Đề tài Hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty may Hồ Gươm

Trong doanh nghiệp sản xuất có nhiều loại nhằm tạo điều kiện thuận lợi và hạch toán chi phí cần phải phân loại chi phí. Phân loại chi phí sản xuất là việc sắp xếp chi phí sản xuất theo từng nhóm khác nhau theo những đặc trưng nhất định. Có thể phân loại chi phí theo các cách cơ bản sau. a. Phân loại chi phí sản xuất theo nội dung, tính chất kinh tế của chi phí ( hay phân loại chi phí sản xuất theo yếu tố) Theo cách phân loại này, căn cứ vào tính chất nội dung hình thức của chi phí sản xuất khác nhau để chia ra các yếu tố chi phí mỗi yếu tố chi phí đó bao gồm những chi phí có cùng một nội dung kinh tế không phân biệt chi phí phát sinh ở lĩnh vực hoạt động nào, ở đâu và mục đích hoặc tác dụng của chi phí như thế nào. Vì vậy cách phân loại này còn gọi là cách phân loại chi phí sản xuất theo yếu tố. Toàn bộ chi phí sản xuất trong kỳ được chia làm các yếu tố chi phí sau +) Chi phí nguyên vật liệu Bao gồm toàn bộ chi phí về các loại nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, phụ tùng thay thế, vật liệu thiết bị xây dựng cơ bản mà doanh nghiệp đã sử dụng cho các hoạt động sản xuất trong kỳ.

doc93 trang | Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 1144 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty may Hồ Gươm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
giao vật liệu cho các xí nghiệp khi có kế hoạch sản xuất, lệnh sản xuất và định mức tiêu hao vật liệutheo từng mã hàng của công ty giao cho các xí nghiệp. Nhân viên kế toán dưới các phân xưởng tính toán số lượng từng loại vải thực tế tiêu hao cho mỗi loại hàng số lượng vảI thừa thiếu do hạch toán bàn cắt rồi lập “phiếu theo dõi bàn cắt” (Biểu 06) Theo biểu 06 ngày 21/12/99 phân xưởng cắt của xí nghiệp may được nhận 605,09 m vải, trải được 90 lá chiều dài. Chiều dài mỗi lá là 6,25m. Như vậy số vải trải được là: 90 *6,25m = 562,5m Hao phí đầu bàn đoạn nối là :90 * 0,03m =2,7 m Tổng số vải tiêu hao thực tế là : 562,5 +2,7=565,2m Số vảI còn lại là : 605,09 –565,2 = 39,89 m Tuy nhiên trên thực tế số vải nhập về kho đầu dấu của xí nghiệp chỉ là 37,53m còn lại những vải nhỏ, vụn, không sử dụng được nữa. Phần thiếu 39,89 – 37,53 = 2,36m gọi là thiếu do hạch toán bàn cắt. Từ các “phiếu theo dõi bàn cắt” cuối tháng nhân viên hạch toán tyổng hợp số liệu để lên sổ chi tiết vật tư (biểu số 07). Sổ này được lập vào cuối mỗi tháng cho tất cả các mã hàng và theo từng loại nguyên vật liệu thể hiện số lượn nguyên vật liệu nhập xuất, tồn kho của từng mã hàng vào thời điểm cuối mỗi tháng. Cuối mỗi quúy căn cứ vào sổ chi tiết vật tư đã lập hàng tháng đối với từng loại nguyên vật liệu kế toán tổng hợp và lập “bảng cân đối vật tư” (biểu số 08). “Bảng cân đối vật tư” phán ánh tình hình nhập xuất tồn nguyên vật liệu có liên quan đến các mặt hàng sản xuất trong quý ở phạm vi toàn công ty. Bảng cân đối vật tư này cho biết: -Số lượng nguyên vật liệu mỗi loại tồn đầu quý ở kho của công ty là bao nhiêu -Số lượng nguyên vật liệu mỗi loại đã nhập vào kho của công ty trong quý là bao nhiêu. -Số lượng nguyên vật liệu trong quý đã xuất cho các phân xưởng là bao nhiêu -Số lượng nguyên vật liệu còn tồn cuối quý ở kho chưa xuất chi các phân xưởng là bao nhiêu. “Bảng cân đối vật tư” này cũng chỉ mới thể hiện được về mặt lượng nguyên vật liệu nhập – xuất -tồn trong quý mà chưa thể hiện được lượng tiền (chi phí vận chuyển) phân bổ cho số nguyên vật liệu đó. Cuối quý căn cứ vào phiếu nhập kho thành phẩm đã phân loại theo từng mã hàng của từng đơn đặt hàng. Kế toán tổng hợp lại và lập “báo cáo tổng hợp vật tư” (biểu số 09) “Báo cáo tổng hợp vật tư” cho biết từng loại mã hàng dã nhập kho trong quý là bao nhiêu, bất kê mã hàng đó là do phân xưởng nào sản xuất. Đây chính là căn cứ để phân bổ chi phí vận chuyển nguyên vật liệu, lương cho công nhân sản xuất và là cơ sở để tính giá thành sản phẩm. Do vậy cũng trên “ báo cáo tổng hợp” đã thể hiện được tiền lương cho một đơn vị sản phẩm và số tiền vận chuyển phân bổ cho số lượng nguyên vật liệu sản xuất ra số sản phẩm đó là bao nhiêu. 5.1.2 Hạch toán chi phí vận chuyển nguyên vật liệu trực tiếp ở công ty may Hồ Gươm để hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, kế toán căn cứ vào tổng chi phí vận chuyển nguyên vật liệu từ cảng về kho công ty của tât cả các mã hàng thuộc đơn đặt hàng sản xuất trong quý. Sau đó chi phí vận chuyển được phân bổ cho số lượng sản phẩm sản xuất trong quý (theo từng mã hàng ) căn cứ vào số sản phẩm hoàn thành nhập kho và đơn giá tiền lương của một sản phẩm. Cách tính cụ thể như sau: -Nếu gọi: Tổng chi phí nguyên vật liệu của tất cả các đơn đặt hàng trong kỳ là A -Khối lượng sản phẩm nhập kho của từng mã hàng là Xi -Đơn giá lương của một đơn vị sản phẩm của từng mã hàng là Di Thì ta có: Ví dụ: Theo HĐ số 92 đã ký với khách hàng Scavin – Hàn Quốc ngày 20/12/99. Công ty phảI vận chuyển số nguyên vật liệu từ cảng HảI Phòng về kho công ty. Chi phí vận chuyển tất cả số nguyên vật liệu của hoá đơn này là 116.850.086. Tổng chi phí vận chuyển tất cả các đơn đặt hàng sản xuất trong quý tập hợp được là 322.007.269 đồng . Tổng số tiền lương tính theo đơn giá của từng mã hàng sản xuất trong quý là 713.720.130 đồng. Căn cứ vào báo cáo tổng hợp (Biểu số 09) trong quý đã sản xuất nhập kho 7.156 sản phẩm thuộc mã hàng HO-107 của đơn đặt hàng số 92 với đơn giá tính lương cho một đơn vị sản phẩm là 6.936,6 đồng. Như vậy chi phí nguyên vật liệu phân bổ cho lượng nguyên vật liệu tương ứng để sản xuất số sản phẩm đó là : đồng Kết quả này phản ánh trên “báo cáo tổng hợp” dòng mã hàng HO-107 thuộc đơn đặt hàng số 92 của khách hàng Scavin “cột” chi phí nguyên vật liệu Đối với mã hàng thuộc đơn đặt hàng đó hoặc những mã hàng khác thuộc đơn đặt hàng khác cũng được tính toán một cách tương tự. ở công ty may Hồ Gươm kế toán cuối mỗi quí tập hợp toàn bộ chi phí nguyên vật liệu để lập bảng phân bổ nguyên vật liệu (biểu số 10) Biểu số 10 - Bảng phân bổ nguyên vật liệu Công ty may Hồ- Gươm Quí 4 /99 Phòng kế toán STT Ghi có các TK Ghi nợ các TK 152 1 Tài khoản 621 263.402.136 2 Tài khoản 627 42.363.669 3 Tài khoản 641 102.412.361 4 Tài khoản 642 1.157.500 Cộng 490.335.666 Người lập biểu Kế Toán trưởng Ngày 31 tháng 12 năm 2004 (ký,họ và tên) Công ty may Hồ Gươm sử