Đề tài Hiệu quả sử dụng vốn ở Công ty xây dựng Ngân hàng

Máy móc thiết bị của công ty phục vụ cho thi công công trình đã quá cũ kỹ, lạc hậu so với điều kiện hiện nay. Chủ yếu các máy móc thiết bị này của Liên xô (cũ) mà công ty có được do Nhà nước cấp phát từ trước. Đại đa số các loại máy móc là được sản xuất trước năm 1980, năng suất làm việc, thi công thấp, tiêu hao nhiều nhiên liệu và liên tục phải sửa chữa. Điều đó dẫn đến việc tăng chi phí lên cao trong hoạt động sản xuất kinh doanh, giảm lợi nhuận. Chính vì thế doanh nghiệp khó có điều kiện tập trung vốn tái đầu tư mở rộng quy mô sản xuất. Các loại thiết bị của doanh nghiệp phục vụ thi công công trình.( Xem phụ lục 5). - Cách tính khấu hao của doanh nghiệp thiếu tính thống nhất và việc quản lý số khấu hao chưa được kịp thời. Điều này dẫn đến việc khó quản lý được các loại tài sản cố định một cách chính xác và gây nhiều vướng mắc trong việc đánh giá lại tài sản. Cụ thể doanh nghiệp mới đang thực hiện công việc này của vài năm về trước ( 97, 98). Đây là việc rất nghiêm trọng nếu doanh nghiệp bị Nhà nước yêu cầu kiểm toán về tài sản của doanh nghiệp.

doc56 trang | Chia sẻ: haianh_nguyen | Lượt xem: 1185 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hiệu quả sử dụng vốn ở Công ty xây dựng Ngân hàng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rong kỳ được tính theo phương pháp bình quân số học giữa số vốn cố định ở đầu kỳ và cuối kỳ. Số vốn cố định = Số vốn CĐ đầu kỳ + Số vốn CĐ cuối kỳ Bình quân kỳ 2 Trong đó số vốn cố định ở đầu kỳ ( hoặc cuối kỳ) được tính theo công thức sau: Số vốn CĐ = Nguyên giá TSCĐ - Số khấu hao luỹ kế đầu kỳ (C.kỳ) ở đầu kỳ ( C.kỳ) ở đầu kỳ ( C.kỳ) Số tiền khấu hao = Số tiền khấu + Số khấu hao - Số tiền khấu hao lũy kế ở cuối kỳ hao ở đầu kỳ tăng trong kỳ giảm trong kỳ Chỉ tiêu hàm lượng vốn cố định: Là đại lượng nghịch đảo của chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn cố định. Nó phản ánh để tạo ra một đồng doanh thu hoặc doanh thu thuần cần bao nhiêu đồng vốn cố định. Hàm lượng = Số vốn cố định bình quân trong kỳ Vốn cố định Doanh thu (Doanh thu thuần) trong kỳ Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận vốn cố định: Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn cố định trong kỳ có thể tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế ( hoặc lợi nhuận sau thuế thu nhập). Tỷ suất lợi = Lợi nhuận trước thuế (hoặc sau thuế thu nhập) x 100 nhuận vốn CĐ Số vốn cố định bình quân trong kỳ Ngoài các chỉ tiêu tổng hợp trên đây người ta còn có thể sử dụng một số chỉ tiêu phân tích sau đây: Hiệu suất sử dụng TSCĐ: Phản ánh một đồng TSCĐ trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu hoặc doanh thu thuần trong kỳ. Hiệu suất = Doanh thu (Doanh thu thuần) trong kỳ sử dụng TSCĐ Nguyên giá TSCĐ bình quân trong kỳ Hệ số trang bị TSCĐ cho một công nhân trực tiếp sản xuất: Phản ánh giá trị TSCĐ bình quân trang bị cho một công nhân trực tiếp sản xuất. Hệ số trang = Nguyên giá TSCĐ bình quân trong kỳ bị TSCĐ Số lượng công nhân trực tiếp sản xuất Kết cấu TSCĐ của doanh nghiệp: Phản ánh quan hệ tỷ lệ giữa giá trị từng nhóm, loại TSCĐ trong tổng số giá trị TSCĐ của doanh nghiệp ở thời điểm đánh giá. Chỉ tiêu này giúp cho doanh nghiệp đánh giá mức độ hợp lý trong cơ cấu TSCĐ được trang bị ở doanh nghiệp. Hệ số kết cấu của = Nguyên giá TSCĐ bình quân trong kỳ một nhóm,loại TSCĐ Số lượng công nhân trực tiếp sản xuất 2. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động: 2.1 Nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp: Xác định đúng nhu cầu vốn lưu động thường xuyên, cần thiết để đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được tiến hành liên tục, tiết kiệm và có hiệu quả kinh tế cao là một nội dung quan trọng của hoạt động tài chính doanh nghiệp.Trong điều kiện các doanh nghiệp chuyển sang thực hiện hạch toán kinh doanh theo cơ chế thị trường, mọi nhu cầu về vốn lưu động cho sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp đều phải tự tài trợ thì điều này càng có ý nghĩa quan trọng và tác động thiết thực vì: Tránh được tình trạng ứ đọng vốn, sử dụng vốn hợp lý và tiết kiệm, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được bình thường và liên tục. Không gây lên sự căng thẳng giả tạo về nhu cầu vốn kinh doanh của doanh nghiệp. Là căn cứ quan trọng cho việc xác định các nguồn tài trợ nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp xác định nhu cầu vốn lưu động quá cao sẽ không khuyến khích khai thác các khả năng tiềm tàng, tìm mọi biện pháp cải tiến hoạt động kinh doanh để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Ngược lại nếu doanh nghiệp xác định nhu cầu vốn quá thấp sẽ gây nhiều khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp thiếu vốn sẽ không đảm bảo sản xuất liên tục, gây ra những thiệt hại do ngừng sản xuất, không có khả năng thanh toán và thực hiện các hoạt động đã ký kết với khách hàng. 2.2 Xác định nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp: Đây là phương pháp gián tiếp dựa vào kết quả thống kê kinh nghiệm về vốn lưu động bình quân năm báo cáo, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh năm kế hoạch và khả năng tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động năm kế hoạch để xác định nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp năm kế hoạch. Công thức xác định: VLĐ0x = VNC x(1-t) M1 M0 Trong đó: VNC : Nhu cầu vốn lưu động năm kế hoạch. M1,M0 : Tổng mức luân chuyển vốn lưu động năm kế hoạch và năm báo cáo. VLĐ0 : Số dư bình quân vốn lưu động năm báo cáo. t : Tỷ lệ tăng (hay giảm) số ngày luân chuyển vốn lưu động năm kế hoạch so năm báo cáo. Tỷ lệ tăng (hay giảm) số ngày luân chuyển vốn lưu động năm kế hoạch so với năm báo cáo được xác định theo công thức sau: = t x100 K1 - K0 K0 Trong đó: t % : Tỷ lệ giảm (hay tăng) số ngày luân chuyển vốn lưu động năm kế hoạch so với năm báo cáo. K1 : Kỳ luân chuyển vốn lưu động năm kế hoạch. K2 : Kỳ luân chuyển vốn lưu động năm báo cáo. Trên thực tế để ước đoán nhanh nhu cầu vốn lưu động năm kế hoạch các doanh nghiệp thường sử dụng phương pháp tính toán căn cứ vào tổng mức luân chuyển vốn và số vòng quay vốn lưu động dự tính năm kế hoạch. Phương pháp xác định như sau: = VNC M1 L1 Trong đó: M1 : Tổng mức luân chuyển vốn năm kế hoạch. L1 : Số vòng quay vốn lưu động năm kế hoạch. 