Đề tài Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty giấy Tissue Sông Đuống

Từ nguyên liệu đầu vào là bột tấm hoặc giấy lề được đưa vào nghiền thuỷ lực thông qua băng tải. Bột tấm, giấy lề được nghiền nhờ hệ thống máy nghiền có tác dụng nâng độ mịn của giấy thành phẩm. Sau khi nghiền, nếu nguyên liệu đầu vào là bột tấm sẽ được giữ trong bể chứa, còn nếu nguyên liệu là giấy lề thì sẽ được đánh tơi trước khi cho vào bể chứa để tránh cho bột bị vón cục. Từ bể chứa , nguyên liệu đựơc đưa vào hệ thống lọc cát nồng độ cao để loại bỏ các chất bẩn rồi lại tiếp tục được nghiền nếu nguyên liệulà bột tấm. Các nguyên liệu đã qua sơ chế được cho vào bể trộn đã có sẵn các hợp chất phụ gia như: chất làm tăng độ trắng, độ bền ướt, chất làm mềm, sút và trộn đều để giấy thành phẩm sau này đạt tiêu chuẩn yêu cầu.

doc67 trang | Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 1044 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty giấy Tissue Sông Đuống, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ành thường xuyên và có độ chính xác cao. Tại công ty giấy Tissue Sông Đuống, nguyên vật liệu trực tiếp để sản xuất sản phẩm giấy tissue cuộn lớn bao gồm: Bột giấy, hơi, chất tăng trắng, chất làm mềm, chất tăng bền ướt, chất phủ lô, chất tách lô, nguyên vật liệu phụ. Nguyên vật liệu xuất dùng xuất phát từ nhiệm vụ sản xuất mà cụ thể là kế hoạch sản xuất hàng tháng. Việc tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp phát sinh trong tháng được tiến hành khi kết thúc một kỳ sản xuất kinh doanh ( 1 tháng). Để tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, kế toán sử dụng tài khoản 621 “Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp”. Tài khoản này được mở chi tiết theo từng phân xưởng. TK 6211 – Phân xưởng gia công TK 6212 – Phân xưởng gỗ TK 6214 – Phân xưởng Xeo giấy Căn cứ vào kế hoạch sản xuất, nhu cầu thực tế và định mức tiêu hao nguyên vật liệu, các phân xưởng lập phiếu lĩnh vật tư thay vì sử dụng phiếu xuất kho và phiếu yêu cầu vật tư. Việc này vừa làm giảm bớt chi phí sổ sách, thủ tục, vừa góp phần làm tăng tính chủ động của các phân xưởng, tránh tình trạng chậm trễ trong công tác cung cấp nguyên vật liệu, ảnh hưởng tới sản xuất. Phiếu lĩnh vật tư được lập thành 4 liên giao cho tổ trưởng phân xưởng, thủ kho, phòng vật tư, phòng kế toán giữ để tập hợp, kiểm tra, lưu trũ và đối chiếu khi cần thiết. Giá trị nguyên vật liệu xuất kho được tính theo phương pháp giá thực tế bình quân sau mỗi lần nhập. Phương pháp này cho phép kế toán tính giá nguyên vật liệu xuất kho kịp thời nhưng khối lượng công việc tính toán nhiều và phải tính giá theo từng chủng loại nguyên vật liệu. Phương pháp này đựơc sử dụng ở doanh nghiệp do chủng loại nguyên vật liệu không nhiều và số lần nhập mỗi loại tương đối ít. Mẫu biểu số 1: Phiếu lĩnh vật tư Đơn vị : Phân xưởng Giấy Mẫu số 02 - VT PHIẾU LĨNH VẬT TƯ QĐ: 1141 TC/CĐKT ngày 1-11-1995 của Bộ Tài Chính Ngày 05 tháng 11 năm 2007 Họ tên người lĩnh: Hoàng Anh Tuấn Số : 73 Lý do lĩnh vật tư : Xeo Tissue Nợ: . Lĩnh tại kho : Vật tư Có: .. STT Tên, nhãn hiệu, quy cách phẩm chất, vật tư, sản phẩm hàng hoá Mã số Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền Yêu cầu Thực lĩnh A B C D 1 2 2 4 1 Bột giấy Tấn 487.2 487.2 8,830,624 4,302,280,013 2 Màng PE loại 1.6 m Kg 520.2 520.2 22,727 11,822,585 3 Màng PE loại 1.4 m Kg 473.2 473.2 22,727 10,753,649 4 Màng PE loại 2.5 m Kg 163.4 163.4 22,727 3,714,550 5 Bột ướt BB quy khô Kg 31,573 31,573 6,400 202,068,480 6 Vận chuyển bột ướt 1,863,000 Cộng 4,532,502,277 Tổng số tiền ( viết bằng chữ) : Ngày 05 tháng 11 năm 2007 Thủ trưởng đơn vị Kế toán trưởng Phụ trách cung tiêu Người lĩnh Thủ kho Đơn vị : Phân xưởng Giấy Mẫu số 02 - VT PHIẾU LĨNH VẬT TƯ QĐ: 1141 TC/CĐKT ngày 1-11-1995 của Bộ Tài Chính Ngày 17 tháng 11 năm 2007 Họ tên người lĩnh: Hoàng Anh Tuấn Số : 81 Lý do lĩnh vật tư : Xeo Tissue Nợ: . Lĩnh tại kho : Vật tư Có: .. STT Tên, nhãn hiệu, quy cách phẩm chất, vật tư, sản phẩm hàng hoá Mã số Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền Yêu cầu Thực lĩnh A B C D 1 2 2 4 1 Chất tăng bền KSS kg 1680 1680 14,301 24,025,680 2 Chất làm mềm kg 696 696 29,091 20,247,336 3 Chất phủ lô kg 576 576 77,603 44,699,328 4 Chất tách lô kg 1152 1152 62,342 71,817,984 5 Hơi kg 2911.2 2911.2 319,862 931,182,254 6 Vật tư khác 233,621,313 Cộng 1,325,593,895 Tổng số tiền ( viết bằng chữ) : Ngày 17 tháng 11 năm 2007 Thủ trưởng đơn vị Kế toán trưởng Phụ trách cung tiêu Người lĩnh Thủ kho Đơn vị : Phân xưởng Giấy Mẫu số 02 - VT PHIẾU LĨNH VẬT TƯ QĐ: 1141 TC/CĐKT ngày 1-11-1995 của Bộ Tài Chính Ngày 24 tháng 11 năm 2007 Họ tên người lĩnh: Hoàng Anh Tuấn Số : 83 Lý do lĩnh vật tư : Xeo Tissue Nợ: . Lĩnh tại kho : Vật tư Có: .. STT Tên, nhãn hiệu, quy cách phẩm chất, vật tư, sản phẩm hàng hoá Mã số Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền Yêu cầu Thực lĩnh A B C D 1 2 2 4 1 Dầu diezen Lít 324 324 9,273 3,004,355 2 Dầu nhờn Super 1300 Lít 12 12 21,138 253,656 3 Giấy đo PH Hộp 1 1 50,000 50,000 4 Lưới xeo Cái 1 1 350,000 350,000 5 .. Cộng 133,832,228 Tổng số tiền ( viết bằng chữ) : Ngày 24 tháng 11 năm 2007 Thủ trưởng đơn vị Kế toán trưởng Phụ trách cung tiêu Người lĩnh Thủ kho Từ phiếu lĩnh vật tư, kế toán vật liệu sẽ tiến hành ghi vào bảng kê chi tiết vật tư xuất dùng cho phân xưởng trong tháng. Việc kê khai giúp kế toán tập hợp, phân loại các nguyên vật liệu trực tiếp và nguyên vật liệu gián tiếp xuất dùng cho sản xuất sản phẩm, hạn chế thiếu sót, nhầm lẫn khi tập hợp chi phí. Mẫu bảng kê chi tiết vật tư, công cụ, dụng cụ xuất dùng được mô tả chi tiết dưới đây: Mẫu biểu số 2: Bảng kê chi tiết vật tư, công cụ, dụng cụ xuất dùng. BẢNG KÊ CHI TIẾT VẬT TƯ, CÔNG CỤ DỤNG CỤ XUẤT DÙNG Tháng 11 năm 2007 TK 152 - Phân xưởng Giấy STT Tên vật tư ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền Tổng cộng TK 621 TK 627 1 Bột giấy Tấn 487.2 8,830,624 4,302,280,013 4,302,280,013 2 Màng PE loại 1.6 m Kg 520.2 22,727 11,822,585 11,822,585 3 Màng PE loại 1.4 m Kg 473.2 22,727 10,753,649 10,753,649 4 Màng PE loại 2.5 m Kg 163.4 22,727 3,714,550 3,714,550 5 Bột ướt BB quy khô Kg 31,573 6,400 202,068,480 202,068,480 6 Hoá chất tăng bền KSS Kg 1,680 14,301 