Đề tài Hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty 20

- Sản xuất kinh doanh các mặt hàng may mặc đáp ứng yêu cầu của thị trường trong nước và ngoài nước. Được trực tiếp ký hợp đồng kinh tế, liên doanh sản xuất, làm dịch vụ hàng may mặc với các tổ chức trong nước và ngoài nước. - Sử dụng có hiệu quả mọi nguồn vốn, tài sản mà nhà nước giao cho, thực hiện chấp hành đầy đủ các nghĩa vụ thuế và các khoản đóng góp khác theo quy định của nhà nước và bộ quốc phòng. - Công ty được giao nhiệm vụ đảm bảo toàn bộ quân trang và một phần vải cho Quốc phòng, các đầu mối quân đội từ phía bắc đèo Hải Vân trở ra. Sản phẩm đa dạng, không chỉ là sản phẩm may mặc mà còn là kinh doanh hàng dệt, nhuộm, kinh doanh vật tư, thiết bị nguyên liệu, hoá chất phục vụ ngành dệt, nhuộm đáp ứng yêu cầu của quốc phòng và kinh doanh.

doc85 trang | Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 951 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty 20, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
609.000 2 Phan Thị Hoa 300 189.000 3 Lê Thu Hà 2000 150 663.900 4 Nguyễn Thị Linh 2854 2950 609.420 ............... Cộng 212.945.761 Tháng 10 năm 2007 Tổ trưởng sản xuất Phòng sản xuất kinh doanh Giám đốc xí nghiệp Biểu 12 Tổng cục hậu cần Công ty 20 Xí nghiệp 1 Bảng thanh toán lương Tháng 10 năm 2007 TT Họ và tên Lương cơ bản Lương Sản phẩm Lương thời gian Thanh toán BHXH Nộp BHXH, BHYT Tổng cộng Phép Lễ, hội họp Số ngày Số tiền Số ngày Số tiền 1 Lương Thị Dung 490.000 609.420 2 49.000 1 24.500 9.450 29.400 662.970 2 Phan Thị Hoa 553.000 807.610 1 24.500 12.015 33.180 810.945 3 Lê Thu Hà 627.000 750.700 24.500 1 9.450 37.620 747.030 4 Nguyễn Thị Linh 490.000 609.420 49.000 24.500 9.450 29.400 662.970 ........... Cộng 90.961.980 212.945.761 15 367.500 8 196.000 676.742 3.896.700 252.859.714 Giám đốc xí nghiệp Tổ trưởng Biểu 13 Tổng cục hậu cần Công ty 20 Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội Tháng 10 năm 2007 TK Đối tượng 334 338 3341 Lương 3349 Cơm ca Lương CB 19% 3383 (15%) 338.2 (2%) 3384 (2%) 622 CF nhân công trực tiếp 2.266.685.548 226.087.050 915.031.060 200.888.991 137.254.659 45.333.711 18.300.621 1/ Xí nghiệp 1 212.945.761 20.191.500 90.961.980 19.722.452 13.644.297 4.258.915 1.819.240 2/ Xí nghiệp 2 1.167.821.682 116.114.625 712.058.900 144.406.447 106.808.835 23.356.434 14.241.178 3/ Xí nghiệp 5 853.436.325 85.946.425 90.961.980 32.532.263 13.644.297 17.068.727 1.819.240 4/ TT mẫu mốt 32.481.780 3.834.500 21.048.200 4.227.830 3.157.230 649.636 420.964 627 Chi phí sản xuất chung 321.542.887 15.998.850 163.486.360 34.223.539 24.522.954 6.430.858 3.269.727 1/ Xí nghiệp 1 45.969.612 2.277.000 23.609.340 4.932.980 3.541.401 919.392 472.187 2/ Xí nghiệp 3 145.425.722 6.512.850 67.366.280 14.360.782 10.104.942 2.908.514 1.347.326 3/ Xí nghiệp 5 130.147.553 7.209.000 72.510.740 14.929.777 10.876.611 2.602.951 1.450.215 642 Chi phí quản lý doanh nghiệp 296.350.293 22.147.250 191.204.680 38.431.801 28.680.702 5.927.006 3.824.094 Trong đó TT mẫu mốt 51.604.383 4.110.000 30.786.400 338 Kinh phi công đoàn 1.584.125 779.425.180 161 Nhà trẻ mấu giáo (qt) 19.376.350 3388 Nhà trẻ mẫu giáo 28.489.389 Tổng 2.934.028.592 264.233.150 1.269.722.100 273.544.332 190.458.315 57.691.575 25.394.442 Biểu 14 Tổng cục hậu cần Công ty 20 Trích nhật ký chung Tháng 10 năm 2007 Chứng từ Diễn giải TK Số phát sinh Ngày Số Nợ Có .................... 31/10 Phân bổ Chi phí NCTT (XN1) 62211 252.859.714 - Lương 3341 212.945.761 - Cơm ca 3349 20.191.500 - BHXH 3383 13.644.297 - BHYT 3382 4.258.915 - KPCĐ 3384 1.819.240 31/10 Chi phí NCTT (XN2) 62212 408.771.562 - Lương 3341 349.612.791 - Cơm ca 3349 32.453.564 - BHXH 3383 21.083.058 - BHYT 3382 2.811.074 - KPCĐ 3384 2.811.074 31/10 Chi phí NCTT (XN3) 62212 661.986.802 - Lương 3341 572.883.156 - Cơm ca 3349 51.378.250 - BHXH 3383 29.783.207 - BHYT 3382 3.971.094 - KPCĐ 3384 3.971.094 .................... Cộng chuyển trang sau 45.971.754.600 45.971.754.600 Tháng 10 năm 2007 Người ghi sổ Kế toán trưởng Giám đốc Biểu 15 Tổng cục hậu cần Công ty 20 Sổ cái tK 622 Chi phí nhân công trực tiếp Tháng 10 năm 2007 Chứng từ Diễn giải TK đ/ư Số phát sinh Ngày Số Nợ Có ...................... 31/10 Phân bổ Lương - chi phí NCTT (XN1) 3341 212.945.761 31/10 Phân bổ Lương - chi phí NCTT (XN2) 3341 63.379.050 31/10 Phân bổ Lương - chi phí NCTT (XN3) 3341 657.832.830 31/10 Phân bổ ............. 31/10 Phân bổ Cơm ca - chi phí NCTT (XN1) 3349 20.191.500 ................ 31/10 Phân bổ BHXH - chi phí NCTT (XN1) 3383 13.644.297 31/10 Phân bổ BHXH - chi phí NCTT (XN2) 3383 77.811.123 31/10 Phân bổ BHXH - chi phí NCTT (XN3) 3383 32.128.623 31/10 Phân bổ ..................... 31/10 Phân bổ BHYT - chi phí NCTT (XN1) 3384 1.819.240 31/10 Phân bổ BHYT - chi phí NCTT (XN2) 3384 4.283.816 31/10 Phân bổ BHYT - chi phí NCTT (XN3) 3384 10.374.816 31/10 Phân bổ ......................... 31/10 Phân bổ KPCĐ - chi phí NCTT (XN1) 3382 4.258.915 31/10 Phân bổ .............................. 15.974.324 31/10 Phân bổ KC CFNV hàng QP từ TK 62211 sang TK 15411 15411 324.754.023 31/10 Phân bổ KC CFNV hàng QP từ TK 62212 sang TK 15412 15412 28.350.000 31/10 Phân bổ KC CFNV hàng QP từ TK 622131 sang TK 154131 154131 17.951.254 31/10 Phân bổ KC CFNV hàng QP từ TK 62211 sang TK 154132 154132 57.203.837 31/10 Phân bổ KC CFNV hàng QP từ TK 62211 sang TK 154133 154133 6.889.100 31/10 Phân bổ KC CFNV hàng kinh tế từ TK 622232 sang TK 154232 154232 4.485.208 31/10 Phân bổ KC CFNV hàng kinh tế từ TK 622233 sang TK 154233 154233 147.177.966 ................... Cộng 1.989.671.853 1.989.671.853 Tháng 10 năm 2007 Người lập bảng Kế toán trưởng Giám đốc 2.2.3 Hạch toán chi phí sản xuất chung a, Đặc điểm chi phí sản xuất chung: Chi phí sản xuất chung là toàn bộ những chi phí có liên quan tới việc phục vu sản xuất và những chi phí khác. Chi phí sản xuất chung bao gồm: Chi phí nhân viên phân xưởng, Chi phí vật liệu, chi phí công cụ, dụng cụ, Chi phí khấu hao tài sản cố định (TSCĐ), Chi phí dịch vụ mua ngoài, Chi phí khác bằng tiền phát sinh tại phân xưởng b, Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất chung: Tài khoản sử dụng: TK627 - Chi phí sản xuất chung Thông thường chi phí sản xuất chung thường được tập hợp theo từng địa điểm phát sinh chi phí sau đó mới tính và phân bổ cho các đối tượng chịu chi phí