cần một tác động nhỏ từ các bạn xung quanh là ngay lập tức các bạn bỏ tiết. Theo điều tra, nhóm 2 có số sinh viên chịu tác động từ bản thân nhiều nhất trong 3 nhóm. Đây có thể nói là giai đoạn sinh viên trưởng thành hơn, biết tự suy nghĩ về những gì mình làm và biết tự ra quyết định nhưng điều đáng nói ở đây là quyết định mà sinh viên đưa ra là tích cực hay tiêu cực.
3.Lý do của hành vi trốn học /bỏ tiết:
Dựa vào số liệu thu thập được ta có thể thấy lý do được đưa ra nhiều nhất cho hành vi trốn học /bỏ tiết ở cả 3 giai đoạn là do tiết học quá nhàm chán (chiếm 26,7%),tiếp đến là do sức hút của các hàng quán canteen, khu giải trí (bi-a, karaoke, gội đầu thư giãn…) (chiếm 24,2%). Tỉ lệ này chứng tỏ nguyên nhân chính xuất phát từ chất lượng tiết học, bài giảng trên lớp.Thực tế ta có thể thấy: nếu tiết học quá nhàm chán sẽ không thể nào gây cảm hứng học tập của sinh viên từ đó họ sẽ cảm thấy vô vị mỗi khi đến lớp nên dẫn đến hành vi trốn học bỏ tiết diễn ra ngày càng nhiều.Ta cần đưa ra các biện pháp dựa trên nguyên nhân thực tế này để hạn chế hành vi trốn học/bỏ tiết đang ngày càng phổ biến ở sinh viên.Ngoài ra, “sức hút của các hàng quán,canteen,khu vui chơi giải trí (bi-a,karaoke,gội đầu thư giãn…)” cũng chiếm phần lớn trong tổng số các lý do được nêu ra.Sinh viên đa phần là những bạn trẻ,nên rất dễ bị ảnh hưởng,cám dỗ bới các yếu tốc bên ngoài nếu không làm chủ được bản thân,và điều này diễn ra ở tất cả 3 giai đoạn chứ không riêng một giai đoạn nhất định nào.
Không chỉ bị tác động từ các yếu tố khách quan mà hành vi trốn học/bỏ tiết này còn chịu tác động từ các yếu tố chủ quan, chẳng hạn như thái độ lười học,luôn cảm thấy mệt mỏi , buồn ngủ,thỉnh thoảng muốn nghỉ ngơi thư giãn( chiếm 20 %).Để khắc phục các lý do chủ quan,phần lớn phải dựa vào sự cố gắng của bản thân Ngoài ra,”thời tiết” và một vài yếu tố khác cũng chiếm 1 phần nhỏ trong hành vi này( 11.7%)
Ngoài những lý do chính trên,còn có không ít yếu tố góp phần hợp thức hóa cũng như cổ vũ cho hành vi trốn học/bỏ tiết của sinh viên.Chẳng hạn như một số suy nghĩ như: “được nghỉ một số tiết nhất định”(chiếm 23.3% ), “nghỉ có bị báo về gia đình đâu mà phải lo”( chiếm 8.3%), hay là :“ cả lớp nghỉ nhiều như thế,mình cũng phải nghỉ cho giống các bạn”(chiếm 24,2%),và quan trọng nhất là việc điểm danh chưa thực sự tốt(chiếm 44.2%).Vấn đề này xảy ra ở hầu hết các giai đoạn.Điểm danh là 1 việc phản ánh khá chính xác mức độ chuyên cần của sinh viên,thế nên nếu việc điểm danh được thực hiện 1 cách lỏng lẻo,không chính xác sẽ là 1 bước tiếp tay cho hành vi trốn học/bỏ tiết của sinh viên.