2.3 Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong các doanh nghiệp: Tốc độ luân chuyển vốn lưu động: Phản ánh tốc độ luân chuyển vốn lưu động nhanh hay chậm. Tốc độ luân chuyển của vốn lưu động được đo bằng hai chỉ tiêu: Số lần luân chuyển (số vòng quay vốn) phản ánh số vòng quay vốn được thực hiện trong một thời gian nhất định: = M M VLĐ Trong đó: L : Số lần luân chuyển của vốn lưu động trong kỳ. M : Tổng mức luân chuyển vốn trong kỳ. VLĐ : Vốn lưu động bình quân trong kỳ. Kỳ luân chuyển vốn ( số ngày của một vòng quay vốn) phản ánh số ngày để thực hiện một vòng quay vốn lưu động: K = = K 360 hay VLĐ x 360 L M Trong đó: K : Kỳ luân chuyển vốn lưu động. M, VLĐ : Như công thức trên. Vòng quay của vốn càng nhanh thì kỳ luân chuyển vốn càng ngắn và chứng tỏ vốn lưu động càng được sử dụng có hiệu quả. Mức tiết kiệm vốn lưu động do tăng tốc độ luân chuyển vốn: Được biểu hiện bằng hai chỉ tiêu là mức tiết kiệm tuyệt đối và mức tiết kiệm tương đối. Mức tiết kiệm tương đối là do tăng tốc độ luân chuyển vốn nên doanh nghiệp có thể tiết kiệm được một số vốn lưu động để sử dụng vào công việc khác. = xK1 - VLĐ0 = VLĐ1 - VLĐ0 Vtktđ M0 360 Trong đó: Vtktđ : Vốn lưu động tiết kiệm tuyệt đối. VLĐ0 , VLĐ1 : Vốn lưu động bình quân kỳ báo cáo và kỳ kế hoạch. M0 : Tổng vốn lưu động năm báo cáo. K1 : Kỳ luân chuyển vốn lưu động năm kế hoạch. Mức tiết kiệm tương đối là do tăng tốc độ luân chuyển vốn nên doanh nghiệp có thể tăng thêm tổng mức luân chuyển vốn song không cần tăng thêm hoặc tăng không đáng kể quy mô vốn lưu động: = Vtktgđ x( K1 – K0 ) M1 360 Trong đó: Vtktgđ : Vốn lưu động tiết kiệm tương đối. M1 : Tổng mức luân chuyển vốn năm kế hoạch. K1, K0 : Kỳ luân chuyển vốn lưu động năm báo cáo và năm kế hoạch. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động: Phản ánh một đồng vốn lưu động có thể tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu. Để tính chỉ tiêu này người ta dùng công thức sau: = HVLĐ D VLĐbp Trong đó: HVLĐ: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động. D : Doanh thu. VLĐ : Vốn lưu động bình quân trong kỳ. Hàm lượng vốn lưu động (hay còn gọi hệ số đảm nhiệm vốn lưu động): Là số vốn lưu động cần có để đạt được một đồng doanh thu. Xác định như sau: = VLN = HĐN VLĐ D Trong đó: HĐN : Hệ số đảm nhận vốn lưu động. VLĐ , D : Như công thức trên. Mức doanh lợi vốn lưu động: Phản ánh một đồng vốn lưu động tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Mức doanh lợi vốn lưu động càng cao thì chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng cao. Công thức xác định như sau: LN VLĐ Trong đó: VLN : Mức doanh lợi vốn lưu động. LN : Tổng lợi nhuận. VLĐ : Vốn lưu động bình quân trong kỳ. 3. Các chỉ số tài chính có liên quan đến hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp: Hệ số khả năng thanh toán tổng quát: Là mối quan hệ giữa tổng tài sản mà hiện nay doanh nghiệp đang quản lý sử dụng với tổng số nợ phải trả. Hệ số thanh toán = Tổng tài sản có tổng quát Nợ ngắn hạn và dài hạn Nếu hệ số này nhỏ hơn 1 thì doanh nghiệp có thể bị phá sản. Hệ số khả năng thanh toán tạm thời: Là mối quan hệ giữa tài sản ngắn hạn và các khoản nợ ngắn hạn. Hệ số thanh toán = TSLĐ và đầu tư ngắn hạn tạm thời Tổng nợ ngắn hạn Hệ số thanh toán nhanh: Là thước đo về khả năng trả nợ ngay, không dựa vào việc bán các loại vật tư, hàng hoá. Hệ số thanh = TSLĐ - Vốn vật tư,hàng hoá toán nhanh Tổng nợ ngắn hạn Tài sản dùng để thanh toán nhanh được xác định là tiền và các khoản có thể chuyển đổi thành tiền nhanh nhất (thương phiếu,các loại chứng khoán ngắn hạn .. ). Hệ số thanh toán lãi vay: Dùng để đo lường mức độ lợi nhuận có được do sử dụng vốn để đảm bảo trả lãi cho chủ nợ: Hệ số thanh = Lợi nhuận trước thuế và lãi vay toán lãi vay Lãi vay phải trả Hệ số nợ: Phản ánh trong một đồng vốn hiện nay doanh nghiệp đang sử dụng có mấy đồng vốn vay nợ: Hệ số nợ = Nợ phải trả Tổng nguồn vốn Tỷ suất tự tài trợ: Dùng để đo lường sự góp vốn của chủ sở hữu trong tổng số vốn hiện có của doanh nghiệp: Tỷ suất tự = Nguồn vốn chủ sở hữu = ( 1 - hệ số nợ ) tài trợ Tổng nguồn vốn Tỷ suất đầu tư: Là tỷ lệ giữa TSCĐ (giá trị còn lại) với tổng tài sản của doanh nghiệp: Tỷ suất = Giá trị còn lại TSCĐ và đầu tư dài hạn đầu tư Tổng tài sản Tỷ suất tự tài trợ TSCĐ: Cung cấp thông tin cho biết số vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp dùng để trang bị TSCĐ là bao nhiêu: Tỷ suất tự = Vốn chủ sở hữu tài trợ TSCĐ Giá trị TSCĐ Tỷ suất nếu lớn hơn 1 chứng tỏ khả năng tài chính vững vàng và lành mạnh, ngược lại thì một bộ phận của TSCĐ được tài trợ bằng vốn vay, và đặc biệt mạo hiểm khi đó là vốn vay ngắn hạn. Bảo toàn và phát triển nguồn vốn: Cũng như khai thác và huy động vốn, việc sử dụng vốn tiết kiệm và hiệu quả được coi là sự tồn tại và phát triển của công ty xây dựng Ngân hàng nói riêng và các doanh nghiệp khác nói chung. Bảo toàn vốn sản xuất nói chung, vốn cố định nói riêng là một yêu cầu có tính chất quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Trên thực tế, công tác quản lý, bảo toàn và phát triển nguồn vốn nằm trong quá trình kinh doanh, song đôi khi nó chưa được xem xét thường xuyên đều đặn. Thông thường chỉ đến cuối năm các công ty mới tiến hành đánh giá chung công tác quản lý của mình. Do vậy khó có thể đưa ra các giải pháp kịp thời trước những biến động không ngừng của thị trường nhằm sử dụng hiệu quả nguồn vốn. Chương II Thực trạng hoạt động ở Công ty xây dựng Ngân hàng Khái quát chung về Công ty xây dựng Ngân hàng. Quá trình hình thành và phát triển: Quá trình hình thành: Công ty xây dựng Ngân hàng là doanh nghiệp Nhà nước được thành lập theo quyết định số 03/QĐ-NH15, ngày 20/01/1993 và quyết định số 207/QĐ-NH 15, ngày 25/07/1995, trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Công ty xây dựng Ngân hàng được cấp giấy phép chứng nhận đăng ký kinh doanh số 109992, ngày 08/08/1995 do Bộ Xây Dựng cấp. Công ty xây dựng Ngân hàng có trụ sở chính tại Xã Thanh Trì - Huyện Thanh Trì - Hà Nội, với nguồn vốn chủ sở hữu tại thời điểm thành lập (năm 1995) là:1.328.000.000 đồng Việt Nam. Trong đó: Vốn cố định : 568.000.000 đồng Việt Nam. Vốn lưu động : 760.000.000 đồng Việt Nam. (Xin xem thêm phụ lục 1). Chức năng nhiệm vụ của công ty: (Xin xem thêm phụ lục 2). Quyền hạn của công ty: Công ty xây dựng Ngân hàng có những quyền hạn sau trong phạm vị hoạt động kinh doanh của mình: Được chủ động giao dịch ký kết các hợp đồng mua bán, liên doanh hợp tác đầu tư với các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Được vay vốn từ các Ngân hàng Việt Nam, kể cả ngoại tệ và tiền Việt