Đề tài Hiệu quả kinh tế các loại hình trang trại huyện Sóc Sơn thành phố Hà Nội

Có nhiều quan điểm về khái niệm hiệu quả kinh tế, hiệu quả kinh tế ở mỗi nơi, mỗi vùng khác nhau thì khác nhau. Nhưng hầu hết các quan điểm đều phản ánh mối quan hệ giữa kết quả hoạt động sản xuất với chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó. Theo quan niệm của LN CARIMÔP - Kinh tế chính trị MácLênin, cho rằng: "Hiệu quả của sản xuất xã hội được tính toán và kế hoạch hoá trên cơ sở những nguyên tắc chung đối với nền kinh tế quốc doanh, bằng cách so sách hiệu quả của sản xuất với chi phí hoặc nguồn dự trữ sử dụng".

doc86 trang | Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 1459 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hiệu quả kinh tế các loại hình trang trại huyện Sóc Sơn thành phố Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ại chuyên vườn cây ăn quả là loại hình cần nhiều diện tích đất đai, mà đất đai không thực sự là thế mạnh của huyện Sóc Sơn và nếu chỉ có chuyên vườn cây ăn quả trên đất sỏi bạc màu thì loại hình này không mang lại hiệu quả kinh tế cao. Bởi vậy trang trại chuyên vườn cây ăn quả giảm dần qua các năm. Nếu như năm 2004 là 8 trang trại thì năm 2005 chỉ có 6 trang trại và năm 2006 chỉ còn 5 trang trại. Số lượng trang trại chuyên vườn giảm có thể theo hình thức phá sản mà có thể là chuyển từ loại hình nàu sang loại hình trang trại khác có hiệu quả cao hơn. Cụ thể, trang trại cây ăn quả của Anh Phạm Văn Thông Xã Hiền Ninh năm 2004 thì năm 2006 đã chuyển đổi thành trang trại để tổ chức tiệc, hội họp, sinh nhật đồng thời làm dịch vụ cung cấp các nguyên vật liệu chế biến, hoặc chưa chế biến cho lễ hỏi, đám cưới....Bên cạnh đó loại hình trang trại Bên cạnh đó loại hình trnag trại chăn nuôi cũng ngày một phát triển mạnh mẽ va dần tỏ ra phù hợp với điều kiện phát triển xã hội trong 3 năm là 105.41%. Đối với loại hình trang trại kết hợp cũng vậy, gần 3 năm gần đây , tốc độ phát triển bình quân hàng năm loại hình này không đạt được hiệu quả kinh tế cao, bởi vậy có trang trại thì chuyển đổi mục đích sử dụng đất còn có trang trại thì chuyển sang loại hình kinh tế trang trại khác đạt hiệu quả kinh tế cao hơn. Đối với loại hình trang trại kinh doanh tổng hợp ở Sóc Sơn là loại hình trang trại đang phát trang trại theo loại hình theo này theo loại hình này đang được hình thành. Với thời gian nghiên cứu và thực hiện đề tài có hạn, chúng tôi không thể tiến hành điều tra khảo sát tất cả các trang trại trên địa bàn huyện. Nên chúng tôi đã tiến hành phương pháp chọn điển nghiên cứu, chọn những loại hành trnag trại tiêu biểu để nghiên cứu, các trang trại được chọn để nghiên cứu đều được cân nhắc kỹ lưỡng với tiêu chí bắt buộc là phải bảo đảm tính đại hiện cho các trang trại không được chọn để nghiên cứu đề tài sao cho vẫn đảm bảo kết quả nghiên cứu được chính xác và khách quan. Qua khảo sát và điều tra ta có biểu 6 như sau: Bảng 7: Số lượng các loại hình trang trại điều tra Loại hình trang trại SL CC % Địa điểm 1. Chuyên vườn 2 4.08 Minh Trí (1), Hiền Ninh(1) 2. Chăn nuôi 20 40.82 Gia cầm 6 12.24 Nam Sơn (2), Hiền Ninh (3), Phú Minh (1) Lợn 14 28.57 Nam Sơn (2), Hiền Ninh (3), Phú Minh (3), Hồng kì (2), Bắc Sơn (2) 3.Lâm nghiệp 2 4.08 Nam Sơn (1), Hồng Kì (1) 4.Nuôi trồng thuỷ sản 2 4.08 Nam Sơn (1), Tiên Dược (1) 5. Kết hợp 13 26.53 VC 2 4.08 Hiền Ninh (1), Nam Sơn (1), VA 3 6.12 Bắc Sơn (1), Năm Sơn (1), Hiền Ninh (1) AC 3 6.12 Phú Minh (1), Tiên Dược (1), Hồng Kì (1) VAC 5 10.20 Nam Sơn (3), Hồng Kì (1), Phú MInh (1) 6. Kinh doanh tổng hợp 10 20.41 AC+dịch vụ 2 4.08 Hiền Ninh (1), Phù Ninh (1) VA + Dịch vụ 4 8.16 Hiền Ninh (2), Nam Sơn (1), Minh Trí(1) VAC + Dịch vụ 4 8.16 Hiền Ninh (1), Phú Minh (1), Phù Minh (1) Tổng 49 100.00 Nguồn: Số liệu điều tra tháng 3 năm 2007 4.2.3. Thực trạng các yếu tố sản xuất của các loại trang trại ở huyện Sóc Sơn. 4.1.3.1. Tình hình về chủ trang trại Mỗi trang trại đều có một người chủ có trình độ hiểu biết nhất định, biết cách điều hành, quản lý, chỉ đạo và định hướng cho sản xuất. Loại hình kinh tế trang trại là một loại hình kinh tế khó bởi vậy chủ trang trại là một yếu tố đầu vào rất quan trọng quyết định sự thành bại của trang trại. Trình độ của từng chủ trang trại khác nhau quyết định đến việc lực chọn loại hình sản xuất kinh doanh, lựa chọn cây trồng, vật nuôi khác nhau. Qua khảo sát và điều tra cho thấy tình hình về chủ trang trại ở Sóc Sơn được thể hiện qua biểu 8. Qua biểu 8 cho thấy chủ trang trại ở huyện Sóc Sơn xuất thân phần lớn là những cán bộ viên chức Nhà nước từ các ngành kinh tế chiếm 38.78%, xuất thần tư nông dân chiến 28.57% từ cán bộ đã về hưu chiếm 32.65%, 100% các trang trại có độ tuổi từ 45-60 tuổi, chiếm 48.98%. Tuổi từ 35-45 chiếm 38.78% còn lại một số ít trang trại của các chủ trang trại trẻ dưới 35 tuổi. Biểu 8 : Đặc điểm của chủ trang trại ở huyện Sóc Sơn Chỉ tiêu Loại hình trang trại Tổng Cơ cấu (%) Chuyên vườn Chăn nuôi Lâm nghiệp Thuỷ sản Kết hợp Tổng hợp Tuổi của chủ trang trại 49 100.00 Dưới 35 tuổi 6 12.24 1 2 0 1 2 0 Từ 35 - 45 tuổi 19 38.78 1 4 2 1 6 4 Từ 45-60 tuổi 24 48.98 0 14 0 0 5 6 Thành phần Nông dân 14 28.57 0 10 2 1 1 0 Cán Bộ 19 38.78 1 4 0 1 10 3 Hưu trí 16 32.65 1 6 0 0 3 7 Ttrình độ Có đào tạo chuyên môn 49 100.00 2 20 2 2 16 10 Nguồn: Sốliệu điểu tra tháng 3 năm 2007 4.1.3.2. Quy mô đất đai của các trang trại qua số liệu điều tra được tập hợp quan biểu 9 chúng tôi thấy quy mô đất đai của các trang trại ở huyện Sóc Sơn được chia thành 4 nhóm chính, nhóm trang trại có quy mô đất đai dưới 1.000m2. nhóm trang trại từ 1.000-10.000m2, từ 10.000-20.000m2 và trên 20.000m2. Là huyện có mục tiêu chính của huyện hơn nữa diện tích đất Sóc Sơn chủ yếu là rừng, vì vậy trong thời gian tới huyện đã tập chung chú trọng và phát triển loại hình kinh tế trang trại kinh doanh tổng hợp quanh các đường vành đai rừng tạo thành một khu trang trại sinh thái khéo kín. Quy mô đất đai các trang trại huyện Sóc Sơn thể hiệu trong biểu 9 Biểu 9: Quy mô đất đai của các trang trại ở huyện Sóc Sơn Chỉ tiêu 2004 2005 2006 So sánh (%) SL CC (%) SL CC (%) SL CC (%) 05/04 06/05 BQ Tổng số trang trại 93 100.00 96 100.00 101 100.00 103.23 105.21 104.21 Dưới 1000m2 15 16.13 15 15.63 15 14.85 100.00 100.00 100.00 Từ 1.000-10.000m2 25 