Đề tài Hoàn thiện công tác kế toán bán hàng tại Công ty CPTM và XNK Việt Tuấn

Để quán triệt nguyên tắc thận trọng trong kế toán. Công ty nên tiến hành lập dự phòng phải thu khó đòi. Thực trất của công việc này là cho phép Công ty được tính dự phòng bằng cách dành một phần lợi nhuận trong năm chuyển sang năm sau nhằm trang trải nợ phải thu khó đòi có thể phải sử lý trong năm sau, không làm ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của năm sau. Theo quy định về lập dự phòng (thông tư 107 /2001/TT – BTC) - Điều kiện lập dự phòng phải thu khó đòi + Khoản công nợ phải thu có thời hạn từ 3 năm trở nên + Đơn vị nợ đã giải thể, phá sản, đã ngừng hoạt động hoặc trường hợp thời hạn nợ chưa quá 3 năm nhưng đã có đầy đủ bằng chứng về việc đơn vị giải thể, phá sản. - Phương pháp lập dự phòng phải thu khó đòi Dự phòng phải thu khó đòi phải được lập chi tiết cho từng khỏan nợ phải thu khó đòi. Cuối kỳ khi lập báo cáo tài chính, căn cứ vào số dư chi tiết của khoản thu khó đòi để lập dự phòng hoạch toán và chi phí sản xuất kinh doanh, sang cuối niên độ kế toán sau xác định số dự phòng cần lập. + Nếu dự phòng cần lập lớn hơn số dự phòng đã lập năm trước thì lập số chênh lệch lớn hơn. + Nếu số dự phòng cần lập nhỏ hơn số dự phòng đã lập thì hoàn nhập sổ dự phòng. Mức dự phòng các khoản nợ phải thu khó đòi tối đa không vượt quá 20% tổng số dư nợ phải thu của doanh nghiệp tại thời điểm cuối năm và đảm bảo cho doanh nghiệp không bị lỗ.

doc30 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1795 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện công tác kế toán bán hàng tại Công ty CPTM và XNK Việt Tuấn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời nói đầu Trong điều kiện nền kinh tế thị trường với cơ chế thực hiện hạch toán kinh doanh, để có thể tồn tại và phát triển trong sự cạnh tranh sôi động các đơn vị sản xuất kinh doanh nói chung và các đơn vị nhà sản xuất kinh doanh Nhà nước nói riêng đều phải đảm bảo tự chủ trong hoạt động sản xuất kinh doanh, tự lấy thu bù chi và đảm bảo có lãi. Thực hiện yêu cầu đó bắt buộc các đơn vị sản xuất kinh doanh phải quan tâm hơn tới tất cả các khâu của quá trình sản xuất kinh doanh kể từ khi bỏ vốn cho tới khi thu vốn về. Để quản lý một cách có hiệu quả và tốt nhất đối với các hoạt động sản xuất kinh doanh đều phải sử dụng đồng thời hàng loạt các công cụ quản lý khác nhau trong đó kế toán được coi là công cụ hữu hiệu nhất và không thể thiếu được trong nền kinh tế thị trường. Một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển trong cơ chế thị trường hiện nay phải quan tâm đến nhiều vấn đề như nghiên cứu thị trường, tổ chức sản xuất kinh doanh, quảng cáo và xúc tiến việc bán hàng ... là tuỳ theo đặc điểm kinh tế của từng ngành, điều kiện kinh tế xã hội của từng nơi. Vì vậy em đã chọn đề tài: “Hoàn thiện công tác kế toán bán hàng tại Công ty CPTM và XNK Việt Tuấn” để có thể hiểu rõ những vấn đề trên. Mục tiêu của đề tài là vận dụng lý thuyết đã học trong nhà trường để tìm hiểu thực tế công tác kế toán tài chính nhằm bổ sung cho kiến thức đã học và nâng cao trình độ nghiệp vụ. Báo cáo thực tập tổng hợp của em được trình bầy qua những nội dung sau: - Phần I: Tổng quan về Công ty CPTM và XNK Viêt Tuấn - Phần II: Thực trạng tổ chức hạch toán kế toán tại Công ty CPTM và XNK Viêt Tuấn. - Phần III: Đánh giá thực trạng hạch toán kế toán tại Công ty CPTM và XNK Viêt Tuấn. Phần I Tổng quan về công ty CPTM &xNK Việt tuấn I. Quá trình hình thành và phát triển. Công ty CPTM và XNK Việt Tuấn được thành lập theo Quyết định số 210/QP ký ngày 11/03/1995, có trụ sở tại: Số 51/228 Phố Lê Trọng Tấn. Sau hai năm hoạt động, công ty đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng và không ngừng lớn mạnh cả về mặt tổ chức nhân sự và năng lực hoạt động.Trong thời gian qua Công ty Việt Tuấn liên tục có các quyết định bổ sung chức năng để mở rộng lĩnh vực và phạm vi hoạt động với các nghành nghề kinh doanh chủ yếu sau đây : Kinh doanh thương