Muốn thoả mãn nhu cầu sử dụng thông tin của mọi đối tượng, bộ phận kế toán doanh nghiệp phải phán đoán, phân tích, tổ chức hệ thống thông tin một cách khoa học, phù hợp về số lượng, chất lượng và thời điểm. Trong công tác hạch toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm, kế toán cần thiết phải hệ thống theo quá trình cụ thể, số liệu trình bày một cách khoa học, chi tiết, kịp thời và đầy đủ
27 trang |
Chia sẻ: ndson | Lượt xem: 1434 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nhằm nâng cao tại công ty chế biến lâm sản Trung Văn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i phí sản xuất và giá thành sản phẩm do bộ phận kế toán cung cấp, những đối tượng cần thông tin mới có thể có các quyết định chính xác.
Vì vậy, để thực sự là công cụ quản lý, kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm phải thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Căn cứ vào đặc điểm quy trình công nghệ, đặc điểm tổ chức sản xuất của doanh nghiệp để xác định đối tượng tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành. Từ đó lựa chọn phương pháp tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm một cách hợp lý.
- Tổ chức tập hợp và phân bổ từng loại chi phí sản xuất theo đối tượng tập hợp chi phí đã xác định và bằng phương pháp thích hợp đã chọn, cung cấp kịp thời những số liệu tổng hợp về khoản mục chi phí và yếu tố chi phí, xác định đúng đắn chi phí sản xuất kinh doanh dở dang cuối kỳ.
- Vận dụng phương pháp thích hợp, thực hiện tính giá kịp thời chính xác theo đúng đối tượng, đúng kỳ hạch toán.
- Tiến hành phân tích định kỳ tình hình thực hiện định mức chi phí và dự toán chi phí, tình hình thực hiện kế hoạch giá thành và hạ giá thành sản phẩm để đề xuất biện pháp thích hợp nhằm tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm.
II. Bản chất và nội dung kinh tế của chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp
1. Chi phí sản xuất trong doanh nghiệp
1.1. Bản chất và nội dung kinh tế của chi phí sản xuất
Khái niệm về chi phí sản xuất: chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các hao phí về lao động sống và lao động vật hoá mà doanh nghiệp bỏ ra có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh trong một thời kỳ nhất định
Thực chất chi phí là sự chuyển dịch vốn- dịch chuyển giá trị của các yếu tố sản xuất vào các đối tượng tính giá thành.
1.2. Phân loại chi phí sản xuất (theo những đặc trưng nhất định)
- Phân loại theo yếu tố chi phí.
- Phân loại theo khoản mục chi phí trong giá thành sản phẩm.
- Phân loại mối quan hệ giữa chi phí sxkd với khối lượng sp hoàn thành.
- Phân loại theo phương pháp tập hợp CFSX và mối quan hệ với đối tượng.
- Phân loại theo chức năng.
- Phân loại theo lĩnh vực kinh doanh.
2. Giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất
2.1. Bản chất và nội dung kinh tế của giá thành sản phẩm
Khái niệm giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ khoản hao phí về lao động sống và lao động vật hoá có liên quan đến khối lượng sản phẩm, lao vụ, công việc hoàn thành trong kỳ.
Người ta cho rằng bản chất của giá thành sản phẩm là sự dịch chuyển giá trị của các yếu tố vật chất vào sản phẩm được sản xuất và tiêu thụ.
Chức năng của giá thành sản phẩm:
- Chức năng thước đo bù đắp chi phí: Thông qua chỉ tiêu giá thành được xác định một cách chính xác các doanh nghiệp sẽ đảm bảo được khả năng bù đắp chi phí đã bỏ ra để sản xuất sản phẩm và thực hiện giá trị của nó.
- Chức năng lập giá: Khi xây dựng giá cả thì yêu cầu đầu tiên là giá cả có khả năng bù đắp hao phí vật chất để sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, đảm bảo cho doanh nghiệp trong điều kiện bình thường có thể bù đắp được hao phí để tái sản xuất. Do vậy, khi xác định giá bán của sản phẩm phải căn cứ vào giá thành.
- Chức năng đòn bẩy kinh tế: Lợi nhuận của doanh nghiệp cao hay thấp phụ thuộc trực tiếp vào giá thành sản phẩm, hạ giá thành sản phẩm là biện pháp cơ bản để tăng lợi nhuận, tạo tích luỹ để tái sản xuất mở rộng.
2.2. Phân loại giá thành sản phẩm
- Phân loại theo thời gian và cơ sở số liệu tính giá thành.
- Phân loại theo phạm vi phát sinh chi phí.
3. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm
- Giống nhau: Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm đều là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các khoản hao phí về lao động sống và lao động vật hoá mà doanh nghiệp phải bỏ ra trong quá trình chế tạo sản phẩm.
- Khác nhau:
Chi phí sản xuất luôn gắn với kỳ kế toán (mang trong mình yếu tố thời gian)
Giá thành sản phẩm gắn liền với khối lượng sản phẩm, lao vụ hoàn thành.
Mối quan hệ được biểu hiện qua sơ đồ sau:
Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ
Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ
Tổng giá thành sản phẩm, dịch vụ hoàn thành
Chi phí sản xuất
dở dang cuối kỳ
III. Đối tượng và các kỹ thuật hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
1. Đối tượng hạch toán
1.1. Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất
Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất trong doanh nghiệp có thể là:
+ Từng phân xưởng, bộ phận tổ đội sản xuất hoặc toàn doanh nghiệp.
+ Từng giai đoạn hoặc toàn quy trình công nghệ.
+ Từng đơn đặt hàng, hạng mục công trình.
+ Từng nhóm sản phẩm .
+ Từng bộ phận chi tiết sản phẩm.
Để xác định đối tượng hạch toán chi phí cần phải dựa trên những đặc điểm cơ bản như: đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất, loại hình sản xuất , đặc điểm tổ chức sản xuất, yêu cầu quản lý chi phí và trình độ tổ chức hạch toán chi phí...
1.2. Đối tượng tính giá thành sản phẩm
Bộ phận kế toán giá thành phải căn cứ vào đặc điểm, yêu cầu của đơn vị để xác định đối tượng tính giá thành thích hợp. Đối tượng tính giá thành có thể là sản phẩm, bán thành phẩm.
2. Hạch toán chi phí sản xuất
2.1. Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất
Là phương pháp hay hệ thống các phương pháp sử dụng để tập hợp và phân loại các chi phí sản xuất trong phạm vi giới hạn của đối tượng hạch toán chi phí.
+ Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất theo sản phẩm, nhóm sản phẩm hay theo chi tiết, bộ phận sản phẩm.
+ Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất theo phân xưởng.
+ Phương pháp hạch toán theo giai đoạn công nghệ.
+ Phương pháp hạch toán chi phí theo định mức.
2.2. Trình tự hạch toán chi phí sản xuất (gồm 4 bước).
2.3. Hạch toán các khoản mục chi phí
a. Hạch toán chi phí NVLTT
b. Hạch toán chi phí NCTT
c. Hạch toán chi phí SXC
d. Hạch toán chi phí trả trước
e. Hạch toán chi phí phải trả
f. Hạch toán các khoản thiệt hại trong sản xuất
+ Thiệt hại về sản phẩm hỏng.
+ Thiệt hại về ngừng sản xuất.
2.4. Tổng hợp chi phí sản xuất và xác định giá trị sản phẩm dở dang
Tổng hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp và đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ phục vụ cho công tác tính giá thành ở bước tiếp theo. Có nhiều phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang.
+ Đánh giá sản phẩm dở dang theo sản lượng ước tính tương đương.
+ Đánh giá sản phẩm dở dang theo 50% chi phí chế biến.
+ Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu chính, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp hay chi phí trực tiếp.
+ Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí định mức hay kế hoạch...
3. Tính giá thành sản phẩm
3.1. Phương pháp tính giá thành sản phẩm
Cùng với đặc điểm, mục tiêu chiến lược của mình, các doanh nghiệp sẽ chọn các phương pháp và đối tượng tính giá thành sao cho có hiệu quả quản lý tốt nhất. Kế toán có thể áp dụng một trong các phương pháp sau hoặc kết hợp với nhau:
- Phương pháp tính giá thành giản đơn.
- Phương pháp tổng cộng chi phí.
- Phương pháp hệ số.
- Phương pháp tỷ lệ.
- Phương pháp loại trừ giá trị sản phẩm phụ.
