Đề tài Hoàn thiện công tác hạch toán tổng hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Thăng Long

Một lần nữa, em xin trân trọng cảm ơn sự hướng dẫn chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo trong Khoa Kế toán, đặc biệt là Thầy giáo Nguyễn Hữu Đồng, cùng các Cán bộ- Nhân viên trong phòng Kế toán của Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Thăng Long đã giúp em hoàn thành chuyên đề này.

doc78 trang | Chia sẻ: ndson | Lượt xem: 1169 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện công tác hạch toán tổng hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Thăng Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phí máy thi công cho từng công trình, hạng mục công trình: Bảng tổng hợp khối lượng máy thi công thực hiện NTN Tên máy Khối lượng thực hiện (cho từng h/mục) Đơn giá Thành tiền ……. Xây thô ….. 17/11 Máy trộn bê tông 420 25000 10.500.000 …. …. …. …. …. …. … 3.5.2.Quá trình luân chuyển chứng từ MTC thuê ngoài Cán bộ kĩ thuật đội và đội trưởng chịu trách nhiệm theo dõi và nghiệm thu khối lượng công việc hoàn thành. Khi công việc kết thúc, phải lập biên bản thanh quyết toán hợp đồng và thanh toán tiền cho bên cho thuê. Trên cơ sở kế hoạch sử dụng máy thi công, các đội trưởng lập dự trù chi phí máy thi công rồi viết đề nghị tạm ứng lên công ty. Sau khi tạm ứng được duyệt, kế toán theo dõi các khoản tạm ứng này trên tài khoản 1413, tài khoản này được mở chi tiết cho các đội trưởng nhận tạm ứng. Khi nhận được các chứng từ được duyệt liên quan như: Hợp đồng thuê máy, Biên bản thanh quyết toán hợp đồng.. từ các đội xây dựng, kế toán công ty chấp nhận thanh toán rồi lập giấy Thanh toán tạm ứng để ghi nhận chi phí sử dụng máy thi công cho công trình. 3.5.3.Hạch toán chi tiết, hạch toán tổng hợp chi phí MTC thuê ngoài Để hạch toán chi tiết chi phí MTC thuê ngoài, kế toán mở sổ chi tiết TK 6277. Sổ này được mở chi tiết cho từng công trình, hạng mục công trình. Để hạch toán tổng hợp khoản mục chi phí này, từ Bảng tổng hợp chứng từ gốc kế toán tiến hành vào các Chứng từ ghi sổ vào ngày cuối tháng và vào Sổ cái các TK có liên quan. chứng từ ghi sổ số 93 Ngày 31 tháng12 năm 2002 đvt:đ Trích yếu Số hiệu tài khoản Số tiền Ghi chú Nợ Có 1 2 3 4 5 Máy thi công Khu Kí Túc Tân Đức 6277 1413 16.531.620 Máy thi công ctr Cát bà 6277 1413 20.034.140 Máy thi công VKH-GD 6277 1413 12.811.317 .. .. .. .. .. Tổng 90.616.760 Kèm theo 15 chứng từ gốc. Kế toán trưởng (Ký, họ tên) Người lập (Ký, họ tên) Đồng thời, kế toán vào các sổ- thẻ kế toán chi tiết có liên quan. sổ chi phí sản xuất Tài khoản 6277 Tên công trình: Khu Kí Túc Tân Đức đvt: đ NTGS Chứng từ Diễn giải TK ĐƯ Số tiền SH NT Nợ Có 1 2 3 4 7 8 8/10 275 3/10 -Thuê máy đầm 1413 9.600.000 7/11 292 2/11 -Thuê máy ép cọc 1413 16.800.000 21/11 301 17/11 -Thuê máy trộn bê tông 1413 10.500.000 .. .. .. .. .. .. .. PS tháng 12 16.531.620 PS quí IV/2002 41.195.070 Ngày 03/01/2003 Kế toán trưởng (Ký, họ tên) Người ghi sổ (Ký, họ tên) Sau khi đối chiếu khớp đúng số liệu, kế toán tiến hành vào sổ cái các tài khoản có liên quan. Sổ cái Năm 2002 Tên tài khoản : Chi phí MTC Số hiệu: TK6277 NTGS CTGS Diễn giải TKĐƯ Số tiền SH NT Nợ Có 1 2 3 4 5 6 7 2/11 62 31/10 Chi phí MTC T10 1413 39.980.400 .. .. .. .. .. .. .. 2/1/03 93 31/12 Chi phí MTCT12 1413 90.616.760 2/1/03 118 31/12 KC chi phí quý IV 1541 188.177.605 Người ghi sổ (Ký, họ tên) Cộng PS quý IV 188.177.605 188.177.605 Ngày 03/01/03 Thủ trưởng đơn vị (Ký, họ tên) Kế toán trưởng (Ký, họ tên) Xét trong cả quý IV, theo sổ cái TK 6277, chi phí sử dụng máy thi công toàn công ty là: 188.177.605 chiếm 3% trong tổng chi phí xây lắp phát sinh quý IV/2002(6.272.586.670 đồng). Số chi phí sử dụng máy thi công này được kết chuyển sang TK 154 để tính giá thành. Sau đây là sơ đồ khái quát hoá quá trình hạch toán chi phí sử dụng máy thi công tại công ty. Sơ đồ 06 : Sơ đồ hạch toán chi phí sử dụng máy thi công TK111... TK1413 TK6277 TK154 Tạm ứng cho đội sx Tạm ứng chi phí MTC được duyệt Kết chuyển CPMTC 3.6.Hạch toán chi phí sản xuất chung Để tiến hành hoạt động sản xuất một cách thuận lợi và đạt hiệu quả, ngoài các yếu tố cơ bản về nguyên vật liệu, lao động trực tiếp sản xuất, chi phí máy thi công còn cần tiêu hao một số chi phí khác xuất phát từ thực tế sản xuất như: chi phí công cụ-dụng cụ, chi phí tiếp khách, kiểm nghiệm..Những khoản chi phí này tuy không trực tiếp cấu thành thực thể sản phẩm xây lắp nhưng lại có vai trò rất quan trọng để giúp cho hoạt động sản xuất diễn ra nhịp nhàng. Đó là chi phí sản xuất chung. Tại Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Thăng Long, chi phí sản xuất chung là chi phí phát sinh ở cấp độ công trường. Theo đó chi phí sản xuất chung gồm các khoản mục phí như: Lương nhân viên quản lý đội xây dựng. Khoản trích 19% lương công nhân trực tiếp sản xuất, nhân viên gián tiếp quản lý thi công. Chi phí dịch vụ mua ngoài. Chi phí tiếp khách. Đồ dùng, văn phòng phẩm phục vụ cho các công trường. Chi phí mũ, áo, giày dép bảo hộ cho công nhân. Để hạch toán chi phí sản xuất chung, kế toán công ty sử dụng TK627- Chi phí sản xuất chung. Tài khoản này được mở chi tiết cho từng đối tượng là cac công trình hay hạng mục công trình, ví dụ TK627- Công trình Khu Kí Túc Tân Đức. Nhằm phục vụ cho công tác quản lý chặt chẽ khoản mục chi phí này, TK 627 còn tiếp tục được chi tiết thành 5 tài khoản cấp 2, đó là: TK6271: Chi phí nhân viên quản lý đội. TK6272: Chi phí vật liệu. TK6273: Chi phí công cụ- dụng cụ. TK6277: Chi phí dịch vụ mua ngoài. TK6278: Chi phí khác bằng tiền. 3.6.1.Chi phí nhân viên quản lý đội(TK6271) Bao gồm tiền lương Ban quản lý đội, các khoản trích theo lương như: Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Kinh phí công đoàn theo tỷ lệ quy định tên tổng quỹ lương trực tiếp thi công, nhân viên quản lý đội thuộc biên chế của công ty. Chứng từ ban đầu để hạch toán tiền lương Ban quản lý đội là các Bảng chấm công. Hình thức trả lương áp dụng là trả lương theo thời gian. Theo đó, tiền lương phải trả cho bộ phận này được tính căn cứ vào số ngày công theo công thức: Số ngày công thực tế trong tháng Tiền lương phải trả trong tháng Đơn giá một ngày công = X Trên cơ sở Bảng chấm công do đội trưởng đội xây dựng gửi lên, kế toán công ty lập Bảng thanh toán lương cho bộ phận gián tiếp. (Xem biểu số 4) Đồng thời, căn cứ vào các Bảng thanh toán lương, kế toán lập Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội. Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội Tháng 12 năm 2002 TT Đối tượng sử dụng Ghi Nợ TK Chi tiết công trình Tổng .. Khu Kí Túc Tân Đức .. A TK622 1 Lương CNTTSX trong biên chế 28.246.100 2 Lương CNTTSX thuê ngoài 8.950.000 Tổng: 37.196.100 B TK627 1 Lương bộ phận quản lý 10.350.000 2 19%BHXH, BHYT, KPCĐ trên lương lao động trong biên chế 7.333.259 Tổng: 17.683.259 3.6.2.Chi phí vật liệu (TK6272), chi phí công cụ dụng cụ (TK6273) Bao gồm chi phí vật liệu, công cụ dụng cụ dùng cho thi công công trình như: quần áo bảo hộ lao động, ủng, mũ, đồ dùng văn phòng phục vụ cho Ban quản lý công trình. Việc hạch toán nguyên vật liệu được tiến hành tương tự như hạch toán khoản mục chi phí NVL trực tiếp. Công cụ dụng cụ được phân bổ một lần vào chi phí sản xuất. Cuối tháng, đội trưởng đội xây dựng xác định chi phí công cụ dụng cụ dùng cho thi công. Cụ thể, trong tháng 12/2002, chi phí nguyên vật liệu trong khoản mục chi phí sản xuất chung là: 4.827.400 chi phí công cụ dụng cụ là: 5.936.800. 3.5.3.Chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí khác bằng tiền khác(TK6277, 6278) Bao gồm các khoản chi trả tiền điện, tiền nước, tiền điện thoại, tiền thuê nhà, chi phí lãi vay do công ty phân bổ, chi phí tiếp khách- giao dịch, chi phí lán trại,vv. Chi phí phát sinh trực tiếp cho đội nào, công trình nào được hạch toán riêng cho đội đó- công trình đó. Chẳng hạn, chi phí dịch vụ mua ngoài và các chi phí khác bằng tiền cho công trình Khu Kí Túc Tân Đức T12/02 là: 21.147.471đ. Cuối tháng, đội trưởng đội thi công tập hợp các chứng từ có liên quan đến khoản mục CPSXC chuyển về phòng kế toán công ty. Kế toán chi phí tiến hành vào sổ chi tiết TK627, đồng thời lập Bảng tổng hợp chi phí sản xuất chung. Số liệu trên Bảng tổng hợp chi phí sản xuất chung là căn cứ để kế toán tổng hợp ghi Chứng từ ghi sổ và vào Sổ Cái TK627. Bảng tổng hợp chi phí sản xuất chung Công trình: Khu Kí Túc Tân Đức STT Loại chi phí số tiền 1 Chi phí nhân viên quản lý đội 10.350.000 2 19%BHXH, BHYT, KPCĐ 7.333.259 3 Chi phí vật liệu 4.827.400 4 Chi phí công cụ-dụng cụ 5.936.800 5 Chi phí dịch vụ mua ngoài 6.851.200 6 Chi phí bằng tiền khác 14.296.271 Cộng tháng 12 49.594.930 Cộng quý IV 123.584.920 Cuối tháng, kế toán tiến hành lập Chứng từ ghi sổ cho các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến khoản mục chi phí sản xuất chung. chứng từ ghi sổ số 93 Ngày 31 tháng12 năm 2002 đvt: đ Trích yếu Số hiệu tài khoản Số tiền Ghi chú Nợ Có 1 2 3 4 5 Chi phí SXC cho ctr Khu Kí Túc Tân Đức 627 1413 49.594.930 SXC ctr Cát bà 627 1413 36.456.000 .. .. .. .. .. Tổng 271.840.480 Kế toán trưởng (Ký, họ tên) Người lập (Ký, họ tên) Kèm theo 29 chứng từ gốc. Đồng thời, từ các chứng từ gốc, kế toán tiến hành vào các sổ-thẻ kế toán chi tiết. sổ chi phí sản xuất Tài khoản 627 Tên công trình: Khu Kí Túc Tân Đức NTGS Chứng từ Diễn giải TK ĐƯ Số tiền SH NT Nợ Có 1 2 3 4 7 8 29/12 781 15/11 Tiền điện tháng 10 1413 4.420.000 02/01/03 1521 31/12 Tiền lương nhân viên quản lý đội 1413 10.350.000 .. .. .. .. .. .. .. PS tháng 12 49.594.930 PS quí IV/2002 123.584.920 Ngày 03/01/2002 Kế toán trưởng (Ký, họ tên) Người ghi sổ (Ký, họ tên) Sau đó, đối chiếu, khớp đúng số liệu, kế toán tiến hành vào các Sổ cái các tài khoản có liên quan. Sổ cái Năm 2002 Tên tài khoản : Chi phí SXC Số hiệu : TK627 NTGS CTGS Diễn giải TKĐƯ Số tiền SH NT Nợ Có 1 2 3 4 5 6 7 3/11 68 31/10 Chi phí SXCT10 1413 250.430.900 .. .. .. .. .. .. .. 2/1/03 97 31/12 Chi phí SXCT12 1413 271.840.480 2/1/03 118 31/12 KC chi phí quý IV 1541 752.710.400 Cộng PS quý IV 752.710.400 752.710.400 Ngày 03/01/03 Thủ trưởng đơn vị (Ký, họ tên) Kế toán trưởng (Ký, họ tên) Người ghi sổ (Ký, họ tên) Quá trình hạch toán chi phí sản xuất chung tại công ty có thể khái quát qua sơ đồ sau: Sơ đồ 07 : Sơ đồ hạch toán chi phí sản xuất chung Tạm ứng chi phí SXC được duyệt Kết chuyển CFSXC TK1413 TK627 TK154 3.7.Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất Tại Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Thăng Long, việc tổng hợp chi phí được tiến hành thường xuyên vào cuối mỗi tháng. Trong đó, việc hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp phải theo từng công trình- hạng mục công trình và theo khoản mục giá thành gồm: Chi phí NVLTT Chi phí NCTT Chi phí MTC thuê ngoài Chi phí SXC Tài khoản sử dụng để kết chuyển chi phí sản xuất trong kỳ là TK154- Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang Sổ kế toán gồm: Bảng tổng hợp chi phí sản xuất xây lắp các công trình, Chứng từ ghi sổ, Sổ chi tiết TK154, Sổ Cái TK154. Cụ thể, chi phí sản xuất được tập hợp trong quý IV/2002 của công trình Khu Kí Túc Tân Đức như sau: Bảng tổng hợp chi phí sản xuất Quý IV/2002 Công trình: Khu Kí Túc Tân Đức Khoản mục chi phí Số tiền Chi phí NVLTT 772.405.770 Chi phí NCTT 92.688.600 Chi phí sử dụng MTC 123.584.920 Chi phí SXC 41.195.070 Tổng 1.029.874.360 3.8.Hạch toán sản phẩm dở dang Để phục vụ yêu cầu quản lý, cuối quý cán bộ kỹ thuật và đội trưởng đội xây dựng cùng đại diện chủ đầu tư tiến hành nghiệm thu hạng mục công trình - công trình hoàn thành và xác định giá trị xây lắp dở dang. Việc đánh giá sản phẩm xây lắp dở dang phụ thuộc vào phương thức thanh toán khối lượng công tác xây lắp giữa bên chủ đầu tư và công ty. Theo đó, tại công ty: Nếu phương thức thanh toán là thanh toán sản phẩm xây lắp hoàn thành theo điểm dừng kỹ thuật hợp lý thì sản phẩm dở dang là khối lượng công tác xây lắp chưa đạt đến điểm dừng kỹ thuật hợp lý theo quy định. Nếu quy định thanh toán sản phẩm xây lắp sau khi hoàn thành toàn bộ công trình thì giá trị sản phẩm dở dang là tổng chi phí phát sinh từ lúc khởi công đến khi hoàn thành và nghiệm thu thanh toán. Công trình Khu Kí Túc Tân Đức được chia thành hai hạng mục: Xây thô và hạng mục Hoàn thiện cơ sở hạ tầng. Đội xây dựng số 3 đã hoàn thành hạng mục xây thô vào cuối tháng 12 năm 2002 và đang tiến hành thi công hạng mục hoàn thiện cơ sở hạ tầng. Toàn bộ chi phí đã bỏ ra cho hạng mục 2 đến cuối quý IV được coi là chi phí xây lắp dở dang. Sau khi hạng mục 1 hoàn thành, bên A tiến hành nghiệm thu để thanh toán; đại diện kỹ thuật kết hợp với đội trưởng đội xây dựng số 3 kiểm kê xác định giá trị xây lắp dở dang- việc này được công ty thực hiện 3 tháng một