Đề tài Hoàn thiện chính sách sử dụng nguồn nhân lực sau xuất khẩu lao động ở Việt Nam

PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Sau 30 năm hoạt động xuất khẩu lao động, đặc biệt là gần 20 năm vận hành theo cơ chế thị trường, hoạt động xuất khẩu lao động ở Việt Nam đang được coi là mũi nhọn của kinh tế đối ngoại, hàng năm gần 100 ngàn người ký hợp đồng tham gia xuất khẩu lao động, (hiện nay Việt Nam có khoảng 500 ngàn lao động đang có mặt ở trên 40 quốc gia và khu vực trên thế giới), hoạt động xuất khẩu lao động ở Việt Nam đã được coi là giải pháp quan trọng trong việc giải quyết nhu cầu bức xúc về việc làm trước mắt cho một bộ phận nguồn nhân lực trong nước, vì mục tiêu xã hội: Xoá đói, giảm nghèo, giảm thiểu thất nghiệp. Không chỉ mang lại một nguồn thu nhập cho người lao động, tạo ra nguồn thu ngoại tệ đáng kể cho đất nước mà hoạt động xuất khẩu lao động còn là công cụ để tiếp nhận sự chuyển giao công nghệ tiên tiến nước ngoài, thông qua đó đào tạo một đội ngũ lao động có chất lượng cao về chuyên môn, ngoại ngữ và tác phong lao động công nghiệp, mang tính chiến lược trong quá trình phát triển & hội nhập kinh tế thế giới, đồng thời tăng cường mối quan hệ giữa Việt Nam với cộng đồng quốc tế và nâng cao một bước công tác quản lý Nhà nước của các cơ quan trung ương cũng như chính quyền địa phương. Sau khi trở thành thành viên của WTO, với hàng loạt các chính sách cải thiện môi trường theo hướng mở cửa kinh tế, Việt Nam đã được coi là thị trường hấp dẫn cho các nhà đầu tư nước ngoài, trong đó không ít các thị phần này thuộc về các nước có lao động Việt Nam đang làm việc. Trong khi nguồn lao động rẻ và có sẵn không qua đào tạo ở Việt Nam đã không đủ hấp dẫn với tiêu chí tuyển chọn của các nhà đầu tư với các ngành, lĩnh vực tiên tiến, bên cạnh đó những hạn chế của công tác đào tạo, bồi dưỡng nghề nghiệp cho lao động tại chỗ vẫn chưa đảm bảo về số lượng và chất lượng theo yêu cầu của thực tế lao động thời kỳ hội nhập thì nguồn nhân lực sau XKLĐ được đánh giá là thích hợp nhất, nhưng đến nay Nhà nước vẫn chưa có những chính sách mang tính hệ thống, đảm bảo hiệu lực và thực thi để sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực này, nhất là trong giai đoạn hội nhập kinh tế ngày càng sâu, rộng tại Việt Nam. Bởi vậy, nghiên cứu và đi tìm các giải pháp thích hợp, đồng bộ, hiệu quả, có hệ thống từ phía chính sách của Nhà nước là một chủ đề cần thiết. Tác giả chọn đề tài: Hoàn thiện chính sách sử dụng nguồn nhân lực sau xuất khẩu lao động ở Việt Nam, để nghiên cứu. Nhằm đáp ứng một số đòi hỏi từ thực tiễn như sau: Cấu trúc của luận án(229 trang) Luận án ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, mục lục thì nội dung chính bao gồm 3 chương: Chương 1. Cơ sở lý luận về chính sách sử dụng nguồn nhân lực sau xuất khẩu lao động Chương 2. Thực trạng về chính sách sử dụng nguồn nhân lực sau xuất khẩu lao động ở Việt Nam Chương 3. Giải pháp hoàn thiện chính sách sử dụng nguồn nhân lực sau xuất khẩu lao động ở Việt Nam

doc220 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1821 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện chính sách sử dụng nguồn nhân lực sau xuất khẩu lao động ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cơ quan quản lý hoạt động xuất khẩu lao động nắm tương đối rõ, tuy nhiên dự báo cho nhóm ngành, nghề này theo dự báo kế hoạch hàng năm khi họ trở về nước để sử dụng phải được phối hợp với cơ quan chính sách việc làm (hiện là Cục việc làm) để có thêm những chi tiết hóa về nhu cầu sử dụng trong nước khi có những yêu cầu cụ thể, chi tiết hơn về tuyển dụng các nhóm ngành này hoặc kết hợp với các nội dung khác trong quản lý để sử dụng thích hợp từng đối tượng lao động (giới tính, chuyên ngành cụ thể của nhóm ngành, kinh nghiệm chuyên môn,...). Nhóm ngành quản lý trước hết phải có các nội dung cơ bản theo bảng mẫu sau Bảng 3.3. Tình hình lao động xuất khẩu tại quốc gia ( khu vực).............. Qua 5 năm ( 20....-20.......) Nhóm, ngành Tổng số lao động Năm Ghi chú 2010 2011 2012 2013 2014 Ngành Xây dựng Chế tạo máy Chế biến thuỷ sản May mặc Đóng tàu …..………….. Cộng 3.3.2.4. Xây dựng các biểu mẫu báo cáo và quy định chế độ báo cáo Mẫu báo cáo thể hiện trách nhiệm và nghĩa vụ quản lý lao động ngoài nước của các tổ chức XKLĐ, các tổ chức quản lý lao động Việt Nam ở nước ngoài. Yêu cầu chung về nội dung của các mẫu báo cáo phải thể hiện đầy đủ thông tin chi tiết về các loại lao động tại mỗi thị trường nước ngoài, công việc và từng đơn vị nhận làm việc (Nhà máy, công xưởng, xí nghiệp...), thời gian làm việc, dự kiện về nước, nơi thường trú của lao động ở Việt Nam hoặc nơi trước khi xuất khẩu,.... Nội dung của biểu mẫu báo cáo có thể có 2 loại theo tùy yêu cầu cơ bản đối với nguồn nhân lực, trong đó có nguồn nhân lực được thông báo thời hạn về nước trong năm báo cáo và nguồn nhân lực đang làm việc theo hợp đồng , chi tiết của 2 biểu mẫu này phải được thể hiện như sau: - Đối với mẫu báo cáo liên quan đến dự báo nguồn nhân lực về nước trong năm báo cáo, đây là báo tổng hợp các loại lao động về nước theo từng tháng trong năm nhưng có nội dung chi tiết liên quan tới từng đối tượng lao động về nước như giới tính, nơi thường trú (hoặc đơn vị) trước khi đi, chuyên môn nghề nghiệp (mục này phải ghi chi tiết, rõ ràng, ví dụ: nghề lắp ráp điện tử của ti vi hay máy tính, chế tạo máy thì máy gì,...), thời gian làm việc, thị trường nào (nếu số đông lao động tại cùng một nơi làm việc có thể ghi danh địa chỉ nơi làm việc là tốt nhất). Phần ghi chú của báo cáo nên ghi hình thức xuất khẩu lao động. - Đối với mẫu báo cáo tổng hợp lao động đang làm việc có tại thời điểm báo cáo thì tuân thủ các yêu cầu chung về nội dung báo cáo Quy định chế độ báo cáo thường kỳ cách nhau ít nhất là 6 tháng/lần và thống nhất vào ngày nộp báo cáo cho đơn vị quản lý nhà nước về hoạt động XKLĐ (ví dụ ngày 30/6 và 30/12 hàng năm gửi báo cáo về tổ chức quản lý sử dụng nguồn nhân lực sau XKLĐ và Cục Quản lý lao động ngoài nước). Ngoài các đơn vị XKLĐ thực hiện chế độ báo cáo, tổ chức quản lý nguồn nhân lực sau XKLĐ cũng nắm bắt, khai thác các kênh khác về nguồn nhân lực từ thị trường nước ngoài trở về như các Ban quản lý lao động ngoài nước, các tổ chức nước ngoài quản lý lao động nhập khẩu tại quốc gia của họ, trong đó có lao động Việt Nam. 3.3.2.5. Xây dựng biểu đồ dự báo NNL sau XKLĐ Từ những tập hợp trên, cơ quan quản lý nguồn nhân lực sau XKLĐ có cơ sở để xây dựng dữ liệu và dự báo nguồn nhân lực sau XKLĐ qua từng quý, từng năm và xây dựng biểu đồ về nguồn nhân lực sau XKLĐ theo từng khu vực, từng ngành nghề chuyên môn cung cấp cho thị trường lao động trong nước. Đây là giới hạn cuối cùng về quản lý nguồn nhân lực này. Biểu đồ nguồn nhân lực sau XKLĐ có thể được thể hiện theo từng thị trường hoặc tổng thể tất cả