theo các tiêu thức: lương của công nhân trực tiếp sản xuất, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Để hạch toán chi phí sản xuất chung, kế toán sử dụng các loại sổ: Sổ chi tiết TK627, Sổ Nhật ký chi tiền, Bảng phân bổ NVL-CCDC, Bảng phân bổ tiền lương và BHXH, Bảng phân bổ và khấu hao TSCĐ, Sổ Nhật ký chung và Sổ cái TK627. b.1.Hạch toán chi phí nhân viên phân xưởng Tài khoản sử dụng TK 6271- chi phí nhân viên phân xưởng TK62717- chi phí nhân viên phân xưởng XN5 TK62711- chi phí nhân viên phân xưởng các XN còn lại Chi phí nhân viên phân xưởng gồm chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương của bộ phận quản lý phân xưởng, nhân viên kỹ thuật và thống kê ở 4 phân xưởng sản xuất chính và toàn bộ công nhân ở các phân xưởng phục vụ sản xuất. Cuối tháng căn cứ vào quỹ lương thực chi cho nhân viên phân xưởng và tổng quỹ lương được trích vào giá thành sản phẩm kế toán tiền lương tiến hành phân bổ chi phí tiền lương cho từng phân xưởng trên “Bảng phân bổ tiền lương và các khoản phụ cấp theo lương”(Biểu 13). Việc trích quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ tính tương tự công nhân trực tiếp sản xuất. Cuối tháng kế toán xí nghiệp xác định tổng số sản phẩm của khối gián tiếp được hưởng trong tháng theo công thức: Tiền lương sản phẩm khối gián tiếp = Tiền lương sản phẩm của công nhân sản xuất xchxcht Tỷ lệ trích Tỷ lệ trích tiền lương khối gián tiếp do phòng tổ chức sản xuất xây dựng. Tỷ lệ này biến động từ 10% - 15%. Cụ thể kế toán tính tiền lương khối gián tiếp XN1 tháng 10 năm 2005. Tiền lương sản phẩm từ công nhân sản xuất trực tiếp XN1 được hưởng trong tháng 10 là 971.915.014 đ và tỷ lệ trích là 15% Tiền lương sản phẩm khối gián tiếp là: 971.915.014 x 15% = 152.286.330đ Tiền lương một hệ số chức danh = Tiền lương sản phẩm được hưởng trong tháng Tổng hệ số chức danh tính theo ngày công gián tiếp Tổng số ngày công thực tế khối gián tiếp XN1 tháng 10 năm 2007 là 1.768,453 công. Do vậy tiền lương 1 hệ số chức danh là: 47.169.201 1.768.453 = 26.672đ/ngày Tại Công ty 20 khối gián tiếp nghỉ ngày thứ 7 được hưởng lương 50% ngày công bình thường. Căn cứ vào bảng chấm công, phiếu nghỉ hưởng BHXH, kế toán tính tiền lương sản phẩm và các khoản tiền lương khác cho từng nhân viên phân xưởng như cho công nhân sản xuất. Ví dụ: Kế toán tính lương tháng 10 năm 2005 cho anh Phạm Văn Minh- tổ kỹ thuật XN1 như sau: Lương cơ bản của anh Minh là 703.500đ, HSCD công việc là 2,6, trong tháng anh Minh làm việc 26 ngày, nghỉ một ngày thứ 7, nghỉ phép 1 ngày. Tiền lương sản phẩm theo HSCD: = 2,6 x ( 26 + 0,5 ) x 26.672 = 1.837.701đ Tiền lương nghỉ phép: = 1 x 703.500 x 130 % = 35.175đ 26 Tính thu 5% BHXH và 1% BHYT trên lương cơ bản: = 703.500 x 6% = 42.210đ Sau khi tính xong cho từng người căn cứ vào bảng phân bổ tiền lương tháng 10 kế toán vào chi phí sản xuất chung trên sổ Nhật ký chung và sổ cái tài khoản TK627 theo định khoản: Nợ TK 6271: 69.806.652 Có TK 334 : 46.197.312 Có TK 338: 23.609.340 3382: 919.392 3383: 3.541.401 3384: 472.187 b.2 Hạch toán chi phí nguyên vật liệu Tài khoản sử dụng: TK 6272 - Chi phí vật liệu quản lý phân xưởng TK62727 - Chi phí vật liệu quản lý phân xưởng XN5 TK62721 - Chi phí vật liệu quản lý phân xưởng các XN còn lại Khoản mục chi phí này bao gồm các chi phí về nguyên vật liệu xuất dùng như: vải để may bảo hộ lao động, sợi đốt máy dán chống thấm, vật tư thay thế, máy ép mex... Ngoài ra, khoản mục này có thể là chi phí mua nguyên vật liệu xuất dùng cho phân xưởng không qua nhập kho. Trình tự hạch toán khoản chi phí vật liệu dùng cho quản lý phân xưởng được thực hiện tương tự như trình tự hạch toán khoản chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Căn cứ vào bảng phân bổ nguyên vật liệu kế toán vào sổ Nhật ký chung, sổ chi tiết dựa trên định khoản: Nợ TK 6272: 5.459.468 Có TK 1522 : 5.459.468 b.3 Hạch toán chi phí công cụ, dụng cụ dùng cho quản lý phân xưởng: Tài khoản sử dụng TK 6273 - Chi phí dụng cụ sản xuất - quản lý phân xưởng Đó là các khoản chi phí về công cụ, dụng cụ xuất dùng cho phân xưởng để sửa chữa, bảo dưỡng máy móc thiết bị, các chi phí về nhiên liệu (dầu, mỡ, than) cho quản lý phân xưởng, chi phí về quần áo bảo hộ lao động. Thông thường để tập hợp chi phí công cụ dụng cụ kế toán sử dụng TK6273. Tài khoản này được mở chi tiết cho xí nghiệp 5 (TK62737) và các xí nghiệp còn lại (TK62731). Trình tự hạch toán khoản chi phí công cụ, dụng cụ dùng cho quản lý phân xưởng được thực hiện tương tự như trình tự hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Căn cứ vào bảng phân bổ nguyên vật liệu (Biểu 05) kế toán định khoản: Nợ TK 6273: 12.352.500 Có TK153: 12.352.500 b.4 Hạch toán chi phí khấu hao TSCĐ Tài khoản sử dụng: TK6274 - Chi phí khấu hao TSCĐ TK62747 - Chi phí khấu hao TSCĐ XN5 TK62741 - Chi phí khấu hao TSCĐ các XN còn lại TSCĐ của xí nghịêp thuộc Công ty 20 gồm TSCĐ hữu hình như máy may, máy dệt, các thiết bị chuyên dùng, nhà xưởng, kho tàng, phương tiện vân tải phục vụ các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Để khấu hao TSCĐ, công ty sử dụng phương pháp khấu hao đường thẳng, dựa vào nguyên giá TSCĐ và số năm tính khấu hao để tính khấu hao hàng năm và tính được khấu hao hàng tháng, sau đó phân bổ cho chi phí khấu hao sản xuất chung cho từng sản phẩm. Mức trích khấu hao = Nguyên giá TSCĐ Số năm tính khấu hao x 12 tháng Việc tính khấu hao cho toàn bộ tài sản được thực hiện trên bảng tính Excel. Đầu năm tài chính kế toán TSCĐ căn cứ vào nguyên giá TSCĐ và số năm sử dụng tính ra số khấu hao phải trích trong năm đó, sau khi số khấu hao cho cả năm được duyệt và ước tính số khấu hao cần trích, kế toán nhập dữ liệu vào máy để máy tự động lên số liệu vào các sổ nhật ký chung, sổ cái TK214, 6274,627... Ví dụ: Đầu năm 2007, máy vắt sổ JUKI có nguyên giá là 65.208.836 đồng, thời gian sử dụng là 5 năm, như vậy sô khấu hao phải trích theo năm trình lên cấp trên duyệt của máy này là: 65.208.836/5 = 13.041.767,2đ Tương tự như vậy kế toán tính được số khấu hao phải trích năm 2007 cho toàn bộ tài sản của công ty và lên bảng tính và phân bổ khấu hao (Biểu 16) Sau khi xác định được số khấu hao mỗi tháng, kế toán nhập dữ liệu vào máy, máy tự động lên số liệu vào sổ nhật ký chung, sổ cái tài khoản TK6274, 627, 214... Căn cứ vào bảng phân bổ khấu hao TSCĐ tháng 10/2005 kế toán định khoản: Nợ TK 6274: 