lần. Đội trưởng đội xây dựng có nhiệm vụ gửi Biên bản kiểm kê sản phẩm dở dang theo từng công trình-hạng mục công trình tới phòng kế toán. Từ những biên bản này, kế toán tiến hành xác nhận chi phí của khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ theo công thức: Chi phí khối lượng xây lắp DD cuối kỳ Khối lượng xây lắp DD cuối kỳ Giá dự toán XDCB = X và lập Bảng kê chi phí dở dang cuối quý cho từng công trình- hạng mục công trình. Bảng kê chi phí dở dang cuối quý IV năm 2002 Đội xây dựng số 3 Công trình: Khu Kí Túc Tân Đức STT Khoản mục chi phí Giá trị 1 Chi phí NVLTT 1.500.598.330 2 Chi phí NCTT 204.627.045 3 Chi phí SXC 165.650.465 4 Chi phí MTC 77.953.160 Tổng 1.948.829.000 Căn cứ vào Bảng kê chi phí dở dang của từng công trình, kế toán tập hợp Bảng tổng hợp chi phí dở dang cuối quý. bảng tổng hợp chi phí dở dang Quý IV /2002 STT Công trình Chi phí dở dang 1 Khu Kí Túc Tân Đức 1.948.829.000 2 Công trình Cát Bà 1.637.905.500 3 Viện KHGD 803.180.320 Tổng 8.563.866.670 3.9.Tính giá thành sản phẩm xây lắp Trong mỗi doanh nghiệp, việc tổ chức công tác tính giá thành sản phẩm hoàn thành phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: đặc điểm quy trình công nghệ, đặc điểm nghành nghề kinh doanh, yêu cầu và trình độ quản lý của doanh nghiệp..cũng như việc xác định đối tượng tính giá thành, kỳ tính giá thành và phương pháp tính giá thành. Tại Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Thăng Long, đối tượng để tính giá thành là các công trình hoàn thành bàn giao cho chủ đầu tư và được thanh quyết toán. Phương pháp tính giá thành được áp dụng tại công ty là phương pháp trực tiếp. Theo đó, quá trình tính giá thành sản phẩm hoàn thành tại công ty được tiến hành như sau: Cuối quý, căn cứ vào chi phí phát sinh hàng tháng, kế toán tổng hợp chi phí phát sinh trong cả quý cho từng công trình. Sau đó, lập các chứng từ kết chuyển chi phí này sang bên nợ TK154"Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang". Căn cứ vào giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ và cuối kỳ để tính ra giá thành thực tế của công trình và kết chuyển qua TK 632-Giá vốn hàng bán. chứng từ ghi sổ số 105 Ngày 31 tháng 12 năm 2002 đvt:đ Trích yếu Số hiệu tài khoản Số tiền Ghi chú Nợ Có 1 2 3 4 5 Kết chuyển CPNVLTT quý IV ctr Khu Kí Túc Tân Đức 154 621 772.405.770 Kết chuyển CPNCTT quý IV ctr Khu Kí Túc Tân Đức 154 622 92.688.600 Kết chuyển CPMTC quý IV ctr Khu Kí Túc Tân Đức 154 6277 41.195.070 Kết chuyển CPSXC quý IV ctr Khu Kí Túc Tân Đức 154 627 123.584.920 Tổng 1.029.874.360 Kế toán trưởng (Ký, họ tên) Người lập (Ký, họ tên) chứng từ ghi sổ số 106 Ngày 31 tháng 12 năm 2002 đvt:đ Trích yếu Số hiệu tài khoản Số tiền Ghi chú Nợ Có 1 2 3 4 5 Bàn giao hạng mục công trình Khu Kí Túc Tân Đức quý IV năm 2002 632 154 6.501.875.360 Tổng 6.501.875.360 Kế toán trưởng (Ký, họ tên) Người lập (Ký, họ tên) chứng từ ghi sổ số 118 Ngày 31 tháng 12 năm 2002 đvt:đ Trích yếu Số hiệu tài khoản Số tiền Ghi chú Nợ Có 1 2 3 4 5 Kết chuyển CPNVLTT quý IV 154 621 4.735.802.935 Kết chuyển CPNCTT quý IV 154 622 595.895.730 Kết chuyển CPSDMT quý IV 154 6277 188.177.605 Kết chuyển CPSXC quý IV 154 627 752.710.400 Tổng 6.272.586.670 Kế toán trưởng (Ký, họ tên) Người lập (Ký, họ tên) chứng từ ghi sổ số 119 Ngày 31 tháng 12 năm 2002 đvt:đ Trích yếu Số hiệu tài khoản Số tiền Ghi chú Nợ Có 1 2 3 4 5 Bàn giao hạng mục công trình-ctr hoàn thành quý IV 632 154 9.913.720.000 Tổng 9.913.720.000 Kế toán trưởng (Ký, họ tên) Người lập (Ký, họ tên) Đồng thời, kế toán tiến hành vào sổ chi tiết các TK 154. sổ chi tiết tK154 quý IV năm 2002 Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang Tên công trình: Khu Kí Túc Tân Đức NTGS Chứng từ Diễn giải TK ĐƯ Số tiền SH NT Nợ Có 1 2 3 4 5 6 7 Dư đầu kỳ 7.420.830.000 02/01/03 132 31/12 Chi phí NVLTT quý IV 621 772.405.770 … … 31/12 Chi phí NCTT quý IV 622 92.688.600 … … 31/12 Chi phí MTC quý IV 6277 41.195.070 … … 31/12 Chi phí SXC quý IV 627 123.584.920 … … 31/12 Bàn giao hạng mục ctr hoàn thành 632 6.501.875.360 Cộng PS 1.029.874.360 6.501.875.360 Dư cuối kỳ 1.948.829.000 Ngày 03/01/2003 Kế toán trưởng (Ký, họ tên) Người ghi sổ (Ký, họ tên) Sau khi khớp đúng số liệu, kế toán tiến hành vào Sổ cái TK 154 Sổ cái Năm 2002 Tên Tk: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang Số hiệu 154 NTGS CTGS Diễn giải TKĐƯ Số tiền SH NT Nợ Có 1 2 3 4 5 6 7 … … … Dư đầu kỳ 12.205.000.000 2/1/03 118 31/12 Kc CPNVLTT 621 4.735.802.935 2/1/03 118 31/12 Kc CPNCTT 622 595.895.730 2/1/03 118 31/12 Kc CPMTC 6277 188.177.605 2/1/03 118 31/12 Kc CPSXC 627 752.710.400 2/1/03 119 31/12 Bàn giao hmctr hoàn thành 632 9.913.720.000 Cộng PS Q IV 6.272.586.670 9.913.720.000 Dư cuối kỳ 8.563.866.670 Ngày 03/01/03 Thủ trưởng đơn vị (Ký, họ tên) Người ghi sổ (Ký, họ tên) Kế toán trưởng (Ký, họ tên) Sau đó, kế toán căn cứ vào Bảng tổng hợp chi phí từng công trình trong quý, Biên bản kiểm kê giá trị sản phẩm dở dang và Bảng tổng hợp chi phí dở dang; sau đó tính giá thành sản phẩm xây lắp hoàn thành trong kỳ theo công thức: Giá thành công tác xây lắp hoàn thành Giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ Giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ Tổng chi phí xây lắp phát sinh trong kỳ - + = Sau khi tính được giá thành công tác xây lắp hoàn thành trong kỳ, kế toán thực hiện phân bổ chi phí gián tiếp: Chi phí quản lý doanh nghiệp (QLDN) để xác định chỉ tiêu giá thành toàn bộ công tác xây lắp hoàn thành trong kỳ theo công thức: Giá thành toàn bộ công tác xây lắp hoàn thành Giá thành công tác xây lắp hoàn thành Chi phí QLDN phân bổ cho ctr = + Tiêu thức phân bổ chi phí QLDN cho công trình làgiá thành sản xuất trong kỳ. Quý IV/2002, chi phí QLDN dùng phân bổ cho giá trị sản phẩm hoàn thành là: 231.904.000đ. Chi phí QLDN phân bổ cho ctr hoàn thành trong kỳ Giá thành công tác xây lắp 1 c/tr hoàn thành trong kỳ Tổng CPQLDN phát sinh trong kỳ Tổng giá thành công tác xây lắp hoàn thành trong kỳ X = Chi phí QLDN phân bổ cho hạng mục xây thô của Khu Kí Túc Tân Đức trong kỳ 6.501.875.360 231.904.000 9.913.720.000 X = = 152.093.352 Ví dụ: Kết quả của quá trình phân bổ chi phí QLDN nói riêng và tính giá thành hạng mục công trình- công trình hoàn thành toàn công ty nói chung có thể thấy trên sổ giá thành của công ty như sau: (Xem biểu số 5) Riêng đối với công trình Khu