Đề tài Hoàn thiện công tác định giá doanh nghiệp tại công ty kim khí Hà Nội

Quá trình CPH ở Việt Nam hiện nay đang diễn ra nhanh chóng và sôi nổi, đã có nhiều văn bản hướng dẫn của Nhà nước về hướng dẫn xác định GTDN để tiến trình CPH được đẩy nhanh.Tuy nhiên, đến nay vướng mắc trong xác định giá trị DN là vấn đề lợi thế kinh doanh, lợi thế địa lý, giá trị thương hiệu và nhất là vấn đề đất đai. Khó khăn ở chỗ, các yếu tố này rất khác nhau giữa các địa phương, giữa các DN thuộc lĩnh vực, ngành nghề khác nhau, nên không thể có một văn bản chung để hướng dẫn.Vì vậy, trong triển khai thực hiện thường là không thống nhất giữa các nơi,các thời điểm. Đã có tình trạng giá trị quyền sử đụng đất, giá trị trang thiết bị, giá trị lợi thế bị đánh giá quá cao,hoặc quá thấp, dẫn đến những khó khăn không đáng có sau chuyển đổi. Trong thời gian thực tập tại công ty Kim khí Hà Nội, với những kiến thức đã được học trên ghế nhà trường cùng với sự quan tâm giúp đỡ của thầy giáo hướng dẫn - Tiến sĩ: Đặng Ngọc Đức, Ban lãnh đạo cùng các cô chú phòng Tài chính- kế toán, em đã mạnh dạn đưa ra một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác định giá doanh nghiệp tại Công ty Kim khí Hà Nội

doc71 trang | Chia sẻ: Kuang2 | Lượt xem: 864 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện công tác định giá doanh nghiệp tại công ty kim khí Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n lại của Nhà xưởng, vật kiến trúc - Công ty Kim khí Hà Nội Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Độc lập- tự do-hạnh phúc --------------- Biên bản xác định Giá trị còn lại của Nhà xưởng, vật kiến trúc - Công ty kim khí Hà Nội Căn cứ nghị định số 187/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 về việc chuyển Doanh nghiệp Nhà nước thành công ty cổ phần Các thông tư số 126/2004/TT-BTC ngày 24/02/2004 của Bộ tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định 187/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 về việc chuyển Doanh nghiệp Nhà nước thành công ty cổ phần Căn cứ Công văn số 1175/CV-TCKT ngày 10/03/2005 của Bộ Công nghiệp hướng lập hồ sơ xác định GTDN chuyển công ty nhà nước thành công ty cổ phần Căn cứ Thông tư số 05/BXD/ĐT ngày 09/02/1993 của BXD về hướng dẫn phương pháp xác định diện tích sử dụng và phân cấp nhà ở Thông tư liên bộ số 13/LB-TT ngày 18/08/1994 của BXD, BTC và ban vật giá Chính phủ về hướng dẫn phương pháp xây dựng Giá trị còn lại của nhà ở trong bán nhà thuộc sở hữu Nhà nước cho người đang thuê Căn cứ hướng dẫn về suất vốn đầu tư xây dựng cơ bản (tậpI) của viện kinh tế xây dựng_BXD ban hành năm 2003 Căn cứ hồ sơ hoàn công và hồ sơ quyết toán các hạng mục công trình xây mới Căn cứ hợp đồng tư vấn xác định GTDN số 17/IFC/HĐKT/CPH ngày 21/03/2005 giữa Công ty Kim khí Hà Nội và công ty TNHH Kiểm toán và tư vấn tài chính quốc tế (IFC) Căn cứ thực trạng kiểm kê, đánh giá chất lượng công trình (theo bản vẽ mô tả hiện trạng kèm theo Hôm nay ngày tháng 05 năm 2005, tại công ty kim khí Hà Nội, chúng tôi gồm: I.Đại diện tổ giúp việc ban chỉ đạo thực hiện CPH công ty kim khí Hà Nội 1.Ông nguyễn Hữu Chiến Giám đốc-tổ trưởng giúp việc 2.Ông Trần Đức Phi Phó Giám đốc-Tổ viên 3.Bà Đặng Thị Hồng Linh Kế toán trưởng-Tổ viên 4.Ông Phạm Xuân Quốc Trưởng phòng KHKD-Tổ viên 5.Ông Trịnh Đình Hùng Trưởng phòng TCHCTT-Tổ viên 6.Ông Trần Hữu Ích Trưởng phòng TCKT -Tổ viên Đại diện đơn vị tư vấn: Công ty TNHH kiểm toán và tư vấn tài chính quốc tế IFC 1.Ông Đào Xuân Dũng Phó Giám đốc 2.Ông Nguyễn Bá An Kỹ sư xây dựng 3.Ông Phạm Gia Đạt Kiểm toán viên 4.Ông Nguyễn Quý Phán Trưởng phòng Cùng nhau đánh giá xác định giá trị còn lại của hạng mục công trình: Nhà cân XN1-XN Kinh doanh kim khí và dịch vụ I Địa chỉ công trình: km3, đường 70-Thôn Huỳnh Cung-Tam Hiệp-Thanh Trì-Hà Nội Năm xây dựng:1990 Cấp, hạng công trình:Cấp IV Diện tích sử dụng:105m2 Giá công trình mới xây dựng:1.365.227 đồng/m2 Tỷ lệ chất lượng còn lại của công trình:35% +Nhà cấp IV có khung thép hình cột, vì kéo thép, mái tôn, không có tường bao quanh, nền bê tông + Tình trạng hiện nay: Nhà cân vẫn đang được sử dụng, kết cấu có thay đổi so với thiết kế ban đầu, đã có dấu hiệu xuống cấp,hình thức lạc hậu +Niên hạn sử dụng:20 năm +Thời hạn sử dụng:15 năm Tỷ lệ chất lượng còn lại trên sổ sách:15 năm Kiến nghị của bộ phận kỹ thuật Công ty Kim khí Hà Nội: Tỷ lệ chất lượng còn lại của hạng mục công trình:35% Kiến nghị của đơn vị tư vấn: tỷ lệ chất lượng còn lại của công trình:35% Giá trị còn lại của công trình:50.353.536đ Đại diện đơn vị tư vấn CPH Đại diện tổ giúp việc Ban chỉ đạo Công ty kiểm toán và tư vấn tài chính quốc tế (IFC) Công ty Kim khí Hà Nội Nguyễn Bá An Trần Đức Phi - Nguyên giá mới được xác định như sau: + Đối với giá trị tài sản là nhà cửa, vật liệu kiến trúc: TSCĐ là công trình hoàn thành từ ngày 03 đến 31/03/2005 nếu có báo cáo quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt thì lấy theo giá trị quyết toán được phê duyệt, nếu chưa được cấp có thẩm quyền phê duyệnt thì lấy nguyên gía mới theo suất đầu tư xây dựng cơ bản 03 do viện kinh tế xây dựng Bộ xây dựng ban hành. + Các tài sản hoàn thành đưa vào sử dụng từ năm 2002 về trước thì xác định theo cấp nhà (I,II,III,IV) đã được quy định tại thông tư số 05/BXD-TT ngày 09/02/1993 của Bộ xây dựng hướng dẫn,phương pháp xác định diện tích sử dụng và phân cấp nhà ở và suất đầu tư xây dựng cơ bản năm 2003 do viện kinh tế xây dựng _Bộ xây dựng. + Đối với tài sản cố định là máy móc, thiết bị: TSCĐ được xác định theo giá cả thực tế trên thị trường của nhóm máy móc, thiết bị cùng chủng loại, tham khảo giá mua bán thực tế của một số công ty chuyên kinh doanh đối với máy móc, thiết bị cùng loại, cùng công suất hoặc tính năng tương đương và chi phí lắp đặt, vận hành thử, thuế nhập khẩu, các chi phí khác (nếu có). Trường hợp không có tài sản tương đương và báo giá của nhà cung cấp thì tính theo giá tài sản ghi trên sổ sách kế toán. + Đối với TSCĐ là phương tiệnvận tải: được xác định theo giá cả thị trường tại thời điểm định giá của nhà cung cấp phương tiện vận tải theo từng chủng loại và lệ phí trước bạ (nếu có). Trường hợp trên thị trường không có bán sản phẩm mới tương đường thì tính theo giá tài sản trên sổ sách kế toán. + Đối với TSCĐ là máy móc thiết bị khác: Nguyên giá mới được xác định tương tự như đối với TSCĐ là máy móc thiết bị. + Đối với TSCĐ đã hết khấu hao nhưng vẫn liên tục sử dụng: kiểm kê, xác định lại hiện