dụng TK 621- chi phí nguyên vật liệu trực tiếp theo dạng bàn cờ để tập hợp chi phí sản xuất. Căn cứ vào các bảng phân bổ và các nhật ký chứng từ kế toán lập bàn cờ (biểu số 11). Từ biểu lập bàn cờ này kế toán lập bảng cân đối tài khoản (biểu số 12), từ đó kế toán lập sổ cái Tk621 (biểu số 13). Biểu số 13 Sổ cái - TK 621 Công ty may Hồ Gươm - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Số dư đầu năm Nợ Có 0 0 Ghi có các TK Quý I Quý II Quý III Quý VI TK 111 9.428.623 16.754.693 TK 131 5.094.532 41.850.440 TK 152 2.003.298.632 263.402.136 Cộng phát sinh nợ 2.018.379.970 322.007.269 Cộng phát sinh có 2.018.379.970 322.007.269 Số dư cuối kỳ Nợ Có Người lập biểu Kế Toán trưởng Ngày 31 tháng 12 năm 2004 (ký,họ và tên) 5.2 Hạch toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp ở công ty may Hồ Gươm khoản mục chi phí nhân công trực tiếp bao gồm tiền lương công nhân trực tiếp sản xuất ở các phân xưởng và các khoản trích theo lương như BHXH, BHYT, KPCĐ của số công nhân đó 5.2.1 Phương pháp hạch toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp Với điều kiện cơ giới hoá và tự động hoá không cao, nên người lao động luôn là yếu tố quyết định chính đến năng suất và chất lượng sản phẩm. Do đặc điểm riêng của ngành may, sau một thời gian lao động, công nhân trực tiếp sản xuất sẽ tạo ra một khối lượng sản phẩm nhất định. Số hao phí lao động và chất lượng lao động của người công nhân trực tiếp sản xuất cũng thể hiện rất rõ qua số sản phẩm do chính họ tạo ra. Phương pháp xác định quỹ lương của công ty may Hồ Gươm hiện nay là xác định theo tỷ lệ % so với doanh thu (hay hình thức trả lương theo sản phẩm ). Tỷ lệ % cao hay thấp phụ thuộc vào tính chất phức tạp của sản phẩm, kết cấu sản phẩm, chu kỳ sản xuất dàI hay ngắn. Phương pháp này gắn liền trực tiếp với kết quả kinh doanh của công ty. Hàng năm căn cứ vào kế hoạch sản xuất của công ty làm kế hoạch đăng ký quỹ tiền lương gửi tổng công ty phê duyệt. Chỉ tiêu giao kế hoạch quỹ tiền lương là văn bản pháp lý để công ty trích và sử dụng quỹ lương. Hàng tháng căn cứ vào phiếu nhập kho thành phẩm (sau khi kiểm tra đạt yêu cầu chất lượng) kế toán căn cứ tính ra giá trị tổng sản lượng gia công của các phân xưởng theo đồng USD. Sau đó kế toán căn cứ vào tỷ lệ phần trăm hưởng lương trên doanh thu (hiện là 50%) và tỷ giá hối đoái giữa VNĐ/USD do ngân hàng trung ương công bố để tính ra quỹ lương của toàn công ty. Toàn bộ quỹ lương trên doanh thu mà công ty nhận được sẽ được phân chia theo quy chế lương hiện hành do bộ phận lao động tiền lương (phòng hành chính kế hoạch) của công ty xây dựng +Cụ thể tổng quỹ lương của công ty chia làm hai phần - 80% tính vào tổng tiền lương thực tế của công ty trong tháng. Tổng quỹ lương thực tế này được phân chia theo từng bước công việc và cách tính giá cho từng bước công việc căn cứ vào may khảo sát và cấp bậc công việc -20% là quỹ tiền thưởng theo sản phẩm (hệ số thưởng loại A,B, C) được chia cho toàn bộ số công nhân xếp loại lao động trong tháng của từng tổ thuộc các phân xưởng Đối với các bộ phận công ty(như tổ cắt, tổ là, tổ may.. )tiền lương được chia theo tỷ lệ %của tổng quỹ lương. Cụ thể: * Tiền lương của tổ may = 65% * tổng quỹ lương công ty * Tiền lương của tổ cắt = 3% * tổng quỹ lương công ty *Tiền lương của tổ là hoàn thành đóng gói = 3% * tổng quỹ lương công ty *Tiền lương của bộ phận ép mếch = 1.5% * tổng quỹ lương công ty * Tiền lương của tổ văn phòng = 14,9% * tổng quỹ lương công ty * Tiền lương của tổ kỹ thuật = 6,7 % * tổng quỹ lương công ty * Tiền lương của tổ bảo toàn = 4,7 % * tổng quỹ lương công ty * Tiền lương của tổ khác =1,2 % * tổng quỹ lương công ty Tổng tiền lương của nhân viên = 27,5% * tổng quỹ lương công ty Trong từng tổ căn cứ vào bảng kê khai năng suất (dựa trên đơn giá của từng bước công việc và kết quả theo dõi sản lượng )từng người theo từng công việc do tổ trưởng thực hiện kê khai cho từng mã hàng hoặc khi sản phẩm nhập kho và căn cú vào bảng chấm công (đối với nhân viên phục vụ sản xuất chung) để chia lương cụ thểcho từng người. Hàng tháng kế toán tiền lương căn cứ vào số sản phẩm ,sản xuất hoàn thànhnhập kho của các phân xưởng,đơn giá gia công sản phẩm ,tỉ giá hối đoái VNĐ/USD ,căn cứ vào qui chế tiền lương hiện hành của công ty để tính toán phân bổ tiền lương cho từng phân xưởng và lập “bảng kê chi tiền lương” (biểu số 14). Có thể lấy ví dụ về cách tíng tổng quỹ lương của công ty ở tháng 3/99 như sau: Kết quả sản xuất của cả công ty trong tháng. TT Mã hàng Phân xưởng I Phân xưởng II Toàn Công ty SLNK Đơn giá USD/ chiếc Tổng sản lượng quy đổi 1 HO - 107 3075 2118 5186 1,6 8297,6 2 CPCS - 99 312 1706 2018 1,1 2249,8 3 491 - 300 406 1318 1724 3,0 5172 ... ... Cộng 33.968,6 45.651,3 Vậy tổng quỹ lương của công ty là: 45.651,3 * 50% * 13.328= 304.220.377 (đồng) Trong đó: +Tiền lương thực tế của công ty bằng 80% quỹ lương 80% * 304.220.377 = 243.376.301,6 (đồng) +Tiềng thưởng của công ty bằng 20% quỹ lương 20% * 304.220.377 = 60.844.075,4 (đồng) _Tổng quỹ lương phảI trả cho công nhân trực tiếp sản xuất. 72,5% * 304.220.377 = 220.559.773,3 (đồng) Trong đó: +Tổng quỹ lương của các tổ may. 65% * 304.220.377 = 197.743.254,05 (đồng) +Tổng quỹ lương của các tổ cắt. 3% * 304.220.377 = 9.126.611,31 (đồng) +Tổng quỹ lương các tổ là hoàn thành đóng gói . 3% * 304.220.377 = 9.126.611,31 (đồng) +Tổng quỹ lương của bộ phận ép mex. 1,5% * 304.220.377 = 4.563.305,655 (đồng) _Tiền lương phảI trả cho công nhân phục vụ sản xuất và quản lý ở công ty (lao động gián tiếp là). 