Từng bước cơ cấu lại các sắc thuế gián thu như thuế GTGT, thuế TTĐB, tiến tới nâng dần tỷ trọng thuế trực thu, giảm tỷ trọng thuế gián thu trong cơ cấu NSNN, hạn chế tới mức thấp nhất ảnh hưởng của việc cắt giảm thuế quan đối với thu NSNN.
Ở nước ta, giai đoạn 1966 - 2000 trong cơ cấu thuế, thuế gián thu chiếm 46% bao gồm thuế doanh thu (sau này áp dụng thuế GTGT), thuế TTĐB, thuế XNK; thuế trực thu chiếm 39% bao gồm thuế lợi tức (sau này áp dụng thuế TNDN), thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao, thuế tài nguyên, thuế sử dụng đất nông nghiệp, thuế nhà đất, thuế chuyển quyền sử dụng đất, thu sử dụng vốn., các loại thu khác chiếm 15%. Do tỷ trọng thuế gián thu cao làm cho tăng chi phí đầu vào, đẩy giá thành sản phẩm lên cao làm giảm sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam trên thị trường quốc tế.
Trong điều kiện thực hiện Hiệp định thuế quan theo CEPT/AFTA, nếu các thuế khác không thay đổi, việc cắt giảm thuế nhập khẩu, đương nhiên sẽ ảnh hưởng đến cơ cấu tỷ trọng các loại thuế. Hiện thuế nhập khẩu chiếm 25% tổng thu NSNN, trong đó thuế nhập khẩu từ các nước ASEAN chiếm 40% tức 10% tổng thu NSNN. Nếu cắt giảm thuế này thì đến năm 2006 nguồn thu từ thuế nhập khẩu giảm đi, kéo theo sự thay đổi của tỷ trọng thuế gián thu trong tổng thu NSNN. Để đảm bảo tỷ trọng hợp lý giữa các loại thuế, cần tiến hành cơ cấu lại theo hướng tăng tỷ trọng thuế trực thu và giảm tỷ trọng thuế nhập khẩu và thuế gián thu trong tổng thu NSNN.
Kinh nghiệm quốc tế đã chỉ ra rằng, khi hàng rào thuế nhập khẩu giảm một cách căn bản đã làm thay đổi rõ rệt tỷ trọng của thuế nhập khẩu trong thu ngân sách. Điều này đã được chứng minh qua sự phát triển của các nước OECD và các nước Châu á. Tại Nhật Bản, thuế nhập khẩu trong tổng số thu về thuế đã giảm từ 3,6% năm 1965 xuống 1,6% năm 1975 và 0,6% năm 1986. Tại các nước đang phát triển tỷ trọng thuế nhập khẩu trong tổng thu ngân sách tuy còn cao nhưng cũng đã thể hiện rõ chiều hướng giảm dần từ 14,1% năm 1972 xuống 10% năm 1987 và tại các nước có mức thu nhập trung bình, tỷ trọng thuế nhập khẩu giảm từ 2,3% xuống 1,2% (trong khoảng thời gian từ năm 1972 đến năm 1987). Trong khu vực Đông Nam á, trong những năm 1984 đến năm 1995: Malaysia đã giảm tỷ trọng thuế nhập khẩu từ 26 - 18%, đồng thời tăng tỷ trọng thuế gián thu 21 - 28%; Thái Lan trong khi giảm thuế nhập từ 24,6 - 19% đã làm giảm thuế gián thu từ 50 - 41%, nên đã nâng cơ cấu thuế thu nhập trong tổng thu NSNN từ thuế từ 22 - 33%.
128 trang |
Chia sẻ: haianh_nguyen | Lượt xem: 1344 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện chính sách thuế đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ranh tốt có thể đưa vào nhóm bảo hộ cấp độ thấp. Trong danh mục loại này cũng cần tính đến những mặt hàng có vai trò, vị trí quan trọng đối với nền kinh tế quốc dân. Những nhóm mặt hàng đặc biệt có thể bảo hộ cao hoặc không đưa ra cam kết, còn những mặt hàng không có khả năng cạnh tranh hoặc bất lợi trong dài hạn thì không cần bảo hộ. Điều này hoàn toàn phủ hợp vì những hạn chế của chiến lược công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu. Tuy nhiên, đối với những ngành không cần bảo hộ, cần nhanh chóng đưa ra các giải pháp về định hướng chuyển dịch đầu tư để các doanh nghiệp chủ động triển khai sớm. Nếu không có sự chuẩn bị trước, các doanh nghiệp trong nhóm này sẽ khó tránh khỏi tình trạng khó khăn về mặt tài chính kèm theo những vấn đề xã hội khác.
Với nguyên tắc đó cần bổ sung và sửa đổi lịch trình cắt giảm thuế quan theo hướng đưa vào cắt giảm nhanh những mặt hàng mà Việt Nam có năng lực cạnh tranh kém hoặc không có khả năng cạnh tranh trong tương lai. Điều đó sẽ kích thích di chuyển nguồn lực của xã hội từ những khu vực kém hiệu quả sang hiệu quả, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tiết kiệm một phần thu nhập của người tiêu dùng.
Các mặt hàng cần cắt giảm nhanh như đã chỉ rõ ở chương 2, bao gồm: phương tiện giao thông vận tải; đồ điện gia dụng, rượu bia, xi măng.
Bên cạnh đó, việc tăng cấp độ bảo hộ cho một số nhóm mặt hàng khác lại vô cùng cần thiết như đã nói ở chương 2, bao gồm : lúa gạo, dược phẩm , thép....
Đương nhiên việc thay đổi mức độ bảo hộ sẽ làm ảnh hưởng đến nguồn thu NSNN từ thuế nhập khẩu, song mức độ thiếu hụt đó sẽ được đền bù lại bằng những lợi ích mà các hàng hóa của Việt Nam sẽ được hưởng từ quá trình giảm thuế trong thương mại quốc tế. Điều đó sẽ góp phần đảm bảo nguồn thu NSNN không bị biến động lớn. Điều đó sẽ góp phần đảm bảo nguồn thu NSNN không bị biến động lớn.
"Tham gia ký kết Hiệp định thì phải có ảnh hưởng hai chiều, chứ không thể một chiều được. Người ta mở cửa thị trường cho mình, thì mình cũng phải mở cửa cho người ta. Chúng ta là một nước đang phát triển, mức mở cửa của chúng ta cũng có giới hạn. Đối với chúng ta, hàng hóa của Hoa Kỳ vào Việt Nam vẫn áp dụng mức thuế khoảng 16%, nhưng trái lại Hoa Kỳ dành cho chúng ta mức thuế tối thiểu là 3% bình quân. Hiệp định có hiệu lực, hàng rào thuế quan sẽ hạ xuống rất mạnh, hàng của Việt Nam sẽ thuận lợi hơn khi thâm nhập vào thị trường Mỹ. Như vậy, tất cả các ngành sản xuất hàng xuất khẩu sẽ có thêm cơ hội xuất khẩu hàng hóa, tạo thêm công ăn việc làm.... Hiện nay có một số mặt hàng chúng ta đang xuất khẩu mạnh sang Hoa Kỳ đó là: Dệt may, thủy sản, một số nông sản, hàng thủ công mỹ nghệ.... Hiệp định có hiệu lực, thuế suất từ 40 - 50% sẽ giảm xuống 3 - 4%, vì vậy DN Việt Nam sẽ có lợi thế xuất khẩu nhiều mặt hàng hơn".
3.4.2.2. Để bảo vệ sản xuất trong nước, trong hệ thống thuế XNK cần nghiên cứu ban hành một số loại thuế khác như sau:
1) Thuế chống bán phá giá: Loại thuế này nhằm mục đích bảo vệ thị trường nội địa khi nhập những hàng hóa phá giá. Hàng nhập phá giá là những hàng hóa được đưa vào thị trường trong nước với mức giá thấp rất nhiều lần so với giá thế giới. Nhờ thuế chống phá giá mà có thể nâng giá những hàng hóa này lên ngang bằng mức trung bình trên thị trường quốc tế và đảm bạo đem lại nguồn thu cho NSNN.
Thuế chống bán phá giá được áp dụng trong hai trường hợp:
- Khi nhập vào thị trường nội địa những hàng hóa thấp hơn rất nhiều lần giá trung bình của thị trường quốc tế tại thời điểm xuất hàng của nước xuất khẩu. Do hành vi bán hàng với giá cả như vậy đã gây thiệt hại cho những người sản xuất trong nước hoặc những người cạnh tranh những mặt hàng đó trong nước hoặc cản trở họ trong việc đầu tư để mở rộng kinh doanh.
