Đề tài Hoạch định chiến lược sản phẩm của doanh nghiệp

Có thể nhập một số giống thuốc lá chất lượng cao từ các nước có truyền thống sản xuất nguyên liệu thuốc lá chất lượng cao như : Brazin, Zimbabue qua đó tiến hành nghiên cứu trồng khảo nghiệm, so sánh và tìm ra các giống phù hợp nhất đối với điều kiện khí hậu Việt Nam. áp dụng khoa học kỹ thuật vào việc nghiên cứu các giống mới và chăm bón cây thuốc lá. - Bố trí năng lực sản xuất thuốc lá điếu : Việc bố trí năng lực hiện tại chưa được hợp lý về vùng địa lý như miền Trung, số lượng nhà máy quá mỏng trong khi phía Nam lại quá nhiều. Tuy nhiên do chủ trương của Nhà nước là không đầu tư mới thêm máy móc thiết bị mà chỉ có thể tổ chức quy hoạch theo hướng tập trung đầu tư mở rộng với quy mô chuyên môn hoá cao. Như vậy để bảo đảm cân đối năng lực sản xuất giữa các vùng miền cần tổ chức sắp xếp lại năng lực sản xuất thuốc điếu. Có thể tiến hành sắp xếp với các nhà máy quy mô nhỏ, phân tán, dây chuyền sản xuất thiếu đồng bộ. Chỉ nên hoàn thiện dây chuyền sản xuất và giữ năng lực sản xuất ổn định với các nhà máy lớn, quy mô sản xuất hiện đại, sản phẩm truyền thống, dây chuyền sản xuất hoàn chỉnh thì có thể tiến hành đầu tư thay thế hiện đại 70% máy móc thiết bị công suất cao đạt tiêu chuẩn thế giới.

doc86 trang | Chia sẻ: baoanh98 | Lượt xem: 895 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoạch định chiến lược sản phẩm của doanh nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
xuất và bán thử nghiệm tại Hoa Kỳ. Xu hướng tiêu dung thuốc lá trên thế giới. Bảng trên cho thấy tình hình xuất khẩu và tình hình nhập khẩu thuốc lá điếu trên thế giới ta thấy rằng các quốc gia Châu á tham gia thị trường xuất khẩu thuốc lá điếu chủ yếu là Xingapo, Hồng Kông, Trung Quốc, Indonexia, Nhật Bản, Malayxia. Trong đó Xingapo và Hông Kông dẫn đầu khu vực cả về xuất khẩu và nhập khẩu thuốc lá. Xingapo là thị trường phân phối quan trọng của khu vực Châu á Thái Bình Dương mặc dù thị trường thuốc lá nội địa của Xingapo rất nhỏ và phần lớn thuốc lá nhập vào thị trường Xingapo được tái xuất sang các nước khác. Sản lượng xuất khẩu của Xingapo bằng 4 lần sản lượng sản xuất trong nước. Trong số các nước còn lại thì Hoa kỳ là nước có tỷ lệ tiêu dùng cao nhất. Trong 10 nước sản xuất thuốc lá nhiều nhất thế giới thì Hoa Kỳ đứng thứ nhất, Hoa kỳ cũng đứng đầu trên thế giới về lượng thuốc điếu nhập khẩu nhưng lại không có tên trong 15 nước xuất khẩu thuốc lá. Bảng : tình hình xuất khẩu thuốc lá điều trên thế giới. Do sản lượng sản xuất hàng năm tăng chậm ( 1,5% ) neen sản lượng xuất khẩu và nhập khẩu bình quân của các nước đều không tăng. Theo dự báo thì trong vòng từ năm 2000 – 2003 ngành thuốc lá sẽ không tăng về sản lượng. Nhưng hiện nay trên thế giới xuất hiện hai xu hướng tiêu dùng mới. Thứ nhất, tại các nước Châu á tỷ lệ hút thuốc cao ở nam, rất thấp ở nữ. ở Trung Quốc, Đài Loan, Việt Nam, Hàn Quốc, Malayxia tỷ lệ hút thuốc rất cao ở nam từ 50-80% còn ở nữ rất thấp chỉ khoảng 3-5%. Xu hướng hiên nay tỷ lệ hút thuốc ở nữ tăng như ở Nhật Bản, PhilipinThứ hai, xu hướng này được quan sát thấy ở Autralia và Nuizilân từ nhưng năm 1980, 1990 tỷ lệ hút thuốc ở nam và nữ là gần như nhau. ở nam tỷ lệ này là 35,9-26,5% ở nữ là 26-24% và tỷ lệ này đang có xu hướng giảm dần. Đối với các nước thuộc Châu á Thái Bình Dương hiện nay cũng có sự thay đổi trong tiêu dùng. Trước đây trung bình mỗi người dân trong khu vực này tiêu thụ từ 1000-2000 điều thuốc mỗi năm nhưng hiện nay có xu hướng đang giảm dần. Bảng ; Mức tiêu dùng htuốc lá điếu/ bình quân đầu người/ năm khu vực Châu á Thái Bình Dương Nhìn vào bảng trên ta thấy rằng trong vòng 20 năm từ 1970-1990 mức tiêu dùng thuốc lá bình quân ở các nước này tuy có giảm nhưng rất ít, nhưng chỉ trong năm từ 1995-1998 mức tiêu dùng này đã giảm rõ rệt ở hầu hết các nước trong khu vực. Tuy nhiên nói chung về sản lượng, Trung Quốc với dân số hơn 1,2 tỷ người là thị trường tiêu thụ thuốc lá lớn nhất thế giới khoảng 30% sản lượng toàn cầu. Xét về mức tiêu thụ thuốc lá bình quân đầu người ( >15 tuổi ) Nhật Bản là nước đứng thứ hai trên thế giới và Hàn Quốc đứng thứ năm. Trong khu vực Châu á Thái Bình Dương ( Châu á và vùng biển Đông Thái Bình Dương bao gồm 31 nước Châu á, Autralia và đảo Thái Bình Dương ). Thị trường thuốc lá tăng 7,8% từ 1992-1997 nhưng trong khu vực Đông Nam á đặc biệt là Maylaixia, Campuchia, Thái Lan và Việt Nam là khu vực hết sức năng động với cả những công ty trong nước và nhà nhập khẩu. Đây là những quốc gia tập trung nhiều công ty quốc tế góp phần tạo nên khu vực Đông Nam á với mức tiêu thụ thuốc lá ổn định khoảng 430 tỷ điếu/ năm, chiếm 15% trong tổng mức tiêu thụ ở Châu á ( theo ước tính đạt 2900 tỷ điếu trong năm 2001 ). Bên cạnh sự phát triển mạnh mẽ của thị trường thuốc lá ở các nước Đông Nam á thì Trung Quốc vẫn đang giữ vai trò quan trọng trong việc sản xuất và tiêu thụ thuốc lá. Hàng năm, các công ty thuốc lá điếu Trung Quốc đã sản xuất 34,24 triệu thùng thuốc lá điếu và có kế hoạch tăng lên 40 triệu thùng vào năm 2010. Mỗi năm Trung Quốc tiêu thụ trên 1,6 tỷ điếu thuốc với khoảng 350 triệu người hút. Theo ước tính nước này tiêu thụ khoảng 38% tổng số thuốc bán ra của toàn thế giới. Theo thông báo của Bộ y tế Trung Quốc, số người hút thuốc tăng nhiều nhất là phụ nữ và thanh niên dưới 18 tuổi. Số tuổi trung bình của người bắt đầu hút thuốc đã giảm 3 năm và số điếu thuốc đã tăng lên đạt 15 điếu / ngày/ người. Trong vài năm gần đây Chính phủ Trung Quốc đã có những nỗ lực trong việc ban hành một số đạo luật về thuốc lá nhưng hấu như chưa được áp dụng có hiệu quả. Việc sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm thuốc lá điếu chất lượng cao tăng lên đáng kể so với thu nhập của người dân ngày càng được cải thiện, đồng thời do khuyến cáo của Chính Phủ nên người tiêu dùng có xu hướng chuyển dịch tiêu thụ các loại sản phẩm có chất lượng cao hơn. Điều này khuyến khích cơ quan độc quyền thuốc lá của Chính phủ tăng cường hạn chế sản lượng đồng thời chú trọng đến chất lượng. Điều này dẫn đến các sản phẩm thuốc lá ngoại xuất hiện ngày càng nhiều trên thị trường Trung Quốc. Phân tích và dự báo môi trường trong nước Định hướng của đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế đến năm 2010. Trong mục tiêu tổng quát chiến lược phát triển kinh tế xã hội thời kỳ 2001 –2010 và phương hướng nhiệm vụ kinh tế xã hội 5 năm 2001-2005 của Đảng chỉ rõ : Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá tập trung xây dựng có chọn lọc một số cơ sở