24,025,680 24,025,680 7 Hoá chất làm mềm Kg 696 29,091 20,247,336 20,247,336 8 Dầu diezen Lít 324 9,273 3,004,355 3,004,355 9 Dầu nhờn Super 1300 Lít 12 21,138 253,656 253,656 10 Giấy đo PH Hộp 1 50,000 50,000 50,000 11 Lưới xeo Cái 1 350,000 350,000 350,000 12 .. Tổng 5,858,468,772 133,832,228 5,992,301,000 Sau đó căn cứ vào bảng kê chi tiết vật tư, công cụ dụng cụ xuất dùng, kế toán sẽ tập hợp bảng phân bổ nguyên liệu, vật liệu, công cụ dụng cụ. Mẫu biểu số 3: Bảng phân bổ nguyên vật liệu & công cụ, dụng cụ BẢNG PHÂN BỔ NGUYÊN VẬT LIỆU & CÔNG CỤ DỤNG CỤ Tháng 11 năm 2007 STT TK 152 TK 153 Hạch toán Thực tế Hạch toán Thực tế 1 TK 621 - Chi phí NVL trực tiếp 6,447,912,448 TK 6214 - PX Giấy 5,858,468,772 TK 6211 - PX Gia công 103,083,396 TK 6212 - PX Gỗ 486,360,280 2 TK 627 - Chi phí sản xuất chung 144,464,536 8,951,652 TK 627 - PX Giấy 133,832,228 780,180 TK 627 - PX Gia công 9,312,480 3,051,600 TK 627 - PX Gỗ 1,319,828 5,119,872 3 TK 642 16,215,796 28,352,233 Cộng 6,608,592,780 37,303,885 Ngày tháng năm 2007 Người lập bảng Kế toán trưởng ( Ký, họ tên) ( Ký, họ tên) Cũng từ phiếu lĩnh vật tư, bảng phân bổ nguyên vật liệu & công cụ dụng cụ xuất dùng, kế toán vào sổ chi tiết đối tượng TK 621- tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp từng phân xưởng. Vì vậy sổ này đựơc mở chi tiết cho từng phân xưởng. Mẫu biểu số 4: Sổ chi tiết đối tượng TK 621. Phân xưởng Giấy SỔ CHI TIẾT ĐỐI TƯỢNG TK 6214 - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Tháng 11 năm 2007 Ngày ghi sổ Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Số phát sinh Số hiệu Ngày Nợ Có Số dư đầu kì 05/11 73 05/11 Xuất cho sản xuất sp 152 4,532,874,877 17/11 81 17/11 Xuất cho sản xuất sp 152  1,325,593,895 Cộng phát sinh 5,858,468,772 Từ sổ chi tiết đối tượng TK 621 từng phân xưởng, kế toán sẽ tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp toàn công ty vào sổ chi tiết TK621 như sau: Mẫu biểu số 5: Sổ chi tiết tài khoản 621 – Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp CÔNG TY GIẤY TISSUE SÔNG ĐUỐNG SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN TK 621 - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Tháng 11 năm 2007 Ngày ghi sổ Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Số phát sinh Số hiệu Ngày Nợ Có Số dư đầu kì 30/11 Phân xưởng Giấy 152 5,858,468,772 Phân xưởng Gỗ 152 486,360,280 Phân xưởng gia công 152 103,083,396 .. Cộng phát sinh 6,447,912,448 Kết chuyển sang TK 154 6,447,912,448 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp Chi phí nhân công trực tiếp là khoản thù lao mà công ty phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất ra sản phẩm. Do vậy, chi phí nhân công trực tiếp chiếm tỉ trọng không nhỏ troang giá thành sản phẩm. Việc hạch toán đầy đủ và chính xác chi phí nhân công trực tiếp sẽ cung cấp những thông tin hữu ích, kịp thời cho việc ra các quyết định của nhà quản lý. Cũng căn cứ mức lương nhận được hàng tháng, người lao động thấy đựơc cụ thể sức lao động của mình bỏ ra đã được bù đắp như thế nào. Khoản chi phí này bao gồm: tiền lương chính, lương phụ, các khoản trợ cấp có tính chất lương, khoản đóng góp cho các quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ do doanh nghiệp chịu. Đối với những lao động hợp đồng (ngắn hạn), công ty không thực hiện trích bảo hiểm, còn những lao động biên chế (dài hạn), công ty trợ cấp đầy đủ theo nguyên tắc, chế độ chung. Trong đó, chi phí nhân công trực tiếp phát sinh cho phân xưởng nào thì tập hợp cho phân xưởng đó. Chi phí nhân công trực tiếp được theo dõi trên TK 622 “ Chi phí nhân công trực tiếp” và được mở chi tiết theo từng phân xưởng như sau: TK 6221 – Phân xưởng Gia công TK 6222 – Phân xưởng Gỗ TK 6224 – Phân xưởng Giấy Hàng ngày, tổ trưởng hoặc trưởng ca sản xuất có nhiệm vụ theo dõi số công nhân đi làm, nghỉ phép ., và thực hiện chấm công. Cuối tháng, bảng chấm công được nộp cho bộ phận thống kê tại phân xưởng để tổng hợp công lao động. Sau đó, nhân viên thống kê gửi bảng chấm công, bảng tính lương kèm theo phiếu nhập kho sản phẩm hoàn thành lên bộ phận lao động tiền lương thuộc phòng hành chính tổng hợp để tính toán xác định số tiền lương cho phân xưởng. Tiền lương phải trả = Tiền lương thực tế + Tiền lương thêm giờ + Tiền lương nghỉ lễ, phép + Thưởng + Phụ cấp Tiền lương làm thêm giờ được chia làm 2 loại: + Thêm giờ ngày thường: Tiền lương làm thêm giờ = Hệ số lương x 450 000 x Số công làm thêm x 1.5 22 + Thêm giờ ngày lễ, thứ 7, chủ nhật: Tiền lương làm thêm giờ = Hệ số lương x 450 000 x Số công làm thêm x 2 22 Tiền lương nghỉ lễ, phép: Tiền lương nghỉ lễ, phép = Hệ số lương x 450 000 x Số công nghỉ lễ, phép 22 Tiền thưởng căn cứ vào xếp loại lao động: + Loại A: 72 000 đ + Loại B: 48 000 đ + Loại C: 24 000 đ Tiền lương thực tế: công ty đang áp dụng 2 hình thức tính lương sau: Tính lương theo thời gian: Hình thức này được áp dụng với các cán bộ quản lý doanh nghiệp, bộ phận phân xưởng, nhân viên các phòng ban. Mức lương được hưởng căn cứ vào thời gian làm việc, trình độ chuyên môn, hệ số lương . của người lao động. + Cán bộ quản lý phân xưởng ( quản đốc, phó quản đốc, đốc công) Tiền lương thực tế = Thu nhập bình quân một công x Số ngày công x Hệ số trách nhiệm (Hệ số trách nhiệm phụ thuộc vị trí, cấp bậc của người lao động) Ví dụ: Có những thông tin sau về ông Đặng Trần Khoa, quản đốc phân xưởng Giấy: Hệ số lương: 3.58 Số ngày công thực tế tháng: 22 Số công nghỉ lễ, phép: 1 Hệ số trách nhiệm: 1.8 Tổng lương thực tế theo sản phẩm của công nhân trực tiếp sản xuất PX Giấy ( không bao gồm tiền lương làm thêm giờ, tiền thưởng, phụ cấp, lương nghỉ lễ, phép): 65 180 870 đồng. Tổng số công chuẩn của công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm PX Giấy: 792 Số công làm thêm giờ (thứ 7, CN): 4 Tiền thưởng loại A: 72 000 đ Phụ cấp trách nhiệm: 120 000 đ Tiền lương của ông Khoa được tính như sau: Tiền lương thực tế = 65 180 870 x 22 x 1.8 = 3 259 000 đ 792 Tiền lương làm thêm giờ = 3.58 x 450 000 x 4 x 2 = 585 800 đ 22 Tiền lương nghỉ lễ, phép = 3.58 x 450 000 x 1 = 73 200 đ 22 Tiền lương ông Khoa = 3 259 000 + 585 800 + 73 200 + 72 000 + 120 000 = 4 110 000 đ + Nhân viên phân xưởng (nhân viên thống kê, nhân viên hạch toán PX): Tiền