Vậy với đặc thù kinh tế như Việt Nam hiện nay: tăng trưởng kinh tế ổn định trong những năm gần đây, cán cân thanh toán thặng dư, lạm phát, bội chi ngân sách và nợ nước ngoài được kiểm soát trong giới hạn an toàn thì đây là thời điểm thích hợp để có thể thực hiện chính sách lãi suất thả nổi. Theo đó thì Ngân hàng trung ương không can thiệp trực tiếp vào việc ấn định lãi suất kinh doanh của các ngân hàn thương mại, lãi suất sẽ điều tiết theo qui luật cung- cầu. Ngân hàng trung ương sẽ sử dụng các công cụ gián tiếp để tác động tới lãi suất thị trường thông qua cơ chế tác động như đã phân tích ở trên. Trong đó chú ý nhấn mạnh công cụ nghiệp vụ thị trường mở bởi đó là công cụ linh hoạt nhất, hơn nữa nghiệp vụ thị trường mở mới ra đời ở Việt Nam nên cần được chú ý phát triển hơn nữa.
31 trang |
Chia sẻ: baoanh98 | Lượt xem: 905 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện chính sách lãi suất của Việt Nam tiến tới hội nhập kinh tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vay sẽ tăng lên Q2. Như vậy, khi lượng cầu thay đổi do sự thay đổi của lãi suất chúng ta có một biến đổi dọc theo đường cầu. Nếu lượng cầu thay đổi do sự thay đổi của một số yếu tố khác ngoài lãi suất sẽ xuất hiện sự dịch chuyển đường cầu.
*Mối quan hệ với cung quĩ cho vay
Cung quĩ cho vay phản ánh khối lượng quĩ có thể cung cấp cho vay, bao gồm khối lượng vốn nhàn rỗi và số lượng tiền mới được tạo ra.
*Vốn nhàn rỗi bao gồm các khoản sau:
Tiết kiệm của các cá nhân, hộ gia đình: đây là thành phần cung cấp nguồn tiết kiệm chủ yếu, phụ thuộc vào thu nhập hiện có, dự tính trong tương lai, việc dự trù về của cải do cá nhân nắm giữ, mức lãi suất và tỉ lệ lạm phát
Tiết kiệm của các doanh nghiệp: các doanh nghiệp cũng tập trung tiết kiệm chủ yếu bằng hình thức lợi nhuận tích luỹ, khấu hao, các khoản dư thừa trên tài khoản vãng lai.
Nguồn thặng dư của ngân sách nhà nước.
Dòng tiết kiệm từ nước ngoài: khi các thị trường tài chính trở nên toàn cầu hoá và nhu cầu vốn trong nước vượt quá cung trong nước thì các luồng chu chuyển từ nước ngoài vào trong nước trở nên rất quan trọng. Các chu chuyển tiền này thường đến từ những quốc gia có tỉ lệ tiết kiệm cao và lãi suất tương đối thấp.
*Số lượng mới được tạo ra: Một nguồn vốn mới được bổ sung vào quĩ cho vay chính là việc cung ứng tiền. Khối lượng tiền cung chịu tác động bởi khả năng tạo tiền của các NHTM và việc phát hành tiền mặt của ngân hàng trung ương.
Trong các yếu tố của cung quĩ cho vay thì tiết kiệm của cá nhân và hộ gia đình là nguồn cung cấp chủ yếu và nó rất nhạy cảm với sự thay đổi của lãi suất, tỉ lệ tiết kiệm của ngân sách hầu như không phụ thuộc vào sự thay đổi của lãi suất. Mối quan hệ giữa lãi suất và cung quĩ cho vay được minh hoạ bằng đồ thị sau:
H.2: Mối quan hệ giữa lãi suất và cầu quĩ cho vay
Lãi suất
S
i2
i1
Q1 Q2 Quỹ cho vay
Khi lãi suất tăng lên từ i2 đến i1 thì số lượng quĩ cho vay được cung ứng có chiều hướng tăng lên. Nghĩa là lượng cung và lãi suất có quan hệ thuận chiều, ứng với sự thay đổi của lãi suất là sự thay đổi của cung quĩ cho vay biến đổi dọc theo đường cung. Nhưng nếu lãi suất không đổi, đường biểu diễn cung quĩ cho vay sẽ dịch chuyển khi có một trong các nhân tố cơ bản của cung thay đổi.
* Xác định lãi suất cân bằng
Như chúng ta đã biết, cân bằng thị trường chỉ diễn ra khi số lượng mà dân chúng có ý định mua (lượng cầu) bằng số lượng mà dân chúng có ý định bán ở một mức giá xác định.
Trong thị trường tín dụng, điều này đạt được khi lượng cầu quĩ cho vay bằng lượng cung quĩ cho vay. Lãi suất tương ứng với điểm cân bằng cung –cầu quĩ cho vay gọi là lãi suất cân bằng.
H.3: Xác định lãi suất cân bằng
Lãi suất
D S
I O
Q
Quỹ cho vay
Trên đồ thị ta thấy cung và cầu vốn cân bằng tại điểm O ứng với mức lãi suất i1. Nếu lãi suất được xác định cao hơn lãi suất cân bằng i thì cung quĩ cho vay sẽ lớn hơn cầu quĩ cho vay do đó lãi suất sẽ giảm cho đến khi lãi suất đạt lãi suất cân bằng, tại đó loại bỏ dư cung. Tương tự khi lãi suất ở dưới mức cân bằng, xuất hiện tình trạng cầu vượt cung. Do đó lãi suất sẽ tăng cho đến khi đạt mức lãi suất cân bằng.
Lãi suất hoạt động theo cơ chế cung- cầu quĩ cho vay nên bất kì một sự dịch chuyển nào của đường cầu (hoặc đường cung quĩ cho vay) xảy ra khi lượng cầu hoặc lượng cung thay đổi ở một mức lãi suất cho trước để đáp lại một sự thay đổi của một yếu tố khác nào đó ngoài lãi suất sẽ dẫn đến một sự thay đổi lãi suất cân bằng, xuất hiện một giá trị cân bằng mới cho lãi suất.
Giả thiết rằng khi nghiên cứu tác động của một sự thay đổi của một biến số thì các biến số khác không bị thay đổi, như vậy chúng ta sẽ thấy những nhân tố trực tiếp nào làm cho đường cung- cầu quĩ cho vay dịch chuyển thì cũng trực tiếp tác động tới lãi suất cân bằng.
Sau đây chúng ta sẽ đi tìm hiểu những nhân tố trực tiếp và gián tiếp tác động tới lãi suất cân bằng để từ đó biết được công cụ kiểm soát trong điều kiện hiện nay là gì.
1.3.2. Các nhân tố tác động tới lãi suất
*Những nhân tố trực tiếp: đó là những nhân tố mà khi bản thân nó thay đổi thì cũng kéo theo sự dịch chuyển của đường cung và cầu quĩ cho vay, do đó nó sẽ trực tiếp tác động tới lãi suất
Lạm phát dự tính
Khi lạm phát dự tính tăng lên thì chi phí thực của việc vay tiền giảm xuống do đó lượng cầu quĩ cho vay tăng lên ở bất kì lãi suất nào cho trước và đường cầu quĩ cho vay sẽ dịch chuyển về bên phải. (Hình 4). Đồng thời khi lạm phát dự tính tăng lên có nghĩa là giá cả hàng hoá dự tính tăng lên, do đó tăng lợi tức dự tính của những tài sản thực. Lạm phát dự tính tăng cũng làm cho tiền tệ mất giá do đó sẽ làm sụt giảm lợi tức dự tính của những tài sản tài chính so với tài sản thực. Nghĩa là với một lãi suất cho trước, sự tăng lên của lạm phát dự tính sẽ làm sụt giảm lợi tức thực dự tính của việc cho vay, do đó lượng cung quĩ cho vay sẽ giảm xuống ở bất kì lãi suất nào cho trước. Vì thế, đường cung quĩ cho vay sẽ dịch chuyển về bên trái (từ S1 đến S2).
H.4: Sự thay đổi của lãi suất cân bằng khi lạm phát dự tính thay đổi
Lãi suất S2
D1 D2 S1
i2 N
i1 P
Quỹ cho vay
Lúc đầu khi đường cung và cầu quĩ cho vay cắt nhau tại P ta có lãi suất cân bằng i1. Lạm phát dự tính tăng đã làm S1 dịch chuyển sang S2 và D1 sang S2. Điểm cân bằng dịch chuyển lên N, tương ứng lãi suất cân bằng cũng tăng từ i1 lên i2.