Theo thống kê,hành vi trốn học bỏ tiết ít khi được các bạn sinh viên làm một mình (8.4%),đa phần là rủ một vài đứa bạn thân (53.3%),hoặc là rủ cả hội (38.3%).Thông thường sau khi trốn học bỏ tiết các bạn sẽ không về nhà ngay (trừ một số trường hợp nghỉ học vì lý do sức khỏe hoặc gia đình..)chính vì thế việc rủ thêm bạn bè hay cả hội chiếm phần lớn trong tổng các phương án lựa chọn.Điều này không những ảnh hưởng rất xấu đến kết quả học tập,mà còn dễ tác động xấu đến nhân cách con người.Bởi nếu đi chơi theo từng nhóm,rất dễ bi sa ngã vào các tệ nạn xã hội,từ đó kết quả học tập sẽ giảm sút nhanh chóng.
4.Thái độ của sinh viên đối với hành vi trốn học/bỏ tiết:
Thái độ đối với hành vi trốn học/bỏ tiết của sinh viên ở các giai đoạn khá giống nhau.Theo số liệu thu được: 50.8% cảm thấy bình thường; 30% cảm thấy hết sức thoải mái và 19.2% cảm thấy cắn rứt,lo lắng.Qua đó có thể thấy rằng hành vi trốn học/bỏ tiết được các bạn coi là rất bình thường,không có gì đáng phải lo ngại.Đa phần các bạn đều có tư tưởng lên đại học rồi nên có thể nghỉ thoai mái hơn thời phổ thông.Chỉ một bộ phận nhỏ trong số các bạn sinh viên được hỏi cảm thấy cắn rứt,lo lắng và đa số các bạn này là những sinh viên rất ít khi trốn học bỏ tiết và nếu có thì cũng chỉ vì lý do gia đình hay sức khỏe,…Nếu tình trạng này cứ tiếp diễn lâu dài e rằng sẽ ảnh hưởng xấu không chỉ đến bản thân sinh viên mà còn ảnh hưởng đến chất lượng tiết học.
CHƯƠNG 3:ĐỀ XUẤT VÀ GIẢI PHÁP
Dựa vào những nghiên cứu của nhóm trong suốt thời gian qua, chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy đối tượng nghiên cứu có thể được chia ra làm những nhóm với những quan điểm rõ rệt. Sinh viên trốn học bỏ tiết hiện nay là một thực trạng khá phổ biến. Nhìn vào con số cụ thể mà chúng tôi thu thập được qua cuộc điều tra, mới thấy rằng đây không phải là chuyện nhỏ. Chúng tôi đã phát ra 150 phiếu hỏi, thu lại 120. Kết quả sau khi tổng kết là 98% sinh viên thừa nhận đã từng trốn học bỏ tiết. Con số đó đã phản ánh rất rõ thực trạng, trong khi số sinh viên chưa từng trốn học bỏ tiết là quá ít. Không thể phủ nhận những lý do chính đáng, nhưng phần lớn là những lý do cá nhân không mục đích. Hành động đó đã gây ra kết quả học tập sút kém ở sinh viên, hơn thế nữa còn tạo ra sự không công bằng khi việc đi học không đều sẽ ảnh hưởng đến kết quả cuối kỳ. Vậy trước thực trạng này, chúng ta cần có lời giải nào?
1/ Lời giải đến từ phía thầy cô giáo:
Không thể phủ nhận rằng trong vấn đề chúng ta đang nói đến, các thầy cô không có phần trách nhiệm.
Đầu tiên phải nói đến việc điểm danh trong mỗi tiết học: Nếu các thầy cô điểm danh theo cách gọi tên trong sổ, các sinh viên ở dưới hô “có” thì sẽ có rât nhiều lỗ hổng, dẫn đến tình trạng điểm danh hộ. Vì thế các thầy cô nên có những biện pháp điểm danh chặt chẽ hơn như điểm danh bằng cách ký tên. Học sinh sẽ ghi tên hoặc ký tên mình vào một tờ giấy rồi nộp lại. Thầy cô sẽ thu và đếm số sinh viên. Hoặc điểm danh nhìn mặt cũng có thể tránh được những hành động tiêu cực trên.