mại xuất nhập khẩu Lắp ráp và kinh doanh thiết bị y tế Bên cạnh đó, công ty đã chủ động xin bổ sung chức năng kinh doanh thiết bị y tế. Từ những chủ động đó kết hợp với nỗ lực của tập thể cán bộ,công nhân viên trong toàn công ty, công ty đã đạt được nhiều kết quả tích cực trong lĩnh vực mới mẻ này qua các hợp đồng cung cấp và lắp đặt thiết bị y tế cho các đơn vị trên địa bàn thành phố Hà Nội và các địa bàn khác như :Hải Phòng, Quảng Ninh, Lạng Sơn, Nam Định ...Qua các hợp đồng này, công ty Việt Tuấn đã từng bước tạo dựng được uy tín của mình trong lĩnh vực cung cấp và dịch vụ thiết bị y tế trên địa bàn.Vì vậy Công ty đã đạt được những bước phát triển nhanh chóng, với các sản phẩm chất lượng cao và chế độ bảo hành tận tình, chu đáo, công ty đã giành được sự tín nhiệm của các đơn vị, cơ quan. II. Đặc điểm kinh doanh và tổ chức sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 1. Chức năng hoat động chính của Doanh Nghiệp. 1.1. Kinh doanh, lắp đặt trang thiết bị Kinh doanh, lắp đặt trang thiết bị là một trong những hoạt động then chốt trong lĩnh vực thiết bị y tế của Công ty Việt Tuấn trong giai đoạn hiện tại và cho cả chiến lược lâu dài của Công ty. Ngay sau khi triển khai hoạt động trong lĩnh vực thiết bị y tế và đạt được một số kết quả qua hoạt động bán buôn, bán lẻ thiết bị linh kiện y tế, Công ty đã tập trung cao nhất năng lực của mình trên cơ sở có sự hỗ trợ giúp đỡ của các cơ quan, đơn vị trong và ngoài nước để tham gia vào các dự án. Với phương châm “Tạo ra được hiệu quả tối ưu cho khách hàng” kết hợp với việc dựa trên nền tảng đó mà công ty đã thực hiện hoàn hảo các dự án. Cơ chế bảo hành, bảo trì của Công ty đã làm hài lòng khách hàng. 1.2. Kinh doanh bán buôn và bán lẻ. Hoạt động kinh doanh bán buôn, bán lẻ thiết bị và linh kiện y tế là hoạt động được công ty triển khai rất sớm với phương châm phục vụ tới tận tay người tiêu dùng và “Tất cả các khách hàng sẽ là bạn”. Công ty coi hoạt động bán buôn, bán lẻ là cầu nối gắn kết Công ty và bạn hàng. Mỗi khách hàng khi đến với Công ty không chỉ được thoả mãn tối ưu nhu cầu tiêu dùng cùng với một chi phí bỏ ra mà chế độ bảo hành cho khách hàng cũng được đội ngũ nhân viên kỹ thuật của Công ty thực hiện tận tình,chu đáo ngay tại đơn vị của khách hàng khi có yêu cầu. Chính vì thế, sự kết nối giữa Công ty và khách hàng ngày càng chặt chẽ và là động lực không nhỏ thúc đẩy Công ty đến với những dự án lớn hơn. Các sản phẩm mà Công ty cung cấp gồm : - Đệm hơi nước - Dụng cụ cho phong mổ Máy đo huyết áp - Bình ôxi 2. Kết quả kinh doanh của Công ty trong năm 2006 –2007. Bảng kết quả hoạt động sxkd trong năm 2006 - 2007. Đơn vị tính: Triệu đồng Các chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 So sánh Tiền TT Tiền TT Tiền TL 1. Lợi nhuận kinh doanh 701 86,44 786 87,43 85 12,13 a. Kinh doanh dự án 305 43,51 350 44,53 45 14,75 b. Kinh doanh bán buôn, bán lẻ 207 29,53 230 29,26 23 11,11 2. Lợi nhuận từ hoạt động ĐTTC 95 11,7 100 11,12 5 5,26 3. Lợi nhuận khác 15 1,86 13 1,45 -2 -13 Tổng cộng 811 100 899 100 88 10,85 Nhận xét: Nhìn tổng thể chung thì công ty đã hoàn thành tốt kế hoạch đặt ra. Qua bảng trên ta thấy. Tổng lợi nhuận trong năm 2007 đạt 899 triệu đồng tăng so với năm 2006 là 88 triệu đồng, và đạt tỷ lệ tăng 10,85 %. Tóm lại lợi nhuận của doanh nghiệp tăng chủ yếu là do lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh tăng. 3. Tình hình vốn và nguồn vốn kinh doanh của Công ty. Đơn vị tính: Đồng Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 So sánh Số tiền Tỷ lệ % TSLĐ&ĐTNH 18.289.033.966 19.459.975.461 1.170.941.495 106,4 TSCĐ&ĐTDH 6.613.654.029 7.914.849.044 1.301.195.015 119,7 Tổng tài sản 24.902.687.995 27.374.824.505 2.472.136.510 109,9 Nợ phải trả 3.378.762.715 5.947.177.383 2.568.414.668 176 Vốn chủ sở hữu 21.523.925.280 21.427.647.122 -96.278.158 96 Tổng nguồn vốn 24.902.687.995 27.374.824.505 2.472.136.510 109,9 Căn cứ vào số liệu so sánh các chỉ tiêu trên ta có nhận xét sau: - Tỷ trọng tài sản