Đề tài Hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty May 10

Đánh giá sản phẩm dở là một trtong những công việc quan trọng để tính giá thành sản phẩm chính xác. Ở công ty hiện nay đánh giá sản phẩm dở ở 2 khâu (cắt và may), theo chi phí NVL trực tiếp. Xuất phát từ đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty chủ yếu là sản xuất gia công hàng xuất khâủ, do đó tỷ trọng chi phí NVL chiếm rất nhỏ trong tổng chi phí sản xuất sản phẩm, vì nó chỉ bao gồm chi phí vận chuyển bốc dỡ mà không bao gồm giá trị NVL do khách hàng đưa đến. Điều đó dẫn đến kết quả đánh giá sản phẩm làm dở như hiện nay là không hợp lý, ảnh hưởng đến sự chính xác của sản phẩm. Tóm lại những hạn chế nêu trên đã làm cho công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm ở công ty may 10 chưa đáp ứng được đầy đủ yêu cầu của cơ chế thị trường.

doc60 trang | Chia sẻ: haianh_nguyen | Lượt xem: 1138 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty May 10, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
m và đáp ứng được yêu cầu quản lý chi phí sản xuất của doanh nghiệp giúp cho tổ chức tốt nhất công việc kế toán tập hợp chi phí sản xuất. ở công ty may 10 việc xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là khâu đầu tiên được thực hiện trong tổ chức hạch toán quá trình sản xuất. Công ty may 10 có quy trình sản xuất phức tạp, kiểu chế biến liên tục.Sản phẩm phải trải qua nhiều giai đoạn chế biến liên tiếp nhau theo dây chuyền công nghệ khép kín (cắt, thêu, may, mài, đóng gói. . .) Sản phẩm của giai đoạn này là đối tượng chế biến của giai đoạn tiếp theo. Sản phẩm ở trong giai đoạn máy lại được chia nhỏ cho nhiều người sản xuất, mỗi công nhân chỉ thao tác một hoặc vài chi tiết của sản phẩm, cuối cùng mới ghép nối thành sản phẩm hoàn chỉnh. Do đặc điểm sản xuất này và cũng để đáp ứng yêu cầu quản lý và yêu cầu của công tác hạch toán nên đối tượng tập hợp chi phí sản xuất của công ty là từng loại sản phẩm. 2. Phân loại và nội dung chi phí sản xuất ở công ty may 10. Để tiến hành công tác tập hợp chi phí sản xuất thì toàn bộ chi phí sản xuất tại công ty được phân loại như sau: a) Chi phí NVL trực tiếp Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được chia thành 2 loại là chi phí NVL chính và chi phí phụ liệu. Chi phí NVL chính : Là vải, dựng, bông, các loại, có tác dụng tạo nên thực thể sản phẩm. Những NVL này phong phú về chủng loại, có tính năng tác dụng khác nhau và chủ yếu do khách hàng đem đến.Một phần nhỏ do công ty tự mua. Do đó khoản mục chi phí NVL chiếm tỷ trọng không lớn trong tổng chi phí phát sinh trong kỳ. Vật liệu phụ: bao gồm các loại chỉ, chỉ màu nhãn mác, mex, ghim,cúc, bìa lưng, bìa cổ,đề can, đệm, khoá...Về cơ bản chúng được đi kèm với NVL chính để phục vụ sản xuất một đơn đặt hàng nào đó. b) Chi phí nhân công trực tiếp: là toàn bộ các chi phí về tiền lương, các khoản thưởng có tính chất lương, các khoản trích BHXH, BHYT,KPCĐ của công nhân trực tiếp tham gia vào sản xuất của công ty. c) Chi phí sản xuất chung: Đây là các khoản chi phí phát sinh trong phân xưởng, phục vụ cho quá trình sản xuất ở phân xưởng. Bao gồm: + Chi phí nhân viên phân xưởng: là các chi phí liên quan và phải trả cho nhân viên phân xưởng như tiền lương, tiền công các khoản phụ cấp. + Chi phí vật liệu: là chi phí vật liệu xuất dùng chung cho phân xưởng như vật liệu dùng để sửa chữa, bảo dưỡng TSCĐ của phân xưởng. + Chi phí công cụ dụng cụ: là chi phí về công cụ dụng cụ dùng cho yêu cầu sản xuất chung của phân xưởng. + Chi phí khấu hao về TSCĐ. là toàn bộ số tiền trích khấu hao TSCĐ sử dụng ở các phân xưởng sản xuất như khấu hao máy móc thiết bị, khấu hao nhà cửa. + Chi phí dịch vụ mua ngoài: bao gồm các chi phí như tiền điện tiền nước, điện thoại, chi phí sửa chữa tài sản cố định thuê ngoài . . . phục vụ cho sản xuất toàn doanh nghiệp. +Chi phí khác bằng tiền: chi phí hội nghị, lễ tân, tiếp khách, giao dịch của phân xưởng, tổ đội sản xuất. 3. Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất. Do khối lượng nghiệp vụ phát sinh lớn với tính chất phức tạp, kế toán công ty sử dụng phương pháp kê khai thường xuyên để hạch toán. Tại công ty May 10 chi phí sản xuất được tập hợp trực tiếp vào các đối tượng tập hợp chi phí sản xuất đã xác định, có nghĩa là căn cứ vào các chứng từ gốc để tiến hành tập hợp và phân loại trực tiếp chi phí đó cho từng loại sản phẩm có liên quan (VD: chi phí NVL trực tiếp và chi phí sản xuất phụ). Đối với những chi phí cơ bản liên quan đến nhiều đối tượng hạch toán hoặc có liên quan đến nhiều loại sản phẩm mà lại không thể tập hợp trực tiếp cho từng đối tượng hạch toán chi phí được thì công ty sẽ sử dụng phương pháp phân bổ gián tiếp theo tiêu thức thích hợp (VD : chi phí NCTT và chi phí sản xuất chung được phân bổ theo sản phẩm quy đổi). 3.1 Kế toán tập hợp chi phí NVL trực tiếp Vì đây là sản xuất hàng gia công nên toàn bộ chi phí nguyên phụ liệu đều do bên đặt hàng cung cấp cho Công ty. Các nguyên phụ liệu này đều được công ty nhập qua cảng Hải Phòng theo điều kiện CIF (tức là toàn bộ chi phí vân chuyển và bảo hiểm từ bên đặt hàng đến cảng Hải Phòng đều do bên đặt hàng chịu) hoặc theo điều kiện thoả thuận trong hợp đồng gia công. Do đặc điểm nêu trên, trong quá trình hạch toán chi phí vật liệu trực tiếp kế toán không tính giá thực tế của bản thân vật liệu mà chỉ hạch toán chi phí vận chuyển của số nguyên liệu sử dụng vào giá thành sản xuất trong kỳ. Công ty và bên đặt hàng cùng nghiên cứu điều kiện cụ thể của từng bên để xây dựng định mức tiêu hao nguyên liệu, để cùng với sản lượng sản phẩm đặt hàng làm cơ sở cho bên đặt hàng chuyển giao số nguyên liệu cần thiết cho công ty. Ngoài phần nguyên liệu định mức đó, bên đặt hàng còn có trách nhiệm chuyển cho công ty thêm 3% ngoài định mức để bù đắp số hao hụt trong vận chuyển và trong sản xuất. a) Nguyên vật liệu chính. Theo chế độ kế toán hiện hành vật liệu nhận gia công chế biến khi về đến công ty phải tiến hành kiểm nhận và làm thủ tục nhập kho. Tại công ty May 10 vật liệu được chuyển về phải kèm theo INVOICE. Phòng kinh doanh căn cứ vào INVOICE tiến hành kiểm tra xem xét tính hợp lệ của chúng đồng thời cùng với thủ kho tiến hành kiểm nghiệm hàng hoá (về số lượng, chủng loại) xem có phù hợp với hợp đồng đã ký kết với nội dung ghi trong INVOICE hay không và phải lập biên bản mở