lương thực tế = Hệ số lương x 450 000 X Số ngày công thực tế X Hệ số năng suất lao động 22 ( Hệ số năng suất lao động phụ thuộc vào giá trị sản phẩm hoàn thành nhập kho trong tháng và bảng tổng tiền lương thực tế chia tổng tiền lương định mức) Tiền lương tính theo sản phẩm và thời gian: Hàng tháng căn cứ vào phiếu nhập kho sản phẩm hoàn thành, nhân viên thống kê các bộ phận tiến hành tập hợp, phân loại các sản phẩm theo quy cách, chủng loại khác nhau và gửi lên phòng hành chính tổng hợp để tính ra tổng lương sản phẩm. Công thức tính như sau: Tổng lương theo sản phẩm = ∑ Mi x Pi Trong đó: Mi: Khối lượng sản phẩm quy cách i hoàn thành Pi: Đơn giá tiền lương sản phẩm quy cách i Sau đó kế toán dựa vào bảng chấm công tính ra số công chuẩn của từng lao động theo công thức: Số công chuẩn của lao động i = Số công thực tế của lao động i x Hệ số cấp bậc theo công việc của lao động i ( Hệ số cấp bậc theo công việc là hệ số quy định cho từng vị trí liên quan đến sản xuất sản phẩm, những vị trí phức tạp đòi hỏi yêu cầu kỹ thuật cao hơn sẽ có hệ số cao hơn). Tiếp theo, kế toán tiến hành tổng hợp số công theo số công chuẩn đã quy đổi và tính ra đơn giá bình quân cho 1h công theo công thức: Đơn giá tiền lương bình quân cho 1 công chuẩn = Tổng lương theo sản phẩm Tổng số công chuẩn Cuối cùng tính ra lương của từng lao động bằng cách: Tiền lương thực tế lao động i = Số công chuẩn của lao động i x Đơn giá tiền lương bình quân cho 1 công chuẩn Ví dụ: Có những thông tin sau về anh Bùi Xuân Hùng, công nhân sản xuất phân xưởng Giấy: Hệ số lương: 2.13 Số công thực tế: 18 Thưởng : 24 000đ Lương nghỉ lễ, phép: 8 công tương đương 271 000đ (cách tính như trên) Hệ số cấp bậc theo vị trí công việc: 1.2 Tổng tiền lương theo sản phẩm: 65 180 870 đồng Tổng số công chuẩn PX Giấy: 792 Tiền lương của anh Hùng được tính như sau: Đơn giá tiền lương bình quân cho 1 công chuẩn = 65 180 870 = 82 300đ 792 Tiền lương thực tế = 18 x 1.2 x 82 300 = 1778 000đ Tiền lương của anh Hùng = 1 778 000 + 24 000 + 271 000 = 2 073 000đ Việc tính lương đối với công nhân các phân xưởng khác cũng diễn ra tương tự. Kế toán tiền lương tính toán và lập bảng thanh toán lương cho từng ca, tổ sản xuất tại phân xưởng và lập bảng tổng hợp thanh toán lương cho phân xưởng. Các khoản trích theo lương BHXH, KPCĐ, BHYT được trích theo đúng quy định của Nhà nước. Mẫu biểu số 6: Bảng tổng hợp thanh toán tiền lương các phân xưởng CÔNG TY GIẤY TISSUE SÔNG ĐUỐNG BẢNG TỔNG HỢP THANH TOÁN TIỀN LƯƠNG Phân xưởng Giấy Tháng 11 năm 2007 STT Họ tên HS lương Tiền lương thực tế Tiền lương thêm giờ Thưởng Tiền lương lễ, phép Phụ cấp Tổng số Tạm ứng Khấu trừ BHXH Còn lại SC TT SC TT SC TT I Bộ phận VP 9.48 53 8,480,400 10 858,000 240,000 4 261,600 240,000 10,080,000 2,800,000 255,960 7,024,040 II Bộ phận SX 88.45 65,180,870 1,248,000 87 3,978,000 70,406,870 23,100,000 2,388,150 44,918,720 1 Ca 1 24.77 184 21,368,400 408,000 36 1,512,000 23,288,400 6,600,000 668,790 16,019,610 2 Ca 2 33.24 219 23,190,000 576,000 33 1,617,600 25,383,600 9,100,000 897,480 15,386,120 3 Ca 3 Cộng 97.93 613 21,368,400 1,488,000 36 4,239,600 80,486,870 25,900,000 2,644,110 51,942,760 Ngày tháng . năm... Người lập biểu Phụ trách phân xưởng Phòng kế toán Giám đốc (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu) Từ bảng thanh toán tiền lương các phân xưởng, kế toán tập hợp chi phí nhân công vào bảng phân bổ tiền lương và BHXH toàn công ty như sau: Mẫu biểu số 7: Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội CÔNG TY GIẤY TISSUE SÔNG ĐUỐNG BẢNG PHÂN BỔ TIỀN LƯƠNG VÀ BẢO HIỂM XÃ HỘI Tháng 11 năm 2007 STT Ghi Nợ các TK TK 334 - Phải trả CNV TK 338 - Phải trả, phải nộp khác Tổng cộng Lương Phụ cấp Cộng Có TK 334 KPCĐ 3382 BHXH 3383 BHYT 3384 Cộng Có TK 338 1 TK 622 - Chi phí NCTT 225,195,077 225,195,077 4,503,902 22,869,900 3,049,120 30,422,922 255,617,998 TK 6221 - PX Gia công 52,690,608 52,690,608 1,053,812 4,899,900 653,320 6,607,032 59,297,640 TK 6222 - PX Gỗ 102,097,598 102,097,598 2,041,952 7,566,000 1,008,800 10,616,752 112,714,351 TK 6224 - PX Giấy 70,406,870 70,406,870 1,408,137 10,404,000 1,387,000 13,199,137 83,606,008 2 TK 627 - Chi phí SXC 25,200,000 25,200,000 504,000 3,012,900 3,918,620 7,435,520 32,635,520 TK 62711 - PX Gia công 10,080,000 10,080,000 201,600 1,122,900 1,474,220 2,798,720 12,878,720 TK 62712 - PX Gỗ 5,040,000 5,040,000 100,800 648,000 835,200 1,584,000 6,624,000 TK 62714 - PX Giấy 10,080,000 10,080,000 201,600 1,242,000 1,609,200 3,052,800 13,132,800 3 TK 642 - Chi phí QLDN 89,040,000 89,040,000 1,780,800 4,845,706 7,272,600 13,899,106 102,939,106 . Cộng 503,196,124 503,196,124 9,082,322 42,307,606 5,641,014 57,030,910 560,227,066 Ngày .. tháng .. năm . Người lập bảng Kế toán trưởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Số liệu từ bảng tổng hợp thanh toán tiền lương các phân xưởng được đưa vào sổ chi tiết tài khoản 622 – chi phí nhân công trực tiếp - mở riêng cho từng phân xưởng. Mẫu biểu số 8: Sổ chi tiết đối tượng TK622 SỔ CHI TIẾT ĐỐI TƯỢNG TK 6224 - Chi phí nhân công trực tiếp Tháng 11 năm 2007 Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Số phát sinh Số hiệu Ngày Nợ Có Số dư đầu kì 30/11 Tiền lương phải trả 334 70,406,870 Trích BHXH, BHYT 338 11,791,000 Trích KPCĐ 3382 1,408,137 Cộng phát sinh 83,606,008 Từ sổ chi tiết đối tượng TK622 từng phân xưởng và bảng phân bổ tiền lương & BHXH, kế toán lên sổ tổng hợp chi tiết theo khoản mục chi phí nhân công trực tiếp toàn công ty. Mẫu biểu số 9: Sổ chi tiết tài khoản 622 – Chi phí nhân công trực tiếp CÔNG TY GIẤY TISSUE SÔNG ĐUỐNG SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN TK 622 - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Tháng 11 năm 2007 Ngày ghi sổ Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Số phát sinh Số hiệu Ngày Nợ Có Số dư đầu kì 30/11 Phân xưởng Giấy 334, 338 83,606,008 Phân xưởng Gỗ 334, 338 112,714,351 Phân xưởng gia công 334, 338 59,297,640 .. Cộng phát sinh 255,617,998 Kết chuyển sang TK 154 255,617,998 Chi phí sản xuất chung Trong quá trình sản xuất, ngoài những yếu tố liên quan trực tiếp đến việc cấu thành sản phẩm như nguyên vật liệu trực tiếp, nhân công trực tiếp còn có những yếu tố gián