của Công ty: Tỷ trọng TSCĐ =( Tổng TSCĐ và đầu tư dài hạn x 100 ) / Tổng tài sản Năm 2006 = ( 6.613.654.029 x 100 ) / 24.902.687.995 = 26,56 % Năm 2007 = ( 7.914.849.044 x 100 ) / 27.374.824.505 = 28,9 % Như vậy so với tổng tài sản thì TSCĐ và đầu tư dài hạn của Công ty chiếm tỷ trọng nhỏ. Năm 2006 tỷ trọng đầu tư vào TSLĐ là : 100 % - 26,56 % = 73,44 % Năm 2007 tỷ trọng đầu tư vào TSLĐ là : 100 % - 28,9 % = 71,1 % Ta có thể rút ra kết luận , Công ty đã kinh doanh tốt. - Tình hình chiếm dụng vốn và đi chiếm dụng vốn của Công ty : Mức độ đi chiếm dụng vốn = ( ồ nợ phải trả bên NV x 100 ) / ồ TS Năm 2006 = ( 3.378.762.715 x 100 ) / 24.902.687.995 = 13,57 % ăm 2007 = ( 5.947.177.383 x 100 ) / 27.374.824.505 = 21,73 % Mức độ đi chiếm dụng vốn của Công ty năm 2007 tăng nhiều so với năm 2006. Nên Công ty cần phải giảm bớt được các khoản nợ thì mức độ chiếm dụng sẽ giảm theo. Mức độ bị chiếm dụng vốn = (ồcác khoản phải thu bên TS x 100)/ ồ TS Năm 2006 = ( 5.134.452.950 x 100) / 24.902.687.995 = 20,62 % Năm 2007 = ( 5.542.745.436 x 100) / 27.374.824.505 = 20,25 % Mức độ bị chiếm dụng của Công ty năm 2007 so với năm 2006 giảm nhưng không đáng kể. Với mức độ bị chiếm dụng tăng tương đối nhiều là một trong những lý do làm Công ty phải đi chiếm dụng nên do đó Công ty cần vốn. III. Đặc điểm tổ chức quản lý của công ty. 1. Sơ đồ tổ chức kinh doanh của công ty. Văn phòng công tyCông ty Chi nhánh Hải Dương Chi nhánh Quảng Ninh Chi nhánh Hà Nội Chi nhánh LạngSơn Chi nhánh Nam Định Các đơn vị thành viên hạch toán kinh tế phụ thuộc, hoạt động theo kế hoạch hạch toán của Công ty và mọi hoạt động phải chịu sự quản lý trực tiếp của Công ty. Các đơn vị thành viên tổ chức Bộ máy quản lý theo Bộ máy quản lý của Công ty: Là các phòng ban nghiệp vụ Đơn vị. Đứng đầu đơn vị thành viên là Giám đốc, giúp việc là các Phó giám đốc. Giám đốc Công ty có quyền quyết định cơ cấu bộ máy quản lý của các Đơn vị thành viên theo hướng tinh giảm biên chế gián tiếp nhưng vẫn bảo đảm phát huy được hiệu lực. 2. Sơ đồ tổ chức bộ máy nhân sự tại văn phòng công ty. Giám đốc Phó giám đốc kinh doanh Phó giám đốc tổ chức hành chính Phòng kinh doanh TTâm Dịch vụ bảo hành Phòng hành chính Phòng TC - KT * Nhiệm vụ của các phòng ban, bộ phận nghiệp vụ: 1.Giám đốc Công ty là đại diện pháp nhân của Công ty và chịu trách nhiệm trước Bộ y tế, trước Pháp luật, cấp uỷ cấp mình về điều hành hoạt động của Công ty. Sau khi có Nghị quyết cấp uỷ, Giám đốc có quyền điều hành cao nhất trong doanh nghiệp. 2.Các Phó giám đốc giúp Giám đốc điều hành Công ty theo phân công và uỷ quyền của Giám đốc, chịu trách nhiệm trước Giám đốc về nhiệm vụ được Giám đốc phân công và uỷ quyền. 3.Kế toán trưởng giúp Giám đốc Công ty chỉ đạo tổ chức thực hiện công tác kế toán, thống kê của Công ty và có nhiệm vụ quyền hạn theo quy định của Pháp luật. 4.Các phòng chuyên môn nghiệp vụ của Công ty có chức năng giúp việc Giám đốc Công ty trong quản lý và điều hành công việc của Công ty. Phần II Thực trạng tổ chức hạch toán kế toán tại công ty CPTM & XNK Việt Tuấn I. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán. Kế toán trưởng Kế Toán Hàng Bán Kế Toán Tổng Hợp Kế Toán Tài Sản Cố định Kế Toán Hàng Mua Kế Toán Thanh Toán Ban Kế Toán chi nhánh Chức năng từng phần hạch toán. - Phòng kế toán của Công ty được tổ chức theo mô hình tập trung . Nhiệm vụ của phòng kế toán : + Giám sát tình hình hoạt động tài chính của Công ty. + Tổ chức hạch toán kinh tế độc lập cho riêng doanh nghiệp. + Tổng hợp lập báo cáo tài chính vào cuối mỗi chu kỳ kinh doanh theo chế độ qui định của ngành chủ quản . + Lập kế hoạch tài chính cho kỳ kinh doanh tiếp theo. Kế toán trưởng Kế toán phó 2 Kế toán phó 1 Kế Toán Hàng Hoá Kế Toán Vận Tải Kế Toán Hàng Bán Kế Toán Tổng Hợp Kế Toán Tài Sản Cố định Kế Toán Hàng Mua Kế Toán Thanh Toán Ban Kế Toán Xí Nghiệp - Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán của Công ty: + Kế toán trưởng: Phụ trách chung trực tiếp công tác hạch toán kế toán, công