kiện. Sau đó thủ kho tiến hành nhập kho NVL và chuyển hoá đơn, biên bản mở kiện cùng ký nhận về số thực nhập gửi lên phòng kinh doanh và phòng kinh doanh chính thức viết phiếu nhập kho (Biểu số 1, 2) Căn cứ vào kế hoạch sản xuất hay hợp đồng gia công đã ký với khách hàng, căn cứ vào định mức NVL cho sản xuất sản phẩm, phòng kế hoạch viết lệnh xuất kho (Biểu số 3). Phòng kinh doanh dựa trên cơ sở là lệnh xuất kho sẽ viết phiếu xuất kho và thủ kho căn cứ vào phiếu xuất để xuất kho theo đúng số lượng, chủng loại. . .cho bộ phận sản xuất. Do đặc điểm tình hình quản lý của công ty nên xuất phiếu xuất kho do cán bộ phòng kinh doanh lập. Phiếu được lập khi đã có lệnh xuất kho. Phiếu xuất kho được lập thành 3 liên: (Biểu số 4) - Một liên lưu ở bộ phận lập phiếu - Một liên thủ kho giữ để ghi vào thẻ kho sau đó chuyển lên phòng kế toán. Một liên người nhận giữ (Bộ phận sản xuất). Vì sản xuất theo đơn đặt hàng nên tất cả NVL chính, phụ liệu đều do khách hàng đem đến. Công ty chỉ có trách nhiệm tổ chức gia công sản phẩm và giao nộp lại thành phẩm. Do vậy giá trị bản thân NVL là của khách hàng, công ty chỉ hạch toán chi phí vận chuyển, bốc dỡ mà công ty thực tế bỏ ra và chi phí này được tính là 150đ/mét vải, vậy giá trị của vật liệu nhận gia công khi xuất dùng được tính như sau: Giá trị vải xuất dùng = Khối lượng vải xuất dùng ´ Hệ số phân bổ + Chính vậy khi xuất dùng NVL chính cho sản xuất thì trên các phiếu xuất kho ghi rõ số lượng, chủng loại. Sau đó kế toán tiến hành phân bổ chi phí vận chuyển, bốc dỡ cho từng loại nguyên liệu, phụ liệu theo từng địa điểm phát sinh chi phí. + Toàn bộ công việc tính toán, phân bổ chi phí vận chuyển bốc dỡ NVL được thực hiện ngoài sổ kế toán. VD: trong tháng 1/ 2000 + Xuất cho XN II vải Kaneta : 11.776 ´150=1.766.400 + Xuất cho XN I vải Primo : 1.016.330,5 ´150=15.245.025 Giá trị này được ghi vào giá trị thực tế xuất trên bảng kê xuất nguyên vật liệu chính (Biểu số 5). b) Nguyên phụ liệu Vật liệu phụ ở Công ty cũng do khách hàng đem đến khi nhập xuất căn cứ vào các chứng từ nhập xuất kế toán tiến hành ghi chép theo chỉ tiêu số lượng trên tờ kê chi tiết vật liệu mà không hạch toán trên tài khoản. Giá trị những vật liệu phụ này là của khách hàng, Công ty không hạch toán vào khoản mục chi phí phụ liệu. Thực tế ở công ty, với việc xác định đối tượng tập hợp chi phí là từng sản phẩm do đó để tăng cường công tác quản lý và đáp ứng yêu cầu hạch toán. Công ty quy định ngay từ khâu hạch toán ban đầu trên các chứng từ xuất kho đều phải chi tiết theo từng loại sản phẩm. Bởi vậy căn cứ vào phiếu xuất kho và các chứng từ liên quan, kế toán tập hợp chi phí vật liệu chính cho từng loại sản phẩm trên bảng kê xuất vật tư rồi phản ánh trên bảng phân bổ NVL- CCDC (Biểu số 6) Bảng phân bổ NVL- CCDC dùng để phản ánh giá trị NVL- CCDC xuất cho đối tượng sử dụng trong tháng. Căn cứ vào bảng phân bổ NVL- CCDC tháng 1/ 2000 kế toán tập hợp chi phí sản xuất và lập bút toán: + Xuất kho NVL sử dụng trực tiếp sản xuất sản phẩm Nợ TK 621 3.994.063.278 Có TK 152 3.994.063.278 Cuối tháng kếtoán tiến hành kết chuyển chi phí NVL trực tiếp sang TK 154 bằng bút toán sau: Nợ TK 154 3.994.063.278 Có TK 621 3.994.063.278 Dựa vào bút toán trên kế toán tiến hành lập sổ cái TK 621 (Biểu số 7) Biểu số 7 Sổ cái TK 621 Chi phí NVL trực tiếp Tháng 1/ 2000 Đơn vị: đồng Chứng từ Diễn giải TK ĐƯ Số tiền Số NT N C 23/ 1 Xuất NVL cho sản xuất sản phẩm 152 3.994.063.278 Kết chuyển chi phí NVL trực tiếp 154 3.994.063.278 Mặc dù Công ty xác định đối tượng tập hợp chi phí là những loại sản phẩm, song trên bảng phân bổ bảng kê phát sing chi phí NVL trực tiếp cũng như chi phí nhân công trực tiếp, chi phío sản chung không được tập hợp theo sản phẩm chỉ đến khi tính giá thành kế toán giá thành mới tiến hành tính toán tổng hợp cho từng loại sản phẩm. 3.2 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp Hiện nay Công ty may 10 đang áp dụng hình thức trả lương theo sản phẩm cho công nhân sản xuất trực tiếp. Hình thức này một phần có tác dụng kích thích việc sản xuất sản phẩm của Công ty. Chi phí nhân công trực tiếp tại công ty bao gồm tiền lương, tiền thưởng có tính chất lương, các khoản phải trả công nhân sản xuất trực tiếp và các khoản trích nộp khác. Hàng tháng công ty trích nộp 2% BHXH, 2% KPCĐ, 15% BHXH trên tiền lương cấp bậc. Tất cả chi phí trên được tập chung vào tài khoản 622- Chi phí nhân công trực tiếp Hàng tháng dựa trên khối lượng chi tiết sản phẩm hoàn thành đạt tiêu chuẩn, tổ trưởng phản ánh kết quả lao động của từng công nhân đã hoàn thành đạt tiêu chuẩn trong tổ vào bảng chấm công và gửi lên cho bộ phận tính lương thuộc phòng tổ chức. Với mỗi một mã mới (loại sản phẩm) đưa vào sản xuất, phòng kỹ thuật tiến hành sản xuất thử và ấn định thời gian chuẩn – giây chuẩn cho từng bước công việc (từng chi tiết sản phẩm), cho từng mã sản phẩm. Căn cứ vào khối lượng chi tiết sản phẩm hoàn thành và số giây chuẩn đó là bộ phận tiền lương sẽ lập “bảng thống kê chi tiết sản phẩm” theo từng mã sản phẩm để quy đổi khối lượng công việc hoàn thành ra giây chuẩn. Tổng giây chuẩn của chi tiết SPi = Thời gian chuẩn của chi tiết SPi ´ Khối lượng chi tiết SPi hoàn thành Sau đó xác định số giây chuẩn của mỗi công nhân Số giây chuẩn của công nhân k = Số giây chuẩn của chi tiết SPi ´ Khối lượng chi tiết SPi do CN k sản xuất VD: Số giây chuẩn của công nhân Hùng may diễu bản cổ trong xí nghiệp I là: 0.62 giây x 120 chiếc = 74.7 giây Đây chính là cơ sở để tính lương cho công nhân đó. Cùng với đơn giá lương cho một giây sẽ xác định được lương sản phẩm của mỗi công nhân (hiện tại công ty đang áp dụng đơn giá lương bằng 60 đồng trên giây) VD: Tiền lương phải trả cho công nhân Hùng: 74.4 giây x 60 đồng = 4464 đồng Sau đó kế toán sản xuất lập bảng thanh toán lương cho từng xí nghiệp thành viên (Biểu số 8) Biểu số 8 Bảng thanh toán lương Xí nghiệp I Tháng 1/ 2000 Đơn vị: Tên Bậc lương Tên công việc Thời gian quy chuẩn(giây) Số lượng (chiếc) Số giây thực hiện Nguyễn Hùng 4 May diễu bản cổ 0.62 120 74.4 Lê Thị Hồng May dán túi 0.65 150 97.5 . . . Nguyễn Thị Thu May gấu 0.86 250 215 Tổng 3.697.928 Cuối tháng số liệu được chuyển sang cho kế toán tiền lương. Trên cơ sở đó kế toán tiền lương tính trích BHXH, BHYT, KPCĐ và lập bảng phân bổ tiền lương và BHXH (Biểu số 9) Khoản mục chi phí nhân công trực tiếp