Đề tài Hiệu quả kinh doanh ở Công ty Bánh kẹo Hải Hà

Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thật, chất lượng sản phẩm ngày càng được nâng cao, không những thế giá cả sản phẩm cũng luôn được quan tâm. Vì vậy, Công ty bánh kẹo Hải Hà cần quan tâm tới các yếu tố giảm chi phí nhằm hạ giá thành sản phẩm. Trong giá thành các sản phẩm kẹo, tỷ lệ chi phí nguyên vật liệu chiếm tỉ trọng lớn: Kẹo cứng 73,4%, kẹo mềm 72,1% . Do đó, việc giảm chi phí nguyên vật liệu đóng vai trò quyết định trong công tác hạ giá thành sản phẩm. Tuy nhiên, với các sản phẩm bánh kẹo của Công ty không thể giảm chi phí nguyên vật liệu bằng cách giảm thành phần nguyên vật liệu, bớt đi nguyên vật liệu dưới mức công thức kỹ thuật hoặc giảm chất lượng nguyên vật liệu để có giá nhập nguyên vật liệu rẻ hơn, như vậy sẽ không đảm bảo chất lượng sản phẩm. Muốn vậy Công ty cần giảm chi phí nguyên vật liệu bằng cách tiết kiệm tối đa lượng tiêu hao, lãng phí nguyên vật liệu, nâng cao chất lượng công tác thu mua nguyên vật liêu , đổi mới công nghệ sản xuất, sản xuất nghuyên vật liêu thay thế rẻ hơn nhưng chất lượng vẫn đảm bảo, giảm chi phí vận chuyển nguyên vật liệu.

doc73 trang | Chia sẻ: haianh_nguyen | Lượt xem: 1241 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hiệu quả kinh doanh ở Công ty Bánh kẹo Hải Hà, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
giá một cách chính xác, toàn diện về tình hình sản xuất kinh doanh nói chung và hiệu qủa kinh doanh nói riêng, ta phải đi sâu vào phân tích một số chỉ tiêu tài chính sau: 2.1. Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh tổng hợp. Các chỉ tiêu đánh giá này cho ta nhận định khái quát về hiệu quả sản xuất kinh doanh thông qua một số chỉ tiêu như : tỉ suất lợi nhuận trên doanh thu, tỉ suất lợi nhuận trên chi phí, tỉ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh… Dưới đây là bảng chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh tổng hợp Bảng 17 : Chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh tổng hợp Chỉ tiêu 1998 1999 2000 Giá trị % Giá trị % 1. Doanh thu 161,5 162,5 100,6 168 103,38 2.Lợi nhuận 0,2 0,3 150 0,38 126,67 3.Tổng chi phí 161,3 162,2 100,56 167,62 103,34 4.Vốn kinh doanh bình quân 122,66 122,39 96,62 123,75 101,1 5.Tỷ suất lợi nhuận/Doanh thu:(2/1) 0,001238 0,001846 149,11 0,002261 122,53 6.Tỷ suất lợi nhuận/Chi phí(2/3) 0,001239 0,001849 149,23 0,002267 122,60 7.Tỷ suất lợi nhuận/vốn kinh doanh(2/4) 0,001578 0,002451 153,32 0,003070 125,25 Nhìn vào bảng trên ta thấy tình hình sản xuất kinh doanh chung của Công ty và những kết quả đạt được về các chỉ tiêu doanh lợi đạt tốc độ tăng trưởng khá cao, mặc dù các chỉ tiêu này còn thấp so với các doanh nghiệp khác *.Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận/ doanh thu Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu = lợi nhuận/ doanh thu. Chỉ tiêu này phản ánh một đồng doanh thu mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận năm 1998, tỷ suất doanh lợi / doanh thu đạt 0,001238 , năm 1999 tăng lên 0,001846 , tốc độ tăng trưởng là 49,11%, và năm 2000 đạt 0,002261, tỷ lệ tăng tương ứng 22,53%. Năm 1999 là năm có tốc độ tăng nhanh nhất, điều này chủ yếu là do tốc độ tăng lợi nhuận năm 1999 khá cao 50% so với năm 1998. *.Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên chi phí. Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí = lợi nhuận/ tổng chi phí. Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí từ năm 1998 đến năm 2000 tăng dần đều. Năm 1998 là 0,001239 tức một đồng chi phí mang lại 0,001239đồng. Song năm 2000 chỉ tiêu này là 0,002267. Nguyên nhân chủ yếu là do năm 1998 Công ty chủ yếu nhập nguyên vật liệu từ nước ngoài nên giá thành cao, sang năm 1999 do thuế XNK tăng lên Công ty chuyển sang nhập NVL từ một số Công ty trong nước, do vậy chi phí về nguyên vật liệu giảm. *.Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh = lợi nhuận/ Vốn kinh doanh Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn kinh doanh mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận. Tỷ suất doanh lợi so với vốn kinh doanh tăng nhanh nhất vào năm 1999, tăng 55,32% so với năm 1998 đạt 0,0002451 và năm 2000 đạt 0,003070 tăng 25,25% so với năm 1999. Qua bảng số liệu trên cho thấy các chỉ tiêu phản ánh doanh lợi của Công ty đạt mức tăng trưởng khá cao chủ yếu là do lợi nhuận đạt được từ hoạt động kinh doanh của Công ty tăng nhanh chứ không phải do ảnh hưởng của doanh thu, vốn kinh doanh, chi phí…với chủ trương đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ, củng cố và mở rộng thị phần, bổ sung lợi nhuận hàng năm vào vốn kinh doanh. Điều này cho thấy Công ty có nhiều nỗ lực trong hoạt động sản xuất kinh doanh để ngày càng nâng cao hiệu quả kinh doanh và tính hiệu quả của việc mở rộng qui mô kinh doanh của Công ty . 2.2. Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh bộ phận. Do việc đánh giá hiệu quả kinh doanh không chỉ dừng lại ở các chỉ tiêu tổng hợp về doanh lợi, doanh thu mà đòi hỏi phải đánh giá chính xác chi tiết từng mặt hiệu quả kinh doanh của Công ty thông qua các chỉ tiêu bộ phận như hiệu quả sử dụng lao động, hiệu quả sử dụng vốn lưu động, vốn cố định. Từ đó mới có thể rút ra nhận xét chính xác nhất về hiệu quả kinh doanh của Công ty. 2.2.1. Hiệu quả sử dụng lao động Thực trạng hiệu quả sử dụng lao động ở Công ty bánh kẹo Hải Hà được thể hiện qua các chỉ tiêu về năng suất lao động, mức sinh lời bình quân một lao động, qua bảng sau đây: Bảng 18: Hiệu quả sử dụng lao động của Công ty từ năn 1997-2000. Chỉ tiêu Đơn vị tính 1997 1998 1999 2000 1. Tổng sản lượng Triệu đồng 133.350 135.500 132.800 138.000 2. Lợi nhuận Triệu đồng 325 200 300 380 3. Số lao động Người 1.921 1.832 1.962 1.970 4.Thu nhập bình quân 1000đ/Người 700 730 750 900 5. Năng suất lđộng(1/3) Tr.đ/người 69,42 73,96 67,69 70,05 6.Mức sinh lợi bình quân1 lđộng Tr.