Đề tài Hiệu quả đầu tư và phân biệt hiệu quả đầu tư ở 3 cấp độ: dự án, doanh nghiệp và nền kinh tế

Trong nền kinh tế thị trường có sự điều tiết vĩ mô của nhà nước, mọi hoạt động đầu tư của các nhà đầu tư là nhằm mục tiêu lợi nhuận, Khả năng sinh lời của dự án là thước đo chủ yếu quyết định sự chấp nhận một quyết định đầu tư mạo hiểm. Tuy nhiên không phải mọi hoạt động đầu tư nào có khả năng sinh lời cũng đem lại lợi ích kinh tế xã hội đối với nền kinh tế. Do vậy, trên góc độ quản lý vĩ mô, phải xem xét mặt kinh tế xã hội của đầu tư, xét đến những lợi ích kinh tế xã hội do thực hiện đầu tư đem lại. Điều này giữ vai trò quyết định đối với việc cấp Chứng nhận đầu tư của các cơ quan có thẩm quyền và quyết định tài trợ vốn của các đinh chế tài chính trong nước và quốc tế đối với hoạt động đầu tư. Lợi ích kinh tế xã hội của đầu tư là chênh lệch giữa các lợi ích mà nền kinh tế - xã hội thu được so với các đóng góp mà nền kinh tế xã hội đã bỏ ra khi thực hiện đầu tư. Những lợi ích mà xã hội thu được chính là sự đáp ứng của đầu tư đối với việc thực hiện các mục tiêu chung của xã hội, của nền kinh tế. Những sự đáp ứng này có thể đựoc xem xét mang tính chất định tính như đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế, phục vụ thực hiện các chủ trương chính sách của Nhà nước, góp phần chống ô nhiễm môi trường, cải tạo môi sinh hoặc đo lường bằng các tính toán định lượng như mức tăng thu cho ngân sách, mức gia tăng số việc làm, mức tăng thu ngoại tệ.

doc41 trang | Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 1059 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hiệu quả đầu tư và phân biệt hiệu quả đầu tư ở 3 cấp độ: dự án, doanh nghiệp và nền kinh tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ời của vốn đầu tư : Chỉ tiêu này cho biết một đơn vị vốn đầu tư phát huy tác dụng tạo ra được bao nhiều đồng lợi nhuận tăng thêm trong kỳ nghiên cứu của doanh nghiệp. Trị số của các chi tiêu này càng lớn thì hiệu quả sử dụng vốn đầu tư của doanh nghiệp càc cao. * Hệ số huy động tài sản công định: Chỉ tiêu này được xác định bằng việc so sánh giá trị TSCĐ mới tăng với tổng mức vốn đầu tư xây dựng vốn cơ bản thực hiện trong kỳ nghiên cứu của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này phản ánh mức độ đạt được kết quả của hoạt động đầu tư trong tổng số vốn đầu tư xây dựng cơ bản thực hiện trong kỳ nghiên cứu hoặc tổng vốn đầu tư xay dựng cơ bản thực hiện của doanh nghiệp. Trị số chỉ tiêu này càng cao phản ánh doanh nghiệp đã thực hiện thi công dứt điểm, nhanh chóng huy độngcác công trình vào hoạt động, giảm được tình trạng ứ đọng vốn. 2.2.1.2. Hệ thống các chỉ tiêu cơ bản phản ành hiệu quả kinh tế xã hội: * Mức đóng góp ngân sách tăng thêm so với vốn đầu tư phát huy tác dụng xét trong kỳ nghiên cứu của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này cho biết 1 đơn vị vốn đầu tư phát huy tác dụng trong kỳ nghiên cứu của doanh nghiệp đã đóng góp ngân sách với mức tăng thêm là bao nhiêu. * Mức tiết kiệm ngoại tệ tăng thêm so với vốn đầu tư phát huy tác dụng trong kỳ nghiên cứu của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này được xác định bằng cách so sánh tổng số ngoại tệ tiết kiệm tăng thêm với tổng mức vốn đầu tư phát huy tác dụng trong kỳ nghiên cứu của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này cho biết 1 đơn vị vốn đầu tư phát huy tác dụng trong kỳ nghiên cứu của doanh nghiệp đã đem lại mức tiết kiệm ngoại tệ tăng thêm là bao nhiêu. * Mức thu nhập tăng thêm so với vốn đầu tư phát huy tác dụng trong kỳ nghiên cứu của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này cho biết 1 đơn vị vốn đầu tư phát huy tác dụng trong kỳ nghiên cứu của doanh nghiệp đã đem lại mức thu nhập (hay tiền lwong của người lao động) tăng thêm là bao nhiêu. * Số việc làm tăng thêm so với vốn đầu tư phát huy tác dụng trong kỳ nghiên cứu của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này cho biết 1 đơn vị vốn đầu tư phát huy tác dụng trong kỳ nghiên cứu của doanh nghiệp đã tạo ra số việc làm tăng thêm là bao nhiêu. Các chỉ tiêu hiệu quả trên còn có thể được xác định cho bình quân năm chokysnghieen cứu của doanh nghiệp. Trị số của các chỉ tiêu hiệu quả xem xét càng cao chứng tỏ hoạt động đầu tư của doanh nghiệp đã đem lại hiệu quả kinh tế xã hội ngày càng cao. 2.2.2. Hiệu quả đầu tư đồi với các doanh nghiệp hoạt động công ích. Doanh nghiệp hoạt động công ích là doanh nghiệp nhà nước sản xuất, cung ứng dịch vụ công cộng theo các chính sách của nhà nước hoặc thực hiện nhiệm vụ quốc phòng. Theo quy định hiện hành, doanh nghiệp nhà nước có doanh thu trên 70% trở lên từ hoạt động công ích thì doanh nghiệp đó được xếp vào loại hình doanh nghiệp hoạt động công ích. Các chỉ tiêu hiệu quả cơ bản thường được sử dụng như sau: * Hệ số huy động TSCĐ (so với vốn đầu tư thực hiện trong kỳ hay so với toàn bộ tổng vốn đầu tư thực hiện). Trị số chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả đầu tư của doanh nghiệp hoạt động công ích càng cao. * Mức chi phí đầu tư tiết kiệm được so với tổng mức dự toán: Trị số của chỉ tiêu này càng cao với điều kiện các công trình đầu tư được đưa vào hoạt động đúng thời hạn và đảm bảo thực hiện được các mục tiêu được giao thì hiệu quả hoạt động đầu tư phát triển của doanh nghiệp hoạt động công ích càng cao. * Thời gian hoàn thành sớm so với thời gian dự kiến đưa công trình vào hoạt động song vẫn đảm bảo chất lượng công trình và chi phí trong phạm vi được duyệt. Chỉ tiêu này càng nhỏ thì hiệu quả đầu tư của doanh nghiệp hoạt động công ích càng cao. Đối với doanh nghiệp hoạt động công ích có thu có thể tính thêm các chỉ tiêu hiệu quả tài chính như các doanh nghiệp kinh doanh như sản lượng (doanh thu) tăng thêm tính trên 1 đơn vị vốn đầu tư phát huy tác dụng trong kỳ của doanh nghiệp, 2.3. Hiệu quả đầu tư của ngành, địa phương, vùng và toàn bộ nền kinh tế. 2.3.1. Hiệu quả kinh tế: 2.3.1.1. Mức tăng của giá trị sản xuất so với toàn bộ vốn đầu tư phát huy tác dụng trong kỳ nghiên cứu (HIv(GO)). Chỉ tiêu này được xác định bằng cách so sánh giữa mức tăng của giá trị sản xuất với toàn bộ vốn đầu tư phát huy tác dụng trong kỳ nghiên cứu của ngành, địa phương, vùng và của toàn bộ nền kinh tế. Trong đó: + : Giá trị sản xuất tăng thêm trong kỳ nghiên cứu của ngành, địa phương, vùng và của toàn bộ nền kinh tế. + IvPHTD: Vốn đầu tư phát huy tác dụng trong kỳ nghiên cứu của ngành, địa phương, vùng và toàn bộ nền kinh tế. Chỉ tiêu này cho biết 1 đơn vị vốn đầu tư phát huy tác dụng đã tạo ra mức tăng giá trị sản xuất bao