Đề tài Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty xuất nhập khẩu và xây dựng nông lâm nghiệp

Đánh giá sản phẩm làm dở tại XN đồ mộc của Công ty bao gồm các chi tiết của sản phẩm, các sản phẩm còn đang trong quá trình chế biến hay thành phẩm vừa chế tạo nhưng chưa nhập kho còn nằm tại phân xưởng như cánh tủ, chân bàn, mặt bàn . . . . các bộ phận đang trong quá trình sơn hoặc đánh bóng . . Công ty có nhiều loại sản phẩm dở nhưng không tiêu thụ bán thánh phẩm ra ngoài và thay đổi theo từng thời kỳ, từng đơn đặt hàng. Do vậy XN lựa chọn phương pháp xác định giá trị sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu chính tiêu hao cộng chi phí nhân công chế biến. Đối với Công ty sản xuất sản phẩm theo đơn đặt hàng nên với những đơn đặt hàng mà cuối kỳ báo cáo chưa hoàn thành thì toàn bộ chi phí trên thể tính giá thành tương ứng được coi là sản phẩm dở dang cuối kỳ. Tuy nhiên trong một số trường hợp cần thiết theo yêu cầu của công tác lập báo cáo kế toán và thánh toán , mặc dù công việc cuối kỳ đơn đặt hàng chưa hoàn thành nhưng cần xác định khối lượng công việc đã thực hiện trong kỳ, kế toán phải sử dụng giá kế hoạch hoặc giá định mức để xác định phần công việc đã hoàn thành từ đó tính giá trị khối lượng công việc dở dang cuối kỳ

doc57 trang | Chia sẻ: haianh_nguyen | Lượt xem: 1146 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty xuất nhập khẩu và xây dựng nông lâm nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
20 năm xây dựng và trưởng thành đến nay công ty đã trở thành một trong những công ty có vị trí quan trọng trong nền kinh tế. Cùng với sự đi lên của nền kinh tế đất nước, công ty dã không ngừng lớn mạnh và hội nhập với nền kinh tế của thị trường. Qua thời gian thực tập và tìm hiểu thực tế tại công ty. Em nhận thức được tầm quan trọng của công việc kế toán toàn công ty cũng như hiểu được một cách sâu sắc nhất những công việc sổ sách kế toán cần biết và cần làm. Hơn nữa, em thấy được không khí làm việc nhiệt tình, tận tụy của phòng kế toán, có thể xem trực tiếp sổ chi tiết, sổ chứng từ ghi sổ, sổ cái, hình dáng và nội dung ra sao, ghi chép số liệu như thế nào. Những kiến thức thực tế đó đã giúp em củng cố, mở rộng kiến thức đã học ở trường và áp dụng vào thực tế. Bên cạnh đó qua thời gian thực tập này, bước đầu em đã được làm quen với nội dung, quy chế, tác phong làm việc tại một doanh nghiệp nhà nước. Mặt khác, do thời gian thực tập có hạn và kiến thức còn hạn chế nên em chưa đi sâu tìm hiểu được đầy đủ các phần hành kế toán . 2. Thực tế hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty xuất nhập khẩu và Xây dựng nông lâm nghiệp. 2.1. Đối tượng kế toán tập hợp chi phí của Công ty Một trong những nhiệm vụ của kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là phải xác định đúng đối tượng kế toán hợp chi phí sản xuất. Đây là khâu đầu tiên và đươc đánh giá là có ý nghiã to lớn trong quá trình hạch toán chi phí sản xuất. Tại Công ty Xuất nhập khẩu và xây dựng Nông lâm nghiệp do đặc điểm sản xuất kinh doanh và qui trình công nghệ, điều kiện cụ thể của Công ty nên đối tượng tâp hợp chi phí sản xuất được xác định là cụ thể cho từng xí nghiệp. Xí nghiệp chế biến lâm sản và xí nghiệp đồ mộc bao bì xuất khẩu hạch toán (từ ngày 1/1 đầu năm đến 31/1 cuối năm) tập hợp chi phí sản xuất theo phương pháp kê khai thường xuyên và tính giá thành sản phẩm theo đơn đặt hàng. Nội dung của từng chi phí và tập hợp chi phí để tính giá thành sản phẩm của Xí nghiệp bao gồm các khoản sau: 2.2. Kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm: - Chi phí vật liệu chính: Sản phẩm của Công ty chủ yếu là các sản phẩm được chế biến gỗ mà đặc biệt là gỗ Pơmu. Do đặc điểm của sản phẩm như vậy nên chi phí nguyên vật liệu chính chiếm tỷ trọng khá lớn trong giá thành sản phẩm. Việc tập hợp chi phí nguyên vật liệu chính được thực hiện: Khi nguyên vật liệu (gỗ) được chuyên chở về đến nơi, toàn bộ hoá đơn thu mua hàng và các chứng từ gốc được nhân viên mua hàng của Xí nghiệp thành viên chuyển lên phòng kế toán nhập phiếu nhập kho. Dựa vào chứng từ gốc, kế toán vật tư ghi sổ chi tiết nguyên vật liệu. Tại kho thủ kho ghi vào thẻ kho khi nguyên vật liệu được nhập kho. Trị giá nguyên vật liệu xuất kho ở Xí nghiệp tính theo gía thực tế và theo phương pháp nhập trước xuất trước. Giá thực tế Giá mua Chi phí V/c Hao hụt trong của vật liệu = theo hoá đơn + bốc dỡ + định mức Khi có lệnh cấp vật tư do phòng kinh tế kế hoạch chuyển sang, kế toán kiểm tra sau đó viết phiếu xuất kho và được viết làm 3 liên: + Một liên giao cho người nhận hàng + Một liên giao cho thủ kho. + Một liên lưu ở phòng kế toán tài vụ. Khi xuất kho nguyên vật liệu kế toán sử dụng giá thực tế đích danh của từng đợt hàng. Việc tính giá như vậy cho ta biết công việc xác định giá xuất nguyên vật liệu tại Công ty là rất chính xác, ngoài ra cũng phản ánh một thực tế là nguyên vật liệu tồn kho công ty không phải là nhiều và nguyên vật liệu không đa dạng về chủng loại. Khi nhận được đơn đặt hàng, phòng kinh doanh đưa cho bộ phận sản xuất để tính định mức tiêu hao nguyên vật liệu cũng như xác định chi phí nhân công trực tiếp và các chi phí liên quan để xác định giá thành kế hoạch. Căn cứ vào định mức mà bộ phận cung tiêu đưa ra lệnh xuất kho nguyên vật liệu sau đó gửi lên phòng kế toán. Sau khi xem xét định mức tiêu hao và khối lượng cần thiết xuất kho thì kế toán trưởng duyệt đề nghị và giao cho kế toán vật tư lập phiếu xuất kho (3 liên), + Một liên kế toán giao cho người lĩnh vật tư + Thủ kho sau khi nhận được phiếu xuất kho thì ghi vào thẻ kho, giao nguyên vật liệu cần thiết cho người lĩnh vật tư. Đối với nguyên vật liệu là những loại gỗ lớn để ngoài bãi thì nhân viên quản lý phân xưởng phải đích thân đến kiểm nhận, lĩnh và chuyển vào phân xưởng sản xuất. Trong tháng 1 Công ty nhận được đơn đặt hàng nhận mua của Công ty 30 bộ bàn ghế Mai Rồng. Căn cứ vào định mức của bộ phận sản xuất, bộ phận cung tiêu ra lệnh xuất kho. Qua quá trình sản xuất bộ phận sản xuất đã xây dựng được định mức tiêu hao gỗ cho việc sản xuất một bộ bàn ghế Mai Rồng là khoảng 5,2 tấc gỗ. Ví dụ: Xuất vật liệu cho xí nghiệp để sản xuất bộ bàn ghễ Mai Rồng Phiếu xuất kho Số 11 Ngày 02 tháng 01 năm 2004 Nợ TK 621 Có TK 152 Họ và tên người nhận: Nguyễn Văn Huấn Địa chỉ: Đội mộc số 2 Xuất kho: Xí nghiệp Cầu Diễn Nhận tại kho Biểu 1: Đơn vị tính: đồng STT Danh mục vật liệu ĐVT Quy cách Số lượng Đơn giá Thành tiền 1 Gỗ Pơmu M3 15 10.000.000 150.000.000 Cộng 15 150.000.000 Người nhận Thủ kho Phụ trách cung tiêu Kế toán trưởng Giám đốc Nếu trường hợp vật liệu mua và giao đến tận Xí nghiệp sản xuất (nhập xuất thẳng) kế toán viết phiếu xuất kho ghi rõ là phiếu xuất thẳng cho sản xuất và hạch toán BT1) Nợ TK 152: Giá trị vật liệu Nợ TK 1331: Thuế GTGT Có TK 331 (chi tiết) hoặc TK 111, 112: Tổng giá thanh toán BT2) Nợ TK 621 Có TK 152: Vật liệu xuất dùng Đến cuối quý tổ sản xuất báo cáo đến phòng kế toán kết quả sản xuất và tình hình số lượng vật liệu dùng không hết để xử lý. - Nếu giá trị vật tư sử dụng không hết đem nhập kho kế toán ghi: Nợ TK 152 Có TK 621 - Nếu giá trị vật tư hao hụt ngoài định mức: Nợ TK 138 (1381) Có TK 621 Phần gỗ thừa (phế liệu) là lượng gỗ đã được tính trong định mức tiêu hao cũng không được nhập lại kho. Bình thường các sản phẩm gỗ phải có hệ số tiêu hao vật liệu (bỏ đi những chỗ cắt cạnh, cắt tròn . . .) nên xí nghiệp luôn phải đối mặt với vấn đề phế liệu thừa. Tại Công ty bản thân xí nghiệp được phép giải quyết bán, Công ty không được tính vào thu nhập bất thường của Công ty mà tính vào thu nhập của Xí nghiệp không phản ánh vào sổ kế toán. Cuối quý căn cứ vào số liệu trên sổ chi tiết TK 621 kế toán tiến hành chuyển sang bên nợ TK 154. Để xác định chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cho từng phân xưởng, kế toán lập bảng phân bổ nguyên vật liệu bằng cách dựa vào sổ chi tiết xuất kho nguyên vật liệu và phiếu xuất kho để lấy số tổng cộng của từng phân xưởng và số liệu chi tiết cho từng sản phẩm đưa vào bảng phân bổ Sổ chi tiết tài khoản 621- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp để sản xuất bộ bàn ghễ Mai Rồng Xí nghiệp sản xuất lâm sản Cầu diễn Tháng 1 Từ ngày 1/01/2004 đến ngày 31/01/2004 Biểu 2: Đơn vị tính: đồng STT Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Số tiền SH NT Nợ Có 1 11 02/01 Xuất gỗ Pơmu cho xưởng SX Bàn ghế 152 150.000.000 31/1 K/c chi phí NVL trực tiếp 154 150.000.000 Cộng 150.000.000 150.000.000 Ngừơi lập Kế toán trưởng Giám đốc Bảng phân bổ NVL (Cho từng xí nghiệp thành viên) Tháng 1 năm 2004 Biểu 3 ĐVT: đồng STT Ghi có TK Ghi nợ TK TK 152 Cộng phát sinh 1 TK 621 - Chi phí NVL trực tiếp - TK 6211: XN SX Lâm sản Cầu Diễn - TK 6212: XN giống cây LN Phủ lỗ - TK 6213: XN chế biến nông sản - TK 6214: XN dịch vụ lâm nghiệp - TK 6215: XN đồ mộc và bao bì XK - TK 6216: XN xây dựng và PTNT - TK 6217: XN giống cây trồng nông lâm 639.200.000 150.000.000 58.500.000 152.700.000 62.500.000 115.000.000 53.000.000 47.500.000 chứng từ ghi sổ Số 01 Ngày 02/01/2004 Biểu 4: Đơn vị tính: đồng Trích yếu Số hiệu tài