Kí Túc Tân Đức (Cầu Giấy-Hà Nội), khi hạng mục Xây thô hoàn thành và quyết toán được duyệt, kế toán lập Thẻ tính giá thành cho công trình này như sau: Cty cpđtxdtl thẻ tính giá thành sản phẩm Công trình: Khu Kí Túc Tân Đức Hạng mục: Xây thô Quý IV năm 2002 STT Chỉ tiêu Số tiền A Giá trị sản phẩm dở dang đầu quý IV 7.420.830.000 B Chi phí thực tế phát sinh trong quý IV 1.029.874.360 1 Chi phí NVLTT 772.405.770 2 Chi phí NCTT 92.688.600 3 Chi phí SXC 123.584.920 4 Chi phí MTC 41.195.070 C Giá trị sản phẩm dở dang cuối quý IV 1.948.829.000 D Giá thành sẩn phẩm 6.501.875.360 Có thể khái quát sơ đồ hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất xây lắp trong kỳ và tính giá thành sản phẩm hoàn thành theo sơ đồ sau: Sơ đồ 08 : Sơ đồ hạch toán tổng hợp chi phí xây lắp và tính giá thành sản phẩm tại cty TK621 TK154 TK632 TK622 TK6277 Kc CPMTC Kết chuyển giá trị Kc CPNVLTT Kc CPNCTT TK627 Kc CPSXC Sản phẩm hoàn thành phần II: Hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại cty cổ phần đầu tư xây dựng thăng long I.Đánh giá công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty 1.Ưu điểm Thành lập năm 1993, Thăng Long đã trở thành một trong số ít các công ty Cổ phần đầu tiên tại Hà Nội. Một công ty mới, lại hoạt động trong lĩnh vực xây lắp- lĩnh vực đã quen thuộc với các Tổng công ty xây dựng Nhà nước- nhưng công ty vẫn không ngừng vươn lên khẳng định mình. Doanh thu, lợi nhuận và các khoản nộp Ngân sách đã không ngừng gia tăng cùng với uy tín của Thăng Long trong ngành xây dựng. Thành công này có được là do sự nỗ lực của cán bộ công nhân viên tất cả các phòng-ban, các tổ-đội thi công trong đó có sự đóng góp không nhỏ của phòng kế toán công ty. 1.1.Công tác kế toán chung tại công ty 1.1.1.Bộ máy kế toán Bộ máy kế toán của công ty được tổ chức gọn nhẹ, linh hoạt với đội ngũ kế toán có năng lực, nắm vững chế độ và nhiệt tình trong công việc.Hơn nữa, phòng kế toán công ty lại duy trì được một mối quan hệ mật thiết với các phòng ban khác. Đây chính là lợi thế để các nhân viên kế toán có điều kiện tiếp cận và nắm bắt sâu sát về xây dựng cơ bản, từ đó kết hợp với chuyên môn của mỗi nhân viên để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. 1.1.2.Hệ thống chứng từ kế toán Hệ thống chứng từ ban đầu tại công ty được tổ chức hợp pháp, hợp lệ, đầy đủ, tuân thủ một cách chặt chẽ các nguyên tắc về chứng từ kế toán. 1.1.3.Hệ thống sổ kế toán Hệ thống Sổ chi tiết, Sổ tổng hợp theo hình thức Chứng từ ghi sổ được lập-quản lý chặt chẽ và theo đúng chế độ quy định. Riêng đối với Sổ chi tiết chi phí giá thành các công trình xây lắp, kế toán công ty không chỉ chi tiết đến công trình mà còn chi tiết tới hạng mục công trình tuỳ theo mối quan hệ tương thích với dự toán công trình. Việc này không những giúp công tác tổng hợp chi phí giá thành diễn ra thuận lợi mà phần nào còn có ích cho hoạt động bóc tách-kiểm soát chi phí diễn ra thuận lợi. 1.1.4.Hình thức kế toán Công ty áp dụng hình thức Chứng từ ghi sổ để ghi chép và xử lý các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Việc tổng hợp số liệu vào Chứng từ ghi sổ một lần vào ngày cuối tháng là rất phù hợp với đặc điểm của doanh nghiệp xây lắp vì: Số lượng nghiệp vụ kinh tế phát sinh từ các đội thi công thường được chuyển về vào một số ngày cố định trong tháng; các nghiệp vụ không diễn ra rải rác. Do đó việc tổ chức ghi chép hàng ngày là không thể và không cần thiết. Mặt khác, mỗi Chứng từ ghi sổ thường được đánh số thứ tự và tập trung phản ánh một nội dung kinh tế nhất định. Đây chính là một tiền đề quan trọng giúp kế toán công ty chuyển sang áp dụng kế toán máy thay vì làm kế toán thủ công như hiện tại. 1.2.Công tác hạch toán kế toán chi phí giá thành công trình xây lắp Xét trên bình diện công tác quản lý hạch toán chi phí giá thành, có thể thấy công tác này được thực hiện khá chặt chẽ và phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh tại công ty. Trước hết, đối tượng tập hợp chi phí sản xuất sản phẩm của công ty là công trình-hạng mục công trình (đây đồng thời cũng là đối tượng tính giá thành), điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho kế toán khi xác định giá thành sản phẩm. Thêm vào đó, việc áp dụng phương pháp tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trực tiếp vào công trình-hạng mục công trình là hoàn toàn phù hợp với đặc điểm của đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Về công tác kiểm kê khối lượng sản phẩm dở dang, có thể đánh giá công tác này được tổ chức khoa học, đều đặn và cung cấp được nguồn số liệu chính xác nhằm phục vụ kịp thời việc tính giá thành sản phẩm theo yêu cầu quản lý. Việc tổ chức ghi chép chi phí sản xuất-giá thành sản phẩm xây lắp tại phòng kế toán công ty là hoàn toàn tuân thủ chế độ kế toán-tài chính hiện hành. Các sổ kế toán chi tiết tài khoản chi phí-giá thành không chỉ được chi tiết tới tài khoản cấp hai mà còn chi tiết cho từng hạng mục công trình, công trình xây lắp. Nhân viên kế toán phụ trách chi phí-giá thành tổ chức ghi chép và đối chiếu số liệu cùng nhân viên kế toán tổng hợp đã tạo dựng một môi trường làm việc khoa học và giúp công tác kiểm soát nội bộ diễn ra thuận lợi. Bên cạnh những ưu điểm kể trên, công tác kế toán nói chung và công tác kế toán chi phí sản xuất tính giá thành sản phẩm của Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Thăng Long nói riêng còn một số tồn tại cần phải giải quyết. Bởi vậy, việc tìm ra những giải pháp nhằm khắc phục những nhược điểm sẽ được trình bày ở phần sau đây là cực kì cần thiết nhằm đảm bảo hạch toán đúng chế độ Nhà nước quy định và đáp ứng yêu cầu quản lý của công ty. 2.Nhược điểm 2.1.Công tác kế toán chung tại công ty 2.1.1.Công tác luân chuyển và xử lý chứng từ kế toán Tại công ty, theo quy định của phòng kế toán thì các tổ đội thi công phải tập hợp chứng từ về phòng kế toán vào hai ngày 15 và 30. Khoảng thời gian này là quá dài và nếu có công trình hoặc hạng mục công trình hoàn thành thì khối lượng công việc của phòng kế toán là rất lớn. Chứng từ ùn tắc và chậm được xử lý sẽ làm phát sinh hiện tượng nhầm lẫn về số liệu và có thể dẫn dến những sai sót trong việc kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ của chứng từ gốc. 2.1.2.Hệ thống sổ kế toán Về cơ bản, kế toán công ty đã sử dụng các sổ kế toán chi phí phù hợp với quy định của Bộ tài chính, tuy nhiên