không được hạch toán theo từng loại sản phẩm mà theo từng xí nghiệp thành viên. Tuy nhiên đến khi tính giá thành kế toán giá thành căn cứ vào toàn bộ tiền lương của công nhân sản xuất trực tiếp và phân bổ cho từng loại sản phẩm mới tiến hành tập hợp và phân bổ cho từng loại sản phẩm. Căn cứ vào số tiền lương phải trả và các khoản trích nộp kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp bằng bút toán sau: Nợ Tk 622 5502.549.431 Có TK 334 4.702.306.500 Có TK 338 800.242.931 ở công ty May 10 không có sự trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất nên không sử dụng TK 335 - CP phải trả ,và không có bút toán trích trước Cuối kỳ kế toán tiến hành kết chuyển số chi phí nhân công trực tiếp sang TK 154 bằng bút toán sau: Nợ TK 154 5.502.549.431 Có TK 622 5.502.549.431 Dựa vào bút toán trên, kế toán tiến hành lập sổ cái TK 622- chi phí nhân công trực tiếp (Biểu số 10) Biểu số 10 Sổ cái TK 622 Chi phí nhân công trực tiếp Tháng 1 /2000 Đơn vị: đồng Chứng từ Diễn giải TK Đư Số tiền SH NT N C 1 2 3 4 5 24 25/0 / 00 Chi lương thực tế CNSX 334 4.702.306.500 24 25/01/00 Trích BHXH CNSX 3383 631.770.735 24 25/01/00 Trích BHYT CNSX 3384 84.236.098 24 25/01/00 Trích KPCĐ CNSX 3382 84.236.098 Kết chuyển chi phí 154 5.502.549.431 Ngoài ra trong tiền lương công nhân sản xuất còn gồm cả tiền lương ngừng sản xuất. 3.3 Kế toán các khoản thiệt hại trong sản xuất Thiệt hại trong sản xuất bao gồm: thiệt hại sản phẩm hỏng và thiệt hại ngừng sản xuất. Thực tế ở công ty May 10, thiệt hại về sản phẩm hỏng có phát sinh nhưng giá trị thiệt hại rất nhỏ, nên công ty chỉ hạch toán thiệt hại ngừng sản xuất. Thiệt hại ngừng sản xuất ở công ty chủ yếu bao gồm khoản chi lương và BHXH của công nhân trong thời gian ngừng sản xuất theo kế hoạch. ở đây có 2 loại ngừng sản xuất. + Ngừng sản xuất do NVL chưa về: tiền lương và BHXH của công nhân sản xuất trong thời gian nàsy được tính bằng 70 % tiền lương cơ bản (gọi là lương chờ việc + Ngừng sản xuất do sửa chữa máy móc: tiền lương và BHXH của công nhân sản xuất trong thời gian này được tính bằng 100 % tiền lương cơ bản (gọi là lương ngừng việc) Khoản thiệt hại này phát sinh ở xí nghiệp thành viên nào thì được tập hợp vào chi phí nhân công trực tiếp tại xí nghiệp thành viên đó. Nó được tập hợp thành một cột riêng trên bản tổn hợp lương theo từng xí nghiệp thành viên rồi tính gộp vào lương luôn. Kế toán không mở sổ theo dõi riêng khoản mục chi chí này. 3.4 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung Để tập hợp chi phí sản xuất chung công ty sử dụng TK 627. TK này lại được tổ chức thành 6 TK cấp 2 và chi tiết thành các TK cấp 3 để theo dõi từng xí nghiệp TK 6271 chi phí nhân viên xí nghiệp TK 6272- chi phí vật liệu sản xuất TK 6273- chi phí dụng cụ sản xuất TK 6274- Chi phí khấu hao TSCĐ TK 6277- chi phí dịch vụ mua ngoài TK 6278- chi phí khác bằng tiền Tập hợp chi phí nhân viên quản lý phân xưởng Tất cả những chi phí liên quan đến tiền lương, các khoản thưởng mang tính chất lương và các khoản phải trả khác cho nhân viên quản lý phân xưởng được tập hợp vào TK 6271- Chi phí nhân viên quản lý phân xưởng. Hàng tháng trên cơ sở các chứng từ về lao động tiền lương có liên quan, kế toán tiến hành phân loại tổng hợp tiền lương phải trả cho nhân viên quản lý phân xưởng. Cuối tháng căn cứ vào bảng phân bổ tiền lương và BHXH (Biểu số 9) phản ánh tiền lương nhân viên quản lý xí nghiệp, tiền BHXH của công nhân viên. Nợ TK 627 (6271) 249.306.700 Có TK 334 231.137.000 Có TK 338 18.169.700 Tập hợp chi phí vật liệu, công cụ dụng cụ Tại công ty May 10 công cụ dụng cụ xuất dùng cho snr xuất chung bao gồm: chân vịt , dây curoa, kim suất, vòng bi. Để hạch toán công cụ dụng cụ xuất dùng cho sản xuất chung thì kế toán công ty sử dụng TK 6273 để tập hợp chi phí dụng cụ sản xuất và TK 153 để phán ánh giá trị công cụ dụng cụ xuất dùng. Để hạch toán vật liệu xuất dùng cho sản xuất chung thì kế toán công ty dùng TK 6272 để tập hợp chi phí vật liệu xuất dùng cho sản xuất chung và TK 152 để phán ánh giá trị vật liệu xuất dùng. Điểm đáng chú ý là tất cả công cụ dụng cụ xuất dùng cho sản xuất chung đều phân bổ 100 % giá trị do đó kế toán công ty không dùng TK 142- Chi phí trả trước. Căn cứ vào phiếu xuất kho NVL - CCDC (Biểu số 11, 12) kế toán tập hợp vào bảng phân bổ NVL- CCDC (Biểu số 5) phản ánh chi phí NVL- CCDC dùng cho sản xuất chung. - Phản ánh giá trị vật liệu xuất dùng Nợ TK 6272 250.165.228 Có TK 152 250.165.228 - Phán ánh giá trị CCDC xuất dùng Nợ TK 6273 53.190.692 Có TK 153 53.190.692 Tập hợp chi phí khấu hao TSCĐ Phản ánh khấu hao TSCĐ thuộc các phân xưởng, bộ phận như chi phí sửa chữa TSCĐ. Trong quá trình sử dụng, TSCĐ bị hao mòn dần và giá trị của nó chuyển dịch vào giá thành sản phẩm làm ra Tỷ lệ khấu hao áp dụng toàn công ty được chia thành 3 loại: 12%/năm với thiết bị may, 5% năm với TSCĐ là nhà xưởng, 20% /năm với thiết bị văn phòng. Công việc này do kế toán TSCĐ thực hiện và phản ánh số liệu trên bảng phân bổ khấu hao TSCĐ (biểu số 11) Căn vào bảng phân bổ khấu hao TSCĐ kế toán tập hợp chi phí sản xuất và lập bút toán: Nợ TK 627 (6274) 361.820.610 Có TK 214 361.820.610 Tập hợp chi phí dịch vụ mua ngoài Tập hợp chi phí dịch vụ mua ngoài như chi phí điện, nước ...Phục vụ cho sản xuất chung được kế toán công ty tập hợp vào TK 6277- Chi phí dịch vụ mua ngoài. Kế toán căn cứ vào hoá đơn chứng từ thanh toán với bên ngoài để xác định các dịch vụ mua ngoài phục vụ cho sản xuất chung. Căn cứ vào hoá đơn của người bán về các khoản điện nước và phiếu chi tiền mặt và tờ khai thuế GTGT (Biểu số 14) kế toán lập bút toán: Nợ TK 627 (6277) 212.049.739 Nợ TK 133 21.204.973 Có TK 331 233.254.712 Tập hợp chi phí khác bằng tiền Bao gồm chi phí hội nghị , lễ tân, tiếp khách, giao dịch của phân xưởng, bộ phận sản xuất Trong tháng chi phí khác bằng tiền dược thể hiện qua bút toán sau: Nợ TK 6278 9.000.001 Có TK 111 9.000.001 - Cuối tháng toàn bộ chi phí sản xuất chung được kết chuyển sang TK 154 Nợ TK 154 1.156.737.943 Có TK 627 1.156.737.943 -Toàn bộ chi phí sản xuất chung được thể hiện trên sổ cái TK 627 (Biểu số 15) Biểu số 15 Sổ cái TK 627 Chi phí sản xuất chung Tháng 1/2000 Đơn vị : đồng CT Diễn giải TK đối ứng Số tiền Số NT N C Tiền lương nhân viên PX 334 231.137.000 Trích BHXH, BHYT, KPCĐ 338 18.169.700 Vật liệu dùng cho XN 152 250.165.228 