tiếp. Những yếu tố này không trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm nhưng không thể thiếu chúng. Tại công ty giấy Tissue Sông Đuống, khoản chi phí này gồm các yếu tố sau: - Chi phí NVL gián tiếp: là những nguyên vật liệu xuất dùng cho việc kiểm tra sản phẩm như giấy đo PH, bảo dưỡng, bôi trơn, giúp máy móc hoạt động như dầu diezen, dầu nhờn super . Những chi phí này được hạch toán vào TK 6272 – Chi phí NVL xuất dùng cho sản xuất chung. Khi xuất nguyên vật liệu, nhân viên phân xưởng cũng lập phiếu lĩnh vật tư (Mẫu biểu số 1 – trang 18) và từ phiếu lĩnh vật tư, số liệu đựơc đưa vào bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ xuất dùng (Mẫu biểu số 2- trang 22). - Chi phí công cụ, dụng cụ: như chăn xeo, lưới xeo, bao bì ...... Những CCDC này khi xuất dùng sẽ được hạch toán vào chi phí sản xuất chung của kì hạch toán (đối với CCDC phân bổ 1 lần) hoặc chi phí trả trước dài hạn hoặc ngắn hạn, sau đó phân bổ dần (đối với CCDC phân bổ nhiều lần). - Chi phí nhân viên phân xưởng: là chi phí phải trả cho những lao động gián tiếp như quản đốc phân xưởng, nhân viên thống kê, đốc công, kỹ thuật Chi phí này bao gồm tiền lương, các khoản trích theo lương và được xác định dựa vào bảng chấm công. Khoản chi phí này được hạch toán trên TK 6271 – Chi phí nhân viên phân xưởng và thể hiện trên ‘Bảng phân bổ tiền lương và BHXH’ (Mẫu biểu số 7 – trang 31). - Chi phí khác: như chi phí điện, nước, hội họp, điện thoại . được hạch toán vào TK 6278. Kế toán căn cứ vào bảng tập hợp tiền điện, điện thoại các phân xưởng, phiếu uỷ nhiệm chi để ghi chi phí tiền điện phát sinh cho phân xưởng Giấy. Mẫu biểu số 10: Uỷ nhiệm chi thanh toán. UỶ NHIỆM CHI/ PAYMENT ORDER Ngày/Date: 25/11/2007 ĐỀ NGHỊ GHI NỢ TÀI KHOẢN (Please Debit Account): Số tiền ( with amount): Phí ngân hàng (Bank charges) Số TK (A/C No): 001 100 240 8570 Bằng số (In figures) 533,315,616 VND Phí trong (Including) Tên TK (A/C name): Công ty Giấy Tissue Sông Đuống Bằng chữ ( In words):Năm trăm ba ba triệu ba trăm mười lăm ngàn sãu trăm mười sáu đồng./ Phí ngoài (Excluding) Địa chỉ ( Address): Đức Giang- Long Biên - Hà Nội Tại ngân hàng (With Bank): VCB Chương Dương - HN Nội dung (Details of Payment): Thanh toán tiền điện tháng 11 năm 2007. & GHI CÓ TÀI KHOẢN (& Credit Account) Số tài khoản (A/C No): 10201 0000 869 878 KẾ TOÁN TRƯỞNG KÝ CHỦ TÀI KHOẢN KÝ VÀ ĐÓNG DẤU Tên tài khoản (A/C name): Cty điện lực TP Hà Nội - Điện lực Long Biên Địa chỉ ( Address): Tại ngân hàng (With Bank): Công Thương - CN Chương Dương, Hà Nội DÀNH CHO NGÂN HÀNG (For Bank's Use only) Thanh toán viên Kiểm soát Giám đốc - Chi phí khấu hao TSCĐ: là khoản chi phí được chuyển vào giá trị của sản phẩm sản xuất ra và được trích hàng tháng với mức trích tuỳ theo phương pháp mà doanh nghiệp áp dụng. Tại công ty giấy Tissue Sông Đuống, phương pháp khấu hao được áp dụng là khấu hao đường thẳng. Căn cứ vào công suất thiết kế của máy, công ty tính toán số lượng sản phẩm mà máy có thể sản xuất ra cho đến khi hết giá trị sử dụng; số lượng sản phẩm có thể sản xuất trong 1 năm tính ra số năm sử dụng và trích khấu hao theo công thức sau: Số năm sử dụng = Số sản phẩm có thể sản xuất Số sản phẩm sản xuất trong 1 năm Mức khấu hao bình quân tháng = Nguyên giá Số năm sử dụng x 12 tháng Mức khấu hao phải trích trong tháng này = Mức khấu hao trích tháng trước + Mức khấu hao của TSCĐ tăng trong tháng trước - Mức khấu hao của TSCĐ giảm trong tháng trước Do TSCĐ ở công ty ít biến động nên để giảm bớt công việc tính toán khấu hao cho mỗi tháng, kế toán chỉ tính số tăng giảm và căn cứ vào số khấu hao đã trích tháng trước để tính tháng này. Dựa vào phương pháp tính quy định, kế toán TSCĐ sẽ lập bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ cho toàn công ty theo mẫu sau: Mẫu biểu số 11: Bảng phân tính & phân bổ khấu hao TSCĐ. CÔNG TY GIẤY TISSUE SÔNG ĐUỐNG BẢNG TÍNH VÀ PHÂN BỔ KHẤU HAO TSCĐ Tháng 11 năm 2007 STT Chỉ tiêu Toàn DN Phân xưởng Gỗ Phân xưởng Giấy Cộng TK 627 Nguyên giá Mức khấu hao I Nhà cửa, vật kiến trúc 39,849,300,521 326,120,935 161,314,155 170,527,351 1. Nhà cửa 34,776,303,355 294,727,160 161,314,155 170,527,351 2. Vật kiến trúc 5,072,997,166 31,393,775 II Máy móc, thiết bị, động lực 103,766,350,672 1,079,247,901 1,960,575 973,594,905 1,079,247,901 1. Máy móc, thiết bị 101,516,526,448 1,054,772,006 1,960,575 949,119,010 1,054,772,006 2. Động lực 2,249,824,224 24,475,895 24,475,895 24,475,895 III Phương tiện vận tải bốc dỡ 10,107,233,402 107,858,451 1,163,985 47,145,793 48,309,778 IV Thiết bị quản lý 912,892,817 15,003,020 Cộng 154,635,777,412 1,528,230,307 3,124,560 1,182,054,853 1,298,085,030 Ngày .. tháng .. năm . Người lập bảng Kế toán trưởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Đối với chi phí sửa chữa, kế toán căn cứ phiếu xuất kho nguyên vật liệu, bảng thanh toán lương, hoá đơn chi phí dịch vụ mua ngoài, bảng quyết toán chi phí sửa chữa lớn TSCĐ, phiếu chi bảo dưỡng máy móc để tập hợp. Mẫu biểu số 12: Phiếu chi Đơn vị: Địa chỉ: PHIẾU CHI Ngày 18 tháng 11 năm 2007 Quyển số: Số: ..29.. Nợ: .. 627 Có: 111 Mẫu số 02-TT QĐ số: 15/2006/QĐ-BTC Ngày 20 tháng 3 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính Họ tên người nhận tiền: Trần Thanh Thuỷ Địa chỉ: Công ty TNHH Xuân Thuỷ Lý do chi: Chi phí sửa chữa, bảo dưỡng máy phân xưởng Giấy Số tiền: 56.024.000 VND (viết bằng chữ) Năm sáu triệu và hai tư ngàn đồng./ Kèm theo: 01 Chứng từ gốc: Hoá đơn GTGT số 12685 ngày 15/11/2007 Đã nhận đủ số tiền (viết bằng chữ): Năm sáu triệu và hai tư ngàn đồng./ Ngày 18 tháng 11 năm 2007 Giám đốc (Ký, họ tên, đóng dấu) Kế toán trưởng (Ký, họ tên) Thủ quỹ (Ký, họ tên) Người lập phiếu (Ký, họ tên) Người nhận tiền (Ký, họ tên) Từ các Bảng phân bổ nguyên liệu, công cụ dụng cụ; bảng phân bổ tiền lương & BHXH, bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ, và các chứng từ liên quan khác, kế toán ghi sổ chi tiết đối tượng tài khoản 627 ch khoản mục chi phí sản xuất chung từng phân xưởng. Mẫu biểu số 13: Sổ chi tiết đối tượng TK 627 – Chi phí sản xuất chung Phân xưởng Giấy SỔ CHI TIẾT ĐỐI TƯỢNG TK 627 - Chi phí sản xuất chung Tháng 11 năm 2007 Ngày ghi sổ Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Số phát sinh