công nghiệp năng quan trọng với công nghệ cao, sản xuất các tư liệu sản xuất cần thiết để trang bị lại kỹ thuật, công nghệ tiên tiến cho các ngành công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ và đáp ứng nhu cầu quốc phòng, đưa đất nước ra khỏi tình trạng kém phát triển và xây dựng nền tảng để đến năm 2000 đất nước ta cơ bản đã trở thành một nước công nghiệp. Định hướng của Nhà nước về phát triển ngành thuốc lá. Trong thời gian tới Nhà nước tiến hành quản lý chặt chẽ sản lượng thuốc lá sản xuất và tiêu thụ trong nước dần tiến đến độc quyền Nhà nước về tổ chức sản xuất thuốc là điếu, quản lý chặt chẽ chất lượng công nghiệp, thực hiện thống nhất và nghiêm ngặt các chính sách thuế, tài chính. Trong thời gian tới, cùng với xu hướng của thế giới và khu vực. Nhà nước sẽ khuyến khích người dân giảm nhu cầu sử dụng thuốc lá, chủ trương đối với ngành sản xuất thuốc lá là không tăng sản lượng. Theo đó Nhà nước sẽ hướng cho ngành thuốc lá thay đổi cơ cấu sản lượng theo hướng tăng tỷ lệ thuốc lá đầu lọc có giá trị cao, hạn chế độc hại cho người tiêu dùng, đẩy mạnh tuyên truyền người dân không hút thuốc lá và hướng dấn người tiêu dùng sử dụng những sản phẩm thuốc lá điếu có hàm lượng Nicotin và Tar thấp. Để thực hiện được những mục tiêu trên, trước mắt Nhà nước chủ trương đầu tư vùng nguyên liệu thuốc lá có chất lượng cao thay thế nguyên liệu nhập khẩu và tăng cường xuất khẩu. Đặc biệt trọng tâm phát triển cây thuốc lá ở vùng núi góp phần xoá đói giảm nghèo ở những nơi đời sống của nhân dân đang rất khó khăn chưa tìm được hướng phát triển kinh tế có hiệu quả. Về thị trường, Việt Nam là một thị trường tương đối khó xác định, chỉ giải đáp cho câu hỏi bao nhiêu điếu thuốc người Việt Nam tiêu thụ trong một năm ? TTM của New Jessey đã ước tính là 32 tỷ điếu, World Tobaco đưa ra số liệu thấp hơn là 26 tỷ điếu và tập đoàn ERC đã dự đoán là trong khoảng 42 tỷ điếu vào năm 2000. Điều này là do các thống kê về thị trường ghi lại rất nghèo nàn. Thuốc lá tiêu thụ trong nước do các hãng trong nước cung cấp, chủ yếu là của Vinnataba. Tổng công ty thuốc lá Việt Nam nhập khẩu miến phí trong khoảng 10 triệu điếu xuất xứ từ Lào, Trung Quốc và Thái Lan. Thị trường Việt Nam đã đóng cửa đối với các sản phẩm thuốc lá sản xuất tại nước người. Để nhằm ngăn chặn sự xâm nhập của thuốc lá ngoại nhập lậu, Chính phủ đã cấp giấy phép cho một số nhà sản xuất thuốc lá nước ngoài gia nhập vào thị trường Việt Nam với đối tác trong nước là Vinataba năm 1994. Kết quả là các hãng BAT, Philip Morris và Rothmans đã nhận được giấy phép để sản xuất thuốc lá trong nước. Rothmans đã liên doanh với nhà máy thuốc lá Thăng Long để sản xuất nhẵn thuốc Dunhill và mở rộng sản xuất đến các nhà máy thuốc lá khác không trực thuộc Tổng công ty để sản xuất các sản phẩm Craven A, White Horse, Everest và 7 Diamonds. BAT mở ra xưởng sản xuất với nhà máy Sài Gòn để sản xuất 555, PMI đã ký một hiệp định với nhà máy thuốc lá Vĩnh Hội để sản xuất nhẵn thuốc Marboro. RIR cũng đã nhận được giấy phép để xây dựng nhà máy mới liên doanh với chính quyền tỉnh Đà Nẵng năm 1995. Mặc dù đã xuất hiện trên thị trường nội địa một vài năm, các công ty quốc tế vẫn chưa tạo được ảnh hưởng sâu sắc đến người tiêu dùng Việt Nam. Hiện tại 70% thị trường có mặt của Viginia nhưng dưới sự điều hành của Vinataba. Các nhà máy địa phương hiện đang giữ khoảng hơn 18% thị phần. Vì thế khoảng 88% tổng mức tiêu thụ do các hãng trong nước sản xuất và cung ứng. Tổng cộng cả nước 29 nhà máy quốc doanh, địa phương, liên doanh đang hoạt động. Chính phủ Việt Nam đã cam kết thực hiện tự do hoá toàn diện thị trường thuốc lá vào năm 2006. Chiến lược kinh tế của Chính phủ Việt Nam là đẩy mạnh đô thị hoá và cải thiện thu nhập đồng thời đem lại những cơ hội quan trong cho các đối tác quốc tế vì người Việt Nam đầy tham vọng với sự ảnh hưởng sâu sắc của những giá trị phương tây mạnh mẽ sẽ hướng tới việc trao đổi buôn bán với nước ngoài. Điều này tạo nên một thách thức mới đối với Vinataba trong việc bảo vệ sự độc quyền của mình, trong khi đó lại ủng hộ chính sách tự do hoá thị trường thuốc lá. Dân số và cơ cấu dân số cũng tác động đến sự phát triển của ngành thuốc lá. Với dân số nước ta hiện nay là 77,7 triệu người, tỷ lệ tăng bình quân 1,9%/năm. Dự kiến với tốc độ tăng dân số 1,5%/ năm thì năm 2005 Việt Nam sẽc có 83,7049 triệu người và đến năm 2010 sẽ là 90,17 triệu người. Với tỷ lệ nam/ nữ là 48/52% thì quy mô thị trường của Tổng công ty trong 10 năm tới không hề giảm đi mà còn có thể tăng lên. ????????????????????????? Cùng với sự phất triển của nền kinh tế, thu nhập của dân cư tăng lên làm cho nhu cầu của con người cũng tăng lên. Bảng : Tốc độ tăng trưởng kinh tế trong 10 năm qua Tốc độ tăng trưởng bình quân 7,55% năm, dự kiến đến năm 2010 là 7,5%. Nền kinh tế Việt Nam sau thời gian ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Đông Nam á đã lấy lại được sự cân bằng và có những bước phát triển mới. Cơ cấu kinh tế đã có bước chuyển dịch tích cực, các nguồn lực trong nước được huy động cho đầu tư phát triển tăng khá, thu ngân sách vượt dự toán ( ước đạt 100.000 tỷ đồng). Trong sự phát triển của kinh tế phải kể đến sự đóng góp của ngành công nghiệp, nông nghiệp, xuất nhập khẩu,Về công nghiệp do sự ảnh hưởng của sự suy giảm kinh tế thế giới nên một số mặt hàng không giữ được tốc độ tăng cao, nhưng tổng giá trị sản lượng công nghiệp năm 2001 ước đạt 228.182 tỷ đồng. Tuy tốc độ tăng không bằng năm 2000 nhưng vẫn đạt 142% trong đó khu vực Nhà nước đạt 127%.???? Cùng với sự hồi phục ổn định của nền kinh tế, thu nhập của người dân cũng tăng lên. Người ta trước kia chỉ quan tâm đến nhu cầu “ ăn no mặc ấm” nhưng hiện nay con người do đời sống ngày càng được nâng cao nên quan tâm nhiều hơn tới nhu cầu lịch sự được tôn trọng. Bảng : Thu nhập bình quân qua các năm Như vậy ta thấy rõ ràng đời sống của người dân đã được nâng cao rõ rệt. Thu nhập bình quân đầu người năm 2000 là ????????????? dự kiến với sự tăng trưởng ổn định của nền kinh tế thì năm 2010 thu nhập bình quân của Việt Nam sẽ là 800 $/người/ năm. Trong điều kiện hội nhập kinh tế thế giới, nền kinh tế Việt Nam khi tham gia vào kinh tế thế giới thì không chỉ chịu sự quản lý của luật pháp Việt Nam mà còn chịu ảnh hưởng bởi các quy định chung của các tổ chức quốc tế. Thuốc lá là một mặt hàng chịu sự ảnh hưởng mạnh mẽ nhất của các chương trình các đạo luật phòng chống tác hại của thuốc lá trên thế giới, của các quốc gia. Tổ chức y tế thế giới WHO đang soạn thảo đệ trình lên lỉên