Dụng cụ cho XN 153 53.190.692 Khấu hao TSCĐ 214 361.820.610 Dịch vụ mua ngoài 331 233.254.712 Chi phí bằng tiền 111 9.000.001 Kết chuyển chi phí SXC 154 1.156.737.943 Tổng hợp chi phí sản xuất Sơ đồ quá trình tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty May 10 CP các loại tính vào CPSX chung K/c CPSX chung TK 152 TK 621 Xuất NVLSX trực tiếp Lương của CBCNV trực tiếp, các khoản trích theo lương K/c chi phí NCTT K/c chi phí NVL trực tiếp Z TP hoàn thành nhập kho TK 622 TK 627 TK 334,338 TK 155 TK 111,112,214 TK 154 Cuối kỳ sau khi các khoản chi phí sản xuất liên quan đến giá thành sản phẩm đã được tập hợp và hạch toán sẽ được tập hợp vào bên Nợ TK 154 Việc tập hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp trong tháng như sau: + Căn cứ vào bảng phân bổ NVL- CCDC kế toán ghi bút toán sau: Nợ TK 154 3.994.063.278 Có TK 621 3.994.063.278 + Căn cứ vào bảng phân bổ tiền lương và BHXH kế toán ghi bút toán sau: Nợ TK 154 5.502.549.431 Có TK 622 5.502.549.431 + Căn cứ vào chi phí sản xuất chung tập hợp được kế toán ghi: Nợ TK 154 1.156.737.943 Có TK 627 1.156.737.943 Biểu số 3 Đơn vị: Công ty may 10 Địa chỉ: Gia lâm – Hà nội Thẻ Kho Ngày lập thẻ: 23 tháng 2 năm 2000 Tờ số 16 Tên nhãn hiệu vật tư: Vải hung primo Đơn vị tính: mét Mã số : CTD STT Chứng từ Trích yếu Ngày xuất Số lượng ký xác nhận của kế toán Số hiệu ngày nhập xuất tồn A B C D E 1 2 3 4 01/12 tồn 350 1 12 05/12 vải hung primo 542 2608 2 12 05/12 vải hung primo 635 1973 3 12 vải hung primo 800 1173 Cộng 1977 1173 Để hạch toán chi phí NVL trực tiếp kế toán sử dụng tài khoản 621, trong tháng không có trường hợp NVL mua về không nhập kho mà sử dụng ngay cho sản xuất sản phẩm và NVL được xuất trong tháng thường đủ vì xuất theo đơn đặt hàng cho nên nghiệp vụ kế toán chủ yếu trong tháng 1 như sau: Xuất kho NVL sử dụng trực tiếp cho sản phẩm: Nợ TK 621: 488205853 Có TK 152: 488205853 - Cuối kỳ kế toán tiến hành kết chuyển số chi phí NVL trực tiếp đã tập hợp được sang TK 154 bằng bút toán sau: Nợ TK 154: 488205853 Có TK 621 488205853 Sản phẩm: SM primo Ngày tháng chứng từ Diễn giải TK đối ứng Tổng số tiền Ghi nợ TK 622 Ghi có TK 622 số hiệu ngày tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 29/3/2000 24 25/3/2000 Tính lương cho nhân viên 334 331747484 331747484 29/3/2000 24 25/3/2000 Trích BHXH, BHYT...... 338 63032022 63032022 – Kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung Tập hợp chi phí nhân viên quản lý phân xưởng Tất cả những chi phí liên quan đến tiền lương, các khoản thưởng mang tính chất lương và các khoản phải trả khác cho nhân viên quản lý phân xưởng được tập hợp vào TK 627 – chi phí nhân viên quản lý phân xưởng. hàng tháng trên cơ sở các chứng từ về lao động tiền lương có liên quan, kế toán tiến hành phân loại tổng hợp tiền lương phải trả cho nhân viên quản lý phân xưởng (giống như công nhân trực tiếp sản xuất). Lương nhân viên phân xưởng , quản đốc phân xưởng được tập hợp như sau: STT Tên phân xưởng Tháng1/2000 Tháng 2/2000 Tháng 3/2000 Cộng quý I 01 Xí nghiệp 1 13576280 02 Xí nghiệp 2 17721514 03 Xí nghiệp 3 Cộng 55764340 Căn cứ vào số tiền lương phải trả kế toán tính toán các khoản trích nộp và tập hợp chi phí sản xuất chung bằng bút toán sau: Nợ TK 6271: 66359565 Có TK 334: 55764340 Có TK 338: 10595225 (Bút toán trên được thể hiện trên bảng phân bổ tiền lương và BHXH) Tập hợp chi phí vật liệu, công cụ, dụng cụ: Tại công ty May 10 công cụ dụng cụ xuất dùng cho sản xuất chung bao gồm:Chân vịt, dây curoa, kim, dầu máy, suất...để hạch toán nguyên vật liệu công cụ dụng cụ xuất dùng cho sản xuất chung, thì kế toán công ty, sử dụng tài khoản 6273 để tập hợp chi phí dụng cụ sản xuất và tài khoản 153 để phản ánh giá trị công cụ xuất dùng. Trong quý I năm 2000 có tình hình về xuất nguyên vật liệu cho sản xuất chung như sau: Căn cứ vào các phiếu xuất kho NVL, công cụ, dụng cụ xuất dùng cho sản xuất chung kế toán tiến hành tổng hợp, xác định tổng số NVL, công cụ, dụng cụ xuất dùng cho sản xuất chung và lập bảng phân bổ vật liệu công cụ dụng cụ. Căn cứ vào số liệu đã tập hợp được kế toán tiến hành tập hợp chi phí NVL, công cụ, dụng cụ xuat cho sản xuất chung bằng bút toán sau: Phản ánh giá trị vật liệu xuất dùng Nợ TK 6272 : 34773127 Có Tk 152: 34773127 Phản ánh giá trị công cụ dụng cụ xuất dùng Nợ TK 6273: 52710960 Có TK 153: 52710960 (Các bút toán trên được thể hiện trên bảng phân bổ VL, công cụ, dụng cụ) c.Tập hợp chi phí khấu hao TSCĐ: Để tập hợp chi phí khấu hao TSCĐ dùng ở các phân xưởng kế toán công ty sử dụng tài khoản 6274- Chi phí khấu hao TSCĐ và TK 214- hao mòn TSCĐ. Định kỳ kế toán tính và lập bảng phân bổ khấu hao TSCĐ theo quy định của Nhà nước. Trong quý I năm 2000 có tình hình trích khấu hao TSCĐ như sau: (trang bên) Căn cứ số liệu trên bảng phân bổ và khấu hao TSCĐ kế toán tập hợp chi phí sản xuất và lập bút toán: Nợ TK 6274: 23925124 Có TK 214: 23925124 (Bút toán trên được phản ánh trên bảng kê số 4) d.Tập hợp chi phí dịch vụ mua ngoài. Tất cả các chi phí dịch vụ mua ngoài như chi phí điện nước...phục vụ chô sản xuất chung được kế toán của công ty tập hợp vào tài khoản 6277-chi phí dịch vụ mua ngoài. kế toán căn cứ vào các hoá đơn, chứng từ thanh toán với bên ngoài để xác định các dịch vụ mua ngoài phục vụ cho sản xuất chung. Trong quý I năm 2000 công ty có tình về các chi phí mua ngoài phục vụ cho sản xuất chung như sau: Căn cứ vào Nhật ký chung kế toán tập hợp chi phí dịch vụ mua ngoài và lập bút toán: Nợ TK 6277: 13628376 Có TK 111: 7828650 Có TK 112: 5799726 Nhật ký chung Tháng 3 năm 2000 Chứng từ Nội dung nghiệp vụ Đã ghi sổ cái Số hiệu Số phát sinh Số Ngày Nợ Có 1 Xuất tiền mặt dùng cho nước sản xuất 111 7828650 2 Rút tiền gửi ngân hàng trả tiền điện 112 5799726 .... Sau khi đã tập hợp được toàn bộ chi phí sản xuất chung. Kế toán tiến hành phân bổ chi phí sản xuất chung cho từng loại sản phẩm theo tiền lương thực tế của công nhân sản xuất trực tiếp dựa vào bảng phân bổ tiền lương và BHXH. Theo cách phân bổ đó thì chi phí sản xuất chung của công ty trong quý I năm 2000 được phân bổ cho từng loại sản phẩm như sau: STT Ngày, tháng Tên sản phẩm Mã sản phẩm Chi phí SXC 1 28/2/2000 Primo 04 191397152 2 28/2/2000 Sven 02 59148225 3 28/2/2000 Chemo 03 145622596 4 28/2/2000 Man 01 7192135 5 28/2/2000 TK 05 1419025 4. Tổng hợp chi phí kiểm kê