Để khắc phục tình trạng này và đẩy nhanh tốc độ giải ngân
ODA chúng ta cần phải:
Đơn giản hóa thủ tục hành chính, giảm bớt các khâu, các cấp trong việc phê duyệt dự án đặc biệt trong việc đấu thầu và chấm thầu và giải phóng mặt bằng, phối hợp quy trình thực hiện dự án. Mặt khác, chúng ta cần phải tiếp tục điều chỉnh hoàn thiện cơ chế chính sách, tiêu chuẩn hóa quy trình thủ tục phê duyệt, thẩm định. thành những nguyên tắc, những quy định cụ thể, rõ ràng thống nhất, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đấu thầu, phê duyệt dự án. Bên cạnh việc cần có sự thống nhất về cơ chế chính sách cũng cần có sự thống nhất giữa các cơ quan với các bộ ngành và các ban quản lý dự án.
Bên cạnh đó chúng ta cần xây dựng quy trình thẩm định các dự án ODA sao cho phù hợp giữa yêu cầu trong nước và yêu cầu của các nhà tài trợ. Có kế hoạch sử dụng vốn trong nước, bố trí vốn đối ứng một cách kịp thời nhằm theo kịp tiến độ thực hiện dự án.
92 trang |
Chia sẻ: Kuang2 | Lượt xem: 906 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) của Australia cho Việt Nam – Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Việt Nam còn cung cấp vốn thông qua các tổ chức phi Chính phủ giúp Việt Nam cải thiện giáo dục tiểu học, đặc biệt cho khu vực nông thôn và các cộng đồng dân tộc thiểu số.
Có thể nói rằng ngành giáo dục và đào tạo của Việt Nam hiện đang diễn ra nhiều thay đổi và các chương trình tài trợ của Australia đưa ra nhiều cơ hội cho sinh viên Việt Nam hòa nhập với lý thuyết và thực tiễn phương Tây để nâng cao năng lực trình độ.
Các chương trình lớn của Australia giúp Việt Nam phát triển nguồn nhân lực:
Chương trình học bổng phát triển của Australia (Australian
Development Scholarship):
Mỗi năm chương trình này cung cấp 150 suất học bổng cho các sinh viên Việt Nam du học tại các trường Đại học và Cao đẳng của Australia. Các suất học bổng này được cấp một cách công bằng cho nam giới và nữ giới; khu vực tư nhân và khu vực công cộng; một phần cho sinh viên các tỉnh nghèo. Các lĩnh vực ưu tiên học tập và nghiên cứu bao gồm: Y tế, giáo dục, phát triển nông thôn, quản lý hành chính, khoa học, công nghệ và kỹ thuật.
Chương trình này được bắt đầu từ năm 1992 và hiện nay vẫn đang tiếp tục được thực hiện với số vốn viện trợ của Australia là 17 triệu AUD mỗi năm.
Chương trình đào tạo trong nước (The Vietnam-Australia English Language, Technical Training and Resources Program- VAT):
Đây là chương trình phát triển các nguồn nhân lực, đào tạo kỹ thuật và tiếng Anh do Việt Nam-Australia hợp tác thực hiện nhằm cung cấp các khóa học ngắn hạn trong nước cho các quan chức Chính phủ cấp trung. Những lĩnh vực ưu tiên đào tạo bao gồm: Tiếng Anh; Đánh giá quản lý và điều hành dự án; Quản lý môi trường; Đào tạo về luật pháp; Lập kế hoạch trong lĩnh vực chính trị xã hội và hoạch định chính sách kinh tế vĩ mô.
Thời gian thực hiện chương trình này: Từ năm 1997 đến năm
2002 với số vốn viện trợ của Australia là 20 triệu AUD.
Chương trình “Các nhà đại sứ trẻ” (Youth Ambassador):
Một chương trình tình nguyện mới đưa những chuyên gia và những người công tác trong lĩnh vực thương mại của Australia tuổi từ 18 đến 30 sang Việt Nam làm việc cho các dự án phát triển, chương trình này do phía Việt Nam đề xuất.
Thời gian thực hiện dự án từ năm 1999 đến năm 2001, vốn viện trợ của Australia là 10 triệu AUD.
Giáo dục tiểu học cơ bản:
Australia đang ủng hộ hai dự án về đào tạo giáo viên và cải thiện công tác tuyển sinh; cải thiện cơ sở vật chất, trang thiết bị ở các trường tiểu học.
Thời gian thực hiện dự án: Từ năm 1998 đến năm 2001 với số
vốn viện trợ của Australia là 2 triệu AUD.
Y tế:
Sức khỏe của người dân là điều kiện tiên quyết đối với sự nghiệp phát triển kinh tế và xã hội và là một điều cần phải quan tâm ở Việt Nam hiện nay. Thậm chí một số căn bệnh có thể phòng chống được trên phạm vi rộng vẫn đang và sẽ tiếp tục gây nên một vấn đề đe dọa lớn cho sức khỏe của người dân.
Chương trình trợ giúp của Australia trong lĩnh vực y tế cung cấp một loạt các dự án trong đó phía Australia phối hợp với những
nỗ lực cải thiện về y tế của Việt Nam nhằm giúp người dân phòng chống lại bệnh tật.
Chương trình viện trợ cho lĩnh vực y tế đang được tiến hành cho những khu vực có nhu cầu cấp thiết nhất là vùng nông thôn và vùng sâu vùng xa.
Để tăng cường sửa chữa và mua mới trang thiết bị phục vụ cho việc chữa trị cho người bệnh, AusAID cam kết giúp đỡ cải thiện cuộc sống của người dân một cách lâu dài bằng cách cải thiện cơ sở hạ tầng y tế, đào tạo chuyên sâu cho những người làm việc trong lĩnh vực y tế, giới thiệu cho người dân phương pháp sống, sinh hoạt để có sức khỏe tốt hơn, giúp đỡ Chính phủ trong việc đưa ra chính sách y tế quốc gia có hiệu quả và quan tâm chú ý nhiều hơn đến vai trò của khu vực tư nhân trong lĩnh vực y tế. Trọng tâm của chương trình viện trợ cho lĩnh vực y tế của Australia là chăm sóc sức khỏe ban đầu cho phụ nữ và trẻ em.
Hiện nay, Australia đang triển khai các dự án về phòng chống bệnh sốt rét, căn bệnh mà có thể hơn nửa số dân Việt Nam mắc phải từ đó đưa ra các biện pháp phòng chống bệnh. Gần đây Australia đã hoàn thành chương trình bốn năm chống lại các bệnh do thiếu Iốt và từng bước khắc phục tình trạng thiếu Iốt của hơn 80% dân số Việt Nam. HIV-AIDS ngày càng đe dọa nghiêm trọng đối với Việt Nam, con số người mắc bệnh ngày càng tăng. Chương trình viện trợ của Australia đang có những quan tâm nhiều hơn đến việc phòng chống bệnh AIDS của người dân thông qua các sáng kiến có tính chất khu vực và các hoạt động của các tổ chức phi Chính phủ. Các tổ chức phi Chính phủ này đóng một vai trò quan trọng trong chương trình viện trợ cho lĩnh vực y tế của Australia vào Việt Nam. Các tình
nguyện viên của Australia công tác ở vùng sâu, vùng xa đã chữa trị, cứu sống được đồng bào dân tộc thoát khỏi một số căn bệnh hiểm nghèo.
Để giúp đỡ trong việc định hình các chương trình trong tương lai nhằm đảm bảo tính hiệu quả cho các chương trình này, AusAID đang tham gia cuộc hội thảo do các nhà tài trợ tổ chức, ở đó họ cùng nhau xem xét đánh giá xung quanh lĩnh vực chăm sóc sức khỏe nhân dân.
Các dự án lớn:
Dự án chăm sóc sức khỏe ban đầu cho phụ nữ và trẻ em:
Dự án này tài trợ cho các khóa đào tạo y bác sỹ, cung cấp trang thiết bị phát triển cơ sở hạ tầng, nâng cao sự hiểu biết về lĩnh vực y tế, chăm sóc sức khỏe và ủng hộ các chương trình phát triển cộng đồng nhằm tăng cường sức khỏe cho phụ nữ và trẻ em. Dự án này được thực hiện ở các tỉnh Long An, Quảng Ngãi, Gia Lai và Bến Tre.
Dự án được thực hiện từ năm 1998 đến năm 2002 với nguồn vốn tài trợ từ phía Australia là 15,1 triệu AUD và số vốn đối ứng của Việt Nam là 1,5 triệu AUD.
