Đề tài Hoàn thiện chính sách TCXH trong hệ thống ASXH Việt Nam giai đoạn 2006- 2010

Người tàn tật thuộc diện TCXH phải có đủ 3 điều kiện như sau Theo quy định tại Khoản 1, Phân I của thông tư số 13/2000/TT-BLĐTBXH ngày 12/5/2000 của Bộ LĐTBXH về hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định55/1999/NĐ-CP ngày 10/7/1999 của Chính phủ quy định chi tiết thui hành một số điều của Pháp lệnh về người tàn tật.: a/ Không có khả năng lao động b/ Không có nguồn thu nhập để đảm bảo đời sống. Trong trường hợp có thu nhập nhưng vẫn thuộc diện hộ nghèo theo chuẩn mực do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội công bố áp dụng cho từng thời kỳ. c/ Không còn người thân thích để nuôi dưỡng như cha, mẹ đẻ; cha, mẹ nuôi hợp pháp; vợ, chồng; con đẻ, con nuôi hợp pháp. Trong trường hợp người tàn tật quy định tại điểm a và b còn người thân thích, nhưng người thân thích dưới dưới 16 tuổi, hoặc từ 60 tuổi trở lên, gia đình thuộc diện nghèo cũng được xem xét hưởng TCXH.

doc102 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1639 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện chính sách TCXH trong hệ thống ASXH Việt Nam giai đoạn 2006- 2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chưa thực hiện chính sách trợ giúp cho đối tượng. Hệ thống tổ chức, bộ máy cán bộ ở các cấp cho việc thực hiện chính sách cũng được tăng cường. Cơ chế tài chính được đổi mới, hệ thống chỉ tiêu theo dõi giám sát được thiết lập... Những kết quả đạt được này là do có chủ trương đúng, có sự chỉ đạo của các cấp, các ngành. - Việc thực hiện chính sách còn hạn chế nhất định những hạn chế xuất phát từ ngay chính các chế độ chính sách chưa phù hợp, cơ chế tài chính chưa rõ ràng, cán bộ thiếu, năng lực yếu... đặc biệt là yếu cả về nhận thức của một số địa phương. Những hạn chế này đòi hỏi phải có giải pháp, biện pháp khắc phục giai đoạn 2006 - 2010. Chương 3. giải pháp hoàn thiện chính sách TCXH trong hệ thống ASXH giai đoạn 2006-2010 _____________ 3.1. Định hướng hoàn thiện chính sách TCXH giai đoạn 2006- 2010 3.1.1. Hoàn thiện chính sách dựa trên cơ sở khách quan và đảm bảo sự toàn diện hơn - Tính khách quan thể hiện ngay từ việc xác định chế độ trợ cấp, mức trợ cấp. Việc xác định mức trợ cấp phải được căn cứ trên cơ sở mức sống của cộng đồng dân cứ. Các chế độ trợ cấp đối với các đối tượng phải đảm bảo ở mức tối thiểu về nhu cầu chi tiêu cho lương thực-thực phẩm và các nhu cầu phi lương thực- thực phẩm để duy trì cuộc sống. Bên cạnh đó cũng cần phải tính đến các chi phí chăm sóc cho đối tượng. Tính khách quan và toàn diện còn phải được thể hiện trong việc xác định đối tượng, theo dõi giám sát và xây dựng hệ thống tổ chức thực hiện chính sách ở địa phương. Tránh tình trạng chính sách ban hành nhưng không có bộ máy, hoặc có nhưng không bố trí đủ cán bộ chuyên trách như hiện nay. Không để đối tượng khó khăn mà không được trợ cấp, đối tượng không thuộc diện trợ cấp lại được trựo cấp. 3.1.2. Hoàn thiện chính sách phải gắn với quá trình chuyển đối và phát triển kinh tế Việc hoàn thiện và đổi mới chính sách phải dựa trên cơ sở của quá trình chuyển đổi và phát triển kinh tế, lấy kết quả của tăng trưởng kinh tế làm nền tảng cho đổi mới chính sách xã hội và cơ chế tổ chức thực hiện. Bên cạnh đó cũng cần xác định hệ thống chính sách xã hội góp phần cho ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội và là biện pháp để ổn định phát triển kinh tế. Chủ trương này cũng cần được thể hiện rõ trong phát triển kinh tế, hướng tăng trưởng kinh tế cho bộ phận dân nghèo, nhóm đối tượng yếu thế. Cần có các chính sách nhằm giảm bớt khoảng cách giàu nghèo giữa các vùng, các địa phương, các dân tộc và các nhóm dân cư. Trong các chính sách đầu tư cần ưu tiên nguồn lực cho địa bàn khó khăn nhất và đồng bào dân tộc thiểu số miền núi vùng cao, bảo đảm nguồn lực tập trung, gắn tăng trưởng kinh tế phải đẩy mạnh giảm nghèo, bảo đảm công bằng và ổn định xã hội trong quá trình phát triển giữa các vùng miền trong cả nước. Gắn việc chăm sóc đối tượng xã hội với phát triển kinh tế, nâng cao năng lực, tạo môi trường, điều kiện để các đối tượng xã hội tiếp cận với các dịch vụ hỗ trợ sản xuất tăng thu nhập. Đồng thời cũng chú trọng quan tâm đến phát triển các dịch vụ xã hội cơ bản để giúp cho đối tượng xã hội tiếp cận và sử dụng các dịch vụ giáo dục, y tế, nhà ở và nước sạch, vệ sinh môi trường.. nhằm tằng bước nâng cao chất lượng cuộc sống của đổi tượng bằng với mức sống chung của cộng đồng. 3.1.3. Hoàn thiện chính sách TCXH phải đảm bảo công bằng trong mối quan hệ với các chính sách khác trong hệ thống ASXH Chính sách TCXH cần phải công bằng hơn so với các chính sách, chế độ khác. Sự công bừng này phải được thực hiện ngay từ khâu xây dựng chính sách, các chế độ chính sách cho đối tượng xã hội. Tránh tình trạng mức TCXH quá thấp so với các chế độ khác như tiền lương của người lao động, trợ cấp mất sức lao động, chính sách người có công... như hiện nay. Cần tạo mối quan hệ về mặt bằng chung của các chính sách theo hướng xây dựng hệ số điều chỉnh nhất định. Khi chính sách khác nâng thì chế độ TCXH cũng phải được nâng tương ứng. Bên cạnh đó cần tạo được sự hài hoà, đồng thuận trong việc trợ giúp đối tượng BTXH từ nhà nước, xã hội, cộng đồng, dòng họ và gia đình (nhà nước một phần, gia đình hoặc bản thân đối tượng một phần). 3.1.4. Đảm bảo định hướng xã hội hoá Xã hội hoá công tác xã hội, chăm sóc đối tượng xã hội là định hướng chỉ đạo quan trọng. Trong bố cảnh điều đất nước còn khó khăn, nhất là nguồn tài chính thì xã hội hoá là giải pháp và biện phát quan trọng để khắc phục khó khăn. Nhà nước giữ vai trò chủ đạo, tập trung nguồn lực cho những đối tượng khó khăn nhất và ưu tiên cho vùng nghèo. Cộng đồng huy động trợ giúp bằng nhiều hình thức khác. Những lĩnh vực nào thị trường làm được để thị trường tự điều tiết, Nhà nước quản lý và can thiệp thông qua hệ thống luật pháp, chính sách. 3.1.5. Đảm bảo quá trình hội nhập kinh tế quốc tế Việc hoàn thiện hệ thống chính sách TCXH phải gắn liền với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Bổ sung các quy định phù hợp với nhu cầu thực tiễn của đối tượng cần và quan tâm đến các mô hình, cách làm của các tổ chức quốc tế và các nước có điều kiện kinh tế xã hội tương đương như nước ta. Theo hướng này vừa đảm bảo được định hướng xã hội chủ nghĩa và đảm bảo được quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. 