Như vậy qua phân tích cung cầu quĩ cho vay ta thấy khi lạm phát dự tính tăng thì lãi suất sẽ tăng. Kết quả này được gọi là hiệu ứng Fisher (Fisher là người đầu tiên đưa ra mối liên hệ giữa lãi suất và lạm phát).
Thời giá của các tài sản tài chính
Thời giá của các tài sản tài chính là giá cả hiện thời của tài sản tài chính trên thị trường. Do đó, thời giá của tài sản tài chính phụ thuộc vào lượng cung và cầu về tài sản tài chính.
Tài sản tài chính có nhiều loại nhưng chúng ta chủ yếu xem xét đến các tài sản tài chính nợ (trái khoán) bởi sự biến động của giá trái khoán có ảnh hưởng nhiều đến lãi suất trên thị trường tiền tệ.
Khi lượng cầu trái khoán tăng (từ DB1 đến DB2), lượng cung trái khoán giảm (từ SB1 đến SB2) thì sẽ làm cho giá cả của trái khoán trên thị trường tăng (từ P1 đến P2). Đồng thời lượng cầu trái khoán tăng nghĩa là cung quĩ cho vay tăng tăng, lượng cung trái khoán giảm nghĩa là cầu quĩ cho vay giảm. Do đó đường cung quĩ cho vay sẽ dịch sang phải (từ S1 sang S2) và đường cầu quĩ cho vay sẽ dịch sang trái (từ D1 sang D2). Kết quả là lãi suất cân bằng sẽ giảm. (Từ i1 đến i2).
Hình 5: Mối quan hệ giữa thời giá của TSTC đến lãi suất.
Giá TK DB2 Lãi suất D1 S1
DB1 SB2 D2
P2 SB1 i1 S2
P1 i2
Số lượng TK Quỹ cho vay
Rủi ro của món vay
Có hai nhân tố cấu thành trong bất kì một lãi suất nào. Thứ nhất, đó là phần tiền trả cho người cho vay khi anh ta trao quyền sử dụng khoản tiền của mình cho người khác. Thứ hai, là phần tiền trang trải yếu tố rủi ro trong trường hợp vốn không được trả. Khi cho vay vốn mà không phải lo bất kì rủi ro nào thì lãi suất trong trường này là lãi suất ròng (pure interest rate), ví dụ như khoản lãi trả cho các chứng khoán của chính phủ vì không thể xảy ra việc chính phủ không thanh toán.
Nếu rủi ro trong việc hoàn trả vốn càng cao thì cung quĩ cho vay sẽ giảm, đường cung quĩ cho vay dịch sang trái, do đó đẩy lãi suất cân bằng tăng lên. Như vậy, lãi suất và rủi ro của khoản vay có quan hệ thuận chiều với nhau.
Tính lỏng của các tài sản tài chính
Tính lỏng của các tài sản tài chính được quyết định bởi hai yếu tố:
Thứ nhất là khả năng hoán đổi ra tiền mặt
Thứ hai là cho phí quản lí và chi phí hoán chuyển ra tiền mặt như chi phí bảo quản, chi phí môi giới, chi phí luật sư, chi phí thanh toán
Một tài sản tài chính có tính lỏng cao là một tài sản tài chính có thể chuyển đổi sang tiền mặt một cách nhanh chóng với chi phí quản lí và chi phí hoán chuyển thấp.
Tính lỏng của các tài sản tài chính tăng thì tài sản tài chính càng được ưa chuộng, lượng cầu tài sản tài chính càng tăng, do đó cung quĩ cho vay tăng, đường cung quĩ cho vay dịch chuyển sang phải làm cho lãi suất cân bằng giảm xuống. Tương tự, khi tính lỏng của những tài sản thay thế tăng cao hơn so với các tài sản tài chính sẽ làm cho lượng cầu tài sản tài chính giảm xuống, do đó cung quĩ cho vay giảm, lãi suất cân bằng tăng lên.
ảnh hưởng của lãi suất quốc tế đến lãi suất quốc gia
Trong một nền kinh tế mở, mọi biến động trên thị trường tài chính quốc tế sẽ có ảnh hưởng tới thị trường tài chính trong nước. Khi lãi suất thực quốc tế mà nhỏ hơn lãi suất thực quốc gia thì sẽ khuyến khích những người muốn đầu tư đi vay tiền nước ngoài, điều đó làm cho đường cầu quĩ cho vay dịch chuyển sang trái. Đồng thời những người có tiền tiết kiệm sẽ muốn cho nước ngoài vay tiền để hưởng lãi suất cao hơn làm cho đường cung quĩ cho vay dịch chuyển sang trái. ( hình 6).
Hình 6: ảnh hưởng của lãi suất quốc tế đến lãi suất quốc gia.
Lãi suất
S2 S1
i1
i2
D2 D1
Quỹ cho vay
Tuy nhiên khoản đầu tư chiếm tỉ trọng lớn trong tổng cầu quĩ cho vay còn khoản tiết kiệm người dân gửi ra nước ngoài không đáng kể trong tổng cung quĩ cho vay do đó đường cung dịch chuyển ít hơn đường cầu. Điều đó làm cho lãi suất cân bằng giảm xuống.
Như vậy một sự giảm sút của lãi suất quốc tế sẽ kéo theo sự sụt giảm của lãi suất quốc gia.
*Những nhân tố gián tiếp: Đó là những nhân tố mà khi chịu tác động của một chính sách bên ngoài, nó sẽ làm dịch chuyển đường cung- cầu quĩ cho vay, từ đó tác động tới lãi suất cân bằng.
Chính sách tài chính của nhà nước: là chính sách chi tiêu và chính sách thuế của chính phủ. John Maynard Keynes nhận thấy rằng chính sách chi tiêu của chính phủ và chính sách thuế cũng ảnh hưởng tới tổng cầu tiền tệ và do đó nó được sử dụng để khôi phục kinh tế và tăng công ăn việc làm.
Khi nhà nước thực hiện một chính sách bành trướng: tăng chi tiêu của chính phủ thì sẽ làm làm tăng lượng cầu quĩ cho vay, làm cho đường cầu quĩ cho vay dịch chuyển về bên phải, do đó làm cho lãi suất tăng lên. Đồng thời với việc thực hiện một chính sách tài chính bành trướng là việc giảm thu thuế. Mặc dù thuế giảm không trực tiếp ảnh hưởng tới tổng cầu nhưng nó sẽ làm tăng số thu nhập từ đầu tư mới do đó sẽ kích thích đầu tư, làm cho cầu quĩ cho vay tăng lên. Mặt khác, một sự giảm xuống của thuế cũng sẽ tăng số thu nhập sẵn sàng để chi tiêu, từ đó làm tăng cầu quĩ cho vay. Kết quả là lãi suất cân bằng sẽ tăng lên.
Ngược lại, một chính sách tài chính thắt chặt (giảm chi tiêu của chính phủ hoặc tăng thuế) sẽ làm đảo ngược quá trình trên và làm cho lãi suất giảm xuống.
Chính sách tiền tệ của ngân hàng trung ương
Theo lý thuyết cung- cầu quĩ cho vay thì lượng cung và cầu quĩ cho vay sẽ xác định lãi suất cân bằng. Theo lí thuyết ưa thích tiền mặt của John. M. Keynes thì lãi suất cân bằng được xác định dựa vào lượng cung và cầu tiền tệ. Tuy nhiên, theo Keynes thì việc xác định lãi suất cân bằng bằng cách làm cân bằng lượng cung và lượng cầu quĩ cho vay hay làm cân bằng lượng cung và cầu tiền tệ thì đều như nhau. Ông cho rằng, cầu tiền tệ bao gồm cầu giao dịch, cầu đầu cơ và cầu dự phòng, trong đó cầu giao dịch chiếm tỉ trọng lớn nhất. Khi cầu tiền tệ tăng thì cũng có nghĩa là cầu quĩ cho vay tăng lên. Còn cung tiền tệ bao gồm việc phát hành tiền của ngân hàng trung ương và việc tạo tiền của NHTM. Khi cung tiền tăng nghĩa là việc phát hành tiền của ngân hàng trung ương nhiều hơn hoặc việc tạo tiền của NHTM nhiều hơn nghĩa là cung quĩ cho vay cũng tăng lên.
Vậy khi ngân hàng trung ương thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt (hay mở rộng) thông qua các công cụ như dự trữ bắt buộc, nghiệp vụ tái cấp vốn, nghiệp vụ thị trường mở sẽ làm cho cung tiền tệ giảm (hoặc tăng) do đó cung quĩ cho vay cũng giảm (hoặc tăng), từ đó làm cho lãi suất tăng (hoặc giảm) tương ứng.