tác tài chính và nhân sự . + Kế toán TSCĐ: Theo dõi về quản lý tài sản cố định đồng thời đảm nhiệm việc nhập dữ liệu vào máy vi tính. + Kế toán hàng mua: Theo dõi hàng mua tại Công ty + Kế toán tổng hợp: Chịu trách nhiệm tổng hợp, làm kế toán Công ty. + Kế toán bán hàng: Theo dõi hàng bán trên địa bàn kinh doanh. + Kế toán hàng hoá: Theo dõi N - X, tồn kho hàng hoá toàn Công ty. + Ngoài ra còn có thủ quỹ đảm nhiệm các công việc riêng :1 thủ quỹ chính phụ trách quỹ tiền mặt của Công ty, các thủ quỹ ở các chi nhánh. II. Đặc điểm vận dụng chế độ, chính sách kế toán của Công ty. Từ đặc điểm hoạt động kinh doanh của mình Công ty áp dụng hình thức sổ nhật ký chung theo quyết định QĐ15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ Tài Chính. Chứng từ gốc Sổ nhật ký đặc biệt Sổ nhật ký chung Sổ thẻ chi tiết Sổ cái Bảng tổng hợp chi tiết Bảng cân đối số phát sinh Báo cáo tài chính Sơ đồ hạch toán theo hình thức sổ nhật ký chung Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Quan hệ đối chiếu Công ty áp dụng kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên và nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Công ty áp dụng hình thức tổ chức công tác kế toán tập chung, việc lập báo cáo Tài chính chỉ có Công ty có quyền công bố ra ngoài Công ty, và có giá trị pháp lý. III. Đặc điểm tổ chức một số phần hành kế toán chủ yếu tại công ty CPTM & XNK Việt tuấn. 3.1 Chứng từ và tài khoản sử dụng * Chứng từ sử dụng + Hoá đơn GTGT_mẫu số 01/GTGT_3LL + Phiếu xuất kho_mẫu số 02_VT + Phiếu thu mẫu số 01 _VT + Uỷ nhiệm thu ,uỷ nhiệm chi * Tài khoản kế toán sử dụng + TK 511: “Doanh thu bán hàng” + TK521: “Chiết khấu thương mại” . + TK 531: “Hàng bán bị trả lại” . + TK532: “Giảm giá hàng b án” . + TK 632 “Giá vốn hàng bán Và các TK khác như TK 111,112,131,3331 3.2 Các phương thức bán hàng Công ty Việt Tuấn thực hiện theo 2 phương thức bán hàng là bán buôn và bán lẻ 3.3 Các phương thức thanh toán tiền hàng Công ty đang áp dụng 2 phương thức thanh toán chủ yếu là: a) Bán hàng thu tiền ngay (thanh toán nhanh) b) Bán hàng chưa thu được tiền ngay(thanh toán chậm) 3.4 Trình tự luân chuyển chứng từ a) Trường hợp bán hàng thu tiền ngay Hoá đơn GTGT Liên 1: Lưu tại Liên 2: Giao cho Liên 3: Giao cho Vào thẻ kho Phòng kế toán khách hàng thủ kho ( sổ kho) Xuất hàng Phiếu thu Các sổ liên quan 111,511,3331 Ví dụ: Ngày 5/1/2006 chi nhánh xuất hàng cho Công ty THHH TM & Thiết bị y tế Nam Anh thanh toán ngay bằng tiền mặt Loại Số luợng Đơn giá Thành tiền Máy đo huyế áp 10 cái 650.000 6.500.000 Đệm hơi nước 10 Chiếc 400.000 4.000.000 Từ nghiệp vụ này ,phòng kế toán sẽ tiến hành các công việc +Lập hoá đơn GTGT Mẫu số 01/GTGT_3LL Hoá đơn GTGT Liên 1(lưu) Ngày 5 tháng 1 năm 2006 Ký hiệu:CX/2006A Số : 0052311 Đơn vị bán hàng: Công ty CPTM & XNK Việt Tuấn Địa chỉ: Số 51/228 phố Lê trọng Tấn Điện thoại Họ Tên người mua: Đơn vị :Công ty TNHH TM & Thiết bị y tế Nam Anh Địa chỉ: Số 26/415 Nguyễn Trãi – Thanh Xuân – HN. Hình thức thanh toán: Tiền mặt MST: 0102034625 STT Tên hàng hoá dịch vụ ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền 1 2 3 4 5 6= 4´ 5 1 Máy đo huyết áp Cái 10 650.000 6.500.000 2 Đệm hơi nước Chiếc 10 400.000 4.000.000 Cộng tiền hàng 1.500.000 Thuế suất GTGT: 10% Tiền thuế GTGT 150.000 Tổng cộng thanh toán 1.650.000 Số tiền viết bằng chữ : Một triệu sáu trăm năm mươi ngàn đồng chẵn ./. Người mua hàng Người bán hàng Thủ trưởng đơn vị + Phiếu xuất kho : Phiếu xuất kho do thủ kho của công ty lập trên cơ sở hoá đơn GTGT, làm căn cứ giá vốn hàng bán. Đơn vị : Công ty CPTM & XNK Việt Tuấn Bộ phận : Phiếu xuất kho Ngày 5 tháng 1 năm 2006 Số: 0075436 Nợ TK 632 Có TK 156 Họ tên người nhận hàng: Công ty TNHH TM & Thiết bị y tế Nam Anh Lý do xuất kho: Xuất bán Xuất tại kho : Công ty STT Tên nhãn hiệu Mã số ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền quy cách,phẩm chất,vật tư,sản phẩm Yêu cầu Thực xuất A B 1 Máy đo huyết áp Cái 10 10 600.000 6.000.000 2 Đệm hơi nước Chiếc 10 