đánh giá sản phẩm làm dở cuối kỳ Sơ đồ quá trình tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phâm ở công ty May 10 TK 152 TK 621 TK 154 Xuất NVL SX K/c chi phí trực tiếp NVL trực tiếp TK 334, 338 TK 622 TK 155 TK 157 Lương của CBCNV trực tiếp K/c chi phí Z TT của TP Z TT của TP các khoản trích NCTT hoàn thành gửi bán theo lương nhập kho TK111,112,214 TK 627 CP các loại tính K/c CP SXC vào CP SXC 4.1. Kiểm kê đánh giá sản phẩm làm dở. Việc đánh giá sản phâmt dở dang chính xác là một yếu tố rất quan trọng chô việc xác định đúng giá thành sản phẩm. Hiện nay công ty đang áp dụng phương pháp đánh giá sản phẩm theo trị giá NVLC (mà khoản mục này bao gồm chi phí vận chuyển, bốc dỡ NVL và giá trị phụ liệu mà công ty đã chi ra) và việc đánh giá sản phẩm làm dở được thực hiện ở khâu cắt và khâu may. Đồng thời chi tiết theo từng loại sản phẩm vì ở công ty thường loại vải nào thì sản xuất theo loại vải đó + ở khâu cắt sản phẩm làm dở ở khâu này là những tấm vải chưa cắt xong thành bán thành phẩm. Khối lượng sản phẩm dở dang ở khâu này không lớn lắm. Việc đánh giá sản phẩm làm dở là theo giá trị NVLC thực tế tồn ở khâu này. Hàng tháng, sau khi kiểm kê, các tổ cắt lập báo cáo ghi rõ: lượng vải tồn đầu tháng, lượng vải nhập trong tháng, bán thành phẩm cắt được chuyển sang may trong tháng. + ở khâu may: sau khi cắt, bán thành phẩm được chuyển sang may để tiếp tục gia công, sản phẩm làm dở ở khâu may bao gồm toàn bộ những sản phẩm còn đang gia công. Mặt khác, khâu này bao gồm nhiều bộ phận khác nhau, mỗi bộ phận gia công một hoặc vài chi tiết của sản phẩm. Do vậy thời gian gia công dài, khối lượng sản phẩm làm dở thườnglớn hơn nhiều so với các công đoạn khác. Việc đánh giá sản phâm rlàn dở ở khâu may là theo chi phí NVLC trong bán thành phẩm từ khâu cắt chuyển sang. Hàng tháng căn cứ vào kết quả kiểm kê sản phẩm làm dở ở khâu may kế toán tiến hành lập bảng tổng hợp kiểm kê bán thành phẩm. Bảng tổng hợp kiểm kê bán thành phẩm Quý I năm 2000 STT Tên bán thành phẩm Đơn vị Số lượng Đơn giá Thành tiền ... 02 Sơ mi Primo cái 200 16500 3300000 ... 05 Sơ mi Man cái 2000 17000 34000000 5.Tính giá thành sản phẩm Để phù hợp với đặc điểm quy trình công nghệ, phù hợp với cách thức tổ chức, dáp ứng yêu cầu của quản lý chi phí sản xuất, quản lý gái thành, công ty đã xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là từng loại sản phẩm sản xuất, đồng thười xác định tính giá thành là từng loại sản phẩm hoàn thành ở giai đoạn công nghệ cuối cùng. Như vậy đối tượng tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành ở công ty là hoàn toàn phù hợp nhau. Xuất phát từ thực tế đó, công ty áp dụng phương pháp tính giá thành giản đn (phương pháp trực tiếp) công thức tính như sau: Z sản phẩm = CP cho sản phẩm làm dở đầu kỳ + CP sản xuất tập hợp trong kỳ - CP cho sản phẩm làm dở cuối kỳ Cụ thể, cuối tháng kế toán căn cứ vào những chi phí NVL trực tiếp, NC trực tiếp, CP SXC tập hợp được trên các sổ chi tiết tính ra giá thành sản phẩm Công ty May 10 Phiếu nhập kho STT Ngày tháng Mã sản phẩm Tên sản phẩm Số lượng 1 28/01/2000 01 Primo 73023 2 28/01/2000 02 Sven 36669 3 28/01/2000 03 Chemo 53589 4 28/01/2000 04 Man 5779 5 28/01/2000 05 TK 4733 ông ty may 10 Tài chính kế toán Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội Quý 1- Năm 2000 STT Ghi có các TK TK 334 phải trảcôngnhân viên TK 338 Phải trả phải nộp khác Cộng có Tổng cộng Lương cơ bản Cộng có 334 KPCĐ BHXH BHYT TK 338 TK627- Lương quản lý doanh nghiệp 55764340 10595225 TK 642- Lương quản lý doanh nghiệp TK 622- Lương CNSX 397779506 630320022 Sơ mi Prmô 331747484 Sơmi man Tổng cộng Bảng kê số 4 Tập hợp chi phí sản xuất theo phân xưởng Quý I – Năm 2000 Các TK ghi có 152 153 214 334 338 621 622 627 Nhật ký chung Tổng cộng TK 154 Sơmi mam Sơ mi prmô ... Tk 621 331747484 63023022 Sơ mi man Sơ mi prmô ... TK 627 34773127 52710960 23925124 55764340 10595225 Sơ mi man Sơ mi prmô Sổ tổng hợp chi phí Tháng 3 – 2000 STT Ngày tháng Tên sản phẩm Mã sản phẩm CP NVL trực tiếp CP NC trực tiếp CP SXC Tổng cộng 1 28/3/2000 Sơ mi pr mo 04 727183085 394779506 191397152 1334019962 2 28/3/2000 Sơ mi seven 02 94206236 122000286 59148225 373229307 3 28/3/2000 Sơ mi chemo 03 68990032 300364014 145622596 514976642 4 28/3/2000 Sơmi man 01 162047661 14834638 7192135 199738754 5 28/3/2000 TK 05 63938958 2926908 1419025 99733213 Sổ tính giá thành Tháng 3 năm 2000 STT Ngày tháng Tên sản phẩm Mã sản phẩm Số lượng Giá thành đơn vị 1 28/10/2000 Sơ mi primo 04 73023 18268 2 28/10/2000 Sơ mi seven 01 36669 10178 3 28/10/2000 Sơ mi man 02 53589 9610 4 28/10/2000 Sơ mi chemo 03 5779 34563 5 28/10/2000 So mi TK 05 4733 21072 Người ghi sổ Kế toán trưởng B. Công tác tính giá thành sản phẩm ở Công ty may 10 Đánh giá sản phẩm dở dang Công ty may 10 là đơn vị sản xuất gia công hàng may mặc thuộc loại hình sản xuất lớn, hàng loạt, quy trình công nghệ liên tục kiểu nước chảy được phân thành nhiều giai đoạn khác nhau. Vì vậy khối lượng sản phẩm dở dang tương đối nhiều và phát sinh ở hầu khắp các công đoạn. Tuy nhiên do đặc tính của sản phẩm may, kết thúc giai đoạn may thì coi như hoàn thành. Mặt khác ở những giai đoạn cuối thời gian gia công ngắn, Khối lượng SPDD rất ít nên công ty chỉ tiến hành đánh giá SPDD cuối kỳ ở khâu cắt và may. Do đó công ty áp dụng phương pháp đánh giá SPDD cuối kỳ theo NVL trực tiếp. Cụ thể: ở khâu cắt: Sản phẩm dở dang ở khâu này là vải chưa cắt, đựoc dánh giá theo chi phí NVL chính thực tế sử dụng. Hàng tháng sau khi kiểm kê song, các tổ cắt của từng xí nghiệp lập báo cáo sản lượng cắt trong tháng ghi rõ lượng vải, tồn đầu tháng, nhập trong tháng, lượng tiêu hao và tồn cuối tháng của từng loại sản phẩm. Căn cứ vào báo cáo đó cùng số liệu trên sổ sử dụng NVL, kế toán giá thành đánh giá SPDD theo công thức. Giá trị SPDD cuối tháng Giá trị vải dựng TĐT + Giá trị vải dựngNTT SL vải dựng TĐT + SL vải dựng NTT ´ Số lượng vải dựng TCT = Và xác định giá trị bán thành phẩm cắt chuyển sang theo phương pháp giản đơn: VD; Theo số lượng tháng 1/2000 về loại nguyên liệu Primo Tồn đầu tháng số lượng 12.585,69 mét TT 1.900.000 đồng Nhập trong tháng số lượng 101.633,5 mét TT 15.245.025 đồng Tồn cuối tháng số lượng 15.541,82 mét TT BTP cắt chuyển sang may: số lượng 57.889 áo Như vậy : 1.900.000 + 15.245.025 15.541,82 = 2.332.920 = Giá trị vải PrimoTCT ´ 12.585,69 101.633,5 + Giá trị bán thành phẩm chuyển sang may: 1.900.000+ 15.245.025 - 2.332.920 = 14.812.105 đồng Toàn bộ số liệu được thể hiện trên sổ cấp phát BTP khâu cắt (Biểu số 16) 2. ở khâu may: Sau khi tiếp nhận bán thành phẩm khâu cắt chuyển sang sẽ tiếp tục gia công, ở giai đoạn này bao gồm nhiều bước công nghệ như :may cổ, thân, thùa khuy, đính cúc . . .