Mỗi một công việc mỗi một vấn đề dù lớn hay nhỏ, dù phức tạp hay đơn giản đều có những đòi hỏi, yêu cầu đặt ra. Đối với một doanh nghiệp cũng vậy, việc hoàn thiên bộ máy quán lý, phù hợp với doanh nghiệp, với thời đại thì doanh nghiệp đó mới tồn tại và phát triển. Vì vậy, để bộ máy này hoạt động một cách tốt nhất, hiệu quả nhất thì nó phải đáp ứng được các yêu cầu sau:
- Tính linh hoạt: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của doanh nghiệp phải có khả năng thích ứng cao. Nghĩa là nó phải làm sao đáp ứng được các tình huống, hoàn cảnh một cách nhanh chóng, mau lẹ, kịp thời trong công tác quản lý của doanh nghiệp.
- Tính thống nhất: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của doanh nghiệp phải có mục tiêu chiến lược thống nhất. Có sự chỉ huy tập chung thống nhất vào một đầu mối.
- Tính tối ưu: Giữa các khâu, các cấp quản lý phải thiết lập các mối quan hệ hợp lý, lựa chọn và sắp xếp cán bộ quản lý vào từng vị trí đúng với chức năng, khả năng và trình độ của họ, quy định về lề lối làm việc chặt chẽ, nhanh nhất, hiệu quả nhất, đáp ứng được các yêu cầu của doanh nghiệp.
- Tính chính xác: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của doanh nghiệp phải đảm bảo tính chính xác đối với các thong tin được sử dụng trong doanh nghiệp. Muốn vậy cơ cấu tổ chức bộ máy phải được cấu thành bởi những người có năng lực, phẩm chất tốt.
63 trang |
Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 1026 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý công ty thực phẩm và giải khát Donane WTOwer, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
á trình hình thành và phát triển của công ty
* Công ty Thực phẩm và Giải khát DONANEWTOWER có tên giao dịch là:
CÔNG TY THỰC PHẨM VÀ GIẢI KHÁT DONANEWTOWER.
Trụ sở giao dịch là: 47 Nguyễn Tuân – Thanh Xuân – Hà Nội- Việt nam.
Công ty thành lập vào tháng 4/1994, là Công ty liên doanh giữa Tổng Công Ty Rau Quả, Nông Sản Việt nam và hai tập đoàn lớn của Hồng Kông là: Hosan international Ltd và Golden Sino (Holdings) Ltd.
Tổng vốn đầu tư: 7,55 triệu USD. Trên diện tích 25000 m2. Công ty có bốn dây chuyền sản xuất tiên tiến nhất, điều khiển bằng máy tính trung tâm, hoàn toàn tự động hoá: Dây chuyền Prue, Dây chuyền nước giải khát, Dây chuyền nước, Dây chuyền vỏ hộp lon. Công ty còn có hai phòng thí nghiệm dành cho nhóm nhân viên chuyên môn đầy kiến thức tiến hành khai thác và nghiên cứu sản phẩm mới .
Năng lực sản xuất mỗi năm: 15000 tấn Prue trái cây các loại, 15000 tấn nước giải khát nguyên chất và hỗn hợp, 20000 tấn nước tinh khiết , 100 triệu bộ hộp lon các loại và các thực phẩm bổ dưỡng cho sức khoẻ có nhãn hiệu Nature, đồ hộp trái cây.
Công ty thiết kế tổng theo tiêu chuẩn tiên tiến quốc tế, mời 12 chuyên gia nước ngoài trực tiếp tham dự quản lý kỹ thuật, đồng thời chấp hành tiêu chuẩn tối cao về sản phẩm cùng loại trên thế giới và có sản xuất theo yêu cầu đặc biệt của khách hàng.
Công ty tổ chức một hệ thống tương đối hoàn hảo, phục vụ một cách tốt nhất cho sự phát triển lâu dài của Công ty, đồng thời để tiện phục vụ cho người tiêu dùng. Công ty có các chi nhánh đóng tại các thành phố lớn: Hà nội, Đà nẵng, Biên hoà, Thành phố Hồ Chí Minh, Cần thơ.
Các loại sản phẩm mang nhãn hiệu Nature đã được nhiều giải thưởng chất lượng và huy chương vàng trong cả nước và được bình chọn là “ Hàng Việt nam chất lượng cao”. Các loại sản phẩm mang nhãn hiệu Nature không những là một trong những sản phẩm nổi tiến tại Việt nam mà còn là một trong những “ Người dẫn đầu” trong ngành nước giải khát Việt nam. Nhãn hiệu Nature được mọi người biết đến như một sản phẩm bổ dưỡng và có ích cho sức khoẻ.
Trong những năm qua, Công ty lấy mục tiêu phục vụ người tiêu dùng làm trong điểm, luôn tận tâm, tận lực, cố gắng tối đa để đưa các loại thực phẩm và nước giải khát đến với người tiêu dùng.
2.1.2. Những đặc điểm cơ bản ảnh hưởng tới cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty
- Chức năng, nhiệm vụ của Công ty:
Công ty là một doanh nghiệp nhà nước kinh doanh trên nhiều lĩnh vực đặc biệt là trên lĩnh vực sản xuất kinh doanh. Công ty kinh doanh chủ yếu là các mặt hàng thực phẩm và nước giải khát vì vậy chức năng của Công ty thể hiện qua mục đích và nội dung kinh doanh.
+ Nội dung kinh doanh bao gồm:
. Kinh doanh các mặt hàng nước giải khát, thực phẩm ( như nước yến, nước sâm cao ly, nước cam, nước dừa).
. Tổ chức sản xuất, gia công chế các mặt hàng thực phẩm, vỏ hộp lon.
. Tổ chức liên doanh, liên kết hợp tác đầu tư các doanh nghiệp trong và ngoài nước để tạo nguồn hàng đáp ứng yêu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu.
. Tổ chức xuất khẩu và uỷ thác nhập khẩu các mặt hàng vật tư nguyên liệu, hàng tiêu dùng theo quy định của Nhà nước.
. Chủ động giao dịch ký kết hợp đồng mua bán, liên kết, liên doanh với các đối tác kinh doanh.
. Tự tổ chức mua sắm nguồn hàng, tổ chức quản lý thị trường và phân phối các mặt hàng sản xuất kinh doanh.
+ Công ty có nhiệm vụ chủ yếu sau:
. Nghiên cứu thị trường trong và ngoài nước, tổ chức kinh doanh theo pháp luật của Nhà nước.
. Tổ chức sản xuất, nâng cao năng xuất lao động, không ngừng áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, để phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng.
. Chấp hành pháp luật Nhà nước, thực hiện các chế độ chính sách quản lý vốn, vật tư, tài sản, bảo toàn vốn, phát triển vốn, thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước.
. Thực hiện nghiêm chỉnh các hợp đồng với các doanh nghiệp trong và ngoài nước.
. Quản lý tốt đội ngũ cán bộ, nhân viên, công nhân theo phân cấp của Công ty. Thực hiện chế độ chính sách của Nhà nước đối với người lao động, không ngừng nâng cao bồi dưỡng đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ, phát triển nguồn nhân lực, phân phối lợi nhuân theo kết quả lao động công bằng hợp lý.
- Đặc điểm về sản phẩm và thị trường tiêu thụ chính của Công ty:
Ngày nay, mặt hàng của Công ty rất phong phú về chủng loại đa dạng về mẫu mã, đáp ứng được nhu cầu muôn hình, muôn vẻ của người tiêu dùng cả về số lượng, chất lượng. Nắm bắt được nhu cầu của thị trường, Công ty đã mạnh dạn tiến hành sản xuất kinh doanh trên cơ sở đa dạng hoá mặt hàng, đồng thời tiến hành các công tác kiểm tra vệ sinh thực phẩm, các quy định thời hạn sử dụng của sản phẩm sản xuất đến tiêu thụ, để đảm bảo an toàn cho khách hàng.
Nước ngọt mang nhãn hiệu Nature là mặt hàng chủ yếu truyền thống của Công ty, nước Nature đã có uy tín trên thị trường từ rất lâu. Sản phẩm mang nhãn hiệu Nature của Công ty là nước Yến ngân nhĩ, nước Sâm cao ly, nước Cam, nước Đu đủ, nước Tinh khiết
Thị trường đầu vào của Công ty: Được cung ứng từ các bạn hàng trong nước như nhà máy đường, sữa. Ngoài ra, Công ty còn quan hệ với các hãng nước như Nhật, Trung Quốc và một số nước Đông Nam Á.