Kinh nghiệm của các nước cho thấy các ngân hàng trung ương thường sử dụng công cụ lãi suất tái cấp vốn (thông qua nghiệp vụ tái cấp vốn) để thực hiện mục tiêu thắt chặt tiền tệ khi nền kinh tế bị lạm phát nhằm ổn định tiền tệ, ổn định giá cả hàng hóa bằng cách tăng lãi suất chiết khấu, và thực hiện chính sách tiền tệ nới lỏng để kích cầu, chống giảm phát tiền tệ, chống suy thoái kinh tế bằng cách giảm lãi suất chứng khoán thông qua nghiệp vụ thị trường mở.
Trong tiến trình tiến tới tự do hoá lãi suất các nước như Malaisia, Singapore đều sử dụng các công cụ gián tiếp như lãi suất tái chiết khấu, nghiệp vụ thị trường mở, chính sách dự trữ bắt buộc để tác động tới lãi suất thị trường khi cần thiết. Tự do hoá lãi suất nghĩa là để cho lãi suất được tự do điều tiết theo quan hệ cung- cầu, không can thiệp trực tiếp vào nó. Tuy nhiên, trong từng điều kiện kinh tế khác nhau, ngân hàng trung ương các nước vẫn phải sử dụng các công cụ gián tiếp để tác động tới lãi suất bởi lãi suất là một biến số kinh tế rất quan trọng. Bất kì một sự biến động nào của lãi suất cũng có ảnh hưởng tới các chỉ số kinh tế khác trên thị trường tài chính nói riêng và nền kinh tế nói chung. Để hiểu rõ hơn tại sao lãi suất lại là biến số kinh tế được theo dõi hàng ngày bởi các chủ thể kinh tế chúng ta cùng đi tìm hiểu vai trò của lãi suất đối với nền kinh tế.
1.4. Vai trò của lãi suất đối với nền kinh tế
1.4.1. Vai trò của lãi suất đối với các nền kinh tế nói chung
Qua nghiên cứu lí thuyết và thực nghiệm các nhà kinh tế học từ kinh tế học cổ điển cho tới kinh tế học hiện đại đều cho rằng lãi suất có 3 vai trò cơ bản đối với bất kì một nền kinh tế nào.
Thứ nhất, lãi suất là công cụ đánh giá sức khoẻ của nền kinh tế
Lãi suất là một biến số kinh tế rất nhạy cảm. Một sự thay đổi của lãi suất sẽ tác động trực tiếp tới hành vi của các chủ thể trong nền kinh tế, từ đó tác động ngược tới đầu tư, tiết kiệm, tổng cầu, khu vực sản xuất vật chất, khu vực kinh tế đối ngoại, khu vực tiền tệ, ngân sách.Nhìn vào chỉ số lãi suất người ta có thể biết được tình trạng kinh tế nói chung của một nước. Qua phân tích lí thuyết và thực tế của nhiều nước các nhà kinh tế học đã đi đến kết luận rằng:
“ Lãi suất tín dụng rất cao thể hiện nền kinh tế khủng hoảng
Lãi suất tín dụng hơi cao thể hiện nền kinh tế năng động, đang trên đà phát triển
Lãi suất tín dụng rất thấp thể hiện nền kinh tế trì trệ, suy thoái”
Chúng ta có thể giải thích kết luận trên bằng việc giả định các qui luật thị trường đặc biệt là qui luật cung- cầu hoạt động hiệu quả bởi nếu trong nền kinh tế thị trường các qui luật thị trường hoạt động không hiệu quả, bị bóp méo đi thì công cụ lãi suất sẽ không hoạt động theo đúng cơ chế cung- cầu của nó. Như vậy lãi suất không còn là công cụ để đánh giá được tình trạng kinh tế của nước đó.
Trong nền kinh tế thị trường nếu như lãi suất tín dụng rất thấp thì chứng tỏ ngân hành trung ương đang có chủ trương “kích cầu” nền kinh tế. Thực hiện chủ trương “kích cầu” nền kinh tế, các chính phủ thương ưu tiên cho việc kích thích đầu tư thông qua công cụ lãi suất bởi lãi suất là một trong những công cụ khuyến khích đầu tư có hiệu quả. Tuy nhiên việc hạ lãi suất xuống mức thấp có “kích cầu” được nền kinh tế hay không còn phụ thuộc vào tình trạng kinh tế của từng nước. Việc liên tục cắt giảm lãi suất tới một mức rất thấp chứng tỏ vẫn không khuyến khích được đầu tư bởi nền kinh tế đang suy thoái, cung và cầu quĩ cho vay không thể gặp nhau ở điểm lãi suất cân bằng. Chúng ta có thể thấy rõ hiện tượng này ở Việt Nam trong năm 1999. Lãi suất tín dụng đã được hạ trần xuống mức rất thấp, có lúc tới 0,85%/ tháng đối với lãi suất cho vay nhưng vẫn xuất hiện tình trạng uể oải trong đầu tư và tiêu dùng. Hiện tượng “thừa cung”, mức giá giảm liên tục không phải do nền kinh tế đã bão hoà về hàng hoá mà do xuất hiện “khủng hoảng kép”: thừa ở một số mặt hàng được sản xuất với chi phí quá cao, lại được sản xuất ra trong một môi trường thiếu tính cạnh tranh. Tương tự như Việt Nam, Nhật Bản trong giai đoạn suy thoái từ năm 1999 đến 2001 đã thực hiện chính sách lãi suất 0 nhưng vẫn không đem lại kết quả mong muốn, nền kinh tế Nhật Bản vẫn rơi vào tình trạng suy thoái và nợ nước ngoài ngày càng gia tăng.
Ngược lại, khi lãi suất tín dụng bị đẩy lên quá cao, vượt xa so với lãi suất cân bằng chứng tỏ cầu quĩ cho vay tăng rất mạnh, lớn hơn nhiều so với cung quĩ cho vay. Cầu quĩ cho vay quá lớn chứng tỏ cầu đầu tư rất lớn, hậu quả của việc đầu tư quá nhiều có thể làm cho nền kinh tế rơi vào khủng hoảng thừa, sản xuất quá nhiều. Hơn nữa, lãi suất tăng liên tục làm chi phí sản xuất tăng theo, dẫn đến giá cả hàng hoá cũng tăng lên liên tục. Hậu quả là lạm phát có thể lên mấy con số. Hiện tượng này thể hiện rất rõ vào những năm cuối thập niên 80 của thế kỉ 20 tại Việt Nam. Có lúc lãi suất tiền gửi ngân hàng kì hạn 6 tháng lên tới 12%/ tháng- tức 144%/ năm, tương ứng với nó là khủng hoảng kinh tế và lạm phát phi mã 3 con số cường độ cao. Năm 1985 tỉ lệ lạm phát là 875%/ năm, năm 1987 là 774%/ năm.
Còn khi lãi suất ở mức vừa phải chứng tỏ cung cầu quĩ cho vay gặp nhau ở điểm lãi suất cân bằng. Qui luật cung- cầu vận hành có hiệu quả, nền kinh tế đang trên đà phát triển.
Thứ hai, lãi suất là công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế.
Trước hết, chúng ta đi tìm hiểu 2 mô hình kinh tế cơ bản để biết được lãi suất tác động tới những yếu tố nào của nền kinh tế, qua đó ngân hàng trung ương có thể sử dụng công cụ lãi suất để điều tiết nền kinh tế ở tầm vĩ mô.
Một là mô hình cân bằng vĩ mô ngắn hạn: do J.M.Keynes đưa ra, chủ yếu dựa vào cân bằng thị trường tiền tệ (đường LM) và cân bằng trên thị trường hàng hoá(đường IS)
Mô hình kinh tế vĩ mô ngắn hạn được xác lập bằng cân bằng ở cả 2 thị trường tiền tệ và hàng hoá. Do đó ta có:
QIS=QLM
QIS=kA.(Ao-A’r.r) (1)
Trong đó: kA: số nhân chi tiêu
Ao:chi tiêu tự định
r: lãi suất
A’r: hệ số ảnh hưởng của lãi suất tới xuất khẩu ròng, tiêu dùng và đầu tư
QLM= kM(Ms-M’r.r) (2)
Trong đó: kM: số nhân tiền
Ms: lượng cung tiền
M’r: hệ số nhạy cảm giữa lãi suất và cầu tiền
Từ (1) và (2) Keynes cho rằng lãi suất tác động tới mọi yếu tố của tổng cầu, đặc biệt là tới xuất khẩu ròng và lượng tiền.
