Đề tài Hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty X49 - Bộ Quốc phòng

Hiện nay, công suất hoạt động bình quân của máy móc thiết bị của Công ty khoảng 91%, như vậy vẫn còn 9% công suất chưa được tận dụng. Muốn giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, Công ty cần phải tận dụng công suất máy móc thiết bị vì khi đó thời gian để sản xuất ra sản phẩm sẽ được rút ngắn, tiết kiệm được chi phí. Do đó, Công ty cần phải lập và chấp hành nghiêm chỉnh chế độ bảo quản, kiểm tra và sửa chữa, nâng cao chất lượng công tác sửa chữa lớn để có thể tăng thêm thời gian làm việc thực tế của máy móc thiết bị. Đồng thời phải thường xuyên bồi dưỡng kiến thức kỹ thuật cho công nhân sản xuất. - Giảm bớt tổn thất, phí tổn trong quá trình sản xuất. Các phí tổn trong quá trình sản xuất là các khoản chi phí về thiệt hại do sản phẩm hỏng. Các khoản chi phí này không tạo nên giá trị sản phẩm nhưng lại cấu thành nên giá thành sản phẩm. Để hạn chế các sản phẩm hỏng, Công ty cần đảm bảo về chất lượng nguyên vật liệu cũng như phải quan tâm cải tiến máy móc thiết bị, đào tạo tay nghề cho người công nhân. Đồng thời, cần xây dựng và chấp hành nghiêm chỉnh chế độ kiểm tra chất lượng sản phẩm ở các công đoạn sản xuất và chế độ trách nhiệm khi xảy ra sản phẩm hỏng.

doc98 trang | Chia sẻ: haianh_nguyen | Lượt xem: 1203 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty X49 - Bộ Quốc phòng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
0 -161.480.437 ... Dư cuối kỳ 87.269.880 0 Cũng căn cứ trên các chứng từ ghi sổ, kế toán tổng hợp vào Sổ cái TK 1541. Biểu 30: Sổ cái Tài khoản: “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang” Số hiệu: 1541 NT GS CT- GS Diễn giải TK ĐƯ Số tiền SH NT Nợ Có Luỹ kế PS T1-T11 3.037.428.025 291.701.334 Tháng 12/2002 Dư đầu kỳ 2.802.493.764 31/12 545 31/12 Kết chuyển CPNVLTT SC máy xúc E302 621 21.187.400 31/12 546 31/12 - Kết chuyển CPNVL TT SC máy xúc E302 621 1.599.000 - Kết chuyển CPNCTT SC máy xúc E302 622 7.997.266 ... 31/12 553 31/12 Kết chuyển CPNCTT SC máy xúc E302 622 981.648 ... 31/12 603 31/12 Kết chuyển CPSXC PXSC 627 31.076.435 ... 31/12 627 31/12 Sản phẩm nhập kho 1551 4.319.098.120 Cộng PS 1.603.874.236 4.319.098.120 Luỹ kế PS 4.611.302.261 4.610.799.454 Dư cuối kỳ 87.269.880 7.Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ Công ty X49 tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh theo đơn đặt hàng nên việc xác định sản phẩm dở dang cuối kỳ khá đơn giản. Đến cuối kỳ, nếu đơn đặt hàng nào chưa hoàn thành thì toàn bộ chi phí đã tập hợp cho đơn đó được coi là chi phí dở dang cuối kỳ chuyển kỳ sau. Khi đơn đặt hàng hoàn thành thì sản phẩm dở dang giảm. Do đó ta vẫn phải có sổ sách theo dõi sản phẩm dở dang. 8 . Tính giá thành sản phẩm ở Công ty X49 - Bộ Quốc phòng. Do đối tượng tập hợp chi phí là từng đơn đặt hàng, đối tượng tính giá thành là sản phẩm hoàn thành của từng đơn, sản phẩm của Công ty mang tính chất đơn chiếc, nên Công ty xác định phương pháp tính giá thành là theo đơn đặt hàng. Toàn bộ chi phí đều được Công ty tập hợp theo từng đơn đặt hàng. Việc tính giá thành trong Công ty chỉ được thực hiện khi đơn đặt hàng đã hoàn thành. Khi đó toàn bộ chi phí phát sinh được tập hợp và phân bổ cho từng đơn đặt hàng chính là tổng giá thành của đơn đặt hàng đó. Nếu đến cuối kỳ báo cáo mà đơn đặt hàng chưa hoàn thành thì Công ty coi như toàn bộ chi phí đã tập hợp và phân bổ cho từng đơn đặt hàng đó chính là chi phí dở dang cuối kỳ. Biểu 31: Thẻ tính giá thành sản phẩm, dịch vụ Tháng 12/2002 Tên sản phẩm: Máy xúc E302 số X-051 Số lượng: 01 máy Đơn vị tính: đồng Khoản mục CP CPSX KDDD đầu kỳ CPSXKD PS trong kỳ CPSX KDDD cuối kỳ Giá thành SP, DV trong kỳ Tổng giá thành Đơn giá 1. CP NVLTT 0 22.786.400 0 22.786.400 22.786.400 2. CPNCTT 0 8.978.914 0 8.978.914 8.978.914 3. CPSXC 0 8.012.147 0 8.012.147 8.012.147 - CP NV quản lý PX 0 897.409 0 897.409 897.409 - CP VL phục vụ SX 0 537.814 0 537.814 537.814 - CP CCDC phục vụ SX 0 590.679 0 590.679 590.679 - CP KHTSCĐ 0 4.229.290 0 4.229.290 4.229.290 - CP khác bằng tiền 0 1.756.955 0 1.756.955 1.756.955 Cộng 0 39.777.461 0 39.777.461 39.777.461 Biểu 32: Bảng thanh toán sản phẩm Phân xưởng sửa chữa Tháng 12/2002 STT Tên sản phẩm - đơn vị Vật tư PX tự đảm bảo Lương CNTTSX Chi phí sản xuất chung Cộng thanh toán Lương QL PX CPSXC khác bằng tiền Cộng 1 Máy xúc E302 X-051 E131 QC Hải quân 1.599.000 7.997.266 754.125 1.756.955 2.511.080 12.107.346 2 T100 U263 Lữ 229 3.100.000 8.935.508 842.600 1.963.082 2.805.682 14.841.190 3 DT75 U587 X10 Quân khu III 2.235.000 7.008.101 660.849 1.539.641 2.200.490 11.443.591 4 DT 75 U781 Cục Hậu cần-Tổng Cục kỹ thuật 2.630.000 7.077.841 667.426 1.554.962 2.222.388 11.930.229 Tổng cộng 9.564.000 31.018.716 2.925.000 6.814.640 9.739.640 50.322.356 Ngày 31 tháng 12 năm 2002 Giám đốc Công ty Kế toán trưởng Kế toán Biểu 33: Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ CT-GS Số tiền CT-GS Số tiền SH NT SH NT ... ... ... 563 31/12 1.386.000 538 30/12 16.404.000 ... ... ... ... ... ... 571 31/12 361.501 545 31/12 21.187.400 ... ... ... - - 21.187.400 574 31/12 1.240.012 546 31/12 1.599.000 574 31/12 689.532 - - 1.599.000 ... ... ... - - 7.997.266 584 31/12 246.000 - - 7.997.266 - - 1.769.504 - - 7.997.266 ... ... ... ... ... ... 589 31/12 1.981.000 553 31/12 981.648 590 31/12 327.000 - - 981.648 ... ... ... ... ... ... 597 31/12 2.652.000 557 31/12 3.480.750 ... ... ... ... ... ... 