14.485.775 Có TK 214: 14.485.775 b.5 Kế toán chi phí dịch vụ mua ngoài: Khoản mục chi phí này bao gồm các chi phí dịch vụ mua ngoài như: chi phí về điện, nước, điện tín, điện thoại... phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp. Để tập hợp chi phí thuộc khoản mục này, kế toán sử dụng tài khoản 6277, chi tiết cho xí nghiệp 5 là tài khoản 62777, chi tiết các xí nghiệp khác là tài khoản 62771. Trình tự hạch toán: căn cứ vào chứng từ như: hóa đơn giá trị gia tăng thu tiền điện, nước, điện thoại,.. của nhà cung cấp, hợp đồng thuê máy móc thiết bị..., kế toán nhập số liệu vào Sổ Nhật ký chung và Sổ cái TK6277, 627 theo định khoản: Nợ TK6277: 264.705.014 Nợ TK133: 26.470.502 Có TK331: 291.175.516 Ví dụ, trong tháng 10 năm 2007 có phát sinh nghiệp vụ trả tiền điện kỳ 1 tháng 10/2007 bằng tiền gửi ngân hàng. kế toán xử lý nghiệp vụ này như sau: Căn cứ vào giấy báo nợ ngân hàng, kế toán nhập số liệu vào máy. Sau khi nhập xong số liệu, kế toán nhấn nút lưu, máy tự động chuyển số liệu trên chứng từ ngân hàng vào sổ nhật ký chung, sổ cái tài khoản 62771, 6277 (Biểu17), 11211... b.6 Kế toán chi phí khác bằng tiền Khoản mục chi phí này gồm các khoản chi phí khác bằng tiền ngoài các chi phí đã tập hợp vào các chi phí đã nêu trên như: chi phí tiếp khách, hội nghị, chi phí vận chuyển,... phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp. Kế toán sử dụng tài khoản 6278 để tập hợp các chi phí khác bằng tiền phát sinh tại các phân xưởng sản xuất. Tài khoản này được mở chi tiết cho xí nghiệp 5 (TK 62787) và chi tiết cho các xí nghiệp khác (TK 62781) Biểu 16 bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ Tổng cục hậu cần Tháng 10 năm 2007 Công ty 20 TT Tên TSCĐ Số năm tính khấu hao Toàn doanh nghiệp TK 627- CPSXC TK641 TK642 TK241 TK142 TK335 NG TSCĐ KH tháng XN1 XN2 ... Cộng I Nhà cửa vật kiến trúc 22.553.669.173 75.178.897 12.776.890 13.982.704 64.736.209 1 Trụ sở làm việc 25 11.119.281.000 37.064.270 2.008.912 2.560.789 2 Máy móc thiết bị 8.560.831 8.896.782 3 Khu thể thao cơ quan 25 520.781.222 1.675.917 952.100 4 TTđào tạo dạy nghề 25 155.320.000 256.453 786.807 576.033 5 Trường mầm non 25 593.236 420.340 1.018.623 5.840.933.228 II Phương tiện vân tải 167.000.000 32.727.367 1.708.885 10.115.809 1 PAZ 672 10 525.000.000 695.833 986.730 2 NISAN 10 603.650.000 4.375.000 722.155 3 TOYOTA 10 5.030.417 Cộng 107.906.264 14.485.775 15.001.327 74.852.018 Biểu 17 Tổng cục hậu cần Công ty 20 Sổ cái TK 627 Chi phí sản xuất chung - Chi phí dịch vụ mua ngoài Từ ngày 01/10/2007 đến ngày 31/10/2007 Chứng từ Diễn giải TK đ/ư Số phát sinh Ngày Số Nợ Có 05/10 08/10 Trả tiền điện kỳ 2 tháng 9/2005 11211 11.699.600 25/10 108/10 Trả tiền điện kỳ1 tháng 10/2005 1111 12.815.500 ............. 31/10 1255 P/B 62772: từ 62772 sang 15411 3.444.463 ........................ Tổng số phát sinh trong kỳ 64.705.014 64.705.014 Số dư cuối kỳ Ngày 31 tháng 10 năm 2007 Kế toán trưởng Người ghi sổ Trình tự hạch toán: Căn cứ vào các chứng từ gốc như phiếu thu, phiếu chi, giấy báo nợ, hoá đơn GTGT... kế toán nhập số liệu vào phân hệ kế toán tương ứng. Sau khi kết thúc quá trình nhập liệu, số liệu vừa được cập nhật trên các phiếu kế toán tự động chuyển lên sổ nhật ký chung, sổ cái tài khoản TK 627, 6278, và các sổ cái của các tài khoản có quan hệ đối ứng với TK6278 trong các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong kỳ theo định khoản: Nợ TK6278: 3.069.007 Có TK111: 3.069.007 c, Tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung Cuối tháng căn cứ vào bảng phân bổ nguyên vật liệu, Bảng phân bổ tiền lương và BHXH, Bảng tập hợp chi phí sản xuất chung, kế toán tiến hành tập hợp chi phí sản xuất chung trên Bảng cân đối phát sinh các tiểu khoản (Biểu 18) để phục vụ cho việc tính giá thành sau này. Biểu 18 Tổng cục hậu cần Công ty 20 Cân đối phát sinh các tiểu khoản Tài khoản 627 - chi phí sản xuất chung Từ ngày 01/10 đến ngày 31/10/2007 TK Tên tài khoản Số phát sinh Nợ Có 627 Chi phí sản xuất chung 169.878.416 169.878.416 6271 Chi phí nhân viên phân xưởng 69.806.652 69.806.652 62711 Chi phí nhân viên PX - lương 45.696.612 45.969.612 62715 Chi phí nhân viên PX - cơm ca 2.277.000 2.277.000 62719 Chi phí nhân viên PX - BHXH 23.609.340 23.609.340 6272 Chi phí vật liệu quản lý PX 5.459.468 5.459.468 6273 Chi phí dụng cụ sản xuất quản lý PX 12.352.500 12.352.500 6274 Chi phí sản xuất chung khấu hao TSCĐ 14.485.775 14.485.775 6277 Chi phí sản xuất chung - Dvụ mua ngoài 64.705.014 64.705.014 62771 Chi phí SXC - Dvụ mua ngoài- Điện 8.663.895 8.663.895 62772 Chi phí SXC - Dvụ mua ngoài - Nước 632.708 632.708 62773 Chi phí SXC - Dvụ mua ngoài - Điện thoại 646.957 646.957 62775 Chi phí SXC - Dvụ mua ngoài - Thuê tài sản 52.881.454 52.881.454 62778 Chi phí SXC - Dvụ mua ngoài - khác 1.880.000 1.880.000 6278 Chi phí sản xuất chung - bằng tiền khác 3.069.007 3.069.007 Tổng cộng 169.878.416 169.878.416 Các bút toán kết chuyển được thực hiện vào cuối kì. Bút toán kết chuyển chi phí sản xuất chung: Nợ TK154: 169.878.416 Có TK627: 169.878.416 Cuối kì, kế toán lấy số liệu từ Sổ Nhật ký chung để vào Sổ cái TK627 (Biểu 19) Biểu 19 Tổng cục hậu cần Công ty 20 Sổ cái TK 627 Chi phí sản xuất chung Từ ngày 01/10/2007 đến ngày 31/10/2007 Chứng từ Diễn giải TK đ/ư Số phát sinh Ngày Số Nợ Có ............. 31/10 Tiền lương phải trả nhân viên phân xưởng 334 137.356.553 31/10 Các khoản trích theo lương 338 14.929.777 31/10 Trích khấu hao TSCĐ 214 14.485.775 31/10 Phân bổ công cụ dụng cụ cho quản lý phân xưởng 153 12.352.500 31/10 Phân bổ vật liệu cho quản lý phân xưởng 152 5.459.468 ........... Tổng cộng 169.878.416 169.878.416 2.2.4. Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất tại Công ty 20 Để tổng hợp chi phí sản xuất toàn Công ty 20 sử dụng tài khoản 154. Do đối tượng tập hợp chi phí là từng nhóm sản phẩm nên tài khoản 154 cũng đựơc mở chi tiết theo từng nhóm sản phẩm đó. Cụ thể: TK154 - Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang (Hàng quốc phòng) + TK 15411 - Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang (Hàng quốc phòng - đo may) + TK 15411 - Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang (Hàng quốc phòng - hàng loạt)... TK 1542 - Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang (Hàng kinh tế ) Tk 1543 - Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang (Hàng gia công xuất khẩu) TK 1546 - Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang (Hàng trung gian ) Cuối tháng, sau khi tập hợp chi phí sản xuất trong kỳ, kế toán tiến hành kết chuyển, phân bổ các chi phí đó sang tài khoản 154 để tập hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp. Để thực hiện bút toán kết chuyển chi phí cuối kỳ, kế toán vào phân hệ kế toán tổng hợp, chọn mục “Bút toán kết chuyển chi phí tự động”, khi đó máy tự động chuyển số liệu từ các tài khoản chi phí sản xuất vào bên Nợ Sổ cái tài khoản TK154 (Biểu 20) để phục vụ cho việc tính giá thành sau này. Biểu 20 Tổng cục hậu cần Công ty 20 Sổ cái TK 154 Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang Từ ngày 01/10/2007 đến ngày 31/10/2007 Chứng từ Diễn giải TK đ/ư Số phát sinh Ngày Số Nợ Có Dư đầu kỳ 75.850.500 ......... 31/10 K/c chi phí NVL trực tiếp - hàng QP - hàng loạt - Lệnh sản xuất số 453 621 331.904.000 31/10 K/c chi phí NC trực tiếp - hàng QP - hàng loạt - Lệnh sản xuất số 453 622 324.099.241 31/10 K/c CPSX chung - Lệnh sản xuất số 453 627 169.878.416 ............. Cộng phát sinh 825.881.657 825.881.657 Dư cuối kỳ 89.338.961 2.3. Tính giá thành tại Công ty 20 2.3.1. Đối tượng tính giá thành tại Công ty 20 Giá thành sản phẩm là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh, trình độ quản lý kinh tế tài chính của doanh nghiệp. chính vì vậy, việc tính đúng tính đủ các khoản chi phí sản xuất vào giá thành sản phẩm là điều hết sức quan trọng. Muốn vậy, trước hết phải xác định được đối tượng tính giá thành sao cho phù hợp với đặc điểm quy trình công nghệ của doanh nghiệp. Công ty 20, mỗi một sản phẩm đều được hình thành dựa trên các định mức nguyên vật liệu và định mức nhân công khác nhau, do vậy đối tượng tính giá thành được xác định là từng sản phẩm hoàn thành nhập kho. Cùng với việc xác định đối tượng tinh giá thành, do quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm ở Công ty 20 là quy trình sản xuất phức tạp kiểu liên tục, số lượng sản xuất lớn nhưng chu kỳ sản xuất ngắn nên để đảm bảo tính giá thành nhanh, kịp thời, phục vụ tốt cho công tác quản lý, Công ty 20 đã xác định kỳ tính giá thành là từng tháng. 2.3.2. Đánh giá sản phẩm dở dang tại Công ty 20 Công ty 20 đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp, còn các chi phí khác tính hết vào giá thành sản phẩm. Đây là một phương pháp hợp lý vì: Chi phí vật liệu chính chiếm tỷ trọng rất lớn trong giá thành của hầu hết các sản phẩm. Mặt khác, thông thường số sản phẩm dở dang đầu kỳ và sản phẩm dở dang cuối kỳ ở Công ty 20 là tương đối đồng đều. Công ty 20 chỉ tiến hành đánh giá sản phẩm dở dang đối với hàng quốc phòng và hàng kinh tế, mà không đánh giá sản phẩm dở dang đối với hàng gia công xuất khẩu do đối với các sản phẩm thuộc loại mặt hàng này, nguyên liệu chính và phụ đều do phía đưa gia công cung cấp. Việc đánh giá sản phẩm dở dang được thực hiện ngay tại các xí nghiệp vào cuối tháng dựa trên khối lượng sản phẩm dở dang, định mức tiêu hao nguyên vật liệu chính và đơn giá xuất tương ứng. Tại các xí nghiệp, sản phẩm dở dang gồm: + Sản phẩm làm dở dưới dạng nguyên liệu + Sản phẩm làm dở dưới dạng nửa thành phẩm Sau khi kiểm kê, xác định được khối lượng sản phẩm dở dang cho tưng loại, các xí nghiệp căn cứ vào hệ thống định mức vât tư của từng sản phẩm, đơn giá xuất các loại nguyên vật liệu tương ứng để xác định gía trị sản phẩm dở dang cuối kỳ theo công thức: + Đối với sản phẩm dở dang dưới dạng nguyên vật liệu (Chưa cắt) + Đối với sản phẩm dở dang dưới dạng nửa thành phẩm: Sau khi xác định được giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ, các xí nghiệp gửi lên phòng tài chính kế toán của công ty. Kế toán căn cứ vào kết quả đó, phân loại theo từng nhóm sản phẩm và dùng để đối chiếu, kiểm tra với số dư tài khoản 154 chi tiết theo từng nhóm sản phẩm. Ví dụ: Theo Biên bản kiểm kê định kỳ tại xí nghiệp 1, cuối tháng 10/2007, sản phẩm dở dang gồm: STT Tên ĐVT Số lượng I Nguyên vật liệu chưa cắt 2.667,25 1 Vải Gabađin pêcô rêu Mét 1.826,25 4 Vải Katê kẻ Mét 841 II Nửa thành phẩm đang nằm trên dây chuyền 258 2 Quân phục chiến sĩ nam lục quân Bộ 258 Cộng căn cứ vào đơn giá xuất vật tư, hệ thống định mức vật tư, xí nghiệp tính giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ như sau: Giá trị nguyên vật liệu chưa cắt: STT Tên NVL ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền 1 Vải Gabađin pêcô rêu Mét 1.826,25 25.000 45.656.250 4 Vải Katê kẻ Mét 841 13.246,37 11.140.197 Tổng cộng 2.667,25 56.796.447 Giá trị nửa thành phẩm: Sản phẩm ĐVT SL ĐM NVL ĐG TT 2. QP CS nam LQ + Vải Gabađim pêcô rêu + Vải katê kẻ Bộ m m 258 2.56 0,637 45.975,53 13.246,37 32.542.906 30.365.918 2.176.988 Cộng 32.542.906 Vậy tổng giá trị sản phẩm dở dang cuối tháng 10/2007 của XN1 là: 56.796.447 + 32.542.906 = 89.338.961 (đồng) 2.3.3. Phương pháp tính giá thành tại Công ty 20 Đây là bước cuối cùng trong công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, và cũng là bước có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với doanh nghiệp. Nếu lựa chọn được phương pháp tính giá thành hợp lý sẽ giúp doanh nghiệp xác định được giá bán hợp lý và xác định được lợi nhuận một cách chính xác từ đó quyết định có tiếp tục sản xuất mặt hàng đó nữa hay không. Công ty 20 áp dụng phương pháp tính giá thành giản đơn (Phương pháp trực tiếp) theo công thức: Tổng giá thành sản xuất =- Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ + Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ - Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ Giá thành đơn vị sản phẩm hoàn thành = Tổng giá thành Khối lượng sản phẩm hoàn thành ở Công ty 20, sản phẩm quốc phòng chiếm tỷ lệ lớn trong doanh thu, mỗi loại mặt hàng có số lượng lớn, chu kì sản xuất ngắn. Giá bán các sản phẩm quốc phòng hàng năm do phòng kế hoạch xây dựng và trình lên cấp trên duyệt. Vì vậy, đối với loại sản phẩm này công ty phải tiến hành tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành một cách chính xác, đầy đủ làm căn cứ xây dựng giá bán cho cục Quân nhu - TCHC Đối với hàng gia công xuất khẩu: Nguyên vật liệu chính, phụ do khách hàng cung cấp công ty chỉ có nhiệm vụ may gia công, vì vậy không hạch toán giá trị nguyên vật liệu vào giá thành sản phẩm mà chỉ hạch toán chi phí chế biến bao gồm: chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung. Đối