- Phương pháp liên hợp.
3.2. Các phương pháp tính giá thành sản phẩm áp dụng trong một số loại hình doanh nghiệp sản xuất:
a. Doanh nghiệp sản xuất giản đơn áp dung phương pháp trực tiếp hoặc phương pháp liên hợp.
b. Doanh nghiệp sản xuất theo đơn đặt hàng tuỳ theo tính chất và số lượng sản phẩm sử dụng phương pháp thích hợp như phương pháp trực tiếp, phương pháp hệ số, phương pháp tổng cộng chi phí hay phương pháp liên hợp.
c. Doanh nghiệp áp dụng hệ thống hạch toán định mức.
d. Doanh nghiệp sản xuất phức tạp theo kiểu chế biến liên tục
Tại các doanh nghiệp này quy trình công nghệ bao gồm nhiều bước nối tiếp nhau theo một trình tự nhất định, mỗi bước tạo ra một loại bán thành phẩm và bán thành phẩm bước trước là đối tượng chế biến bước sau, Phương pháp tính giá thành thường là phương pháp trực tiếp kết hợp với phương pháp tổng cộng chi phí hay hệ số (tỷ lệ)
- Tính giá thành phân bước theo phương án có bán thành phẩm.
- Tính giá thành phân bước theo phương án không có bán thành phẩm.
Phần II:
Thực trạng hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty chế biến lâm sản Trung Văn
I. Khái quát chung về công ty:
Công ty chế biến lâm sản Trung Văn là một doanh nghiệp Nhà nước, thuộc tổng công ty lâm nghiệp Việt Nam (VINAFOR - trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) đóng trên địa bàn xã Trung Văn, huyện Từ Liêm, Hà Nội.
Công ty thành lập vào tháng 3/1970 theo Quyết định của Tổng cục lâm nghiệp lúc đó và lấy tên là Xí nghiệp chế biến lâm sản I. Giống như mọi đơn vị mới thành lập, cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty còn nghèo nàn nên ngoài chức năng chính chính là chế biến lâm sản công ty còn bảo quản hàng cho một số xí nghiệp khác. Bởi vậy, đến tháng 1/1971, Tổng cục lâm nghiệp quyết định đổi tên thành Công ty chế biến và bảo quản lâm sản. Thời kỳ này mặt hàng chủ yếu của công ty là mây tre và chế biến gỗ phục vụ cho nhân dân, đóng bàn ghế cho các trường học và bảo quản sản phẩm của các xí nghiệp thành viên đợi phân phối.
Cùng với sự phát triển của xã hội, công ty cũng có hướng phát triển mới của mình là sản xuất các mặt hàng xuất khẩu. Đồng thời, công ty được sáp nhập với Công ty lâm sản Hà Nội nên đổi tên thành Xí nghiệp chế biến lâm đặc sản Hà Nội (1976) thuộc Công ty lâm đặc sản xuất khẩu Hà Nội. Mặt hàng chính của công ty khi đó ngoài các sản phẩm lâm sản trong nước còn sản xuất mặt hàng phục vụ xuất khẩu. Năm 1990, công ty sản xuất thêm mặt hàng phục vụ cho quốc phòng. Tháng 2/1993, Xí nghiệp chế biến lâm đặc sản Hà Nội đổi tên thành Xí nghiệp chế biến lâm sản Trung Văn. Tháng 6/1995, Xí nghiệp chế biến lâm sản Trung Văn đổi tên thành Công ty chế bién lâm sản Trung Văn (TRUVACO) và giữ nguyên cho đến nay.
Thời kỳ này đánh dấu sự suy thoái của công ty, có thể gọi đây là giai đoạn khó khăn, vất vả nhất của công ty. Nguyên nhân chủ yếu là cùng với sự phát triển của chế biến gỗ phục vụ đời sống xã hội, phục vụ xuất khẩu, quốc phòng thì tệ nạn chặt phá rừng bừa bãi, buôn lậu gỗ quý... gia tăng , ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường sinh thái gây nên những hậu quả khủng khiếp như lũ lụt, ô nhiễm... bởi vậy, Chính phủ ra quyết định cấm xuất khẩu gỗ, cấm chặt phá rừng nên vào các năm 1995-1996 công ty dường như suy sụp hoàn toàn.
Tuy nhiên đến cuối năm 1996, ban lãnh đạo công ty cùng các phòng, ban chức năng đã định ra phương hướng kinh doanh mới nhằm vực dậy và đưa công ty đến những thành công. Lãnh đạo công ty đã sắp xếp lại cơ cấu nhân sự, tinh giản đến mức tối đa bộ máy tổ chức hành chính, chỉ giữ lại những nhân viên thực sự có năng lực. Ngoài ra với phương án kinh doanh mạo hiểm, công ty đã vay vốn khoảng 10 tỷ đồng đầu tư trang thiết bị, kỹ thuật sản xuất mặt hàng ván sàn tre xuất khẩu sang thị trường nước ngoài.
Qua các năm, việc sản xuất ván sàn tre cũng đã thu được một số kết quả: công ty đã xuất khẩu ra thị trường nước ngoài với tổng giá thành 407.381.000 tương ứng với 1700m2
II. Hạch toán các khoản mục chi phí.
Công ty có 4 xí nghiệp thành viên là xí nghiệp Mộc I, xí nghiệp Ván sàn tre, trung tâm Dịch vụ đời sống và trang trí nội thất cùng xí nghiệp cót ép và mây tre đan. Hàng năm, công ty chỉ đề ra các chỉ tiêu lợi nhuận cho mỗi thành viên đồng thời giúp đỡ về mặt pháp lý còn lại thì khoán toàn bộ cho các xí nghiệp tự giải quyết các vấn đề liên quan. Vì vậy, đối tượng tập hợp chi phí của công ty là các xí nghiệp thành viên.
1. Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
Nguyên vật liệu chính của công ty thường được khai thác trực tiếp từ thiên nhiên ở Việt Nam (những loại gỗ quý hiếm mà Nhà nước không cho phép chặt phá thì được khai thác tại rừng của Lào như lim...), hầu như chưa trải qua các giai đoạn chế biến, thường nhập những loại gỗ tròn hay mới chỉ được xẻ ra các tấm lớn để vận chuyển dễ dàng hơn. Các loại gỗ được sử dụng chính như: lim, chò, dổi, thông, giáng hương, tre, vầu, nứa, luồng, song, mây, cót ép mỹ nghệ, các loại ván nhân tạo như ván dăm, ván sợi nhập ngoại
Khi nguyên vật liệu được chuyên chở về đến nơi, toàn bộ hoá đơn mua hàng và các chứng từ gốc được nhân viên mua hàng của các xí nghiệp thành viên chuyển lên phòng kế toán lập phiếu nhập kho. Dựa vào chứng từ gốc, kế toán vật tư ghi vào sổ chi tiết nguyên vật liệu. Tại kho, thủ kho ghi vào thẻ kho khi nguyên vật liệu được đưa nhập kho. Chỉ đối với một số nguyên vật liệu như hàng mây, tre, song, nứa... thì được chuyển vào kho, còn với các loại gỗ lớn thì để tại bãi tập kết nguyên vật liệu, ván nhân tạo lại chuyển ngay đến các phân xưởng của trung tâm dịch vụ đời sống và trang trí nội thất và do nhân viên quản lý xí nghiệp trực tiếp quản lý, hàng ngày dựa vào mức tiêu hao báo cáo cập nhật cho phòng kế toán.
Dựa vào nhu cầu sản xuất thực tế, quản lý các xí nghiệp thành viên lập đơn đề nghị xuất nguyên vật liệu gửi lên phòng kế toán. Sau khi xem xét định mức tiêu hao và khối lượng cần xuất kho thì kế toán trưởng duyệt đề nghị và giao cho kế toán vật tư lập phiếu xuất kho (3 liên). 1 liên kế toán giao cho người lĩnh vật tư, thủ kho sau khi nhận được phiếu xuất kho thì ghi vào thẻ kho, giao nguyên vật liệu cần thiết cho người lĩnh vật tư. Còn đối với những nguyên vật liệu để ngoài bãi như cácloại gỗ lớn thì nhân viên quản lý phân xưởng phải đích thân đến kiểm nhận, lĩnh và chuyển vào phân xưởng sản xuất. Khi xuất kho nguyên vật liệu, kế toán sử dụng giá thực tế đích danh của từng đợt (lô) hàng.