27,5% * 304.220.377 = 83.660.603,675 (đồng) (Cuối mỗi quý căn cứ vào bảng kê chi lương và báo cáo tính lương cho bộ phận kế toán tiền lương sẽ tổng hợp tiền lương phảI trả cho công nhân trực tếp sản xuất và nhân viên quản lý, đồng thời căn cứ vào quỹ tiền lương thực tế của các bộ phận công ty, kế toán tiền lương trích 19 % các khoản theo quy định và lập bảng phân bổ số1 “ bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội” (biểu số 15) 5.2.2 Hạch toán các khoản trích theo lương của công nhân trực tiếp sản xuất ở công ty may Hồ Gươm bao gồm “BHXH, BHYT, KPCĐ”. Các khoản được trích với tỷ lệ 19% theo quỹ tiền lương phảI trả công nhân trực tiếp sản xuất tinhs vào chi phí sản xuất kinh doanh với tỷ lệ cụ thể như sau; BHXH được trích 15% theo tiền lương thực tế BHYT được trích 2% theo tiền lương thực tế KPCĐ được trích 2% theo tiền lương thực tế Trong bảng phân bổ này không chỉ phản ánh tiền lương cơ bản của công nhân viên. Công ty sử dụng TK 622- chi phí nhân công trực tiếp theo dạng chữ T để hạch toán tập hợp chi phí tièn lương và các khoản trích theo lương. Cuối quý kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp sang bên nơ TK 154- chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. Sau đó căn cứ vào bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội cùng với các nhật ký chứng từ để kế toán chi phí lập “bàn cờ” (biểu số 11) và “ bảng cân đối tài sản” (Biểu số 12). Kế toán căn cứ vào bảng này để ghi vào sổ cái TK622- chi phí nhân công trực tiếp (biểu số 16) Biểu số 16 Sổ cái Công ty may Hồ Gươm TK 622 - Chi phí nhân công trực tiếp Quý 4-2004 Số dư đầu năm Nợ Có 0 0 Ghi có các TK đối ứng Nợ với TK này Quý I Quý II Quý III Quý IV TK 334 884.556.881 1.051.744.514 TK 338.2 13.268.353 15.776.168 TK 338.3 40.715.337 43.731.591 TK 338.4 6.892.676 6.456.802 Cộng phát sinh nợ 945.433.247 1.117.709.075 Cộng phát sinh có 945.433.247 1.117.709.075 Số dư cuối kỳ Nợ 0 0 Có 0 0 5.3 Hạch toán chi phí sản xuất chung Chi phí sản xuất chung hiện nay ở công ty may Hồ Gươm bao gồm các khoản mục sau; -Tiền lương và các khoản trích theo lương(BHXH, BHYT, KPCĐ) của nhân viên phân xưởng -Chi phí nguyên vật liệu, công cụ , dụng cụ phục vụ cho sản xuất ở phạm vi phân xưởng -Chi phí khấu hao tài sản cố định và sửa chữa tài sản cố định ở phạm vi phân xưởng -Các khoản chi phí khac phục vụ cho sản xuất ở phân xưởng như; chi phí phải trả tiền điểm, tiền nước, tiền điện thoại .. -Chi phí sản xuất chung được tập hợp tại phòng kế toán cho toàn công ty tên cơ sở những chứng từ sổ sách kế toán hợp lệ và sẽ được phân bổ cho từng mã hàng. Để hạch toán chi phí sản xuất chung khi phát sinh, đều được kế toán hạch toán vào TK 627 và được ghi vào bảng chi phí sản xuất chung. Cuối mỗi quý kế toán tổng hợp tất cả các khoản chi phí sản xuất chung phát sinh bên nợ TK 627 trừ đi số giảm chi phí sản xuất chung được tập hợp bên có TK 627. Chênh lệch giữa bên nợ và bên có của TK 627 được kết chuyển sang TK 154 – chi phí sản xuất kinh doanh để tính giá thành. Cụ thể phương pháp tập hợp một số khoản mục chi phí sản xuất chung chủ yếu ở công ty may Hồ Gươm như sau; 5.3.1 Hạch toán chi phí nhân viên phân xưởng Chi phí nhân viên phân xưởng bao gồm tiền lương và các khoản trích theo lương của nhân viên phân xưởng như cán bộ phục vụ chung ở phânn xưởng, kho , tổ kỹ thuật. Số tiền lương của nhân viên phân xưởng được tính bằng tổng quỹ lương của nhân viên quản lý công ty. Cuối quý công ty tập hợp toàn bộ chi phí nhân viên phục vụ ở các phân xưởng ghi vào TK 6271. Chi phí nhân viên phân xưởng. Khoản mục này thể hiện trên bảng phân bổ số 1 (bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội) 5.3.2 Hạch toán chi phí, công cụ dụng cụ sản xuất ở công ty may Hồ Gươm công cụ dụng cụ gồm các bộ phận một bộ phận chyên dùng cho quản lý ở công ty( chi phí quản lý doanh nghiệp ) Một bộ phận dùng cho việc bán hàng(chi phí bán hàng) và một bộ phận dùng cho sản xuất. Khoản chi phí về công cụ dụng cụ dùng cho sản xuất ở phân xưởng khi phát sinh được tập hợp riêng vào tài khoản cấp 2 Tk 6273 ‘chi phí công cụ – dụng cụ” . Cuối mỗi quý kế toán tập hợp toàn bộ chi phí công cụ dụng cụ và ghi vào bảng phân bổ số 2 “Bảng phân bổ công cụ – dụng cụ” (biểu số 17) Biểu số 17 Bảng phân bổ công cụ - dụng cụ Công ty may Hồ- Gươm Quý 4 /2004 Phòng kế toán STT Ghi có các TK Ghi nợ các TK TK153 1 TàI khoản 627 24.331.895 2 TàI khoản 641 3 TàI khoản 642 14.527.410 Cộng 38.859.305 Người lập biểu Kế Toán trưởng Ngày 31 tháng 12 năm 2004 (ký,họ và tên) 5.3.3 Kế toán chi phí khấu hao tài sản cố định Chi phí khấu hao tài sản cố định ở công ty may Hồ Gươm máy móc thiết bị phục vụ cho sản xuất ở phân xưởng được tính theo tỷ lệ khấu hao do nhà nước quy định đối với nghành dệt may (thông tư số 1062 BTC, của bộ tài chính và nghị định 59 CP của chính phủ ) Căn cứ vào tỷ lệ khấu hao đã được quy định hàng quý kế toán tính mức khấu hao theo công thức: Kết quả của việc tính khấu hao tài sản cố định được thể hiện ở bảng phân bổ số 3 – Bảng phân bổ và tính khấu hao tài sản cố định (biểu số 18) Từ bảng phân bổ kết hợp với các nhật ký kế toán và bàn cờ để ghi sổ cái Tk 627 – chi phí sản xuất chung.(Biểu số20) Biểu số 20 Sổ cái Công ty may Hồ Gươm TK 627 - Chi Phí Nhân công trực tiếp Quý 4-2004 Số dư đầu năm Nợ Có 0 0 Ghi có các TK đối ứng nợ với TK này Quý I Quý II Quý III Quý I V TK111 108.983.517 102.983.517 TK112 55.862.400 57.279.360 TK142 31.385.268 87.770.000 TK152 28.142.386 42.363.669 TK153 0 24.331.895 TK214 189.567.103 254.643.720 TK241 0 1.700.000 TK334 103.357.700 91.254.201 TK331 19.365.429 0 TK131 227.404.800 46.997.665 TK3382 1.550.365 1.368.813 TK338.3 2.921.898 3.103.146 TK338.4 805.338 560.222 Cộng phát sinh nợ 841.172.266 714.356.206 Cộng phát sinh có 841.172.266 714.356.206 Số dư cuối kỳ Nợ 0 0 Có 0 0 Do thực hiện việc trích trước chi phí sửa chữa do đó khi có phát sinh chi phí sửa chữa tài sản cố định dùng cho sản xuất ở các phân xưởng sẽ được ghi trực tiếp vào tài khoản 627, chi phí sản xuất chung theo các đối tượng có liên quan. 5.3.4 Kế toán các khoản chi phí dịch vụ mua ngoài và các khoản chi phí khác bằng tiền. Đối với các khoản chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí khác băng tiền khi có phát sinh kế toán kiểm tra tính hợp lệ của các hoá đơn chứng từ, tuỳ thuộc vào đối tượng sử dụng để ghi trực tiếp. Đơn cử như đối với chi phí điện nước phát sinh hàng tháng kế toán căn cứ vào các chứng từ hoá đơn về điện nước sử dụng để cuối quý ghi vào TK 6277 đối ứng với bên có của các TK liên quan (TK 111,TK112,TK331) Để tập hợp chi phí sản xuất chung làm căn cứ để tính giá thành sản phẩm . Bản tập hợp chi phí sản xuất chung toàn công ty (biểu số 19 ) kế toán lập vào mỗi quý thể hiện toàn bộ số chi phí sản xuất chung mà công ty đã chi ra. 5.4 Hạch toán chi phí sản xuất toàn công ty. Để tập hợp chi phí sản xuất toàn công ty kế toán căn cứ vào bảng phân bổ và các nhật ký chứng từ để ghi vào nhật ký chứng từ số 7 – chi phí sản xuất toàn công ty. Nhưng ở tại công ty may Hồ Gươm kế toán không sử dụng nhật ký chứng từ số 7 mà kế toán đã tập hợp chi phí