với hàng kinh tế: Đây là những mặt hàng sản xuất mang tính cạnh tranh gay gắt trong cơ chế thị trường, để ký được hợp đồng kinh tế với khách hàng và chiếm lĩnh thị trường, sản phẩm của công ty phải đạt chất lượng cao và giá thành hạ. Đòi hỏi kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành phải hết sức kịp thời, chính xác để từ đó đề xuất cho giám đốc công ty có những quyết định đúng đắn, mang lại hiệu quả cao cho công ty. Sau khi tổng hợp được toàn bộ chi phí phát sinh trong kỳ và xác định được toàn bộ giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ, căn cứ vào sổ chi tiết theo dõi giá thành kế toán tiến hành tổng hợp số phát sinh cho từng đối tượng tính giá thành nhập kho. Ví dụ: Tính giá thành sản phẩm hàng QP - hàng loạt: Quân phục chiến sĩ nam LQ- K03 (Lệnh sản xuất số 453) Số lượng sản phẩm hoàn thành nhập kho 5000 sản phẩm Biểu 21 Tổng cục hậu cần Công ty 20 Bảng tính giá thành sản phẩm Tên sản phẩm: Quân phục chiến sĩ nam LQ (K03) Lệnh sản xuất số 453- Số lượng 5000 bộ Tháng 10 năm 2007 TT Khoản mục CP CPSXDD đầu kỳ CPSXPS trong kỳ CPSXDD cuối kỳ Tổng giá thành Giá thành đơn vị 1 CPNVLTT 75.850.500 331.904.000 89.338.961 338.038.433 67.607,69 2 CPNCTT 324.099.241 324.099.241 64.819,85 3 CPSXC 169.878.416 169.878.416 33.975,68 ............ Cộng 832.016.090 164.403,22 Tháng 10 năm 2007 Người lập bảng Kế toán trưởng Phần III: hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty 20 3.1. Đánh giá thực trạng hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty 20 Qua một thời gian tìm hiểu và tiếp cận với thực tế công tác quản lý, công tác kế toán nói chung, công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng, trên cơ sở sự hướng dẫn của cô giáo cùng sự quan tâm giúp đỡ của các phòng ban công ty, đặc biệt là phòng tài chính kế toán đã tạo điều kiện cho em nghiên cứu, làm quen với thực tế, từ đó giúp em củng cố thêm kiến thức đã được học ở trường. Với lượng kiến thức đã học và qua nghiên cứu thực tế tại Công ty 20, cá nhân em xin mạnh dạn đưa ra một vài nhận xét về công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành tại Công ty 20 như sau: 3.1.1.Ưu điểm Thứ nhất, về bộ máy quản lý Công ty 20 đã trải qua 48 năm xây dựng và phát triển, công ty đã ngày càng khẳng định được vai trò và vị thế của mình trong ngành may quân đội nói riêng và các ngành khác nói chung khi chuyển sang cơ chế thị trường. Là môt doanh nghiệp nhà nước có nhiều Xí nghiệp thành viên, sản phẩm đa dạng về chủng loại, chất lượng cao. Cơ cấu tổ chức tương đối gọn nhẹ, phù hợp với quy mô kinh doanh của công ty. Các phòng ban rõ ràng phục vụ kịp thời đáp ứng yêu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Thứ hai, về công tác kế toán * Về tổ chức bộ máy kế toán: Bộ máy kế toán tổ chức gọn nhẹ nhưng hiệu quả, đáp ứng được yêu cầu của công việc và phát huy được năng lực chuyên môn của từng người. Đội ngũ cán bộ kế toán đều trẻ, năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao nên luôn nhanh chóng thích ứng với chế độ kế toán mới và các ứng dụng khoa học công nghệ trong công tác kế toán. nhờ vậy, phòng tài chính kế toán luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, đó là cung cấp thông tin kịp thời, chính xác, giúp lãnh đạo công ty đánh giá được hiệu quả sản xuất kinh doanh trong kỳ và đề ra phương hướng sản xuất một cách nhanh chóng và hợp lý. * Về hình thức kế toán áp dụng: Việc áp dụng hình thức nhật ký chung trong điều kiện công ty đã sử dụng phần mềm kế toán là hoàn toàn hợp lý vì nó đảm bảo yêu cầu chính xác, nhanh chóng của việc xử lý và cung cấp thông tin kế toán. * Về hệ thống sổ kế toán: Hệ thống sổ của Công ty 20 hiện nay tương đối hoàn chỉnh, điều này giúp cho việc theo dõi, quản lý chi tiết các thông tin về các nghiệp vụ phát sinh, từ đó đảm bảo cung cấp thông tin một cách đầy đủ theo từng yêu cầu quản lý của công ty cũng như các bên liên quan. Thứ ba, về công tác tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp ở Công ty 20 chiếm tỷ trọng cao (75% - 80%), do đó công ty luôn chú trọng quản lý vật tư một cách chặt chẽ. Bằng việc nghiên cứu và xây dựng một hệ thống định mức tiêu hao nguyên vật liệu tương đối chuẩn xác nên việc quản lý vật liệu được tiến hành chặt chẽ ngay từ khâu cấp phát, do đó trong quá trình sản xuất, số hao hụt hay dư thừa nguyên vật liệu là rất ít. Ngoài ra, do có hệ thống định mức vật tư chuẩn nên việc tính giá thành sản phẩm của công ty cho khoản mục nguyên vật liệu được tiến hành đơn giản, thuận tiện và nhanh chóng. Thứ tư, về công tác tập hợp chi phí nhân công trực tiếp Công ty 20 áp dụng cả hai hình thức trả lương theo sản phẩm và trả lương theo thời gian cho công nhân sản xuất. Lương sản phẩm cho công nhân sản xuất được tính toán dựa trên đơn giá nhân công định mức đã xây dựng trên mức độ khó của từng công đoạn sản xuất sản phẩm, do đó không những đảm bảo việc phân phối tiền lương cho công nhân được công bằng, phản ánh chính xác sức lao động và trình độ tay nghề của từng người lao động, mà còn là đòn bẩy kích thích công nhân không ngừng cố gắng nâng cao tay nghề để có thể đạt được mức lương cao. Thứ năm, về công tác tập hợp chi phí sản xuất chung Công ty 20 tập hợp chi phí sản xuất chung theo từng khoản mục nhỏ, điều này giúp công ty theo dõi chi tiết từng chi phí phát sinh trong kỳ, điều này giúp công ty có thể phát hiện và cắt giảm những khoản chi phí không thật cần thiết, từ đó có thể hạ giá thành sản phẩm, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Thứ sáu, về phương pháp đánh gía sản phẩm dở dang Hiện nay Công ty 20 đang áp dụng thực hiện đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp. Đây là một phương pháp tương đối hợp lý vì một mặt, ở Công ty 20, chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp chiếm tỷ trọng rất lớn, mặt khác là số sản phẩm dở dang đầu kỳ và số sản phẩm dở dang cuôí kỳ tương đối đồng đều, do vậy đánh giá sản phẩm dở dang theo phương pháp này được tiến hành nhanh với khối lượng tính toán ít, không phức tạp. Thứ bảy, về việc xác định đối tượng tính giá thành, kỳ tính giá thành Công ty 20 xác định đối tượng tính giá thành là từng sản phẩm hoàn thành nhập kho là hoàn toàn phù hợp với điều kiện tổ chức sản xuất và yêu cầu quản lý của công ty. Kỳ tính giá thành được xác định là từng tháng phù hợp với kỳ báo cáo nên giúp công ty tổng hợp thông tin nhanh và