Kế toán sử dụng TK 621 - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp - để theo dõi các khoản chi phí nguyên vật liệu xuất dùng trực tiếp cho sản xuất. Công ty chi tiết TK 621 theo từng xí nghiệp thành viên như sau:
- TK 6211: Xí nghiệp Mộc I.
- TK 6212: Xí nghiệp Ván sàn tre.
- TK 6213: Trung tâm dịch vụ đời sống và trang trí nội thất.
- TK 6214: Xí nghiệp cót ép và mây tre đan.
Kế toán phân loại phiếu xuất kho theo bộ phận sử dụng định kỳ 2lần 1 tuần, sau đó ghi vào sổ chi tiết nguyên vật liệu của từng xí nghiệp thành viên. Kế toán vật tư lấy số tổng cộng của các phiếu xuất kho đối chiếu với thẻ kho và kiểm tra trên sổ chi tiết, cuối kỳ lập báo cáo N - X - T kho nguyên vật liệu.
Bảng 2.1 Đơn vị:......
Địa chỉ:.....
phiếu xuất kho
Ngày 6 tháng 2 năm 2002. Nợ TK 6211
Có TK 152
Họ và tên người nhận hàng: Lê Đình Quốc - Bộ phận: Xí nghiệp Mộc I.
Lý do xuất kho: Cho sản xuất tủ, bàn, giường.
Xuất tại kho:.......
STT
Tên, nhãn hiệu, phẩm chất vật tư
Mã số
Đơn vị
Số lượng
Đơn giá
(1000đ)
Thành tiền
(1000đ)
Yêu cầu
Thực xuất
A
B
C
D
1
2
3
4
1
2
3
4
...
Gỗ chò xẻ
Gỗ dổi xẻ
Sơn lót
Sơn phủ mờ
.....
m3
m3
kg
kg
...
0.061
0.2
12
8
....
0.061
0.2
12
8
....
6250
6125
30,309
42,273
.....
381,25
1225
363,708
338,184
....
Cộng
2737,631
Phụ trách bộ phận sử dụng Phụ trách cung tiêu Người nhận Thủ kho
Bảng 2.2: Báo cáo nhập xuất tồn kho nvl
Tháng 2 năm 2002
Kế toán trưởng Người lập
Sổ chi tiết xuất kho nguyên vật liệu được mở cho từng phân xưởng và phản ánh chi tiết cho từng sản phẩm trong đơn đặt hàng.
Để xác định chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cho từng xí nghiệp thành viên, kế toán lập bảng phân bổ nguyên vật liệu, CCDC bằng cách dựa vào sổ chi tiết xuất kho nguyên vật liệu và phiếu xuất kho để lấy số tổng cộng của từng phân xưởng và số liệu chi tiết cho từng sản phẩm đưa vào bảng phân bổ nguyên vật liệu, CCDC.
Bảng 2.3: Sổ chi tiết xuất kho nvl.
Tháng 2/2002.
Xí nghiệp: Mộc I.
Chứng từ
Tên, phẩm chất vật tư
TK đối ứng
Đơn vị
Số lượng
Đơn giá
Số tiền
Chi tiết sản phẩm
SH
NT
Tủ
Bàn
....
3/2
6/2
Chò xẻ
Ván dăm
Sơn phủ mờ
.....
6211
6211
6211
....
m3
m2
kg
....
0.03
24.55
11.00
.....
6250000
65000
47273
....
187500
1595750
520003
........
57500
854000
62530
....
-
-
-
....
Cộng
-
-
240042191
5147800
-
Người ghi sổ kế toán trưởng
Bảng 2.4:
Đơn vị: Công ty chế biến lân sản Trung Văn.
bảng phân bổ nvl, ccdc.
Tháng 2 năm 2002.
stt
Ghi Có TK
Ghi Nợ TK
Tk 152
Cộng phát sinh
TK 621- Chi phí NVLTT.
- 6211: Xí nghiệp Mộc I.
Tủ thư viện
Bàn
Ghế
...
- 6212: Xí nghiệp Ván sàn tre.
...
- 6213: TT dịch vụ đời sống và trang trí nội thất.
...
- 6214: XN cót ép và mây tre đan.
...
762773279
240042191
5147800
-
-
58500000
269427000 .
194804088
Tại công ty, trường hợp nguyên vật liệu mua về cùng trực tiếp ngay cho sản xuất là rất hạn hữu, thường thì toàn bộ vật tư cho một đơn đặt hàng được tập kết về kho bãi ngay sau khi đơn đặt hàng được duyệt.
Các số liệu trên bảng phân bổ vật liệu được sử dụng để ghi vào Bảng kê số 4 (bảng số 2.19), phần ghi Nợ TK 621 - Có TK 152. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp phát sinh trong kỳ, cuối kỳ được kết chuyển sang TK 154 và được ghi vào sổ chi tiết TK 154 của từng xí nghiệp thành viên. Đồng thời kế toán căn cứ số liệu ở Bảng kê số 4 để phản ánh trên Nhật ký chứng từ số 7 (bảng số 2.20).
Dựa vào Nhật ký chứng từ số 7, kế toán tiếp tục vào sổ cái TK 621. Số liệu trên sổ cái được dùng để lập các Báo cáo tài chính theo quy định. Kế toán trưởng (đồng thời là kế toán tổng hợp) trích dẫn số liệu trên Bảng kê số 4 vàNhật ký chứng từ số 7 để lập báo cáo quyết toán từng kỳ kế toán.
Bảng số 2.5:
Đơn vị: Công ty chế biến lâm sản Trung Văn
Sổ cái
Tài khoản: 621
Số dư đầu năm
Nợ
có
Ghi Có các TK đối ứng Nợ với TK này
Tháng 1
Tháng 2
....
Cộng
TK 152 - NKCT số 7
762773279
Cộng số FS Nợ
762773279
Tổng số FS Có
762773279
Nợ
Số dư cuối tháng
có
0
Kế toán ghi sổ Ngày tháng 02 năm 2002
Kế toán trưởng
Phần gỗ thừa (phế liệu) là lượng gỗ đã được tính trong định mức tiêu hao cũng không được nhập lại kho. Bình thường các sản phẩm gỗ phải có hệ số tiêu hao vật liệu, tức để có 1m3 sản phẩm thì cần hơn 1m3 gỗ (bỏ đi những chỗ cắt cạnh, cắt tròn... ), nên các xí nghiệp luôn phải đối mặt với vấn đề phế liệu thừa. Tại Công ty chế biến lâm sản Trung Văn, bản thân các xí nghiệp được phép tự giải quyết bằng cách bán vào chiều thứ Bảy hàng tuần, công ty không được tính vào thu nhập bất thường của toàn công ty mà tính vào thu nhập của các xí nghiệp không phản ánh vào sổ sách kế toán.
2. Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp.
Là một doanh nghiệp Nhà nước, Công ty chế biến lâm sản Trung Văn rất quan tâm đến bản thân người lao động. Vấn đề tiền lương là một vấn đề mà cả công ty và người lao động đều rất chú trọng để tìm ra phương sách hợp lý với cả hai bên. Toàn bộ công nhân viên của công ty được chia thành hai bộ phận: bộ phận trực tiếp sản xuất (khối sản xuất ) và bộ phận quản lý (khối quản lý văn phòng). Chi phí nhân công trực tiếp tại công ty bao gồm một số nội dung như: lương chính, phụ cấp, ăn ca... là các khoản trực tiếp chi trả cho công nhân sản xuất và các khoản trích theo lương với một tỷ lệ nhất định mà Nhà nước quy định (BHXH, BHYT, KPCĐ).
Lương công nhân được tính theo số lượng sản phẩm được sản xuất. Tại các phân xưởng của các đơn vị có sự phân công lao động rất rõ ràng: những lao động qua trườnglớp đào tạo, có tay nghề khéo léo, bậc thợ cao, nhiều kinh nghiệm... chủ yếu làm ở những công đoạn cần sự tinh xảo. Đối với những công việc đơn giản, không quá phức tạp thì sử dụng thợ mới vào nghề hay những lao động thuê ngoài. Để hạch toán chi phí nhân công trực tiếp, kế toán sử dụng TK 622 - Chi phí nhân công trực tiếp đồng thời chi tiết tài khoản này theo từng xí nghiệp thành viên.
- TK 6221: Xí nghiệp Mộc I.