khoản Số tiền Ghi chú Nợ Có 1 2 3 4 5 Xuất gỗ Pơmu cho xưởng sản xuất 621(bàn ghế) 152 150.000.000 Cộng 150.000.000 Kèm theo phiếu xuất kho số 11 chứng từ gốc Người lập Kế toán trưởng Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ Ngày 31/01/2004 Biểu 5: Đơn vị tính: đồng Chứng từ ghi sổ Số tiền SH NT 1 2 3 01 02/01 150.000.000 Cộng 150.000.000 Người ghi sổ Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị Sổ cái TK 621 Tên TK: Chi phí NVL trực tiếp Từ ngày 01/01/2004 đến ngày 31/01/2004 Biểu 7: Đơn vị tính: đồng NTGS Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Số tiền SH NT Nợ Có 31/1 11 2/01 Xuất NVL - XN chế biến Lâm sản - XN giống cây LN Phủ Lỗ - XN chế biến nông sản . . . . . 152 639.200.000 150.000.000 58.500.000 152.700.000 K/c sang TK 154 154 639.200.000 Cộng phát sinh 639.200.000 639.200.000 Ngày 31 tháng 01 năm 2004 Người ghi sổ Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị - Chi phí vật liệu phụ: Vật liệu phụ ở Công ty bao gồm như đinh, vecny, giấy giáp, sơn . . .chủ yếu cung cấp cho xí nghiệp đồ mộc mà sản phẩm được chế biến hầu hết từ gỗ. Phiếu xuất kho vật liệu phụ được ghi làm 3 liên lưu tại phòng tài vụ, phân xưởng và kho. Căn cứ vào phiếu xuất kho, phụ liệu dùng chung cho toàn bộ Xí nghiệp phát sinh trong tháng. Kế toán chi phí lập Bảng tổng hợp chứng từ gốc. Cuối tháng lập một chứng từ ghi sổ theo đối ứng. Chứng từ ghi sổ Ngày 31/1/2004 Số 13 Biểu 7: Đơn vị tính: đồng Trích yếu Số hiệu TK Số tiền Nợ Có Nợ Có Chi phí NVL phát sinh trong tháng 627 (6272) 152 5.500.000 5.500.000 Cộng 5.500.000 5.500.000 2.3 Kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp Tiền lương là một bộ phận quan trọng cấu thành nên chi phí sản xuất, cho nên việc tính toán và phân bổ chính xác tiền lương vào giá thành sản phẩm sẽ góp phần hạ giá thành sản phẩm, tăng tích luỹ và cải thiện đời sống cán bộ công nhân viên. Hạch toán tiền lương cho XN được phối hợp chặt chẽ giưã các phòng, ban chức năng của công ty. Phòng tổ chức (bộ phận nhân sự) kiểm soát các hợp đồng lao động, lưu giữ các thông tin của mỗi công nhân, phòng kế toán tài chính tính toán lương qua các chứng từ sản xuất liên quan và bản thân XN. Nơi trực tiếp sử dụng lao động nhằm ngăn ngừa các sai xót để tiền lương trở thành “ đòn bẩy” thúc đẩy công nhân sản xuất. Lương công nhân được tính theo số lượng sản phẩm được sản xuất. Để phù hợp với đặc điểm ngành nghề sản xuất của Xí nghiệp, Công ty đã áp dụng các hình thức trả lương theo cả tháng và theo sản phẩm. Hàng ngày nhân viên quản lý Xí nghiệp theo dõi giám sát hoạt động sản xuất của người công nhân, xem xét tiến độ thực hiện từng hợp đồng. Nhân viên quản lý phân xưởng dựa vào báo cáo của công nhân về lượng sản phẩm hoàn thành đối chiếu với số lượng sản phẩm làm ra và ghi vào Bảng chấm công cuối mỗi ngày làm việc. Đến cuối tháng bộ phận tính tiền lương của Xí nghiệp đưa Bảng chấm công, bảng thanh toán lương cùng phiếu nghiệm thu và kho sản phẩm lên phòng kế toán. Dựa vào các chứng từ này, kế toán tiền lương đối chiếu với các chứng từ khác (hợp đồng lao động, bảng thanh toán lương và BHXH . . tháng trước ) để trả lương cho công nhân. Để tính lương sản phẩm phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm, kế toán sử dụng công thức: Lương sản phẩm Số lượng sản phẩm Đơn giá lương Hệ số lương phải trả = hoàn thành x một sản phẩm x của CNSX Trong đó hệ số lương của công nhân phụ thuộc vào tay nghề, bậc thợ, kinh nghiệm và thời gian công tác tại Xí nghiệp. Đơn giá tiền lương cho một sản phẩm không cố định mà thay đổi theo đơn đặt hàng, phụ thuộc vào sự tinh tế của sản phẩm cùng sự thoả mãn của các bên. Trong khoản mục chi phí nhân công trực tiếp sản xuất của Xí nghiệp bao gồm: - Tiền lương trực tiếp sản xuất chi trả cho công nhân các tổ sản xuất. - Tiền BHXH 15%, BHYT 2% thực trích trên tổng quỹ lương cơ bản của các đội sản xuất. - Tiền lương tiền nhân công thuê ngoài Trong tháng 1 để hoàn thành đơn đặt hàng thì tổng số tiền lương Xí nghiệp phải trả cho đội sản xuất đồ nộc Cầu Diễn là: Tập hợp chi phí cho đơn 1: Tiền lương phải trả cho đội đục là: 45.500.000đ, tiền công ngang: 17.750.000đ Nợ TK 622: 17.750.000 Có TK 334: 17.750.000 Đồng thời cuối quí căn cứ vào quỹ lương cơ bản của công nhân trực tiếp sản xuất kế toán tiến hành trích 15% BHXH, 2% BHYT để tính vào chi phí sản xuất kinh doanh Nợ TK 622: 10.752.500 Có TK 3383: 15% * 63.250.000 = 9.487.500 Có TK 3384: 2% * 63.250.000 = 1.265.000 Còn đối với 2% chi phí công đoàn Xí nghiệp trích trên tổng quỹ lương thực trả cho