Hai là mô hình tăng trưởng kinh tế dài hạn do Solow đưa ra
Theo ông:
Tăng trưởng = Đóng góp + Đóng góp của + Đóng góp
sản lượng của vốn lao động của công nghệ
DY/Y a.[S.Y/K-r] (1-a).n (1-a).y
Trong đó: a: phản ánh tỷ trọmg thu nhập của vốn K (0<a<1)
S: tỷ lệ tiết kiệm: là phần sản lượng dành cho đầu tư
r: lãi suất vốn (r.K là chi phí vốn)
n: tốc độ tăng trưởng của lực lượng lao động
y: tốc độ tiến bộ công nghệ
Vốn k gồm 2 bộ phận: kd (nội tệ) và kf (ngoại tệ)
Lãi suất thưc được tính bằng:
r=(k’d/kd).(kd/k)+[(k’f/kf)+(e’/e)].(e.kf/k)
=rd.(kd/k)+(rf+re).(e.kd/k)
Trong đó: e: Tỷ giá ngoại tệ
rd: Lãi suất vốn nội
rf: Lãi suất vốn ngoại
re=e’/e: tỷ lệ biến động tỷ giá( là lãi suất phải trả do tỷ gía biến động)
Để tránh luồng chu chuyển vốn mang tính đầu cơ từ nội tệ sang ngoại tệ hoặc ngược lại thì phải đảm bảo:
rd=rf+re
Như vậy trong mô hình này lãi suất tác động tới tổng cầu, tới chi phí vốn. Do đó bằng những chính sách điều chỉnh lãi suất phù hợp, ngân hàng trung ương có thể tác động tới mọi yếu tố vĩ mô của nền kinh tế.
Thứ ba, Lãi suất là công cụ kích thích ngân hàng và các doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả
NHTM là một trong những trung gian tài chính thực hiện nghiệp vụ huy động vốn và cho vay vốn. Chênh lệch giữa lãi suất đầu vào, đầu ra và các chi phí hợp lí liên quan sẽ là phần lợi nhuận thu được của ngân hàng (trừ những trường hợp cho vay với mục đích phi kinh tế). Vì vậy, ngân hàng bao giờ cũng muốn hạ lãi suất tiền gửi xuống càng thấp càng tốt và tăng lãi suất cho vay càng cao càng tốt. Nhưng trong điều kiện cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày một gia tăng thì các ngân hàng không thể tự ý đưa ra mức lãi suất nào cũng được mà phải căn cứ vào tín hiệu thị trường. Do đó, việc đưa ra được một chính sách lãi suất hợp lí sẽ là bí quyết thành công của các ngân hàng.
Các doanh nghiệp khi đi vay vốn thì phải trả một khoản chi phí, đó chính là lãi suất. Khi quyết định đầu tư và quyết định vay vốn đầu tư thì doanh nghiệp bao giờ cũng xem xét mối quan hệ tương quan giữa lãi suất và hệ số đầu tư ICOR. Đó là chỉ số phản ánh hiệu quả của việc đầu tư. Để tăng được một đồng lợi nhuận thì doanh nghiệp cần phải đầu tư mấy đồng vốn. Như vậy, lãi suất với bản chất là một bộ phận của chi phí vốn cần được xác định trên cơ sở chủ yếu là hiệu quả đầu tư sẽ là một công cụ để khuyến khích các doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả.
Trên đây là 3 vai trò cơ bản của lãi suất đối với nền kinh tế. Tuy nhiên, khi đi xem xét tình hình tài chính nói riêng của mỗi một nền kinh tế người ta còn thấy lãi suất còn có vai trò khác nhau đối với các nền kinh tế khác nhau. Với đặc điểm thị trường tài chính của nước này thì lãi suất có tác động tới một số mặt của nền kinh tế nhưng với đặc điểm thị trường tài chính của nước kia thì những tác động đó không thấy rõ. Để có cái nhìn chi tiết hơn về vai trò của lãi suất đối với nền kinh tế, chúng ta sẽ đi xem xét cụ thể vai trò của lãi suất trong 2 mô hình tài chính cơ bản sau.
1.4.2. Vai trò của lãi suất đối với từng nền tài chính nói riêng.
*Đối với nền kinh tế mở qui mô nhỏ, thị trường tài chính chưa phát triển
Nền kinh tế mở, qui mô nhỏ, thị trường tài chính chưa phát triển có đặc điểm là ít chịu tác động từ bên ngoài. Hoạt động trên thị trường tiền tệ chưa sôi động, các công cụ sử dụng không đạt hiệu quả cao, các kênh dẫn vốn và lưu thông vốn diễn ra chậm chạp, đặc biệt là thị trường chứng khoán chưa phát triển. Với đặc điểm như vậy thì cơ chế lan truyền tác động của biến số này đến biến số khác là không nhạy bén. Vai trò của lãi suất chủ yếu được thể hiện thông qua các điểm sau:
Thứ nhất, lãi suất là công cụ khuyến khích tiết kiệm
Đối với các nền kinh tế nhỏ đang trong công cuộc đổi mới thì vốn luôn là một vấn đề then chốt. Muốn huy động được vốn thì phải có các biện pháp gọi vốn. Một trong những biện pháp đó là sử dụng công cụ lãi suất. Khi lãi suất tiền gửi tăng cao thì sẽ khuyến khích người dân gửi tiền tiết kiệm vào ngân hàng nhiều hơn. Mối quan hệ giữa lãi suất và tiết kiệm là quan hệ thuận chiều, được minh hoạ bằng sơ đồ như hình vẽ:
H.7: Mối quan hệ giữa lãi suất và tiết kiệm
Lãi suất
i1 S
i0
S0 S1 Tiết kiệm
Bên cạnh đó cũng phải chú ý rằng trong nền kinh tế mà thị trường tài chính chưa phát triển mạnh, đặc biệt là thị trường chứng khoán chưa phát triển thì hoạt động đầu tư của người dân cũng bị co hẹp. Những cơ hội đầu tư có khả năng sinh lời không phải là nhiều nên khi lãi suất tăng cao một chút thì sẽ khuyến khích người dân gửi tiền vào ngân hàng để kiếm lãi bởi đối với họ đây là khoản đầu tư chắc chắn và an toàn nhất.
Vai trò của lãi suất đối với việc kích thích tiết kiệm được thể hiện rõ qua các giai đoạn phát triển kinh tế của Đài Loan và Việt Nam. Trong những năm 1950 sau chiến tranh, nền kinh tế cuả Đài Loan gặp rất nhiều khó khăn, thị trường tài chính không phát triển, nền kinh tế thiếu vốn nghiêm trọng. Trước tình hình đó chính phủ Đài Loan đã thực hiện chính sách nâng lãi suất tiền gửi tiết kiệm lên cao, lãi suất tiền gửi danh nghĩa đã lên tới 7%/ tháng tức là 84%/ năm. Hiệu ứng của việc tăng lãi suất này đạt kết quả rất khả quan. Tổng số tiền tiết kiệm vào hệ thống ngân hàng đã tăng rất nhanh, từ mức nhỏ nhất là 6 triệu nhân dân tệ cuối tháng 3 năm 1950 lên đến 28 triệu nhân dân tệ vào cuối tháng 6 cùng năm đó. ở Việt Nam tình hình cũng diễn biến tương tự. Trong quá trình thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, vốn là một yếu tố rất quan trọng. Theo kết quả điều tra của Wolrd Bank thì Việt Nam là một nước có tỉ lệ tiết kiệm khá cao trong khu vực (chỉ sau Trung Quốc). Để khơi thông nguồn vốn tiết kiệm từ dân cư, công cụ lãi suất đã được sử dụng linh hoạt, có hiệu quả, dẫn đến hiệu ứng đạt được khá cao. Có thể thấy kết quả của việc kích thích tiết kiệm qua 2 bảng sau:
Năm
1995
1996
1997
1998
1999
2000
Real GDP(%)
9,5
9,3
8,2
3,5
4,2
5,5
Tổng tiết kiệm(%GDP)
40,6
38,5
38,2
27
26,5
27,5
Nguồn: Table2: Việt Nam: Selected Economic Indicator 1996-2000
Năm
Số lượng tiền gửi vào ngân hàng
( tỷ đồng)
Tỷ trọng tiền gửi / M2(%)
1992
16565
61
1993
18070
56
1994
24383
56,7
1995
33539
63,6
Nguồn: Báo cáo ngân hàng nhà nước 1997
Thứ hai, lãi suất là công cụ đẩy lùi lạm phát
Thực hiện mục tiêu đẩy lùi lạm phát các ngân hàng trung ương sẽ thực hiện một chính sách tiền tệ thắt chặt với biểu hiện là qui định mức lãi suất cao.