đưa ra những kế hoạch điều chỉnh sản xuất một cáchi phí kịp thời. Tóm lai, công tác kế toán nói chung và công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng ở Công ty 20 đảm bảo tuân thủ chế độ kế toán hiện hành, phù hợp với điều kiện cụ thể của công ty, đáp ứng được yêu cầu của công tác quản lý nói chung. Tuy nhiên, một vấn bao giờ cũng tồn tại hai mặt, do đó bên cạnh những ưu điểm, công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty 20 cũng còn một số hạn chế cần khắc phục. 3.1.2. Những tồn tại Thứ nhất, về việc xác định đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất Việc Công ty 20 xác định đối tượng chi phí sản xuất là từng nhóm hàng trên toàn bộ các xí nghiệp: hàng quốc phòng, hàng kinh tế, hàng gia công xuất khẩu thực chất là xác định đối tượng theo loại hoạt động kinh doanh. Thứ hai, về việc trích khấu hao tài sản cố định Hiện nay, đầu mỗi năm Công ty 20 dựa trên các số liệu về nguyên giá, số năm sử dụng của từng tài sản cố định để tính ra số khấu hao cần trích cho cả năm trình lên cấp trên duyệt. Sau đó, căn cứ vào tổng số khấu hao được duyệt và kế hoạch tăng giảm tài sản cố định của năm đó để tính số khấu hao cần trích cho cả năm và dàn đều cho từng tháng. cuối năm, căn cứ vào số tài sản thực tế tăng giảm để điều chỉnh. Việc tính khấu hao như vậy thực sự còn nhiều điểm chưa hợp lý vì nó không phản ánh kịp thời tình hình tăng giảm khấu hao trong từng tháng và làm chi phí khấu hao ở tháng 12 không ổn định (Có thể rất cao hoặc rất thấp), kết quả là sẽ làm giá thành sản phẩm ở tháng 12 cũng không chính xác. Ngoài ra, việc tính khấu hao như vậy làm cản trở việc theo dõi chi tiết tình hình quản lý sử dụng tà sản ở các xí nghiệp, không phản ánh được nhân tố năng suất lao động, công suất ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm. Thứ ba, về phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ Mặc dù chi phí nguyên vật liệu chính của Công ty 20 chiếm tỷ trọng lớn và số lượng sản phẩm dở dang đầu kỳ tương đối đồng đều với số lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ, nhưng nếu xét với số lượng sản phẩm dở dang lớn thì việc công ty đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến tính ổn định của giá thành sản phẩm. Vì đối với nhưngd bán thành phẩm, chi phí bỏ ra không chỉ là chi phí vật liệu chính mà còn bao gồm cả chi phí vật liệu phụ, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung, do đó nếu chỉ tính chi phí nguyên vật liệu chính vào giá trị sản phẩm dở dang, còn các chi phí khác tính hết vào giá thành sản phẩm trong kỳ thì sẽ làm giá thành các sản phẩm giữa các kỳ được xác định không đúng với chi phí thực tế phát sinh để sản xuất các sản phẩm đó, từ đó sẽ làm kết quả kinh doanh giữa các kỳ cũng không ổn định. Trên đây là một số mặt chế trong công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty 20 mà theo em công ty cần quan tâm khắc phục để đảm bảo sự chính xác, hợp lý trong việc xác định chi phí phát sinh và các chi phí kết tinh trong giá thành sản phẩm. 3.2 Sự cần thiết phải hoàn thiện công tác hoạch toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty 20. Hiện nay, Việt Nam đã gia nhập WTO, đặt ra yêu cầu câp bách phải hoàn thiện hệ thống các công cụ kinh tế mà trong đó kế toán là một bộ phận cấu thành quan trọng. Kế toán có vai trò quan trọng đối với tài sản, đối với điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong các doanh nghiệp hiện nay thì công tác kế toán nói chung và kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng còn bộc lộ những tồn tại chưa đáp ứng được yêu cầu hội nhập. Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là những chỉ tiêu kinh tế tổng hợp quan trọng để đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như tình hình quản lý và sử dụng các yếu tố sản xuất trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm doanh nghiệp là một bộ phận quan trọng trong toàn bộ nội dung tổ chức công tác kế toán tại doanh nghiệp nhằm cung cấp các thông tin cần thiết để tính đúng, tính đủ chi phí sản xuất và tính toán giá thành sản xuất sản phẩm một cách chính xác. Các thông tin về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là những căn cứ quan trọng cho các nhà quản trị doanh nghiệp đưa ra các quyết định liên quan đến sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp, đặc biệt là công tác phân tích giá thành. Thông qua phân tích giá thành các nhà quản trị có thể biết được các nhân tố làm tăng giá thành sản phẩm, những nhân tố làm giảm giá thành sản phẩm để có biện pháp khắc phục để giảm bớt các nhân tố tiếu cực, phát huy những nhân tố tích cực. Muốn vậy, công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại các doanh nghiệp nói chung và tại công ty 20 nói riêng cần phải được hoàn thiện. 3.3. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác hạch toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Với nhận thức về công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty 20, kết hợp với những lý luận kế toán đã được học, em xin đưa ra một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty 20 như sau: ý kiến 1: Về việc xác định lại đối tượng tập hợp chi phí sản xuất. Như đã trình bày ở phần trên, việc công ty tập hợp chi phí sản xuất theo từng nhóm sản phẩm: sản phẩm quốc phòng, (Gồm: sản phẩm quốc phòng hàng loạt, sản phẩm quốc phòng đo may,... ), sản phẩm kinh tế (Gồm: sản phẩm kinh tế - dệt kim, sản phẩm kinh tế - may,... ), sản phẩm gia công xuất khẩu (Gồm: sản phẩm xuất khẩu - Capital, sản phẩm xuất khẩu - Enter,... ), về cơ bản chỉ đáp ứng được yêu cầu quản lý, theo dõi và hạch toán kết quả sản xuất kinh doanh theo từng loạt hoạt động sản xuất kinh doanh, mà chưa đảm bảo được yêu cầu theo dõi tình hình quản lý và sử dụng chi phí ở các xí nghiệp, do đó không thể có căn cứ để so sánh năng lực sản xuất giữa các xí nghiệp, không thể xác định được nhân tố tích cực, tiêu cực trong quá trình sản xuất kinh doanh. Để khắc phục hạn chế này, theo em công ty nên xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là từng nhóm sản phẩm ở từng xí nghiệp. Khi đó, đối tượng tập hợp chi phí sản xuất sẽ được chia thành các nhóm sau: nhóm sản phẩm sản xuất ở xí nghiệp 1 (Trong đó chia thành: nhóm sản phẩm quốc phòng - đo may, nhóm sản phẩm quốc phòng - hàng loạt ...), nhóm sản phẩm sản xuất ở xí nghiệp 3 (Trong đó chia thành: nhóm sản