- Thông qua hệ thống chấm điểm tín dụng đã cung cấp cho ngân hàng những thông tin chính xác, đầy đủ giúp ngân hàng có các quyết định đúng đắn, kịp thời.
- Công tác chấm điểm tín dụng giúp ngân hàng xây dựng các chính sách tín dụng, chính sách khách hàng. Trên cơ sở điểm của khách hàng, ngân hàng phân loại khách hàng và áp dụng những chính sách về lãi suất cho vay, hạn mức tín dụng, thời gian vay cho phù hợp.
Với những khách hàng xếp loại tốt, ngân hàng có thể áp dụng mức lãi suất ưu đãi, thời hạn vay dài nhằm lôi kéo khách hàng trở thành khách hàng lâu dài của ngân hàng. Với những ngân hàng điểm thấp, ngân hàng có thể thắt chặt các biện pháp bảo đảm nhằm hạn chế rủi ro.
106 trang |
Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 1166 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Nam Á, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hóm khách hàng phù hợp với năng lực cũng như khả năng đáp ứng của Seabank. Hoạt động tín dụng của Seabank tăng trưởng mạnh mẽ nhưng chất lượng tín dụng vẫn được kiểm soát chặt chẽ. Hiện nay Seabank có rất nhiều loại hình sản phẩm cho vay.
Bảng 2.2 Sản phẩm vay của SeABank
STT
Tên sản phẩm vay
1
Cho vay bổ sung vốn lưu động
2
Cho vay đối với doanh nghiệp
3
Tài trợ xuất khẩu
4
Cho vay bao thanh toán
5
Cho vay đảm bảo bằng chứng khoán, giấy tờ có giá
6
Cho vay chiết khấu
7
Cho vay cán bộ công nhân viên
8
Cho vay bắt buộc
9
Cho vay mua xe
10
Cho vay bất động sản
11
Cho vay sản xuất kinh doanh nhỏ
12
Cho vay cá thể
13
Các loại cho vay khác
(Nguồn: Phòng Tín dụng)
Seabank không chỉ đáp ứng vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh mà còn quan tâm đến hoạt động cho vay tiêu dùng với các sản phẩm chiến lược như cho vay mua nhà, cho vay mua ô tô trả góp SeABank cũng liên tục đưa ra các sản phẩm mới như: Đồng Hành cùng Honda; Nguồn năng lượng vàng của SeABank; Tiêu dùng cùng doanh nhân; Chương trình ưu đãi đặc biệt: Doanh nghiệp vàng; An Phú cư; Bao Thanh toán; SeABank còn liên kết cùng BNP – một trong những ngân hàng lớn nhất của Pháp tung ra một gói sản phẩm Private Banking thiết kế chuyên biệt cho các cá nhân có thu nhập cao; Chuẩn bị triển khai dịch vụ Mobile Banking và Internet Banking... Việc triển khai các sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại này đã khẳng định những sáng tạo mang tính đột phá trong mô hình liên kết cung ứng sản phẩm dịch vụ nhằm đem lại những tiện ích tối đa cho khách hàng.
Bảng 2.3 Tình hình dư nợ tín dụng ngân hàng Đông Nam Á
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Chênh lệch (%)
2007/2006
2008/2007
Tổng dư nợ
3355
11041
19764
329.09
179.05
Cho vay bằng VND
3176.24
8796
12578
276.98
143.54
Ngắn hạn
2163.66
9971.43
15056.21
461.85
151.69
Trung, dài hạn
1012.69
1507.88
1901.73
149.30
126.12
Cho vay bằng ngoại tệ
179.25
159.31
283.85
89.14
178.18
Ngắn hạn
137.43
120.56
209.36
88.93
173.66
Trung, dài hạn
41.17
36.64
70.7
89.84
193.30
(Nguồn : Báo cáo thường niên)
Chất lượng tín dụng của seabank luôn ở mức an toàn với tỷ lệ nợ quá hạn rất nhỏ năm 2006 chỉ chiếm 0.23%, trên tổng dư nợ, năm 2007 có cao hơn 0,38% ,năm 2008 là 0,36% nhưng vẫn thấp hơn nhiều so với mức giới hạn cho phép của NHNN (5%) đồng thời đơn vị thực hiện trích lập dự phòng 100% đối với các khoản nợ xấu. Đáng chú ý là dư nợ tín dụng tăng nhanh nhưng dư nợ nhóm 5 không tăng tỷ lệ nợ nhóm 5 qua các năm 2006 đến 2008 giảm rất đáng kể. Rõ ràng đây là sự nỗ lực rất lớn của Seabank trong công tác thẩm định đánh giá khách hàng tín dụng nâng cao chất lượng của hoạt động tín dụng.
Bảng 2.4. Chất lượng hoạt động tín dụng
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Tổng dư nợ cho vay các TCKT và cá nhân
3363.563
11041.23
19764
Nợ đủ tiêu chuẩn
3359.57
10999.27
19692.84
Nợ cần chú ý
2.291
30.459
40.679
Nợ dưới tiêu chuẩn
1.231
4.678
10.894
Nợ nghi ngờ
1.991
2.4028
12.159
Nợ có khả năng mất vốn
2.201
4.416
8.893
Tỷ lệ Nợ quá hạn/
Tổng dư nợ
0.23%
0.38%
0.36%
Tỷ lệ nợ nhóm 5/
Tổng dư nợ
0.065%
0.04%
0.045%
(Nguồn: Báo cáo thường niên)
2.2.3. Hoạt động thanh toán quốc tế
Nhìn vào bảng số liệu dưới đây ta thấy hoạt động thanh toán quốc tế có doanh số năm sau luôn cao hơn so với năm trước: doanh số năm 2006 đạt 1.285 tỷ tăng 1.85 lần so với năm 2005,năm 2007 đạt 4.026 tỷ,tăng 213% so với năm 2006, năm 2008 đạt 16 tỷ VND tăng 232% so với doanh số 2007, đánh dấu bước phát triển vượt bậc trong hoạt động thanh toán quốc tế.
Đóng góp chủ yếu vào doanh số của hoạt động thanh toán quốc tế là dịch vụ chuyển tiền và L/C nhập: tỷ trọng chuyển tiền luôn luôn ở mức trên 30% và tỷ trong l/c nhập luôn trên 50%.
Đơn vị: Tỷ đồng
Đóng góp chủ yếu vào doanh số của hoạt động thanh toán quốc tế là dịch vụ chuyển tiền và L/C nhập: tỷ trọng chuyển tiền luôn luôn ở mức trên 30% và tỷ trong l/c nhập luôn trên 50%.
Cùng với sự phát triển đa dạng các sản phẩm dịch vụ thanh toán quốc tế, uy tín của Seabank ngày càng được nâng cao thể hiện ở sự hài lòng của khách hàng sử dụng dịch vụ thanh toán quốc tế và số lượng các ngân hàng có quan hệ đại lý tăng nhanh. Nhiều ngân hàng nước ngoài đã chủ động liên hệ để thiết lập quan hệ ngân hàng đại lý như Fortis Bank (Bỉ) Banco de Sabadel (Tây Ban Nha), Icrea de Banca (Italia)
2.2.4. Công tác phát triển mạng lưới chi nhánh
Trong 2 năm 2006 và 2007 mạng lưới hoạt động của Seabank đã được mở rộng cả về quy mô và vùng đại lý, Seabank đã mở rộng được 15 điểm giao dịch mới, đổi mới hoạt động của các quỹ tiết kiệm Hết năm 2008 SeABank đã có gần 70 điểm giao dịch tại các khu vực kinh tế trọng điểm trên cả nước, trong đó năm 2008 ngân hàng đã mở thêm 29 điểm giao dịch tại nhiều địa bàn mới cũng như các địa phương đã có điểm giao dịch của seabank. Đáp ứng nhu cầu phát triển ngày càng cao, seabank đặc biệt chú trọng mở rộng mạng lưới kênh phân phối để phục vụ khách hàng tốt hơn. Hàng loạt chi nhánh mới được khai trương tại Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Bắc Ninh ở phía Bắc; Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Vũng Tàu ở phía Nam và Đà Nẵng, Nha Trang ở miền Trung.Việc mở chi nhánh SeABank Đà Nẵng – chi nhánh đầu tiên tại miền Trung đã đánh dấu một bước phát triển mới nhằm phục vụ nhu cầu tài chính ngân hàng đa dạng của các khách hàng cá nhân và doanh nghiệp tại khúc ruột của Tổ quốc
Hoạt động phát triển mạng lưới cho thấy Seabank đang vươn ra rộng khắp cả nước sự thành công của hoạt động này không những đáp yêu cầu của nội tại ngân hàng mà còn đáp ứng sự phát triển của thị trường.