3.1.6. Đảm bảo tính khả thi về nguồn lực thực hiện chính sách Tính khả thi ở đây được đề cập đến là khả thi về nguồn lực thực hiện, khả thi về con người, khả thi về bộ máy tổ chức thực thi, khả thi về thời gian và không gian, khả thi cả đối với đối tượng hưởng lợi. Hầu như các nhà hoạch định chính sách ít nghĩ đến đối tượng hưởng lợi. Chính vì điều đó mà các chính sách ban hành có tính ép buộc người hưởng lợi, điều này đã dẫn đến có một số chính sách khi ban hành ra không đươc đồng tình thực hiện. Hiệu quả không chỉ có nói đến đến hiệu quả trực tiếp mà cần có cả những đánh giá hiệu quả gián tiếp. Nếu xem xét hiệu quả trực tiếp của chính sách xã hội là đối tượng hưởng lợi và sự thay đổi về kinh tế, về văn hoá của chính đối tượng đó là chưa đủ. Cũng cần phải đánh giá đến hiệu quả gián tiếp của chính sách có làm thay đổi và tác động như thế nào đối với các nhóm xã hội khác, những tác động đến phát triển kinh tế. 3.1.7. Hoàn thiện chính sách phải hướng mục tiêu cho phát triển nguồn nhân lực Coi trẻ em ĐBKK, người tàn tật là một bộ phận của nguồn nhân lực. Hệ thống chính sách trợ giúp cần đồng bộ, đáp ứng các nhu cầu duy trì cuộc sống và phát triển thể chất. Cùng với chính sách TCXH, cần trợ giúp về y tế, chỉnh hình phục hồi chức năng (đối với người tàn tật), hỗ trợ giáo dục (đối với trẻ em đặc biệt khó khăn), dạy nghề tạo việc làm (đối với người còn và có khả năng lao động), hỗ trợ phát triển ngành nghề, xoá đói giảm nghèo... 3.2. Giải pháp hoàn thiện chính sách trợ cấp xã hội 3.2.1. Hoàn thiện nội dung chính sách trợ cấp xã hội Chính sách trợ cấp xã hội được cụ thể hoá bằng mức trợ cấp xã hội hàng tháng cho đối tượng. Mức này phải đảm bảo chi phí tối thiểu để nuôi đối tượng và chi phí chăm sóc đối với những đối tượng cần người chăm sóc trợ giúp.. Như vậy cần xác định mức trợ cấp gồm hai phần là: (1) Mức nuôi dưỡng: Bao gồm các chi phí lương thực- thực phẩm và các phi lương thực thực phẩm. Theo tính toán cảu các chuyên gia chi phí lương thực và thực phẩm phải đảm bảo dinh dưỡng ở mức tiêu hao năng lương 2100kcalo/người/ngày. Các kết quả nghiên cứu của các chuyên gia cho thấy cơ cấu chi tiêu nhóm hộ trung bình ở Việt Nam là 60% chi cho lương thực và thực phẩm và 40% chi cho các nhu cầu phi lương và thực phẩm. Như vậy cần xác định được phương pháp và nguồn số liệu để đơn giản cách tính các nhu cầu nuôi dưỡng cho đối tượng, nhằm xác định mức trợ cấp trung tối thiểu phù hợp. (2) Mức hỗ trợ chăm sóc: Đối với các đối tượng cần có người chăm sóc như trẻ em mô côi, người tàn tật, người cáo tuổi không tự phục vụ được... cần có chi phí để thuê người chăm sóc hàng ngày. Như vậy đối với mỗi nhóm đối tượng cụ mức trợ cấp chung sẽ được xác định là tổng của cả hai mức trợ cấp là trợ cấp nuôi dưỡng và trợ cấp chăm sóc. 3.2.2. Nguyên tắc xây dựng mức trợ cấp xã hội - Việc xây dựng mức trợ cấp xã hội giai đoạn 2006-2010 phải đảm bảo khách quan và thực tiễn - Dựa trên nguyên tắc đảm bảo các nhu cầu tối thiểu cho đối tượng xã hội - Phù hợp với tình hình phát triển kinh tế : GDP, thu nhập, chi tiêu - Hướng chính sách trở thành nội dung chính của hệ thống an sinh xã hội - Đảm bảo không có sự bất bình đẳng giữa các nhóm đối tượng hưởng chính sách, giữa các vùng - Được điều chỉnh phù hợp với tình hình biến động của giá cả - Cần được sự đồng thuận của nhà nước, các tổ chức và chính người hưởng lợi từ chính sách. 3.2.3. Xây dựng mức trợ cấp xã hội áp dụng cho giai đoạn 2006- 2010 Với những yêu cầu và nguyên tắc của việc xác định mức trợ cấp xã hội cho giai đoạn 2006- 2010 và nội dung chính sách trên thì cần sử dụng phương pháp tổng hợp, áp dụng nhiều phương pháp và các nguồn số liệu khác nhau để tính toán và lựa chọn phương án mức trợ cấp phù hợp cho giai đoạn 2006- 2010. 2.3.2.1. Mức trợ cấp nuôi dưỡng Có hai phương pháp để xây dựng mức trợ cấp chung cho đối tượng xã hội Thứ nhất: Sử dụng chuẩn nghèo làm căn cứ mức trợ cấp nuôi dưỡng cho đối tượng xã hội. Sở dĩ có thể áp dụng phương pháp này đề áp dụng cho việc xác định mức trợ cấp nuôi dưỡng là vì: + Việc tính toán các nhu cầu chi tiêu tối thiểu để đảm bảo nhu cầu tối thiểu về lương thực và phi lương thực là rất khó khăn và phức tạp vì do thị hiểu, giá cả các mặt hàng có sự khác nhau... Khó có thể xác định chính xác được nhu cầu thực tế. Để xác định được cần có nghiên cứu quy mo và tiến hành nhiều khảo sát về thu nhập, chi tiêu giữa các nhóm và các vùng. + Chuẩn nghèo áp dụng cho giai đoạn 2006- 2010 được xây dựng năm 2005 trên cơ sở tính toán thu nhập tối thiểu cần thiết để đảm bảo dinh dưỡng ở mức 2100kcalo/người/ngày và các chi phí về phi lương thực- thực phẩm cần thiết. Theo phương pháp này thì mức trợ cấp nuôi dưỡng cho đối tượng xã hội áp dụng cho giai đoạn 2006- 2010 sẽ là hai mức: . Mức khu vực thành thị là: 260.000đồng/người/tháng . Mức ở nông thôn là: 200.000đồng/người/tháng - Cách 2: Sử dụng kết quả khảo sát mức sống dân cư để xác định mức trợ cấp cho các nhóm đối tượng xã hội. Kết quả điều tra mức sống dân cư 2 năm công bố một lần có đầy đủ số liệu về thu nhập và chi tiêu của các nhóm hộ. Có thể sử dụng để tính toán khối lượng hàng hoá cần thiết để đảm bảo dinh dưỡng 2.100kcalo/người/ngày. Từ khối lượng hàng hoá này nhân với giá thực tế, tính được chi phí cần thiết và đó chính là mức trợ cấp chăm sóc tối thiểu. Theo cách này thì mức trợ cấp nuôi dưỡng là chi phí cần thiết để đảm bảo mức chi tiêu đời sống ở mức độ trung bình và cần thiết. Kết quả khảo sát mức sống dân cư năm 2003- 2004 cho kết quả chi tiêu bình quân cho đời sống chung là 359,7 ngàn đồng/người/tháng. Trong đó nhóm 20% số hộ có thu nhập thấp nhất là 160,4 ngàn đồng/người/tháng, nhóm 20% tiếp theo là 226,0 ngàn đồng/người/tháng, nhóm 3 là 293,8 ngàn đồng/người/tháng, nhóm 4 là 403,9 ngàn đồng/người/tháng và nhóm 20% hộ giàu nhất là 715,2 ngàn đồng/người/tháng bình quân của nhóm 20% hộ giàu nhất là 715,2 ngàn đồng/người/tháng. Với số liệu về chi tiêu bình quân này thì có thể lấy mức chi tiêu của nhóm 2 làm căn cứ để xác định mức trợ cấp xã hội, vì: (1) Đây là nhóm không nghèo và có thu nhập cao hơn so với chi tiêu bình quân. Tức là mức đã đáp ứng được các nhu cầu chi tiêu cần thiết và có tỷ lệ nhỏ thu nhập để giành. (2) Nhóm này là nhóm tiêu dùng hàng hoá chất lượng trung bình của cộng đồng. (3) Khi tính toán khối lượng hàng hoá tiêu dùng đảm bảo mức trung bình từ 1900 đến 2100 kcalo/người/ngày. Theo phương pháp này thì mức trợ cấp chung tối thiểu năm 2004 phải là 226 ngàn đồng/người/tháng. So với