Số hiệu Ngày Nợ Có Số dư đầu kì 30/11 30/11 Tiền lương 334 10,080,000 KPCĐ + BHXH + BHYT 338 3,052,800 Nguyên vật liệu 152 133,832,228 Công cụ, dụng cụ 153 780,180 Khấu hao TSCĐ 214 1,182,054,853 Tiền điện 112 533,315,616 Sửa chữa 241 56,024,000 Cộng phát sinh 1,919,139,677 Sau đó, kế toán tập hợp sổ chi tiết đối tượng tài khoản 627 tất cả các phân xưởng để lên sổ chi tiết tài khoản 627 - tổng hợp chi tiết khoản mục chi phí sản xuất chung toàn công ty. Mẫu biểu số 14: Sổ chi tiết tài khoản 627 – Chi phí sản xuất chung CÔNG TY GIẤY TISSUE SÔNG ĐUỐNG SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN TK 627 - Chi phí sản xuất chung Tháng 11 năm 2007 Ngày ghi sổ Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Số phát sinh Số hiệu Ngày Nợ Có Số dư đầu kì 30/11 Phân xưởng Giấy 1,919,139,677 Phân xưởng Gỗ 656,976,584 Phân xưởng gia công 414,610,700 .. Cộng phát sinh 2,990,726,962 Kết chuyển sang TK 154 2,990,726,962 Sau khi đã xác định được chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung và thực hiện cá bút toán kết chuyển. Từ các Bảng phân bổ, sổ chi tiết đối tượng các tài khoản 621, 622, 627 kế toán tiến hành lập bảng kê số 4 để tập hợp chi phí sản xuất theo phân xưỏng như sau: Mẫu biểu số 15: Bảng kê số 4 BẢNG KÊ SỐ 4 Tập hợp chi phí sản xuất theo phân xưởng (Dùng cho các TK 154, 631, 621, 622, 627) Tháng 11 năm 2007 STT Ghi Nợ TK 152 214 241 334 338 Các TK phản ánh ở các NKCT khác Tổng NKCT số 2 NKCT số 5 .. 1 TK 154 PX Giấy 8,213,276,572 .. 2 TK 621 PX Giấy 5,858,468,772 5,858,468,772 .. 3 TK 622 PX Giấy 70,406,870 13,199,137 83,606,008 .. 4 TK 627 PX Giấy 133,832,228 1,182,054,853 56,024,000 10,080,000 3,052,800 533,315,616 1,918,359,497 .. Cộng 6,953,996,804 1,557,702,036 135,907,668 250,395,077 34,348,543 825,730,500 362,860,868 20,884,650,098 Số liệu từ bảng kê số 4, sổ chi tiết các tài khoản 621, 622, 627 đ ựoc đ ưa vào Nhật ký chứng từ số 7 để tập hợp cho phí sản xuất kinh doanh toàn doanh nghiệp. Mẫu biểu số 16: Nhật ký chứng từ số 7. NHẬT KÝ CHỨNG TỪ SỐ 7 Phần I: Tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh toàn doanh nghiệp (Ghi Có TK 142, 152, 153, 154, 214, 241, 242, 334, 335, 621, 622, 627) Tháng 11 năm 2007 STT Ghi Nợ TK 152 154 214 334 621 622 627 Các TK phản ánh ở các NKCT khác Tổng NKCT số 2 NKCT số 5 NKCT số 10 (TK 338) 1 154 6,447,912,448 255,617,998 2,990,726,962 9,694,257,408 2 621 6,447,912,448 6,447,912,448 3 622 225,195,077 30,422,922 255,617,998 4 627 144,464,536 1,298,085,030 25,200,000 990,876,600 362,860,868 7,435,520 2,989,946,782 Cộng A 6,592,376,984 1,298,085,030 250,395,077 6,447,912,448 255,617,998 2,990,726,962 990,876,600 362,860,868 37,858,442 19,387,734,636 1 241 40,520,000 15,504,000 56,024,000 2 642 16,215,796 230,145,277 89,040,000 43,580,687 123,635,040 13,899,106 544,868,138 3 155 9,699,748,804 9,699,748,804 .. Cộng B 309,863,020 9,699,748,804 230,145,277 89,040,000 467,567,160 485,421,532 13,899,106 11,324,037,131 Tổng (A+B) 6,902,240,004 9,699,748,804 1,528,230,307 339,435,077 6,447,912,448 255,617,998 2,990,726,962 1,458,443,760 848,282,400 51,757,548 30,711,771,767 Từ nhật ký chứng từ số 7 và các nhật ký khác ( số 2, số 5), cuối tháng kế toán vào sổ cái các TK 621,622, 627, 154. Mẫu biểu số 17: Sổ cái Số dư đầu kì Nợ Có SỔ CÁI TÀI KHOẢN 621 Ghi Có các TK đối ứng Nợ với Tháng Tháng 11 Tháng 12 NKCT số 7 (TK 152) 6,447,912,448 Cộng phát sinh Nợ 6,447,912,448 Tổng phát sinh Có 6,447,912,448 Số dư cuối tháng Nợ Có Số dư đầu kì Nợ Có SỔ CÁI TÀI KHOẢN 622 Ghi Có các TK đối ứng Nợ với Tháng Tháng 11 Tháng 12 NKCT số 7 (TK 334) 225,195,077 NKCT số 10 (TK 338) 30,422,922 Cộng phát sinh Nợ 255,617,998 Tổng phát sinh Có 255,617,998 Số dư cuối tháng Nợ Có Số dư đầu kì Nợ Có SỔ CÁI TÀI KHOẢN 627 Ghi Có các TK đối ứng Nợ với Tháng Tháng 11 Tháng 12 NKCT số 2 (TK 112) 990,876,600 NKCT số 5 (TK 331) 362,860,868 NKCT số 7 (TK 152) 144,464,536 NKCT số 7 (TK 214) 1,298,085,030 NKCT số 7 (TK 334) 25,200,000 .. Cộng phát sinh Nợ 2,989,946,782 Tổng phát sinh Có 2,989,946,782 Số dư cuối tháng Nợ Có Số dư đầu kì Nợ Có SỔ CÁI TÀI KHOẢN 154 Ghi Có các TK đối ứng Nợ với Tháng 10 Tháng 11 Tháng 12 NKCT số 7 (TK 621, 622, 627) 9,143,401,589 9,694,257,408 Cộng phát sinh Nợ 9,143,401,589 9,694,257,408 Tổng phát sinh Có 9,523,304,524 9,699,748,804 Số dư cuối tháng Nợ 709,320,527 703,829,131 Có 2.2 ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM DỞ DANG VÀ PHƯƠNG PHÁP TÍNH GIÁ THÀNH TẠI CÔNG TY GIẤY TISSUE SÔNG ĐUỐNG 2.2.1 Đánh giá sản phẩm dở dang tại công ty Việc xác định giá trị sản phẩm dở dang là một trong những điều kiện cần thiết để tính giá trị sản phẩm nhập kho hay giá thành sản phẩm. Do đặc điểm , tính chất của sản phẩm giấy Tissue cuộn lớn được sản xuất trên dây chuyền công nghệ khép kín, việc sản xuất diễn ra liên tục và sản phẩm đựơc hoàn thành trong thời gian tương đối ngắn nên không được xác định giá trị sản phẩm dở dang đầu kì và cuối kì. Khi xuất kho nguyên vật liệu cho sản xuất sản phẩm theo phiếu lĩnh vật tư, kế toán ghi sổ chi tiết TK 621 theo bảng kê chi tiết nguyên vật liệu xuất dùng. Thực tế, số nguyên vật liệu xuất dùng trong tháng có thể không sử dụng hết, nó không được nhập lại kho mà chuyển vào tài khoản 154 coi như tồn cuối kì và có ý nghĩa tương tự sản phẩm dở dang cuối kì. Kế toán giá thành căn cứ vào tình hình sử dụng thực tế nguyên vật liệu lập ra bảng theo dõi TK154 bao gồm các chỉ tiêu: tồn đầu kì, phát sinh trong kì, và tồn cuối kì. Sau đó tính ra giá trị thực tế của nguyên vật liệu trực tiếp xuất dùng cho số lượng sản phẩm hoàn thành nhập kho trong tháng và đưa giá trị này vào phiếu tính giá thành sản phẩm. Mẫu bảng theo dõi chi tiết TK154 được mô tả dưới đây: Mẫu biểu số 18: Bảng theo dõi tài khoản 154 BẢNG THEO DÕI CHI TIẾT TK 154 STT Bộ phận Khoản mục chi phí Chi phí NVLTT Chi phí NCTT Chi phí SXC Tồn đầu Nhập Tồn cuối Sử dụng 1 PX Giấy 709,320,527 5,858,468,772 939,915,391 5,627,873,908 70,406,870 1,919,139,677 2 PX Gỗ . . . . . . .. 