603 31/12 31.076.435 562 31/12 700.000 ... ... ... Phần III Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty X49- Bộ Quốc phòng. Nhận xét chung về công tác kế toán tại Công ty X49- BQP Là một doanh nghiệp quốc phòng ra đời khá sớm, Công ty X49 đã trải qua nhiều biến động trong quá trình hình thành và phát triển. Từ khi chuyển đổi cơ chế bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, Công ty đã gặp không ít khó khăn về vốn, kỹ thuật, về lao động và thị trường... Tuy vậy, với sự năng động của bộ máy quản lý, với sự nỗ lực cố gắng của toàn thể cán bộ công nhân viên trong Công ty, đến nay Công ty đã dần khôi phục được những khó khăn và đã từng bước mang lại hiệu quả cao trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Các phòng ban của Công ty được phân chia và sắp xếp một cách hợp lý, phù hợp với quy mô của Công ty và phục vụ tốt cho việc sản xuất của Công ty. Song song với quá trình chuyển đổi ấy, hệ thống Công tác kế toán tài chính của Công ty đã không ngừng được biến đổi cả về cơ cấu lẫn phương pháp hạch toán. Nó đã thực sự trở thành công cụ đắc lực cho quản lý và hạch toán kinh tế của Công ty. Qua thời gian thực tập tìm hiểu về Công ty, em xin có một số nhận xét khái quát như sau: Những ưu điểm. Về bộ máy kế toán: Bộ máy kế toán của Công ty được tổ chức gọn nhẹ, phù hợp với đặc điểm tổ chức kinh doanh, phản ánh đầy đủ các nội dung hạch toán và đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý. Đội ngũ nhân viên có trình độ kế toán cao, nắm vững chính sách và nhiệm vụ của mình. Đây chính là cơ sở giúp Công ty áp dụng nguyên tắc kiêm nhiệm trong tổ chức bộ máy kế toán. Mỗi cán bộ kế toán kiêm nhiệm nhiều phần hành khác nhau, do đó góp phần giảm nhẹ quy mô bộ máy kế toán, phát huy hết khả năng của các nhân viên. Đồng thời, đòi hỏi mỗi nhân viên kế toán phải luôn nỗ lực hết mình để hoàn thành công việc được giao. Về bộ sổ kế toán: + Danh mục và hình thức các chứng từ mà Công ty sử dụng hoàn toàn phù hợp với yêu cầu và quy định của Nhà nước, đảm bảo mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều có chứng từ kèm theo. + Công ty áp dụng hệ thống tài khoản theo quy định của Bộ Tài chính (bao gồm tài khoản trong bảng và tài khoản ngoài bảng) và đã chi tiết một số tài khoản thành các tiểu khoản để phù hợp với đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh và đáp ứng yêu cầu quản lý. + Công ty đã lựa chọn và áp dụng hình thức chứng từ ghi sổ để thực hiện công tác kế toán. Với đặc điểm là đơn vị sản xuất kinh doanh có quy mô vừa, khối lượng nghiệp vụ phát sinh không nhiều thì sử dụng hình thức sổ này là hợp lý. Về phương pháp kế toán: Công ty X49 hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. Phương pháp này cho phép phản ánh một cách kịp thời, thường xuyên tình hình biến động nhập, xuất, tồn của vật tư, góp phần quản lý chặt chẽ vật tư. Về công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm: + Việc xác định đúng đối tượng hạch toán chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành sản phẩm đã tạo điều kiện thuận lợi cho Công ty trong công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. + Mặc dù đối tượng tính giá thành của Công ty là đơn đặt hàng hoàn thành nhưng kỳ tính giá thành của Công ty là vào cuối tháng. ở Công ty X49, việc sản xuất sản phẩm thường kéo dài, đặc biệt đối với phân xưởng sửa chữa, một sản phẩm sửa chữa có thể kéo dài một hay nhiều tháng, do vậy, tính giá thành vào cuối tháng sẽ góp phần cung cấp thông tin đầy đủ về tình hình thực hiện sản xuất cho nhà quản lý, giúp nhà quản lý biết được giá thành của từng đơn đặt hàng hoàn thành trong tháng và giá trị dở dang của những đơn đặt hàng chưa hoàn thành. + Với việc xác định kỳ tính giá thành là cuối mỗi tháng thì thẻ tính giá thành cũng được lập vào cuôí tháng cho từng đơn đặt hàng, phản ánh cụ thể các khoản chi phí phát sinh trong tháng của từng đơn. + Có sự phân công trách nhiệm rõ ràng và sự phối hợp nhịp nhàng giữa các nhân viên kế toán trong phòng Tài chính - Kế toán với các nhân viên thống kê phân xưởng, giúp cho số liệu ghi chép chính xác, đầy đủ, là cơ sở tính đúng giá thành sản phẩm. + Hiện nay, Công ty đang áp dụng hình thức trả lương khoán sản phẩm. Hình thức trả lương này đã đảm bảo gắn thu nhập của người lao động với kết quả sản xuất, nâng cao ý thức lao động, tiết kiệm trong sản xuất, nâng cao hiệu quả sản xuất, giảm đến mức thấp nhất lượng sản phẩm hỏng, là cơ sở để giảm chi phí và hạ giá thành sản phẩm. Những tồn tại Bên cạnh những ưu điểm mà Công ty đã đạt được, trong công tác kế toán nói chung và công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng còn tồn tại những mặt hạn chế sau: Thứ nhất: Tuy Công ty áp dụng hình thức chứng từ ghi sổ để thực hiện công tác kế toán nhưng một số sổ sách mà công ty đang áp dụng chưa phù hợp cả về hình thức và cách thức ghi, đặc biệt là bộ sổ chi tiết, nên chưa đáp ứng được yêu cầu phản ánh chi tiết số liệu kế toán. Thứ hai: Công ty chỉ tiến hành lập chứng từ ghi sổ vào cuối mỗi tháng, còn trong tháng, kế toán chỉ thực hiện việc lập, thu thập, kiểm tra và phân loại các chứng từ gốc, những chứng từ kế toán có liên quan đến nhau hoặc những chứng từ kế toán có nội dung kinh tế như nhau được kế toán tập hợp và cuối tháng ghi vào chứng từ ghi sổ bằng một bút toán. Cách lập chứng từ như trên tuy làm giảm bớt số lần ghi sổ nhưng lại vi phạm nguyên tắc về thời hạn ghi sổ, không phản ánh kịp thời và chi tiết từng nghiệp vụ phát sinh. Hơn nữa, cách làm như trên sẽ khiến cho cuối tháng, cuối quý và đặc biệt là cuối năm công việc kế toán bị ùn tắc, việc lập các báo cáo thường chậm so với quy định, ảnh hưởng tới công tác quản lý nói chung. Thứ ba: Tuy có áp dụng máy vi tính trong thực hiện công tác kế toán nhưng Công ty vẫn chưa thực sự phát huy hết tính năng của máy vi tính. Toàn bộ công việc kế toán vẫn được các kế toán viên thực hiện thủ công bằng tay. Hơn nữa, phần mếm kế toán mà hiện nay Công ty đang sử dụng bị hạn chế trên nhiều mặt, chưa đáp ứng được yêu cầu hạch toán và cung cấp thông tin. Do đó, Công ty chỉ sử dụng kết quả của máy vi tính như một công cụ để đối chiếu với kế toán tay nhằm phát hiện sai sót và nhân viên kế toán vẫn phải tự lập các báo cáo chi tiết trên Excel, phần mềm kế toán không lập các báo cáo này. Thứ tư: Về công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, ngoài những mặt hạn chế về sổ sách kế toán, cách lập và thời hạn lập chứng từ ghi sổ như đã nêu trên thì còn một số tồn tại trong việc phân loại các yếu tố chi phí, việc xác định nội dung của một số khoản mục chi phí và việc hạch toán các khoản chi phí này. Chính những tồn tại này đã làm thay đổi một số khoản mục chi phí trong giá thành sản phẩm, từ đó làm thay đổi tỷ trọng từng loại chi phí trong giá thành sản phẩm, ảnh hưởng tới công tác phân tích và quản lý chi phí của doanh nghiệp. Tóm lại, công tác kế toán của Công ty vẫn đang trong quá trình tự hoàn thiện nên trong sự phát triển không thể tránh khỏi những thiếu sót. Để kế toán có thể thể hiện đầy đủ sức mạnh của mình và trở thành một công cụ đắc lực giúp nhà quản lý ra quyết định thì Công ty phải chú ý phát huy những ưu điểm và hạn chế các nhược điểm. Qua quá trình khảo sát và tìm hiểu thực tế tại Công ty X49, em xin mạnh dạn đề xuất một số ý kiến như sau: Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty X49 - BQP. Về