- TK 6222: Xí nghiệp Ván sàn tre.
- TK 6223: Trung tâm dịch vụ đời sống và trang trí nội thất.
- TK 6224: Xí nghiệp Cót ép và mây tre đan.
Hàng ngày, nhân viên quản lý các xí nghiệp theo dõi giám sát hoạt động sản xuất của người công nhân, xem xét tiến độ thực hiện từng hợp đồng . Nhân viên quản lý phân xưởng dựa vào báo cáo của công nhân về lượng sản phẩm hoàn thành đối chiếu với số lượng sản phẩm làm ra và ghi vào Bảng chấm công cuối mỗi ngày làm việc. Đến cuối tháng, bộ phận tính lương của xí nghiệp mang bảng chấm công, bảng thanh toán lương cùng với phiếu nghiệm thu và nhập kho sản phẩm lên phòng kế toán. Dựa vào các chứng từ này, kế toán tiền lương đối chiếu với các chứng từ khác (hợp đồng lao động, bảng thanh toán lương và BHXH tháng trước...) để trả lương cho công nhân.
Bảng 2.6:
Đơn vị: Công ty chế biến lâm sản Trung Văn.
Bộ phận: Xí nghiệp Mộc I.
Bảng thanh toán tiền lương
Tháng 02 năm 2002.
Kế toán thanh toán Kế toán trưởng
Để tính lương sản phẩm phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm, kế toán sử dụng công thức:
Số lượng sản phẩm hoàn thành
Lương sản phẩm phải trả
Đơn giá lương 1 sản phẩm
Hệ số lương của CNSX
= x x
Trong đó, hệ số lương của công nhân phụ thuộc vào tay nghề, bậc thợ, kinh nghiệm và thời gian công tác tại các xí nghiệp. Đơn giá lương của một sản phẩm không cố định mà thay đổi theo từng đợt hàng phụ thuộc vào sự tinh tế của sản phẩm cùng sự thoả thuận giữa các bên. Để cho đơn giản, đối với công nhân thuê ngoài làm những công việc như phơi khô, nhúng keo, phun sơn, làm nhẵn bề mặt, mài bóng sản phẩm... thì lương trả cố định theo hợp đồng thuê lao động. Thường thì công trang sức mặt bàn (sơn + vecni): 15000đ/m2, nhúng phơi cót ép 20000đ/ngày.
BHXH trích 20% trên lương cơ bản của cán bộ công nhân viên, trong đó 15% được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh của công ty, 5% còn lại do người lao động đóng góp bị trừ vào lương tháng. Tại xí nghiệp, không kể là công nhân chính thức của công ty (trong biên chế) hay công nhân thuê ngoài theo hợp đồng, ai có tên trong danh sách cán bộ công nhân viên đăng ký tham gia BHXH đều được đóng BHXH và chi trả theo quy định. Trường hợp có tai nạn lao động xảy ra, thì bản thân chủ lao động (các GĐ của các xí nghiệp thành viên) phải chịu trách nhiệm và đền bù thiệt hại.
Kinh phí công đoàn (KPCĐ) được trích 2% trên tiền lương thực tế phải trả cán bộ công nhân viên, trong đó 1% nộp cho công đoàn cấp trên, 1% để lại công ty. KPCĐ được tính hết vào chi phí sản xuất kinh doanh của công ty. BHYT được trích 3% trên tiề lương cơ bản, trong đó 2% tính vào chi phí sản xuất kinh doanh, 1% trừ vào thu nhập người lao động. Thời hạn thu nộp cho cơ quan y tế là 6 tháng 1 lần, kế toán vẫn tiến hành trích cho từng tháng và thực hiện mua bảo hiểm y tế vào tháng Tư và tháng Mười hàng năm.
Bảng 2.7:
Sổ tổng hợp lương (CNSXTT)
Tháng 2/2002.
Người lập Kế toán trưởng.
(Ký, họ và tên)
Sau khi đưa vào bảng thanh toán tiền lương, kế toán tiền lương tập hợp lại và ghi vào sổ tổng hợp lương toàn công ty. Nhân viên quản lý phân xưởng thay mặt công nhân lĩnh lương và ký nhận hộ sau khi lĩnh.Số liệu trên sổ tổng hợp lương được chuyển trực tiếp vào sổ chi tiết các TK 334, TK 338 sau mỗi lần nhân viên kinh tế phân xưởng lĩnh lương.
Dựa vào bảng thanh toán tiền lương do nhân viên quản lý kinh tế tại các xí nghiệp cung cấp, vào bảng tổng hợp lương, phiếu nhập kho và nghiệm thu sản phẩm... kế toán tiền lương đưa vào bảng phân bổ tiền lương và BHXH. Bảng phân bổ này chi tiết cho từng xí nghiệp và cho từng loại sản phẩm.
Sơ đồ 2.8: Sổ chi tiết tài khoản tiền lương
Tài khoản: 334
Đối tượng: Xí nghiệp Mộc I.
(Loại tiền: VND)
Nt
Chứng từ
Diễn giải
TK đối ứng
Số FS
Số dư
Nt
Sh
Nợ
Có
Nợ
có
1. Số dư đầu kỳ
2. Số FS trong kỳ
- Tạm ứng lương
- Tính lương t2
- BHXH trừ lương
- BHYT trừ lương
....
111
6221
3383
3384
3500000
2255750
4511150
...
451115000
...
...
3012000
...
Cộng số FS
3. Số dư cuối kỳ
451605000
451115000
2522000
Kế toán thanh toán Ngày 31 tháng 01 năm 2002
Kế toán trưởng.
Phiếu nhập kho và nghiệm thu sản phẩm dùng để phân bổ tiền lương cho từng đối tượng sản phẩm một cách chính xác. Phiếu này theo dõi lượng sản phẩm của từng công nhân hoàn thành nhập kho. Kế toán làm căn cứ tính lương sản phẩm.
Từ các chứng từ trên, kế toán phản ánh số liệu vào Bảng phân bổ tiền lương tính chung cho cả TK 627. Theo đó, từ số liệu trên Bảng phân bổ tiền lương và BHXH, kế toán ghi vào Bảng kê số 4 (bảng 2.19). Chi phí nhân công trực tiếp phát sinh trong kỳ, cuối kỳ được kết chuyển sang TK 154 và được ghi vào sổ chi tiết TK 154 của mỗi xí nghiệp. Căn cứ số liệu trên các chứng từ gốc và Bảng kê số 4, kế toán chuyển vào Nhật ký chứng từ số 7 (bảng 2.20), tiếp đó lại từ NKCT số 7, kế toán ghi sổ cái TK 621.
Công việc hạch toán tiền lương tại công ty có thể nói là tương đối chặt chẽ, nhiều vấn đề đã có sự phối hợp đồng bộ giữa các bên chức năng. Trả lương theo sản phẩm khá đơn giản trong việc tính toán, tuy nhiên điều này thúc đẩy việc tăng năng suất và chất lượng sản phẩm tại các xí nghiệp.
Sơ đồ 2.9:
Bảng phân bổ tiền lương và bhxh (Trích)
tt
Ghi Có TK
Đối tượng sử dụng
TK 334
TK 3382
TK 3383
TK 3384
S
1
- TK 622
- TK 6221
Tủ
Bàn
...
- TK 6222
...
- TK 6223
...
- TK 6224
...
137409000
45115000
....
17928000
40509000
33857000
2748825
902375
....
358900
810325
687225
20611350
6767250
....
2689200
6076350
5081250
2748825
902375
....
358900
810325
687225
163538000
53687000
720000
....
21335000
48206000
40310000
3. Hạch toán chi phí sản xuất chung.
Chi phí sản xuất chung tại công ty là các khoản chi phí phát sinh tại phân xưởng của các xí nghiệp mang tính chất phục vụ và quản lý đóng vai trò gián tiếp sản xuất sản phẩm. Chi phí sản xuất chung có liên quan đến tất cả các sản phẩm trong cùng phân xưởng, nên khi phát sinh thì được tập hợp theo từng doanh nghiệp thành viên và cuối tháng tiến hành phân bổ cho từng loại sản phẩm.
Công ty sử dụng Tài khoản 627 - Chi phí sản xuất chung để phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. TK 627 được chi tiết thành các tiểu khoản:
- TK 6271: Chi phí nhân viên phân xưởng
- TK 6272: Chi phí nguyên vật liệu phân xưởng
- TK 6274: Chi phí KHTSCĐ
- TK 6277: Chi phí dịch vụ mua ngoài
- TK 6278: Chi phí bằng tiền khác.