Thị trường đầu ra của Công ty: Bao gồm thị trường trong nước và nước ngoài như Trung Quốc, Nhật bản. Khách hàng của Công ty là các nhà máy hoặc người tiêu dùng cuối cùng. Tình hình tiêu thụ sản phẩm nước ngọt của Công ty được thể hiện ở bảng sau.
Bảng 2.1: Khối lượng tiêu thụ nước Ngọt năm 2005 – 2007
Nội dung
Đơn vị
2005
2006
2007
Khối lượng tiêu thụ đầu kỳ
1000 thùng
105,23
187,45
395,14
Khối lượng sản xuất trong kỳ
1000 thùng
1128,45
1245,23
1041,73
Khối lượng tồn kho cuối kỳ
1000 thùng
296,93
369,82
1436,87
Khối lượng tiêu thụ trong kỳ
1000 thùng
936,75
1062,86
1156,24
Doanh thu tiêu thụ trong kỳ
Triệu đồng
10.487
11.257
11.984
Qua bảng trên kết quả hoạt động tiêu thụ sản phẩm, từ năm 2005 đến năm 2007 khối lượng tiêu thụ của Công ty tăng 23,43%, và doanh thu của Công ty hàng năm tăng khoảng 14,27%/năm. Cụ thể doanh thu của Công ty được thể hiện ở bảng sau.
Bảng 2.2: Doanh thu của Công ty từ năm 2005 – 2007
Nội dung
Đơn vị
2005
2006
2007
Khối lượng đầu kỳ
1000 bình
120
135
123
Khối lượng sản xuất trong kỳ
1000 bình
150
165
170
Khối lượng tồn kho cuối kỳ
1000 bình
162
156
131
Khối lượng tiêu thụ trong kỳ
1000 bình
108
144
162
Doanh thu tiêu thụ trong kỳ
Triệu đồng
2.160
2.880
3.240
Trong những năm qua, doanh thu của Công ty ngày năm sau cao hơn năm trước, năm 2006 so với 2005 tăng 33,33%, còn năm 2007 tăng 50%. Nguyên nhân do các dây chuyền sản xuất mới đầu tư trải qua giai đoạn xâm nhập thị trường và sau đó dần dần chiếm lòng tin của khách hàng, nên lượng tiêu thụ tăng lên và ổn định kéo dài, theo đó là sự tăng lên của doanh thu. Kết quả tình hình tiêu thụ sản phẩm của Công ty được thể hiện tại bảng sau.
Bảng 2.3: Tình hình tiêu thụ sản phẩm của Công ty
Sản phẩm
2005
2006
2007
TH
KH
TH/KH
(%)
TH
KH
TH/KH
(%)
TH
KH
TH/KH
(%)
Nước ngọt
(1000 thùng)
937
860
109
1063
1008
105
1156
1090
106
Nước tinh khiết
(1000 bình)
108
98
110
144
120
120
162
150
108
Thực phẩm khác
1058
1198
88
1350
1290
104
1542
1410
109
Qua bảng số liệu trên ta thấy, đối với sản phẩm nước ngọt và nước tinh khiết khối lượng tiêu thụ của Công ty đã hoàn thành vượt mức kế hoạch, còn các thực phẩm khác tuy trong năm 2005 Công ty đã không hoàn thành kế hoạch nhưng sang năm 2006 Công ty đã hoàn thành vượt mức kế hoạch 4% và năm 2007 là 9% qua đó đã thấy sự cố gắng rất lớn của Công ty.
- Đặc điểm lao động của Công ty. Là một doanh nghiệp Nhà nước có quy mô lớn, với địa bàn kinh doanh rộng lớn, mặt hàng kinh doanh phong phú, đa dạng nên Công ty có số lao động đông đảo. Tuy nhiên, trong nền kinh tế thị trường hiện nay, số lao động nhiều mà không đủ việc làm cho họ thì quả là một vấn đề nan giải.
Ban lãnh đạo Công ty đã tập trung trăn trở, nghiên cứu và đưa ra các giải pháp như: Mạnh dạn mở rộng mặt hàng kinh doanh, loại hình kinh doanh, địa điểm kinh doanh, liên kết với các đơn vị khác để bố trí sử dụng hợp lý nguồn lao động. Bên cạnh đó, Công ty đã đề ra chế độ trách nhiệm vật chất thông qua khen thưởng kỷ luật, không ngừng khuyến khích cán bộ công nhân viên nâng cao trình độ chuyên môn tay nghề, tăng năng suất lao động từ đó năng suất lao động bình quân chung của toàn doanh nghiệp ngày càng tăng lên.
Bảng 2.4: Đặc điểm về số lao động của Công ty
Chỉ tiêu
2005
(người)
2006
(người)
2007
(người)
Tổng số lao động
650
800
950
Lao động trực tiếp
580
717
840
Lao động gián tiếp
55
65
90
Lao động phục vụ khác
15
18
20
Qua bảng trên ta thấy năm 2005, Công ty chỉ có 650 lao động nhưng tới 2006 tổng số lao động là 800 người tăng 23.08% và đến năm 2007 tổng số lao động là 950 người tăng 18.75% so với năm 2005. Điều đó cho thấy sự cố gắng và nỗ lực của Ban lãnh đạo Công ty trong công tác lao động.
+ Về lao động trực tiếp: Lực lượng lao động trực tiếp của Công ty chiếm tỷ lệ khá lớn và có xu hướng tăng dần. Năm 2005, số lao động trực tiếp chiếm tỷ trọng 89.23%, năm 2006 tăng lên 137 người thành 717 người chiếm tỷ trọng 89.63%. tới năm 2007 tăng 123 người thành 840 người chiếm tỷ trọng 88.42%.
+ Về lao động gián tiếp: Công ty có xu hướng tăng dần năm 2006 số lao động gián tiếp của Công ty là 65 người tăng 10 người so với năm 2005, hay tăng tương đối là 18.18%, tới năm 2007 số lao động gián tiếp là 90 người tăng 38.46% so với năm 2006. Nhìn bề ngoài ta có cảm giác bộ máy của Công ty đang trở nên cồng kềnh nhưng thực tế nhìn vào xu hướng tăng lao động trực tiếp của Công ty thì việc tăng lao động gián tiếp là hệ quả tất yếu và đặc biệt là tốc độ tăng lao động gián tiếp luôn thấp hơn tốc độ tăng lao động trực tiếp là việc hoàn toàn đúng.
+ Về lao động phục vụ khác: Số lao động này là những người làm các công việc như : bảo vệ vận chuyển dọn dẹp lực lượng này có xu hướng tăng nhẹ năm 2006 có 18 người chiếm tỷ trọng 2.25% tăng 3 người so với năm 2005, năm 2007 số lao động phục vụ khác là 20 người tăng 2 người so với năm 2006 chiếm tỷ trọng 2.11%.
+ Về trình độ lao động của Công ty : Nhận thức được trình độ lao động đóng vai trò quan trọng trong kinh doanh, Công ty đã đề ra chiến lược pháp triển, nâng cao trình độ lao động, chú trọng đào tạo chuyên môn nghiệp vụ trong những năm gần đây, Công ty thường xuyên cử người đi học nâng cao,hàm thụ, tại trức, tập huấn nghiệp vụ, đặc biệt là nâng cao trình độ ngoại ngữ. Đối với tuyển nhân viên, Công ty luôn ưu tiên nhân viên có trình độ chuyên ngành, có bằng cấp cho dù là nhân viên bán hàng hay nhân viên quản lý. Những biện pháp này nhằm nâng cao trình độ nhận thức về kinh doanh cho đội ngũ lao động toàn Công ty. Ngoài ra, Công ty còn bố trí lao động cho phù hợp, chính xác, đặc biệt là đội ngũ lao động quản lý.
Bảng 2.5: Đặc điểm trình độ lao động của Công ty
Chỉ tiêu phân công trình độ chuyên môn
2005
(người)
2006
(người)
2007
(người)
Đại học và trên đại học
60
68
85
Cao đẳng, trung cấp, Sơ cấp
120
150
163
Công nhân trực tiếp sản xuất
470
582
702
Nhìn vào bảng trên ta thấy, số lao động có trình độ đại học và trên đại học của Công ty năm 2005 là 68 người tăng 8 người so với năm 2005 hay tăng tương đối là 13.33%, còn năm 2007 là 85 người tăng 25% so với năm 2006. Số lao động có trình độ cao đẳng, trung cấp, sơ cấp cũng tăng qua các năm: năm 2006 số lao động này là 150 người tăng 25% so với năm 2005 còn năm 2007 là 163 người tăng 8.67% so với năm 2006.