Nam. Được phép huy động các nguồn vốn khác trong cả nước để kinh doanh theo đúng chế độ pháp luật của Nhà nước. Được phép dự thầu và đấu thầu các công trình kiến trúc trong và ngoài nước. Được phép tham gia hội chợ triển lãm, quảng cáo về hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong và ngoài nước. Được áp dụng hình thức trả lương, trả thưởng một cách thích hợp theo chế độ chính sách của Nhà nước. Được quyền quyết định phương thức kinh doanh để nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao nhất. Phạm vi kinh doanh của Công ty xây dựng Ngân hàng: Công ty kinh doanh nội trong cả nước. Tổ chức bộ máy của công ty: Công ty xây dựng Ngân hàng có trụ sở chính tại xã Thanh Trì - huyện Thanh Trì - Hà Nội. Công ty xây dựng Ngân hàng có năm đội thi công công trình, một xưởng mộc, một xưởng cơ khí, một tổ xe máy. Hiện nay có 4 đội thi công công trình đặt văn phòng trong khuôn viên trụ sở của công ty tại xã Thanh Trì - huyện Thanh Trì - Hà Nội. Riêng có đội thi công công trình thứ 5 đặt văn phòng trong chi nhánh văn phòng của công ty tại Thành phố Hồ Chí Minh. Các đơn vị trực thuộc công ty được phép kinh doanh độc lập và hàng tháng phải nộp báo cáo quyết toán về trụ sở chính của công ty. Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty xây dựng Ngân hàng. Giám đốc Phó GĐ Phó GĐSX Phó GĐ VP.HCM Phòng kế hoạch kỹ thuật Phòng kế toán Phòng tổ chức hành chính Phòng kiểm toán Xưởng mộc Xưởng cơ khí Tổ xe máy Đội thi công1 Đội thi công 2 Đội thi công 3 Đội thi công 4 Đội thi công 5 (Chi tiết về cơ cấu tổ chức bộ máy công ty xin xem phụ lục 3). III. Đặc điểm kinh doanh của công ty Công ty xây dựng Ngân hàng là một doanh nghiệp Nhà nước có quy mô tương đối nhỏ với tổng số CBCNV là 160 người. Công ty chuyên thiết kế và tổ chức thi công xây dựng các loại công trình kiến trúc trong cả nước như: nhà cửa, kho tàng, bến bãi, các công trình đặc biệt phục vụ cho ngành Ngân hàng... Nội dung hoạt động của công ty là tổ chức dự thầu, tham gia ký kết hợp đồng xây dựng, tìm kiếm nguồn hàng vật liệu xây dựng và các mặt hàng khác nhằm đáp ứng đủ nhu cầu sản xuất kinh doanh của công ty. Công ty có nhiều mối quan hệ mật thiết với các đơn vị sẵn sàng cung ứng vật liệu, hàng hoá, xe máy phục vụ thi công khi công ty có nhu cầu với hìmh thức thuê, mua tuỳ theo đặc điểm của công trình đòi hỏi. Ban lãnh đạo công ty luôn nắm chắc khả năng kinh doanh, dự đoán nhu cầu thị trường để xây dựng kế hoạch tổ chức, phương án kinh doanh, thực hiện các hợp đồng kinh tế có hiệu quả cao về chất lượng cũng như kiến trúc nghệ thuật. Chương III Phân tích hiệu quả sử dụng vốn ở Công ty xây dựng Ngân hàng Tạo nguồn vốn phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh. Từ khi mới thành lập cũng như nhiều doanh nghiệp khác đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Công ty xây dựng Ngân hàng chỉ được cấp một số vốn ban đầu một lần. Nhưng trong quá trình kinh doanh, vì nhu cầu về vốn ngày một tăng lên, nguồn vốn do ngân sách Nhà nước cấp không đáp ứng được nhiệm vụ của công ty do cấp trên giao. Vì vậy công ty này phải tự đáp ứng bằng vốn tự có hoặc vốn đi vay. Vốn tự có của công ty gồm có: Lợi nhuận của công ty mang lại (qua các quỹ của công ty như quỹ phát triển sản xuất . . .). Vốn do chuyển nhượng bán vật tư, nguyên liệu và các tài sản dư thừa khác. Vốn vay của công ty gồm có: Tiền mặt đi vay từ ngân hàng. Nguồn vốn huy động từ CBCNV, chủ yếu là ngắn hạn, dưới một năm và chiếm tỷ trọng rất thấp. Vốn vay tín dụng dưới các hình thức tín dụng thương mại khác nhưng với điều kiện bất lợi cho công ty được đưa ra từ nguồn cho vay. Tóm lại công ty luôn luôn phải đảm bảo kinh doanh có hiệu quả để trả lãi vay và trả vốn cho nguồn cho vay, đồng thời hoàn thành tốt nhiệm vụ đối với Nhà nước. Kết quả hoạt động kinh doanh và hiệu quả sử dụng nguồn vốn của Công ty xây dựng Ngân hàng: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty: Công ty xây dựng Ngân hàng đi lên từ một đội sửa chữa công trình còn gặp nhiều khó khăn trong những năm đầu của công cuộc đổi mới nền kinh tế ở Việt Nam. Công ty có quy mô nhỏ với số lượng CBCNV còn hạn chế và trình độ không đồng đều nhau là một trở ngại đối với hoạt động kinh doanh của công ty. Thêm vào đó vốn kinh doanh của công ty tại thời điểm ban đầu thành lập (năm 1995) là: 1.328.000.000 đồng. Trong đó vốn cố định 568.000.000 đồng chiếm 42,77% trong tổng số vốn kinh doanh. Còn vốn lưu động lúc đó là 760.000.000 đồng chiếm 57,23% trong tổng số vốn kinh doanh của công ty. Đến năm 1997 Công ty xây dựng Ngân hàng có tổng số vốn để duy trì hoạt động là 3.842.126.712 đồng. Trong đó: Vốn cố định: 867.928.652 đồng chiếm 23%. Vốn lưu động: 2.974.198.060 đồng chiếm 77%. Trong năm 1997 này chúng ta thấy vốn cố định tăng lên 19% tương ứng tăng tuyệt đối là 299.928.652 đồng. Bên cạnh đó tỷ lệ tăng lên tương đối của vốn lưu động là 20% tương ứng với tỷ lệ tăng tuyệt đối là 2.214.198.060 đồng. Qua các số liệu trên ta có thể thấy được sự hoạt động kinh doanh của công ty khá tốt với tư cách là một doanh nghiệp Nhà nước và tổng số vốn toàn công ty tăng lên 3.842.126.712 đồng với mức tăng tuyệt đối là 2.514.126.712 đồng. Với mức độ tăng về vốn không quá cao mà cũng không quá thấp như vậy so với quy mô một doanh nghiệp khá nhỏ thì đây là một tín hiệu đáng mừng cho doanh nghiệp. Bảng số liệu dưới đây sẽ mô tả cơ cấu nguồn vốn của công ty qua ba năm gần đây: Bảng 1: Nguồn vốn của Công ty xây dựng Ngân hàng. Đơn vị tính: Đồng. Khoản mục Năm 1997 Năm 1998 Năm 1999 So sánh(%) 98/97 99/98 Tổng vốn kinh doanh 3.842.126.712 6.113.955.858 7.637.820.073 159 124.92 Vốn cố định 867.928.652 621.359.099 654.215.061 71 105.28 Vốn lưu động 2.974.198.060 5.492.596.759 6.983.605.012 184 127.14 Thực tế cho thấy qua các năm (97, 98, 99) nguồn vốn kinh doanh của công ty luôn luôn tăng trưởng. Song để đánh giá được việc công ty sử dụng vốn có hiệu quả hay không thì cần phải kết hợp với các chỉ tiêu kết quả hoạt động kinh doanh của công ty qua các năm đó. Bảng 2: Kết quả kinh doanh của Công ty qua ba năm (97,98,99) Đơn vị tính: Đồng. Chỉ tiêu Năm 1997 Năm 1998 Năm 1999 So sánh (%) 98/97 99/98 Tổng Doanh Thu 15.034.000.000 40.381.000.000 62.525.000.000 268 154 Các khoản giảm trừ 601.360.000 1.615.240.000 2.359.870.000 268 146 Doanh thu thuần 14.432.640.000 38.765.760.000 60.165.130.000 268 155 Giá vốn hàng bán 12.459.220.000 29.126.556.700 46.125.000.000 233 158 Lợi nhuận gộp 1.973.420.000 9.639.203.300 