đ/người 0,169 0,109 0,153 0,192 Qua bảng số liệu trên cho thấy năng suất lao động bình quân đầu người từ 1997 đến năm 2000 như sau: Năm 1997 năng suất lao động đạt 69,42 triệu đồng/ người. Năm 1998 năng suất lao động cao nhất, do giá trị tổng sản lượng sản xuất tăng và có số công nhân viên ít nhất. Năng suất lao động bình quân của năm 1998 hơn năm 1997 là 4,54 triệu đ/người và đạt 106,54%. Năm 1999, năng suất lao động giảm. Đây là năm Công ty có năng suất lao động thấp nhất do giá trị tổng sản lượng giảm nhưng số lượng công nhân viên tăng tới 1962 người. Do đó, năng suất lao động của năm 1999 giảm xuống 6,27 triệu/ người(67,69 - 73,96) so với năm 1998 và đạt 91,52%. Sang năm 2000, năng suất lao động tăng lên đạt 70,05 triệu đồng/ người, tương ứng với tỷ lệ tăng là 103,48% so với năm 1999. Năng suất lao động năm 2000 tăng chủ yếu do giá trị tổng sản lượng tăng 5.200 triệu đồng. Tuy nhiên, mức sinh lời bình quân một lao động khá thấp, lại tăng giảm không đồng đều từ năm 1997-2000. Điều này phản ánh hiệu quả sử dụng lao động của Công ty bánh kẹo Hải Hà vẫn chưa cao. Mức lời bình quân do một lao động tạo ra từng năm như sau: -Năm 1997 là 0,169 triệu đồng/ người. - Năm 1998 là 0,109 triệu đồng/ người, giảm 0,645 lần so với năm 1997. -Năm 1999 là 0,153 triệu đồng/ người, tăng 1,404 lần so với năm 1998. -Năm 2000 là 0,192 triệu đồng/ người, tăng 1,255 lần so với năm 1999. Nguyên nhân của sự tăng, giảm này chủ yếu là do tốc độ tăng lợi nhuận không đồng đều giữa các năm. Mặc dù, mức sinh lời bình quân một lao động còn chưa cao nhưng Công ty bánh kẹo Hải Hà luôn cố gắng phấn đấu tăng tiền lương cho người lao động. Thu nhập bình quân tăng 10,8%/năm thể hiện đời sống của cán bộ công nhân viên ngày càng được nâng cao. Các chỉ tiêu trên cho thấy, doanh thu trong 4 năm từ 1997-2000 rất lớn, trung bình đạt khoảng 164 tỷ/ năm nhưng mức sinh lời bình quân một lao động lại rất thấp, điều này làm ảnh hưởng tới việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty trong những năm vừa qua. Việc doanh thu tăng nhưng mức sinh lợi bình quân một lao động thấp do Công ty có bộ máy lao động còn cồng kềnh, chưa xác định được cơ cấu lao động tối ưu: Một số bộ phận thì thừa lao động, một số khác lại thiếu lao động, việc tuyển người vẫn chưa đáp ứng tốt các yêu cầu đòi hỏi của công việc. Chính việc sử dụng hiệu quả lao động thấp đã dẫn đến hiệu quả kinh doanh của Công ty còn chưa cao trong một số năm gần đây. 2.2.2. Hiệu quả sử dụng vốn. Có vốn mới chỉ là điều kiện cần nhưng chưa đủ để đạt được mục đích kinh doanh. Vấn đề đặt ra có ý nghĩa tiếp theo là phải sử dụng có hiệu quả nguồn vốn huy động. Sử dụng vốn có hiệu quả trước hết là điều kiện để doanh nghiệp đảm bảo đạt lợi ích cho các nhà đầu tư , của người lao động, của Nhà Nước về mặt thu nhập và đảm bảo sự tồn tại phát triển của bản thân. Mặt khác, nó cũng chính là cơ sở để doanh nghiệp có thể huy động vốn được dễ dàng trên thị trường tài chính để mở rộng sản xuất, phát triển kinh doanh. Sau đây là bảng đánh giá thực trạng sử dụng vốn lưu động, vốn cố định của Công ty bánh kẹo Hải Hà: Bảng 19: Thực trạng sử dụng VLĐ, VCĐ của Công ty bánh kẹo Hải Hà. Đơn vị tính: Tỷ đồng Chỉ tiêu 1998 1999 2000 1.Doanh thu 161,5 162,5 168 2. Lợi nhuận 0,2 0,3 0,38 3. Tổng nguồn vốn 126,66 122,39 123,75 4. Vốn lưu động 47,22 46,89 47,1 5. Vốn cố định 79,44 75,5 76,65 6. số vòng quay của vốn KD(1/3) 1,28 1,33 1,36 7. Số vòng quay của vốn lưu động(1/4) 3,42 3,47 3,57 8. Số vòng quay của vốn cố định(1/5) 2,03 2,15 2,19 9. Sức sinh lời của vốn lưu động(2/4) 0,0042 0,0064 0,008 10.Sức sinh lời của vốn cố định (2/5) 0,0025 0,004 0,005 11.Số ngày của một vòng quay vốn lưu động. 105,26 103,88 100,93 Qua bảng số liệu trên ta thấy: - Số vòng quay của vốn kinh doanh còn thấp: Trung bình mỗi năm vốn kinh doanh chỉ quay được 1,32 vòng ( 1,28+1,33+1,36/3). Mặc dù vòng quay của vốn kinh doanh có xu hướng tăng lên từ 1,28 -1,33 - 1,36. Điều này phản ánh Công ty Bánh kẹo Hải Hà đang cố gắng nỗ lực trong việc quản lý và sử dụng vốn. Số vòng quay của vốn lưu động đạt được trong các năm qua là: +. Năm 1998: 3,42 vòng. +. Năm 1999: 3,47 vòng, tăng 1,015 lần với năm 1998. +.Năm 2000: 3,57 vòng, tăng 1,029 lần so với năm 1999. Số vòng quay của vốn lưu động trong các năm qua có xu hướng tăng lên từ 3,42 vòng lên 3,57 vòng/năm nhưng so với các doanh nghiệp khác số vòng quay vốn lưu động của Công ty Bánh kẹo Hải Hà còn thấp. Nếu vốn lưu động có số vòng quay lớn sẽ tạo thuận lợi cho Công ty trong việc nâng cao hiệu quả kinh doanh. Từ năm 1998 đến năm 2000 số vòng quay của vốn cố định cũng với xu hướng tăng lên, tuy nhiên số vòng quay vốn cố định của Công ty còn thấp trung bình 2,12 vòng / năm(2,03+2,15+2,19/3) đã làm ảnh hưởng tới số vòng quay vốn kinh doanh của Công ty. -Lợi nhuận được tạo ra từ một đồng vốn lưu động là: +. Năm 1998 là 0,0042 đồng. +. Năm 1999 là 0,0064 đồng, tăng 0,0022 đồng so với năm 1998. +. Năm 2000 là 0,008 đồng, tăng 0,0016 đồng so với năm 1999. Số lợi nhuận tạo ra từ vốn lưu động của năm 1998 là thấp nhất, chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn lưu động năm 1998 là thấp nhất. -Lợi nhuận tạo ra từ một đồng vốn cố định. Cũng giống như vốn lưu động, vốn cố định của năm 1998 được sử dụng có hiệu quả thấp nhất chỉ đạt 0,0025 đồng, trong khi đó vào năm 1999 đạt 0,004 đồng, tăng 0,0015 đồng(0,004-0,0025) so với năm 1998. Đến năm 2000, lợi nhuận tạo ra từ một đồng vốn cố định là: 0,005 đồng tăng so với năm 1999 là 0,001 đồng. Việc sử dụng có hiệu quả TSCĐ sẽ làm ảnh hưởng tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty. Năm 2000 Công ty sử dụng TSCĐ có hiệu quả nhất , do vậy vào năm này hiệu quả kinh doanh của công ty đạt hiệu quả cao nhất, và năm 1998 hiệu quả sử dụng TSCĐ thấp nhất trong mấy năm qua. Một trong những nguyên nhân làm giảm hiệu quả kinh doanh của Công ty là việc quay vòng vốn kinh doanh chậm, khấu hao TSCĐ chậm, ảnh hưởng tới việc rút vốn vào sản xuất kinh doanh. Hơn nữa, đầu tư vào TSCĐ chủ yếu dựa và các nguồn vay nên hàng năm phải trả một khoản lãi rất cao. Thiếu vốn kinh doanh, Công ty phải khắc phục bằng cách đi vay, vay thì phải trả lãi suất, nếu sử dụng vốn không có hiệu quả thì sẽ tạo thành cái vòng luẩn quẩn, hạn chế nâng cao hiệu quả của Công ty. Để nâng cao được hiệu quả sử dụng vốn thì việc đẩy nhanh tốc độ luân chuyển của vốn lưu động sẽ góp phần giải quyết nhu cầu về vốn cho Công ty . Khi tăng tốc độ chu chuyển VLĐ có thể làm giảm được VLĐ mà vẫn đảm bảo được khối lượng công việc, công tác, phục vụ và kinh doanh như cũ. Việc tăng số vòng quay VLĐ không những tiết kiệm được VLĐ mà góp phần làm giảm chi phí như : Chi phí bán hàng, trả tiền lãi… 2.2.3 Phân tích khả năng thanh toán của Công ty . Quan hệ thanh toán nảy sinh trong hoạt động kinh doanh là vấn đề tất yếu nếu như không muốn nói là cần thiết. Nếu hoạt động tài chính tốt, donh nghiệp sẽ ít công nợ, khả năng thanh toán dồi dào, ít đi chiếm dụng vốn. Ngược lại, nếu hoạt động tài chính kém doanh nghiệp sẽ dẫn đến tình trạng công nợ kéo dài, đi chiếm dụng vốn lẫn nhau. Do đó, để phân tích rõ nét tình hình tài chính và khả năng thanh toán của doanh nghiệp ta phải xem xét một số chỉ tiêu dưới đây : Tỷ suất tài trợ = Nguồn vốn chủ sở hữu/ Tổng số nguồn vốn. Chỉ tiêu này càng cao càng chứng tỏ mức độ độc lập tài chính của doanh nghiệp. Tỷ suất thanh toán hiện hành ( ngắn hạn) = Tổng số tài sản lưu động Tổng số nợ ngắn hạn Tỷ suất này cho biết khả năng đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp là cao hay thấp. Nếu chỉ tiêu này xấp xỉ là1 thì doanh nghiệp có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn và tình hình tài chính là bình thường và khả quan. Tỷ suất thanh toán của vốn lưu động = Tổng số vốn bằng tiền Tổng tài sản lưu động Chỉ tiêu này phản ánh khả năng chuyển đổi thành tiền của TSLĐ, nếu chỉ tiêu này tính ra lớn hơn 0,5 hoặc nhỏ hơn 0,1 đều không tốt. Tỷ suất thanh toán Tức thời = Tổng số vốn bằng tiền Tổng số nợ ngắn hạn Tỷ suất này > 0,5 thì tình hình thanh toán tương đối khả quan, còn nếu <0,5 thì doanh nghiệp có thể gặp khó khăn trong thanh toán công nợ. Sau đây là tình hình thanh toán của Công ty bánh kẹo Hải Hà: Bảng 20: Tình hình thanh toán của Công ty từ năm 1998 – 2000 Đvt: Tỷ đồng Chỉ tiêu 1998 1999 2000 1.Nguồn vốn chủ sở hữu 45,6 48,05 50,738 2.Tổng nguồn vốn 126,66 122,39 123,75 3.Tổng số TSLĐ 47,22 46,89 47,1 4.Tổng nợ ngắn hạn 74,95 64,68 56,75 5.vốn bằng tiền 4,2 4,346 4,945 6.Khoản phải thu 10,5 12,742 12,5 7.Tỷ suất tài trợ (1/2) 0,36 0,393 0,41 8.Tỷ suất thanh toán ngắn hạn(3/4) 0,63 0,72 0,83 9.Tỷ suất thanh toán của VLĐ(5/3) 0,089 0,093 0,105 10.Tỷ suất thanh toán tức thời(5/4) 0,056 0,067 0,087 - Tỷ suất tài trợ: năm 1998 là 0,36 (45,6/126,66), năm 1999 là 0,393 (48,05/122,39), tăng so với năm 1998 là 108,89%, năm 2000 là 0,41 (50,783/123,75) , tăng so với năm 1999 là 104,595. Sở dĩ tỷ suất tài trợ tăng lên là do: tốc độ tăng vốn chủ sở hữu (99/98: 105,37%; 2000/99: 105,59) lớn hơn tốc độ tăng công nợ phải trả ( 99/98: 99,3%; 2000/99: 100,48%) - Tỷ suất thanh toán hiện hành (ngắn hạn): năm 1998 là 0,69 ( 47,22/74,95), năm 1999 là 0,72( 46,89/64,68), năm 2000 là 0,83 (47,1/56,75), cho thấy Công ty hoàn toàn không có khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn trong vòng một năm hay một chu kỳ kinh doanh. Mặc dù tỷ suất thanh toán hiện hành của Công ty bánh kẹo Hải Hà có xu hướng đang tăng lên và dần tới 1. Đây là dấu hiệu khả quan. - Tỷ suất thanh toán của vốn lưu động: năm 1998 là 0,089, năm 1999 là 0,093, năm 2000 là 0,105.Hai năm 1998,1999 cho thấy Công ty không đủ tiền để thanh toán, tuy nhiên, nếu tính cả khoản thu thì chỉ tiêu này năm 1998 là 0,31 ( 4,2+10,5/47,2) và năm 1999 là 0,36(4,346+12,742/6,89). Điều này cho thấy trong 3 năm 1998 – 2000 Công ty có thể đảm bảo được khả năng thanh toán. - Đối với tỷ suất thanh toán tức thời của Công ty năm 1998 là 0,056 năm 1999 là:0,067 năm 2000 là: 0,087. Kết hợp với chỉ tiêu tỷ suất thanh toán của vốn lưu động cho thấy dù Công ty có khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn trong vòng 1năm, song lại khó khăn trong việc thanh toán các khoản nợ hiện hành( đến hạn, quá hạn) do lượng tiền mặt và tiền gửi ngân hàng đều quá ít. Vì thế, Công ty phải có biện pháp thu hồi các khoản nợ phải thu sao cho nhanh nhất nhằm đáp ứng khả năng thanh toán ngay. 3. Đánh giá tổng quát về hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty. Trên cơ sở phân tích thực trạng hiệu quả kinh doanh của công ty trong những năm qua, kết hợp với việc xem xét kỹ các đặc điểm về kỹ thuật cho thấy công ty có những ưu điểm và tồn taị sau : 3.1 Ưu điểm ã Trong các năm 1998-2000 Công ty đều làm ăn có hiệu quả biểu hiện tổng doanh thu lớn hơn tổng chi phí. ã Thu nhập bình quân của công nhân viên ngày càng cao. Từ 700.000 đ/người lên tới 900.000 đồng/người vào năm 2000. ã Công ty đã chú trọng tới nghiên cứu thị trường, tìm hiểu thị hiếu của người tiêu dùng nên lựa chọn được hình thức phân phối phù hợp với đặc điểm của sản phẩm và nhu cầu của người tiêu dùng , giúp cho công ty mở rông được thị trường tiêu thụ. ã Trong những năm gần đây đặc biệt là năm 1998, công ty đã tiến hành máy móc thiết bị công nghệ hiện đại. Sự đổi mới này phù hợp với các nguồn năng lực của công ty hiện có và nó đã mang lại hiệu quả thiết thực như đưa năng suất nhảy vọt lên 11000 tấn/năm. ã Nhờ áp dụng chính sách đa dạng hoá sản phẩm, chú trọng đến chất lượng, giá cả, mẫu mã, bao bì mà các sản phẩm của công ty đã đáp ứng được nhu cầu trong nước. Đặc biệt trong năm 1999, công ty đã được chọn là hàng Việt Nam chất lượng cao. ã Trình độ cán bộ công nhân viên ngày càng được nâng cao. Công ty đã tổ chức khoá đào tạo, các cuộc thi thợ giỏi, nâng cao tay nghề, ý thức trách nhiệm và tạo tinh thần đoàn kết giữa các thanh viên. ã Những nỗ lực cố gắng trên đã mang lại hiệu quả sản xuất kinh doanh tốt hơn, doanh thu tăng dần qua các năm và công ty đã mở rộng từ 80 đại lý cho đến nay đã có gần 200 đại lý trên cả nước. 3.2. Những điểm yếu ã Tổng chi phí của công ty còn ở mức cao, hiệu quả sử dụng vốn còn thấp, khả năng sinh lời của vốn còn chưa cao và cũng giống như các doanh nghiệp khác, Công ty bánh kẹo Hải Hà đang ở trong tình trạng thiếu vốn trầm trọng. ã So với một số công ty sản xuất bánh kẹo khác như Công ty bánh kẹo Hải Châu, Công ty Biên Hoà… thì giá bán sản phẩm của công ty còn cao, gây khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm. ã Trang thiết bị máy móc của Công ty mặc dù đã được đổi mới nhưng vẫn chưa đồng bộ, ngoài những dây chuyền được đầu tư mấy năm gần đây còn một số máy móc thiết bị còn quá cũ, lạc hậu về kỹ thuật, điều này đã ảnh hưởng tới chất lượng của sản phẩm và việc tiết kiệm nguyên vật liệu. ã Hiệu suất sử dụng lao động chưa cao, mức sinh lời lao động bình quân còn quá thấp, đây là một yếu tố làm giảm mạnh hiệu quả kinh doanh kinh doanh của công ty trong các năm vừa qua. ã Do còn phải nhập NVL từ nước ngoài nên chi phí NVL còn cao và chi phí dự trữ chiếm tỷ lệ khá lớn. ã Những tồn tại trên làm ảnh hưởng tới kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty. Hiện nay, sản phẩm của công ty chưa thực sự có sức cạnh tranh mạnh, một số sản phẩm còn chưa có chỗ đứng trên thị trường. Trong khi đó, một số sản phẩm của Công ty khác như Hải Châu, Biên Hoà, Quảng Ngãi…luôn được nâng cao chất lượng và mẫu mã để cạnh tranh với sản phẩm của Hải Hà. 3.3. Nguyên nhân. Hiệu quả kinh doanh của công ty còn thấp và chưa ổn định, chưa khai thác tốt tiềm năng của mình để nâng cao hiệu quả kinh doanh, nguyên nhân của nó là: ã Với quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh lớn cả về thị trường và mặt hàng mà Công ty chưa thành lập được phòng Marketing . Hơn nữa, lực lượng cán bộ làm Marketing của Công ty chủ yếu là cán bộ trẻ tuổi vừa tốt nghiệp nên Công ty khó theo sát được thị trường. ã Doanh thu trung bình hàng năm là 164 tỷ đồng , so với số lao động toàn Công ty là 1970 người, có thể nói việc tổ chức nhân sự của Công ty còn khá cồng kềnh kém hiệu quả. Đặc biệt số lao động nữ có tuổi nghề chưa cao chiếm tỷ lệ khá lớn ở phân xưởng kẹo đã làm cho năng suất lao động giảm đi và chi phí về nhân công tăng. ã Công ty thiếu vốn trầm trọng dẫn tới chậm đổi mới máy móc thiết bị, chưa chủ động trong việc sản xuất kinh doanh. Phát hiện ra những nguyên nhân trên sẽ làm cơ sở để giúp em xây dựng các biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty đồng thời là kết qủa của việc tìm hiểu về Công ty trong suốt thời gian thực tập. Chương 3 Một số biện pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty bánh kẹo Hải Hà I. Phương hướng phát triển của công ty đến năm 2005. 