+ Về độ tuổi lao động của Công ty:
Bảng 2.6: Đặc điểm về tuổi đời người lao động tại Công ty
Chỉ tiêu đặc điểm về độ tuổi
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Người
%
Người
%
Người
%
Tổng số lao động
650
100
800
100
950
Tổng số lao động <30 tuổi
90
13.85
140
17.50
210
22.10
Tổng số lao động từ 30 – 45 tuổi
120
18.46
210
26.25
260
27.37
Tổng số lao động trên 45 tuổi
440
67.69
450
56.25
480
50.53
Số liệu trong bảng cho thấy có tuổi đời cao chiếm đa số trong toàn bộ lực lượng lao động. Tuy nhiên từ năm 2005 đến nay Công ty có xu hướng trẻ hoá nhưng số lao động có tuổi đời dưới 30 vẫn chiếm tỷ lệ thấp 210 người chiếm tỷ lệ 22.10% năm 2007.
+ Về thâm niên công tác của Công ty:
Nhìn chung Công ty có xu hướng trẻ hoá đội ngũ cán bộ công nhân viên tuy nhiên đây là hệ quả tất yếu của việc mở rộng quy mô sản xuất cần tuyển thêm nhân viên. Xét về lâu dài Công ty nên có biện pháp nâng cao tay nghề kỹ năng nghiệp vụ công tác mới đáp ứng yêu cầu công việc.
Bảng 2.8: Đặc điểm về thâm niên công tác
Chỉ tiêu đặc điểm thâm niên công tác
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Người
%
Người
%
Người
%
Tổng số lao động
650
100
800
100
950
Thâm niên công tác
³ 20 năm
< 10 năm
³ 10 năm
110
260
280
16.92
40
43.08
105
320
375
13.13
40
46.87
107
380
463
11.26
40
48.74
+ Đặc điểm về giới tính của Công ty:
Là doanh nghiệp Nhà nước có quy mô lớn, chức năng chủ yếu là bán các hàng hóa tới người tiêu dùng nên điều này cũng ảnh hưởng nhiều tới đặc điểm giới tính trong đội ngũ lao động của công ty.
Bảng 2.9: Đặc điểm về giới tính người lao động
Chỉ tiêu đặc điểm giới tính
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Người
%
Người
%
Người
%
Tổng số lao động
650
100
800
100
950
100
Tổng số lao động Nam
341
52.46
427
53.38
524
55.16
Tổng số lao động Nữ
309
47.54
373
46.62
426
44.84
Nhìn vào bảng trên ta thấy bộ phận lao động Nam thường chiếm trên 50% tổng số lao động của công ty. Năm 2005 số lao động Nam là 341 người chiếm 52.46%, năm 2006 là 427 người chiếm 53.38% và tới năm 2007 là 524 người chiếm 55.16% tổng số lao động toàn công ty.
Trong khi đó số lao động Nữ toàn công ty năm 2005 lá 309 người chiếm 47.54%, năm 2006 là 373 người chiếm 46.62% và tới năm 2007 là 426 người chiếm 44.84% tổng số lao động toàn công ty.
- Đặc điểm về cơ sở vật chất, máy móc thiết bị của Công ty
Công ty có nhiều đơn vị trực thuộc nằm rải rác ở Miền bắc, chi nhánh ở Miền Trung, chi nhánh ở Thành phố Hồ Chí Minh, do đó đã tạo nên không những thuận lợi và khó khăn nhất định trong việc quản lý, tổ chức sản xuất kinh doanh, ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh. Mặc dù còn gặp rất nhiều khó khăn về cơ sở vật chất kỹ thuật, đặc biệt là vốn, song Công ty không ngừng củng cố đầu tư, nâng cấp trang thiết bị để các cơ sở đi vào sản xuất ổn định, tạo công ăn việc làm cho đội ngũ công nhân viên. Đến nay, Công ty đã đầu tư các dây chuyền sản xuất với công nghệ mới.
+ Phân xưởng Pure: Phân xưởng Pure được chuyển giao công nghệ bởi thực phẩm nổi tiếng từ Châu âu, chuyên chế biến thức uống từ nguyên liệu trái cây thiên nhiên. Dây chuyền hoạt động khép kín từ lúc đưa nguyên liệu sau khi được sơ chế để loại bỏ các tạp chất, qua hệ thống trà sơ bộ, chà mịn, qua hệ thống sát trùng, làm nguội... cho đến lúc ra thành phẩm được hoàn toàn kiểm soát tự động, do điều khiển trung tâm máy tính. Vì vậy sản phẩm qua từng công đoạn được giám sát chặt chẽ về chất lượng.
Năng lực sản xuất của dây chuyền là trên 15000 tấn từ trái cây tươi như: Dứa, Xoái, Đu đue, Chuối...hầu hết được xuất sang các thị trường khó tính như: Nhật, Châu âu...
+ Phân xưởng giải khát: Phân xưởng giải khát được thành lập và đi vào hoạt động từ những năm đầu thành lập Công ty. Hệ thống được nhập từ Châu âu, Đài loan...dây chuyền sản xuất liên hoàn, khép kín bảo đảm tối đa về tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm.
Quy trình công nghệ sản xuất các loại thức uống bổ dưỡng như: Nước yến ngân nhĩ, Nước sâm cao ly...Được các chyuên gia hàng đầu về kỹ thuật đến từ Hồng kông và Trung Quốc trực tiếp giám sát hệ thống quản lý tại phân xưởng Nước giải khát tổ chức chứng nhật Quốc tế ISO 9001:2000. Do đó việc kiểm soát sản phẩm được giấm sát rất nghiêm ngặt, vì vậy sản phẩm xuất xưởng đạt chất lượng cao.
+ Phân xưởng nước Tinh khiết: Dây chuyền sản xuất nước Tinh khiết của Công ty được công nhận đạt tiêu chuẩn Quốc tế ISO 9001:2000, quy trình khép kín từ khâu súc rửa chai đến lúc ra thành phẩm, hệ thống hiện đại được nhập từ Mỹ và Đài Loan, được bố trí phòng kín vô trùng, nhằm tránh tối đa nguy cơ nhiễm vi trùng.
Thiết bị xúc rửa chai tự động hoàn toàn, qua nhiều khâu súc rửa sơ bộ bằng nước nguồn, sau đó qua hệ thống phân xưởng nước nóng từ 70ºC - 80ºC cả bên trong và bên ngoài bằng nước tinh khiết, chính vì thế chai sau khi qua dây chuyền được đảm bảo an toàn về vệ sinh.
Năng lực sản xuất của dây chuyền nước tinh khiết 1000 tấn/năm có thể sản xuất đủ chủng loại nhằm đáp ứng nhu cầu của mọi người tiêu dùng.
Với cơ sở vật chất như vậy, Công ty Thực và giải khát DONANEWTOWER có nhiều điệu kiện thuân lợi cạnh tranh trên thị trường, sản xuất các loại sản phẩm có chất lượng cao đáp ứng yêu cầu thi trường.
- Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty
Công ty Thực và giải khát DONANEWTOWER là một doanh nghiệp Nhà nước do đó nguồn vốn ban đầu của Công ty chủ yếu do ngân sách Nhà nước cấp, vốn vay cũng chủ yếu là vay ngân hàng Nhà nước. Do đó vốn Nhà nước cấp cho Công ty không được nhiều, năm 2005 là 8.32421 triệu đồng, năm 2006 là 10.45534 triệu đồng, năm 2007 15.83537 triệu đồng, Công ty đã thực hiện nhiều biện pháp huy động vốn như: vay ngân hàng, huy động từ cán bộ công nhân viên và đặc biệt là nguồn vốn tự bộ sung. Do đó vốn của Công ty luôn được bảo tồn và phát triển.
Sau quá trình sắp xếp lại cơ cấu tổ chức và định hướng mục tiêu kinh doanh đã có một số thành tựu đáng khích lệ, nhất là ba năm gần đây: 2005, 2006, 2007.
Bảng 2.10: Kết quả kinh doanh của Công ty
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
1. Tổng doanh thu
(Triệu đồng)
1.157,389
1.756,967
1.923,452
2. Tổng kim ngạch Xk
(Triệu USD)
Tổng kim ngạch Nk
(Triệu USD)
7,8
2,34
14,7
5,9
18,7
10.4
3. Tổng nộp NSNN
(Triệu đồng)
12.746,78
17.145,56
19.234.23
4. Tổng lợi nhuận
(Triệu đồng)
1134,5
4524,94
4872,7
5.Bq thu nhập đầu người
(Triệu đồng)
1,3
1,57
1,63
Mặc dù tình hình thị trường trong những năm gần đây có nhiều diễn biến phức tạp nhưng căn cứ vào bảng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh thấy kết quả kinh doanh của Công ty vẫn đều qua các năm.