các thị trường cho mỗi loại ngành nghề với dự báo hết hạn về nước mỗi năm, thậm chí về nước ở mỗi địa phương, vùng miền của đất nước. Nếu xây dựng biểu đồ dự báo nguồn nhân lực theo từng thị trường, thì sẽ chọn các thị trường trọng yếu, ví dụ trong giai đoạn hiện nay như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, Đài Loan, Các nước Trung Đông và Các thị trường còn lại. Nếu xây dựng biểu đồ dự báo tổng hợp thì kèm theo phần chú thích số lượng các thị trường. Xây dựng biểu đồ dự báo nguồn nhân lực có thể trước 6 tháng hoặc 1 năm là thích hợp nhất. Ngoài ra vẫn có biểu đồ tổng hợp dự báo cho các năm tiếp theo (không quá 3 năm) trên cơ sở số lượng lao động xuất khẩu theo hợp đồng đã có từ các năm trước đó. Dự báo NNL sau XKLĐ có ý nghĩa rất lớn trong nền kinh tế xã hội, là cơ sở để định hướng việc làm trong nước, cân đối kế hoạch đào tạo cũng như các lĩnh vực liên quan khác trong đời sống xã hội và hội nhập kinh tế. 3.3.3. Nhóm chính sách về tạo việc làm và kế hoạch lập nghiệp 3.3.3.1. Thoả thuận hợp đồng với các tổ chức kinh tế trước khi XKLĐ Xây dựng các tiêu chí về việc làm ngay từ khi lao động xuất khẩu, như ban hành mẫu đăng ký việc làm trong nước trước khi xuất cảnh (ngay sau khi được thông báo ngành nghề việc làm; đơn vị, doanh nghiệp, nhà máy nào mà mình làm việc ở nước nào), đây cũng là cơ sở để các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế trong nước tham khảo ký kết hợp đồng với người lao động về kế hoạch nhân lực các năm sau. Để thực hiện mục tiêu này, cơ quan quản lý (cụ thể là phòng theo dõi nguồn nhân lực ngoài nước tại các Sở Lao động Thương binh và Xã hội)) ban hành mẫu đăng ký việc làm cho người lao động tại các doanh nghiệp XKLĐ, (Trong trường hợp người lao động tham gia hợp đồng XKLĐ tại các khu vực ngoài địa bàn tỉnh, thành phố nơi người lao động thường trú, thì doanh nghiệp XKLĐ có trách nhiệm thông báo cho người lao động về chủ trương, chính sách này, để có thể đăng ký thoả thuận trước khi xuất cảnh). Nội dung của mẫu đăng ký là cơ sở hợp đồng do các doanh nghiệp sử dụng nguồn nhân lực trong nước xác thực, nội dung này phải thể hiện vị trí, dây chuyền, thù lao và các hoạt động chung của doanh nghiệp mà hướng tới nguồn nhân lực này trong các kế hoạch các năm sau, đây chính là thoả thuận giữa doanh nghiệp với người lao động về hợp đồng việc làm, hoặc các doanh nghiệp có nhu cầu NNL có thể chuyển các mẫu thoả thuận hợp đồng trong đó cụ thể các tiêu chí, các điều kiện chi tiết về điều khoản hợp đồng việc làm để có thể ký trước hoặc trong quá trình XKLĐ theo hình thức thoả thuận tập thể hoặc từng người. Hình thức này phù hợp với các đơn hàng làm việc ngoài nước tập thể, do các doanh nghiệp XKLĐ trong nước hợp tác với các cơ sở sử dụng lao động nước ngoài. Trong trường hợp khi có hợp đồng trước khi xuất cảnh, người lao động có lý do để học hỏi, đào tạo mình, hoàn thiện hơn về những yêu cầu mà trong tương lai gần sẽ trở thành nghề nghiệp gắn kết với mình trong quá trình lập nghiệp tại quê hương, đất nước mình. Rõ ràng nhận thấy ý nghĩa đặc biệt quan trọng này, không chỉ là việc xác lập sự hợp tác giữa người sử dụng lao động và người lao động, ngay trước khi XKLĐ mà còn có sự cam kết về quá trình lao động ngoài nước với hợp đồng lao động ký với doanh nghiệp XKLĐ cũng như ký với chủ sử dụng lao động nước ngoài, hạn chế những điều bất lợi dễ xẩy ra như đình công, lãn công, bỏ trốn ra ngoài, vô ý thức ky luật,...mà ngược lại, sự ham học, ham làm, tìm tòi để tự hoàn thiện mình hơn trong quá trình làm việc ở nước ngoài. Đây là cơ sở để hình thành tư duy của người lao động phát triển theo chiều thuận. Kỹ năng, tay nghề về chuyên môn, tác phong lao động, văn hoá doanh nghiệp, trình độ ngoại ngữ,... được nhân thêm trong quá trình lao động. Nhất là sự phù hợp khi được gắn kết các thoả thuận việc làm tái định cư mà ở đó đang kiến tạo hệ thống sản xuất công nghiệp, nhu cầu về các vị trí, các dây chuyền của việc làm tại các địa phương. “Người lao động ra nước ngoài làm việc nếu biết về nước mình được doanh nghiệp, khu công nghiệp… tiếp nhận theo chính sách hậu xuất khẩu lao động thì con đường xuất ngoại của họ sẽ bớt căng thẳng và rủi ro. Điều đó cũng giúp nhà nước sử dụng có hiệu quả chất xám từ xuất khẩu lao động”  (Báo Sài gòn giải phóng “Chưa sử sử dụng hết nguồn nhân lực hậu xuất khẩu lao động”, ngày 8/7/2009, Lê Đạt ). Để có thể đảm bảo tính khả thi của chính sách sử dụng NNL theo hình thức trên, nhất là tại các khu công nghiệp ở địa phương thì có thể xây dựng thêm các thiết chế hỗ trợ như: Một là hình thành hệ thống bảo lãnh từ phía các đối tượng lao động này đối với doanh nghiệp sử dụng lao động, để đảm bảo cho thoả thuận hợp đồng ký kết trước khi xuất cảnh. Trường hợp này người lao động được vay một khoản tài chính từ doanh nghiệp sử dụng (tương tự như phí đặt cọc của doanh nghiệp), hoặc từ ngân hàng ở địa phương trước khi xuất cảnh. Tổ chức XKLĐ (sở Lao động Thương binh & Xã hội hoặc các doanh nghiệp dịch vụ XKLĐ) với tư cách là trọng tài của 2 bên, trên cơ sở thiết lập bảng lương phải trừ đối với lao động khi làm việc ở nước ngoài theo mức tin cậy và hợp lý). Hai là sự cam kết từ phía chính quyền địa phương dựa trên sự đồng thuận của gia đình người lao động và/ theo các chính sách xã hội hiện hành. Hình thức này tại Ấn Độ đã rất hiệu quả khi thu hút các đối tương lao động ngành công nghệ thông tin trong khi làm việc tại nước ngoài. Ngoài ra, các chính sách hỗ trợ được cam kết từ phía doanh nghiệp sử dụng như đào tạo lại, nhà ở, đi lại,... 3.3.3.2. Tư vấn khởi nghiệp Người lao động đi lao động ở nước ngoài có nhiều mục đích khác nhau, đa số là tạo công ăn việc làm trước mắt, tuy nhiên nguyện vọng khá đông của thanh niên là chọn nghề, chọn nước nhận lao động để khi về vừa có vốn vừa có nghề, trong số đó có một số chủ động lập nghiệp bằng chính mình như mở các công ty tư nhân, các tổ hợp sản xuất, dịch vụ,.... nhất là các ngành nghề truyền thống đang có trên quê hương, địa phương mình. Với gần 10 vạn trang trại hiện có với quy mô và cấp độ khác nhau trong cả nước, sự phát kinh tế khu vực nông thôn, miền núi đang dần lớn mạnh với sự tập hợp, mở rộng mạng lưới hỗ trợ của Hiệp hội doanh nghiệp và trang trại nông dân nông thôn Việt Nam, tuy nhiên để tạo cơ hội hơn nữa cho lựa chọn khởi nghiệp khu vực này, thì định hướng có hỗ trợ từ phía chính sách là hết sức cần thiết để vừa chuyển dịch cơ cấu theo hướng giảm dần kinh tế nông nghiệp nhưng lại phải đồng thời với tăng chất lượng và định mức khối lượng việc làm nông thôn. Trước hết chính sách đối với nguồn nhân lực này là hướng tới những đối tượng tại các làng nghề, những nghề nghiệp phù hợp chủ yếu là trong sản xuất mang tính tổ hợp, chế biến như hàng nông sản, thủ công mỹ nghệ, tiểu thủ công nghiệp, kinh tế trang trại, làng chài,....