14.040.130.000 488 145 Chi phí bán hàng 452.500.000 1.235.400.000 2.000.150.000 290 161 Chi phí quản lý DN 416.091.800 1.726.433.000 1.987.000.000 414 115 Lợi nhuận trước thuế và lãi vay 1.104.828.200 6.677.370.300 10.052.980.000 604 150 Lãi vay phải trả 620.144.200 5.607.370.300 7.854.250.000 904 140 Lợi nhuận trước thuế 484.684.000 1.070.000.000 2.198.730.000 220 205 Thuế thu nhập 121.171.000 267.500.000 549.682.500 220 205 Lợi nhuận thuần 363.513.000 802.500.000 1.649.047.500 220 205 Từ bảng số liệu hai ta thấy doanh thu của công ty đã tăng lên rõ rệt qua các năm (97, 98, 99). Năm 1998 doanh thu tăng 25 tỷ đồng so với năm 1997 và năm 1999 tăng 22 tỷ so với năm 1998 .Tuy mức tăng doanh thu năm 1999 kém hơn mức tăng năm 1998 ( 22 tỷ < 25 tỷ) nhưng tổng doanh thu giữ mức phát triển tốt, cho thấy doanh nghiệp đã làm ăn có lãi và hoạt động kinh doanh gặp nhiều thuận lợi, đồng thời cũng thể hiện sự quản lý tốt của ban lãnh đạo công ty. Tỷ suất lợi nhuận thuần tính trên doanh thu năm 1997 là 2,5% và tính trên vốn sử dụng là 9,4%, năm 1998 là 2,07% và 13%. Chỉ số này tăng cao trong năm 1999 là 2,8% và 21,6%. Biểu sau sẽ phản ánh tổng quát tình hình hoạt động của công ty trong ba năm 1997, 1998, 1999. Biểu 1: Một số kết quả hoạt động của Công ty xây dựng Ngân hàng. Đơn vị tính: Tỷ đồng. Hơn thế nữa, trong ba năm (97, 98, 99) tổng doanh thu đều tăng cao và năm sau tăng cao hơn năm trước. Điều này chứng tỏ Công ty đã có đầu tư và mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh cũng như nâng cao được uy tín của mình trên thị trường trong cả nước. Vì hoạt động kinh doanh có hiệu quả nên Công ty đã thực hiện đầy đủ các chế độ chính sách đối với Nhà nước. Biểu hiện cụ thể là mức nộp Ngân sách năm sau cao hơn năm trước: Bảng 3: Các khoản nộp ngân sách ba năm (1997-1998-1999) Đơn vị tính: Đồng. Các khoản mục 1997 1998 1999 So sánh(%) 98/97 99/98 Tổng nộp ngân sách 728.303.180 1.921.411.130 2.955.202.700 263 153 Thuế doanh thu 601.360.000 1.615.240.000 2.359.870.000 268 146 Thuế lợi tức 121.171.000 267.500.000 549.682.500 220 205 Thuế sử dụng vốn 5.772.180 38.671.130 45.650.200 669 118 Qua bảng 3 ta thấy tổng mức nộp ngân sách Nhà nước năm 1999 là gần 3 tỷ đồng tương ứng tăng 153% so với năm 1998. Nhìn chung các khoản thuế nộp tăng đều, càng khẳng định hiệu quả việc sử dụng vốn trong Công ty là tốt. Biểu đồ về các khoản nộp ngân sách sẽ cho ta thấy được tổng quát và trực quan hơn về vấn đề này. Căn cứ số liệu theo bảng 3. Biểu 2: Công ty xây dựng Ngân hàng đã nộp ngân sách (97-98-99). Đơn vị tính: Tỷ đồng. Hiệu quả sử dụng vốn ở Công ty xây dựng Ngân hàng: Để đánh giá chính xác và khách quan hơn về hiệu quả sử dụng vốn ở công ty, chúng ta cần phân tích một số chỉ tiêu dưới đây: 2.1 Hiệu quả sử dụng vốn cố định: Thông qua các chỉ tiêu dưới đây chúng ta sẽ thấy được hiệu quả sử dụng vốn cố định của Công ty xây dựng Ngân hàng. Năm 1998: Hiệu quả sử dụng vốn cố định = 38.765.760.000 677.196.339 = 57,24 đồng Hàm lượng vốn cố định = 677.196.339 38.765.760.000 = 0,02 đồng Hiệu quả sử dụng vốn cố định = 60.165.130.000 637.787.080 = 94,33 đồng So với năm 1999: Qua số liệu trên ta thấy trong năm 1999 công ty sử dụng một đồng vốn cố định đã tạo ra 94,33 đồng doanh thu thuần cao hơn so với năm 1998 một lượng là 37,09 đồng. Điều này chứng tỏ công ty sử dụng đồng vốn cố định có hiệu quả hơn. Vốn cố định bình quân trong kỳ 99 = 621.359.099 + 654.215.061 2 = 637.787.080 đồng Vốn cố định bình quân trong kỳ 98 = 733.033.579 + 621.359.099 2 = 677.196.339 đồng Trong đó: Hơn nữa, trong năm 1998: Hàm lượng vốn cố định = 637.787.080 60.165.130.000 = 0,01 đồng So với năm 1999: Từ hai số liệu trên ta thấy để tạo ra một đồng doanh thu thuần trong năm 98 cần phải có 0,02 đồng vốn cố định, cao hơn so với năm 99 là 0,01 đồng. Nói khác đi thì trong năm 99 cần ít vốn hơn nhưng lại tạo ra doanh thu cao hơn so với năm 98. Đây là một điểm đáng khích lệ đối với Công ty xây dựng Ngân hàng. Bên cạnh đó tỷ suất lợi nhuận qua hai năm diễn biến như sau: Tỷ suất lợi nhuận vốn cố định 98 = 802.500.000 677.196.339 = 118,50% x100 Tỷ suất lợi nhuận vốn cố định 99 = 1.649.047.500 637.787.080 = 258,56% x100 So với: Trong năm 99, khi bỏ một đồng vốn cố định ra công ty đã làm lợi được 258 đồng lợi nhuận thuần, cao hơn so với năm 98 một lượng là 140 đồng. Chỉ số này càng chứng tỏ công ty làm ăn có hiệu quả hơn trong việc sử dụng vốn cố định. Song song việc sử dụng hiệu quả vốn cố định nói chung, việc sử dụng TSCĐ trong công ty cũng ngày càng phù hợp hơn. Cụ thể là: Hiệu suất sử dụng TSCĐ năm 99 = 60.165.130.000 410.885.736 = 146,43 đồng Hiệu suất sử dụng TSCĐ năm 98 = 38.765.760.000 465.224.535 = 83,33 đồng So với: So sánh hiệu suất sử dụng TSCĐ cho ta thấy trong năm 99, với một đồng TSCĐ tạo ra được 146 đồng doanh thu thuần, cao hơn năm 98 một lượng là 63 đồng (=146 – 83). Qua đây ta thấy, sử dụng TSCĐ hợp lý hơn luôn luôn là nguồn lợi không nhỏ đóng góp vào thành công của doanh nghiệp. Việc trang bị TSCĐ cho một công nhân trực tiếp sản xuất có ảnh hưởng nhất định đến việc thực hiện sản xuất kinh doanh của công ty. Với mức trang bị tối thiểu nhưng lại tạo ra một mức lợi nhuận tối đa luôn là trăn trở của cán bộ Công ty xây dựng Ngân hàng, và cán bộ công ty đã làm được điều đó. Hệ số trang bị TSCĐ năm 98 = 465.224.535 150 = 3.101.496 đồng Cụ thể là: Hệ số trang bị TSCĐ năm 99 = 410.885.736 160 = 2.568.035 đồng So với: Trong năm 99 với số lượng công nhân tăng 10 người nhưng hệ số trang bị TSCĐ đã giảm khá nhiều trên một công nhân so với năm 98, đồng thời lại tạo ra được lợi nhuận cao hơn năm 98 càng khẳng định việc sử dụng TSCĐ tốt hơn và ít lãng phí hơn trong công ty. Tóm lại, qua các chỉ tiêu trên đã được phân tích thì việc sử dụng vốn cố định trong công ty đạt hiệu quả tốt hơn qua các năm 98, 99: Lợi nhuận năm sau cao hơn năm trước. Điều đó có nghĩa là công ty sẽ tích luỹ được nhiều vốn hơn tạo điều kiện phát triển và mở rộng sản xuất trong tương lai. 2.2 Hiệu quả sử dụng vốn lưu động: Cùng với việc đánh giá hiệu quả sử dụng vốn bằng các chỉ tiêu vốn cố định thì người ta còn kết hợp với các chỉ tiêu vốn lưu động để việc xem xét vấn đề hiệu quả được đầy đủ và cặn kẽ hơn. Chi tiết gồm có: Năm 1998 = 38.765.760.000 4.405.200.000 = 8,8 vòng Số vòng quay vốn lưu động: Năm 1999 = 60.165.130.000 6.238.100.886 = 9,6 vòng So với: Qua đó ta thấy vốn lưu động của công ty luân chuyển không ngừng. Bắt đầu từ trạng thái tiền tệ trải qua trạng thái