phẩm quốc phòng - hàng loạt, nhóm sản phẩm xuất khẩu - capital...), nhóm sản phẩm sản xuất ở xí nghiệp 5... Theo em, với việc xác định đối tượng chi phí như vậy vừa đảm bảo yêu cầu theo dõi và hạch toán kết quả kinh doanh theo từng loại hoạt động, vừa đảm bảo yêu cầu theo dõi chi phí ở từng xí nghiệp, từ đó xác định được những mặt tích cực cũng như hạn chế của từng xí nghiệp trong quá trình quản lý sử dụng chi phí cho quá trình quản lý sản xuất kinh doanh. Với việc xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất như vậy thì để tập hợp các khoản chi phí phát sinh trong kỳ, các tàI khoản 621, 622, 154 cũng cần được mở chi tiết theo các đối tượng này. Cụ thể là: các tài khoản này được mở chi tiết cấp 2 là theo xí nghiệp, cấp 3 là nhóm hàng, cấp 4 là nhóm sản phẩm... Riêng tài khoản 627 được mở chi tiết cấp 1 theo khoản mục chi phí sản xuất chung, cấp 2 theo xí nghiệp, cấp 3 theo nhóm hàng, cấp 4 là nhóm sản phẩm... Ví dụ: kế toán mở chi tiết cho tài khoản 621 như sau: TK 6211 Chi phí NVL trực tiếp Xí nghiệp 1 TK 62111 Chi phí NVL trực tiếp Xí nghiệp 1 - hàng QP TK 621111 Chi phí NVL trực tiếp Xí nghiệp 1 - hàng QP - đo may TK 621112 Chi phí NVL trực tiếp Xí nghiệp 1 - hàng QP - hàng loạt ............................ TK 6213 Chi phí NVL trực tiếp Xí nghiệp 3 TK62133 Chi phí NVL trực tiếp Xí nghiệp 3 - hàng XK ................................. TK 6215 Chi phí NVL trực tiếp Xí nghiệp 5 TK 6211513 Chi phí NVL trực tiếp Xí nghiệp 1 - hàng QP - dệt kim TK 621523 Chi phí NVL trực tiếp Xí nghiệp 1- hàng kế toán - dệt kim .......................... ý kiến 2: Về việc trích trước tiền lương nghỉ phép cho công nhân sản xuất Hiện nay, hàng năm các xí nghiệp đều lập kế hoạch nghỉ phép cho công nhân sản xuất, nhưng kế hoạch sản xuất là không dàn đều cho các tháng trong năm vì phụ thuộc vào kế hoạch sản xuất. Thông thường, các xí nghiệp thường bố trí cho công nhân nghỉ phép vào thời kỳ ít việc và vào cuối năm nên tiền lương nghỉ phép ở các thời kỳ này thường phát sinh lớn, làm giá thành không ổn định. Hơn nữa, trên thực tế việc nghỉ phép cũng không thể đúng như kế hoạch vì còn phụ thuộc vào công nhân. vì vậy công ty nên tiến hành trích trước tiền lương nghỉ phép cho công nhân sản xuất sản phẩm. Để lập được kế hoạch trích trước tiền lương nghỉ phép, công ty phải căn cứ vào kế hoạch nghỉ phép hàng năm và kế hoạch sản xuất để xác định tỷ lệ trích trước tiền lương nghỉ phép theo công thức: Tỷ lệ trích trước = Tổng số tiền lương nghỉ phép KH năm của CNSX tiền lương nghỉ phép Tổng số tiền lương chính phảI trả cho CNSX theo KH năm Trên cơ sở tỷ lệ trích trước kế toán tính ra số tiền trích trước theo kế hoạch tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất như sau: Số tiền trích trước = Tỷ lệ trích trước tiền x Số tiền lương chính phải trả tiền lương nghỉ phép lương nghỉ phép của CNSX cho CNSX trong tháng Trình tự hạch toán: Hàng tháng, khi trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp, kế toán ghi: Nợ TK 622 Có TK 335 Số tiền lương nghỉ phép thực tế phải trả: Nợ TK 334 Có TK 335 ý kiến 3: Về việc trích KPCĐ the tỷ lệ 2% chi phí nhân công thực tế hiện nay, Công ty 20 tiến hành trích 2% KPCĐ trên lương chính là không đúng với chế độ. Mặc dù lương chính chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí nhân công thực tế nhưng nếu không trích KPCĐ trên lương thực tế thì có nghĩa là đã làm giảm chi phí nhân công trong giá thành sản phẩm và giảm nguồn KPCĐ để chi tiêu cho hoạt động của công đoàn của công ty, giảm nguồn KPCĐ nộp lên cơ quan quản lý cấp trên. Điều này sẽ ảnh hưởng đến việc chăm lo, bảo vệ quyền lợi cho người lao động đồng thời không phản ánh đúng chi phí thực tế tính vào giá thành sản phẩm. Vì vậy, để theo đúng chế độ quy định, công ty nên trích 2% KPCĐ theo lương thực tế phải trả. ý kiến 4: Về việc xác định lại số khấu hao phải trích hàng tháng. Do đầu mỗi năm, công ty đều phải tính khấu hao cho toàn bộ tài sản để trình lên cấp trên duyệt nên việc dàn đều khấu hao cho từng tháng là có thể chấp nhận được. Nhưng theo em công ty nên chia số khấu hao được duyệt cho 12 tháng để xác định số khấu hao cần trích hàng tháng chứ không nên dựa vào kế hoạch tăng giảm tài sản cố định để ước tính số khấu hao cần trích. Hàng tháng, căn cứ vào tình hình thực tế tăng giảm tài sản cố định công ty tiến hành trích hoặc thôi trích kháu hao cho tháng đó. Làm được như vậy, thì có thể phản ánh đúng, kịp thời tình hình tăng giảm tài sản đồng thời góp phần ổn định giá thành của các tháng, đặc biệt là tháng cuối năm. ý kiến 5: Về việc đánh giá sản phẩm dở dang hiện nay công ty đánh gía sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp. Theo em, để phản ánh chính xác giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ, phản ánh đúng chi phí thực tế trong giá thành sản phẩm công ty nên đánh giá sản phẩm dở dang theo phương pháp sản phẩm tương đương. Khi đó, các chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp được tính hết vào giá trị sản phẩm dở dang, các chi phí chế biến được tính theo mức độ hoàn thành của sản phẩm dở dang. Phương pháp tính giá sản phẩm dở dang theo ước lượng sản phẩm hoàn thành tương đương Quy đổi sản phẩm dở dang về sản phẩm tương đương Số tiền trích trước = Tỷ lệ trích trước tiền x Số tiền lương chính phải trả tiền lương nghỉ phép lương nghỉ phép của CNSX cho CNSX trong tháng Mức độ hoàn thành ở đây được đánh giá dựa trên khối lượng sản phẩm dở dang, định mức tiêu hao nguyên vật liệu và đơn giá xuất tương ứng. Chẳng hạn mức độ hoàn thành với: Sản phẩm làm dở dưới dạng nguyên vật liệu là: 25% Sản phẩm làm dở dưới dạng thành phẩm là: 75% Phân bổ chi phí sản xuất cho sản phẩm dở dang CF NVL chính trực tiếp phân bổ cho sp dở dang = CF NVLchính đầu kỳ + CF NVL chính p/s trong kỳ x Số lương sp dở dang không quy đổi Số lượng sp hoàn thành + Số lượng sp dở dang không quy đổi + Phân bổ chi phí nguyên vật liệu (CF NVL) chính trực tiếp: Tính cho sản phẩm dở dang và sản phẩm hoàn thành là như nhau theo công thức: + Phân bổ chi phí chế biến chế biến cho sản phẩm dở dang Chi phí chế biến gồm: CF NVL phụ trực tiếp CF nhân công trực tiếp CF sản xuất chung CF chế biến phân bổ cho sản phẩm dở dang = CF chế biến đầu kỳ + CF chế biến p/s trong kỳ x Số lương sp dở dang không quy đổi Số lượng sp hoàn thành + Số lượng sp dở dang không quy đổi Tổng hợp chi phí sản