Chương trình giáo dục về dinh dưỡng:
Chương trình này do Quỹ trẻ em Thiên Chúa Giáo thực hiện và có sự hỗ trợ của Chính phủ Australia. Chương trình này được thực hiện ở xã Tân Phong, phía Tây Nam Hà Nôi, cách một giờ đi ô tô. Chương trình giáo dục về dinh dưỡng giúp các bà mẹ Việt Nam hiểu biết các kiến thức về dinh dưỡng thực phẩm góp phần nâng cao
sức khỏe con cái họ. Những trẻ em suy dinh dưỡng và các bà mẹ được tham dự các lớp học thường xuyên giới thiệu về dinh dưỡng và nấu các bữa ăn sử dụng các loại thực phẩm có sẵn ở địa phương.
Với sự giúp đỡ của chương trình viện trợ Australia và Quỹ trẻ em Thiên Chúa Giáo, những người phụ nữ Việt Nam sẽ đem đến cho con cái họ một cuộc sống tốt đẹp hơn với sức khỏe được cải thiện ngày càng cao.
Chương trình phòng chống bệnh sốt rét:
Phía Australia ủng hộ về nhiều mặt cho chương trình quốc gia phòng chống bệnh sốt rét ở Việt Nam. Những người được quan tâm đầu tiên là những người làm công tác y tế và những trường hợp dễ bị bệnh sốt rét tấn công nhất.
Dự án này được tập trung thực hiện ở năm tỉnh: Bình Định, Quảng Bình, Nghệ An, Yên Bái và Quảng Nam.
Dự án này được thực hiện từ năm 1995 và kết thúc vào năm
2000 với số vốn viện trợ của Australia là 12,5 triệu AUD, vốn đối
ứng từ phía Việt Nam là 1,5 triệu AUD.
Chương trình phòng chống bệnh sốt nhiệt đới (Dengue fever):
Ở chương trình này Australia ủng hộ các công trình nghiên cứu của Viện vệ sinh dịch tễ học quốc gia Việt Nam và ủng hộ những nỗ lực cộng đồng nhằm tiêu diệt tận gốc loại muỗi truyền bệnh sốt nhiệt đới này. Chương trình này được thực hiện ở các tỉnh Hải Phòng, Nam Định và Hưng Yên.
Thời gian thực hiện chương trình này bắt đầu từ năm 1996 với số vốn tài trợ của Australia là 500.000 AUD. Trước đây, khi các nhà khoa học Australia chưa bắt đầu dự án nghiên cứu thử nghiệm, bệnh sốt nhiệt đới ở Việt Nam gần như không thể loại trừ và mỗi năm có khoảng 250.000 người mắc phải căn bệnh này. Căn bệnh này đã khiến nhiều người tử vong hơn cả căn bệnh thế kỷ HIV/AIDS. Đây được coi là một trong những đóng góp lớn nhất của Australia trong việc cải thiện sức khỏe người dân Việt Nam.
Chương trình phòng chống thiếu Iốt:
Australia sẽ xúc tiến thực hiện các loại hình công việc nhằm phòng chống thiếu Iốt một cách hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả và bền vững ở các cấp quốc gia, tỉnh và địa phương. Chương trình này được triển khai ở các tỉnh Yên Bái, Nam Hà, Hà Nôi, Tiền Giang và Thanh Hóa.
Dự án được bắt đầu thực hiện vào năm 1994 và đã kết thúc năm 1998 với tổng số vốn tài trợ của Australia là 5 triệu AUD. Vốn đối ứng của phía Việt Nam là 1,4 triệu AUD. Dự án đã mang lại kết quả đối với người dân ở các địa phương nơi chương trình được thực hiện, nhất là đồng bào vùng sâu, vùng xa. Số người mắc các bệnh do thiếu Iốt gây ra đã giảm hẳn (theo ước tính ban đầu số người mắc bệnh bướu cổ đã giảm 70%). Tỷ lệ giải ngân cho chương trình này đã đạt được mức cao nhất là 100%.
Chương trình cung cấp viện trợ cho vùng sâu, vùng xa của các tổ chức phi Chính phủ của Australia (Australian NGOs):
Các tổ chức phi Chính phủ của Australia đang giám định một cách đặc biệt về việc cấp viện trợ trực tiếp cho các cộng đồng nhất là ở vùng sâu, vùng xa.
Chương trình Việt Nam-Australia của các tổ chức phi Chính phủ hiện nay đang cấp vốn cho hơn 300 chương trình liên quan đến các vấn đề: HIV-AIDS, tái sản xuất sức lao động, kế hoạch hóa gia đình, tiêu diệt tận gốc bệnh sốt nhiệt đới, chăm sóc sức khỏe, cơ sở hạ tầng, giáo dục tiểu học, bảo vệ môi trường, phát triển nông nghiệp...
Các tổ chức phi Chính phủ cũng rất quan tâm đến tình trạng cần giúp đỡ khẩn cấp của người dân sống trong những ngôi nhà tạm bợ, sức khỏe của họ đang bị đe dọa nghiêm trọng. Khi cơn bão số 6 (Linda) tấn công vào hầu hết các tỉnh miền Nam Việt Nam tháng 11 năm 1997, ba tổ chức phi Chính phủ của Australia là: CARE Australia, World Vision Australia and Adventist Development và Relief Agency Australia đã cung cấp các chương trình viện trợ khẩn cấp bao gồm thuốc men, dụng cụ y tế và một số vật dụng thiết yếu như nguyên vật liệu xây dựng, màn chống muỗi và các chương trình viện trợ lâu dài như chương trình đóng mới, sửa chữa tàu thuyền đánh cá, giúp nhân dân tăng cường khả năng phòng chống thiên tai xảy ra ở địa phương mình.
Các tổ chức phi Chính phủ này được AusAID cấp vốn, chịu sự quản lý của AusAID và phải đảm bảo rằng nguồn vốn được cấp sẽ mang lại hiệu quả thực sự.
2.4. ODA trong bảo vệ môi trường:
Ngoài việc nhận viện trợ phát triển song phương, Việt Nam còn nhận sự trợ giúp to lớn từ các chương trình mang tính chất khu vực dựa trên nền tảng phát triển khu vực của Australia.
Chương trình khu vực Đông Nam Á (SEARP) hỗ trợ cho các hoạt động trong các lĩnh vực nông nghiệp, môi trường, y tế, dân số, HIV-AIDS và cải cách hành chính. Tổng số vốn viện trợ cho chương trình này trong hai năm 1998, 1999 là hai triệu AUD.
Chương trình hợp tác kinh tế Australia-ASEAN (AAECP) được giới thiệu vào Việt Nam từ năm 1995 khi Việt Nam gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Chương trình này nhằm mục đích thúc đẩy sự liên kết giữa các thành phần kinh tế; Khuyến khích phát triển các thành phần từ khu vực tư nhân, công tác nghiên cứu của các Học viện đến Chính phủ ở tất cả các nước thành viên ASEAN; Thúc đẩy các hoạt động có trọng tâm mang tính khu vực; Thúc đẩy sự kết hợp giữa phát triển nguồn nhân lực với khoa học và công nghệ ứng dụng; Thúc đẩy sự hợp tác khu vực về vấn đề môi trường. Tổng số vốn tài trợ cho chương trình này trong hai năm
1998, 1999 là khoảng 1,4 triệu AUD.
Chương trình này đang dần được thay thế bởi một chương trình mới - Chương trình hợp tác phát triển ASEAN-Australia (AADCP). Chương trình mới này sẽ tập trung mạnh mẽ vào việc quản lý kinh tế nhằm thúc đẩy sự hòa nhập giữa các khu vực, sự cạnh tranh và sự hợp tác trong lĩnh vực khoa học, công nghệ và môi trường.
Viện trợ nhân đạo:
Việt Nam ở vào vị trí địa lý dễ bị bão lũ tấn công vì vậy Australia cấp vốn cho các chương trình viện trợ khẩn cấp cho các vùng bị thảm họa tự nhiên tàn phá, ngoài ra Australia còn ủng hộ cho các chương trình phòng chống thiên tai ở Việt Nam.