Đây là cầu nối của nhiều đối tượng mong muốn có cơ hội tự khảng định mình trong xã hội mà thông qua con đường XKLĐ để tìm cách học tập, tiếp cận với những kiến thực thực tế phát triển ở mức cao hơn, trong xác lập nghề nghiệp. Để thực hiện hiệu quả nội dung này, nhà nước cũng đã có chính sách đề cập tới các đối tượng ở vùng sau, vùng xa, khu vực nghèo của đất nước và được thể hiện cả trong chu trình của hoạt động xuất khẩu lao động cũng như khi người lao động về nước, tuy nhiên việc định ra các nội dung của chính sách chỉ đạo liên quan đến các mô hình nghề nghiệp cụ thể cho mỗi nghề truyền thống, quy định hóa cho mỗi đối tượng lập nghiệp trong quá trình tư vấn về các chế độ ưu tiên thì chưa rõ ràng Hiện nay, cả nước có 2.790 làng nghề, trong đó có 240 làng nghề truyền thống. Hiện các làng nghề đang giải quyết việc làm cho khoảng 11 triệu lao động, bao gồm cả lao động thường xuyên và lao động không thường xuyên, trong năm 2009 đã có trên 50% lao động làng nghề (dưới 30 % lao động thời vụ & trên 20% lao động thợ giỏi và chuyên) Theo báo cáo của Bộ NN&PTNT ngày 11/2/2009. Số liệu báo cáo từ 38 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hiện cả nước có 9 làng nghề phá sản, 124 làng nghề sản xuất cầm chừng do gặp khó khăn. Khoảng 2.166 hộ sản xuất có đăng ký kinh doanh phá sản. Báo cáo cũng cảnh báo, nếu trong thời gian tới, không có các giải pháp cấp bách, kịp thời, tình hình phá sản của các làng nghề còn có thể nhiều hơn nữa và hệ lụy tiếp theo là số lao động mất việc làm sẽ ngày càng nhiều, tăng gánh nặng cho xã hội. phải mất việc, tương đương với khoảng hơn 5 triệu lao động làng nghề mất việc làm, trước tình trạng này Hiệp Hội làng nghề đã đề nghị với Chính phủ phải thành lập Ban chỉ đạo Nhà nước về vấn đề tư vấn chỉ đạo phát triển bền vững các làng nghề Việt Nam. Ban này sẽ giải quyết những vấn đề khúc mắc như phải có một quy hoạch tổng thể về làng nghề Việt Nam, quy hoạch và phân loại cụ thể các làng nghề. Đối với các làng nghề trong thời điểm hiện tại không có việc làm, người lao động có thể tiến hành trồng nguyên liệu, trồng tre, mây,… tuỳ theo nhu cầu điều kiện của từng vùng. Các định hướng phát triển nghề, các yếu tố để người dân vay vốn ngân hàng, được hỗ trợ nguồn vốn, giải quyết việc làm,… các định hướng này hoàn toàn phù hợp với giải pháp tư vấn khởi nghiệp cho người lao động trước khi XKLĐ để đạt được cả hai mục tiêu của chiến lược hiện nay. Giải pháp tốt để hình thành ý thức, quyết tâm trau dồi nghề nghiệp, ngoại ngữ trước khi đi lao động nước ngoài là trang bị cho họ những giá trị hướng tới của ngành nghề cụ thể, những hoài bão mà người lao động dự định trong quá trình làm việc ở nước ngoài. Phổ biến những giá trị này qua những điển hình từ nguồn nhân lực sau xuất khẩu lao động tạo ra trong chương trình giáo dục định hướng, trước khi tham gia xuất khẩu lao động. Điển hình như: - Ý tưởng của việc đi lao động tại Đài Loan của chị Nguyễn Thị Hương tỉnh Thái Nguyên để có cơ hội học kinh nghiệm sản xuất và chế biến chè sạch đã trở thành hiện thực, từ một nông dân thuần tuý sau khi về nước với quyết tâm học hỏi và lập nghiệp trong sản xuất chế biến chè trên quê hương mình chị đã thành công trong việc khởi nghiệp thành lập công ty Vạn Tài, qua đó xây dựng được vùng nguyên liệu hàng chục héc ta, tạo ra hai thương hiệu chè Ô Long và Hồng Trà đồng thời tạo công ăn việc làm cho 50 lao động khác trên quê hương mình. Năm 2008, Chị được trao Giải thưởng Lương Định Của do Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trao tặng và Cúp vàng vì nông dân Việt Nam do Hội Nông dân Việt Nam tặng; - Trường hợp chị Nguyền Thị Thuỷ, Giám đốc Công ty TNHH xuất nhập khẩu Bền Vững, sản xuất đũa xuất khẩu ở thôn Phấn Sơn, xã Đồng Sơn, huyện Yên Dũng. Năm 2002, chị đi lao động xuất khẩu sang Đài Loan giúp việc gia đình. Chủ nhà có cơ sở sản xuất đũa, thấy ở quê mình có sẵn nguồn nguyên liệu và lao động, chị Thuỷ có ý tưởng đưa nghề về quê hương nên những lúc rảnh rỗi, chị Thuỷ tranh thủ tìm hiểu, học nghề, tìm hiểu thiết bị. Nhờ chủ nhà giúp đỡ, giới thiệu, chị đã liên hệ với một doanh nghiệp bên đó nhận bao tiêu sản phẩm khi làm nghề. Hết thời hạn lao động ở nước ngoài, chị Thuỷ trở về quê cùng mọi người trong gia đình bắt tay vào thành lập doanh nghiệp, xây dựng nhà xưởng. Từ khi thành lập (năm 2006) tới nay, công ty đã xuất gần 100 tấn đũa với doanh thu gần 10 tỷ đồng, riêng từ đầu năm đến nay, công ty xuất khẩu gần 40 tấn, tạo việc làm thường xuyên cho khoảng 50 lao động, chủ yếu là các gia đình chính sách, neo đơn, thương binh, liệt sĩ. Về phía nhà nước, cần có chính sách hỗ trợ tạo việc làm qua các chương trình hàng năm, trong đó có chính sách hỗ trợ như thanh niên lập nghiệp, đào tạo doanh nghiệp, vay vốn ưu đãi,.....cơ quan quản lý cũng cần nắm rõ số lao động có nguyện vọng này, để xây dựng và phổ biến chính sách cũng như tác nghiệp thuận lợi. Các tiêu chí hỗ trợ của nhà nước thông qua các chính sách về đăng ký kinh doanh, đất đai, nhà xưởng, tư liệu sản xuất, vốn, đào tạo,.... cho người lao động lập nghiệp dưới mọi hình thức phải tạo được động lực để có tính hiện thực cao và nhanh chóng, kịp thời khi người lao động tham gia lập nghiệp. Đặc biệt phải thể hiện bằng chính sách hỗ trợ họ sau khi về nước tái thiết nghề nghiệp, nội dung của chính sách cần thể hiện đối với nguồn nhân lực lập nghiệp gồm: - Chính sách về miễn, giảm thuế (phổ biến rõ trường hợp ưu tiên miễn, giảm thuế trong ngành hàng, trong khu vực sản xuất kinh doanh và trong thời gian cụ thể ) - Chính sách hỗ trợ vay vốn trong sản xuất, kinh doanh cho các khu vực vùng nghèo, từ kinh nghiệm của nước ngoài, người lao động được vay vốn căn cứ vào phương án cụ thể (số lượng, lộ trình vốn vay), - Ngoài ra, các chính sách về hỗ trợ nhà ở (nếu có) hoặc đất đai canh tác, làm xưởng chế biến,... có thể thuộc diện ưu tiên để lập nghiệp. 