26.88 26 27.08 28 27.72 104.00 107.69 105.83 Từ 10.000-20.000m2 43 46.24 45 46.88 46 45.54 104.65 102.22 103.43 Trên 20.000m2 10 10.75 10 10.42 12 11.88 100.00 120.00 109.54 Nguồn: Phòng KHKT & PTNT huyện Sóc Sơn. Qua biểu 9 cho thấy quy mô của các loại hình trang trại ở Dóc Dơn ngày một tăng. Năm 2004 những trang trại dưới 1.000m2 chiến tỷ lệ 16.13%, năm 2005 chiếm tỷ lệ là 15.63%, năm 2006 chiếm tỷ lệ là 14.85%, tỷ lệ ngày càng giảm mặc dù số lượng các trang trại không có sự thay đổi, Năm 2005 loại hình trang trại từ 1.000-10.000m2 tăng 1 trang trại so với năm 2004 và năm 2006 tăng 3 trang trại so với năm 2004. Loại hình trang trại có quy mô từ 10.000m2 trở lên cũng ngày một tăng số lượng, năm 2006 có 12 trang trại nhiều hơn 2 trang trại so với năm 2005 và 2004. Tóm lại biểu 9 cho thấy các loại hình trnag trại ở Sóc Sơn ngày một gia tăng về số lượng và quy mô diện tích. Đây có thể là một trong những thuận lợi để tiến hành sản xuất hàng hoá, mang lại hiệu quả kinh tế cao. 4.1..3.3 Tình hình đất đai của các trang trại điều tra. Đất là nguồn tài nguyên vô giá của sự sống. Đối với trang trại cũng vậy nó là nguồn lực quan trọng hàng đầu để chủ trang trại tiến hành sản xuất kinh doanh. Qua điều tra các loại hình trang trại ở Sóc Sơn năm 2006 ta tình hình đất đai của các loại hình trang trại ở Sóc Sơn được thể hiện qua biểu 10. Qua biểu 10 ta thấy đất đai bình quân một trang trại của huyện là 1.66 ha, trong đó loại hình trang trại có diện tích lớn nhất là loại hình trang trại VAC với diện tích bình quân một trang trại là 2.13 ha, đứng thứ hai là loại hình trang trại chuyên vườn với tổng diện tích là 2.11 ha. Loại hình trang trại hết ít diện tích nhất là loại hình trang trại chăn nuôi trong đó chăn nuôi gia cầm bình quân một trang trại khoảng 0.36 ha. Mỗi năm hình trang trại khác nhau có diện tích đất trồng trọt, ao hồ, đất chăn nuôi,...khác nhau tuỳ theo từng loại hình trang trại trại. Về cơ cấu loại đất đai, bình quân một trang trại diện tích trồng cây lâu năm là 1.11 ha, diện tích trồng cây hàng năm 0.07 ha, đất ao hồ là 0.30 ha, đất chăn nuôi là 0.15 ha và đất xây dựng nhà cửa là 0.03 ha. Biểu 10: Đất đai bình quân các trang trại điều tra. ĐVT:ha Loại hình trang trại Số lượng Tổng DT Đất nông nghiệp Tổng đất nông nghiệp Đất xây dựng nhà cửu Cây lâu năm Cây hàng năm Ao hồ Đất chăn nuôi 1. Chuyên vườn 2 2.11 1.99 0.11 0.00 0.00 2.10 0.01 2. Chăn nuôi Gia cầm 6 0.36 0.00 0.05 0.00 0.29 0.34 0.02 Lợn 14 0.38 0.00 0.10 0.00 0.25 0.35 0.03 3.Lâm nghiệp 2 12.50 12.50 0.00 0.00 0.00 12.50 0.00 4.Nuôi trồng thuỷ sản 2 1.20 0.02 0.06 1.10 0.00 1.18 0.02 5. Kết hợp VC 2 2.01 1.54 0.34 0.00 0.12 2.00 0.01 VA 3 1.52 0.64 0.06 0.08 0.00 1.50 0.02 AC 3 1.57 0.01 0.13 1.19 0.22 1.55 0.02 VAC 5 2.13 1.38 0.05 0.55 0.12 2.10 0.03 6. Kinh doanh tổng hợp AC+dịch vụ 2 1.55 1.40 0.00 0.00 0.10 1.50 0.05 VA + Dịch vụ 4 1.88 1.34 0.00 0.50 0.00 1.84 0.04 VAC + Dịch vụ 4 1.95 1.38 0.00 0.45 0.08 1.91 0.04 Bình quân chung 49 1.66 1.11 0.07 0.03 0.15 1.64 0.03 Nguồn : Số liệu điều tra tháng 03 tháng 2007 4.1.3.4. Tình hình sử dụng lao động của các trang trại điều tra Lao động là yếu tố đầu vào quan trọng phản ánh nguồn lực sản xuất của trang trại, đồng thời quy mô và cơ cấu lao động cho biết trình độ và khă năng sử dụng lao động của từng trang trại. Tình hình sử dụng lao động của từng loại hình trang trại được tập hợp ở biểu 11. Qua biểu 11 cho thấy bình quân một trang trại sử dụng 4.57 lao động. Trong đó có 1.78 lao động gia đình chiếm 38.88%, 0.36 lao động thời vụ và 2.43 lao động thuê thường xuyên chiếm 61.12% trong trang trại. Nhận thấy các loại hình trang trại phần lớn là thuê lao động, tỷ lệ thuê chiếm tới 61.12%. Cơ cấu sử dụng lao động của mỗi loại hình trang trại khác nhau cũng khác nhau, loại hình trang trại có tỷ lệ lao động thuê cao nhất là VAC + dịch vụ với tỷ lệ là 88.24%, thuê lao động thấp nhất là loại hình trang trại chuyên vườn với tỷ lệ 14.29%. Tuy các loại hình kinh tế trang trại ở huyện mới thành lập nhưng đã thu hút một lực lượng lao động rất lớn điều này chứng tỏ kinh tế trang trại rất quan trọng trong nông nghiệp nông thôn Sóc Sơn. Như vậy, kinh tế trang trại đã phần nào giải quyết công ăn việc làm cho một lực lượng lao động lớn ở nông thôn, góp phần giảm thất nghiệp, nâng cao thu nhập cho người dân và thúc đẩy nền kinh tế của huyện ngày một phát triển. Biểu 11: Lao động bình quân các trang trại điều tra. Loại hình trang trại Tổng LĐ LĐCĐ LĐ thuê SL CC(%) Thời vụ (Đã qui đổi) Thường xuyên Tổng % 1. Chuyên vườn 3.50 3.00 85.71 0.00 0.50 0.50 14.29 2. Chăn nuôi Gia cầm 4.50 2.00 44.44 0.00 2.50 2.50 55.56 Lợn 3.50 1.50 42.86 0.00 2.00 2.00 57.14 3.Lâm nghiệp 3.00 1.00 33.33 1.00 1.00 2.00 66.67 4.Nuôi trồng thuỷ sản 3.33 2.50 75.08 0.33 0.50 0.83 24.92 5. Kết hợp VC 4.50 2.00 44.44 1.00 1.50 2.50 55.56 VA 3.83 2.33 60.84 0.50 1.00 1.50 39.16 AC 4.50 2.76 59.33 0.33 1.50 1.83 40.67 VAC 4.40 2.40 54.55 0.50 1.50 2.00 45.45 6. Kinh doanh tổng hợp AC+dịch vụ 6.00 1.00 16.67 1.00 4.00 5.00 83.33 VA + Dịch vụ 6.53 1.00 15.31 0.03 5.50 5.53 84.69 VAC + Dịch vụ 8.50 1.00 11.76 1.50 6.00 7.50 88.24 Bình quân chung 4.57 1.78 38.88 0.36 2.43 2.79 61.12 Nguồn: Số liệu điều tra tháng 03 năm 2007 4.1.3.5. Tình hình huy động và sử dụng vốn của các loại hình trang trại điều tra. Tình hình huy động và sử dụng vốn của trang trại được thể hiện ở biể 12. Qua biểu 12 ch thấy, bình quân một trang trại có mức đầu tư vốn là 326.75 triệu đồng trong đó vốn cố định là 252.97 triệu đồng chiếm 76.65%, vốn lưu động cao nhất là loại hình trang trại VAC + du lịch với tổng nguồn vốn là 576.32 triệu đồng, trong đó vốn cố định là 476.58 triệu đồng chiếm 82.69%, vốn lưu động là 99.74 triệu đồng chiếm 17.31%. Trang trại có mức đầu tư thấp nhất là trang trại chuyên vướn với tổng nguồn vốn là 89.72 triệu đồng, trong đó vốn cố định là 73.12 triệu đồng, vốn lưu động là 16.60 triệu đồng chiếm 18.50%. Nhận thấy sự đầu tư giữa các loại hình trang trại có sự chênh lệch nhau rất lớn, nguyên nhân của sự chênh lệch đó là yêu cầu về quy mô sản xuất và việc lựa chọn cây trồng, vật nuôi, đồng thời cả hình thức sản xuất chuyên canh hay phát triển tổng hợp..... Về cơ sở sử dụng vốn, nhìn chung vốn cố định chiếm tỷ trọng lớn bình quân một trang trại chiếm trên 70% tổng số vốn. Các loại hình khác nhau cơ cấu sử dụng vốn cũng khác nhau, loại hình trang trại chăn nuôi lợn có mức vốn cố định nhỏ nhất chiếm 67.43%, cao nhất 81.50%, loại hình trang trại không phải vay vốn của chủ trang trai, cho thấy nhìn chung của chủ trang trại để có nhu cầu vay vốn từ các ngành ngân hàng và tổ chức tín dụng, tuy nhiên việc được vay vốn từ các ngân hàng và các tổ chức tín dụng là bài toán chưa có lời giải tối ưu. Biểu 12: Tình hình huy động và sử dụng vốn bình quân của các loại hình trang trại điều tra năm 2006 Chỉ tiêu Loại hình trang trại Tổng vốn Cố định Lưu động Nguồn vốn SL (tr đồng) Tỷ lệ (%) SL (tr đồng) Tỷ lệ (%) Tự có (tr.