lại không sử dụng Sổ đăng kí chứng từ ghi sổ. Điều này không bảo đảm việc chấp hành chế độ sổ sách của Bộ tài chính và gây mất thời gian khi cần kiểm tra- đối chiếu số liệu. 2.1.3.Thực hiện kế toán thủ công Không áp dụng triệt để thành quả của công nghệ tin học cho kế toán đã tạo thành một trở ngại cho việc đảm bảo tính nhanh chóng trong cung cấp thông tin về giá thành sản phẩm mặc dù công ty đang tiến hành ghi sổ theo hình thức Chứng từ ghi sổ- một hình thức rất phù hợp cho việc áp dụng kế toán bằng máy vi tính. 2.1.4.Bố trí nhân lực kế toán Nhìn chung, phòng kế toán công ty được tổ chức tương đối gọn nhẹ. Song việc bố trí nhân lực còn có điểm chưa hợp lý. Thật vậy, nếu nhìn vào sơ đồ số 02 (sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại công ty) có thể thấy nhân viên kế toán phụ trách mảng giao dịch với ngân hàng kiêm luôn thủ quĩ công ty. Điều này không những vi phạm nguyên tắc bất kiêm nhiệm trong tổ chức nhân sự kế toán mà nếu duy trì cách thức tổ chức này trong một thời gian dài còn có thể dẫn tới những sai phạm trong kiểm soát tài chính nội bộ làm ảnh hưởng không nhỏ tới một phần tài sản của công ty, đặc biệt là tiền mặt và tiền gửi ngân hàng-loại tài sản lưu động có tính thanh khoản cao. 2.2.Công tác hạch toán kế toán chi phí giá thành công trình xây lắp 2.2.1.Xác định giá trị sản phẩm dở dang Tại công ty, việc xác định giá trị sản phẩm dở dang thông qua kiểm kê khối lượng công việc thực hiện, với định kỳ 3 tháng một lần. Chi phí KLXLDDCK KLXLDDCK Đơn giá dự toán XDCB = x Theo đó thì: Việc sử dụng đơn giá dự toán xây dựng cơ bản để tính ra giá trị xây lắp dở dang cuối kỳ (GTXLDDCK) như công ty đang làm còn có nhiều bất cập. Thứ nhất, đơn giá dự toán xây dựng cơ bản như trong công thức trên là đơn giá tổng hợp. Sử dụng đơn giá này cho phép kế toán tính được tổng GTXLDDCK. Việc bóc tách chi phí sản phẩm xây lắp dở dang theo khoản mục như trong "Bảng kê chi phí dở dang cuối quý IV/2002" của chuyên đề này được thực hiện bằng cách: kế toán dựa vào tỷ lệ của từng khoản mục chi phí phát sinh thực tế trong kỳ của công trình-hạng mục công trình trên cơ sở tổng chi phí xây lắp dở dang cuối kỳ được tính ra theo công thức trên. Với cách tính như vậy, số liệu trên từng khoản mục chi phí xây lắp dở dang sẽ không chính xác và gây khó khăn cho công tác phân tích chi phí giá thành cho bộ phận quản trị. Thứ hai, đơn giá dự toán xây dựng cơ bản không phải là đơn giá dự toán xây dựng cơ bản dở dang nhưng lại được sử dụng để tính chi phí xây lắp dở dang cuối kỳ. Điều đó sẽ dẫn đến chi phí thực tế khối lượng xây lắp dở dang không chính xác nên giá thành sản phẩm xây lắp hoàn thành cũng không chính xác. 2.2.2.Hệ thống giá dự toán Giá dự toán được xây dựng trên cơ sở dịnh mức chi phí do Nhà nước ban hành và đơn giá dự toán. Giá thành dự toán cũng với biện pháp tổ chức thi công hình thành giá đấu thầu của công ty là căn cứ để ghi nhận doanh thu. Do đó, nếu xác định giá dự toán không chính xác sẽ dẫn đến hiện tượng : Chi phí thực tế bỏ ra lớn hơn doanh thu ghi nhận. Và một khi chi phí lớn hơn doanh thu trong kỳ thì không những doanh nghiệp đó bị coi là hoạt động không hiệu quả mà Ngân sách Nhà nước cũng không thu được gì. Đành rằng có một có một Bảng Báo Cáo Kết Quả Kinh Doanh có tổng lợi nhuận trước thuế âm đồng nghĩa với việc doanh nghiệp không phải thực hiện nghĩa vụ với Ngân sách Nhà nước nhưng còn đâu lợi thế cạnh tranh của một doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả khi tham gia đấu thầu hoặc xin xét duyệt dự án đầu tư. Có thể thấy để xác định doanh thu trong kỳ từ đó xác định lợi nhuận chịu thuế thì công tác lập dự toán có vai trò quan trọng hàng đầu.Song trên thực tế, công tác này lại có những hạn chế do khách quan đem lại như: -Giá cả thị trường không ổn định -Định mức chi phí do Nhà nước ban hành đến nay có nhiều điểm không phù hợp. Đã đến lúc các doanh nghiệp xây lắp nói chung và Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Thăng Long nói riêng nên xem xét lại công tác này không phải với một quan điểm hoàn toàn dựa vào dự toán do Nhà nước lập mà cần vận dụng linh hoạt cho phù hợp với điều kiện thực tế nhằm trả lại đúng vai trò của Lập dự toán với tổ chức hoạt động xây lắp. 2.2.3.Công tác kế toán quản trị chi phí giá thành Hệ thống thông tin kế toán quản trị đặc biệt là kế toán chi phí tại công ty mới chỉ dừng lại ở việc cung cấp số liệu cho bên ngoài; trong khi hệ thống thống tin chi phí giá thành phục vụ cho các nhà quản trị thực sự chưa được coi trọng. Điều này, sẽ ảnh hưởng tới việc phân tích giá thành và so sánh- đối chiếu giá thành với dự toán công trình. Thật vậy, hiện nay tại công ty đã áp dụng phân loại chi phí sản xuất theo khoản mục chi phí. Cách phân loại này mặc dù là phù hợp và tạo điều kiện tính giá thành sản phẩm theo khoản mục chi phí nhưng nó chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý tại công ty. 2.2.4.Khoản mục chi phí máy thi công thuê ngoài Khoản mục chi phí máy thi công tại công ty được hạch toán vào TK6277 do máy thi công tại công ty được thuê ngoài toàn bộ. Nếu xét về mặt chế độ thì việc hạch toán như vậy là không sai. Nhưng trong thực tế áp dụng đã gây những khó khăn nhất định trong việc hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm vì TK6277 phải được mở 2 lần và hàm chứa 2 khoản chi phí lớn: Chi phí sản xuất chung và chi phí máy thi công thuê ngoài. Muốn có sự phân tách rạch ròi và tránh nhầm lẫn giữa hai khoản phí này, kế toán phải có giải trình chi tiết-tỉ mỉ về địa điểm phát sinh và đối tượng chịu phí. Công việc này rất mất thời gian và thực sự không cần thiết. 