2.2.2 Phương pháp tính giá thành sản phẩm tại công ty. Tính giá thành sản phẩm là khâu cuối cùng của quá trình tập hợp chi phí sản xuất. Để tính được giá thành đầy đủ, chính xác cần thiết phải xác định đúng đối tượng tính giá thành sản phẩm, kì tính giá thành và phương pháp tính giá thích hợp. Do đặc điểm quy trình sản xuất giấy Tissue cuộn lớn được tiến hành liên tục và sản phẩm cùng loại được sản xuất tại cùng một phân xưởng nên đối tượng tính giá thành được xác định là sản phẩm hoàn thành. Ký tính giá thành được ấn định theo từng tháng và phương pháp tính giá áp dụng ở đây là phương pháp tính giá trực tiếp. Cuối tháng kế toán tập hợp chi phí sản xuất phát sinh trong tháng và tính tổng giá thành thực tế của sản phẩm bằng cách: Giá thành sản phẩm = Giá trị SPDD đầu kì + Chi phí phát sinh trong kì - Giá trị SPDD cuối kì Từ tổng giá thành sản phẩm, kế toán tính ra giá thành và số lượng tiêu hao chi tiết theo từng khoản mục cho 1 đơn vị sản phẩm theo công thức: Giá thành đơn vị sản phẩm = Tổng giá thành sản phẩm Số lượng sản phẩm thực tế hoàn thành Số lượng tiêu hao cho một đơn vị sản phẩm = Tổng số lượng tiêu hao cho sản phẩm Số lượng sản phẩm thực tế hoàn thành Kế toán lập phiếu tính giá thành thực tế cho số sản phẩm thực tế hoàn thành trong tháng. Từ phiếu tính giá thành này, lập báo cáo phân tích chi phí và giá thành sản phẩm. Báo cáo này có mục đích so sánh giữa giá thành thực tế và giá thành kế hoạch theo từng khoản mục chi phí phát sinh. Giá thành kế hoạch được tính bằng cách lấy số lượng định mức tiêu hao theo từng khoản mục chi phí nhân với đơn giá thực tế từng loại trong tháng. Từ chênh lệch theo từng khoản mục, kế toán tính ra tổng chênh lệch của giá thành thực tế so với giá thành kế hoạch. Như vậy, báo cáo này cũng là căn cứ phát hiện những biến động về giá thành là do nguyên nhân nào. Từ đó tìm ra biện pháp khắc phục, xử lý. Mẫu biểu số 19: Bảng tính giá thành sản phẩm. GIÁ THÀNH SẢN XUẤT SẢN PHẨM Tháng 11 năm 2007 Giấy Tissue cuộn lớn các loại 459.21 tấn STT Khoản mục chi phí ĐVT Đơn giá Tổng giá thành sản phẩm Giá thành đơn vị sản phẩm Số lượng Thành tiền Số lượng Thành tiền 1 Chi phí NVLTT 5,627,873,908 12,255,556 Bột giấy tấn 8,830,624 487.2 4,302,280,013 1.06 9,368,873 Chất tăng trắng kg 14,301 1680 24,025,680 3.66 52,320 Chất làm mềm kg 29,091 696 20,247,336 1.52 44,092 Chất phủ lô kg 77,603 576 44,699,328 1.25 97,340 Chất tách lô kg 62,342 1152 71,817,984 2.51 156,395 Hơi kg 319,862 2911.2 931,182,254 6.34 2,027,792 Vật tư khác đồng 233,621,313 508,746 2 Chi phí NCTT 82,197,870 178,998 Tiền lương 70,406,870 153,322 BHXH 11,791,000 25,677 3 Chi phí SXC 1,919,139,677 4,179,220 Chi phí nhân viên PX 10,080,000 21,951 BHXH 3,052,800 6,648 NVL gián tiếp 133,832,228 291,440 CCDC 780,180 1,699 Khấu hao TSCĐ 1,182,054,853 2,574,105 Tiền điện 533,315,616 1,161,376 Sửa chữa 56,024,000 122,001 Tổng giá 7,629,211,456 16,613,775 CÔNG TY GIẤY TISSUE SÔNG ĐUỐNG BÁO CÁO CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM Phân xưởng Giấy Tháng 11 năm 2007 - Sản lượng : 459.21 tấn STT Loại chi phí ĐVT Số lượng Tổng số lượng tiêu hao Đơn giá Tổng giá thành chêch lệch KH TH KH TH Chênh lệch 1 Chi phí NVLTT 5,712,597,128 5,627,873,908 (84,723,220) Bột giấy tấn 1.04 1.06 477.6 487.2 9.6 8,830,624 84,773,990 Chất tăng trắng kg 4.63 3.66 2126.4 1680 (446.4) 14,301 (6,383,966) Chất làm mềm kg 1.4 1.52 643.2 696 52.8 29,091 1,536,005 Chất phủ lô kg 2 1.25 918 576 (342.0) 77,603 (26,540,226) Chất tách lô kg 2.4 2.51 1101.6 1152 50.4 62,342 3,142,037 Hơi kg 7.3 6.34 3352.8 2911.2 (441.6) 319,862 (141,251,059) Vật tư khác đồng 0 2 Chi phí NCTT 82,197,870 82,197,870 0 Tiền lương 70,406,870 70,406,870 0 BHXH 11,791,000 11,791,000 - 3 Chi phí SXC 1,568,746,156 1,918,359,497 349,613,341 Chi phí nhân viên PX 10,080,000 10,080,000 - BHXH 3,052,800 3,052,800 - NVL gián tiếp 120,301,584 133,052,048 12,750,464 CCDC 780,180 780,180 - Khấu hao TSCĐ 845,574,274 1,182,054,853 336,480,579 Tiền điện 524,526,616 533,315,616 8,789,000 Sửa chữa 64,430,702 56,024,000 (8,406,702) Tổng giá thành 7,363,541,154 7,628,431,276 - - 264,890,122 CHƯƠNG 3 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY GIẤY TISSUE SÔNG ĐUỐNG 3.1 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY Qua quá trình tìm hiểu thực tế ở công ty cùng với lượng kiến thức đã tiếp thu được từ nhà trường, em xin đưa ra một số nhận xét khái quát về tình hình kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty như sau: 3.1.1.Ưu điểm: Bộ máy kế toán: Tổ chức bộ máy kế toán hợp lý, phù hợp với khối lượng công tác kế toán cũng như chất lượng kế toán là cần thiết với mỗi doanh nghiệp vì việc tổ chức thực hiện các chức năng, nhiệm vụ hạch toán kế toán trong 1 đơn vị hạch toán cơ sở do bộ máy này đảm nhiệm. Tại công ty, bộ máy kế toán được tổ chức theo mô hình kế toán tập trung (kế toán 1 cấp). Phòng kế toán thực hiện toàn bộ công tác kế toán từ thu nhận, ghi sổ, xử lý thông tin dựa trên chứng từ, báo cáo, theo dõi của các nhân viên thống kê tại các phân xưởng và các phòng ban khác. Ở một công ty có hoạt động kinh doanh tâph trung về mặt không gian và mặt bằng kinh doanh, các nhân viên kế toán có trình độ và khả năng xử lý thông tin nhanh chóng thì việc áp dụng mô hình này là phù hợp và có hiệu quả cao. Tổ chức bộ máy theo mô hình này cũng giúp việc quản lý, theo dõi chứng từ, sổ sách tập trung, dễ dàng và thuận tiện hơn. Hình thức sổ kế toán: Với đội ngũ nhân viên kế toán có trình độ được phân chức năng, nhiệm vụ rõ ràng, hợp lý cộng với quy mô sản xuất của công ty tương đối lớn thì việc áp dụng hình thức Nhật kí - chứng từ là rất phù hợp. Ở hình thức này hầu hết các sổ kết cấu theo 1 bên của tài khoản (trừ 1 số tài khoản thanh toán) nên khối lượng ghi sổ được giảm một nửa. Mặt khác kết cấu sổ theo nguyên tắc bàn cờ nên tính chất đối chiếu, kiểm tra cao. Mẫu sổ in sẵn quan hệ đối ứng và ban hành thống nhất tạo nên kỉ cương cho thực hiện ghi chép sổ sách. Nhiều chỉ tiêu quản lý được kết hợp ghi sẵn trên sổ kế toán NK – CT, đảm bảo cung cấp thông tin kịp thời cho quản lý và lập các báo cáo định kì đúng thời hạn. Chứng từ kế toán: Mỗi nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều được lập chứng từ đầy đủ, kịp thời phản ánh đúng thực trạng hoạt động kinh doanh của công ty, làm căncứ pháp lý cho việc theo dõi, ghi chép các số liệu trên sổ sách, báo cáo. Thêm vào đó, các chứng từ được phân loại theo trật tự xác định trong hệ thống xác định tạo điều kiện thuận lợi cho việc phân biệt và sử dụng các loại chứng từ káhc nhau trong quản lý kinh tế nói chung và công tác kế toán nói riêng. Công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Chi phí sản xuất Chi phí sản xuất đựơc tập hợp cho từng phân xưởng sản xuất là hợp lý. Do mỗi phân xưởng sản xuất 1 loại sản phẩm khác nhau, mỗi loại sản phẩm lại bao gồm nhiều mặt hàng với nhiều quy cách phẩm chất được sản xuất theo 1 tiêu chuẩn nhất định trong 1 khoàng thời gian nhất định. Việc xác định đối tượng tập hợp chi phí như trên giúp công ty xác định đựơc chi phí sản xuất tiết kiệmhay lãng phí ở khâu nào, từ đó có biện pháp khắc phục, xử lý kịp thời. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: giá trị vật liệu xuất kho được tính theo giá bình quân sau mỗi lần nhập vừa đảm bảo tính kịp thời của số liệu kế toán, vừa phản ánh được tình hình biến động của giá cả, thích hợp với thực trạng tại doanh nghiệp là loại NVL nhập kho không nhiều và số lần nhập tương đối ít. Chi phí nhân công trực tiếp: Các hình thức trả lương áp dụng tại doanh nghiệp được thực hiện khá tốt. Lương được trả đúng người đúng việc vừa có lợi cho công ty vừa đảm bảo quyền lợi cho người lao động. Các hình thức trả lương này có tác dụng khuyến khích người lao động nâng cao năng suất, có ý thức hoàn thành công việc được giao. Chi phí sản xuất chung: được tập hợp riêngcho từng phân xưởng. Ví dụ như chi phí điẹn nước, công ty có công tơ riêng lắp đặt tại từng phân xưởng, đảm bảo chi phí sản xuất có thể tập hợp trực tiếp mà không cần phân bổ giúp cho việc tính giá thành sản phẩm chính xác đến từng đối tượng. Tính giá thành sản phẩm: Phương pháp tính giá trực tiếp mà công ty đang áp dụng là phương pháp đơn giản phù hợp với tình hình và đặc điểm sản xuất của công ty. Căn cứ giá trị SPDD đầu kì, cuối kì và các chi phí phát sinh trong kì để tính giá thành sản phẩm. Sau đó, giá thành này được so sánh với giá kế hoạch để thấy đựơc những biến động, từ đó có biện pháp xử lý kịp thời nhằm hạ giá thành hay giữ cho mức giá sản phẩm ổn định. 3.1.2 Nhược điểm Hình thức sổ kế toán: Mặc dù có khá nhiều ưu điểm so với các hình thức sổ kế toán khác nhưng NK - CT vẫn có những hạn chế nhất định. Đó là kết cấu phức tạp, quy mô sổ lớn về lượng và loại, đa dạng kết cấu giữa các đối tượng trên loại sổ nhật ký chính và phụ nên khó vận dụng phương tiện máy tính vào xử lý số liệu kế toán. Vì thế mà công tác kế toán chủ yếu thực hiện bẳng phương pháp thủ công, tốn khá nhiều thời gian và công sức. Bảng phân bổ khấu hao TSCĐ: Trên bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ, kế toán chỉ ghi số khấu hao phải trích trong tháng. Việc ghi chép như vậy không thuận lợi cho việc tính khấu hao khi có sự biến động về TSCĐ. Để tính khấu hao, kế toán phải dựa vào sổ theo dõi TSCĐ và nhiều tài liệu khác liên quan mà trên bảng tính và phân bổ khấu hao không thể hiện rõ. Chỉ tiêu quản lý giá thành: Công ty chưa xây dựng những chỉ tiêu để quản lý chi phí giá thành mặc dù những chỉ tiêu này có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình quan rlý các khoản chi phí phát sinh. Quy trình luân chuyển chứng từ: Công ty chưa xây dựng quy trình luân chuyển các chứng từ liên quan đến kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. Tổ chức báo cáo kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm phục vụ quản trị chưa đựoc quan tâm đúng mức. 3.2 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY - Ý kiến 1 : Hiện tại công ty đang sản xuất 2 loại sản phẩm là giấy và gỗ. Thay vì phải nhập nguyên liệu bột giấy từ bên ngoài, công ty có thể tận dụng các phế liệu thu hồi từ sản xuất và chế biến gỗ để sản xuất ra bột giấy nhằm hạ giá thành, nâng cao tính cạnh tranh cho sản phẩm. Hiện nay phế liệu này chỉ bán cho người tiêu dùng làm chất đốt với giá rất rẻ trong khi giá nguyên liệu chính lại cao gây lãng phí rất lớn. - Ý kiến 2: Với khối lượng sổ sách lớn, kết cấu đa dạng, phức tạp, số nghiệp vụ phát sinh nhiều như hiện nay thì việc tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo cách thủ công như hiện nay mất rất nhiều thời gian, công sức và khó tránh khỏi những sai sót. Như vậy thay vì áp dụng toàn bộ kế toán thủ công, công ty nên đầu tư một phần mềm kế toán thích hợp với điều kiện, tình hình thực tế, giảm bớt khối lượng công việc của nhân viên và tăng tính chính xác của số liệu. - Ý kiến 3: Đối với việc tính toán và trình bày trên bảng phân bổ khấu hao TSCĐ, công ty nên ghi theo các chỉ tiêu: số khấu hao phải trích kỳ trước, số khấu hao tăng trong kì, số khấu hao giảm trong kì, số khấu hao phải trích kì này và số khấu hao luỹ kế từ đầu năm để tiện cho việc theo dõi tình hình tính và trích khấu hao tại bất kỳ một thời điểm nào. - Ý kiến 4: Công ty nên xây dựng hệ thống chỉ tiêu quản lý chi phí và tính giá thành sản phẩm. Ví dụ như các chỉ tiêu sau : STT Chỉ tiêu Công thức Ý nghĩa 1 Chi phí NVLTT trong giá thành sản phẩm Chi phí NVLTT x 100% Giá thành SP Cho biết trong 1 đồng giá thành có bao nhiêu đồng là chi phí NVLTT 2 Chi phí NCTT trong giá thành sản phẩm Chi phí NCTT x 100% Giá thành SP Cho biết trong 1 đồng giá thành có bao nhiêu đồng là chi phí NCTT 3 Chi phí SXC trong giá thành sản phẩm Chi phí SXC x 100% Giá thành SP Cho biết trong 1 đồng giá thành có bao nhiêu đồng là chi phí SXC 4 Tỷ suất giá thành trên doanh thu Giá thành SP x 100% DT tiêu thụ Để có 1 đồng doanh thu cần phải thực hiện bao nhiêu đồng là giá thành sản xuất sản phẩm 5 Tỷ suất giá thành trên lợi nhuận Giá thành SP x 100% Lợi nhuận Để có 1 đồng lợi nhuận thu được cần phải thực hiện bao nhiêu đồng là giá thành sản xuất sản phẩm Công ty nên có sự kết hợp kế toán quản trị trong công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Tại công ty hiện nay, thông tin kế toán nói chung và thông tin về chi phí,giá thành nói riêng chủ yếu chỉ dùng cho việc tính doanh thu và lợi nhuận mà chưa phục vụ nhiều cho việc ra quýêt định của nhà quản trị hay nói cách khác là việc sử dụng các thông tin này vào mục địch kế toán quản trị chưa được quan tâm đúng mức. Trên thực tế, những thông tin này rất hữu ích cho nhà quản trị vì nó không những phản ánh tình hình kinh doanh của doanh