1. Phương hướng chung của ngành Hiện nay, ngành bánh kẹo nước ta đang phát triển nhanh với tốc độ 10-15% mỗi năm. Một số sản phẩm đã được người tiêu dùng trong nước đánh giá cao, không thua kém gì hàng ngoại. Chính những thuận lợi này đã giúp các nhà sản xuất bánh kẹo thêm tin tưởng vào sự phát triển trong tương lai. Theo dự đoán về thị trường bánh kẹo trong nước đến năm 2005 cho thấy Việt Nam có nhiều thuận lợi trong lĩnh vực phát triển sản xuất ngành bánh kẹo. Cụ thể là: -Nguồn nguyên liệu phong phú nước ta là một nước nông nghiệp vùng nhiệt đới nên sản lượng hoa quả, các loại củ, bột, đường thuận lợi cho việc sản xuất. -Đảng và Nhà nước ta có chủ trương đẩy mạnh nội lực; hợp tác và phát triển với các nước trong khu vực cũng như trên thế giới. Việt Nam là một trong những thành viên của khối ASEAN do đó rất thuận lợi cho sự phát triển của nền kinh tế nói chung và ngành bánh kẹo nói riêng. -Dân số tăng nhanh theo số liệu của Tổng cục thống kê dự đoán đến năm 2005 dân số nước ta sẽ có khoảng 86 triệu người; Mức sinh hoạt sẽ phấn đấu trên 2200 Kcalo/ người, trong đó Protein chiếm 11%, lipit 12%, gluco 77% (theo số liệu Bộ y tế ) Như vậy, theo dự đoán mức tiêu thụ bánh kẹo bình quân 3kg/ người; đến năm 2005 nước ta có nhu cầu sản xuất khoảng 26000 tấn đến 300000 tấn một năm. Dự đoán tổng doanh thu thị trường là 8000 tỷ đồng, tỷ lệ xuất khẩu 10- 20%. Qua đó chiến lược của ngành bánh kẹo đến năm 2005 được đặt ra là: -Đảm bảo sản xuất và cung cấp đầy đủ số lượng, chủng loại, chất lượng, giá cả phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng hạn chế tới mức tối đa nhập bánh kẹo ngoại, đồng thời tiến tới xuất khẩu sang thị trường Đông Âu và các nước trong khu vực. -Đổi mới công nghệ thiết bị, tiến tới cơ giới hoá, tự động hoá, đồng bộ hoá các dây chuyền sản xuất kẹo cứng, kẹo mềm sôcôla, cao su, bánh biscuit.. Hoàn chỉnh các phương tiện vận chuyển(các hệ thống vận chuyển bằng băng chuyền giữa các khâu sản xuất từ thành phẩm đến nhập kho.) -Đảm bảo tự túc phần nguyên vật liệu đường, glucoza, sữa tinh bột,dầu thực vật để sản xuất bánh kẹo. Không nhập khẩu bột mì, sử dụng bột mì xay nghiền trong nước. Tự túc in trong nước một số phụ liệu như giấy nhôm, giấy sáp, băng dán, nhãn túi, hộp sắt… -Đa dạng hoá sản phẩm: sản xuất các sản phẩm bánh kẹo đường, không đường, có chất béo hoặc không và các sản phẩm nâng cao thể lực. Tổng số đầu tư phát triển ngành bánh kẹo dự tính từ đây đến năm 2005 là 440 tỷ đồng Việt Nam (tương đương với gần33.846.000 USD) 2. Phương hướng phát triển của Công ty Bánh kẹo Hải Hà từ đây đến năm 2005 Với 40 năm tồn tại và phát triển, Công ty bánh kẹo Hải Hà đã từng bước trưởng thành và mở rộng hơn về qui mô. Mục tiêu của Công ty là đến năm 2005, Công ty Bánh Kẹo Hải Hà thực sự trở thành doanh nghiệp sản xuất bánh kẹo lớn nhất Việt Nam, Với trang thiết bị hiện đại, công nghệ sản xuất tiên tiến và có đủ khả năng cạnh tranh với bánh kẹo của cả nước và trên thế giới. Đây là mục tiêu to lớn phản ánh quyết tâm của toàn cán bộ công nhân viên toàn Công ty. Để đạt được mục tiêu trên Công ty đã đề ra một số phương hướng sau: -Năng lực sản xuất của Công ty theo thiết kế đạt 20.000 tấn /năm. Hiện nay, Công ty mới chỉ khai thác được 60%. Vì vậy, một trong những biện pháp quan trọng là nâng cao hiệu quả sử dụng máy móc thiết bị đã đầu tư. -Thường xuyên thay đổi mặt hàng, cải tiến mẫu mã , bao bì, nâng cao chất lượng sản phẩm để nâng cao giá trị và hiệu quả sản xuất. -Nghiên cứu, sử dụng nguyên vật liệu trong nước, thay thế hàng nhập khẩu nhằm hạ giá thành sản phẩm, hạn chế được sự biến động của ngoại tệ. -ổn định và nâng cao hiệu quả kinh doanh tại thị trường cũ, mở rộng thị trường mới, nhất là thị trường phía Nam và thị trường xuất khẩu, ưu tiên khôi phục lại thị trường Đông Âu từng bước thâm nhập thị trường ASEAN và hướng tới thị trường Châu Mĩ và Bắc Mỹ. -Nghiên cứu, mở rộng phạm vi khoán cho các đơn vị xí nghiệp thành viên từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ sao cho sâu sát, hợp lý và chặt chẽ. -Nâng cao chất lượng và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm của sản phẩm bánh kẹo do Công ty sản xuất. Phấn đấu đạt qui trình quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9002. II. Biện pháp cơ bản nhằm nâng cao Hiệu quả kinh doanh của Công ty Bánh Kẹo Hải Hà. Với những thành công đã có, Công ty bánh kẹo Hải Hà tự hào là một trong các doanh nghiệp Nhà nước đi đầu trong hoạt động sản xuất tự chủ và có hiệu quả trong kinh doanh. Không ai phủ nhận thành tích mà Hải Hà đã đạt được. Nhưng trong nền kinh tế thị trường, khi mà hiện tại chưa bắt đầu, tương lai đang đối đầu và thách thức, nếu tự bằng lòng với những gì mình đạt được rất có thể Công ty sẽ gặp khó khăn trong những năm tiếp theo. Qua thời gian thực tập tại Công Ty và từ kết quả đánh giá về hiệu quả kinh doanh cũng như nêu ra những điểm yếu và nguyên nhân, em mạnh dạn đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty Bánh kẹo Hải Hà trong tương lai. 1. Tăng cường công tác điều tra nghiên cứu thị trường. Hiện nay, vấn đề quan tâm nhất của Công Ty là tăng sản lượng tiêu thụ và giảm thiểu hàng tồn kho vì bánh kẹo có tỷ số doanh lợi thấp, nếu lượng hàng tồn kho lớn sẽ làm cho Công ty hoạt động không có hiệu quả. Muốn được khối lượng tiêu thụ thì sản phẩm sản xuất ra phải đáp ứng được yêu cầu của thị trường. Do vậy Công ty phải có một lực lượng cán bộ nghiên cứu thị trường đủ mạnh mẽ cả về chất lượng và số lượng. Hiện nay Công ty chưa có phòng Maketing; công việc nghiên cứu thị trường do phòng Kinh doanh đảm nhiệm nên hiệu quả đạt được chưa cao. Cán bộ nghiên cứu thị trường gồm có 14 người mà công ty có gần 200 đại lý đặt tại 