nhiêu trong kỳ nghiên cứu cho các ngành, địa phương, vùng và toàn bộ nền kinh tế. 2.3.1.2. Mức tăng của tổng sản phẩm quốc nội so với toàn bộ vốn đầu tư phát huy tác dụng trong kỳ nghiên cứu (HIv(GDP)). Chỉ tiêu này được xác định bằng cách so sánh giữa mức tăng của tổng sản phẩm quốc nội với toàn bộ vốn đầu tư phát huy tác dụng trong kỳ nghiên cứu của ngành, địa phương, vùng và của toàn bộ nền kinh tế. Trong đó: + : Mức tăng của tổng sản phẩm quốc nội trong kỳ nghiên cứu của ngành, địa phương, vùng và của toàn bộ nền kinh tế. Chỉ tiêu này cho biết 1 đơn vị vốn đầu tư phát huy tác dụng đã tạo ra mức tăng tổng sản phẩm quốc nội bao nhiêu trong kỳ nghiên cứu cho các ngành, địa phương, vùng và toàn bộ nền kinh tế. 2.3.1.3. Mức tăng của giá trị tăng thêm so với toàn bộ vốn đầu tư phát huy tác dụng trong kỳ nghiên cứu (HIv(VA)). Chỉ tiêu này được xác định bằng cách so sánh giữa mức tăng của giá trị tăng thêm so với toàn bộ vốn đầu tư phát huy tác dụng trong kỳ nghiên cứu của từng ngành. Trong đó: + : Mức tăng của giá trị gia tăng trong kỳ nghiên cứu của từng ngành. + IvPHTD: Vốn đầu tư phát huy tác dụng trong kỳ nghiên cứu của ngành, địa phương, vùng và toàn bộ nền kinh tế. Chỉ tiêu này cho biết 1 đơn vị vốn đầu tư phát huy tác dụng đã tạo ra mức tăng giá trị gia tăng là bao nhiêu trong kỳ nghiên cứu cho từng ngành. 2.3.1.4. Mức tăng của tổng sản phẩm quốc nội so với giá trị tài sản cố định huy động trong kỳ nghiên cứu (HF(GDP)). Chỉ tiêu này được xác định bằng cách so sánh giữa mức tăng của tổng sản phẩm quốc nội với giá trị tài sản cố định huy động trong kỳ nghiên cứu của địa phương, vùng và của toàn bộ nền kinh tế. Trong đó: + : Mức tăng của tổng sản phẩm quốc nội trong kỳ nghiên cứu của ngành, địa phương, vùng và của toàn bộ nền kinh tế. + F: Là giá trị tài sản cố định huy động trong kỳ nghiên cứu của địa phương, vùng và toàn bộ nền kinh tế. Chỉ tiêu này cho biết 1 đơn vị tài sản cố định huy động trong kỳ đã tạo ra mức tăng tổng sản phẩm quốc nội bao nhiêu trong kỳ nghiên cứu cho địa phương, vùng và toàn bộ nền kinh tế. 2.3.1.5. Mức tăng của giá trị gia tăng so với giá trị tài sản cố định huy động trong kỳ nghiên cứu (HF(VA)). Chỉ tiêu này được xác định bằng cách so sánh giữa mức tăng của giá trị gia tăng với giá trị tài sản cố định huy động trong kỳ nghiên cứu của từng ngành. Trong đó: + : Mức tăng của giá trị gia tăng trong kỳ nghiên cứu của từng ngành. + F: Là giá trị tài sản cố định huy động trong kỳ nghiên cứu của địa phương, vùng và toàn bộ nền kinh tế. Chỉ tiêu này cho biết 1 đơn vị tài sản cố định huy động trong kỳ đã tạo ra mức tăng giá trị gia tăng là bao nhiêu trong kỳ nghiên cứu cho từng ngành. 2.3.1.6. Suất đầu tư cần thiết để làm tăng thêm một đơn vị tổng sản phẩm quốc nội (tính cho từng địa phương, vùng và toàn bộ nền kinh tế) hoặc một đơn vị giá trị gia tăng (tính cho từng ngành). Chỉ tiêu này cho biết để tạo ra một đơn vị tổng sản phẩm quốc nội tăng thêm hoặc một đơn vị giá trị gia tăng cần bao nhiêu vơn đầu tư. Xét trên góc độ sử dụng nguồn lực đầu vào là vốn và đầu ra là mức tăng trưởng (∆GDP hay ∆VA), hệ số ICOR phản ánh đúng hiệu quả của việc sử dụng vốn. Tuy nhiên việc sử dụng chỉ tiêu này để đánh giá hiệu quả đầu tư có những hạn chế là: chưa tính đến độ trễ của thời gian trong đầu tư, chưa xem xét đến ảnh hưởng ảnh hưởng của các yếu tố đầu vào khác như lao động, đất đai, công nghệ và ảnh hưởng của các yếu tố ngoại ứng. Vì vậy khi sử dụng chỉ tiêu này phải xem xét trong điều kiện nhất định khi các điều kiện liên quan đến việc gia tăng sản lượng không đổi. 2.3.1.7. Hệ số huy động Tài sản cố định (HTSCĐ). Chỉ tiêu này biểu thị mối quan hệ tỷ lệ giữa giá trị TSCĐ huy động ở các cấp độ ngành, địa phương, vùng và toàn bộ nền kinh tế trong kỳ nghiên cứu với tổng số vốn đầu tư thực hiện trong kỳ nghiên cứu ở các cấp độ ngành, địa phương, vùng và toàn bộ nền kinh tế. Trong đó: + F: Giá trị TSCĐ huy động trong kỳ nghiên cứu của ngành, địa phương, vùng và toàn bộ nền kinh tế. + IvTH: Vốn đầu tư thực hiện trong kỳ nghiên cứu của ngành, địa phương, vùng và toàn bộ nền kinh tế hoặc toàn bộ vốn đầu tư thực hiện. Trị số của chỉ tiêu này càng cao phản ánh việc thi công dứt điểm xây dựng công trình, các công trình nhanh chóng được huy động vào sử dụng trong từng ngành, vùng, địa phương và toàn bộ nền kinh tế làm tăng năng lực sản xuất kinh doanh dịch vụ của ngành, vùng, địa phương và toàn bộ nền kinh tế. Ngoài các chỉ tiêu cơ bản trên, để đánh giá hiệu quả kinh tế của đầu tư theo cấp độ ngành, địa phương, vùng và toàn bộ nền kinh tế còn có thể sử dụng các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế khác như: mức tăng thu nhập quốc dân, mức tăng thu ngân sách, mức tăng thu ngoại tệ hay mức tăng kim ngạch xuất khẩu so với vốn đầu tư phát huy tác dụng trong kỳ nghiên cứu; tác động của đầu tư phát triển đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế và các hoạt động khác. Mức đóng góp cho ngân sách tăng thêm tính trên một đơn vị vốn đầu tư phát huy tác dụng trong kỳ nghiên cứu của ngành, địa phương, vùng và toàn bộ nền kinh tế. Mức tiết kiệm ngoại tệ tăng thêm tính trên một đơn vị vốn đầu tư phát huy tác dụng trong kỳ nghiên cứu của ngành, địa phương, vùng và của toàn bộ nền kinh tế. 2.3.2. Hiệu quả về mặt xã hội của đầu tư phát triển: Các chỉ tiêu cơ bản được sử dụng để phản ánh hiệu quả xã hội của hoạt động đầu tư phát triển ở cấp độ ngành, địa phương, vùng và toàn bộ nền kinh tế như sau: Số lao động có việc làm do đầu tư và số lao động có việc làm tính trên một đơn vị vốn đầu tư phát huy tác dụng trong kỳ nghiên cứu. Mức giá trị gia tăng phân phối cho các nhóm dân cư và vùng lãnh thổ và mức giá trị gia tăng phân phối cho các nhóm dân cư và vùng lãnh thổ tính trên một đơn vị vốn đầu tư phát huy tác dụng trong kỳ nghiên cứu. Các tác động khác như: chỉ tiêu cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho người dân, cải thiện chất lượng hành tiêu dùng và cơ cấu hàng tiêu dùng của xã hội, cải thiện điều kiện làm việc, cải thiện môi trường sinh thái, phát triển giáo dục, y tế, văn hóa và sức khỏe .v.v. III. Thực trang hiệu quả đầu tư và ứng dụng một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả đầu tư vào sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ở một số ngành nghề lĩnh vực trong hoạt động thực tiễn. 3.1. Thực trạng hiệu quả đầu tư ở Việt Nam Mặc dù dã đạt được một số thành tựu quan trọng trong công cuộc đổi mới, cải cách kinh tế trong vài thập kỷ lại đây, nhưng hiệu quả đầu tư – nhân tố có ý nghĩa quyết định đến