Trong nền kinh tế mà các hoạt động trên thị trường tài chính tiền tệ còn sơ khai thì khi lãi suất tăng lên đến một mức độ nhất định sẽ làm cho các doanh nghiệp tự động cắt giảm lượng tiền mặt đang có và lượng tiền thanh toán trên các tài khoản tại ngân hàng để chuyển thành tiền gửi tiết kiệm định kì nhằm hưởng lãi suất cao hơn. Lý do của hậu quả trên là do thị trường tiền tệ bị chi phối bởi sự qua lại giữa mong muốn của công chúng về việc nắm giữ tiền và chính sách tiền tệ của ngân hàng trung ương. Sự phối hợp qua lại này sẽ tác động vào thị trường tiền tệ, quyết định mức lãi suất trên thị trường.
H.8: Mối quan hệ giữa lãi suất và lượng tiền cung ứng
Lãi suất
i
M Lượng tiền cung ứng
Đồ thị trên cho thấy mọi người sẽ giữ một lượng tiền M1 ở một mức lãi suất thị trường i1. Khi lãi suất tăng lên, lượng tiền trong lưu thông M sẽ giảm đi, điều đó làm cho giá cả hàng hóa giảm xuống, đẩy lùi lạm phát.
Trong những năm 1989-1990 ngân hàng nhà nước đã sử dụng công cụ lãi suất một cách hiệu quả trong việc kiềm chế và đẩy lùi lạm phát. Bằng việc thi hành quyết định số 29/ NH-QĐ-16/3/1989 về nâng lãi suất tiền gửi tiết kiệm có kì hạn 3 tháng lên 12%/ tháng và lãi suất không kì hạn lên 9%/ tháng các ngân hàng nước ta đã chuyển từ bội chi tiền mặt sang bội thu tiền mặt. Kết quả là lạm phát từ trên 300%/ năm trong năm 1988 và đầu năm 1989 đã giảm xuống dưới 0%/ tháng trong tháng 5 và 6 năm 1989. Tuy nhiên, biện pháp này đã làm cho hoạt động của các ngân hàng trở nên khó khăn hơn bởi cùng với việc tăng lãi suất tiền gửi thì lãi suất cho vay cũng được tăng lên, hậu quả là các ngân hàng không thể cho vay được nhiều và không đủ bù đắo chi phí. Trong điều kiện như vậy, hoạt động của các NHTM cần có sự hỗ trợ từ ngân sách và từ ngân hàng trung ương.
Như vậy qua ví dụ trên chúng ta có thể thấy rằng lãi suất có thể là một trong những công cụ hiệu quả trong việc đẩy lùi lạm phát.
* Đối với nền kinh tế mở, qui mô lớn, thị trường tài chính phát triển ổn định
Nền kinh tế mở qui mô lớn sẽ chịu nhiều tác động của cá yếu tố bên ngoài hơn và ngược lại bất kì một sự biến động nào trên thị trường tài chính của nước đó cũng có thể có những ảnh hưởng tới thế giới bên ngoài. Thị trường tài chính phát triển ổn định, các qui luật thị trường vận hành có hiệu quả, đặc biệt là qui luật cung cầu thì sẽ làm cho cơ chế lan truyền tác động của sự thay đổi biến số kinh tế này đến biến số kinh tế kia là rất nhạy cảm. Trong một nền kinh tế như vậy, lãi suất thể hiện rõ vai trò của mình qua việc kích thích đầu tư và nó cũng là một công cụ để điều chỉnh cán cân mậu dịch.
Thứ nhất, lãi suất là công cụ để kích thích đầu tư
Trước hết giả thiết rằng lãi suất trên các thị trường (thị trường tiền tệ và thị trường chứng khoán) đang ở xu thế cân bằng tức là qui luật cung cầu vận hành có hiệu quả. Giả sử lãi suất trên thị trường tiền tệ giảm xuống (chú ý ở đây chúng ta đang xem xét vai trò của lãi suất tín dụng), nguyên nhân có thể do đường cung quĩ cho vay dịch chuyển sang phải hoặc đường cầu quĩ cho vay dịch chuyển sang trái, tức là cung quĩ cho vay tăng hoặc cầu quĩ cho vay giảm. Tuy nhiên cần phải chú ý rằng trong nền kinh tế với các đặc điểm trên, qui luật cung- cầu vận hành rất hiệu quả, do đó lãi suất sẽ có xu hướng trở về vị trí cân bằng. Đường cung quĩ cho vay có xu hướng dịch chuyển sang trái và đường cầu có xu hướng dịch sang phải, tức là cung quĩ cho vay giảm và cầu quĩ cho vay tăng. Cầu đầu tư tăng lên trong đó cầu đầu tư của doanh nghiệp chiếm tỉ lệ đáng kể bởi trong điều kiện lạm phát ổn định thì nhu cầu cho tiêu của người dân tăng không đáng kể khi lãi suất giảm. Nhưng ngược lại cầu đầu tư sẽ tăng mạnh hơn khi lãi suất giảm bởi chi phí của khoản đầu tư giảm sẽ hứa hẹn khoản lợi nhuận thu được sẽ nhiều hơn. Như vậy mối quan hệ giữa lãi suất và đầu tư là mối quan hệ ngược chiều được minh hoạ trên sơ đồ sau:
H.9. Mối quan hệ giữa lãi suất và đầu tư.
i1 I
io
I1 I0 Cầu đầu tư
Khi lãi suất ở mức i1 thì cầu đầu tư là I1, nhưng khi lãi suất giảm xuống mức i0 thì cầu đầu tư sẽ tăng lên mức I0 và ngược lại.
Thứ hai, lãi suất là công cụ cải thiện cán cân mậu dịch
Trong nền kinh tế mở qui mô lớn, thị trường tài chính phát triển ví dụ như Mĩ những năm cuối thế kỉ 20, khi lãi suất trong nước tăng lên (với mức giá cả cố định) thì các khoản tiền gửi bằng nội tệ trở nên hấp dẫn hơn các khoản gửi bằng ngoại tệ, do đó làm cho giá trị của khoản gửi bằng nội tệ tăng lên so với giá trị tiền gửi bằng các đồng tiền khác, nghĩa là tỉ giá hối đoái tăng lên. Giá trị cao hơn của nội tệ do kết quả của việc tăng lãi suất làm cho hàng hoá trong nước đắt hơn hàng ngoại, do đó sẽ làm giảm xuất khẩu ròng. Như vậy khi lãi suất tăng lên thì giá trị của nội tệ tăng lên, hàng nội trở nên đắt giá hơn và xuất khẩu ròng giảm xuống. Mối quan hệ giữa lãi suất và xuất khẩu ròng là mối quan hệ ngược chiều, được minh hoạ như trên hình vẽ.
H.10: Mối quan hệ giữa lãi suất và xuất khẩu ròng
Lãi suất
i3
i2
i1
NX3NX2Nx1
Xuất khẩu ròng
Từ hình vẽ ta thấy khi lãi suất giảm thì xuất khẩu ròng sẽ tăng (xuất khẩu ròng=xuất khẩu – nhập khẩu)
Do đó để cải thiện cán cân mậu dịch thì có thể thông qua công cụ lãi xuất tác động đến cung cầu quĩ cho vay để từ đó làm giảm lãi suất. Lãi suất giảm sẽ làm cho xuất khẩu ròng tăng lên. Đây cũng là một biện pháp mà cục dự trữ liên bang Mĩ (FED) đã làm trong năm 2001. Đối phó với tình hình suy thoái kinh tế FED đã 11 lần hạ lãi suất nhằm kích thích kinh tế phát triển, trong đó có một mục tiêu là nhằm cải thiện cán cân mậu dịch đặc biệt là với các nước EU.
Ngoài hai vai trò chính trên đây người ta còn thấy trong nền kinh tế mở qui mô lớn, thị trường tài chính phát triển ổn định, lãi suất còn là công cụ để thu hút nguồn ngoại tệ từ nước ngoài thông qua việc thực hiện chính sách tiền gửi cao và nó cũng là công cụ để thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thông qua việc thực hiện chính sách lãi suất cho vay thấp hơn. Tuy nhiên vai trò trên không thể hiện rõ ở tất cả các nước trong bất kì một thời kì kinh tế nào mà nó còn phụ thuộc vào đặc điểm kinh tế của các nước bên ngoài trong giai đoạn đó như thế nào. Giả sử Mĩ muốn thu hút nguồn ngoại tệ từ các nước bằng việc tăng lãi suất tiền gửi lên nhưng các nước khác trong giai đoạn đó lại đang trong tình trạng thiếu vốn thì mục tiêu trên của Mĩ sẽ không đạt kết quả.