35 tỉnh, thành; trung bình một cán bộ nghiên cứu thị trường phải phụ trách 14,29 đại lý đặt tại 2,5 tỉnh thành. Nếu như tính thời gian theo dõi một tháng thì cán bộ phải đến kiểm tra các đại lý chỉ có đủ 1,54 ngày kể cả thời gian di chuyển. Điều này dẫn đến các cán bộ phụ trách các thị trường ngoại tỉnh không nắm bắt được nhu cầu tiêu dùng, các chính sách bán hàng của các đối thủ cạnh tranh từ đó gây khó khăn cho Công ty trong việc hoạch định các chính sách phân phối. Hơn nữa, Công ty không có phòng Marketing nên thu thập thông tin thường rời rạc, khó tổng hợp để nghiên cứu. Việc thành lập phòng Marketing là xuất phát từ yêu cầu của công việc, đòi hỏi Công ty phải có hệ thống thu thập và xử lý thông tin khép kín. Từ thực trạng trên, Công ty có thể thành lập phòng Marketing chuyên làm công tác nghiên cứu thị trường, có nghiệp vụ kỹ thuật Marketing để phân tích , đánh giá thị trường sâu sát từ đó đưa các loại sản phẩm và chính sách bán phù hợp. Lợi ích của Công ty khi thành lập phòng Marketing: Thứ nhất: Khi có phòng Marketing Công ty nắm được tình hình thị trường sâu sát hơn, giúp cho việc lập kế hoạch sản xuất, kế hoạch huy động vốn sát với yêu cầu thực tế, tránh tình trạng quá dư thừa hoặc thiếu trong việc cung cấp sản phẩm ra thị trường. Thứ hai: Công ty nắm bắt được nhu cầu của khách hàng, sức mua tăng giảm của từng loại sản phẩm, sức mua theo thời vụ để tìm sản phẩm mới thay thế sản phẩm cũ và lập kế hoạch sản xuất từng mặt hàng cho từng tháng.Ví dụ: một số loại bánh cao cấp thường chỉ tăng khối lượng sản xuất vào các dịp lễ tết, lễ hội. Thứ ba: giúp Công ty hiểu rõ hơn về các đối thủ cạnh tranh, so sánh các chính sách giá cả, chất lượng sản phẩm và các chính sách hỗ trợ bán hàng của họ với công ty của mình, liệu hiện nay các chính sách giá đang áp dụng có mang lại hiệu quả cho Công ty hơn các đối thủ cạnh tranh khác không. Từ đó tạo điều kiện cho Công ty điều chỉnh mức chiết khấu hiện nay từ 2%-5% tuỳ theo từng mặt hàng cho các đại lý, qui định mức thưởng cho 20 đại lý có doanh số bán cao nhất và hỗ trợ giá cho các thị trường ở xa. Thứ tư: Giúp cho Công ty chủ động cho sản xuất kinh doanh, có thái độ phù hợp trên từng thị trường , từng đối tượng khách hàng và linh động theo từng thời điểm biến động của môi trường sản xuất kinh doanh. Thứ năm: giúp cho Công ty giải quyết đầu vào và đầu ra một cánh nhanh chóng, giảm tồn kho và đặc biệt tăng cường kinh doanh những mặt hàng có hiệu quả, tạo điều kiện cho Công ty nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, và hiệu quả sản xuất kinh doanh. Khó khăn khi thành lập phòng Marketing Nếu duy trì 14 cán bộ nghiên cứu thi trường ở phòng Kinh doanh sang phòng Marketing thì họ vẫn không nắm bắt được nhu cầu của người tiêu dùng. Do đó, đòi hỏi Công ty phải tuyển thêm một số lượng lớn nhân viên Marketing. Vì vậy, hàng tháng Công ty phải trả thêm một khoản lương khá lớn. - Chi phí cho việc thành lập một phòng mới rất tốn kém như mua sắm bàn ghế điện thoại, máy vi tính, phòng làm việc…mất khoảng trên 100 triệu đồng. - Bộ máy quản lý của Công ty cồng kềnh hơn, gây khó khăn cho việc quản lý. - Chi phí bán hàng tăng lên do tăng chi phí Marketing. Tuy nhiên, những khó khăn và tăng chi phí này chỉ mang tính trước mắt, xét về chiến lược dài hạn và phấn đấu hoàn thành kế hoạch đến năm 2005 thì việc lập phòng Marketing là một yêu cầu tất yếu. Vì khó khăn nhất hiện nay của Công ty là vấn đề tiêu thụ sản phẩm mà tỉ suất lợi nhuận bánh kẹo thấp, nếu như khâu tiêu thụ là không tốt kéo theo hiệu quả kinh doanh giảm xuống. Vì thế, Công ty cần phải đặc biệt chú trọng tới công tác nghiên cứu thị trường, đẩy mạnh sản lượng tiêu thụ. Xuất phát từ nhu cầu đó việc thành lập phòng Marketing là một đòi hỏi tất yếu. 2. Tiết kiệm nguyên vật liêu nhằm hạ giá thành sản phẩm. Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thật, chất lượng sản phẩm ngày càng được nâng cao, không những thế giá cả sản phẩm cũng luôn được quan tâm. Vì vậy, Công ty bánh kẹo Hải Hà cần quan tâm tới các yếu tố giảm chi phí nhằm hạ giá thành sản phẩm. Trong giá thành các sản phẩm kẹo, tỷ lệ chi phí nguyên vật liệu chiếm tỉ trọng lớn: Kẹo cứng 73,4%, kẹo mềm 72,1%…. Do đó, việc giảm chi phí nguyên vật liệu đóng vai trò quyết định trong công tác hạ giá thành sản phẩm. Tuy nhiên, với các sản phẩm bánh kẹo của Công ty không thể giảm chi phí nguyên vật liệu bằng cách giảm thành phần nguyên vật liệu, bớt đi nguyên vật liệu dưới mức công thức kỹ thuật hoặc giảm chất lượng nguyên vật liệu để có giá nhập nguyên vật liệu rẻ hơn, như vậy sẽ không đảm bảo chất lượng sản phẩm. Muốn vậy Công ty cần giảm chi phí nguyên vật liệu bằng cách tiết kiệm tối đa lượng tiêu hao, lãng phí nguyên vật liệu, nâng cao chất lượng công tác thu mua nguyên vật liêu , đổi mới công nghệ sản xuất, sản xuất nghuyên vật liêu thay thế rẻ hơn nhưng chất lượng vẫn đảm bảo, giảm chi phí vận chuyển nguyên vật liệu. Trong quá trình sản xuất bánh kẹo, các tiêu hao lãng phí nguyên vật liêu thường xảy ra như :rơi vãi nguyên vật liệu, không thu hồi nước đường triệt để rửa nồi, khi nấu kẹo còn để trào bồng nhiều ra ngoài. Với định mức tiêu hao nguyên vật liệu được Công ty qui định như sau: - Kẹo cứng với sản lượng 3tấn/ ca tiêu hoa 2,5% tức tiêu hao là 75kg(287.000đ). - Kẹo mềm với sản lượng 8tấn/ ca tiêu hoa 3% tức tiêu hao là 240kg(612.000đ). Nếu độ ẩm của nguyên vật liệu đưa vào sản xuất không cao hơn tiêu chuẩn qui định và độ keo được phân tích chính xác thì mức tiêu hao đó còn quá lớn buộc Công ty cần phải quan tâm. Đối với các tổ nấu, hoà đương thì tiêu hao nguyên liệu chủ yếu chiếm ở khâu này (trên 70% lượng tiêu hao). Do đó , tổ nấu cần giảm bớt tình trạng trào, bồng khi hoà, rơi vãi đường. Đối với quá trình sản xuất các loại bánh người tổ trưởng cần tổ chức thu gom ngay nguyên vật liệu còn thừa sau khi cắt khuôn, đồng thời loại bỏ những chiếc bánh bị vỡ, bị hỏng, khẩn trương giao cho bộ phận đánh trộn bột chế biến để tái chế nhằm đưa vào sản xuất. Việc làm này vừa tiết kiệm được nguyên vật liệu vừa giảm thiểu được sự vận chuyển đến nơi sản xuất. Đối với các sản phẩm là kẹo các tổ kiểm tra chất lượng cần thu hồi các loại kẹo quạn sử dụng, kẹo không đảm bảo chất lượng hoặc trọng lượng đem tái chế sản xuất lại. Hơn nữa, để có thể tiết kiệm được nguyên vật liệu, Công ty cần phải tiếp tục kiểm tra chặt chẽ nguyên vật liệu, cân, đo, đong, đếm theo công thức ghi sổ sách và giao cho những người có trách nhiệm quản lý. Nếu làm tốt những công tác trên không chỉ giúp cho Công ty tiết kiệm được nguyên vật liệu, hạ giá thành