đ) Vay (tr.đ) Tỷ lệ vay (%) 1. Chuyên vườn 89.72 73.12 81.50 16.60 18.50 58.25 31.47 54.03 . Chăn nuôi Gia cầm 2.33.17 172.24 73.87 60.93 26.13 128.47 104.70 81.50 Lợn 275.01 185.45 67.43 89.56 32.57 189.41 85.60 45.19 3.Lâm nghiệp 289.86 289.86 100.00 - 0.00 184.30 85.60 45.19 4.Nuôi trồng thuỷ sản 244.12 198.56 81.34 45.56 18.66 187.12 57.00 30.46 5. Kết hợp VC 327.45 258.56 78.96 68.89 21.04 297.16 30.29 10.19 VA 301.65 246.87 81.84 54.78 18.16 256069 44.96 17.52 AC 366.00 287.44 78.23 80.56 21.77 317.12 53.00 16.71 VAC 370.12 289.56 78.23 80.56 21.77 317.12 53.00 16.71 6. Kinh doanh tổng hợp AC+dịch vụ 456.85 333.46 72.99 123.39 27.01 456.85 0.00 0.00 VA + Dịch vụ 446.73 375.40 84.03 71.33 15.97 375.73 71.00 18.90 VAC + Dịch vụ 576.32 476.58 82.69 99.74 17.31 489.32 87.00 17.78 Bình quân chung 326.75 252.97 76.65 73.78 23.35 256.72 70.03 35.65 Nguồn: Số liệu điều tra tháng 03 năm 2007 4.2. Kết qủa hoạt động sản xuất kinh doanh của các loại hình trang trại. 4.2.1. Cơ cấu giá trị sản xuất của các loại hình trang trại. Giá trị sản xuất của cac loại hình trang trại được thể hiện quan biểu 13. Qua biểu 13 ta thấy tổng giá trị sản xuất (GO) bình quân một trang trại ở huyện Sóc Sơn là 246.40 triệu đồng. Trong đó loại hình trang trại có GO cao nhất là trang trại VAC + dịch vụ với giá trị sản xuất là 518.57 triệu đồng, trong đó thu từ trồng trọt là 34.56 triệu đồng chiếm 6.66%, thu từ chăn nuôi là 117.56 triệu đồng chiếm 22.67% thu từ thuỷ sản là 176.89 triệu đồng chiếm 34.11%, thu từ dịch vụ là 189.56 triệu đồng chiếm 36.55%. Như vậy ta thấy đối với loại hình trang trại này thu từ dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn nhất, tuy loại hình trang trại này mới được thành lập mà có kết quả như vậy là một kết quả khả quan cho việc phát triển loại hình trang trại này ở Sóc Sơn trong tương lai. Loại hình trang trại có giá trị sản xuất thấp nhất là trang trại chuyên vườn với GO là 48.56 triệu đồng, trang trại này ở Sóc Sơn trong tương lai. Loại hình trang trại có giá trị sản xuất thấp nhất là trang trại chuyên vườn GO là 48.56 triệu đồng, trang trại chuyên vườn chỉ có nguồn thu từ trồng trọt. Như vậy giá trị sản xuất của các loại hình trang trại ở Sóc Sơn là rất lớn. Tuy nhiên mỗi loại hình trang trại có mỗi đặc thù riêng, GO cao chưa hẳn các trang trại đó đã đạt được hiệu quả kinh tế cao mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bởi vậy mới biết GO thì chúng ta chưa xác định được hiệu quả kinh tế của các loại hình trang trại. Biểu 13: Giá trị sản xuất từ các ngành của các loại hình trang trại điều tra ở Sóc Sơn năm 2006 Loại hình trang trại Tổng LĐ Nuôi trồng thuỷ sản Trồng trọt Chăn nuôi Dịch vụ SL (tr.đ) CC(%) SL (tr.đ) CC(%) SL (tr.đ) CC(%) SL (tr.đ) CC(%) 1. Chuyên vườn 48.50 48.50 100.00 - 0.00 - 0.00 - 0.00 2. Chăn nuôi Gia cầm 185.99 5.64 3.03 180.35 96.97 - 0.00 - 0.00 Lợn 222.12 7.56 3.40 214.56 96.60 - 0.00 - 0.00 3.Lâm nghiệp 198.70 198.70 100.00 - 0.00 - 0.00 - 0.00 4.Nuôi trồng thuỷ sản 247.98 4.23 1.71 - 0.00 243.75 98.29 - 0.00 5. Kết hợp 0.00 VC 202.98 26.45 13.03 176.53 86.97 - 0.00 - 0.00 VA 244.87 32.45 13.25 0.00 212.42 86.75 - 0.00 AC 349.87 5.64 1.61 156.58 44.75 187.65 53.63 - 0.00 VAC 283.29 24.56 8.67 112.87 39.84 145.86 51.49 - 6. Kinh doanh tổng hợp AC+dịch vụ 337.56 32.14 9.52 115.56 34.23 - 0.00 189.86 56.24 VA + Dịch vụ 345.87 29.56 8.55 - 0.00 150.56 43.53 165.75 47.92 VAC + Dịch vụ 518.57 34.56 6.66 117.56 22.67 176.89 34.11 189.56 36.55 Bình quân chung 264.40 25.58 13.53 126.01 53.08 76.06 24.20 36.75 9.19 Nguồn: Số liệu điều tra tháng 03 năm 2007 Qua biểu 13 ta thấy, cơ cấu nguồn thu từ các loại hình trang trại phù hợp với tên gọi của nó. Cụ thể: Loại hình trang trại chuyên vườn có nguồn thu trực tiếp 100% GO từ trồng trọt, loại hình trang trại chuyên chăn nuôi,...Đặc biệt biểu 13 cho thấy các loại hình trang trại kinh doanh tổng hợp thu nhập vượt trội và có nguồn thu từ dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn nhất. Cụ thể, trang trại VAC + dịch vụ thu từ trồng trọt 6.66% thu từ chăn nuôi 22.67%, thu từ nuôi trồng thuỷ sản 34.11% và thu từ dịch vụ là 36.55%, VA + dịch vụ thu từ dịch vụ chiếm 47.92%, VC + dịch vụ thu từ dịch vụ chiếm tỷ trọng 56.24%. Có thể thấy tổng giá trị sản xuất bình quân của một trang trại ở huyện Sóc Sơn là tương đối cao, đáng quan tâm là nguồn thu chủ yếu của các loại hình trang trại của huyện chủ yếu thu từ chăn nuôi, dịch vụ, nuôi trồng thuỷ sản. Thu từ trồng trọt còn thấp nhưng đặc biệt quan tâm hơn nữa khi loại hình kinh doanh tổng hợp mới xuất hiện đã vượt lên là loại hình có giá trị sản xuất cao nhất tuy không phải là loại hình trang trại phổ biến nhất ở Sóc Sơn vì loại hình này cần phải có nhiều vốn và người chủ trang trại cần phải là người hiểu biết rộng, có trình độ, tiền của và khả năng tiếp thị lớn. Nhưng giá trị sản xuất và hinh thức sản xuất kinh doanh của nó đã hứa hẹn một tương lai tốt đẹp đang chờ đón vì vậy huyện cần phải có định hướng tích cực cho phát triển loạ hình trang trại này trong tương lai. Ngoài giá trị sản xuất mà chúng đạt được chúng còn mang lại hiệu quả to lớn mà chúng ta không thể tính được đó là việc bảo vệ môi trường sinh thái và làm đẹp thêm vùng đất Sóc Sơn. 4.2.2. Tình hình đầu tư - chi phí của các loại hình trang trại ở Sóc Sơn 4.2.2.1. Cơ cấu chi phí của các loại hình trang trại Để hiểu thêm các trang trại đầu tư vào các ngành sản xuất của mình có tương xứng với cơ cấu nguồn thu hay không ta theo dõi biểu 14. Kết quả tính toán được trình bày ở biểu 14 cho thấy, bình quân một trang trại trong năm 2006 đầu tư 135.90 