trạng hoạt động, tình trạng kỹ thuật, chất lượng thực tế của tài sản tại thời điểm định giá. Xác định lại giá trị thực tế của tài sản trên cơ sở giá thị trường, tỷ lệ phần trăm giá trị còn lại so với nguyên giá tài sản mới mua sắm nhưng không thấp hơn 20% nguyên giá mới hoặc nguyên giá ghi sổ kế toán. Riêng đối với TSCĐ là phương tiện giao thông vận tải liên tục sử dụng thì phải đảm bảo các điều kiện để lưu hành theo quy định của bộ Giao thông vận tải. Giá trị TSCĐ xác định được: Giá trị trên sổ sách kế toán: 13.344.314.683 Giá trị xác định lại: 17.844.912.710 Đối với TSCĐ vô hình. TSCĐ vô hình tại ngày 31/03/2005 là các chi phí liên quan đến việc chế tạo, đền bù đất tại khu đất Mai Động. Giá trị trên sổ sách kế toán: 814.065.353 Giá trị xác định lại: 814.065.353 Đối với tài sản bằng tiền - Đối với tiền mặt: Lấy theo giá trị trên biên bản kiểm kê quỹ thực tế phù hợp với số lượng Báo cáo tài chính và sổ sách kế toán tại 31/03/2005. - Đối với tiền mặt và tiền gửi ngân hàng có số dư bằng ngoại tệ thì được quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường liên ngân hàng so với đồng Việt Nam tại ngày 31/03/2005. Giá trị trên sổ sách kế toán: 18.400.304.676 Giá trị xác định lại: 18.400.304.676 Đối với các khoản nợ phải thu Là các khoản nợ phải thu được thực hiện trên Báo cáo tài chính và sổ sách kế toán của Công ty tại thời điểm 31/03/2005 (gồm phải thu của khách hàng, trả trước cho người bán, thuế giá trị gia tăng được khấu trừ, phải thu khác) đã được đối chiếu xác nhận tới từng đối tượng (nếu có) hoặc đang luân chuyển tại thời điểm định giá. Tại thời điểm thực hiện việc xác định giá trị DN, phần lớn đã tiến hành đối chiếu xác nhận các khoản phải thu của công ty. Giá trị trên sổ sách kế toán: 125.621.137.070 Giá trị xác định lại: 129.814.901.352 Đối với vật tư, hàng hoá tồn kho. Được xác định theo biên bản kiểm kê thực tế vật tư, hàng hoá tồn kho phù hợp với Báo cáo tài chính và sổ sách kế toán của công ty tại thời điểm 31/12/2005 - Hàng tồn kho là công cụ dụng cụ tồn kho được xác định theo bản kiểm kê thực tế tồn kho phù hợp với Báo cáo tài chính của công ty tại thời điểm 31/12/2005 - Hàng tồn kho là hàng hoá: Được căn cứ trên các biên bản kiểm kê, giá thị trường có thể thực hiện tại thời điểm 31/12/2005 phù hợp với Báo cáo tài chính và sổ sách kế toán của công ty Giá trị trên sổ sách kế toán: 116.783.170.405 Giá trị xác định lại: 111.671.572.775 Đối với chi phí đầu tư xây dựng cơ bản dở dang - Chi phí đầu tư xây dựng cơ bản dở dang tại 31/12/2005 trên sổ sách kế toán là chi phí một số công trình chưa được hoàn thành và chưa quyết toán với nhà thầu. Giá trị trên sổ sách kế toán: 5.123.042.628 Giá trị xác định lại:5.123.042.628 Đầu tư tài chính dài hạn Đầu tư tài chính dài hạn tại 31/12/2005 trên sổ sách kế toán là khoản đầu tư vào công ty cổ phần bảo hiểm PJICO và công ty thép Thăng Long Giá trị trên sổ sách kế toán: 3.346.700.000 Giá trị xác định lại:3.346.700.000 Đối với các khoản nợ phải trả được thực hiện trên Báo cáo tài chính và sổ sách kế toán của công ty tại thời điểm 31/12/2005 đã được đối chiếu và xác nhận tới từng đối tượng (nếu có) hoặc đang luân chuyển tại thời điểm định giá, bao gồm: phải trả cho người bán, người mua trả tiền trước, thuế và các khoản phải nộp Nhà nước, phải trả công nhân viên, phải trả nội bộ, vay ngắn hạn, chi phí phải trả, các khoản phải trả, phải nộp khác. Đến thời điểm phát hành báo cáo xác định GTDN, vẫn còn một số khoản công nợ phải trả chưa được xác nhận công nợ - Phải trả người bán: Là các khoản nợ phải trả đang luân chuyển tại thời điểm định giá, theo các biên bản xác nhận công nợ với từng đối tượng tại ngày 31/12/2005 (nếu có) hoặc các chứng từ đang chuyển tại thời điểm định giá (nếu không có biên bản đối chiếu xác nhận công nợ) phù hợp với hoá đơn, hợp đồng mua bán hoặc các chứng từ liên quan và sổ sách kế toán tại thời điểm định giá. - Người mua trả tiền trước: Là các khoản khách hàng đã trả trước cho công ty về việc mua hàng hoá tại thời điểm định giá, phù hợp các biên bản đối chiếu (nếu có) hoặc chứng từ, sổ sách kế toán (nếu không có biên bản đối chiếu) - Phải trả cán bộ công nhân viên: Là quỹ lương được tích luỹ qua các năm còn dư đến thời điểm định giá phù hợp với sổ sách kế toán của công ty. - Vay ngân hàng: Các khoản công ty vay của ngân hàng được lấy theo đối chiếu số dư với các ngân hàng này và phù hợp với sổ sách kế toán của công ty. - Chi phí phải trả: Là các khoản chi phí đã phát sinh nhưng chưa có chứng từ tại ngày 31/12/2005, phù hợp với chi phí phát sinh thực tế và sổ sách kế toán. - Phải trả, phải nộp khác: Là các khoản phải nộp BHXH, BHYT, kinh phí công đoàn và khoản phải trả cho các đối tượng khác. Giá trị trên sổ sách kế toán: 189.762.554.386 Giá trị trên sổ sách kế toán:189.756.745.295 Đối với quỹ khen thưởng, phúc lợi Được xác định theo số dư thực tế trên Báo cáo tài chính và sổ sách kế toán của công ty tại thời điểm 31/03/2005. Giá trị trên sổ sách kế toán: 1.718.028 Giá trị trên sổ sách kế toán:1.718.028 Đối với tài sản không cần dùng chờ thanh lý. Tài sản không cần dùng là các tài sản cố định không cần dùng, chờ thanh lý theo biên bản kiểm kê tài sản cố định tại thời điểm 31/3/2005 của công ty và văn bản phê chuẩn các tài sản không cần dùng chờ thanh lý của tổng công ty thép Việt Nam Theo phương pháp tính trên, giá trị thực tế của DN và giá trị phần vốn nhà nước được xác định trong bảng kết quả sau: Bảng kết quả xác định GTDN Đơn vị: đồng Chỉ tiêu Số liệu sổ sách kế toán Số liệu xác định lại Chênh lệch A.Tài sản đang dùng 296.187.175.424 304.055.615.437 7.868.440.613 I.TSCĐ và ĐTDH 23.017.767.858 27.518.365.885 4.500.598.027 1.TSCĐ 14.158.380.036 18.658.978.063 4.500.598.027 a.TSCĐ hữu hình 13.344.314.683 17.844.912.710 4.500.598.027 b.TSCĐ vô hình 814.365.353 814.065.353 - 2.Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 3.346.700.000 3.346.700.000 - 3.Chi phí XDCB dở dang 5.123.042.628 5.123.042.628 - 4.Các khoản ký cược, ký quỹ - - - 5.Chi phí trả trước dài hạn 389.645.194 389.645.194 - II.TSLĐ và ĐTNH 273.169.407.566 276.537.249.552 3.367.841.986 1.Tiền 18.400.304.676 18.400.304.676 - +Tiền mặt tồn quỹ 5.167.716.098 5.167.716.098 - +Tiền gửi ngân hàng 13.232.588.578 13.232.588.578 - 2.Đầu tư tài chính ngắn hạn - - - 3.Các khoản phải thu 125.621.137.070 129.814.901.352 4.193.764.282 4.Vât tư, hàng hoá tồn kho 116.783.170.405 111.671.572.775 1.111.597.630 5.TSLĐ khác 12.364.795.415 12.650.470.749 285.675.334 III.Giá trị lợi thế kinh doanh của DN - - - IV.Giá trị quyền sử dụng đất - - - B.Tài sản không cần dùng 6.276.190.585 1.790.941.878 (4.485.248.707) I.TSCĐ và ĐTDH 100.429.091 161.520.000 61.090.909 1.TSCĐ - - - 2.Các khoản đầu tư tài chính dài hạn - - - 3.Chi phí XDCB dở dang 100.429.091 161.520.000 61.090.909 4.Các khoản ký cược, ký quỹ DH - - - II.TSLĐ và ĐTNH 6.175.761.494 1.629.421.878 4.546.339.616 1.Công nợ không có khả năng thu hồi- 6.175.761.494 1.629.421.878 (4.546.339.616) 2.Hàng hoá tồn kho, ứ đọng, kém phẩm chất - - - C.TSCĐ chờ thanh lý 885.420.688 885.420.688 - I.TSCĐ và ĐTDH 885.420.688 885.420.688 - II.TSLĐ và ĐTNH - - - D.TSCĐ hình thành từ quỹ phúc lợi, khen thưởng - - - Tổng Giá trị tài sản của DN, trong đó 303.348.786.697 306.731.978.003 3.383.191.306 Tổng Giá trị thực tế của DN: 296.187.175.424 304.055.615.437 7.868.440.013 E1:Nợ thực tế phải trả,trong đó 189.762.554.386 189.756.745.295 (5.809.091) giá trị quyền sử dụng đất mới nhận phải giao nộp NSNN - - - E2.Số dư quỹ khen thưởng, phúc lợi 1.718.028 1.718.028 - E3.Nguồn kinh phí sự nghiệp - - - Tổng Giá trị thực tế phần vốn Nhà nước tại DN 106.422.903.010 114.297.152.114 7.874.249.104 Nguồn: Hồ sơ xác định GTDN công ty Kim khí Hà Nội 2.2.4. Nhận xét công tác ĐGDN tại công ty Kim khí Hà Nội 2.2.4.1. Nguyên nhân tăng, giảm tài sản trong ĐGDN tại công ty Kim khí Hà Nội - Giá trị còn lại của TSCĐ tăng 4.500.598.027 là do: nhà cửa, vật kiến trúc tăng; máy móc, thiết bị tăng; phương tiện vận tải tăng; dụng cụ quản lý văn phòng giảm như trong bảng tổng hợp TSCĐ sau: Bảng tổng hợp TSCĐ của Công ty Kim khí Hà Nội Bảng tổng hợp tài sản cố định của công ty Kim khí Hà Nội STT Loại tài sản Nguyên giá Đã khấu hao Giá trị còn lại Nguyên giá Giá trị còn lại Nguyên giá Giá trị còn lại A TSCĐ đang dùng 26.531.640.505 12.373.260.469 14.158.380.036 35.183.233.126 18.058.978.063 8.651.592.621 4.500.598.027 1 Nhà cửa, vật kiến trúc 19.382.190.517 7.927.339.439 11.454.851.078 28.087.274.216 15.698.371.975 8.705.083.699 4.243.520.897 2 Máy móc, thiết bị 723.153.129 499.320.562 223.832.567 723.153.129 268.198.389 0 44.365.822 3 Phương tiện vận tải, truyền dẫn 5.039.584.431 3.598.037.538 1.441.546.893 5.039.584.431 1.658.681.190 0 217.134.297 4 Dụng cụ quản lý 480.345.678 256.261.533 224.084.145 426.854.600 219.661.156 _53.491.078 4.422.989 5 TSCĐ vô hình 906.366.750 92.301.397 814.065.353 906.366.750 614.065.353 0 0 B TSCĐ không cần dùng 2.775.231.074 1.889.810.386 885.420.688 2.775.231.074 885.420.688 0 0 1 Nhà cửa, vật kiến trúc 2.404.671.338 1.526.180.921 878.400.417 2.404.671.338 878.490.417 0 0 2 Máy móc, thiết bị 124.835.105 124.835.105 0 124.835.105 0 0 0 3 Phương tiện vận tải, truyền dẫn 183.642.180 176.711.909 6.930.271 183.642.180 6.930.271 0 0 4 Dụng cụ quản lý 62.082.451 62.082.451 0 62.082.451 0 0 0 C TSCĐ chờ thanh lý 0 0 0 0 0 0 0 D TSCĐ hình thành từ quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi 0 0 0 0 0 0 0 Tổng cộng 29.306.871.579 14.263.070.855 15.043.800.724 37.958.464.200 8.651.592.621 4.500.598.027 Nguån: Hå s¬ x¸c ®Þnh GTDN c«ng ty Kim KhÝ Hµ Néi B¶ng kiÓm kª vµ x¸c ®Þnh gi¸ trÞ tµi s¶n cña c«ng ty Kim khÝ Hµ Néi L oại tài sản Nguyên giá Đã khấu hao Giá trị còn lại Nguyên giá Giá trị còn lại Nguyên giá Giá trị còn lại TSCĐ đang dùng 26.531.640.505 12.373.260.469 14.158.380.036 35.183.233.126 18.058.978.063 8.651.592.621 4.500.598.027 Nhà cửa, vật kiến trúc 19.382.190.517 7.927.339.439 11.454.851.078 28.087.274.216 15.698.371.975 8.705.083.699 4.243.520.897 Máy móc, thiết bị 723.153.129 499.320.562 223.832.567 723.153.129 268.198.389 0 44.365.822 Phương tiện vận tải, truyền dẫn 5.039.584.431 3.598.037.538 1.441.546.893 5.039.584.431 1.658.681.190 0 217.134.297 Dụng cụ quản lý 480.345.678 256.261.533 224.084.145 426.854.600 219.661.156 _53.491.078 4.422.989 TSCĐ vô hình 906.366.750 92.301.397 814.065.353 906.366.750 614.065.353 0 0 TSCĐ không cần dùng 2.775.231.074 1.889.810.386 885.420.688 2.775.231.074 885.420.688 0 0 Nhà cửa, vật kiến trúc 2.404.671.338 1.526.180.921 878.400.417 2.404.671.338 878.490.417 0 0 Máy móc, thiết bị 124.835.105 124.835.105 0 124.835.105 0 0 0 Phương tiện vận tải, truyền dẫn 183.642.180 176.711.909 6.930.271 183.642.180 6.930.271 0 0 Dụng cụ quản lý 62.082.451 62.082.451 0 62.082.451 0 0 0 TSCĐ chờ thanh lý 0 0 0 0 0 0 0 TSCĐ hình thành từ QKT, QPL 0 0 0 0 0 0 0 Tổng cộng 29.306.871.579 14.263.070.855 15.043.800.724 37.958.464.200 8.651.592.621 4.500.598.027 Nguồn: Hồ sơ xác định GTDN công ty Kim khí Hà Nội - Giá trị các khoản phải thu tăng 4.193.764.282 do: + Chênh lệch thiếu với công ty hợp doanh XL Đà Nẵng giảm: 597.934đ + Chênh lệch thừa với công ty thương mại Việt Anh tăng: 300.000đ + Chênh lệch thiếu công ty hỗ trợ sản xuất và du lịch thương mại – xí nghiệp phụ tùng giảm:59.656.115 + Các khoản phải thu không có khả năng thu hồi chưa đủ hồ sơ tăng: 2.093.508.143 Các khoản trả trước cho người bán tăng: 2.227.410.188 đ do: + Công ty cổ phần Minh Ngọc chưa đủ Hồ sơ công nợ không có khả năng thu hồi: 2.052.410.188đ + Xử lý trách nhiệm cá nhân về khoản nợ công ty đầu tư kinh doanh bất động sản Hải Phòng: 175.000.000đ - Vật tư, hàng hóa tồn kho giảm 1.111.597.630 do: + Giá trị công cụ dụng cụ tồn kho tăng: 126.993.250 do các công cụ dụng cụ đã phân bổ hết 100% giá trị sử dụng vào chi phí nhưng vẫn còn giá trị sử dụng được đánh giá lại + Giá trị hàng hoá tồn kho giảm: 1.238.590.880 do đánh giá lại các vật tư, phụ tùng của xí nghiệp phụ tùng và thiết bị theo giá thị trường tại thời điểm 31/03/2005. Đây chủ yếu là các loại hàng hoá, vật tư, phụ tùng lỗi thời, tồn đọng, kém mất phẩm chất, ít có nhu cầu sử dụng trên thị trường như các chủng loại phụ tùng xe Hyundai nhập trước năm 2000, các loại xe Vonga cổ, Zin 130,...