sản phẩm mà còn nâng cao chất lượng sản phẩm, giữ vững uy tín của Công ty trong việc đảm bảo sức khoẻ của người tiêu dùng. Điều này thực sự cần thiết trong việc nâng cao sức cạnh tranh của Công ty Bánh kẹo Hải Hà. 3. Tăng cường đầu tư, đổi mới thiết bị công nghệ có trọng điểm. Ngày nay, với sự phát triển của khoa học kỹ thuật có ảnh hưởng đến việc tăng năng suất lao động và nâng cao hiệu quả kinh doanh. Do vậy, Công ty phải nhanh chóng nắm bắt và ứng dụng khoa học kỹ thuật hiện đại vào sản xuất kinh doanh, vì các sản phẩm có hàm lượng khoa học và công nghệ cao sẽ thắng thế trong các cuộc canh tranh. So với các giải pháp nêu trên thì việc đầu tư theo chiều sâu là mang tính chiến lược lâu dài, có tác động tới vị thế của Công ty trong tương lai. Do nhu cầu sản xuất phát triển, Công ty đã không ngừng đầu tư máy móc , thiết bị, dây chuyền công nghệ nước ngoài, với nguồn vốn vay là chủ yếu nên chưa thể thay thế toàn bộ máy móc cũ, chưa đồng bộ hoá tất cả các dây chuyền sản xuất được. Do đó, Công ty vẫn phải sử dụng máy móc thiết bị cũ , thiếu đồng bộ dẫn đến lãng phí nguyên vật liệu, ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Trước tiên, Công ty cần phải kiểm tra, đánh gía lại máy móc, thiết bị, xác định lại khu vực, bộ phận nào cần phải đầu tư ngay. Do sự hạn chế về vốn nên Công ty phải chú trọng đầu tư vào những dây chuyên sản xuất trọng điểm, tránh tình trạng đầu tư tràn lan, vượt quá khả năng tài chính, vừa không đem lại hiệu quả, vừa gây lãng phí. Như thực trạng hiện nay, Công ty cần đầu tư vào xí nghiệp kẹo, chuyên sản xuất kẹo cứng, kẹo mềm, máy móc nhập của Ba lan từ 1975-1976 , sử dụng trên 20 năm nay đã lạc hậu về kỹ thuật, khó đổi mới sản phẩm, ảnh hưởng đến năng suất , sử dụng vật tư kém hiệu quả. Việc đầu tư mua sắm thiết bị mới tăng chất lượng sản phẩm kẹo là rất cần thiết, trước mắt, Công ty cần chú ý đến những máy móc, thiết bị sau: -Hệ thống nồi nấu kẹo của Ba Lan từ năm 1975, nay đã xuống cấp gây nên tình trạng kẹo bị hồi nhập đường cần phải thay thế. -Hệ thống làm lạnh thủ công cần được thay thế hoặc sửa chữa để đáp ứng nhu cầu sản xuất. -Tại xí nghiệp bánh vẫn tồn tại một lò nướng bánh kem xốp của Trung Quốc nhập năm 1977. Đây là lò nướng bánh thủ công dùng than nên nhiệt độ không đều , không ổn định, do đó bánh có thể bị cháy hay già lửa hoặc bánh trắng mặt do nhiệt độ lò không thích hợp, cần thay đổi. Về lâu dài, Công ty cần đầu tư mới toàn bộ dây chuyền sản xuất kẹo mềm, máy móc thiết bị đầu tư phải thích hợp với trình độ tay nghề của công nhân, với khả năng tài chính của Công ty, có như vậy mới tạo được hiệu quả cao trong sản xuất. Cùng với việc đổi mới máy mọc thiết bị, nhập các dây chuyền hiện đại. Công ty phải thường xuyên tổ chức bảo dưỡng, bảo quản sửa chữa theo định kỳ, đảm bảo thực hiện tốt các mắt xích tu sửa nhằm đáp ứng tiến độ sản xuất, năng xuất lao động và chất lường sản phẩm. Đổi mới công nghệ cần đi đôi với quá trình tiếp thu công nghệ mới, chuẩn bị đội ngũ cán bộ kỹ thuật và đào tạo công nhân để có khả năng vận hành, khai thác sử dụng có hiệu quả. Đổi mới công nghệ cần tiến hành đồng thời với tổ chức sản xuất và tổ chức quản lý nhằm phân công đúng người đúng việc, đúng khả năng, đảm bảo thực hiện nghiêm ngặt qui trình công nghệ. Công nghệ đổi mới được lựa chọn phải nhằm mục tiêu nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm. Cuối cùng, việc đầu tư đổi mới công nghệ, thiết bị, điều quan trọng là phải có vốn. Cũng như nhiều doanh nghiệp Nhà nước khác, Công ty bánh kẹo Hải Hà cũng gặp rất nhiều khó khăn trong việc đầu tư theo chiều sâu. Tuy vậy, đây chỉ là giải pháp mang tính định hướng, cần phải hoạch định thường xuyên trong kế hoạch dài hạn. 4. Huy động thêm vốn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Vốn là điều kiện tiên quyết cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh. Việc huy động và sử dụng có hiệu quả là một trong những nội dung của việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.Trong những năm qua công tác sử dụng vốn của Công ty còn tồn tại một số đặc điểm sau: +Cơ cấu vốn lưu động và vốn cố định còn chưa hợp lý. Tỷ trọng vốn lưu động còn thấp, nhất là tiền mặt, chưa đáp ứng được nhu cầu thanh toán. +Sức sinh lời của vốn còn thấp, số vòng quay toàn bộ vốn chỉ đạt 1,32 vòng. Do đó, để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, tôi xin đưa ra một số bước thực hiện các giải pháp như sau Bước một: Xác định nhu cầu về vốn kinh doanh. Trong vốn kinh doanh, nhu cầu về vốn cố định và vố lưu động thường khác nhau. Xác định được nhu cầu thực tế về vốn là việc làm khó nhưng giúp cho Công ty biết rõ được lượng vốn cần từ đó xem xét lượng vốn thiếu cần huy động. Đối với vốn cố định: Nhu cầu về vốn cố định chủ yếu là để đổi mới máy móc thiết bị, nhập thêm một số đây chuyền sản xuất mơí. Tuy nhiên, nhu cầu của vốn cố định mang tính dài hạn vì cần một lượng vốn lớn, trước mắt Công ty chưa đáp ứag được. Tuy nhiên, mục tiêu đến năm 2005, Công ty cần đổi mơí dây chuyền sản xuất kẹo dừa, đồng bộ hoá các dây chuyền sản xuất kẹo cứng, sản xuất kẹo cốm mềm…. Do vậy, lượng vốn cần huy động khoảng hơn 80 tỷ đồng( theo phương hướng hoạt động của Công ty ). Đối với vốn lưu động: Nhu cầu tối thiểu của vốn lưu động chủ yếu dùng trong các lĩnh vực dự trữ, trong sản xuất thành phẩm và các khâu có liên quan tới tiêu thụ. Do đó, Công ty cần phải lập kế hoạch nhu cầu về vốn lưu động sát với thực tế tránh tình trạng ứ đọng vốn lưu động ảnh hưởng tới tiến độ sản xuất kinh doanh. Bước hai: Huy động từ các nguồn. Năm 2000 Công ty có tổng số vốn là 123,75 tỷ đồng số vốn này vẫn chua đáp ứng đủ nhu cầu về vốn của Công ty. Riêng vốn lưu động chỉ đáp ứng khoang 60-80% nhu cầu. Căn cứ vào lượng vốn còn thiếu, Công ty sẽ huy động vốn từ các nguồn sau - Vay ngân hàng: đây là nguồn vốn có thể huy động được nhiều nhất. Hiện nay, Công ty phải trả lãi 0,75 %/ tháng tương ứng 600-700 triệu đồng. Ngoài ra, vay ngân hàng phải có tổ chức bao lãnh, có dự án khả thi và mất nhiều thời gian chờ đợi, xét duyệt nhiều lúc không đáp ứng kịp thời về vốn cho thời đIểm sản xuất kinh doanh. Do vậy, trong thời gian tới Công ty nên chuyển sang tìm nguồn vốn bổ sung khác, hạn chế vay ngân hàng. Tuy nhiên, đây vẫn là nguồn cung cấp vốn với số lượng lớn. Khuyến khích công nhân viên trong Công ty gửi tiết kiệm: đây là hình thức huy động vốn mới đối với Công ty nên nó chưa mang lại hiệu quả cao. Trong năm 2000, Công ty huy động từ 1970 cán bộ công nhân viên tiết kiệm hơn 6,5 tỷ đồng, trung bình mỗi người gửi tiết kiệm hơn 3 triệu, con số