sản xuất toàn công ty vào bảng tập hợp chi phí toàn công ty (biểu số 21) để tính giá thành sản phẩm Căn cứ vào các khoản nợ TK 154, TK621, TK622, TK627, TK142, TK335.. Trên bàn cờ để ghi vào tổng cộng nợ của từng sản phẩm đó vào các cột và dòng phù hợp, sau đó kế toán ghi vào bảng cân đối tài khoản. Từ đó kế toán ghi sổ cái TK154-chi phí sản xuất kinh doanh dở dang (biểu số 22) Biểu số 22 Sổ cái Công ty may Hồ Gươm TK154 - Chi Phí sản xuất kinh doanh Quý4-2004 Số dư đầu năm Nợ Có 90.827.651 0 Ghi có các TK đối ứng nợ với TK này Quý I Quý II Quý III Quý I V TK621 2.018.379.970 310.174.941 TK622 945.433.247 1.117.709.075 TK627 841.172.266 686.149.643 TK331 336.113.360 96.078.317 Cộng phát sinh nợ 4.326.063.416 2.210.111.967 Cộng phát sinh có 4.659.700.700 2.252.126.362 Số dư cuối kỳ Nợ 424.464.935 90.827.651 48.813.256 Có 5.5 Công tác đánh giá sản phẩm làm dở cuối kỳ ở công ty may Hồ Gươm Sản phẩm làm dở cuối kỳ ở công ty may Hồ Gươm bao gồm ; Sản phẩm làm dở cuối kỳ ở công ty may Hồ Gươn dưới dạng nguyên liệu (chưa cắt hoặc cắt chưa đồng bộ) Sản phẩm làm dở dưới dạng bán thành phẩm cắt (chưa may xong) Sản phẩm làm dở dưới dạng may chưa là (chưa là) Sản phẩm làm dở dưới dạng bán thành phẩm là (chưa đóng gói) Do công ty thực hiện việc trích lương theo sản phẩm, tổng quỹ lương của công ty được tính trên cơ sở số lượng sản phẩm hoàn thành đạt tiêu chuẩn II. Tình hình thực tế về công tác hạch toán tính giá thành sản phẩm ở công ty may Hồ Gươm. 1. Công tác quản lý giá thành công ty may Hồ Gươm 11 Giá thành là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh toàn bộ kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, trình độ quản lý kinh tế tài chính của doanh nghiệp. Trong loại hình sản xuất gia công hàng may mặc, đơn giá gia công sản phẩm đã được khách hàng và công ty bàn bạc thoả thuận, nhất trí xác định và được ghi vào trong hợp đồng trước khi bắt đầu quá trình sản xuất. Có thể nhận thấy đơn giá gia công sản phẩm là thước đo chuẩn mực để công ty đánh giá hiệu quả của công tác quản lý các yếu tố chi phí sản xuất. Lý do bởi nếu làm tốt công tác quản lý chi phí sản xuất được sử dụng đúng mục đích thì giá thành thực tế sản phẩm có thể thấp hơn đơn giá gia công đã ký với khách hàng, điều này sẽ đem lại nhiều cho công ty. Do vậy công tác quản lý giá thành ở công ty may Hồ Gươm được tính toán phân bổ dựa trên đơn giá gia công đã ký hoàn toàn đúng đắn hợp lý trong điều kiện cụ thể và mang tính thực tiễn cao. 2. Đối tượng đánh giá ở công ty may Hồ Gươm. Xác định đối tượng tính giá thành là công việc đầu tiên mà kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm phải tiến hành đẻ tính giá thành sản phẩm. Sản phẩm hoàn thành ở công ty may Hồ Gươm là các sản phẩm may mặc như: Quần, áo, jacket . Trong mỗi mã hàng đó lại bao gồm nhiều kích cỡ khác nhau. Nhưng đặc điểm loại hình sản xuất gia công hàng may mặc không phân biệt được sự khác nhau về đơn giá giữa các kích cỡ khác nhau nhưng cùng một mã hàng thì có đơn giá như nhau. Do vậy, đối tượng tính giá thành ở công ty may Hồ Gươm được xác định là từng mã hàng (hay nhóm sản phẩm cùng loại) và đơn vị tính giá thành là cái hoặc bộ, quần, áo Trên cơ sở đối tượng tính giá thành đã xác định được như trên, căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất hàng gia công, chu kỳ sản xuất sản phẩm và điều kiện của công ty, kỳ tính giá thành sản phẩm được xác định vào hàng quý vào thời điểm của thời điểm của cuối mỗi quý. 3. Phương pháp tính giá thành sản phẩm ở công ty may Hồ Gươm. Xuất phát từ đối tượng sản xuất hạch toán chi phí sản xuất ở công ty may Hồ Gươm và đối tượng tính giá thành là từng mã hàng sản xuất, do đặc điểm chủ yếu của ngành may cuối mỗi quý kế toán căn cứ vào kết quả tập hợp chi phí sản xuất trong quý, báo cáo sản lượng hoàn thành cùng các tài liệu có liên quan để tính ra tổng giá thành và giá thành đơn vị và giá thành đơn vị của từng mã hàng theo phương pháp hệ số. 3.1. Xác định hệ số giá thành Đối với từng mã hàng, kế toán căn cứ vào đơn giá gia công, hệ số cho phép ăn lương, tỷ lệ tiền lương được hưởng trong toàn quỹ lương và tỷ giá hối đoái giữa VNĐ/USD do ngân hành trung ương công bố để làm đơn giá tiền lương cho đơn vị sản phẩm làm hệ số giá thành. Chẳng hạn mã hàng HO-107 có đơn giá gia công là 1,6 USD cho một đơn vị sản phẩm. Vậy hệ số giá thành (hay chính là đơn giá cho một đơn vị sản phẩm ) được tính như sau 1,6 *50% * 65%* 13.328 = 6930.6 (đồng) Mã hàng 491.300 có đơn giá gia công một đơn vị sản phẩm là 3.0 USD. Vậy hệ số giá thành (đơn giá lương ) là: 3.0*50%*65*13.328 = 12.994,8( đồng) 3.2. Trình tự và phương pháp tính giá thành ở công ty may Hồ Gươm Căn cứ vào sản lượng sản xuất hoàn thành nhập kho thực tế trong quý của từng mã hàng Qivà hệ số tính giá thành của từng mã hàng xác định là đơn giá lương ( Hi) để tính ra tổng sản lượng tiêu chuẩn ( tổng lương) của tất cả các mã hàngđã hoàn thành trong quý ( Qh ) theo công thức sau: Qh = S Qi x Hi Trong đó i là từng mã hàng sản xuất trong quý Khi đó sẽ tính được tổng giá thành sản xuất của mã hàng i ( theo từng khoản mục) là: Trong đó: C là tổng chi phí sản xuất theo khoản mục của tất cả các mã hàng đã tập hợp trong quý Giá thành của đơn vị sản phẩm sẽ là: z = Đơn cử như trong quý IV năm 1999, công ty may Hồ Gươm sản xuất nhiều mặt hàng, trong đó có mã hàng HO- 107 thuộc đơn đặt hàng số 92 với khách hàng Scavi Hàn Quốc. Đơn giá gia công một đơn vị sản phẩm thuộc mã hàng này là 1,6 USD và kế toán đã tính được đơn giá lương cho một đơn vị sản phẩm là 6693,6 đồng và được xác định là hệ số giá thành của mã hàng. Mã hàng HO- 107 được đưa vào sản xuất và hoàn thành trong quý I năm 2000 với sản lượng thực tế là 7156 chiếc. Vậy sản lưọng tiêu chuẩn (tổng lượng) của mã hàng này bằng: 7156 * 6930 = 49.595.373,6 (đồng) Tổng sản lưọng tiêu chuẩn (tổng đơn giá lương ) của tất cả các mã hàng mà công ty đã sản xuất trong quý I năm 2000 là 525.892.791 (đồng). Chí phí sản xuất đã tập hợp được trong toàn quý I năm 2000 bao gồm: - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 322.077.269 (đồng) -Chi phí nhân công trực tiếp 1.117.709.075 (đồng) trong đó: + Tiền lương của công nhân sản xuất 1.051.744.514 (đồng). + Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn 65.964.561 (đồng) - Chí phí sản xuất chung 714.356.206 (đồng) trong đó: + Chí phí nhân viên phân xưởng 96.286.382 (đồng) + Chi phí vật liệu 42.363.669 (đồng) + Chi phí dụng cụ sản xuất 24.331.895 (đồng) + Chi phí khấu hao tài sản cố định 254.643.720 (đồng) + Chi phí dụng cụ mua ngoài 207.260.540 (đồng) + Chi phí khác bằng tiền 89.470.000 (đồng) Tổng cộng chi phí phát sinh toàn công ty quý I năm 2000 là 2.095.467.417 (đồng) Căn cứ vào báo cáo tổng hợp hàng hoá bộ phận kế toán chi phí và giá thành tiến hành tính tổng giá thành và giá thành đơn vị của từng mã hàng theo phương pháp tính giá thành hệ số chi tiết theo từng khoản mục tính giá thành. Cụ thể như sau: - Đối với khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp + Giá thành sản phẩm theo khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Z1= - Đối với các khoán mục chi phí nhân công trực tiếp. + Giá thành sản phẩm theo khoản mục chi phí nhân công trực tiếp. Trong đó : Giá thành sản phẩm tính theo chi phí tiền lương của công nhân sản xuất : đồng Giá thành sản phẩm tính theo các khoản trích theo lương của công nhân sản xuất là: đồng Đối với các khoản mục chi phí sản xuất chung. đồng Trong đó: + Giá thành sản phẩm tính theo lương thành viên phân xưởng đồng + Giá thành sản phẩm tính theo chi phí vật liệu đồng + Giá thành sản phẩm tính theo chi phí khấu hao TSCĐ đồng + Giá thành sản phẩm tính theo chi phí dịch vụ mua ngoài đồng + Giá thành sản phẩm chi phí khai thác bằng tiền đồng Phần III: Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tình giá thành sản phẩm ở công ty may Hồ Gươm I) Đánh giá khái quát công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty may Hồ Gươm Tại công ty may Hồ Gươm, do đã nhận được tầm quan trọng, tính cấp bách, sự cần thiết của việc tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm mà không làm ảnh hưởng xấu đến chất lượng sản phẩm trong điều kiện nền kinh tế thị trường có sự cạnh tranh gay gắt nên công tác quản lý chi phí và tính giá thành sản phẩm rất đươcvj quan tâm chú ý và nhận được sự chỉ đạo thường xuyên của ban lãnh đạo công ty. Công tác hạch toán chi phí sản xuất ở công ty may Hồ Gươm vè cơ bản đã thực hiện theo đúng các quy định của chế độ kế toán hiện hành. Bộ máy kế toán của công ty được tổ chức theo hình thức kế toán tập trung có phân công lao động kế toán. Toàn bộ công tác kế toán được tập trung tại phòng kế toán. qua thời gian thực tập tại công ty và tìm hiểu thực tế về công tác quản lý và kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng ở công ty cùng với kiến thức đã thu được ở trường em xin mạnh dạn được nói ra một vài nhận xét khái quát về công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của công ty. 1. Những thành tựu và ưu điểm cơ bản. Từ một phân xưởng may của xí nghiệp sản xuất và dịch vụ may được tách ra trở thành một doanh nghiệp kinh doanh độc lập từ năm 95 đến nay công ty may Hồ Gươm đã không ngừng nỗ lực phát triển về quy mô sản xuất và trình độ quản lý đó là một quá trinhf phấn đấu liên tục không ngừng của toàn cán bộ công công nhân viên và ban giám đốc công ty cùng với sự quan tâm hỗ trợ của tổng công ty dệt may Việt Nam. Trong công cuộc đổi mới của đất nước để hoà nhập bược đi của mình cùng với nhịp điệu phát triển kinh tế chung của đất nước, công ty may Hồ Gươm đã không ngừng cải tiến và hoàn thiện bộ máy quản lý đào tạo đội ngũ thợ lành nghềđổi mới và bổ xung dây chuyền công nghệ chính điều đó đã tạo điều kiện để công ty hoàn thành xuất xắc nhiệm vụ mà tổng công ty dệt may Việt Nam giao phó và không ngừng nâng cao đời sống của cán bộ công nhân viên. Với bộ máy kế toán của công ty gọn nhẹ nhưng hiệu quả, đáp ứng được yêu cầu của công việc và phát huy được năng lực chuyên môn của từng người. Các thành viên của phòng kế toán còn rất trẻ có năng lực, nhiệt tình, với kinh nghiệm và chuyên môn đã nhanh chóng thích hợp với chế độ kế toán mới và đặc biệt là với việc ứng dụng công nghệ tin học vào công tác kế toán một cách hiệu quả, những tiến bộ của công nghệ tin học giúp cho khối lượng công việc giảm đi đáng kể. Trong công tác quản lý chi phí nguyên vật liệu trực tiếp về mặt lượng theo địng mức là hoàn toàn đúng đắn và thích hợp trong điều kiện sản xuất kinh doanh của công ty thể hiện sự năng động sáng tạo của đội ngũ cán bộ công nhân viên. Về chi phí nhân công trực tiếp, do công ty thực hiện khoán lương theo tổng sản lượng thực tế đối với các thành viên trong công ty nên năng xuất lao động được khuyến khích nâng cao sản lượng và chất lượng, đồng thời hạn chế đến mức tối đa sản phẩm dở dang. Mỗi khi công ty ký kết hợp đồng gia công đều có sự nghiên cứu kỹ lưỡng về mẫu mã, độ phức tạp, đòi hỏi chất lượng của sản phẩm và đã tổ chức sản xuất thử, trên cơ sở đó cùng với bên đặt hàng xây dựng và thoả thuận định mức tiêu hao nguyên vật liệu cungx như đơn giá gia công từng mặt hàng. Từ đó, công ty áp dụng ngay đơn giá gia công làm tiêu thức phân bổ chi phí sản xuất là phù hợp. 2. Những hạn chế và tồn tại cần khắc phục: Bên cạnh những thành tựu và ưu điểm đã đạt được khá thành công trong công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong những năm qua thì công ty may Hồ Gươm vẫn còn tồn tại những điều chưa hợp lý trong công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Đây là điều khó tránh khỏi trong điều kiẹn chế độ kế toán mới ( Theo quyết định QĐ1141/TCQĐkế toán ngày 1/1/95) áp dụng chưa lâu còn nhiều bất hợp lý đang được tiếp tục sửa đổi, trong khi hoàn thành cụ thể của công ty là mới chuyển sang thành một doanh nghiệp hạch toán dộc lập, mọi nghiệp vụ và công tác tập hợp chi phí sản xuất tính giá thành sản phẩm thay đổi rát nhiều so với trước. Song theo em diều quan trọng ở đây là tìm thấy được những điều cồn tồn tại và có được những biện pháp khắc phục nhằm làm cho công tác hạch toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty ngày càng hoàn thiện hơn. Về việc xác định đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất ở công ty may Hồ Gươm. Đối tượng hạch toán tập hợp chi phí sản xuất ở công ty may Hồ Gươm hiện nay được xác định và toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất của tất cả các mã hàng sản xuất trong kỳ. Đây là một vấn đề mà công ty cần nghiên cứu xem xét lại. Bởi vì trong điều kiện cùng một thời điểm công ty có thể phải sản xuất nhiều loại sản phẩm của nhiều đơn đặt hàng khác