Đề tài Hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty xây dựng điện và dịch vụ phát triển nông thôn

Việc cập nhật chứng từ nhập, xuất kho không được tiến hành một cách thưòng xuyên. Thường vào cuối tháng, kế toán mới nhận được chứng từ . Điều này làm dồn khối lượng công tác kế toán vào cuối tháng, cuối quý khiến cho việc theo dõi sổ sách không cập nhật, không chính xác, không đảm bảo cung cấp số liệu kịp thời cho kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Mặt khác, việc theo dõi chi phí nguyên vật liệu chưa rõ ràng, giá trị nguyên vật liệu mua vào trong kỳ không bao gồm chi phí mua như chi phí vận chuyển, bốc dỡ,. Việc phân bổ chi phí nguyên vật liệu sử dụng luân chuyển , công cụ dụng cụ không thống nhất. Lúc phân bổ theo giá trị sản lượng, lúc phân bỏ theo số lần sử dụng. Đối với kế toán chi phí sử dụng máy thi công. Về công tác kế toán khấu hao TSCĐ. Theo nguyên tắc, hàng tháng kế toán phải tiến hành trích khấu hao đã tính bình quân vào giá thành nhưng ở Công ty việc trích hay không trích khấu hao phụ thuộc vào giá trị sản lượng đạt được trong kỳ. Mặt dù việc khấu hao tài sản đã được đăng ký với cục quản lý vốn và tài sản của Nhà nước . Với cách khấu hao như vậy, đến hết năm Công ty vẫn đảm bảo trích đủ khấu hao nhưng trong kỳ sẽ làm giá thành sai lệch, ảnh hưởng tới việc phân tích chi phí và giá thành.

doc50 trang | Chia sẻ: haianh_nguyen | Lượt xem: 1187 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty xây dựng điện và dịch vụ phát triển nông thôn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trong doanh nghiệp xay lắp theo phương pháp kiểm kê định kỳ. * Tài khoản sử dụng: TK 621, TK 622< TK 623, TK 627. Theo phương pháp này tài khoản sử dụng để tập hợp chi phi sản xuất không phải là TK154 mà là TK 631- giá thành sản xuất còn TK 154 để phản ánh giá trị sản phẩm làm dở đầu kỳ và cuối kỳ * Nội dung: Đầu kỳ kết chuyển CFSXKDDD cuối kỳ kế toán ghi: Nợ TK 631 (chi tiết) Có TK 154 (chi tiết) Trong kỳ CFNVLTT, CFNCTT, CFMTC, CFSXC phát sinh kế toán ghi: Nợ TK 621 (chi tiết) Có TK 152, 153 Nợ TK 622 (chi tiết) Có TK 334, 338 Nợ TK 623 (chi tiết) Có TK 152, 153, 214 Nợ TK 627 (chi tiết) Có TK 152, 111 Cuối kỳ kết chuyển phân bổ các khoản chi phí trên vào TK 631 Nợ TK 631 Có TK 621, 622, 623, 627 Đồng thời kết chuyển chi phí xây lắp dở dang cuối kỳ Nợ TK 154 (chi tiết) Có TK 631 (chi tiết) 1.4.2. Đánh giá sản phẩm làm dở trong các doanh nghiệp, xây lắp. Sản phẩm làm dở là sản phẩm đang trong quá trình sản xuất, chế tạo: đang nằm trên dây truyền, quy trình công nghệ sản xuất, chưa hoàn thành … Xác định số chi phí tính theo sản phẩm làm dở cuối kỳ phải chịu, đánh giá sản phẩm làm dở chính xác giúp cho việc tính tổng sản phẩm trong kỳ chính xác. Vì vậy, các doanh nghiệp đều phải đánh giá sản phẩm làm dở. Tuỳ theo đặc điểm từng doanh nghiệp mà vận dụng các phương pháp đánh giá sản phẩm làm dở thích hợp. 1.4.2.1. Phương pháp đánh giá sản phẩm làm dở theo chi phí dự toán CFSP làm dở được tính theo công thức sau: B + C A = x E D + E Trong đó: A: Chi phí thực tế của khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ. B: Chi phí thực tế của khối lượng xây lắp đầu kỳ. C: Chi phí thực tế của khối lượng xây lắp thực hiện trong kỳ. D: Chi phí của khối lượng xây lắp hoàn thành bàn giao trong kỳ theo dự toán E: Chi phí của khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ theo dự toán. 1.4.2.2 Phương pháp đánh giá sản phẩm làm dở theo tỷ lệ hoàn thành tương ứng. Phương pháp này được áp dụng chủ yếu Đ/v việc đánh sản phẩm làm dở của công tác lắp đặt Bl + Cl Al = x El Dl + El Trong đó: Al: Chi phí của khối lượng xây đặt dở dang cuối kỳ. Bl: Chi phí của khối lượng xây đặt dở dang đầu kỳ. Cl: Chi phí của khối lượng xây đặt thực hiện trong kỳ Dl: Chi phí của khối lượng xây đặt hoàn thành bàn giao trong kỳ theo DT El: Chi phí của khối lượng xây đặt dở dang cuối kỳ theo dự toán đã tính chuyển theo sản lượng hoàn thành tương đương. 1.4.2.3. Phương pháp đánh giá sản phẩm làm dở theo giá trị dự toán. Giá trị sản phẩm dở cuối kỳ được tính như sau: B + C A = x Ed Dd + Ed Trong đó: A: Chi phí thực tế của khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ B: Chi phí thực tế của khối lượng tính đầu kỳ. C: Chi phí thực tế của khối lượng thực hiện trong kỳ. Dd: Giá trị dự toán của khối lượng xây lắp hoàn thành bàn giao trong kỳ. Ed: Giá trị dự toán của khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ. * Căn cứ vào kết quả đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ và CFSX đã tập hợp trong kỳ giá thành sản phẩm hoàn thành xác định theo công thức: ZTT = D ĐK + C - DCK Trongđó: Z: Tổng giá thành sản phẩm . D ĐK : Chi phí sản phẩm làm dở đầu kỳ C: Chi phí sản xuất trong kỳ DCK : Chi phí sản phẩm làm dở cuối kỳ Nếu trong quá trình sản xuất ngoài sản phẩm chính doanh nghiệp còn tận dụng được sản phẩm phụ thì tổng giá thành sản phẩm hoàn thành sẽ được loại trừ phần CFSXSP phụ. ZTT = D ĐK + C - DCK – CP Cuối kỳ khi hoàn thành việc tập hợp CFSX, kế toán tính giá thành sản phẩm và ghi sổ kế toán theo định khoản Nợ TK 632 Có TK 154 Phần thứ hai Tình hình thực tế về kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty XD Điện và Dịch vụ PTNT 2.1. Một số đặc điểm chung của công ty XD Điện và Dịch vụ PTNT 2.1.1. Khái quát về quá trình hình thành và phát triển của Công ty Xây dựng Điện và Dịch vụ Phát triển Nông thôn. Tiền thân của Công ty xây dựng Điện & Dịch vụ Phát triển Nông thôn là xí nghiệp lắp đặt điện do Trung ương Hội nông dân Việt Nam tiếp người và quản lý Công ty Xây dựng Điện & Dịch vụ Phát triển Nông thôn. Thành lập theo quyết định số 374/QĐ-UB ngày 5/3/1994 của UBND Thành phố Hà Nội. Về mặt tổ chức Công ty thuộc sự quản lý của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam. Công ty Xây dựng Điện & Dịch vụ Phát triển Nông thôn là doanh nghiệp hợp đồng kinh doanh có tư cách pháp nhân có quyền và nghĩa vụ theo luật định, về tài chính kế toán chịu sự quản lý của tổng cục quản lý vốn và tài sản Nhà nước - Bộ tài chính. Trụ sở : 13 đường Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội. Tên giao dịch: Red. Tài khoản : 710A - 00911 - tại Ngân hàng công thương Ba Đình. ĐT : (04) 8. 330354 - 8. 336570. Fax : (84) 4. 