đã quá lỗi thời không còn đáp ứng với yêu cầu người tiêu dùng, thị trường gần như không sử dụng nên phụ tùng rất khó bán - Tài sản lưu động khác tăng: 285.675.334 do: + khoản tạm ứng không có khả năng thu hồi chưa có đủ hồ sơ đề nghị tiếp tục xử lý vào giai đoạn 2 tăng 225.421.285 + Tài sản thiếu chờ xử lý tăng: 60.254.049đ do: Chênh lệch thiếu với công ty hợp doanh XL Đà Nẵng giảm 597.934đ Chênh lệch thiếu với công ty hỗ trợ sản xuất và du lịch thương mại- xí nghiệp phụ tùng giảm:59.656.115 - Giá trị các khoản nợ phải trả giảm: 5.809.091 do: + Chi phí phải trả giảm:6.109.091 do điều chỉnh giảm khoản trích trước chi phí lập báo cáo nghiên cứu khả thi công trình 198 đường Nguyễn Trãi bao gồm cả VAT + Tài sản thừa chờ xử lý tăng: 300.000đ do chênh lệch thừa với công ty thương mại Việt Anh chưa rõ nguyên nhân - Tài sản không tính vào GTDN giảm 4.485.248.707 gồm + TSCĐ tăng: 61.090.909đ do: trích bổ sung chi phí lập báo cáo nghiên cứu khi công trình xây dựng cơ bản 198 Nguyễn Trãi đã có quyết định dừng đầu tư. + Tài sản lưu động giảm: 4.546.396.616: Giá trị còn lại các khoản công nợ không có khả năng thu hồi theo sổ sách của công ty chưa đủ hồ sơ bao gồm: Chênh lệch thiếu với công ty hợp doanh XL giảm: 597.934đ Chênh lệch thiếu công ty thương mại Việt Anh tăng: 300.000đ Xử lý trách nhiệm cá nhân về khoản nợ của công ty đầu tư kinh doanh bất động sản Hải Phòng giảm: 175 tr Các khoản nợ chưa đủ hồ sơ giảm: 4.371.041.682đ 2.2.4.2. Kết quả đạt được Trong những năm qua,công ty đã hoạt động trong cơ chế thị trường phải cạnh tranh quyết liệt giữa các sản phẩm cùng loại trên thị trường.Mặt khác, nhà xưởng, thiết bị của công ty qua thời gian sử dụng lâu dài đã xuống cấp, lạc hậu, hơn nữa các mặt hàng chính là các chủng loại thép của công ty luôn biến động trong nước và quốc tế đã làm cho điều kiện kinh doanh có phần khó khăn,các chi phí kèm theo tăng. Tuy nhiên thực hiện chủ trương của Đảng và nhà nước về CPH, công ty đã thực hiện đúng theo kế hoạch đề ra, và công ty đã đạt được một số kết quả nhất định: - Quá trình định giá diễn ra theo đúng tiến trình và kế hoạch do có sự hướng dẫn chỉ đạo và cung cấp thông tin đầy đủ của cơ quan Nhà nước cấp trên, các thông tin cung cấp như: Giá thị trường của TSCĐ để xác định TSCĐ để xác định nguyên giá tài sản, thời gian sử dụng, tỷ lệ hao mòn tài sản, tỷ suất lợi nhuận trung bình ngành, gía nhà ở và đất đai. Mặt khác, công tác kiểm kê phân loại tài sản của DN được tiến hành nhanh chóng, tạo điều kiện cho công ty hoàn thành việc xác định giá trị thực tế của DN và giá trị phần vốn góp của Nhà nước, là cơ sở để DN phát hành cổ phiếu, xác định giá bán của DN mình, hoàn thành công việc chuyển công ty nhà nước thành công ty cổ phần. -Kết quả xác định GTDN của Công ty tương đối chính xác, chênh lệch của GTDN do Hội đồng kiểm kê xác định lại và DN tự đánh giá là không lớn.DN sử dụng giá thị trường để tính giá trị tài sản trong DN. - Phương pháp định giá mà DN sử dụng là phù hợp vì theo sổ liệu trên sổ sách kế toán của công ty DN có tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn nhà nước bình quân 3 năm trước thời điểm CPH nhỏ hơn lãi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm gần thời điểm xác định giá trị DN nên DN không có giá trị lợi thế kinh doanh.Mặt khác, công ty hoạt động sản xuất là chủ yếu, giá trị TSCĐ của DN là rất lớn, chiếm khoảng 89% trong tổng giá trị tài sản của công ty, giá trị khấu hao TSCĐ hàng năm cũng lớn, do đó DN lựa chọn phương pháp xác định GTDN theo phương pháp tài sản là phù hợp. Bản thân công tác định giá DN là một việc làm phức tạp, gây nhiều tranh cãi trên thị trường. Bên cạnh những kết quả đạt được, trong quá trình định giá, công ty cũng có những khó khăn và hạn chế. 2.2.4.3.Một số hạn chế - Phương pháp xác định GTDN sử dụng (phương pháp tài sản): Bản thân phương pháp này có nhiều hạn chế, do nó chỉ là sự cộng dồn giá trị của tất cả tài sản, chỉ xem xét DN trong trạng thái tĩnh, chưa xem xét nó trong trạng thái động,tức là chưa tính đến khả năng sinh lời trong tương lai của DN. Khi công ty lựa chọn phương pháp tài sản, kết quả tính giá trị thực tế của DN sẽ nhỏ hơn rất nhiều giá trị thực mà lẽ ra DN có được.Tuy nhiên, nhìn nhận từ góc độ DN, phương pháp này được lựa chọn vì nó mang lại giá trị DN nhỏ nhất so với các phương pháp khác. Mà những người mua cổ phiếu của công ty chủ yếu là công nhân viên trong DN.Kết quả định gía thấp, tức GTDN thấp, do đó giá trị cổ phiếu bán ra cho công nhân viên sẽ thấp. - DN không tính giá trị lợi thế kinh doanh (siêu lợi nhuận) vào giá trị DN. Đó là do hạn chế trong phương pháp tài sản của DN đã tạo kẽ hở cho DN không tính mà bỏ qua giá trị lợi thế kinh doanh, điều mà khi xác định GTDN bắt buộc phải tính vào, khiến kết quả Định giá thiếu chính xác - Công tác định giá còn mang nặng tính chủ quan, điều này không chỉ ở phía hội đồng ĐGDN của công ty, mà còn ở cả phía hội đồng thẩm định GTDN của cơ quan cấp trên. Sự chủ quan này cần được xem xét và khắc phục để kết quả xác định GTDN được chính xác và tin cậy cho những nguời quan tâm. - Xác định chất lượng,tỷ lệ giá trị còn lại của tài sản (nhất là phương tiện vận tải, máy móc,thiết bị, vật kiến trúc còn mang tính ước định, thiếu chuyên gia của cơ quan chuyên môn. - Việc tổ chức xác định GTDN chủ yếu căn cứ vào tài liệu tính toán của DN (báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo tài chính và các tài liệu kế toán khác), tổ chức thuê định giá phải thống nhất với DN các nội dung liên quan đến định giá. Theo quy định của nhà nước, chỉ có tối thiểu 30% số cổ phần còn lại (nếu có) sau khi trừ cổ phần Nhà nước mới được đưa ra bán cho đối tượng DN. Như vậy, chủ yếu cổ phần phát hành lần đầu của công ty được bán trong nội bộ của DN theo giá sàn. Trường hợp này, DN vừa là người định giá, vừa là người mua, nên kết quả định giá DN là thấp, dẫn đến mất nhiều thời gian (do cơ quan định giá và cơ quan công bố giá trị DN phải thẩm tra lại), nhưng GTDN vẫn thấp. 2.2.5.Nhận xét chung về quy chế ĐGDN của Nhà nước Nước ta đã có thành công bước đầu khi tiến hành CPH DNNN. Tuy nhiên, tốc độ CPH DNNN nói chung còn chậm, chưa đạt theo kế hoạch đề ra. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tốc độ CPH chậm đó là vấn đề Định giá DN CPH. Hiện nay, có 3 nhóm phương pháp xác định GTDN, đó là phương pháp xác định theo tài sản, phương pháp xác định theo dòng tiền chiết khấu, và các phương pháp khác đã được quy định cụ thể trong thông tư số 126/2004/BTC-TT về hướng dẫn thực hiện nghị định 187/2004 của Chính phủ về chuyển công ty nhà nước thành công ty cổ phần. Kết quả điều tra của Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương cho thấy 97,9% số DN CPH áp dụng phương pháp tài sản khi định giá, trong khi đó, các phương pháp định giá hiện đại và mang tính thị trường hơn như phương pháp tính theo dòng tiền chiết khấu lại không được sử dụng hoặc sử dụng không đáng kể. Công tác định giá DN của Nhà nước có những ưu điểm và hạn chế sau: Ưu điểm: - Chính phủ đã ban hành các văn bản hướng dẫn công tác xác định GTDN một cách cụ thể và thường xuyên sửa đổi cho hoàn thiện, là cái khung pháp lý chung hướng dẫn các DN trong quá trình xác định GTDN. - Xem xét GTDN trên quan điểm toàn diện, GTDN ở đây không chỉ bao gồm giá trị của Tài sản hữu hình mà còn bao gồm cả tài sản vô hình - Phương pháp ĐGDN mà Chính phủ lựa chọn thực chất là phương pháp định lượng GW- là sự kết hợp 2 phương pháp định giá theo tài sản thuần và phương pháp lợi nhuận.Phương pháp này phù hợp với sự đòi hỏi của Nhà nước là phải định giá trên cơ sở pháp lý. Sai số cũng giảm bớt vì phần lớn các DN thuộc diện CPH không có nhiều giá trị lợi thế kinh doanh,còn những DN có nhiều lợi thế kinh doanh thì không thuộc diện phải CPH. Hạn chế cơ bản - Xử lý tài chính: Hầu hết các DN thuộc diện CPH thường có tồn tại về tài chính như: lỗ luỹ kế, tài sản vật tư ứ đọng,kém mất phẩm chất,...Tất cả các tồn tại tài chính trên đều có cơ chế xử lý như phần 1.3.2.2 đã nêu ở trên, nhưng các DN không chủ động xử lý các khoản tồn đọng trên, các chủ nợ, nhất là các ngân hàng thương mại cũng không tích cực vào cuộc mà chỉ chờ đến thời điểm xác định GTDN CPH mới làm, nên thời gian định giá thường bị kéo dài. Có trường hợp, DN sau khi xử lý xong các tồn tại về tài chính thì không còn vốn để cổ phần Vấn đề xử lý nợ tồn đọng khi xác định giá trị DNNN trong quá trình cổ phần hoá cũng là một khó khăn, vướng mắc. Nhiều đơn vị của Tổng công ty hiện vẫn tồn đọng nhiều khoản nợ do cơ chế cũ, lịch sử để lại, khó có khả năng thu hồi và cũng không thể áp dụng các quy định về xử lý tài chính hiện hành trong quá trình cổ phần hoá xử lý giải quyết dứt điểm, có nhiều công nợ không thể đối chiếu hoặc cũng không thể thu thập đủ hồ sơ chứng minh là không có khả năng thu hồi. Đây là gánh nặng cho doanh nghiệp sau cổ phần hoá vẫn phải trả gốc, lãi cho các khoản nợ này. - Hiện các công ty tiến hành định giá theo hai phương pháp: định giá tài sản (xác định giá trị doanh nghiệp trên cơ sở đánh giá giá trị thực tế toàn bộ tài sản hiện có của doanh nghiệp) và dòng tiền chiết khấu (xác định giá trị doanh nghiệp trên cơ sở khả năng sinh lời trong tương lai). Tuy nhiên, theo nhận xét của ông Trương Hùng Long, Phó vụ trưởng Vụ Tài chính ngân hàng Bộ Tài chính, hai phương pháp này vẫn còn nhiều bất cập. Đối với phương pháp tài sản, hầu hết các tổ chức cung ứng dịch vụ đều thiếu thông tin về giá thị trường để xác định tỷ lệ phần trăm còn lại của nhà xưởng, máy móc; chưa có tiêu chuẩn cụ thể để xác định giá trị thương hiệu, chưa tính hết được giá trị tiềm năng của doanh nghiệp. Phương pháp dòng tiền chiết khấu áp dụng rất phức tạp, doanh nghiệp cũng không muốn giá trị được đánh giá quá cao, khó bán cổ phần, bất lợi trong việc chia cổ phần ưu đãi trong nội bộ.  - Phương pháp tính toán có nhiều kẽ hở để ĐG thấp Công thức tính GTDN= Tài sản hữu hình + Tài sản vô hình (Siêu lợi nhuận) Công thức trên đã cho DN 2 sự lựa chọn là: ĐGDN theo phương pháp GW Và ĐGDN theo giá trị tài sản thuần, tức bỏ qua lợi thế kinh doanh Sở dĩ vậy, vì trong thông tư 104 quy định: Nếu DN chưa xác định được giá trị lợi thế kinh doanh thì căn cứ vào tỷ suất lợi nhuận sau thuế bình quân của 3 năm liền kề để xác định.Như vậy, DN mới thành lập, DN với tư cách là một đơn vị trực thuộc được tách ra CPH thì không có 3 năm liền kề để xác định giá trị lợi thế kinh doanh nên họ sẽ chọn phương pháp tài sản thuần để định giá. Ngoài ra, việc đánh giá giá trị tài sản hữu hình chứa đựng nguy cơ sai số rất cao.Vì tài sản đa dạng về chủng loại và nguồn gốc khác nhau, phần lớn chúng đã khấu hao hết, kỹ thuật lạc hậu qua nhiều thế hệ và không còn xuất hiện trên thị trường nữa, từ đó đòi hỏi về tính chính xác các giá trị của những tài sản này đã đặt ra nhiều vấn đề phức tạp không nhỏ cho sự định giá.Mức độ chính xác phụ thuộc nhiều vào trình độ chuyên môn của các nhà kinh tế chuyên ngành, phụ thuộc nhiều vào ước tính chủ quan của họ về tỷ lệ % công suất và các tính năng kỹ thuật khác. Với những hạn chế trong quy định và hướng dẫn của Nhà nước về ĐGDN, Công ty Kim khí khi ĐGDN CPH cũng không tránh khỏi những hạn chế đã nêu ở trên. Để hoàn thiện hơn công tác định giá của Công ty Kim khí Hà Nội cũng như hoàn thiện hơn vấn đề định giá DN của Nhà nước em xin đưa ra một số giải pháp cho Công ty Kim khí Hà Nội và một số kiến nghị đối với Nhà nước như sau: Chương III. Giải pháp hoàn thiện công tác ĐGDN tại Công ty Kim khí Hà Nội 3.1Phương hướng phát triển của Công ty 3.1.1.Mục tiêu, kế hoạch 3.1.1.1. Mục tiêu Để theo kịp đà phát triển chung của nền kinh tế, công ty đã xây dựng cho mình chiến lược kinh doanh trong thời gian tới (các năm sau CPH) với mục tiêu là nâng cao doanh thu, mở rộng thị trường, giảm bớt các khoản phải thu, phải trả nhằm nâng cao lợi nhuận của công ty. Cụ thể, trong giai đoạn 2006-2008, công ty dự kiến phấn đấu mức doanh thu tăng trưởng bình quân năm sau cao hơn năm trước5-7%. Tương ứng với việc tăng doanh thu, lãi gộp các năm sau CPH tăng trên 10% so với các năm trước CPH và với mức tăng trưởng ổn định 6% của năm sau so với năm trước.Công ty tiếp tục mở rộng quy mô kinh doanh, nâng cao hiệu quả kinh tế, sức cạnh tranh, tiếp tục thực hiện mục tiêu giữ vững ổn định và phát triển bền vững. 3.1.1.2. Kế hoạch kinh doanh của Công ty sau CPH Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu Thực hiện các năm trước CPH Dự kiến sau cổ phần Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 6T/2005 Năm2006 Năm 2007 Năm2008 1. Doanh thu thuần về BH và CCDV 1.460.644 1.049.802 1.327.188 379.588 1.500.000 1.600.000 1.680.000 2. Giá vốn hàng bán 1.401.032 1.000.713 1.268.393 361.676 1.432.500 1.525.500 1.601.000 3. Lợi nhuận gộp 59.612 49.089 58.795 17.912 67.500 74.500 79.000 Tỷ lệ lợi nhuận gộp/doanh thu 4,1% 4,7% 4,4% 4,7% 4,5% 4,7% 4,7% 4.Doanh thu hoạt động tài chính 6.296 10.995 5.588 1.823 5.Chi phí hoạt động tài chính 19.663 24.195 18.345 6.243 24.300 27.000 28.300 -Trong đó lãi vay phải trả 18.462 23.467 16.680 5.598 21.100 23.700 24.900 6.Chi phí bán hàng 16.456 16.038 20.436 6.925 18.000 19.900 20.000 -Tỷ lệ % DT 1,1% 1,5% 1,5% 1,8% 1,2% 1,2% 1,2% 7. Chi phí quản lý 14.111 14.313 17.478 4.646 14.200 15.100 15.700 -Tỷ lệ % DT 1,0% 1,4% 1,3% 1,2% 0,9% 0,9% 0,9% 8. Lợi nhuận từ hoạt động SXKD 15.678 5.538 8.124 1.921 11.000 12.500 15.000 9. Thu nhập khác 1.280 6.085 1.272 438 10. Chi phí khác 585 1.325 4.366 456 11. Lợi nhuận khác 695 4.760 -3.094 -18 12.Tổng lợi nhuận