tốc độ và chất lượng tăng trưởng, đặc biệt là trong dài hạn - ở Việt Nam hiện nay lại đang được đánh giá là kém hiệu quả. Thực tế trong những năm qua, để duy trì mức tăng trưởng như hiện nay, Việt Nam đã phải trả một giá khá đắt khi tỷ lệ thất thoát ở mức khá cao, điều này là hết sức nghịch lý đối với một quốc gia đang phát triển cần sử dụng vốn đầu tư hiệu quả nhất. Chính vì lẻ đó việc mở rộng quy mô và nâng cao hiệu quả đầu tư là một trong những giải pháp quan trọng được Đảng và Chính phủ đề ra nhằm đẩy mạnh tốc độ và cải thiện chất lượng tăng trưởng, tiếp tục sự nghiệp CNH – HĐH đất nước. 3.1.1. Thực trạng đầu tư của Việt Nam trong những năm qua * Tỷ lệ đầu tư tăng lên nhưng tốc độ phát triển kinh tế tổng thể không có sự thay đổi căn bản. Thứ nhất là sự tăng lên của hệ số ICOR: BẢNG 1: Đầu tư, tăng trưởng và ICOR giai đoạn 1990 – 2003 Năm Vốn đầu tư Tốc độ tăng GDP(%) Tỷ lệ vốn đầu tư so với GDP ICOR Giá trị (tỷ đồng) Tốc độ tăng (%) 1990 7581,4 26,53 5,09 18,07 3,55 1991 19219,8 18,47 5,81 25,06 4,31 1992 24736,7 51 8,70 22,38 2,57 1993 42177,2 38,22 8,08 30,07 3,72 1994 54296,2 -0,97 8,83 30,41 3,44 1995 72447 33,90 9,54 31,65 3,32 1996 87386,5 14,89 9,34 32,12 3,44 1997 108370 19,23 8,15 34,55 4,24 1998 117134 2,65 5,76 32,45 5,63 1999 131170,9 9,79 4,77 32,80 6,88 2000 145333 10,8 6,79 32,91 4,85 2001 163543 12,21 6,89 33,98 4,93 2002 193098,5 15,67 7,08 36,04 5,09 2003 219675 10,45 7,26 36,27 5,0 Nguồn: Tính toán từ niên giám thông kê năm 2004, Nxb Thống kê, HN 2005 Trong những năm qua, đầu tư được đánh giá là nhân tố quan trọng nhất quyết định tốc độ tăng trưởng kinh tế, đẩy mạnh công cuộc xóa đói giảm nghèo, thực hiện sự nghiệp CNH – HĐH ở việt Nam. Đầu tư tăng lên cả về giá trị tuyệt đối và tỷ lệ so với GDP. Ngoại trừ năm 1998 do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ châu Á, còn lại nhìn chung tốc độ vốn đầu tư tăng lên lien tục, nếu như năm 1990 vốn đầu tư mới chỉ dừng lại ở 7.581,4 tỷ đồng và năm 2003 đã lên đến 219.675 tỷ đồng. Tuy nhiên hiệu quả sử dụng vốn đầu tư của chúng ta hiện nay đang được đánh giá là kém hiệu quả, điều đó được thể hiện trước hết ở sự tăng lên của hệ số ICOR. Mặc dù có biến động ở một vài năm, nhưng nếu như năm 1990 hệ số ICOR mới chỉ là 3,55 thì đến năm 2003 đã lên đến 5,0. Hệ số ICOR không phải là tiêu chí duy nhất để đánh giá hiệu quả đầu tư, nhưng đây là tiêu chí quan trọng hàng đầu, từ những thất thoát lãng phí trong đầu tư xây dựng, tình trạng tham ô diễn ra một cách khá phổ biến ở Việt Nam trong thời gian qua cho thấy sự gia tăng hệ số ICOR là hoàn toàn có cơ sở. Thứ hai là vấn đề đầu tư tài sản vốn vật chất. Giai đoạn cuối thập kỷ 70 đầu thập kỷ 80 của thế kỷ XX, VieetjNam thực hiện chính sách ưu tiên đầu tư quá mức vào ngành công nghiệp năng vào ngành công nghiệp năng thong qua khu vực các doanh nghiệp nhà nước hoạt động kém hiệu quả, vốn con người, công nghệ, dẫn đến sự mất cân đối nghiêm trọng về phân bổ và sử dụng nguồn lực. Từ giữa thập kỷ 80, chính sách đầu tư vào tài sản vốn vật chất đã có sự thay đổi đáng kể, theo đó giảm sự can thiệp trực tiếp của Nhà nước vào các hoạt động sản xuất kinh doanh cụ thể. Nhà nước chỉ quản lý ở tầm vĩ mô, tạo cơ chế huy động và khuyến khích các thành phần kinh tế ham gia đâu tư, thực hiện cổ phần hóa và đổi mới doanh nghiệp, tiếp tục thực hiện chinhsachs mở cửa, hội nhập kinh tế. Tuy nhiên thực tế là trong giai đoạnh này, đầu tư của Nhà nước vào khu vực kinh tế quốc doanh vẫn tiếp tục giữ tỷ trọng cao và tăng lên khá nhiều so với các thành phần kinh tế khác, mặc dù xu hướng đóng góp của khu vực này cho GDP lại đang có xu hướng giảm đi, điều đó được thể hiện ở bản dưới đây: BẢNG 2: Cơ cấu đầu tư theo thành phần kinh tế và tỷ trọng của từng khu vực trong GDP (giá hiện thành) Cơ cấu đầu tư (%) Cơ cấu GDP (%) 1995 2000 2003 1995 2000 2003 Khu vực nhà nước 42,0 57,5 56,5 40,2 38,5 38,3 Khu vực ngoài quốc doanh 27,6 23,8 26,7 53,5 48,2 47,8 Khu vực có vốn ĐT nước ngoài 30,4 18,7 16,8 6,3 11,4 14,0 Nguồn: Tổng cục thống kê 2005 Nhìn vào bảng trên ta thấy, nếu như năm 1995 1% đóng góp của khu vực nhà nước vào GDP tương wgns với 1,04% đóng góp của đâu tư thì đến năm 2000 là GDP cần 1,49% và năm 2003 là 1,48%. Như vậy, nhìn chung để có 1% đóng góp vào GDP, khu vực kinh tế nhà nước ngày càng cần mức đầu tư cao hơn, trong khi đó khu vực kinh tế tư nhân trong nước tuy có tỷ trọng đầu tư thấp nhất nhưng đóng góp vào GDP lại ở mức cao nhất. Theo tính toán năm 1995 1% GDP được tạo ra bởi khu vực này chỉ cần mức đầu tư 0,52% và năm 2003 là 0,55%. Vì vậy trong thời gian tới chúng ta cần xem xét lại cơ cấu đầu tư một cách hợp lý hơn theo hướng tập trung vào những ngành mang lại hiệu quả kinh tế cao, những khu vực có khả năng đóng góp cho GDP nhiều nhất, tránh tập trung quá nhiều vào khu vực doanh nghiệp nhà nước kém hiệu quả. Ngay cả trong cơ cấu đầu tư cũng có sự mất cân đối thể hiện ở hai chương trình đầu tư quốc gia giai đoạn 1996 – 2000, 2001 – 2005, trong đó đầu tư cho các ngành nông – lâm – ngư nghiệp, công nghiệp – xây dựng và giao thong vận tải – bưu chính viễn thông vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất: 76,3%, 74%. Trong khi đó đầu tư vào các lĩnh vực khoa học công nghệ, giáo dục, y tế, xã hội chiếm tỷ trọng khá khiêm tốn là 5,8%, sản xuất thép Thứ ba là chỉ số năng suất tổng hợp (TFP) tăng với tốc độ thấp. Mặc dù còn một số điểm khác biệt và hạn chế trong cách tính chỉ số này, nhưng nhìn chung đây là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng nguồn lực sản xuất và là một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá chất lượng tăng trưởng, cũng như sự phát triển bền vững của nền kinh tế. Tốc độ tăng năng suất tổng hợp cho ta biết tỷ lệ tăng lên của kết quả sản xuất do nâng cao năng suất tổng hợp chung (như các yếu tố cải thiện công nghệ, vốn con người). Tốc độ tăng TFP bình quân của nền kinh tế Việt Nam giai đoạn 1992 – 2002 là 1,71%, trong đó cụ thể các năm như sau: 1,56% (1991), 3,97% (1992), 2,12% (1993), 2,35% (1994), 2,99% (1995), 2,90% (1996), 1,88% (1997), -0,44% (1998), -0,75% (1999), 1,34% (2000), 1,11% (2001), và 1,43% (2002). Nhìn chung tốc độ tăng cũng như mức đóng góp của TFP vào tốc độ tăng trưởng của Việt nam trong những năm qua còn thấp so với một số nước trong khu vực. Chẳng hạn như mức bình quan của Hàn Quốc thời kỳ 1980 – 1990 (thời kỳ trước thời điểm điểm tính toán của chúng ta rất nhiều) có tốc độ tăng là 2,80 và mức đóng góp là 31,46%, Xingapo là 3,9 và 57,35%, Thái Lan là 1,6 và 21,33%, đặc biệt ấn Độ là 3,6 và 