triệu đồng chi phí trung gian (IC) (bao gồm chi phí vật chất và chi phí dịch vụ. lao động). Trong đó các loạ hình trang trại kinh doanh tổng hợp có mức đầu tư lớn nhất, tiêu biểu là loại hình trang trại VAC+dịch vụ có mức đầu tư là 178.65 triệu đồng, trong đó chi cho trồng trọt là 45.67 triệu đồng chiếm 25.56%, chăn nuôi là 42.43 triệu đồng chiếm 23.75%, nuôi trồng thuỷ sản là 36.76 triệu đồng chiếm 20.58% và chi cho dịch vụ là 53.79 triệu đồng chiếm 33.03%. Các loại hình trang trại này vẫn đang ở giai đoạn xây dựng cơ bản và phát triển sản xuất, đặc biệt là dịch vụ nên phải chi phí sản xuất lớn. Loại hình trang trại có mức đầu tư thấp nhất là loại hình trang trại chuyên vườn với mức đầu tư 28.08 triệu đồng. Nhìn chung các loại hình trang trại của huyện tập trung đầu tư nhiều cho hai loại hình trang trại là loại hình trang trại kinh doanh tổng hợp và loại hình trang trại chăn nuôi. Bởi vì trang trạiu kinh doanh tổng hợp mới phát triển đã khẳng định được vị trí, vai trò của mình trong sự nghiệp phát triển kinh tế trang trại của huyện. Còn loại hình trang trại chăn nuôi vẫn phổ biến ở huyện từ trước và đầu tư nhiều cũng là điều dễ hiểu bởi từ trước nguồn thu chủ yếu của các trang trại của huyện là dựa vào chăn nuôi và cho đến này chăn nuôi vẫn giữ một vị trí quan trọng trong phát triển kinh tế trang trại của huyện. Tuy nhiên, về lâu dài đầu tư nhiều cho chăn nuôi là không có lợi bởi chăn nuôi có nhiều yếu tố bất lợi bên ngoài như: thiên tai, dịch bệnh hay yếu tố thị trường....và nếu sảy ra thì khả năng chống chọi của loại hình này là yếu tố thậm chí dẫn đến sụp đổ, hơn nữa chú trọng phát triển chăn nuôi sẽ gây ra ô nhiễm môi trừơng. Chính vì vậy huyện cần bố trí cơ cấu các loại hình trang trại và điều chỉnh sao cho hợp lý. Hiện nay, Đảng và Nhà nước ta đã có chủ trương di chuyển các trang trại chăn nuôi ra xa khu dan cư và việc làm sẽ sớm được thực hiện trong tương lai. Biểu 14:Chi phí trung gian của các ngành trang trại năm 2006 Chỉ tiêu Loại hình trang trại Tổng số Chi phí sản xuất của các ngành (IC) Trồng trọt Chăn nuôi Nuôi trồng thuỷ sản Dịch vụ SL (tr.đ) CC(%) SL (tr.đ) CC(%) SL (tr.đ) CC(%) SL (tr.đ) CC(%) 1. Chuyên vườn 28.08 28.08 100.00 - 0.00 - 0.00 - 0.00 2. Chăn nuôi Gia cầm 125.64 15.68 12.48 109.96 87.52 -- 0.00 - 0.00 Lợn 124.32 20.56 16.54 103.76 83.46 - 0.00 - 0.00 3.Lâm nghiệp 150.40 150.40 100.00 - 0.00 - 0.00 - 0.00 4.Nuôi trồng thuỷ sản 101.23 3.62 3.58 - 0.00 97.61 96.42 - 0.00 5. Kết hợp VC 202.98 65.23 44.79 80.39 55.21 - 0.00 VA 244.87 45.65 34.47 86.80 65.53 - 0.00 AC 349.87 5.67 3.87 78.56 53.60 62.35 42.54 - 0.00 VAC 283.29 25.64 17.65 72.68 50.02 46.99 32.34 - 0.00 6. Kinh doanh tổng hợp AC+dịch vụ 337.56 56.42 33.43 4526 26.82 - 0.00 67.08 39.75 VA + Dịch vụ 345.87 62.34 35.71 54.56 31.26 57.66 33.03 VAC + Dịch vụ 518057 45.67 25.56 42.43 23.75 36.76 20.58 53.79 30.11 Bình quân chung 246.40 34.77 26.91 63.93 48.23 25.37 18.08 11.84 6.78 Nguồn: Số liệu tra tháng 03 năm 2007 4.2.2.2. Các loạ chi phí đầu tư Quá trình điều tra thu nhập cho thấy, các trang trại đầu tư chi phí cho sản xuất bao gồm các loại: Chi phí vật chất (giống, phân bón, thức ăn, thuốc phòng và trị bệnh, thuỷ lợi....) chi phí thuê lao động, khấu hao tài sản cố định, thuế nông nghiệp, chi trả lãi vay ngân hàng. Số liệu biểu 15 cho thấy tổng các loại chi phí bình quân một trang trại đồng chiếm 65.36%, thuê lao động là 29.14 triệu đồng chiếm 15.22% khấu hao là 21.01 triệu đồng chiếm 13.57%. Ta thấy chi phí vật chất chiếm tỷ trọng lớn nhất 65.73%, thấp nhất là chi phí cho thuế chiếm 0.58%. Xét riêng từng loại hình ta thấy loại chuyên vườn có tổng chi phí thấp nhất 51.15triệu đồng, cao nhất là loại hình trang trại VAC + dịch vụ với tổng chi phí là 421.61 triệu đồng. Nhìn chung, qua biểu 15 cho thấy chi phí bình quân 1 trang trại như vậy còn cao, đặc biệt là chi phí vật chất chiếm trên dưới 65.73%. Việc chi phí đầu vào tất yếu sẽ làm giảm lợi nhuận của chủ trang trại. Bởi với các nhà sản xuất thì việc tối thiểu hoá chi phí đầu vào để tối đa hoá lợi nhuận là vấn đề quan tâm hàng đầu. Tuy nhiên, các chỉ trang trại ở Sóc Sơn còn chưa thấy rõ vai trò của tối thiểu hoá chi phí đầu vào với lợi nhuận hoặc học chưa có một biện pháp nào phù hợp nhất nên họ chưa có được cách chi phí hợp lý trong quá trình sản xuát, gây nên tình trạng lãng phí không cần thiết. Ngoài chi phí vật chất và chi phí thuê lao động trang trại còn phải chi khấu hao tài sản, thuế nông nghiệp, lãi vay. Biểu 15: Các chi phí và cơ cấu của trang trại năm 2006 (Tính giá bình quân cho một trang trại trong một năm tại Sóc Sơn) ĐVT: Triệu đồng và % Chỉ tiêu Loại hình trang trại Tổng chi phí Trong đó Vật chất CC (%) Thuê LĐ CC (%) Khấu hao CC (%) Thuế CC (%) Lãi vay CC (%) 1. Chuyên vườn 48.38 28.08 58.04 6.00 12.40 3.66 7.56 1.32 58.04 6.00 12.40 2. Chăn nuôi Gia cầm 185.27 114.75 61.94 30.00 16.19 8.61 4.65 0.23 0.27 31.41 16.95 Lợn 139.98 81.88 58.50 24.00 17.15 7.92 5.66 0.24 0.36 25.68 18.35 3.Lâm nghiệp 151.56 99.42 65.60 12.00 7.92 8.47 5.59 0.00 0.00 31.67 20.89 4.Nuôi trồng thuỷ sản 111.54 78.56 70.43 6.00 5.38 9.28 8.32 10.0 0.54 17.10 15.33 5. Kết hợp VC 109.78 76.75 69.91 18.00 16.40 4.71 4.29 1.26 1.12 9.09 8.28 VA 72.12 38.45 53.31 12.00 16.64 6.76 9.38 0.95 1.97 13.49 18.70 AC 165.91 128.02 77.16 18.00 10.85 5.91 3.56 0.98 0.93 12.44 7.50 VAC 171.35 130.12 75.94 18.00 10.50 5.65 3.30 1.34 0.98 15.90 9.28 6. Kinh doanh tổng hợp AC+dịch vụ 291.93 233.26 79.90 48.00 19.44 10.67 3.65 0.97 0.00 0.00 0.00 VA + Dịch vụ 322.37 226.65 70.31 66.00 20.47 8.42 2.61 1.18 0.00 21.30 6.61 VAC + Dịch vụ 3.84.80 275.56 71.61 72.00 18.71 11.14 2.90 1.22 0.00 26.10 6.87 Bình quân chung 181.58 122.98 65.66 29.14 15.22 7.77 4.96 1.04 0.58 21.01 13.57 Nguồn: Số liệu điều tra tháng 03 năm 2007 4.2.3. Kết quả sản xuất kinh doanh của các loại hình trang trại Qua số liệu biểu 16 cho thấy, kết quả sản xuất kinh doanh bình quân một trang trại ở Sóc Sơn năm 2006 về mặt giá trị tăng thêm là 128.50 triệu đồng và thu nhập hỗn hợp MI đạt bình quân một trang trại là 99.04 triệu đồng. Trong đó trang trại đạt kết quả sản xuất kinh doanh cao nhất là trang trại VAC + du lịch với 339.92 triệu đồng VA và 302.48 triệu đồng MI bình quân một trang trại. Thấp nhất là trang trại chuyên