10 370.000 3.700.000 Cộng 9.700.000 Tổng số tiền (bằng chữ) Xuất ngày 5 tháng 1 năm 2006 Phụ trách bộ phận Phụ trách cung tiêu Người nhận Thủ kho sử dụng Kế toán viết phiếu thu và thu tiền Theo hoá đơn GTGT, Công ty Nam Anh thanh toán tiền ngay. Vì vậy sau khi giao hàng, kế toán bán hàng chuyển hoá đơn GTGT (liên 1) cho kế toán để viết phiếu thu và thu tiền. Đơn vị : Công ty CPTM & XNK Việt Tuấn Bộ phận Phiếu thu Ngày 5 tháng 1 năm 2006 Quyển số: Số Nợ Có Họ tên người nộp tiền : Công ty TNHH TM & Thiết bị y tế Nam Anh Địa chỉ: Số 26/415 Nguyễn Trãi – Thanh Xuân – HN. Lý do nộp : Trả tiền mua hàng theo hoá đơn số 0075436 Số tiền : 1.500.000đ Viết bằng chữ: Một triệu năm trăm nghìn đồng chẵn./. Kế toán trưởng Người lập phiếu Đã nhận đủ số tiền Ngày 5 tháng 1 năm 2006 Thủ quỹ ( Ký ,ghi rõ họ tên) b) Trường hợp bán hàng chưa thu tiền Hoá đơn GTGT Liên 1: Lưu kế toán Liên 2: Giao cho Liên 3:Giao cho Vào thẻ kho khách hàng thủ kho (số kho) Phản ánh vào các sổ liên Xuất hàng quan 131 ,511,3331 Trong trường hợp này,trình tự kế toán bán hàng được tiến hành như sau Sau khi hợp đồng kinh tế được ký kết tại phòng kinh doanh ,kế toán bán hàng lập hoá đơn GTGT( 3 liên), liên 3 chuyển xuống cho thủ kho,thủ kho căn cứ vào hoá đơn GTGT đó để viết phiếu xuất kho cho hàng xuất.Sau khi xuất hàng,thủ kho căn cứ vào Hoá đơn GTGT (3 liên) để ghi vào sổ kho (ghi số lượng hàng xuất). Kế toán bán hàng và theo dõi công nợ ghi vào sổ chi tiết theo dõi công nợ sổ theo dõi doanh thu 3.5. Hoạch toán giá vốn hàng bán Tại Công ty Việt Tuấn trị giá hàng xuất kho tính theo giá đích danh . Ví dụ: Giá vốn của lô hàng hoá xuất kho trong tháng được kế toán tập hợp như sau Đơn giá của máy đo huyết áp xuất bán là: 600.000 nghìn đồng/cái Đơn giá của đệm hơi nước xuất bán là: 370.000 nghìn đồng/chiếc Như vậy trị giá vốn là: Máy đo huyết áp = (10)´600.000 = 6.000.000 Đệm hơi nước = (10)´370.000 = 3.700.000 Báo cáo Nhập_Xuất_ Tồn hàng hoá được kế toán hàng hoá lập vào cuối tháng sau khi đã xác định được trị gia vốn của hàng nhập và xuất trong tháng Xác định hàng hoá tồn kho cuối kỳ ta có công thức Tồn Dư Nhập Xuất cuối = đầu + trong - trong kỳ kỳ kỳ kỳ sổ theo dõi doanh thu bán hàng Tháng 1 năm 2006 Đơn vị tiền: 1.000 đ Chứng từ Mã khách Số tiền Tài khoản Doanh thu Thanh toán chậm Sổ Ngày Nợ Có Thanh toán ngay Tiền mặt Tiền GNH 0075431 1/1/06 AC 11 11527 111 511 11527 0075432 1/1/06 YA 5 16028 131 511 16028 0075433 2/1/06 XA 10 35213 112 511 35213 .... …. …. …. …. …. …. …. ….. 0075436 5/1/06 B A 20 1370 111 511 1650 …. …. …. …. …. …. …. …. …. 0075445 31/1/06 MQ 15 2840 131 511 2840 …. …. …. …. …. … …. …. …. Cộng 2.127.142 643.177 516.728 655.946 Ngày 31 tháng 01 năm 2006 Kế toán ghi sổ Kế toán trưởng 3.6 Hạch toán thuế GTGT Thuế GTGT là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất đến tiêu dùng Thuế GTGT phải nộp có thể được xác định một trong hai phương pháp khấu trừ thuế hoặc tính trực tiếp GTGT Công ty Việt Tuấn thực hiện nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Tất cả các loại hàng hoá đều chịu thuế suất 10%. Như vậy số thuế GTGT phải nộp xác định theo công thức. Số thuế phải nộp = Số thuế GTGT đầu ra – Số thuế GTGT đầu vào được KT Hiện nay mạng lưới tiêu thụ của chi nhánh là khá rộng, do đó trong quá trình bán hàng cũng thường phát sinh các khoản nợ phải thu và kế toán phải mở sổ theo dõi công nợ cho từng khách hàng khi khách hàng chưa thanh toán tiền hàng, kế toán phản ánh vào sổ ''Cộng nợ mở cho tứng khách hàng chứng từ làm căn cứ để ghi sổ chi tiết cộng nợ là hoá đơn GTGT”. Sổ chi tiết cộng nợ Công ty CPTM & XNK Việt Tuấn Địa chỉ: Số 51/228 Phố Lê Trọng Tấn Sổ chi tiết công nợ Tháng 1 năm 2006 Tài khoản 131 - Phải thu của khách hàng Đối tượng - MQ- Minh Quyền Đơn vị tiền: 1.000đ Chứng từ Diễn giải TK Đ/Ư Phát sinh Số Ngày Nợ Có ……. 5/01 …. Dư đầu tháng Doanh thu bán thiết bị y tế Thuế GTGT chưa thanh toán ……………….. Cộng phát sinh Dư cuối 511 33311 ……. 