nhau avf do nhiều phân xưởng cùng sản xuất thì việc xác đụnh đối tượng hạch toán tập hợp chi phí sản xuất như trên sẽ làm giảm khả năng quản lý và giám sát các yếu tố chi phí sản xuất theo từng địa điểm phát sinh chi phí đó. Mặt khác đối với một số khoản mục chi phí thì việc xác định đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm sẽ làm cho việc tính giá thành sản phẩm thiếu chính xác. Ví dụ như đối với khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí vận chuyển nguyên vật liệu của từng mã hàng của tùng đơn đặt hàng sản xuất là khác nhau song lại được tổng công cho toàn quá trình công nghệ rồi sau đó mới tiến hành phân bổ cho số sản phẩm sản xuất. Công việc đó không cần thiết và không đem lại tính chính xác. Về phương pháp tập hợp chi phí nguyên vật liệu. Có thể nói việc quản lý về măt hiện vật đối với khoản mục nguyên vật liệu trực tiếp ở công ty may Hồ Gươm là chưa chặt chẽ. Để có được sản phẩm may hoàn chỉnh cần có nhiều loại nguyên vật liệu khác nhau, điều đó đòi hỏi phải có sự quản lý chi tiết về mặ số liệu đối với từng loại nguyên vật liệu. Mặc dù vậy ở công ty may đã không hạch toán chi tiết từng loại nguyên vật liệu chính, phụ mà quản lý hạch toán toàn bộ nguyên vật liệu như nhau theo định mức. Khi có lệnh sản xuất nhân viên ở kho căn cứ định mức nguyên vật liệu do phòng kỹ thuật chuyển đến là xuất kho nguyên liệu cho các phân xưởng. Định kỳ 6 tháng 1 lần kế toán xuống phân xưởng kiểm kê xác định số nguyên vật liệu tiêu hao thực tế và số tiết kiệm được. Việc làm này của kế toán là chưa quản lý chặt chẽ được số nguyên vật liệu thực tế tiêu hao ở từng phân xưởng và kèm theo mã hàng công ty cần nghiên cứu thêm về vấn đề này nhằm tìm ra biện pháp quản lý chặt chẽ hơn số lượng nguyên vật liệu thực tế sản xuất và nhằm khuyến khích hơn nữa ý thức tiết kiệm của từng công nhân. Về hạch toán nguyên vật liệu trực tiếp, công ty không sử dụng tổng chi phí vận chuyển của cả đơn đặt hàng để phân bố cho tưng mã hàng mà lại tổng cộng chi phí vận chuyển của tất cả các đơn đặt hàng sản xuất trong kỳ rồi mới phân bổ cho từng mã hàng để tính giá thành. Mặt khác, công ty căn cứ vào tổng đơn giá lương sản phẩm của từng mã hàng để làm tiêu chuẩn phân bố chi phí vận chuyển nguyên vật liệu và chi phí nhân công, chi phí sản xuất là chưa hợp lý bởi vì như phần thực tế đã trình bày, đơn giá lương đó chíng là đơn giá lương sản phẩm tính cho tổ may. Trong đó chưa xác định tỷ lệ hưởng lương sản phẩm của tổ may (65% tông quỹ lương sản phẩm công ty )hoàn toàn là quyết định chủ quan của công ty. Việc tính toán lòng vòng như vậy đã ảnh hưởng đến tính chính xác của giá thành sản phẩm. Về phương pháp tập hợp khoản mục chi phí nhân công trực tiệp tại công ty may Hồ Gươm, khoản mục chi phí nhân công trực tiếp được tính bằng 72,5% tổng quỹ lương của công ty. Trong loại hình sản xuất may mặc, do mức độ của từng khâu sản xuất đối với từng mặt hàng có sự khác nhau nên công ty cần chú ý tỷ lệ chia quỹ lương đối với từng bộ phận ddảm bảo sự hợp lý, công bằng, đảm bảo tiền lương phản ánh đúng mức độ hao phí lao động, qua đố mà khuyến khích công nhân sản xuất quan tâm đến công việc của mình cả về số lượng lẫn chất lượng. Mặt khác, theo quy định về hạch toán các khoản trích theo lương thì chưa có .. . được tính theo tiền lương thực tế. Còn bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế phải trích theo tiền lương cơ bản, nhưng hiện nay ở công ty may Hồ Gươm tất cả các khoản trích theo lương này đều được trích theo tiền lương thực tế. Việc làm này tuy có đảm bảo lợi ích cho công nhân lúc nghỉ hưu, mất sức nhưng lại không đúng với chế độ và ảnh hưởng làm tăng giá thành sản phẩm. Về công tác tình giá thành sản phẩmỉ công ty may Hồ Gươm Kỳ tính giá thành ở công ty may Hồ Gươm hiện nay chưa được xác định là hàng quý vào thời điểm cuối mỗi quý. Việc xác định kỳ tình giá thành sản phẩm như trên đã làm tăng thêm nhược điểm của việc xác định đối tưọng kế toán tập hợp chi phí sản xuất tăng thêm mức độ thiếu chính xác của giá thành sản phẩm. Bên cạnh đó việc tính giá thành sản phẩm vào thời điểm cuối mỗi quý không theo dõi được tình hình sản xuất cũng như kêts quả sản xuất một cách kịp thời đối với những mặt hàng có thời gian sản xuất gia công ngắn ( dưới 1 quý) do đó làm giảm hiệu quả về thông tin của giá thành sản phẩm. Về công tác sổ sách được sử dụng ở công ty theo hình thức nhật ký chứng từ, tuy nhiên việc thực hiện chưa được hoàn chỉnh có nhiều bién tướng. Để tập hợp chi phí sản xuất toàn công ty kế toán sử dụng bảng tập hợp chi phí sản xuất mà không sử dụng NK-CT số 7, cơ sở số liệu để ghi sổ cái. Do vậy gây khó khăn cho việc phan tích chi phí sản xuất kinh doanh theo yếu tố trong thuyết minh báo cáo tài chính hàng quý của công ty, hình thức NK- CT là không phù hợp với việc áp dụng kế toán trên máy tính trong giai đoạn công nghệ thông tin phát triển vượt bậc hiện nay. Có thể nói với điều kiện hoàn cảnh cụ thể của một công ty mới thành lập, nhưng công tác hạch toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty may Hồ Gươm được tổ chức khá tốt, có sáng tạo song vẫn tồn tại một số điểm khiến cho việc tổ chức công tác kế toán chưa được thực sự hoàn thiện. Đây là điều khó tránh khỏi, vì vậy công ty cần sớm nghiên cứu xem xét đè ra được những hạn chế còn tồn tại đó để có công tác kế toán tạap hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm thực sự phát huy được những hiệu quả cũng như vai trò vốn có của nó trong việc quản lý sản xuất kinh doanh. III) Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác hạch tón kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm sản phẩm may gia công ở công ty may Hồ Gươm. Qua một thời gian thực tập ở công ty may Hồ Gươm, được sự giúp đỡ chỉ bảo tận tình của thầy giáo hưỡng dẫn và các cô, các chú , các anh, các chị ở phòng kế toán công ty cùng với những kiến thức đã học tại trường cũng như sự hiểu biết về tình hình thực tế của công ty em xin đưa ra một số ý kiến nhằm hoàn thiện hơ nữa công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm may gia công ở công ty may Hồ Gươm. - ý kiến 1: Hoàn thiện hệ thống sổ sách theo hình thức NK- CT. Giải pháp trước mắt để cho việc áp dụng hình thức kế toán NK- CT hiện nay ở công ty được hoàn chỉnh, theo em công ty nên sử dụng thêm một số biểu của hình thức này