2.2.5. Công nghệ ngân hàng
Việc ứng dụng và phát triển các dịch vụ ngân hàng hiện đại là vấn đề tất yếu mang tính sống còn của các ngân hàng nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trong quá trình hội nhập. Năm 2006, SeABank đã mạnh dạn đầu tư mới phần mềm quản trị ngân hàng (Core Banking) T24 của hãng Temenos (Thuỵ Sĩ) - một trong những phần mềm hiện đại nhất hiện nay. Đây thực sự là một bước tiến quan trọng trong quá trình hiện đại hóa cơ sở hạ tầng công nghệ của SeABank. Hệ thống này sẽ là nền tảng công nghệ để SeABank nhanh chóng phát triển sản phẩm mới, kịp thời cải tiến các quy trình hiện đại để đáp ứng nhanh hơn các nhu cầu đa dạng và phong phú của thị trường thực hiện cam kết không ngừng phát triển, nâng cao uy tín trên thị trường trong nước và quốc tế.
Phiên bản mới nhất của phần mềm quản trị này với các tính năng tiên tiến như hỗ trợ đa máy chủ (Multi server), cho phép chạy trên nhiều máy chủ khác nhau, cải thiện đáng kể tốc độ hạch toán và truy xuất thông tin, tăng hiệu suất giao dịch. T24 cho phép thực hiện đồng thời tới 1000 giao dịch/giây, 110000 cùng truy cập và quản trị tới 50 triệu tài khoản khách hàng. T24 đặc biệt nổi trội với tính năng hỗ trợ thực hiện giao dịch qua hệ thống đến 24h/ngày, xoá bỏ tình trạng giao dịch qua hệ thống ngừng trệ trong thời gian quyết toán theo phương thức khoá ngày truyền thống.
Việc triển khai dự án này nằm trong kế hoạch phát triển toàn diện của SeABank, thể hiện bước đi đúng đắn của Ngân hàng Nhà nước về việc đổi mới và áp dụng công nghệ ngân hàng hiện đại. Phần mềm T24 không chỉ đáp ứng được nghiệp vụ kinh doanh hiện tại của ngân hàng mà đặc biệt còn mở còn mở ra một hướng phát triển các nghiệp vụ hiện đại trong tương lai. T24 cũng đem lại nhiều tiện ích cho khách hàng trong quá trình thực hiện các giao dịch với Ngân hàng. Điều này thực sự có ý nghĩa lớn trong việc làm thay đổi căn bản cơ cấu nguồn thu từ dịch vụ của ngân hàng. Hệ thống này sẽ là nền tảng công nghệ để SeABank nhanh chóng phát triển sản phẩm mới, kịp thời cải tiến các quy trình hiện đại để đáp ứng nhanh hơn các nhu cầu đa dạng và phong phú của thị trường thực hiện cam két không ngừng phát triển, nâng cao uy tín trên thị trường trong nước và quốc tế.
2.2.6. Kết quả hoạt động kinh doanh
Bảng : Kết quả hoạt động kinh doanh của Seabank từ 2006-2008
(đơn vị: tỷ đồng)
Chỉ tiêu
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
số tiền
So với 2006
số tiền
So với 2008
+/-
%
+/-
%
Doanh thu
629.2
984.93
355.73
56.53
1172.2
187.22
19.00
Chi phí
491.8
576.18
84.38
17.16
715.1
138.92
24.11
Lợi nhuận
137.04
408.75
271.35
198
457
48.25
12.00
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Seabank)
Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy trong các năm qua, tốc độ tăng trưởng hoạt động kinh doanh của Seabank liên tục tăng nhanh qua các năm, tốc độ tăng của tổng thu luôn lớn hơn của tổng chi: tổng lợi nhuận năm 2007 đạt 408.75 tỷ đồng tăng 271.35 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng là 198% so với năm 2006, đây có thể cho thấy là một con số tưởng cho thấy sự tăng trưởng vượt bậc. Tuy nhiên năm 2008 là một năm đầy sóng gió đối với nền kinh tế và do vậy, hoạt động kinh doanh của ngân hàng với vai trò là huyết mạch của nền kinh tế cũng không tránh khỏi những khó khăn nhất định, cụ thể, doanh thu tăng nhưng tốc độ tăng đã giảm đi so với năm 2007. Chi phí tăng lên đáng kể, có thể thấy cuộc chạy đua lãi suất giữa các ngân hàng vào những tháng đầu năm 2008 khiến ngân hàng phải chịu một chi phí trả lãi cao ngất ngưởng, đây là nguyên nhân chính khiến chi phí của ngân hàng tăng lên nhiều như vậy. Trong khi đó thì lãi suất cho vay ra chưa tăng kịp so với tốc độ tăng của lãi suất huy động. Tới cuối năm 2008, tình hình lãi suất đã bớt căng thẳng và dần dần bình ổn nhưng lại thật khó khăn khi tìm đầu ra cho số vốn huy động được, khi mà các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ. Kết quả là tuy vẫn thu được lợi nhuận nhưng lợi nhuận tăng rất ít, chỉ tăng 12% so với năm 2007, do tốc độ tăng của chi phí tăng nhanh hơn tốc độ tăng của doanh thu. Với kết quả kinh doanh nói trên, có thể nói rằng tuy trong năm 2008, lợi nhuận thu được là không cao, xong đó là những khó khăn chung mà ngân hàng phải gánh chịu trong thời kỳ khủng hoảng, nhìn chung Ngân hàng vẫn hoàn thành tốt công tác quản lý chi phí hoạt động tài chính của mình.
2.3. Thực trạng hoạt động chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp NHTMCP Đông Nam Á
2.3.1. Cơ sở xây dựng hệ thống chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp tại NHTMCP Đông Nam Á
- Căn cứ Điều lệ Ngân hàng TMCP Đông Nam Á;
- Căn cứ Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 về phân loại nợ. trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động Ngân hàng của tổ chức tín dụng; được sửa đổi, bổ sung bằng Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/04/2007;
- Căn cứ Quy chế cho vay đối với khách hàng của Ngân hàng TMCP Đông Nam Á kèm theo Quyết định 502/2007/QĐ-HĐQT ngà 12/11/2007 của Hội đồng quản trị Ngân hàng TMCP Đông Nam Á;
- Căn cứ vào tời trình phê duyệt của Hội đồng quản trị số 2560/TT-TGđ ngày 14 tháng 4 năm 2008 về chủ trương ban hành hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của NHTMCP Đông Nam Á.
Ngày 27-8-2008 Tổng giám đốc ngân hàng đưa ra Quyết định số 2687/2008/QĐ-TGĐ về việc ban han hành hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của Ngân hàng TMCP Đông Nam Á.
Sau một thời gian triển khai và chấm thử một số khách hàng, Phòng quản lý rủi ro đã phối hợp với phòng Điện toán Hội sở xây dựng và hoàn thiện module xếp hạng tín dụng nội bộ của Seabank trên phần mềm T24_ phần mềm quản trị ngân hàng (Core Banking) T24 của hãng Temenos (Thuỵ Sĩ).Phiên bản mới nhất của phần mềm quản trị này với các tính năng tiên tiến như hỗ trợ đa máy chủ (Multi server), cho phép chạy trên nhiều máy chủ khác nhau, cải thiện đáng kể tốc độ hạch toán và truy xuất thông tin, tăng hiệu suất giao dịch.Do đó, Tổng giám đốc yêu cầu các đơn vị trên toàn hệ thống SeaBank triển khai thực hiện xếp hạng tín dụng nội bộ theo” Hướng dẫn chấm điểm khách hàng” đi kèm công văn số 3260-CV-ĐNA về việc triển khai chấm điểm xếp hạng tín dụng nội bộ
2.3.2. Căn cứ xếp hạng tín dụng nội bộ
Hồ sơ pháp lý và ngành nghề kinh doanh của khách hàng;
Các chỉ tiêu kinh tế tài chính có liên quan đến hoạt động kinh doanh, tài sản, khả năng thực hiện nghĩa vụ theo cam kết của khách hàng;
Mức độ tín nhiệm của khách hàng trong các giao dịch với SeaBank và của các tổ chức tín dụng khác;
Chuyên viên khách hàng và thẩm định thu nhập các thông tin liên quan đến khách hàng vay, bao gồm cả các thông tin mang tính chất định tính và định lượng, so sánh với những tiêu chuẩn đã được xây dựng cho từng loại hình khách hàng, từng ngành nghề và tương ứng với từng quy mô doanh nghiệp để cho điểm từng chỉ tiêu;
Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ được xây dựng cho từng đối tượng khách hàng doanh nghiệp theo từng ngành nghề trên cơ sở hệ thống của chỉ tiêu tài chính và hệ thống chỉ tiêu phi tài chính;
Các thông tin phai tài chính sẽ phải được xác nhận bởi các tài liệu và thông tin lưu trong hồ sơ tín dụng .