8337-214. Đăng ký kinh doanh số: 200504 do Trọng tài kinh tế Thành phố Hà Nội cấp. Số vốn điều lệ khi thành lập doanh nghiệp: 312.800.000. Hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh đăng ký theo luật Doanh nghiệp nhà nước, đồng thời chịu trách nhiệm trước cấp trên về bảo toàn vốn và phát triển vốn được giao và làm nghĩa vụ với ngân sách nhà nước nên nhiều năm qua bộ máy quản lý và sản xuất của Công ty được hình thành theo mô hình phát huy tốt.Khi mới thành lập Công ty chỉ có hơn 20 cán bộ công nhân viên. Công tác tổ chức chưa ổn định, các tổ chức chính trị - xã hội chưa được thành lập, hoạt động trong Công ty còn mang tính đơn lẻ, mọi hoạt động trong Công ty đều đè nặng lên vai giám đốc. Được sự quan tâm của thường vụ Trung ương Hội từ tháng 1 năm 1997. Tổ chức chi bộ Đảng của Công ty được hình thành. Tiếp đó là tổ chức công đoàn, đoàn thanh niên, hội Phụ nữ, đã phối hợp hoạt động tạo không khí phấn khởi đoàn kết trong Công ty, giúp chính quyền Công ty chăm lo sâu sắc hơn đến đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động, các hoạt động từ thiện xã hội. Đặc biệt tổ chức chi bộ Đảng đã phát huy vai trò tham mưu lãnh đạo, giúp Ban giám đốc Công ty trong việc hoạch định phương hướng phát triển doanh nghiệp qua mỗi thời kỳ. Với đội ngũ lao động bình quân có mặt 100%. Trong đó: Lao động gián tiếp : 20%. Lao động trực tiếp : 80%. 26 người có bằng đại học, cao đẳng trở lên. 6 người có bằng trung cấp các ngành. 68 người có bằng trung cấp các ngành điện, cơ khí. Số còn lại là công nhân tạp vụ. Công ty Xây dựng Điện & Dịch vụ Phát triển Nông thôn được phép hoạt động kinh doanh trong các lĩnh vực. Xây dựng đường dây tải điện và trạm biến áp tới 35KV Đầu tư xây dựng và cung ứng điện Xây dựng các công trình hạ tầng thuộc nhóm C (vốn đầu tư < 20 tỷ đồng) như nhà ở đường giao thông, kênh mương thuỷ lợi. Dịch vụ phát triển nông thôn. Sản xuất kinh doanh thiết bị điện (sản xuất dây, điện hòm công tơ v.v…) Sản xuất bê tông, cột điện, ống cống Lắp ráp linh kiện điện tử, loa đài … 2.1.2. Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty xây dựng điện và dịch vụ phát triển nông thôn. Với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh như đã nêu trên cùng với đặc điểm tổ chức thi công nhiều hạng mục công trình khác nhau, đòi hỏi Công ty phải tổ chức sản xuất kinh doanh một cách hợp lý. Công ty có phòng Kế hoạch đây là nơi tạo dáng cho các công trình phòng kỹ thuật theo dõi quá trình thi công đặc biệt chất lượng theo đúng thiết kế. Công ty thành lập 2 xí nghiệp trực thuộc là xí nghiệp xây lắp đội trưởng thi công 1 công trình. Trong mỗi đội là được phân chia thành các tổ đội thi công tuỳ theo yêu cầu thực tế, luôn đặc biệt thi công công trình đúng tiến độ với chất lượng cao. Do đặc điểm sản xuất các công trình thi công thường ở xa, việc kiểm soát rất khó khăn nên để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, Công ty đã thực hiện cơ chế khoán. Nghĩa là, sau khi trúng thầu, ký kết được các hợp đồng xây dựng, Công ty thường giao khoán lại cho các xí nghiệp. Sau đó xí nghiệp lại giao khoán lại cho các đội của xí nghiệp. Đây là hình thức khoán dịch vụ đến từng đội nhằm nâng cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ quản lý trực tiếp tại các xí nghiệp, các đội cũng như của người lao động. Công ty cũng sẽ hỗ trợ bằng cách cung cấp máy móc thi công cho các xí nghiệp, các đội thi công, nhưng đồng thời cho phép các xí nghiệp được đầu tư mua sắm thêm các phương tiện máy móc, thiết bị hiện đại phục vụ cho sản xuất. Mặt khác do yêu cầu về lao động của doanh nghiệp xí nghiệp có nhiều nét đặc thù riêng nên Công ty cũng có một cơ chế quản lý lao động phù hợp. Công ty chỉ duy trì số lượng lao động trong danh sách hợp lý, đây là những lao động có trình độ chuyên môn cao, có kinh nghiệm. Còn lại tuỳ theo yêu cầu về lao động, tuỳ thuộc đặc điểm của công trình mà Công ty sử dụng lao động thuê ngoài tại địa bàn thi công. Việc sử dụng lao động như vậy vừa tiết kiệm được chi phí nhân công, vừa thuận tiện. Ngoài ra Công ty còn có một bộ phận làm nghiệp vụ kinh doanh vật tư, vừa đáp ứng nhu cầu về vật liệu xây lắp cho Công ty, vừa tiêu thụ được sản phẩm công nghiệp của Công ty sản xuất ra. Kể từ khi thành lập cho đến nay Công ty đã liên tục phát triển cả bề rộng lẫn chiều sâu. Năm sau phát triển hơn năm trước, ta có thấy được sự phát triển của Công ty qua số liệu được thu và lợi nhuận sau: Năm 1999: Thu nhập doanh số bình quân: 3,5 tỷ. Trong đó: - Xây lắp điện: 2 tỷ - Kinh doanh điện: 1 tỷ. - Và 0,5 tỷ từ các nguồn khác. Năm 2000: Thu nhập doanh số bình quân 4,2 tỷ. - Xây lắp điện: 2,25 tỷ. - Kinh doanh điện 1,35 tỷ. - Và 0,6 tỷ từ các nguồn khác. Thu nhập của năm sau tăng gấp nhiều lần so với năm trước. Sở dĩ có được như vậy là do Công ty không ngừng nâng cao trang thiết bị hiện đại, đầu tư vào đội ngũ cán bộ kỹ thuật có trình độ cao. Đội ngũ công nhân lành nghề, bộ máy sử dụng lao động cũng ngày một nâng cao cả về số lượng và chất lượng. Sự phát triển này phù hợp với xu hướng đang phát triển của ngành xây dựng Việt Nam. 2.1.3. Bộ máy quản lý của Công ty Xây dựng Điện & Dịch vụ PTNT. Để thích ứng với những điều kiện kinh doanh, tổ chức bộ máy của Công ty trong những năm gần đây đã có nhiều thay đổi theo hướng mở rộng tính độc lập tự chủ của quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Do yêu cầu và nhiệm vụ của sự đổi mới của cơ chế thị trường. Công ty Xí nghiệp Điện & Dịch vụ Phát triển Nông thôn đã tổ chức bộ máy theo dạng trực tuyến chức năng. Cơ cấu này là sự kết hợp giữa hai kiểu: Cơ cấu trực tuyến và cơ cấu theo chức năng. Nó năng động phát huy được những ưu điểm đồng thời loại bỏ những nhược điểm của từng cơ cấu. Cơ cấu tổ chức của Công ty Xây dựng Điện & Dịch vụ Phát triển Nông thôn như sau : - Giám đốc : chịu trách nhiệm phụ trách chung, chỉ đạo tất cả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, là người đại diện hợp pháp của Công ty. - Phó giám đốc: là người tham mưu và cùng giám đốc chỉ đạo điều hành hoạt động của Công ty. - Phòng tài vụ kế toán : giúp ban giám đốc chỉ đạo thực hiện công tác kế toán, đồng thời kiểm tra kiểm soát tài chính của Công ty. Phòng tài vụ có trách nhiệm quản lý tài sản vốn, quỹ bảo toàn và sử dụng vốn có hiệu quả, thanh toán các hợp đồng kinh tế phát sinh trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Chịu trách nhiệm hạch toán kết quả sản xuất kinh doanh trong quá trình hạch toán. Làm chức năng quan hệ với các tổ chức các công việc thanh toán và huy động vốn. Đảm bảo đời sống cho người lao động thực hiện nghĩa vụ với NN. - Phòng kế toán - dự án : Giúp Ban giám đốc trong việc hoạch định chiến lược phát triển của Công ty trong từng thời kỳ. Đồng thời lập kế hoạch sản xuất kinh doanh cụ thể của doanh nghiệp qua mỗi thời kỳ kế hoạch. Tham mưu cho bộ máy lãnh đạo cơ quan về công tác tổ chức, phân cấp chức năng nhiệm vụ và quyền hạn từng bộ phận của doanh nghiệp. Phòng kế hoạch dự án của Công ty còn có chức năng mở rộng và tiếp cận thị trường để lên kế hoạch cụ thể cho Công ty. Ngoài ra phòng còn phân tích đánh giá và lập các dự án phát triển mở rộng quy mô hoạt động của Công ty. - Phòng kỹ thuật vật tư : là bộ phận chuyên môn trực tiếp của quá trình tổ chức sản xuất có nhiệm vụ xây dựng các phương án, biện pháp kỹ thuật thực hiện cho từng nhiệm vụ, từng công việc cụ thể, chịu trách nhiệm trước Công ty về chất lượng sản phẩm, nâng cao tay nghề và trình độ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ kỹ thuật. + Xây dựng các chỉ tiêu kỹ thuật. + Xây dựng các biện pháp kỹ thuật thi công tới đảm bảo an toàn. + Xây dựng kế hoạch thi công cụ thể cho từng công việc thuộc phòng kỹ thuật thực hiện. + Kế hoạch mua sắm vật tư thiết bị. + Chịu trách nhiệm an toàn về con người tài sản. + Bảo quản, bảo dưỡng thiết bị dụng cụ thi công. + Kế hoạch huy động lao động - kỹ thuật. + Kế hoạch hoàn thiện thủ tục thi công -> nghiệm thu công trình. - Phòng kinh doanh: Có chức năng hạch toán. Mục đích chính của phòng kinh doanh là nghiên cứu thị trường, cụ thể là phòng kinh doanh trực tiếp đấu thầu các công trình điện, thay thế nâng cấp, bảo dưỡng mạng lưới điện … cho khách hàng. Phòng phải tự hạch toán được và trình lên giám đốc để xin ý kiến, và nếu cần phòng kinh doanh có thể tham mưu cho Công ty phát triển thị trường kinh doanh . - Phòng tổ chức - lao động tiền lương: + Chức năng cơ bản là quản lý về nhân sự tham mưu cho Ban giám đốc về việc sắp xếp đề bạt cán bộ để phát huy khả năng của từng người - dùng đúng người, đúng việc. Đảm bảo công tác tổ chức chung cho Công ty. Giúp Ban giám đốc tiếp nhận và triển khai các chỉ thị nghị quyết của Nhà nước và của cấp trên. Đảm bảo các chế độ cho người lao động về bảo hiểm y tế, quy chế tổ chức hoạt động của doanh nghiệp, tổ chức các hoạt động nội bộ. - Văn phòng: + Chủ yếu là chức năng tổng hợp - báo cáo + Chủ yếu là chức năng nội bộ + Chức năng đối ngoại: chuyển tải những chỉ thị quyết định từ Ban giám đốc đến những phòng ban chức năng của Công ty. - Xí nghiệp xây lắp: Do yêu cầu thực tế tại Công ty đòi hỏi chính xác cao về kỹ thuật và chất lượng công trình điện nên Công ty thành lập xí nghiệp xây lắp với mục đích là để thay mặt Công ty thi công trực tiếp đảm nhận công trình. Sơ đồ số 4 2.1.4. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại Công ty Xây dựng Điện & Dịch vụ Phát triển Nông thôn Để phát huy chức năng vai trò quan trọng của kế toán trong công tác quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh, Công ty Xây dựng Điện & Dịch vụ Phát triển Nông thôn đã tổ chức công tác kế toán khoa học, hợp lý, tuân theo đúng các nguyên tắc tổ chức công tác kế toán, đảm bảo cung cấp thông tin một cách kịp thời chính xác, đáp ứng được yêu cầu quản lý trong cơ chế thị trường hiện nay. Xuất phát từ đặc điểm sản xuất cũng như đặc điểm tổ chức quản lý, tình hình trang bị máy vi tính cho công tác kế toán. Công ty Xây dựng Điện & Dịch vụ Phát triển Nông thôn đã tổ chức công tác kế toán theo hình thức nửa tập trung, nửa phân tán và hình thức kế toán áp dụng là Nhật ký chung. Về mặt nội dung: Công tác kế toán được thực hiện tại phòng kế toán của Công ty và ở các xí nghiệp trực thuộc còn ở các đội trực thuộc thì không tiến hành công tác kế toán mà chỉ có nhân viên kinh tế. ở các xí nghiệp trực thuộc có phòng kế toán và tiến hành tự hạch toán, phòng kế toán ở xí nghiệp thường có một kế toán trưởng, một kế toán tổng hợp và một hoặc hai kế toán viên. Còn ở các đội sản xuất trực thuộc Công ty thì tiến hành hạch toán báo sổ theo hình thức tập trung về phòng kế toán ở Công ty. ở Công ty có phòng kế toán trung tâm, làm nhiệm vụ hướng dẫn kiểm tra kế toán toàn Công ty. Nhận chứng từ của các đội sản xuất hạch toán tập trung để ghi sổ kế toán, nhận báo cáo kế toán của các xí nghiệp trực thuộc, tổng hợp số liệu để lập báo cáo kế toán toàn đơn vị. ở phòng kế toán Công ty có các nhân viên kế toán phụ trách từng phần công việc kế toán. Sơ đồ số 5 Việc áp dụng loại hình tổ chức công tác kế toán vừa tập trung vừa phân tán đã tạo điều kiện cho kế toán gắn với hoạt động của đơn vị, kiểm tra, giám sát chặt chẽ các hoạt động một cách có hiệu quả tuy tổ chức bộ máy kế toán còn cồng kềnh. Việc cài đặt phần mềm kế toán giúp cho công việc của kế toán tiết kiệm về thời gian. Quá trình kế toán khi áp dụng máy vi tính, nhân viên kế toán chuẩn bị các điều kiện về máy, sau đó căn cứ các chứng từ gốc nhập dữ liệu vào máy, máy sẽ tự xử lý và cho thông tin đầu ra, đặc biệt là kế toán tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là tương đối khoa học. Căn cứ vào các chứng từ gốc sau khi đã kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ, kế toán các phần hành (vật tư, tài sản cố định …) tiến hành nhập số liệu vào máy ghi các số và bảng biểu liên quan. Cuối tháng kế toán tổng hợp lấy số liệu đã được kế toán các phần hành tổng hợp ghi bút toán kết chuyển. Khi có công trình, hay mục công trình, phần việc xây lắp hoàn thành nghiệm thu, kế toán tổng hợp tiến hành tính giá thành. Có thể nói, kế toán tổng hợp và kế toán phần hành ở Công ty có mối quan hệ chặt chẽ với nhau luôn đảm bảo cung cấp số liệu lẫn nhau cũng như cho lãnh đạo Công ty kịp thời chính xác. Công ty Xây dựng Điện & Dịch vụ Phát triển Nông thôn có quy mô sản xuất tương đối lớn, nhiều đơn vị phụ thuộc và sản xuất nhiều sản phẩm. Do đó thời gian và khả năng nghiên cứu còn hạn hẹp tôi không thể đi sâu vào tất cả các loại sản phẩm và các đơn vị trực thuộc. Chức năng nhiệm vụ của phòng ban kế toán ở Công ty Xây dựng Điện & Dịch vụ Phát triển Nông thôn. + Kế toán trưởng: phụ trách tất cả nhiệm vụ tài chính kế toán, hạch toán từ Công ty đến đội sản xuất, đảm bảo cho các hoạt động kinh tế tài chính kế toán đúng qui định của Nhà nước. + Kế toán thanh toán: ở phòng kế toán thanh toán có nhân viên chuyên đi thanh toán tiền vật tư, trả lương cho CNV, thanh toán tiền gửi với ngân hàng. Tập hợp kiểm tra chứng từ thu, chi vào sổ, tình hình tăng giảm các loại quỹ tiền mặt, tiền gửi… + Kế toán tài sản cố định: Theo dõi tình hình tăng giảm, tình hình sử dụng tài sản cố định tại các bộ phận được giao sử dụng, tình hình mua mới máy móc thiết bị, tính chi phí khấu hao tài sản cố định phân bổ hoặc kết chuyển số khấu hao vào chi phí sản xuất kinh doanh. Lập kế hoạch sửa chữa và dự toán chi phí sửa chữa lớn tài sản cố định. Tham gia kiểm kê, kiểm tra định kỳ hay