trước thuế 16.373 10.298 5.030 1.903 11.000 12.500 15.000 13. Thuế TNDN (Theo thuế suất quy định) 4.911 3.089 1.078 2.100 14.Lợi nhuận sau thuế 11.462 7.209 3.952 1.903 11.000 12.500 12.900 15. Chi phí lưu thông (BH+QL) 30.567 30.351 37.914 11.571 32.200 35.000 35.700 Tỷ lệ % trên Doanh thu 2,1% 2,9% 2,9% 3,0% 2,1% 2,2% 2,1% 16. Tổng chi phí (không gồm giá vốn) 50.815 55.871 60.625 18.270 56.500 62.000 64.000 Tỷ lệ % trên doanh thu 3,5% 5,3% 4,6% 4,8% 3,8% 3,9% 3,8% 17. Nộp ngân sách 71.243 39.775 29.719 5.843 48.200 53.700 61.100 -Thuế VAT nhập khẩu 43.776 24.807 15.307 4.203 36.600 40.500 44.800 -Thuế nhập khẩu 24.630 12.064 11.803 777 8.000 9.600 10.600 -Thuế thu nhập DN 2.100 -Thuế đất, tiền thuê đất, thuế khác 2.837 2.904 2.609 863 3.600 3.600 3.600 Doanh thu xây dựng dự kiến sau CPH sẽ tăng hơn 10% so với các năm so với các năm trước CPH, tỷ lệ tăng doanh thu năm sau so với năm trước tăng từ 5-7%, lãi gộp tăng trên 10% so với các năm trước CPH. Về chi phí: So sánh số tuyệt đối của chi phí dự kiến giữa các năm sau CPH với chi phí của các năm trước CPH thi chi phí kinh doanh sau CPH tăng khoảng 10 tỷ đồng. Điều này là phù hợp do việc dự kiến doanh số tăng trưởng hàng năm như đã nói trên, tỷ lệ chi phí doanh số các năm sau CPH dự kiến khoảng 3,7-4% thấp hơn hoặc bằng với tỷ lệ chi phí trên doanh số của các năm trước CPH. So sánh một số chỉ tiêu khoản mục chi phí dự kiến năm đầu sau CPH (năm 2006) so với các năm trước CPH. - Chi phí lãi vay: Năm 2006 dự kiến chỉ có khoảng 60 tỷ đồng vốn lưu động CSH tham gia hoạt động kinh doanh (với vốn điều lệ được xây dựng là 115 tỷ đồng), để đạt doanh thu 1500 tỷ đồng thì công ty phải vay vốn ngân hàng với mức dự kiến 320 tỷ đồng, do đó chi phí lãi vay phải trả tăng khoảng 10 tỷ đồng so với các năm trước cổ phần. - Chi phí dịch vụ mua ngoài: Doanh thu tăng cũng dẫn đến các khoản chi phí dịch vụ mua ngoài liên quan tăng theo tương ứng (như chi phí vận chuyển, bốc xếp, lưu kho,...) với doanh thu và tăng khoảng 3-4 % so với các năm trước. - Các khoản chi phí khác: Công ty tích cực sử dụng các biện pháp thực hành tiết kiệm để quyết tâm giảm các chi phí như xăng xe, điện nước, điện thoại và các khoản chi phí bằng tiền khác. Về tình hình nộp ngân sách nhà nước: năm sau cao hơn năm trước và cao hơn các năm trước CPH. Công ty nhập khẩu các mặt hàng nhiều hơn, tăng thuế nhập khẩu và VAT nhập khẩu. Riêng thuế TNDN được miễn 2 năm đầu sau CPH tức là năm 2006 và 2007. Ba năm trước CPH, thuế TNDN nộp ngân sách là bằng 0, và đến năm 2008 công ty đã nộp ngân sách là 2100 triệu đồng. Lợi nhuận trước thuế xây dựng năm sau tăng so với năm trước 11-12% 3.1.2Phương hướng phát triển của Công ty Để đạt được mục tiêu đề ra, phương hướng phát triển của công ty trong thời gian tới là: Về thị trường: Công ty tiếp tục mở rộng thị trường, tìm kiếm nhà cung cấp và đối tác làm ăn đáng tin cậy. Trong giai đoạn hiện nay, tốc độ xây dựng phát triển cơ sở hạ tầng, các khu trung tâm vui chơi giải trí, các khu công nghiệp, các chung cư cao tầng... đang diễn ra sôi động, công ty nên chủ động ký hợp đồng cung cấp thép và vật tư cho các công trình xây dựng lớn. Đồng thời, công ty tập trung khai thác những thị trường hiện tại như Hà Nội, TP. HCM và tiếp cận những thị trường tiềm năng như Hải Phòng, Quảng Ninh, Hà Tây... Về nguồn nhân lực: Công ty tiến hành đào tạo, nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên để đáp ứng được những đòi hỏi khắt khe của thị trường. Thêm vào đó, công ty chủ trương trẻ hoá đội ngũ cán bộ, kết hợp sự năng nổ, nhiệt tình, sáng tạo của tuổi trẻ với kinh nghiệm của thế hệ đi trước nhằm tạo động lực mới cho sự phát triển bền vững của công ty. 3.2. Giải pháp hoàn thiện công tác ĐGDN tại Công ty Kim khí Hà Nội Từ thực trạng công tác ĐGDN tại công ty kim khí Hà Nội, cho thấy bên cạnh những kết quả đạt được công ty còn những hạn chế trong công tác định giá. Để hoàn thiện hơn công tác định giá tại công ty kim khí Hà Nội, em xin đưa ra một số giải pháp sau: Thứ nhất: Đề xuất và áp dụng phương pháp định giá mới. Phương pháp tính của công ty có hạn chế cơ bản là không tính đúng giá trị của DN, GTDN được định giá thấp hơn nhiều giá trị thực tế mà lẽ ra DN có được. Do vậy, trong chuyên đề này, em xin đề xuất một phương pháp mới cho công ty, đó là phương pháp kết hợp.Đây thực chất là phương pháp kết hợp của 2 phương pháp nêu trên đó là phương pháp tài sản và phương pháp chiết khấu dòng tiền (DCF). Cơ sở xác định: Xem xét DN như một tổng thể các yếu tố kinh tế hợp thành bao gồm giá trị các tài sản sau kiểm kê đánh giá lại và phần giá trị khả năng sinh lời của DN có thể được tính theo hai cách là: dựa vào số liệu trong quá khứ và dựa vào các dự tính trong tương lai. Phương pháp kết hợp là sự dung hoà của 2 phương pháp trên với cơ sở tính toán là tất cả giá trị tài sản và lợi nhuận của DN. Căn cứ xác định: Bảng cân đối kế toán, báo cáo thu nhập của DN trong những năm gần nhất và kế hoạch hoạt động của DN trong những năm tới. Định giá DN: Cách 1: Dựa vào số liệu trong quá khứ: V=VA*(1+H) Trong đó: H=Pd-Pn Pd: tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn bình quân của DN trong những năm gần nhất. Pn: Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn bình quân của các DN cùng ngành trong các năm tương ứng. Cách 2: Dựa vào số liệu ước tính trong tương lai: GTDN=(Giá trị tài sản thực tế + Giá trị khả năng sinh lời)/2 Lợi nhuận ròng hàng năm dự tính thu được của DN Giá trị khả năng sinh lời = Hệ số sinh lời Giá trị khả năng sinh lời của công ty phụ thuộc vào lợi nhuận mà công ty tạo ra trong tương lai. Nói cách khác, nó phụ thuộc vào khả năng sinh lời của DN trong tương lai, tỷ lệ thuận với lợi nhuận có thể thu đựơc. Lợi nhuận ròng bình quân hàng năm là lợi nhuận dự tính bình quân còn lại sau khi đã trừ thuế và các chi phí kể cả chi trả lãi vay. Các số liệu này được xác định trên cơ sở tốc độ tăng trưởng của DN trong những năm tới. Công thức xác định: n ∑LNi i=1 LN= n LN: Lợi nhuận bình quân hàng năm dự tính thu được LNi: Lợi nhuận ròng dự tính thu được năm i N: Số năm dự tính (thường là 5 năm) Trên thực tế, lợi nhuận ròng bình quân DN thu được có thể lớn hơn, nhỏ hơn, hay bằng mức lợi nhuận dự tính này. Khi tính toán chỉ số này cần xem xét để loại trừ các ảnh hưởng đột biến có liên quan đến lợi nhuận ròng bình quân của DN. Đồng thời cũng cần phải phân tích, dự đoán tình hình sắp tới để điều chỉnh lợi nhuận ròng bình