- Khi nhập vào thị trường nội địa những hàng hóa với giá thấp hơn nhiều lần giá của những nhà nhập khẩu khác cùng một loại hàng hóa tương tự ở thời điểm nhập hàng. Việc nhập khẩu những hàng phá giá đó đã gây thiệt hại cho đất nước do không đem lại nguồn thu NSNN từ các doanh nghiệp nhập khẩu bị lỗ. Nguồn thu từ thuế này cũng dùng để bù đắp những chi phí của Nhà nước trong việc thực hiện các biện pháp chống bán phá giá.
Tuy vậy, mức thuế chống bán phá giá cũng không thể vượt quá đại lượng chênh lệch giữa giá bán buôn hàng phá giá ở nước xuất tại thời điểm xuất hàng với giá nhập vào lãnh thổ hải quan của đất nước hoặc là giữa giá của hàng phá giá trong nước và giá trung bình của các nhà nhập khẩu cùng loại.
Ví dụ: 20/7/1999 Mỹ quyết định thuế chống bán phá giá đối với thép nhập khẩu từ Pháp, Nhật Bản, Nga, Hàn Quốc, Italia, ấn Độ với mức thuế suất từ 3,67% lên 59,12% bằng mức giảm giá thép của các nhà sản xuất nội địa Mỹ. Nhờ quyết định này mà lượng thép nhập khẩu vào Mỹ đã giảm 13% trong vòng 6 tháng.
2. Thuế đối kháng (đặc biệt) được áp dụng như một biện pháp bảo vệ trong những trường hợp như sau:
- Biện pháp bảo vệ thị trường nội địa nếu nhập những hàng hóa với một số lượng nhất định mà gây thiệt hại cho sản xuất trong nước.
- Hành vi trả đũa hoặc thực hiện trừng phạt đối với những biện pháp phân biệt đối xử của những nước tham gia vào mối quan hệ đối ngoại khi vi phạm lợi ích của nhau hoặc lợi ích của các doanh nghiệp trong nước.
- Là một phương thức ngăn chăn các hành vi cạnh tranh không thiện chí của các công ty nước ngoài.
Ngày 29/7/1999 Mỹ áp dụng lệnh trừng phạt đánh thuế 100% vào các mặt hàng nhập như nấm pho mát, thịt bò thịt lợn đóng hộp từ Pháp, Đức, Italia, Đan mạch khi vi phạm quy định cấm nhập thị bò có hóc môn tăng trưởng của Mỹ. Nhờ áp dụng loại thuế này mà mang lại 116,8 triệu đô la cho ngân sách Liên bang. Trước đó, đợt trừng phạt hồi tháng 4/1999 trong chiến tranh chuối đã mang lại 200 triệu đô cho ngân sách Mỹ.
Mặc dù trong Luật thuế XNK đã quy định hình thức thu thuế nhập khẩu bổ sung đối với các trường hợp hàng bán phá giá, hàng được nước xuất khẩu trợ cấp làm cho giá hàng nhập khẩu thấp hơn giá hàng hóa cùng loại trong nước, hàng nhập khẩu từ các nước có phân biệt đối xử với hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ Việt Nam. Đây là một hình thức sơ khai của thuế chống bán phá giá và thuế đối kháng. Tuy nhiên, cần hoàn chỉnh hình thức pháp lý của hai loại thuế trên dưới dạng Luật thuế để điều chỉnh đúng hơn các đối tượng đánh thuế. Điều đó là hoàn toàn cần thiết khi thực hiện Lộ trình thuế quan, đồng thời là biện pháp kinh tế mà các điều ước quốc tế công nhận để bảo vệ quyền lợi của các bên khi tham gia quan hệ kinh tế quốc tế. Một trong những nguyên tắc quan trọng của tự do hóa thương mại cũng cho phép các nước thành viên được áp dụng một số biện pháp để đảm bảo quyền tự vệ trong một số trường hợp đặc biệt nhằm bảo hộ cho nền công nghiệp trong nước.
"Theo báo cáo về hoạt động bảo hộ trong thương mại thế giới của hãng Row and Maw, trên quy mô toàn cầu đang có xu hướng tăng sử dụng các biện pháp bảo hộ như các sáng kiến về đấu tranh chống việc bán phá giá và trợ cấp, và cả thực hiện các hạn chế tạm thời. Mức độ bảo hộ mậu dịch trong thời gian qua định mức cao và có xu hướng tăng lên".
Hoàn thiện các sắc thuế nội địa
Từng bước cơ cấu lại các sắc thuế gián thu như thuế GTGT, thuế TTĐB, tiến tới nâng dần tỷ trọng thuế trực thu, giảm tỷ trọng thuế gián thu trong cơ cấu NSNN, hạn chế tới mức thấp nhất ảnh hưởng của việc cắt giảm thuế quan đối với thu NSNN.
Ở nước ta, giai đoạn 1966 - 2000 trong cơ cấu thuế, thuế gián thu chiếm 46% bao gồm thuế doanh thu (sau này áp dụng thuế GTGT), thuế TTĐB, thuế XNK; thuế trực thu chiếm 39% bao gồm thuế lợi tức (sau này áp dụng thuế TNDN), thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao, thuế tài nguyên, thuế sử dụng đất nông nghiệp, thuế nhà đất, thuế chuyển quyền sử dụng đất, thu sử dụng vốn..., các loại thu khác chiếm 15%. Do tỷ trọng thuế gián thu cao làm cho tăng chi phí đầu vào, đẩy giá thành sản phẩm lên cao làm giảm sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam trên thị trường quốc tế.
Trong điều kiện thực hiện Hiệp định thuế quan theo CEPT/AFTA, nếu các thuế khác không thay đổi, việc cắt giảm thuế nhập khẩu, đương nhiên sẽ ảnh hưởng đến cơ cấu tỷ trọng các loại thuế. Hiện thuế nhập khẩu chiếm 25% tổng thu NSNN, trong đó thuế nhập khẩu từ các nước ASEAN chiếm 40% tức 10% tổng thu NSNN. Nếu cắt giảm thuế này thì đến năm 2006 nguồn thu từ thuế nhập khẩu giảm đi, kéo theo sự thay đổi của tỷ trọng thuế gián thu trong tổng thu NSNN. Để đảm bảo tỷ trọng hợp lý giữa các loại thuế, cần tiến hành cơ cấu lại theo hướng tăng tỷ trọng thuế trực thu và giảm tỷ trọng thuế nhập khẩu và thuế gián thu trong tổng thu NSNN.
Kinh nghiệm quốc tế đã chỉ ra rằng, khi hàng rào thuế nhập khẩu giảm một cách căn bản đã làm thay đổi rõ rệt tỷ trọng của thuế nhập khẩu trong thu ngân sách. Điều này đã được chứng minh qua sự phát triển của các nước OECD và các nước Châu á. Tại Nhật Bản, thuế nhập khẩu trong tổng số thu về thuế đã giảm từ 3,6% năm 1965 xuống 1,6% năm 1975 và 0,6% năm 1986. Tại các nước đang phát triển tỷ trọng thuế nhập khẩu trong tổng thu ngân sách tuy còn cao nhưng cũng đã thể hiện rõ chiều hướng giảm dần từ 14,1% năm 1972 xuống 10% năm 1987 và tại các nước có mức thu nhập trung bình, tỷ trọng thuế nhập khẩu giảm từ 2,3% xuống 1,2% (trong khoảng thời gian từ năm 1972 đến năm 1987). Trong khu vực Đông Nam á, trong những năm 1984 đến năm 1995: Malaysia đã giảm tỷ trọng thuế nhập khẩu từ 26 - 18%, đồng thời tăng tỷ trọng thuế gián thu 21 - 28%; Thái Lan trong khi giảm thuế nhập từ 24,6 - 19% đã làm giảm thuế gián thu từ 50 - 41%, nên đã nâng cơ cấu thuế thu nhập trong tổng thu NSNN từ thuế từ 22 - 33%.
Trong giai đoạn hiện nay ở nước ta, việc cơ cấu lại nguồn thu từ thuế nội địa theo hướng tăng tỷ trọng thuế trực thu có thể thực hiện theo hướng mở rộng đối tượng và phạm vi áp dụng các hình thức thuế trực thu thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, thuế tài sản và các loại thuế đất. Trong đó, mở rộng nguồn thu từ thuế TNCN và thuế đất có vị trí quan trọng. Hiện nay nguồn thu NSNN từ thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ so với các nước trên thế giới (khoảng 2,4% tổng thu NSNN). Trong những năm tới, khi Việt Nam hội nhập AFTA sẽ tạo ra cơ sở để tăng thu nhập dân cư. Đó là tiền đề quan trọng để tăng dần tỷ trọng thuế thu nhập cá nhân trong tổng thu NSNN.