vườn 20.48 triệu đồng VA và 6.12 triệu đồng MI. Nhìn chung kết quả sản xuất kinh doanh của các loại hình trang trại ở huyện Sóc Sơn như vậy còn thấp chưa xứng với tiềm năng và thế mạnh của huyện. Có thể thấy giá trị sản xuất do các trang trại tạo ra không phải là thấp, tuy nhiên do chi phí đầu vào cao nên kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các chủ trang trại thấp trừ các loại hình trang trại tổng hợp, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản, đây là những loại hình trang trại được chú trọng và đầu tư phát triển ở huyện Sóc Sơn. Đối với người sản xuất điều quan tâm không chỉ là VA hay IN mà người ta chỉ quan tâm với tỷ lệ thu nhập trên giá trị sản xuất tạo ra (VA/GO) hay (MI/GO) điều đó quyết định tăng quy mô sản xuất có lợi hay không có lợi. Qua biểu 16 ta thấy giá trị VA/GO bình quân một trang trị là 48.60% và MI/GO bình quân là 37.46% như vậy là còn thấp so với đầu tư vào các ngành khác. Loại hình trang trại có tỷ suất lợi nhuận cao nhất là loại hình trang trại VAC + du lịch có VA/GO đạt 65.55% và MI/Go là 58.37%, sau đó là loại hình trang trại nuôi trồng thuỷ sản với VA/GO đạt 59.18%, MI.GO đạt 44.30%. Loại hình trang trại có tỷ xuất lợi nhiận thấp nhất là loại hình trang trại gia cầm với VA/GO là 32.45% và MI/Go là 10.66%, nhưng trang trại chăn nuôi lợn lại có VA/GO là 44.03% và MI/GO là 28.68%. Điều này cho thấy vì sao trong thời gian qua các chủ trang trại đầu tư mạnh vào chăn nuôi lơi, nuôi trồng thuỷ sản và dịch vụ. Biểu 16: Kết quả và hiệu quả sản xuất của các loại hình trang trại (Tính bình quân cho một trang trại trong một năm tại huyện Sóc Sơn) Chỉ tiêu Loại hình trang trại GO (tr.đ) IC (tr.đ) VA(tr.đ) MI(tr.đ) VA/GO(%) MI/GO(%) 1. Chuyên vườn 48.50 28.08 20.42 6.12 42.10 12.62 2. Chăn nuôi Gia cầm 185.99 125.64 60.35 19.83 32.45 10.66 Lợn 222.12 124.32 97.80 63.70 44.03 28.68 3.Lâm nghiệp 198.70 150.40 48.30 8.16 24.31 4.11 4.Nuôi trồng thuỷ sản 247.98 101.23 146.75 109.77 59.18 44.30 5. Kết hợp VC 202.98 145.62 57.36 42.33 28.26 20.85 VA 244.87 132.45 112.42 90.75 45.91 37.06 AC 349.87 146.58 203.29 183.40 58.10 52.42 VAC 283.29 145.31 137.98 114.75 48.71 40.51 6. Kinh doanh tổng hợp AC+dịch vụ 337.56 168.76 168.80 158.13 50.01 46.85 VA + Dịch vụ 345.87 174.56 171.31 141.59 49.53 40.94 VAC + Dịch vụ 518.57 178.65 339.92 302.68 65.55 58.37 Bình quân chung 264.40 135.90 128.50 99.04 48.60 37.46 Nguồn: Số liệu điểu tra tháng 3 năm 2007 4.2.4. Hiệu quả kinh tế của các loại hình trang trại ở huyện Sóc Sơn Nếu kết quả phản ánh quy mô của những gì đạt được sau một thời gian sản xuất kinh doanh thì hiệu quả phản ánh trình độ sử dụng nguồn lực để tạo ra kết quả đó. Đối với chủ trang trại, mặc dù mục tiêu là tối đa hoá lợi nhuận nhưng để biết nên lựa chọn phương án đầu tư nào có kết quả cao, cần thiết phải biết hiệu quả của việc đầu tư đó. Do vậy hiệu quả kinh tế trở thành mối quan tâm và là động lực quan trọng thúc đẩu các chủ trang trại đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh. Hiệu quả kinh tế các loại hình trang trại ở huyện Sóc Sơn được tập hợp ở biểu 17. Qua biểu 17 cho thấy bình quân một trang trại có tổng chi phí là 184.70 triệu đồng và VA/TC là 0.71 lần có nghĩa là cứ một đồng chi phí bỏ ra thì thu được 1.71 đồng, tức tăng thêm 0.71 đồng VA. Hiệu quả sử dụng chi phí trung gian (IC) bình quân trang trại là 0.28 lần... Qua biểu 17 cho thấy, từng loại hình có hiệu quả kinh tế như sau: - Loại hình trang trại chuyên vuờn: Có hiệu quả là 0.42 VA/TC và 0.45 MI/IC, Kết quả đạt được như vậy là một kết quả thấp. Và đây là một trong những minh chứng cho thấy mấy năm gần đây cá loại hình trang trại này giảm dần về số lượng qua các năm. - Loại hình trang trại chăn nuôi gia cầm: sử dụng đồng chi phí có hiệu quả bình quân là 0.33 lần VA/TC và 0.08 lần MI/IC bởi vậy đây cũng là loại hình trang trại đạt hiệu quả sử dụng chi phí thấp, có thể mấy năm gần đây do dịch cúm gia cầm phát triển, bởi vậy chi phí tăng, giá trị sản xuất giảm. hiệu quả chi phí đạt được giảm đi. Nhưng đây vẫn là một trong những ngành chăn nuôi chủ yếu ở Sóc Sơn nên mấy năm gần đây số lượng trang trại không bị giảm đi. - Loại hình trang trại chăn nuôi lợn: Loại hình này có VA/TC là 0.7 lần và MI/IC là 0.23 lần. Đây là một trong những loại hình phổ biến nhất ở Sóc Sơn vì yêu cầu vốn đầu tư không lớn, cần ít diện tích lại mang lại hiệu quả kinh tế cao. Bởi vậy kết quả đạt được như vậy là tương đổi cao, điều này cho thấy vì sao mấy năm gần đây loại hình trang trại này có xu hướng tăng mạnh. - Loại hình trang trại lâm nghiệp: Sử dụng đồng chi phí có hiệu quả bình quân là 0.32 lần VA/TC và 0.03 lần MI./IC, đây là loại hình đạt hiệu quả sử dụng đồng chi phí thấp nhất. Tuy nhiên các loại hình trang trại nàu lại mang hiệu quả rất lớn về mặt môi trường và có thể thích ứng được ở địa hình có độ dốc cao nơi mà các loại hình trang trại khác đều không thích hợp. Bời vậy đối với những nơi có độ dốc cao thì loại hình trang trại này vẫn đạt hiệu quả kinh tế cao nhất nên nó vẫn được duy trì. - Loại hình trang trại nuôi thủy sản: Loại hình này sử dụng đồng chi phí có hiệu quả 1.32 lần VA/TC và 0.48 lần MI/TC. Có thể nói đây là loại hình sử dụng chi phí có hiệu quả cao. Mấy năm gần đây do ảnh hưởng của dịch cúm gia cầm nên giá của thuỷ sản tăng lên đáng kể bởi vật làm cho giá trị sản xuất của loại hình này tăng, dẫn đến VA tăng bởi vậy hiệu quả sử dụng đồng chi phí của loại hình trang trại này tăng lên. - Loại hình này trang trại kết hợp: Loại hình trang trại VC sử dụng đồng chi phí có hiệu qủa bình quân là 0.52 lần VA/TC và 0.14 lầm NI.IC. Loại hình trang trại VA là 1.54 lần VA/TC và 0.28 lần MI/TC, đây là loại hình trang trại đạt hiệu quả sử dụng đồng chi phí cao nhất, Còn loại hình trang trại VAC đạt hiệu quả đồng chi phí là được 0.81 lần VA/TC và 0.28 lần MI/TC. - Loại hình trang trại tổng hợp: Tuy là loại hình trang trại mới thành lập nhưng loại hình này đã bước đầu thu được những kết quả nhất định. Cụ thể là hình trang trại VAC + dịch vụ sử dụng đồng chi phí bình quân là 0.88 lần VA/TC và 0.33 lần MI/IC. Loại hình trang trại VC + dịch vụ sử dụng đồng chi phí bình quân là 0.58 lần VA/TC và 0.28 lần MI/TC, loại hình trang trại VA+ dịch vụ sử dụng đồng chi phí bình quân là 0.53 lần VA/TC và 0.23 lần