Do các tiết học quá nhàm chán, không tạo được hứng thù cho sinh viên khi đến lớp: Hiện tượng thầy cô đọc, học trò chép hoặc thầy cô cứ nói, học trò cứ làm việc riêng cũng gây nên tâm lý nhàm chán, thiếu hăng say và trách nhiệm đối với bài học. Từ đó, sinh viên sẽ tìm cách trốn học. Vì vậy các thầy cô nên xây dựng một phương pháp giảng dạy thú vị, lôi cuốn để cho sinh viên nhận thấy được giá trị của tiết học. Đồng thời nắm bắt tâm lý của sinh viên.
2/ Lời giải từ phía sinh viên:
Để khắc phục tình trạng trốn học bỏ tiết, chúng ta có một số giải pháp sau:
Đánh vào tài chính: Các bạn cán bộ lớp có thể cùng thống nhất với cả lớp về một điều luật chung dành cho những bạn trốn học bỏ tiết. Ví dụ, mỗi tiết bạn nghỉ học sẽ phải nộp vào quỹ lớp 5.000 đồng.
Đến lớp và tự tạo cho mình nguồn cảm hứng: Ngay từ phần đầu của tiết học, các bạn nên tập trung theo dõi bài giảng thì sẽ tránh được cảm giác buồn chán do không hiểu bài.
Cần nhận thức rõ và ý thức được trách nhiệm của mình, xác định cho mình một ước mơ, lý tưởng sống rõ ràng. Để từ đó, có được động lực học tập, làm việc. Biết cách kết hợp giữa chơi và học. Không chơi quá nhiều để ảnh hưởng đến kết quả học tâp, cũng không học quá nhiều mà không dành thời gian giải trí. Có lập trường vững trắc.
3/ Lời giải đến từ phía xã hội:
Xã hội cũng đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc này. Cần có những chương trình tuyên truyền để sinh viên nhận thấy rõ vai trò và trách nhiệm của mình. Tổ chức nhiều chương trinh khuyến học hơn, biết chọn lọc trong việc tiếp thu văn hóa của nước ngoài.
KẾT LUẬN
Trong đề tài, nhóm 3 đã đưa ra những số liệu cụ thể về hiện tượng trốn học của sinh viên. Chúng ta thấy được ngày càng có nhiều sinh viên trốn học, bỏ tiết. Vậy nguyên nhân là do đâu? Qua việc phát phiếu hỏi và điều tra, chúng tôi đã tìm ra được 2 nguyên nhân chính là nguyên nhân chủ quan và khách quan. Thứ nhất, nguyên nhân chủ quan: họ lười nhác, chưa nhận thức rõ tầm quan trọng của tri thức, lơ đãng, chỉ lo đua đòi theo chúng bạn mà quên mất nhiệm vụ chính của mình là học và đóng góp cho tổ quốc. Ngoài ra, họ cảm thấy chương trình học quá nặng dẫn đến chán nản với môn học và không hài lòng với giáo viên mặc dù các thầy cô đã rất nhiệt tình giảng dạy. Thứ hai, nguyên nhân khách quan: bị bạn bè lôi kéo, không xác định rõ con đường tiếp theo mà mình bước đến, chưa có lí tưởng và tư tưởng vững chắc, không có ước mơ để làm mục tiêu phấn đấu. Mặt khác, thầy cô giáo chưa tạo được sự thu hút học sinh vào học tập, chưa đánh trúng tâm lí học sinh. Ngoài ra, có thể do chương trình học quá nặng với học sinh, áp lực từ nhiều phía khiến sinh viên chán nản và bắt đầu trốn học. Đó là một vài lí do khiến sinh viên trốn học, bỏ tiết.