mức chi tiêu bình quân chung của các nhóm hộ và giữa các vùng thì mức này là hợp lý. Bảng 3.1. Chi tiêu cho đời sống năm 2003- 2004 Đơn vị: 1000đồng TT Chi tiêu cho đời sống Trong đó Chi ăn, uống Chi không phải ăn uóng hút Cả nước 359,7 192,5 167,2 1. Chia theo khu vực Thành thị 595,4 291,1 304,5 Nông thôn 283,5 160,0 122,9 2. Chia theo giới tính Chủ hộ nam 339,9 183,9 156,0 Chủ hộ nữ 432,3 224,0 208,4 3. Theo nhóm thu nhập Chia theo nhóm hộ: Nhóm 1 là nhóm 20% số hộ có thu nhập thấp nhất, nhóm 2 là nhóm 20% số hộ tiếp theo... nhóm 5 là nhóm 20% số hộ có thu nhập cao nhất. Nhóm 1 160,4 106,6 53,8 Nhóm 2 226,0 138,2 87,8 Nhóm 3 293,8 169,2 124,7 Nhóm 4 403,9 213,2 190,7 Nhóm 5 715,2 335,6 379,6 (Nguồn: Tổng cục thống kế, Báo cáo kết quả khảo sát mức sống hộ gia đình năm 2004) Như vậy với hai cách tính toán trên có thể lựa chọn cơ sở tính toán mức trợ cấp xã hội chung cho các đối tượng xã hội là 226 ngàn đồng/người/tháng từ năm 2004 hoặc mức là mức theo thành thị là 260 ngàn đồng/người/tháng và nông thôn là 200 ngàn đông/người/tháng từ đầu năm 2006. Với kết quả điều tra mức sống dân cư năm 2004 trên cho thấy sử dụng chi tiêu bình quân chung của nhóm 2 để tính mức trợ cấp cho đối tượng xã hội từ năm 2006 là phù hợp hơn sử dụng chuẩn nghèo. Trong bối cảnh nước ta hiện nay thì chưa nên áp dụng mức trợ cấp riêng theo khu vực mà chỉ nên có mức riêng cho từng nhóm đối tượng khác nhau. Với cơ sở đó thì mức trợ cấp xã hội chung cho đối tượng áp dụng từ năm 2004 là 226.000 đồng/người/tháng áp dụng từ năm 2004 là hợp lý. Nếu tính từ năm 2005 thì cần phải điều chỉnh theo chỉ số tăng giá tiêu dùng. Cụ thể mức trợ cấp dự kiến cho năm 2006 là 260 ngàn đồng/người/tháng và năm 2008 là 300 ngàn đồng/người/tháng, năm 2010 là 345 ngàn đồng/người/tháng. Bảng 3.2. Dự kiến mức trợ cấp nuôi dưỡng tối thiểu chung cho các nhóm đối tượng giai đoạn 2006- 2010 Đơn vị: 1000đồng TT Năm Mức người/tháng 1. 2004 226 2. 2005 242 3. 2006 260 4. 2007 278 5. 2008 300 6. 2009 321 7. 2010 345 (Nguồn: Tính theo số dự báo chỉ số tăng giá 7%/năm) 2.3.2.2. Mức trợ cấp chăm sóc cho từng loại đối tượng Phần chi phí này phải được tính toán cho từng đối tượng là trẻ em dưới 18 tháng tuổi, TETT, trẻ em mô côi, người tâm thần, người già cô đơn... Đối tượng khác nhau đòi hỏi nhu cầu chăm sóc khác nhau. Mức trợ cấp chăm sóc này được xác định trên cơ sở : (1) Tiền lương và thu nhập của người lao động và (2) hệ số số định mức tối đa phục vụ của từng loại đối tượng. Cụ thể chi phí chăm sóc cho đối tượng thứ i được tính theo công thức sau: ACi = mi. W0 Trong đó: + ACi là chi phí chăm sóc cho đối tượng i + mi hệ số định mức chăm sóc + W0 là mức lương tối thiểu Hệ số định mức chăm sóc cho từng đối tượng được xác định như sau: mi = 1/số đối tượng tối đa loại i do một người có thể chăm sóc được. Tuy vậy, hiện nay do hệ số định mức chăm sóc chưa được xác định cho từng nhóm đối tượng do vậy chưa thể tính được theo cách này. Cần phải xác định dựa trên chi phí thực tế từ các cuộc khảo sát mức sống dân cư và các khảo sát đánh giá thực trạng đời sống của các nhóm đối tượng xã hội cần TCXH. Theo công thức chung mức trợ cấp xã hội riêng cho từng đối tượng như sau: SAi= FC0 + ACi = FC0(1+ ACi/FC0) Trong đó: + SAi là chi tiêu bình quân chung của đối tượng loại i Đặt ki = (1+ ACi/FC0) là hệ số điều chỉnh mức trợ cấp chung so với mức trợ cấp nuôi dưỡng thứ i. SAi= ki FC0 và ACi = (ki -1)FC0 Dựa vào các kết quả khảo sát về người tàn tật, khảo sát về người cao tuổi và khảo sát về trể em mồ côi đã tính được mức độ chệnh lệch như sau: Bảng 3.3. Hệ số xác định mức trợ cấp thực tế của các đối tượng xã hội Nhóm đối tượng ki 1. TEMC dưới 18 tháng tuổi 1,50 2. Mồ côi trên 18 tháng tuổi 1,00 3. Trẻ em vừa tàn tật mồ côi dưới 18 tháng tuổi 1,50 4. Trẻ em vừa tàn tật mồ côi trên 18 tháng tuổi 1,50 5. TETT 1,25 6. Người tàn tật từ 16-60 tuổi 1,25 7. Người tàn tật cao tuổi cô đơn 1,50 8. Người cao tuổi cô đơn 1,00 9. Người cao tuổi trên 90 tuổi 1,00 10. Người bị nhiễm HIV 1,50 (Nguồn: Tính từ số liệu điều tra mức sống dân cư năm 2003-2004) 3.2.2.3. Điều chỉnh mức TCXH phù hợp cho từng nhóm đối tượng hưởng lợi Với các phương pháp trên thì mức TCXH cho các nhóm đối tượng xã hội năm 2006, 2008 và 2010 như sau: Bảng 3.4. Mức trợ cấp xã hội cho các nhóm đối tượng Đơn vị: 1000đồng Nhóm đối tượng 2006 2008 2010 Tối thiẻu Chung Tối thiẻu Chung Tối thiẻu Chung 1. TEMC dưới 18 tháng tuổi 260 390 300 450 345 518 2. TEMC trên 18 tháng tuổi 260 260 300 300 346 346 3. TEMC tàn tật dưới 18 tháng tuổi 260 390 300 450 347 521 4. TEMC tàn tật trên 18 tháng tuổi 260 390 300 450 348 522 5. TETT 260 325 300 375 349 436 6. Người tàn tật từ 16-60 tuổi 260 325 300 375 350 438 7. Người tàn tật cao tuổi cô đơn 260 390 300 450 351 527 8. Người cao tuổi cô đơn 260 260 300 300 352 352 9. Người cao tuổi trên 90 tuổi 260 260 300 300 353 353 10. Người bị nhiễm HIV 260 390 300 450 354 531 Mức trợ cấp xã hội này áp dụng cho năm 2006. So sánh với mức sống tối thiểu của cộng đồng thì các mức này là phù hợp. Tính khả thi thực hiện có thể đạt được. 3.3. Giải pháp hoàn thiện cơ chế, tổ chức thực hiện 3.3.1. Đổi mới cơ chế hỗ trợ từ trợ cấp trực tiếp sang hỗ trợ gián tiếp thông qua người chăm sóc thay thế Chuyển đổi hình thức chăm sóc từ hỗ trợ trực tiếp sang chăm sóc thay thế: Đổi mới chuyển dần từ cung cấp trực tiếp của nhà nước sang hình thức cung cấp gián tiếp. Các đơn vị sự nghiệp, các tổ chức, cá nhân cung cấp các dịch vụ chăm sóc cho đối tượng, nhà nước là người trả chi phí, đối tượng là người được thụ hưởng các dịch vụ do nhà nước đã chi trả cho họ. Phương thức này sẽ đảm bảo từng bước nâng cao được chất lượng chăm sóc đối tượng, tiết kiệm chi phí đầu tư của nhà nước cho xây dựng cơ sở vật chất, tổ chức bộ máy cán bộ. Thực tiễn chứng minh hiệu quả thông qua việc nhận chăm sóc thay thế trẻ em mô côi ở cộng đồng của một số nước và ở nước ta. 3.3.2. Xây dựng cơ chế tài chính để đảm bảo đủ nguồn kinh phí cho thực hiện chính sách Một trong những khó khăn mà đẫn đến số lượng đối tượng được thu hưởng còn thấp là do cơ chế tài chính chưa rõ ràng. Giai đoạn tới cần phải xây dựng cơ chế tài chính rõ cho các địa phương thực hiện. Quy định cụ thể về nguồn ngân sách, quá trình lập kế hoạch từ dưới lên. Phải dựa vào số lượng đối tượng, mức trợ cấp để bố trí ngân sách, không chỉ dựa dân số để bố trí ngân sách cho địa phương. Cần đầy mạnh huy động đa nguồn, nguồn ngân sách ưu tiên cho thực