bất thường tài sản cố định và tham gia đánh giá lại tài sản cố định khi cần thiết. + Kế toán vật tư: Công ty không sản xuất ra sản phẩm trực tiếp xây dựng công trình do vậy kế toán vật tư phải có trách nhiệm mua vật tư đáp ứng yêu cầu của các đội thi công. Tuy kế toán vẫn có nhiệm vụ phản ánh số lượng, chất lượng, giá trị vật tư hàng hoá công cụ lao động mua về. Tính và phân bố vật liệu, phát hiện vật tư thừa, thiếu, kém phẩm chất. + Thủ quỹ - thủ kho: Kế toán vật tư mua vật tư giao thủ kho ghi số nhập kho. Thủ kho có nhiệm vụ bảo quản kho quỹ, nhập xuất vật tư thu chi tiền mặt, thường xuyên đối chiếu số lượng tồn kho vật tư, tồn quỹ tiền mặt với kế toán. Sau đó thủ kho sẽ giao cho từng đội xây lắp. Thủ quỹ: ở Công ty Xây dựng Điện & Dịch vụ Phát triển Nông thôn tất cả mọi nguồn thu tập trung ở quỹ, thủ quỹ có nhiệm vụ thu tất cả sau đó khi chi ra phải có phiếu chi, phiếu thu ghi đầy đủ trong sổ quỹ. Kế toán ở xí nghiệp trực thuộc kế toán tổng hợp có nhiệm vụ ghi chép tất cả những gì liên quan đến tài chính ở xí nghiệp xây lắp. Sau đó báo cáo với kế toán tổng hợp. ở Công ty Xây dựng Điện & Dịch vụ Phát triển Nông thôn mỗi đội xây lắp có nhân viên kinh tế riêng, nhân viên kinh tế có nhiệm vụ tính toán tập hợp các khoản thu chi thực tế phát sinh ở mỗi đội xây lắp để báo cáo phòng kế toán Công ty. Sỏ đồ số 6 Hàng ngày (tháng) căn cứ vào các chứng từ sau khi đã kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ, kế toán ghi nghiệp vụ kinh tế, phát sinh vào sổ Nhật ký chung, sổ chi tiết (mở theo yêu cầu quản lý) có liên quan. Số liệu chuyển sổ nhật ký chung sẽ được sử dụng làm căn cứ ghi sổ Cái. Cuối tháng (quý, năm), theo yêu cầu của kế toán, máy tính tự động cộng số liệu trên sổ cái, lập bảng cân đối số phát sinh, bảng tổng hợp chi tiết số phát sinh và đối chiếu với số liệu trên sổ cái từng tài khoản. Đồng thời kế toán Công ty lập các báo cáo tài chính trên cơ sở sự theo dõi hạch toán của kế toán Công ty với các đội và tổng hợp các báo cáo tài chính của các xí nghiệp hạch toán phụ thuộc gửi lên. 2.2. Tình hình thực tế về kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty xây dựng điện và dịch vụ phát triển nông thôn. 2.2.1. Chi phí sản xuất và phân loại chi phí sản xuất ở Công ty xây dựng điện và dịch vụ phát triển nông thôn. Chi phí sản xuất ở Công ty xây dựng điện và dịch vụ phát triển nông thôn gồm toàn bộ chi phí về lao động sống và lao động vật hoá phát sinh trong quá trình xây lắp và quá trình sản xuất . Xí nghiệp xây lắp có nhiệm vụ chính là xây lắp các công trình TBA và các công trình hạ thế nên chi phí sản xuất ở đây là toàn bộ hao phí về lao động sống và lao động vật hoá phát sinh trong quá trình xây lắp và cấu thành nên giá thành sản phẩm xây lắp .Để phục vụ cho yêu cầu quản lý ,cho công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá ở xí nghiệp xây lắp điện nói riêng và ở Công ty xây dựng điện và dịch vụ phát triển nông thôn.nói chung ,chi phí sản xuất được chia làm bốn loại đối với mỗi loại công ty sử dụng một loại tài khoản riêng : Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là chi phí về các loại vật liệu chính ,vật liệu phụ cần thiết để tạo nên sản phẩm xây lắp . Chi phí nhân cong trực tiếp : Là chi phí tiền lương và các khoản phải trả mang tính chất tiền lương cho công nhân vên trực tiếp ,các đội sản xuất ,tiền bảo hiểm xã hội bảo hiểm y tế ,kinh phí công đoàn ,tính trên quỹ lương công nhân trực tiếp của hoạt đông xây lắp ,tiền công trả cho công nhân thuê ngoài phục vụ cho công việc xây lắp công trình . Chi phí máy thi công : Là chi phí sử dụng các loại máy móc thiết bị trực tiếp tham gia vào thi công xây lắp và hoàn thành công việc xây lắp gồm chi phí khấu hao cơ bản ,chi phí nhiên liệu động lực vật liệu phụ dùng cho máy,tiền lương cho công nhân điều khiển máy . Chi phí sản xuất chung : Là chi phí liên quan đến phục vụ quản lý công trình ,hạng mục công trình trong phạm vi các tổ đội sản xuất ,chi phí về tiền công và các khoản về tính chất tiền công của bộ phận gián tiếp phục vụ thi công công trình ,Chi phí khấu hao tài sản cố định ,trích trước sửa chữa lớn TSCĐ và các chi phí khác bằng tiền 2.2.2. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất: Công ty xây dựng điện và dịch vụ phát triển nông thôn nói chung và xí nghiệp xây lắp nói riêng phải luôn quan tâm đến việc xác định đến việc xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất vì đây là công việc đầu tiên và đặc biệt quan trọng trong toàn bộ công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty .Với đặc điểm là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng điện sản phẩm của công ty thường mang tính đơn chiếc ,mỗi sản phẩm có yêu cầu kỹ thuật và thiết kế khác nhau .Mặt khác ,công ty thường sản xuất theo đơn đặt hàng nên đối tượng tập hợp chi phí sản xuất ở công ty cũng như trong xí nghiệp xây lắp lả từng công trình hạng mục công trình từng công việc xây lắp .Việc xác định đúng đối tượng chi phí sản xuất ở công ty đã giúp cho công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính gía thành sản phẩm tại công ty cũng như tại xí nghiệp xây lắp điện thực hiện tốt . 2.2.3. Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất ở Công ty xây dựng điện và dịch vụ phát triển nông thôn. Công ty sử dụng phương pháp trực tiếp để tập hợp chi phí sản xuất . Các chi phí trực tiếp được tính toán và quản lý chặt chẽ, chi phí sản xuất phát sinh ở công trình hay hạng mục công trình nào thì được hạch toán trực tiếp vào công trình hay hạng mục công trìng đó . Các chi phí gián tiếp nếu phát sinh ở công trình nào thì được hạch toán vào công trình đó, còn đối với những chi phí gián tiếp có tính chất chung toàn Công ty thì cuối tháng kế toán tiến hành phân bổ cho từng công trình, hạng mục công trình theo tiêu thức phân bổ thích hợp .Mỗi công trình hay hạng mục công trình từ khi khởi công đến khi hoàn thành bàn giao thanh quyết toán đều được mở riêng một sổ chi tiết chi phí sản xuất để tập hợp chi phí sản xuất phát sinh cho từng công trình hay hạng mục công trình . Căn cứ để định khoản và ghi vào sổ này là từ các bảng tổng hợp chứng từ (vật liệu, tiền lương,..) của mỗi tháng và được chi tiết theo khoản mục : - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp . - Chi phí nhân công trực tiếp . - Chi phí máy thi công . - Chi phí sản xuất chung . Trong chi phí sản xuất chung bao gồm : + Chi phí nhân viên xí nghiệp. + Chi phí nguyên vật liệu . + Chi phí công cụ dụng cụ . + Chi phí khấu hao tài sản cố dịnh . + Chi phí dịch vụ mua ngoài . + Chi phí khác bằng tiền . Cuối mỗi quý, từ các sổ chi tiết, chi phí sản xuất được tập hợp theo từng tháng, kế toán tiến hành lập bảng tổng hợp chi phí sản xuất cả quý. Việc tập hợp chi phí sản xuất theo phương pháp này tạo điều kiện thuận lợi cho việc tính giá thành sản phẩm dễ dàng. Khi công trình hoàn thành bàn giao , kế toán chỉ việc cộng các chi phí sản xuất ở các tháng từ khi công trình khởi công đến khi hoàn thành bàn giao sẽ được giá thành thực tế của công trình đó . 