việc mở thêm TK 6277- Chi phí dịch vụ mua ngoài Hiện nay chi phí sản xuất chung của Công ty X49 được chia thành: chi phí nhân viên quản lý phân xưởng, chi phí vật liệu phục vụ sản xuất, chi phí công cụ dụng cụ phục vụ sản xuất, chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí khác bằng tiền (tương ứng với các tiểu khoản 6271, 6272, 6273, 6274, 6278). Theo cách phân chia này, khi phát sinh những khoản chi phí dịch vụ mua ngoài như tiền điện thoại, điện, nước... kế toán đều hạch toán vào chi phí khác bằng tiền. Chi phí dịch vụ mua ngoài là những chi phí dịch vụ thuê ngoài phục vụ cho sản xuất của các phân xưởng, đội sản xuất, nó mang tính chất khác với các chi phí khác bằng tiền. Do vậy, những khoản chi phí này phải được theo dõi trên một tiểu khoản riêng để đảm bảo sự phù hợp của các yếu tố chi phí. Theo em, Công ty nên mở thêm TK 6277 và phải quy định rõ nội dung hạch toán vào tiểu khoản này gồm những khoản chi phí nào để phân biệt rõ với các khoản chi phí hạch toán vào chi phí khác bằng tiền. Cụ thể: + Chi phí dịch vụ mua ngoài như tiền điện, nước, điện thoại... + Chi phí khác bằng tiền như tiền tiếp khách giao nhận xe, tiền hội nghị, chi phí để nghiệm thu chất lượng sản phẩm, tiền vệ sinh công nghiệp... Về việc lập các bảng phân bổ - Về việc lập bảng phân bổ BHXH, BHYT, KPCĐ cho từng sản phẩm theo từng phân xưởng. ở Công ty X49, căn cứ để vào chứng từ ghi sổ các khoản BHXH, BHYT, KPCĐ là Bảng trích BHXH, BHYT, KPCĐ. Trên bảng này chỉ thể hiện từng khoản trích của cả phân xưởng chứ không chi tiết cho từng đơn đặt hàng, vì vậy trước khi vào chứng từ ghi sổ cho từng đơn đặt hàng, kế toán phải tính toán phân bổ khoản trích 19% cho từng đơn và ghi thẳng vào các chứng từ ghi sổ mà không lập bảng phân bổ. Theo em để có thể làm căn cứ rõ ràng cho các số liệu trên chứng từ ghi sổ thì sau khi tính toán phân bổ Công ty nên lập bảng phân bổ BHXH, BHYT, PKCĐ cho từng đơn đặt hàng. Công ty có thể áp dụng mẫu bảng như sau: Biểu 34: Bảng phân bổ BHXH, BHYT, KPCĐ Tháng 12 năm 2002 Phân xưởng sửa chữa Đối tượng KPCĐ 2% 3382 BHXH 15% 3383 BHYT 2% 3384 Tổng trích 19% 1. TK 627 58.500 438.750 58.500 555.750 2. TK 622 400.788 3.005.910 400.788 3.807.486 Máy xúc E 302 103.331 774.986 103.331 981.648 T100 U263 115.454 865.908 115.454 1.096.816 DT 75 U587 90.550 679.130 90.550 860.230 DT 75 U781 91.453 685.886 91.453 868.792 Cộng 459.288 3.444.660 459.288 4.363.236 - Về việc lập bảng phân bổ chi phí sản xuất chung. Cũng như số trích 19%, chi phí sản xuất chung sau khi được tập hợp, tính toán phân bổ, kế toán nên lập bảng phân bổ chi phí sản xuất chung cho từng đơn đặt hàng để làm căn cứ vào chứng từ ghi sổ. Bảng này có thể có mẫu như sau (xem biểu 35). Ghi chú: Số liệu trên bảng này là số liệu về chi phí sản xuất chung tháng 12/2002 của Công ty X49 và đã được điều chỉnh theo hướng các kiến nghị được trình bày trong chuyên đề này. Tuy nhiên, đối với chi phí CCDC phục vụ sản xuất, do doanh nghiệp không có dự kiến về số kỳ sử dụng nên không thể tiến hành phân bổ khoản chi phí này cho các kỳ, tạm coi những CCDC này thuộc loại xuất dùng một lần. Biểu 35: Bảng phân bổ chi phí sản xuất chung Tháng 12 / 2002 Phân xưởng sửa chữa Đối tượng CP NV quản lý PX CP VL phục vụ sx CP CCDC P.vụ sx CP KH TSCĐ CP dịch vụ mua ngoài CP khác bằng tiền Tổng cộng 1. Xúc E302 957.739 537.814 590.679 4.229.290 414.741 574.167 7.304.430 2. T100 U263 1.070.102 600.910 659.977 4.725.472 463.398 641.528 8.161.387 3. DT75 U587 839.278 471.293 517.619 3.706.178 363.442 503.149 6.400.959 4. DT75 U781 847.631 475.983 522.770 3.743.060 367.059 508.156 6.464.659 Cộng 3.714.750 2.086.000 2.291.045 16.404.000 1.608.640 2.227.000 28.331.435 Biểu 36: Sổ chi phí sản xuất kinh doanh Tài khoản: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Số hiệu: 621 Phân xưởng sửa chữa Ntgs Chứng từ Diễn giải TK ĐƯ Ghi Nợ TK 621 Ghi Có TK 621 SH NT Tổng VLC VLP NL Tháng 12 / 2002 Máy xúc E302 X051 31/12 BTHCTG 31/12 Xuất VLC dùng SC 1521 18.899.100 18.899.100 31/12 BTHCTG 31/12 Xuất VLP dùng SC 1522 1.352.500 1.352.500 31/12 BTHCTG 31/12 Xuất NL dùng SC 1523 935.800 935.800 31/12 BTTSP 31/12 VT tự đảm bảo 1111 1.653.671 991.400 662.271 Cộng PS Nợ 22.841.071 19.890.500 2.014.771 935.800 K. chuyển CPNVLTT 1541 22.841.071 Động cơ T100 U263 ... Tổng cộng PS xxx xxx xxx xxx xxx DCK 0 0 Biểu 37: Sổ chi phí sản xuất kinh doanh Tài khoản: chi phí nhân công trực tiếp Số hiệu: 622 Phân xưởng sửa chữa NT GS Chứng từ Diễn giải TK ĐƯ Ghi Nợ TK 622 Ghi Có TK 622 SH NT Tổng Lương KPCĐ BHXH BHYT Tháng 12/2002 Xúc E302 X-051 31/12 BTTSP 31/12 Lương CNTTSX 334 8.681.006 8.681.006 31/12 BPB19% 31/12 Các khoản trích 19% 338 981.648 103.331 774.986 103.331 Cộng PS Nợ 9.622.654 8.681.006 103.331 774.986 103.331 K. chuyển CPNCTT 1541 9.662.654 Động cơT100 U263 ... Tổng cộng PS T12 xxx xxx xxx xxx xxx xxx DCK 0 0 Biểu 38: Sổ chi phí sản xuất kinh doanh Tài khoản: 627 Phân xưởng sửa chữa NTGS Chứng từ Diễn giải TK ĐƯ Ghi Nợ TK 627 Ghi Có TK 627 SH NT Tổng 6271 6272 6273 6274 6277 6278 Tháng T Cộng PS DCK Biểu 39: Sổ chi phí sản xuất kinh doanh Tài khoản: 154 Phân xưởng sửa chữa Ntgs Chứng từ Diễn giải TK ĐƯ Ghi Nợ TK 1541 Ghi Có TK 1541 SH NT Tổng 621 622 627 Tháng T DĐK ... Cộng PS Nhập kho SP DCK 3. Về hệ thống sổ chi tiết. Nhìn chung, hệ thống sổ chi tiết mà Công ty đang áp dụng là không hợp lý cả về hình thức và cách thức ghi sổ, không đáp ứng được nhu cầu hạch toán chi tiết. Thứ nhất: Công ty không mở sổ theo dõi chi tiết cho TK 621, TK 622, do vậy những thông tin chi tiết về nguyên vật liệu xuất dùng cho sản xuất, về chi phí nhân công trực tiếp không được phản ánh cụ thể trên sổ sách kế toán. Thứ hai: Tại Công ty X49, căn cứ để ghi sổ kế toán chi tiết là các chứng từ ghi sổ sau khi sử dụng để ghi sổ cái. Như vậy, hệ thống sổ cái và sổ chi tiết gần như giống nhau dẫn tới không đáp ứng được yêu cầu đối chiếu giữa hạch toán tổng hợp và hạch toán chi tiết. Thứ ba: Đối với những khoản ghi Có trên sổ chi tiết, kế toán ghi bằng bút toán ghi âm, điều này không gây ảnh hưởng gì đến số liệu kế toán nhưng tính chất của nghiệp vụ có thể bị hiểu sai. Thứ tư: Các khoản mục chi phí sản xuất chung của Công ty được tập hợp theo từng phân xưởng nhưng hệ thống sổ chi phí sản xuất kinh doanh lại được mở cho toàn Công ty, chia ra theo từng yếu tố chi phí cho các phân xưởng, đội sản xuất, do vậy chưa thuận tiện cho việc tập hợp các yếu tố chi phí sản xuất chung theo từng phân xưởng. Để có thể khắc phục được những tồn tại trên, theo em, Công ty cần phải thay đổi trong công tác hạch toán chi tiết. Công ty cần phải thống nhất về hệ thống sổ chi tiết, bao gồm sổ chi phí sản xuất kinh doanh mở cho TK 621, TK 622, TK 627 theo từng phân xưởng. Căn cứ để ghi vào sổ chi tiết phải là các chứng từ gốc, các bảng kê, bảng phân bổ và phải được ghi ngay khi chứng từ được chuyển đến. Hệ thống sổ chi tiết mà Công ty áp dụng có thể có mẫu như sau: (xem biểu 36, 37, 38, 39) Ghi chú: Số liệu trên bảng này đã được điều chỉnh theo hướng các kiến nghị được trình bày trong chuyên đề (chi phí vận chuyển, bốc dỡ, tiền ăn ca đã được hạch toán vào các khoản mục chi phí phù hợp). Căn cứ để kế toán ghi vào các sổ chi tiết là các Bảng tổng hợp chứngtừ gốc (BTHCTG), Bảng thanh toán sản phẩm (BTTSP), Bảng phân bổ BHXH, BHYT, KPCĐ (BPB19%). 