này vẫn còn thấp so với số tiền còn nhàn rỗi trong công nhân viên. Công ty cần tích cực tuyên truyền quảng cáo, để không chỉ những người trong Công ty mà cả những người ngoài Công ty vẫn có thể tham gia gửi tiết kiệm, đồng thời nên ấn định mức lãi suất 0,6%/tháng (gửi không kì hạn), trong khi đó lãi suất của ngân hàng trả 0,5%,như vậy lãi suất của Công ty cao hơn lãi suất của ngân hàng 0,1% nhằm thu hút nhiều người tham gia. Thực hiện mức lãi suất này so với mức lãi suất của ngân hàng là 0,75% tháng thì Công ty có thể giảm lãi suất phải trả là 0,15%. Thực hiện tốt các biện pháp này sẽ nâng tổng số tiền tiết kiệm của công nhân viên trong công ty đến năm 2002 là 8 tỷ đồng và đến 2005 , Công ty phấn đấu nâng số tiền này nên khoảng hơn 10 tỷ đồng. -Liên kết với các Công ty cung cấp nguyên vật liệu, ký kết các hợp đồng trả chậm và người mua thanh toán trước tiền hàng nhằm chiếm dụng vốn. Phương hướng huy động vốn hiệu quả nhất và nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty hiện nay đó là: Công ty nên đẩy mạnh tiến độ cổ phần hoá tuy nhiên đánh giá lại tài sản là việc làm hết sức khó khăn. Do vậy, Công ty cần tiến hành càng sớm càng tốt, thúc đẩy nhanh quá trình cổ phần hoá. Mục tiêu của Công ty là sang năm 2002 phải hoàn tất việc cổ phần hoá. Bước 3: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, Công ty cần đẩy mạnh tốc độ tiêu thụ làm tăng vòng quay vốn lưu động. Đặc điểm của sản phẩm bánh kẹo là có tỷ suất sinh lời thấp nên việc giảm tối đa lượng thành phẩm tồn kho sẽ làm giảm tình trạng ứ đọng vốn. Mặt khác, trong cơ chế thị trường Công ty không nên dự trữ quá nhiều nguyên vật liệu, vừa tăng chi phí dự trữ vừa làm chậm vòng quay của vốn. Đồng thời hạn chế tới mức tối đa sự lãng phí trong quá trình sản xuất. 5. Tăng cường công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực. Đào tạo bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, kỹ năng tay nghề có ý nghĩa quyết định đến năng suất, chất lượng và hiệu quả của các doanh nghiệp. Đó cũng chính là tiền đề cần thiết nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và Công ty bánh kẹo Hải Hà nói riêng. Để tạo ra một lực lượng lao động có đủ khảt năng thích ứng với những thách thức của môi trường kinh doanh hiện nay Công ty cần phải áp dụng hợp lý các hình thức và chương trình đào tạo dưới đây: * Đối với đội ngũ công nhân Thường xuyên mở các lớp đào tạo bồi dưỡng, nâng cao tay nghề, trình độ chuyên môn cho công nhân cán bộ kỹ thuật. Để làm được điểu đó, hàng quí, hàng năm Công ty phải tổ chức kiểm tra tay nghề cho công nhân, trên cơ sở đó mà phân loại: - Công nhân có tay nghề khá trở lên - Công nhân có tay nghề trung bình - Công nhân có tay nghề kém: cần bồi dưỡng Công nhân có tay nghề kém phân làm hai loại:công nhân yếu về kiến thức chuyên môn và công nhân yếu về tay nghề. Trên cơ sở đó có kế hoạch đào tạo cho phù hợp. +Đối với công nhân yếu về kiến thức chuyên môn, phải tổ chức lớp để nâng cao trình độ hiểu biết về chuyên môn, nghành nghề, nắm vững qui trình công nghệ kỹ thuật. Có thể tổ chức lớp học ngoài giờ tuỳ theo tình hình sản xuất của Công ty . + Đối với công nhân có tay nghề yếu thì tuỳ theo tình hình sản xuất, có thể tách khỏi sản xuất để đào tạo tập trung hoặc tổ chức đào tạo kềm cặp tại chỗ, tốt nhất là phân công những công nhân có tay nghề cao, có kinh nghiệm sản xuất kèm cặp, hưóng dẫn những công nhân có tay nghề yếu. * Đối với đội ngũ cán bộ quản lý - Gửi các cán bộ là trưởng phòng, phó phòng nghiệp vụ đi nước ngoài và dự các lớp bồi dưỡng cán bộ. - Đối với đội ngũ nhân viên làm công tác chuyên môn nghiệp vụ thì kiến thức về kinh tế, ngoại ngữ, tin học, là rất cần thiết. Do đó, Công ty cần tạo điều kiện thuận lợi cho công nhân viên đi học thêm văn bằng hai ở các trường Đại học. Đặc biệt, Công ty cần chú trọng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công nhân viên ở các phòng tổng hợp và một số các cán bộ trẻ có năng lực về chuyên môn, kiến thức thị trường, ngoại ngữ, nghiệp vụ Marketing làm cơ sở, nòng cốt cho phòng Marketing đi vào hoạt động có hiệu quả. Với các hoạt động trên, trong vòng một năm Công ty có thể nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, trình độ chuyên nghiệp vụ,kỹ năng quản lý của cán bộ công nhân viên toàn Công ty. Góp phần hoàn thiện công tác tổ chức bộ máy, quản lý lao động có hiệu quả. Nâng tỷ trọng đội ngũ lao động có trình độ đại học và trên đại học lên 80% tổng số lao động quản lý toàn Công ty . Bên cạnh biện pháp trên Công ty còn chú ý, quan tâm đến đời sống vật chất và tinh thần cho đội ngũ cán bộ công nhân viên, áp dụng hình thức trả lương, khen thưởng hợp lý. Đặc biệt Công ty rất quan tâm, chú ý đến đời sống của chị em. Nhân dịp Quốc tế phụ nữ 8-3 hay ngày thành lập Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, hàng năm Công ty tổ chức hội thi nữ công gia chánh, cán bộ công đoàn giỏi, thi cắm hoa, thi vẻ đẹp ứng xử, khéo tay hay làm. Trên thực tế Công ty đã hình thành và phát triển 40 năm và trải qua thời kỳ bao cấp nên cơ cấu lao động khá cồng kềnh, một số máy móc thiết bị và công nghệ sản xuất mặt hàng còn lạc hậu, đòi hỏi nhiều lao động thủ công. Hiện nay tổng số lao động của toàn Công ty lên tới 1970 người, trong đó xí nghiệp kẹo chiếm 582 người và xí nghiệp bánh chiếm 313 người. Hai xí nghiệp này chiếm số lượng lớn lao động như vậy vì số công nhân gói kẹo thủ công xếp bánh vào hộp chiếm tỷ trọng cao. Việc có quá nhiều công nhân làm việc trong lĩnh vực này sẽ làm cho năng suất lao động giảm xuống dẫn đến khó hạ giá thành sản phẩm và hiệu quả kinh doanh sẽ giảm xuống. Do đó công ty cần phải thay đổi cơ cấu lao động sao cho hợp lý. Đối với tình hình thực tế của Công ty bánh kẹo Hải Hà, muốn hạ giá thành sản phẩm thì cần tăng năng suất lao động và hạ chi phí tiền lương trong giá thành sản phẩm. Để thực hiện tốt việc giảm chi phí tiền công, Công ty cần phối hợp thực hiện các biện pháp sau: Thứ nhất: Nhập thêm một số máy gói kẹo thay thế cho việc gói kẹo bằng tay. Phương án này giúp cho Công ty rút dần những người có năng suất thấp, tuổi nghề cao hoặc ý thức trách nhiệm kém … việc giảm số lao động xuống còn tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý và sử dụng lao động và tăng năng suất lao động. Nhưng trong điều kiện thực tế của Công ty một mặt Công ty muốn thực hiện việc nâng cao hiệu quả nhưng phải đảm bảo được lợi ích của xã hội, mặt khác phải đảm bảo việc huy động và sử dụng nguồn vốn có hiệu quả nhất. Thứ hai: Xác định cơ cấu lao động tối ưu Đối với số lượng công nhân viên gần 2000 người đòi hỏi