Tổng doanh thu của Công ty năm sau cao hơn năm trước. Cụ thể, doanh thu năm 2006 so với năm 2005 tăng 599,578 tỷ đồng hay tăng tương đối là 51,8%, năm 2007 so với năm 2006 là 166,485 tỷ đồng hay tăng tương đối là 9,48%. Như vậy, Công ty Thực phẩm và nước giải khát DONANEWTOWER đã hoạt động có hiệu quả, việc tiêu thụ hàng hoá được đẩy mạnh, chiếm lĩnh được thị trường, tăng uy tín của Công ty trên thị trường. Đây là kết quả rất đáng khích lệ nhất là trong tình hình thị trường có nhiều biến động phức tạp như hiện nay.
Tổng kim ngạch của Công ty tuy còn thấp nhưng đều qua các năm và đều vượt kế hoạch đặt ra của Công ty nhất là năm 2007 đã vượt so với năm 2006 từ 14,7 triệu USD lên tới 18,7 triệu USD với đà này kim ngạch xuất khẩu của Công ty còn tăng hơn những năm tới đây.
Công ty cũng thực hiện đầy đủ nghĩa vụ kinh tế với Nhà nước. Do doanh thu tăng nên mức thuế nộp cho ngân sách Nhà nước năm 2006 đạt 17.145 triệu đồng tăng 4.399 triệu đồng so với năm 2005 hay tăng tương đối 34,5%. Năm 2007 Công ty nộp thuế 19.234,23 triệu đồng tăng 2.089 triệu đồng so với năm 2006 hay tăng 12,18%.
Mức lãi gộp của Công ty cũng tăng đều qua các năm. Năm 2006 đạt 4.524,94 triệu đồng tăng gấp 4 lần so với năm 2005, còn năm 2007 Công ty đạt 4.872,7 triệu đồng tăng 347,76 triệu đồng.
Bình quân thu nhập đầu người trên tháng tăng từ 1,3 triệu đồng/tháng năm 2005 lên 1.57 triệu đồng/tháng năm 2006 và năm 2007 là 1.63 triệu đồng/tháng. Các con số này đã cho thấy Công ty hoạt động rất hiệu quả góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho cán bộ, công nhân viên trong Công ty.
Trong những năm gần đây, kết quả kinh doanh của Công ty tăng đều qua các năm. Các đơn vị trực thuộc Công ty đều bảo toàn, sử dụng tốt nguồn vốn và kinh doanh có lãi. Công ty không chỉ thực hiện tốt nghĩa vụ với Nhà nước mà còn từng bước cải thiện đời sống của cán bộ, công nhân viên. Qua đó, đánh giá sự quan tâm của Công ty tới đời sống người lao động tạo nên sự ổn định về bộ máy tổ chức và tạo đà cho Công ty phát triển trong những năm tới.
Nhìn chung trong những năm vừa qua tình hình kinh tế nói chung có những chuyển biến phức tạp. Bên cạnh đó là sự ra nhập ồ ạt của các sản phẩm nước ngoài. Và vào tháng 12/2006 vừa qua Việt nam ra nhập Tổ Chức Kinh Tế Thế Giới WTO cũng là một thời cơ thận lợi nhưng cũng là một thách thức lớn của các doanh nghiệp, Công ty Thực phẩm & Giải khát DONANEWTOWER cũng không phải là ngoại lệ. Trên thị trường kinh tế mở như hiện nay, thu hút rất nhiều các doanh nghiệp tham ra từ mọi thành phần kinh tế, do đó hàng hoá được tung ra thị trường nhiều, các hình thức, dịch vụ cung ứng, quảng cáo, khuyến mại thường xuyên diễn ra một cách đa dạng và phong phú. Nhu cầu tiêu dùng của người dân ngày càng tăng cao, họ lựa chọn sản phẩm kỹ hơn, khó tính hơn. Trước những khó khăn trên, dưới sự lãnh đạo của Đảng, cơ quan cấp trên và sự nỗ lực, đoàn kết, Công ty đã thu được những thắng lợi bước đầu cơ bản, kết quả kinh doanh trong một số năm gần đây có dấu hiệu khả quan.
2.2. THỰC TRANG XÂY DỰNG CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY
2.2.1. Quá trình xây dựng cơ cấu tổ chức máy quản lý của Công ty
Qua nhiều lần xây dựng tổ chức bộ máy quản lý của Công ty được hình thành theo sơ đồ sau.
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty
GIÁM ĐỐC CÔNG TY
Phó giám đốc sản xuất
Phó giám đốc kinh doanh
Phòng
kế hoạch tổng hợp
Phòng
tổ chức lao động tiền lương
Phònghành chính
Phòng
đầu tư
Phòng
tài chính kế toán
Phòng
kinh doanh XNK
Phòng
nước ngọt và các sản phẩm khác
Ban thanh tra thi đua
CN
Hà nội
CN
Đà nẵng
CN
Biên hoà
CN
TP
HCM
CN
Cần thơ
TT
chăm sóc
KH
2.2.2. Chức năng nhiệm vụ quyền hạn, biên chế Ban giám đốc, các phòng ban chức năng của Công ty
- Phân công trong bộ máy quản lý, Ban giám đốc Công ty.
+ Nhiệm vụ và quyền hạn của Giám đốc:
- Chịu trách nhiệm trước Nhà nước và tập thể người lao động về toàn bộ hoạt động của Công ty, đồng thời cũng là người đại diện cho toàn bộ quyền lợi của cán bộ công nhân viên của Công ty theo luật định.
- Giám đốc Công ty phụ trách, chỉ đạo các công việc sau:
. Quyết định phương hướng, kế hoạch, kinh doanh và các chủ trương lớn của Công ty.
. Quyết định về các vấn đề tổ chức bộ máy điều hành để đạt hiệu quả cao.
. Tổ chức nhân sự, đề bạt cán bộ, quyết định tiền lương, tiền thưởng, sử dụng quỹ của Công ty.
. Quyết định các kế hoạch, kinh doanh tài chính, mở rộng mạnh lưới kinh doanh.
. Quản lý xây dựng cơ bản và đổi mới điều kiện làm việc kinh doanh, ký kết hợp đồng kinh tế.
. Ký duyệt phiếu thu, chi, thanh quyết toán định kỳ.
. Ký văn bản, công văn gửi các cơ quan hữu quan, cấp trên.
. Quyết định về đào tạo cán bộ. Tổ chức thanh tra và sử lý các vi phạm điều lệ Công ty.
- Báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty và thực hiện nộp ngân sách hàng năm theo chỉ tiêu được giao.
+ Phó giám đốc Công ty có nhiệm vụ và quyền hạn sau:
Phó giám đốc là người giúp việc cho Giám đốc, được giám uỷ quyền trực tiếp phu trách một số lĩnh vực chuyên môn nghiệp vụ hoặc công việc cụ thể khác nhau chịu trách nhiệm trực tiếp với Giám đốc về phần được giao.
Phó giám đốc kinh doanh:
- Chức năng : Được Giám đốc uỷ quyền tổ chức thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty, điều hành hoạt động của Công ty khi Giám đốc đi vắng.
- Nhiệm vụ và quyền hạn chủ yếu:
. Xây dựng phương án sản xuất, sắp xếp lao động hợp lý.
. Có quyền đình chỉ các hoạt động vi phạm nội quy, quy chế trong sản xuất, phục vụ sản xuất trước khi báo cáo Giám đốc.
. Đề ra các giải pháp kỹ thuật và sử lý các hiện tượng phát sinh gây ách tắc trong sản xuất và phục vụ sản xuất.
. Tiếp khách hàng và các cơ quan quản lý Nhà nước liên quan đến lĩnh vực công tác của mình.
. Thực hiện các nhiệm vụ đột xuất do Giám đốc phân công khi cần thiết.
. Đề nghị khen thưởng, kỷ luật cá nhân và tập thể trong lĩnh vực mình công tác.
Phó giám đốc sản xuất:
- Chức năng: Được Giám đốc uỷ quyền phụ trách điều hành sản xuất theo kế hoạch tác nghiệp, phụ trách công tác chất lượng, kỹ thuật, công nghệ, đào tạo, bảo hộ lao động, sáng kiến tiết kiệm, duyệt các luân chứng kinh tế, đầu tư mua sắm và thanh lý các tài sản, thiết bị.
- Nhiệm vụ và quyền hạn chủ yếu:
. Đề ra các giải pháp kỹ thuật, sử lý các hiện tượng phát sinh gây ách tắc trong sản xuất và phục vụ sản xuất.
. Có quyền dình chỉ sau đó báo cáo Giám đốc xử lý đối với các hoạt động vi phạm nghiêm trọng các quy định về quy trình, gây mất an toàn lao động, giảm chất lượng sản phẩm, thiết bị.