chính phủ về hiệp định khung kiểm soát thuốc lá nhằm tạo ra khuôn khổ cho việc hợp nhất các biện pháp kiểm soát thuốc lá của các bên tham gia hiệp định nhằm giảm thiểu một cách liên tục và mạnh mẽ việc sự dụng thuốc lá, với mục đích bảo vệ các thế hệ hiện tại và trong tương lai khỏi bị tàn phá về sức khẻo và những hậu quả kinh tế xã hội môi trường của việc tiêu dùng thuốc lá. ở Việt Nam ngày 14/08/2000 Chính phủ đã ra nghị quyết 12/2000/NQ-CF về chính sách quốc gia phòng chống tác hại của thuốc lá trong giai đoạn 2000-2010. Ngày 17/04/2000 Chính phủ ra quyết định thành lập Uỷ Ban Quốc Gia để thực hiện chương trình quốc gia về phòng chống tác hại của thuốc lá. Uỷ ban đang xây dựng dự thảo kế hoạch triển khai thực hiện nghị quyết 12/CP với 2 giai đoạn. Giai đoạn 1 : Từ năm 2000 đến 2005 với các mục tiêu. Giảm tỷ lệ nam giới hút thuốc lá ở Việt Nam từ 50% xuống còn 35%. Giảm tỷ lệ nữ giới hút thuốc lá ở Việt Nam từ 3,4% xuống nhỏ hơn 3%. Giai đoạn 2 : Từ năm 2005 đến năm 2010 với các mục tiêu Giảm tỷ lệ hút thuốc ở nam giới xuống dưới 20%. Giảm tỷ lệ hút thuốc ở nữ giới xuống dưới 2%. Với các chương trình hành động : Cấm quảng cáo thuốc lá dưới mọi hình thức. Cấm tài trợ cho các hoạt động văn hoá thể thao. Về văn hoá xã hội ; Từ xa xưa nam giới Việt Nam đã có thói quen hút thuốc ( thuốc phiện, thuốc lào, thuốc vấn tay) . Hiện nay hút thuốc lá vẫn là một thói quen của đa số nam giới nước ta. Việc nam giới hút thuốc không gặp phải sự phải đối nào lớn ( Trừ sự phản đối của các bà mẹ hoặc vợ ) tuy nhiên vẫn không thể cản trở họ hút thuốc. Còn đối với nữ giới tuy hiện nay tỷ lệ nữ giới hút thuốc còn tăng so với trước kia nhưng họ không tìm được sự ủng hộ của người khác với việc hút thuốc. Phân tích và dự báo môi trường ngành thuốc lá Môi trường tác nghịêp là các yếu tố xuất hiện trong một ngành sản xuất kinh doanh, quyết định tính chất và mức độ cạnh tranh trong ngành đó. Môi trường tác nghiệp tác động đến toàn bộ quá trình hoạch định và thực thi chiến lược của doanh nghiệp. Môi trường tác nghiệp có 5 yếu tố cơ bản là : các đối thủ cạnh tranh, người mua, người cung cấp, các đối thủ tiềm ẩn, và các sản phẩm thay thế. Nguồn cung cấp nguyên vật liệu Hiện nay, mỗi năm công ty sản xuất khoảng 1,8 tỷ bao thuốc lá với nhu cầu nguyên liệu thuốc lá là 35.000 tấn trong đó khoảng 25.000 tấn ( 70% ) là nguyên liệu trong nước, 10.000 tấn ( 30% ) là nguyên liệu nhập khẩu. Với nguyên liệu sản xuất trong nước : Hiện nay nguyên liệu trong nước được cung cấp bởi 3 nhà máy đó là công ty nguyên liệu thuốc lá Bắc, công ty nguyên liệu thuốc lá Nam và công ty liên doanh Reynold Đà Nẵng. Trong đó các nguyên liệu Nam và công ty nguyên liệu Bắc đều là các đơn vị thành viên của Tổng công ty. Còn công ty liên doanh Reynold Đà Nẵng có chức năng chủ yếu là trồng và chế biến thuốc lá Burley cho xuất khẩu. Hiện nay công ty này đang gặp khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh và đang được đối tác đề nghị bán cổ phần cho Tổng công ty. Thuốc lá sau khi hái được tách cọng, sấy khô lá, tách tạp chất, tạp khí ra khỏi thuốc lá, đóng kiện sản phẩm, dự trữ và bán lại cho các công ty sản xuất thuốc lá điếu. Tuy hiện nay 6 nhà máy của Tổng công ty là Sài Gòn, Vĩnh Hội, Thăng Long, Thanh Hoá, Khánh Hoà, Bến Tre trong dây chuyền chế biến sợi đều có giai đoạn chế biến nguyên liệu ( gồm khâu lá nguyên liệu đầu vào, hấp chân không, cắt đầu lá, gia ẩm và ủ, đánh lá tước cọng ). Do hạn chế là khâu đánh lá tước cọng chỉ làm một lần nên lá mảnh còn lớn không có giai đoạn tồn trữ để lên men tự nhiên, không đáp ứng cho việc phối chế các nhẵn thuốc trung và cao cấp, sợi thành phẩm khó đáp ứng cho các máy hoạt động với tốc độ cao. Do vậy các nhà máy thuốc điếu phải sử dụng nguyên liệu mua ngoài. Toàn ngành hiện nay chỉ có hai dây chuyền chế biến nguyên liệu công suất 7000 tấn / năm của công ty nguyên liệu Nam và công ty liên doanh Reynold Đà Nẵng. Tuy nhiên cả hai dây đều đã qua sử dụng, mức độ tự động hoá không cao, thiết bị cũ, không đồng bộ. Bảng : Thực trạng NLCB nguyên liệu Hiện nay các công ty nguyên liệu trong nước đã sản xuất được các chủng loại thuốc lá vàng sấy, thuốc lá Burley, thuốc lá nâu phục vụ cho sản xuất và xuất khẩu, trong đó thuốc lá vàng sấy 60%, thuốc lá nâu 35%, Burley 5%. Đối với thuốc lá vàng sấy, do trong thời gian qua các công ty đã có sự đầu tư thích đáng về chuều sâu nên chất lượng nguyên liệu tăng lên rõ rết tương đương chất lượng thuốc lá của các nước trong khu vực. Tuy nhiên chất lượng thuốc lá nguyên liệu vẫn còn thấp so với thế giới, tỷ lệ thuốc lá cấp 1 +2 chỉ khoảng 40% ( thế giới khoảng 70% ) hàm lượng Nicotin từ 1,5 –2,5%, Gluxit hoà tan khoảng 14-28%. Đối với thuốc lá nâu địa phương, mang tính chất nâu rõ rết về lượng mùi vị, thành phần hoá học. Hàm lượng Nicotin từ 1,3-3,0%, Gluxit hoà tan thấp, độ cháy tốt, tàn trắngGần đây do nhu cầu của người tiêu dùng thay đổi, các nhà máy điếu ít sử nguyên liệu thuốc lá nâu. Bên cạnh đó do yêu cầu phối chế một số mác phỏng theo Gont hỗn hợp để tiêu thụ ở thị trường trong nước nên trong thời gian tới còn cần một số nguyên liệu thuốc lá Burley. Nhìn chung hiện nay với 2 công ty nguyên liệu và sự quan tâm của Nhà nước trong việc quy hoạch vùng trồng nguyên liệu thì khả năng cung cấp nguyên liệu trong thời gian tới khá đa dạng và dồi dào nhưng chưa ổn định về chất lượng, chưa đồng đều. Về nguuyên liệu nhập ngoại : Hàng năm Tổng công ty và các nhà máy địa phượng nhập khoảng 1000-2000 tấn lá của Brazin., Zimbabủe, khoảng từ 6000-7000 tấn sợi phối chế sản phẩm thuốc lá cao cấp. Nguyên liệu nhập khẩu quá cao lên ngoại tệ nhập nguyên liệu lớn chiếm 70% kim ngạch xuất nhập khẩu trên toàn ngành. Trước kia Tổng công ty và các nhà máy địa phương còn sử dụng nguyên liệu thuốc lá K ( Nhập từ Cmpuchia ) mỗi năm khoảng 15.000-20.000 tấn. Đến năm 1997 thì lượng này giảm dần và đến năm 1998 Tổng công ty đã không nhập nguyên liệu K nữa. Nhưng hiện nay Tổng công ty đang phải đối phó với nhập khẩu lậu nguyên liệu thuốc là ừ Trung Quốc với chất lượng thấp, giá thanh lý, trốn lậu thuế. 1.1.3.2.Khách hàng Thuốc lá là một mặt hàng không được Nhà nước khuyến khích sản xuất và tiêu thụ vì nó có hại và gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ người tiêu dùng. Chính vì tác hại của nó nên Nhà nước và Bộ y tế đang phát động phong trào hạn chế hút thuốc lá và đưa ra các biện pháp hữu hiệu nhằm hạn chế việc tiêu dùng thuốc lá như cấm hút thuốc ở các công sở, trong các cuộc họp Do đó để sản phẩm được tiêu thụ tốt hơn Tổng