nghiệp mà giúp nhà quản trị nhìn nhận các vấn đề khác như tại khâu nào có thể tiết kiệm chi phí, tiết kiệm bằng cách nào, . Công ty nên hoàn thiện hệ thống báo cáo nội bộ về quản trị chi phí giá thành. Trên cơ sở hệ thống tài khoản sổ sách hiện có, công ty lập ra 1 hệ thống sổ sách riêng nhằm tập hợp toan fbộ các thông tin nội bộ doanh nghiệp, phân loại các thông tin này thành từng mảng của quản trị chi phí giá thành. Từ đó lập ra các báo cáo quản trị cung cấp thông tin cho việc ra quyết định, xây dựng kế hoạch, kiểm tra, đánh giá chi phí Việc phân bổ chi phí sản xuất chung thành biến phí và định phí trong báo cáo quản trị cũng là một vấn đề đáng lưu tâm. Khi 2 loại chi phí này được phân biệt rõ ràng, nhà quản lý sẽ có cái nhìn tổng quát về các khoản chi phí phát sinh, từ đó có biện pháp quản lý hiệu quả hơn mà kết quả kinh doanh cao hơn. - Ý kiến 5: Về sổ sách kế toán: + Bảng phân bổ chi phí nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ nên có thêm hai cột TK 142, TK 242 để tiện cho việc theo dõi giá trị CCDC xuất dùng phân bổ 1 lần và giá trị CCDC phân bổ nhiều lần. + Bảng chấm côngvà bảng thanh toán lương cũng nên phân chia rõ ràng theo từng mục để thuận tiện cho việc theo dõi và tính toán. Ví dụ như bảng chấm công nên chỉ ra số công hưởng lương theo sản phẩm và số công hưởng theo thời gian .. Công làm thêm giờ thì nên theo dõi riêng trên bảngchấm công khác. Bảng thanh toán lương có thêm cột thuế TNCN để khấu trừ lương của người lao động có thu nhập cao. Sau đây là các mẫu biểu báo cáo kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm phục vụ cho quá trình ghi chép, theo dõi và quản trị kinh doanh. Đơn vị Mẫu số : 01A – LĐTL Bộ phận (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ/BTC ngày 20/03/2006 của BTC) Mẫu biểu số 21: Bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ. BẢNG PHÂN BỔ NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ Tháng .. năm . Số: .. STT Ghi Có các TK Đối tượng sử dụng (Ghi Nợ các TK) TK 152 TK 153 TK 142 TK 242 Giá HT Giá TH Giá HT Giá TH A B 1 2 3 4 5 6 CỘNG Người lập biểu (Ký, họ tên) Ngày tháng .. năm Người duyệt (Ký, họ tên) Mẫu biểu số 22: Bảng thanh toán tiền lương Bộ phận (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ/BTC ngày 20/03/2006 của BTC) BẢNG THANH TOÁN TIỀN LƯƠNG Tháng .. năm STT Họ tên Bậc lương Hệ số Lương SP Lương thời gian Nghỉ việc hưởng % lương Phụ cấp Tổng số Tạm ứng Các khoản khấu trừ lương Thực lĩnh Ký nhận Số SP Số tiền Số công Số tiền Số công Số tiền BHXH Thuế TNCN Cộng Cộng Tổng số tiền (viết bảng chữ) .. Người chấm công (Ký, họ tên) Phụ trách bộ phận (Ký, họ tên) Ngày . tháng . năm.. Người duyệt (Ký, họ tên) Mẫu biểu số 23: Báo cáo giá thành. CÔNG TY GIẤY TISSUE SÔNG ĐUỐNG BÁO CÁO GIÁ THÀNH Phân xưởng Giấy Tháng năm .. STT Tên SP Giá trị SPDD đầu kì Chi phí phát sinh Giá trị SPDD cuối kì Tổng chi phí để tính giá thành Ý kiến Chi phí NVLTT Chi phí NC CP SXC Tổng cộng Nhận xét, nguyên nhân Kiến nghị, biện pháp Cố định Biến đổi A B 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Người lập biểu (Ký, họ tên) Ngày tháng .. năm Kế toán trưởng (Ký, họ tên) Mẫu biểu số 24: Báo cáo giá thành CÔNG TY GIẤY TISSUE SÔNG ĐUỐNG BÁO CÁO GIÁ THÀNH Phân xưởng Giấy Tháng năm .. Chỉ tiêu Sản phẩm ( Bộ phận, lĩnh vực) Sản phẩm ( Bộ phận, lĩnh vực) . Tổng cộng Kỳ trước Kỳ này Kỳ trước Kỳ này . Kỳ trước Kỳ này KH TH KH TH KH TH 1. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 2. Chi phí nhân công trực tiếp 3. Chi phí sản xuất chung a. b. c. Giá thành sản xuất sản phẩm hoàn thành 4. Chi phí bán hàng phân bổ 5. Chi phí quản lý phân bổ 6. Nhận xét + Nguyên nhân + Kiến nghị Ngày . tháng..năm Kế toán trưởng Người lập (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Mẫu biểu số 25: Phiếu tính giá thành sản phẩm CÔNG TY GIẤY TISSUE SÔNG ĐUỐNG PHIẾU TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM Phân xưởng Giấy Tháng năm .. STT Khoản mục chi phí Đơn vị tính Đơn giá Giá thành 1 đơn vị sản phẩm Giá thành toàn bộ sản phẩm Số lượng Thành tiền Số lượng Thành tiền 1 Nguyên vật liệu trực tiếp 2 Nhân công trực tiếp 3 Chi phí SXC Biến phí SXC Định phí SXC Cộng Kế toán trưởng Ngày . tháng..năm (Ký, họ tên) Người lập (Ký, họ tên) KẾT LUẬN Trong hoàn cảnh nước ta đã gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) thì cơ hội đặt ra cho các doanh nghiệp là rất lớn nhưng khó khăn thách thức cũng không nhỏ. Bởi khi nền kinh tế đã mở cửa hội nhập, doanh nghiệp sẽ có thêm rất nhiều đối thủ cạnh tranh. Muốn tồn tại và phát triển, doanh nghiệp phải thực sự bản lĩnh và năng động. Luôn đi tắt, đón đầu công nghệ, nâng cao chất lượng, thay đổi mẫu mã, đa dạng hoá sản phẩm, đáp ứng thị hiếu của người tiêu dùng. Để làm được điều này thì chi phí sản xuất chắc chắn sẽ tăng thêm nên càng cần phải quản lý tốt các khoản chi phí. Vì vậy công tác kế toán nói chung , kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng có vai trò và ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Tuy vẫn còn những hạn chế nhất định nhưng Công ty Giấy Tissue Sông Đuống đã và đang cố gắng, nỗ lực hết mình để tạo chỗ đứng vững chắc trên thị trường mà sự cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn. Trong chuyên đề thực tập tốt nghiệp chuyên ngành trên đây, em đã khái quát thực trạng công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, đồng thời cũng đưa ra những ý kiến phân tích đề xuất cá nhân, nhưng trong một thời gian tương đối ngắn và dưới góc nhìn của một sinh viên nên chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Vì vậy, em rất mong nhận được góp ý từ thầy giáo hướng dẫn cũng như các cán bộ kế toán Công ty Giấy Tissue Sông Đuống. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Giáo trình “Kế toán tài chính doanh nghiệp”, PGS. TS Đặng Thị Loan, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân – 2006 Giáo trình “Lý thuyết hạch toán kế toán”, PGS. TS Nguyễn Thị Đông, Nhà xuất bản thống kê – 2005 Hướng dẫn thực hành kế toán trên sổ kế toán, TS. Võ Văn Nhị, Nhà xuất bản Thống kê. Giáo trình “Kế toán quản trị doanh nghiệp”, PGS.TS. Nguyễn Năng Phúc, Nhà xuất bản Tài chính

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc6576.doc
Tài liệu liên quan