. Thay mặt Giám đốc ký các hợp đồng sản xuất.
. Đề nghị khen thưởng kỷ luật các cá nhân và tập thể trong lĩnh vực mình phụ trách.
. Tiếp khách hàng và các cơ quan quan lý Nhà nước liên quan đến lĩnh vực công tác của mình.
. Chỉ đạo các phương án sản xuất.
. Có quyền đình chỉ sau đó báo cáo Giám đốc, xử lý với các hoạt động vi phạm nghiêm trọng các quy định về quy trình công nghệ, quy phạm gây mất an toàn lao động, giảm chất lượng sản phẩm.
- Các phòng ban, chức năng, chi nhánh , trung tâm trong Công ty.
Bộ máy quản lý của Công ty Thực phẩm và giải khát DONANEWTOWER được tổ chức các phòng ban chức năng, trung tâm, chi nhánh...
+ Các phòng ban trong Công ty:
. Phòng Tổ chức lao động tiền lương.
. Phòng Kế toán tài chính.
. Phòng Hành chính.
. Phòng Kế hoạch tổng hợp.
. Phòng Kinh doanh XNK tổng hợp.
. Phòng Đầu tư.
. Ban thanh tra thi đua.
. Phòng nước ngọt và các sản phẩm khác.
+ Các chi nhánh của Công ty:
. Chi nhánh Hà nội.
. Chi nhánh Đà nẵng.
. Chi nhánh Biên hoà Đồng nai.
. Chi nhánh TP HCM.
. Chi nhánh Cần thơ.
+ Trung tâm chăm sóc khách hàng TP HCM.
- Nhiệm vụ và quyền hạn của phòng Tổ chức lao động tiền lương:
+ Cân đối tiền lương, tuyển dụng lao động dài hạn, ngắn hạn, điều chỉnh lao động giữa các đơn vị, ra quyết định và giải quyết các chế độ cho cán bộ công nhân viên về hưu, mất sức, thôi việc, kỷ luật
+ Xây dựng các kế hoạch lao động, quỹ tiền lương hàng năm, quy chế hóa các nguyên tắc trả lương, tiền thưởng, xác định đơn giá tiền lương, các mức lao động.
+ Tổ chức nhân sự, tổ chức bộ máy quản lý các hoạt động sản xuất kinh doanh, công tác quản lý hồ sơ của cán bộ công nhân viên trong công ty.
+ Căn cứ vào chế độ chính sách của Nhà nước để giải quyết các chế độ bảo hộ lao động, bảo hiểm lao động, bảo hiểm xã hội và các khoản phụ cấp
+ Tổ chức công tác đào tạo mới, thi nâng bậc công nhân viên, bồi dưỡng cán bộ quản lý, tổ chức hướng dẫn các đoàn thể tham gia thực tập.
Phòng Tổ chức lao động tiền lương có 10 người: Gồm 1 trưởng phòng, 2 phó phòng và 8 nhân viên:
STT
Chức danh
SL
Trình độ
Ngành đào tạo
Tuổi đời
ĐH
CĐ
TC
<30
30- 45
>45
1
Trưởng phòng
1
1
Nhân lực
1
2
Phó phòng
2
2
Kỹ thuật
2
3
Nhân viên
1
1
BHLĐ
1
4
Nhân viên
1
1
Kế toán
1
5
Nhân viên
1
1
Nhân lực
1
6
Nhân viên
1
1
NVVP
1
7
Nhân viên
1
1
Kế toán
1
8
Nhân viên
1
1
NVVP
1
9
Nhân viên
1
1
Nhân lực
1
Tổng cộng
10
6
3
1
4
5
1
Phòng Tổ chức lao động tiền lương có đội ngũ nhân viên có trình độ đại học là 6 người chiếm 60% tổng số lao động trong phòng, trình độ cao đẳng là 3 người chiếm 30% tổng số lao động trong phòng còn trình độ trung cấp là 1 người chiếm 10% tổng số lao động trong phòng. Như vậy, nên phòng luôn hoàn thành các công việc được giao.
+ Mối quan hệ công tác của Phòng tổ chức lao động tiền lương:
- Mối quan hệ dọc: Phòng tổ chức lao động tiền lương có trách nhiệm báo cáo mọi hoạt động của phòng trong việc thực hiện chức năng nhiệm vụ với Giám đốc và truyền đạt các quyết định Giám đốc đến các bộ phận có liên quan.
- Mối quan hệ ngang: Phòng tổ chức lao động tiền lương có mối quan hệ với các phòng tổng hợp, phòng kế toán và các phân xưởng thể hiện ở sơ đồ sau:
Kế hoạch tiền lương, đào tạo mua sắm trang bị BHLĐ, duyệt lương
Kế hoạch sản xuất kinh doanh ảnh hưởng đến việc sử dụng lao động
Phòng tổ chức lao động tiền lương
Phòng kế hoạch tổng hợp
Phòng kế toán tài chính
Kế hoạch sản xuất kinh doanh ảnh hưởng đến việc sử dụng lao động
Bố trí đề bạt và sử dụng lao lao động
Các phân xưởng
- Nhiệm vụ và quyền hạn của phòngKế toán tài chính:
+ Chức năng: Phòng Kế toán tài chính có chức năng giúp Giám đốc Công ty tổ chức, chỉ đạo thực hiện toàn bộ công tác kế toán, thông tin kinh tế và hoạch toán trong Công ty theo quy chế quản lý của Nhà nước ban hành.
+ Nhiệm vụ và quyền hạn.
. Tổ chức công tác kế toán phù hợp với tổ chức sản xuất kinh doanh của Công ty theo yêu cầu đổi mới của cơ chế quản lý, không ngừng cải tiến tổ chức bộ máy.
. Tổ chức ghi chép, tính toán và phản ánh chính xác, kịp thời, đầy đủ toàn bộ tài sản và phân tích kết quả kinh doanh của Công ty.
. Tính toán và trích nộp đúng đủ, kịp thời các khoản nộp ngân sách, các khoản nộp cấp trên, các quỹ để lại Công ty và thanh toán đúng hạn các khoan vay, công nợ phải thu, phải trả.
. Xác định và phản ánh chính xác, kịp thời đúng chế độ kết quả kiểm kê tài sản hàng kỳ, chuẩn bị đầy đủ các thủ tục và tài liệu cần thiết cho việc xử lý các khoản mất mát hao hụt, hưng hỏng, các vụ tham ô
. Thực hiện chế độ thanh toán tiền mặt vay tín dụng và các hợp đồng kinh tế.
. Có quyền kiểm tra giám sát và yêu cầu tất cả các bộ phận trong Công ty thực hiện chế độ tài chính theo đúng quy định về pháp lệnh kế toán của Nhà nước.
Phòng chịu sự quản lý trực tiếp của Giám đốc Công ty. Với biên chế hiện nay là 12 người chiếm 13,33% tổng số lao động gián tiếp toàn Công ty. Phòng gồm có 1 trưởng phòng, 2 phó phòng và 9 nhân viên.
Phòng có đội ngũ nhân viên có trình độ đại học là 8 người chiếm 66.67% tổng số lao động trong phòng, có trình độ cao đẳng là 3 người chiếm 25% tổng số lao động trong phòng còn trình độ trung cấp là 1 người chiếm 8.33%. Nhìn chung sự phân công công việc trong phòng hiện nay là phù hợp với chức năng và nhiệm vụ được giao.
- Nhiệm vụ và quyền hạn của phòng Kinh doanh XNK tổng hợp.
+ Chức năng: Giúp Giám đốc Công ty tổ chức giao dịch, nghiên cứu thị trường tìm kiếm, ký kết các hợp đồng.
+ Nhiệm vụ và quyền hạn:
. Giao dịch và nghiên cứu thị trường với các đối tác để tạo dựng các mối quan hệ sản xuất kinh doanh cho Công ty. Tiến hành các hoạt động Marketing gắn liền với chiến lược phát sản xuất kinh doanh của Công ty.
. Ký kết hợp đồng và bán hàng, thiết lập theo dõi thực hiện các hợp đồng kinh doanh của Công ty, ký kết với các khách hàng và nhà thầu. Thiết lập và quản lý mạng lưới đại lý bán hàng của Công ty. Theo dõi, đôn đốc các phòng ban và các cá nhân trong và ngoài Công ty cùng khách hàng thực hiện đúng các điều khoản của hợp đồng kinh tế đã được ký kết.