theo các mẫu quy định của bộ tài chính. Từ số liệu tập hợp được các NKCT, bảng phân bố bàn cờ, kế toán nên tập hợp chi phí toàn doanh nghiệp vào NKCT số 7 để làm cơ sở ghi vào sổ cái và để giúp cho việc phân tích chi phí sản xuất kinh doanh theo yếu tố thuyết minh báo cáo tài chính được lập hàng quý của công ty. Công ty nên lập chi tiết hơn các khoản chi phí đã phát sinh. Công nghệ tin học phát triển, máy vi tính đã được sử dụng rất rộng rãi ở mọi lĩnh vực, đối với công tác kế toán máy vi tính đã giải quyết được nhiều công việc, nhưng có thể nhận thấy hình thức kế toán NKCT không phù hợp với việc ứng dụng kế toán trên máy. Do vậy, về lâu dài, để nhanh chóng hoà nhập với sự phát triển hiện đại đó, công ty nên nghiên cứu lựa chọn sư dụng hệ thống sổ sách cho phù hợp. - ý kiến 2: Về việc xác định đối tượng hạch toán tập hợp chi phí sản xuất. Do đặc điểm của loại hình sản xuất gia công ở công ty may Hồ Gươm là sản xuất phải dựa trên cơ sở hợp đồng đã ký kết với khách hàng và phyải thực hiện tách riêng tưng hợp đồng đó. Đồng thời cũng đòi hỏi phải có thông tin về hiệu quả kinh tế đem lại của mỗi hợp đồng để đánh giá kết quả đã thực hiện làm căn cu7ứ cho việc ký kết, tiến hành hợp đồng mới.Trên từng hợp đồng đều ghi rõ mã hàng cần gia công số lượng định mức nguyên phụ liệu cũng như đơn giá gia công một sản phẩm, thời gian giao hàng. Như vậy có thể nhận thấy đối với loại hình sản xuất gia công của công ty may Hồ Gươm là sản xuất theo các đơn đặt hàng. Đặc điểm sản xuất của công ty là theo quy trình công nghệ phức tạp kiểu chế biến liên tục kết hjợp với song song, sản xuất hàng loạt vừa và nhỏ theo các đơn đặt hàng, công ty đã tổ chức mô hình sản xuất khép kín tư khâu đầu đến khâu cuối trên dây chuyền công nghệ trong từng phân xưởng. - ý kiến 3: Về việc xác định tổng đơn giá lương sản phẩm làm cơ sở để phân bố chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất cho tùng mã hàng. Như trên đã đề cập ở công ty may Hồ Gươm, kế toán sử dụng tổng đơn giá lương sản phẩm của công nhân may làm tiêu chuẩn để phân bổ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí sản xuất chung cho từng mã hàng. Cụ thể: Đơn giá lương của tổ may = Đơn giá gia công ´ 50% ´ 65% ´ Tỷ giá hối đoái giữa VNĐ/ USD Và Tổng đơn giá lương của tổ may = Sản lượng nhập kho ´ Đơn giá lương của tổ may Tỷ lệ hưởng lương sản phẩm của tổ may 65%. Là do bộ phận tiền lương của công ty xây dựng, nó hoàn toàn phụ thuộc vào quyết định chủ quan của công ty. Việc căn cứ vào tổng đơn giá lương của công ty may làm tiêu chuẩn phân bổ là việc làm lòng vòng, khối lượng tính toán nhiều và ảnh lớn đến tính chính xác giá thành sản phẩm. Trong loại hình sản xuất gia công, trước khi ký kết các hợp đồng công ty và khách hàng phải thoả thuận đi đến xác định đơn giá gia công cho từng mã hàng cụ thể. Do vậy, theo em công ty nên sử dụng ngay đơn giá gia công để quy định sản lượng thực tế nhập kho của từng mã hàng thành sản lượng quy đổi và lấy tổng sản lượng quy đổi các mã hàng làm tổng tiêu chuẩn phân bổ Cụ thể: Sản lượng quy đổi = Sản lượng nhập kho * Đơn giá gia công Việc xác định tiêu chuẩn phân bổ này sẽ làm giảm bớt khối lượng tính toán mà không anhr hưởng đến tính chính xác của giá thành. - ý kiến 4: Về phương pháp hạch toán tập hợp khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. + Về mặt hiện vật: Để số lượng nguyên vật liệu khi xuất kho cho các phân xưởng được quản lý chặt chẽ về mặt số lượng. Theo em công ty nên chi tiết khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thành nguyên vật liệu chính ( như: Vải ngoài, vải lót ) và nguyên vật liệu phụ ( như: Khuy, khoá, chỉ) và cần thiết phải xây dựng một số bảng biểu để theo dõi định mức tiêu hao thực tế nguyên vật liệu ở các phân xưởng đôí với từng mã hàng và chế độ khen thưởng vật chất để khuyền khích ý thức chất lượng của công nhân. + Về hạch toán chi phí vận chuyển: Hàng tháng căn cứ vào phiếu nnhập kho thành phẩm đã phân loại theo từng mã hàng của từng đơn đặt hàng kế toán lập báo cáo hàng hoá ( phụ lục số) để làm căn cứ phân bổ chi phí vận chuyển số nguyên vật liệu cho các mã hàng thuộc từng đơn đặt hàng theo sản lượng quy đổi. - ý kiến 5: Về phương pháp hạch toán tập hợp khoản mục chi phí nhân công trực tiếp. Lương công nhân trực tiếp tuy đã được theo dõi chi tiết tại từng phân xưởng thành viên nhưng cuôí quý lại đưa kế toán tính quỹ lương cho tất cả các mã hàng của công ty đang sản xuất, sau đó mới phân bổ cho từng mã. Điều đó làm giảm tác dụng của công tác hạch toán chi tiết tại xí nghiệp. Theo em công ty nên tập hợp chi phí nhân công truực tiếp theo từng đơn đặt hàng. Lương công nhân trực tiếp sản xuất sẽ được tính căn cứ vào sản lượng sản phẩm quy đổi của từng đơn đặt hàng mà phân xưởng sản xuất trong tháng. Tổng tiền lương sản xuất sản phẩm của ĐĐHiPX nhận được trong tháng = Sản lượng sản phẩm quy đổi của ĐĐHiPX nhận được trong tháng ´ Đơn giá sản xuất một sản phẩm của đơn đặt hàng i ´ Tỷ giá hiện hành ´ 50% Sau đó căn cứ vào tỉ lệ hưởng lương của công nhân sản xuất và nhân viên quản lý để tính lương cho từng bộ phận. Cụ thể là 72,5% tiền lương của công nhân sản xuất phân xưởng. Và 27,5% tiền lương của công nhân quản lý. Dựa vào tiền lương thực tế nay để tính bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn của công nhân viên ( 19% lương thực tế ). Cách tính trên sẽ đảm bảo phản ánh đúng chi phí nhân công trực tiếp phát sinh trong tháng của từng đơn đặt hàng. Tuy nhiên để tính và đủ cho klhoản mục chi phí nhân công trực tiếp thì công ty nên xét và tình lại tỷ lệ hưởng lương của công nhân sản xuất và nhân viên quản lý. - ý kiến 6: Về phương pháp hạch toán chi phí sản xuất chung. Khoản mục chi phí sản xuất chung hiện nay ở công ty may Hồ Gươm được tập hợp theo từng quý trên phạm vi công ty, sau đó đến kỳ tính giá thành mới phân bổ cho từng mã hàng theo đơn giá lương sản phẩm. Việc làm này gây khó khăn cho việc theo dõi kiểm tra tình hình tiết kiệm hay lãng phí chi phí sản xuất chung đối với tưng phân xưởng và dẫn đến sự thiếu chính xác cho giá thanh của các mã hàng. Vì vậy theo em đối tượng hạch toán tập hợp chi phí sản xuất là từng phân xưởng chi tiết cho từng đơn đặt hàng thì công ty nên tập hợp chi phí sản xuất chung hàng tháng theo từng đơn đặt hàng sản xuất ở phân xưởng trong tháng theo sản lượng quy