Thuế thu nhập doanh nghiệp
Hoàn thiện thuế TNDN theo hướng:
Hạ thấp thuế suất và áp dụng một thuế suất thống nhất thuế TNDN giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, đảm bảo sự bình đẳng giữa các loại hình doanh nghiệp trong và ngoài nước theo thông lệ quốc tế.
Loại bỏ những quy định về miễn giảm thuế đối với những đối tượng thuộc chính sách XH để đảm bảo tính trung lập của thuế phù hợp với thông lệ quốc tế trong quá trình hội nhập.
Xóa bỏ việc miễn giảm thuế tràn lan, thiếu chọn lọc, thiếu cơ sở khoa học và không phù hợp với những cam kết quốc tế về thuế.
Tăng phạm vi chi phí dùng để xác định thu nhập chịu thuế: Chẳng hạn, tại mục II, mục III, phần B - căn cứ tính thuế thu nhập doanh nghiệp quy định: chi phí quảng cáo tiếp thị, khuyến mại, tiếp tân, khánh tiết, chi phí giao dịch, đối ngoại, và các loại chi phí khác theo số thực chi nhưng tối đa không quá 10% tổng số các khoản chi phí hợp lý (như đã quy định từ mục 1 đến mục 10 của mục III này). Đối với hoạt động kinh doanh thương nghiệp chi phí hợp lý để xác định mức khống chế không bao gồm giá vốn của hàng hoá bán ra. Trong nền kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế thì tỷ lệ này đang quá thấp đối với nhiều doanh nghiệp.
Thuế giá trị gia tăng
Sửa đổi, bổ sung một số nội dung các Luật thuế GTGT cho phù hợp với thông lệ quốc tế trong quá trình hội nhập.
- Sửa đổi, bổ sung một số nội dung Luật thuế GTGT cho phù hợp với thông lệ quốc tế trong quá trình hội nhập.
- Sửa đổi, bổ sung Luật thuế GTGT theo hướng áp dụng thuế GTGT đối với ngay cả hàng hóa nhập khẩu đã nộp thuế TTĐB.
- Mở rộng diện các nhóm mặt hàng xuất khẩu được hưởng thuế suất 0% để tạo điều kiện tăng kim ngạch xuất khẩu.
- Giảm thuế suất thuế GTGT đối với các sản phẩm thuộc các ngành có ý nghĩa quan trọng đối với nền kinh tế quốc dân trong giai đoạn đầu của sự nghiệp CNH-HĐH.
- Đẩy mạnh hơn nữa công tác hạch toán kế toán và sử dụng hóa đơn chứng từ để mở rộng đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ nhằm đơn giản hóa Luật thuế GTGT và phù hợp với thông lệ quốc tế.
- Về thuế GTGT đối với bông sơ chế:
Luật thuế GTGT hiện hành quy định thuế suất đối với bông sơ chế từ bông trồng trong nước là 5%, bông sơ chế nhập khẩu là 10%. Quy định này nhằm khuyến khích tiêu thụ sản phẩm bông hạt của nông dân, khuyết khích nông dân trồng bông nhiều hơn để thay thế nhập khẩu, đồng thời sử dụng bông trong nước để làm tăng thêm giá trị gia tăng của sản phẩm dệt may xuất khẩu. Tuy nhiên, trong quá trình đàm phán gia nhập WTO thì quy định này bị coi là có phân biệt đối xử về thuế suất giữa hàng sản xuất trong nước và hàng nhập khẩu.
Để đáp ứng yêu cầu của hội nhập, cần sửa đổi quy định này theo hướng quy định một mức thuế suất chung áp dụng cho bông sơ chế, không phân biệt bông sản suất trong nước hay nhập khẩu. Về vấn đề này tác giả xin có hai ý kiến như sau:
+ Áp dụng mức thuế suất 5% với lý do: tạo thuật lợi hơn cho ngành công nghiệp dệt may do giảm bớt được số vốn ứng trước để nộp thuế GTGT khâu nhập khẩu (từ 10% xuống thuế suất 5%).
+ Nếu áp dụng thuế suất 10% thì: Do bông xơ chế sản xuất trong nước hiện chỉ chiếm 10% trong tổng nhu cầu bông xơ phục vụ cho công nghiệp dệt may, còn 90% nhu cầu là nhập khẩu, vì vậy, áp dụng chung mức thuế xuất 10% đối với bông xơ thì chỉ có một phần nhỏ bông xơ hiện đang áp dụng mức 5% là bị ảnh hưởng, còn phần lớn bông xơ hiện đang áp dụng thuế suất 10% là ổn định giữ nguyên thuế suất.
Thực hiện theo cả 2 ý kiến này đều không ảnh hưởng đến số thu chung của ngân sách Nhà nước, sức ép đối với cạnh tranh là như nhau do áp dụng thuế suất 10% thì sản xuất bông trong nước gặp khó khăn trực tiếp; áp ụng thuế suất 5% thì bông nhập khẩu được giảm thuế suất từ 10% xuống 5% sẽ tăng khả năng cạnh tranh cũng dẫn đến khó khăn cho sản xuất bông trong nước. Tuy nhiên, xét về tâm lý xã hội thì áp dụng theo loại ý kiến thứ nhất sẽ thuận hơn do ít ảnh hưỏng trực tiếp đến thu nhập, việc làm của nông dân và ngành nông nghiệp trồng bông cũng như công nhân và công nghiệp chế biến bông.
Thuế tiêu thụ đặc biệt
Hoàn thiện chính sách thuế TTĐB cần tập trung vào việc thực hiện nguyên tắc của WTO về không phân biệt đối xử về thuế giữa hàng sản xuất trong nước và hàng nhập khẩu nhằm đáp ứng yêu cầu đàm phán để Việt Nam gia nhập WTO vào cuối năm 2005; đồng thời không làm ảnh hưởng lớn đến sản xuất, kinh doanh và môi trường đầu tư trong nước; không ảnh hưởng lớn đến thu Ngân sách nhà nước.
Mở rộng đối tượng chịu thuế TTĐB trên cơ sở phân loại chính sách các nhóm mặt hàng cần thực hiện chủ trương điều tiết đúng hướng sản xuất, tiêu dùng và phân phối thu nhập.
Bỏ chế độ phân biệt mức thuế suất thuế TTĐB giữa hàng sản xuất trong nước và hàng nhập khẩu, trong dó có xe hơi dưới 12 chỗ ngồi, nguyên liệu thuốc lá và cigar theo cam kết trong Hiệp định thương mại Việt - Mỹ.
Khi Việt Nam gia nhập tổ chức WTO thì buộc phải thực hiện ngay một mức thuế thống nhất giữa mặt hàng sản xuất trong nước và mặt hàng nhập khẩu. Theo đó ngành công nghiệp non trẻ sản xuất ôtô sẽ bị gặp rất nhiều khó khăn do chính phủ không bảo hộ bằng thuế quan nữa, theo đó cả ôtô sản xuất trong nước và ôtô nhập khẩu nên đều được áp dụng phương án chung với ba mức thuế như sau: Mức thuế 50% đối với xe dưới 5 chỗ ngồi, mức thuế 30% cho xe từ 6 chỗ ngồi đến 15 chỗ ngồi và 15% cho xe có từ 16 đến 24 chỗ ngồi. Mức thuế này có thể nói là tương đồng với các nước trong khu vực và ghóp phần bảo hộ sản xuất lắp ráp ôtô trong nước, tỷ lệ tăng cùng phù hợp với từng chủng loại ôtô và không ảnh hưởng lớn đến đến thu ngân sách Nhà nước.
Đối với thuốc lá điếu là mặt hàng không khuyến khích sản xuất và tiêu dùng nên áp dụng mức thuế suất 60% ngay từ năm 2006. Riêng thuốc lá xì gà là mặt hàng nguy hại cho sức khủe và giá cao nên áp dụng mức thuế suất 70%.
Đối với bia hơi và bia tươi xét về quy trình sản xuất và tiêu dùng đều giống nhau, nên thuế suất đối với loại bia này cần phải thấp hơn bia hộp, bia chai và nên áp dụng cùng một mức thuế suất cho bia hơi và bia tươi là 50%, nhưng điều này chắc chắn sẽ gây khó khăn cho các doanh nghiệp trong nước giai đoạn đầu.