2.2.3.1. kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp . Chi phí nguyên vật liệu bao gồm toàn bộ giá trị vật liệu cần thiết trực tiếp tạo ra sản phẩm hoàn thành. Giá trị nguyên vật liệu bao gồm giá trị thực tế của vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, phụ tùng lao động, bảo hộ lao động cần thiết cho việc thực hiện và hoàn thiện công trình .Trong đó không kể đến vật liệu phụ, nhiên liệu động lực, phụ tùng phục vụ cho máy móc phương tiện thi công . Chi phí nguyên vật liệu là loại chi phí chiếm trỷ trọng lớn trong giá thành của công trình xây dựng. Do đó việc hạch toán chính xác,đầy đủ chi phí này có tầm quan trọng đặc biệt trong việc xác định lượng hao phí vật liệu đã tiêu hao cho quá trình sản xuất thi công và đảm bảo tính chính xác của giá thành xây dựng . Chi phí nguyên vật liệu là loại chi phí trực tiếp nên nó được hạch toán trực tiếp vào các đối tượng là các công trình, hạng mục công trình theo giá thực tế của loại vật liệu xuất kho. ở Công ty xây dựng điện và dịch vụ phát triển nông thôn. hạch toán kế toán vật liệu theo phương pháp kê khai thường xuyên, tính giá thành vật liệu xuất kho theo phương pháp nhập trước xuất trước. Hạch toán chi tiết vật liệu theo phương pháp thẻ song song. Việc hạch toán khoản mục phí NVL ở xí nghiệp được tiến hành như sau: Trước tiên phòng kế hoạch kỹ thuật vật tư xí nghiệp căn cứ vào nhiệm vụ sản xuất của từng công trình, dự toán công trình và các yêu cầu tiến độ thi công công trình để lập kế hoạch cung ứng vật tư cho phù hợp với từng thời điểm sản xuất. Lập báo cáo gửi lên phòng kế hoạch của Công ty. Nhiệm vụ của Công ty là xem xét tỏng hợp toàn bộ kế hoạch mà các đơn vị đưa theo các chỉ tiêu kinh tế sao cho phù hợp rồi dựa vào bản kế hoạch đó để giao cho các xí nghiệp. Các xí nghiệp giao nhiệm sản xuất thi công cho các đội công trình và tổ sản xuất.Các đội công trình và tổ sản xuất căn cứ vào nhiệm vụ sản xuất thi công để tính toán lượng vật tư cần thiết phục vụ cho thi công công trình kịp thời . Trong quá trình thi công những vật tư nào cần sử dụng thì có kế hoạch để ký với xí nghiệp sau đó gửi lên phòng kỹ thuật vật tư để xem xét, xác nhận , chuyển sang phòng kế toán xin cấp vật tư.đối với công trình có lượng vật tư tiêu hao thì căn cứ khối lượng hiện vật thực hiện trong tháng cán bộ kỹ thuật sẽ bóc tách lượng vật tư tiêu hao theo định mức để ghi phiếu xuất vật tư cho từng đối tượng sử dụng . Thủ kho căn cứ vào lượng hàng nhập thực tế hàng ngày để lầm phiếu nhập. Việc nhập kho tại công trình chỉ mang tính hình thức vì vật liệu được chuyển tới công trình là được đưa vào phục vụ sản xuất kịp thời. Vì vậy sau khi viết phiếu nhập kho kế toán tiến hành ghi phiếu xuất kho vật liệu xuất dùng hết vật liệu nhập kho cho thi công xây lắp công trình và ghi thẻ kho (thẻ kho chỉ theo dõi về mặt số lượng ). Biểu số 1 Hàng tháng (cuối tháng ) kế toán thu nhận chứng từ bao gồm các phiếu nhập, xuất kho, thẻ kho, phân loại kiểm tra và định khoản, lên bảng kê nhập, xuất vật tư, lên bảng tổng hợp nhập, xuất vật tư. Sau đó nộp toàn bộ chứng từ gốc cùng bảng kê xuất vật tư cho từng công trình. Lập báo cáo kế hoạch lên phòng kế toán công ty. Kế toán công ty kiểm tra, đối chiếu, hưỡng dẫn làm đúng quy chế mà bộ tài chính ban hành. Trên cơ sở các bảng kê xuất vật tư cho từng công trình, kế toán sẽ lập tổng hợp xuất toàn bộ vật tư trong tháng rồi ghi vào sổ chi tiết chi phí sản xuất cho từng công trình. Cuối cùng vào sổ nhật ký chung trên máy, máy tự động lên sổ cái TK liên quan. Biểu số 2 Căn cứ vào bảng chi tiết xuất kế toán định khoản Nợ TK 621 271.059.595 Có TK 152 271.059.595 Nợ TK 6273 1.595.914 Có TK 153 1.595.914 Nợ TK 1421 18.598.268 Có TK 152 18.598.268 Căn cứ vào chứng từ gốc và bảng kê, kế toán lập bảng kê chi tiết xuất vật tư, công cụ vào TK 142. Biểu số 3. Kế toán phân bổ số vật liệu này vào chi phí sản xuất trong tháng. số lần sử dụng của vật liệu này là 2 lần: Số phân bổ cho T.2 = 18.598.268 = 9.299.134 2 Dựa trên các số liệu đã phân bổ, kế toán lập tờ kê chi tiết sau đó định khoản. Biểu số 4 Kế toán định khoản: Nợ TK 621 9.229.134 Nợ TK 6273 4.671.000 Có TK 1421 13.970.134 Kế toán nhập số liệu vào máy, lên sổ Nhật ký chung và vào sổ cái tài khoản liên quan và ghi sổ chi tiết chi phí sản xuất công trình. Trích sổ chi tiết chi phí nguyên vật liệu trực tiếp đến tháng 2 năm 2001. Biểu số 5 2.2.3.2. kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp. Chi phí nhân công trực tiếp gắn liền với lợi ích của người lao động. Do vậy , việc hạch toán đúng, đủ chi phí nhân công có ý nghĩa quan trọng trong việc tính, trả lương chính xác kịp thời cho người lao động. Từ đó khuyến khích nâng cao năng xuất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm. Chi phí nhân công trực tiếp của Công ty gồm: - Tiền lương công nhân trong danh sách - Tiền lương công nhân thuê ngoài - Các khoản trích BHXH,BHYT,KPCĐ. Lực lượng công nhân viên trong danh sách chiếm một tỷ lệ nhỏ nhưng là lực lượng nòng cốt, thực hiện những công việc đòi hỏi đến trình độ kỹ thuật cao bao gồm công nhân trực tiếp và lao động gián tiếp, còn lại là số lao động làm theo hợp đồng. Hình thức trả lương mà xí nghiệp áp dụng là giao khoán khối lượng công việc hoàn thành Đối với bộ phận công nhân trong danh sách, xí nghiệp tiến hành trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo đúng quy định hiện hành, cụ thể: - 15% BHXH tính theo lương cơ bản - 2% BHYT tính theo lương cơ bản - 2% Kinh phí công đoàn tính theo lương thực tế Đối với bộ phận công nhan thuê ngoài, xí nghiệp không tiến hành trích BHXH, BHYT vào chi phí mà đã tính toán trong đơn giá nhân công trả trực tiếp cho người lao động, còn KPCĐ vẫn trích như công nhân trong danh sách. Đối với lao động thuê ngoài: Các bước tiến hành gồm Hợp đồng thuê nhân công, nội dung hợp đồng giao khoán khối lượng công việc thuê ngoài. Khi kết thúc công việc bàn giao phải thông qua biên bản nghiệm thu khối lượng công việc hoàn thành để làm căn cứ lập nên bảng thanh toán khối lượng thuê ngoài. Biểu số 6 Kèm theo hợp đồng thuê nhân công