Đối với bất kỳ một Công ty nào thì việc giao dịch thương mại cũng đóng vai trò đặc biệt quan trọng, Công ty làm ăn có lãi hay không một phần nhờ vào việc ký kết các hợp đồng. Với tầm quan trọng đó Giám đốc đã thành lập phòng kinh doanh dưới sự quản lý trực tiếp của Giám đốc. Hiện nay, phòng có 17 người chiếm 18.89% tổng số lao động gián tiếp toàn Công ty và được phân công như sau:
Giám đốc là người phụ trách chung mọi mặt hoạt động trong phòng, hai phó Giám đốc giúp việc cho Giám đốc trách nhiệm giúp Giám đốc những mảng công việc mà Giám đốc giao, tuân thủ sự chỉ đạo của Giám đốc. 14 nhân viên trong phòng có nhiệm vụ thực hiện các công việc mà Giám đốc và phó Giám đốc giao.
Việc phân công chức năng nhiệm vụ trong phòng là tương đối hợp lý, đã đáp ứng được phần lớn công việc mà Công ty giao cho.
Phòng Kinh doanh XNK tổng hợp có trình độ còn hạn chế, 9 người có trình độ đại học, 5 người cao đẳng, 2 người có trình độ trung cấp và 1 lao động phổ thông. Do tính chất công việc giao dịch là một công việc phức tạp đòi hỏi trình độ kiến thức về nhiều mặt. Do vậy, để hoạt động có hiệu quả thì cần tới 90% cán bộ trong phòng có trình độ đại học. Mặt khác có 5 người ở độ tuổi trên 45 chiếm 29.41% tổng số cán bộ trong phòng. Trong khi đặc tính công việc của phòng là tính năng động sáng tạo mà đặc tính đó lại ở lớp trẻ. Do vậy, Công ty phải có biện pháp đào tạo nâng cao trình độ và trẻ hóa đội ngũ cán bộ công nhân viên trong phòng hoạt động có hiệu quả hơn.
- Ban thanh tra thi đua: Có chức năng chủ yếu tham mưu cho Giám đốc về công tác thi đua khen thưởng, đồng thời giúp Giám đốc xử lý một số vấn đề trong nội bộ Công ty Tuy nhiên, trong hoàn cảnh hiện tại những chức năng này không cần thiết đến mức phải duy trì một bộ phận riêng biệt với đầy đủ các chức danh, nhân viên hàng năm để làm công việc trên. Hiện tại Ban thanh tra thi đua có một trưởng ban và hai nhân viên. Với cơ cấu đầy đủ của một ban chức năng riêng biệt, Ban thanh tra thi đua còn mang đậm tính bao cấp. Công việc chính không nhiều, nếu không muốn nói là không cần thiết. Các chức năng vốn có của phòng đều có thể thực hiện ở các đơn vị trực thuộc hoặc phong khác một cách cụ thể.
2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CƠ CẤU QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY THỰC PHẨM VÀ GIẢI KHÁT DONANEWTOWER
2.3.1 Đánh giá chung.
Doanh nghiệp Nhà nước thuộc thành phần kinh tế quốc doanh là những đơn vị kinh tế hoạt động độc lập có tư cách pháp nhân, có bảng tổng kết tài sản riêng. Song trong thực tế nó không được quyền quyết định chức năng kinh doanh của mình, các quyết địn sản xuất kinh doanh cưa doanh nghiệp đều do Nhà nước xét duyệt và đề ra hàng loạt các chỉ tiêu kế hoạch để các đơn vị kinh doanh căn cứ vào đó để thực hiện. Kết quả cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh cũng lại do Nhà nước chịu trách nhiệm, nếu có lãi thì nhà nước thu, nếu bị lỗ thì Nhà nước bù, có khó khăn thì Nhà nước điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp. Do những rằng buộc của Nhà nước nên các đơn vị kinh tế quốc doanh đã không thể phát huy hết khả năng sáng tạo của mình bởi vì hiệu quả của việc tổ chức sản xuất kinh doanh không gắn bó với lợi ích cũng như sự tồn tại của chính các doanh nghiệp. Như vậy, về thực chất các doanh nghiệp Nhá nước không được quyền kinh doanh, không hoạt động như một tổ chức kinh tế mà chỉ hoạt động như một tổ chức sản xuất, tổ chức lao động nhằm thực hiện những nhiệm vụ chính trị nhất định.
2.3.2. Những ưu điểm:
+ Công ty có đội ngũ cán bộ lãnh đạo giàu kinh nghiệm, năng động, nhiệt tình trong công việc cùng vói lực lượng lao động dồi dào. sự kết hợp đó dã tạo ra một động lực mạnh giúp Công ty ngày càng phát triển, đứng vững trên thị trường.
+ Trải qua một thời gian tương đối dài hoạt động trong cơ chế thị trường, chịu nhiều thử thách trong quá trình kinh doanh. Công ty đã rút ra được những bài học thực tế nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
+ Công ty được trang bị cơ sở vật chất dẩm bảo cho việc đáp ứng nhu cấu về mua hàng của khác hàng và vận chuyên như: nhà kho, phương tiện vận chuyển máy móc thiết bị thông tin liên lạc hiện đại tạo điều kiện cho bộ phận kinh doanh của công ty hoạt động một cách linh hoạt, chính xác, đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng.
+ Các đơn vị kinh doanh nghiệp vụ nói chung đã chủ động tìm nguồn hàng, khách hàng để khai thác tạo kim ngạch và lợi nhuận.
+ Công ty chủ yếu kinh doanh các mặt hàng nước ngọt và nước tinh khiết, do vậy được sự ưu đãi của Nhà nước trong việc xuất khẩu.
+ Trong những năm gần đây, Công ty luôn được sự giúp đỡ của Nhà nước cấp vốn ngân sách bổ sung. Đây là thuận lợi lớn cho Công ty trong việc mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh trong các năm tiếp theo.
2.3.2. Những khó khăn:
+ Công tác thị trường, tìm kiếm, duy trì và gắn kết bạn hàng chưa làm tốt, chưa tạo được hệ thống hàng truyền thống.
+ Chưa xây dựng được mặt hàng xuất khẩu chủ lực, tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu trên tổng kim ngạch xuất khẩu còn thấp.
+ Chưa dự bào kịp thời, chính xác ảnh hưởng của sự biến động giá cả nên nhiều nhóm kinh doanh không kịp cân đối giá bán làm ảnh hưởng đáng kể đến hiệu quả kinh doanh.
+ Thị trường tiêu thụ sản phẩm xuất khẩu của Công ty hơn so với trước, chủ yếu là khu vực Đông Nam Á và một số nước khác như Trung quốc...
+ Đồng đô la Mỹ trong nước có sự biến động nên Công ty gặp nhiều khó khăn trong cân đối hiệu quả và trong việc đẩy mạnh kim ngạch xuất khẩu.
+ Điều kiện làm việc của một số phòng ban chưa được tốt do cơ sở vật chất được trang bị đã khá lâu cùng với việc sắp xếp bố trí chưa hợp lý.
+ Đội ngũ lao động quản lý chủ chút ở Công ty đã khá cao trong khi đó đội ngũ trẻ có năng lực lại còn thiếu.
PHẦN III: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM GÓP PHẦN HOÀN THIỆN CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ CÔNG TY THỰC PHẨM VÀ GIẢI KHÁT DONANEWTOWER
3.1. MỤC TIÊU VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY
3.1.1. Mục tiêu
Năm 2008 tình hình kinh tế sẽ còn nhiều khó khăn và phức tạp hơn. Vì vậy, để đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh bộ máy quản lý nên được hoàn thiện theo hướng sau:
- Một trong những mục tiêu quan trọng nhất là tình hình sản xuất kinh doanh của công ty nên được cụ thể và đạt mục tiêu cao hơn và được thể hiện ở bảng sau:
Chỉ tiêu
Đơn vị
Năm 2007
Năm 2008
I.Tổng doanh thu
Tr. đ
1.923,452
2.141,3
II.Tổng kim nghạch XK
Tổng kim nghạch NK
Tr. đ
18,7
10.4
20.3
7.8
III.Tổng nộp NSNN
Tr. đ
19.234.23
21.991,57
IV. Tổng lợi nhuận
Tr. đ
4872,7
6522,75
V. BQTN đầu người
Tr. đ
1,63
2.5
* Nhận xét: Nhìn vào bảng trên ta thấy. Mục tiêu mà công ty đặt ra khá cao, điều này chứng tỏ công ty có sự chuẩn bị rất kỹ về nhiều mặt.
Ta thấy rằng tổng doanh thu của công ty năm 2007 là 1.923,452 đồng nhưng mục tiêu năm 2008 la: 2.141,3 tr đồng . Đây là kết quả khá cao đòi hỏi công ty cần hoạch định thật tốt và cần phải cố gắng tối đa.