dự trữ, qua quá trình sản xuất, qua quá trình tiêu thụ lại trở về hình thái tiền tệ. Việc tăng tốc độ quay vòng vốn lưu động có ý nghĩa rất lớn đối với công ty, nó mang lại giá trị kinh tế và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của công ty. Năm 1998 = 360 8,8 = 40 ngày/1vòng Kỳ luân chuyển vốn: So với: Năm 1999 = 360 9,6 = 37 ngày/1vòng Qua số liệu trên ta thấy vòng quay của vốn càng nhanh thì kỳ luân chuyển của vốn càng ngắn và điều này chứng tỏ vốn lưu động càng được sử dụng có hiệu quả hơn trong năm 1999. Năm 1998 = 3.317.803.241 + 5.492.896.759 2 = 4.405.200.000 Đ Vốn lưu động bình quân trong kỳ được xác định: Năm 1999 = 5.492.896.759 + 6.983.605.012 2 = 6.238.100.886 Đ Mức tiết kiệm vốn lưu động do tăng tốc độ luân chuyển vốn được biểu hiện bằng hai chỉ tiêu: Mức tiết kiệm tuyệt đối: Năm 1998 = 4.405.200.000 - 4.500.000.000 = ( - 94.800.000) đồng. So với: Năm 1999 = 6.238.100.886 - 6.500.000.000 = ( - 261.899.114) đồng. So sánh kết quả trên chúng ta thấy rằng năm 1999 công ty sử dụng vốn lưu động tiết kiệm hơn năm 1998, trong khi đồng vốn lại được sử dụng quay vòng nhanh hơn, góp phần tăng lợi nhuận cho công ty. Mức tiết kiệm tương đối: Năm 1999 = 6.500.000.000 360 = - 72.500.000 đồng x( 33 – 37 ) Năm 1998 = 4.500.000.000 360 = - 62.500.000 đồng x( 35 – 40 ) So với: Năm 1998 = 40.381.000.000 4.405.200.000 = 9,1 đồng Năm 1999 = 1.649.047.500 6.238.100.886 = 0,26 đồng Năm 1998 = 802.500.000 4.405.200.000 = 0,18 đồng Hiệu quả sử dụng vốn lưu động: Năm 1999 = 62.525.000.000 6.238.100.886 = 10,02 đồng So với: Với một đồng vốn lưu động trong năm 1999 đã tạo ra 10 đồng doanh thu, cao hơn so với năm 1998 là 1 đồng. Đây là nỗ lực của công ty trong việc sử dụng đồng vốn lưu động. Hệ số đảm nhận vốn lưu động: Năm 1998 = 4.405.200.000 38.765.760.000 = 0,11 đồng Năm 1999 = 6.238.100.886 60.165.130.000 = 0,10 đồng So với: Trong khi năm 1998 công ty cần bỏ ra 0,11 đồng vốn lưu động mới tạo ra được 1 đồng doanh thu thì sang năm 1999 công ty chỉ còn chi ra 0,10 đồng đã tạo ra được 1 đồng doanh thu. Qua đây chứng tỏ rằng công ty đã quản lý tốt hơn vốn lưu động trong sản xuất kinh doanh. Mức doanh lợi vốn lưu động: So với: Từ kết quả trên ta thấy trong năm 1999 công ty đầu tư 1 đồng vốn lưu động đã làm được 0,26 đồng lợi nhuận thuần, cao hơn năm 1998 một lượng là 0,08 đồng. Với mức doanh lợi vốn năm sau cao hơn năm trước càng chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty. 2.3 Phân tích một số chỉ tiêu khác có liên quan: Ngoài các chỉ tiêu đã phân tích ở trên người ta còn sử dụng một số chỉ tiêu tài chính có liên quan để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của công ty. Các chỉ tiêu dưới đây góp phần giúp chúng ta đánh giá đúng đắn hơn về vấn đề nghiên cứu từ nhiều góc độ khác nhau. Trước hết, tình hình tài chính của một doanh nghiệp được đánh giá là lành mạnh phải thể hiện qua khả năng chi trả, thanh toán. Hệ số thanh toán tổng quát: Bảng 4: Hệ số thanh toán tổng quát. Đơn vị tính: Đồng. Năm 1999 Tổng tài sản Tổng nợ phải trả H (lần) Đầu năm 6.113.955 4.227.054.946 1,45 Cuối năm 7.637.820.073 7.858.864.473 1,57 Hệ số thanh toán tổng quát như trên là rất tốt, chứng tỏ các khoản huy động bên ngoài công ty có tài sản đảm bảo. Đầu năm công ty cứ đi vay 1 đồng thì có 1,45 đồng tài sản đảm bảo. Hệ số này cao hơn ở cuối năm càng đảm bảo khả năng thanh toán các món nợ tới hạn của công ty. Hệ số thanh toán tạm thời: Bảng 5: Hệ số thanh toán tạm thời. Đơn vị tính: Đồng. Năm 1999 TSLĐ & ĐT dài hạn Tổng nợ ngắn hạn H (lần) Đầu năm 5.492.596.759 2.689.556.000 2,03 Cuối năm 6.983.605.012 3.050.600.000 2,30 Căn cứ vào bảng trên ta thấy đầu năm công ty cần giải phóng 49,26% TSLĐ và đầu tư ngắn hạn là đủ thanh toán nợ ngắn hạn, nhưng đến cuối năm tỷ số này có độ an toàn cao hơn 43,47% (= (1/ 2,03)x100) càng chứng tỏ việc thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của công ty là rất kịp thời và ít ảnh hưởng tới việc sử dụng vốn sản xuất của công ty. Hệ số thanh toán nhanh: Hệ số thanh toán nhanh có thể được biểu diễn qua bảng số liệu dưới đây: Bảng 6: Hệ số thanh toán nhanh. Đơn vị tính: Đồng. Năm 1999 TS thanh toán Tổng nợ ngắn hạn H (lần) Đầu năm 1.254.879.654 2.698.556.000 0,47 Cuối năm 1.002.658.977 3.050.600.000 0,33 Căn cứ số liệu ở bảng trên thì hệ số này cuối năm nhỏ hơn đầu năm. Đây thực sự là dấu hiệu không thuận lợi cho công ty trong việc thanh toán nhanh vào cuối năm 1999. Bản chất của hệ số này nói lên rằng, nếu cứ giảm thấp hơn nữa thì công ty sẽ khủng hoảng trong việc sử dụng sản xuất kinh doanh. Hệ số thanh toán lãi vay: Lãi vay phải trả là một khoản chi phí cố định, nguồn để trả lãi vay thường lấy từ lợi nhuận gộp sau khi đã trừ đi chi phí quản lý và chi phí bán hàng. So sánh giữa số tiền để trả lãi với lãi vay phải trả sẽ cho chúng ta biết công ty đã sẵn sàng trả tiền lãi vay tới mức độ nào. Bảng 7: Hệ số thanh toán lãi vay. Đơn vị tính: Đồng. Năm Lợi nhuận trước thuế và lãi vay Lãi vay phải trả H (lần) 1998 6.677.370.300 5.607.370.300 1,19 1999 10.052.980.000 7.854.250.000 1,27 Qua bảng 7, ta thấy hệ số thanh toán lãi vay năm 1999 lớn hơn hệ số thanh toán lãi vay năm 1998, chứng tỏ công ty sử dụng vốn vay rất có hiệu quả, khả năng an toàn trong việc sử dụng vốn vay càng cao. Ngoài việc sử dụng các hệ số thanh toán người ta còn dùng một số chỉ số về cơ cấu tài chính và tình hình đầu tư để đánh giá tình hình hoạt động của doanh nghiệp một cách tổng quát. Nhằm đưa ra các thông tin cần thiết cho ban lãnh đạo hoạch định các chiến lược tài chính chung hướng tới sự phát triển lâu dài của doanh nghiệp. Các thông tin hướng tới sự phát triển lâu dài của doanh nghiệp. Các thông tin này thường được cung cấp thông qua các chỉ tiêu sau đây: Hệ số nợ: Là một chỉ tiêu phản ánh trong một đồng vốn hiện nay doanh nghiệp đang sử dụng có mấy đồng vốn vay nợ. Bảng 8: Hệ số nợ. Đơn vị tính: Đồng. Năm 1999 Nợ phải trả Tổng nguồn vốn H (%) Đầu năm 4.227.054.946 6.113.955.858 69,13 Cuối năm 4.858.864.473 7.637.820.073 63,61 Căn cứ số liệu tính toán được trong bảng 8 ta thấy, trong năm 1999 vào đầu năm công ty còn bị phụ thuộc nhiều vào các khoản nợ, nhưng đến cuối năm công ty đã dần dần làm chủ được các nguồn vốn kinh doanh của mình. Thực tế cho thấy vào đầu năm 1999 công ty có nhiều thuận lợi hơn cuối năm vì được sử dụng một lượng tài sản lớn mà chỉ đầu tư một lượng vốn nhỏ, đây là một cách làm gia tăng lợi nhuận. Tỷ suất tự tài trợ: Là một chỉ tiêu tài chính