MI/TC. Bên cạnh đó loại hình trang trại này còn góp phần cải thiện môi trường sinh thái và làm cho vùng đất Sóc Sơn ngày một xanh, sạch, đẹp hơn, xứng đáng là vùng ngoài thành phố Hà Nội. Loại hình kinh tế trang trại này hứa hẹn một tương lai phát triển tốt đẹp đây cũng là nguyên nhân vì sao mấy năm gần đây loại hình này thì trong tương lai nó không những mang lại hiệu quả kinh tế cao cho chủ trang mà nó góp phần tích cực cải thiện mô trường sống. Tóm lại qua biểu 17 cho thấy hiệu quả kinh tế của một đồng chi phí bỏ ra của các trang trại ở Sóc Sơn còn thấp chưa đạt hiệu quả mong muốn. Điều này cáo thể do nhiều nguyên nhân như: Điều kiện về đất đai tiền vốn, trình độ của trang trại, vị trí địa lý, thời gian thành lập...Tựu chung lại trong đó nguyên nhân chính là việc lựa chọn phương án khác nhau và bản thân mỗi cây trồng vật nuôi, mỗi hình thức kinh doanh cũng có hiệu quả kinh tế khác nhau, nên làm cho hiệu quả đồng chi phí của các loại hình khác nhau và chưa thu được kết quả cao. Cũng qua biểu 17 cho thấy. * Trên phương diện đất đai. Bình quân 1 ha đất canh tác trang trại tạo ra được 159.28 triệu đồng GO. trong đó có 77.41 triệu đồng VA và 59.66 đồng MI. Sở dĩ GO tạo ra cao như vậy là do thời gian vừa qua các trang trại tập trung đầu tư mạnh vào chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản và trang trại kinh doanh tổng hợp. Trang trại chăn nuôi là loại hình trang trại sử dụng ít diện tích nên giá trị sản xuất 1 ha là rất lớn, đối với trại gia cầm 1 ha đạt 516.64 triệu đồng GO trong ssó 167.64 và 55.08 đồng MI. Trang trại chăn nuôi bình quân 1 ha đạt 584.53 triệu đồng GO, trong đó có 257.37 đồng VA và 167.57 đồng M, đây là loại hình mang lại giá trị sản xuất trong 1 ha là lớn nhất. Loại hình trang trại đạt Go.ha thấp nhất là loại hình trang chuyên vườn, bình quân một trang trại đạt 22.99 triệu đồng GO/ha trong đó có 9.68 triệu đồng VA và 2.90 triệu đồng MI. Biểu: 17: Hiệu quả kinh tế các loại hình trang trại ở huyện Sóc Sơn (Tính bình quân cho một trang trại trong một năm tại huyện Sóc Sơn) Chỉ tiêu Loại hình trang trại TC (tr.đ) VA/TC (lần) MI/IC (lần) GO/ha (tr.đ) GO/LĐ (tr.đ) GO/vốn (lần) VA/ ha (tr.đ) VA.LĐ (tr.đ) VA.Vốn (lần) MI/ ha (tr.đ) M/LĐ (tr.đ) MI/ Vốn (lần) 1. Chuyên vườn 48.27 0.42 0.45 22.99 13.86 0.54 9.68 5.83 0.23 2.90 1.75 0.07 2. Chăn nuôi Gia cầm 185.27 0.33 0.08 516.64 41.33 0.80 167.64 13.41 0.26 55.08 4.41 0.09 Lợn 139.98 0.07 0.23 584.53 63.46 0.81 257.37 27.94 0.36 167.63 18.20 0.23 3.Lâm nghiệp 151.56 0.32 0.03 15.90 66.23 0.69 3.86 16.10 0.17 0.65 2.72 0.03 4.Nuôi trồng thuỷ sản 111.54 1.32 0.48 206.65 74.47 1.02 122.29 44.07 0.60 99.81 35.97 0.49 5. Kết hợp VC 109.78 0.52 0.14 100.99 45.11 0.62 28.54 12.75 0.18 21.06 9.14 0.13 VA 73.12 1.54 0.28 161.10 63.93 0.81 73.96 29.35 0.37 59.70 23.69 0.30 AC 165.91 1.23 0.36 222.85 77.75 0.96 129.48 45.18 0.56 116.82 40.76 0.50 VAC 171.35 0.81 0.28 133.00 64.38 0.77 64.78 31.36 0.37 53.87 26.08 0.31 6. Kinh doanh tổng hợp AC+dịch vụ 291.93 0.58 0.28 217.78 56.26 0.74 108.90 28.13 0.37 102.02 26.36 0.35 VA + Dịch vụ 322.37 0.53 0.23 183.97 52.97 0.77 91.12 26.23 0.38 75.31 21.68 0.32 VAC + Dịch vụ 384.80 0.88 0.33 265.93 61.01 0.90 174.32 39.99 0.59 155.22 35.61 0.53 Bình quân chung 181.58 0.71 0.28 159.28 57.86 0.81 77.41 28.12 0.39 59.66 21.67 0.30 Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra tháng 3 năm 2007 * Phương diện sử dụng lao động: Tính bình quân các trang trại, 1 lao động tạo ra 57.86 triệu đồng GO/năm trong đó có 28.12 triệu đồng VA và 21.67 triệu đồng MI. Loại hình trang trại đạt hiệu quả sử dụng lao động cao nhất là trang trại nuôi trồng thuỷ sản đạt 74.47 triệu GO/LĐ, trong đó có 44.07 triệu đồng VA và 35.97 triệu đồng MI. Loại hình trang trại có thu nhập bình quân một lao động thấp nhất là trang trại chuyên vườn với 13.86 GO.năm trong đó có 5.83 triệu đồng VA và 1.85 triệu đồng MI. * Phương tiện sử dụng vốn: Bình quân một đồng vốn bỏ vào sản xuất, trang trại tạo ra được 0.81 lần GO/vốn, 0.39 lần VA và 0.30 lần MI. Trong đó loại hình chuyên vườn vẫn có hiệu quả sử dụng vốn thấp nhất, một đồng vốn chỉ tạo ra 0.54 đồng GO, 0.23 lần VA và 0.07 lần MI. Loại hình trang trại đạt hiệu quả đồng vốn cao nhất là loại hình trang trại nuôi trồng thuỷ sản đạt 1.02 lần GO/ vốn trong đó 0.06 lần VA và 0.49 lần MI. Để đạt hiệu quả kinh tế cao nhất chúng ta cần phải có cơ cấu sản xuất hợp lí để phân bố nguồn vốn đầu tư nhằm tạo ra hiệu quả đồng vốn cao nhất. 4.3. Các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế trang trại của huyện Sóc Sơn 4.3.1. Giải pháp tầm vĩ mô * Giải pháp về vốn Vốn là một trong những điều kiện quan trọng nhất để tiến hành sản xuất kinh doanh của các trang trại. Việc hình thành và phát triển kinh tế trang trại đòi hỏi vốn lớn so với phát triển kinh tế họ vì quy mô sản xuất lớn, phải mua máy móc. các công cụ sản xuất, trang thiết bị hiện đại. Nhất là loại hình trang trại kinh doanh tổng hợp thì đòi hỏi chủ trang trại không thể đầu tư để phát triển trang trại như vậy muốn phát triển trang trại cần phải có một lượng vốn nhất định. Để giải quyết vấn đề vốn cho trang trại cần có các giải pháp sau: + Cụ thể bình quân một trang trại ngoài vốn tự có của mình cần từ 20-30 triệu đồng trong một chu kỳ sản xuất để đảm bảo cho sản xuất đạt được hiệu quả kinh tế cao về lâu dài. + Nhà nước và các cấp chính quyền trong huyện tạo điều kiện cho các trang trại vay với số lượng tiền nhiều hơn, thời hạn dài hơn với lãi xuất ưu đãi. Vì chu kỳ sản xuất kinh doanh của một trang trại dai, tính bình quân đối với các trang trại kết hợp, trồng trọt thì 5 năm đầu phát triển trang trại chưa có nguồn thi từ trồng trọt. Bởi vậy 5 năm đầu với trang trại trồng trọt hau trang trại kết hợp VA, VC, VAC được phân chia là giai đoạn phát triển sản xuất. + Các trang trại với sự giúp đỡ của các cấp chính quyền cần được vay vốn theo dự án của Nhà nước, của các tổ chức bảo vệ môi trường và các tổ chức phi chính phủ. + Các chủ trang trại nên kêu gọi các nhà đầu tư, góp vốn, liên doanh, liên kết sao cho trang trại phát triển đạt hiệu quả cao và toàn diện hơn. * Giải pháp về đất đai. Đất đai là nguồn tài nguyên vô giá của sự sống và sự phát triển của trang trại. Bởi vậy đất đai luôn là mối quan tâm hàng đầu đối với các