3.3.4. Nhóm chính sách về kinh tế-tài chính Ấn Độ và Philippine là hai quốc gia có chính sách cụ thể về kinh tế, tài chính cho các đối tượng sau khi hoàn thành nghĩa vụ lao động ở nước ngoài về nước. Ngoài những chính sách chăm sóc về tinh thần để nhanh chóng đưa người lao động hoà nhập với cộng đồng, các chính sách đồng bộ để tiếp tục hỗ trợ về đầu tư tài chính, nhà ở, đất đai để người lao động chủ động lập nghiệp theo nhiều hình thức phù hợp ngay sau khi về nước. Gần đây, tỉnh Champasak (CHDCN Lào), đã đầu tư cho một số các làng, bản sát biên giới Việt Nam sang học và lao động về trồng và chế biến Cao su. Sau khi về nước họ được hỗ trợ chi phí đi lại, nhà ở, thuốc chữa bệnh để tiếp tục làm công việc trên tại địa phương mình. Ở Việt Nam, đến nay chưa có chính sách riêng cho đối tượng này (giống như Thái Lan), do đó, đa số những người lao động sau xuất khẩu lao động đã không định hướng cho mình việc làm khi về nước. Những tư tưởng từ phía quản lý cho rằng, lao động xuất khẩu đã là sự ưu tiên “được” đi nước ngoài làm việc, được hưởng môi trường làm việc và sinh hoạt sung sướng hơn, thu nhập cao hơn nên khi về nước không phải lo gì cho họ. Sự thật ấy đã gây nên sự hoang phí về vốn kiếm được trước đây, vì đầu tư không đúng hướng, nghề nghiệp chuyên môn dần bị mai mốt, thậm chí ăn chơi hoang phí để rồi lại trở thành con người dư thừa của xã hội. Nếu nhà nước tiếp tục có những chính sách hướng nghiệp, tạo động lực về tài chính cũng như hỗ trợ khác về kinh tế (vay vốn lãi xuất thấp để đầu tư cơ sở ban đầu theo đề án của người lao động, thời hạn kéo dài đến khi thu sản phẩm, cho thuê đất kinh doanh, sản xuất ưu đãi tại quê hương, dịch vụ thuê nhà không chịu thuế, hoặc hỗ trợ mua sắm phương tiện sản xuất, di chuyển ,…) thực sự coi nguồn nhân lực sau XKLĐ là những người “vì nước” thì sẽ tạo ra cú hích cho những người lao động trở về từ các quốc gia có nền kinh tế phát triển mà trong thời gian khi làm việc ở nước đó, người lao động đã học & nghiên cứu thành công để rồi khi về nước sẽ tổ chức kinh doanh, sản xuất trên quê hương mình. Dĩ nhiên những ngành, nghề nào thực sự có ích cho sự phát triển kinh tế nước ta thì càng phải có những chính sách hỗ trợ ưu đãi hơn. Trên quan điểm kinh tế phát triển và hỗ trợ nguồn nhân lực chuyển dịch cơ cấu, thực sự tạo ra “gói kích thích lao động hậu xuất khẩu”. Từ những bài học kinh nghiệm quốc tế, từ những điển hình thực tế trong nước thời gian qua, cho phép chúng ta thiết kế và xây dựng nhóm chính sách về hỗ trợ kinh tế-tài chính như sau: 3.3.4.1. Chính sách về tín dụng ưu đãi để phát triển nghề nghiệp Có thể được đảm bảo bằng một con số cụ thể có mặt bằng chung, nếu như ở Philippine các khoản vay sinh kế là 1.850 USD, thì ở Việt Nam cũng nên đảm bảo ở mức ngang bằng với một năm lương bình quân của người lao động, tại các địa phương cho mỗi một dự án của mỗi lao động khi tái định cư được vay với lãi suất ưu đãi có trị giá khoảng 1.500 USD. Trị giá này chỉ là một đảm bảo về sự hỗ trợ trong sinh kế, được coi là suất đầu tư lần hai để người lao động chuẩn bị hành trang tham gia lao động tại địa phương, đây chính là cái gốc của đầu tư cuộc sống gắn với nghề nghiệp mới. Tính phù hợp còn tuỳ thuộc vào khả thi của từng loại dự án, xuất đầu tư dự án, ý nghĩa và giá trị của dự án,... mà người lao động có được sau khi xuất khẩu về nước, trong giai đoạn kinh tế-xã hội nước ta hiện nay, tính phù hợp về điều kiện tài chính cũng như cơ chế đổi mới kinh tế có thể cho phép đề xuất mức ưu đãi tín dụng để phát triển nghề nghiệp ngoài mức vay sinh kế như: - Vay ưu đãi cho người lao động sau khi về nước trị giá bằng mức tối thiểu của một cổ đông khi tuyển dụng vào làm việc tại doanh nghiệp. - Vay ưu đãi cho người lao động sau khi về nước có mức vay ít nhất 6 tháng lương để hộ trợ trước cho người lao động trang trải trong điều kiện cơ chế thị trường ( do hiện nay, Việt Nam ít có các dịch vụ ưu đãi, tuy nhiên tùy theo từng địa phương nếu các dịch vụ ưu đãi trong thuê, mua nhà, chăm sóc, an sinh, ...thì chính quyền các cấp có thể xem xét tới đối tượng này) - Vay trong các dự án sản xuất kinh doanh, được ưu tiên với lãi xuất thấp trong giai đoạn xây dựng cơ sở vật chất. Mức vay theo kế hoạch dự án được thẩm định. Thời hạn vay đảm bảo thích hợp cho người lao động có thể tương tự như các chính sách giảm nghèo khác. Thủ tục vay đảm bảo đơn giản, không nhất thiết phải có vật chất bảo đảm mà chỉ cần địa phương, doanh nghiệp xác nhận là đủ. 3.3.4.2. Chính sách hỗ trợ đầu tư sản xuất kinh doanh Định ra các tiêu chí trong danh mục hỗ trợ tài các địa bàn: Khu vực công nghiệp, dịch vụ và nông lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, đánh bắt xa bờ,...mỗi khu vực có một cơ chế mang tính khuyến khích cho từng dự án. Xuất đầu tư được hỗ trợ có thể nằm trong các dự án sản xuất kinh doanh của chính họ. Hỗ trợ đầu tư sản xuất kinh doanh có thể được thể hiện bằng nhiều hình thức tùy theo định hướng phát triển kinh tế của mỗi vùng, địa phương. Ví dụ: - Hỗ trợ về con giống, cây giống, phương tiện sản xuất kinh doanh - Hỗ trợ về cơ sở vật chất, các dịch vụ đào tạo chuyên môn, chuyển giao công nghệ, quảng bá sản phẩm, xuất nhập khẩu - Hỗ trợ về đầu tư cơ sở hạ tầng, huy động nguồn lực tham gia, thủy lợi, thủy nông, điện, nước,... Việc xây dựng các các danh mục hỗ trợ nên giao cho một đầu mối để thực nghiệm chính sách, hoàn thiện và duy trì chính sách. Quá trình này có sự giám sát chặt chẽ để đánh giá các tiêu chí, trên cơ sở đó bổ sung và hoạch định chính sách chung 3.3.4.3. Chính sách thuế Miễn, giảm thuế trong đầu tư lập nghiệp, trong kinh doanh thời gian năm đầu tương tự như những chính sách đối với loại hình ưu tiên vượt khó, giảm nghèo. Thuế áp dụng cho nguồn nhân lực sau xuất khẩu lao động được quy định ở các danh mục miễn, giảm thuế từ mua sắm, nhập thiết bị đến các loại thuế trong sản xuất kinh doanh như môn bài, mua-bán, thu nhập doanh nghiệp, kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hóa. Tùy theo từng mục tiêu sản xuất, kinh doanh hay các loại hình lập nghiệp để có mức thuế, hạn thuế ưu tiên hỗ trợ phù hợp theo định hướng phát triển kinh tế-xã hội. 3.3.4. Nhóm chính sách về tái hòa nhập Tái hòa nhập khi lao động trở về địa phương, cơ quan cũ, hòa nhập để định cư mới cần có những chính sách thể hiện sự quan tâm nhiều chiều theo đúng nghĩa đối với lao động dạng chính sách ưu tiên - Đa số nguồn nhân lực trước khi tham gia XKLĐ là thanh niên chưa xây dựng gia đình (hay nói cách khác là cuộc sống đang phụ thuộc gia đình), việc di chuyển, định cư khởi nghiệp (mua hoặc thuê nhà, căn hộ, chung cư) cũng cần có chính sách hỗ trợ để thực hiện các hoạt động xúc tác, nhất là các huyện nghèo mà chúng ta đang có chính sách ưu tiên trong đưa đi XKLĐ. - Các trường hợp hỗ trợ từ các chính sách khác như ưu tiên mua nhà, thuê đất đai, phương tiện,… (có thể coi đây là chính sách hỗ trợ nhóm) - Tạo ra bầu không khí xã hội hoá lao động trong quá trình hội nhập. Lao động trong nước cũng như ngoài nước đều được quan tâm như nhau về quan niệm sống, đồng thời có nhưng quan điểm được thể hiện đối với người đi làm nhiệm vụ xa quê hương khi trở về phải được đón tiếp chu đáo và thông qua các chính sách cụ thể như: + Tiếp nhận và tạo điều kiện thuận lợi trong hoạt động đoàn thể cũng như tổ chức xã hội khác (đảng, đoàn, phụ nữ, hội viên nghề nghiệp…). + Chế độ đăng ký về hộ khẩu, lưu trú, di chuyển khi lao động trở về đến nơi làm việc mới; + Chế độ về bảo hiểm khi lao động sang nước ngoài đã đóng nay tiếp tục đóng và được cộng cả thời gian đã đóng ở nước ngoài, chế độ tiếp nhận lại lao động mà trước đó đơn vị cử đi lao động hoặc tu nghiệp. Nhóm chính sách về bồi dưỡng, đào tạo lại nghề nghiệp Đây cũng là cơ sở để đề xuất các chính sách hỗ trợ cụ thể của nhà