Tuy nhiên các nghiệp vụ phát sinh chủ yếu liên quan tới chi phí nhân viên quản lý phân xưởng, chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí bằng tiền khác.
a. Chi phí nhân viên quản lý phân xưởng.
Là các khoản chi phí tiền lương bộ phận quản lý phân xưởng của mỗi xí nghiệp và các khoản bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trích theo lương. Các nhân viên này hầu hết là nhân viên của công ty hoặc giám đốc xí nghiệp thuê những người có năng lực ở ngoài. Lương của các lao động này được điều đình trong hợp đồng, có nghĩa là tuỳ từng xí nghiệp và không có cách tính lương cụ thể cho các nhân viên quản lý xí nghiệp này.
Các khoản trích theo lương của nhân viên này (BHXH, BHYT, KPCĐ) được tính như của công nhân sản xuất. Quản lý các xí nghiệp có nhiệm vụ đọc các bản thiết kế, theo dõi lượng nguyên vật liệu tiêu hao, chấm công cho công nhân, kiểm tra chất lượng các sản phẩm làm ra, điều chỉnh tiến độ sản xuất... để báo cáo lên giám đốc các xí nghiệp thành viên. Ngoài ra, khi cần thiết, họ còn phải chạy nguyên vật liệu, tìm những lao động mới khi thiếu hụt nhân công. Số liệu được chuyển trực tiếp vào sổ chi tiết các TK 334, 338.
Bảng số 2.10: Sổ chi tiết tài khoản tiền lương
Tài khoản: 334
Đối tượng: Xí nghiệp Mộc I.
(Loại tiền: VND)
Nt
Chứng từ
Diễn giải
TK đối ứng
Số FS
Số dư
Nt
Sh
Nợ
Có
Nợ
có
1. Số dư đầu kỳ
2. Số FS trong kỳ
- Tạm ứng lương
- Tính lương t2
- BHXH trừ lương
- BHYT trừ lương
....
111
6271
3383
3384
5457380
581181
94655
...
9465489
...
...
470000
...
Cộng số FS
3. Số dư cuối kỳ
9788081
9465489
147408
Kế toán thanh toán Ngày 31 tháng 01 năm 2002
Kế toán trưởng
b. Chi phí KHTSCĐ.
Những năm trước đây công ty đã đầu tư vào một dây chuyền sản xuất ván sàn tre có giá trị rất lớn, ta có thể điểm danh một số loại thiết bị như: máy bào định hình, máy ép thuỷ lực, bào cuốn bốn mặt, máy mài chuyên dụng, máy ráp... bên cạnh đó là một loạt các hệ thống nhà xưởng, thiết bị dùng cho văn phòng. Công ty chế biến lâm sản Trung Văn trích khấu hao tài sản cố định theo QĐ 166/1999 của Bộ Tài chính.
Đối với tài sản cố định sử dụng lâu dài (trên 10 năm) thường có giá trị lớn, để tăng nhanh tốc độ khấu hao, thu hồi vốn sớm, kế toán công ty chọn cận trên trong khung quy định tỷ lệ khấu hao của Nhà nước. Còn các loại tài sản sử dụng trong thời gian ngắn (từ 5 năm trở xuống), kế toán chọn cận dưới để chi phí khấu hao không lớn có tác dụng hạ thấp giá thành sản phẩm. Giá trị hao mòn và số luỹ kế được ghi vào cuối mỗi năm quyết toán trên thẻ tài sản cố định. Còn trên sổ tài sản cố định cũng có theo dõi giá trị khấu hao và tỷ lệ khấu hao ở cột khấu hao tài sản cố định.
Bảng 2.11: sổ tài sản cố định
Loại tài sản: Máy móc thiết bị.
Người ghi sổ Kế toán trưởng
Bảng số 2.12:
Đơn vị: Công ty chế biến lâm sản Trung Văn
bảng tính và phân bổ khấu hao
Tài sản cố định
tt
Chỉ tiêu
Tỷ lệ (%)
Nơi sử dụng
Toàn DN
Tk 627 - chi phí sản xuất chung
Mộc I
Ván sàn tre
TT DVĐS & TT nội thất
Cót ép & mây tre đan
Nguyên giá
Mức
KH
I. KH trích tháng trước
II. KHTSCĐ tăng trong tháng
...
III. KHTSCĐ giảm trong tháng
- Máy cuốn
IV. KH phải trích
...
8%
49628000
37830853
-
330853
330853
37500000
11891083
-
-
11891083
3562825
-
330853
330853
3231972
12858785
-
-
12858785
9518160
-
-
9518160
Trên cơ sở số liệu thẻ TSCĐ và sổ tài sản cố định, kế toán tính toán và lập bảng phân bổ khấu hao tài sản cố định cho từng đối tượng sử dụng (xí nghiệp thành viên). Tại các doanh nghiệp không phải năm nào cũng mua mới tài sản cố định hay thanh lý, nhưng kế toán của công ty dùng công thức sau để tính mức khấu hao phải trích trong kỳ:
KHTSCĐ giảm trong kỳ
KHTSCĐ tăng trong kỳ
Mức KHTSCĐ đã trích kỳ trước
Mức KHTSCĐ kỳ này phải trích
= + -
Công ty sử dụng phương pháp khấu hao đều theo thời gian để tính khấu hao cho các loại tài sản của mình. Hai năm trở lại đây, xí nghiệp Ván sàn tre chỉ hoạt động sản xuất một cách cầm chừng, sản phẩm không nhiều, dây chuyền thiết bị không được sử dụng hết công suất, một vài loại máy móc để không, vô cùng lãng phí. Số tài sản cố định đó không tham gia sản xuất nên công ty đã không tính khấu hao. Nhà xưởng, kho bãi của công ty được xây dựng từ đầu những năm 70 được coi là đã tính hết khấu hao và đem cho các công ty khác thuê để dự trữ hàng hoá hoặc mở một số phân xưởng sản xuất nhỏ.
c. Chi phí dịch vụ mua ngoài.
Chi phí dịch vụ mua ngoài ở công ty bao gồm một số khoản như: năng lượng điện phục vụ các loại máy móc hoạt động, điện thoại giao dịch, một số dịch vụ phát sinh bất kỳ hoàn toàn do các nhà cung cấp bên ngoài phụ trách.
Bảng 2.13:
Bảng tập hợp chi phí dịch vụ mua ngoài
Tháng 02/ 2002.
TK ghi Có
TK ghi Nợ
TK 111 - NKCT 1
TK 112 - NKCT 2
TK 331 - NKCT 5
...
Tổng
TK 6277 - Chi phí dịch vụ mua ngoài
- Xí nghiệp Mộc I
- Xí nghiệp Ván sàn tre
- TT DVĐS & trang trí nội thất
- Xí nghiệp cót ép và mây tre đan
5382844
1321644
15000
3576000
470200
22442100
8514600
-
2413500
11514000
5685710
2451800
342400
2891510
-
71016165
22518910
6120594
24351510
18025151
Bản thân công ty có khả năng tự cung cấp nước tiêu dùng, sản xuất bảo đảm cho các xí nghiệp thành viên không phải mua ngoài. Tuy nhiên, chi phí nước do công ty sản xuất lại không tính vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ mà được hạch toán vào chi phí quản lý doanh nghiệp. Mỗi bộ phận sản xuất đều được mắc công tơ đo điện để tính điện năng mỗi xí nghiệp tiêu dùng cho sản xuất. Giá điện cho sản xuất là 810 đ/ kWh, hàng tháng dựa vào thông báo của Sở điện lực (hoá đơn VAT), công ty báo xuống các xí nghiệp, nhân viên phụ trách nộp tiền điện cho phòng kế toán, sau đó công ty nộp cho nhà cung cấp điện. Tiền điện thoại cũng được thanh toán với phương thức tương tự.
Để hạch toán chi phí dịch vụ mua ngoài, kế toán sử dụng TK 6277 - Chi phí dịch vụ mua ngoài. Trên cơ sở hoá đơn thanh toán của từng phân xưởng, kế toán ghi vào các Nhật ký chứng từ có liên quan (NKCT số 1, 5...), từ các Nhật ký chứng từ đó, kế toán lập Bảng tập hợp chi phí dịch vụ mua ngoài, sau đó kế toán tập hợp chi phí trên Bảng kê số 4 (bảng 2.19).
d. Chi phí khác bằng tiền.