Tóm lại, lãi suất có một vai trò rất quan trọng đối với nền kinh tế. Nó vừa là mục tiêu, vừa là công cụ của chính sách tiền tệ. Do đó, thông qua lãi suất người ta có thể tác động vào bất kì lĩnh vực nào của nền kinh tế. Tuy nhiên, hiệu ứng của lãi suất đến các mục tiêu ở các nước khác nhau và trong từng thời kì kinh tế khác nhau là khác nhau. Để đạt được hiệu quả cao nhất thì cần phải biết kết hợp các mục tiêu và công cụ một cách đồng bộ và biết được khi nào thì nên tác động tới công cụ đó. Do vậy, việc đưa ra một chính sách lãi suất hiệu quả, phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế trong từng thời kì là một trong những ưu tiên hàng đầu trong việc hoạch định chính sách tiền tệ quốc gia. Vậy đối với một nền kinh tế như Việt Nam- thị trường tài chính đang trong quá trình hội nhập vào nền tài chính thế giới thì một chính sách lãi suất như thế nào là hiệu quả. Để biết được thế nào là một chính sách lãi suất hiệu quả thì chúng ta phải hiểu rõ bản chất của chính sách lãi suất, các công cụ và mục tiêu là gì .
2. Chính sách lãi suất
2.1 Chính sách lãi suất là gì
Chính sách lãi suất là một bộ phận cấu thành của chính sách tiền tệ quốc gia, nó vừa là mục tiêu vừa là công cụ của chính sách tiền tệ.
Là công cụ của chính sách tiền tệ, Ngân hàng trung ương có thể sử dụng các công cụ gián tiếp như chính sách dự trữ bắt buộc, chính sách tái chiết khấu, nghiệp vụ thị trường mở để qua đó tác động tới lượng cung tiền và lãi suất .
Là mục tiêu của chính sách tiền tệ, chính sách lãi suất phải hướng tới những mục tiêu của chính sách tiền tệ đó là ổn định tiền tệ, kiềm chế lạm phát, kích thích tăng trưởng kinh tế. Để đạt được mục tiêu chính sách lãi suất, Ngân hàng trung ương sẽ căn cứ vào thực trạng kinh tế đất nước trong từng giai đoạn để qui định một số chỉ tiêu lãi suất áp dụng trong toàn hệ thông ngân hàng. Ngân hàng trung ương có thể kiểm soát lãi suất để đạt được mục tiêu của chính sách tiền tệ theo các cách sau:
Thứ nhất, Ngân hàng trung ương có thể quản lí trực tiếp lãi suất bằng cách công bố tất cả các loại lãi suất. Cách quản lí này rất cứng nhắc đối với các tổ chức tín dụng khi thực hiện nghiệp vụ tín dụng bởi trong quá trình thực hiện có rất nhiều trường hợp phát sinh mà các tổ chức tín dụng cần phải giải quyết linh hoạt để làm hài hoà lợi ích của cả khách hàng lẫn của mình. Ví dụ như trong quá trình thực hiện các đối tượng vay vốn khác nhau, mức rủi ro của các khoản cho vay là khác nhau nên nếu các tổ chức tín dụng cứ áp dụng cứng nhắc theo mức lãi suất đã được ấn định thì việc kinh doanh sẽ không hiệu quả. Cơ chế này đã từng được áp dụng ở Việt Nam trong thời kì nền kinh tế bao cấp.
Thứ hai, Ngân hàng trung ương có thể khống chế lãi suất bằng cách qui định lãi suất trần, sàn, chênh lệch giữa lãi suất huy động và cho vay, khung lãi suất cơ bản. Tuy nhiên, khống chế lãi suất như vậy cũng không phản ánh đúng quan hệ cung- cầu trên thị trường bởi điều quan trọng là mỗi một ngân hàng có một chiến lược kinh doanh khác nhau và tất nhiên mức lãi suất trung bình của nguồn vốn huy động là khác nhau (vì nguồn vốn huy động không phải chỉ từ nguồn tiết kiệm của dân cư mà còn ở nhiều nguồn khác). Trong khi đó lãi suất cho vay trên thị trường kà gần giống nhau nên việc áp dụng mức lãi suất chênh lệch như vậy là rất khó thực hiện đối với các NHTM.
Thứ ba, Ngân hàng trung ương để cho lãi suất được hình thành theo cơ chế thị trường, khi đó các ngân hàng được quyền xác định và công bố lãi suất kinh doanh. Ngân hàng trung ương chỉ can thiệp tới lãi suất bằng các công cụ gián tiếp. Phương pháp này gọi là tự do hoá lãi suất. ở các nước khác, quá trình tự do hoá lãi suất diễn ra từ rất sớm. Mailaixia tiến hành tự do hoá lãi suất từ từ tháng 10 năm 1978, kết quả đạt được khá khả quan. Giá cả hàng hoá được ổn định trong suốt những năm 1980 và lãi suất thực tế dương. Inđonexia tiến hành tự do hoá lãi suất vào tháng 6 năm 1983. Đặc điểm quan trọng của tự do hoá lãi suất là các chủ tham gia trên thị trường tiền tệ sẽ được quyền tham gia ấn định mức lãi suất. Ngân hàng trung ương không còn quản lí lãi suất bằng các công cụ trực tiếp mà chỉ có thể quản lí thông qua các công cụ gián tiếp. Chính vì đặc điểm này nên nhiều nhà kinh tế cho rằng tự do hoá lãi suất sẽ làm cho lãi suất trở thành một công cụ của chính sách tiền tệ hơn là một mục tiêu của chính sách tiền tệ. Bởi nếu là mục tiêu thì ngân hàng trung ương có thể sử dụng bất kì một công cụ trực tiếp hay gián tiếp nào để đạt được mục tiêu ấy. Tuy nhiên, thực hiện tự do hoá lãi suất không có nghĩa là để cho các tổ chức tín dụng muốn đẩy lãi suất thị trường lên xuống thế nào cũng được mà lúc đó Ngân hàng trung ương vẫn có một chính riêng để tác động tới lãi suất. Đó chính là các công cụ gián tiếp để đạt được chính sách lãi suất.
2.2. Các công cụ thực hiện chính sách lãi suất
Chính sách tiền tệ của Ngân hàng trung ương bao giờ cũng nhằm đạt được hai mục tiêu. Đó là mục tiêu tổng quát và mục tiêu trung gian.
Mục tiêu tổng quát nhằm đạt được giá cả ổn định, lãi suất ổn định, việc làm và thu nhập cao, tăng trưởng kinh tế, sự ổn định thị trường tài chính và các tổ chức tài chính, ổn định thị trường ngoại hối và kết quả là nâng cao phúc lợi kinh tế cho nhân dân.
Mục tiêu trung gian bao gồm khối lượng tiền cung ứng và lãi suất. Nó là phương tiện giúp ngân hàng trung ương đạt được mục tiêu điều tiết kinh tế trong một thời gian. Việc lựa chọn mức cung tiền hay lãi suất làm mục tiêu trung gian của chính sách tiền tệ còn phụ thuộc vào các chính sách của Ngân hàng trung ương. Tuy nhiên, Ngân hàng trung ương chỉ nên tác động tới một trong hai biến số kinh tế mà thôi. Tiến tới tự do hoá lãi suất, Ngân hàng trung ương không thể tác động trực tiếp vào lãi suất, do vậy việc kiểm soát lượng tiền cung ứng xem ra hợp lí hơn. Khi muốn tác động tới lãi suất, Ngân hàng trung ương sẽ sử dụng các công cụ gián tiếp sau đây.
2.2.1. Chính sách dự trữ bắt buộc
Dự trữ bắt buộc là số tiền mà các NHTM buộc phải duy trì trên một tài khoản tiền gửi không hưởng lãi tại Ngân hàng trung ương. Nó được xác định bằng một tỉ lệ phần trăm nhất định trên tổng số dư tiền gửi tại một khoảng thời gian nào đó. Mức dự trữ bắt buộc được qui định khác nhau căn cứ vào thời hạn tiền gửi, qui mô và tính chất hoạt động của NHTM.
Hiện nay dự trữ bắt buộc được quản lí theo nguyên tắc bình quân. Có nghĩa là mức dự trữ yêu cầu cho một thời kì nào đó (gọi là thời kì duy trì) được xác định căn cứ vào tỉ lệ phần trăm qui định trên số dư tiền gửi bình quân ngày trong thời kì trước (gọi là thời kì xác định). Thời kì xác định và thời kì duy trì có thể nối tiếp nhau (Việt Nam áp dụng cách quản lí này với độ dài thời gian là một tháng), hoặc có thể trùng nhau một giai đoạn nào đó hoặc có thể gần như trùng khớp nhau. Cách quản lí khác nhau có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của công cụ dự trữ bắt buộc ở một chừng mục nào đó.