2.840 284 15577 ……. …… Ngày 31 tháng 1 năm 2006 Kế toán ghi sổ Kế toán trưởng 3.7. Kế toán xác định kết quả bán hàng tại Công ty Việt Tuấn a. Chứng từ và tài khoản sử dụng. Trong quá trình hoạch toán chi nhánh sử dụng các TK sau: TK 641: Chi nhánh bán hàng TK 911: Xác định kết quả kinh doanh Tại chi nhánh Điện Quang không sử dụng TK 642 ''chi phí quản lý doanh nghiệp '' Chứng từ được sử dụng để hoạch toán chi phí bán hàng là phiếu thu phiếu chi… b. Hạch toán chi phí bán hàng. * Chi phí bán hàng là chi phí lưu thông, chi phí tiếp thị phát sinh trong quá trình bán hàng gồm có. Chi phí giao dịch, lương nhân viên bán hàng và các chi phí gắn liền với kho bảo quản hàng hoá. 3.8. Hạch toán kết quả bán hàng Kết quả bán hàng được xác định như sau: Lợi nhuần thuần từ hoạt động BH = DT thuần – GVốn HB – CPBH. Doanh thu BH = Tổng DT – Các khoản giảm trừ Việc xác định kết quả bán hàng được thực hiện vào cuối mỗi tháng. Trong tháng 1 năm 2006, kế toán Công ty Việt Tuấn6đã hạch toán kết quả bán hàng như sau: * Phản ánh doanh thu bán hàng + Doanh thu bằng tiền mặt. Nợ TK 111 643.177.000 Có TK 511 643.177.000 + Doanh thu bằng tiền gửi ngân hàng Nợ TK 112 516.728.000 Có TK 511 516.728.000 * Doanh thu trả chậm Nợ TK 131 655.946.000 Có TK 511 655.946.000 * Trong tháng 1 năm 2006 Công ty không phát sinh các khoản giảm trừ doanh thu, do đó trong phần này họ phản ánh các khoản giảm trừ doanh thu. * Kết chuyển doanh thu thuần về bán hàng Nợ TK 511: 1.815.851.000 Có TK 911: 1.815.851.000 * Phản ánh trị giá vốn hàng bán Nợ TK 632: 1.561.940.000 Có TK 156: 1.561.940.000 * Kết chuyển giá vốn hàng bán Nợ TK 911 : 1561.940.000 Có TK 632: 1561.940.000 * Kết chuyển CPBH Nợ TK 911: 20.585.000 Có TK 641: 20.585.000 Kết quả tiêu thụ tháng 1 năm 2006 được xác định như sau: Kết quả tiêu thụ = 1.815.851.000 - 1561.940.000- 20.585.000 = 233.326.000 Sau đó kế toán ghi. Nợ TK 911:233.326.000 Có TK 421:233.326.000 Như vậy, KQKD của Công ty trong tháng 1/2006 là có lãi. phần III Đánh giá thực tràng hạch toán kế toán tại công ty CPTM & xnk việt tuấn 1. Những ưu điểm Một trong những vẫn đề cơ bản mà các nhà lãnh đạo doanh nghiệp hiện nay quan tâm đó là làm sao có thể đứng vững được trong nền kinh tế thị trường có sự cạnh tranh khốc liệt. Muốn làm được như vậy thì doanh nghiệp phải đưa được nhiều sản phẩm của mình ra thị trường và được người tiêu dùng chấp nhận,. Để làm được như vậy thì doanh nghiệp phải tổ chức tốt công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng. Sau một thời gian thực tập tại Công ty CPTM & XNK Việt Tuấn, được quan sát thực tế công tác kế toán của công ty.Tuy khả năng còn hạn chế song với kiến thức đã học tại trường em xin đưa ra một ưu điểm tại Công ty như sau: 1.1 Những kết quả đạt được. * Về bộ máy kế toán: - Tại Công ty có đội ngũ kế toán nhiệt tình, trình độ chuyên môn cao, nghiệp vụ vững vàng, sử dụng vi tính thành thạo giúp cho công việc kế toán nhanh gọn và chính xác. - Việc tổ chức bộ máy kế toán như hiện nay đảm bảo sự thống nhất đối với công tác kế toán, giúp cho kế toán phát huy đủ vai trò, chức năng của mình. * Về hình thức kế toán. Công ty sử dụng hình thức nhật ký – chứng từ. Hình thức này có ưu điểm: Căn cứ chứng từ để ghi sổ kế toán rõ ràng, không phát sinh việc ghi trùng lặp, khối lượng công việc ghi sổ kế toán ít vì tận dụng ưu thế của bản tổng hợp chứng từ gốc cùng loại, công việc kiểm tra đối chiếu không bị dồn vào cuối kỳ kế toán, áp dụng hình thức này công ty giảm được lao động trong phòng kế toán mà vẫn cung cấp nhanh nhất, chính xác nhất những thông tin kinh tế phục vụ cho quản lý điều hành doanh nghiệp * Về phương pháp tính giá vốn hàng xuất kho. Hiện nay tại Công ty đang áp dụng tính giá vốn hàng xuất kho theo giá đích danh, đây là phương pháp được sử dụng trong trường hợp doanh nghiệp quản lý hàng hóa theo từng lô hàng đó. Như vậy vấn đề đặt ra đó là nếu lô hàng nhập vào tháng 1 mà sang tháng 2, tháng 3 tháng 4 chưa tiêu thụ được mà sang tận tháng 5 mới tiêu thụ được vậy thì trong 5 tháng đó hàng vẫn để