Bao gồm các chi phí như vệ sinh, tạp vụ, giao dịch, thuốc men, nước uống giải khát khi nghỉ giữa giờ... của các phân xưởng.
Bảng 2.14: Bảng tập hợp chi phí bằng tiền khác
Tháng 02 năm 2002
TK ghi Có
TK ghi Nợ
NKCT số 1
(TK 111)
Tổng cộng
số FS
TK 6278 - Chi phí khác bằng tiền
- Xí nghiệp Mộc I
- Xí nghiệp Ván sàn tre
- TT DVĐS & trang trí nội thất
- Xí nghiệp cót ép và mây tre đan
42451300
13461119
658705
14556590
13774886
42451300
13461119
658705
14556590
13774886
Người lập bảng Kế toán chi phí
Khi có chi phí bằngtiền phát sinh, căn cứ vào các phiếu chi, kế toán ghi vào Nhật ký chứng từ số 1. Từ các số liệu trên NKCT số 1, kế toán phân loại và lập Bảng tập hợp chi phí bằng tiền khác.
Kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung theo từng khoản mục có chi tiết cho từng xí nghiệp và ghi vào Bảng kê số 4 - TK 627. Đồng thời từ những chứng từ liên quan kế toán tiếp tục đưa vào Nhật ký chứng từ số 7 (bảng 2.20).
Bằng các số liệu của NKCT số 7, kế toán ghi sổ Cái TK 627. Số liệu trên sổ cái và các NKCT, bảng kê được sử dụng lập các báo cáo tài chính.
5. Tổng hợp chi phí sản xuất, kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang.
Sau khi tính toán, tập hợp chi phí sản xuất theo các khoản mục: chi phí NVLTT, chi phí NCTT, chi phí SXC vào Bảng kê số 4 (Bảng 2.19), kế toán tiến hành kết chuyển các khoản chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ về TK 154 để phục vụ cho việc tính giá thành sản phẩm, đồng thời ghi vào Nhật ký chứng từ số 7
Căn cứ vào NKCT số 7, kế toán phản ánh lên Sổ cái TK 154.
Bảng 2.15:
Đơn vị: Công ty chế biến lâm sản Trung Văn
Sổ cái
Tài khoản: 154
Số dư đầu năm
Nợ
có
24614760
Ghi Có các TK đối ứng Nợ với TK này
Tháng 1
Tháng 2
....
Cộng
TK 621 - NKCT số 7
TK 622 - NKCT số 7
TK 627 - NKCT số 7
-
-
-
762773279
163538000
186489665
Cộng số FS Nợ
1118800944
Tổng số FS Có
1115388944
Nợ
Số dư cuối tháng
Có
31777000
35189000
Ngày..... tháng 02. năm 2002
Kế toán trưởng Ké toán ghi sổ.
- Kiểm kê sản phẩm dở dang: sản phẩm làm dở tại công ty chế biến lâm sản Trung Văn bao gồm các chi tiết của sản phẩm, các sản phẩm còn đang trong quá trình chế biến hay thành phẩm vừa chế tạo nhưng chưa nhập kho còn nằm tại phân xưởng sản xuất .
Công ty có nhiều loại sản phẩm dở dang nhưng không tiêu thụ bán thành phẩm ra ngoài và thay đổi theo từng thời kỳ, từng đơn đặt hàng. Vì thế, công ty không có phương pháp xác định chung giá trị sản phẩm dở dang cho từng xí nghiệp, nhưng tất cả các xí nghiệp đều lựa chọn phương pháp xác định giá trị sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu chính cộng chi phí nhân công chế biến. Chi phí chế biến tại các xí nghiệp chế biến lâm sản chủ yếu là các chi phí để trang trí bề mặt sản phẩm sau khi đã hoàn thành sản phẩm. Chi phí trang trí phụ thuộc vào diện tích bề mặt sản phẩm và đơn giá công việc cho từng m2 sản phẩm.
Nhân viên quản lý xí nghiệp phân chia sản phẩm tuỳ theo mức độ hoàn thành (ngăn kéo, mặt bàn, cửa sổ... được mài nhẵn hay chưa, đã sơn xong hay hoàn thành đến đâu), tính toán lượng nguyên vật liệu cho sản xuất, công chế tạo sản phẩm và theo đơn giá chế biến tổng cộng toàn bộ chi phí. Côngviệc này đòi hỏi mất nhiều công sức nếu có nhiều loại sản phẩm hoàn thành ở các mức độ khác nhau. Tuy nhiên, tại công ty công việc không quá phức tạp vì sản phẩm đã được phân loại, tính hầu hết theo đơn giá và không nhiều các giai đoạn chế biến phức tạp, các chi tiết sản phẩm lại dễ dàng xác định được chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Bảng 2.16: bảng kiểm kê sản phẩm dở dang và bán thành phẩm
Xí nghiệp: Mộc I.
tt
Tên chi tiết, sản phẩm
NVL chính
Đơn giá (NVLTT + NCTT)
Mức độ hoàn thành
Số lượng chi tiết
Chi phí chế biến
Tổng giá trị
1
2
3
4
...
Cánh cửa
Chân bàn
Ngăn kéo
Ghế sắt
...
Dổi
Thông
Ván dăm
Thông
....
83600
6670
30500
94760
....
Sơn
Mộc
-
Chưa sơn
....
9
12
3
8
....
30650
0
0
8600
....
1028250
80040
91500
826880
....
Tổng
-
-
-
-
-
2456470
Tháng 02 năm 2002.
Nhân viên kinh tế xí nghiệp
III. Thực trạng tính giá thành sản phẩm ở công ty.
1. Đối tượng và phương pháp tính giá thành sản phẩm.
Sản phẩm của công ty không có những chi tiết phức tạp, cầu kỳ, không trải qua nhiều các giai đoạn chế biến, mỗi hợp đồng lại có các sản phẩm khácnhau. Vì vậy, các xí nghiệp chọn đối tượng tính giá thành sản phẩm là từng sản phẩm trong đơn đặt hàng.Các xí nghiệp sản xuất phụ thuộc vào các đơn đặt hàng, để tính toán trước những rủi ro, chi phí sản xuất, kế toán sử dụng các dữ kiện, số liệu sản xuất các kỳ trước để tạm tính giá thành định mức của sản phẩm. Cuối tháng hoặc khi hoàn thành đơn đặt hàng thì kế toán tính giá thành sản phẩm thực tế. Giá thành thực tế chủ yếu là để xácđịnh lãi lỗ còn khi xí nghiệp giao hàng thì vẫn phải giao theo giá đã được thoả thuận từ trước. Tuy vậy, công ty rất coi trọng việc việc tính giá thành thực tế bởi đây là điều kiện cơ sở để đưa ra giá thoả thuận, đồng thời việc tính giá thành sản phẩm thực tế giúp cho công tác quản lý, phân tích tình hình sử dụng lao động hay nguồn vốn có hiệu quả hay không. Trong quá trình tập hợp chi phí sản xuất theo xí nghiệp thì kế toán đã chi tiết cho từng loại sản phẩm tại mỗi doanh nghiệp thành viên, từ đó có thể dễ dàng áp dụng phương pháp tổng cộng chi phí trong công tác tính giá thành sản phẩm.
2. Phương pháp tính giá thành hợp đồng.
Đây là yêu cầu quan trọng trước khi mỗi xí nghiệp thực hiện một hợp đồng với khách hàng. Khi nắm trong tay bản thiết kế hoặc sản phẩm mẫu, kế toán trước hết phải xác định chi phí nguyên vật liệu cần thiết để chế tạo ra một sản phẩm.
- Xem xét các định mức tiêu hao gỗ.
Muốn biết chế tạo ra được 1m3 sản phẩm thì cần bao nhiêu khối gỗ, kế toán phải dựa vào các hệ số tiêu hao (lượng gỗ cần thiết để tạo ra 1m3 sản phẩm).
+ Đối với gỗ tự nhiên như thông, dổi, chò chỉ, lim, giáng hương... tạo ra 1 m3 sản phẩm cần 1.2 đến 1.35 m3 gỗ tự nhiên (hệ số tiêu hao là 1.2 hay 1.35)
+ Gỗ nhân tạo như các loại ván ép thì hệ số tiêu hao là 1.15.