quân dự tính thu được cho phù hợp. Ví dụ. DN X có giá trị tài sản sau khi kiểm kê đánh giá là 4.500 trđ. Theo thống kê, tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn bình quân của DN trong 3 năm gần nhất như sau: Năm Chỉ tiêu N-2 N-1 N Cộng Lợi nhuận sau thuế 770 831,6 881,2 2482,8 Vốn bình quân 3500 3600 3750 10850 Tỷ suất LNST 22 23,1 23,5 22,9 Tỷ suất LNST trên vốn bình quân của các DN trong cùng ngành như sau: Năm Chỉ tiêu N-2 N-1 N Cộng Lợi nhuận sau thuế 1360 1476 1665 4501 Vốn bình quân 8000 8200 9000 25200 Tỷ suất LNST 17 18 18,5 17,9 Vậy hệ số điều chỉnh giá trị tài sản ròng: H=22,9%-17,9%=5% GTDN tính theo công thức này là: V=4500 ×(1+5%)=4725 trđ Cũng cần thấy rằng, trong trường hợp DN ở trạng thái bất lợi so với các DN khác trong cùng ngành thì hệ số điều chỉnh giá trị tài sản sẽ là số âm. Ở trong ví dụ này, chúng ta mặc nhiên chấp nhận việc sử dụng những số liệu quá khứ đối với phần lợi nhuận thặng dư để đưa vào GTDN Ưu điểm phương pháp Phương pháp này khắc phục được nhược điểm của 2 phương pháp trên là phương pháp tài sản và phương pháp chiết khấu dòng tiền vì nó cho phép định giá GTDN dưới cả hai góc độ giá trị tài sản và lợi nhuận của DN. Nó đồng thời xem xét đến cả hai khía cạnh lợi ích kinh tế của cả người mua và người bán Phương pháp này cũng tạo ra khả năng bù trừ các sai sót có thể xảy ra khi xác định GTDN theo từng phương pháp đơn lẻ nêu trên: + Với phương pháp định giá theo tài sản: Khi đánh giá tài sản, khó khăn xảy ra khi có những thay đổi về công nghệ ảnh hưởng tới giá trị của tài sản, cũng như khi chúng ta đánh giá những tài sản đặc biệt, những tài sản chuyên dụng với những thông tin thị trường hết sức nghèo nàn về chúng. Thêm vào đó, giá trị thị trường hợp lý thể hiện ra ngoài của tài sản không phản ánh được khả năng tạo ra lợi nhuận của chúng, thậm chí có sự khác biệt đáng kể. Vì vậy, GTDN được xác định theo phương pháp này, nếu được công nhận là tương đối chính xác thì cũng chỉ là sự chính xác trên mức độ của những nhận định chủ quan mà thôi. + Với phương pháp chiết khấu dòng tiền (DCF): sẽ là một mức độ phỏng đoán cao những thông tin trong tương lai trong điều kiện mà yếu tố thị trường là không chắc chắn, ảnh hưởng tới khả năng sinh lời của DN, và thêm những bất định nữa trong việc dự tính được một tỷ lệ chiết khấu hợp lý trong điều kiện những thay đổi của nền kinh tế. Trong thực tế hoàn cảnh như vậy, rõ ràng một mức giá DN đưa ra cũng mang tính chính xác tương đối mà thôi. Hạn chế: Phương pháp này đòi hỏi phải tính toán nhiều hơn so với 2 phương pháp trên, mất nhiều thời gian và công sức hơn để đưa ra được cả giá trị tài sản cũng như tính toán được giá trị khả năng sinh lời. Hơn nữa, những số liệu để tính toán tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn bình quân của các DN cùng ngành không phải là điều dễ dàng. Một loạt các vấn đề sẽ xuất hiện khi còn có những DN ngoài khu vực, những DN kinh doanh đa dạng trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Đối tượng áp dụng: đặc biệt thích hợp với những DN có giá trị tài sản lớn cũng như khả năng thu lợi nhuận siêu ngạch (giá trị tài sản vô hình) cao, đó là những DN đang nằm trong định hướng phát triển của nhà nước, được hưởng những ưu đãi đặc biệt về giá, thuế... mà việc áp dụng phương pháp định giá dựa trên khả năng sinh lời đối với chúng còn có những hạn chế nhất định. Thứ hai: Công ty phải tính giá trị tài sản vô hình vào giá trị của DN, có thể tiến hành tính giá trị tài sản vô hình theo cách tính goodwill. Phương pháp GW là một trong những phương pháp tính giá trị tài sản vô hình được công nhận như là phương pháp hoàn hảo nhất vì nó kết hợp các giá trị theo tài sản và theo giá trị năng suất,coi DN không chỉ về mặt công nghiệp hoặc kinh tế mà còn về mặt tài chính và có sự phân chia trong tương lai khi xác định giá bán DN Công thức: n Rt - rAt GW = ∑ t=1 (1+i)t Trong đó: Tt: Khoản thu năm t r: Tỷ suất lợi nhuận bình thường của tài sản i: Tỷ suất hiện tại hoá n: Số năm nhận được khoản thu Tỷ suất hiện tại hoá phản ánh chi phí vốn, rủi ro trong kinh doanh, rủi ro tài chính và rủi ro thanh khoản của DN. Tỷ suất hiện tại hoá = f(tỷ suất cơ bản, rủi ro kinh doanh, rủi ro tài chính, rủi ro thanh khoản, rủi ro gắn với thị trường...) Thứ ba: Kiện toàn bộ máy kế toán DN: Khi ĐGDN, tổ chức định gía thường dựa vào số liệu trên sổ sách kế toán để làm cơ sở xác định giá trị tài sản DN, nên số liệu có chính xác thì kết quả xác định mới phản ánh chính xác. Kiện toàn bộ máy kế toán thể hiện ở việc nâng cao trình độ cán bộ công nhân viên kế toán trong DN, chủ động xử lý các tồn tại tài chính chứ không chờ đến thời điểm CPH mới làm, gây mất thời gian cho công tác định giá. 3.3. Kiến nghị với Nhà nước Thứ nhất: Thông tin cung cấp trong quá trình định giá phải có độ tin cậy nhất định Các phương pháp định giá thường đòi hỏi phải có một khối lượng lớn thông tin được cung cấp. Do công việc định giá DN là một việc làm phức tạp, và khá mới mẻ ở nước ta nên thông tin cung cấp càng nhiều càng tốt, song thông tin đó phải có độ tin cậy ở một mức độ nhất định. Đối với các chuyên gia, thông tin có thể đến từ nhiều nguồn khác nhau, đòi hỏi về mặt xử lý thông tin. Ở Việt Nam hiện nay, các thông tin quan trọng và cần thiết cho công tác xác định GTDN như hệ số tín nhiệm, các chỉ số tài chính trung bình ngành và các chỉ số chứng khoán thì Việt Nam chưa đáp ứng được. Loại thông tin này được công bố, trong nhiều trường hợp, sẽ giúp các chuyên gia định giá không phải sa vào một ma trận các loại thông tin, mà vẫn ước lượng được các tỷ lệ rủi ro và GTDN một cách nhanh chóng. Nó góp phần làm giảm đi tính “nghệ thuật”,tính chủ quan cũng như sự hạn chế về trình độ của người định giá. Chính vì vậy,để không phải mò mẫm với những mớ thông tin được cung cấp, trong chuyên đề này em có kiến nghị: - Chính phủ cần cho phép thành lập các công ty chuyên xếp hạng và đánh giá hệ số tín nhiệm đối với các DN, hoặc cho phép loại công ty này của nước ngoài được hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam - Cần phải gấp rút bổ sung thêm vào hệ thống số liệu thống kê của Nhà nước các chỉ tiêu tài chính trung bình ngành. Nó bao gồm khoảng 18 chỉ tiêu mà chuyên gia định giá có thể sử dụng khi chưa có hệ số tín nhiệm. Đòi hỏi này về cơ bản là có thể làm được ngay bằng cách dựa trên các Bảng cân đối kế toán, Báo cáo thu nhập và Báo cáo kiểm toán. -Thúc đẩy nhanh sự phát triển của Thị trường