nước cũng như các tổ chức kinh tế, tài chính, giáo dục đào tạo và tổ chức xã hội tham gia giúp người lao động khi về nước tái thiết việc làm và ổn định cuộc sống, ví dụ như sự phối hợp giữa doanh nghiệp sử dụng và doanh nghiệp XKLĐ trợ giúp người lao động đào tạo lại theo đơn hàng việc làm hoặc tham gia học tập tạo nghề mới. Hàn Quốc, Malaysia là quốc gia có chính sách đào tạo lại người lao động sau XKLĐ để tiếp tục sử dụng ngay khi họ về nước. Những hạng mục bồi dưỡng, đào tạo phải thực sự thiết thực, đúng đối tượng nhất là sử dụng trong các tập đoàn, tổ chức sản xuất mà lao động thực hiện theo nhóm (đóng tàu, xây dựng, lắp ráp điện tử…), như vậy việc tập hợp, tổ chức hỗ trợ đào tạo lại người lao động ngay sau XKLĐ về nước với đúng chuyên môn, ngành nghề là hết sức quan trọng trong điều kiện cụ thể của nước ta. Để thực hiện hiệu quả nhóm giải pháp này, trước hết là kế hoạch về nước hàng năm của người lao động sau XKLĐ, bao hàm về khu vực định cư, kèm theo họ là hệ thống nghề nghiệp cần phân định theo nhu cầu của các đơn vị trong từng khu vực đó (có tính đến yếu tố nguyện vọng di cư trong nước của người lao động), trong đó số người sử dụng ngay và số người cần được bồi dưỡng đào tạo lại theo kế hoạch về loại nghề nghiệp, thời gian, địa điểm và nhu cầu sử dụng họ. Sự gắn kết giữa đơn vị XKLĐ và nhà sử dụng lao động trong nước từ tổ chức khai thác, thu hút và quản lý giới thiệu sử dụng nguồn nhân lực sau XKLĐ là rất cần thiết vì tính hợp lý, những tác nghiệp trước đó phải đảm bảo chính xác và lên kế hoạch cụ thể từ khi người lao động chuẩn bị về nước. Để có kế hoạch tổng thể, có thể sơ bộ phân làm 2 nhóm như sau: - Nhóm các đối tượng có thể không cần đào tạo lại: Các trường hợp thực tập sinh và tu nghiệp sinh tại Nhật Bản về nước có thể liên hệ với các doanh nghiệp của Nhật Bản đang có mặt tại Việt Nam để hợp tác. Bên cạnh đó cũng có nhiều các đơn vị liên doanh, đầu tư từ Nhật Bản. Số lao động có nghề tại các thị trường Hàn Quốc, Malayssia, Đài Loan sẽ xem xét đến các yếu tố phù hợp về nơi trở về của lao động có gần với các khu công nghiệp có các công việc tương tự để dự báo về nguồn nhân lực này. - Nhóm các đối tượng cần đào tạo lại là các địa phương chưa có tính phù hợp trên hoặc các doanh nghiệp khác có nhu cầu sử dụng nhưng cần trang bị thêm kiến thức và tay nghề để phù hợp. Với nhóm đối tượng này, nhà nước hỗ trợ đào tạo thông qua các tập đoàn kinh tế để đào tạo lại theo nhu cầu của chính tập đoàn này cần sử dụng nguồn nhân lực đó hoặc theo nhu cầu của người lao động cần đào tạo nhưng không nhất thiết phải làm việc ở chính tập đoàn đó, vì chỉ có các tập đoàn kinh tế mới có thể đào tạo đầy đủ các loại hình nghề nghiệp và phù hợp với kiến thức của sự thay đổi phát triển. Ngoài ra, có thể hướng sự bồi dưỡng, đào tạo lại đối với những lao động chưa thực sự gắn kết theo các giao dịch trước đó, kể cả các đối tượng khác muốn chuyển hướng việc làm mà sau khi họ về nước thì nhu cầu xuất hiện, cũng như các đối tượng lao động khác từ nước ngoài trở về muốn tham gia đóng góp sức lao động cho quê hương, đất nước mà muốn tham dự bồi dưỡng đào tạo một cách hợp lý thì chính sách này cũng là động lực thu hút sức lao động hữu ích để sử dụng một cách hợp lý và hiệu quả trong giai đoạn hiện nay. Tiểu kết chương 3 Nghiên những nhân tố liên quan và ảnh hưởng tới nguồn nhân lực và xây dựng chính sách nguồn nhân lực sau XKLĐ, từ đó đề xuất quan điểm trong việc thay đổi, bổ sung, ban hành một số chính sách về thể chế, bộ máy, nguồn lực trong hoạt động quản lý, sử dụng nguồn nhân lực sau XKLĐ trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và xây dựng nền kinh tế trong giai đoạn CNH, HĐH đất nước, đây là mắt xích cuối cùng của hoạt động XKLĐ cần phải thể hiện hiệu quả một cách khoa học và hợp lý. Hoàn thiện nội dung của chính sách này chính là thực hiện là quan điểm lớn của Đảng, Nhà nước trong chiến lược con người thời kỳ đổi mới đất nước, trong chương này đã đề cập đến những định hướng chiến lược về chính sách sử dụng nguồn nhân lực thông qua hoạt động XKLĐ, những yêu cầu đặt ra trong hoàn thiện chính sách sử dụng nguồn nhân lực sau XKLĐ trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp mang tính hệ thống. Luận án đã đưa ra mô hình về bộ máy cũng như phác thảo toàn bộ các hoạt động liên quan đến hoạt động khai thác, thu hút và dự báo sử dụng nguồn nhân lực sau XKLĐ, với 8 nội dung được coi là một hệ thống những quan điểm mới từ chính sách lập nghiệp trước khi XKLĐ, sự phối hợp quản lý bằng hệ thống thông tin và chế độ quản lý đến các nhóm chính sách việc làm trong nước liên quan hữu cơ với an sinh của nguồn nhân lực này một cách hợp lý được đề xuất thành các chính sách cơ bản để có cơ sở trong tổ chức và sự phối hợp hoạt động nhằm tác động vào đội ngũ nguồn nhân lực sau xuất khẩu lao động sử dụng hữu hiệu sức lao động mới của họ một cách hợp lý và bền vững trong giai đoạn CNH, HĐH đất nước. Kiến nghị 1. Đối với Chính phủ: - Tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý theo quan điểm, đường lối của Đảng về mục tiêu đẩy mạnh hoạt động XKLĐ, thông qua đó hỗ trợ nguồn nhân lực chất lượng cho môi trường hội nhập quốc tế và giai đoạn CNH, HĐH đất nước. - Thiết lập thể chế về mối quan hệ lao động quốc tế, nhất là các hiệp định lao động làm cơ sở cho hoạt động XKLĐ quản lý lao động xuất khẩu . - Xây dựng cơ chế phối hợp hoạt động trên cơ sở hình thành các tổ chức với các chức năng quản lý hợp lý giữa các bộ, ngành để sử dụng nguồn nhân lực sau XKLĐ hiệu quả. Nhất là chức năng của bộ máy trong và ngoài nước, hệ thống thông tin trong quá trình chỉ đạo thực hiện. - Hình thành và tổ chức thực hiện các chính sách hỗ trợ lao động xuất khẩu đảm bảo cơ cấu ngành nghề, vùng-miền, thị trường nước ngoài theo chiến lược nguồn nhân lực phù hợp với phát triển kinh tế nước ta trong giai đoạn hiện nay. - Hoàn thiện hệ thống các nhóm chính sách về kinh tế, đào tạo-giáo dục, xã hội để khuyến khích các tổ chức kinh tế-xã hội trong nước và quốc tế có cơ hội phối hợp hợp tác, hỗ trợ giúp đỡ nhằm sử dựng có hiệu quả nguồn nhân lực sau XKLĐ trong quá trình tham gia việc làm trong nước 2. Đối với Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, các tỉnh và thành phố: Bộ Lao động Thương binh và Xã hội: Có phương án trình Chính phủ để phê duyệt việc hình thành bộ máy quản lý nguồn nhân lực sau XKLĐ cùng với chiến lược phát triển nguồn nhân lực sau XKLĐ. Phối hợp với các bộ, ngành cơ quan ngang bộ (nhất là Bộ Ngoại giao) và UBND các tỉnh, thành phố để đưa ra cơ chế phối hợp trong hoạt động quản lý nguồn nhân lực sau XKLĐ. Ban hành và chỉ đạo quy trình thực hiện các nhóm chính sách tạo điều kiện cho lao động sau XKLĐ có nhu cầu việc làm thích hợp, các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế có nhu cầu sử dụng nguồn nhân lực kỹ năng thích ứng đều có cơ hội sử dụng hợp lý năng lực của mình trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố: Đẩy nhanh việc tổ chức thực hiện quản lý và sử dụng nguồn lực nói chung và nguồn nhân lực sau XKLĐ tại địa phương mình một cách hợp lý và hiệu quả. Sử dụng hệ thống thông tin kịp thời, tổ chức các đơn vị trong mạng lưới quản lý khai thác để sử dụng nguồn lực sau XKLĐ trong khu vực của mình, phối hợp các đoàn thể, tổ chức kinh tế, xã hội trên địa bàn cùng tham gia thực hiện, nhằm nhanh chóng ổn định nguồn nhân lực chất lượng sau XKLĐ trở lại địa phương làm việc. Đơn giản hoá các thủ tục trong quá trình thực hiện, tạo mọi cơ hội tốt nhất để lao động sau XKLĐ cùng với vốn đầu tư của họ cũng như các tổ chức kinh tế tham gia, phối hợp nhằm mang lại hiệu quả cao khi tham gia việc làm tại địa phương mình. Kết luận Hoạt động XKLĐ là một lĩnh vực kinh tế đối ngoại quan trọng đã và đang trở thành ngành kinh tế mũi nhọn ở nước ta. Bên cạnh mục tiêu xoá đói, giảm nghèo, tăng kim ngạch hàng năm là chính thì hoạt động XKLĐ đã cung cấp một nguồn nhân lực có kỹ năng về chuyên môn kỹ thuật được đánh giá cao trong giai đoạn hội nhập quốc tế. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau mà các chính sách của nhà nước chưa đủ và cũng chưa hoàn thiện để sử dụng hợp lý nguồn nhân lực này. Qua đề tài nghiên cứu: “Hoàn thiện chính sách của nhà nước để sử dụng nguồn nhân lực sau XKLĐ”, luận án đã đạt được một số kết quả sau: 1. Hệ thống hoá về lý luận cơ bản đối với hoạt động XKLĐ, trong đó đưa ra những khái niệm và nội dung về chính sách sử dụng nguồn nhân lực sau XKLĐ theo cơ chế thị trường. Nghiên cứu và đưa ra những kết luận về XKLĐ nói chung và kinh nghiệm về chính sách sử dụng nguồn nhân lực sau XKLĐ ở một số nước trong khu vực và Châu Á như Ấn Độ, Indonesia, Hàn Quốc, Malaysia, Philippines, Thái Lan làm bài học cho quá trình hoạch định chính sách ở nước ta. 2. Phân tích và đánh giá thực tiễn hoạt động XKLĐ ở Việt Nam, các chính sách và thực trạng về sử dụng nguồn nhân lực sau XKLĐ ở nước ta trong giai đoạn đổi mới (từ năm 1991 đến nay), ngoài những thành tựu đạt được luận án đã chỉ ra những hạn chế về chính sách sử dụng nguồn nhân lực sau XKLĐ, đưa ra những nguyên nhân, những lý do từ các thực trạng hạn chế đó trong quá trình tổ chức thực, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực chất lượng này. 3. Trên cơ sở các chủ trương, định hướng của Đảng và Nhà nước về đẩy mạnh hoạt động XKLĐ cùng với kết quả nghiên cứu hệ thống lý luận và thực tiễn về chính sách sử dụng nguồn nhân lực sau XKLĐ, luận án đã đua ra hệ thống gồm tám mục quan điểm xây dựng chính sách, nhằm hoàn thiện đồng bộ hệ thống các chính sách về khai thác, quản lý để sử dụng nguồn nhân lực chất lượng sau XKLĐ đáp ứng được nhu cầu nguồn nhân lực trong công cuộc CNH, HĐH đất nước. 4. Đưa ra các kiến nghị cụ thể đối với Chính phủ và các cơ quan QLNN trung ương và địa phương nhằm làm rõ sự phối hợp trong quy trình xây dựng và điều chỉnh, ban hành các chính sách một cách hệ thống đảm bảo tính khả thi trong quá trình tổ chức thực hiện. Quá trình nghiên cứu, tác giả luận án đã thu thập, xử lý để sử dụng một số tài liệu, số liệu của các nhà khoa học, các nhà quản lý, chuyên gia trong và ngoài nước cùng với những ý kiến trao đổi, phỏng vấn để làm sáng tỏ các quan điểm nghiên cứu. Tuy nhiên, có những vấn đề, những nội dung cần được thực nghiệm, rất mong nhận được sự góp ý của các độc giả để tính khả thi của luận án cao hơn. PHẦN PHỤ LỤC Biểu đồ PL01. Dân số Việt Nam từ 1960 - 2009 Biểu đồ PL02. Tỷ số giới tính dân số của Việt Nam từ 1960 đến nay Biểu đồ PL03. Phân bố phần trăm dân số Việt Nam theo vùng ( Năm 2009) 10,5 9,1 4,7 4,6 4,0 2,9 2,7 22,8 2 1,7 2,0 1,3 1,7 1,0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Nguồn: Tổng cục thống kê, Tình hình kinh tế xã hội năm 2008 Biểu đồ PL04. Kim ngạch từ xuất khẩu lao động so với một số hoạt động xuất khẩu và dịch vụ mạnh năm 2008 (Tỷ USD) Ghi chú: 1. Vận tải biển; 7. Gạo 2. Vận chuyển hàng không ; 8. Du lịch 3. Xuất khẩu lao động; 9. Thuỷ sản 4. Cà phê; 10. Dày dép 5. Điện tử, máy tính; 11. Dệt may 6. Đồ gỗ ; 12. Dầu khí PL01. PHIẾU KHẢO SÁT VỀ CHÍNH SÁCH SỬ DỤNG NGUỒN NHÂN LỰC SAU XKLĐ (Thông qua cuộc phỏng vấn trực tiếp giữa tác giả với Ông NaLongsak SATTAKOUN, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Champssak ngày 03/4/2009 tại Văn phòng UBND tỉnh Champssak - CHDCND Lào) Tác giả: Ông vui lòng cho biết chính sách của Tỉnh Champssak nói riêng và nhà nước Lào nói chung về hoạt động XKLĐ cũng như sử dụng nguồn nhân lực sau XKLĐ? Ông NaLongsak SATTAKOUN: Toàn bộ hoạt động này hiện nay được nhà nước Lào quản lý, chúng tôi coi đây là suất chỉ tiêu đầu tư và thực hiện thông qua hợp đồng với tổ chức nước ngoài, qua đó có các suất hỗ trợ về đào tạo lao động để sau này về nước làm việc. Tác giả: Việc sử dụng nguồn nhân lực kỹ thuật sau XKLĐ hiện nay ở Tỉnh Champssak như thế nào, Thưa ông ? Ông NaLongsak SATTAKOUN: Những người đi lao động nước ngoài hầu như là theo mục đích đào tạo kỹ thuật, học nghề. Do vậy số người này sau khi về nước được nhà nước sử dụng ngay. Tác giả: Thưa ông, Xin vui lòng cho biết những chính sách cụ thể đối với việc tiếp nhận và tổ chức việc làm cho người lao động sau khi về nước ? Ông NaLongsak SATTAKOUN: Ví dụ như chúng tôi ký hợp đồng với tỉnh Đồng Nai, Hợp đồng với Tỉnh Đắc lắc hay Tỉnh Bình Dương của Việt Nam về tiếp nhận lao động Lào sang làm việc trồng và chế biến Cao Su, trong khách sạn và nhà hàng, khi về nước thì được địa phương tỉnh tiếp nhận ngay và làm những công việc đã được học tại Việt Nam, nhà nước tạo điều kiện về tái hoà nhập như hỗ trợ về nhà ở tại nơi làm việc, có xe đưa đón bằng phương tiện nhà nước, những nơi làm việc khó khăn thì hỗ trợ thuốc men miễn phí, được vay vốn trong sinh hoạt với lãi suất ưu đãi đồng thời được đào tạo lại cho phù hợp với công nghệ lao động. Tác giả: Xin cám ơn ông. PL02 PHIẾU LẤY Ý KIẾN VỀ CHÍNH SÁCH SỬ DỤNG NGUỒN NHÂN LỰC SAU XKLĐ (Lớp CVC ngành Bưu chính - Viễn thông ngày 23/5/2009 tại Học viện Bưu chính - Viễn thông) TT NỘI DUNG Ý KIẾN Có Không 1 Hiện nay cơ quan anh (chị) có thiếu nguồn nhân lực kỹ thuật không ? ……… ………. 2 Nguồn nhân lực XKLĐ kỹ thuật từ nước ngoài trở về có khả năng làm việc tốt ở Việt Nam không ? ……… ……… 3 Theo anh (chị) nguồn nhân lực kỹ thuật sau XKLĐ có thể sử dụng ngay được bao nhiêu % ? 