được giao cho các bộ phận sản xuất thực hiện. Mỗi bộ phận đảm nhận một hoặc vài chi tiết. Vì thế, thời gian gia công dài, khối lượng sản phẩm lớnvà tồn tại dưới các dạng khác nhau như bán thành phẩm chưa may, sản phẩm may chưa xong các chi tiết. Hàng tháng căn cứ vào kết quả kiểm kê SPDD khâu may xí nghiệp báo lên cùng số liệu bán thành phẩm cắt chuyển sang, kế toán giá thành xác định giá trị SPDD khâu may theo công thức: Giá trị SPDD khâu may Chi phí VLC TĐT khâu may + Chi phí VLC TĐT khâu may Khối lượng SP hoàn thành + Khối lượng SPDD TCT khâu may ´ SPDD cuối tháng khâu may = VD: Sơ mi Pri mo tháng1/2000 Tồn đầu tháng 14.685 áo TT 3.000.000 Cắt chuyển sang 57.889 áo TT 14.812.045 Tồn cuối tháng 12.100 áo Giá trị SPDD cuối tháng khâu may loại sản phẩm này là: 3.000.000 + 14.812.105 2.851.860 = 12.100 ´ 12.100 + 60.474 Số liệu này được phản ánh trên sổ theo dõi thành phẩm (Biểu số 17) Phương pháp tính giá thành sản phẩm ở Công ty May 10 Như đã nêu công ty xác định đối tượng tập hợp chi phí là từng loại sản phẩm, đối tượng tính giá thành cũng là từng loại sản phẩm, kỳ tính giá thành là hàng tháng ở cuối tháng. Như vậy đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành ở công ty là hoàn toàn phù hợp nhau. Xuất phát từ thực tế đó, công ty áp dụng phương pháp tính giá thành giản đơn. Phương pháp này phù hợp với thực tế của công ty là: công việc sản xuất diễn ra thường xuyên liên tục, chu kỳ sản xuất ngắn xen kẽ Công thức tính như sau: Giá thành sản phẩm = chi phí cho SPLD đầu kỳ + Chi phí sản xuất tập hợp trong kỳ - chi phí cho SPLD cuối kỳ Khoản mục chi phí NVL chính Hàng tháng, vào thời điểm cuối tháng, sau khi hoàn tất quá trình tập hợp chi phí căn cứ vào sổ theo dõi thành phẩm và kết quả kiểm kê đánh giá sản phẩm dở dang cuối tháng, kế toán giá thành xác định giá trị NVL chính có trong thành phẩm nhập kho theo phương pháp giản đơn. VD: Sơ mi primo trong tháng 1/2000 Tồn đầu tháng : SL 14.685 áo TT 3.000.000 đồng Cắt chuyển sang SL 57.889 áo TT 14.812.105đồng Tồn cuối tháng SL 12.100 áo TT 2.851.860 đồng Thành phẩm nhập kho SL 60.774 áo Chi phí NVL chính trong thành phẩm là: 3.000.000 + 14.812.105 - 2.851.860 = 14.960.245 (Số liệu trên được phản ánh trên bảng 17) 6.3- Khoản mục chi phí tiền lương. Khi tập hợp chi phí trên các bảng phân bổ tiền lương, kế toán tập hợp chi phí chưa tập hợp theo loại sản phẩm mà theo từng xí nghiệp. Bởi vậy khi tính giá thành, kế toán giá thành sẽ phân bổ tiền lương cho từng loại sản phẩm theo sản phẩm quy đổi. Cách thức phân bổ được tiến hành như sau: Căn cứ vào đơn giá gia công thực tế từng loại sản phẩm xây dựng cho mỗi loại một hệ số quy đổi, trong đó lấy đơn giá gia công bằng 0.7 USD là hệ số 1 Hệ số quy đổi sản SP i Đơn giá gia công SPi = 0.7 Căn cứ vào hệ số quy đổi sản phẩm đã tính và sản lượng thực tế của từng loại sản phẩm sản xuất ra trong tháng để xác định sản lượng quy đổi cho từng loại sản phẩm. Hệ số quy đổi của SP i Sản lượng thực tế của SP i ´ = Sản lượng quy đổi SPi Cuối cùng phân bổ chi phí tiền lương trong tháng theo công thức: SL quy đổi của SP i = ´ Tổng sản lượng quy đổi Tổng chi phí tiền lương cần PB CP tiền lương PB cho loại SP i Ví dụ: Với loại sản phẩm primo tháng 1/ 2000 Đơn giá gia công là 1.05 USD ị Hệ số quy đổi là: 1,05 : 0.7 = 1.5 Sản lượng thực tế trong tháng là: 60.474 ị Sản lượng quy đổi là 60.474 ´ 1.5 =90.711 áo Tổng sản phẩm quy đổi trong tháng là 514.109 áo Vậy chi phí tiền lương cần phân bổ cho loại sản phẩm này là: 5.502.549.431 514.109 ´ 90.711 = 970.887.032 Công việc này được thực hiện trên bảng phân bổ chi phí (bảng số 18) Sau đó kết chuyển tương ứng sang bảng tính giá thành sản phẩm theo khoản mục. 6.4- Chi phí sản xuất chung Cuối tháng căn cứ vào số phát sinh bên nợ TK 154 đối ứng với bên có TK 627 để tổng hợp và phân bổ chi phí này cho đối tượng tính giá thành cũng theo tiêu thức sản phẩm quy đổi. CP SXC phân bổ cho loại SP i Tổng chi phí SXC trong kỳ Tổng sản lượng quy đổi ´ SL quy đổi của SP i = Ví dụ Vẫn sơ mi Primo; Chi phí sản xuất chung trong tháng là; 1.156.737.943 = 90.711 ´ 514.109 ị Chi phí sản xuất chung phân bổ cho loại sản phẩm này là: 204.098.460 1.156.737.943 Việc phân bổ chi phí sản xuất chung cũng được thể hiện trên bảng phân bổ chi phí (biểu số 18) và kết chuyển sang bảng tính giá thành sản phẩm theo khoản mục. Trên bảng tính giá thành sản phẩm các khoản mục chi phí đã được xác định cho từng loại sản phẩm. Tổng cộng các khoản mục chi phí đó sẽ được tổng gía thành sản xuất và giá thành đơn vị của từng loại sản phẩm (Biểu số 19) CHương III phương hướng hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty may 10. I. Đánh giá thực trạng công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính gía thành sản phẩm. 1. Đánh giá chung Trong điều kiện hiện nay, nền kinh tế thị trường mang lại nhiều cơ hội cho các tổ chức cá nhân tham gia hoạt động sản xuất, kinh doanh. Trước yêu cầu chung, doanh nghiệp nào nắm bắt được quy luật của thị trường cũng như yêu cầu xác định dược cho mình chiến lược kinh doanh phù hợp thì doanh nghiệp đó sẽ đứng vững và chiếm được ưu thế cạnh tranh. Trải qua thời gian tồn tại và phát triển Công ty May 10 đã thường xuyên đổi mới phương thức quản lý đáp ứng được yêu cầu không ngừng mở rộng quy mô sản xuất chiếm được lòng tin của khách hàng trong và ngoài nước. Việc xây dựng được cơ cấu quản lý phù hợp với đặc điểm sản xuát kinh doanh của mình điều này phục vụ đắc lực cho quá trình sản xuất sản phẩm mang lại cho công ty một khoản lợi nhuận đáng kể góp phần nâng cao đời sống của cán bộ công nhân viên và đóng góp một phần không nhỏ vào ngân sách nhà nước. Công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phảm của công ty đã xác định được phương pháp tập hợp chi phí và phương pháp tính giá thành phù hợp với dặc điểm sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp đã có biện pháp tích cực quản lý chi phí và giá thành sản phẩm giúp doanh nghiệp củng