2.2.5.Khoản mục chi phí NVLTT Trong tổng giá trị công trình xây dựng cơ bản chi phí NVLTT chiếm tỷ trọng lớn nhất từ 65%-78%. Chất lượng NVL là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng công trình xây dựng. Do vậy phải quản lý chặt chẽ khoản mục chi phí này trên cả hai mặt số lượng và chất lượng sao cho vật tư được cung cấp đủ về số lượng, đồng bộ về chủng loại, kịp thời về thời gian, đảm bảo chất lượng với chi phí thấp nhất mà vẫn đảm bảo chất lượng công trình. Tại công ty, việc giao khoán cho các đội thi công chủ động mua và tập kết NVLTT tạo điều kiện hạch toán kinh tế ngay từ cơ sở, năng cao tính độc lập và ý thức tiết kiệm. Tuy nhiên, công tác quản lý chi phí NVLTT còn tồn tại những mặt sau: -Mặc dù các đội mua vật tư theo định mức nhưng đến cuối kỳ khi phát sinh NVL thừa thì việc ghi chép NVL thừa lại không được tiến hành. Vì vậy, đã đẩy chi phí NVLTT tăng so với thực tế và chi phí toàn bộ công trình bị tăng lên là tất yếu. -Việc quản lý sử dụng NVLTT tại công ty chỉ thông qua các hoá đơn thanh toán với nhà cung cấp. Do vậy sự kiểm soát đối với việc sử dụng NVL tại công trình là hầu như không có. Mặc dù việc thanh toán cho các đội theo giá trị khoán buộc các đội có ý thức hơn trong việc kiểm soát chi phí, nhưng cũng dễ xảy ra tiêu cực trong việc sử dụng các hoá đơn, chứng từ khai tăng chi phí về NVL. Do đó để tăng cường tính kiểm tra, công ty cần bố trí thêm nhân viên thường xuyên theo dõi chi phí NVL tại các công trình và có biện pháp xử lý thích hợp với các trường hợp vi phạm. 2.2.6.Khoản mục chi phí nhân công trực tiếp Tại công ty việc thuê mướn lao động do các đội xây lắp chủ động dựa trên yêu cầu thực tế và tiến độ thi công của mình. Hình thức trả lương khoán theo sản phẩm có tác dụng khuyến khích tăng năng suất lao động. Tuy nhiên kế toán không tiến hành trích trước lương nghỉ phép cho công nhân trực tiếp sản xuất. Điều này khiến khoản chi phí NCTT bị tăng hoặc giảm đột biến do lao động xây lắp có tính mùa vụ và không đảm bảo thực hiện đúng chế độ kế toán hiện hành. Việc tính và phân phối tiền lương thực tế cho từng công nhân trong biên chế còn có điểm chưa hợp lý. Cụ thể, nếu theo công thức tính tiền lương được áp dụng tại công ty: Tiền lương của một công nhân Tổng tiền lương của cả đội Tổng số công của cả đội Số công của từng công nhân = x Có thể thấy công ty không có sự phân biệt về mặt trình độ tay nghề giữa công nhân phổ thông và công nhân kĩ thuật khi thực hiện phân phối tiền lương. Điều này sẽ tạo một tâm lý bình quân và không tạo động lực để mỗi người lao động phấn đấu nhằm khuyến khích nâng cao tay nghề. 2.2.7.Khoản mục chi phí sản xuất chung Chi phí sản xuất chung là khoản chi phí có tính nhạy cảm cao. Trong chi phí sản xuất chung bao gồm cả chi phí hội họp tiếp khách dưới công trường và đây lại là khoản phí có tính phức tạp, hoá đơn chứng từ liên quan nhiều. Do đó các đội sản xuất cần quản lý chi tiết hơn nhằm tránh tình trạng lạm dụng khoản chi phí này cho mục đích cá nhân. II.Phương hướng hoàn thiện công tác hạch toán kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty 1.Về công tác kế toán chung toàn công ty 1.1.Hoàn thiện công tác luân chuyển chứng từ Do địa bàn hoạt động của công ty chủ yếu là ở địa bàn Hà Nội và các tỉnh phụ cận, công ty nên quy định chứng từ nộp lên phòng kế toán mỗi tháng 3 lần vào các ngày 10, 20, 30 để đảm bảo xử lý nhanh các chứng từ tránh ùn tắc. Một biện pháp khác để thực hiện việc luân chuyển chứng từ theo quy định là: Phòng kế toán yêu cầu các đội trưởng đội xây dựng phải cam kết thực hiện nguyên tắc không làm thủ tục tạm ứng tiền khi chưa có đầy đủ hoá đơn- chứng từ thanh quyết toán số tạm ứng lần trước. Nếu có công trình ở xa, phòng kế toán có thể cử nhân viên tới tận công trình để thu thập chứng từ, cập nhật sổ sách chi tiết, đảm bảo phản ánh kịp thời các chi phí phát sinh 1.2.Hoàn thiện hệ thống sổ kế toán Hiện tại, công ty đang tổ chức ghi sổ kế toán thủ công theo hình thức Chứng từ ghi sổ. Theo chế độ quy định thì các sổ tổng hợp có liên quan tới hình thức ghi sổ này bao gồm: Chứng từ ghi sổ, Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, Sổ cái các tài khoản có liên quan. Tuy nhiên, công ty không mở Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ trong hệ thống sổ kế toán tổng hợp của mình. Việc mở sổ đăng ký chứng từ ghi sổ không những cho phép kế toán đối chiếu, kiểm tra số liệu được nhanh hơn mà còn đảm bảo tuân thủ chế độ sổ sách kế toán hiện hành. Kết cấu của Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ như sau: Sổ đăng kí chứng từ ghi sổ Chứng từ ghi sổ Số tiền Số hiệu Ngày tháng 1 2 3 Cộng Người ghi sổ (ký, họ tên) Kế toán trưởng (ký, họ tên) Ngày tháng năm Thủ trưởng đơn vị (ký, họ tên, đóng dấu) 1.3.áp dụng kế toán máy cho công tác kế toán Xuất phát từ yêu cầu về khối lượng cũng như chất lượng thông tin hàng ngày phục vụ cho quản lý, đặc biệt là thông tin về chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm; mặt khác, kế toán công ty đang tiến hành hạch toán theo hình thức Chứng từ ghi sổ- một hình thức rất phù hợp với việc áp dụng kế toán bằng máy vi tính thì việc vi tính hoá hệ thống tổ chức công tác kế toán là điều hết sức cần thiết. Đây không những là tiền đề để bắt kịp sự phát triển của xã hội hiện tại mà còn là một giải pháp tối ưu hoá hoạt động sản xuất và giúp giảm chi phí doanh nghiệp dành cho lao động kế toán. 1.4.Hoàn thiện tổ chức nhân lực kế toán Xuất phát từ một thực tế tổ chức nhân lực kế toán tại công ty đã rất tinh giản và gọn nhẹ, việc kiêm nhiệm thêm công tác kế toán là rất khó và rất dễ vi phạm các nguyên tắc quản lý tài chính. Mặt khác, so sánh quan hệ giữa chi phí bỏ ra cho lao động kế toán và lợi ích thu được từ chi phí này thì việc tuyển dụng thêm nhân viên kế toán là điều cần thiết. Nhân viên kế toán mới được tuyển dụng một cách kĩ lưỡng có thể đảm nhiệm phần việc giao dịch với Ngân hàng và với cơ quan Thuế vụ nhằm giảm bớt khối lượng công việc của nhân viên phụ trách thanh toán và thủ quỹ cũng như đảm bảo các nguyên tắc tài chính hiện hành. 2.Hoàn thiện công tác kế toán chi phí giá thành công trình xây lắp 2.1.Xác định giá trị sản phẩm dở dang Để điều chỉnh giá dự toán khối lượng xây lắp dở dang thành chi phí thực tế khối lượng xây lắp dở dang, công ty có thể áp dụng phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo cách: Chi phí thực tế klxl dở dang cuối kỳ CPSXDD đầu kỳ+CPSX trong kỳ Giá trị dự toán của giai đoạn xây lắp hoàn thành Giá trị dự toán của giai đoạn xây lắp dở dang cuối kỳ = x Giá trị dự toán của giai đoạn xây lắp hoàn thành + Thêm vào đó, đơn giá dự toán được dùng tại công ty hiện nay là đơn giá dự toán tổng hợp nên việc tách các khoản mục chi phí trong giá trị dở dang cuối kỳ và giá thành sẽ không chính xác hoặc không thực hiện được. Vì vậy, khi lập dự toán thi công, công ty nên lập đơn giá chi tiết song song với đơn giá tổng hợp. Khi đó, việc xác định giá trị sản phẩm dở dang sẽ gần với chi phí thực tế hơn và xác định được giá trị từng khoản mục chi phí trong giá thành. 