66,67%. Điều đáng nói là tốc độ tăng trưởng GDP của nền kinh tế trong những năm qua chủ yếu vẫn là do mở rộng quy mô sản xuất theo chiều rộng với việc đầu tư them vốn, lao động. Còn đầu tư vào các nhân tố như đổi mới công nghệ, con người tuy đã có xu hướng tăng lên nhưng nhìn chung vẫn còn thấp, phản ánh chất lượng tăng trưởng chưa cao. Trong sự tăng lên của GDP, phần đóng góp cho sự tăng của TFP (tính chung cho cả thời kỳ 1991 – 2002) mới chỉ đạt khoảng 22,97%, đứng đầu vẫn là do đầu tư của vốn với 57,93% và cuối cùng là lao động 19,10%. *Tỷ lệ hình thành tài sản cố định có xu hướng giảm. Trong những năm qua, do lượng vốn đầu tư có hạn, cùng với việc một lúc thực hiện quá nhiều dự án, nên tình trạng chung của các dự án là dở dang, chậm tiến độ hoàn thành. Theo thống kê sơ bộ, chỉ tính riêng năm 2003 có khoảng trên 10.000 dự án thuộc nhóm B và C đang thực hiện, nhưng chỉ có khoảng 20% số dự án sẽ kết thúc đầu tư, trong khi đó nếu chiểu theo quy định về thời gian thì phải có 38% số dự án phải hoàn thành. Điển hình cho việc chậm của các dự án đầu tư phải kể đến dự án xây dựng Nhà máy lọc dầu Dung Quất (công trình kéo dài trong suốt 15 năm). Sự chậm trể của dự án này do có nguyên nhân quan trọng là Nhà nước không thể huy động đủ vốn như đã dự tính cho công trình. BẢNG 3: Tỷ lệ hình thành tài sản cố định trên tổng đầu tư. Năm Giá trị tài sản cố định mới tăng theo giá thực tế Vốn đầu tư theo giá thực tế % 2000 104.582 151.183,0 69 2001 111.895 170.496,0 65 2002 120.611 199.104,5 60 2003 142.568 231.616,0 61 2004 179.000 275.000,0 65 2005 225.000 335.000,0 67 Nguồn: Tính toán từ niên giám thông kê năm 2004, Nxb Thống kê, HN 2005 Tỷ lệ hình thành tài sản cố định cũng là một trong những chỉ tiêu phản ánh hiệu quả đầu tư. Tất nhiên không phải tất cả các công trình ngay một lúc đều phairhoanf thành và phát huy hiệu quả, nhưng qua việc tỷ lệ hoàn thành của các công trình xây dựng có xu hướng giảm trong những năm gần đây cho thấy hiệu quả đầu tư của chúng ta nhìn chung là khá thấp. Nhìn vào sơ đồ trên ta thấy tỷ lệ sản phẩm dở dang, hang tồn kho năm 2000 là 31%, 2001 là 35% và đặc biệt năm 2002 là 40%, 2003 là 39%, và năm 2004, 2005 là 35%, và 33%. Sở dĩ vào hai năm 2004, 2005 tỷ lệ sản phẩm dở dang có giảm đi là do Chính phủ đã có những biện pháp kiên quyết hơn nhằm khắc phục và hạn chế tình trạng tham ô, thất thoát, dàn trải trong đầu tư. Theo đó từ cuối năm 2004 đặc biệt là năm 2005 được Chính phủ lựa chọn là năm điểm để đấu tranh khác phục chống tham nhũng, lãng phí, thất thoát và đầu tư dàn trải Cụ thể Chính phủ đã kiên quyết dừng lại những dự án đầu tư kém hiệu quả, những dự án xác định là sai thiết kế như Nhà máy giấy ở Kon Tum. Bên cạnh đó, Chính phủ cũng tạm hoãn chưa thực hiện một số dự án đã được phê duyệt, nhưng chưa cân đối được nguồn vốn và kiên quyết giải quyết tình trạng nợ đọng trong xây dựng; các địa phương từ năm 2004 trở đi phải dung một phần ngân sách địa phương được cấp để giải quyết nợ đọng xây dựng từ những năm trươc * Tình trạng thất thoát lãng phí trong đầu tư xây dựng. Thất thoát lãng phí trong đầu tư xây dựng đang là một vấn đề nhức nhối gây ra nhiều bức xúc trong dư luận nhân dân thời gian qua. Thực tế này tồn tại dai dẳng trong nền kinh tế trong nhiều năm qua với mức độ khá trầm trọng. Chính vì lẽ đó mà trong thời gian gần đây, Đảng và Chinhsphur đang làm hết sức để đẩy lùi tình trạng này. Thất thoát, lãng phí trong đầu tư xây dựng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng, tuổi thọ và hiệu quả hoạt động của các công trình xây dựng, điều đó giải thích tại sao có nhiều công trình xuống cấp nhanh chóng khi mới đưa vào sử dụng, hay hoạt động kém hiệu quả. Năm 2005, Tổng hội xây dựng Việt Nam đã cho công bố danh mục 58 công trình xây dựng lãng phí thất thoát và năm 2006 tiếp tục công bố danh sách 43 công trình xây dựng thất thoát lãng phí. Theo báo cáo thanh tra nhà nước ngày 17-7-2003, con số thất thoát của các công trình xây dựng đáng để chúng ta phải suy nghĩ: cầu Bình Triệu (25,23%); Cầu Nguyễn Tri Phương (28,6%); Bệnh viện đa khoa Tuy Hòa (35,96%), Công trình xây dựng đường Thanh Yên – Công sự Kiên Giang (58,6%). Năm 2006 Tổng hội xây dựng Việt Nam lại tiếp tục cho công bó danh mục 43 công trình thất thoát, lãng phí trong xây dựng đầu tư. Điều đó cho thấy tuy thời gian qua chúng ta đã đưa ra nhiều giải pháp để cải thiện tình trạng thất thoát lãng phí trong đầu tư, nhưng kết quả đạt được còn nhiều hạn chế. Danh sách các công trình xây dựng sai phạm lãng phí thất thoát ngày càng dài thêm và hầu như công trình nào thanh tra, kiểm tra cũng phát hiện thấy sai phạm, thất thoát. Chương trình kiên cố hóa 28.300 km kênh mương là một ví dụ điển hình. Với tổng số mức đầu tư 8.900 tỷ đồng, qua kiểm tra 901 dự án, phát hiện thấy 425 dự án sai phạm, ở hầu hết các địa phương, cụ thể khai man khối lượng 44%, thất thoát 12 tỷ đồng; sai về đơn giá, thất thoát 2,13 tỷ đồng; sai do đền bù giải phóng mặt bằng, thất thoát 2,7 tỷ đồng, lãng phí mất 1,8 tỷ đồng, đặc biệt như tỉnh Ninh Thuận có đến 85% số dự án sai phạm. * Tình trạng đáng báo động về nợ đọng trong xây dựng. Hiện nay do nheieuf nguyên nhân khác nhau, đặc biệt là sự dàn trải phân tán trong đầu tư đã dẫn đến tình trạng đáng báo động về nợ đọng trong xây dựng ở Việt Nam. Nợ đọng trong xây dựng cơ bản cả về số lượng dự án và số vốn đầu tư đang là bài toán nan giải đối với nền kinh tế của chúng ta, là nhân tố cản trở, kìm hãm tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế. với việc hàng năm có hang ngàn dự án được phê duyệt và cấp phép đầu tư và số dự án được phê duyệt luôn lớn hơn số dự án đang thức hiện dở dang, càng làm cho số nợ đọng xây dựng tăng lên một cách nhanh chóng. Tính đến năm 2003, nợ đọng xây dựng cơ bản vào khoảng 11.000 tỷ đồng (chiếm 25% tổng đầu tư ngân sách và bằng 50% vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước năm 2003). Cụ thể trong đó các bộ, ngành trung ương chiếm 3.700 tỷ đồng, còn lại là các tỉnh thành phố ở đại phương là 7.400 tỷ đồng. Điều đáng nói là trong số trên 11.000 tỷ đồng có đến 7.200 tỷ đồng là số nợ ngoài kế hoạch vượt tổng dự toán, không hoàn thành trước năm 2002. Còn lại 3.734 tỷ đồng thì các tỉnh và thành phố ở địa phương chiếm 2.800 tỷ đồng và các bộ - ngành ở trung ương chiếm 790 tỷ đồng. Mặc dù đã co những giải pháp và cách thức xử lý khá quyết liệt trong vài năm trở lại đây, nhưng hiện nay con số nợ cơ bản vẫn tiếp tục tăng lên theo thời gian và đang là một thách thức lớn đối với nền kinh tế của chúng ta. Theo số liệu đến cuối