Hiện tượng trốn học, bỏ tiết gây ra hậu quả rất nghiêm trọng, khiến sinh viên mất đi những kiến thức quan trọng, không theo kịp chương trình dẫn đến tương lai mờ mịt, không có định hướng cho phía trước, khi trưởng thành sẽ khó có nghề nghiệp ổn định. Đối với xã hội: về lâu dài sẽ tác động rất lớn đến sự phát triển của toàn xã hội, học sinh, sinh viên là thế hệ trẻ của xã hội nhưng đội ngũ này không có chất lượng thì không đảm bảo phát triển bền vững, nguồn nhân lực kém ... Qua đó, nhóm chúng tôi đã có những biện pháp sau: đối với cá nhân sinh viên: cần nhận thức rõ trách nhiệm của mình và có ý thức hơn, xác định cho mình một ước mơ, động lực học tập, biết cách kết hợp hài hoà giữa chơi và học, có lập trường vững chắc... Nhà trường: thay đổi phương pháp dạy và học, nắm bắt tâm lí học sinh, tạo sự hứng thú trong học tập. Xã hội: cần tuyên truyền rộng rãi để làm tăng nhận thức của mọi người, có nhiều chương trình khuyến học hơn, có ý thức trong tiếp thu văn hoá nước ngoài... Chúng tôi hy vọng những biện pháp trên có thể phần nào giảm thiểu được tình trạng trốn học, bỏ tiết của sinh viên IBD nói riêng và sinh viên ở các trường đại học nói chung.
Nhóm chúng tôi đã phát phiếu hỏi cho 150 sinh viên IBD với các thể loại câu hỏi rất đa dạng và phong phú, đảm bảo thu thập được những thông tin chính xác. Và kết quả thu được như dự đoán. Hầu hết trong số họ đều đã từng nghỉ học với rất nhiều nguyên nhân nhưng nguyên nhân chủ yếu là do việc học tập quá căng thẳng, thỉnh thoảng muốn nghỉ ngơi thư giãn. Chúng ta thấy rằng hiện tượng này có sự tác động từ nhiều phía, nhưng nhìn một cách khách quan thì chủ yếu là từ các yếu tố bên ngoài bởi thế mà sinh viên mới có sự chán nản và bỏ học, có thể nói ngay đến cả những sinh viên chăm chỉ nhất cũng chưa chắc đã thực sự muốn kéo dài tình trạng này, chương trình nặng, áp lực quá cao... Điều quan trọng là ý thức của mỗi người, chúng ta cần có cái nhìn về nhiều phương diện để có thể đánh giá và có cái nhìn đúng nhất. Nhóm chúng tôi hy vong qua đề tài lần này sẽ giúp các bạn sinh viên tỉnh ngộ, đi học đầy đủ hơn, biết kiềm chế được bản thân và tìm được đường đi đúng cho riêng mình.
MỤC LỤC
Phụ Lục
1. Kế hoạch Nghiên cứu:
STT
Công việc
Trách
nhiệm
Phân công
Thời hạn
Ghi chú
1
Chuẩn bị đề cương nghiên cứu
Mỗi cá nhân phải hoàn thành và giao lại cho trưởng nhóm.
Lý do chọn đề tài: Thắng
Mục tiêu nghiên cứu: Thu
Phương pháp và đối tượng nghiên cứu: Hoa
Kế hoạch nghiên cứu: Vũ và Hương.
Tổng kết: Trưởng nhóm.
2 tuần
10/4/2010 đến 28/4/2010
2
Lập bảng hỏi
Hoa tổng kết
Bảng 1: Hương
Bảng 2: Vũ
5 ngày
20/4 đến 25/4
3
Câu hỏi phỏng vấn
Trưởng nhóm thu thập câu hỏi phóng vấn
Thu lập câu hỏi
2 ngày
23/4 đến 25/4
4
Tiến hành thu thập thông tin
Cả nhóm
Phát phiếu hỏi
Phỏng vấn
Intake2
Hương
Vũ
Intake3
Intake4
Thắng
Thu
Intake5
1 tuần
6/5 đến 10/5
5
Xử lý thông tin
Hoa
Phân loại đối tượng nghiên cứu thành 3 nhóm, vẽ biểu đồ tròn .