* Cơ chế tác động của dự trữ bắt buộc tới lãi suất
Ngân hàng trung ương có thể thay đổi tỉ lệ dự trữ bắt buộc và kết quả của việc thay đổi ấy có thể tác động tới lượng cung tiền và lãi suất theo 2 cách sau:
Thứ nhất, giả sử Ngân hàng trung ương quyết định tăng tỉ lệ dự trữ bắt buộc từ 10% đến 12%, bộ phận dự trữ dư thừa trước đây giờ trở thành dự trữ bắt buộc làm giảm khả năng cho vay của hệ thống NHTM, do đó đường cung tiền sẽ dịch sang trái nên lãi suất cân bằng tăng lên.
Thứ hai, Tỉ lệ dự trữ bắt buộc tăng lên làm giảm mức cung vốn của Ngân hàng trung ương trên thị trường liên ngân hàng. Trong điều kiện nhu cầu vốn khả dụng không thay đổi, sự giảm sút này sẽ làm tăng lãi suất liên ngân hàng, từ đó gây ảnh hưởng đến các mức lãi suất dài hạn và khối lượng tiền cung ứng.
ưu điểm chính của chính sách dự trữ bắt buộc đó là sự thay đổi tỉ lệ dự trữ bắt buộc sẽ ảnh hưởng như nhau đến tất cả các ngân hàng. Đây là công cụ có quyền lực ảnh hưởng mạnh nhất đến khối lượng tiền cung ứng và lãi suất vì nó tác động tới lượng tiền theo cấp số nhân nên cũng tác động mạnh mẽ tới lãi suất. Điều này làm cho công cụ dự trữ bắt buộc trở nên thiếu kinh hoạt bởi sự thay đổi thường xuyên sẽ gây nên sự bất ổn cho hoạt động của các ngân hàng và chi phí cho sự điều chỉnh thích hợp là rất tốn kém. Mặt khác, sự thay đổi dự trữ bắt buộc (đặc biệt trong trường hợp tăng) sẽ gây ảnh hưởng ngay lập tức và trực tiếp tới lượng vốn khả dụng của các ngân hàng. Vì thế công cụ này thường được sử dụng kết hợp với công cụ khác nhằm điều chỉnh lượng vốn khả dụng của ngân hàng khi cần thiết.
2.2.2. Chính sách tái chiết khấu.
Chính sách tái chiết khấu bao gồm các qui định và điều kiện cho vay của Ngân hàng trung ương đối với các NHTM. Ngân hàng trung ương cho vay ngắn hạn trên cơ sở chiết khấu các chứng từ có giá ngắn hạn, chủ yếu là tín phiếu kho bạc và thương phiếu. Các NHTM đi vay Ngân hàng trung ương nhằm bù đắp hoặc bổ sung nhu cầu vốn khả dụng và hình thành nên bộ phận dự trữ đi vay. Bộ phận này được sử dụng như bất kì bộ phận dự trữ nào khác để bù đắp nhu cầu dự trữ bổ sung số dự trữ vượt mức để đáp ứng nhu cầu vốn của nền kinh tế hoặc ngăn chặn nguy cơ phá sản của các ngân hàng khi cần thiết. Điểm khác biệt chủ yếu giữa dự trữ đi vay và dự trữ khác là chúng phải được trả lại cho Ngân hàng trung ương khi đến hạn.
* Cơ chế tác động của chính sách tái chiết khấu đến lãi suất
Trong công cụ này Ngân hàng trung ương sẽ ấn định hạn mức tái chiết khấu bao gồm lãi suất tái chiết khấu và các điều kiện tái chiết khấu. Những qui định này ảnh hưởng đến mục tiêu cuối cùng chỉ khi các NHTM có nhu cầu vay Ngân hàng trung ương và ảnh hưởng qua hai con đường là khối lượng và giá. Khối lượng vốn khả dụng được bổ sung từ Ngân hàng trung ương có thể bị giới hạn hoặc nới lỏng căn cứ vào hạn mức tái chiết khấu và các điều kiện tái chiết khấu, qua đó sẽ ảnh hưởng tới khả năng tạo tiền của các NHTM. Khi lượng vốn khả dụng thay đổi, nó sẽ làm cho quan hệ cung cầu vốn thay đổi và do đó lãi suất cân bằng sẽ thay đổi.
Sự thay đổi mức lãi suất tái chiết khấu tác động trước hết vào giá đầu vào cuả các NHTM, vì thế các ngân hàng này dần dần tăng (hoặc giảm) lãi suất cho vay do đó làm giảm (hoặc tăng) nhu cầu tín dụng. Bên cạnh đó, khi lãi suất chiết khấu tăng (hoặc giảm) thì các NHTM không thể vay Ngân hàng trung ương một cách dễ dàng, điều này buộc các NHTM phải giảm bớt khả năng cung tín dụng để hồi phục dự trữ, hoặc mở rộng cho vay trong trường hợp ngược lại.
Sự thay đổi lãi suất tái chiết khấu được coi như hiệu ứng của chính sách tiền tệ của Ngân hàng trung ương. Vì thế, nó có hiệu ứng thông báo do sự trông đợi và dự đoán của thị trường. Các tuyên bố của Ngân hàng trung ương về chiều hướng biến động lãi suất tái chiết khấu: tăng lên (dấu hiệu của chính sách thắt chặt tiền tệ) hoặc giảm xuống (dấu hiệu của chính sách tiền tệ nới lỏng) có tác dụng hướng dẫn hành vi của thị trường theo định hướng chính sách tiền tệ. Tuy nhiên hiệu ứng thông báo chỉ có hiệu quả khi lãi suất tái chiết khấu phù hợp với mức lãi suất thị trường. Trong trường hợp lãi suất tái chiết khấu cao hơn hoặc thấp hơn mức lãi suất thị trường, sự thay đổi lãi suất thực chất là sự “điều chỉnh kĩ thuật” nhằm phù hợp với lãi suất thị trường Hiệu ứng thông báo trong trường hợp này sẽ trở nên phản tác dụng.
Công cụ này có khả năng điều tiết một cách linh hoạt các mục tiêu trung gian. Tuy nhiên, mức đọ hiệu quả của công cụ này căn cứ vào mức độ phụ thuộc về vốn của NHTM vào Ngân hàng trung ương, vì thế nó là một công cụ kém chủ động. Để khắc phục nhược điểm này người ta thường sử dụng kết hợp với công cụ dự trữ bắt buộc.
2.2.3 Nghiệp vụ thị trường mở
Nghiệp vụ thị trường mở là các hoạt động của Ngân hàng trung ương trên thị trường thông qua việc mua bán các chứng khoán. Các hoạt động này ảnh hưởng trực tiếp đến dự trữ bắt buộc của các NHTM và ảnh hưởng gián tiếp đến các mức lãi suất.
*Cơ chế tác động của nghiệp vụ thị trường mở tới lãi suất
Thứ nhất, khi Ngân hàng trung ương mua (bán) các chứng khoán, nó sẽ làm giảm (tăng) ngay dự trữ của các NHTM, dù người bán là NHTM hay khách hàng của nó. Vì thế khả năng tạo tiền gửi thông qua cung ứng tín dụng của hệ thống ngân hàng giảm xuống, từ đó ảnh hưởng tới lượng tiền cung ứng.
Thứ hai, khi vốn khả dụng của từng ngân hàng giảm (tăng) do tác động của hoạt động thị trường mở, mức cung vốn trên thị trường tiền tệ liên ngân hàng giảm xuống (hoặc tăng lên), trong điều kiện các yếu tố liên quan không đổi, thì lãi suất thị trường liên ngân hàng tăng lên (giảm xuống). Thông qua các hoạt động arbitrage (ắcbít) về lãi suất, ảnh hưởng này được truyền đến cá mức lãi suất của công cụ thị trường mở và lãi suất thị trường trái phiếu. Kết quả là chi phí cơ hội đối với người có vốn dư thừa và giá vốn đầu tư đối với người thiếu hụt vốn tăng lên (giảm xuống), làm giảm nhu cầu đầu tư và nhu cầu tiêu dùng của xã hội và do đó làm giảm sản lượng, giá cả và công ăn việc làm.