2.3.3.Nội dung công tác chấm điểm tín dụng
2.3.3.1. Phần chỉ tiêu tài chính
Dưới đây là các tiêu chí được sử dụng trong phần đánh giá các chỉ số tài chính khi cho điểm tín dụng cho các DN vay vốn:
- Quy mô DN lớn, trung bình, nhỏ.
- Lĩnh vực:
+ Nông, lâm và ngư nghiệp
+ Thương mại và dịch vụ
+ Xây dựng
+ Sản xuất
Việc cho điểm các chỉ số tài chính trong từng lĩnh vực kinh doanh theo Quy định 57 của NHNN.
Seabank sử dụng 10 chỉ tiêu tài chính được tính dựa theo báo cáo tài chính để đánh giá năng lực tài chính của doanh nghiệp.
Chỉ tiêu Thanh khoản
Khả năng thanh khoản = Tài sản ngắn hạn/ Nợ ngắn ngắn hạn.
Khả năng thanh toán nhanh = ( Tài sản ngắn hạn – hàng tồn kho)/ Nợ ngắn hạn.
Chỉ tiêu hoạt động
Vòng quay hàng tồn kho = Giá vốn hàng bán/ Giá trị hàng tồn kho bình quân.
Vòng quay vốn lưu động = Doanh thu thuần / TSNH bình quân
Vòng quay các khoản phải thu= Doanh thu thuần/ Các khoản phải thu bình quân
Hiệu quả sử dụng tài sản cố định = Doanh thu thuần/ Giá trị còn lại của tài sản cố định bình quân.
Chỉ tiêu cân nợ
Hệ số tự tài trợ = Nguồn vốn chủ sở hữu/ Tổng nguồn vốn
Chỉ tiêu thu nhập
Tỷ suất lợi nhuận / Doanh thu
Thu nhập trước thuế/ Tổng tài sản ( ROA)
Tổng thu nhập trước thuế/ Nguồn vốn chủ sở hữu ( ROE)
Các thang điểm đối với các ngành nông lâm thuỷ sản, thương mại, sản xuất, xây dựng sẽ được trình bày ở phần I
2.3.3.2 Phần chỉ tiêu phi tài chính
Với phần mềm T24 Seabank đã xây dựng được một hệ thống các chỉ tiêu phi tài chính khá toàn diện.Bao gồm 24 chỉ tiêu và cách chấm điểm cụ thể như sau :
2.3.3.3. Xếp hạng
Đây là bước cuối cùng trong quá trình chấm điểm tín dụng trước khi cán bộ tín dụng lập tờ trình lên hội đồng tín dụng để xem xét phương án cho vay của doanh nghiệp. Bảng chấm điểm xếp hạng của Seabank cũng tương tự như bàng chấm điểm của một số ngân hàng khác nhưng tương đối khắt khe hơn. Việc thắt chặt công tác chấm điểm tín dụng cũng sẽ góp phần giảm bớt rủi ro tín dụng có thể xảy ra.
Bảng xếp hạng gồm các hạng sau được phân chia theo điểm:
Điểm
Xếp hạng
Rủi ro
> 92.4
AAA
Thấp
84.8 – 92.3
AA
Thấp
77.2 – 84.7
A
Thấp
69.6 – 77.1
BBB
Trung bình
62.0 – 69.5
BB
Trung bình
54.4 – 61.9
B
Trên trung bình
46.8 – 54.3
CCC
Cao
39.2 – 46.7
CC
Cao
31.6 – 39.1
C
Cao
< 31.6
D
Đặc biệt cao
2.3.3.4. Hướng dẫn chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp trên phần mềm T24 của Ngân hàng TMCP Đông Nam Á
2.3.3.5. Những trường hợp không phải thực hiện chấm điểm và xếp hạng khách hàng
Khách hàng có dư nợ tại thời điểm đánh giá mà khoản nợ này trước đây đã được SeABank xử lý nợ bằng quỹ dự phòng rủi ro ( hạng D)
Khách hàng bị âm vốn chủ sở hữu hoặc kinh doanh thua lỗ trong năm tài chính gần nhất ( hạng D)
Khách hàng có nợ quá hạn trên 360 ngày tại thời điểm đánh giá ( hạng D)
Khách hàng có dư nợ đảm bảo 100% bằng sổ tiết kiệm do SeABank phát hành hoặc đảm bảo 100% bằng tiền trên tài khoản tiền gửi tại SeABank;
Khách hàng mới thành lập, hoạt động chưa đủ năm, chưa có báo cáo tài chính; hoặc khách hàng mới thành lập, đã có báo cáo tài chính nhưng trên báo cáo tài chính không có số đầu kỳ. Đối với nhóm khách hàng này, các đơn vị chấm điểm xếp ngay các khách hàng vào hạng mục rủi ro trung bình ( hạng BB);
Khách hàng chỉ có các khoản vay bằng nguồn vốn tài trợ uỷ thác của bên thứ ba mà bên thứ ba cam kết chịu toàn bộ trách nhiệm xử lý rủi ro khi xảy ra;
2.3.3.6 . Thời gian, quy trình đánh giá, xếp loại khách hàng
Định kỳ, đơn vị kinh doanh tổ chức chấm điểm và xếp hạng khách hàng trên cơ sở báo cáo tài chính năm gần nhất và các thông tin cập nhập nhất thu thập được liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng.
Đối với khách hàng đã có dư nợ tại SeaBank sẽ được các đơn vị kinh doanh thực hiện chấm điểm và xếp hạng khách hàng vào mỗi quý một lần và được thực hiện trong thời gian 3 ngày làm việc đầu tiên của tháng tiếp theo của mỗi quý dực trên các số liệu và thông tin tại thời điểm cuối mỗi quý hoặc cuối ngày 30/11 ( đối với kỳ chấm điểm xếp hạng của quý IV). Riêng đối với Quý IV các đơn vị kinh doanh thực hiện chấm điểm và xếp hạng khách hàng xong trước ngày 3 tháng 12.
Trường hợp khách hàng lần đầu tiên đặt quan hệ tín dụng với SeABank và trường hợp khách hàng có kỳ chấm điểm gần nhất cách thời điểm vay vốn quá 3 tháng, các đơn vị kinh doanh thực hiện ngay việc chấm điểm, xếp hạng khách hàng. Các lần chấm điểm và xếp hạng tương tự đinh kỳ như với khách hàng đã dư nợ tại SeABank.
Đối với khách hàng đã có quan hệ tín dụng tại nhiều Đon vị kinh doanh trong hệ thống SeABank thì từng Đơn vị kinh doanh thực hiện độc lập chấm điểm và xếp hạng khách hàng. Nếu kết quả xếp hạng tại các Đơn vị kinh doanh có sự khác biệt nhau thì hạng của khách hàng này tại toàn hệ thống SeABank được lấy theo kết quả của Đơn vị kinh doanh xếp hạng thấp nhất
Sau mỗi kỳ xếp hạng, các đơn vị chấm điểm phải gửi báo cáo kết quả xếp hạng khách hàng theo mẫu của Ngân hàng thông qua phông quản lý rủi ro Hội sở trước ngày 10 của tháng tiếp theo mỗi quý.Riêng quý IV, các đơn vị chấm điểm phải gửi báo cáo trước ngày 10 của tháng 12.