- Một mục tiêu nữa mà công ty đặt ra đó là Tổng Nộp NS năm 2007 là 9.234.23 tr đồng nhưng năm 2008 là 21.991,57 tr đồng và khi đó tổng lợi nhuận năm 2008 là 6522,75 tr đồng vượt xa với năm 2007. Thu nhập đầu người cũng được công ty tăng lên khá cao.Năm 2007 là 1,63 tr đồng nhưng đến năm 2008 là 2,5 tr đồng. Điều này khiến công ty cần phải có những kế hoạch như: Mở rộng thị trường, đầu tư trang thiết bị công nghệ hiện đại hơn.
* Một trong những mục tiêu nữa mà công ty đặt ra trong thời gian tới đó là mở rộng thị trừơng tiêu thụ nước giải khát trái cây thiên nhiên vùng nhiệt đới được thị trương thế giới rất ưa chuộm: Đông nam Á, Tây Á, Trung Đông.
3.1.2. Phương hướng
Đề mở rộng thị trường xuất khẩu sản phẩm của Công ty hướng tới việc mở văn phòng đại diện thương mại tại một số nước ĐNAM Á.
Năm 2008 tình hình kinh tế sẽ còn khó khăn và phức tạp hơn. Vì vậy để đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh bộ máy quản lý nên được hoàn thiện hơn. Qua việc tìm hiểu về cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty. Tôi xin mạnh dạn đề nghi một số ý kiến sau để phù hợp hơn nữa với việc mở rộng quy mô cũng như một số phòng ban của công ty như sau:
+ Phân chia phòng kinh doanh thành phòng kinh doanh XNK và phòng kinh doanh nội địa.
+ Thành lập phòng Maketing.
+ Thành lập phòng KCS.
+ Cổ phần hoá doanh nghiệp.
+ Xây dựng tiêu chuẩn cán bộ.
+ Hoàn thiện công tác quy hoạch đào tạo, tuyển cán bộ.
+ Việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào kinh doanh và phục vụ công tác quản lý cần được chú ý đầu tư đúng mức.
+ Hình thành cơ cấu bộ máy quản lý cho phù hợp với sự phát triển sản xuất kinh doanh của Công ty.
+ Bố trí sắp xếp lại đội ngũ cán bộ quản lý cho phù hợp với điều kiện.
3.2. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY
3.2.1. Thành lập phòng Marketing
+ Mục đích thành lập :
- Chịu trách nhiệm toàn bộ công việc thuộc về Marketing, chuyên môn hoá công tác marketing, nâng cao hệu quả quảng cáo, phân tích nghiên cứu thị trường nhằm đưa ra đề án, phương hướng thuộc lĩnh vực marketing một cách chính xác, hợp lý, khả thi, bắt nhịp với thị trường.
- Phân chia nhiệm vụ, tránh nhiệm một cách rõ ràng, không đan xen, chồng chéo với các phòng khác.
+ Chức năng chủ yếu: Phụ trách toàn bộ hoạt động Marketing của toàn công ty, các đơn vị phụ thuộc.
+ Nhiệm vụ chủ yếu:
- Quảng cáo thông tin ra thị trường như: sản phẩm, dịch vụ của Công ty đến người tiêu dùng bằng các hình thức phù hợp.
- Nghiên cứu đề xuất với ban giám đốc các hoạt động xúc tiến bán hàng như: khuyến mại, giảm giá.
- Phụ trách tăng cường mảng quan hệ công chúng bằng những hình thức như: hội nghị khách hàng, hội thảo chuyên đề.
*Dự kiến phòng Marketing:
Bảng 3.2: Dự kiến cơ cấu phòng Marketing
stt
Cơ cấu
Số người
Trình độ
Tuổi đời
ĐH
CĐ
TC
<30
30-45
>45
1
Trưởng phòng
1
1
1
2
NV quảng cáo
2
2
2
3
NV nghiên cứu thị trường
4
2
2
4
4
NV xúc tiến thương mại
2
1
1
1
1
5
Tổng cộng
9
2
5
2
7
1
1
Qua bảng trên ta thấy cỏ cấu của phòng Marketing gồm 9 người. Công việc Marketing như: quảng cáo, nghiên cứu thị trường, xúc tiến hoạt động thương mại là một công cụ quan trọng trong mục tiêu phát triển Doanh nghiệp, nâng cao doanh thu góp phần không nhỏ giúp đỡ Giám đốc trong việc ra quyết định mở rộng hoặc chuyên sâu mặt hàng kinh doanh.
3.2.2. Thành lập phòng KCS
Hiện nay bộ phận KCS luôn cố gắng hoạt động tốt để góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm của Công ty, một kết quả đang khích lệ là sản phẩm của Công ty được chứng nhận là hàng Việt nam chất lương cao. Tuy nhiên, bộ phận này lại nằm trực thuộc phân xưởng sản xuất như vậy không đảm bảo khách quan trong việc kiểm tra chất lượng sản phẩm. Về lâu dài để đáp ứng xu thế ngày càng phát triển của Công ty cũng như tăng cường công tác quản lý đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của ban Giám đốc, Công ty nên thành lập phòng KCS riêng.
+ Mục đích của việc thành lập phòng KCS:
- Trực tiếp chịu trách nhiệm về chấ lượng sản phẩm của công ty.
- Đảm bảo khách quan trong việc đánh giá chất lượng sản phẩm.
- Tăng cường công tác quản lý chất lượng sản phẩm.
+ Chức năng:
Trên cơ sở nhà xưởng, máy móc, thiết bị, phương tiện kiểm tra. Kiểm tra giám sát toàn bộ chất lượng sản phẩm, hàng hoá dịch vụ trong phạm vi sản xuất kinh doanh của công ty. Đồng thời báo cáo các hoạt động lien quan đến chức năng nhiệm vụ của đơn vị cho giám đốc.
+ Nhiệm vụ:
- Nắm vững từng kế hoạch, tiến bộ, thời gian hợp đồng sản xuất đối với đơn vị đặt hàng lẻ và hàng loạt, các sản phẩm mới và các sản phẩm truyền thống theo kế hoạch tác nghiệp.
- Tổ chức lao động, phân công lao động trong đơn vị hợp lý theo chức năng nhiệm vụ, quyền hạn của từng người. Để phục vụ sản xuất đạt hiệu quả cao.
- Bảo quản và sử dụng có hiệu quả các thiết bị, dụng cụ về kiểm tra chất lượng sản phẩm. Chịu trách nhiệm về đánh giá chất lượng sản phẩm.
- Theo dõi kiểm soát quá trình, nắm chắc tình hình chất lượng sản phẩm, kịp thời báo cáo Giám đốc giải quyết các vướng mắc tồn tại về các vấn đề có liên quan đến chất lượng sản phẩm của công ty.
- Kiểm tra, theo dõi lưu trữ tài liệu về chất lượng các chủng loại vật tư, hàng hoá dịch vụ, các bán thành phẩm mua ngài trước khi đưa vào công ty, để phục vụ sản xuất kinh doanh.
- Xây dựng các phương án quản lý chặt chẽ chất lương sản phẩm, các chế độ luân chuyển hoá đơn, chứnh từ nhất là khi giao hàng nhập kho sản phẩm.
- Đinh kỳ kiểm tra đánh giá chất lượng các tài sản, vật tư, bán thành phẩm của Công ty.
Bảng 3.2. Dự kiến cơ cấu phòng KCS
stt
Chức danh
SL
Trình độ
Tuổi đời
ĐH
CĐ
Nghành
<30
30-45
>45
1
Trưởng phòng
1
1
CK
1
2
PP.phụ trách
1
1
CK
1
3
Kỹ thuật viên
1
1
CK
1
4
Kỹ thuật viên
1
1
HTP
1
5
Kỹ thuật viên
1
1
TC
1
6
Tổng cộng
5
1
3
1
+Xây dựng mối quan hệ công tác của phòng KCS.
- Mối quan hệ dọc: Trưởng phòng KCS phải tổng kết mọi hoạt động của phòng báo cáo với Giám đốc công ty hoặc Phó giám đốc sản xuất.
- Mối quan hệ ngang: Phòng KCS có mối quan hệ trực tiếp với phòng kinh doanh và phân xưởng và được thể hiện ở sơ đồ sau:
Phòng kinh doanh
Phòng KCS
Các phân xưởng
3.2.3. Xây dựng tiêu chuẩn cho cán bộ
Đối với bất kỳ một tổ chức nào, một công ty hay một doanh nghiệp nào thì cán bộ quản lý đều đóng vai trò quan trọng trong sự sống còn của doanh nghiệp. Vì vậy đòi hởi cán bộ quản lý không những có những chuyên môn năng lực mà còn phải có cả đạo đức. Xuất phát từ tầm quan trọng của cán bộ quản lý đối với doanh nghiệp nên việc xây dựng tiêu chuẩn nghiệp vụ cho các cấp lãnh đạo của công ty phải xây dựng trên tiêu chuẩn nghiệp vụ của Nhà nước đồng thời kết hợp với chủ trương phương hướng xây dựng và phát triển ngành trên cơ sở đánh giá thực trạng đội ngũ cán bộ quản lý.