hiện chính sách trợ cấp, các nguồn huy động khác cho thực hiện các chương trình và dự án. Bên cạnh đó cũng cần lồng ghép với các chương trình phát triển kinh tế xã hội như xoá đói giảm nghèo, việc làm, chương trình phát triển kinh tế xã hội các xã ĐBKK, xã nghèo để có thêm nguồn lực cho thực hiện các chính sách xã hội. 3.3.3. Hoàn thiện hệ thống tổ chức thực hiện chính sách 3.3.3.1. Tuyên truyền nâng cao nhận thức - Đối tượng tuyên truyền gồm các cơ quan quản lý nhà nước, cấp uỷ Đảng, chính quyền, gia đình, cộng đồng, xã hội và chính bản thân đối tượng xã hội. - Nội dung tuyên truyền đa dạng, chủ trương chính sách, các mô hình chăm sóc đối tượng, cách làm hay… - Hình thức tuyên truyền: + Xây dựng các chương trình nội dung truyền thông qua đài truyền hình Trung ương, đài tiếng nói Việt Nam, hệ thống các báo trung ương... - Phát động các phong trào tình nguyện giành riêng cho đối tượng xã hội - Biên soạn tài liệu tuyên truyền phát miễn phí như sách bỏ túi, tờ gấp về chủ trương, chính sách, quyền lợi, nghĩa vụ của đối tượng. - Sử dụng đài truyền hình, phát thanh, báo địa phương thực hiện các chiến dịch tuyên truyền nhân dịp tháng hành động vì trẻ em, ngày quốc tế thiếu nhi.... - Lồng ghép nội dung tuyên truyền với các nội dung sinh hoạt của các tổ chức đoàn thể 3.3.3.2. Xây dựng tổ chức bộ máy và nâng cao năng lực cán bộ Cán bộ giữ một vai trò đặc biệt quan trọng, là điều kiện cần và đủ để thực hiện chính sách hỗ trợ đối với đối tượng TCXH cộng đồng. Cán bộ bao gồm từ cán bộ hoạch định, xây dựng chính sách cho đến cán bộ tổ chức thực hiện chính sách ở cơ sở và những nhân viên xã hội giúp đỡ đối tượng yếu thế. Việc tăng cường cán bộ cần cả cả hai mặt là chính sách đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn cán bộ và chính sách sử dụng để tăng cường số lượng, đặc biệt là cán bộ cơ sở. - Cần có quy định cụ thể đối với những cán bộ xã hội từ đó có hệ số lương, phụ cấp đặc biệt (vấn đề này các nước đã thực hiện từ những năm 1970 và có cả đào tạo cán sự xã hội ở bậc đại học và sau đại học). - Tiếp tục tăng cường đào tạo ngắn hạn bằng các hình thức tập huấn theo từng chuyên đề, tập huấn triển khai thực hiện chính sách, thăm quan các mô hình... đây là những giải pháp cấp thiết và phù hợp trong thời gian ngắn, nhằm đáp ứng nâng cao năng lực cán bộ cơ sở. 3.3.3.3. Tăng cường hệ thống theo dõi giám sát và đánh giá Tiếp tục đổi mới về thủ tục thực hiện, theo dõi giám sát, xác định đối tượng. Thủ tục đơn giản, phân cấp triệt để cho địa phương. Thống nhất quy trình xác định đối tượng thụ hưởng từ cấp xã theo quy trình nhất định. Xã là đơn vị hành chính xác định đối tượng thụ hưởng, cấp huyện, cấp tỉnh cơ quan giám sát huy động nguồn lực thực hiện. Quá trình xác định đối tượng cần phải đảm bảo được tính đồng thuận của cộng đồng. Từng bước hoàn thiện quy trình quản lý đối tượng theo hồ sơ, danh sách thông qua hệ thống máy tính, hạn chế quản lý thủ công như hiện nay. Để hoàn thiện được các quy trình quản lý này cần đòi hỏi tăng cường cán bộ cho cấp cơ sở, đào tạo nâng cao nghiệp vụ chuyên môn, kỹ năng và đặc biệt là từng bước đầu tư thiết bị máy tính cho cấp huyện, xã. 3.4. Một số kiến nghị khác 3.4.1. Kiến nghị về việc thể chế văn bản luật pháp Từng bước xây dựng hệ thống các chế độ trợ cấp đối với các nhóm đối tượng. Thống nhất thành một văn bản luật quy định chung về đối tượng, các chế độ và các nội dung trợ cấp và thủ tục hưởng các chế độ chính sách. Không nên có quá nhiều văn bản cùng chung một nội dung như hiện nay. Bên cạnh đó cũng cần thống nhất chung về một thể thực văn bản. Hoàn thiện về mặt thể chế theo hướng xây dựng bộ luật ASXH, trong đó có phần quy định về chế độ TCXH. Phần này quy định về đối tượng, nội dung trợ cấp, mức trợ cấp, cơ chế thực hiện, theo dõi giám sát.... 3.4.2. Đổi mới và hoàn thiện phương pháp xác định đối tượng và mở rộng đối tượng trợ cấp xã hội Để đảm bảo sự bình đẳng ngay trong phạm vi của chính sách cần mở rộng trợ cấp đối với tất cả các nhóm đối tượng đặc biệt khó khăn không có khả năng lao động, không có nguồn thu nhập để sống như đối với nhóm đối tương bị nhiễm HIV/AIDS, hộ gia đình đồng bào dân tộc thiểu số nghèo có đông trẻ em đang đi học, trẻ em lao động sớm, phụ nữ hoá chồng không có việc làm… không chỉ giới ạn ở 3 nhóm đối tượng là TEMC, người tàn tật nặng, người già cô đơn như quy định hiện nay. Việc xác định đối tượng cần dựa vào các điều kiện cần và đủ là: (i) là những người không có sức lao động và không có khả năng lao động, (ii) không có nguồn thu nhập để sống, (iii) không có người nương tựa và (iv) được xác định theo quy trình có sự tham gia của cộng đồng (đảm bảo đồng thuận của đối tượng hoặc người bảo trợ cho đối tượng, cộng đồng và chính quyền địa phương). Từ cách tiếp cận đó mà chỉ ra đối tượng thuộc đối tượng thụ hưởng của chính sách TCXH. 3.4.3. Hoàn thiện hệ thống ASXH theo hướng hiện đại Đặt trong mối quan hệ hài hoà giữa các hợp phần của hệ thống ASXH, cính sự phát triển của các hợp phần chính sách đồi hỏi hệ thống ASXH cần có sự đổi mới và hoàn thiện một cách đồng bộ. Việc nghiên cứu hoàn thiện hệ thống ASXH cần dựa trên những quan điểm và nguyên tắc chung và thống nhất trên cơ sở của định hướng xây dựng hệ thống ASXH hiện đại, phù hợp với định hướng xây dựng chủ nghĩa xã hội. 3.4.3.1. Xác định rõ các quan điểm phát triển hệ thống ASXH - Nhà nước giữ vai trò chủ cột trong việc xây dựng và phát triển hệ thống ASXH. Thông qua phát triển hệ thống ASXH hiện đại nhà nước giải quyết tốt các vấn đề đặt ra của kinh tế thị trường như: như phân hoá giàu nghèo, phân tầng xã hội, bất bình đẳng xã hội gia tăng, khủng hoảng kinh tế, ô nhiêm môi trường. - Hoàn thiện hệ thống ASXH gắn chặt với quá trình xây dựng và phát triển kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa ngay trong từng bước đi, từng giai đoạn cụ thể. Kinh tế thị trường tạo ra động lực cho tăng trưởng cao, song mặt trái sẽ gây lên các vấn đề xã hội bức xúc. Mà để hạn chế tiêu cực của kinh tế thị trường cần có hệ thống các chính sách xã hội phù hợp và hiệu quả cho quá trình phát triển kinh tế. Bên cạnh đó tăng trưởng kinh tế tạo nguồn lực cho phát triển xã hội, các chính sách xã hội cần xây dựng trên cơ sở kết quả phát triển của nền kinh tế. Chính vì vậy mà quá trình xây dựng và phát triển hệ thống ASXH cần gắn chặt với quá trình phát triển kinh tế. Cụ thể của mối quan hệ này là sự phù hợp giữa hệ thống chính sách xã hội với các giải phát phát triển kinh tế. - Hoàn thiện và đổi mới hệ thống ASXH phải đồng bộ các hợp phần của hệ thống. Các hợp phần của hệ thống ASXH sẽ tạo thành mái nhà chung để bảo đảm an toàn cho mọi thành viên xã hội. Việc bảo vệ này bao gồm từ phòng ngừa, giảm thiểu cho đến khắc phục hiệu quả các rủi ro trong cuộc sống. - Quá trình đổi mới hệ thống ASXH phải gắn với quá trình cải cách hành chính nhà nước trên cả 3 phương diện (1) thể thế về chính sách, (2) thể thế về tổ chức bộ máy và cán bộ , (3) thể chế về tài chính. - Quá trình đổi mới hệ thống ASXH phải lấy con người là trung tâm, con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực cho sự phát triển xã hội của cả hệ thống. 