Đối với rượu, bia chai: Luật hiện hành quy định “Đối với rượu, bia sản xuất trong nước, giá tính thuế TTĐB do Chính phủ quy định”. Nghị định của Chính phủ quy định giá tính thuế TTĐB đối với rượu, bia sản xuất trong nước được trừ giá trị vỏ lon, vỏ chai. Quy định này là có sự phân biệt đối xử giữa rượu, bia sản xuất trong nước và rượu, bia nhập khẩu. Để đáp ứng yêu cầu của WTO, quy định này cần sửa lại: bỏ đi cụm từ “sản xuất trong nước” và sửa thành “Đối với rượu, bia giá tính thuế TTĐB do Chính phủ quy định”. Trên cơ sở đó sẽ phải sửa đổi nội dung quy định về giá tính thuế TTĐB trong nghị định của Chính phủ theo đúng nguyên tắc của WTO.
Về thuế suất thuế TTĐB của rượu: Luật hiện hành quy định rượu có nồng độ cồn từ 40 độ trở lên thuộc nhóm thuế suất 75%; rượu từ 20 độ đến 40 độ thuộc nhóm thuế suất 30%. Trong quá trình đàm phán gia nhập WTO thì quy định này bị coi là có phân biệt đối xử với lý do rượu có nồng độ cồn dưới 40% chủ yếu được sản xuất trong nước, do đó hầu hết rượu sản xuất trong nước thuộc nhóm thuế suất thấp (30%), trong khi rượu nhập khẩu chủ yếu là rượu mạnh (trên 40 độ) nên thuộc diện áp dụng thuế suất cao (75%). Đồng thời, Việt Nam cũng nên giảm bớt chênh lệch giữa thuế suất cao nhất và thuế suất thấp nhất để hạn chế gian lận thương mại. Để đáp ứng yêu cầu gia nhập WTO và phù hợp với tình hình thực tế về sản xuất, xuất nhập khẩu và tiêu dùng mặt hàng rượu, đề nghị thuế suất thuế TTĐB đối với rượu như sau;
Rượu từ 40 độ trở lên: 60%
Rượu từ 20 độ đến 40 độ: 30%
Rượu dưới 20 độ, rượu hoa quả: 20 độ.
Thuế thu nhập cá nhân
Hệ thống thuế ở các nước trên thế giới đã chỉ ra rằng tỷ trong thuế TNCN trong tổng số thu từ thuế sẽ ngày càng tăng lên cùng với quá trình phát triển kinh tế-xã hội. Mục tiêu, yêu cầu của chính sách thuế TNCN trong gian đoạn mới, có thể là:
Đảm bảo mục tiêu huy động nguồn thu cho NSNN. Hiện nay, tỷ trọng thu thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao so với tổng số thu từ thuế, phí ở nước ta (có khoảng 2, 3% năm 2004) còn thấp hơn nhiều so với các nước đang phát triển (xem bảng dới). Do đó, đảm bảo nguồn thu ngân sách đối với thuế TNCN sẽ là yêu cầu tất yều và không thể tránh khỏi đối với nền kinh tế Việt Nam trong quá trình phát triển kinh tế và hội nhập. Để đảm bảo một cấu trúc các nguồn thu hợp lý và ổn định, theo tính toán sơ bộ, cần huy động tối thiểu khoảng 1,5 – 2% GDP (7 – 10% tổng số thu ngân sách từ thuế, phí và lệ phí) từ thuế TNCN vào năm 2010 và cao hơn trong những năm tiếp theo. Mức động viên này là hợp lý dựa trên cơ sở chiến lược phát triển KT – XH 2001 – 2010 và yêu cầu tăng nguồn thu để bù đắp các khoản hụt thu từ thuế nhập khẩu và từ các DNNN. Đồng thời, nâng cao tỷ trọng thuế TNCN trong tổng số nguồn thu ngân sách từ thuế, phí cũng đáp ứng yêu cầu ổn định dài hạn của một hệ thống thuế hiện đại ở Việt Nam, trong đó thuế TNCN trở thành một trong ba sắc thuế chính của hệ thống thuế, bao gồm thuế GTGT, thuế TNDN và thuế TNCN.
Đảm bảo kết hợp hài hoà giữa các yêu cầu công bằng, hiểu quả, đơn giản và khả thi. Tính hiệu quả thể hiện sự không gây nên ảnh hưởng đáng kể đến lao động, lựa chọn nghề nghiệp.
Đảm bảo yêu cầu cải cách hành chính và hiện đại hoá công tác quản lý thu thuế.
Đảm bảo yêu cầu trong việc đồng bộ việc triển khai cải cách hệ thống thuế đến năm 2010. Cải cải cách hệ thống thuế TNCN một cách tổng thể, có hệ thống trong mối quan hệ với hệ thống chính sách thuế, đảm bảo tính đồng bộ, hợp lý và bổ sung, hỗ trợ cho nhau trong việc thực hiện các mục tiêu và yêu cầu đặt ra.
Đảm bảo yêu cầu quốc tế hoá hệ thống thuế trong điều kiện đất nước ta đang trên đường hội nhập, việc thiết kế chính sách thuế TNCN phù hợp với các thông lệ và chuẩn mực quốc tế về thuế TNCN hiện đại là hết sức cần thiết để tạo ra môi trường sản xuất, kinh doanh thuận lợi.
Định hướng thiết kế chính sách thuế TNCN theo hướng:
Mở rộng phạm vi đối tợng chịu thuế và thu nhập chịu thuế kết hợp đồng thời với việc quy định các khoản miễn giảm, khấu trừ một cách hợp lý, đảm bảo các yêu cầu động viên nguồn thu cho NSNN và tính công bằng của chính sách thuế;
Xây dựng một cấu trúc bậc thuế và thuế suất phù hợp với cấu trúc phân bố thu nhập và mức thu nhập của các tầng lớp dân cư, đảm bảo yêu cầu động viên nguồn thu cho NSNN và tính hiệu quả của chính sách thuế, phù hợp với khả năng nộp thuế của đối tợng nộp thuế và đảm bảo không ảnh hởng lớn đến các hoạt động sản xuất – xã hội;
Đa dạng hoá và nâng cao hiệu qủa các phương pháp kê khai, thu nộp thuế với những biện pháp khuyến khích hợp lý và các giải pháp phù hợp nhằm tăng cường tính khả thi của chính sách thuế, góp phần nâng cao hiệu quả và thúc đẩy hiện đại hoá công tác quản lý thu thuế.
Một số đề xuất những nội dung cơ bản của chính sách thuế TNCN:
Về đối tượng nộp thuế
Để đảm bảo đáp ứng yêu cầu công bằng của chính sách thuế trong điều kiện KT – XH Việt Nam hiện nay, đối tượng nộp thuế TNCN cần được quy định là các cá nhân, trong đó có tính đến tình trạng hôn nhân và gia đình. Điều này phù hợp với thông lệ quốc tế và kinh nghiệm của các nước đang phát triển. Đồng thời, cần quy định các đối tượng hộ gia đình và cá nhân tự kinh doanh cũng là đối tượng nộp thuế TNCN để đảm bảo tính công bằng trong nghĩa vụ nộp thuế, tính thống nhất trong hệ thống chính sách thuế, công tác quản lý thu thuế và phù hợp với thông lệ quốc tế. Trong đó, cần có các quy định hợp lý về cơ chế để đảm bảo phát huy vai trò điều tiết của thuế trên thực tế, góp phần khuyến khích các đối tượng này phát triển sản xuất kinh doanh, làm giàu hợp pháp.
Về thu nhập chịu thuế
Để đảm bảo phạm vi ảnh hưởng bao quát và yêu cầu công bằng, bình đẳng của chính sách thuế TNCN, cần quy định mọi khoản thu nhập đều là thu nhập chịu thuế. Trong đó, tiêu thức phân loại thu nhập cần dựa trên cơ sở tính chất kinh tế, đặc điểm và nguồn thu nhập. Trong thời gian trước mắt, có thể phân chia theo các loại thu nhập sau:
Thu nhập lao động : bao gồm tiền lương, tiền công, tiền thưởng, các khoản thù lao;
Khoản thù lao và thu nhập khác nhận đựơc từ cung cấp các dịch vụ lao động;
Thu nhập kinh doanh: bao gồm khoản thu nhập từ các hoạt động sản xuất kinh doanh, cung ứng hàng hoá, địch vụ;
Thu nhập từ vốn đầu tư: bao gồm các khoản thu nhập từ tiền lãi (tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi ngân hàng, trái phiếu, kỳ phiếu), cổ tức, lãi vốn… phát sinh do hoạt động đầu tư với mọi hình thức và mọi loại tài sản, trừ bất động sản;
Thu nhập từ bất động sản: bao gồm tiền cho thuê nhà, đất, lợi nhuận chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền cho thuê đất và các khoản thu nhập khác về bất động sản;
Các loại thu nhập khác: bao gồm các khoản thu nhập quà tặng, quà biếu, phần thưởng, xổ số, các loại giải thưởng và các loại thu nhập khác;
Việc chuyển thu nhập kinh doanh, thu nhập từ vốn đầu tư và thu nhập từ bất động sản vào đối tượng chịu thuế TNCN có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo ra môi trường pháp lý thống nhất về thuế, tạo sự công bằng, bình đẳng và đảm bảo tính bao quát của chính sách thuế TNCN. Về lâu dài, việc phân loại thu nhập có thể chi tiết tuỳ theo mục đích đánh thuế và các chính sách phát triển KT - XH, như phân loại thu nhập đầu tư thành thu nhập từ tiền lãi, thu nhập từ cổ tức và thu nhập từ lãi vốn; các loại thu nhập khác có thể phân chia thành thu nhập từ bảo hiểm, hưu trí, phúc lợi xã hội, thu nhập từ quà tăng, quà biếu, thu nhập từ xổ số, các loại giải thưởng và thu nhập khác.