các nhà quản trị phải biết sử dụng và cơ cấu lại lao động sao cho mang lại hiệu quả kinh doanh cao nhất. Để có được cơ cấu lao động tối ưu, khi xây dựng phải dựa trên các căn cứ: -Qui trình công nghệ chế tạo sản phẩm. -Cấp bậc công nhân kỹ thuật. -Định mức thời gian lao động. -Kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Xuất phát từ các căn cứ trên, việc xác định lại cơ cấu lao động tối ưu được thực hiện như sau: Các loại lao động phụ và phụ trợ, tuỳ theo đặc điểm kinh tế và kỹ thuật của doanh nghiệp mà qui định tỷ lệ hợp lý so với công nhân chính. Các loại lao động quản lý, tuỳ theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng khâu, từng bộ phận mà tính định biên cán bộ quản lý không vượt quá 10% so với lượng công nhân sản xuất trực tiếp. Sắp xếp lại cơ cấu lao động tối ưu ngoài lợi ích giảm được chi phí nhân công mà còn là cơ sở để cho quá trình sản xuất diễn ra cân đối, nhịp nhàng và liên tục; là cơ sở để nâng cao hiệu quả quá trình sản xuất của Công ty. Một số lưu ý khi thực hiện biện pháp này. Công ty bánh kẹo Hải Hà là doanh nghiệp Nhà nước nên nâng cao hiệu quả kinh doanh phải vừa đảm bảo lợi ích của Công ty, lợi ích của người lao động và lợi ích của cả xã hội; do vậy việc giảm bớt số lượng lao động xuống không được gây khó khăn cho đời sống của công nhân và cho Nhà nước. Khi thực hiện biện pháp trên Công ty cần lưu ý tới một số điểm sau: ã Giải quyết số lao động dư thừa bằng cách tăng năng suất của máy lên, bố trí công nhân làm việc ba ca hoặc làm việc thay phiên nhau. ã Đối với số công nhân viên lâu năm, Công ty cần kết hợp với vận động và thực hiện các chính sách hỗ trợ về kinh tế nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho đời sống vật chất của họ, khuyến khích họ tự nguyện xin nghỉ. ã Các biện pháp giảm lao động phải áp dụng dần, không nên tạo áp lực gây ức chế đối với công nhân, làm giảm sự say mê công việc dẫn đến giảm năng suất lao động. ã Việc phân và bố trí lại lao động phải đáp ứng được ba yêu cầu: phù hợp với năng lực, sở trường và nguyện vọng của từng người. Một số kiến nghị với Nhà Nước Thực tế trong những năm qua, Công ty Bánh kẹo Hải Hà đã tồn tại trong môi trường kinh doanh phức tạp. Ngoài các nhân tố chủ quan ra các nhân tố khách quan đóng một phần không nhỏ tác động đến hiệu qủa kinh doanh của Công ty. Sau đây là những kiến nghị của Công ty Bánh kẹo Hải Hà: -Trước năm 1998, Công ty bánh kẹo Hải Hà nộp ngân sách thông qua thuế doanh thu 6% và nộp thuế VAT 10% chi phí đầu vào bắt đầu từ năm 1999 sự chênh lệch này đã làm ảnh hưởng đến lợi nhuận và sự vươn lên của Công ty trong những năm sắp tới. -Nhà nước nên giảm thuế nhập khẩu đối với một số nguyên liệu dùng trong sản xuất: bột mì, hương liệu. Đồng thời giảm thuế xuất nhập khẩu để Công ty có thể tăng sản lượng xuất khẩu, nâng cao hiệu quả kinh doanh. -Nhà nước cần có biện pháp hữu hiệu ngăn chặn bánh kẹo nhập khẩu và chống hàng nhập lậu, chống nạn hàng giả, hàng nhái mẫu. Đồng thời cần có ưu đãi về thuế nhập khẩu đối với một số nguyên liệu trong nước chưa sản xuất được trong việc đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh . -Đảm bảo thị trường tiền tệ ổn định, tạo điều kiện về vốn sản xuất cho doanh nghiệp. Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ về lãi suất vay, giúp doanh nghiệp giảm bớt gánh nặng về trả lãi ngân hàng và có thể có điều kiện đầu tư chiều sâu đổi mới máy móc thiết bị và công nghệ. Kết luận Phân tích hiệu quả kinh doanh là một việc làm tất yếu khách quan có từ lâu trong sản xuất kinh doanh nhằm không ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh cuả doanh nghiệp. Nó phát sinh và phát triển cùng với quá trình sản xuất kinh doanh , tính tất yếu của nó do yêu cầu sản xuất kinh doanh đòi hỏi và mục đích không ngừng vươn lên của con người. Nó có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với doanh nghiệp. Hiệu quả kinh doanh là một chỉ tiêu chất lượng tổng hợp phản ánh trình độ và thực chất hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Qua phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh, các nhà quản lý sẽ nắm được các yếu tố tích cực và yếu kém tồn tại trong sản xuất kinh doanh, tìm ra nguyên nhân ảnh hưỏng đến hiệu quả đó rồi từ đó rút ra các bài học kinh nghiệm, đề ra các biện pháp khắc phục thích hợp để ngày càng nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh . Chuyển sang cơ chế thị trường theo định hướng Xã hội Chủ nghĩa, có sự quản lý của Nhà nước, Công ty Bánh kẹo Hải Hà đã có những thay đổi theo hướng tích cực, doanh thu ngày một tăng, hiệu quả ngày một cao và có vị trí vững chắc, uy tín trên thị trường trong nước. Song bên cạnh đó Công ty đã gặp không ít khó khăn, vẫn còn một số điểm vẫn tồn tại cần có biện pháp giải quyết để nâng cao hơn nữa hiệu quả sản xuất kinh doanh. Trong giới hạn của đề tài luận văn này tôi đã kết hợp sử dụng những kiến thức lý luận tiếp thu được từ nhà trường với những kiến thức thực tiễn trong quá trình thực tập để phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty Bánh kẹo Hải Hà. Tuy nhiên, do thời gian nghiên cứu và khả năng có hạn nên bản luận văn này không tránh khỏi những sai sót trong quá trình phân tích. Tôi rất mong nhận được sự đóng góp chỉ dẫn của các thầy cô giáo và của lãnh đạo nhà máy để xây dựng bản luận văn này được hoàn chỉnh hơn. Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lời biết ơn sâu sắc tới T.S. Đỗ Hữu Hào, Viện trưởng viện nghiên cứu chiến lược chính sách công nghiệp, là người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài này. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo và các cô chú trong phòng Kinh doanh đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo điều kiện để tôi hoàn thành bản luận văn này. Danh mục tài liệu tham khảo Giáo trình: Phân tích hoạt động kinh doanh-NXB giáo dục, 1997. Giáo trình: Kinh tế học. Từ điển kinh tế. Lập, đọc, kiểm tra,phân tích báo cáo tài chính-NXB Tài chính,1998. Giáo trình:Quản trị doanh nghiệp - NXB Giáo dục, 1998. Marketing căn bản – NXB Giáo dục, 1998. Chìa khoá để nâng cao năng lực tiếp thị và sức cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam- NXB Thống kê,1998. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty bánh kẹo Hải Hà 1960- 1995. Các bản báo cáo kết quả kinh doanh từ năm 1997- 2000 của Công ty bánh kẹo Hải Hà. Phương thức hoạt động của Công ty bánh kẹo Hải Hà. Tạp chí công nghiệp Việt Nam số 24/1998; 6/1999; 19/2000. Tạp chí tài chính: số 2/2000.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docM0248.doc
Tài liệu liên quan