Thứ ba, hoạt động thị trường mở còn ảnh hưởng đến cung cầu và do đó cũng ảnh hưởng đến giá các chứng khoán thuộc phạm vi can thiệp, chủ yếu là tín phiếu kho bạc. Trong trường hợp Ngân hàng trung ương muốn bán các chứng khoán, lượng chứng khoán tăng lên trong khi nhu cầu chứng khoán không tăng lê, làm cho giả cả các chứng khoán giảm xuống, mức sinh lời của chứng khoán tăng lên. Điều này buộc các tổ chức nhận tiền gửi phải tăng lãi suất để hạn chế tình trạng “phi trung gian hóa”. Đồng thời lãi suất của các chứng khoán mới phát hành cũng bị kích thích tăng tương ứng.
Đây là công cụ điều tiết các mục tiêu trung gian có hiệu quả nhất vì nó rất linh hoạt và chủ động. Hơn nữa sự tác động của nghiệp vụ thị trường mở là lợi dụng cơ chế của thị trường nên các đối tượng chịu sự tác động thường khó chống đỡ hoặc đảo ngược lại chiều hướng điều chỉnh của Ngân hàng trung ương. Mặc dù nghiệp vụ thị trường mở được thực hiện theo nguyên tắc thị tự nguyện; những người kinh doanh chứng khoán không bị bắt buộc mua hoặc bán theo một giá nhất định nhưng Ngân hàng trung ương có thể thực hiện được yêu cầu của mình bằng việc điều chỉnh giá sao cho nó trở nên hấp dẫn đối tác. Điều kiện quan trọng nhất cho phép sử dụng công cụ này là sự phát triển của thị trường vốn thứ cấp. Ngoài ra Ngân hàng trung ương phải có khả năng giám sát và dự đoán sự biến động của lượng vốn khả dụng trong hệ thống ngân hàng.
Trên đây là các công cụ gián tiếp mà Ngân hàng trung ương có thể sử dụng để tác động vào chính sách lãi suất, thông qua đó đạt được mục tiêu của chính sách tiền tệ. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả thì phải biết sử dụng các công cụ đó như thế nào, khi nào thì nên tác động vào các công cụ đó. Nếu làm được đó thì chúng ta sẽ có một chính sách lãi suất hiệu quả phu hợp với mục tiêu phát triển kinh tế trong từng thời kì. Từ kinh nghiệm của một số nền kinh tế mới nổi và của Việt Nam chúng ta có thể đưa ra được một chính sách lãi suất hiệu quả đối với các nền kinh tế mà có thị trường tài chính đang phát triển
2.3. Xây dựng chính sách lãi suất hiệu quả
2.3.1. Thế nào là một chính sách lãi suất hiệu quả
Trước hết ta có thể khẳng định một chính sách lãi suất hiệu quả phải là một chính sách lãi suất hướng tới những mục tiêu của chính sách tiền tệ quốc gia, phù hợp với mục tiết phát triển kinh tế và tạo ra sự hoạt động lành mạnh của tất cả các chủ thể trong nền kinh tế. Tức là nó phải thể hiện được các điểm sau
Thứ nhất, chính sách lãi suất phải hướng tới mục tiêu ổn định tiền tệ, kiềm chế lạm phát, kích thích tăng trưởng kinh tế.
Thứ hai, chính sách lãi suất phải đảm bảo cho các tổ chức kinh tế tham gia trên thị trường đươc phép ấn định mức lãi suất, không bị gò bó. Đồng thời cũng phải tạo điều kiện để các tổ chức tín dụng cạnh tranh lành mạnh với nhau trong việc huy động vốn.Ví dụ như trong thời gian qua có lúc trái phiếu kho bạc nhà nước có nức lãi suất cao hơn mức lãi suất cùng loại của các NHTM rất nhiều. Điều này gây khó khăn cho hoạt động kinh doanh tiền tệ của các NHTM.
Thứ ba, chính sách lãi suất phải tạo điều kiện để giảm chi phí hoạt động tín dụng tránh tình trạng biến tướng chi phí của các tổ chức tín dụng vào giá thành sản xuất của xã hội. Điều này có nghĩa lai lãi xuất không thể vượt qua tỷ suất bình quân của nền kinh tế.
Tóm lại, một chính sách lãi suất hiệu quả thì phải đảm bảo được các điều kiện trên. Việc thực hiện chính sách lãi suất của một nước trong từng thời kỳ khác nhau là khác nhau. Một chính sách lãi suất thấp trong thời kỳ kinh tế suy thoái chưa chắc đã đạt được hiệu quả kích thích đầu tư trong trường hợp nền kinh tế đã bão hoà về vốn. Điều này thể hiện rõ ở Việt Nam trong năm 1999 và ở Mĩ năm 2001. Năm 2001 Mĩ đã 11 lần cắt giảm lãi suất nhưng kết quả là nền kinh tế vẫn suy thoái. Vậy để đưa ra một chính sách lãi suất hiệu quả thì điều quan trọng là phải xem thực trạng kinh tế vĩ mô, vi mô của nước đó lúc bấy giờ như thế nào, hoạt động của các thị trường ra sao, từ đó hướng các công cụ tác động vào chính sách lãi suất.
2.3.2. Xây dựng chính sách lãi suất hiệu quả
Kinh nghiệm của các Ngân hàng trung ương trên thế giới cho thấy khi lựa chọn công cụ nào để sử dụng quản lí lãi suất tín dụng trên thị trường bao giờ cũng phải cân nhắc đánh giá thái độ hoạt động của thị trường tiền tệ, từ thị trường sơ cấp đến thị trường thứ cấp với khả năng sử dụng các công cụ điều tiết kiểm soát của Ngân hàng trung ương đạt đến đâu. Nếu thị trường hoạt động còn thô sơ, thiếu nhiều phương tiện để chiết khấu, tái chiết khấu, mức độ cạnh tranh thấp, công cụ điều tiết quản lí của Ngân hàng trung ương chưa mạnh thì trong trường hợp này phải áp dụng cơ chế quản lí trực tiếp, khống chế khung lãi suất, có thể áp dụng bằng mức lãi suất tối thiểu tiền gửi hoặc lãi suất cho vay tối đa. Đến khi thiết lập được thị trường tiền tệ hoạt động hoàn chỉnh từ sơ cấp đến thứ cấp, công cụ tái chiết khấu lãi suất của Ngân hàng trung ương phát huy hiệu quả, vai trò của Ngân hàng trung ương xác lập đúng là người cho vay cuối cùng, các thị trường khác như thị trường hối đoái, thị trường chứng khoán cùng hoạt động tốt, mối quan hệ về lãi suất giữa ba thị trường: thị trường tiền tệ- thị trường hối đoái- thị trường chứng khoán tác động qua lại nhạy cảm với nhau, thì đây là thời cơ thuận lợi để Ngân hàng trung ương chuyển qua cơ chế thả nổi lãi suất tín dụng, thực hiện nghiệp vụ thị trường mở, thực hiện các công cụ quản lí gián tiếp.
Vậy với đặc thù kinh tế như Việt Nam hiện nay: tăng trưởng kinh tế ổn định trong những năm gần đây, cán cân thanh toán thặng dư, lạm phát, bội chi ngân sách và nợ nước ngoài được kiểm soát trong giới hạn an toàn thì đây là thời điểm thích hợp để có thể thực hiện chính sách lãi suất thả nổi. Theo đó thì Ngân hàng trung ương không can thiệp trực tiếp vào việc ấn định lãi suất kinh doanh của các ngân hàn thương mại, lãi suất sẽ điều tiết theo qui luật cung- cầu. Ngân hàng trung ương sẽ sử dụng các công cụ gián tiếp để tác động tới lãi suất thị trường thông qua cơ chế tác động như đã phân tích ở trên. Trong đó chú ý nhấn mạnh công cụ nghiệp vụ thị trường mở bởi đó là công cụ linh hoạt nhất, hơn nữa nghiệp vụ thị trường mở mới ra đời ở Việt Nam nên cần được chú ý phát triển hơn nữa.
Như vậy qua phần nghiên cứu trong chương này chúng ta có thể hiểu rõ hơn về bản chất của lãi suất, đặc biệt là vai trò của nó đối với nền kinh tế. Hơn nữa, việc đưa ra một mô hình chính sách lãi suất sẽ là cơ sở lí thuyết để chúng ta đánh giá quá trình chuyển đổi chính sách lãi suất ở Việt Nam trong giai đoạn qua, những thành tựu và những hạn chế trong việc thực hiện là gì. Từ đó chúng ta sẽ thấy được nhu cầu cần thiết của việc hoàn thiện chính sách lãi suất trong quá trình hội nhập kinh tế mà sẽ được nghiên cứu trong các chương tiếp theo.