Về phương thức đánh thuế
Trong điều kiện nớc ta hiện nay, việc áp dụng kết hợp giữa phương thức đánh thuế toàn bộ thu nhập phương thức đánh thuế từng loại thu nhập là cần thiết nhưng cần được xem xét thận trọng với các phương án áp dụng cho giai đoạn trước mắt và trong tương lai trung và dài hạn, đảm bào phù hợp với điều kiện KT - XH và trình độ công tác quản lý thu thuế trong từng thời kỳ. Trong các loại thu nhập nói trên, trước mắt nên lựa chọn các loại thu nhập từ vốn đầu tư và bất động sản để áp dụng phương thức đánh thuế từng loại thu nhập vì đây là những loại thu nhập mang tính đặc thù, ảnh hưởng lớn đến quan hệ tiết kiệm - tiêu dùng - đầu tư trong xã hội, sự lựa chọn đầu tư của các tầng lớp dân cư và sự phát triển của các tài chính và bất động sản, cũng như công tác quản lý hành chính thuế. Tuy nhiên, về lâu dài, để đảm bảo tính công bằng của chính sách thuế, nên nghiên cứu áp dụng thống nhất phơng thức đánh thuế toàn bộ thu nhập để đảm bảo tính công bằng và hiệu quả của chính sách thuế. Trong trường hợp đó, vẫn có thể áp dụng song song những biện pháp khuyến khích tiết kiệm và đầu tư, chẳng hạn thông qua hoàn thuế hoặc quy định thuế suất ưu đãi.
Về cơ sở tính thuế và các khoản khấu trừ
Cơ sở tính thuế được xác định bằng cách trừ các khoản miễn giảm và khấu trừ từ tổng số thu nhập chịu thuế. Theo các khái niệm phân loại thu nhập phục vụ mục đích đánh thuế, tổng số thu nhập chịu thuế, thu nhập không chịu thuế và các khoản thu nhập khác, chẳng hạn như các khoản chi tiêu dùng hàng hoá tự sản xuất, tạo nên khái niệm rộng nhất về thu nhập của Haig -Simon (được hiểu là thu nhập kinh tế, bao gồm tiêu dùng cá nhân cộng với mức biến động của giá trị tài sản thực trong một giai đoạn nhất định, thường là 1 năm), như đựơc thể hiện trong bảng 2.3. Trên thực tế áp dụng chính sách thuế TNCN ở các nước, cơ sở tính thuế xác định trên cơ sở lấy tổng số thu nhập chịu thuế mà đối tượng nộp thuế nhận đợc trong một thời kỳ nhất định sau khi đã trừ đi các khoản khấu trừ, miễn giảm theo quy định. Thu nhập ở đây được xác định là thu nhập ròng sau khi đã trừ đi các chi phí cần thiết có liên quan. Chẳng hạn đối với thu nhập kinh doanh thu nhập ròng là toàn bộ doanh thu sau khi đã trừ đi các khoản chi phí hợp lý, hợp kệ theo quy định.
Để đảm bảo tính công bằng của chính sách thuế TNCN, cần quy định một hệ thống các khoản khấu trừ một cách hợp ký, phù hợp với điều kiện KT - XH mức thu nhập và các mức sống của các tầng lớp dân cư. Có một số phương pháp thiết kế các khoản khấu trừ để nhằm bảo đảm các mục tiêu công bằng, hiệu quả, đơn giản và khả thi của thuế TNCN. tuy nhiên, phương pháp chủ yếu được áp dụng là quy định các khoản khấu trừ theo loại thu nhập và các khoản khấu trừ cơ bản. Quy định các khoản khấu trừ theo loại thu nhập là cần thiết trong điều kiện Việt Nam hiện nay vì điều này dễ thực hiện, góp phần giảm gánh nặng hành chính thuế đối với những khoản thu nhập không đáng kể và đồng thời cũng nhằm mục tiêu thực hiện các chính sách xã hội. Các khoản khấu trừ cơ bản cần thiết bao gồm khấu trừ định mức để đảm bảp duy trì cuộc sống, sinh hoạt của cá nhân nộp thuế, khấu trừ gia cảnh (khấu trừ định mức đối với vợ/ chồng, con và người phụ thuộc) và khấu trừ đối với các dịch vụ xã hội cơ bản như giáo dục, y tế. Việc quy định các khoản khấu trừ cơ bản đã trở thành một thực tế phổ biến đối với các chính sách thuế TNCN ở các nứơc trên thế giới hiện nay.
Về xác định phương thức khấu trừ và mức khấu trừ cụ thể, có thể áp dụng hai loại khấu trừ chủ yếu là khấu trừ tiêu chuẩn. Khấu trừ tiêu chuẩn được áp dụng với tất cả các đối tượng nộp thuế có đủ tiêu chuẩn theo quy định và thường được quy định theo một mức tiền hoặc tỷ lệ phần trăm nhất định trên tổng số thu nhập; do đó, thông thường không có sự liên hệ trực tiếp với thu nhập / chi phí thực tế. Trái lại, khấu trừ phi tiêu chuẩn (tính theo thu nhập / chi phí thực tế) tuy không được quy định bằng số tiền cụ thể hoặc tỷ lệ phần trăm nhất định trên tổng số thu nhập nhưng có thể quy định mức tối đa hoặc tối thiểu. Trong trường hợp nước ta, cần quy định các loại khấu trừ tiêu chuẩn vì hệ thống quản lý thuế còn yếu và thiếu những điều kiện cần thiết để có thể áp dụng chế độ khấu trừ phi tiêu chuẩn. Việc xây dựng các mức khấu trừ cụ thể cần phải được nghiên cứu, xem xét một cách đầy đủ và có hệ thống trên cơ sở số liệu điều tra thu nhập dân cư, đặc biệt là các chỉ tiêu chi tiết về thu nhập, chỉ tiêu của toàn bộ dân số cũng như từng nhóm đối tượng, ngành nghề, địa bàn cụ thể; các ảnh hưởng kinh tế, xã hội của từng phương án mức khấu trừ để có thể đạt được các mục tiêu công bằng, hiệu quả và khả thi của chính sách thuế.
Với các khoản khấu trừ nói trên, cơ sở tính thuế được xác định như sau:
T = å( Ii - Di) - å BDj
Trong đó T là cơ sở tính thuế, Ii là loại thu nhập thứ i; Di là khoản khấu trừ theo khoảng thu nhập thứ i; BDj là khấu trừ cơ bản j. Biểu thức thứ nhất ở bên phải phương trình trên là tổng số thu nhập chịu thuế sau khi đã trừ đi các khoản khấu trừ theo loại thu nhập, biểu thức thứ hai là tổng số các khoản khấu trừ cơ bản. Lấy biểu thức thứ nhất trừ đi biểu thức thứ hai sẽ được cơ sở tính thuế. Trên cơ sở cấu trúc bậc thuế và thuế suất, có thể tính được số thuế phải nộp của các đối tượng nộp thuế.
Về thuế suất và biểu thuế
a) Cần xem xét loại bỏ khoảng cách giữa người Việt Nam và người nước ngoài trong biểu thuế và thuế. Đây là nội dung hết sức quan trọng để đảm bảo tính công bằng và bình đẳng trong môi trường pháp lý về thuế. Trong điều kiện Việt Nam hiện nay, có thể xem xét áp dụng một trong hai phương án sau: (i) Quy định thống nhất một biểu thuế và thuế suất áp dụng cho cả người Việt Nam và người nước ngoài. Vì mức thu nhập bình quân ở Việt Nam thấp nên trong thời gian trước mắt cần xem xét áp dụng một chế độ khấu trừ đặc biệt đối người nước ngoài nhằm khuyến khích người nước ngoài làm việc và sinh sống tại Việt Nam; (ii) Từng bước thu hẹp khoảng cách giữa biểu thuế và thuế suất áp dụng cho người Việt Nam và người nước ngoài để đi đến áp dụng thống nhất một biểu thếu và thuế suất trong tương lai trung và dài hạn.