năm 2004, nợ đọng xây dựng cơ bản trong cả nước đã lên đến trên 13.000 tỷ đồng, trong đó nợ của các ngành giao thong – vận tải tiếp tục chiếm tỷ lệ cao với 35,36%, nông nghiệp và thủy lợi chiếm 11,15%. * Dự án kém hiệu quả chủ yếu sử dụng nguồn vốn ngân sách Vào những năm 1984 – 1986 phong tào làm nhà máy lắp lốp ô tô, sản xuất xe đạp, nhà máy cơ điện, nhà máy bia nở ra rầm rộ và sau đó nhanh chóng thất bại khi tỉnh nào cũng đua nhau xây dựng thực hiện mà không tính đến nhu cầu thị trường, khả năng tiêu thu, khả năng thu hồi vốn Đến thời kỳ đổi mới, hiện tượng kinh tế phong trào này vẫn còn tiếp diễn vowisquy mô và mức độ còn có vẻ trầm trọng hơn. Đó là phong trào xây dựng các nhà máy đượng, xi măng, các nhà máy bia, khu nghỉ mát Sau thất bại của kinh tế phong trào như thép, mía đường, xi măng, các nhà máy thép, các khu nghỉ mát, các nhà máy bia. Đến thất bại của các chương trình đánh bắt cá xa bờ Điều đáng nói là trong những thất bại kinh tế phong trào thời gian qua dường như chưa đủ để rút ra bài học cho các địa phương, do sức ép của giải quyết việc làm và tăng thu ngân sách, nhiều địa phương đã tìm đủ mọi cách để có bằng được dự án đầu tư bất chập hiệu quả kinh tế. Mới đây sau 5 năm thực hiện, chương trình chăn nuôi bò sữa đã hoàn toàn thất bại. Dự án chăn nuôi bò sữa với mục đích cải thiện đời sống của nhân dân, gắn phát triển chăn nuôi bò sữa với giảm nghèo đã không phát huy hiệu quả như mong muốn. Ban đầu dự án đã thành công ở một số địa phương như thành phố Hồ Chí Minh, nhưng về sau nó trở thành một phong trào phát triển rộng khắp trên 30 tỉnh thành trên cả nước, bất chấp những yếu tố về điều kiện tự nhiên con giống nên dự án đã thất bại hoàn toàn. Kết quả là dự án thực hiện với mục địch giảm nghèo nhưng hầu hết người nông dân lại rơi vào vòng nghèo đói luẩn quẩn vì khi dự án thất bại họ còn nợ các ngân hàng những khoản tiền lớn. 3.1.2. Nguyên nhân của tình trạng đầu tư kém hiệu quả * Những bất cập tồn tại trong cơ chế đầu tư Cơ chế đầu tư được xem là nguyên nhân sâu xa dẫn đến tình trạng đầu tư kém hiệu quả ở Việt Nam trong thời gian qua. Một trong những bất cập của cơ chế đầu tư hiện nay chính là “vòng trong khép kín” của quy trình đầu tư. Trên thực tế rất nhiều dự án đầu tư từ cơ quan xét duyệt, đơn vị thi công, bộ phận giám sát, tư vấn kỹ thuật đều cùng một bộ chủ quản. Vì vậy việc đánh giá, giám sát dự án có thể thiếu tính minh bạch, khách quan. Trong tương lai Chính phủ sẽ thành lập một cơ quan giám sát hiệu quả hoạt động của dự án đầu tư. Cơ quan này sẽ hoạt động độc lập, có đầy đủ quyền năng và chịu trách nhieeum trước Quốc hội và Chính phủ. Hơn nữa trong thời gian tới để khắc phục và hạn chế tình trạng trên, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang kiến nghị với Thủ tưởng tiến hành tổng rà soát tất cả các dự án đầu tư xây dựng cơ bản trên phâm vi cả nước, trong đó điều chỉnh quan trọng nhất là xóa bỏ tình trạng khép kín trong đầu tư xây dựng, bởi trong thời gian qua tình trạng này được xác định là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến lãng phí thất thoát. Cụ thể Bộ Kế hoạch và Đầu tư kiến nghị Thủ tướng Chính phủ ban hành quy định các đơn vị tư vấn thiết kế, thi công và giám sát sẽ không cùng một bộ chủ quản hoặc một địa phương nữa. Bất cập thứ hai trong cơ chế đầu tư đó là những quy định thiếu rõ rang, chồng chéo trong lĩnh vực quản lý đầu tư. Kết quả là khi có sai phạm xảy ra thường dẫn đến tình trạng đổ lỗi quy kết trách nhiệm lẫn nhau giữa các bên có liên kết. Thực tế trong những năm qua là mặc dù một dự án đầu tư thường chịu sự giám sát của rất nhiều cơ quan từ bộ chủ quản, địa phương, ban ngành nhưng khi dự án đó được xác định là kém hiệu quả thì không có cơ quan, cá nhân nào đứng ra chịu trách nhiệm chính. Chẳng hạn như năm 2005, Tổn hội xây dựng Việt Nam công bố 58 dự án chương trình lãng phí thất thoát có sai phạm và năm 2006 tiếp tục công bố 43 dự án công trình sai phạm, thất thoát với những con số thất thoát khổng lồ, nhưng gần như không có cá nhân phải chịu trách nhiệm. Trường hợp Nhà máy giấy ở tỉnh Kon Tum phải dừng lại không tiếp tục xây dựng là một ví dụ. Khi xảy ra sự việc trên, Bộ kế hoạch và Đầu tư trả lời rằng trách nhiệm đó thuộc về địa phương, nhưng địa phương lại cho rằng Bộ Kế hoạch và Đầu tư không thể không chịu trách nhiệm về sự thất bại của một dự án lớn như vậy. Chỉ có điều một khoản tiền lớn của Nhà nước do đầu tư xây dựng các vùng nguyên liệu và đào tạo công nhân lao động đã bị lãng phí vô ích Sự tồn tại của cơ chế xin cho cũng là một trong những bất cập của cơ chế đầu tư trong thời gian qua. Đây là một trong những vấn đề khá nhạy cảm, tồn tại dai dẳng trong nền kinh tế của chúng ta suốt một thời gian dài. Cơ chế này một mặt xuất phát từ sự nể nang, sự không nghiêm túc trong việc thực hiện các quy định về lạ chọn, thẩm định dự án đầu tư Mặt khác cũng xuất phát từ phong trào chạy dự án của các địa phương. Các địa phương vì muốn tăng thu cho ngân sách, dưới sức ép của bài toán việc làm đã tìm đủ mọi cách để có bằng được dự án. Tình trạng chung là các địaphương chưa được phê duyệt nhưng họ đã tự vay vốn thấm chí với lãi suất cao, vội vàng thi công rồi đặt cơ quan xét duyệt vào sự đã rồi. Theo số liệu của Bộ tài chính cho đến đầu quý II năm 2005, trong danh mục phân bổ vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc ngân sách nhà nước năm 2005 thì có đến 19 dự án với tổng số vốn đầu tư 125 tỷ đồng chưa có quyết định đầu tư; 336 dự án với tổng số vốn trên 1000 tỷ đồng chưa có phê duyệt tổng dự toán. Cơ chế giám sát quản lý các hoạt động đầu tư cũng là một trong những bất cập cần phải được thay đổi và hoàn thiện. Do thiếu một cơ chế giám sát chặt chẽ các hoạt động từ khâu thẩm định lựa chọn, đến tổ chức thi công, tư vấn kỹ thuật, nên các dự án đầu tư có vẻ như được thực hiện các bước khá chẽ với nhiều quy định từ khâu lập dự án tiền khả thi, lập dự án, tổ chức thi công, giám sát nhưng rút cuộc vẫn xảy ra những sai phạm, thất thoát. Thậm chí có những sai phạm diễn ra trong một thời gian dài, với quy mô và mức độ nghiêm trọng, nhưng đều không được phát hiện ra như ở PMU18. Chỉ đến khi sự việc bị phanh phui trên báo chí, cơ quan điều tra đã vào cuộc thì đơn vị chủ quản mới biết. Thực tế là trong thời gian qua, việc giám sát dự án nhiều khi chỉ là đơn thuần là những thủ tục hành chính thiếu thực chất. Chẳng hạn như dự án dầu khí ở Cà Mau với số vốn hàng trăm triệu USD, nhưng khi kiểm tra mới phát hiện ra là nhiều nội dung về đánh giá địa chất và đánh giá về tác động môi trường được sao