công ty đã phải tổ chức mạng lưới tiêu thụ rộng khắp tiến hành các hoạt động khuyến mãi nhằm đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng nhanh nhất. Bên cạnh đó do đặc điểm thuốc lá là sản phẩm mạng tính mùa vụ nên nhu cầu thuốc lá cao về mua đông, hội hè, lễ tết, cưới hỏi và giảm về mùa hè ( có khi giảm bằng 1/3 mùa đông ). Mặt khác nó là một sản phẩm dẽ gây nghiện, nó phục vụ cho nhu cầu tinh thần, người tiêu dùng sử dụng nó như một thứ thuốc kích thích để người ta cảm thấy sảng khoái, tỉnh táo, đỡ căng thẳng hơn. Do đó khi một người đã hút thuốc, thì sẽ rất dễ nghiện mà đã nghiện thì rất khó bỏ. Tuy nhiên, mỗi người tiêu dùng mỗi nhóm khách hàng lại có khẩu vị khác nhau và rất ít khi thay đổi. Đối với khách hàng ở thị trường miền Bắc ( từ Nghệ An trở ra ) người tiêu dùng rất ưa chuộng các sản phẩm của Tổng công ty. Có thể nói đây là thị ntrường của Tổng công ty. Các sản phẩm chủ yếu là hương vi mentho ( bạc hà ). ở thị trường miền Trung và miền Nam khẩu vị của người tiêu dùng rất phong phú, tiêu thụ nhiều nhẵn thuốc khác nhau. ở Việt Nam theo thống kê của bộ y tế thế giới mức tiêu dùng thuốc lá tính cho những người trên 15 tuổi năm 1995 là 626 điếu/ người/ năm, năm 1998 là 865 điều/ người/ năm, năm 2000 là 1050 điếu/ người/ năm. Như vậy có thể nói nhu cầu sử dụng thuốc lá không giảm đi mà ngày càng tăng lên. Bên cạnh đó tuổi trung bình bắt đầu hút thuốc lá cũng giảm đi 3 tuổi. Có thể nói trong vòng 10 năm tới mặc dù có các khuyến cáo của Nhà nước, các Bộ ngành, các tổ chức quốc tế, các phương tiện thông tin đại chúng nhăng tỷ lệ số người hút thuốc sẽ vẫn không giảm ( do tập quán tiêu dùng ) và đó là cơ hội để phát triển của ngành thuốc lá nói chung và Tổng công ty thuốc lá nói riêng. Các đối thủ cạnh tranh trong ngành Toàn ngành thuốc lá hiện nay có 22 đơn vị sản xuất thuốc điếu và được phân loại như sau : Bảng : phân loại doanh nghiệp sản xuất thuốc điếu theo cấp quản lý Như vậy ngoại trừ các nhà máy là đơn vị thành viên của Tổng công ty, hiện nay Tổng công ty có 14 đối thủ cạnh tranh. Cùng với sự phát triển của các nhà máy địa phương, với tình trạng tràn lan của thuốc ngoại nhập lậu, cạnh ntranh trên thị trường thuốc lá đã và đang diến ra gay gắt. Hiện nay với sự lớn mạnh của các nhà máy địa phương, cùng với sự chuyển biến của môi trường kinh doanh theo hướng lành mạnh hoá, sức mạnh kinh doanh của các đơn vị địa phương trước đây đang được tập trung về một số đơn vị lớn như Bến Thành, Khánh Hoà, Đồng Nai và Bình Dương. Bảng : Năng lực sản xuất của các nhà máy ngoài Tổng công ty Nhìn vào bảng trên thấy rừng năng lực sản xuất của các doanh nghiệp ngoài Tổng công ty tuy nhỏ hơn năng lực sản xuất của Tổng công ty ( gần 1,8 tỷ bao ) nhưng trong cơ cấu sản phẩm thì các doanh nghiệp ngoài Tổng công ty có tỷ trọng sản phẩm đầu lọc cao hơn. Bảng : tỷ trọng thuốc lá đầu lọc của toàn ngành từ năm 1995 Nhìn vào bảng trên thấy cơ cấu sản phẩm của các nhà máy địa phương thì sản phẩm đầu lọc chiếm gần hết ( 99,07% ). Điều này chứng tỏ các nhà máy địa phương có thể có kết quả tốt hơn các nhà máy của Tổng công ty do tỷ lệ sản phẩm không đầu lọc thấp ( các sản phẩm không đầu lọc hầu hết đều bị lỗ ). Hiện nay hầu hết các nhà máy địa phương đều hoạt động tốt trừ Reynolds Đà Nẵng và Vinasa Cần Thơ bị lỗ vốn và đang được bên đối tác đề nghị bán cổ phần cho Tổng công ty. Bên canh đó còn phải kể đến một đối thủ cạnh tranh đáng gờm của Tổng công ty đó là thuốc lá nhập lậu. Lượng thuốc này tương đối lơn ước tính khoảng hơn 400 triệu bao/ năm. Tuy nhiên lượng thuốc lá nhập lậu mà các lực lượng chống buôn lậu và các cơ quan chức năng bắt giữ và giao tái xuất chế chiếm từ 2-2,5% lượng thuốc lá nhập lậu thực tế hiện nay. Nhưng sản phẩm này thường không thuế tiêu thụ đặc biệt như các sản phẩm thuốc lá khác trong nước do vậy giá cả thường thấp hơn so với chất lượng ngoài ra mẫu mã, bao bì rất đẹp, chất lượng cao và được người tiêu dùng ưu thích và nó đã chiếm được một phần khách hàng khá lớn trong nước. 1..1.3.4. Đối thủ tiềm ẩn Ngành sản xuất và kinh doanh thuốc lá tuy có tỷ suất lợi nhuận khá cao nhưng lại chịu rất nhiều mối đe doạ hạn chế tiêu thụ từ phía môi trường vĩ mô. Mặt khác hiện nay nhà nước đang có chủ trương sắp xếp lại sản xuất kinh doanh ngành thuốc lá theo đó ?????năm 2005 các nhà máy ngoài Tổng công ty sẽ sát nhập vào Tổng công ty, chuyển hướng kinh doanh hoặc giải thể để Nhà nước tổ chức độc quyền về sản xuất kinh doanh thuốc lá. Hơn nữa sản xuất thuốc lá có đặc điểm là phải trên quy mô lơn mà muốn có sản phẩm chất lượng cao thì đòi hỏi phải có dây chuyền công nghệ hiện đại. Bởi vậy nguy cơ từ phía các đối thủ mới ra nhập ngành là rất nhỏ. Tuy nhiên, do đặc điểm kinh doanh thuốc lá là người tiêu dùng tương đối trung thành với các mác thuốc là mà mình quen hút, nên rất tự nhiên hình thanh lên những khu vực thị trường theo địa lý mà ở đó một mác thuốc rất được ưa chuộng và tiêu thụ với khối lượng lớn còn các sản phẩm khác khó mà tiêu thụ được. Cho nên khi đối thủ cạnh tranh tìm cách xâm nhập vào thị trường này thì tự nhiên họ trở thành một đối thủ cạnh tranh mới với Tổng công ty trên thị trường. Do đó nguy cơ bị chiếm lĩnh thị trường từ phía các đối thủ cạnh tranh là rất lớn. 1.1.3.5. Sản phẩm thay thế Sản phẩm thuốc lá không có nhiều sản phẩm thay thế. Trực tiếp nhất là thuốc Lào và các loại thuốc vấn tay. Theo số liệu điều tra thì có khoảng 13 % nam giới hút thuốc Lào, 12% hút thuốc cả thuốc Lào và thuốc lá, 6% hút thuốc vấn tay. Tuy nhiên số người hút thuốc Lào và thuốc vấn tay tập trung chủ yếu là nông thôn, miền núi và tập trung ở độ tuổi trung niên trở lên. Bên cạnh đó hút thuóc Lào rất bất tiện và hiện nay do đời sống ngày càng nâng cao nên tỷ lệ người hút thuốc Lào và thuốc vấn tay ngày càng giảm xuống. Do đó không thể coi thuốc Lào là một đối thủ cạnh tranh mạnh của thuốc lá. Sản phẩm thứ hai có thể thay thế thuốc lá điếu lá xì gà.Mặc dù sản phẩm này rất phổ biến ở một số nước nhưng đối với người Việt nam thì nó hoàn toàn mới mể thêm vào đó giá bán lại cao nên xì gà hầu nhe không có mặt tại thị trường Việt Nam. Cũng có thể bàn tới ma tuý và các loại chất gây nghiện. Nhưng các sản phẩm này hoàn toàn bị cấm tàng trữ, mua bán và sử dụng. Do đó nó hầu như không tác động đến thị trường thuốc lá. Có thể nói ngành thuốc lá hầu như không có sản phẩm tahy thế. Nhưng không vì thế mà Tổng công ty có thể tuỳ tiện đặt giá cho các sản phẩm của mình để thu lợi nhuận cao trong kinh doanh mà phải còn căn cứ vào hướng dẫn của Chính phủ và tình hình thực tế của doanh nghiệp, thị trường tiêu thụ. Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài. Sau khi phân tích môi trường bên ngoài ta có thể tóm tắt kết quả trong ma trận sau ( ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài của EFE ) Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài của EFE Cột 1 : Các yếu tố bên ngoài : Liệt kê các yếu tố bên ngoài có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến ngành thuốc lá và Tổng công ty Cột 2 và 3 : Xác định mức độ quan trọng của từng yếu tố môi trường đối với ngành và đối với Tổng công ty. Cung một nhân tố nhưng nó có vai trò khác nhau đối với ngành và doanh nghiệp. Phương pháp đánh giá là phương pháp cho điểm, thang điểm được đành giá thống nhất như sau : Cao : 3 điểm Trung bình : 2 điểm Thấp : 1 điểm Không tác động : 0 điểm Cột 4 tính chất tác động của các yếu tố đối với ngành và Tổng công ty thuốc lá . Tích cực : ( + ) Tiêu cực : ( - ) Cột 5 : lấy điểm cột (2) nhân điểm cột (3) và lấy dấu ở cột (4) cho sự tác động của mỗi yếu tố với ngành và Tổng công ty. Phân tích nội bộ Tổng công ty Hệ thống thông tin Thông tin đối với doanh nghiệp là rất quan trọng, nên trước tiên ta phải phân tích hệ thống thông tin và điều quan tâm đầu tiên của hệ thống thông tin đó là bộ phậm đảm trách việc cung cấp và xử lý thông tin. Những thông tin quan trọng mà Tổng công ty phải quan tâm hiện nay là những thông tin từ thị trường và từ phía Chính phủ. Hiện nay Tổng công ty có tờ “ Thông tin thuốc lá” do viện kinh tế kỹ thuật thuốc lá phát hành mỗi tháng một kỳ nhằm cung cấp các thông tin về sản xuất kinh doanh, nghiên cứu khoa học, diến biến của thị trường, các chính sách mới của Đảng và Nhà nước đối với ngành thuốc lá. Hiện nay, văn phòng của Tổng công ty ở cả phía Bắc và phía Nam đều được trang bị và sử dụng mạng diện rộng ( Back ofice) trong điều hành quản lý và thực hiện chế độ cập nhập số liệu và báo cáo nội bộ trong Tổng công ty. Một số đơn vị thành viên đã trang bị mạng cục bộ cùng những hệ thống ứng dụng tại đơn vị thành viên và văn phòng Tổng công ty. Bên cạnh đó Tổng công ty còn thu thập thông tin qua các đại lý trung gian bán hàng. Việc nghiên cứu thị trường giúp Tổng công ty rất nhiều trong việc đưa ra các sản phẩm mới có tính cạnh tranh hơn. Tuy nhiên với thị trường rộng lớn, trải dài từ Bắc xuống Nam thì việc thu thập thông tin một cách chính xác, kịp thời, đầy đủ là rất khó khăn. Do vậy để xây dựng được một chiến lược sản phẩm có hiệu quả, Tổng công ty cần đầu tư hơn nữa cho hoạt động điều tra nghiên cứu thị trường. Công tác Marketing Tư tưởng về Marketing không chỉ cần có trong những nhân viên bán hàng hay tiếp thị mà nó cânf phải được hiểu rõ và thông suốt ở các cấp quản lý, những bộ phận khác nhau trong toàn Tổng công ty. Các nội dung chính của hoạt động Marketing ở đây là : Chính sách sản phẩm, chính sách giá cả, phân phối, các hoạt động xúc tiến bán hàng. Chính sách sản phẩm : Đây là một trong những chính sách Marketing Mix được Tổng công ty quan tâm hàng đầu. Việc phân tích các chính sách về sản phẩm đã được thực hiện trong phần II. ở đây chỉ nêu lên một số. ??????????? Nhận xét chung : Thứ nhất, Tổng công ty đã chú trọng việc đa dạng hoá sản phẩm, đưa ra nhiều loại sản phẩm với các khẩu vị, mẫu mã, bao bì khác nhau phù hợp với các sở thích khác nhau của người tiêu dùng, đáp ứng được nhu cầu của nhiều nhóm khách hàng trên nhiều phân đoạn thị trường khác nhau. Thứ hai, Tổng công ty đã chiếm được một vị thế quan trọng trên thị trường đặc biệt là thị trường miền Bắc. Tuy nhiên, Tổng công ty vẫn còn một só vấn đề trong việc thực hiện các chính sách sản phẩm. Đó là, thứ nhất tỷ lệ sản phẩm cao cấp của Tổng công ty còn thấp tuy tỷ lệ sản phẩm trung và cao cấp khá cao. Thứ hai, ở thị trường phía Nam sản phẩm cao cấp của Tổng công ty chưa phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng. Chính sách giá : Nhìn chung giá bán các sản phẩm của Tổng công ty dao động từ khoảng 1000- 7000 đồng/ bao với giá bán bình quân 2500 đồng/ bao. Sở dĩ giá bán bình quân thấp là do tỷ lệ sản phẩm thấp và trung cấp lớn. So với các đối thủ cạnh tranh hàng đầu trong ngành thuốc lá hiện nay thì giá bán các sản phẩm cao cấp của Tổng công ty thấp hơn rất nhiều mà lượng bán cúng không cao hơn bao nhiêu. Hiện nay Tổng công ty đang áp dụng chính sách 2 giá đối với sản phẩm Vinataba. Nói chung chính sách này đã có tác dụng tích cực đối với việc bình ổn giá tiêu thụ trên thị trường và tăng lượng sản phẩm Vinataba tiêu thụ trên thị trường phí Nam. Chính sách phân phối : Hiện nay các sản phẩm của Tổng công ty được đưa đến tay người tiêu dùng thông qua nhiều kênh phân phối. Tổng công ty đã tiến hành xây dựng mạng lưới tiêu thụ ở khắp các tỉnh, thành phố, huyện thị trong cả nước. Thực hiện thông tư TT/30/1999/TTBTM của Bộ Thương Mại về việc hướng dẫn kinh doanh mặt hàng thuốc lá điếu sản xuất trong nước, các đơn vị sản xuất thuốc lá của Tông công ty đã xây dựng hệ thống tiêu thụ sản phẩm thông qua 150 đại lý theo danh sách I ( Kinh doanh trên địa bàn nhiều tỉnh ) và khoảng 450 đại lý theo danh sách II ( Kinh doanh trên địa bàn một tỉnh ). Qua đó, nắm được toàn bộ mạng lưới tiêu thụ sản phẩm trên cả nước tạo điều kiện cho việc thực hiện nghị quyết 12 của Chính phủ,Nhà nước thực hiện kiểm soát lưu thông, tiêu thụ thuốc lá trên thị trường. Tổng công ty còn thành lập các cửa hàng giới thiệu sản phẩm và bán lẻ sản phẩm, các đội ngũ tiếp thị ở các trung tâm kinh tế và các tỉnh thành lớn, trực tiếp bán hàng cho những người buôn bán nhỏ và người tiêu dùng ( ví dụ sản phẩm Duhill ) . Tổ chức vận chuyển sản phẩm đến tận tay người tiêu dùng để đáp ứng nhu cầu, giúp hàng hoá lưu thông đều đạn, hạn chế tối đa việc khan hiếm hàng hoá gây ra những cơn sốt giấ trên thị trường. Hiện nay, các sản phẩm vinataba và nhẵn thuốc hợp tác quốc tế đã được Tổng công ty giao cho công ty Thương mại tiêu thụ. Công ty Thương mại đã có những biện pháp như : thế chấp bằng nhà cửa, bất động sản, khuyến khích khách hàng mua thế chấp bằng tiền mặt, kỳ phiếu, tín phiếuđể thu hồi công nợ tránh rủi ro. Tuy nhiên phương thức này cũng ảnh hưởng việc đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm, đặc biệt cho một số khách hàng tại vùng sâu, vùng xa còn hạn chế về khả năng tài chính. Bên cạnh đó hiện nay, Tổng công ty còn thiết lập mô hình đại lý độc quyền. Đây không phải là điều hoàn toàn mới mẻ tuy nhiên với những tác dụng tích cực nó đòi hỏi Tổng công ty và các nhà máy phải xem xét kỹ hơn về mô hình