hộ nông dân nói chung, kinh tế trang trại nói riêng và cũng là một vấn đề nổi cộm nhất hiên nay đối với phát triển kinh tế trang trại ở Sóc Sơn. Theo chúng tôi để đảm bảo cho kinh tế trang trại của huyện phát triển hơn nữa về sau này, cần thực hiện các biện pháp sau đây: Một là: Cần hoàn chỉnh quy hoạch đất đai theo các vùng của huyện, theo địa phương từng xã để làm cơ sở cho chính quyền các cấp giao đất cho các tổ chức, các đơn vị kinh tế, trong đó có các trang trại. Hai là: Thực hiện việc tập trung đất đai, định mức hạn điền. Nông hộ phải tập trung đất đai đến một quy mô nhất định mới có điều kiện sản xuất hàng hoá, tuy nhiên tập trung đất đai phải đựơc kiểm soát chặt chẽ của chính quyền địa phương, tránh tình trạng tự phát. Đối với những trang trại hiện sử dụng vượt quá mức hạng điều, nhưng sản xuất có hiệu quả và bảo vệ được môi trường thì đề nghị cho tiếp tục được sử dụng phần vượt quá mức hạn điền đó. Đối với đất hoang, đồi núi trọc đưa vào sản xuất nông, lâm ngư nghiệp thì để nghị không phải nộp thuế phụ thu ít nhất là 10 năm, kể cả phần vượt quá hạn điền. Ba là: Tiếp tục giao đất giao rừng cho người dân và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đai cho các trang trại, Các trang trại được hình thành từ nhiều nguồn đất khác nhau: Nhận khoán, thuê mước, chuyển nhượng thực chất là mua bán, đấu thầu thêm, khai hoang...việc hợp pháp hoá quyền sử dụng đất đai của trang trại là vấn đề quan trọng để các chủ trang trại yên tâm làm ăn lâu dài. Đó cũng là tiền đề cần thiết cho các trang trại sản xuất. * Giải pháp về thị trường. Thực tế những năm qua cho thấy: Từ hộ nông dân, ngay cả các hộ sản xuất hàng hoá lớn như các hộ trang trại; cũng không tự mình giải quyết được vấn đề thị trường, vì vậy đòi hỏi các trang trại phải liên doanh liên kết với nhau: tạp thành hội hay tổ chức để đứng ra bàn phương hướnglàm ăn, tiêu thụ và phát triển thị trường,tạo thương hiệu riêng của mình trên thị trường. Bên cạnh đó vai trò của chính quyền các cấp cũng rất quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển thị trường và tiêu thụ nông sản. Nhằm giúp các trang trại ngày một có hiệu quả kinh tế cao hơn. * Giải pháp về cơ sở hạ tầng. Cần hoàn thiện hơn nữa mạng lưới đường giao thông,điện cung cấp cho các trang trại trên địa bàn huyện, Đặc biệt xây dựng các cơ sở chế biến nông sản đạt chất lượng cao phục vụ cho trang trại. Trên đây là một số giải pháp nhằm giải quyết những khó khăn hạn chế để phát triển kinh tế trang trại ở Sóc Sơn để ngày một nâng cao hiệu quả kinh tế của các loại hình kinh tế trang trại ở Sóc Sơn. 4.3.2. Giải pháp vi mô Bên cạnh các giải pháp mang tính chất vĩ mô, việc nghiên cứu và tìm ra các giải pháp nhằm sử dụng nguồn lực nội tại của từng trang trại cũng rất cần thiết để giúp cho các trang trại hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Dựa vào thực trạng phát triển kinh tế trang trại ở Sóc Sơn chúng tôi đưa ra các giải pháp cụ thể cho từng loại hình kinh tế trang trại như sau: + Đối với trang trại chuyên vườn: Vẫn duy trì các trang trại làm ăn có hiệu quả còn một số trang trại làm ăn không hiệu quả thì có thể chuyển đổi sang loại hình kinh tế trang trại khác như VA, VC, VAC, kinh doanh tổng hợp. + Đối với trang trại chăn nuôi: Cần được quy hoạch xa dân cư, tránh ô nhiễm môi trường và có quy trình sản xuất và tiêu thụ phù hoẹp, khuyến khích các trang trại chăn nuôi xây dựng hầm Biogas vừa xử lý được chất thải lại vừa quyết chất đồi dùng hàng ngày. Huyện đnag có chủ trương quy hoạch vùng để phát triển du lịch sinh thái vậy cần quy hoạch vùng để đyưa ngành chăn nuôi và chế biến thực phẩm phát triển riêng sao cho nó mang lại hiệu quả thiết thực nhất. + Đối với trang trại lâm nghiệp: Loại hình trang trại nỳa cũng manglai hiệu quả kinh tế nhưng không được cao bằng các loại hình trang trại khác. Bởi vậy ở những nơi có thể chuyển đổi thành các loại hình trang trại khác, vậy ở những nơi có thể chuyển đổi thành các loại hình trang trại khác thì các chủ trang trại nên chuyển đổi để đạt hiệu quả kinh tế cao hơn, còn ở những nơi như sườn núi cao chỉ thích hợp cho phát triển trang trại lâm nghiệp cần giữ vững và phát triển. Vì trang trại lâm nghiệp ngoài hiệu quả về kinh tế nó còn mang lại hiệu quả rất lớn về bảo về sinh thái mô trường. + Đối với trnag trại nuôi trồng thuỷ sản: Tiềm năng chăn nuôi thuỷ sản ở Sóc Sơn còn rất lớn, nhất là vùng giữa và vùng trũng của huyện. Bởi vậy cần có quy hoạch và tổ chức sản xuất phù hợp, đảm bảo thuận lợi trong quá trình sản suất. + Đối với các trang trại kết hợp: Cần tiếp tục khuyến khích phát triển vì loại hình này cần vốn không nhiều nhưng cho hiệu quả kinh tế tương đối cao. Các quy trình sản xuất khép kín hơn và có thể bổ sung cho nhau. Xét thấy đây vẫn là một mô hình trang trại đáng lưu tâm thứ thì ở Sóc Sơn. + Đối với trang trại kinh doanh tổng hợp: Cần nhiều vốn để phát triển và đòi hỏi chủ trang trại phải có trình độ học vấn nhất định và kiến thức tổng hợp về các lĩnh vực sản xuất kinh doanh và thương mại, dịch vụ - du lịch. Để đạt hiệu quả kinh tế cao đòi hỏi khả năng tiếp thị, phục vụ và quảng bá giới thiệu về trang trại phảt tốt thì mới thu hút được khách hàng. Bởi vậy, mỗi chủ trang trại cần có phương pháp thích hợp để thu hút khách hàng như quảng bá trên mạng Internet, phát tờ rơi hoặc truyền bá trên các phương tiện thông tin đại chúng. Tóm lại mỗi một loại hình trang trại đều có những giải pháp riêng để thu được kết quả và hiệu quả cao nhất góp phần làm cho người dân nơi đây ngày một giàu có và phát triển, xứng đáng là huyện ngoại thành của thu đô Hà Nội. Phần V Kết luận và kiến nghị 5.1. Kết luận Trong bối cảnh nền nông nghiệp nước ta đang đòi hỏi gay gắt phải có sự chuyển biến mạnh mẽ cho thích hợp với nền sản xuất hàng hoá và đem lại thu nhập cao cho người nông dân, kinh tế trang trại xuất hiện như một tất yếu khách quan và ngày càng phát triển mạnh mẽ với nhiều loại hình và nhiều hình thức kinh doanh, đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Với thời gian nghiên cứu không nhiều, trình độ còn nhiều hạn chế nhưng bằng sự cố gắng của bản thân và sự giúp đỡ tận tình của thầy hướng dẫn và các phòng ban của huyện Sóc Sơn chúng tôi thống nhất đưa ra kết luận về hiệu quả kinh tế các loại hình trang trại ở huyện Sóc Sơn