100% 70% 50% Dưới 50% ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… 4 Theo anh (chị) có cần đào tạo lại nguồn nhân lực kỹ thuật sau XKLĐ ? Không cần đào tạo lại Đào tạo lại một phần Đào tạo lại toàn bộ ……… ……… ……… ……… ……… ……… 5 Nhà nước cần có chính sách cụ thể để sử dụng nguồn nhân lực kỹ thuật sau XKLĐ? Chính sách riêng Chính sách việc làm chung ……… ……… ……… ……… Ghi chú: Đánh dấu X vào ý kiến của anh (chị) Họ và tên…………………………….. Đơn vị………………………………... Chức vụ……………………………… Cám ơn anh (chị). DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ 1. “ Đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực để hội nhập kinh tế quốc tế” Tạp chí Quản Lý nhà nước, Học viện Hành chính, (số 123 tháng 4 năm 2006) 2. “Tham nhũng và các giải pháp phòng chống tham nhũng ở nước ta” Tạp chí Quản Lý nhà nước, Học viện Hành chính, (số 143 tháng 12 năm 2007) 3.“ §i t×m gi¶i ph¸p tõ phÝa chÝnh s¸ch khai th¸c, qu¶n lý vµ sö dông hiÖu qu¶ nguån nh©n lùc sau xuÊt khÈu lao ®éng” T¹p chÝ ViÖc lµm ngoµi n­íc, Côc qu¶n lý lao ®éng ngoµi n­íc - Bé Lao ®éng-Th­¬ng binh vµ X· héi (Sè 1 n¨m 2008) 4. “NhËn diÖn vµ sö dông hîp lý nguån nh©n lùc chÊt l­îng cho c¸c doanh nghiÖp trong qu¸ tr×nh héi nhËp kinh tÕ quèc tÕ” T¹p chÝ ViÖc lµm ngoµi n­íc, Côc qu¶n lý lao ®éng ngoµi n­íc - Bé Lao ®éng-Th­¬ng binh vµ X· héi (Sè 3 n¨m 2008) 5. “T¸c ®éng cña nguån nh©n lùc chÊt l­îng ®Õn sù ph¸t triÓn cña nÒn kinh tÕ ” T¹p chÝ Qu¶n lý nhµ n­íc, Häc viÖn Hµnh chÝnh (Sè 152 th¸ng 9 n¨m 2008) 6. “Nâng cao năng lực hành chính trong hoạt động điều hành của các doanh nghiệp” Tạp chí Quản lý nhà nước (số 162 tháng 7 năm 2009) 7. “Xây dựng chiến lược nguồn nhân lực nông thôn từ chính sách xuất khẩu lao động” Tạp chí thông tin và dự báo kinh tế-xã hội, Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế xã hội Quốc gia (số 33 tháng 5 năm 2010) 8. “Hướng đi nào cho lao động sau xuất khẩu trở về nông thôn” T¹p chÝ Cộng sản, Cơ quan lý luận và chính trị của Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, (Sè 41 th¸ng 5 n¨m 2010) 9. “Sử dụng hợp lý nguồn nhân lực sau xuất khẩu lao động trong hội nhập kinh tế quốc tế” T¹p chÝ Tổ chức nhà nước, Cơ quan của Bộ Nội vụ, (6/ 2010) 10. “Suy nghĩ về chính sách đối với lao động nông thôn từ hoạt động xuất khẩu lao động” T¹p chÝ Quản lý Nhà nước, Học viện Hành chính, (Sè 173 th¸ng 6 n¨m 2010) 11. “Cơ sở để xây dựng chính sách sử dụng nguồn nhân lực sau xuất khẩu lao động trong quá trình hội nhập kinh tế” T¹p chÝ Kinh tế và Dự báo, Cơ quan của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, (Sè 476 th¸ng 6 n¨m 2010) DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt : 1. Bộ chính trị, chỉ thị số 41-CT/TW (22/9/1998), Về xuất khẩu lao động và chuyên gia. 2. Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Tài liệu Hội nghị xuất khẩu lao động và chuyên gia. Hà Nội, tháng 9 năm 2001 3. Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Điều tra lao động và việc làm năm 2003 4. Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Tài liệu Báo cáo tổng kết và triển khai nghị định 81/2003/NĐ-CP của Chính phủ về xuất khẩu lao động và chuyên gia. Hà Nội, ngày 18 tháng 12 năm 2003. 5. Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Tài liệu Báo cáo về thực hiện công tác đưa người lao động Việt Nam đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2008. Hà Nội, tháng 12 năm 2008. 6. Bộ Lao động thương binh và Xã hội Báo cáo Tổng kết 10 năm Hợp tác lao động với nước ngoài (1990), Hà Nội. 7. Luật lao động, Nxb Chính trị Quốc gia, 1994 8. Bộ Tài chính. Quyết định số 40/2008/QĐ-BTC ngày 20/6/2008 về việc Ban hành Quy chế quản lý tài chính Quỹ bảo hộ công dân và pháp nhân. 9. Bộ Lao động Thương binh Xã hội và Bộ Tài chính, Thông tư liên tịch số 11/2008/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 21/7/2008, Hướng dẫn quản lý và sử dụng quỹ hỗ trợ việc làm 10. Chính phủ, Chỉ thị về đưa lao động và chuyên gia đi làm việc có thời hạn ở Malaysia, Báo Nhân dân, ngày 28-5-2002. 11. Chính phủ, Nghị định số 370.HĐBT ngày 09/11/1991, Quy chế về đưa người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài. 12. Chính phủ, Nghị định số 07/CP ngày 20/01/1995, Quy định chi tiết một số điều của Bộ luật lao động về người Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài. 13. Chính phủ, Nghị định số 152/1999/NĐ-CP ngày 20/09/1999, Quy định về người lao động và chuyên gia Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài. 14. Chính phủ, Nghị định số 81/2003/NĐ-CP ngày 17/7/2003, Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Bộ Luật Lao động về người lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài. 15. Chính phủ, Nghị định 152/NĐ-CP ngày 20/9/1999, Quy định về quyền và trách nhiệm của người lao động đi làm việc ở nước ngoài 16. Chính phủ, Nghị định 81/2003/NĐ-CP ngày 17/7/2003, Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Bộ luật lao động về người lao động Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài 17. Chính phủ, Nghị định số 141/2005/NĐ-CP ngày 11/11/2005, Quy định về quản lý lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài. 18. Chính phủ, Nghị định 126/2007/NĐ-CP ngày 01/8/2007, Quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của luật người lao động Việt Nam đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng 19. Chính phủ, Quyết định số 144/2007/QĐ-TTg ngày 31 tháng 8 năm 2007 của Thủ tướng về việc Thành lập, quản lý và sử dụng quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước 20. Chính phủ, Quyết định số 30/2009/QĐ-TTg ngày 23/2/2009 của Thủ tướng về việc hỗ trợ đối với người lao động mất việc làm trong doanh nghiệp gặp khó khăn do suy giảm kinh tế. 21. Cục Quản lý lao động ngoài nước, Công văn số 1764/QLLĐNN-QLLĐ ngày 03/9/2008 về việc tăng cường quản lý lao động ở nước ngoài 22. Cục Quản lý lao động ngoài nước, Tạp chí Việc làm ngoài nước các năm 2001, 02, 03, 04, 05, 06, 07, 08, 09 23. Ngân hàng chính sách xã hội, Công văn số 1034/NHCS-TD ngày 21/4/2008 của TGĐ về hướng dẫn nghiệp vụ cho vay các đối tượng chính sách đi lao động có thời hạn ở nước ngoài. 24. Nguyễn Thị Hồng Bích (2007), Xuất khẩu lao động ở một số nước Đông Nam á kinh nghiệm và bài học”, Nxb Khoa học, Hà Nội, tr. 55-180 25. Phạm Thị Thanh Bình, Vai trò của nhà nước trong quá trình phát triển kinh tế ở Philippin. 26. Cục quản lý Lao động ngoài nước, Báo cáo Tổng kết và triển khai Nghị định 81/2003/NĐ-CP của chính phủ về xuất khẩu lao động và chuyên gia, Hà Nội tháng 12/2003. 27. Cục Quản lý Lao động ngoài nước, Đề án ổn định và phát triển thị trường lao động nước ngoài thời kì 2001-2010. 28. Cục quản lý lao động ngoài nước, Pháp luật về lao động và nhập cảnh ở một số nước và khu vực, Hà Nội – 2001 29. Cục quản lý lao động ngoài nước- CIC (2004), Văn bản và tài liệu về xuất khẩu lao động”, Nxb lao động, Hà Nội 30. Mai Quốc Chánh (1999), Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 31. Phạm Đức Chính (2004), Một số giải pháp tiếp tục hoàn thiện quản lý nhà nước về xuất khẩu lao động ở Việt Nam, Luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính 32. Phạm Đức Chính (2008), “Đi tìm giải pháp từ phía chính sách khai thác, quản lý và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực sau xuất khẩu lao động”, Việc làm ngoài nước, số 1/200, tr. 5-8 33. Phạm Đức Chính (2009), “Nâng cao năng lực hành chính trong hoạt động điều hành của các doanh nghiệp”, Quản lý nhà nước, số 162 (tháng 7/2009), tr. 47-50 34. Đường Vĩnh Cường (2004), Toàn cầu hoá kinh tế cơ hội và thách thức, Nxb Thế giới mới. 35. Phạm Kiên Cường (1989), Tổ chức sử dụng có hiệu quả nguồn lao động xã hội của Việt Nam trong lĩnh vực đưa lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, Luận án tiến sĩ tại Trường Đại học Kinh tế quốc dân 36. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ IX, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 37. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006) Văn kiện Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ X, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 38. Vương Đào (2005), Thành công nhờ Quản lý, Nxb Từ điển Bách khoa, Hà Nội 39. Nguyễn Hữu Dũng (2003), Sử dụng hiệu quả nguồn lực con người Việt Nam, Nxb Khoa học-Xã hội, Hà Nội. 40. Đặng Bá Lãm-Trần Khánh Đức (2002), Phát triển nhân lực công nghệ ưu tiên ở nước ta trong thời kỳ CNH, HĐH, Nxb Giáo dục, Hà Nội 41. Học viện Hành chính Quốc gia, (2000) Giáo trình hoạch định và phân tích chính sách công, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 42. Học viện Hành chính Quốc gia, (2002) Giáo trình tổ chức nhân sự Hành chính nhà nước, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội. 43. Học viện Hành chính Quốc gia, (2002) Giáo trình Quản lý & Phát triển tổ chức Hành chính nhà nước, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội 44. Học viện Hành chính Quốc gia, (2003), Giáo trình Hành chính công, Nxb Thống kê, Hà Nội. 45. Học viện Hành chính Quốc gia, (2006) Giáo trình nguồn nhân lực xã hội, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 46. Phạm Minh Hạc (2001), Về phát triển toàn diện con người trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 47. Nguyễn Đắc Hưng (2007), Phát triển nhân tài chấn hưng đất nước, Nxb chính trị quốc gia, Hà Nội. 48. Nguyễn Đình Hoà (2004), Mối quan hệ giữa phát triển nguồn nhân lực và đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, Tạp chí Triết học số 1, Hà nội. 49. Lê Hồng Huyên (2005), Vấn đề người lao động Việt Nam ở nước ngoài tự phá vỡ hợp đồng, Tạp chí việc làm ngoài nước, số 3, Hà Nội 50. Ngọc Minh-Linh Hương (2009) Thị trường lao động ngoài nước quý 1/2009 Tạp chí Việc làm ngoài nước, số 2/2009 51. Phạm Thị Hoàn (2006), “Một số vấn đề về chính sách đối với lao động ở nước ngoài trở về”, Việc làm ngoài nước, số 3/2006 52. Trần Văn Hằng (1996), Các giải pháp nhằm đổi mới quản lý Nhà nước về xuất khẩu lao động ở Việt Nam trong giai đoạn 1995-2010, luận án PTS KHKT 53. Trịnh Vĩnh Hội (2006), “Nhận thức và những vấn đề đặt ra từ thực tế hoạt động xuất khẩu lao động”, Việc làm ngoài nước, số 2, Hà Nội 54. Khoa Khoa học Quản lý - Đại học Kinh tế Quốc dân, Giáo trình Chính - sách kinh tế-xã hội, Nxb Khoa học và Kỹ thuật. 55. Đoàn Văn Khái (2005), Nguồn lực con người trong quá trình công nghiệp hoá-hiện đại hoá ở Việt Nam, Nxb lý luận chính trị, Hà Nội. 56. Nguyễn Trùng Khánh (2007), Tăng cường hợp tác quốc tế nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, Tạp chí du lịch Viêt Nam, số 7, Hà Nội 57. Lê Thị ái Lâm (2003), Phát triển nguồn nhân lực thông qua giáo dục và đào tạo kinh nghiệm Đông á, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội 58. Võ Đại Lược (2007), Kinh tế Việt Nam đổi mới và phát triển, Nxb Thế giới, Hà Nội. 59. Trần Thị Tuyết Mai (1990), “Một số phương hướng giải quyết việc làm và sử dụng hợp lý nguồn lao động xã hội trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội thời kỳ 1991-2005”, Thị trường lao động và việc làm, Trung tâm Thông tin UBKH Nhà nước, số 3, Hà nội 60. Tống Hải Nam (2007), “Những thị trường lao động xuất khẩu mới”, Việc làm ngoài nước, số 5, Hà Nội 61. Bùi Văn Nhơn (2002), Quản lý nguồn nhân lực xã hội, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội. 62. Nguyễn Thị Kim Ngân (2009), “Triển vọng hợp tác lao động giữa Việt Nam với khu vực Trung Đông”, Việc làm ngoài nước, số 1/2009 63. Trần Hồng Quân (1997), “Phải dựa vào yếu tố con người để thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”, Nghiên cứu Giáo dục, số 7, Hà Nội 64. Nguyễn Kế Tuấn (2004), Phát triển kinh tế trí thức đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá-hiện đại hoá ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 65. Nguyễn Lương Trào (1993), “Hợp tác quốc tế về lao động- Những bài học vừa qua và triển vọng trong thời kỳ mới”, Nghiên cứu kinh tế, số 10, Hà Nội 66. Nguyễn Lương Trào (1993), Mở rộng và nâng cao hiệu quả việc đưa lao động Việt Nam đi làm việc, Luận án PTS khoa học kinh tế tại Trường Đại học Kinh tế quốc dân 67. Nguyễn Thanh (2005), Phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước” (tái bản), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 68. Nguyễn Thị Thuận, “Bảo vệ quyền của lao động di cư và các thành viên gia đình họ”, Bản tin số 5 - Tháng 6/2005, Hiệp hội Xuất khẩu lao động 69. Phạm Đỗ Nhật Tân (2003), “Xuất khẩu Lao động năm 2002 và phương hướng nhiệm vụ trong thời gian tới”, Việc làm ngoài nước, số 1/2003 70. Hồ Bá Thâm (2003), Khoa học con người và phát triển nguồn nhân lực, Nxb Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh. 71. Trung tâm thông tin khoa học FOCOTECH (2001), Nhân lực Việt Nam trong chiến lược kinh tế 2001-2010, Nxb Hà Nội 72. Trường Đại học Lao động-Xã hội, (2005), Giáo trình nguồn nhân lực, Nxb Lao động-Xã hội, Hà Nội 73. Vũ Bá Thể (2005), Phát huy nguồn lực con người để công nghiệp hoá, hiện đại hoá-Kinh nghiệm quốc tế và thực tế tại Việt Nam, Nxb Lao động-Xã hội, Hà Nội. 74. Cao Văn Sâm (1994), Hoàn thiện hệ thống tổ chức và cơ chế quản lý xuất khẩu lao động và chuyên gia ở nước ta trong giai đoạn tới, Luận án Phó tiến sĩ Khoa học Kinh tế, Trường Đại học Kinh tế quốc dân 75. Nguyễn Văn Sáu (1993), Phát huy yếu tố con người trong đổi mới quản lý kinh tế, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Tài liệu tiếng Anh : 76. Premachadra, Athucorala (1993) Improving the contribution of Migrant Remittences to Development: The experience of Asian Labour-exporting countries. Quantery Review Vol.XXXI No. 1, International Migration. 77. Statistical Report 1990: International Labour Migration From Asian Labour Sending countries, IOL Bangkok, Chapter India. 78. Migration clippings, scalabini Migration Centre, Philippine, 1995. 79. Young Bum-Park: Market opportunities for the Export of Chinese Labour, Training semina oversea labour Market Development ILO-MOLISA, Hanoi 1993 Tài liệu các trang Webside:

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docluanansauphabienkin.doc
Tài liệu liên quan