đo lường sự góp vốn của chủ sở hữu trong tổng số vốn hiện có của doanh nghiệp. Bảng 9: Tỷ suất tự tài trợ. Đơn vị tính: %. Năm 1999 Gốc 100 % H (%) T (%) Đầu năm 100 69,13 30,87 Cuối năm 100 63,61 36,39 Tỷ suất tự tài trợ càng cao càng tốt. Bởi vì các chủ nợ nhìn vào các chỉ số này để tin tưởng một sự đảm bảo cho các món nợ vay được hoàn trả đúng hạn. Sự đảm bảo này được khẳng định qua việc tỷ suất tự tài trợ của công ty cuối năm 1999 có tăng cao hơn tỷ suất này đầu năm. (36,39 % > 30,87 %). Tỷ suất đầu tư : là tỷ lệ giữa tài sản cố định ( giá trị còn lại ) với tổng tài sản của doanh nghiệp. Tỷ suất này càng lớn càng thể hiện mức độ quan trọng của TSCĐ trong tổng số tài sản của doanh nghiệp, phản ánh tình hình đầu tư vào trang thiết bị, cơ sở vật chất và quy trình công nghệ của doanh nghiệp. Bảng 10: Tỷ suất đầu tư. Đơn vị tính: Đồng. Năm 1999 TSCĐ & ĐT dài hạn Tổng tài sản H (%) Đầu năm 621.359.099 6.113.955.858 10,16 Cuối năm 654.215.061 7.637.820.073 8,56 Tỷ suất đầu tư cuối năm nhỏ hơn đầu năm, điều đó nhứng tỏ doanh nghiệp chưa thực sự quan tâm đầu tư TSCĐ, đây là một hạn chế cho việc tăng năng suất trong tương lai. Tỷ suất tự tài trợ TSCĐ : Tỷ suất này sẽ cung cấp dồng thông tin cho biết số vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp dùng trang bị TSCĐ là bao nhiêu. Bảng 11: Tỷ suất tự tài trợ TSCĐ. Đơn vị tính: Đồng. Năm 1999 Vốn chủ sở hữu Giá trị TSCĐ H (%) Đầu năm 1.886.900.912 621.359.099 303,67 Cuối năm 2.778.955.600 654.215.061 442,78 Tỷ suất này lớn hơn 1 chứng tỏ khả năng tài chính của công ty vững vàng và lành mạnh. Tỷ suất tự tài trợ TSCĐ cuối năm lớn hơn đầu năm, do nguồn vốn chủ sở hữu tăng một lượng cao hơn mức tăng TSCĐ. Vòng quay toàn bộ vốn : Chỉ tiêu này phản ánh vốn của doanh nghiệp trong một kỳ quay được bao nhiêu vòng. Qua chỉ tiêu này ta có thể đánh giá khả năng sử dụng tài sản của doanh nghiệp, thể hiện qua doanh thu thuần được sinh ra từ tài sản mà doanh nghiệp đã đầu tư. Bảng 12: Vòng quay toàn bộ vốn. Đơn vị tính: Đồng. Chỉ tiêu Doanh thu thuần Vốn sản xuất bình quân Vòng quay vốn Năm 1998 38.765.760.000 5.377.673.223 7,21 vòng Năm 1999 60.165.130.000 6.875.887.966 8,75 vòng Qua số liệu bảng trên ta thấy vòng quay vốn sản xuất của năm 99 là 8,75 vòng, cao hơn năm 98 một lượng là 1,54 vòng. Điều này chứng tỏ việc sử dụng nguồn vốn trong công ty năm sau có hiệu quả cao hơn năm trước. Từ đó dẫn đến việc tăng thêm lợi nhuận, tích luỹ thêm nguồn vốn đầu tư cho hoạt động sản xuất kinh doanh các năm tới. Bên cạnh những mặt mạnh mà công ty đã đạt được trong hoạt động kinh doanh thì vẫn còn một số mặt hạn chế, yếu kém tồn tại như sau: Máy móc thiết bị của công ty phục vụ cho thi công công trình đã quá cũ kỹ, lạc hậu so với điều kiện hiện nay. Chủ yếu các máy móc thiết bị này của Liên xô (cũ) mà công ty có được do Nhà nước cấp phát từ trước. Đại đa số các loại máy móc là được sản xuất trước năm 1980, năng suất làm việc, thi công thấp, tiêu hao nhiều nhiên liệu và liên tục phải sửa chữa. Điều đó dẫn đến việc tăng chi phí lên cao trong hoạt động sản xuất kinh doanh, giảm lợi nhuận. Chính vì thế doanh nghiệp khó có điều kiện tập trung vốn tái đầu tư mở rộng quy mô sản xuất. Các loại thiết bị của doanh nghiệp phục vụ thi công công trình.( Xem phụ lục 5). Cách tính khấu hao của doanh nghiệp thiếu tính thống nhất và việc quản lý số khấu hao chưa được kịp thời. Điều này dẫn đến việc khó quản lý được các loại tài sản cố định một cách chính xác và gây nhiều vướng mắc trong việc đánh giá lại tài sản. Cụ thể doanh nghiệp mới đang thực hiện công việc này của vài năm về trước ( 97, 98). Đây là việc rất nghiêm trọng nếu doanh nghiệp bị Nhà nước yêu cầu kiểm toán về tài sản của doanh nghiệp. Bên cạnh đó một yếu tố rất nhạy cảm là vấn đề lương bổng của CBCNV trong doanh nghiệp. Điều này thể hiện qua tổng quỹ lương của cán bộ công nhân viên toàn công ty qua ba năm gần đây: Bảng 13: Tổng quỹ lương của CBCNV qua ba năm (97-98-99) Chỉ tiêu ĐVT ‘97 ‘98 ‘99 So sánh 98/97 99/98 Tổng số lao động Người 130 150 160 20 10 Tổng quỹ lương Đồng 39.700.928 43.325.400 51..250.400 3.624.427 7.925.000 Thu nhập bình quân tháng Đồng 305.391 289.016 320.315 - 16.375 31.299 Như vậy tiền lương bình quân của CBCNV trong công ty có sự biến động khó lường. Mức lương bình quân một CBCNV năm 99 là 289.016 đồng/tháng so với năm 97 giảm 16.375 đồng, tương tự như vậy năm 99 mức lương là 320.315 đồng và tăng 31.200 đồng so với năm 98. Điều này chứng tỏ công ty chưa quan tâm thực sự đến đời sống công nhân viên. Công ty cần cố gắng cải thiện mức lương lên cao hơn so với mức lương hiện thời nhằm giúp đỡ cán bộ công nhân viên trong đời sống hàng ngày và để phù hợp với cơ chế thị trường hiện nay. Tóm lại việc phân tích các chỉ tiêu nêu trên của Công ty xây dựng Ngân hàng cho chúng ta thấy được những mặt mạnh, mặt yếu của công ty trong việc sử dụng sức lao động, vật tư, tiền bạc, máy móc thiết bị ....trong sản xuất kinh doanh. Trong ba năm (97 ,98, 99) công ty đã sử dụng và quản lý nguồn vốn đạt hiệu quả cao phù hợp với cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty, đồng thời hoàn thành tốt nhiệm vụ nộp ngân sách với Nhà nước. Một số vấn đề đặt ra nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ở Công ty xây dựng Ngân hàng: Vai trò của vốn đối với Công ty xây dựng Ngân hàng. Để thực hiện mọi quá trình sản xuất kinh doanh, trước hết doanh nghiệp phải có một yếu tố cơ bản đó là vốn kinh doanh. Đối với Công ty xây dựng Ngân hàng, vốn là yếu tố được quan tâm hàng đầu của ban lãnh đạo công ty. Vì có vốn sản xuất công ty mới đầu tư được vào các công trình và tạo được việclàm cho cán bộ công nhân viên. Thực tế trong ba năm qua nguồn vốn kinh doanh của công ty rất hạn hẹp, năm 1997 là 1,6 tỷ đồng; 1998 khoảng 2 tỷ đồng và năm 1999 khoảng 2,5 tỷ đồng. Vì vậy để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh đối với công ty quả là một thách thức không nhỏ, nhưng với lợi thế là một doanh nghiệp phục vụ chuyên ngành Ngân hàng là chủ yếu nên công ty luôn được tạm ứng một phần vốn cho thi công công trình được giao từ Ngân hàng Nhà nước. Đồng thời với sự năng động của ban lãnh đạo công ty nên trong ba năm qua công ty đã tạo được các khoản vốn vay khá lớn. Nguồn vốn vay này chiếm đại đa số trong nguồn vốn sản xuất kinh doanh của công ty. Bảng 14: So sánh vốn vay ngắn hạn và vốn chủ sở hữu của Công ty xây dựng Ngân hàng. Chỉ tiêu Vốn vay ngắn hạn (1) Vốn chủ sở hữu (2) So sánh (%) [(1)/(2)] Năm 