này. Bởi vì việc giao độc quyền một sản phẩm cho khách hàng ( đại lý ) sẽ giúp nhà máy giảm việc đầu tư thời gian và công sức cho sản phẩm đó. Hàng năm, để việc sản xuất kinh doanh của Tổng công ty ngày càng phải sát với nhu cầu thị trường, Tổng công tyđều mở hội nghị khách hàng. Việc mở hội nghị khách hàng do phòng thị trường và các bộ phận liên quan đảm nhiệm. Việc này đưa lại những ý kiến đóng góp quan trọng của khách hàng về sản phẩm và phương thức hoạt động kinh doanh của Tổng công ty. Chính sách giao tiếp, khuyến mãi và khuyếch trương. Đây là một bộ phận không thể thiếu của hoạt động Marketing có rất nhiều cách để Tổng công ty giới thiệu sản phẩm đến với người tiêu dùng thông qua các đại lý, cửa hàng giới thiệu sản phẩm, các phương tiện truyền thông ( hoạt động này bị cấm đối với ngành thuốc lá ) và qua đội ngũ bán hàng khuyến mãi, tiếp thị. Phân tích nguồn nhân lực Con người luôn là trung tâm của mọi tổ chức. Đối với Tổng công ty thuốc lá Việt Nam, ý thức được vai trò của nhân tố con người với sự sống còn của Tổng công ty, hàng năm, Tổng công ty đã luôn luôn lập kế hoạch, bố trí tuyển dụng đào tạo nhân viên hợp lý. Do đó đã có tác động tích cực đên hoạt độn sản xuất kinh doanh của Tổng công ty đã góp phần nâng cao đời sống của cán bộ công nhân viên Tổng công ty. Bảng : Cơ cấu lao động của Tổng công ty năm 2000 Đặc điểm lao động của Tổng công ty Lao động nữ chiếm tỷ lệ khá đông trong tổng số lao động của Tổng công ty 46,68%. Lao động trực tiếp chiếm tỷ trọng 89,19%, lao động gián tiếp chiếm tỷ lệ 10,82% là tỷ trọng tương đối phù hợp trong ngành sản xuất công nghiệp nước ta. Cơ cấu lao động theo tuổi: Nhỏ hơn 35 tuổi : 14,13% Từ 35 – 45 tuổi : 72,85% Từ 45 – 55 tuổi : 5,38% > 55 tuổi : 0,58% Nhìn chung công nhân viên của Tổng công ty có độ tuổi trung bình tương đối trẻ. Cơ cấu lao động theo trình độ : Bậc thợ bình quân của Tổng công ty là 4/7 trong đó , công nhân kỹ thuật từ bậc 3 đến bậc 7 chiếm tỷ lệ 56,86%, lao động phổ thông 18,36%. Điều đó làm ảnh hưởng đến năng suất lao động và thu nhập bình quân của công nhân viên toàn Tổng công ty. Bảng : Năng suất lao động và thu nhập bình quân của một nhân viên của Tổng công ty Như vậy rõ ràng năng suất lao động và thu nhập của người lao động đều tăng mà trong thu nhập tăng chủ yếu là do tiền lương. Điều này là do đội ngũ lao động có tay nghề khá giúp cho việc sử dụng máy móc thiết bị có được thuận lợi. Tuy nhiên tỷ lệ cán bộ trên đại học, đại học, cao đẳng < 10% là tương đối thấp với một ngành sản xuất công nghiệp. Lao động phổ thông 18% và lao động thời vụ 20% là chưa hề qua đào tạo. Về cơ cấu tổ chức của Tổng công ty Vấn đề tổ chức thực hiện bao gồm : mô hình doanh nghiệp, việc ra quyết định quản trị. Qua việc xem xét cơ cấu và sự phân chia nhiệm vụ của các phòng ban, chúng ta sẽ đánh giá được mức độ hợp lý hay chưa hợp lý của cơ cấu hiện tại. Cơ cấu tổ chức như hiện nay ( đã phân tích ở phần II ) là tương đối hợp lý. Cơ cấu tổ chức gọn nhẹ thuận lợi cho hướng chuyên môn hoá giải quyết các bước công việc. Công tác tổ chức sản xuất, nghiên cứu và phát triển Lá thuốc lá sau khi được mua về được bảo quản cẩn thận theo quy trình bảo quản sẽ được đưa về để chế biến sợi thuốc lá. Phần này được thực hiện chủ yếu ở các trạm thu mua và chế biến nguyên liệu. Trong thời gian bảo quản thuốc lá được lên men tự nhiên một phần qua máy hấp chân không, lá thuốc được khử mùi tạp và các tế bào lá được thay đổi về thể tích. Từ đó các kiên thuốc lá được tách riêng phần thịt lá và phần cuống lá và loại bỏ các tạp chất. Nhờ chế độ điều chỉnh nhiệt độ, độ ẩm tự động lá thuốc tiếp tục được lên men và được đưa vào bộ phận thái sợi và thái cuống. Tỷ lệ sợi/ cuống được điều chỉnh heo từng loại thuốc khác nhau một cách tự động. Quá trình gia liệu và gia lượng cũng được tiến hành tại đây trên các thiết bị kín, hiện đại do vậy chất lượng sợi tăng lên. Sau khi có được sợi thành phẩm theo từng nhẵn thuốc, sợi sẽ được chuyển sang dây chuyền cuốn điếu, đóng bao, đóng tút, đóng thùng và chuyển vào kho thành phẩm theo sơ đồ sau : Bảng : Quá trình sản xuất thuốc lá điếu Vì công tác tiêu chuẩn đo lường chất lượng : Hầu hết các nhà máy sản xuất thuốc lá điếu đã được trang bị một số thiết bị dụng cụ đo lường kiểm tra một số chỉ tiêu vật lý của thuốc lá điếu như kiểm tra tia độ không khí, chu vi điếu thuốc, tỷ lệ vun bụi của sản phẩm thuốc lá điếu giúp cho việc xác định một số chỉ tiêu và ổn định chất lượng từng loại nhẵn thuốc. Tuy nhiên các thiết bị này còn chưa đồng bộ, lạc hậu. Về các hoạt động nghiên cứu phát triển : Với sự hoạt động của viện kinh tế kỹ thuật thuốc lá như một viện nghiên cứu về thuốc lá, hàng năm viên luôn điều hành nhiều đề tài nghiên cứu, đưa ra những giống thuốc lá mới, thử nghiệm các sản phẩm thuốc lá điếu mới Phân tích khả năng tài chính của doanh nghiệp Tổng công ty thuốc lá Việt Nam là một trong số 17 tổng công ty 91 có đóng góp tương đối lớn ( đứng thứ 3 ) mà vốn đầu tư lại nhỏ. Có thể nói đây là một ngành kinh doanh có tỷ suất sinh lời tương đối cao. Bảng tình hình tài chính của Tổng công ty Tỷ suất sinh lời trên vốn sản xuất kinh doanh năm 2001 so với năm 2000 tăng lên. Năm 2001 một đồng vốn kinh doanh của Tổng công ty tạo ra 16,87 đồng lợi nhuận tăng lên 7,1% so với năm 2000 và tăng 8,84% so với năm 1997. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu tuy năm 1999 có giảm nhưng đến năm 2000 đã bắt đầu phục hồi, điều này chứng tỏ hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty đang đi lên sau cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu á. Tuy sản lượng tiêu thụ năm 1998 và 1999 có giảm đi nhưng doanh thu vẫn tăng và trong vòng 5 năm qua Tổng công ty đã nâng cao sức sản xuất của vốn kinh doanh. Số vòng quay của vốn kinh doanh của Tổng công ty tăng từ 6,6779 vòng/ năm năm 1997 đến 9,51 vòng/ năm năm 2001. Tuy nhiên hiện nay với các chương trình dự án quy hoạch vùng trồng nguyên liệu chất lượng cao, bố trí sắp xếp lại năng lực sản xuất Hiện nay Tổng công ty đang cần thêm nhiều vốn kinh doanh để thực hiện các chương trình này. Sư dụng ma trận IFE để tổng hợp kết quả phân tích đánh giá nội bộ Tổng công ty. Bảng : Ma trận cân nhắc các yếu tố bên trong IFE Nhận thức các mục tiêu chiến lược của Tổng công ty đến năm 2010 Các mục tiêu tổng quát Môi trường kinh doanh của các doanh nghiệp đang thay đổi theo hướng ngày càng thay đổi hơn. Tuy nhiên thách thức mà các doanh nghiệp phải đối đầu là rất lớn. Trong những nắm tới, hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty thuốc lá Việt Nam hướng vào một số mục tiêu chính sau : Ngành thuốc lá sẽ được tổ chức theo hướng nhà nước độc quyền về sản xuất và kinh doanh thuốc lá. Xây dựng Tổng công ty thuốc lá Việt Nam thành tổng công ty duy nhất của nhà nước sản xuất kinh doanh thuốc lá trên phạm vi cả nước, là một tập đoàn kinh tế mạnh có đủ sức để hội nhập và cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Phát triển sản xuất thuốc lá điếu theo đúng chủ trương của nhà nước. Không mở rộng quy mô về sản lượng, không tăng tiêu dùng mà chú trọng khai thác thị phần thuốc lá nhập lậu, thuốc lá trốn lậu thuế, thuốc vấn tayThay đổi cơ cấu sản phẩm theo hướng đầu lọc hoá và cao cấp hoá. Sản xuất sản phẩm thuốc lá điếu có chất lượng và mẫu mã bao bì phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng, giảm dần chất độc hại, đẩy lùi thuốc nhập lậu và tăng xuất khẩu. Đẩy mạnh sản xuất nguyên liệu thuốc lá trong nước có chất lượng cao, đảm bảo cung ứng cho nhu cầu sản xuất trong nước và xuất khẩu. Chú trọng công tác giống và trình độ kỹ thuật canh tác đạt mức tiên tiến thế giới. Sản xuất trong nước phần lớn các loại phụ liệu phục vụ cho sản xuất thuốc lá, thay thế phụ liệu nhập khẩu và tham gia xuất khẩu. Đẩy mạnh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ngành thuốc lá. Thực hiện đầu tư chiều sâu, đổi mới máy móc thiết bị thay thế bằng thiết bị tiến tiến , kỹ thuật cao,rút ngắn về khoảng cách trình độ của máy móc thiết bị và công nghệ sản xuất thuốc lá của nước ta so với thế giới. Từng bước đa dạng hoá ngành nghề kinh doanh tìm kiếm các cơ hội đầu tư mới để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. 2.2. Các mục tiêu cụ thể của Tổng công ty đến năm 2010. Để đạt được hệ thống mục tiêu trên, trong quá trình phát triển của mình, Tổng công ty đã đặt cho mình một số mục tiêu cụ thể về các chỉ tiêu phải thực hiện. Chúng được thể hiện trong bảng sau : Bảng : Các chỉ tiêu kinh tế của Tổng công ty đến năm 2005 Dự kiến năm 2002 công ty thuốc lá Hải Phòng, năm 2004 công ty thuốc lá Đồng Nai sẽ sát nhập vào Tổng công ty. Các chỉ tiêu này chưa tính đến số liệu của các đơn vị sát nhập. Vận dụng ma trận SWOT để xây dựng chiến lược của Tông công ty Thiết lập ma trận SWOT Từ ma trận cân nhắc các yếu tố bên trong ( IFE ) bên ngoài ( EFE ) có thể đưa ra các cơ hội, nguy cơ điểm mạnh, điểm yếu của Tổng công ty. Thiết lập các chiến lược sản phẩm Trong phần này, căn cứ vào ma trận SWOT ta sẽ xác định chiến lược cho các sản phẩm chính của Tổng công ty. Đối với nhóm sản phẩm cao cấp Nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng về sản phẩm này, nhằm giảm tỷ lệ các chất độc hại có trong điếu thuốc theo yêu cầu của Bộ y tế. Tổng công ty nên tăng mạnh cả số lượng và chất lượng cho các sản phẩm cao cấp . Hiện nay các sản phẩm cao cấp chủ yếu mang lại phần lớn doanh thu cho Tổng công ty và các đơn vị thành viên đó là sản phẩm Vinataba và các nhẵn thuốc hợp tác quốc tế. Các sản phẩm này đang được ưa chuộng tại thị trường phía Bắc, giá bán lại thấp hơn các sản phẩm chủ yếu của các đối thủ cạnh tranh nhưng hiện nay ở phía Nam sản lượng tiêu thụ sản phẩm này còn thấp. Trong khi đó sản phẩm Cravan A của nhà máy Bến Thành có giấ cao gấp 1,5 lần giá bán sản phẩm Vinataba của Tổng công ty mà lượng tiêu thụ vẫn cao. Còn đối với sản phẩm Dunhill để tăng lượng tiêu thụ ngoài các biện pháp khuyến mãi đã áp dụng ( bán hàng tiếp thị từng nhóm nhỏ lẻ ) Tông công ty có thể áp dụng mô hình đại lý độc quyền tiêu thụ sản phẩm và tăng cường các khoản hoa hồng cho các đại lý theo từng mức sản lượng tiêu thụ. Riêng với sản phẩm Vinataba hiện nay Tổng công ty lên kế hoạch sản xuất và phân chia sản lượng cho từng đơn vị thành viên. Như vậy có thể sẽ ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh của các đơn vị, vì có thể sự phân chia này chưa phù hợp với năng lực của các đơn vị thành viên đó, nó không tạo cho các đơn vị tính tự chủ trong sản xuất kinh doanh. Theo đó trong tương lai đối với sản phẩm này Tổng công ty chỉ cần phân chia thị trường cho các đơn vị và quản lý mức giá bán ( để tránh sự cạnh tranh về giá ) để tạo cơ hội cho các nhà máy phát triển, đa dạng hoá sản phẩm Vinataba đáp ứng nhu cầu của thị trường. Hiện nay tuy giá bán sản phẩm Vinataba thấp hơn so với đối thủ cạnh tranh, tuy nhiên để tăng lượng sản phẩm tiêu thụ, Tổng công ty có thể giảm giá thành sản phẩm Vinataba và các sản phẩm đầu lọc, bao cứng khác bằng việc thay thế việc nhập lá cho việc nhập sợi thuốc lá. Đối với các sản phẩm trung và cấp thấp Cơ cấu dân cư theo thu nhập ở nước ta vẫn chủ yếu vẫn còn có thu nhập ở mức trung bình hoặc thấp, 80% dân số sống ở nông thôn. Trong tổng lượng tiêu thụ thuốc lá hàng năm của thị trường trong nước, khu vực thành phố, thị xã, thị trấn chiếm 40% trong khi nông thôn chiếm 60% cho nên thị trường đối với các sản phẩm trung cấp là rất lớn. Do đó cần duy trì và củng cố các sản phẩm trung cấp và thấp cấp. Tuy nhiên để phù hợp với quy định của Nhà nước và yêu cầu của Bộ y tế đồng thời để đảm bảo sức khoẻ cho người tiêu dùng thì trong thời gian tới Tổng công ty cần cải thiện một số đặc tính của điêú thuốc cũng như cải tiến các chỉ số độc hại. Một vấn đề nữa đối với các sản phẩm trung và cao cấp đó là bao bì sản phẩm. Hiện nay do nhu cầy “ thể hiện” gia tăng nên nhiều khi người tiêu dùng dù có thyu nhập thấp nhưng vẫn muốn dùng sản phẩm bao cứng. Do đó trong việc cải tiến mẫu mã bao bì Tổng công ty nên sản xuất nhiều sản phẩm có chất lượng tương tự nhau khác nhau về mẫu mã, bao bì, đóng tút để đáp ứng nhu cầu của nhiều người tiêu dùng khác nhau. Việc phát triển sản phẩm mới Trong tương lai cùng với xu thế quốc tế hoá và hội nhập thì sản phẩm thuốc lá của Việt Nam sẽ phải cạnh tranh với các sản phẩm nổi tiếng thế giới do vậy việc phát triển một vài nhẵn hiệu cao cấp mới sẽ có thể là một cơ hội cho sự thành công của Tổng công ty. Bên cạnh đó với việc các sản phẩm truyền thống của Tổng công ty có chu kỳ rất dài nhưng lại đang bước vào thời kỳ suy thoái đòi hỏi Tổng công ty phải tạo ra một thế hệ sản phẩm mới nhằm thay thế các sản phẩm này. Việc phát triển các sản phẩm này sẽ giúp cho Tổng công ty giữ vững được vị thế vốn có và tiến đến mở rộng ra thị trường mới và xuất khẩu. Một số kiến nghị để nâng cao hiệu quả công tác hoạch định chiến lược sản phẩm thuốc lá điếu Kiến nghị với Tổng công ty thuốc lá Việt Nam - Hoàn thiện và nâng cao hiệu quả của công tác nghiên cứu thị trường. Cùng với xu thế phát triển của thời đại, lối sống của con người ngày càng thay