như sau: Bình quân một trang trại có giá trị sản xuất là 264.40 triệu đồng/ năm, giá trị tăng thêm là 128.50 triệu đồng/ năm và thu nhập hỗn hợp một năm là 99.04 triệu đồng. Trên phương diện vốn: Hiệu quả sử dụng vốn bình quân một trang trại tính theo GO là 0.81 lần. Trong đó loại hình trang trại nuôi trồng thuỷ sản có hiệu quả sử dụng vốn cao nhất, bình quân một trang trại có hiệu quả đồng vốn đạt 1.02 lần GO/ vốn. Loại hình trang trại chuyên vườn đạt hiệu quả thấp nhất với hiệu quả sử dụng đồng vốn là lần 0.54 GO / vốn Trên phương diện đất đai: Hiệu quả sử dụng đất bình quân một trang trại là 159.28 GO/ ha trong đó có 77.41 VA/ ha và 59.66 MI/ ha. Loại hình trang trại có hiệu quả sử dụng đất cao nhất là loại hình trang trại chăn nuôi lợn với 584.53 GO/ ha trong đó có 257.37 VA/ ha và 167.63 MI/ ha. Loại hình trang trại có hiệu quả sử dụng đất thấp nhất loại hình trang trại lâm nghiệp với 15.90 GO/ ha trong đó có 3.86 VA/ ha và 0.65 MI/ ha. Trên phương diện lao động: Bình quân một trong trại tạo ra 57.86 triệu đồng GO trong đó có 28.12 triệu đồng VA và 21.67 triệu đồng MI. Loại hình trang trại có hiệu quả sử dụng lao động bình quân cao nhất là loại hình trang trại AC, bình quân một lao động tạo ra 77.75 triệu đồng GO trong đó có 45.18 triệu đồng VA và 40.76 triệu đồng MI. Loại hình trang trại có hiệu quả sử dụng lao động thấp nhất là loại hình trang trại chuyên vườn, bình quân một lao động tạo ra 13.86 triệu đồng GO trong đó có 5.83 triệu đồng VA và tạo 1.75 triệu đồng MI. Trên phương diện chi phí: Bình quân một trang trại có hiệu quả sử dụng đồng chi phí là 0.71 lần VA/ TC. Loại hình sử dụng hiệu quả chi phí cao nhất là loại hình trang trại VA trung bình một đồng chi phí tạo ra 1.54 đồng VA. Loại hình trang trại sử dụng chi phí thấp nhất là loại hinh trang trại lâm nghiệp trung bình một đồng chi phí tạo ra 0.32 đồng VA. Tuy nhiên loại hình này có hiệu quả rất lớn về mặt môi trường và có thể thích hợp với địa hình dốc lớn, bởi vậy nó vẫn là loại hình trang trại quan trọng ở Sóc Sơn. Bên cạnh hiệu quả kinh tế, trang trại còn mang lại hiệu quả về mặt xã hội và môi trường, tạo việc làm cho rất nhiều lao động, bình quân một trang trại sử dụng 4.59 lao động trong đó lao động thường xuyên tại trang trại là khoảng 2.79 lao động. Và trong 49 trang trại điều tra thì đã tạo ra việc làm cho khoảng hơn 200 lao động làm việc thường xuyên tại trang trại. Sản xuất theo loại hình trang trại góp phần bảo vệ tài nguyên, bảo vệ môi trường, góp phần thực hiện trủ trương phát triển nông nghiệp bền vững. Xét theo nhiều khía cạnh chúng tôi thấy loại hình trang trại đáng quan tâm nhất là loại hình trang trại kinh doanh tổng hợp vì ngoài hiệu quả về mặt kinh tế nó còn góp phần bảo vệ môi trường sinh thái và cảnh quan nơi đây, loại hình này phát triển phù hợp với đường lối chủ trương của thành phố đó là biến khu vực rừng Sóc Sơn thành khu du lịch sinh thái. Loại hình trang trại mới phát triển trong mấy năm gần đây và nó cũng đã khẳng định vai trò và vị trí của mình trong tiến trình phát triển nông nghiệp nông thôn Sóc Sơn nói riêng và phát triển kinh tế huyện Sóc Sơn nói chung. Nhìn chung hiệu quả kinh tế của các loại hình kinh tế trang trại tương đối cao nó đã trở thành thế mạnh của ngành nông nghiệp Sóc Sơn. Tuy nhiên việc chọn loại hình trang trại nào phù hợp và đạt hiệu quả kinh tế cao nhất còn phụ thuộc vào nguồn lực và trình độ của chủ trang trại đó. Hiệu quả kinh tế nói chung của các loại hình trang trại vẫn chưa thực sự tương xứng với tiềm năng phát triển kinh tế của huyện vì những nguyên nhân sau: Một số chủ trang trại vẫn còn thiếu vốn, thiếu trình độ tổ chức quản lý, phát triển chưa theo quy hoạch tổng thể, chưa tạo thành một mạng lưới khép kín ... Bởi vậy để nâng cao hiệu quả kinh tế trang trại cần có biện pháp hỗ trợ kịp thời và áp dụng đồng bộ các giải pháp vĩ mô và vi mô để phát triển sản xuất. Và các cấp chính quyền không nên câu lệ và có nhiều và có nhiều luật định về đất đai quanh vùng đã có quy hoạch về phát triển sinh thái. Nên để tư nhân cùng tham gia thực hiện trong sự kiểm soát của Nhà nước. 5.2. Kiến nghị 5.2.1. Đối với Nhà nước Để thực hiện mục tiêu không ngừng nâng cao hiệu quả kinh trang trại. Nhà nước cần tiếp tục hoàn thiện hơn nữa các chính sách để hỗ trợ cho trang trại, đặc biệt là chính sách tín dụng để cho các trang trại vay vốn với lãi xuất ưu đãi với các trang trại đang trong thời kì kiến thiết hiện nay. Cung cấp thêm thông tin kịp thời về thị trường cho chủ trang trại để họ chủ động trong sản xuất và tiêu thụ. Bên cạnh đó cần hỗ trợ trong việc tìm kiếm thị trường tiêu thụ, tạo điều kiện, đẩy mạnh đầu tư chế biến để tăng giá trị hàng hoá, nâng cao thu nhập cho trang trại. Hướng dẫn chỉ đạo các cấp chính quyền thực hiện đúng đường lối chính sách của mình. Có chính sách về đất đai hợp lý để cho các chủ trang trại yên tâm sản xuất. 5.2.2. Đối với cấp huyện + Tạo điều kiện cho các chủ trang trại được giao lưu thăm quan và trao đổi kinh nghiệm với các chủ trang trại khác. + Nhanh chóng nâng cấp, sửa chữa và hoàn thiện cơ sở hạ tầng nông thôn, tạo môi trường tốt cho các trang trại làm ăn hiệu quả. + Thực hiện triệt để các chủ trương chính sách của nhà nước hướng dẫn chỉ đạo. + Tạo điều kiện thuận lợi cho các trang trại vay vốn sản xuất, tránh gây phiền hà để đồng vốn được huy động ngay vào sản xuất. 5.2.3. Đối với chủ trang trại + Cần phải chấp hành, thực hiện nghiêm chỉnh và đầy đủ các nghĩa vụ của mình đối với Nhà nước, phát triển trang trại trong khuôn khổ pháp luật. + Tích cực tham gia vào các đoàn thể tổ chức để giao lưu học hỏi lấy kinh nghiệm sản xuất, liên kết các nhà sản xuất với nhau để tìm kiếm thị trường và tiêu sản xuất. + Các chủ trang trại cấn có chủ trương phù hợp và cần cố gắng tạo thương hiệu cho mình. Đây sẽ là một bước phát triển mới của trang trại đặc biệt là các trang trại kinh doanh tổng hợp. + Các chủ trang trại cần xác định đúng đắn và phù hợp các giải để trang trại của mình. Cần ưu tiên những công việc quan trọng làm trước bởi vậy các trang trại phải xác định phương thức sản xuất kinh doanh của mình sao cho phù hợp. Tránh hiện tượng ôm đồm, cảm tính mà lựa chọn phương án sản xuất nóng vội.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc2476.doc
Tài liệu liên quan