là nội dung hợp đồng thuê khoán khối lượng thuê ngoài Biên bản này là căn cứ để kế toán lập " Bảng thanh toán khối lượng thuê ngoài". Biểu số 7. Đơn giá nhân công là đơn giá nội bộ xí nghiệp do phòng quản lý kỹ thuật công trình lập dựa trên cơ sở đơn giá quy định của Nhà nước và sự biến động của thị trường và điều kiện thi công từng công trình cụ thể . + Đối với lao động trong danh sách : kế toán căn cứ vào hợp đồng làm khoán từng phần công việc, khối lượng thực tế công tác xây lắp hoàn thành, thời gian hoàn thành bản giao, chất lượng kỹ thuật công việc và đơn giá ban hành tính số tiền cần thanh toán cho tổ lao động này. Đồng thời căn cứ vào bảng chấm công để chia lương cho từng thành viên trong tổ . Đối với số công làm ngoài giờ ,đơn giá nhân công được xác định : Đơn giá nhân công ngoài giờ = Đơn giá nhân công trong giờ X 1,25 Đơn giá Tiền lương cơ bản của công nhân tiền công = nghỉ phép, lễ 24 Tiền lương cơ bản của CN = 180.000 X hệ số lương + phụ cấp ( nếu có) Đối với công việc làm khoán việc tính lương cho từng người đựoc tính như sau: Tổng quỹ lương = Khối lượng công việc X đơn giá tổng hợp Dựa trên bảng chấm công, kế toán tính tổng số công từ đó tính đơn giá một công: Tổng quỹ lương Đơn giá công= Tổng số công Lương khoán = số công x đơn giá công x hệ số công Có hợp đồng làm khoán sau:(trang bên) Cuối tháng căn cứ vào các hợp đồng làm khoán hợp đồng thuê nhân công kế toán tiến hành lập bảng phân tích lương cho từng công trình. Biểu số 8. Căn cứ vào bảng phân tích lương cho từng công trình kế toán sẽ lập bảng phân bổ lương cho toàn Công ty . ( Bảng tổng hợp và phân tích lương ), định khoản vào sổ Nhật ký chung và sổ cái TK Nợ TK 622 51.319.000 Có TK 334 51.319.000 Phần BHXH, BHYT, KPCĐ, được tính vào chi phí sản xuất sẽ được tính như sau: + Đối với công nhân trong biên chế trích đủ 19% theo quy định . BHXH = 15% x Lương cơ bản. BHYT = 2% x Lương cơ bản. KPCĐ = 2% x Lương thực tế. với: Lương cơ bản = 180.000 x Hệ số lương + Phụ cấp (nếu có). Lương thực tế được nhận của công nhân viên kế toán căn cứ trên cơ sở Bảng thanh toán lương. Đối với lao động thuê ngoài, Công ty chỉ tính 2% KPCĐ trên tổng số lương được nhận. BHXH, BHYT, KPCĐ được trích trong tháng 2, kế toán định khoản: Nợ TK 622 1.957.000 Có TK 338 1.957.000 Cũng tương tự với chi phí sản xuất chung: Nợ TK 6271 7.893.000 Có TK 334 7.033.000 Có TK 338 860.000 Trích sổ chi tiết chi phí nhân công trực tiếp đến tháng 2 năm 2001 Biểu số 9. 2.2.3.3. Kế toán chi phí máy thi công. Chi phí máy thi công là loại chi phí đặc thù trong lĩnh vực sản xuất xây lắp. chi phí này bao gồm tất cả các chi phí liên quan đến việc sử dụng máy thi công nhằm hoàn thành khối lượng công tác xây lắp như chi phí NVL, chi phí nhân công. . Mức trích khấu hao hàng tháng đối với từng TSCĐ được xác định như sau: Nguyên giá TSCĐ Mức khấu hao tháng = X 12 Thời gian sử dụng Trong đó thời gian sử dụng TSCĐ được công ty đăng kí với cục quản lý vốn và tài sản Nhà nước tại doanh nghiệp. Việc trích khấu hao được sử dụng trên sổ theo theo dõi khấu hao TSCĐ (máy thi công), hàng tháng xí nghiệp sẽ ghi sổ theo dõi khấu hao máy thi công mức trích của những TS đơn vị mình quản lý. Máy thi công sử dụng cho công trình nào tập hợp riêng chi phí cho công trình đó. Biểu số 10. Số liệu trên sẽ được vào máy theo định khoản: Nợ TK 6234 8.565.300 Có TK 214 8.565.300 Ngoài ra đối với các khoản chi phí sửa chữa lớn TSCĐ Công ty đều tiến hành trích chi phí SCL hàng tháng. Trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ Nợ TK 6234 926.850 Có TK 335 962.850 Đối với nhân công sử dụng máy, quy trình hạch toán như chi phí nhân công trực tiếp (qua hợp đồng làm khoán). Chi phí BHXH, BHYT,KPCĐ trích theo tỷ lệ quy định được trích vao chi phí sử dụng máy TK 6231 Nợ TK 6231 1.744.000 Có TK 334 1.542.000 Có TK 338 202.000 Các chi phí khác, vật liệu ….. được tập hợp, hạch toán như chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, với chi phí bằng tiền hạch toán vào TK 6238. Để tiện cho việc vào sổ chi tiết chi phí, kế toán lập bảng tổng hợp chi phí sử dụng máy thi công . Biểu số 11. Đối tượng sử dụng máy móc thi công đều là công nhân của công ty do đó chi phí nhân công ở đây hạch toán như chi phí nhân công trực tiếp Biểu số 12. 2.2.3.4. Kế toán chi phí sản xuất chung. Chi phí sản xuất chung đó là chi phí dùng để quản lý, phục vụ sản xuất trong từng bộ phận trong doanh nghiệp xây lắp. chi phí sản xuất chung được tập hợp theo từng công trình (phát sinh tại công trình nào tập hợp cho công trình đó). Khoản chi phí nào không tính trực tiếp cho công trình nào thì dùng phương thức phân bổ theo chi phí nhân công trực tiếp. Công thức phân bổ như sau: Chi phí sx chung Chi phí NCTT công trình i Tổng chi phí phân bổ cho = x sản xuất chung công trình Tổng chi phí NCTT cần phân bổ. Chi phí sản xuất chung bao gồm các khoản sau: * Chi phí nhân viên xí nghiệp (TK 6271) * Chi phí nguyên vật liệu (TK 6272) * Chi phí công cụ dụng cụ (TK 6273) * Chi phí khấu hao tài sản cố định (TK 6274) * Chi phí dịch vụ mua ngoài (TK 6277) * Chi phí bằng tiền khác (TK 6278) Sau khi phân bổ các chi phí chung cho từng công trình kế toán ghi sổ chi tiết cho từng công trình và ghi vaò sổ nhật ký chung, sổ cái. + Chi phí nhân viên xí nghiệp. Chi phí nhân viên xí nghiệp bao gồm lương chính, các khoản phụ cấp, trích theo lương theo quy định (phần kế toán chi phí nhân công trực tiếp). Hàng tháng chủ nhiệm công trình theo dõi thời gian lao động cho từng nhân viên trên bảng chấm công. Việc hạch toán lươn chính, các khoản phụ cấp, bảo hiểm lao động… do phòng kế toán công ty thực hiện. Cụ thể trong tháng 2/2001 căn cứ vào bảng chấm công, bảng tính lương theo hệ số và bảng phân bổ tiền lương kế toán ghi: (phần chi phí nhân công trực tiếp). Nợ TK 6271 7.033.000 Có TK 334 7.033.000 Nợ TK 6271 860.000 Có TK 338 860.000 - Chi phí nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ. Căn cứ vào bảng chi tiết xuất vật tư, công cụ dụng cụ(kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp) kế toán ghi: Nợ TK 6272 (Chi tiết công trình) Nợ TK 6273 (Chi tiết công trình) Có TK 152,153. Cụ thể trong tháng 2/2001 Nợ TK 6273 1.595.914 Có TK 153 1.595.914 Đối với nguyên vật liệu, công cụ xuất cho phân bổ: Nếu giá trị nhỏ phân bổ một lần ghi: Nợ TK 6273 (chi tiết công trình) Có TK 142 Đối với công cụ dụng cụ có giá trị lớn phân bổ nhiều lần thì phân bổ theo tiêu thức: Giá trị công cụ dụng cụ = Gía trị công cụ dụng cụ Thời gian xây dựng công trình Cụ thể trong tháng 2/2001 xí nghiệp phân bổ tiền cốt pha, thép cho công trình Đông Anh (Tờ kê chi tiết - Phần kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp). Nợ TK 6273 4.671.000 Có TK 142 4.671.000 Chi phí khấu hao tài sản cố định phục vụ cho quản lý đội. Đối với máy móc thiết bị phuục vụ cho quản lý đội sẽ được khấu hao theo nghị định số 1062 của BTC. Khi trích khấu hao kế toán ghi: Nợ TK 6274 (chi tiết công trình) Có TK 214 Chi phí dịch vụ mua ngoài bao gồm những chi phí như tiền điện, tiền điện thoại,.. khi phát sinh kế toán ghi: Nợ TK 6277 (Chi tiết công trình) Có TK 111, 112, 331 Tương tự với chi phí bằng tiền khác Nợ TK 6278 (Chi tiết công trình) Có TK 111, 112 Cụ thể trong tháng 2 chi phí sản xuất chung được tập hợp cho công trình Đông Anh như sau: Biểu số 13. Biểu số 14. Biểu số 15. Biểu số 16. 