xuất phân bổ cho sản phẩm dở dang Giá trị sp = CF NVL chính trực tiếp phân bổ cho sp dở dang + CF chế biếnphân bổ cho sản phẩm dở dang dở dang cuối kỳ Muốn vậy cuối mỗi tháng, các xí nghiệp cần kiểm kê và đánh giá mức độ hoàn thành của sản phẩm dở dang, sau đó chuyển tài liệu kiểm kê lên phòng tài chính kế toán để xác định mức độ phân bổ chi phí nhân công, chi phí sản xuất chung cho các sản phẩm dở dang. Kết luận Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, thực hiện chế độ hạch toán kinh tế theo cơ chế thị trường với sự quản lý của Nhà nước đòi hỏi các doanh nghiệp phải tự trang trải các chi phí bỏ ra và thu lợi nhuận đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Để nắm bắt đầy đủ kịp thời với các tín hiệu của thị trường các nhà quản lý doanh nghiệp sử dụng nhiều công cụ quản lý và cung cấp thông tin khác nhau. Trong đó kế toán là một công cụ quan trọng không thể thiếu trong hệ thống các công cụ quản lý để quản lý để quản lý vốn, tài sản và mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp đồng thời nó là nguồn cung cấp thông tin đáng tin cậy để Nhà nước điều hành vĩ mô nền kinh tế, kiểm tra, kiểm soát hoạt động của các ngành các lĩnh vực trong nền kinh tế quốc dân. nhận thức được vai trò quan trọng đó, tổ chức công tác hạch toán nói chung và hạch toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng luôn được các nhà doanh nghiệp quan tâm thích đáng. việc tính đúng, đủ chi phí sản xuất vào giá thành sản phẩm và xác định chính xác, kịp thời giá thành sản phẩm từ đó đưa ra các thông tin kế toán cho các nhà quản lý lựa chọn xác định phương hướng kinh doanh cho doanh nghiệp. Xuất phát từ vai trò quan trọng của công tác kế toán, đặc biệt là công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, em đã tìm hiểu và viết về chuyên đề này. Qua thời gian thực tập em they việc tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng về cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu đề ra của chế độ kế toán mới. Mặc dù một số khâu, một số phần việc có những tồn tại nhất định. Nếu khắc phục được những tồn tại này thỉ công tác kế toán còn phát huy tác dụng hơn nữa tới sự phát triển của Công ty 20. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn cô giáo Ts. Phạm Thị Bích Chi cùng các anh chị trong phòng tài chính kế toán Công ty 20 đã tạo điều kiện giúp em hoàn thành chuyên đề thực tập này. Danh mục tài liệu tham khảo 1 . Giáo trình kế toán doanh nghiệp 2 . Lịch sử Công ty 20 3 . Phần mềm kế toán Asia soft 4 . Hệ thống kế toán Việt Nam 5 . Lý thuyết và thực hành kế toán tài chính 6 . Quy định về chế độ trả lương Công ty 20 Danh mục các từ viết tắt TCHC : Tổng cục hậu cần XHCN : Xã hội chủ nghĩa CNVC : Công nhân viên chức SXKD : Sản xuất kinh doanh XN : Xí nghiệp NVL : Nguyên vật liệu BQP : Bộ quốc phòng TC KT : Tài chính kế toán TK : Tài khoản TSCĐ : Tà sản cố định ĐTXDCB : Đầu tư xây dựng cơ bản GTGT : Giá trị gia tăng DN : Doanh nghiệp BTC : Bộ tài chính CPSX : Chi phí sản xuất BHXH : Bảo hiểm xã hội NVL CCDC : Nguyên vật liệu công cụ dụng cụ NCTT : Nhân công trực tiếp Danh mục bảng biểu,sơ đồ Biểu số 1: Trích Báo cáo kết quả kinh doanh các năm 2005, 2006, 2007 Sơ đồ 1: Quy trình công nghệ may đo lẻ Sơ đồ 2: Quy trình may công nghệ hàng loạt Sơ đồ 3: Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm dệt kim Sơ đồ 4: Sơ đồ tổ chức bộ máy công ty Sơ đồ 5: Bộ máy kế toán Công ty 20 Sơ đồ 6: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chung Biểu số 2: Bảng cân đối kế toán công ty 20 năm 2007 Biểu số 3: Các chỉ tiêu ngoài bảng cân đối kế toán Sơ đồ 7: Quy trình hạch toán chi phí sản xuất Sơ đồ 8 : Thủ tục xuất kho nguyên vật liệu Biểu 01 : Lệnh sản xuất Biểu 02 :Hệ thống định mức vật tư kỹ thuật sản phẩm may mặc hàng loạt Biểu 03 : Phiếu xuất kho Biểu 04 : Bảng tính chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Biểu 05 : Sổ chi tiết NVL - CCDC Biểu 06 : Bảng tổng hợp xuất NVL Biểu 07 : Bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ Biểu 08 : Trích nhật ký chung Biểu 09 : Sổ cái Tài khoản Biểu 10 : Sổ cái TK 621 Biểu 11 : Bảng cân đối lương sản phẩm Biểu 12 : Bảng thanh toán lương Biểu 13 : Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội Biểu 14 : Trích nhật ký chung Biểu 15 : Sổ cái TK 622 Biểu 16 : Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ Biểu 17 : Sổ cái TK 627 Biểu 18 : Cân đối phát sinh các tiểu khoản Biểu 19 : Sổ cái TK 627 Biểu 20 : Sổ cái TK 154 Biểu 21 : Bảng tính giá thành sản phẩm Mục lục Mở đầu 1 Phần I: Tổng quan chung về Công ty 20 2 1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty 20 2 1.2 Đặc điểm về hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty 20 4 1.2.1 Ngành nghề kinh doanh 5 1.2.2 Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất kinh doanh của Công ty 20 6 1.2.3 Đặc điểm thị trường và đối thủ cạnh tranh 8 1.2.4 Đặc điểm nguồn vốn 9 1.3 Đặc điểm tổ chức sản xuất và tổ chức quản lý ở Công ty 20 10 1.4 Đặc điểm tổ chức Kế toán tại Công ty 20 12 1.4.1 Tổ chức bộ máy Kế toán của Công ty 20 12 1.4.2 Tổ chức vận dụng chế độ Kế toán tại Công ty 20 16 Phần II: Thực trạng hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty 20 25 2.1 Đặc điểm quản lý chi phí sản xuất ở Công ty 20 25 2.1.1 Phân loại chi phí sản xuất ở Công ty 20 25 2.1.2 Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất 25 2.2 Quy trình hạch toán chi phí sản xuất ở Công ty 20 26 2.2.1 Hạch toán chi phí NVL trực tiếp 27 2.2.2 Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp 41 2.2.3 Hạch toán chi phí sản xuất chung 52 2.2.4 Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất tại Công ty 20 62 2.3 Tính giá thành tại Công ty 20 63 2.31 Đối tượng tính giá thành tại Công ty 20 63 2.3.2 Đánh giá sản phẩm dở dang tại Công ty 20 64 2.3.3 Phương pháp tính giá thành tại Công ty 20 66 Phần III: Hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại Công ty 20 70 3.1 Đánh giá thực trạng hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty 20 70 3.1.1 Ưu điểm 70 3.1.2 Những tồn tại 73 3.2 Sự cần thiết phải hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty 20 74 3.3 Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác hạch toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty 20 75 Kết luận 80

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc6319.doc
Tài liệu liên quan