1997 2,2 tỷ đồng 1,6 tỷ đồng 135.7 Năm 1998 2,7 tỷ đồng 2 tỷ đồng 135 Năm 1999 3,1 tỷ đồng 2,5 tỷ đồng 124 Từ bảng số liệu cho thấy vốn vay ngắn hạn của công ty luôn lớn hơn vốn chủ sở hữu của công ty từ 24% trở lên. Điều này chứng tỏ rằng nguồn vốn sản xuất kinh doanh của công ty chủ yếu là vốn vay ngắn hạn ngân hàng và có ảnh hưởng rất lớn đối với công ty. Nếu cơ chế về doanh nghiệp Nhà nước có sự thay đổi thì doanh nghiệp sẽ khó có thể trụ vững trong điều kiện kinh tế hiện nay. Trong hoạt động kinh doanh buôn bán, việc đơn vị này chiếm dụng vốn của đơn vị khác để hoạt động sản xuất kinh doanh của mình luôn luôn xảy ra. Cụ thể có những hình thức: chiếm dụng của nhà cung cấp (vật tư, nguyên liệu ...), của ngân hàng (các khoản vay), của Nhà nước (thuế,...) ... Có thể nói đây là một nghệ thuật quản lý của các nhà tài chính trong doanh nghiệp. Qua ba năm Công ty xây dựng Ngân hàng đã khai thác tối đa lợi thế này và hạn chế thấp nhất số vốn bị chiếm dụng. Bảng 15: Nguồn vốn chiếm dụng trong sản xuất kinh doanh của Công ty xây dựng Ngân hàng. Chỉ tiêu Vốn chiếm dụng (1) Vốn bị chiếm dụng (2) So sánh (%) [(1)/(2)] Năm 1997 3,4 tỷ đồng 1,1 tỷ đồng 309 Năm 1998 4 tỷ đồng 1 tỷ đồng 400 Năm 1999 4,5 tỷ đồng 2,1 tỷ đồng 214 Đây là một yếu tố để công ty quay vòng vốn nhanh trong sản xuất kinh doanh nhưng cũng tồn tại một nhược điểm là gây phiền hà đối với khách hàng và chậm thực thi trả lương đối với công nhân viên và nộp ngân sách đối với Nhà nước. Đánh giá về ưu nhược điểm trong quản lý sử dụng vốn cũng như kết quả sản xuất kinh doanh của công ty: Ưu điểm: Công ty phát triển theo xu thế đi lên doanh thu năm sau cao hơn năm trước. Bảng 16: Doanh thu qua một số năm . Đơn vị tính: Tỷ đồng. Chỉ tiêu ‘95 ‘96 ‘97 ‘98 ‘99 Doanh thu 13,799 20,847 15,034 40,381 62,525 Tỷ suất lợi nhuận ngày càng cao. Không mất khả năng thanh toán. Nộp ngân sách năm sau cao hơn năm trước. Sử dụng các quỹ đúng mục đích. Tăng trưởng vốn kinh doanh. Tận dụng tối đa sự quan tâm của chủ đầu tư để thu hồi vốn đạt được sự mong muốn trong thi công. Chiếm dụng được khá nhiều vốn của các đơn vị cung ứng vật tư cho công ty. Khai thác tối đa lợi thế là một doanh nghiệp trong ngành từ đó mà ban lãnh đạo công ty đã biết tận dụng nguồn vốn kinh doanh của công ty, bằng cách chỉ đầu tư các trang thiết bị cần thiết và có tính cơ động, không có giá trị quá cao như: máy trộn bê tông, băng tải vật tư, xe càng kéo tay.... Những thiết bị không cần sử dụng thường xuyên thì công ty đi thuê ngoài gồm: xe ôtô chở vật liệu đến chân công trình (xe gạch, xi măng, sắt thép ..), máy cẩu loại lớn, cốp pha, máy bơm nước, một số thiết bị văn phòng lưu động, lao động tại nơi thi công công trình.... Nhược điểm: Các loại tài sản thiết bị của Công ty xây dựng Ngân hàng cũ kỹ rất hạn chế cả về mặt số lượng cũng như mặt chất lượng (Xem phụ lục 5). Do đó năng suất lao động thấp, chi phí phụ và nguyên liệu nhiên liệu thường quá cao cộng thêm việc thực hiện thi công bị kéo dài thời gian. Điều đó là nguyên nhân chính khiến cho công ty thiếu vốn đầu tư nâng cấp thiết bị mới, tài sản mới. Công ty phải thường xuyên đi thuê ngoài thiết bị để thi công cho kịp tiến độ. Chính do hai yếu tố trên đã dẫn đến việc công ty đi đấu thầu bị hạn chế điểm do thiết bị thấp kém. Vốn để kinh doanh của công ty quá thấp so với sản lượng thực hiện. Công ty luôn rơi vào tình trạng thiếu vốn phải đi vay ngân hàng, chịu lãi suất vay cao làm cho giá thành cao hơn. Bảng 17: So sánh tổng sản lượng với nguồn vốn của công ty. Chỉ tiêu Nguồn vốn (1) Tổng sản lượng (2) So sánh (%) [(1)/(2)] Năm 1997 4,6 tỷ đồng 15 tỷ đồng 30% Năm 1998 6 tỷ đồng 40 tỷ đồng 15% Năm 1999 7 tỷ đồng 62 tỷ đồng 12% Quỹ phát triển sản xuất công ty chưa đưa vào nâng cấp thiết bị để nâng cao hiệu quả sản xuất và chủ động thực hiện tiến độ thi công công trình. Cụ thể như sau: Bảng 18: Quỹ phát triển sản xuất của Công ty xây dựng Ngân hàng. Năm theo dõi Nguồn ngân quỹ Năm 1997 340 triệu đồng Năm 1998 500 triệu đồng Nằm 1999 850 triệu đồng Việc thực hiện nộp nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước chưa đúng thời gian quy định (Công ty xây dựng Ngân hàng thường nộp chậm để lợi dụng nguồn đó tăng lượng vốn trong kinh doanh). Thời gian công ty nộp chậm so với quy định thường từ 2 – 3 tháng. Các giải pháp khắc phục: Đối với Công ty xây dựng Ngân hàng để giải quyết vấn đề vốn sản xuất kinh doanh công ty đã năng động, khắc phục mọi khó khăn để phát triển đi lên trong điều kiện kinh tế thị trường cạnh tranh. Với số vốn hạn chế công ty đã tạo đủ điều kiện việc làm cho 160 CBCNV. Nộp ngân sách năm 99 gần 3 tỷ đồng và kinh doanh có lãi. Đó là sự cố gắng lớn của công ty. Song muốn kinh doanh đạt hiệu quả cao hơn, đời sống CBCNV ngày một nâng cao, tài chính lành mạnh công ty cần có giải pháp cụ thể. Qua số liệu hoạt động của công ty tôi xin có mấy ý kiến kiến nghị theo chủ quan của cá nhân nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn để doanh thu năm sau cao hơn năm trước. Thanh lý những máy móc thiết bị cũ kỹ lạc hậu không phù hợp với điều kiện sản xuất, hiệu quả thấp để tập trung vốn đầu tư chiều sâu nâng cao hiệu quả của vốn cố định. Tạo thế mạnh cho công ty khi tham gia đấu thầu các công trình xây dựng. Cụ thể gồm một số loại máy móc, trang thiết bị như sau. Bảng 19: Danh sách tài sản cần thanh lý. Tên, loại TàI SảN Cẩ địNH Số lượng Đã sử dụng Hiện tại Giá thanh lý ôtô LADA(Nga) 01 chiếc 6 năm Không dùng 37-40 triệu đồng Máy xẻ gỗ (TQ) 01 chiếc 4-5 năm Trong kho 4-5 triệu đồng Dàn giáo hỏng >50chiếc 5 năm Trong kho 1,6-1,8 tr.đồng Máy trộn vữa 02 chiếc 4 năm Trong kho 15-20 Tr.