Chương trình nghiên cứu vì một nền nông nghiệp phát triển hơn của Trung tâm nghiên cứu nông nghiệp quốc tế của Australia (ACIAR), một tổ chức phi Chính phủ chuyên tạo điều kiện cho việc nghiên cứu nông nghiệp quốc tế nhằm mục đích xóa đói giảm nghèo, cải thiện an ninh lương thực, bảo toàn và phục hồi các nguồn lực tự nhiên phục vụ cho ngành nông nghiệp ở các nước đang phát triển.
Những hoạt động cơ bản của ACIAR bao gồm: tăng cường khả năng nghiên cứu, chuyển giao công nghệ và đẩy mạnh đào tạo cho các nhà khoa học tham gia vào các chương trình của ACIAR.
Kể từ khi thành lập vào năm 1993, ACIAR đã hoàn thành 15 dự án vào Việt Nam và hiện đang thực hiện hơn 30 dự án xung quanh các vấn đề: Khoa học về cây trồng và động vật, công nghệ xử lý sau thu hoạch, quản lý đất và nước, lâm nghiệp, ngư nghiệp, kinh tế nông nghiệp và kinh tế tài nguyên thiên nhiên.
Trung tâm thông tin môi trường bờ biển do Australia tài trợ:
Trung tâm quốc gia cung cấp thông tin về tài nguyên môi trường (NERIC), một trong những nỗ lực của Australia nhằm bảo vệ những nguồn tài nguyên bờ biển có giá trị tại Việt Nam và trong toàn
bộ các nước ASEAN, đã được khai trương vào ngày 19 tháng 3 tại
Viện Hải dương học Hà Nội.
Trung tâm này có nhiệm vụ thu thập và xử lý các dữ liệu về bờ biển và lòng biển để từ đó cung cấp các thông tin cập nhật nhất cho các nhà hoạch định chính sách nhằm giúp họ đưa ra các quyết định chính xác về việc quản lý lâu dài các tài nguyên biển.
Nguồn tài nguyên bờ biển phong phú và độc đáo của Việt Nam hiện nay đang bị tàn phá nghiêm trọng bởi nhu cầu của sự tăng trưởng của các thành phố, thị xã đông dân vùng duyên hải cũng như tốc độ phát triển của các ngành nông nghiệp, ngư nghiệp, công nghiệp và du lịch.
Trung tâm mới thành lập này là một bộ phận quan trọng trong Dự án quản lý tài nguyên và môi trường vùng duyên hải (CZERMP) được bắt đầu thực hiện từ tháng 6 năm 1997 dưới sự điều hành của Chương trình hợp tác kinh tế Australia-ASEAN.
AusAID đã cung cấp 1,5 triệu AUD đồng thời phối hợp với công ty Công nghệ và khoa học đại dương của Australia (AMSAT) cùng thực hiện dự án này. Mục tiêu lớn nhất của việc thực hiện dự án này tại Việt Nam là bồi dưỡng, tăng cường kiến thức và khả năng cho các nhà khoa học cũng như các tổ chức Chính phủ của Việt Nam nhằm giúp chúng ta quản lý tốt hơn các nguồn tài nguyên bờ biển. Dự án này đã truyền thụ cho các nhà khoa học Việt Nam các phương pháp thu thập dữ liệu và giám sát san hô, đá ngầm, rong biển cũng như giám sát hệ sinh thái biển. Các phương pháp nói trên đã được tiêu chuẩn hóa một cách cập nhật và đã được các chuyên gia của
Australia thử nghiệm một cách có hiệu quả. Ở dự án này, các nhà khoa học và những người quản lý môi trường của Việt Nam cũng được phía Australia giảng dạy về các nguyên tắc quản lý vùng duyên hải. Trung tâm NERIC, nơi được Australia trang bị những máy móc đo lường, dự đoán công nghệ cao và phần mềm các hệ thống thông tin về địa lý, sẽ là nơi thu thập và lưu giữ các thông tin tài nguyên biển quan trọng. Đại sứ của Australia tại Việt Nam, ông Michael Mann nói: “Sự hợp tác về môi trường là một trong những vấn đề được ưu tiên hàng đầu của Australia cho Việt Nam cũng như khu vực Đông Nam Á”. Hai trường hợp điển hình có thể nêu ra đây để dẫn chứng cho tính hiệu quả của dự án này. Trường hợp thứ nhất là công trình khảo sát tiềm năng phát triển công nghiệp và du lịch của Vịnh Văn Phong, tỉnh Khánh Hòa, đã hoàn thành năm 1998. Kết quả của công trình này được cung cấp cho chính quyền địa phương để phục vụ cho việc lập kế hoạch. Trường hợp thứ hai là việc nghiên cứu sử dụng hiệu quả đất đai cho sản xuất nông nghiệp và ngư nghiệp vùng đồng bằng sông Hồng.
2.5. ODA trong bảo vệ quyền phụ nữ:
Phụ nữ ngày càng nghèo đi, ít được hưởng chính sách giáo dục và ngày càng ít được chăm sóc về mặt sức khỏe hơn nam giới. Họ cũng phải chịu nhiều hành vi bạo lực cũng như những ngược đãi về nhân quyền hơn nam giới. Nghiên cứu về kinh tế, xã hội đã chỉ ra lợi ích thiết thực của việc đầu tư cho nữ giới cũng như những hoạt động kém hiệu quả của nguồn vốn tài trợ khi đã coi nhẹ sự khác nhau giữa vai trò của nam và nữ giới.
Trong năm 2000-2001, Australia đã dành một khoản viện trợ lớn cho các hoạt động trong đó mục tiêu chính là vấn đề cải thiện quyền của phụ nữ. Mục tiêu của chính sách Giới tính và phát triển của Australia là tạo điều kiện bình đẳng cho nam giới và nữ giới hưởng các quyền lợi từ sự phát triển ở các nước nhận viện trợ. Nguồn viện trợ ODA của Australia cũng hỗ trợ cho việc nâng cao số lượng phụ nữ được hưởng các chế độ về giáo dục, chăm sóc sức khỏe và các nguồn lực kinh tế nhằm khuyến khích sự tham gia và lãnh đạo của phụ nữ trong việc ra quyết định ở mọi cấp, nhằm cải thiện vấn đề nhân quyền đối với phụ nữ và xóa bỏ sự phân biệt đối với phụ nữ. Khoảng 60 đến 80% các hoạt động của Australia trong lĩnh vực y tế và giáo dục đều vì mục tiêu bình đẳng giới thông qua việc cung cấp các dịch vụ xã hội cơ bản cho phụ nữ.
Năm 2000-2001, chương trình viện trợ của Australia đã:
- Đạt được những bước tiến đáng kể trong việc hợp tác về giới trong các hoạt động quản lý Nhà nước, môi trường và cơ sở hạ tầng.
- Hỗ trợ các chương trình thúc đẩy sự tham gia của phụ nữ vào các nguồn lực kinh tế cũng như sự tham gia và lãnh đạo của phụ nữ trong việc ra quyết đinh.
- Kết hợp chặt chẽ trong vấn đề giới tính một cách hiệu quả hơn trong các dự án cấp nước và cải thiện điều kiện vệ sinh.
- Tăng cường mối quan hệ với các nhà đầu tư, các tổ chức đa phương và các tổ chức phi chính phủ trong các vấn đề liên quan đến vấn đề giới tính.
Chương trình viện trợ của Australia cũng ngày càng quan tâm nhiều hơn đến các hoạt động liên quan đến vấn đề bạo lực đối với phụ nữ. Nỗ lực này sẽ tiếp tục được thực hiện thông qua một loạt những hoạt động nhằm vào những vấn đề cấp bách, tức thời cũng như các chiến lược phòng ngừa bạo lực đối với phụ nữ trong thời gian dài. Những hoạt động này bao gồm sự hỗ trợ cho các chương trình nhằm vào vấn đề bạo lực gia đình, hậu quả của xung đột vũ trang đối với phụ nữ và các chương trình bảo vệ phụ nữ lâu dài.
3. Tác động ODA của Australia tới nền kinh tế Việt Nam:
3.1. Tác động tích cực:
Một trong những bài học được rút ra từ thực tiễn phát triển kinh tế và xã hội ở Việt Nam là biết kết hợp chặt chẽ nội lực có tính quyết định với các nguồn lực quan trọng từ bên ngoài trong quá trình phát triển. Bài học kinh nghiệm này đặc biệt có giá trị hiện nay khi Việt Nam đã bước vào thời kỳ hội nhập kinh tế khu vực và thế giới có cam kết, có lịch trình, phù hợp với xu thế khu vực hóa, toàn cầu hóa gắn liền với tự do hóa thương mại và đầu tư đang phát triển sôi động trên thế giới.