đổi, nhu cầu tiêu dùng của con người cũng không đơn giản. Công tác nghiên cứu thị trường là hết sức khó khăn do nhu cầu của con người ngày càng khó xác định. Mọi nghiên cứu sai đều có thể dẫn tới sai lầm. Nghiên cứu thị trường thành công là bước đầu đảm bảo cho kế hoạch thâm nhập thị trường được thực hiện tốt. Có thể nghiên cứu thị trường bằng nhiều cách : Thứ nhất : Tổng công ty có thể sử dụng mạng lưới bán hàng rộng khắp để nghiên cứu nhu cầu thị trường. Mạng lưới đại lý của Tổng công ty phân bổ rộng rãi trên tất cả các khu vực của thị trường, đó là đại diện có sức thuyết phục với bộ phận khách hàng ở địa phương. Tuy nhiên, có thể do hoạt động tiêu thụ của các đại lý là nhằm mục tiêu lợi nhuận nên các sản phẩm mới lợi nhuận thấp sẽ không được đại lý chú ý tới công tác thị trường, thậm chí chờ phản ứng của khách hàng mới nhận tiêu thụ. Do vậy mô hình đại lý độc quyền nên được nhân rộng vì : Một là : độc quyền bị giới hạn trong một khu vực thị trường nhất định, tuỳ thuộc vào khả năng tiêu thụ của các đại lý do đó đòi hỏi đại lý phải làm tốt công tác thị trường. Hai là : Độc quyền mặt hàng sẽ kích thích thêm tiềm năng tiêu thụ của các đại lý thông qua việc nghiên cứu nhu cầu thị trường, các đại lý không còn sợ đối thủ cạnh tranh nữa. Thứ hai : Tổng công ty cử cán bộ trực tiếp đi nghiên cứu thị trường. Thuận lợi của biện pháp này là thu thập thông tin một cách đầy đủ chính xác và thông qua ý kiến đóng góp của khách hàng để có sự điều chỉnh hợp lý các sản phẩm của mình, tổ chức thường xuyên hội nghị khách hàng. Hoàn thiện việc quy hoạch vùng nguyên liệu thuốc lá chất lượng cao vì hiên nay các sản phẩm thuốc lá cao cấp được ưa chuộng nhất đều được sản xuất hoàn toàn hoặc một phần từ nguyên liệu nước ngoài. Theo định hướng của Nhà nước và để hạ giá thành sản phẩm thuốc lá cao cấp thì Tổng công ty cần từng bước giảm lượng nguyên liệu nhập khẩu và thay thế vào đó là nguyên liệu trong nước. Muốn vậy thì phải đầu tư cho các vùng chuyên canh thuốc lá. Tổng công ty thuốc lá thông qua hai công ty nguyên liệu Bắc và Nam nắm quyền kiểm soát các vùng chuyên canh thuốc lá cung cấp nguyên liệu cho các đơn vị sản xuất thuốc lá điếu trong Tổng công ty. Có thể có một số giải pháp sau : Đầu tư có trọng điểm, tránh dàn trải các vùng chuyên canh thuốc lá chất lượng cao. Thực tế cho thấy điều kiện đât đai, khí hậu ở các vùng Tây Bắc và Tây Nguyên, Nam Bộ nước ta rất thuận lợi cho việc trồng cây thuốc lá đặc biệt là thuốc lá vàng sấy. Có thể nhập một số giống thuốc lá chất lượng cao từ các nước có truyền thống sản xuất nguyên liệu thuốc lá chất lượng cao như : Brazin, Zimbabue qua đó tiến hành nghiên cứu trồng khảo nghiệm, so sánh và tìm ra các giống phù hợp nhất đối với điều kiện khí hậu Việt Nam. áp dụng khoa học kỹ thuật vào việc nghiên cứu các giống mới và chăm bón cây thuốc lá. Bố trí năng lực sản xuất thuốc lá điếu : Việc bố trí năng lực hiện tại chưa được hợp lý về vùng địa lý như miền Trung, số lượng nhà máy quá mỏng trong khi phía Nam lại quá nhiều. Tuy nhiên do chủ trương của Nhà nước là không đầu tư mới thêm máy móc thiết bị mà chỉ có thể tổ chức quy hoạch theo hướng tập trung đầu tư mở rộng với quy mô chuyên môn hoá cao. Như vậy để bảo đảm cân đối năng lực sản xuất giữa các vùng miền cần tổ chức sắp xếp lại năng lực sản xuất thuốc điếu. Có thể tiến hành sắp xếp với các nhà máy quy mô nhỏ, phân tán, dây chuyền sản xuất thiếu đồng bộ. Chỉ nên hoàn thiện dây chuyền sản xuất và giữ năng lực sản xuất ổn định với các nhà máy lớn, quy mô sản xuất hiện đại, sản phẩm truyền thống, dây chuyền sản xuất hoàn chỉnh thì có thể tiến hành đầu tư thay thế hiện đại 70% máy móc thiết bị công suất cao đạt tiêu chuẩn thế giới. Ban Tổng giám phải là người khởi xướng cho việc thực hiện mô hình quản lý chiến lược ở Tổng công ty. Thực tế, Tổng công ty chưa hoạch định một chiến lược sản phẩm hoàn chỉnh. Những gì hướng tới tương lai chủ yếu chỉ thể hiện trong kế hoạch hàng năm. Điều đó có nghĩa là Tổng công ty chưa xây dựng được mục tiêu dài hạn cho sản phẩm. Để khắc phục thiếu sót này không ai khác ngoài ban Tổng giám đốc, họ sẽ là người thích hợp nhất cho việc khởi xướng chiến lược. Ban Tổng giám đốc nên in mẫu phiếu thăm dò ý kiến và phát cho tất cả nhân viên trong Tổng công ty. Nội dung phiếu đó phải đưa ra được những mục tiêu về sản phẩm trong những năm tới. - Nâng cao hơn nữa chất lượng nguồn nhân lực. Quản lý chiến lược là vấn đề khá mới mẻ đối với các doanh nghiệp nước ta. Tổng công ty phải xây dựng một hệ thống thu thập thông tin nhanh nhạy có chất lượng. Chính vì vậy vai trò của công tác thu thập xử lý thông tin nội bộ hay môi trường kinh doanh bên ngoài là rất quan trọng. Tổng công ty cần có chính sách khuyến khích cán bộ quản trị, đặc biệt là quản trị viên tham gia trực tiếp vào quá trình quản trị chiến lược nâng cao trình độ của mình. để thu hút nhiều cán bộ năng lực. Tổng công ty cần chú ý đến điều kiện ưu đãi tạo cho họ môi trường làm việc thuận lợi, sắp xếp lao động đúng người đúng việc là điều kiện quan trọng đảm bảo hiệu quả công việc. Điều quan trọng là Tổng công ty phải xây dựng được tinh thần tự giác giúp đỡ nhay hoàn thành tốt nhiệm vụ để chất lượng nguồn nhân lực nâng lên một cách tự nhiên không gượng ép. Kiến nghị với nhà nước - Về chính sách thuế : Thuốc là là một mặt hàng phải chịu thuế VAT và thuế tiêu thụ đặc biệt cao. Hiện nay trong khi các nhà máy của Tổng công ty đang phải nghiêm chỉnh chấp hành các luật thuế thì các nhà máy khác do địa phương quản lý lại tự động giảm bớt thuế suất. Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới sự cạnh tranh về giá giữa các đơn vị. Do vậy Nhà nước cần có cả những quy định chặt chẽ cụ thể trong việc thu thuế tiêu thu đặc biệt nhằm tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp sản xuất trong nước. - Tăng cường những nỗ lực chống thuốc là ngoại nhập lậu. Trung bình mỗi năm thuốc lá ngoại nhập lậu vào Việt Nam khoảng 200 triệu bao. Số thuốc lá được tịch thu bán rẻ cho thị trường thụ gây khó khăn cho ngành sản xuất thuốc lá nội địa. Nhà nước cần kiên quyết ngăn chặn mọi nguồn nhập lậu thuốc lá ngoại. Thực hiện tốt công tác dán tem thuốc lá, tiêu huỷ toàn bộ thuốc lá nhập lậu tịch thu được mà không đem tiêu thụ trên thị trường. - Nhà nước sớm có văn bản hướng dẫn thực hiện nghị định số 76/2001/NĐ-CP ngày 22/10/2001 về hoạt động ngành sản xuất và kinh doanh thuốc lá để có căn cứ cho việc xây dựng và quản lý ngành.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docQT1574.doc
Tài liệu liên quan