4. Về việc mở sổ cái TK 627 - Chi phí sản xuất chung Đối với khoản mục chi phí sản xuất chung, Công ty X49 mở sổ cái cho từng tiểu khoản (Sổ cái TK6271, 6272, 6273, 6274, 6278). Như vậy, sổ cái không những không thể hiện được tính chất là một sổ tổng hợp mà còn gây trùng lắp với hệ thống sổ chi tiết chi phí sản xuất chung. Để khắc phục tình trạng này, theo em Công ty chỉ nên mở một sổ cái theo dõi tổng hợp chi phí sản xuất chung (Sổ cái TK 627), mẫu và cách ghi sổ này tương tự như các sổ cái khác. 5. Về tiêu thức phân bổ chi phí cho từng đơn đặt hàng Tại Công ty X49, việc phân bổ chi phí cho từng đơn đặt hàng căn cứ vào độ phức tạp của sản phẩm trong từng đơn. Hiện nay, Công ty sử dụng tiêu thức phân bổ chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung theo tiền lương công nhân trực tiếp sản xuất. Tiền lương công nhân trực tiếp sản xuất bao gồm lương chính, lương phụ và các khoản phụ cấp có tính chất lương. Tuy nhiên, chỉ có tiền lương chính của công nhân sản xuất chính mới phản ánh một cách chính xác độ phức tạp của sản phẩm từng đơn hàng vì tiền lương chính được tính toán chính xác dựa trên số giờ sản xuất thực tế mà người công nhân chính đã bỏ ra để sản xuất đơn hàng đó. Do vậy, Công ty nên lựa chọn và áp dụng thống nhất tiêu thức phân bổ chi phí sản xuất là phân bổ theo tiền lương chính của công nhân sản xuất chính. Theo đó, tỷ lệ phân bổ như sau: 6.Về hạch toán chi phí vận chuyển, bốc dỡ. Như đã trình bày ở trên, nguồn cung cấp vật liệu dùng sản xuất cho các phân xưởng ở Công ty bao gồm vật liệu xuất từ kho và vật liệu do các phân xưởng tự đảm bảo. Đối với vật liệu mua về nhập kho Công ty, chi phí vận chuyển, bốc dỡ được kế toán tính vào giá trị vật liệu nhập (TK 152). Nhưng đối với vật liệu do phân xưởng mua về không nhập kho mà sử dụng ngay để sản xuất thì chi phí vận chuyển, bốc dỡ lại được hạch toán vào khoản mục chi phí sản xuất chung (chi phí khác bằng tiền) của phân xưởng đó (TK 6278 - chi tiết theo từng phân xưởng sử dụng). Với cách hạch toán như trên thì giá thực tế của nguyên vật liệu mua ngoài do phân xưởng tự đảm bảo chưa được xác định chính xác, bởi giá thực tế của nguyên vật liệu phải bao gồm giá mua cộng chi phí vận chuyển, bốc dỡ, thu mua (nếu có). Điều này đã dẫn đến việc giá trị nguyên vật liệu dùng sản xuất bị giảm so với thực tế, từ đó làm giảm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Tuy tổng chi phí sản xuất không thay đổi nhưng tỷ trọng từng loại chi phí trong giá thành bị thay đổi (chi phí nguyên vật liệu trực tiếp giảm, chi phí sản xuất chung tăng). Như vậy, việc hạch toán sai đối với chi phí vận chuyển, bốc dỡ sẽ dẫn đến sự sai lệch giữa các khoản mục chi phí trong tổng chi phí sản xuất kinh doanh kỳ hạch toán. Để khắc phục tình trạng trên, theo em Công ty cần hạch toán chi phí vận chuyển, bốc dỡ nguyên vật liệu do phân xưởng tự mua ngoài vào giá trị thực tế của vật liệu. Chi phí này sẽ được kế toán tập hợp và phân bổ cho các loại vật liệu nếu chi phí đó liên quan đến nhiều loại vật liệu. Khi vật liệu này được dùng để sản xuất đơn đặt hàng nào thì giá trị vật liệu trực tiếp sản xuất tính vào đơn đặt hàng đó sẽ bao gồm giá mua và chi phí vận chuyển, bốc dỡ phân bổ cho vật liệu đó. Cách hạch toán này sẽ đảm bảo được tính chính xác trong việc hạch toán các khoản mục chi phí. Xét theo khả năng và trình độ của nhân viên kế toán trong Công ty thì Công ty hoàn toàn có thể thực hiện được. 7.Về hạch toán tiền ăn ca. Hiện nay, tiền ăn ca của doanh nghiệp được hạch toán vào chi phí sản xuất chung (chi phí khác bằng tiền). Khoản này được trả trực tiếp cho công nhân bằng tiền mặt mà không hạch toán qua TK 334. Trên thực tế, tiền ăn ca được coi như là một khoản thù lao mà doanh nghiệp phải trả cho người lao động, do đó nó phải được hạch toán vào chi phí tương ứng với vị trí công việc của người lao động. Cụ thể, tiền ăn ca của công nhân trực tiếp sản xuất sẽ được tính vào chi phí nhân công trực tiếp, tiền ăn ca của nhân viên quản lý phân xưởng sẽ được tính vào chi phí nhân viên quản lý phân xưởng (chi phí sản xuất chung). Như vậy, so sánh cách hạch toán tại doanh nghiệp hiện nay với cách hạch toán mới, tuy tổng chi phí sản xuất không thay đổi nhưng rõ ràng có sự thay đổi tỷ trọng các khoản mục và yếu tố chi phí (chi phí nhân công trực tiếp giảm, chi phí sản xuất chung tăng). ảnh hưởng của nó cũng tương tự như ảnh hưởng của sự thay đổi hạch toán chi phí vận chuyển, bốc dỡ nói trên. Để đảm bảo tính chính xác của thông tin kế toán nhằm phục vụ tốt cho việc quản lý chi phí, theo em Công ty nên hạch toán các khoản tiền ăn ca như sau: Dựa trên bảng chấm công từng phân xưởng, kế toán tính ra tiền ăn ca của từng công nhân trực tiếp sản xuất và nhân viên quản lý phân xưởng. Tổng tiền ăn ca của công nhân trực tiếp sản xuất sẽ được phân bổ cho từng đơn đặt hàng theo tiền lương chính của công nhân sản xuất chính đơn đặt hàng đó. Sau đó tiền ăn ca của công nhân trực tiếp sản xuất đã phân bổ sẽ được kế toán ghi vào chi phí nhân công trực tiếp cho từng đơn đặt hàng theo định khoản: Nợ TK 622 - Chi tiết theo từng đơn đặt hàng Có TK 334 Tổng tiền ăn ca của nhân viên quản lý từng phân xưởng được hạch toán vào chi phí nhân viên quản lý phân xưởng theo định khoản: Nợ TK 6271 Có TK 334 Cuối kỳ, khoản chi phí này cũng được phân bổ cho từng đơn đặt hàng theo tiền lương chính của công nhân sản xuất chính đơn đặt hàng đó. 8.Về hạch toán chi phí công cụ dụng cụ phục vụ sản xuất. Tại Công ty X49, CCDC có nhiều loại và có giá trị khác nhau, có những