Nguồn ODA không hoàn lại của Australia đóng góp một phần không nhỏ trong tổng số ODA của các nước vào Việt Nam, tạo ra động lực thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam phát triển. Hầu hết các lĩnh vực được ODA của Australia cung cấp đều là những yếu tố quan trọng tạo nên sự phát triển bền vững. Ví dụ như một lượng vốn không nhỏ đã được đầu tư cho việc phát triển nguồn nhân lực, khoảng 127 triệu AUD trong giai đoạn 1997-2002. Qua những
chương trình này, một số lượng không nhỏ sinh viên chưa tốt nghiệp, nghiên cứu sinh sau đại học, các quan chức Chính phủ đã có điều kiện học hỏi những kiến thức bổ ích ở Australia, góp phần bồi dưỡng, nâng cao kiến thức để phục vụ cho công cuộc phát triển đất nước. Mặt khác các chương trình viện trợ của Australia cho lĩnh vực đào tạo này đã đóng góp một phần không nhỏ cho quá trình xóa mù chữ cho một số huyện vùng sâu, vùng xa của tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang... Các chương trình đào tạo Australia tài trợ cũng đã thu được những kết quả tốt đẹp, bồi dưỡng kiến thức chuyên sâu cho cán bộ đang công tác. Ngoài ra, Australia còn tài trợ cho lĩnh vực phát triển nguồn nhân lực thông qua các chương trình cung cấp trang thiết bị cho một số trường học góp phần nâng cao hiệu quả cho giáo dục Việt Nam...
Các dự án có vốn ODA vào Việt Nam tập trung một phần lớn cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển nông thôn. Việt Nam sau chiến tranh, hầu hết các công trình cầu cống, đường xá, nhà máy, xí nghiệp bị tàn phá nghiêm trọng mà để có thể khôi phục hay xây dựng mới cần có một nguồn vốn đầu tư khổng lồ được huy động ở cả trong nước và nước ngoài. Đây là lĩnh vực Australia quan tâm nhiều nhất và đầu tư lớn nhất trong chương trình viện trợ phát triển chính thức cho Việt nam. Trong khoảng thời gian bẩy năm (1995-2002), Australia đã cam kết và bắt tay vào thực hiện 5 dự án lớn về xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển nông thôn cho Việt Nam với tổng số vốn khoảng 127,8 triệu AUD. Cho đến nay, tổng số vốn này đã giải ngân được khoảng 90%, bước đầu đã thu được những kết quả khả quan: hơn 67% dân số ở các tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang, Hà Tĩnh, Trà Vinh, Vĩnh Long, Đà Nẵng đã được dùng nước sạch, một số thiết bị
vệ sinh đã được nâng cấp, hệ thống đê điều, kênh rạch ở huyện đảo
Bắc Nam Vao đã bước đầu được nâng cấp sửa chữa và xây mới.
Các chương trình viện trợ của Australia trong lĩnh vực y tế cũng có những đóng góp không nhỏ, cải thiện sức khỏe của người dân ở một số tỉnh của Việt Nam. Trong vài năm gần đây (1995-
2002) Australia đã giúp Việt Nam trong việc nâng cấp sửa chữa trang thiết bị y tế, cung cấp thuốc men, đào tạo thêm kiến thức y tế cho y bác sĩ. Nhiều chương trình đã được thực hiện trong vài năm gần đây với tổng số vốn khoảng 33,1 triệu AUD. Ngoài ra, các tổ chức phi Chính phủ của Australia còn giúp đồng bào dân tộc thiểu số miền núi phòng chống các căn bệnh do thiếu Iôt gây ra.
Trong số những thành quả đạt được từ nguồn ODA của Australia không thể không nhắc đến việc Australia ủng hộ chúng ta trong công cuộc cải cách thể chế quản lý hành chính với số vốn viện trợ chỉ vào khoảng 4 triệu AUD song bên cạnh đó chúng ta nhận được nhiều kiến thức và kinh nghiệm quý báu...
Nhìn chung, ODA của Australia vào Việt Nam đã mang lại kết quả rõ rệt và đánh dấu quan trọng trên chặng đường phát triển của Viêt Nam. Australia đã giúp Việt Nam khi thiên tai bão lụt tàn phá cũng như góp phần giúp đỡ chúng ta trong chiến lược phát triển bền vững, kết quả của các chương trình viện trợ của Australia thể hiện tương đối rõ và có ý nghĩa thiết thực đối với đời sống của những người dân nơi chương trình được thực hiện. Tuy nhiên, mặc dù hầu hết các dự án có vốn ODA của Australia hiện nay là các dự án mang tính lâu dài nhưng Australia chỉ cam kết thực hiện trong một vài năm, đến năm 2002 hầu hết các dự án đều kết thúc. Việc Australia
có tiếp tục cam kết tài trợ nữa hay không phụ thuộc phần lớn vào phía Việt Nam, vào khả năng hấp thụ ODA trên cơ sở xem xét việc phân bổ và sử dụng ODA có hiệu quả không và kết quả thực sự của nguồn ODA của Australia đem lại ra sao. Ngoài ra điều đó còn phụ thuộc vào những cải cách thực sự trong quá trình tiếp nhận và sử dụng ODA từ Australia nói riêng và các nhà tài trợ khác nói chung.
3.2. Những vấn đề còn tồn tại:
Trong quá trình cấp viện trợ cho Việt Nam, phía Australia cũng gặp phải rất nhiều khó khăn do việc tiếp nhận và sử dụng ODA đối với chúng ta còn mới mẻ. Trước hết, đó là những khó khăn mà bất cứ nhà tài trợ nào cũng gặp phải khi cung cấp ODA cho Việt Nam như:
Thứ nhất, chúng ta vẫn còn những tồn tại về cơ chế chính sách. Các nhà tài trợ của Australia cho rằng việc quy hoạch ODA của chúng ta còn rất kém, điều này làm giảm tính chủ động trong việc chuẩn bị trước dự án. Chính đây là một trong những nguyên nhân làm nảy sinh những ách tắc về quy trình và thủ tục ODA trong nước, về cơ chế tài chính, sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý. Đồng thời vấn đề này làm cho việc hình thành các chương trình, dự án ODA thời gian qua mang tính tự phát, xuất phát từ những nhu cầu riêng của các bộ, ngành và địa phương theo gợi ý của các nhà tài trợ, do đó chất lượng dự án chưa cao.
Thứ hai, hầu hết các nhà tài trợ trong đó bao gồm cả Australia đều cho rằng việc giải ngân của chúng ta còn quá chậm. Khâu chuẩn bị đề án tiền khả thi và khả thi, thiết kế thậm chí là thi công, cơ chế
chính sách còn chưa hoàn chỉnh, thủ tục phải qua nhiều khâu, nhiều cấp làm chậm tiến độ phê duyệt dự án.
Thứ ba, qua quá trình thực hiện các dự án sử dụng ODA còn cho thấy, vốn đối ứng cho các dự án này cũng đang là vấn đề bức xúc. Trong hoàn cảnh eo hẹp về nguồn vốn trong nước, nhiều dự án còn thiếu vốn đối ứng và việc cấp vốn còn chưa phù hợp với tiến độ thực hiện dự án. Đặc biệt, nguồn vốn ODA của Australia lại có đặc điểm là thường kết hợp vốn cả hai phía nhận viện trợ và viện trợ. Ví dụ, trong chương trình “ Chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ và trẻ em” và chương trình “ Phòng chống bệnh sốt rét” chúng ta phải rất khó khăn mới huy động được một triệu rưỡi AUD vốn đối ứng cho mỗi chương trình, trong khi đó vốn tài trợ của Australia cho hai dự án này tương ứng là 15,1 triệu AUD và 12,5 triệu AUD.
Thứ tư, một số khó khăn trong hợp tác thực hiện dự án ODA vẫn tồn tại do đội ngũ cán bộ Việt Nam làm việc trong lĩnh vực này nhiều khi còn thiếu cả về kiến thức và kinh nghiệm cũng như phương tiện làm việc và giao tiếp. Nhiều cơ quan hành chính ở các cấp chưa hiểu rõ về đặc điểm, tính chất, mục đích của ODA dẫn tới họ hiểu sai và hiểu nhầm.