2.2.4. Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp. 2.2.4.1. Tổng hợp chi phí sản xuất. Tại công ty xây dựng số một. Đối tượng tập hợp chi phí được xác định là công trình. Các chi phí sản xuất liên quan đến công trình nào thì tập hợp theo công trình đó. Giá thành công trình đã hoàn thành trong tháng được công ty xác định theo phương pháp tổng cộng chi phí phất sinh từ khi khởi công đến khi hoàn thành ở sổ chi tiết giá thành. Khi tập hợp chi phí từng công trình, kế toán thực hiện bước kết chuyển phân bổ vật liệu vào từng công trình. Nợ TK 154 (Chi tiết công trình, HMCT) Có TK 621 Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp của từng công trình, hạng mục công trình. Nợ TK 154 (Chi tiết công trình, HMCT) Có TK 622 Kết chuyển chi phí máy thi công, chi phí sản xuất chung. Nợ TK 154 (Chi tiết từng công trình, HMCT) Có TK 623 Nợ TK 154 (Chi tiết từng công trình, HMCT) Có TK 627 Kế toán tổng hợp số liệu vào máy lên sổ nhật ký chung, sổ chi tiết, sổ cái tài khoản. Biểu số 17. Biểu số 18. 2.2.4.2. Đánh giá sản phẩm dở dang. Do đặc điểm thi công của công trình xây dựng có khối lượng giá trị lớn. Kết cấu phức tạp, thời gia thi công dài. Đồng thời để phù hợp với yêu cầu quản lý, phù hợp với kỳ hạch toán nên kỳ tính giá thành của xí nghiệp đước xác định là quý. Việc tính giá sản phẩm dở dang phụ thuộc vào phương thức thanh toán khối lượng công tác xây lắp hoàn thành giữa bên A và công ty. Vì khối lượng xây lắp dở dang cuối kì chính là khối lượng chưa được nghiệm thu và bên A chưa chấp nhận thanh toán. Nếu quy định thanh toắn sản phẩm xây dựng khi hoàn thành theo điểm dừng kỹ thuật hợp lý thì sản phẩm dở dang là khối lượng xây lắp chưa đạt đến điểm dừng kỹ thuật hợp lý đã quy định và được tính theo chi phí thực tế trên cơ sở phân bổ chi phí thực tế của công trình cho các giai đoạn. Nếu trong hợp đồng quy định thanh toán chi phí xây dựng sau khi hoàn thành toàn bộ sản phẩm thì sản phẩm dở dang là tổng chi phí sản xuất từ khi khởi công đến cuối kỳ đó. Theophương pháp này chi phí sản xuất kinh doanh dở dang của công trình Đông Anh 2/2001được xác định là tổng chi phí sản xuất từ khi khởi công đến cuối tháng 2 năm 2001 và bằng tổng số dư Nợ trên TK 154. Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ của công trình Đông Anh là: 706.718.912 2.2.4.3. Tính giá thành công trình. Thời điểm tính giá thành thực tế thường là khi kết thúc sản phẩm, công trình, hạng mục công trình, có khi là điểm dừng kỹ thuật nhất định của công việc xây lắp. Tại công ty xây dựng điện và dịch vụ phát triển nông thôn, với những công trình, hạng mục công trình hoàn thành thì giá thành thực tế sẽ được thể hiện ở số dư cuối kỳ trên sổ cái TK 154 chi tiết theo công trình đó. Nếu trong trường hợp có phế liệu, vật liệu thu hồi thì giá thành là phần còn lại sau khi lấy số dư tại thời điểm hoàn thành trên sổ cái TK 154 trừ đi phần số liệu, vật liệu thu hồi. Giá thành thực tế = Chi phí dở dang đầu kỳ + Tổng chi phí phát sinh trong kỳ - Chi phí dở dang cuối kỳ Đối với công trình Đông Anh: - Chi phí dở dang đầu T2/2001: 323.779.133 - Chi phí phát sinh trong T 2/2001: 382.939.779 - Chi phí dở dang cuối T2/2001; 706.718.912 Công trình Đông Anh chưa hoàn thành, có giá trị dở dang cuối kỳ là: 706.718.912. Biểu số 19. Phần thứ ba. Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty xây dựng điện và dịch vụ phát triển nông thôn. 3.1. Đánh giá khái quát chung về Công ty xây dựng điện và dịch vụ phát triển nông thôn. 3.1.1.ưu điểm. Từ những ngày đầu bước vào sản xuất kinh doanh cùng với sự nỗ lực của ban lãnh đạo,đội ngũ cán bộ công nhân viên và nhất là sự nỗ lực của bản thân Công ty. Công ty xây dựng điện và dịch vụ phát triển nông thôn luôn xứng đáng là một trong những đơn vị hàng đầu của Bộ Xây dựng . Công ty đã , đang và sẽ xây dựng những công trình có tầm quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Công ty đã không ngừng mở rộng quy mô sản xuất về cả bề rộng lẫn bề sâuđể đạt được trình độ quản lí như hiện nay và những kết quả sản xuất kinh doanh như vừa qua. Đó là cả một quá trình phấn đấu liên tục của ban lãnh đạo và tập thể công nhân viên trong Công ty. Nó trở thành một đòn bẩy mạnh mẽ thúc đẩy quá trình phát triển của Công ty. Việc vận dụng sáng tạo những quy luật kinh tế thị trường đồng thời thực hiện chủ trương cải tiến quản lý kinh tế của Nhà nước và Bộ Xây dựng, không ngừng nâng cao đời sống của cán bộ công nhân viên. Quá trình tìm hiểu về công tác quản lý kế toán nói chung, công tác quản lý hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành nói riêng em nhận thấy Công ty đã xây dựng được mô hình quản lý phù hợp, đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của kinh tế thị trường. Hình thức kế toán được áp dụng tại Công ty là hình thức: Nhật ký chung. Tận dụng những ưu điểm của hình thức này là mẫu sổ đơn giản, dễ thiết kế, ghi chép, dễ cơ giới hoá công tác kế toán. Phòng kế toán Công ty đã đưa máy vi ính vào phục vụ cho công tác kế toán, bởi vậy: Công ty với quy mô lớn, số lượng nghiệp vụ phát sinh nhiều và phức tạp song phòng kế toán Công ty vẫn được bố trí gọn nhẹ, hợp lý, phân công công việc cụ thể với đội ngũ cán bộ công nhân viên có trình độ cao, chính sách nhiều kinh nghiệm, nhiệt tình với công tác kế toán , đáp ứng yêu cầu quản lý kịp thời. Mặt khác, bộ phận kế toán Công ty đã xây dựng được hệ thống sổ sách kế toán, cách thức ghi chép , phương pháp hạch toán một cách hợp lý,khoa học, phù hợp với yêu cầu, mục đích của chế độ kế toán mới, tổ chức công tác kế toán quản trị, kế toán tài chính rõ ràng, khoa học. Cụ thể: Về công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, kế toán Công ty đã hạch toán chi phí sản xuất cho từng công trình, hạng mục công trình tronh từng tháng, từng quý