Trong hai phương án nói trên, nên xem xét áp dụng phương án thứ nhất vì phương án thứ hai sẽ không tạo được sự thống nhất trong chính sách thuế trong một thời gian dài do khoảng cách lớn giữa thu nhập bình quân của người Việt Nam với người nước ngoài sẽ còn tồn tại trong nhiều năm tới. Việt Nam vẫn cần phải quy định một chế độ khấu trừ đặc biệt đối với người nước ngoài để đảm bảo lợi ích tương đối của họ trong trường hợp áp dụng thống nhất một biểu thuế và thuế suất cho cả người Việt Nam và người nước ngoài cho đến khi không còn có sự khác biệt lớn trong tổng mức và cơ cấu thu nhập, chi tiêu giữa người Việt Nam và người nước ngoài làm việc và sinh sống tại Việt Nam.
b) Cần xem xét quy định cấu trúc bậc thuế và thuế suất rất quan trọng đối với chính sách thuế TNCN vì điều này có ảnh hưởng lớn đến số thu thuế, tính công bằng, hiệu quả của chính sách thuế, khả năng nộp thuế của đối tượng nộp cũng như gánh nặng công tác quản lý hành chính thuế. Theo lý thuyết và kinh nghiệm thực tế về thuế TNCN hiện đại, nên quy định một số lượng ít các bậc thuế, khoảng cách giữa các bậc thuế rộng với các mức thuế suất luỹ tiến không cao để đảm bảo tính đơn giản và nâng cao hiệu quả của chính sách thuế. Đối với các nước đang phát triển như Việt Nam, chỉ nên quy định khoảng 3 - 4 bậc thuế có các mức thuế suất dương mà mức thuế suất luỹ tiến cao nhất dới 40%. Trong điều kiện phân phối thu nhập ở nước ta hiện nay, cùng với định hướng mở rộng cơ sở tính thuế, một số lượng lớn cá nhân nộp thuế. Do đó, cần xem xét lựa chọn mức thuế suất thấp nhất trong biểu thuế luỹ tiến một cách hợp lý để đảm bảo không ảnh hưởng lớn đến thu nhập đối với các đối tượng này (dự kiến khoảng 5%).
Riêng đối với thu nhập từ kinh doanh, có thể xem xét hai phương án quy định thuế suất riêng: (i) Quy định một mức thuế suất thống nhất bằng với mức thuế suất thuế TNDN 9 28%) trong thời gian đầu (khoảng 2 - 5 năm) để đảm bảo phù hợp với khả năng quản lý thu thuế và không gây biến động lớn đối với các đối tượng nộp thuế cũng như số thu thuế; sau đó áp dụng biểu thuế luỹ tiến thống nhất; (ii) áp dụng kinh nghiệm của Trung Quốc, quy định biểu thuế luỹ tiến với các bậc thu nhập chịu thuế phù hợp (cao hơn so với biểu thuế luỹ tiến không quá mức thuế suất thuế TNDN). Tuy nhiên, thực hiện hai phương án này đều không đảm bảo tính công bằng và ổn định của chính sách thuế. Riêng trường hợp thực hiện phương án thứ hai tạo thêm sự phức tạp trong chính sách thuế, gây khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện. Vì vậy, không nên sử dụng hai phương án trên mà áp dụng thống nhất một biểu thuế luỹ tiến đối với thu nhập từ lao động, thu nhập từ kinh doanh và các thu nhập khác.
Đối với các loại thu nhập áp dụng phương pháp đánh thuế theo từng loại thu nhập, bao gồm thu nhập từ đầu tư vốn và thu nhập từ bất động sản, nên quy định các mức thuế suất hợp lý, đảm bảo hài hoà với biểu thuế và thuế suất đối với các loại thu nhập áp dụng phương pháp đánh thuế toàn bộ thu nhập và phù hợp với định hướng ưu tiên đầu tiên, phát triển các thị trường tài chính và bất động sản (đề xuất mức thuế suất áp dụng chung đối với các loại thu nhập này khoảng 10 -20%).
c) Cần xem xét vấn đề hài hoá hoá thếu suất giữa chính sách thuế TNCN với các chính sách thuế khác, đặc biệt là thuê TNDN, để đảm bảo tránh những tác động tiêu cực đến việc lựa chọn hình thức kinh doanh và nộp thuế trên cơ sở xác định một tỷ lệ động viên ngân sách một cách hợp lý. Trong trường hợp khoảng cách giữa hai loại thuế suất thuế TNDN và thuế TNCN quá lớn thì sẽ có hiện tượng chuyển đổi giữa thu nhập chịu thuế của hai loại thuế hoặc hình thức kinh doanh là pháp nhân hoặc cá nhân, gây ảnh hưởng tiêu cực đối với sản xuất và phân phối thu nhập.
Vấn đề còn lại
Cần áp dụng thống nhất tiêu thức "cư trú" trong việc xác định đối tượng đánh thuế; áp dụng thống nhất biểu thuế giữa người Việt Nam và người nước ngoài trên cơ sở xây dựng mức miễn trừ khác nhau để đảm bảo sự động viên công bằng giữa các đối tượng nộp thuế.
Nghiên cứu biện pháp quản lý thu nhập vãng lai từ các hoạt động như: viết báo, nghiên cứu, viết đề tài…bằng cách xác lập Tài khoản thu nhập cá nhân để thu thuế thu nhập vãng lai. Theo đó, mọi khoản thu nhập như lương theo biên chế, và các khoản thu nhập có tính chất lương khác…được chuyển qua tài khoản này. Làm như vậy sẽ quản lý được thu nhập của các đối tượng có thu nhập vãng lai, ghóp phần lành mạnh hóa tài chính doanh nghiệp, và đơn giản hoá nghiệp vụ thu thuế cũng như điều này giúp cho việc xác định được tính hợp pháp của tài sản thu nhập đối với một số đối tượng giúp cho việc thanh tra, kiểm tra thu nhập dễ dàng hơn.
Cải cách thuế là một quá trình nhưng phải đến lúc phải được tổ chức triển khai một cách nề nếp, căn bản, thấu suốt, đi thẳng vào hướng chính, không thể mãi duy trì lối nhỏ hẹp, kiểu cục bộ với từng công đoạn tách rời, từng khâu riêng rẽ.
Các sắc thuế nội địa khác
Thuế chống chuyển giá:
Ban hành Văn bản dưới luật về Thuế chống chuyển giá: Các quy định rõ về: Các bên liên quan, giao dịch với các bên liên quan, đối tượng chịu thuế, thuế suất, giá tính thuế, hình thức xử lý vi phạm,…
Ngay khi cấp giấy phép đầu tư, doanh nghiệp FDI phải khai báo với cơ quan cấp phép về các bên liên quan (nếu có) theo mẫu quy định sẵn.
Định kỳ cơ quan thuế hoặc cơ quan cấp giấy phép đầu tư yêu cầu các doanh nghiệp FDI khai báo tất cả các giao dịch với các bên liên quan. Để thống nhất giữa các văn bản quy phạm thì các bên liên quan được hiểu như quy định trong Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam: Các bên được coi là liên quan nếu một bên có khả năng kiểm soát hoặc có ảnh hưởng đáng kể đối với bên kia trong việc ra quyết định tài chính và hoạt động. Giao dịch giữa các bên liên quan: Là việc chuyển giao các nguồn lực hay các nghĩa vụ giữa các bên liên quan, không xét đến việc có tính giá hay không. Trong đó: ảnh hưởng đáng kể: Là kết quả của việc tham gia vào việc đề ra các chính sách tài chính và hoạt động của một doanh nghiệp, nhưng không kiểm soát các chính sách đó.
Ví dụ về ảnh hưởng đáng kể:
- Có đại diện trong Hội đồng quản trị;
- Tham gia trong quá trình lập chính sách;
- Tham gia các giao dịch quan trọng giữa công ty cùng tập đoàn;
- Trao đổi nội bộ các nhân viên quản lý hoặc phụ thuộc trong các thông tin kỹ thuật;
- Thông qua sở hữu cổ phần theo luật hoặc theo thỏa thuận.
Chuyển giá là vấn đề phức tạp, khó quản lý của nhiều quốc gia do: vấn đề về không gian, nước nhận đầu tư khó kiểm soát được hoạt động của các công ty mẹ. Sự khác biệt về chính sách thuế giữa các nước làm nảy sinh sự chuyển giá giữa công ty mẹ và công ty con.