cán bộ công nhân viên theo từng quý. Khoản này Công ty hạch toán vào chi phí QLDN. Nợ TK 642: 1.265.000 Có TK 338 (3382): 1.265.000 Riêng 5% BHXH, 1% BHYT mà người lao động phải trả công ty hạch toán như sau: Nợ TK 141 (chi tiết từng đội) Có TK 338: Cuối quý khi được thanh toán lương kế toán tiến hành trừ vào lương Nợ TK 334: Có TK 141 (chi tiết từng đội). Sổ chi tiết tài khoản 622- Chi phí nhân công trực tiếp Tháng 1/2004 Xí nghiệp sản xuất đồ mộc Cầu Diễn Biểu 8 Đơn vị tính: đồng STT Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Số tiền SH NT Nợ Có 1 BPBTL T1 31/01 Tiền lương của đội sản xuất xí nghiệp 334 63.250.000 2 31/01 Trích BHXH, BHYT của đội sản xuất 338 10.752.500 31/01 K/c chi phí nhân công TT vào TK 154 154 74.002.500 Tổng cộng 74.002.500 74.002.500 Ngày 31 tháng 01 năm 2004 Người ghi sổ Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị Bảng phân bổ tiền lương và BHXH Biểu 9 Đơn vị tính: đồng Ghi có TK Ghi nợ TK TK 334 TK 3382 TK 3383 TK 3384 Tổng cộng TK 622 182.028.000 27.304.200 3.640.560 212.972.760 TK 6221 63.250.000 9.487.500 1.265.000 74.002.500 TK 6222 22.500.000 3.375.000 669.750 26.544.750 TK 6223 33.250.000 4.987.500 665.000 TK 6224 11.250.000 1.687.500 225.000 TK 6225 23.600.000 3.540.000 472.000 TK 6226 17.928.000 2.689.200 358.900 TK 6227 10.250.000 1.537.500 205.000 TK 627 65.860.587 9.879.088 1.317.212 - XN chế biến lâm sản 27.500.000 4.125.000 550.000 - XN chế biến nông sản 9.465.489 1.419.823 189.310 - XN giống cây LN 2.572.700 385.906 51.454 - XN dịch vụ LN 7.576.604 1.136.491 151.352 - XN đồ mộc và bao bì XK 10.235.794 1.535.369 204.716 - XN XD và PTNT 5.250.000 787.500 105.000 XN giống cây trồng nông thôn 3.260.000 489.000 65.200 3.814.200 TK 642 14.158.000 5.440.932 2.123.700 283.160 16.546.860 Tổng cộng 262.046.587 5.440.932 39.306.988 5.240.932 306.594.507 Công việc hạch toán tiền lương tại Công ty có thể nói là tương đối chặt chẽ ,nhiều vấn đề đã có sự phối hợp đồng bộ giữa các bên chức năng. Trả lương theo sản phẩm khá đơn giản trong việc tính toán và lại thúc đẩy việc tăng trưởng năng suất lao động và chất lượng sản phẩm. 2.4. Kế toán tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung Việc tập hợp chi phí sản xuất chung tại Xí nghiệp được tiến hành tương tự như tập hợp chi phí nhân công trực tiếp sản xuất. Có nghĩa là toàn bộ chi phí sản xuất chung phát sinh trong tháng được tập hợp vào một tài khoản mở cho toàn xí nghiệp - TK 627. Sau đó cuối tháng tiến hành phân bổ theo tiêu thức chi phí nguyên vật liệu chính tiêu hao và chi phí nhân công trực tiếp. Tại Xí nghiệp chế biến lâm sản Cầu Diễn tiến hành mở TK chi tiết như sau: - TK 6271: Chi phí nhân viên phân xưởng, công nhân đánh bóng . . . . - TK 6272: Chi phí vật liệu - TK 6273: Chi phí dụng cụ sản xuất - TK 6274: Chi phí khấu hao - TK 6277: Dịch vụ mua ngoài - TK 6278: Chi phí khác bằng tiền * Tập hợp chi phí nhân viên Xí nghiệp Nhân viên phân xưởng ở Xí nghiệp bao gồm nhân viên quản lý phân xưởng, công nhân làm công việc đánh bóng sản phẩm, đánh giấy giáp . . .nhân viên phục vụ việc ăn ở của các công nhân, phục vụ quét dọn phân xưởng . . . Chi phí nhân viên Xí nghiệp bao gồm: Tiền lương và các khoản phải trả theo lương như BHXH, BHYT được trích theo tỷ lệ quy định là 17% trên lương cơ bản. Việc hạch toán chi phí nhân viên xí nghiệp được tiến hành thông qua bảng chấm công, bảng kê thành phẩm . . .của các phân xưởng. Sau đó chuyển lên phòng tổ chức hành chính để phòng lập bảng thanh toán lương chuyển lên phòng kế toán lập Chứng từ ghi sổ và ghi vào sổ cái. Còn 2% KPCĐ trích trên lương của nhân viên phân xưởng được tính vào chi phí quản lý. * Chi phí dụng cụ phục vụ sản xuất Chi phí dụng cụ sản xuất ở Xí nghiệp bao gồm chi phí về các loại dụng cụ như các loại đục, cưa, các loại bào,kẹp . . . xuất dùng cho sản xuất trong từng đội, phân xưởng. Căn cứ vào phiếu xuất kho dụng cụ, kế toán chi phí lập bảng kê phân loại: Bảng kê phân loại Ghi có TK 153 Tháng 1 năm 2004 Biểu 10: Đơn vị tính: đồng Chứng từ Diễn giải Tổng số ghi có Ghi nợ ccác TK Số Ngày 142 627 40 6 Xuất một số dụng cụ Đục 1.706.000 1.706.000 41 10 Các loại cưa, kẹp 750.000 750.000 Tổng cộng 2.456.000 1.706.000 750.000 Căn cứ vào bảng kê phân loại và bảng phân bổ chi phí công cụ dụng cụ phân bổ nhiều lần kế toán lập một chứng từ ghi sổ: Biểu 11: Đơn vị tính: đồng Trích yếu Số hiệu TK Số tiền Nợ Có Nợ Có Phân bổ công cụ dụng cụ Xuất dùng cưa, kẹp 6273 6273 142 153 853.000 750.000 853.000 750.000 Cộng 1.603.000 1.603.000 Chú ý phân bổ lần 2 * Chi