một cách rõ ràng, đơn giản, phục vụ tốt yêu cầu quản lý và phân tích hoạt động kinh doanh của Công ty. Công tác kiểm kê khối lượng xây lắp dở dang được tổ chức một cách khoa học, cung cấp số liệu chính xác, phục vụ kịp thời công tác tíng giá thành. Với đặc điểm sản phẩm, đặc điểm quy trình kỹ của Công ty như hiện nay thì đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và phương pháp tính giá thành sản phẩm mà Công ty xác định là hợp lý, tạo điều kiện cho việc tính giá thành nhanh, gọn, chính xác. 3.1.2. Nhược điểm. Bên cạnh những ưu điểm trên, công tác của Công ty, nhất là kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm không phải không còn những khó khăn và tồn tại nhất định. Cụ thể: Đối với kế toán nguyên vật liệu : Việc cập nhật chứng từ nhập, xuất kho không được tiến hành một cách thưòng xuyên. Thường vào cuối tháng, kế toán mới nhận được chứng từ . Điều này làm dồn khối lượng công tác kế toán vào cuối tháng, cuối quý khiến cho việc theo dõi sổ sách không cập nhật, không chính xác, không đảm bảo cung cấp số liệu kịp thời cho kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Mặt khác, việc theo dõi chi phí nguyên vật liệu chưa rõ ràng, giá trị nguyên vật liệu mua vào trong kỳ không bao gồm chi phí mua như chi phí vận chuyển, bốc dỡ,.. Việc phân bổ chi phí nguyên vật liệu sử dụng luân chuyển , công cụ dụng cụ không thống nhất. Lúc phân bổ theo giá trị sản lượng, lúc phân bỏ theo số lần sử dụng. Đối với kế toán chi phí sử dụng máy thi công. Về công tác kế toán khấu hao TSCĐ. Theo nguyên tắc, hàng tháng kế toán phải tiến hành trích khấu hao đã tính bình quân vào giá thành nhưng ở Công ty việc trích hay không trích khấu hao phụ thuộc vào giá trị sản lượng đạt được trong kỳ. Mặt dù việc khấu hao tài sản đã được đăng ký với cục quản lý vốn và tài sản của Nhà nước . Với cách khấu hao như vậy, đến hết năm Công ty vẫn đảm bảo trích đủ khấu hao nhưng trong kỳ sẽ làm giá thành sai lệch, ảnh hưởng tới việc phân tích chi phí và giá thành. Đối với kế toán chi phí nhân công trực tiếp . Việc trích các khoản BHXH, BHYT, KPCĐ theo tỷ lệ quy định không được đưa vào chi phí sản xuất chung mà đưa vào chi phí nhân công trực tiếp (cũng như vậy đối với TK 6231). Đối với giá thành công trình thì điều này không ảnh hưởng nhưng khi phân tích các khoản mục phí sẽ có sự sai lệch trong việc tính toán tỷ trọng của từng loại phí. Gây sai lệch trong công tác phân tích chi phí và giá thành. Hơn nữa chi phí nhân công và chi phí nhân viên quản lý đội quản lý chưa được theo đõi rõ ràng và hạch toán chính xác. 3.2. Hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty xây dựng điện và dịch vụ phát triển nông thôn. Qua quá trình thực tập tại Công ty, em xin mạnh dạn đưa ra một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác hạch toán chi phí và tính giá thành tại Công ty như sau: Đối với kế toán nguyên vật liệu , công cụ dụng cụ. Để giảm bớt khối lượng công việc cho kế toán và để theo dõi, ghi sổ một cách cập nhật và chính xác thì việc xuống kho lấy chứng từ nhập xuất vật liệu cần phải được tiến hành một cách thường xuyên hơn, khoảng từ 7 đến 10 ngày hoặc 15 ngàyđối với các công trình ở xa. Có như vậy việc kiểm tra, định khoản, nạp số liệu vào máy được cập nhật hơn. Tạo điều kiện cho cho công tác kiểm tra khối lượng vật liệu tiêu hao theo định mức, vượt định mức bao nhiêu, việc sử dụng vật liệu đã hợp lý chưa để có biện pháp điều chỉnh kịp thời, kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất. Để việc tính toán chi phí chính xác, kế toán cần phân bổ chi phí mua nguyên vật liệu vào giá thực tế vật liệu xuất. Có như vậy mới phản ánh giá trị chi phí nguyên vật liệu trực tiếp một cách chính xác. Đối với vật liệu sử dụng luân chuyển, công cụ dụng cụ xuất sử dụng. Công ty cần căn cứ vào đặc điểm sử dụng của từng loại nhằm phân bổ hợp lý cho các công trình. Tuy nhiên, cần thống nhất tiêu thức phân bổ. Theo em, nếu phân bổ theo số lần sử dụng thì sẽ hợp lý hơn, giá thành sẽ được tính chính xác hơn. Đối với chi phí nhân công trực tiếp và chi phí nhân công điều khiển máy, Công ty nên bóc tách khoản BHXH, BHYT, KPCĐ trích theo lương hạch toán vào Tk 627. Như vậy việc phân tích, tính toán chi phí sẽ được chính xác hơn. Đối với việc trích khấu hao TSCĐ. Kế toán Công ty cần tuân thủ chế độ kế toán trong việc tính đúng, tính đủ chi phí khấu hao vào chi phí sản xuất trong kỳ. Từ đó giúp cho nhà quản lý ra các quyết định phù hợp. Nhưng từ đây cũng nảy sinh vấn đề là Bộ Tài chính cần xem xét lại quy định khấu hao đối với các doanh nghiệp xây dựng. Tại các doanh nghiệp xây dựng khi khối lượng công tác xây lắp lớn hoặc khi Công ty đẩy nhanh tiến độ thi công thì máy thi công phải hoạt động liên tục, làm cho máy móc hao mòn và hư hỏng nhanh. Có khi máy chưa hết thời gian khấu hao đã không thể sử dụng được. Trong số khấu hao chưa đủ khiến doanh nghiệp chưa có vốn để mua, đầu tư máy móc thiết bị mới, làm ảnh hưởng đến sản xuất. Ngược lại, có những năm máy móc hầu như không sử dụng vẫn phải trích khấu hao đều đặn như mọi năm. Điều này làm giá thành thực tế của sản phẩm xây lắp tăng lên. Chính vì vậy, nên chăng Bộ Tài chính có quy định mới về việc trích khấu hao TSCĐ trong doanh nghiệp xây lắp vì việc trích khấu hao theo thời gian sử dụng của máy móc đối với doanh nghiệp xây lắp là không phù hợp. Đối với hệ thống chứng từ, biểu mẫu trong Công ty. Hiện nay, công tác kế toán đã được thực hiện trên máy và tiến tới sẽ nối mạng giữa toàn bộ Công ty. Điều này sẽ làm cho công tác kế toán cũng như công tác kiểm tra, giám sát trong nội bộ Công ty thuận lợi hơn. Nhưng khó khăn ở đây là cần có sự thống nhất về sổ sách ( ngoài những biểu mẫu quy định) trong Công ty cũng như trình tự lập các sổ sách kế toán.Thực trạng Công ty hiện nay là hệ thống biểu mẫu ở các xí nghiệp không thống nhất, không có hướng dẫn cụ thể. Trong mỗi xí nghiệp lại phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của người làm công tác kế toán . Tài liệu tham khảo 1 . Lý thuyết hạch toán kế toán. Chủ biên: TS. Nguyễn Thị Đông. 2 Kế toán tài chính trong các doanh nghiệp. Chủ biên: TS. Đặng Thị Loan. 3 Phân tích hoạt động kinh doanh. Chủ biên: TS. Phạm Thị Gái. 4 . Lý thuyết và thực hành kế toán tài chính. Chủ biên: TS. Nguyễn Văn Công. 5. Hệ thống kế toán doanh nghiệp- Vụ chế độ kế toán. 6. Hệ thống kế toán doanh nghiệp xây lắp. NXB TC- HN 1999. 7. Một số tạp chí tài chính, tạp chí kế toán, tạp chí xây dựng năm 1998. 1999.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docK0402.doc
Tài liệu liên quan