Ngoài ra, hệ số tiêu hao còn phụ thuộc vào hình dáng của sản phẩm :
+ Thanh thẳng: hệ số tiêu hao là 1.35 (x1.35).
+ Thanh cong: hệ số tiêu hao là 1.6 (x1.6).
Các hệ số tiêu hao (định mức) này được quy định trong ngành chế biến lâm sản và được nhận biết qua kinh nghiệm làm việc lâu năm. Những côngnhân sản xuất có tay nghề cao, nhiều kinh nghiệm khi chế tạo sản phẩm thì lượng gỗ tiêu hao cũng ít hơn những lao động mới vào nghề.
- Từ các bản vẽ, kế toán liệt kê chi tiết các bộ phận cần chế tạo và lượng nguyên vật liệu cần thiết để sản xuất dựa trên kích thước tính toán trên bản thiết kế.
- Tuỳ thuộc vào hệ số tiêu hao của nguyên vật liệu dùng sản xuất kế toán tính chi phí nguyên vật liệu thực tế cần dùng.
Theo hợp đồng này, xí nghiệp phải sử dụng ván dăm để sản xuất tủ. Hệ số tiêu hao của ván dăm là 1.2.Yêu cầu về chất liệu gỗ khác nhau sẽ có giá khác nhau làm cho chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thay đổi. Khi khách hàng đặt làm sản phẩm bằng các loại gỗ: lim, dổi, chò, thông, pơ mu, giáng hương, ván nhân tạo... giá nguyên vật liệu dao động trong khoảng từ 3.5 tr/ m3 đến hơn 12 tr/ m3.
- Chi phí nhân công trực tiếp được thoả thuận tuỳ theo loại sản phẩm và thời gian giao hàng cũng như trình độ tay nghề công nhân.
Khoản mục
Số tiền
- Chi phí nguyên vật liệu chính
- Chi phí nguyên vật liệu phụ
- Chi phí nhân công trực tiếp
- Chi phí sản xuất chung
854000
440000
180000
112000
Tổng
1586000
Như vậy, tổng giá thành hạch toán cho 1 sản phẩm ‘Tủ thư viện’ là 1586000đ
3. Tính giá thành thực tế sản phẩm.
Trên cơ sở các số liệu của Bảng kê số 4, bảng phân bổ tiềnlương và BHXH, bảng tính và phân bổ KHTCSĐ, bảng phân bổ nguyên vật liệu và CCDC, bảng tập hợp dịch vụ mua ngoài và tập hợp chi phí bằng tiền khác, kế toán sẽ xác định được toàn bộ chi phí sản xuất kinh doanh cho từng xí nghiệp thành viên và chi tiết theo từng loại sản phẩm.
S (chi phí NVLTT + chi phí NCTT) từng loại sản phẩm
S chi phí SXC của XN
Đối với chi phí sản xuất chung thì kế toán phân bổ cho từng loại sản phẩm theo công thức sau:
Chi phí SXC cho từng
sản phẩm
S (chi phí NVLTT + chi phí NCTT) toàn XN
= x
c
Tại từng xí nghiệp lập Bảng tập hợp chi phí theo mẫu sau để theo dõi chi phí sản xuất phát sinh
Bảng 2.17: bảng tập hợp chi phí sản xuất
Bộ phận: Xí nghiệp Mộc I.
Tháng 02 năm 2002.
Khoản mục chi phí
Số tiền
1. Chi phí NVLTT
- Tủ thư viện
...
2. Chi phí NCTT
- Tủ thư viện
.3. Chi phí SXC
...
240042191
5147800
-
53687000
720000
59135044
Để đưa số liệu chi phí sản xuất chung của tủ thư viện vào bảng tập hợp chi phí, kế toán phân bổ theo công thức trên. Ta có kết quả sau
Chi phí sản xuất chung cho tủ
= 1181335
Bảng 2.18: thẻ tính giá thành sản phẩm, dịch vụ
Tháng 02 năm 2002
Tên sản phẩm: Tủ thư viện.
Chỉ tiêu
Tổng số tiền
Chi phí NVLTT
Chi phí NCTT
Chi phí SXC
1. Chi phí sxkdd đầu kỳ
2. Chi phí sxkd FS trong kỳ
3. Chi phí sxkddd cuối kỳ
4. S giá thành sản phẩm
5. Giá thành sản phẩm đơn vị
0
7049135
0
7049135
1762284
0
5147800
0
5147800
1286950
0
720000
0
720000
180000
0
1181335
0
1181335
295334
Người lập thẻ Kế toán trưởng
Tính giá thành sản phẩm, kế toán căn cứ số liệu trên TK 154, Bảng kiểm kê sản phẩm dở dang và bán thành phẩm tại mỗi phân xưởng và lập Thẻ tính giá thành sản phẩm. Cuối kỳ xí nghiệp hoàn thành 4 tủ thư viện theo đúng hợp đồng.
Phần III.
Một số kiến nghị và giải pháp hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Sau khi thực tập tại côngty, em xin đề xuất những kiến nghị được trình bày sau đây:
(+) Kiến nghị 1: Về hạch toán chi phí CCDC xuất dùng cho sản xuất.
Kế toán công ty sử dụng TK 621 để phản ánh cả giá trị nguyên vật liệu và CCDC xuất dùng cho sản xuất, đây thật sự là vấn đề cần phải xem xét lại. CCDC của công ty không lớn nhưng cũng không thể nhầm lẫn với nguyên vật liệu. Các CCDC phổ biến ở công ty là lưỡi cắt tre, lưỡi xẻ, dao AF, bao bì carton...
- Khi xuất dùng CCDC cho sản xuất kế toán ghi sổ như sau:
Nợ TK 621
Có TK 153 (hoặc 142)
Theo như Quy định chế độ kế toán hiện hành thì giá trị công cụ dụng cụ xuất dùng cho sản xuất được tính vào TK 627 và hạch toán như sau:
- Trường hợp thực hiện phân bổ 1 lần:
Nợ TK 6273
Có TK 153
- Trường hợp xuất dùng theo phương pháp phân bổ nhiều lần:
Nợ TK 142
Có TK 153
Khi tiến hành phân bổ:
Nợ TK 627
Có TK 142.
Còn nếu theo như phương pháp hạch toán ở công ty thì không làm thay đổi tổng chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ nhưng lại chưa đúng với bản chất của công cụ dụng cụ.
(+) Kiến nghị 2: Về phương pháp và đối tượng tập hợp chi phí.
Đối tượng tập hợp chi phí của công ty là các xí nghiệp, điều này là phù hợp, tuy nhiên, để công tác quản lý hiệu quả hơn, kế toán có thể đề xuất phương pháp tập hợp chi phí theo đơn đặt hàng. Toàn bộ các xí nghiệp trong công ty đều sản xuất theo đơn đặt hàng, nguyên vật liệu thu mua theo nhu cầu sản xuất sản phẩm, công nhân thuê ngoài phụ thuộc vào từng đợt đặt hàng... Đây là những điều kiện cơ bản rất thuận lợi cho công ty nếu sử dụng thêm phương pháp tập hợp chi phí theo đơn đặt hàng. Kế toán có thể hạch toán theo trình tự sau:
- Hàng tháng, kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung phát sinh theo từng đơn đặt hàng, phản ánh vào sổ sách kế toán cần thiết.
- Cuối mỗi kỳ, kế toán tiến hành phân bổ chi phí sản xuất chung và tính chi phí sản xuất kinh doanh dở dang cuối kỳ. Đối với những đơn đặt hàng, việc xác định chi phí sản xuất kinh doanh dở dang đang trong các giai đoạn chế biến hoặc ở dạng các chi tiết, bộ phận rời và có thể áp dụng chứng từ kiểm kê sản phẩm dở dang bình thường. Việc phân bổ chi phí SXC được tiến hành khi đơn đặt hàng hoàn thành và nên phân bổ theo tiêu thức chi phí NVLTT và chi phí NCTT. Do nguyên vật liệu đã được xác định từ trước theo từng đơn đặt hàng và lao động được huy động cũng phụ thuộc vào sản phẩm của các đơn nên việc tính toán gần như đã có thể tính được từ trước khi ký kết hợp đồng.
Kế toán công ty có thể sử dụng kết hợp cả 2 phương pháp tập hợp chi phí với nhau phục vụ đắc lực cho yêu cầu quản lý.