2.3.4. Đánh giá công tác chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp tại NHTMCP Đông Nam Á
Ngân hàng Seabank mới triển khai chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng nội bộ được gần 2 năm và đến năm 2008 mới bắt đầu áp dụng phần mềm T24 để chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong năm 2008 đã sở hữu 51000 khách hàng bao gồm khách hàng doanh nghiệp, khách hàng tư nhân,trong số đó bao gồm gần 55% là khách hàng doanh nghiệp. Nhưng không phải tất cá khách hàng doanh nghiệp của Seabank đều được chấm điểm và xếp hạng. Bởi vì quy mô của Seabank ngày càng mở rộng và ngày càng có những khách hàng mới vì vậy ngân hàng không thu thập đủ thông tin .Ngược lại, một số doanh nghiệp khác là khách hàng cũ nhưng do có nợ xấu vượt quá chỉ tiêu ngân hàng quy định nên không chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp đó nữa và mặc định đánh giá vào hạng D. Trong số 55% khách hàng doanh nghiệp của Ngân hàng thì ngân hàng chỉ xếp hạng được gần 85% số doanh nghiệp trên. Tuy vậy, kết quả hoạt động tín dụng cho thấy kết quả chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp của ngân hàng phản ánh khá đúng tình hình hoạt động, khả năng tài chính của các doanh nghiệp. Trong số doanh nghiệp được xếp hạng thì các doanh nghiệp xếp hạng BBB chiếm tới 35.22 %, 14.35% doanh nghiệp xếp loại AAA, xấp xỉ 16% doanh nghiệp xếp hạng CC, và rất ít doanh nghiệp xếp hạng D.Số phần trăm còn lại được xếp theo các thứ hạng AA,A,BB,B,CCC,C lần lượt là 8%, 7.5%, 5%, 5.5%, 4%, 4%. Dưới đây là một số doanh nghiệp được chấm điểm và xếp hạng tín dụng của các doanh nghiệp này:
2.3.4.1. Một số doanh nghiệp được Ngân hàng chấm điểm, xếp hạng tín dụng và chính sách đảm bảo tiền vay đối với hạng
Khách hàng
Quy mô
Tổng điểm
Xếp hạng
Ngành nông-lâm- ngư nghiệp
Công ty cổ phần nông lâm hoá vàng
Vừa
48.8
CCC
Ngành thương mại-dịch vụ
CT TNHH TM Sài Gòn Ban Mai
Lớn
78.2
A
CT CP Hỗ trợ PT tin học HiPT
Nhỏ
55.6
B
CT TNHH COSH
Nhỏ
69.6
BBB
TT Kỹ thuật lợn giống TW
Vừa
63.4
BB
Ngành xây dựng
CT Sông Đà 1
Lớn
93
A
CT Thi công cơ giới 1
Lớn
83.2
AA
CT Xây dựng và thương mại
Lớn
70.3
BBB
CT Bê tông XD Hà Nội
Lớn
78.5
A
Công ty xây dựng số 1
Lớn
82.09
A
CT công trình đường sắt
Vừa
30.06
D
CT cổ phần Sông Đà 11
Lớn
86
AA
CT PT KT Xây dựng
Lớn
70.05
BBB
CT Sông Đà 9
Lớn
60
B
CT xây dựng số 3 Hà Nội
Lớn
42.5
CC
CT CP ĐTXD và XNK Phục Hưng
Lớn
38.8
C
Ngành công nghiệp
Tổng ctxdcnvn(trung tâm xnk)
Lớn
93
AAA
CT CP Vật tư bao bì
Nhỏ
55.87
B
Trên đây là bảng tổng hợp điểm của một số doanh nghiệp là khách hàng tại NHTMCP SeaBank, trong số 17 doanh nghiệp lấy làm ví dụ trên có 1 doanh nghiệp được xếp hạng AAA, 2 doanh nghiệp xếp hạng AA, 4 doanh nghiệp xếp hạng A. Đối với công ty doanh nghiệp được xếp hạng A trở lên ngân hàng ưu tiên đáp ứng nhu cầu tín dụng với ưu đãi về lãi suất, thời gian. Seabank sẽ xem xét cho vay không cần tài sản đảm bảo đến mức tối đa theo quy định hiện hành về cho vay và đảm bảo tiền vay. Được áp dụng các ưu đãi khác của Ngân hàng như chương trình Doanh nghiệp vàng, áp dụng phí linh hoạt cho tất cả các loại phí. Như Tổng CTXDCNVN(trung tâm xnk) dư nợ ngắn hạn tăng từ 20,234 (cuối năm 2007) tỷ đồng lên 32,54 tỷ đồng tính đến cuối tháng 3 năm 2008 với lãi suất ưu đãi là 0.82%/tháng. Ngược lại với doanh nghiệp xếp hạng D là Công ty công trình đường sắt, rõ ràng là tình hình tài chính, khả năng trả nợ, uy tín trong quan hệ tín dụng với chi nhánh.... của doanh nghiệp đang gặp vấn đề và ngân hàng đã chủ động yêu cầu Công ty công trình đường sắt theo dõi và thu nợ. Trong 3 tháng đầu năm Seabank không cho vay dài hạn với công ty này, với cho vay ngắn hạn, Seabank vẫn tiếp tục cho công ty này vay để đáp ứng nhu cầu vốn lưu động nhưng Ngân hàng cũng chủ động thu nợ ngay, số cho vay trong tháng ( 2,76 tỷ đồng ) không vượt quá số thu nợ trong tháng ( 2,96 tỷ đồng ). Nhưng về lâu dài, nếu công ty này không cải thiện được tình hình tài chính thì ngân hàng sẽ tiến hành mọi biện pháp để thu nợ. Doanh nghiệp xếp hạng C là CT CP ĐTXD và XNK Phục Hưng, trong 3 tháng gần đây dã gia hạn lãi đến 2 lần tất cả số dư nợ tại chi nhánh tức là trong 2 lần đó Công ty này chưa trả được 1 đồng lãi nào cho chi nhánh. Rõ ràng công ty này đang hoạt động không tốt và Ngân hàng đã xác định đây là đối tượng khách hàng có khả năng gặp rủi ro nên trong tháng 3, Ngân hàng đã không cho khách hàng vay thêm. Đối với Công ty TNHH COSH, CT Xây dựng và thương mại, Công ty PTKT Xây dựng là những khách hàng được xếp hạng BBB, Ngân hàng có thể mở rộng tín dụng, không hoặc hạn chế các điều kiện ưu đãi. Nhưng đến những doanh nghiệp hạng BB như công ty TT Kỹ thuật lợn giống TW thì Seabank đã hạn chế mở rộng tín dụng, chỉ tập trung vào tín dụng ngắn hạn với các biện pháp bảo đảm tiền vay hiệu quả và chú trọng kiểm tra tình hình sử dụng vốn vay, tình hình TSĐB trong công tác thu hồi nợ. Những doanh nghiệp còn lại được xếp hạng B, Ngân hàng hạn chế nở rộng tín dụng, tập trung thu hồi vốn, tăng cường kiểm tra khách hàng để thu nợ và giám sát hoạt động
2.3.4.2 Ưu điểm
SeABank đã áp dụng phần mềm để chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp phần mềm T24. Phiên bản mới nhất của phần mềm quản trị này với các tính năng tiên tiến như hỗ trợ đa máy chủ (Multi server), cho phép chạy trên nhiều máy chủ khác nhau, cải thiện đáng kể tốc độ hạch toán và truy xuất thông tin, tăng hiệu suất giao dịch. T24 cho phép thực hiện đồng thời tới 1000 giao dịch/giây, 110000 cùng truy cập và quản trị tới 50 triệu tài khoản khách hàng. T24 đặc biệt nổi trội với tính năng hỗ trợ thực hiện giao dịch qua hệ thống đến 24h/ngày, xoá bỏ tình trạng giao dịch qua hệ thống ngừng trệ trong thời gian quyết toán theo phương thức khoá ngày truyền thống.
Như vậy với tính năng nổi trội của phần mềm T24, công tác chấm điểm và xếp hạng doanh nghiệp của SeABank được rút ngắn về mặt thời gian và chất lượng.Phần mềm T24 chấm điểm chú trọng chấm điểm dựa vào chỉ tiêu tài chính, chỉ tiêu phi tài chính và kết hợp với chỉ tiêu lịch sử quan hệ tín dụng của khách hàng với ngân hàng. Nhóm các chỉ tiêu: tình hình phát sinh nợ quá hạn, số lần khách hàng gia hạn nợ hoặc điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, số lần chậm trả lãi vay, mức độ hoạt động của tài khoản tiền gửi...được phần mềm tính điểm với trọng số cao
Rõ ràng việc sử dụng phần mềm T24 đã làm cho các cán bộ tín dụng bị động trước những chỉ tiêu tài chính và phi tài chính. Điều đó giảm thiểu rủi ro các cán bộ tín dụng gian lận kết nối với khách hàng để chấm điểm và xếp hạng những khách hàng không đủ chỉ tiêu mà vẫn đạt điểm cao và xếp hạng cao do các cán bộ tín dụng tự điều chỉnh các chỉ tiêu.