CCDC chỉ được sử dụng trong một kỳ hạch toán nhưng cũng có những CCDC có giá trị lớn có thể được sử dụng qua nhiều kỳ. Tuy nhiên, ở Công ty giá trị tất cả những CCDC xuất dùng trong kỳ hạch toán nào thì được phân bổ một lần vào chi phí sản xuất của kỳ hạch toán đó mà không tiến hành phân bổ cho các kỳ sau. Việc hạch toán và phân bổ như vậy làm cho giá thành của kỳ xuất dùng CCDC có giá trị lớn sẽ tăng lên không hợp lý. Vì vậy, theo em việc hạch toán CCDC xuất dùng phục vụ sản xuất phải được thực hiện như sau: - Đối với những CCDC chỉ có giá trị sử dụng trong một kỳ hạch toán, toàn bộ giá trị CCDC xuất dùng được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ, kế toán ghi: Nợ TK 6273 Có TK 153 - Đối với những CCDC lâu bền có giá trị lớn, khi xuất dùng cần áp dụng phương pháp hạch toán “chi phí trả trước” phân bổ dần. Mức phân bổ cho một kỳ sử dụng có thể được tính như sau: + Khi xuất dùng, kế toán căn cứ vào giá thực tế CCDC ghi: Nợ TK 142 Có TK 153 + Phản ánh mức phân bổ giá trị CCDC cho một kỳ sử dụng kế toán ghi: Nợ TK 6273 Có TK 142 9.Về hạch toán thiệt hại sản phẩm hỏng Tại Công ty X49, trên các phiếu nhập kho có cả các chi tiết sản phẩm hỏng được nhập lại kho (xy lanh thuỷ lực, ly hợp...), song lại chỉ được theo dõi về mặt số lượng, còn về giá trị của các chi tiết này, Công ty coi như bằng 0 mặc dù những chi tiết này vẫn được tái sử dụng. Như vậy, vô hình chung Công ty đã làm tăng chi phí cho những thành phẩm. Điều này gây ra việc đánh giá sai giá trị của thành phẩm làm chỉ tiêu giá thành không còn chính xác. Bởi vậy, Công ty không nên chỉ theo dõi về mặt số lượng mà cần đánh giá, theo dõi cả về mặt giá trị của các chi tiết, sản phẩm hỏng để xử lý. Trong sản xuất, việc có những sản phẩm hỏng là điều khó có thể tránh khỏi. Do vậy Công ty nên tính toán và xây dựng mức hỏng cho phép của từng loại sản phẩm. Khi có sản phẩm hỏng, Công ty cần đánh giá xem sản phẩm này hỏng trong hay ngoài định mức và có thể sửa chữa được hay không sửa chữa được để từ đó có cách thức hạch toán cho phù hợp. Trường hợp sản phẩm hỏng trong định mức thì toàn bộ chi phí sửa chữa những sản phẩm hỏng có thể sửa chữa được và giá trị của những sản phẩm hỏng không sửa chữa được sau khi trừ đi phế liệu thu hồi được tính vào giá thành sản phẩm hoàn thành. - Chi phí sửa chữa của sản phẩm hỏng có thể sửa chữa được được hạch toán vào các khoản mục sản xuất sản phẩm phù hợp với nội dung từng khoản chi phí sửa chữa (TK 621, 622, 627), cuối kỳ kết chuyển vào giá thành sản phẩm hoàn thành (TK 154). - Giá trị phế liệu thu hồi của sản phẩm hỏng không sửa chữa được được ghi giảm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Nợ TK 152, 111, 112... Có TK 621 Trường hợp sản phẩm hỏng ngoài định mức thì toàn bộ các khoản thiệt hại không được tính vào giá thành sản phẩm hoàn thành mà phải xử lý tương ứng với nguyên nhân gây ra: Nếu do nguyên nhân chủ quan thì bắt bồi thường còn nguyên nhân khách quan thì tính vào chi phí bất thường hoặc giảm vốn, quỹ. - Đối với sản phẩm hỏng có thể sửa chữa được: + Tập hợp chi phí sửa chữa: - Nợ TK 621 Có TK 152,153 - Nợ TK 622 Có TK 334, 338 + Tổng hợp chi phí sửa chữa: Nợ TK 154 - Sửa chữa sản phẩm hỏng Có TK 621 Có TK 622 Có TK 627 - Nếu phân bổ chi phí sản xuất chung + Căn cứ vào kết quả xử lý: Nợ TK 1388 - Bắt bồi thường Nợ TK 821 - Coi như khoản tổn thất Có TK 154 - Sửa chữa sản phẩm hỏng - Đối với sản phẩm hỏng không thể sửa chữa được: + Căn cứ vào việc xác định giá trị sản phẩm hỏng, kế toán ghi định khoản: Nợ TK 154 - Sản phẩm hỏng Có TK 154 - Sản phẩm đang chế tạo + Căn cứ vào kết quả xử lý: Nợ TK 152 - Phế liệu thu hồi Nợ TK 1388 - Bắt bồi thường Nợ Tk 821 - Coi như khoản tổn thất Có TK 154 - Sản phẩm hỏng 10.Về việc áp dụng máy vi tính trong công tác kế toán Cùng với sự phát triển của xã hội hiện nay, nền sản xuất cũng không ngừng phát triển để đáp ứng những yêu cầu mới. Để có thể phát triển được sản xuất thì yêu cầu về thông tin là hết sức quan trọng. Yêu cầu của công tác quản lý về khối lượng và chất lượng thông tin hạch toán ngày càng tăng. Đặc biệt, công tác quản trị trong cơ chế thị trường cạnh tranh đòi hỏi phải tính toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm chính xác, kịp thời hơn để có thể đưa ra được những quyết định nhanh nhạy, tạo được sự cạnh tranh trên thị trường. Tất cả những điều này khẳng định sự cần thiết phải áp dụng máy tính trong công tác kế toán nói chung và công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng. Sử dụng máy vi tính trong công tác kế toán sẽ giúp cho việc đưa ra những con số nhanh, chính xác, tự động hoá trong luân chuyển sổ sách giúp tránh được những nhầm lẫn, tiết kiệm thời gian, việc lưu trữ thông tin trở nên nhẹ nhàng và thuận tiện hơn. Hiện nay, tại Công ty X49-BQP, phòng kế toán được trang bị một máy vi tính nhưng như đã nêu ở trên, kế toán sử dụng máy vi tính chủ yếu để lập các bảng biểu, các báo cáo chi tiết số dư tài khoản. Công ty cũng đã áp dụng một phần mềm kế toán từ năm 1997, nhưng vào thời điểm hiện nay thì phần mềm này đã cũ, không đáp ứng được yêu cầu hạch toán và cung cấp thông tin cho quản trị. Do vậy, toàn bộ công tác hạch toán vẫn được các nhân viên kế toán thực hiện thủ công bằng tay và đối chiếu với kết quả của kế toán trên máy. Để có thể cải thiện công tác kế toán thủ công như hiện nay, theo em Công ty cần phải tổ chức ứng dụng máy vi tính trong công tác kế toán. Muốn vậy, trước hết Công ty phải tổ chức đào tạo đội ngũ nhân viên kế toán không những thành thạo về chuyên môn mà còn biết sử dụng thành thạo và phát huy các tính năng của máy vi tính. Bên cạnh đó, Công ty cũng có thể nghiên cứu áp dụng một phần mềm kế toán mới, phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh và yêu cầu cung cấp thông tin cho quản lý của doanh nghiệp. Nếu các công việc trên được Công ty lưu ý thực hiện thì với khối lượng nghiệp vụ như hiện nay, chỉ cần một máy vi tính và số nhân viên kế toán ít hơn hiện tại, mọi công việc kế toán vẫn được thực hiện một cách nhanh chóng mà vẫn đạt hiệu quả cao. Phương hướng hạ giá thành sản phẩm nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Đánh giá hiệu quả kinh doanh. Hoạt động của bất kỳ doanh nghiệp nào đều nhằm hướng tới mục tiêu là đạt được lợi nhuận cao nhất với chi phí bỏ ra là thấp nhất. Vì vậy, muốn biết một doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả hay không, cần thiết phải đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp đó, hay nói cách khác phải đánh giá những kết quả đạt được của doanh nghiệp trong mối quan hệ với chi phí sản xuất kinh doanh đã bỏ ra. Có rất nhiều chỉ tiêu có thể sử dụng để đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp. Tuy nhiên, để có thể đánh giá khái quát hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty X49 - Bộ Quốc phòng, một số chỉ tiêu chủ yếu sau sẽ được sử dụng: Tổng chi phí sản xuất Chi phí /1000đ doanh thu CP/1000đ doanh thu 1000 x = Tổng doanh thu Tổng lợi nhuận Chỉ tiêu này cho biết để có được 1000 đồng doanh thu thì doanh nghiệp phải bỏ ra bao nhiêu đồng chi phí. Tổng giá thành SP = Hiệu quả kinh doanh Tổng lợi nhuận Chỉ tiêu này cho biết một đồng chi phí bỏ ra sẽ thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Tổng doanh thu - Hiệu quả kinh doanh = Chỉ tiêu này cho biết trong một đồng doanh thu có bao nhiêu đồng lợi nhuận. Từ số liệu thực tế của Công ty X49 trong 2 năm 2001 và 2002, ta có bảng phân tích sau: Biểu 40: Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty X49-BQP STT Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 Năm 2002 so với năm 2001 +/- % 1 Tổng doanh thu 8.967.789.010 15.295.444.809 +6.327.655.799 170,6% + DT SPQP 5.503.901.356 8.547.919.696 +3.044.018.340 155,3% + DT SPKT 3.463.887.654 6.747.525.113 +3.283.637.459 194,8% 2 Tổng giá thành SP 7.220.727.780 13.025.455.526 +5.804.727.746 180,4% + Tổng giá thành SPQP 4.100.991.972 6.572.521.545 +2.471.529.573 160,3% + Tổng giá thành SPKT 3.119.735.808 6.452.933.981 +3.333.198.173 206,8% 3 LN từ hoạt động SX 1.747.061.230 2.269.989.283 +522.928.053 129,9% 4 Chi phí / 1000đ DT 805,2 851,6 +46,4 105,8% 5 Lợi nhuận / giá thành 0,242 0,174 -0,068 71,9% 6 Lợi nhuận / DT 0,195 0,148 -0,047 75,9% 7 Giá thành mxúc E302 33.144.139 39.777.461 +6.636.322 120% (Nguồn số liệu: Báo cáo tổng quyết toán năm 2001 và 2002- Công ty X49-BQP) Nhìn vào bảng trên ta thấy có sự biến đổi đột ngột về doanh thu năm 2001 và 2002. Doanh thu năm 2002 tăng +6.327.655.799 đ hay đạt 170,6% so với năm 2001 và tăng mạnh ở sản phẩm kinh tế (194,8%). Sở dĩ có sự đột biến này là do đến cuối năm 2001 Công ty vẫn còn nhiều sản phẩm dở dang, nhiều đơn đặt hàng đã hoàn thành nhưng chưa được bàn giao cho khách hàng, sang năm 2002 mới được giải quyết. Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, doanh thu tăng là dấu hiệu đáng mừng, đó là thành tích của doanh nghiệp. Tuy nhiên, nếu xét trong sự thay đổi của các yếu tố khác, doanh thu tăng thì chưa chắc hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đã tốt. Giá vốn hàng bán của Công ty năm 2002 tăng +5.804.727.746 đ hay đạt 180,4% so với năm 2001 (đặc biệt đối với giá vốn sản phẩm quốc phòng 206,8%). Như vậy, cùng với sự tăng mạnh của doanh thu thì giá vốn cũng tăng với tốc độ nhanh và tăng nhanh hơn tốc độ tăng của doanh thu. Chính vì vậy, tuy lợi nhuận gộp năm 2002 lớn hơn năm 2001 là +522.928.053 đ hay đạt 129,9% nhưng so với tốc độ tăng của doanh thu thì tốc độ tăng của lợi nhuận chậm hơn nhiều. Điều này chứng tỏ rằng, Công ty tuy có doanh thu lớn nhưng chi phí bỏ ra để có được doanh thu này cũng rất lớn. Để đánh giá chính xác hiệu quả sản xuất kinh doanh năm 2001 và 2002 ta cần phải phân tích thông qua các chỉ tiêu. Xét chỉ tiêu chi phí/1000 đ doanh thu Năm 2001, để có được 1000đ doanh thu thì Công ty phải bỏ ra 805,2 đ chi phí nhưng năm 2002 thì Công ty phải bỏ ra là 851,6 đ chi phí. Như vậy, so với năm 2001, chi phí/1000 đ doanh thu năm 2002 tăng +46,4 đ, hay đạt 105,8%, điều này đồng nghĩa với việc chi phí sản xuất tăng và giá thành sản phẩm tăng. Trong khi mục tiêu của doanh nghiệp là phải giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm thì việc tăng chi phí/1000đ doanh thu là dấu hiệu không tốt, phản ánh việc quản lý chi phí chưa thực sự hiệu quả. Xét chỉ tiêu lợi nhuận/ giá thành Với một đồng chi phí bỏ ra thì lợi nhuận thu được của Công ty năm 2001 là 0,242 đ, năm 2002 là 0,174 đ. Như vậy, chỉ tiêu này năm 2002 giảm - 0,068 đồng hay chỉ đạt 71,9% so với năm 2001, chứng tỏ rằng một đồng chi phí bỏ ra năm 2001 đem lại hiệu quả cao hơn năm 2002. Xét chỉ tiêu lợi nhuận/ doanh thu Theo số liệu trên bảng ta thấy, lợi nhuận có trong một đồng doanh thu năm 2002 giảm - 0,047 đ hay đạt 75,9% so với năm 2001. Cũng như các chỉ tiêu trên, chỉ tiêu này cũng thể hiện hiệu quả kinh doanh của năm 2002 giảm sút so với năm 2001. Tóm lại, qua những phân tích trên ta có thể kết luận rằng tuy doanh thu của Công ty tăng mạnh nhưng xét trong sự tăng, giảm của các yếu tố khác thì sự tăng doanh thu này không làm tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh, thậm chí hiệu quả kinh doanh của Công ty năm 2002 còn thấp hơn so với năm 2001. Về lâu dài sẽ ảnh hưởng không tốt tới sự phát triển của Công ty làm giảm tính cạnh tranh của sản phẩm. Tuy nhiên, năm 2002 Công ty X49 đã khá chủ động trong việc tìm kiếm, ký kết hợp đồng kinh tế với khách hàng bên ngoài. Tỷ trọng doanh thu sản phẩm kinh tế trong tổng doanh thu từ 38,6% năm 2001 lên 44,1% năm 2002. Như vậy, nếu công tác quản lý chi phí được quan tâm đúng mức thì trong thời gian tới hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty sẽ có những bước tiến rõ rệt. Hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty X49 năm 2002 giảm là do sự tăng mạnh của giá vốn. Có nhiều nguyên nhân làm giá vốn năm 2002 tăng mạnh nhưng chủ yếu vẫn là 2 nguyên nhân sau đây: Thứ nhất: Do sự thay đổi đơn giá giờ công. Đơn giá này phụ thuộc vào mức lương tối thiểu và bậc thợ bình quân trong Công ty. Năm 2002, mức lương tối thiểu được tăng từ 180.000 đ lên 210.000 đ, bậc thợ bình quân từ 6,01 lên 6,02. Do vậy, đơn giá giờ công cũng thay đổi từ 4.002,3 đ / giờ năm 2001 lên 4.679,5 đ/ giờ năm 2002, làm cho chi phí nhân công trực tiếp tăng theo. Thứ hai: Do sự biến động tăng về giá nguyên vật liệu trong năm 2002 làm cho chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tăng. Bên cạnh đó còn có những nguyên nhân thuộc về quản lý. Việc hạch toán chi phí sản xuất nói riêng và chi phí phát sinh nói chung chưa chặt chẽ và kế hoạch dẫn tới nhiều chi phí phát sinh không hợp lý làm cho giá thành sản phẩm tăng. Với những nguyên nhân trên, giá thành sản phẩm năm 2002 đã tăng lên đáng kể so với năm 2001. Chẳng hạn, đối với máy xúc E302, giá thành của việc sửa chữa sản phẩm này năm 2001 là 33.141.139 đ nhưng năm 2002 lại là 39.777.461 đ, tăng +6.636.322 đ (120%). Đặc biệt, sản phẩm này là sản phẩm sửa chữa nên phụ tùng thay thế thường có giá trị lớn và chiếm đa số trong tổng chi phí, mỗi sự thay đổi về giá nguyên vật liệu đều ảnh hưởng trực tiếp tới giá thành sản phẩm. Do vậy, Công ty cần xem xét, phân tích biến động của các khoản mục chi phí trong giá thành sản phẩm để tìm ra phương hướng giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm có hiệu quả. Phương hướng hạ giá thành sản phẩm Có thể nói, hạ giá thành một cách có hệ thống là nguyên tắc quan trọng nhất để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, việc hạ giá thành cũng ảnh hưởng tới sự tồn tại và phát triển bền vững của một doanh nghiệp, đặc biệt trong nền kinh tế cạnh tranh như hiện nay. Để giảm thiểu chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm, Công ty cần thực hiện phối hợp nhiều biện pháp với nhau và phải có sự kết hợp thực hiện giữa các phòng ban và toàn thể cán bộ công nhân viên trong Công ty. Nhưng trên hết, Công ty cần thực sự quan tâm tới công tác phân tích và quản trị chi phí giá thành thông qua hạch toán kế toán. Có như vậy mới có thể biết được tình hình thực hiện kế hoạch như thế nào, những nguyên nhân cơ bản nào làm thay đổi chi phí, tăng giá thành để kịp thời sửa chữa, điều chỉnh trong kỳ tiếp theo. Sau đây là một số biện pháp cơ bản để hạ giá thành sản phẩm tại Công ty: - Tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu tiêu hao. Chi phí nguyên vật liệu chiếm một tỷ trọng lớn trong toàn bộ chi phí sản xuất của Công ty nên việc tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu có ý nghĩa rất lớn đối với việc hạ giá thành sản phẩm của Công ty. Muốn tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu tiêu hao, Công ty cần phải xây dựng một hệ thống tiêu hao nguyên vật liệu hợp lý. ở Công ty X49, các định mức tiêu hao nguyên vật liệu chính, phụ, nhiên liệu được xây dựng khi nhận được đơn đặt hàng và các định mức này được tính toán dựa trên giá thành thực tế kỳ trước của các sản phẩm cùng loại. Công ty nên khuyến khích công nhân chấp hành nghiêm chỉnh các định mức tiêu hao đã đề ra. Đồng thời, giảm hao phí đến mức thấp nhất trong quá trình thu mua, vận chuyển, đảm bảo đúng quy cách, chất lượng vật tư, không để hao hụt, hư hỏng. Công ty cũng nên phát động phong trào cải tiến kỹ thuật sản xuất và thiết kế sản phẩm để giảm bớt nguyên vật liệu tiêu hao cho mỗi đơn vị sản phẩm, xây dựng chế độ thưởng phạt hợp lý khi công nhân tiết kiệm hay lãng phí nguyên vật liệu. Ngoài ra, cần tìm kiếm nguồn nguyên vật liệu thay thế với giá rẻ hơn, đặc biệt phải tận dụng những phế liệu, phế phẩm và công cụ dụng cụ phục hồi để tiết kiệm chi phí. - Nâng cao năng suất lao động Tăng năng suất lao động đồng nghĩa với việc làm giảm số giờ công tiêu hao để tạo ra một đơn vị sản phẩm, hoặc làm cho sản lượng sản phẩm sản xuất ra trong một đơn vị thời gian tăng lên. Kết quả của việc tăng năng suất lao động làm cho chi phí tiền lương cho mỗi đơn vị sản phẩm của công nhân sản xuất và một số khoản chi phí cố định khác trong giá thành sản phẩm được hạ thấp do việc tận dụng hết được công suất của máy móc thiết bị. Muốn không ngừng nâng cao năng suất để hạ giá thành sản phẩm, trước hết Công ty cần phải xây dựng định mức giờ công hợp lý, khuyến khích người lao động sáng tạo, phát huy sáng kiến, giảm bớt các thao tác thừa (nếu có). Đồng thời, phải cải tiến máy móc kỹ thuật, áp dụng những công nghệ hiện đại vào sản xuất, làm tốt công tác bảo hộ lao động, đề ra các biện pháp thưởng phạt hợp lý, phát động phong trào tiết kiệm trong toàn Công ty. - Tận dụng công suất máy móc thiết bị Hiện nay, công suất hoạt động bình quân của máy móc thiết bị của Công ty khoảng 91%, như vậy vẫn còn 9% công suất chưa được tận dụng. Muốn giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, Công ty cần phải tận dụng công suất máy móc thiết bị vì khi đó thời gian để sản xuất ra sản phẩm sẽ được rút ngắn, tiết kiệm được chi phí. Do đó, Công ty cần phải lập và chấp hành nghiêm chỉnh chế độ bảo quản, kiểm tra và sửa chữa, nâng cao chất lượng công tác sửa chữa lớn để có thể tăng thêm thời gian làm việc thực tế của máy móc thiết bị. Đồng thời phải thường xuyên bồi dưỡng kiến thức kỹ thuật cho công nhân sản xuất. - Giảm bớt tổn thất, phí tổn trong quá trình sản xuất. Các phí tổn trong quá trình sản xuất là các khoản chi phí về thiệt hại do sản phẩm hỏng. Các khoản chi phí này không tạo nên giá trị sản phẩm nhưng lại cấu thành nên giá thành sản phẩm. Để hạn chế các sản phẩm hỏng, Công ty cần đảm bảo về chất lượng nguyên vật liệu cũng như phải quan tâm cải tiến máy móc thiết bị, đào tạo tay nghề cho người công nhân. Đồng thời, cần xây dựng và chấp hành nghiêm chỉnh chế độ kiểm tra chất lượng sản phẩm ở các công đoạn sản xuất và chế độ trách nhiệm khi xảy ra sản phẩm hỏng. Ngoài ra, trong quá trình sản xuất, Công ty phải sử dụng một cách tiết kiệm các chi phí về điện, nước... trên cơ sở các định mức chi phí đã đề ra. Muốn vậy, công tác tổ chức và quản lý sản xuất tại phân xưởng phải được thực hiện một cách khoa học và hiệu quả. Trên đây là một số ý kiến của em nhằm hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty X49 - BQP. Em mong rằng trong thời gian tới, công tác kế toán nói chung, công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng của Công ty X49 sẽ được củng cố và phát triển, ngày càng khẳng định vai trò chủ đạo của mình trong việc cung cấp thông tin cho quản lý. Kết luận Tóm lại, cả về mặt lý luận cũng như thực tế, hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là một phần công tác kế toán rất quan trọng, ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của Công ty. Tuy nhiên, lý luận và thực tiễn nhiều khi lại khác nhau, do vậy để đảm bảo việc hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm vừa phù hợp với điều kiện thực tế của Công ty vừa đảm bảo đúng chế độ quy định thì đòi hỏi kế toán phải sáng tạo, vận dụng khéo léo lý luận vào thực tế. Trong thời gian thực tập tại Công ty X49 - Bộ Quốc phòng, em nhận thấy công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty đã đáp ứng được phần nào nhu cầu thông tin cho quản lý, tuy nhiên trong công tác vẫn không tránh khỏi những thiếu sót nhỏ. Những thiếu sót này được nêu cụ thể trong nội dung chuyên đề thực tập có kèm theo các biện pháp khắc phục. Với những biện pháp này, em mong rằng Công ty sẽ nghiên