2 ngày
10/5 đến 12/5
Microsoft word….
6
Viết báo cáo
Cả nhóm và trưởng nhóm tổng kết.
Phần 1: Thắng
Phần 2: Thu
Phần 3: Hoa
Phần 4: Vũ và Hương
2 ngày
12/5 đến 14/5
7
Chuẩn bị cho bài thuyết trình
Chuẩn bị tư liệu ( hình ảnh, clip…): Hương.
Làm slide : Hoa và Vũ
1 tuần
14/5 đến 21/5
Máy ảnh, powerpoint.
8
Thuyết trình
Trưởng nhóm
2 người thuyết trình: Hoa và Vũ.
2 ngày
Mic..
2.Phiếu điều tra khảo sát
Xin chào các bạn, chúng tôi là sinh viên khóa 5 ( Intake 5 ) Khoa Đào tạo quốc tế - Trường ĐH Kinh Tế Quốc Dân. Hiện Chúng tôi đang tiến hành một nghiên cứu điều tra về tình hình trốn học/ bỏ tiết của sinh viên) IBD. Kết quả từ lá phiếu khảo sát của các bạn sẽ giúp chúng tôi có cái nhìn rõ hơn về thực trạng này cũng như đưa ra những giải pháp cho thực trạng này. Rất mong nhận được sự hợp tác của các bạn. Chúng tôi xin cam đoan mọi thông tin mà bạn cung cấp sẽ được giữ bí mật và chỉ sử dụng cho mục đích nghiên cứu. Một lần nữa xin cám ơn vì sự đóng góp của các bạn.
I/ Thông tin cá nhân : ( có thể bỏ trống nếu bạn không muốn tiết lộ )
Họ và tên : …………………………………………………………………………………………
Lớp : ………………………………………………………………………………………………..
II/ Nội dung phiếu hỏi :
1/ Bạn đang học giai đoạn nào?
a/ Giai đoạn tiếng anh
b/ Giai đoạn BTEC
c/ Giai đoạn cuối
2/ Bạn đã bao giờ trốn học/ bỏ tiết chưa?
a/ Rồi
b/ Chưa bao giờ
3/ Thời điểm bạn bắt đầu biết trốn học bỏ/ bỏ tiết là khi nào?
a/ Trước khi lên đại học
b/ Khi đang học năm tiếng Anh – năm đầu
c/ Khi đang học trong giai đoạn BTEC
d/ Khi đang học giai đoạn đại học năm thứ 4
4/ Bạn thường nghỉ học bao nhiêu buổi trong 1 tuần?
a/ Từ 0 -> 3 tiết
b/ Từ 3 -> 5 tiết
c/ Từ 5 -> 10 tiết
d/ Trên 10 tiết
5/ Bạn cho rằng hành vi trốn học/ bỏ tiết của mình xuất phát từ điều nào sau đây?
a/ Do tự bản thân bạn muốn thế
b/ Phần lớn là do tác động của các bạn khác
6/ Bạn thường trốn học/ bỏ tiết vì những lý do gì?
a/ Do thời tiết
b/ Do lười học, cảm thấy buồn ngủ
c/ Do việc học tập quá căng thẳng, thỉnh thoảng muốn nghỉ ngơi thư giãn
d/ Do tiết học quá nhàm chán
e/ Do sức hút của các hàng quán, canteen, khu giải trí ( bi-a, karaoke, gội đầu thư giãn …) cộng với việc bị bạn bè rủ rê lôi kéo
f/ Khác : ……………………………………………………………….
7/ Bạn thường trồn học/ bỏ tiết một mình hay còn rủ rê thêm các bạn khác?
a/ Rủ cả hội
b/ Rủ một vài đứa bạn thân
c/ Chẳng rủ ai cả
d/ Khác : …………………………………………………………………………….