3.4.3.2. Xác định cấu trúc hệ thống ASXH Cần xác định rõ các hợp phần, cấu trúc của hệ thống và các mối quan hệ, cũng như vai trò của từng hợp phần trong hệ thống. Cấu trúc của hệ thống an sinh nước ta trong giai đoạn tới bao gồm 4 hợp phần cơ bản sau: Chính sách, chương trình BHXH (bao gồm cả bảo hiểm thất nghiệp) Chính sách, chương trình BHYT Chính sách, chương trình TGXH bao gồm cả trợ giúp người nghèo Chính sách, chương trình TGXH đặc biệt Việc xác định hệ thống ASXH từ nhiều hợp phần thành chỉ có 4 hợp phần cơ bản không có nghĩa là giảm bớt các cấu phần của hệ thống, mà đây chỉ là sự sắp xếp lại cho phù hợp giữa các cấu phần của hệ thống. Các lĩnh vực về bảo hiểm thất nghiệp và trợ cấp mất việc làm ngắn đưa vào lĩnh vực BHXH. BHYT cần tách riêng thành hợp phần riêng đối với BHXH. Ghép hợp phần xoá đói giảm nghèo vào trợ giúp xã hội là vì trợ giúp người nghèo cũng là trợ giúp xã hội, bản thân việc trợ giúp người nghèo như cách làm hiện nay thông qua một số chính sách và chương trình giảm nghèo cũng chỉ là các chương trình, chính sách có tính chất ngắn hạn. Cùng với xác định về cấu trúc các hợp phần của hệ thống, cũng cần phải xác định được mối quan hệ của các chính sách thông qua các mức chuẩn tối thiểu của từng chế độ chính sách trong hệ thống ASXH hiện đại. Các hợp phần của hệ thống ASXH tuy có vai trò vị trí khác nhau, nhưng mỗi hợp phần có vai trò như một công cụ điều tiết vĩ mô của nhà nước. Sơ đồ 3.1. Hệ thống ASXH hiện đại Các chính sách, chương trình BHXH Chức năng Các chính sách, chương trình trợ giúp xã hội Phòng ngừa rủi ro Bảo vệ an toàn cho mọi thành viên xã hội Giảm thiểu rủi ro Các chính sách chương trình BHYT Các chính sách, chương trình trợ giúp đặc biệt Khắc phục rủi ro Thể chế luật pháp, chính sách Thể chế tài chính bền vũng Tổ chức bộ máy và cán bộ 3.4.3.3. Đổi mới hệ thống ASXH phải trên các nguyên tắc cơ bản bảo đảm tính bền vững của hệ thống ASXH - Hướng tới" bao phủ" mọi thành viên xã hội để bảo đảm an toàn cuộc sống cho họ khi có những biến cố rủi ro xẩy ra làm suy giảm về kinh tế hoặc làm mất khả năng bảo đảm về kinh tế. Việc hướng tới bao phủ tất cả thành viên xã hội phải bằng cả một hệ thống lưới an sinh khác nhau và cũng không phải lúc nào các thành viên xã hội cũng dùng đến tấm lưới chắn đó. Do vậy cần thiết lập hệ thống tiêu chí xác định đối tượng tham gia vào các hợp phần của hệ thống ASXH phù hợp và mỗi loại đối tượng có quyền lợi và trách nhiệm khác nhau. - Bất cứ một hệ thống ASXH nào hay một hợp phần nào đó của hệ thống ASXH cũng phải bảo đảm tính bền vững về tài chính. (nguồn thu/nguồn hình thành và chi). Vì vậy phải thiết lập hệ thống thể chế về tài chính cho phù hợp. Cơ chế tài chính phải được xây dựng trên nguyên tắc chia sẻ trách nhiệm xã hội, lấy số đông bù số ít như BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp. Trên thực tế không phải tất cả các hợp phần của hệ thống ASXH đảm bảo thu đủ bù chi mà có hợp phần do nhà nước thu thuế để chi. - Phải bảo đảm ổn định và bền vững, hợp lýa về hệ thống tổ chức và bộ máy. Hệ thống tổ chức bộ máy theo nghĩa rộng từ khâu thể chế chính sách, hệ thống quỹ, hệ thống cán bộ và các chính sách, chế độ đối với cán bộ làm việc trong hệ thống. Cấu trúc hợp lý của tổ chức còn phải bảo đảm khả năng giám sát đánh giá quá trình thực hiện của hệ thống một cách trung thực, khách quan làm cơ sở cho việc hoàn thiện hệ thống thể chế về chính sách, tài chính và tổ chức thực hiện. Nước ta ngoài hệ thống tổ chức BHXH, các hợp phần khác chưa có được bộ máy tổ chức hoàn chỉnh và chuyên thống nhất. Về lâu dài cần hình thành hệ thống tổ chức chung cho cả hệ thống ASXH. Hệ thống này có thể xây dựng trên cơ sở hệ thống tổ chức BHXH và hệ thống ngành LĐTBXH. - Nhà nước phải là người bảo trợ cho hệ thống ASXH hoạt động hiệu quả và đúng pháp luật. Bên cạnh việc thực hiện vai trò quản lý nhà nước đối với hệ thống ASXH, nhà nước còn đứng vai trò người thực hiện (trợ giúp đặc biệt, trợ giúp xã hội), người bảo trợ (BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp) khi hệ thống ASXH gặp rủi ro về tài chính. Trong nền kinh tế thị trường không phải chỉ có các cơ quan nhà nước tham gia hoạt động trong hệ thống ASXH mà cũng có các thành phần kinh tế khác tham gia. Vì vậy nhà nước không chỉ giữ vai trò quản lý mà cũng còn phải bảo trợ cho họ khi có những “rủi ro” đến với hệ thống ASXH, đặc biệt là BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp… Kết luận Chương 3 Từ những cơ sở khách quan về lý luận và thực tiễn chính sách TCXH và ASXH ở Chương 1 và phân tích chủ trương, thực trạng chính sách, các kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân ở Chương 2, Chương 3 đã khuyến nghị hệ thống các giải pháp để hoàn thiện hệ thống chính sách trợ cấp xã hội giai đoạn 2006- 2010. Đã khuyến nghị về định hướng hoàn thiện chính sách TCXH. Việc hoàn thiện chính sách giai đoạn 2006- 2010 cần dựa trên cơ sở điều kiện kinh tế xã hội của đất nước, những chủ trương lớn của Đảng và nhà nước và đặc biệt phải đặt trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Các giải pháp hoàn thiện chính sách được khuyến nghị cả về cơ sở đổi mới chế độ, phương pháp xác định mức trợ cấp cho từng đối tượng. Cũng đã khuyến nghị các mức trợ cấp cho các nhóm đối tượng năm 2006, 2008 và 2010 Đây là kết quả quan trọng của nghiên cứu, đóng góp cơ sở lý luận và thực tiễn cho định hướng nâng mức TCXH trong giai đoạn 2006- 2010. Cùng với những đổi mới về chế độ chính sách thì cơ chế tài chính, hệ thống tổ chức chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện cũng được kiến nghị chi tiết. Giải pháp quan trọng để thực hiện tốt hệ thống chính sách là cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, theo dõi giám sát, đổi mới cơ chế tài chính và hoàn