cứu vận dụng để công tác hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm của Công ty ngày càng hoàn thiện hơn. Do giới hạn về trình độ và thời gian nên chuyên đề thực tập không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của cô giáo -TS Lê Thị Hồng Phương và các cô chú trong phòng Tài chính - Kế toán của Công ty X49 để chuyên đề của em được hoàn thiện hơn. Một lần nữa, em xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc đến cô giáo hướng dẫn-cô Lê Thị Hồng Phương cùng các cô chú phòng Tài chính - Kế toán Công ty đã giúp em hoàn thành chuyên đề thực tập tốt nghiệp này. Tháng 5 năm 2003 Sinh viên Lê Thị Thuỳ Liên Tài liệu tham khảo Kế toán tài chính trong các doanh nghiệp - ĐH Kinh tế quốc dân Chủ biên: PTS. Đặng Thị Loan - Nhà xuất bản Tài chính 1998 Lý thuyết và thực hành kế toán tài chính VAT - ĐH Kinh tế quốc dân Chủ biên: PTS. Nguyễn Văn Công - Nhà xuất bản Tài chính 1999 Phân tích hoạt động kinh doanh - ĐH Kinh tế quốc dân Chủ biên: PGS.TS Phạm Thị Gái - Nhà xuất bản Giáo dục 1997 Nguyên lý kế toán Mỹ - Ronal Thackied Dịch giả: Nguyễn Kim Cương - Nhà xuất bản Thống kê 1994 Hệ thống kế toán doanh nghiệp - Nhà xuất bản Tài chính 1995 Nghị định 59/CP (1996), Nghị định 27/CP (1999) Tạp chí kế toán Một số luận văn khoá 39 - Khoa Kế toán - ĐH Kinh tế quốc dân Tài liệu kế toán năm 2000 và 2001 của Công ty X49-BQP Mục lục Lời nói đầu Trang Phần I - Lý luận chung về hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 1 I. ý nghĩa, nội dung của cpsx và giá thành sản phẩm 1 1. Chi phí sản xuất 1 2. Giá thành sản phẩm 4 3. Mối quan hệ giữa CPSX và giá thành sản phẩm 5 4. Đối tượng hạch toán CPSX và tính giá thành sản phẩm 6 5. Nguyên tắc hạch toán CPSX và tính giá thành sản phẩm 8 II. Trình tự, nội dung hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 9 1. Tài khoản sử dụng 9 2. Nội dung hạch toán tổng hợp CPSX và tính giá thành sản phẩm 11 3. Trình tự hạch toán và tổng hợp CPSX, tính giá thành sản phẩm 13 III. Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 14 1. Tài khoản sử dụng 14 2. Trình tự hạch toán 15 IV. Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp 17 1. Tài khoản sử dụng 17 2. Trình tự hạch toán 17 V. Hạch toán chi phí sản xuất chung 18 1. Tài khoản sử dụng 18 2. Trình tự hạch toán 19 3. Phương pháp phân bổ chi phí sản xuất chung 20 VI. Kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang 20 VII. Các phương pháp tính giá thành chủ yếu 22 1. Tính giá thành theo phương pháp giản đơn 22 2. Tính giá thành theo phương pháp đơn đặt hàng 23 3. Tính giá thành theo phương pháp phân bước 23 4. Tính giá thành theo phương pháp định mức 25 VIII. Tổ chức sổ kế toán trong hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 26 IX. Đặc điểm hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của một số nước 27 1. Tại Mỹ 27 2. Tại Cộng hoà Pháp 29 Phần II - thực tế công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty X49 - Bộ quốc phòng 32 I. đặc điểm kinh tế, kỹ thuật của công ty ảnh hưởng đến công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty X49-BQP 32 1. Quá trình hình thành và phát triển 32 2. Đặc điểm về tổ chức bộ máy quản lý 35 3. Đặc điểm công nghệ sản xuất và tổ chức sản xuất 36 4. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán và bộ sổ kế toán 38 II. Đặc điểm về hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty x49-bqp 41 1. Đối tượng và phương pháp hạch toán chi phí sản xuất 41 2. Đối tượng tính giá thành, kỳ tính và phương pháp tính giá thành 42 3. Các khoản mục chi phí 42 III. Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 43 IV. Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp 49 V. Hạch toán chi phí sản xuất chung 55 1. Hạch toán chi phí nhân viên quản lý phân xưởng 55 2. Hạch toán chi phí vật liệu phục vụ sản xuất 57 3. Hạch toán chi phí công cụ dụng cụ phục vụ sản xuất 58 4. Hạch toán chi phí khấu hao tài sản cố định 59 5. Hạch toán chi phí khác bằng tiền 61 6. Tổng hợp chi phí sản xuất chung 63 VI. Tổng hợp chi phí sản xuất và đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ 64 1. Tổng hợp chi phí sản xuất 64 2. Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ 67 VII. Tính giá thành sản phẩm tại công ty x49-bqp 68 Phần III-một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty x49-bộ quốc phòng 72 I. nhận xét chung về công tác kế toán tại công ty x49-bqp 72 1. Những ưu điểm 72 2. Những tồn tại 74 II. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty X49-Bộ quốc phòng 75 1. Về việc mở thêm TK 6277- Chi phí dịch vụ mua ngoài 75 2. Về việc lập các bảng phân bổ 75 3. Về hệ thống sổ chi tiết 78 4. Về việc mở sổ cái TK 627- Chi phí sản xuất chung 82 5. Về tiêu thức phân bổ chi phí cho từng đơn đặt hàng 82 6. Về hạch toán chi phí vận chuyển, bốc dỡ 82 7. Về hạch toán tiền ăn ca 83 8. Về hạch toán chi phí công cụ dụng cụ phục vụ sản xuất 84 9. Về hạch toán sản phẩm hỏng 85 10. Về việc áp dụng máy vi tính trong công tác kế toán 86 III. Phương hướng hạ giá thành sản phẩm nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. 88 1. Đánh giá hiệu quả kinh doanh 88 2. Phương hướng hạ giá thành sản phẩm 91 Kết luận 94 Tài liệu tham khảo Mục lục Lời nói đầu trang Phần i: lý luận chung về hạch toán 1 chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ý nghĩa, nội dung của chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Trình tự, nội dung hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp Hạch toán chi phí sản xuất chung Kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang Các phương pháp tính giá thành chủ yếu Tổ chức sổ kế toán trong hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Phần II: thực tế công tác hạch toán chi phí sản xuất 19 Và tính giá thành fsản phẩm tại công ty x49 - bộ quốc phòng Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của công ty Thực trạng hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại công ty Phần III: Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện 43 Công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính Giá thành sản phẩm tại công ty x49 - bộ quốc phòng Nhận xét chung về công tác kế toán tại công ty Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác hạch toán Chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty iii . Phương hướng hạ giá thành sản phẩm Nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docK0033.doc
Tài liệu liên quan