+Về năng lực:
- Phải có trình độ chuyên môn nghịêp vụ phù hợp với nhiệm vụ được giao, có năng lực thực tế phù hợp.
- Phải là người có năng lực tổ chức tập thể người lao động, năng lực tổ chức quá trình sản xuất kinh doanh.
- Về đạo đức phải tôn trọng pháp luật, tôn trọng con người, phải làm giàu cho đất nước, cho doanh nghiệp.
+Về phẩm chất trính trị: Có quan điểm đúng đắn về chủ trương, đường lối chính sách của đảng và Nhà Nước, trung thành với tập thể với nhà nước, quan tâm đến đời sống người lao động.
+ Về phẩm chất:
- Có quan điểm đúng đắn về đường lối của Đảng, nghiêm chỉnh chấp hành các chế độ của Nhà nước.
- Đạo đức tác phong nghiêm trỉnh, quan hệ rõ ràng, trong sáng giúp đỡ đồng nghiệp. Thực hiện lối sống lành mạnh.
- Trung thành với tập thể với Công ty, giữ chữ tín trách nhiệm với đối tác kinh doanh.
- Tuyệt đối không tham ô lãnh phí tài sản của Công ty. Kiên quyết đấu tranh chống tiêu cực tham ô, lãng phí cho Công ty.
- Quan tâm đến đời sống của người lao động trong Công ty.
3.2.4. Cải thiện điều kiện làm việc của lao động quản lý
Quá trình làm việc của lao động quản lý chủ yếu hao tổn chất sám do vậy dễ tạo ra căng thẳng về tâm lý. Vì vậy, cải thiện điều kiện làm việc rất cần thiết, nó sẽ cho năng xuất lao động cao hơn.
- Tình hình bố trí mặt bằng của Công ty còn chưa tốt, phònh KCS, trung tâm kỹ thuật điều hành sản xuất còn gồm các phân xưởng sản xuất do dó cần áp dụng các biện pháp chống ồn, mở rộng diện tích các phòng ban, bổ xung nâng cấp các phòng ban.
- Trong những năm qua công ty đã trang bị máy tính vi tính cho các phòng ban chức năng, song số lương đó vẫn còn ít chưa đáp ứng được tối đa các công việc. Ngoài ra cũng phải cung cấp đầy đủ các dụng cụ văn phòng cần thiết cho các phòng ban tạo điều kiện làm việc được thoả mái.
- Tạo bầu không khí cởi mở, phát huy hơn nữa tình đoàn kết, hỗ trợ giúp đỡ lẫn nhau.
3.2.5. Áp dụng biện pháp kinh tế
Sử dụng các biện pháp đòn bẩy kinh tế, kích thích kinh tế, lôi cuốn thu hút khuyến khích cá nhân vừa đem lại lợi ích cho mình mà có lợi ích cho cả công ty. Cụ thể:
- Thưởng bằng vật chất đối với những cá nhân, phòng ban có ý kến khả thi đem lại lợi ích cho Công ty hoạt động một cách có hiệu quả.
- Trích thưởng phần trăm lợi nhuận cho cá nhân, phòng ban tìm được đối tác với Công ty.
- Công đoàn cần có chế độ đi nghỉ mát với công nhân viên toàn Công ty nhằm tạo không khí vui vẻ, gắn giữa các nhân viên với nhau, đây cũng là chế độ đãi ngộ với các nhân viên.
3.2.6. Hoàn thiện công tác quy hoạch đào tạo, tuyển chọn cán bộ
- Hoàn thiện công tác quy hoạch, đào tạo cán bộ.
Quy hoạch đào tạo cán bộ là việc làm không thể thiếu trong đổi mới cơ cấu tổ chức của Công ty. Để thực hiển được nội dung này, Công ty cần đưa ra những phương án giải quyết một cách cụ thể hơn:
+ Tiến hành đánh giá trình độ năng lực của từng cán bộ để tiến hành phân loại cán bộ theo một số các tiêu chuẩn cơ bản như: Độ tuổi , trình độ, năng lực công tác.
- Đối với cán bộ trẻ có tiềm năng nhưng chưa được phát huy hết thì phải có kế hoạch đào tạo ngắn hạn và dài hạn nhằm nâng cao hơn nữa trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho họ.
- Công ty chú trọng công tác đào tạo cán bộ lãnh đạo kế thừa từ những cán bộ trẻ có năng lực, có trình độ và tư cách đạo đức tốt bằng những hình thức như: Cử đi học nâng cao trình độ, chủ động mạnh dạn giao nhiệm vụ quyền hạn trong một phạm vi, cất nhắc thử thách trong thời gian thích hợp.
+ Trong quá trình gửi cán bộ, nhân viên đi học thì các phòng ban chức năng vẫn phải đảm bảo hiệu quả quản lý. Vì vậy yêu cầu đặt ra là cần phải có kế hoạch điều chỉnh phù hợp đồng thời phải xác định cử ai đi học vào thời gian nào là hợp lý nhất.
+ Lập kế hoạch chiến lược về đào tạo cán bộ công nhân viên. Chú trọng phát hiện, đề cử những nhân viên có tiềm năng để trọng dụng họ.
+ Đa dạng hóa phương thức đào, lấy đào có hệ thống làm phương thức cơ bản đặc biệt quan tâm đến đội ngũ lãnh đạo doanh nghiệp
- Hoàn thiện công tác tuyển chọn:
Để đáp ứng nhu cầu phát triển của doanh nghiệp trong thời gian tới. Công ty hiện đang rất cần một đội ngũ cán bộ trẻ có phẩm chất tốt, chuyên môn vững vàng nhiệt tình trong công việc. Bên cạnh những cán bộ có tiềm năng, làm hạt giống cho sau này. Do đó, Công ty cần phải tiếp tục hoàn thiện hơn nữa trong công tác tuyển chọn lao động. Cụ thể trong quá trình tuyển chọn, phải tuân thủ theo các bước sau:
+ Xác định các loại văn bản, quy định về tuyển dụng cần theo tiêu chuẩn nhân viên cần tuyển dụng.
+ Thông báo tuyển dụng rộng rãi đến các phương tiện thông tin đại chúng nhằm thu hút nhiều người đến tuyển dụng nhằm tìm ra những nhân viên có trình độ phù hợp nhất .
+ Thu nhận và nghiên cứu hồ sơ xin việc và đơn xin việc các văn bằng tốt nghiệp, sơ yếu lý lịch cá nhân
+ Kiểm tra xát hạch và phỏng vấn về:
- Kiểm tra trình độ.
- Khả năng ứng sử.
- Trình độ chuyên môn.
- Tư cách, hình dáng biểu độ, trí thông minh.
- Khả năng ứng biến.
- Tính cách sở trường.
- Sức khỏe phù hợp.
+ Quyết định tuyển dụng: Thực hiện đầy đủ các bước trên nhằm tuyển chọn được những nhân viên có:
- Trình độ chuyên môn cần thiết đáp ứng được với công việc
- Có kỷ luật, trung thực, gắn bó với công viên.
- Thúc đẩy được tính chủ động sáng tạo của cán bộ công nhân viên trong toàn Công ty.
- Tạo điều kiện cho phép cán bộ tham gia nhiều hơn vào quá trình giải quyết các vấn đề của Công ty
- Khuyến khích các ý tưởng kinh doanh sáng tạo đem lại lợi ích cho Công ty
- Việc tuyển chọn lao động sẽ do phòng Tổ chức lao động thực hiện và trình Giám đốc phê duyệt.
NHẬN XÉT CỦA CƠ SỞ THỰC TẬP
Công ty Thực phẩm và giải khát DONANEWTOWER xác nhận sinh viên Lê Đình Trường, lớp Q12T3, Đại học Công đoàn đã thực tập tại Công ty từ ngày15/01/2008 đến ngày 10/05/2008.
Trong quá trình thực tập tại Công ty sinh viên Lê Đình Trường đã thực hiện tốt nội quy, quy định về thực tập, chịu khó tìm tòi ham học hỏi và đã hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp “ Hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Thực phẩm và giải khát DONANEWTOWER ”.
Hà nội, ngày.tháng.năm 2008.
Mục lục
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 7439.doc