2.2.Xác định hệ thống giá dự toán Xác định giá dự toán cho công trình xây lắp giữ một vai trò quan trọng có tính chất quyết định tới việc thắng thầu cũng như cân đối được mối quan hệ giữa đồng vốn bỏ vào và lợi ích kinh tế đem lại. Song, cho tới nay, giá dự toán công trình nhiều khi còn chênh lệch với một khoảng cách đáng kể so với giá thực tế. Do đó để làm tốt công tác này, công ty cần dựa trên các cơ sở sau: *Biện pháp tổ chức thi công: Căn cứ vào tiến độ, khối lượng và năng suất hiện có của công ty về lao động, vốn tự có để áp dụng biện pháp thi công cho từng khối lượng công việc cụ thể. Bên cạnh đó, cần phải lưu ý tới sự ảnh hưởng của các yếu tố như thời tiết, nguồn cung ứng nguyên vật liệu trên thị trường….. *Giá dự toán: Trên cơ sở khối lượng trên hồ sơ thắng thầu và giá trị thị trường tại thời điểm lập dự toán của địa bàn thi công, công ty tiến hành lập đơn giá dự toán chi tiết. Căn cứ vào đơn giá dự toán chi tiết, có thể tiến hành khoán chi phí chi các đội công trình. Đồng thời đơn giá này phải được điều chỉnh theo tỷ giá do Nhà nước công bố để xác định giá dự toán công trình xây lắp một cách linh hoạt mà vẫn đảm bảo các nguyên tắc về tài chính. 2.3.Công tác kế toán quản trị chi phí giá thành Trong môi trường cạnh tranh như hiện nay, việc cung cấp thông tin kế toán cho quản trị doanh nghiệp không chỉ dừng lạị ở việc cung cấp chính xác, kịp thời mà một yêu cầu nữa cần phải có là các thông tin đó phải được phân tích và trình bày sao cho bộ phận quản trị có thể dựa vào đó để đưa ra các quyết định nhanh chóng, phù hợp và hiệu quả. Yêu cầu này chỉ có thể được đáp ứng khi mà công tác kế toán quản trị được hạch toán thực hiện triệt để. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả của hệ thống thông tin kế toán nói riêng và hiệu qủa sản xuất kinh doanh nói chung cần đẩy mạnh hơn nữa công tác kế toán quản trị. Để tăng cường công tác quản trị chi phí, kế toán công ty nên phân loại chi phí theo một tiêu thức nữa là: Phân loại chi phí theo cách ứng xử của chi phí. Theo cách phân loại này, chi phí sản xuất xây lắp được chia thành: *Chi phí bất biến: Là chi phí không thay đổi theo khối lượng công việc. Ví dụ, chi phí lương cho công nhân gián tiếp đội xây dựng. *Chi phí khả biến: Là chi phí biến đổi theo khối lượng công việc. Ví dụ, chi phí lương công nhân trực tiếp sản xuất, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. *Chi phí hỗn hợp: Là chi phí mang cả hai đặc điểm bất biến và khả biến. Ví dụ, chi phí điện, điện thoại. Cách phân loại này giúp công ty xác định được điểm hòa vốn, trên cơ sở đó đề ra các biện pháp tiết kiệm chi phí và tận dụng tối đa các yếu tố đầu vào cho sản xuất. Hình thức giao khoán đang được áp dụng tại công ty cũng đã gợi mở một phương pháp quản lý chi phí trong công tác kế toán quản trị. Bởi vì, xuất phát từ hình thức này, công ty có thể áp dụng phương pháp kế toán chi phí định mức. Khi đó, toàn bộ các yếu tố chi phí đầu vào khi phát sinh sẽ được tính toán- tập hợp cho các đối tượng theo chi phí định mức. Kế toán xác định chênh lệch giữa chi phí sản xuất thực tế so với chi phí định mức do biến động về lượng và biến động về giá của từng khoản mục chi phí. Điều này giúp nhà quản trị phân biệt được chênh lệch do thay đổi định mức, chênh lệch do vượt định mức nhằm kiểm tra và kiểm soát chặt chẽ chi phí. Khoản chênh lệch chi phí định mức so với chi phí thực tế cuối kỳ được xử lý để xác định giá thành thực tế của sản phẩm hoàn thành. Hơn nữa, khi xem xét các biến động trong các khoản mục chi phí xây lắp, công việc phân tích không chỉ dừng lại sau khi đã thấy được sự biến động (như đã trình bày ở trên, thông thường có hai nhân tố ảnh hưởng tới sự biến động này là nhân tố giá và nhân tố lượng): Biến động về giá = Lượng thực tế x(Giá thực tế - Giá dự toán) Biến động về lượng = Giá dự toánx(Lượng thực tế - Lượng dự toán) mà còn phải chỉ ra được các nguyên nhân ảnh hưởng tới sự biến động đó. 2.4.Hoàn thiện hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Xuất phát từ phương thức khoán công việc, dựa trên cơ sở dự toán được lập cho mỗi công trình- hạng mục công trình và cho từng đội xây dựng, đội xây dựng nhận tạm ứng từ công ty để tự đảm bảo cung ứng vật liệu cũng như các yếu tố khác cho thi công. Công ty thực hiện quản lý đối với các đội xây dựng dựa trên các hóa đơn- chứng từ là chủ yếu. Như vậy có thể thấy công ty ít có sự kiểm soát đối với việc sử dụng vật liệu thực tế tại công trình. Để hạn chế những tiêu cực có thể có trong quá trình sử dụng vật liệu, công ty có thể quy định các định mức trần và mức sàn sử dụng vật liệu phục vụ cho thi công và tăng cường công tác giám sát thực tế thi công đồng thời cho phép các đội xây dựng được phép quản lý những khoản tiết kiệm chi phí vật liệu vào quỹ khen thưởng để khuyến khích người lao động sử dụng tiết kiệm vật liệu tránh những hao phí không đáng có. Nếu có nguyên vật liệu thừa phát sinh dưới các công trường thi công thì kế toán phải ghi chép nghiệp vụ thu hồi nguyên vật liệu thừa nhằm phản ánh trung thực chi phí thực tế phát sinh. Nguyên vật liệu thừa có thể giải quyết theo hai cách: 1 - Chuyển cho một công trình khác mà công ty đang tham gia thi công. Biện pháp lưu chuyển này có tác dụng tiết kiệm chi phí thu mua nguyên vật liệu trên toàn công ty vì giá nguyên vật liệu xây dựng trong năm thường có những biến đổi lớn. Nhưng biện pháp này chỉ thực sự có hiệu quả nếu công ty thực hiện thi công công trình của cùng một chủ đầu tư cũng như đảm bảo được tính đồng bộ-chất lượng vật liệu theo yêu cầu của chủ đầu tư. Khi đó, kế toán có thể tổ chức ghi chép như sau: Nợ TK621: Chi tiết cho công trình tiếp nhận vật liệu thừa. Có TK621: Chi tiết cho công trình có vật liệu thừa. 2 - Có thể đem bán số vật liệu thừa nếu việc vận chuyển chúng đến công trình mới chịu chi phí lớn không đảm bảo hiệu quả kinh tế. Theo đó, kế toán có thể ghi sổ nghiệp vụ này như sau: Nợ TK111,112,131…Số tiền thu được từ bán vật liệu thừa. Có TK711: Thu nhập hoạt động khác (Chi tiết bán vật liệu thừa). 