chép từ một dự án khác của Bà Rịa – Vũng Tàu. Sự giám sát quản lý dự án lỏng lẻo cũng là nguyên nhân quan trọng dẫn đến tình trạng thất thoát, lãng phí trong xây dựng, đặc biệt là sự xuống cấp, kém chất lưởng của các công trình, có thể kể ra đây hàng loạt những dự án như thế: Dự án công viên văn hóa An Hòa thành phố Rạch Giá với tổng số vốn đầu tư 50 tỷ đồng, do quản lý không tốt để thất thoát lớn, nên chất lượng công trình quá kém, sau khi đưa vào sử dụng một số hạng mục đã bị đổ nát; dự án nhà thi đấu đa năng Bắc Ninh vốn đầu tư 21,7 tỷ đồng thi công trong 2 năm, vốn đầu tư tăng lên 28 tỷ đồng nhưng đang thi công thì công trình bị sập gây hậu quả nghiêm trọng; Dự án nhà máy nước Cầu Đỏ - Đà Nẵng, tổng số vốn đầu tư 380 tỷ đồng, nhưng do quản lý đầu tư kém nên công trình đã bị cắt xén nguyên vật liệu, thay đổi thiết kế dẫn đến công trình bị ảnh hưởng nghiêm trọng * Vấn đề quy hoạch đầu tư Quy hoạch là vấn đề sống còn đối với mọi nền kinh tế, là điều kiện đầu tiên đảm bảo sự phát triển của nền kinh tế ở hiện tại cũng như tương lai. Làm quy hoạch là thiết cho đất nước, ngành, vùng những hướng mô hình phát triển trong tương lai. Có thể nói phát triển của nền kinh tế nói chung cũng như ngành, vùng, khu vực nói riêng đòi hỏi những yêu cầu rất khắt khe về mặt quy hoạch đầu tư. Nếu chúng ta thiết kế quy hoạch sai, không đảm bảo về mặt kinh tế kỹ thuật, thì hậu quả của nó để lại là rất khó khắc phục và có khi là không bao giờ khắc phục được. Vai trò của quy hoạch là định hướng phát triển, vì vậy không nên xác định là mục tiêu. Mặc dù công tác quy hoạch của chúng ta chuyển biến, nhưng nhìn chung vẫn tồn tại khá nhiều vướng mắc. Tình trạng chung hiện nay của chúng ta là những quy hoạch thiếu tầm chiến lược lâu dài, thiếu sự khảo sát kỹ lưỡng về mặt địa chất, yếu tố kinh tế bị xem nhẹ Kết quả là rất nhiều dự án hoạt động không hiệu quả, nhiều công trình xây dựng không sử dụng được, bỏ phí. Chẳng hạn như việc xây dựng những nhà máy đường ở Thanh Hóa do không tính toán đến quy hoạch vùng nguyên liệu, nên sau đó việc di dời đã rất tốn kém và khó khăn, hay như Dự án xây dựng bệnh viện đa khoa tỉnh Cà Mau tổng vốn đầu tư 64,5 tỷ đồng, sau 5 năm thi công phải tạm dừng lại vì vấn đề thiết kê. * Tình trạng phân tán dàn trải trong đầu tư. Trong một thời gian dài đầu tư dàn trải đã được xem như là một “căn bệnh trầm kha” rất khó chữa của nền kinh tế Việt Nam. Đầu tư dàn trải là hiện tượng cùng một lúc thực hiện quá nheieuf dự án khiến cho vốn đầu tư bị phân tán, dàn mỏng không phát huy hiệu quả. Nó là nguyên nhất chính dẫn đến hiện tượng nợ đọng, chậm tiến độ trong xây dựng cơ bản thời gian qua. Theo thống kế năm 2001 cả nước có 6.944 dự án được thực hiện; năm 2002 có 7.614, năm 2003 là 10.596 và 2004 có đến 12.355 dự án. Điều đáng nói tính riêng năm 2003 trong số 10,596 dự án, nhưng chỉ có 98 dự án nhóm A, số còn lại là dự án nhóm B, C. Đầu tư dàn trải còn được thể hiện ở ngay cả việc mở rộng quá nheieuf những diện được hưởng nguồn vốn vay ưu đãi. Thời gian qua đối tượng được hướng vốn vay ưu đãi mở ra ngày một nhiều, điều đó làm cho chất lượng và mục đích của hoạt động này không còn như mong muốn. Năm 1995 – 1996 có 9 nhóm ngành được hưởng vốn vay ưu đãi; năm 2000: bổ sung 14 nhóm; năm 2001: bổ sung 17 nhóm; năm 2003 bỏ sung thêm 14 nhóm. Sở dĩ có hiện tượng phân tán dàn trải trong đầu tư như trong thời gian qua một mặt, từ thực tế là xuất phát điểm thấp của nền kinh tế, hầu như ngành nào, vùng nào, địa phương nào cũng cần được đầu tư nâng cấp, nhưng mặt khác cũng xuất phát những yếu tố chủ quan như nhận thức tư duy kinh tế còn những điểm hạn chế, chẳng hạn như yếu tố hiệu quả kinh tế không được xem xét một cách thấu đáo. Về mặt nguyên tắc khi thực hiện bất kỳ một dự án nào, trước tiên phải xem xét về mặt hiệu quả kinh tế, đây là yếu tố mang tính quyết định đốivới một dự án đầu tư. Ngoại trừ một số công trình phúc lợi công cộng, một số công trình xây dựng ở vùng sâu vùng xa đặc biệt khó khăn, mà yếu tố thu hồi vốn không được đặt lên hàng đâu, còn lại khi quyết định đầu tư chúng ta phải tính đến khả năng thu hồi vốn, khả năng sinh lời. Bởi vì bản chất và mục đích của đầu tư là chúng ta phải hy sinh những nguồn lực ở hiện tại để kỳ vọng vào một kết quả cao hơn ở trong tương lai. Với quan niệm vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước neenphair cào bằng và chia đều cho các vùng miền, ngành nghề, khu vực, cộng với thực tế nhu cầu đầu tư lớn, nên khi phân bổ vốn chúng ta thường bị căng kéo bởi nhiều mục tiêu. Chứng ta vẫn có một thói quên là sản xuất ra những thứ mình có chứ không phải những thứ thị trường cần tức là vấn đề hiệu quả kinh tế chưa được xem trọng đúng mức. Để thực hiện chủ trương sản xuất mía đường, chúng ta đã đầu tư xây dựng 32 nhà máy cán và lọc mía đường với số vốn là 750 triệu USD và 350 triệu USD xây dựng cơ sở hạ tầng (đến nay gần 40 nhà máy). Nhưng theo đánh giá của WB thì khả năng thu hồi vốn chỉ đạt khoảng 60 – 70% do các nhà máy hoạt động không đúng công suất, quy hoạch sai, do khi thiết kế đã không tính đến việc quy hoạch các vùng nguyên liệu dẫn đến việc di dời rất tốn kém. Không những thế giá đường của chúng ta cao hơn rất nhiều so với các nước trong khu vực cũng nhưng trên thế giới. 3.1.3. Một số khuyến nghị. Như đã nói ở trên mở rộng quy mô và cải thiện hiệu quả đầu tư được Đảng và Chính phủ xác định là giải pháp quan trọng để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tiếp tục thực hiện CNH – HĐH đất nước. Dưới đây là một số khuyến nghị nhằm thực hiện chủ trương trên: Thứ nhất, cần nhanh chóng hoàn thiện khung khổ pháp lý, hoàn thiện cơ chế đầu tư theo hướng cần có những quy định rõ ràng về việc xác định trách nhiệm cá nhân trong vấn đề thẩm định lựa chọn dự án đầu tư. Hơn nữa cần có một cơ chế giám sát quản lý đầu tư hiệu quả hơn, chẳng hạn như sẽ thành lập một cơ quan thẩm định hiệu quả đầu tư hoạt động độc lập, chịu trách nhiệm trước Quốc hội và Chính phủ. Thứ hai, Chính phủ cần phải giám sát chặt chẽ việc thẩm định lựa chọn những dự án đầu tư, kiên quyết loại bỏ ngay từ trong danh mục đầu tư những dự án kém hiệu quả, và chỉ những dự án có thể huy động cân đói được vốn mới cho phép thực hiện, nhằm loại bỏ hoàn toàn tình trạng nợ đọng, dở dang của các công trình xây dựng. Thứ ba, trong thời gian tới các địa phương sẽ phải gánh vác cùng với Chính phủ vấn đề nợ đọng xây dựng, Chính phủ sẽ hỉ trả nợ những dự án đãhoàn thành từ năm 2002 trơ về trước, các địa phương sẽ phải dung một khoản từ nguồn ngân sách được cấp để trả nợ xây dựng năm trước. Thứ tư, vấn đề hiệu quả kinh tế phải được đặt lên hàng đầu khi xác định lựa chọn thẩm định dự án đầu tư, theo đó yếu tố nhu cầu thị trường, khả năng tiêu thụ, khả năng thu hồi vốn phải được tính toán cẩn thận dựa trên những tiêu chí cụ thể. 3.2. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả đầu tư khoa học công nghệ mới vào sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Một số chỉ tiêu có thể dùng để đánh giá hiệu quả đầu tư khoa học công nghệ (KHCN) vào sản xuất kinh doanh (SXKD) của doanh nghiệp (DN). Các chỉ tiêu đó là: - Giá thành sản phẩm; - Chất lượng hàng hóa; - Lợi nhuận. Để làm sáng tỏ hơn khi vận dụng các chỉ tiêu ấy vào thực tiễn cần chú ý một số điểm sau: Thứ nhất: Đánh giá hiệu quả đầu tư KHCN mới vào SXKD bằng các chỉ tiêu nêu trên có nhiều ưu điểm, đang được nhiều DN áp dụng. Tuy nhiên đối với DN (ngành, lĩnh vực) có chu kỳ SXKD dài hạn từ 5 đến 7 năm, tức là kể từ khi đầu tư KHCN mới phải trải qua 5-7 năm mới có sản phẩm, hàng hóa, lợi nhuận, nhưng lại có yêu cầu biết hiệu quả ngắn hạn (Ví dụ sau một năm đầu tư KHCN mới) nhằm điều chỉnh SXKD và đầu tư KHCN. Thậm chí có trường hợp còn muốn biết hiệu quả trước khi đầu tư KHCN để đưa ra quyết định có đầu tư hay không, hay đầu tư như thế nào. Ở đây thấy rất rõ ràng là chưa có các thông tin: Giá thành, chất lượng hàng hóa hay lợi nhuận để đánh giá hiệu quả đầu tư KHCN mới. Muốn khắc phục trở ngại này cần phải dùng thông tin thay thế thích hợp đối với DN. Chẳng hạn như thay thế thông tin lợi nhuận bằng thông tin số lao động có công ăn việc làm. Ở nước ta hiện nay đầu tư KHCN mới làm tăng (giảm) số lao động có công ăn việc làm cũng được coi là hiệu quả. Nếu vậy hiệu quả được đánh giá bằng công thức sau đây: H: Hệ số co dãn đầu tư KHCN thường tính bằng %. Phản ánh tăng (giảm) 1% đầu tư KHCN làm tăng (giảm) bao nhiêu % số lao động có việc làm. DN: Số lao động có việc làm tăng (giảm) DN = Nl - N0 Nl: Số lao động có việc làm sau khi đầu tư KHCN mới (kỳ báo cáo) N0: Số lao động có việc làm trước khi đầu tư KHCN mới (kỳ gốc) Dx : Mức đầu tư KHCN tăng (giảm) Dx = x1 - x0 xl: Mức đầu tư KHCN mới (kỳ báo cáo) x0: Mức đầu tư KHCN cũ (kỳ gốc) Ví dụ có số liệu thống kê về đầu tư KHCN và số lao động có việc làm của DN như sau: Ký hiệu Kỳ gốc Kỳ báo cáo Tăng (giảm) Tuyệt đối % Mức đầu tư KHCN (tỷ đ) x 10 10,2 0,2 2 Số lao động có việc làm (người) N 100 130 30 30 H = 30% : 2% = 15 Kết quả bằng số cho biết: tăng thêm 1% đầu tư KHCN làm tăng 15% số lao động có việc làm đã chứng tỏ đầu tư có hiệu quả. Ở đây cần lưu ý nếu đầu tư thêm KHCN làm giảm số lao động có việc làm thì phải căn cứ vào kế hoạch sử dụng lao động của DN mới có thể kết luận là hiệu quả hay không hiệu quả. Nếu giảm số lao động có việc làm với nghĩa giải phóng lao động, chuyển bớt một bộ phận lao động vào việc mở rộng quy mô sản xuất, phát triển thêm ngành nghề,v.v thì vẫn được coi là hiệu quả. Thứ hai: Thông qua đánh giá hiệu quả đầu tư KHCN mới, có thể biết được khả năng cạnh tranh và hội nhập vào thị trường của DN. Trong kinh tế thị trường DN được tự chủ SXKD, tự chủ thu thập xử lý thông tin thị trường. Ví dụ như thông tin đầu tư KHCN mới của đối tác, DN tự thu thập xử lý (hoặc phải bỏ tiền để mua) để biết khả năng cạnh tranh và hội nhập của mình vào một thị trường nào đó. Giả sử thu thập được thông tin thị trường như sau: Tên DN Mức đầu tư KHCN (x) Lợi nhuận (P) Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 A 400 408,0 420,04 5 5,20 5,668 B 600 618,0 636,54 6 6,72 7,728 C 650 656,5 676,20 6 6,30 7,623 D 700 728,0 149,84 10 12,40 15,500 E 400 412,0 424,36 3 3,18 3,371 Với thông tin ở bảng trên có thể đánh giá hiệu quả đầu tư KHCN mới bằng chỉ tiêu hệ số co giãn đầu tư KHCN mới. Gọi: : Hệ số co dãn đầu tư KHCN bình quân năm của DN; : Hệ số co dãn đầu tư KHCN bình quân năm của thị trường. So sánh với : Nếu > chứng tỏ DN có khả năng cạnh tranh và hội nhập được vào thị trường; Nếu < chứng tỏ DN ít có khả năng cạnh tranh và hội nhập được vào thị trường. : Hệ số co dãn đầu tư KHCN bình quân của DN Hi : Hệ số co dãn đầu tư KHCN từng năm của DN n: Số năm nghiên cứu Hi: Hệ số co dãn đầu tư KHCN từng năm của DN DPi: Mức lợi nhuận tăng (giảm) qua các năm DPi = Pi - Pi-1 Pi: Mức lợi nhuận năm sau Pi-l: Mức lợi nhuận năm trước liền kề Dxi: Mức đầu tư KHCN tăng (giảm) liên tiếp qua các năm Dxi = xi - xi-l xi: Mức đầu tư KHCN năm sau xi-1: Mức đầu tư KHCN năm trước liền kề : Hệ số co dãn đầu tư KHCN bình quân năm của thị trường : Hệ số co dãn đầu tư KHCN bình quân năm của DN m: Số DN được nghiên cứu Để có số liệu tính và , số liệu ban đầu ở bảng trên được xử lý như sau: Tên DN A B C D E Chung DPi (tỷ đồng) 2001/2000 0,20 0,72 0,30 2,40 0,18 2002/2001 0,468 1,008 1,323 3,100 0,191 Dxi (tỷ đồng) 2001/2000 8 18 6,5 28 12 2002/2001 12,04 18,54 19,695 21,84 12,36 (%) 2001/2000 4,00 12,00 5,00 24,00 6,00 2002/2001 9,00 15,00 21,00 25,00 6,01 (%) 2001/2000 2,00 3,00 1,00 4,00 3,00 2002/2001 2,95 3,00 3,00 3,00 3,00 Hi (%) Năm 2001 2,00 4,00 5,00 6,00 2,00 Năm 2002 3,05 5,00 7,00 8,33 2,00 2,52 4,50 6,00 7,17 2,00 4,44 Dòng (dòng cuối cùng) cho biết những thông tin: - Hệ số co dãn đầu tư KHCN bình quân năm của từng DN - Hệ số co dãn đầu tư KHCN bình quân năm của thị trường: 4,44% - Các DN có sức cạnh tranh và hội nhập vào thị trường mạnh lần lượt là các DN: D, C, B. - Các DN có sức cạnh tranh và hội nhập vào thị trường yếu lần lượt là các DN: E, A. - DN D có hệ số co dãn đầu tư KHCN bằng 7,17 lớn nhất, nên DN này có sức cạnh tranh mạnh nhất so với các DN khác. Trong giai đoạn hiện nay đánh giá hiệu quả đầu tư KHCN mới là rất cần thiết. Có nhiều chỉ tiêu dùng để đánh giá, nhưng chỉ tiêu hệ số co dãn đầu tư KHCN là chỉ tiêu có ý nghĩa kinh tế thiết thực nhất, vì nó phản ánh DN đã thực sự thu được lợi nhuận tức là đã thực sự cạnh tranh và hội nhập được vào thị trường. Ý kiến thứ ba: Dù đánh giá hiệu quả đầu tư KHCN mới bằng chỉ tiêu gì (giá thành, chất lượng hàng hóa, lợi nhuận), phải đánh giá theo quan điểm thị trường. Có nghĩa là hiệu quả của mình (DN) so với hiệu quả các đối tác trên thị trường như thế nào? Lâu nay DN nước ta chỉ quen đánh giá hiệu quả theo kiểu truyền thống thấy được hiệu quả của mình năm sau so với năm trước nhưng không biết chắc chắn hiệu quả các đối tác trên thị trường. Chẳng hạn như người ta cho rằng DN không cạnh tranh và hội nhập được vào thị trường vì chất lượng hàng hóa thấp, giá thành cao. Nhưng thấp cao như thế nào, xếp loại thứ bao nhiêu trên thị trường thì không có thông tin. Hiện nay nếu chỉ dựa vào nguồn thông tin theo chế độ báo cáo thống kê nhà nước, DN không có đủ thông tin thị trường phục vụ cho SXKD của mình. DN phải chủ động làm thông tin thị trường một cách bài bản, coi thông tin thị trường là một bộ máy cấu thành tổ chức SXKD. Đây là việc mới và khó nhưng không có cách nào khác. Nếu không làm tất thông tin thị trường nói chung, thông tin hiệu quả đầu tư KHCN mới nói riêng, DN vẫn còn nhiều khó khăn trong việc cạnh tranh và hội nhập vào thị trường. 3.3. Nội dung đánh giá hiệu quả đầu tư trong hoạt động thẩm định cấp phép đầu tư ở cơ quan nhà nước. Thẩm định dự án đầu tư có nhiều nội dung. Về cơ bản, nội dung thẩm định dự án đầu tư được xem xét trên 5 nhóm chủ yếu đó là: thẩm định các yếu tố về pháp lý, về công nghệ kỹ thuật, về kinh tế tài chính, về tổ chức thực hiện quản lý dự án và về hiệu quả của dự án. Thẩm định các yếu tố về pháp lý: Nội dung thẩm định này với nhiệm vụ là xem xét tính hợp pháp của dự án theo quy định của pháp luật. Sự phù hợp của các nội dung dự án với những quy định hiện hành đã được thể hiện trong các văn bản của pháp luật, chế độ chính sách áp dụng đối với dự án. Sự phù hợp về quy hoạch (ngành và lãnh thổ), quy định về khai thác và bảo vệ tài nguyên. Thẩm định các yếu tố về công nghệ, kỹ thuật: Nội dung thẩm định khía cạnh này nhằm xem xét, đánh giá trình độ, sự hợp lý, tính thích hợp và hiệu quả của các giải pháp công nghệ, kỹ thuật được lựa chọn áp dụng cho dự án. Thẩm định các yếu tố kinh tế, tài chính của dự án: Thẩm định khía cạnh này nhằm xem xét tính khả thi, sự hợp lý của các yếu tố kinh tế, tài chính (nguồn vốn, mức chi phí, doanh thu, các chế độ và nghĩa vụ tài chính...) được áp dụng trong các nội dung của dự án. Thẩm định các điều kiện tổ chức thực hiện, quản lý vận hành dự án: Thẩm định nội dung này nhằm xem xét, đánh giá sự hợp lý, tính chất ổn định, bền vững của các giải pháp và yếu tố liên quan đến tổ chức thực hiện và vận hành, đảm bảo mục tiêu dự định của dự án. Thẩm định về hiệu quả đầu tư: Thẩm định nội dung này nhằm xem xét, đánh giá hiệu quả dự án trên các phương diện tài chính, kinh tế, xã hội, đánh giá hiệu quả tổng hợp của dự án làm căn cứ quyết định đầu tư. Dự án được xem là khả thi, hiệu quả khi việc thẩm định các yếu tố này cho những kết quả đánh giá là tốt hoặc khả quan so với các chuẩn mực thích hợp. Với 5 nhóm nội dung chủ yếu trong thẩm định dự án, tuỳ theo vai trò của từng chủ thể thẩm định đối với dự án đầu tư mà thực hiện thẩm định các nội dung phù hợp. ú Đối với Nhà nước: Nhà nước với vai trò là người quyết định đầu tư: Nội dung thẩm định dự án được xem xét theo 5 nhóm yếu tố trên [16]. Cụ thể, đối với người quyết định đầu tư, nội dung thẩm định dự án nhằm: Xem xét các yếu tố đảm bảo tính hiệu quả của dự án bao gồm: sự cần thiết đầu tư; các yếu tố đầu vào của dự án; quy mô, công suất, công nghệ, thời gian, tiến độ thực hiện dự án; phân tích tài chính, hiệu quả kinh tế xã hội của dự án. Xem xét các yếu tố đảm bảo tính khả thi của dự án bao gồm: sự phù hợp với quy hoạch; nhu cầu sử dụng đất; tài nguyên (nếu có); khả năng giải phóng mặt bằng, khả năng huy động vốn đáp ứng tiến độ của dự án; tổ chức quản lý thực hiện dự án; kết qủa thẩm định thiết kế cơ sở; khả năng hoàn trả vốn vay; giải pháp phòng chống cháy nổ, các yếu tố ảnh hưởng đến dự án như quốc phòng, an ninh, môi trường trên cơ sở ý kiến bằng văn bản của cơ quan liên quan và các quy định khác của pháp luật có liên quan. Nhà nước với vai trò là cơ quan quản lý chức năng: (Thẩm định thiết kế cơ sở theo thẩm quyền quy định của pháp luật, góp ý về các vấn đề có liên quan đến quy hoạch xây dựng, bảo vệ môi trường). Cụ thể, nội dung thẩm định dự án ở cấp độ Nhà nước trong vai trò này là: Xem xét Sự phù hợp của thiết kế cơ sở với quy hoạch xây dựng, sự kết nối với các công trình hạ tầng kỹ thuật ngoài hàng rào. Việc áp dụng các quy chuẩn, tiêu chuẩn về xây dựng, môi trường, phòng chống cháy nổ. Điều kiện năng lực hoạt động xây dựng của tổ chức tư vấn, năng lực hành nghề của cá nhân lập thiết kế cơ sở theo quy định. Quan điểm của Nhà nước khi tiến hành thẩm định dự án đầu tư để thấy được tính cần thiết, phù hợp của dự án với chiến lược, chương trình, kế hoạch phát triển của quốc gia, ngành, địa phương. Trên phương diện Nhà nước, thẩm định dự án đầu tư nhằm xác định hiệu quả sử dụng các nguồn lực xã hội cho dự án, cân đối giữa chi phí và lợi ích để chấp nhận hay bác bỏ dự án. Cụ thể, các cơ quan quản lý ngân sách của Nhà nước quan tâm tới các khoản thu, chi của ngân sách đối với dự án. Các nguồn thu của dự án cho ngân sách bao gồm phí, thuế trực tiếp hoặc gián tiếp. Các khoản ngân sách chi dưới dạng trợ cấp hay trợ giá. Với quan điểm này các phương diện phân tích dự án cụ thể là: Phân tích tài chính: các cơ quan quản lý ngân sách quan tâm tới các chi phí và lợi ích mà dự án sẽ đóng góp hoặc ngân sách phải chi cho dự án như các khoản trợ cấp hay trợ giá (khoản chi), các khoản thu từ dự án như phí, thuế trực tiếp hoặc gián tiếp. Phân tích kinh tế: Thực chất phân tích kinh tế là công cụ đánh giá dự án từ quan điểm quốc gia. Trên cơ sở phân tích tài chính, phân tích kinh tế sử dụng giá cả đã được điều chỉnh trong điều kiện thay đổi của thị trường để phản ánh đầy đủ, chính xác các nguồn lực đã hao phí cũng như những lợi ích kinh tế thực sự đối với một quốc gia. Sử dụng các phân tích kinh tế để điều chỉnh các dòng thu, dòng chi của dự án theo giá kinh tế và xác định những chỉ tiêu hiệu quả kinh tế của dự án đối với quốc gia như NVA (Giá trị gia tăng thuần tuý- Net Value Added), NNVA (Giá trị gia tăng thuần tuý quốc gia – Nation Net Value Added) cùng các chỉ tiêu khác. Phân tích xã hội: Phân tích xã hội chủ yếu xem xét sự phân phối lợi ích theo tất cả các đối tượng trực tiếp hoặc gián tiếp có quan hệ với dự án về lợi ích. Phân tích xã hội đề cập đến việc phân tích ảnh hưởng của các sản phẩm do dự án tạo ra đến xã hội trên quan điểm các chuẩn mực mà xã hội quy định (đáng khen hay đáng chê, tích cực hay tiêu cực, văn minh hay không văn minh...). [2, tr 29] Dự án sẽ đem lại những lợi ích gì cho cộng đồng xã hội (như công ăn việc làm, nâng cao dân trí, phân phối thu nhập, tăng cường tiềm lực công nghệ của đất nước...) và có những tác động gì không có lợi cho đất nước (tiêu phí nguồn lực, tài nguyên, ô nhiễm môi trường, sử dụng vốn đầu tư không hiệu quả...). Trong một số nghiên cứu có thể xem xét chung cả hai phương diện phân tích kinh tế và xã hội thành phân tích kinh tế xã hội. MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc5950.doc
Tài liệu liên quan