đồng Giá thanh lý là giá căn cứ theo thời giá thị trường hiện nay. Có kế hoạch sửa chữa nâng cấp những tài sản, thiết bị còn sử dụng có hiệu quả để đưa vào sản xuất nhằm đẩy nhanh tiến độ thi công. Cụ thể là một chiếc máy ủi DT75 của Liên xô (cũ) đang bị hỏng bộ phận nâng bàn ủi, và bộ phận chiếu sáng. Công ty cần sửa chữa ngay vì máy ủi đã nằm im một chỗ từ 4 tháng nay. Chiếc máy này rất quan trọng đối với công trường thi công, tổng chi phí sửa chữa, thay thế phụ tùng ước khoảng 4-6 triệu đồng. Đây là một khoản tiền mà công ty có thể thu xếp được. Một máy phát điện của Liên xô cũng đang trong kho từ tháng 12 năm 99. Chiếc máy này bị dơ vòng bi trục và bị hỏng thùng chứa dầu diezel. Công ty có thể cử thợ tự sửa chữa và thay thế phụ tùng để đưa máy vào sử dụng, rút ngắn tiến độ thi công. Một kinh nghiệm trong xây dựng cơ bản là thời gian thi công càng ngắn thì hiệu quả kinh tế càng cao. Hơn nữa thời gian thi công nhanh, rút ngắn tiến độ đưa công trình vào sử dụng sớm là điều mong muốn của các chủ đầu tư. Đạt được kế hoạch trên công ty sẽ đáp ứng được tốt hơn nhu cầu của khách hàng và bước vào thị trường dễ dàng trước sự đón nhận của các chủ đầu tư mới. Mở rộng thị trường kinh doanh bằng cách gây uy tín bắt đầu từ xây dựng các công trình có vốn đầu tư nhỏ chuyển dần sang các công trình có vốn đầu tư lớn hơn. Bên cạnh việc xây dựng các công trình mới, tiến hành song song sửa chữa các công trình cũ tạo việc làm cho số CBCNV không có điều kiện đi làm xa nơi cư trú. Lao động là yếu tố chủ yếu quyết định chất lượng sản phẩm vì vậy việc tuyển thợ giỏi, đào tạo thợ có tay nghề, nâng cao trình độ thi công. Cụ thể là các tổ trưởng cần được thường xuyên tiếp cận được với các khoá học ngắn ngày về quản lý, tài chính thông dụng ... Trong phòng kế toán của công ty hiện nay mới có một người có trình độ đại học, vì vậy số nhân viên còn lại (8 người) cần được công ty tạo điều kiện để nâng trình độ từ trung cấp lên đại học. Giảm bớt các khoản nợ bị chiếm dụng bằng cách thi công cuốn chiếu thanh toán khối lượng từng hạng mục công trình dứt điểm. Thu hồi vốn nhanh sẽ giảm bớt số vay ngân hàng, lãi suất vay thấp sẽ giảm giá thành công trình. Với số vốn còn thấp, công ty cần tổ chức huy động vốn nhàn rỗi trong CBCNV của mình. Vừa tạo vốn cho thi công mà cán bộ công nhân lại tăng thêm phần thu nhập đỡ lãng phí nguồn tiền chưa chi tiêu trong gia đình. Tiếp cận với các chủ đầu tư nơi công ty đang có công trình thi công tạo thành một cụm công trình sẽ giảm được chi phí cả trực tiếp lẫn gián tiếp. Với kinh nghiệm chưa nhiều, tầm nhìn còn hạn chế, tôi không muốn nuôi những tham vọng lớn chỉ mong được góp những suy nghĩ chủ quan của mình về vốn để quản lý vốn hiệu quả hơn và nâng cao kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Kết luận Tổ chức sử dụng vốn một cách có hiệu quả là khâu then chốt khẳng định sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp. Để thực hiện được công việc trên cần thấu hiểu sự biến đổi và quy luật vận động không ngừng của vốn trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Thông qua việc hệ thống lại lý thuyết và các chỉ tiêu đánh giá về hiệu quả sử dụng vốn tôi đã phân tích thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty xây dựng Ngân hàng. Từ đó tôi có kết luận như sau: Sự kết hợp một cách cơ động giữa lý luận và thực tế sẽ giúp chúng ta đánh giá được việc quản lý sử dụng vốn của công ty có hiệu quả hay không qua các chỉ tiêu như: Vòng quay vốn, tỷ suất lợi nhuận trên vốn, hàm lượng vốn và các hệ số thanh toán ... thông qua kết quả sản xuất kinh doanh của công ty. Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty xây dựng Ngân hàng có sự tăng trưởng mạnh. Doanh thu năm sau cao hơn năm trước trung bình là 150% và nộp nghĩa vụ ngân sách đầy đủ (năm ‘98: 2 tỷ đồng; ’99 là 3 tỷ đồng). Lợi nhuận tích luỹ ngày càng nhiều bổ sung vào nguồn vốn tái đầu tư hoạt động sản xuất kinh doanh (năm ’98: 0,8 tỷ đồng; ’99 là 1,6 tỷ đồng). Các quỹ của công ty đã được sử dụng đúng mục đích. Trong thời gian qua công ty không mất khả năng thanh toán với khách hàng khi đến hạn phải trả. Mặt khác lượng vốn mà công ty chiếm dụng được (Ngân hàng, nhà cung cấp ...) đều tăng cao qua các năm và chiếm tỷ lệ 65% trong tổng nguồn vốn của công ty. Tình hình từ tài trợ TSCĐ đã có nhiều tiến bộ, mức tăng trung bình hàng năm là ba lần. Hơn nữa vòng quay toàn bộ vốn của công ty tăng lên rõ rệt (năm ’98: 7,21 vòng; ’99 là 8,75 vòng) cộng với tỷ suất lợi nhuận trên tổng vốn tăng trung bình 8%/năm góp phần khẳng định hiệu quả sử dụng vốn của công ty trong hoạt động sản xuất kinh doanh thời gian qua. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh rất đáng khích lệ nhưng bên cạnh đó còn tồn tại một số hạn chế, yếu kém. Biểu hiện rõ nét nhất là máy móc thiết bị của công ty bị lạc hậu, cũ kỹ so với nhu cầu đòi hỏi của các công trình lớn, máy móc kỹ thuật cần hiện đại,năng suất cao. Hơn nữa cách tính khấu hao và quản lý khấu hao của doanh nghiệp thiếu tính thống nhất, phản ánh khấu hao còn chậm, không cập nhật, gây ảnh hưởng trực tiếp đến việc quản lý và sử dụng TSCĐ của doanh nghiệp. Nguồn vốn của công ty thấp so với sản lượng thực hiện được (chiếm từ 15-30% tổng sản lượng thực hiện). Công ty hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu bằng nguồn vốn vay ưu đãi của Ngân hàng, do công ty là một doanh nghiệp Nhà nước phục vụ chuyên ngành Ngân hàng nên có lợi thế được ứng trước về vốn hơn các công ty khác. Việc thực hiện nộp nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước tuy đầy đủ nhưng chưa đúng thời gian quy định. Đồng thời quỹ phát triển sản xuất công ty chưa đưa vào đầu tư cho hoạt động sản xuất kinh doanh dẫn đến tình trạng nơi thừa vốn chỗ thiếu vốn. Qua kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và những điểm còn yếu kém hạn chế của công ty xây dựng Ngân hàng tôi đã mạnh dạn đề xuất những biện pháp tháo gỡ, khắc phục khó khăn như sau: Tiến hành thanh lý những máy móc thiết bị cũ kỹ lạc hậu, đã hết khấu hao, lưu kho hoặc thực trạng sử dụng kém hiệu quả (ôtô cũ, máy xẻ gỗ, dàn giáo, dụng cụ nhỏ...). Đồng thời có kế hoạch sửa chữa, nâng cấp tài sản thiết bị còn sử dụng được như máy lu, máy phát điện .... để sớm đưa vào phục vụ thi công. Tìm kiếm và tiếp cận những nhà đầu tư mới để nhằm mở rộng thị trường kinh doanh bên cạnh việc duy trì các khách hàng đã có từ lâu. Tổ chức nâng cao trình độ tay nghề và nghiệp vụ cho CBCNV là nhằm bảo vệ và phát huy uy tín của công ty. Công ty cần cố gắng giảm thấp nhất các khoản nợ bị chiếm dụng và các khoản nợ khó đòi. Đồng thời huy động vốn nhàn rỗi trong CBCNV góp phần bổ sung thêm vào nguồn vốn hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như tạo thêm thu nhập cho 160 CBCNV. Tài liệu tham khảo. Phân tích hoạt động kinh doanh. NXB Thống Kê năm 1998. Quản trị tài chính doanh nghiệp. Tác giả : Nguyễn Hải Sản. NXB Thống Kê năm 1996. Quản trị tài chính doanh nghiệp. NXB Tài chính năm 1999. Quản trị tài chính doanh nghiệp. Đại học KTQD năm 1997. Sổ tay quản lý vốn trong doanh nghiệp. NXB Thống kê-1994. Bảo toàn và phát triển vốn. NXB Thống kê năm 1992. Một số tài liệu của Công ty xây dựng Ngân hàng. Một số tài liệu tham khảo khác.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docC0043.doc
Tài liệu liên quan