thiện hệ thống văn bản luật pháp. Đối với hệ thống ASXH cần có sự đổi mới về nhận thức, cấu trúc lại hệ thống cho phù hợp và đảm bảo thực hiện đủ các chức năng phòng ngừa, giảm thiểu và khắc phục rủi ro. Việc hoàn thiện hệ thống ASXH cần có bước đi cụ thể theo các định hướng (1) Hoàn thiện thể chế chính sách, (2) hoàn thiện thể chế tài chính và hoàn thiện nâng cấp bộ máy, (3) thể chế tổ chức thực hiện. Có làm được như vậy thì mới có thể đổi mới cả hệ thống ASXH hoạt động có hiệu quả và phát huy tốt chức năng được. Kết luận Chính sách trợ cấp xã hội được đánh giá là một trong những nội dung chính sách quan trọng trong hệ thống ASXH, nó đồng thời thực hiện cả 3 chức năng là phóng ngừa, giảm thiểu và khắc phục rủi ro. Tuy nhiên, chức năng chính là khắc phục rủi ro. Trong những năm qua hệ thống chính sách này được nghiên cứu hoàn thiện, đổi mới song song cùng với hệ thống các chính sách phát triển kinh tế. Do có nhiều nguyên nhân như đối tượng xã hội đông, kinh tế nghèo, ngân sách còn hạn chế, nước ta lại đang trong thời kỳ đổi mới, hoàn thiện cơ chế quản lý kinh tế, cơ chế quản lý các chính sách xã hội nên việc ban hành và thực hiện các chế độ TCXH còn những bất cập và thiếu sót nhất định. Trong giai đoàn 2006- 2010 cần thiết phải hoàn thiện hệ thống chinh sách này. Việc hoàn thiện phải được xác định rõ trong các quan điểm chỉ đạo và tiến hành ngay từ các khâu nghiên cứu đổi mới về phương pháp tiếp cận tính toán các chế độ chính sách cho đến việc xây dựng hệ thống tổ chức thực hiện cho phù hợp. Việc hoàn thiện cần đặt trong bối cảnh xây dựng hệ thống an sinh xã hội hiện đại thực hiện tốt các chức năng làm trụ cột song song với trụ cột phát triển kinh tế./. Hà Nôi, tháng 4 năm 2006. Tài liệu tham khảo I. Danh mục tài liệu tham khảo Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (2005), Báo cáo tổng kết công tác BTXH năm 2004, phương hướng nhiệm vụ năm 2005 Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (2004), Kết quả điều tra xây dựng chuẩn nghèo, ở Bắc Giang, Hà Tây và Yên Bái. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (2005), Số Liệu thống kê lao động – việc làm ở Việt Nam; Nxb Lao động – Xã hội. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (2002), Chỉ tiêu – Số liệu về công tác Bảo trợ xã hội năm 2002. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (2002), Chỉ tiêu – Số liệu về công tác Bảo trợ xã hội năm 2001. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (2001), Chỉ tiêu – Số liệu về công tác Bảo trợ xã hội năm 2000. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (2000), Chỉ tiêu – Số liệu về công tác Bảo trợ xã hội năm 1999. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (1999), Chỉ tiêu – Số liệu về công tác Bảo trợ xã hội năm 1998. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (2004), Hệ thống văn bản về Bảo trợ xã hội và xoá đói giảm nghèo; Nxb Lao động – Xã hội, Hà Nội – 2004. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (2001); Số liệu thống kê lao động – thường binh và xã hội ở Việt Nam 1996 – 2000. Nxb Lao động – Xã hội, Hà Nội – 2001. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (2005); Dự thảo chương trình mục tiêu quốc gia xoá đói giảm nghèo 2006 – 2010, Hà Nội – 2005. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và UNDP (2004); Đánh giá và lập kế hoạch cho tương lai; NXB Lao động- xã hội. Hồ Chí Minh toàn tập (1995) –NXB sự thật, Hà Nội năm 1995, tập 4 Patricia Justino (2004), Khuôn khổ xây dựng hệ thống tổng thể quốc gia về an ninh xã hội ở Việt Nam. Tổng cục Thống kê (2005); Báo cáo điều tra mức sống dân cư Việt Nam 2003 – 2004. Trần Thị Thanh Thanh (2003), Bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em trong thời kỳ mới một số vấn đề lý luận và thực tiễn, UBDSGĐTE-2003. II. Danh mục văn bản tham khảo Pháp lệnh người cao tuổi, số 23/2000/PLUBTVQH10, ngày 28/4/2000 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội Pháp lệnh về Người tàn tật, số 06/1998/PL-UBTVQH10, ngày 30/7/1998 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội Quyết định 313/2005/QĐ-TTg, ngày 02/12/2005 về một số chế độ đối với người nhiễm HIV/AIDS và những người trực tiếp quản lý, điều trị chăm sóc người nhiễm HIV/AIDS trong các cơ sở bảo trợ xã hội của Nhà nước. Quyết định 170/2005/QĐ-TTg, ngày 8/7/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành chuẩn nghèo áp dụng cho giai đoạn 2006 - 2010 Thông tư 36/2005/TT-BLĐTBXH, ngày 26 tháng 12 năm 2005 về hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 30/2002/NĐ-CP ngày 26/3/2002 và Nghị định số 120/2003/NĐ-CP ngày 20/10/2003 của Chính phủ quy định và hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Người cao tuổi. Thông tư số 13/2000/TT-BLĐTBXH, ngày 12/5/2000 của Bộ LĐTBXH về hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 55/1999/NĐ-Chính phủ, ngày 10/7/1999 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh về người tàn tật Thông tư số 18/2000/TT-BLĐTBXH, ngày 28/7/2000 của Bộ LĐTBXH, về hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 07/2000/NĐ-CP ngày 9/3/2000 của Chính phủ, về chính sách cứu trợ xã hội Phụ lục __________ Hộp 1. Định nghĩa cụ thể về đối tượng xã hội 1. Người cao tuổi: Người cao tuổi là công dân nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ đủ 60 tuổi trở lên Theo quy định tại Điều 1, Pháp lệnh người cao tuổi, số 23/2000/PLUBTVQH10, ngày 28/4/2000 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội . 2. Người tàn tật: Người tàn tật không phân biệt nguồn gốc gây ra tàn tật là người bị khiếm khuyết một hay nhiều bộ phận cơ thể hoặc chức năng biểu hiện dưới những dạng tật khác nhau, làm suy giảm khả năng hoạt động, khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp nhiều khó khăn Theo quy định tại Điều 1, Pháp lệnh về Người tàn tật, số 06/1998/PL-UBTVQH10, ngày 30/7/1998 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội . 3. Người lang thang xin ăn: Là người tự mình rời bỏ gia đình, quê hương, bản quán để đi lang thang kiếm sống bằng cách xin ăn. 4. Trẻ em đặc biệt khó khăn: Trẻ em ĐBKK là khái niệm có ngoại diên rộng dùng để chỉ những trẻ em từ 16 tuổi trở xuống có những hoàn cảnh éo le, bất hạnh, chịu sự thiệt thòi về tinh thần và thể chất, khó có cơ hội thực hiện quyền cơ bản của trẻ em và hoà nhập cộng đồng, nếu không có sự trợ giúp tích cực của gia đình, cộng đồng và nhà nước. Cụ thể có 8 nhóm sau đây: TEMC, TETT, trẻ em lang thang, trẻ em nghiện ma tuý, trẻ em bị xâm hại tình dục, lao động trẻ em, trẻ em làm trái pháp luật, trẻ em nghèo, trẻ em bị ảnh hưởng hay bị các bệnh hiểm nghèo như nhiễm HIV/AIDS… Trần Thị Thanh Thanh, Bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em trong thời kỳ mới một số vấn đề lý luận và thực tiễn, UBDSGĐTE-2003, tr.36 5. Người bị nhiễm HIV/AIDS: Người nhiễm HIV/AIDS sống tại cộng đồng, do xã, phường quản lý, không còn khả năng lao động, không có nguồn thu nhập, thuộc hộ gia đình nghèo quy định tại Quyết định 170/2005/QĐ-TTg, ngày 8 tháng 7 năm 205 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành chuẩn nghèo áp dụng cho giai đoạn 2006- 2010 Theo quy định tại khoản 3 điều, Quyết định 313/2005/QĐ-TTg ngày 02 tháng 12 năm 2005 về một số chế độ đối với người nhiễm HIV/AIDS và những người trực tiếp quản lý, điều trị chăm sóc người nhiễm HIV/AIDS trong các cơ sở bảo trợ xã hội của Nhà nước . (Nguồn: Tổng hợp từ các văn bản hiện hành) Hộp 2. Quy định hiện hành về đối tượng trợ cấp xã hội cộng đồng 1. Người cao tuổi cô đơn không nơi nương tựa Theo quy định tại Mục 2, Điểm I, phần A của thông tư 18/2000/TT-BLĐTBXH ngày 28 tháng 7 năm 2000 của Bộ Lao động – Thương binh và xã hội a/ Người tủ đủ 60 tuổi trở lên sống độc thân không có con (con đẻ hoặc con nuôi hợp pháp); không có cháu ruột và người thân thích cưu mang để nương tựa, không có nguồn thu nhập. b/ Người từ đủ 60 tuổi trở lên tuy còn vợ hoặc chồng nhưng già yếu, không có con đẻ, con nuôi hợp pháp, cháu ruột thịt và người thân thích nương tựa; không có nguồn thu nhập. Trường hợp người cao tuổi nêu tại điểm a, b nói trên tuy có con, cháu và người thân thích để nương tựa, nhưng con cháu và người thân thích không đủ khả năng để nuôi dưỡng (như gia đình thuộc diện nghèo, bản thân con, cháu và người thân thích dưới 16 tuổi hoặc trên 60 tuổi, đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại, hoặc bị tàn tật nặng) cũng được xem xét hưởng TCXH. 2. Người cao tuổi trên 90 tuổi không có lương hưu và các khoản TCXH khác Theo quy định tại thông tư 36/2005/TT-BLĐTBXH, ngày 26 tháng 12 năm 2005 về hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 30/2002/NĐ-CP, ngày 26/3/2002 và Nghị định số 120/2003/NĐ-CP, ngày 20/10/2003 của Chính phủ về quy định và hướng dẫn thi hành một số Điều của Pháp lệnh Người cao tuổi thì: Người cao tuổi trên 90 tuổi không có lương hưu, không được các TCXH khác được hưởng TCXH hàng tháng từ ngân sách địa phương. 3. Người cao tuổi là người tàn tật thuộc diện hộ nghèo Theo Quy định tại thông tư 36 /2005/TT-BLĐTBXH, ngày 26 tháng 12 năm 2005 về hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 30/2002/NĐ-CP ngày 26/3/2002 và Nghị định số 120/2003/NĐ-CP ngày 20/10/2003 của Chính phủ quy định và hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Người cao tuổi thì người cao tuổi trên 60 tuổi thuộc diện hộ nghèo theo quy định hiện hành của Nhà nước thuộc diện được hưởng TCXH tại cộng đồng. 4. Người tàn tât nặng Người tàn tật thuộc diện TCXH phải có đủ 3 điều kiện như sau Theo quy định tại Khoản 1, Phân I của thông tư số 13/2000/TT-BLĐTBXH ngày 12/5/2000 của Bộ LĐTBXH về hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định55/1999/NĐ-CP ngày 10/7/1999 của Chính phủ quy định chi tiết thui hành một số điều của Pháp lệnh về người tàn tật. : a/ Không có khả năng lao động b/ Không có nguồn thu nhập để đảm bảo đời sống. Trong trường hợp có thu nhập nhưng vẫn thuộc diện hộ nghèo theo chuẩn mực do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội công bố áp dụng cho từng thời kỳ. c/ Không còn người thân thích để nuôi dưỡng như cha, mẹ đẻ; cha, mẹ nuôi hợp pháp; vợ, chồng; con đẻ, con nuôi hợp pháp. Trong trường hợp người tàn tật quy định tại điểm a và b còn người thân thích, nhưng người thân thích dưới dưới 16 tuổi, hoặc từ 60 tuổi trở lên, gia đình thuộc diện nghèo cũng được xem xét hưởng TCXH. 5. Trẻ em mô côi Cũng theo quy định tại điểm 1, mục I, phần A, thông tư số 18/2000/TT-BLĐTBXH, ngày 28 tháng 7 năm 2000 của Bộ LĐTBXH, về hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 07/2000/NĐ-CP ngày 9 tháng 3 năm 2000 của Chính phủ, về chính sách cứu trợ xã hội, quy định cụ thể đối tượng TCXH là TEMC như sau Theo quy định tại Điểm 1, Mục I, phần A, thông tư số 18/2000/TT-BLĐTBXH ngày 28 tháng 7 năm 2000 của Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội về hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 07/2000/NĐ-CP ngày 9 tháng 3 năm 2000 của Chính phủ về chính sách cứu trợ xã hội. : a/ Trẻ em dưới 16 tuổi mồ côi cả cha lẫn mẹ hoặc bị bỏ rơi, bị mất nguồn nuôi dưỡng và không còn người thân thích ruột thịt (ông, bà nội ngoại; bố mẹ nuôi hợp pháp, anh, chị) để nương tựa. b/ Trẻ em dưới 16 tuổi chỉ mồ côi cha hoặc mẹ nhưng người còn lại (mẹ hoặc cha) mất tích theo quy định tại Điều 88 của Bộ Luật Dân sự hoặc không đủ năng lực, khả năng để nuôi dưỡng theo quy định của Pháp luật (như tàn tật nặng, đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại giam), không có nguồn nuôi dưỡng và không có người thân thích để nương lựa. Trường hợp TEMC nêu tại điểm a và b nói trên tuy còn người thân thích, nhưng người thân thích không đủ khả nặng để nuôi dưỡng (người thân thích dưới 16 tuổi hoặc trên 60 tuổi hoặc bị tàn tật năng, đang trong thời gian thi hành án phạt tù tại trại giam, gia đình thuộc diện hộ nghèo cũng được xem xét hưởng TCXH. 6. Người bị nhiễm HIV/AIDS Theo quy định tại khoản 3 điều 1, Quyết định 313/2005/QĐ-TTg, ngày 02 tháng 12 năm 2005 về một số chế độ đối với người nhiễm HIV/AIDS và những người trực tiếp quản lý, điều trị chăm sóc người nhiễm HIV/AIDS trong các cơ sở bảo trợ xã hội của Nhà nước thì người thuộc diện TCXH là: "Người nhiễm HIV/AIDS sống tại cộng đồng, do xã, phường quản lý, không còn khả năng lao động, không có nguồn thu nhập, thuộc hộ gia đình nghèo quy định tại Quyết định 170/2005/QĐ-TTg, ngày 8/7/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành chuẩn nghèo áp dụng cho giai đoạn 2006 - 2010 được hưởng CTXH do xã, phường quản lý’’ Theo quy định tại khoản 3 điều, Quyết định 313/2005/QĐ-TTg ngày 02 tháng 12 năm 2005 về một số chế độ đối với người nhiễm HIV/AIDS và những người trực tiếp quản lý, điều trị chăm sóc người nhiễm HIV/AIDS trong các cơ sở bảo trợ xã hội của Nhà nước. . (Nguồn: Tổng hợp từ các văn bản chính sách) Bảng 1. Tổng dân số năm 1980, 1989 và 1999 Chỉ tiêu Dân số (1000 người) Thay đổi trong giai đoạn 1989 - 1999 1980 