(+) Kiến nghị 3: Về chi phí sản xuất chung.
Chi phí vận chuyển, giao hàng hoá, sản phẩm đều được các xí nghiệp hạch toán vào chi phí sản xuất chung (chi phí khác bằng tiền) và bởi vậy giá thành sản xuất của các xí nghiệp đều gồm cả chi phí vận chuyển hàng hoá.
- Khi phát sinh việc vận chuyển hàng hoá giao cho khách hàng, kế toán phản ánh vào sổ như sau:
Nợ TK 6278
Có TK 111
Theo như Chế độ kế toán hiện hành quy định thì khoản chi phí này được tính vào chi phí bán hàng, như vậy kế toán phải hạch toán vào TK 641, nhưng tại công ty không mở TK 641 nên các xí nghiệp mới hạch toán vào TK 627. Chi phí vận chuyển là chi phí gián tiếp nhưng không phát sinh trong phạm vi phân xưởng sản xuất mà phục vụ quá trình tiêu thụ nên hoàn toàn khác về bản chất với chi phí sản xuất, vì vậy có kiến nghị không được tính chi phí vận chuyển vào giá thành sản xuất của sản phẩm. Kế toán của công ty có thể mở thêm TK 641 - Chi phí bán hàng để phản ánh các khoản chi phí về tiêu thụ hàng hoá, thành phẩm (ngoài ra các khoản chi phí như đưa hàng triển lãm, hội chợ cũng đưa vào TK này chứ không phải là chi phí QLDN).
Kế toán phản ánh như sau:
Nợ TK 641
Có TK 111, 331
(+) Kiến nghị 4: Về chi phí khấu hao TSCĐ.
Bên cạnh các chi phí khác, chi phí khấu hao tài sản cố định là một yếu tố quan trọng cấu thành giá thành sản phẩm. Công ty có những phương pháp tính phù hợp với tình hình sản xuất của công ty và theo đó có một số lượng lớn TSCĐ công ty đã không tính khấu hao. Theo chế độ kế toán hiện hành thì doanh nghiệp tính khấu hao theo tỷ lệ quy định và căn cứ vào tình hình thực tế để trích khấu hao. Tại công ty, số TSCĐ đầu tư không có hiệu quả của xí nghiệp Ván sàn tre được xếp vào loại không sử dụng nữa và không trích khấu hao.
Đề xuất đối với số TSCĐ đó là tìm ngay phương hướng giải quyết: có thể điều chuyển cho đơn vị khác trong tổng công ty (nếu có thể), nhượng bán hay thành lý như TSCĐ hết thời hạn sử dụng hoặc tốt nhất là dùng góp vốn liên doanh thì có lợi cho cả hai bên. Nhưng theo nhận định của các chuyên gia thì số TSCĐ này càng để lâu sẽ càng không sử dụng được. Vì thế, điều cần kíp nhất của công ty bây giờ là tìm được đối tác trong hay ngoài nước chấp nhận số máy móc thiết bị này càng sớm càng tốt.
Trên đây là một số kiến nghị của bản thân em trong quá trình thực tập tại công ty nhằm hoàn thiện công tác hạch toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Công ty chế biến lâm sản Trung Văn.
Kết luận
Những thông tin về chi phí và giá thành sản phẩm luôn được các quản trị gia quan tâm hàng đầu. Doanh nghiệp sản xuất là đơn vị kinh tế cơ sở, là tế bào của nền kinh tế quốc dân, là nơi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh để sản xuất, cung cấp các sản phẩm, dịch vụ, hàng hoá phục vụ nhu cầu xã hội và mục đích quan trọng nhất của doanh nghiệp là lợi nhuận tối đa, điều này chi phối toàn bộ phương hướng, chiến lược, hoạt động của các đơn vị. Các quản trị viên hàng đầu luôn sử dụng một cách hiệu quả nhất thông tin mà bộ phận kế toán cung cấp để đưa doanh nghiệp vươn lên trong sự cạnh tranh để mà tồn tại.
Muốn thoả mãn nhu cầu sử dụng thông tin của mọi đối tượng, bộ phận kế toán doanh nghiệp phải phán đoán, phân tích, tổ chức hệ thống thông tin một cách khoa học, phù hợp về số lượng, chất lượng và thời điểm. Trong công tác hạch toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm, kế toán cần thiết phải hệ thống theo quá trình cụ thể, số liệu trình bày một cách khoa học, chi tiết, kịp thời và đầy đủ.
Tóm lại, công tác hạch toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm nắm giữ vai trò hàng đầu trong công tác kế toán tại doanh nghiệp. Trong quá trình thực tập tại Công ty chế biến lâm sản Trung Văn, em đã rút ra được những hiểu biết vô cùng sâu sắc qua các phương pháp áp dụng lý thuyết hạch toán kế toán vào thực tiễn sản xuất của xí nghiệp.
Các số liệu và thực tế sản xuất của doanh nghiệp có được trong chuyên đề của em là nhờ sự cung cấp nhiệt tình của các anh chị trong phòng kế toán của công ty, đồng thời em xin cảm ơn những ý kiến đóng góp chân thành của các anh chị cho bài viết của em.
Chuyên đề này được hoàn thành một phần rất lớn từ sự giúp đỡ tận tâm của cô giáo hướng dẫn Phạm Bích Chi. Em thực sự biết ơn cô sâu sắc!
LỜI MỞ ĐẦU 1
PHẦN I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ Lí LUẬN CƠ BẢN VỀ HẠCH TOÁN 2
CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM 2
TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT 2
I. Vai trũ, nhiệm vụ của hạch toỏn chi phớ sản xuất và tớnh giỏ thành sản phẩm trong cỏc doanh nghiệp sản xuất kinh doanh 2
II. Bản chất và nội dung kinh tế của chi phớ sản xuất và giỏ thành sản phẩm trong doanh nghiệp 2
1. Chi phớ sản xuất trong doanh nghiệp 2
1.1. Bản chất và nội dung kinh tế của chi phớ sản xuất 2
1.2. Phõn loại chi phớ sản xuất (theo những đặc trưng nhất định) 2
2. Giỏ thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất 3
2.1. Bản chất và nội dung kinh tế của giỏ thành sản phẩm 3
2.2. Phõn loại giỏ thành sản phẩm 3
3. Mối quan hệ giữa chi phớ sản xuất và giỏ thành sản phẩm 3
III. Đối tượng và cỏc kỹ thuật hạch toỏn chi phớ sản xuất và tớnh giỏ thành sản phẩm 3
1. Đối tượng hạch toỏn 3
1.1. Đối tượng hạch toỏn chi phớ sản xuất 3
1.2. Đối tượng tớnh giỏ thành sản phẩm 4
2. Hạch toỏn chi phớ sản xuất 4
2.1. Phương phỏp hạch toỏn chi phớ sản xuất 4
2.2. Trỡnh tự hạch toỏn chi phớ sản xuất (gồm 4 bước). 4
2.3. Hạch toỏn cỏc khoản mục chi phớ 4
2.4. Tổng hợp chi phớ sản xuất và xỏc định giỏ trị sản phẩm dở dang 4
3. Tớnh giỏ thành sản phẩm 4
3.1. Phương phỏp tớnh giỏ thành sản phẩm 4
3.2. Cỏc phương phỏp tớnh giỏ thành sản phẩm ỏp dụng trong một số loại hỡnh doanh nghiệp sản xuất: 5
PHẦN II: THỰC TRẠNG HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CễNG TY CHẾ BIẾN LÂM SẢN TRUNG VĂN 6
I. Khỏi quỏt chung về cụng ty: 6
II. Hạch toỏn cỏc khoản mục chi phớ. 7
1. Hạch toỏn chi phớ nguyờn vật liệu trực tiếp. 7
2. Hạch toỏn chi phớ nhõn cụng trực tiếp. 10
5. Tổng hợp chi phớ sản xuất, kiểm kờ và đỏnh giỏ sản phẩm dở dang. 18
III. Thực trạng tớnh giỏ thành sản phẩm ở cụng ty. 20
1. Đối tượng và phương phỏp tớnh giỏ thành sản phẩm. 20
2. Phương phỏp tớnh giỏ thành hợp đồng. 20
3. Tớnh giỏ thành thực tế sản phẩm. 21
PHẦN III: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CễNG TÁC HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM 23
KẾT LUẬN 25
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- K1273.doc