Hơn nữa, khi sử dụng phần mềm T24 thì vừa mang tính sử dụng và tính ứng dụng, Tính sử dụng của phần mềm là con người không thể khống chế, điều chỉnh theo ý của mình. Khi các cán bộ tín dụng nhập số liệu các chỉ tiêu vào thì phần mềm tự động chạy tổ hợp các chỉ tiêu với nhau để đưa ra kết quả cuối cùng. Phần mềm T24 không mang tính cứng nhắc rập khuôn. Đặc biệt phần mềm T24 áp dụng trong công tác chấm điểm và xếp hạng doanh nghiệp đặc biệt có ý nghĩa sau khi chấm điểm thì được phân quyền cấp giới hạn tín dụng.Các giám đốc các chi nhánh được phân quyền quyết định mức giới hạn tín dụng cho vay với kết quả xếp hạng AAA, AA, BBB,.của từng doanh nghiệp cụ thể
( Bảng phân quyền phê quyết tín dụng cho giám đốc các đơn vị kinh doanh được đính kèm ở trang sau)
Như vậy, Sử dụng phần mềm T24 dùng để chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng một cách có hệ thống được lưu trữ tại trụ sở sẽ nâng cao chất lượng tín dụng của ngân hàng, tạo dễ dàng và hiệu quả trong việc quản lý. Mặt khác nó cũng phục vụ cho các giao dịch lần sau của doanh nghiệp với ngân hàng. Khai thác những thông tin của những hồ sơ khách hàng đã được xếp hạng làm cơ sở, làm nguồn cho việc kiểm tra, giám sát doanh nghiệp trong quá trình sử dụng vốn.
2.3.4.3 Nhược điểm
Bên cạnh những ưu điểm trên, thì do công tác chấm điểm và xếp hạng doanh nghiệp cũng chỉ mới được triển khai tại ngân hàng SeABank do đó cũng còn hạn chế, thiếu sót, ảnh hưởng đến chất lượng của việc xếp hạng. Đó là những nhược điểm mà ngân hàn sẽ phải cố gắng khắc phục trong thời gian tới để nâng cao chất lượng đánh giá hơn nữa, từ đó nâng cao hiệu quả trong việc thẩm định vay vốn.
Thứ nhất, Việc sử dụng phần mềm T24 mang tính vượt trội cao nhưng ở đây vẫn cón sử dụng bàn tay của các cán bộ tín dụng,tức là vẫn còn khả năng tiềm ẩn rủi ro.Khi nhập số liệu vào phần mềm T24 thì không ai có thể khống chế và điều chỉnh được nhưng cán bộ tín dụng có thể điều chỉnh được từ đầu bằng những số liệu ảo.Chỉ có thể chính xác khi những số liệu về kết quả tài chính và phi tài chính là minh bạch trên thị trường và được kiểm toán hoặc có bên thứ 3 theo dõi công chứng.
Thứ hai, về nội dung của công tác chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp. Ngân hàng đưa ra 24 chỉ tiêu phi tài chính là quá nhiều để phản ánh môi trườn kinh doanh của doanh nghiệp; triển vọng phát triển của doanh nghiệp; vị thế; các đối thủ cạnh tranh; khả năng quản lý của ban lãnh đao;.Tuy có nhiều chỉ tiêu phi tài chính nhưng chủ yếu là các chỉ tiêu định tính, làm cho các chỉ tiêu phi tài chính chưa phản ánh một cách chính xác về doanh nghiệp.
Thứ ba, đó là khả năng, trình độ của cán bộ tín dụng. Do không được đào tạo trong việc chấm điểm tín dụng nên các cán bộ tín dụng còn bỡ ngỡ, thiếu kinh nghiệm trong việc thu thập xử lý thông tin để đánh giá doanh nghiệp, đặc biệt là trong đánh giá các chỉ tiêu phi tài chính
Thứ tư, Mặc dù chỉ số tín dụng của các doanh nghiệp được đánh giá là khá tốt, nhưng việc dựa vào các chỉ tiêu tài chính để kết luận độ tin cậy chỉ số tín nhiệm tín dụng doanh nghiệp lại chưa phản ánh đúng thực tế.
Để xếp hạng, một trong những vấn đề Ngân hàng quan tâm khi “chấm điểm” là chỉ tiêu tài chính. Trong đó, Ngân hàng dựa vào các thông số như: chỉ tiêu thanh khoản (khả năng thanh toán ngắn hạn, dài hạn); chỉ tiêu hoạt động (vòng quay hàng tồn kho, kỳ thu tiền bình quân, hiệu quả sử dụng tài sản); chỉ tiêu cân nợ (nợ phải trả/tổng tài sản, nợ phải trả/nguồn vốn chủ sở hữu, nợ không đủ tiêu chuẩn/tổng dư nợ ngân hàng) và chỉ tiêu lợi nhuận (tổng lợi nhuận sau thuế/doanh thu, tổng lợi nhuận sau thuế/tổng tài sản).
Tuy nhiên, tất cả những chỉ tiêu này không phản ánh được mức độ tín nhiệm theo kỳ vọng mà Ngân hàng muốn thể hiện qua công bố của mình. Chúng cũng chưa tạo được sự khác biệt và độ sâu phân tích chỉ tiêu tài chính khi đánh giá xếp hạng tín dụng doanh nghiệp mà cụ thể ở đây là phân loại hệ số nợ theo phân ngành.
Một câu hỏi đặt ra “Để đánh giá chỉ số xếp hạng tín dụng doanh nghiệp, Ngân hàng đã phân biệt được tín dụng dài hạn và tín dụng ngắn hạn của doanh nghiệp chưa?”
Đơn cử, đối với doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp nặng thì phải phân biệt tín dụng trung, dài hạn và tín dụng ngắn hạn. Mặc dù hệ số nợ của doanh nghiệp có thể thấp nhưng tỷ trọng nợ ngắn hạn cao so với tổng tài sản thì đó là một bất cập.
Điều này cho thấy có hai khả năng: một là doanh nghiệp đã dùng vốn ngắn hạn (lưu động) đầu tư vào tài sản cố định, trong trường hợp tài sản cố định lớn hơn vốn chủ sở hữu và vốn vay trung dài hạn. Hai là, vốn lưu động đã không được sử dụng hiệu quả vì thừa vốn lưu động, thực tế doanh nghiệp hoạt động trong ngành công nghiệp nặng thì tỷ trọng vốn lưu động rất thấp so với vốn trung và dài hạn. Rất có thể, khi tính chung hệ số nợ/tổng tài sản thì tình hình tài chính doanh nghiệp đó rất tốt nhưng nếu tính về khả năng thanh toán thì lại có vấn đề.
Tương tự như vậy, doanh nghiệp hoạt động thương mại chủ yếu hoạt động bằng nguồn vốn ngắn hạn nhưng tỷ trọng nợ dài hạn cao hơn tỷ trọng nợ ngắn hạn thì đó cũng là điều không bình thường trong sử dụng nguồn vốn.
Một vấn đề nữa, đó là Ngân hàng cũng đề cập đến thông số “nợ không đủ tiêu chuẩn/tổng dư nợ ngân hàng” để làm cơ sở chấm điểm độ tin cậy tín dụng của doanh nghiệp nhưng như thế nào là “nợ không đủ tiêu chuẩn”?
Thực tế hiện nay, việc phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tại các ngân hàng được thực hiện theo điều 7 của Quyết định 493/QĐ - Ngân hàng Nhà nước nhưng mới chỉ có một ngân hàng thực hiện theo điều 7, phần lớn các ngân hàng đều thực hiện theo điều 6.
Thực hiện theo điều 6 thì độ tín nhiệm tín dụng của doanh nghiệp thấp hơn so với điều 7 trong khi Ngân hàng vẫn “chấm” theo điều 6, sẽ rất khó kết luận là doanh nghiệp đó có độ tín nhiệm tín dụng cao.
Bởi vậy, Ngân hàng muốn có độ tín nhiệm cho doanh nghiệp mình đã xếp hạng thì cần phải mổ xẻ kỹ hơn về các chỉ tiêu nói trên.
2.3.4.3 Nguyên nhân
* Nguyên nhân từ phía Ngân hàng.
Các cán bộ tín dụng còn hạn chế về kinh nghiệm. Ta có thể nhận thấy công việc thẩm định, đánh giá và chấm điểm tín dụng của doanh nghiệp là công việc đòi hỏi sự cẩn thận, chính xác, có trình độ hiểu biết và đặc biệt là có kinh nghiệm. Tuy nhiên, hiện nay tuổi đời của các cán bộ ngân hàng là rất trẻ, chưa đủ kinh nghiệm. Nguồn nhân lực cũ có kinh nghiệm thì lại thiếu khả năng hội nhập, thích ứng kém với sự thay đổi của thị trường.