1989 1999 Tốc độ tăng Số lượng 1. Tổng dân số (1000 người) 53.700 64.376 76.323 1,7% 11.947 2. Dân số theo khu vực - Dân số thành thị (1000 người) 12.919 18.077 3,4% 5.158 % thành thị (%) 20,0 24,0 - Dân số nông thôn (1000 người) 51.457 58.246 1,2% 6.789 % nông thôn (%) 80,00 76,00 3. Tổng số hộ (1000 hộ) 13.400 16.662 2,2% – tỷ lệ tăng bình quân năm 4. Quy mô hộ gia đình (người/hộ) 4,8 4,6 (4,4 trong năm 2002) (Nguồn: Tổng hợp từ điều tra dân số của Tổng cục thống kê) Biểu 2. Cơ cấu dân số theo các nhóm tuổi năm 1989, 1999, 2002 Nhóm tuổi 1989 1999 2002 Tổng (1000 người) Tỷ lệ (%) Tổng (1000 người) Tỷ lệ (%) Tổng (1000 người) Tỷ lệ (%) 0-4 8.892 14,0 7.173 7,0 5-14 15.896 25,0 18.100 23,0 15-24 13.295 21,0 15.147 18,0 25-44 15.909 25,0 22.739 30,0 45-59 5.804 9,0 7.028 11,0 60+ 4.580 7,0 6.136 10,0 Tổng số 64.376 100,0 76.323 100,0 100,0 (Nguồn: Tổng điều tra dân số năm 1999; Điều tra dân số và nhà ở 2002; UNDP, 2003; WB, 2004 Biểu đồ 1. Tỷ lệ biết chữ theo độ tuổi năm 1999 (Nguồn: Điều tra dân số năm 1999 của Tổng cục thống kê) Bảng 3 . Nghèo đói và bất bình đẳng Chỉ tiêu 1993 1998 2002 1. Tỷ lệ nghèo đói chung Thành thị Nông thôn Dân tộc thiểu số 58,1 25,1 66,4 86,4 37,4 9,2 45,5 75,2 28,9 6,6 35,6 69,3 2. Tỷ lệ nghèo đói lương thực Thành thị Nông thôn Dân tộc thiểu số 24,9 7,9 29,1 52,0 15,0 2,5 18,6 41,8 10,9 1,9 13,6 41,5 3. Khoảng cách nghèo đói Thành thị Nông thôn Dân tộc thiểu số 18,5 6,4 21,5 34,7 9,5 1,7 11,8 24,2 6,9 1,3 8,7 22,8 4. Bất bình đẳng - Tỷ số (chi tiêu) giàu nhất/ nghèo nhất 4,97 5,49 6,03 - Hệ số Gini (chi tiêu bình quân đầu người) 0,34 0,35 0,37 (Nguồn: Tổng cục thống kê) Biểu đồ 2 . Thiệt hại nhà ở do thiên tai giai đoạn 1997-2004 (Nguồn: Vụ Bảo trọ xã hội, Bộ LĐTBXH) Biểu đồ 3 . Thiệt hại hoa màu do thiên tai giai đoạn 1997-2004 Đơn vị: 1.000 ha Biểu đồ 4. Tổng thiệt hại do thiên tai giai đoạn 1997-2004 Đơn vị: tỷ đồng (Nguồn: Bộ LĐTBXH) Biểu đồ 4 . Số người cao tuổi và tỷ lệ người cao tuổi (Nguồn: Vụ Bảo trợ xã hội, Bộ LĐTBXH) Biểu đồ . Cơ cấu độ tuổi của người tàn tật (Nguồn: Kết quả khảo sát người tàn tật năm 2005 của Bộ LĐTBXH) Biểu đồ 7. Tỷ lệ dạng tật của người tàn tật Đơn vị: % (Nguồn: Khảo sát người tàn tật năm 2005, Bộ LĐTBXH) Biểu đồ 8. Nguyên nhân dẫn đến tàn tật Đơn vị: % Nguồn: Báo cáo két quả khảo sát người tàn tật năm 2005 của Bộ LĐTBXH Bảng 4. Số lượng đối tượng được hưởng trợ cấp các năm Đơn vị: người Loại đối tượng 2.000 2.001 2.002 2.003 2.004 2.005 Tổng: 175.355 181.642 223.030 229.038 329.674 416.000 Người già cô đơn (bao gồm cả tàn tật nghèo) 70.570 67.543 72.995 76.964 103.097 110.000 Người cao tuổi trên 90 tuổi 26.133 70.000 TEMC 24.815 24.480 38.850 31.877 45.055 47.000 Người tàn tật 79.970 89.619 111.185 120.197 155.389 179.000 Người nhiễm HIV 10.000 Biều đồ 9. Tỷ lệ tăng đối tượng thụ hưởng và tỷ lệ tăng kinh phí so năm trước Đơn vị: % (Nguồn: ước tính của Bộ LĐTBXH) Biều đồ10. Kinh phí thực hiện TCXH giai đoạn vừa qua Đơn vị: Tỷ đồng (Nguồn: Số liệu ước tính từ số đối tượng được hưởng và mức trợ cấp của các tỉnh) Biểu đồ 11. Mức TCXH và mức thu nhập BQ/người/tháng của nhóm 20% hộ có thu nhập thấp nhất (Nguồn: Tổng cụ thống kê và Bộ LĐTBXH) Bảng 12. Tỷ lệ nghèo đói 2000 – 2004 (theo chuẩn 2001 - 2005) Tỷ lệ hộ nghèo năm 2000 (%) Số hộ nghèo 2004 (hộ) Tỷ lệ hộ nghèo 2004 (%) 2004 so với 2000 giảm (%) 1. Đông Bắc 22,35 179.872 10,36 11,99 2. Tây Bắc 33,96 81.986 14,88 19,08 3. ĐB sông Hồng 9,76 289.647 6,13 3,63 4. BắcTrung Bộ 25,64 302.431 13,23 12,41 5. DH nam Trung Bộ 22,34 164.289 9,56 12,78 6. Tây Nguyên 24,90 111.508 11,03 13,87 7. Đông Nam Bộ 8,88 58.222 2,25 6,63 8. ĐB sông Cửu Long 14,18 228.047 7,40 6,78 Toàn quốc 17,18 1.416.002 8,00 9,18 Bảng 6 . Đối tượng và mức trợ cấp cộng đồng và trung tâm bảo trợ xã hội Văn bản Đối tượng trợ cấp Mức trung tâm Mức trợ cấp (người/tháng) 1. Nghị định 236-HĐBT, ngày 10/9/1985 - Người già cô đơn - TEMC không nơi nương tựa - Người tàn tật nặng Không quy định 8-10 kg gạo 2. Nghị định 05/CP ngày 26/1/1994, về quy định tạm thời về mức lương tối thiểu đối với người đương nhiệm..., mức TCXH đối với đối tượng xã hội - Người già cô đơn - TEMC không nơi nương tựa - Người tàn tật nặng 84.000đồng Không quy định 3. QĐ 167/TTg ngày 8/4/1994 về sửa đổi, bổ sung một số chế độ trợ cấp đối với đối tượng cứu trợ xã hôi - Người già cô đơn - TEMC không nơi nương tựa - Người tàn tật nặng Không quy định 24.000đ (12kg gạo) Người tâm thần mãn tính 96.000đồng 4. Nghị định số 07/2000/NĐ-CP, về chính sách cứu trợ xã hội - Người già cô đơn - TEMC không nơi nương tựa - Người tàn tật nặng Tối thiểu 100.000đ tối thiểu 45.000đ - Trẻ em dưới 18 tháng tuổi nuôi dưỡng trung tâm 150.000đ 5. Nghị định 55/1999/NĐ-CP và TT 13/2000/TT-BLĐTBXH ngày 12/5/2000 Người tàn tật nặng không khả năng lao động và không nguồn nuôi dưỡng tổi thiểu 100.000đ tối thiểu 45.000đ - Người tâm thần mãn tính tối thiểu 115.000đ 6. QĐ 16/2004/QĐ-TTg ngày 5/2/2004 về trợ giúp đối với hộ gia đình có 2 người trở lên không tự phục vụ được do hậu quả chất độc hoá học của mỹ sử dụng trong chiến tranh Việt Nam - Hộ gia đình có 2 người không tự phục vụ được Không quy định 200.000 đồng/hộ - Hộ có 3 người không tự phục vụ được Không quy định 300.000đồng/hộ - Hộ có từ 4 người không tự phục vụ trở lên Không quy định 400.000đồng/hộ 7. Quyết định 38/2004/QĐ-TTg ngày 17/3/2004 về chính sách trợ giúp kinh phí cho gia đình, cá nhân nhận nuôi dưỡng TEMC và trẻ em bị bỏ rơi - TEMC trên 18 tháng tuổi 200.000đồng - Trẻ em dưới 18 tháng tuổi - 270.000 đồng 8. Nghị định 168/NĐ-CP - TEMC - Người cao tuổi - Người tàn tật 150.000đ/tháng thấp nhất 65.000đ - Người tâm thần mãn tính 165.000đ/tháng 65.000đ - Trẻ em dưới 18 tháng tuổi 210.000đ/tháng thấp nhất 65.000đ - Trẻ em bị nhiễm HIV/AIDS 210.000đ/tháng 65.000đ 9. Quyết định 313/2005/QĐ-TTg ngày 2/12/2005 - Người nhiễm HIV/AIDS không còn khả năng lao động 210.000đ/người 65.000đ - Trẻ em nhiễm HIV/AIDS 210.000đ 65.000đ - Trẻ em dưới 18 tháng tuổi 210.000đ 65.000đ (Nguồn: Tổng hợp từ các văn bản) Sơ đồ 1. Sơ đồ tổ chức thực hiện TCXH năm 2005 Bộ LĐTBXH (Vụ Bảo trợ xã hội) Chính phủ UBND cấp tỉnh UBND cấp xã UBND cấp huyện Cán bộ LĐTBXH Sở LĐTBXH (Phòng Bảo trợ xã hội) Phòng Nội vụ- LĐTBXH (Cán bộ phụ trách) Đối tượng xã hội, trợ câp xã hội Trưởng thôn Ghi chú: - Quản lý hành chính nhà nước: - Quản lý hướng dẫn chuyên môn:

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc29324.doc
Tài liệu liên quan