2.5.Hoàn thiện hạch toán chi phí nhân công trực tiếp Để hạn chế biến động chi phí nhân công trực tiếp, công ty nên trích trước tiền lương nghỉ phép cho lao động trực tiếp sản xuất Nợ TK622 Có TK335 Mức trích trước tiền lương nghỉ phép được tính như sau: Tổng số tiền lương phép theo kế hoạch Tỷ lệ trích trước Tổng số tiền lương chính theo kế hoạch 100 x = Tiền lương thực tế phải trả trong tháng Mức trích trước lương phép kế hoạch Tỷ lệ trích trước = x Nợ TK335 Có TK334 Khi công nhân trực tiếp sản xuất nghỉ phép, kế toán tiến hành tính lương phép phải trả cho công nhân và ghi chép như sau: Việc trích trước tiền lương công nhân nghỉ phép nhằm đảm bảo đúng chế độ Kế toán-Tài chính hiện hành; không làm chi phí thay đổi đột biến trong một kỳ sản xuất và tuân thủ nguyên tắc phù hợp giữa doanh thu và chi phí trong hạch toán kế toán. Về vấn đề tính lương thực tế cho công nhân trong biên chế, thiết nghĩ việc đưa thêm hệ số cấp bậc vào công thức tính lương là rất cần thiết. Theo phương án này thì: Lương cơ bản của 1 công nhân Mức lương tối thiểu x Hệ số cấp bậc 22 ngày Số công thực tế 1 công nhân = x Lương thực tế phải trả 1 công nhân Tổng tiền lương khoán của cả đội -Lương CB đội Tổng số công thực tế cả đội Số công thực tế 1 công nhân = x 2.6.Hoàn thiện quản lý chi phí sản xuất chung Đối với công ty , yếu tố chi phí sản xuất chung bao gồm các khoản chi phí cho lắp điện, điện thoại, xây dựng lán trại cho các tổ đội thi công..các khoản chi phí này thường rất khó kiểm soát và dễ nảy sinh ra tiêu cực. Bởi thế, công ty cần yêu cầu các đội chấp hành nghiêm chỉnh chế độ hóa đơn, chứng từ đồng thời có thể tăng cường công tác giám sát các chi phí này. Thêm vào đó, công ty cần xây dựng các quy chế cụ thể để giảm bớt các khoản chi phí này như: các khoản chi đều phải có chứng từ để xác minh, chỉ ký duyệt đối với các khoản chi hợp lý- hợp lệ. Công ty cũng nên có quy định một mức chi phí định mức một cách chi tiết và thường xuyên kiểm tra- kiểm soát đối với khoản mục chi phí sản xuất chung. 2.7.Hoàn thiện hạch toán chi phí máy thi công Theo quyết định số 1864/1998/QĐ/BTC ngày 16/12/1998 của Bộ Tài Chính thì các doanh nghiệp xây lắp có thể sử dụng TK623 để phản ánh chi phí sử dụng máy thi công nếu doanh nghiệp có đội máy thi công riêng và không tổ chức hạch toán độc lập cho đội máy thi công. TK623 được chi tiết thành 6 TK cấp 2, trong đó có TK6237 "Chi phí dịch vụ mua ngoài" dùng để hạch toán các nghiệp vụ chi phí máy thi công mua ngoài. Trước thực tế sử dụng TK 6277 để phản ánh chi phí máy thi công thuê ngoài còn có nhiều bất cập như đã nêu ở phần nhược điểm, thiết nghĩ Công ty Cổ phần đầu tư Xây dựng Thăng Long nói riêng và các công ty hoạt động trong ngành xây lắp nói chung có phát sinh nghiệp vụ thuê ngoài máy thi công nên có kiến nghị với Bộ Tài Chính cho phép sử dụng TK6237 thay vì TK6277 nhằm giảm bớt khối lượng công tác kế toán và thực hiện tốt mục tiêu quản trị chặt chẽ khoản mục chi phí này. Rõ ràng là để có thể nâng cao hiệu quả của hoạt động sản xuất-kinh doanh nói chung và công tác hạch toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm nói riêng, công ty phải sử dụng đồng thời nhiều biện pháp. Nhưng các biện pháp này chỉ thực sự phát huy tác dụng khi chúng có tác động tương hỗ lẫn nhau: tức là khi biện pháp này được thực hiện sẽ có tác động tích cực tới việc thực thi các biện pháp khác, trong đó đặc biệt lưu ý tới mối quan hệ chặt chẽ giữa kế toán quản tị và kế toán tài chính. Kết luận Trong nền kinh tế cạnh tranh vô cùng gay gắt như hiện nay, yêu cầu đặt ra với mỗi doanh nghiệp là phải tối thiểu hóa chi phí và tối đa hóa lợi nhuận. Muốn vậy, giá thành sản phẩm của doanh nghiệp phải thấp hơn giá thành bình quân trên thị trường. Đối với các doanh nghiệp xây lắp, hạ được giá thành là vấn đề sống còn nhưng vẫn phải đảm bảo yêu cầu về chất lượng cũng như tính thẩm mỹ của công trình vốn rất khắt khe. Để có được những thông tin cần thiết cho các quyết định kinh tế phù hợp, nhà quản trị phải căn cứ vào công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Hoàn thiện công tác này không những góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho nhà quản lý ra các quyết định tối ưu mà còn có vai trò quan trọng trong việc quản lý và sử dụng vốn. Nhận thức được vấn đề tên, em đã chọn đề tài “Hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Thăng Long” cho Chuyên đề thực tập của mình. Trong thời gian thực tập tại công ty, em đã được tìm hiểu về thực trạng công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp; kết hợp với những kiến thức được học tại trường, em mạnh dạn trình bày một số ý kiến của mình với hy vọng góp phần hoàn thiện hơn nữa công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty. Một lần nữa, em xin trân trọng cảm ơn sự hướng dẫn chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo trong Khoa Kế toán, đặc biệt là Thầy giáo Nguyễn Hữu Đồng, cùng các Cán bộ- Nhân viên trong phòng Kế toán của Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Thăng Long đã giúp em hoàn thành chuyên đề này. Tài liệu tham khảo Sách 1. Hệ thống kế toán áp dụng trong các doanh nghiệp kinh doanh xây lắp. NXB Tài chính - 1999. 2. Giáo trình kế toán quản trị - Chủ biên TS. Nguyễn Minh Phương. NXB Giáo dục - 1998. 3. Kế toán xây dựng cơ bản. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội - 2000. 4. Lý thuyết và thực hành kế toán tài chính - Chủ biên TS. Nguyễn Văn Công. NXB Tài chính - 2000. Báo - Tạp chí 1. Tạp chí kế toán. 2. Tạp chí kiểm toán. 3. Tạp chí xây dựng. 4. Phụ san Tài chính. Tài liệu của Công ty 1. Tài liệu Phòng Dự án. 2. Tài liệu Phòng Kế toán. 3. Tài liệu Phòng Hành chính - Tổng hợp. mục lục Hệ thống tài khoản sử dụng(chi tiết đến TK cấp 1) Số hiệu Tên tài khoản 111 Tiền mặt 112 Tiền gửi ngân hàng 128 Đầu tư ngắn hạn khác 131 Thanh toán với người mua 133 Thuế GTGT đầu vào 138 Các khoản phải thu 141 Tạm ứng 142 Chi phí theo dự toán 154 Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang 211 Tài sản cố định hữu hình 213 Tài sản cố định vô hình 214 Hao mòn tài sản cố định 222 Góp vốn tham gia liên doanh 331 Thanh toán với người bán 333 Thanh toán với ngân sách 334 Thanh toán với CBCNV 335 Chi phí phải trả 338 Các khoản trích theo lương & phải trả khác 421 Thu nhập và phân phối thu nhập 411 Nguồn vốn kinh doanh 413 Quĩ xí nnghiệp 441 Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản 341 Nguồn vốn vay 511 Doanh thu chính 642 Chi phí quản lý doanh nghiệp 621 Chi phí NVLTT 622 Chi phí NCTT 627 Chi phí SXC 6277 Chi phí MTC 711 Thu nhập tài chính 811 Chi phí tài chính 721 Thu nhập khác 821 Chi phí khác 911 Kết quả kinh doanh 632 Giá vốn hàng bán

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docK0696.doc
Tài liệu liên quan