8/ Những điều nào sau đây góp phần hợp thức thức hóa cũng như cổ vũ bạn trong việc trốn học/ bỏ tiết?
a/ Được nghỉ một số tiết nhất định
b/ Nghỉ có bị báo về gia đình đâu mà phải nghĩ ngợi
c/ Cả lớp ( hoặc đông người ) nghỉ như thế, mình cũng phải nghỉ cho giống các bạn
d/ Việc điểm danh chưa chặt chẽ.
e/Khác:……………………………………………..
9/ Bạn cảm thấy thế nào khi mình trốn học/ bỏ tiết?
a/ Hết sức thoải mái
b/ Bình thường
c/ Cảm thấy cắn rứt,lo lắng
d/ Khác :………………………………………………..
10/ Theo bạn chúng ta nên làm thế nào để hạn chế cũng như khắc phục hiện trạng này?
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của các bạn!
3.Kết quả thu được.
Phiếu câu hỏi được phát cho 120 sinh viên của sinh viên IBD ( Nhóm 1 : 55 sinh viên giai đoạn tiếng anh, nhóm 2 : 35 sinh viên giai đoạn BTEC, nhóm 3 : 30 sinh viên giai đoạn đại học) và thu lại được kết quả như sau :
Câu hỏi
Câu trả lời
1
2
3
Câu 1: Bạn đã bao giờ trốn học/bỏ tiết chưa?
A. Rồi
55
35
30
B. Chưa
0
0
0
Câu 2:Thởi điểm bạn bắt đầu biết trống học/bỏ tiết là khi nào
A. Trước khi lên đại học
21
13
9
B. Khi đang học tiếng anh năm đầu
34
21
18
C. Khi đang học giai đoạn BTEC
1
1
D. Khi đang học giai đoạn cuôi
2
Câu 3: Bạn thường nghỉ học bao nhiểu buổi trong 1 tuần ?
A. Từ 0 đến 3 tiết
11
10
10
B. Từ 3 đến 5 tiết
30
12
12
C. Từ 5 đến 10 tiết
9
8
5
D. Từ 10 trở lên
5
5
3
Câu 4: Bạn cho rằng hành vi trốn học/bỏ tiết xuất phát từ điều nào sau đây?
A. Do bản thân muốn thế
21
16
13
B. Phần lớn là do tác động của các bạn khác
34
19
17
Câu 5: Bạn thường trốn học/bỏ tiết vì những lí do gì?
A. Do thời tiết
5
3
3
B. Do lười học và cảm thấy buồn ngủ
11
7
6
C. Do việc học tập quá căng thằng và thỉnh thoảng muốn nghỉ ngơi thư giãn
10
6
5
D. Do tiết học quá nhàm chán
15
10
7
E. Do sức hút của các hàng quán canteen, khu giải trí (bi-a, karaoke, gội đầu thư giãn…)
14
8
7
F. Khác
0
1
2
Câu 6:Bạn thường trốn học/bỏ tiết 1 mình hay còn rủ rê những bạn khác?
A. Rủ cả hội
21
13
12
B. Rủ một vài đứa bạn thân
29
19
16
C. Chẳng rủ ai cả
5
3
2
D. Khác
0
0
0
Câu 7: Những điều nào sau đấy góp phần hợp thực hóa cũng như cổ vũ bạn trong việc trốn học/bỏ tiết?
A. Sinh viên được nghỉ trong số tiết quy định của khoa.
8
11
9
B. Nghỉ có bị báo về gia đình đâu mà phải lo
4
3
3
C. Cả lớp ( hoặc đông người) nghỉ như thế, mình phải nghỉ cho giống các bạn
16
7
6
D. Việc điểm danh chưa chặt chẽ
27
14
12
E. Khác
0
0
0
Câu 8: Bạn cảm thấy như thế nào khi trốn học/bỏ tiết?
A. Hết sức thoải mái
14
11
11
B. Bình thường
33
15
13
C. Cảm thấy cắn rứt, lo lắng
8
9
6
D. Khác
0
0
0
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 26723.doc