Thứ năm, tệ nạn hối lộ, tham nhũng vẫn còn tồn tại, nhiều khi tới mức nghiêm trọng. Một số lượng vốn ODA không nhỏ đã không đến được tay người đáng ra được nhận mà thay vào đó đã rơi vào túi một số các quan chức hành chính cao cấp. Một số chủ thầu Việt Nam đã hối lộ để nhận được quyền thực hiện dự án. Mặc dù Nhà nước đã có nhiều cải cách trong vấn đề này nhưng những chuyển biến mới đang còn ở bước đầu.
Ngoài những khó khăn chung đối với tất cả các nhà tài trợ cho Việt Nam, Australia còn có gặp phải những trở ngại riêng như Cộng đồng người Việt Nam tỵ nạn tại Australia đã tạo ra nhiều ấn tượng không tốt đối với dư luận ngay trong nước. Với nhiều vụ án buôn lậu, ma tuý, tệ nạn xã hội....đã làm cho dư luận Australia không có cảm tình với bộ phận người Việt Nam này và cũng ảnh hưởng đến tình cảm tốt đẹp mà họ có được trước đó với Việt Nam. Đây cũng là một khó khăn trong việc chính phủ Australia ra quyết định viện trợ cho Việt Nam vì viện trợ phát triển chính thức luôn bị ảnh hưởng và tác động lớn của dư luận tại nước đó.
Tại Australia vừa qua cũng có những biến động về chính trị với việc Đảng “Ngôi nhà chung” tích cực tham gia tranh cử và tuyên truyền mạnh mẽ chính sách nước Australia một dân tộc và tẩy chay người châu Á, chống lại chính sách quan hệ và ủng hộ châu Á. Mặc dù Đảng này đã thất bại nặng nề trong cuộc bầu cử vừa rồi nhưng nó cũng ảnh hưởng ít nhiều tới suy nghĩ của nhiều người dân Australia.
3.3. Nguyên nhân tồn tại:
Những bất cập và những tồn tại nêu trên bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân, trong đó nổi bật lên là nguyên nhân về cơ chế chính sách:
Về cơ chế chính sách, việc lập các tài liệu chuẩn bị đầu tư (nghiên cứu tiền khả thi, khả thi) các dự án ODA, về phía ta, còn thiếu chủ động, chưa có sự phối hợp giữa chủ dự án và bên tài trợ. Chưa có chiến lược thực sự hợp lý đối với hoạt động ODA. Cụ thể là thiếu chiến lược thu hút và sử dụng ODA dẫn đến việc chuẩn bị dự
án còn bị động, chưa có hiệu quả và chưa có tính thuyết phục cao nên gặp nhiều khó khăn khi giải ngân. Thực tế cũng chỉ ra rằng: các quy định pháp lý của Việt Nam về quản lý, triển khai các dự án ODA chưa rõ ràng. Thêm vào đó là sự thiếu thống nhất giữa các cơ quan liên quan với các Bộ và các Ban quản lý dự án. Có một thực tế vẫn tồn tại là cách điều hành dự án của mỗi Bộ có sự khác nhau, trong khi đó một nhà tài trợ thường chỉ có một quy chế duy nhất. Quyền hạn của các Ban quản lý chưa được xác định đầy đủ dẫn đến việc các Ban thường bị động trong việc xử lý công việc, mất nhiều thời gian xin phụ thuộc vào ý kiến cấp trên. Ngoài ra, thủ tục xem xét và trình duyệt dự án còn phức tạp, nhiều cấp nhất là ở khâu đấu thầu và chấm thầu. Đây cũng là nguyên nhân góp phần cản trở quá trình thực thi dự án và làm chậm tiến độ giải ngân. Thêm vào đó, chúng ta cũng chưa có chính sách hợp lý cũng như chưa chú trọng đúng mức đối với vấn đề đào tạo nguồn nhân lực hoạt động trong lĩnh vực tiếp nhận và quản lý dẫn đến tình trạng nhiều cán bộ thiếu năng lực, thiếu kiến thức và kinh nghiệm cần thiết và là một trong những nguyên nhân giảm hiệu quả của các dự án. Còn một số vấn đề khác được phát hiện thực sự rất đa dạng và thuộc trách nhiệm giải quyết của nhiều cơ quan khác nhau, không chỉ của bên Việt Nam mà của cả các nhà tài trợ. Chúng có thể là sự phức tạp trong giải phóng mặt bằng, tái định cư và đấu thầu đến việc thiếu kinh phí chuẩn bị dự án và không đủ vốn đối ứng, từ những bất cập trong chính sách thuế và chậm trễ trong thực hiện các thủ tục thanh toán cho đến những yếu kém trong năng lực của các Ban quản lý dự ỏn và việc thiếu vắng một khuụn khổ phỏp lý hoàn chỉnh cho sự tồn tại và hoạt động của các đơn vị này (liên quan đến biên chế, tổ chức, ngân sách hoạt
động và nhu cầu đào tạo, vv...). éú là sự thiếu hài hoà giữa thủ tục của bờn Việt Nam và cỏc nhà tài trợ cũng như những bất cập trong quá trỡnh phờ duyệt dự ỏn, vv... và vv.
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ THU HÚT VÀ SỬ DỤNG ODA CỦA AUSTRALIA CHO VIỆT NAM
Chúng ta còn gặp nhiều khó khăn, tồn tại trong việc tiếp nhận và sử dụng vốn ODA của Australia ở Việt Nam, vì vậy cần phải có
những biện pháp nhằm thay đổi tình hình. Sau đây là một số ý kiến nhằm nâng cao hiệu quả thu hút và sử dụng ODA của Australia ở Việt Nam:
1. Nhóm giải pháp đối với chính phủ Australia:
1.1. Nhóm giải pháp tăng cường đầu tư hiệu quả vào Việt Nam
Hài hoà thủ tục:
“Hài hoà thủ tục” là thuật ngữ được đặt ra cho quá trỡnh điều chỉnh các thủ tục viện trợ lẫn thủ tục nhận viện trợ với mục tiêu tỡm kiếm sự ủng hộ và cam kết từ những người đứng đầu các tổ chức viện trợ đa phương và song phương trên thế giới cũng như từ lónh đạo các quốc gia tiếp nhận viện trợ phát triển đối với các nỗ lực hài hoà thủ tục nhằm giảm bớt chi phí giao dịch, nâng cao hiệu quả viện trợ nhằm tạo sức hút mạnh mẽ hơn đối với hoạt động hỗ trợ phát triển chính thức, thu hút viện trợ từ các nhà tài trợ và từ đó đạt được các mục tiêu đề ra. Với tư cách là một nhà tài trợ, chính phủ Australia cũng cần quan tâm đến vấn đề hài hoà thủ tục một cách sát sao. Cụ thể, tiến hành tham gia các diễn đàn cấp cao về Hài hoà thủ tục, như Hội nghị do Nhóm Các Ngân hàng Phát triển Đa phương và Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) tổ chức, hay Hội nghị Nhóm Tư vấn các Nhà tài trợ (Hội nghị CG)
Cải thiện môi trường đầu tư:
Hội nghị Nhóm Tư vấn các Nhà tài trợ cho Việt Nam lần thứ 10
được tổ chức từ 10- 11 tháng 12 năm 2002 với mức cam kết hỗ trợ
2,5 tỷ USD trong năm 2003 cho Việt Nam, tăng 4,5% so với cam kết
năm 2001 từ phía cộng đồng các nhà tài trợ quốc tế. Đồng chủ toạ Hội nghị Bộ trưởng BKHĐT đó khẳng định: Chính phủ Việt Nam đỏnh giỏ cao những cam kết hỗ trợ của cộng đồng các nhà tài trợ quốc tế tại hội nghị lần này với mức tài trợ cao hơn năm trước, nhất là trong bối cảnh nền kinh tế thế giới có nhiều khó khăn, nguồn viện trợ của nhiều nước bị cắt giảm. Điều này thể hiện thiện chí của các nhà tài trợ và sự tin tưởng của cộng đồng quốc tế vào công cuộc đổi mới mà Chính phủ Việt Nam đang thực hiện. Chính phủ Việt Nam sẽ tiếp tục thực hiện đổi mới, cải thiện môi trường đầu tư, tạo sân chơi bỡnh đẳng cho các thành phần kinh tế cùng phát triển; chú trọng phát triển nguồn nhân lực, đẩy mạnh xóa đúi giảm nghèo, cải cách thủ tục để tạo nền hành chính công lành mạnh theo một lộ trỡnh phự hợp với nền kinh tế đang chuyển đổi. Thông qua những hội nghị như hội nghị CG 10, chính phủ Australia có thể hiểu sâu sát hơn tỡnh hỡnh hoạt động ODA của Việt Nam cũng như những nỗ lực của chính phủ Việt Nam nhằm đẩy mạnh hoạt động viện trợ ODA thật hiệu quả, từ đó có các hướng thúc đẩy đầu tư, viện trợ cho Việt Nam.