Nguồn thông tin phong phú chưa được khai thác triệt để. Ngân hàng hiện nay chưa thiết lập được hệ thông tin với các tổ chức cần thiết ngoài doanh nghiệp như người cung cấp, khách hàng của doanh nghiệp, cơ quan thuế... ngoài ra còn có những nguồn thông tin khác từ báo chí, tài liệu cũng chưa được để ý quan tâm đúng mức. Trong khi đó ngân hàng cũng mới chỉ dành sự quan tâm cho các báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Trong nội bộ ngân hàng, hệ thống mạng thông tin không phát huy được hiệu quả khi mà thông tin không được tổng hợp thành hệ thống mà phân bố rải rác khắp các phòng ban, gây khó khăn cho việc thống kê, phân tích.
* Nguyên nhân khách quan
Tác động của nền kinh tế thị trường. Trong thời kỳ bao cấp, nguồn vốn tín dụng chủ yếu là từ ngân sách nhà nước, do đó nó không đòi hỏi chấm điểm hay xếp hạng. Nhưng trong thời kỳ kinh tế thị trường thì ngân hàng hoạt động độc lập, ngân hàng phải tự mình nâng cao chất lượng tín dụng, vì vậy việc chấm điểm tín dụng là hoàn toàn cần thiết. Tuy nhiên quá trình này còn mới mẻ nên trong thời gian ngắn nó chưa thể hoàn thiện và đầy đủ.
Mặt khác, hiện nay số lượng các doanh nghiệp tăng lên một cách ồ ạt, nó kéo theo sự đòi hỏi về vốn, khiến cho ngân hàng khó khăn trong việc thu thập thông tin để đưa ra quyết định cho vay vốn hay không.
Bên cạnh đó thị trường chứng khoán cũng là nơi cung cấp tin tức chất lượng, quan trọng của doanh nghiệp cho ngân hàng. Tuy nhiên ở Việt Nam thì thị trường chứng khoán mới thành lập, các công ty niêm yết còn chưa nhiều, từ đó ngân hàng chưa có được một nguồn thông tin quan trọng.
Tác động từ phía doanh nghiệp. Doanh nghiệp cung cấp thông tin cho ngân hàng có thể là những thông tin thiếu độ chính xác, thiếu trung thực và không phản ánh đúng tình hình hoạt động của doanh nghiệp.
Chế độ kiểm toán, thống kê chưa hoàn thiện. Hiện nay các chỉ số trung bình ngành vẫn chưa được các cơ quan thống kê cung cấp, trong khi đó phép so sánh này lại có ý nghĩa quan trọng khi nó cho biết vị thế của doanh nghiệp trong ngành, cho biết khả năng phát triển của doanh nghiệp.
Hệ thống pháp lý còn chưa đồng bộ và hoàn thiện, nhiều thủ tục còn mang tính hành chính, các văn bản xây dựng không nhất quán, gây trở ngại cho hoạt động xếp hạng của ngân hàng về mặt pháp lý.
Kết luận chương 2: Thông qua chương 2, cho ta thấy rõ thực trạng chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Đông Nam Á. Bao gồm số doanh nghiệp được chấm điểm, xếp hạng. Quy mô tín dụng đối với các doanh nghiệp đã chấm điểm, xếp hạng. Chất lượng chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp. Những thành tựu đã đạt , những hạn chế cần khắc phục được đặt ra cho toàn bộ hệ thống SeaBank. Từ đó đưa ra được các biện pháp khắc phục và nâng cao chất lượng chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp ở SeABank.
CHƯƠNG 3
ĐỀ XUẤT HOÀN THIỆN CHẤM ĐIỂM TÍN DỤNG VÀ XẾP HẠNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐÔNG NAM Á
3.1 Mục tiêu, phương án hoạt động trong thời gian tới
3.1.1 Mục tiêu.
Xây dựng Ngân hàng TMCP Đông Nam Á thành một trong 5 Ngân hàng cổ phần có uy tín, phát quy mô lớn nhất của Việt Nam, có công nghệ phù hợp để phát triển ổn định, bền vững, an toàn và có hiệu quả nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh trong quá trình hội nhập quốc tế theo các mục tiêu cụ thể:
- Tái cơ cấu tổ chức và chuẩn mực quản lý, đặc biệt là các bộ phận chức năng quản lý rủi ro, quản lý tài sản nợ - có, giám sát và kiểm toán nội bộ, quản lý vốn đầu tư. Xây dựng dội ngũ cán bộ nhân viên có kiến thức, có tâm huyết, tác phong văn minh lịch sự đáp ứng được yêu cầu phát triển của Ngân hàng trong quá trình hội nhập.
- Nâng cao năng lực quản trị điều hành nhằm đảm bảo hoạt động vững mạnh, an toàn, hiệu quả.
- Tăng vốn điều lệ; Đầu tư công nghệ, cơ sở vật chất Ngân hàng nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ và tạo niềm tin với khách hàng.
3.1.2 Phương án hoạt động.
3.1.2.1 Tăng vốn cổ phần, cơ cấu lại vốn chủ sở hữu nhằm tăng thêm quy mô hoạt động, tiềm lực tài chính và khả năng cạnh tranh thị trường.
Với các giải pháp nhằm nâng cao năng lực quản trị điều hành của các ngân hàng thương mại, Ngân hàng Nhà nước sẽ từng bước sắp xếp (hợp nhất, sát nhập) các Ngân hàng cổ phần có mức vốn tự có thấp, hoạt động kém hiệu quả để hình thành các ngân hàng thương mại cổ phần có tầm vóc lớn hơn, đủ sức cạnh tranh trong quá trình hội nhập. Vốn tự có vì vậy trở thành một trong những điều kiện tiên quyết cho sự tồn tại và phát triển trong cơ chế cạnh tranh giữa các ngân hàng. Lộ trình của quá trình tăng vốn bắt đầu từ năm 2006. Đến nay vốn điều lệ của Seabank la 4068 tỷ.Mục tiêu đến 2009 là 6000 tỷ
3.1.2.2. Tăng nguồn vốn huy động.
Tổng nguồn vốn của Seabank đến cuối năm 2009 phấn đấu đạt 31900 tỷ. Vốn hoạt động chủ yếu được huy động từ các nguồn sau:
- Nguồn vốn từ các tổ chức kinh tế:
- Nguồn vốn từ dân cư :
- Nguồn vốn từ các tổ chức tín dụng khác:
- Nguồn vốn đồng tài trợ và uỷ thác đầu tư:
- Các nguồn vốn khác:
Trong đó đặc biệt chú trọng nguồn vốn huy động từ các tổ chức kinh tế và dân cư, các tổ chức tín dụng. Đây sẽ là nguồn vốn an toàn và ổn đinh đóng vai trò chủ chốt của Seabank đáp ứng yêu cầu vốn ngày càng lớn của khách hàng, tăng hiệu quả kinh tế và cũng nâng cao hình ảnh, uy tín của Seabank đối với khách hàng.
3.1.2.3. Hoạt động tín dụng và đầu tư.
Đứng trước tiến trình hội nhập quốc tế, sự xâm nhập của các Ngân hàng nước ngoài và sự đổi mới của ngân hàng trong nước, việc xác định thị trường, đối tượng khách hàng và các sản phẩm phù hợp là một điều kiện tiên quyết đảm bảo sự phát triển an toàn và ổn định của mỗi ngân hàng.
Về thị trường, trong kế hoạch các năm tới, với những điều kiện về nhân lực và khả năng quản lý hiện có, Seabank sẽ tập trung khai thác những lợi thế của thị trường các đơn vị tỉnh thành phố trung tâm đang có tốc độ phát triển rất mạnh mẽ là trung tâm, nơi phát triển một số tỉnh, thành phố lân cận đủ để Seabank có thể đẩy mạnh phát triển các sản phẩm cho vay, dịch vụ mới đa dạng và tiên tiến.
Đối tượng khách hàng, Seabank chủ trương phân đoạn trị trường để khai thác tốt nhất nhu cầu của từng nhóm khách hàng
Cho vay các doanh nghiệp lớn: Trước hết là các doanh nghiệp thuộc ngành Vận tải biển Việt Nam, Bưu chính viễn thông, Dầu khí, Hàng không, Điện lực. Đây là đối tượng cho vay tương đối an toàn, quá trình quản lý món vay không phức tạp.
Cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ, dân cư: Mặc dù đây là đối tượng khách hàng có độ rủi ro cao trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế, tuy nhiên phù hợp với qui mô về vốn, khả năng đáp ứng yêu cầu của khách hàng, lãi suất cho vay phù hợp với nguồn vốn huy động của Seabank. Nếu chúng ta có cơ chế và biện pháp quản lý tốt thì không những hạn chế được rủi ro mà còn thông qua việc cấp tín dụng cho đối tượng khách hàng này, sẽ phát triển được thêm các dịch vụ như thanh toán, kinh doanh ngoại tệ, bảo lãnh...
3.1.2.4. Phát triển dịch vụ và kinh doanh ngoại tệ.
Mục tiêu hàng năm của ngân hàng là tăng lợi nhuận và giá trị của cổ phiếu, vì vậy để đạt được kế hoạch tăng lợi nhuận, không chỉ đẩy dư nợ tín dụng tăng lên tương ứng mà phải phát triển các dịch vụ ngân hàng đa dạng, chất lượng cao để đáp ứng đầy đủ nhu cầu của khách hàng về tiền gửi, tiền vay, thanh toán trong nước và quốc tế, mua bán ngoại tệ.
- Hoàn thiện và nâng cao chất lượng các dịch vụ:
- Triển khai các dịch vụ: dịch vụ tư vấn, môi giới, cho thuê kho két, bảo hiểm... trả lương cho CBCNV các doanh nghiệp.
- Nghiên cứu triển khai hoặc hợp tác với các tổ chức tín dụng khác triển khai phương thức thanh toán hiện đại như thanh toán điện tử, thanh toán thẻ... phù hợp với xu thế phát triển của nền kinh tế và nhu cầu của người sử dụng.
- Về hoạt động kinh doanh ngoại tệ: Ngoài việc mua bán ngoại tệ đáp ứng yêu cầu thanh toán và trả nợ vay của khách hàng, Ngân hàng sẽ đẩy mạnh hoạt động này dưới hình thức kinh doanh USD - đồng; USD và các ngoại tệ khác.
3.1.2.5.Phát triển mạng lưới.
Mục tiêu phát triển mạng lưới.
- Tăng cường huy động vốn nhằm đáp ứng nhu cầu mở rộng đầu tư và các hoạt động kinh doanh khác.
- Thực hiện định hướng phát triển tín dụng tiêu dùng, tín dụng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Phát triển các dịch vụ Ngân hàng, tăng cường hình ảnh của Seabank.
3.1.2.6. Phát triển nguồn nhân lực.
Mục tiêu nhiệm vụ.
Con người là nhân tố quyết định trong việc thực hiện chiến lược kinh doanh. Cần phải xây dựng một đội ngũ cán bộ nhân viên có trình độ, năng lực và tâm huyết với Ngân hàng, chấp nhận mọi thách thức để đưa Ngân hàng đến thành công. Đội ngũ nhân viên cần đáp ứng sự đòi hỏi ngày càng cao về chất lượng sản phẩm dịch vụ của các khách hàng lớn. Đồng thời, có khả năng tiếp cận với các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ để hướng dẫn họ sử dụng các sản phẩm, dịch vụ của Ngân hàng.
Seabank phải xây dựng được hệ thống quản trị nguồn nhân lực như sau:
- Phân tích cấu trúc hệ thống nhân sự bao gồm cả hiện tại và dự báo phát triển theo chiến lược kinh doanh, từ đó đưa ra mô hình tổ chức bộ máy, nhu cầu về nguồn nhân lực trong từng giai đoạn và kế hoạch tuyển dụng, quy hoạch cán bộ, đào tạo cán bộ trong từng thời kỳ.
- áp dụng hệ thống lương, phúc lợi, khen thưởng để có sự công bằng trong nội bộ, thu hút, động viên và phát huy tối đa khả năng của mỗi cán bộ, nhân viên và có tính cạnh tranh với thị trường bên ngoài.
- Thiết lập chỉ tiêu và xét duyệt mức độ hoàn thành công việc của nhân viên
- Xây dựng chính sách định hướng nghề nghiệp và phát triển nhân viên.
3.2. Giải pháp nâng cao chất lượng chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp
3.2.1. Về hệ thống chấm điểm, xếp hạng.
3.2.1.1. Chỉnh sửa hệ thống.`
+ Điều chỉnh tỷ trọng các chỉ tiêu: Các chỉ tiêu định tính, phi tài chính là những chỉ tiêu quan trọng, phàn ánh khả năng triển vọng phát triển của doanh nghiệp, vị thế của doanh nghiệp. Đặc biệt là với những món vay có thời gian dài thì các chỉ tiêu phi tài chính này lại thể hiện rõ nét khả năng tài chính của doanh nghiệp. Tuy nhiên, hiện nay các chỉ tiêu này lại không được quan tâm đúng mức, chỉ tiêu này chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ, không đúng với tầm ảnh hưởng của nó đối với doanh nghiệp. Vì vậy cần điều chỉnh sao cho tỷ trọng của nó phù hợp, đúng đắn hơn.
+ Trong 10 chỉ tiêu được sử dụng để đánh giá vẫn còn có quan hệ với nhau mà không hoàn toàn độc lập, do đó việc sử dụng cả 10 chỉ tiêu là không cần thiết.Ví dụ như Techcombank chỉ sử dụng 5 chỉ tiêu để đánh giá:
Nhóm chỉ tiêu thanh toán: khả năng thanh toán ngắn hạn, khả năng thanh toán nhanh.
Nhóm chỉ tiêu cân nợ: Tỷ số nợ = Tổng nợ/ Tổng nguồn vốn.
Nhóm chỉ tiêu khả năng sinh lời: Lợi nhuận ròng,
Tỷ suất lợi nhuận ròng/ Vốn chủ sở hữu.
+ Bổ sung: Có những chỉ tiêu thay đổi khi mà nền kinh tế có sự thay đổi. Có những chỉ tiêu cũng quan trọng không kém những chỉ tiêu đã được đưa ra để đánh giá chấm điểm như chỉ tiêu về trình độ khoa học công nghệ,...lại chưa được đưa ra. Một doanh nghiệp có khả năng ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến của thế giới thì có khả năng cạnh tranh cao, có tiềm năng phát triển lớn.
3.2.1.2. Xem xét, ban hành quy trình chấm điểm, xếp hạng
+ Bộ phận chấm điểm: Hiện tại ta có thể thấy phòng quản lý rủi ro hoàn toàn tách bạch với phòng kinh doanh, do đó cần phải có sự trao đổi thông tin khách hàng giữa hai phòng nhằm đem lại hiệu quả cho quá trình chấm điểm tín dụng. Mỗi cán bộ tín dụng nên chuyên trách một mảng lĩnh vực, ngành nghề để chuyên sâu hơn và tránh ôm đồm.
+ Về lưu trữ kết quả: Công tác lưu trữ kết quả nên để cho phòng quản lý rủi ro chuyên trách để tiện cho việc theo dõi và tái thẩm định.
3.2.2. Về ứng dụng trong xác định giới hạn tín dụng
Xác định giới hạn tín dụng cần căn cứ vào kết quả chấm điểm. Chấm điểm tín dụng là một quá trình công phu, cần thận và cho kết quả chính xác. Do đó việc căn cứ vào kết quả đó để đưa ra giới hạn tín dụng sẽ có giá trị tin cậy cao.
+ Nên dùng chỉ tiêu vốn chủ sở hữu để đánh giá hoạt động của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp có quy mô lớn nhưng lại sử dụng chủ yếu là vốn vay thì cần phải xem xét cẩn thận, tỉ mỉ.
3.2.3. Giải pháp về cách xác định giới hạn tín dụng trên cơ sở xếp hạng doanh nghiệp.
Sau đây là bảng gợi ý cho công tác xác định giới hạn tín dụng dựa trên kết quả chấm điểm tín dụng doanh nghiệp.
AAA
AA
A
BBB
BB
B
CCC
CC
C
D
Chỉ tiêu chung
GHTD(max)
2500
2400
800
600
450
300
200
GHTD/VCSH(min)
2.5
2.3
2.0
1.8
1.4
1.2
1.0
0
0
0
GHTD/VCSH(max)
10
10
9
8
7
6
5
0
0
0
Xây dựng
GHTD(max)
1000
960
320
240
180
120
80
GHTD/VCSH(min)
1.3
1.1
1
0.9
0.7
0.6
0.5
0
0
0
GHTD/VCSH(max)
5.0
5.0
4.5
4
3.5
3
2.5
0
0
0
Thương mại, dịch vụ
GHTD(max)
2250
2160`
720
540
405
270
180
GHTD/VCSH(min)
3.2
2.8
2.5
2.3
1.8
1.5
1.3
0
0
0
GHTD/VCSH(max)
12.5
12.5
11.3
10
8.8
7.5
6.3
0
0
0
Nông lâm sản
GHTD(max)
1000
960
320
240
180
120
80
GHTD/VCSH(min)
2.5
2.3
2
1.8
1.4
1.2
1
0
0
0
GHTD/VCSh(max)
10
10
9
8
7
6
5
0
0
0
Công nghiệp
GHTD(max)
2500
2400
800
600
450
300
200
GHTD/VCSH(min)
2.5
2.3
2.0
1.8
1.4
1.2
1.0
0
0
0
GHTD/VCSH(max)
10
10
9
8
7
6
5
0
0
0
Trong đó, đơn vị tính là tỷ đồng,
GHTD (max) là mức giới hạn tín dụng tối đa đối với các doanh nghiệp ứng với từng ngành, lĩnh vực khác nhau.