phí khấu hao TSCĐ Tài sản cố định của Xí nghiệp gồm: TSCĐ dùng cho sản xuất như máy bào. máy cắt, máy cưa, khoan, . . . . Thực tế Công ty đang áp dụng phương pháp khấu hao đều theo thời gian, phương pháp này có ưu điểm là thúc đẩy Công ty nâng cao năng suất lao động, tăng sản lượng sản phẩm làm ra nhằm hạ giá thành sản phẩm. Nhưng bên cạnh đó phương pháp này có nhược điểm là thu hồi vốn chậm. TSCĐ nhanh chóng bị lỗi thời. Cách tính khấu hao theo phương pháp này như sau: Mức khấu hao bình quân năm = Nguyên giá TSCĐ * tỷ lệ khấu hao Mức khấu hao bình quân tháng = Mức khấu hao bình quân năm / 12 tháng Kế toán lập bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ tháng 1 năm 2003. Căn cứ vào bảng phân bổ khấu hao TSCĐ, cuối tháng kế toán lập 1 Chứng từ ghi sổ và ghi vào sổ cái TK 627 Bảng tính và phân bổ khấu hao TS CĐ Tháng 1 năm 2004 Biểu 12: Đơn vị tính: đồng STT Chỉ tiêu Tỷ lệ khấu hao TSCĐ Nguyên giá TSCĐ Số khấu hao TK 627 - Chi phí SX chung 1 Số KH đã trích tháng trước - Máy bào - 4 máy vanh 4 máy khoan - 2 máy cắt 10% 12% 15% 10% 7.000.000 25.000.000 21.000.000 18.000.000 3.000.000 5.000.000 9.000.000 6.000.000 720.833 58.333 2.500.000 262.500 150.000 2 - Số KH tăng trong tháng - 2 máy Trà 12% 12.000.000 12.000.000 120.000 120.000 3 Số KH giảm trong tháng 4 Số KH phải trích trong tháng 840.833 Người lập bảng Ngày 31 tháng 1 năm 2004 Kế toán trưởng * Chi phí dịch vụ mua ngoài Dịch vụ mua ngoài của Xí nghiệp bao gồm: Chi phí về tiền điện, tiền nước phục vụ cho sản xuất, việc theo dõi các khoản chi phí dịch vụ mua ngoài được kế toán theo dõi trên TK 331,111,112 . . . cuối tháng căn cứ vào chứng từ ban đầu lập một chứng từ ghi sổ. VD: Căn cứ vào giấy báo nợ của Sở điện lực và Công ty nước sạch kế toán tiến hành lập chứng từ ghi sổ như sau: Chứng từ ghi sổ Ngày 31/01/2004 Số 22 Biểu 13: Đơn vị tính: đồng Trích yếu Số hiệu TK Số tiền Nợ Có Nợ Có Tiền điện tháng 1 627 133 331 2.580.000 258.000 2.838.000 Tiền nước tháng 1 6277 133 331 1.570.000 157.000 1.727.000 Cộng 4.565.000 4.565.000 * Chi phí khác bằng tiền .Chi phí khác bằng tiền được tính vào chi phí sản xuất của Công ty bao gồm các khoản chi trả tiền thuê máy, bảo dưỡng TSCĐ, chi đào tạo công nhân sản xuất . . . .Toàn bộ các khoản chi này khi phát sinh được kế toán phần hành lập chứng từ ghi sổ và vào sổ cái TK 627. Ví dụ Xí nghiệp đã chi trả cho việc sửa chữa TSCĐ 1.071.000đồng. Sổ cái Năm 2004 Tại đơn vị: Xí nghiệp chế biến Lâm sản Cầu Diễn Từ ngày 01/01/2004 đến ngày 31/01/2004 Tên TK: Chi phí sản xuất chung Ký hiệu: 627 Biểu 14 Đơn vị tính: đồng NT ghi sổ CTGS Diễn giải TK đối ứng Số tiền SH NT Nợ Có 10/02 13 16 20 21 22 23 31/01 31/01 Số dư đầu kỳ Số phát sinh Chi phí NVL Chi phí nhân viên PX Trích theo lương Chi phí dụng cụ SX Chi phí KHTSCĐ Chi phí dịch vụ mua ngoài Chi phí khác bằng tiền Chi phí dịch vụ mua ngoài K/c chi phí sản xuất chung 152 334 338 153 214 331 111 111 1.603.000 27.500.000 4.675.000 5.500.000 840.833 4.150.000 1.071.000 1.270.000 46.609.833 Cộng 46.609.833 46.609.833 Người lập Kế toán trưởng Giám đốc Sổ cái TK: Chi phí sản xuất chung KH: 627 Từ ngày 01/01/2004 đến ngày 31/01/2004 Biểu 15 Đơn vị tính: đồng STT CTGS Diễn giải TK đối ứng Số tiền SH NT Nợ Có 10/02 16 31/01 31/01 31/01 Số dư đầu kỳ Số phát sinh Chi phí nhân viên PX Trích theo lương Chi phí NVL Chi phí dụng cụ SX Chi phí KHTSCĐ Chi phí dịch vụ mua ngoài Chi phí khác bằng tiền Chi phí dịch vụ mua ngoài K/c chi phí sản xuất cho XN chế biến lâm sản Cầu Diễn K/c chi phí SXC cho các XN khác + XN chế biến đồ mộc . . . 334 338 152 153 214 331 111 111 154 65.860.578 11.196.300 16.570.000 5.173.000 32.785.833 20.720.000 5.371.000 7.120.000 64.609.833 118.186.887 23.700.000 Cộng 164.796.720 164.796.720 Người lập Kế toán trưởng Giám đốc Sau khi số liệu về chi phí sản xuất chung được tập hợp trên các chứng từ - Ghi sổ, kế toán chi phí tổng hợp số liệu và lập bảng phân bổ chi phí sản xuất chung cho từng đơn đặt hàng theo tiêu thức phân bổ được chọn là chi phí NVL trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp. . . Chi phí SXC 46.609.833 Phân bổ = x 74.002.500 = 40.246.716 đồng cho bàn ghế 85.702.500 Mai Rồng 2.5. Tổng hợp chi phí SX và đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ a) Tổng hợp chi phí sản xuất Chi phí sản xuất của Công ty bao gồm: Chi phí NVL trực tiếp sản xuất, chi phí NCTT và chi phí sản xuất chung. Cuối tháng kế toán chi phí căn cứ vào Bảng “ Phân bổ NVL trực tiếp sản xuất”, Bảng phân bổ tiền lương, . . . .