Tăng cường các cuộc gặp gỡ giữa 2 chính phủ
Ngoài ra, cũng cần tăng cường các cuộc họp, gặp gỡ song phương giữa phía Việt Nam và phía Australia, như Cuộc thảo luận về dự thảo khung logic kết quả chiến lược quốc gia của Australiađối với Việt Nam Ngày 23 tháng 10 năm 2002 tại Hà Nội, hay cuộc họp kiểm điểm hàng tháng giữa Bộ KH&ĐT và Văn phũng Cơ quan phát triển quốc tế Australia (AusAID), tại đó hai bên đó trao đổi về tỡnh hỡnh thực hiện cỏc dự ỏn ODA của Australia vào Việt nam. Những cuộc họp song phương như vậy sẽ góp phần thúc đẩy sự hiểu biết lẫn
nhau giữa phớa Việt Nam và phớa Australia, từ đú tăng hiệu quả của hoạt động ODA và tạo sức hỳt cho phớa Australia đẩy mạnh hoạt động hỗ trợ phỏt triển chớnh thức cho phớa Việt Nam của mỡnh.
1.2. Nhóm giải pháp tăng cường sử dụng, quản lý cú hiệu quả
ODA ở Việt Nam
Tăng cường quản lý dự ỏn chặt chẽ
Cần tiến hành các cuộc kiểm điểm chung về tỡnh hỡnh thực hiện dự ỏn. Để nắm rừ hơn về tỡnh hỡnh thực hiện dự ỏn, phớa Australia cần thường xuyên gặp gỡ trao đổi, kiểm điểm lại tiến trỡnh thực hiện dự ỏn với phớa Việt Nam, trao đổi ý kiến từ đú kịp thời nhận biết những vướng mắc trong quá trỡnh thực hiện, và cú biện phỏp xử lý kịp thời, sỏt sao.
Ngoài ra, cũng cần tiến hành kiểm điểm riêng nội bộ phía nhà tài trợ, hoặc giữa các nhà tài trợ với nhau trong các dự án có sự tham gia của các nhà tài trợ khỏc. Quỏ trỡnh này cũng gúp phần giỳp cỏc nhà tài trợ kịp thời nhận biết cỏc tồn tại trong quỏ trỡnh thực hiện dự ỏn, về cỏch quản lý vốn, về tiến độ, thủ tục .v.v. từ đú cú biện phỏp xử lý và điều chỉnh kịp thời.
Tăng cường công tác quản lớ xột thầu
Phớa Australia cần đưa ra kế hoạch hành động liên quan đến việc đỏnh giá hệ thống đấu thầu quốc gia của Việt Nam.
Phối hợp xây dựng các tài liệu áp dụng chung cho hoạt động
đấu thầu cạnh tranh trong nước.
Áp dụng chung các ngưỡng giới hạn trên để xác định cơ sở
cho việc tiến hành đấu thầu cạnh tranh trong nước.
Áp dụng chung các tiêu chuẩn trong việc đỏnh giá (trước/sau)
hoạt động đấu thầu cạnh tranh trong nước.
Áp dụng chung các nguyên tắc đối với vấn đề xác định tính hợp lệ của các doanh nghiệp nhà nước khi tham gia đấu thầu các dự án do cơ quan chủ quản tổ chức.
Tăng cường công tác quản lý tài chớnh:
Xõy dựng hệ thống bỏo cỏo chung về tài chớnh ỏp dụng cho cỏc Ban quản lý dự ỏn.
Xây dựng hệ thống đỏnh giá chung về năng lực quản lý tài chớnh.
Thiết lập cỏc tiêu chí chung để chấp thuận dịch vụ của các công ty kiểm toán.
Xây dựng mẫu Điều khoản tham chiếu áp dụng chung cho việc kiểm toán các dự án tài trợ.
Áp dụng chung một phương pháp tiếp cận trong việc xử lý cỏc thụng tin và kiến nghị do cụng ty kiểm toỏn đưa ra.
Tăng cường các biện pháp làm giảm thiểu các tác động về
môi trường và xó hội
Về vấn đề môi trường, mỗi dự án cần áp dụng các yêu cầu
Environmetal Influence Assessment (EIA), như phạm vi của hoạt động EIA, quá trỡnh tham vấn cần cú khi tiến hành EIA, cỏc tài liệu liờn quan đến EIA, các biện pháp làm giảm thiểu các tác động về môi trường, kế hoạch Quản lý Mụi trường, phạm vi công bố báo cáo EIA và thời gian thực hiện báo cáo đỏnh giỏ này. Việc phối hợp thực hiện tốt cỏc EIA sẽ gúp phần nõng cao tớnh hiệu quả của dự ỏn nhờ giảm thiểu cỏc tỏc động đối với môi trường.
Đối với các vấn đề xó hội, cần ỏp dụng cỏc phương pháp tiếp cận chung đối với vấn đề đền bù giải phóng mặt bằng hay tái định cư bắt buộc, cung cấp cỏc ý kiến tư vấn chung về vấn đề này cho Chính phủ, xây dựng một cơ sở dữ liệu chung và các cơ chế hành động chung liên quan đến việc đền bù giải phóng mặt bằng.
2. Nhóm giải pháp đối với chính phủ Việt Nam:
2.1. Nhóm giải pháp tăng cường thu hút ODA của Australia
Thứ nhất, để nâng cao hiệu quả thu hút ODA chúng ta cần giải quyết vấn đề đào tạo nguồn nhân lực. Các cơ quan quản lý viện trợ cần phải phổ biến rõ mục đích, tính chất, các điều kiện của khoản vay... cho những địa phương, đơn vị tiếp nhận ODA thông qua các lớp huấn luyện, các văn bản có liên quan đến các đơn vị tiếp nhận giúp họ hiểu rõ vấn đề, họ sẽ có khả năng xây dựng những dự án, chương trình có tính khả thi cao, tạo niềm tin từ phía nhà tài trợ cũng như cộng đồng quốc tế. Muốn vậy ban quản lý viện trợ ODA cần phải thường xuyên mở các lớp huấn luyện, tập huấn để nâng cao nhận thức đúng đắn về ODA của các cán bộ. Điều này có nghĩa là
cần phải có những người có chuyên môn, tinh thông về nghiệp vụ, ngoại ngữ, có kinh nghiệm. Hiện nay, Australia cũng như các nhà tài trợ khác rất băn khoăn về trình độ cán bộ chuyên môn trong lĩnh vực này. Vì vậy trong những năm tới chúng ta cần phải tăng cường công tác đào tạo cán bộ cả về chuyên môn và đạo đức để có thể đảm đương công việc một cách độc lập, có hiệu quả, cũng như giảm bớt tệ hối lộ và tham nhũng. Chúng ta cần tranh thủ sự giúp đỡ của các nhà tài trợ và các tổ chức quốc tế thông qua việc gửi các chuyên gia đi đào tạo ở nước ngoài. Những người này phải được sàng lọc, có tuyển chọn, có tâm huyết, có khả năng tiếp thu tri thức, thông thạo ngoại ngữ. Mặt khác, người cán bộ tham gia quản lý ODA phải có và không ngừng nâng cao nhận thức về các mặt sau:
- Các loại hình viện trợ có thể vận dụng và các chi phí liên quan
để hấp thụ viện trợ.
- Lợi ích và chính sách của các nhà tài trợ.
- Chu kỳ của dự án và các công việc, sự phối hợp giữa các cơ quan cũng như trách nhiệm, quyền hạn của mỗi cơ quan ở mỗi khâu và chu trình của dự án.
- Thiết kế, thẩm định và quản lý dự án.
Một vấn đề hết sức quan trọng và cốt yếu, đó chính là phải tạo ra cho các cán bộ tham gia quản lý cũng như các cán bộ trực tiếp tham gia dự án khả năng độc lập, sáng tạo. Các cán bộ của chúng ta phải hiểu rằng không nên quá trông chờ và ỷ lại vào chuyên gia. Nếu không do chúng ta làm bằng chính con tim và khối óc của mình cho
đất nước mình thì các chuyên gia dù giỏi đến mấy cũng khó có thể
khiến dự án thành công và đem lại hiệu quả thiết thực.