cố được vị thế và ưu thế cạnh tranh của mình. Bộ máy kế toán được tổ chức hợp lý, đội ngũ nhân viên kế toán có trình độ cao, nhiều kinh nghiệm, xử lý các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo đúng nguyên tắc của chế độ kế toán. Bên cạnh những ưu điểm về công tác kế toán nói chung, kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty may 10 nói riêng vẫn còn một số điểm cần hoàn thiện, khắc phục. Một số hạn chế trong công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty may10 a)Về tài khoản kế toán và phương pháp hạch toán: Về hạch toán NVL nhận gia công: Như đã trình bày loại hình sản xuất của công ty chủ yếu là sản xuất gia công hàng xuất khẩu. Toàn bộ NVL chính và phần lớn NVL phụ do khách hàng đem đến, Công ty chỉ hạch toán vào khoản mục chi phí NVL chính phần chi phí vận chuyển bốc dỡ mà công ty đã chi ra và hạch toán vào khoản mục chi phí vật liệu phụ, giá trị vật liệu phụ do công ty mua hộ. Phương pháp hạch toán như trên dẫn đến toàn bộ phần NVL chính và vật liệu phụ do khách hàng đem đến chưa được hạch toán trên tài kế toán khoản và chưa được phản ánh vào báo cáo kế toán do chưa sử dụng Tài khoản 002: “ vật tư hàng hoá nhận giữ hộ, nhận gia công” để phản ánh quá trình nhận, xuất kho vật liệu do bên thuê gia công đưa đến. Về công tác đánh giá sản phẩm dở Đánh giá sản phẩm dở là một trtong những công việc quan trọng để tính giá thành sản phẩm chính xác. ở công ty hiện nay đánh giá sản phẩm dở ở 2 khâu (cắt và may), theo chi phí NVL trực tiếp. Xuất phát từ đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty chủ yếu là sản xuất gia công hàng xuất khâủ, do đó tỷ trọng chi phí NVL chiếm rất nhỏ trong tổng chi phí sản xuất sản phẩm, vì nó chỉ bao gồm chi phí vận chuyển bốc dỡ mà không bao gồm giá trị NVL do khách hàng đưa đến. Điều đó dẫn đến kết quả đánh giá sản phẩm làm dở như hiện nay là không hợp lý, ảnh hưởng đến sự chính xác của sản phẩm. Tóm lại những hạn chế nêu trên đã làm cho công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm ở công ty may 10 chưa đáp ứng được đầy đủ yêu cầu của cơ chế thị trường. II. Phương hướng hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty May 10. Xuất phát từ những điều kiện thực tế của công ty từ những mặt làm được và chưa được trong công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm ,em xin dóng góp một số ý kiến nhằm phát huy những mặt mạnh và khắc phục những mặt yếu, thúc đẩy hơn nữa hiệu quả của công tác kế toán trong công ty. Về chứng từ Bảng phân bổ khấu hao của công ty chưa được lập đúng theo quy định hiện hành nên đề nghị: Để đơn giản bớt việc tính toán KHTSCĐ công ty chỉ phải căn cứ vào số khấu hao cơ bản tháng trước và số khấu hao tăng giảm phát sinh trong tháng để tính ra số khấu hao cơ bản phải tính trong tháng. Do đó đề nghị công ty lập bảng phân bổ khấu hao theo mẫu sau: Mã Tên TSCĐ Nguyên giá % khấu hao Ghi có TK 214/ nợ các TK khác Tổng KHCB 6271 6272 . . . 641 642 01 Số khấu hao đã trích tháng trước 02 Số KH tăng trong tháng 03 Số KH giảm trong tháng 04 Tổng KH trong tháng Nhà xưởng Nhà làm việc Vật kiến trúc Máy móc thiết bị . . . Về mức khấu hao tài sản hiện nay công ty áp dụng chung 3 mức cho từng loại như sau: 5 %/ năm với TSCĐ là nhà xưởng 12%/ năm với thiết bị may 20%/ năm với thiết bị văn phòng Việc quy định chung theo 3 mức như trên sẽ là không hợp lý. Ví dụ: trong một thiết bị văn phòng như ôtô, quạt , máy tính và những phương tiện khác . . . không thể áp dụng chung mức khấu hao là 20%. Đề nghị công ty xác định lại số năm sử dụng theo chế độ tài chính quy định hiện hành chi tiết cho từng loại TSCĐ để xác định lại số khấu hao của tài sản sử dụng và sản xuất kinh doanh. Về hệ thống tài khoản kế toán và phương pháp hach toán ké toán đang áp dụng tại công ty may 10. Cần được sửa đổi và bổ sung thêm các nội dung sau: Đối với vật liệu nhận gia công: Để thực hiện đúng quy định của chế độ kế toán doanh nghiệp và đáp ứng yêu cầu quản lý chi phí sản xuất và giá thành Công ty nên sử dụng tài khoản 002 để phản ánh toàn bộ quá trình nhận NVL do bên thuê gia công đem đến và quá trình xuất NVL đưa vào sản xuất. Kết cấu và nội dung phản ánh tài khoản 002- vật liệu nhận gia công. TK này phản ánh giá trị nhận gia công chế biến. Giá trị của vật liệu nhận gia công chế biến được hạch toán theo giá thực tế của hiện vật nếu chưa có giá thì tạm xác định giá để hạch toán. Bên Nợ: Giá trị vật liệu nhận gia công chế biến Bên Có: + Giá trị vật liệu đã tieu hao tính vào sản phẩm gia công + Giá trị vật liệu không dùng hết trả cho người thuê gia công Số dư bên nợ: Giá trị vật liệu nhận gia công chế biến chưa xong. Các chi phí liên quan đến việc gia công, chế biến phải theo dõi chi tiết từng loại vật liệu, hàng hoá, từng nơi bảo quản. Vật tư nhận giữ hộ, gia công chế biến không được quyền sở hữu, khi bàn giao phải có sự chứng kiến của cả hai bên. Khi nhận hàng do khách hàng đem đến căn cứ vào giá trị của bản thân NVL, kế toán ghi: Có TK 002 vật tư, hàng hoá nhận giữ hộ, nhận gia công chế biến. Số NVL tiết kiệm được hàng tháng công ty tính theo số NVL xuất ra theo định mức sản xuất với số thực tế tiêu hao sản phẩm. Số NVL được công ty tính theo định mức đã ký kết với NVL thực tế đã sản xuất sản phẩm được công ty hạch toán vào TK 152: Nợ TK 152 Có TK 621 3. Đối với việc xác định giá trị NVL xuất trong kỳ. Mục đích của việc xây dựng định mức phân bổ chi phí vận chuyển bốc dỡ cho vải gia công trong tháng là để nhanh chóng tập hợp chi phs NVL trực tiếp. Chi phí vận chuyển bốc dỡ được tính bình quân cho các loại vải xuất dùnglà 150đ/ m. Tập hợp chi phí vận chuyển bốc dỡ thực tế phát sinh có tăng giảm với số đã tính theo đơn giá 150 đ/ m thì công ty lại phải điều chỉnh chi phí này. Việc hạch toán này khiến chi phí tập hợp không được chính xác lắm. Mặt khác công ty đã áp dụng kế toán máy nên nhân tố tốc độ làm việc đã được đảm bảo. Do đó chi phí này nên thực hiện như sau: - Đẩy nhanh tốc độ làm việc của các phần hành kế toán liên quan đến chi phí vận chuyển bốc dỡ vật liệu nhận gia công như: Kế toán tiền lương, tiền mặt, tạm ứng. .. Sau khi có được tổng chi phí vận chuyển bốc dỡ thực tế trong kỳ kế toán sẽ phân bổ chi phí này cho từng loại vải theo hệ số phân bổ dưới đây: Hệ số phân bổ Tổng chi phí phát sinh Tổng khối lượng vải sử dụng = Xác định chi phí vận chuyển bốc dỡ phân bổ cho từng loại sản phẩm: Hệ số phân bổ ´ Khối lượng vải i sử dụng = Chi phí vận chuyển bốc dỡ phân bổ cho loại vải i Ví dụ : Tháng 1năm 2000: Tổng số vải của hàng gia công xuất dùng trong tháng (tổng hợp từ phần dữ liệu dùng cho lập bảng kê xuất vật tư) là 669.136. Khối lượng vải Primo xuất dùng: 101.633,5 m Tổng chi phí thực tế phát sinh là 189.125.430đ Hệ số phân bổ 189.125.430 699.136 = = 270.5 Chi phí vận chuyển bốc dỡ cho loại sản phẩm Primo là: 27.419.638,25 270,5 ´ 101.366,5 = 4. Về tiêu thức phân bổ chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung. Chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung là hai khoản chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá thành sản phẩm. Vì vậy chúng cần được phân bổ hợp lý mới đảm bảo việc tính giá thành sản phẩm được chính xác. Tiêu thức phân bổ cho hai khoản mục trên là sản phẩm quy đổi không còn phù hợp nữa. Do đó công ty nên lựa chọn một tiêu thức phân bổ mới chính xác hơn. Như đã trình bày ở phần tập hợp chi phí tiền lương, mỗi mã hàng phòng kỹ thuật đều lập một bảng kê chi tiết sản phẩm nhằm quy định thoì gian chuẩn cho từng chi tiết và tổng hợp cho từng mã hàng. Thời gian chuẩn (giây chuẩn) được xây dựng trên thời gian thực tế sản xuất ra sản phẩm đó. Mặt khác việc xác định giây chuẩn là hoàn toàn hợp lý, thực hiện được ở tất cả các loại sản phẩm dang sản xuất tại công ty. Trước những điểm bất hợp lý của tiêu thức sản phẩm quy đổi, những điểm hợp lý của tiêu thức giây chuẩn, theo em nên thay thế tiêu thức hiện nay đang áp dụng tại công ty bằng tiêu thức “giây chuẩn”. Việc tính toán phân bổ được sử đổi như sau: Hàng tháng sau khi vào thời điểm có số liệu về khối lượng sản xuất trong tháng, kế toán giá thành sẽ căn cứ vào bảng thống kê chi tiết sản phẩm của từng loại sản phẩm để định tổng số giây chuẩn của từng loại sản phẩm đó làm cơ sở để phân bổ chi phí. Tổng giây chuẩn của loại sản phẩm i = Số giây chuẩn của sản phẩm i ´ Khối lượng sản phẩm i sản xuất trong tháng Saau Sau đó, trên cơ sở chi phí tiền lương, chi phí sản xuất chung đã tập hợp được trong tháng sẽ phân bổ cho từng loại sản phẩm theo công thức: Chi phí phân bổ cho loại SPi Tổng chi phí cần phân bổ Tổng giây chuẩn = ´ Số giây chuẩn của loại SPi Ví dụ: Theo số liệu tháng 1/ 2000: Tổng giây chuẩn của loại sản phẩm sản xuất: trong tháng là : 14.121.084 số giây chuẩn của sơ mi Primo là: 2.152.257,33 Tổng chi phí tiền lương là 5.502.549.431 Tổng chi phí sản xuất chung là 1.156.737.943. đ Chi phí tiền lương phân bổ cho loại sản phẩm này là: 5.502.549.431 2.152.257,33 ´ = 14.121.084 838.668.064 Chi phí sản xuất chung phân bổ cho loại sản phẩm này là: 1.156.737.943 176.303.584 = 2.152.257,33 ´ 14.121.084 Bảng liệt kê các chữ viết tắt NVL: Nguyên vật liệu CCDC: Công cụ dụng cụ GTGT: Giá trị gia tăng KKĐK: Kiểm kê định kỳ KKTX : Kê khai thường xuyên TSCĐ: Tài sản cố định SPDD: Sản phẩm dở dang TĐT: Tồn đầu tháng TCT: Tồn cuối tháng CP: Chi phí SXC: Sản xuất chung BTP: Bán thành phẩm SPQĐ: Sản phẩm quy đổi BHXH: Bảo hiểm xã hội BHYT: Bảo hiểm y tế KPCĐ: Kinh phí công đoàn Tài liệu tham khảo + Kế toán - Kiểm toán và Phân tích Tài chính doanh nghiệp - NXB Tài chính PTS. Ngô Thế Chi PTS. Đoàn Xuân Tiến PTS. Vương Đình Huệ + Hệ thống Kế toán Doanh ngiệp - NXB Tài chính + Thuế và Kế toán thuế PGS. PTS. NGô Thế Chi PTS. Vũ Công Ty Mục lục ChươngI: Những vấn đề lý luận chung về kế toán chi phí và tính giá thành ở doanh nghiệp sản xuất trong cơ chế thị trường. Những vấn đề chung về chi phí và tính giá thành sản phẩm Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành Phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất Phương pháp đánh giá sản phẩm làm dở Phương pháp tính giá thành sản phẩm Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm toàn doanh nghiệp Chương II: Thực trạng công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty may 10 Đặc điểm chung của công ty may 10 II. Đặc điểm chung về công tác kế toán của Công ty may 10 III Đặc điểm quy trình công nghệ của công ty may 10 IV. Tình hình thực tế về kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm ở Công ty May 10 Chương III: Phương hướng hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm ở công ty May 10 I Đánh giá thực trạng công tác kế toán tập hợo chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty May 10 II Phương hướng hoàn thiện công tác kế toán tập hợo chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty May 10 Kết luận Tài liệu tham khảo 1 1 3 5 6 7 11 12 12 17 19 20 37 37 38 44 45 Kết luận Trước yêu cầu ngày càng chặt chẽ của thị trường, đòi hỏi mỗi doanh nghiệp luôn phải hoàn thiện, cải tiến tổ chức công tác kế toán. Có như vậy, các doanh nghiệp mới có thể tồn tại trong sự cạnh tranh gay gắt. Qua thời gian thực tập tại Công ty May 10 giúp em có được kiến thức thực tế về chuyên ngành kế toán-tài chính, có được sự nhìn nhận giữa lý luận và thực tiễn tạo thuận lợi cho công tác sau này. Đồng thời cũng qua quá trình tìm hiểu về công tác kế toán của Công ty, em nhận thấy việc tổ chức công tác kế toán nói chung và kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng về cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu đặt ra cuả chế độ quản lý mới, phù hợp với điều kiện của Công ty. Tuy nhiên, ở một số khâu, một số phần việc có những tồn tại nhất định. Với những tồn tại này, nếu Công ty sớm có biện pháp hoàn thiện thì chắc chắn công tác kế toán còn phát huy tác dụng hơn nữa đối với sự phát triển của Công ty. Được sự giúp đỡ tận tình của cô giáo Nguyễn Thị Phương, của các cán bộ trong Công ty May 10 cùng nỗ lực của bản thân, em đã mạnh dạn đưa ra một số phương hướng giải quyết những tồn tại đó. Em mong rằng, những phương hướng này góp phần tích cực trong việc hoàn thiện công tác kế toán, nhất là công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm của Công ty. Song với thời gian thực tập không dài, kinh nghiệm thực tế chưa có nên sẽ không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Em rất mong được sự đóng góp của các cán bộ Tài chính - Kế toán và những ý kiến của thầy cô để em có thêm hiểu biết về phương diện lý luận cũng như thực tiễn. Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn những ý kiến đóng góp đó.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docK0484.doc
Tài liệu liên quan