ở trong kho mà khi xuất ra vẫn tính theo giá ban đầu thì doanh nghiệp sẽ không thu hồi được khoản chi phí kho bãi để hàng. * Về hình thức sổ kế toán Hiện nay Công ty sử dụng các loại sổ theo hình thức kế toán Nhật ký chứng từ, tuy có ưu điểm nhưng hình thức này không thuận tiện khi sử dụng như: Mẫu sổ phức tạp cồng kềng không phù hợp với kế toán bằng máy… và đặc biệt không phù hợp với quy mô kinh doanh của chi nhánh. Với đặc điểm là một doanh nghiệp thương mại có quy mô kinh doanh cũng như bộ máy quản lý kinh doanh không lớn, chi nhánh áp dụng chế độ kế tóan ban hành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tuy nhiên trong doanh mục sổ kế toán áp dụng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ không có hình thức sổ kế toán Nhật ký – chứng từ vì hình thức này thường được áp dụng trong các doanh nghiệp lớn, trong kỳ kế toán có phát sinh nhiều nghiệp vụ kinh tế. Nên việc Công ty áp dụng hình thức kế toán này là không phù hợp với thực tế công tác kế toán phát sinh ở đơn vị. Những nguyên tắc cơ bản của việc hoàn thiện kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng. - Việc hoàn thiện phải đảm bảo tuân thủ đúng chế độ kế tóan và chế độ tài chính hiện hành của nhà nước. - Các biện phát hoàn thiện đưa ra cần mang tính khả thi có hiệu quả cao nhất với chi phí thấp nhất. Chính vì vậy việc hoàn thiện phải dựa trên nguồn nhân lực hiện có, bộ máy quản lý Công ty không thay đổi, phù hợp với đặc điểm Công ty. 1.2. Những tồn tại và nguyên nhân nhằm hoàn thiện công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại Công ty Việt Tuấn . * Giải pháp 1. Về phương pháp tính giá vốn hàng xuất kho.Hiện nay, chin nhánh tính trị giá hàng xuất kho theo phương pháp giá đích danh, phương pháp này đơn giản nhưng khó bù đắp chi phí. Do đó nên áp dụng phương pháp nhập trước xuất trước để tính trị giá hàng xuất kho. áp dụng phương pháp này thì giá trị hàng tồn kho sẽ được phản ánh gần với giá trị hiện tại vì được tính theo giá của những lần nhập kho mới nhất. Cuối kỳ, số lượng hàng hóa không bị tồn kho. * Giải pháp 2. Về hình thức kế toán. Hiện nay chi nhánh đang áp dụng hình thức nhật ký – chứng từ. Hình thức này tuy có ưu điểm song cũng khó vì tính hóa công tác kế toán theo xu hướng của thời đại. Theo em chi nhánh nên chuyển sang hình thức nhật ký chung. Theo hình thức này sổ nhật chung đều ghi theo trật tự thời gian toàn bộ nghiệp vụ kinh tế – tài chính phát sinh ở đơn vị. Nếu đơn vị có khối lượng nghiệp vụ kinh tế – tài chính phát sinh nhiều các nghiệp vụ cùng loại cũng nhiều thì có thể mở thêm một số nhật ký đặc biệt để ghi các nghiệp vụ cùng loại phát sinh theo trình tự thời gian để định kỳ (5 hoặc 10 ngày) Tổng hợp số tài liệu ghi sổ cái theo quy định của chế độ kế toán hiện hành. Hình thức này có ưu điểm đơn giản, dễ hiểu, thuận tiện cho phân công, lao động trong phòng kế toán, thuận tiện cho việc sử dụng máy tính trong công tác kế toán. Công ty CPTM & XNK Việt Tuấn hiện nay hoạch toán các nhiệm vụ phát sinh trong quá trình bán hàng và quản lý doanh nghiệp vào chung một tài khoản là TK 641² Chi phí bán hàng². Vì vậy Công ty CPTM & XNK Việt Tuấn nên sử dụng thêm một quyển sổ chi tiết tài khỏan 642 để ghi chép các nghiệp vụ phát sinh như… NV1: Tiền nước tháng 1 ghi Nợ TK 642 Có TK 111 NV2: Tiền vệ sinh văn phòng Nợ TK 642 Có TK 111 NV3: Tiền bảo vệ, phí ngân hàng, phí EMS. Nợ TK 642 Có TK 111 + Giải pháp 3. Về việc lập dự phòng các khoản phải thu khó đòi. Để quán triệt nguyên tắc ²thận trọng² trong kế toán. Công ty nên tiến hành lập dự phòng phải thu khó đòi. Thực trất của công việc này là cho phép Công ty được tính dự phòng bằng cách dành một phần lợi nhuận trong năm chuyển sang năm sau nhằm trang trải nợ phải thu khó đòi có thể phải sử lý trong năm sau, không làm ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của năm sau. Theo quy định về lập dự phòng (thông tư 107 /2001/TT – BTC) - Điều kiện lập dự phòng phải thu khó đòi + Khoản công nợ phải thu có thời hạn từ 