chứng khoán TTCK phát triển sẽ chỉ ra giá thị trường của DN hàng ngày trên bảng điện tử. Đó là một thông tin quan trọng để đối chiếu với sự đánh giá của chuyên gia về GTDN có chứng khoán niêm yết và giao dịch trên TTCK. Ngoài ra, giá cả của chứng khoán cũng là một cơ sở quan trọng để người ta định giá các DN có những điều kiện tương tự nhưng không có chứng khoán được niêm yết. Thứ hai: Tổ chức định giá phải chuyên nghiệp và có trình độ Trước đây, việc xác định GTDN chủ yếu do các hội đồng ĐGDN của các Bộ, ngành , địa phương, Tổng công ty thực hiện. Dần dần, các hội đồng này được thay thế bằng các tổ chức tài chính trung gian như công ty kiểm toán,công ty chứng khoán, trung tâm thẩm định giá...Việc sử dụng các tổ chức tài chính trung gian xác định GTDN có tác dụng hạn chế sự can thiệp của các cơ quan hành chính Nhà nước, nâng cao tính công khai, minh bạch và tính chuyên nghiệp trong hoạt động định giá, nâng cao trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu vốn Nhà nước tại DN. Trên thực tế, lĩnh vực định giá DN còn mới mẻ cả về lý thuyết và thực hành. .Một vấn đề đáng băn khoăn hiện nay là các tổ chức tài chính trung gian chưa đáp ứng đủ khả năng xác định GTDN. Việc xác định giá trị giữa công ty kiểm toán và tổng công ty vênh nhau khá lớn do các công ty kiểm toán chỉ căn cứ vào số liệu sổ sách trong khi DN còn rất nhiều lợi thế chưa được tính tới.Để lựa chọn các tổ chức định giá DN phù hợp, có năng lực thực sự và bảo đảm tính đúng đắn kết quả trong việc định giá DN là một vấn đề có ý nghĩa quyết định trong việc xác định GTDN Muốn vậy, cần có cơ chế quy định cụ thể tiêu chuẩn của một tổ chức được lựa chọn để thực hiện việc định giá DN. Tổ chức đó trước hết phải có đội ngũ cán bộ về số lượng chuyên gia,có trình độ chuyên môn nhất định,có kinh nghiệm và đạo đức nghề nghiệp. Những tổ chức định giá phải đảm bảo đủ những tiêu chuẩn đó thì tổ chức định giá DN mới chất lượng và có độ tin cậy cao. Thực tế hiện nay việc lựa chọn và chỉ định các tổ chức vẫn chủ yếu dựa vào định tính, chưa dựa trên những tiêu chuẩn định lượng cụ thể để lựa chọn. Do đó,có nhiều tổ chức được chọn trong danh sách để thực hiện việc định giá DN chưa thực sự có đủ năng lực chuyên môn và kinh nghiệm nghề nghiệp để thực hiện một cách có hiệu quả và chuẩn xác kết quả định giá của DN. Đó là còn chưa kể đến cơ chế kiểm tra các đơn vị tham gia thực hiện việc xác định GTDN như quy trình hoạt động, chất lượng chuyên môn, nhân sự...chưa có. Vì những lý do nêu trên, Nhà nước cần thực hiện tốt vai trò của mình trên các mặt: -Tổ chức đào tạo gấp một đội ngũ các nhà Thẩm định giá bao gồm các kiến thức về: Lý thuyết đầu tư, tài chính doanh nghiệp, kế toán, kiểm toán, phân tích tài chính, thị trường chứng khoán và toán xác suất thống kê. - Cần có sự phân biệt các lớp đào tạo chuyên sâu về kiến thức chuyên ngành cho đội ngũ nói trên. Vì thực tế, nhà thẩm định giá không thể nắm vững các khía cạnh kỹ thuật phong phú của nhiều ngành. Thứ ba:Tiếp tục bổ sung, hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật hướng dẫn về xác định GTDN, nhằm giúp công tác ĐGDN diễn ra nhanh chóng, thuận lợi và kết quả tính chính xác. Thứ 4: Nhà nước cần khẩn trương hoàn thiện cơ chế định giá và bán cổ phần theo hướng gắn với thị trường và đảm bảo khách quan, minh bạch. Trong đó cần bổ sung các quy định mang tính chuẩn mực trong công tác định giá (đặc biệt là đối với đất, tài sản đầu tư dài hạn và giá trị lợi thế kinh doanh trong DN, giá trị các tổng công ty), xoá bỏ cơ chế định giá theo hội đồng để chuyển sang thực hiện công tác định giá qua định chế trung gian (để nâng cao tính chuyên nghiệp và đảm bảo tính khách quan): đẩy mạnh phân cấp về thẩm quyền lựa chọn tổ chức định giá, thẩm tra và quyết định công bố, điều chỉnh giá trị DN cho các bộ;đồng thời khẳng định GTDN được xác định chỉ là cơ sở để xác định quy mô vốn điều lệ và giá khởi điểm để thực hiện đấu giá bán cổ phần, giá trị thực tế của DN CPH sẽ được xác định thông qua kết quả đấu giá. Về bán cổ phần, cần thực hiện cơ chế bán cổ phần qua đấu giá, xoá bỏ cơ chế bán cổ phần theo giá sàn và bán cổ phần lại trả chậm, thực hiện các giải pháp để thực hiện CPH với việc phát triển thị trường vốn, nâng cao tính khách quan, minh bạch trong hoạt động bán cổ phần để khắc phục tình trạng CPH khép kín trong nội bộ DN. Kết luận Quá trình CPH ở Việt Nam hiện nay đang diễn ra nhanh chóng và sôi nổi, đã có nhiều văn bản hướng dẫn của Nhà nước về hướng dẫn xác định GTDN để tiến trình CPH được đẩy nhanh.Tuy nhiên, đến nay vướng mắc trong xác định giá trị DN là vấn đề lợi thế kinh doanh, lợi thế địa lý, giá trị thương hiệu và nhất là vấn đề đất đai. Khó khăn ở chỗ, các yếu tố này rất khác nhau giữa các địa phương, giữa các DN thuộc lĩnh vực, ngành nghề khác nhau, nên không thể có một văn bản chung để hướng dẫn.Vì vậy, trong triển khai thực hiện thường là không thống nhất giữa các nơi,các thời điểm. Đã có tình trạng giá trị quyền sử đụng đất, giá trị trang thiết bị, giá trị lợi thế bị đánh giá quá cao,hoặc quá thấp, dẫn đến những khó khăn không đáng có sau chuyển đổi. Trong thời gian thực tập tại công ty Kim khí Hà Nội, với những kiến thức đã được học trên ghế nhà trường cùng với sự quan tâm giúp đỡ của thầy giáo hướng dẫn - Tiến sĩ: Đặng Ngọc Đức, Ban lãnh đạo cùng các cô chú phòng Tài chính- kế toán, em đã mạnh dạn đưa ra một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác định giá doanh nghiệp tại Công ty Kim khí Hà Nội Do trình độ và thời gian thực tập có hạn, chắc chắn cuốn chuyên đề này không tránh khỏi những thiếu sót. Em kính mong nhận được sự chỉ bảo của thầy cô giáo, các cán bộ phòng Tài chính_kế toán và các bạn. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo-Tiến sĩ: Đặng Ngọc Đức đã giúp em hoàn thành cuốn chuyên đề này. Tài liệu tham khảo 1. Đánh giá doanh nghiệp: Nguyễn Hải Sản, NXB Tài chính, 1999. 2. Giáo trình Tài chính doanh nghiệp: PGS.TS Lưu Thị Hương,trường Đại học KTQD, NXB thống kê 3.Thông tư 126/2004/TT-BTC ngày24/12/2004, thông tư 79/2004/TT-BTC 4. Nghị định 187/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 5. Tạp chí tài chính doanh nghiệp, tạp chí thị trường chứng khoán, công báo, kinh tế phát triển 6. Website: vinaseek.com, google.com 7. Luận án tiến sĩ: Hoàn thiện phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp, Nguyễn Minh Tuấn.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc9716.doc
Tài liệu liên quan