GHTD/VCSH (max) là tỷ trọng tối đa của giới hạn tín dụng với vốn chủ sở hữu.
GHTD/VCSH (min) là tỷ trọng tối thiểu của giới hạn tín dụng với vốn chủ sở hữu.
3.2.4 Về việc thu thập thông tin
Cán bộ tín dụng nên thu thập lưu trữ thông tin từ các nguồn khác. Mở rộng hợp tác trao đổi thông tin giữa các chi nhánh trong cùng hệ thống và cả các ngân hàng khác. Phát động các cán bộ tín dụng tích cực thu thập thông tin qua sách báo, tạp chí, internet.... để có thêm thông tin về các doanh nghiệp. Kiểm toán các báo cáo của doanh nghiệp để tăng độ tin cậy của thông tin.
3.2.5 Về xây dựng nguồn lực cho công tác chấm điểm và xếp hạng doanh nghiệp.
+ Đào tạo cán bộ tín dụng: Chấm điểm tín dụng là một công tác toàn diện, không chỉ tính toán các chỉ tiêu tài chính mà còn phải xác định các chỉ tiêu phi tài chính, thẩm định về phương án kinh doanh, về rủi ro. Yêu cầu như vậy đòi hỏi các cán bộ tín dụng phải có một tầm hiểu biết đầy đủ và toàn diện. Bất cứ một yếu tố nào trong xã hội về kinh tế, chính trị, văn hoá cũng có thể ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Một cán bộ tín dụng có kiến thức tổng hợp và bao quát có thể tránh cho ngân hàng gặp rủi ro, tránh gây thiệt hại cho ngân hàng. Các cán bộ tín dụng phải biết cách dự tính các rủi ro: rủi ro từ khách hàng, rủi ro tài chính..., từ đó đảm bảo an toàn cho hoạt động tín dụng của ngân hàng.
+ Phát triển các chế độ đãi ngộ thích hợp, nâng cao ý thức trách nhiệm của cán bộ tín dụng : Để đào tạo được một đội ngũ cán bộ tín dụng giỏi có chuyên môn đòi hỏi thời gian dài và chi phí cao, do đó bên cạnh việc tuyển dụng phổ thông thì có thể tuyển dụng các cán bộ của tổ chức khác, giàu kinh nghiệm hơn để có thể là người hướng dẫn cho các cán bộ trẻ. Ngoài ra cũng có thể cử các cán bộ đi ra nước ngoài học tập đề đào tạo theo phương thức tiên tiến, hiện đại.
Tín dụng cũng là một công việc vất vả, đòi hỏi trình độ và sự tập trung cao, do đó cần phải có một sự đãi ngộ về lương bổng, thưởng để khuyến khích nhân viên làm việc có hiệu quả hơn và có tinh thần trách nhiệm hơn với công việc.
3.3. Một số kiến nghị với cơ quan có liên quan.
Hiện nay, vấn đề khó khăn đối với các ngân hàng trong công tác thẩm định tín dụng của doanh nghiệp là chất lượng thông tin. Đề cải thiện tình hình này thì nên sử dụng hệ số trung bình ngành, nhóm ngành do cơ quan thống kê thông báo hàng năm làm một trong các tiêu chí để so sánh. Mặt khác cũng nên sử dụng các kết quả chấm điểm của các tổ chức có uy tín khác để xem xét. Bên cạnh đó để có được thông tin hoàn chỉnh, chính xác thì cần có một hệ thống chuẩn mực kế toán và hệ thống tài khoản về phân ngành kinh tế.
Cần cải tiến và ứng dụng các khoa học công nghệ hiện đại giúp ích cho việc thu thập thông tin, xử lý, phân tích, chấm điểm tín dụng.
Để đạt được như vậy cần có sự quan tâm của Bộ Tài chính, Chính Phủ, Tổng cục thống kê và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Quản lý chặt hơn nợ xấu
Ngân hàng Nhà Nước cần đưa ra các Quyết định để quản lý chặt chẽ hơn nợ xấu. Tuy nhiên, khi Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN của Ngân hàng Nhà nước được xem là một bước chuyển mới trong việc xác định và phân loại nợ xấu tại các tổ chức tín dụng. Việc xây dựng đề án xếp hạng tín dụng nội bộ, được giao cho mỗi thành viên, sẽ phản ánh năng lực của chính ngân hàng đó, đồng thời tạo sử chủ động và sát với điều kiện thực tế của mỗi ngân hàng. Điểm chung là nợ xấu của hệ thống sẽ được quản lý chặt chẽ hơn, hiện đại hơn.
Vấn đề về minh bạch thông tin
Chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp chỉ chính xác khi thông tin về doanh nghiệp là minh bạch, không có gian lận.Vậy cần có sự quan tâm nhiều hơn của Ngân hàng nhà nước, Bộ chính trị và cần có một bên thứ 3 đứng ra chứng minh tính minh bạch của thông tin doanh nghiệp cung cấp. Đó chính là các Công ty kiểm toán
KẾT LUẬN
Trong nền kinh tế thị trường như hiện nay, khi mà các doanh nghiệp xuất hiện ồ ạt và ngày càng lớn mạnh đòi hỏi một lượng vốn lớn.Vai trò quan trọng của chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp đã được các ngân hàng quan tâm và triển khai thực hiện công tác này.Nhờ có quá trình chấm điểm tín dụng đã giúp ngân hàng giảm bớt rủi ro tín dụng, đưa ra được những quyết định cho vay đúng đắn.Tuy nhiên do mới đưa vào triển khai thực hiện công tác này nên nó vẫn còn một số hạn chế nhất định trong việc thực hiện.
Với mong muốn được góp những hiểu biết của mình thu được cho công tác chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp, bài viết đã cố gắng giúp người đọc có cái nhìn cơ bản và hệ thống chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp bằng cách hệ thống hoá lại những vấn đề cơ bản về hoạt động này. Đồng thời bài viết cũng muốn cho người đọc thấy tầm quan trọng của hoạt động chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp nói chung, những vấn đề cụ thể thực trạng của NHTM Đông Nam Á còn gặp phải trong hoạt động chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp và những giải pháp,kiến nghị có tính thực tiễn nhằm hoàn thiện công tác chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp tại NHTM Đông Nam Á.
Tất nhiên với sự hạn chế của kiến thức, chuyên đề thực tập của em đã không thể tránh khỏi những thiếu sót không mong muốn. Em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp để có thể hoàn thiện đề tài nghiên cứu tốt hơn sau này.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Quản trị thương mại của tác giả Peter Rose, NXB Tài chính 2001
Giáo trình Tiền tệ - ngân hàng và thị trường tài chính, tác giả Ferderic S. Mishkin – NXB Khoa học kỹ thuật.
Giáo trình Lý thuyết tài chính tiền tệ, chủ biên TS Nguyễn Hữu tài – NXB Thống kê
Luật NHNN và các TCTD.
Quyết định cho vay số 1627/2001/QĐNHNN của Thống Đốc NHNN.
Quy định 493 của NHNN.
Tạp chí Ngân hàng.
Các văn bản quyết định nội bộ NHTMCP Đông Nam Á.
Giáo trình tài chính doanh nghiệp, PGS.TS. Lưu Thị Hương, NXB Thống Kê.
Giáo trình Ngân hàng Thương mại, PGS.TS. Phan Thị Thu Hà, NXB Thống Kê.
11. Các website:
www.seabank.com.vn
www.taichinhvietnam.com
www.mof.gov.vn
www.hiephoinganhang.vn
MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DN : Doanh nghiệp
NHTMCP : Ngân hàng thương mại cổ phần
NHNN : Ngân hàng nhà nước
TSNH : Tài sản ngắn hạn
TSĐB : Tài sản đảm bảo
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 2132.doc