Thứ hai, chúng ta cần phải tạo niềm tin, nâng cao uy tín và hình ảnh đất nước Việt Nam đối với nhân dân và Chính phủ Australia qua các hoạt động giao lưu về văn hóa, kinh tế, chính trị. Mặt khác, bằng đường lối, chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước, chúng ta tiếp tục đổi mới để phát triển kinh tế-xã hội bền vững. Những thành tựu của chúng ta đạt được trong những năm qua là cơ sở tốt nhất để khẳng định niềm tin của Australia đối với Việt Nam là hoàn toàn đúng đắn.
Thứ ba, chúng ta cần có sự ổn định vĩ mô để thu hút hơn nữa nguồn viện trợ ODA. Sự ổn định về chính trị là một nhân tố quyết định để các nhà tài trợ cung ứng ODA. Thực tế chỉ ra rằng, Việt Nam nhận được sự ưu ái của cộng đồng quốc tế hơn một số nước Đông Á là do có lợi thế về một nền chính trị ổn định. Một sự ổn định về chính trị-xã hội là yếu tố đầu tiên giúp cho các nhà tài trợ yên tâm và trợ giúp cho chúng ta những dự án tương đối lớn và đây cũng là lý do khiến cho viện trợ của các nước đổ vào Việt Nam không ngừng tăng lên trong những năm vừa qua.
Chúng ta có thể thấy mức độ ổn định chính trị có ảnh hưởng rất lớn tới các nước nhận viện trợ. Sự mất ổn định của một số nước Đông Nam Á mà nguyên nhân sâu xa là cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ làm cho tình hình chính trị tại các nước này xấu đi. Tình hình tại Indonesia trong thời gian qua đã có tác động mạnh mẽ tới thái độ của một số nhà tài trợ, đặc biệt là IMF, tổ chức cam kết cho Indonesia vay 40 tỷ USD để ổn định kinh tế với những điều kiện rất
ngặt nghèo, phải cải cách kinh tế theo hướng mà IMF đưa ra.... là những điều kiện mà Indonesia cũng phải miễn cưỡng chấp nhận... Tổ chức này cũng cảnh báo Indonesia nếu Chính phủ không chấm dứt được tình trạng mất ổn định về kinh tế và thực hiện các điều kiện nêu trên thì sẽ cắt cho vay và viện trợ... Qua sự việc này, Việt Nam cần nỗ lực hết sức mình làm trong sạch bộ máy quản lý, cùng nhau giải quyết những khó khăn làm tăng mức độ ổn định xã hội, gia tăng lòng tin của cộng đồng thế giới.
Một sự ổn định về chính trị đồng nghĩa với việc thực hiện chính sách đối ngoại đúng đắn, theo những mục tiêu lành mạnh, mở rộng quan hệ hợp tác với nước ngoài. Hiện nay, chính sách ngoại giao của Việt Nam là “làm bạn với tất cả các quốc gia trên thế giới không phân biệt chế độ chính trị, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, cùng có lợi” đã mang lại những hiệu quả tích cực. Vì vậy cần phải có đường lối ngoại giao đúng đắn, khéo léo, tranh thủ sự giúp đỡ của bạn bè quốc tế, tạo điều kiện thu hút vốn.
Để nguồn vốn được sử dụng một cách có hiệu quả và vô tư nhất, chúng ta cần kiên trì kiên quyết loại bỏ các ràng buộc chính trị ra khỏi quan hệ của viện trợ phát triển chính thức. Bên cạnh đó cũng cần quan tâm tới lợi ích của các nhà tài trợ khi họ mở rộng quan hệ hỗ trợ cũng như đầu tư, thương mại với nước ta.
Một sự ổn định về kinh tế cũng được duy trì bằng việc giữ cho giá trị đồng tiền ổn định (hay nói cách khác là ổn định tỷ giá hối đoái với một số đồng tiền mạnh khác). Đồng tiền càng mất giá thì khả năng trả nợ nước ngoài càng khó và nền kinh tế lại rơi vào tình trạng
nợ nần, kém phát triển, lãi mẹ đẻ lãi con làm tăng thêm gánh nặng nợ nần.
Sự ổn định kinh tế vĩ mô cũng được duy trì bằng cách cân đối thu chi ngân sách, cán cân thương mại cũng như tích lũy, tiêu dùng. Nhà nước cần có chính sách về thị trường bao gồm thị trường hàng hóa và dịch vụ, thị trường bất động sản, thị trường vốn... để tạo điều kiện cho các nhà đầu tư vào làm ăn tại Việt Nam. Mặt khác, Chính phủ cũng cần tăng chi ngân sách cho lĩnh vực cơ sở hạ tầng... để nâng cao sự phát triển của kinh tế, thu hút các nhà tài trợ.
Đặc biệt Chính phủ cũng cần có sự thống nhất đồng bộ giữa các văn bản tạo sự ổn định vững chắc của hành lang pháp lý, tránh những nhiêu khê phiến diện, thiếu đồng bộ... Những điều này gây ra sự chậm trễ trong việc đệ trình, phê duyệt cũng như tiếp nhận, sử dụng và quản lý vốn ODA. Tạo hành lang pháp lý thông thoáng cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước là một việc cần làm bởi vì những người này thực sự muốn có quan hệ tốt đẹp với Việt Nam.
2.2. Nhóm giải pháp tăng cường sử dụng hiệu quả ODA của
Australia
Thứ nhất, đối với những vấn đề tồn tại về cơ chế chính sách trong việc quản lý sử dụng ODA. Để khắc phục điều này chúng ta nên lưu ý tập trung vào những điểm sau:
- Nhanh chóng hoàn tất công việc chuẩn bị để tiếp nhận nguồn viện trợ. Cần quy định rõ là Nhà nước chỉ phê duyệt những dự án khi đã hoàn thành đầy đủ những luận chứng, sau đó mới tích cực tìm kiếm thị trường vay để hưởng lãi suất thấp.
- Cố gắng đàm phán để tiếp nhận tài sản bằng tiền mặt là tốt nhất.
Nếu các nhà tài trợ không chấp nhận thì nhanh chóng chuyển hóa hàng hóa và vật tư thiết bị thành tiền đưa vào cân đối sử dụng vốn ODA. Tránh để tình trạng hàng hóa ứ đọng tại các cảng, bảo quản kém dẫn đến chất lượng hàng viện trợ bị giảm sút.
- Việc sử dụng ODA cần dựa trên các lĩnh vực ưu tiên đã xác định trong từng thời kỳ nhất định.
- Để quản lý ODA hiệu quả thì công tác hướng dẫn và giúp đỡ lập dự án, triển khai dự án ODA là rất cần thiết.
Thứ hai, về vấn đề đẩy nhanh tốc độ giải ngân ODA. Giải ngân nguồn vốn ODA được coi là thước đo năng lực tiếp nhận và sử dụng viện trợ phát triển chính thức, do vậy nó thường xuyên được quan tâm. Trong thời gian qua tỷ lệ vốn ODA được giải ngân còn chậm so với vốn được cam kết. Mặc dù tốc độ giải ngân ODA của Australia trong những năm qua ở vào khoảng 70% nhưng đó chưa phải là con số khả quan và chưa làm hài lòng cũng như tạo niềm tin cho các nhà tài trợ của Australia đối với chúng ta.
Sở dĩ có điều này xảy ra là do phía Việt Nam chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc tiếp nhận vốn ODA, nhất là thực hiện các thủ tục có liên quan đến đấu thầu, thanh toán, chế độ báo cáo định kỳ, bố trí vốn đối ứng kịp thời. Và dù các vấn đề lập pháp, hành pháp, thủ tục hành chính có đầy đủ, đơn giản hơn ở cấp Trung ương thì ở cấp cơ sở vẫn còn nhiều ách tắc, đặc biệt là việc đền bù giải phóng mặt bằng. Những nhân tố này đã ngăn cản khá nhiều đến việc đẩy nhanh quá trình giải ngân vốn ODA.