đổi của đơn đặt hàng đó. Chi phí sản xuất chung trong tháng phân bổ cho Đ ĐHi của phân xưởng = Tổng chi phí sản xuất chung phát sinh trong tháng ở PX ´ Chi phí nhân công trực tiếp phát sinh trong tháng tại PX Tổng chi phí nhân công trực tiếp phát sinh tại PX Cách làm này bảo đảm độ chính xác cao trong việc tính giá thành sản phẩm của từng mặt hàng - ý kiến 7: Về việc trích TK 142- chi phí trả trước ở công ty may Hồ Gươm. Các chi phí trả trước rất ít xuất hiện hoặc không đề cập. Khi có các chi phí về xuất dùng các công cụ có thể sử dụng trong nhiều kỳ kế toán hoặc việc sửa chữa TSCĐ có giá trị lớn, kế toán mới đến đề cập đến việc phân bổ một lần chứ không đề cập đến việc phân bổ dần. cụ thể ở công ty khi có phát sinh chi phí này ở quý nào thì kế toán hoạch toán chi phí đưa luôn 1 lần vào chi phí sản xuất phát sinh trong tháng. Như vậy sẽ dẫn đến việc tính giá thành không chính xác. Do vậy theo ý kến của em về phương pháp hạch toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm công ty nên mở chi tiết TK142 - chi phí trả trước để phân bổ dần vào các chi phí công cụ đụng cụ và sửa chữa lớn TSCĐ vào giá thành sản phẩm. Trình tự như sau Khi có phát sinh việc xuất dùng công cụ , dụng cụ có giá trị lớn hoặc có thể sử dụng trong nhiều kỳ kế toán, kế toán ghi sổ theo định khoản. Nợ TK142 - chi phí trả trước. Có TK153 - công cụ - dụng cụ. Tuỳ thuộc vào giá trị công cụdụng cụ có tác dụng vào nhiều kỳ hạch toán để xác định phân bổ làm mấy kỳ và giá trị mỗi kỳ là bao nhiêu. Kế toán thực hiện ghi sổ mỗi kỳ. Nợ TK627 (6273) chi phí sản xuất chung. Có TK 142 chi phí trả trước. ý kiến 8: Về việc sử dụng TK335. Chi phí phải trả. (về chi phí sửa chữa lớn TSCĐ). Tại công ty TSCĐ gồm nhiều loại khác nhau để đảm bảo cho quá trình sản xuất được thực hiện, thường xuyên liên tục đòi hỏi kế toán phải định kỳ sửa chữa lớn TSCĐ. Để không làm ảnh hưởng tới sản xuất và giá thành sản phẩm trong một thời kỳ, để có thể chủ động hơn đối với việc sửa chữa lớn TSCĐ kế toán phải trích trước chi phí vào đối tượng sử dụng TSCĐ. TK sử dụng là TK335 - chi phí phải trả. Trình tự kế toán. - Nếu sửa chữa lớn TSCĐ theo kế hoạch. Nợ TK 335 Có TK 214 (2143) - Nếu sửa chữa ngoài kế hoạch Nợ TK142 (1421) Có TK 214 (2143) Cuối tháng phan bố dần vào chi phí sản xuất được xác định là từng phân xưởng chib tiết cho từng đơn đặt hàng, để phù hợp với đặc điểm tổ chức sản xuất đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm, tạo điều kiện cho việc tính giá thành sản phẩm được chính xác thì theo em công ty cần thiết tính giá thành theo phương pháp đơn đặt hàng với phương pháp tính giá thành này, khi 1 hợp đồng gia công được ký kiết và đưa vào sản xuất , kế toán phải mở ngay cho đơn đặt hàng 1 bảng tính giá thành sản phẩm . (Phụ lục số 1). Cuối mỗi tháng căn cứ vào chi phí đã tập hợp được ở từng phân xưởng theo từng đơn đặt hàng để ghi sang " bảng tính giá thành" có liên quan. Khi nhận được chứng từ xác nhận đơn đặt hàng đã được sản xuất hoàn thành (Phiếu nhập kho thành phẩm, báo cáo tổng hợp hành hoá) kế toán ghi tiếp chi phí sản xuất trong tháng của đơn đặt hàng đó và cộng lại sẽ tính được giá thành của 1 đơn đặt hàng. Với nhứng đơn đặt hàng chưa sản xuất xong thì toàn bộ chi phí sản xuất đã tập hợp được theo nhứng đơn đặt hàng đó ở trong bảng tính giá thành đều là chi phí sản xuất của sản phẩm làm dở. sau khi đã tính được tổng giá thành của 1 đơn đặt hàng kế toán sẽ tính được tổng giá thành và giá thành đơn vị của từng mã hàng thuộc đơn đặt hàng đó theo phương pháp hệ số và với hệ số giá thành được xác định lại là đơn giá gia công. Cụ thể cách tính như sau Tổng giá thành của mã hàng i thuộc đơn đặt hàng A () = Tổng giá thành của đơn đặt hàng A theo khoản mục ´ Sản lượng quy đổi của mã hàng i Tổng sản lượng quy đổi của đơn đặt hàng A Việc áp dụng phương pháp hạch toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành theo từng đơn đặt hàng giúp cho các chi phí được theo dõi sát cho từng đơn đặt hàng. Như vậy sẽ khắc phục được tình trạng đơn đặt hàng mà sản phẩm thuộc đơn đặt hàng đó vẫn chịu chi phí lớn công tác trích giá lãi nhiều hay ít, tren cơ sở đó xem xét quan hệ với khách hàng, thoả thuận nâng cao đơn giá gia công. Nói tóm lại, nếu công ty tiếp tục phát huy được những ưu điểm vốn có của mình, có biện pháp hạn chế, khắc phục được những tồn tại nói trên thì bộ phận kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành nói riêng và phòng kế toán nói chung sẽ phát huy được vai trò vốn có của mình, đóng góp vào sự phát triển và thành công chung của công ty. Kết luận Chi phí sản xuất là yếu tố vô cùng quan trọng cần được đặc biệt chú ý trong suốt quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Hạch toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là công việc phức tạp đòi hỏi có sự chính xác cao. Nó đóng vai trò hết sức to lớn trong toàn bộ công tác kế toán của doanh nghiệp. Thông tin về chi phí sản xuất giúp cho các nhà quản trị rất nhiều trong việc đưa ra các quyết định kinh doanh kịp thời và hiệu quả, đóng vai trò vào sự thành công của doanh nghiệp. Trên đây em đã trình bày cơ sở lý luận, tình hình thực tiễn trong quá trình hạch toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm sản phẩm ở công ty may Hồ Gươm. Thực tế cho thấy công ty may Hồ Gươm là một doanh nghiệp nhà nước mới được thành lập đã và đang có những phát triển đáng kể. Để phát huy hơn nữa những tiềm năng của mình đòi hỏi công ty phải tìm tòi đổi mới tổ chức công tác kế toán, chi phí sản xuất và tình giá thành sản phẩm sản phẩm sao cho thật hiệu quả và chính xác. Trong thời gian thực tập tại công ty may Hồ Gươm em đã đi sâu vào tìm hiểu tình hình thực tế quá trình hạch toán. Được sự chỉ bảo gíp đỡ tận tình của các cô, các chú, các anh, các chị, trong phòng kế toán cùng các thầy cô, đặc biệt là cô Phạm Thị Bích Chi em đã hoàn thành đề tài '' Hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty may Hồ Gươm ''. Mặc dù em đã cố gắng nỗ lực nhưng kiến thức về lý luận và thực tế còn nhiều hạn chế nên sẽ không tránh khỏi thiếu sót. Em kính mong nhận được sự góp ý bổ sung của các thầy cô và các bạn để bài viết của em được hoàn chỉnh hơn. Em xin chân thành cảm ơn. Mục lục Nhận xét của cơ quan thực tập ..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc3190.doc
Tài liệu liên quan