3 năm trở nên + Đơn vị nợ đã giải thể, phá sản, đã ngừng hoạt động hoặc trường hợp thời hạn nợ chưa quá 3 năm nhưng đã có đầy đủ bằng chứng về việc đơn vị giải thể, phá sản. - Phương pháp lập dự phòng phải thu khó đòi Dự phòng phải thu khó đòi phải được lập chi tiết cho từng khỏan nợ phải thu khó đòi. Cuối kỳ khi lập báo cáo tài chính, căn cứ vào số dư chi tiết của khoản thu khó đòi để lập dự phòng hoạch toán và chi phí sản xuất kinh doanh, sang cuối niên độ kế toán sau xác định số dự phòng cần lập. + Nếu dự phòng cần lập lớn hơn số dự phòng đã lập năm trước thì lập số chênh lệch lớn hơn. + Nếu số dự phòng cần lập nhỏ hơn số dự phòng đã lập thì hoàn nhập sổ dự phòng. Mức dự phòng các khoản nợ phải thu khó đòi tối đa không vượt quá 20% tổng số dư nợ phải thu của doanh nghiệp tại thời điểm cuối năm và đảm bảo cho doanh nghiệp không bị lỗ. - Trình tự kế toán lập dự phòng phải thu khó đòi + Cuối kỳ kế toán doanh nghiệp căn cứ các khoản nợ phải thu được xác định là không chắc chắn thu được (nợ phải thu khó đòi) kế toán phải xác định sổ dự phòng phải thu khó đòi cần trích lập. - Nếu sổ dự phòng cần trích lập của năm nay lớn hơn số dư của các khoản dự phòng đã trích lập cuối niên độ trước chưa sử dụng hết thì số chênh lệch lớn hơn được trích lập như sau. Nợ TK 642 Có TK 139 - Ngược lại sổ trích lập năm nay nhỏ hơn số dự phòng trích lập năm trước thì số chênh lệch nhỏ hơn được hoàn lập như sau Nợ TK 139 Có TK 642 - Các khoản nợ phải thu khó đòi khi được xác định thực sự là không đòi được thì được phép xóa nợ. Nợ TK 139: Sổ đã trích lập Nợ TK 642: Sổ chưa trích lập Có TK 138, 131 + Đồng thời ghi nợ TK 004 - Khi đòi được các khoản nợ phải thu khó đòi đã sử lý. Nợ TK 111 Có TK 711 + Đồng thời ghi có TK 004 Trên đây là một số giải pháp nhằm hoàn thiện quá trình kế toán nghiệp vụ bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại Công ty. Tuy nhiên để những phương hướng này thực hiện được cần có những biện pháp sau. - Công ty phải thường xuyên bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ nhân viên kế toán Công ty. - Cần trang bị cơ sở vật chất đầy đủ cho phòng kế toán. - Công ty phải có ý thức chấp hành nghiêm chỉnh nên độ kế toán, tài khoản sử dụng các mối quan hệ đối ứng tài khoản và chế độ sổ sách Phần V Kết luận Qua thời gian thực tập thực tế tại phòng kế toán tài chính của Công ty CPTM và XNK Việt Tuấn . Em đã được tiếp cận với thực tiễn công tác kế toán công tác hạch toán kế toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh của Công ty, hệ thống các chứng từ sổ sách kế toán cũng như báo cáo tài chính của Công ty. Trong quá trình thực tập em nhận thấy một doanh nghiệp muốn thu được lợi nhuận cao trước hết phải có đủ vốn, bố trí hợp lý cơ cấu tài sản nguồn vốn tạo thuận lợi trong quá trình kinh doanh. Trong quá trình kinh doanh yếu tố chi phí chiếm tỷ trọng lớn sau giá mua hàng bán. Vì vậy việc thực hiện các biện pháp nhằm giảm bớt chi phí là công việc thường xuyên mà Công ty phải quan tâm, quản lý chặt chẽ có như vậy mới đảm bảo cho Công ty đứng vững và hoạt động mạnh mẽ trong cơ chế thị trường, Giúp cho đời sống cán bộ công nhân viên được cải thiện tạo năng suất lao động giúp cho việc phục vụ sự nghiệp hoạt động và phát triển kinh doanh của Công ty ngày càng đi lên. Đồng thời sự quyết định đúng đắn của giám đốc và kế toán trưởng Công ty đòi hỏi bộ máy kế toán Công ty phải thực sự là công cụ đắc lực trong quản lý kinh doanh của Công ty. Hà Nội , ngày ……tháng …….năm 2008 Sinh viên thực tập Nguyễn Thị Thu Phương Tài liệu tham khảo 1. Hệ thống kế toán doanh nghiệp (NXB Tài chính - 1995) 2. Lý thuyết hạch toán kế toán theo thuế GTGT (ĐHKTQD - 1999) 3. Kế toán doanh nghiệp thương mại và Dịch vụ (ĐHTM - 1997) 4. Thanh toán quốc tế trong ngoại thương (NXBGD - 1998) 5. Kinh tế doanh nghiệp thương mại (NXBGD - 1999) Nhận xét của đơn vị thực tập Hà Nội, tháng năm 2008 kế toán trưởng mục lục

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc10725.doc
Tài liệu liên quan