Để khắc phục tình trạng này và đẩy nhanh tốc độ giải ngân
ODA chúng ta cần phải:
Đơn giản hóa thủ tục hành chính, giảm bớt các khâu, các cấp trong việc phê duyệt dự án đặc biệt trong việc đấu thầu và chấm thầu và giải phóng mặt bằng, phối hợp quy trình thực hiện dự án. Mặt khác, chúng ta cần phải tiếp tục điều chỉnh hoàn thiện cơ chế chính sách, tiêu chuẩn hóa quy trình thủ tục phê duyệt, thẩm định... thành những nguyên tắc, những quy định cụ thể, rõ ràng thống nhất, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đấu thầu, phê duyệt dự án. Bên cạnh việc cần có sự thống nhất về cơ chế chính sách cũng cần có sự thống nhất giữa các cơ quan với các bộ ngành và các ban quản lý dự án.
Bên cạnh đó chúng ta cần xây dựng quy trình thẩm định các dự án ODA sao cho phù hợp giữa yêu cầu trong nước và yêu cầu của các nhà tài trợ. Có kế hoạch sử dụng vốn trong nước, bố trí vốn đối ứng một cách kịp thời nhằm theo kịp tiến độ thực hiện dự án.
Tổ chức hệ thống thông tin hai chiều đối với các Bộ, tỉnh, thành phố và các nhà tài trợ với các chủ dự án.
Chính phủ cần lập một chương trình, chiến lược thu hút ODA có hiệu quả trong đó tập trung vào những ngành, lĩnh vực cần thiết. Từ đó tạo điều kiện để xây dựng đề án có hiệu quả cao, có tính khả thi cao, rút ngắn thời gian phê duyệt dự án, đảm bảo thuận lợi cho đàm phán ký kết. Điều này làm cho việc thực hiện dự án trở nên có hiệu quả nhanh hơn, kéo theo sự thuận lợi cho các dự án sau.
Thứ ba, việc giải quyết vấn đề vốn đối ứng. Nguồn vốn này thực sự cần thiết để các dự án đầu tư được thực hiện theo đúng kế
hoạch. Trên thực tế, nhiều dự án đã được giải ngân nhưng chưa đáp ứng được tỷ lệ % về vốn đối ứng nên không có hiệu quả. Khả năng có được nguồn vốn này là do huy động từ nền kinh tế cũng như chính sách của Chính phủ. Chính phủ nên kết hợp giữa việc trực tiếp trợ giúp cho các chương trình có vốn ODA và huy động nguồn vốn từ trong dân, trong các thành phần kinh tế, các đơn vị trúng thầu. Có như vậy tiến độ triển khai dự án mới nhanh và đảm bảo được thời gian.
3. Nhóm giải pháp khác:
Ngoài các giải pháp cụ thể trên đây, nhằm nâng cao hiệu quả thu hút và sử dụng vốn ODA của Australia với Việt Nam, cần kết hợp thêm một số giải pháp khác như:
Do cụng tỏc quản lý và sử dụng ODA ở Việt Nam cũn cú những mặt yếu kộm và đứng trước những khó khăn, thách thức, nhất là ở cỏc khõu chuẩn bị, tổ chức thực hiện và theo dừi đánh giá dự án, để cải thiện tỡnh hỡnh ở cỏc khõu yếu núi trờn, trong thời gian tới, Chớnh phủ cần triển khai cỏc cụng tỏc sau:
- Ban hành Thông tư liên tịch Bộ Kế hoạch và éầu tư- Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện các Thông tư, Nghị định về những nội dung liên quan tới tài chính của các chương trỡnh dự ỏn ODA.
- Sớm xúc tiến xây dựng để trỡnh ban hành Nghị định mới về
Tái định cư và giải phóng mặt bằng, nhằm giải quyết cơ bản những
vướng mắc về vấn đề này đối với các dự án ODA có xây dựng cơ
bản.
- Tiếp tục tiến trỡnh làm hài hoà thủ tục tiếp nhận và thực hiện cỏc chương trỡnh, dự ỏn ODA giữa Việt Nam và cỏc nhà tài trợ.
- Thông qua nhiều phương thức và quy mô đào tạo và các hỡnh thức hỗ trợ khỏc nhau nhằm tăng cường năng lực quản lý và thực hiện ODA ở cỏc cấp
- Kiện toàn hệ thống theo dừi và đánh giá dự án từ các Bộ, ngành trung ương tới địa phương nhằm thúc đẩy quá trỡnh thực hiện và sử dụng hiệu quả nguồn vốn ODA; đưa công nghệ thông tin vào phục vụ công tác quản lý và theo dừi dự ỏn..
Trên đây là một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả thu hút và sử dụng vốn ODA phục vụ cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tất nhiên, khi chúng ta bỡ ngỡ với cách tiếp cận viện trợ mà trước đây chưa hề làm thì những tồn tại và khó khăn là điều không thể tránh khỏi. Hiện nay, chúng ta đang vừa học, vừa làm, vừa rút kinh nghiệm cho nên biết tìm ra những mặt tồn tại và tìm ra giải pháp để hạn chế cũng đã là một cố gắng lớn và điều này chắc chắn sẽ được cộng đồng quốc tế ghi nhận.
KẾT LUẬN
Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay, ODA có một vai trò hết sức to lớn, nó như một mắt xích quan trọng trong chặng đường phát triển của Việt Nam, nguồn ODA vào Việt Nam trong thời gian qua đã góp phần làm thay đổi bộ mặt kinh tế xã hội của đất nước.
Đóng góp một phần không nhỏ trong số ODA của các tổ chức song phương và đa phương vào Việt Nam là nguồn viện trợ phát triển chính thức của Australia mà chủ yếu là nguồn viện trợ không hoàn lại với các chương trình, dự án phục vụ cho phát triển bền vững. Quá trình tiếp nhận và sử dụng ODA của Austrlia ở Việt Nam đã vượt qua những khó khăn ban đầu và đã có được những thành quả nhất định. Tuy nhiên, việc thu hút và sử dụng ODA ở Việt Nam vẫn còn những mặt tồn tại nhất định đòi hỏi chúng ta phải khắc phục và
đề ra chính sách hợp lý để những thành quả này được phát huy và trở thành những thành công lâu dài. Chính vì vậy việc nhận thức được vai trò to lớn của ODA để từ đó sử dụng một cách hiệu quả nhất tạo niềm tin cho các nhà tài trợ cũng như đề ra các giải pháp hữu hiệu nhằm nâng cao hiệu quả thu hút và sử dụng ODA chính là điều hết sức quan trọng đối với chúng ta hiện nay.
Em xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới cô giáo, PGS, TS, NGƯT Nguyễn Thị Mơ đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành khóa luận này và các thầy cô giáo của trường Đại học Ngoại Thương Hà Nội, những người đã trang bị cho em những kiến thức quý báu trong thời gian học tập tại trường.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt:
1. Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1996.
2. Nghị định 17-2001-ND-CP, Thông tư 06-2001-TT-BKH
3. Văn bản hướng dẫn thực hiện quy chế quản lý và sử dụng ODA - Trung tâm tư vấn và đào tạo kinh tế thương mại, Nhà xuất bản Lao động, 1998.
4. Chính sách kinh tế đối ngoại - Bộ Kế hoạch và Đầu tư,
1995.
5. Thực trạng của viện trợ 1996 - Một sự đánh giá độc lập về viện trợ quốc tế, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia,
1997.
6. Giáo trình đầu tư nước ngoài - Tiến sĩ Vũ Chí Lộc, Nhà xuất bản Giáo dục, 1997.
7. Những điều cần biết về viện trợ phát triển chính thức - Trần Đình Tuấn, Đặng Văn Nhiên.
8. Kinh tế Việt Nam 2001 - 2002, Thời báo kinh tế Việt
Nam.
9. Thời báo Kinh tế Việt Nam, năm 2001 - 2002 - 2003.
10. Thời báo Tài chính, năm 2001 - 2002 - 2003. Tiếng Anh:
1. AusAID Information - Australian Embassy in Hanoi.
2. Website:
3. Australia’s Overseas Aid Program, 1997-1998, 1998-
1999, 1999-2000, 2000-2001, 2001-2002.
4. Better Aid for a Better Future - Australian policy document, November 1997.
5. Aid Budget Summary 1998-1999.
6. Australia’s Aid Program (Memorandum for the DAC Peer Review of Australia 2000).
7. Statistical Summary 2001-2002 (Australia’s Overseas
Aid Program).
8.
Vietnam and Australia governance, 2000).
- Supporting effective
9.
Australia and Vietnam - partnership 1999-2001.
A better future through
10.
Australia and Vietnam - Program 1999-2001.
Development Cooperation
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 8403.doc