KẾT LUẬN
Qua hơn 17 năm thực hiện Luật Đầu tư nước ngoài, khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ngày càng phát triển và đã có những đóng góp quan trọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Công tác quản lý đầu tư nước ngoài đã từng bước đi vào nền nếp. Luật Đầu tư nước ngoài của Việt Nam qua một số lần sửa đổi, bổ sung đang được các nhà đầu tư đánh giá là tương đối hấp dẫn so với các nước trong khu vực. Đặc biệt là trong 4 năm qua, thực hiện Nghị quyết số 09/2001/NQ-CP ngày 28 tháng 8 năm 2001 của Chính phủ và Chỉ thị số 19/2001/CT-TTg ngày 28 tháng 8 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường thu hút và sử dụng có hiệu quả đầu tư nước ngoài tại Việt Nam giai đoạn 2001 - 2005, môi trường đầu tư tiếp tục được cải thiện, hạn chế được đà suy giảm vốn đầu tư nước ngoài vào nước ta và gần đây có những dấu hiệu hồi phục.
Quá trình hội nhập và liên kết kinh tế khu vực đòi hỏi từng quốc gia phải có những điều chỉnh chính sách thuế phù hợp với xu thế chung trên thế giới, giảm bớt lợi ích riêng về thu ngân sách Nhà nước để nhường chỗ cho lợi ích chung là thống nhất chính sách kinh tế khu vực nhằm nâng cao hiệu quả cạnh tranh. Cùng với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập quốc tế sâu rộng, công tác xây dựng luật pháp, chính sách, đặc biệt là chính sách thuế đã và đang được bổ sung, hoàn thiện cho phù hợp với thực tiễn.
Với đề tài nghiên cứu "Hoàn thiện chính sách thuế đối với hoạt động đầu tư trực tiếp của nước ngoài tại Việt Nam", trên cơ sở những phân tích trong luận văn, tác giả rút ra những kết luận chủ yếu như sau:
Luận văn có những đóng góp và phát triển mới là:
Hệ thống hoá một số vấn đề lý luận về đầu tư trực tiếp của nước ngoài và phân tích làm rõ vị trí, vai trò của hoạt động này đối với sự phát triển của nền kinh tế nước ta.
Phân tích tác động của cạnh tranh và tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế đến hoạt động đầu tư trực tiếp của nước ngoài tại Việt nam.
Hệ thống hoá và phân tích các chính sách thuế hiện hành ở nước ta có tác động trực tiếp đến hoạt động đầu tư nước ngoài. Luận văn chỉ ra rằng để tạo môi trường đầu tư hấp dẫn hơn, quản lý hiệu quả hơn đối với Nhà nước cũng như để FDI đóng góp nhiều hơn nữa cho vấn đề tăng trưởng kinh tế thì công tác xây dựng luật pháp và chính sách đặc biệt các chính sách thuế cần phải được hoàn thiện đồng bộ, đầy đủ theo hướng minh bạch, rõ ràng, nhất quán và bình đẳng, kể cả sự tương thích về kỹ thuật thực hiện. Chính sách ưu đãi đầu tư thông qua thuế cần phải được chọn lọc và có thời hạn phù hợp với đường lối của Đảng và Nhà nước về phát triển ngành và vùng.
Trên cơ sở phân tích lý luận và thực tiễn, luận văn đề xuất và kiến nghị một hệ thống các quan điểm và giải pháp nhằm hoàn thiện các chính sách thuế đối với hoạt động FDI phù hợp với quan điểm và mục tiêu đầu tư nước ngoài trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội đến năm 2010. Các giải pháp hoàn thiện đối với các chính sách thuế như: Thuế xuất khẩu, nhập khẩu; Thuế thu nhập doanh nghiệp; Thuế GTGT; Thuế tiêu thụ đặc biệt; Thuế thu nhập cá nhân; Thuế chống chuyển giá. Đối với mỗi chính sách thuế, tác giả nêu rõ quan điểm hoàn thiện, các đề xuất về định hướng thiết kế chính sách thuế, cũng như các giải pháp cụ thể trong điều kiện đất nước đang hội nhập kinh tế quốc tế.
Những nội dung nghiên cứu trong luận văn vừa có tính lý luận, vừa mang tính tổng kết đánh giá thực tiễn nên có tính khả thi và hoàn toàn có khả năng vận dụng vào thực tiễn đất nước ta trong giai đoạn hiện nay và những năm tiếp theo.
Quá trình vận động của FDI, sự kỳ vọng FDI có thể thay thế khu vực nhập khẩu và sự đóng góp của hoạt động này vào quá trình tăng trưởng nền kinh tế cho thấy tính cấp thiết của việc hoàn thiện các chính sách thuế, đặc biệt trong điều kiện đất nước đang hội nhập kinh tế thế giới. Việc nghiên cứu và tìm kiếm các giải pháp hoàn thiện hệ thống các chính sách thuế nước ta nhằm thu hút và quản lý có hiệu quả hơn nữa dòng vốn FDI, thúc đẩy sự phát triển doanh nghiệp FDI là vấn đề còn mới và khá phức tạp. Vì vậy nó cần được tiếp tục nghiên cứu, bổ sung, hoàn thiện để FDI ngày càng có những đóng góp quan trọng cho sự nghiệp đổi mới phát triển đất nước.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
01.
Bộ Tài Chính (2000), Chiến lược đổi mới chính sách huy động các nguồn vốn nước ngoài phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội giai đoạn 2001 – 2010, Hà nội.
02.
Bộ tài chính (2005), Tờ trình Chính phủ về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật thuế giá trị gia tăng, Hà nội.
03.
Bộ tài chính (2005), Tờ trình Chính phủ về dự án Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu (sửa đổi), Hà nội.
04.
“Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội thời kỳ 2001-2010”, Báo cáo của Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng.
05.
Cơ quan hợp tác Quốc tế Nhật bản (JICA) (2004), Chính sách công nghiệp và thương mại của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập, tập 1 và tập 2, Nxb Thanh Hoá, Thanh hoá.
06.
Phan Văn Hiển (2003), “Thực trạng và định hướng huy động và sử dụng nguồn vốn đầu tư nước ngoài ở Việt nam”, Tài liệu bồi dưỡng kỹ năng hội nhập kinh tế quốc tế, Bộ Tài chính, Hà nội.
07.
Hệ thống văn bản pháp luật về thuế giá trị gia tăng (2004), Nxb Chính trị quốc gia, Hà nội.
08.
Hệ thống văn bản pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp (2004), Nxb Chính trị quốc gia, Hà nội.
09.
Hệ thống văn bản pháp luật hiện hành về thuế tiêu thụ đặc biệt.
10.
Hệ thống văn bản pháp luật hiện hành về thuế nhà thầu, về thuế chống chuyển giá.
11.
Hệ thống văn bản pháp luật hiện hành về thuế thu nhập cá nhân.
12.
Hệ thống văn bản pháp luật hiện hành về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
13.
K.Bubl, R.Kruege, H.Marienburg (2002), Toàn cầu hoá với các nước đang phát triển, Nxb Đại học Quốc gia, Hà nội.
14.
Luật đầu tư nước ngoài tại Việt nam và văn bản hướng dẫn thi hành (2003), Nxb Tài chính, Hà nội.
15.
Tổng cục Thống kê (2002), Niên giám Thống kê 2002, Nxb Thống kê, Hà Nội.
16.
Trường Đại học tài chính kế toán (2000), Giáo trình thuế, Nxb Tài chính, Hà nội.
17.
Võ Thanh Thu (2004), Kỹ thuật đầu tư trực tiếp nước ngoài, Nxb Thống kê, Hà nội.
18.
Cấn Anh Tuấn (2002), “Thực trạng đầu tư nước ngoài vào các khu chế xuất, khu công nghiệp Việt nam và các giải pháp”, Thị trường tài chính tiền tệ, 11 (113), tr. 9-11.
19.
Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (2003), Hội nhập kinh tế áp lực cạnh tranh trên thị trường và đối sách của một số nước, Nxb Giao thông vận tải, Hà nội.
20.
Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (2003), Chính sách phát triển kinh tế Kinh nghiệm và Bài học của Trung quốc, tập 1, Nxb Giao thông vận tải, Hà nội.
21.
Việt nam với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, Nxb Thống kê
22.
Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần IX, Đảng cộng sản Việt nam (2001), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Danh mục các bảng biểu
Số hiệu
Tên bảng
Trang
1.1
Đầu tư trực tiếp nước ngoài theo hình thức đầu tư (1988-2003)
15
1.2
Tốc độ tăng vốn của các doanh nghiệp có đến 01/07/2002 so với 01/07/1995
16
1.3
Đóng góp của các dự án FDI đối với sự phát triển kinh tế Việt Nam
16
1.4
Kim ngạch xuất khẩu khu vực FDI
17
2.1
Danh mục thuế suất các mặt hàng chịu thuế TTĐB
51
2.2
Danh mục mặt hàng, dịch vụ chịu thuế và thuế suất thuế TTĐB
52
2.3
Thu NSNN theo GDP bình quân đầu người ở các nước
trên thế giới và Việt Nam ( đơn vị %)
54
2.4
Thuế suất một số loại thuế chính của các nước trên thế giới (%)
59
3.1
Mức độ ảnh hưởng của những ưu đãi thuế hiện hành
77
3.2
Những hạn chế của nước có triển vọng phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh về trung hạn
77
3.3
Những hạn chế về thương mại và đầu tư của Việt Nam (theo đánh giá của các công ty Nhật Bản)
81
ký hiệu các chữ viết tắt
AFTA
:
Tiếng Anh: ASEAN Free Trade Area
(Khu vực thương mại tự do ASEAN)
ASEAN
:
Tiếng Anh: Association of South-East Asian Nations
(Hiệp hội các quốc gia Đông nam Á)
BCC
Tiếng Anh: Business-Co-opreration-Contract
(Hợp đồng – Hợp tác – Kinh doanh)
BOT
:
Tiếng Anh: Built - Operation - Transfer
(Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao)
BTA
:
Tiếng Anh: Biolateral Trade Agreements
(Hiệp định thương mại)
FIAS
:
Tiếng Anh: Foreign Investment Affairs Section
(Bộ phận tư vấn dịch vụ đầu tư nước ngoài)
CEPT
:
Tiếng Anh: Common Effective Preferential Tariff
(Hiệp định về chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung)
CNXH
:
Chủ nghĩa xã hội
DNLD
:
Doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài
DNNN
:
Doanh nghiệp nhà nước
ĐTNN
:
Đầu tư nước ngoài
FDI
:
Tiếng Anh: Foreign Direct Investment
(Đầu tư trực tiếp nước ngoài)
GDP
:
Tiếng Anh: Gross Domestic Products
(Tổng sản phẩm quốc nội)
GTGT
:
Giá trị gia tăng
HĐQT
:
Hội đồng quản trị
KTTT
:
Kinh tế thị trường
KTXH
:
Kinh tế xã hội
MPDF
:
Tiếng Anh:
(Chương trình phát triển kinh tế tư nhân)
NICs
:
Tiếng Anh: New Industrialiazed Countries
(Các nước công nghiệp mới)
NSNN
:
Ngân sách nhà nước
ODA
:
Tiếng Anh: Official Development Assistance
(Viện trợ phát triển chính thức)
SXKD
:
Sản xuất kinh doanh
TNCN
:
Thu nhập cá nhân
TNDN
:
Thu nhập doanh nghiệp
TTĐB
:
Tiêu thụ đặc biệt
XNK
:
Xuất nhập khẩu
WTO
:
Tiếng Anh: World Trade Organization
(Tổ chức thương mại thế giới)
MỤC LỤC
Trang
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
KÝ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
DANH MỤC HÌNH VẼ
MỞ ĐẦU
1
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP CỦA NƯỚC NGOÀI VÀ CHÍNH SÁCH THUẾ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG ĐÓ TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ
4
1.1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP CỦA NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM
4
1.1.1
Doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài
5
1.1.2
Các hình thức đầu tư FDI cơ bản tại Việt Nam
6
1.1.3
Phân biệt doanh nghiệp FDI với các doanh nghiệp khác
12
1.2
VAI TRÒ VÀ SỰ ĐÓNG GÓP CỦA HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI ĐỐI VỚI CÔNG CUỘC PHÁT TRIỂN KINH TẾ Ở VIỆT NAM
13
1.2.1
Doanh nghiệp FDI đã bổ sung nguồn vốn quan trọng cho công cuộc phát triển kinh tế.
14
1.2.2
Các dự án FDI ngoài góp phần tăng thu ngân sách, góp phần cải thiện cán cân thanh toán và cán cân vãng lai của quốc gia.
16
1.2.3
Các dự án FDI góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế Việt Nam theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
17
1.2.4
Các dự án FDI đóng góp quan trọng trong việc nâng cao trình độ kỹ thuật và công nghệ của Việt Nam.
18
1.2.5
FDI góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế thị trường ở Việt Nam đưa nền kinh tế Việt Nam hội nhập nhanh với nền kinh tế thế giới.
19
1.2.6
FDI góp phần giải quyết công ăn việc làm đào tạo nguồn nhân lực và nâng cao mức sống cho người lao động.
20
1.3
HOẠT ĐỘNG FDI VỚI TIẾN TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ
21
1.3.1
Sự tác động của quá trình hội nhập kinh tế đối với hoạt động đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
21
1.3.2
Một số luận cứ khoa học xây dựng chính sách thuế trong tiến trình hội nhập
24
1.4
TÁC ĐỘNG CỦA THUẾ ĐỐI VỚI DOANG NGHIỆP FDI
31
1.4.1
Chính sách thuế và đầu tư
31
1.4.2
Tác động của thuế đối với doanh nghiệp FDI
33
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH THUẾ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM
35
2.1
CHÍNH SÁCH ƯU ĐÃI VỀ THUẾ VÀ CÁC HÌNH THỨC ƯU ĐÃI THƯỜNG ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG CHÍNH SÁCH THUẾ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG FDI TẠI VIỆT NAM
35
2.2
CƠ CHẾ QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP FDI ĐANG HOẠT ĐỘNG TẠI VIỆT NAM
36
2.2.1
Công tác xây dựng luật pháp, chính sách
36
2.2.2
Chính sách thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu
38
2.2.3
Các sắc thuế nội địa
45
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH THUẾ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG FDI TẠI VIỆT NAM PHÙ HỢP VỚI QUAN ĐIỂM VÀ MỤC TIÊU VỀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TRONG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI ĐẾN NĂM 2010
68
3.1
MỤC TIÊU TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ GIAI ĐOẠN 2001-2010 VÀ NHỮNG YÊU CẦU ĐẶT RA ĐỐI VỚI CHÍNH SÁCH ĐỘNG VIÊN THÔNG QUA THUẾ
68
3.2
QUAN ĐIỂM HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH THUẾ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM
70
3.2.1
Hoàn thiện chính sách thuế cần phải đi theo đúng đường lối của Đảng và Nhà nước.
70
3.2.2
Hoàn thiện chính sách thuế cần phải đảm bảo nguồn thu Ngân sách nhà nước không bị biến động lớn.
70
3.2.3
Việc hoàn thiện chính sách thuế cần đảm bảo sự bảo hộ đúng đắn hợp lý nền sản xuất trong nước, trong đó có các doanh nghiệp FDI đầu tư vào Việt Nam.
71
3.2.4
Hoàn thiện chính thuế cần phải đảm bảo sự phù hợp với thông lệ quốc tế tạo môi trường bình đẳng, tăng khả năng tích lũy vốn cho doanh nghiệp nhằm phát triển sản xuất kinh doanh và đảm bảo tính tổng thể, ổn định và lâu dài.
73
3.3
NHỮNG HẠN CHẾ CỦA HỆ THỐNG THUẾ HIỆN HÀNH Ở NƯỚC TA
74
3.3.1
Còn tồn tại sự không công bằng trong từng sắc thuế
75
3.3.2
Mức độ ảnh hưởng của hệ thống thuế còn thấp
77
3.3.3
Hệ thống chính sách thuế còn nhiều điểm chưa phù hợp với thông lệ quốc tế và chưa đảm bảo tính tương thích với hệ thống thuế các nước trong khu vực
79
3.3.4
Hệ thống thuế nước ta còn quá phức tạp, chưa thể hiện sự đơn giản, rõ ràng và minh bạch theo các nguyên tắc hội nhập quốc tế
80
3.3.5
Nhiều văn bản pháp quy chưa được đồng bộ
82
3.3.6
Hình thức ưu đãi đầu tư thông qua chính sách thuế không hiệu quả
83
3.3.7
Luật thuế xuất nhập khẩu đã bộc lộ nhiều điểm không phù hợp
85
3.3.8
Những hạn chế khác
86
3.4
HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH THUẾ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG FDI TẠI VIỆT NAM PHÙ HỢP VỚI QUAN ĐIỂM VÀ MỤC TIÊU VỀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TRONG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI ĐẾN NĂM 2010
87
3.4.1
Hoàn thiện chính sách ưu đãi đầu tư thông qua thuế
88
3.4.2
Hoàn thiện thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu
89
3.4.3
Hoàn thiện các sắc thuế nội địa
100
KẾT LUẬN
114
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
116
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- C0188.doc