để lập chứng từ ghi sổ kết chuyển các khoản chi phí này Chứng từ ghi sổ Ngày 31 tháng 01 năm 2004 Số: 25 Biểu 16 Đơn vị tính: đồng Trích yếu TK đối ứng Số tiền N C N C K/c Chi phí NVNTT K/c chi phí NCTT K/c Chi phí SXC 154 154 154 621 622 627 150.000.000 74.002.500 40.246.716 150.000.000 74.002.500 40.246.716 Cộng 264.249.216 264.249.216 Người lập Kế toán trưởng Căn cứ vào chứng từ ghi sổ kế toán tổng hợp vào sổ cái TK 154 Sổ cái Tháng 01 năm 2004 Đơn vị: Xí nghiệp chế biến lâm sản Cầu Diễn Tài khoản: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang Số hiệu: 154 Biểu: 17 Đơn vị tính: đồng NTGS CTGS Diễn giải TK đối ứng Số tiền SH NT N C 14/02 25 25 25 28 31/01 31/01 31/01 31/01 Dư đầu tháng Phát sinh trong tháng Chi phí NVLTT Chi phí NCTT Chi phí SXC K/c chi phí SXKD 621 622 627 155 150.000.000 74.002.500 40.246.716 264.249.216 Cộng phát sinh Dư cuối tháng 264.249.216 … 264.249.216 … Người lập Kế toán trưởng Sổ cái Tháng 1 năm 2004 Đơn vị: Công ty Tài khoản: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. Số hiệu: 154 Biểu: 18 Đơn vị tính: đồng NT ghi sổ CTGS Diễn giảI TK đối ứng Số tiền SH NT N C Dư đầu tháng 975.850.000 10/02 31/1 Chi phí NVLTT 152 669.200.000 - XN chế biến Lâm sản -XN chế biến nông sản . . . . Chi phí NCTT 622 224.672.760 - XN chế biến lâm sản 74.002.500 -XN chế biến nông sản 26.544.750 . . . . Chi phí SXC 627 164.796.720 - XN chế biến lâm sản 46.609.833 -XN chế biến nông sản 23.700.000 . . . . K/S chi phí SXKD 155 626.509.583 - XN chế biến lâm sản 264.249.216 -XN chế biến nông sản 215.302.500 - XN giống cây Nông lâm Phủ Lỗ 98.894.750 . . . . . Tổng phát sinh 1.058.669.480 626.509.583 Số dư 1.408.009.897 Người lập Kế toán trưởng Giám đốc b) Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ Đánh giá sản phẩm làm dở tại XN đồ mộc của Công ty bao gồm các chi tiết của sản phẩm, các sản phẩm còn đang trong quá trình chế biến hay thành phẩm vừa chế tạo nhưng chưa nhập kho còn nằm tại phân xưởng như cánh tủ, chân bàn, mặt bàn . . . . các bộ phận đang trong quá trình sơn hoặc đánh bóng . . Công ty có nhiều loại sản phẩm dở nhưng không tiêu thụ bán thánh phẩm ra ngoài và thay đổi theo từng thời kỳ, từng đơn đặt hàng. Do vậy XN lựa chọn phương pháp xác định giá trị sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu chính tiêu hao cộng chi phí nhân công chế biến. Đối với Công ty sản xuất sản phẩm theo đơn đặt hàng nên với những đơn đặt hàng mà cuối kỳ báo cáo chưa hoàn thành thì toàn bộ chi phí trên thể tính giá thành tương ứng được coi là sản phẩm dở dang cuối kỳ. Tuy nhiên trong một số trường hợp cần thiết theo yêu cầu của công tác lập báo cáo kế toán và thánh toán , mặc dù công việc cuối kỳ đơn đặt hàng chưa hoàn thành nhưng cần xác định khối lượng công việc đã thực hiện trong kỳ, kế toán phải sử dụng giá kế hoạch hoặc giá định mức để xác định phần công việc đã hoàn thành từ đó tính giá trị khối lượng công việc dở dang cuối kỳ 3. Phương pháp tính giá thành sản phẩm của Công ty Mục tiêu của việc tập hợp chi phí là nhằm xác định giá thành sản xuất của sản phẩm theo từng khoản mục. Do đó giá thành sản phẩm được coi là một chỉ tiêu kinh tế vô cùng quan trọng của bất kỳ doanh nghiệp sản xuất nào. Nó phản ánh một cách đầy đủ và rõ nét nhất kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong suốt kỳ hạch toán. 3.1. Đối tượng tính giá thành của công ty Xí nghiệp lựa chọn đối tượng tính gía thành sản phẩm là từng sản phẩm trong đơn đặt hàng. Tại xí nghiệp đối tượng tính giá thành từng loại sản phẩm ( các bộ bàn ghế, khuôn cửa) . . . có chất liệu bằng gỗ. Cuối tháng kế toán tiến hành tính giá thành sản phẩm thực tế. Giá thành thực tế chủ yếu là để xác định rõ lãi lỗ. Đối với việc sản xuất theo đơn đặt hàng thì khi giao hàng vẫn phải giao với giá thoả thuận từ trước. Tuy vậy Công ty rất coi trọng việc tính giá thành thực tế bởi đây là điều kiện cơ sở để đưa ra giá thoả thuận đồng thời việc tính giá thành sản phẩm thực tế giúp công tác quản lý, phân tích tình hình sử dụng lao động hay nguồn vốn có hiệu quả hơn. 3.2. Tính giá thành của công ty Xuất phát từ việc xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất, đối tượng tính giá thành và để phù hợp với yêu cầu quản lý của Công ty, phương pháp tính giá thành được áp dụng là phương pháp trực tiếp giản đơn . Cuối tháng kế toán căn cứ vào báo cáo sản phẩm hoàn thành nhập kho của từng loại hàng và kết quả tập hợp chi phí sản xuất để tính giá thành cho từng loại hàng. Giá thành đơn vị Tổng giá thành Khối lượng SP sản phẩm = SP hoàn thành : hoàn thành VD: Như tháng 1 năm 2004 thì việc tính giá thành của sản phẩm trong đơn đặt hàng là rất dễ vì chỉ có một mặt hàng là 30 bộ bàn ghế Mai Rồng Khi hoàn thành đơn đặt hàng, lập thẻ tính giá thành. Như trong tháng 1 Xí nghiệp đã hoàn thành đơn đặt hàng với đúng số lượng, chủng loại, mẫu mã. Thẻ tính giá thành sản phẩm dịch vụ Tháng 1 năm 2004 Tên sản phẩm: Bộ bàn ghế Mai rồng Biểu: 19 Đơn vị tính: đồng Chỉ tiêu Tổng số tiền C.phí NVLTT Chi phí NCTT Chi phí SXC - Chi phí dở dang ĐK - Chi phí phát sinh trong kỳ - Chi phí dở dang CK - Tổng giá thành - Số lượng SP - Giá thành toàn bộ SP 0 264.249.216 0 264.249.216 30 bộ 8.808.307 0 150.000.000 0 150.000.000 5.000.000 0 74.002.500 0 74.002.500 2.446.750 40.246.716 0 40.246.716 1.341.557 Người lập thẻ Kế toán trưởng Theo hợp đồng Công ty đã nhận ngày 28/12/2003. Với đơn đặt hàng là 30 bộ bàn ghế Mai Rồng, giá mỗi bộ là 12.000.000đồng. Như vậy Xí nghiệp đã hoàn thành đơn đặt hàng (31/1/2004) và mang được lợi nhuận về Công ty. 4. Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch chi phí và các biện pháp tăng cường quản lý chi phí Nếu muốn có được các chiến lược phát triển tốt trong tương lai, muốn doanh nghiệp tiết kiệm được CPSX, hạ giá thành sản phẩm tăng lợi nhuận thì tất yếu phải phân tích một cách kỹ lưỡng các chỉ tiêu và thông tin về CPSX và giá thành sản phẩm. Sau đây là một vài nhận xét về kết quả sản xuất của xí nghiệp thông qua đơn đặt hàng 1 trong tháng 1 vừa qua. 4.1. Phân tích sự biến động của tổng giá thành Khi nhận được đơn đặt hàng (cho một bộ bàn ghế), xí nghiệp tiến hành xây dựng giá thành kế hoạch để có được cơ sở tiến hành hợp đồng về giá cả với khách hàng. Giá thành kế hoạch phải đảm bảo luôn cao hơn với giá thực tế không được thấp hơn thực tế. Theo kế hoạch: Đơn vị tính: đồng Chỉ tiêu Bàn ghế Mai Rồng Tông giá thành thực tế Chi phí NVL TT 5.200.000 156.000.000 Chi phí NCTT 2.550.000 76.500.000 Chi phí SXC 1.145.000 34.350.000 Tổng cộng 8.895.000 266.850.000 Xí nghiệp đã hoàn thành đơn đặt hàng sản xuất 30 bộ bàn ghế Mai Rồng với tổng giá thực tế là: 264.249.210đ Số chênh lệch tuyệt đối giữa Tổng giá thành thực tế với Tổng giá thành kế hoạch là: 264.249.210 - 266.850.000 = - 2.600.790đ Mức giảm tương đối: - 2.600.79 : 266.850.000 * 100 = - 0,97% Kết quả cho thấy ở XN đã thực hiện tốt công tác hạ gía thành sản phẩm, thể hiện sự cố gắng thực hiện tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm. 4.2. Phân tích sự biến động của tổng giá thành theo từng khoản mục Giá thành sản phẩm gồm nhiều mục cấu thành. Một sự thay đổi của giá thành sản phẩm là kết quả của sự biến động các khoản mục. Chính vì vậy cần nghiên cứu sự biến động của các khoản mục từ đó đánh giá sự biến động của giá thành. Giá thành thực tế giảm 2.600.790đ hay giảm 0,97% so với kế hoạch . Điều này cho thấy là do sự ảnh hưởng của các nhân tố sau: * Khoản mục CPNVL trực tiếp Sản phẩm QTT (bộ) Zđvkh (đ) QTT x Zđvkh Bộ bàn ghế Mai Rồng 30 5.200.000 156.000.000 Cộng 30 156.000.000 Như vậy tổng giá thành kế hoạch là 156.000.000đ trong khi Tổng giá thành thực tế là 150.000.000đ Số chênh lệch tuyệt đối là: 150.000.000 - 156.000.000 = - 6.000.000đ Tương đương - 6.000.000 : 156.000.000 = - 3,85% Như vậy so với kế hoạch Xí nghiệp đã tiết kiệm được 6.000.000đ hay giảm 3,85% CPNVL. Điều này chứng tỏ Xí nghiệp đã biết cách quản lý nguyên vật liệu chặt chẽ hơn trong quá trình sản xuất. * Khoản mục CPNC trực tiếp Sản phẩm QTT (bộ) Zđvkh (đ) QTT x Zđvkh Bộ bàn ghế Mai Rồng 30 2.550.000 76.500.000 Cộng 30 76.500.000 Như vậy tổng giá thành kế hoạch là 76.500.000đ trong khi giá thành thực tế là: 74.002.5000đ. So với kế hoạch chi phí nhân công giảm: 74.002.500 - 76.500.000 = - 2.497.500 đồng Tương đương: (- 2.497.500 : 76.500.000) x 100 = - 3,26% Trong tháng Xí nghiệp chỉ nhận được 2 đơn đặt hàng do vậy mà không phải thuê nhân công ở ngoài. Đây có thể là lý do làm chi phí nhân công giảm. * Khoản mục SPSX chung Sản phẩm QTT (bộ) Zđvkh (đ) QTT x Zđvkh Bộ bàn ghế Mai Rồng 30 1.145.000 34.350.000 Cộng 30 34.350.000 Thực tế CPSXC phân bổ là 40.246.710đ Như vậy chi phí SXC đã tăng so với kế hoạch là: 40.246.710 - 34.350.000 = 5.896.710đ Tương đương với: (5.896.710 : 34.350.000) x 100 = 17,16% Chi phí sản xuất chung đã tăng đột biến so với kế hoạch là 5.896.710 tương đương 17,16%. Điều này do trong tháng Xí nghiệp nhận được ít đơn đặt hàng trong khi đó các chi phí khấu hao máy móc, chi phí nhân viên phân xưởng và các chi phí phát sinh khác lại không giảm đôi khi còn phát sinh thêm. Chương III. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm đồ mộc tại công ty 1. Đánh giá khái quát về thực trạng quản lý và kế toán chi phí sản xuất sản phẩm. a. Những ưu điểm đã đạt được Trong điều kiện hoạt động ngày càng khó khăn như hiện nay: vốn thiếu, thị trường nhỏ hẹp, hàng hoá chưa đa dạng... nhưng công ty xuất nhập khẩu và xây dựng nông lâm nghiệp đã từng bước nỗ lực đi lên, khẳng định được vị trí của mình trên thị trường đầy khắc nghiệt. - Không ngừng nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên, các sản phẩm của công ty đã được thị trường chấp nhận và có niềm tin lớn với khách hàng. - Phòng kế toán tài chính là nơi cung cấp cho giám đốc về các vấn đề tài chính, các vấn đề về ký hợp đồng, xác định các dự án đầu tư . . . Các nhân viên kế toán luôn cố gắng thực hiện tốt nhiệm vụ của mình. Hệ thống kiểm soát nội bộ chặt chẽ do có sự tham gia của các phòng ban chức năng cùng bản thân công nhân viên trong Xí nghiệp. - Về công tác tổ chức quản lý và cơ chế hoạt động: công ty đã tạo được uy tín và khẳng định được mình với các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước. Công ty đã tổ chức quản lý kinh doanh từ cơ sở đến công ty áp dụng hình thức khoán cho từng đơn vị trực thuộc. - Công ty hiện đang áp dụng hình thức kế toán chứng từ ghi sổ. Đây là hệ thống sổ tương đối đơn giản, giúp kế toán làm việc một cách khoa học. - Phương pháp kế toán mà doanh nghiệp áp dụng là phương pháp kê khai thường xuyên phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của ngành và yêu cầu quản lý của doanh nghiệp . . . Bên cạnh những ưu điểm thì công ty còn có một số những vấn đề tồn tại cần giải quyết và khắc phục b. Những hạn chế cần khắc phục *. Về điều kiện làm việc Hiện nay Công ty áp dụng kế toán thủ công là chủ yếu. Cả phòng chỉ có một máy tính. Chính điểm này đã làm tăng khối lượng công việc của kế toán và đôi khi việc tính toán không cập nhật kịp thời và có nhiều sai sót. * Về trích lập dự phòng Thị trường hiện nay vô cùng biến động và trong bất ký trường hợp nào thưo nguyên tắc thận trọng kế toán cũng nên trích lập dự phòng. Hiện nay Công ty chủ yếu sản xuất theo đơn đặt hàng giá giao hàng là giá thoả thuận vì vậy sự biến động về giá cả không có sự ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất hàng tồn kho của công ty. * Về việc trích trước chi phí TK 335 Tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất không tiến hành trích theo quy định mà tính và phân bổ thẳng vào chi phí khi công nhân thực tế nghỉ phép. Kế hoạch sửa chữa lớn TSCĐ của Xí nghiệp chưa được lập đều (năm có, năm không) * Phụ cấp phòng chống độc hại Hiện nay ở công ty chưa có phụ cấp độc hại cho công nhân sản xuất. Điều này có thể tiết kiệm được một khoản chi phí không nhỏ cho công ty. Tuy nhiên nó cũng có thể gây tâm lý không tốt đến công nhân và làm ảnh hưởng đến năng suất lao động. 2. Nhận xét về một số khoản mục chi phí chủ yếu và tính giá thành sản phẩm 2.1. Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Công ty đã có quản lý về việc sử dụng nguyên vật liệu khá chắc chắn. Các chi phí phát sinh về nguyên vật liệu trực tiếp được mở sổ và ghi chép đúng chế độ. Phương pháp tính giá đích danh của vật liệu xuất kho của Công ty là rất phù hợp vì gỗ Pơmu là loại gỗ hiếm, có giá trị lớn và chủng loại gỗ không đa dạng. 2.2. Hạch toán nhân công trực tiếp Công ty thực hiện chế độ lương khoán theo sản phẩm và lương cố định theo tháng. Đây là phương thức trả lương rất phù hợp với đơn vị do công nhân sản xuất của đơn vị có tay nghề khác nhau. Đối với công nhân có tay nghề, có trình độ chuyên môn cao thì tiến hành trả lương theo sản phẩm. Còn đối với công nhân có trình độ chuyên môn thấp thì tiến hành trả lương theo tháng. Chính điều này đã giúp công ty đạt được hiệu quả cao trong sản xuất. 2.3 Hạch toán chi phí sản xuất chung Để thuận tiện kế toán tính vào khoản mục chi phí sản xuất chung những khoản vật liệu phụ như keo, cồn, vecny, đánh giấy giáp . . . và tiền công nhân đánh bóng sản phẩm . . .điều này chưa hợp lý. - Đối với các phế liệu không hạch toán vào công ty mà hạch toàn vào Xí nghiệp mà lại không phản ánh vào sổ kế toán là sai với chế độ kế toán. - Trích khấu hao: Công ty cần phải thay đổi phương pháp tính khấu hao cho phù hợp hơn vì hiện nay đang tính khấu hao theo đơn đặt hàng thì không được hợp lý lắm. - Các khoản trích theo lương của công nhân phân xưởng thì nên hạch toán vào TK 627. 3. Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. 3.1. Hạch toán đúng theo nội dung của tài khoản và có sự điều chỉnh kịp thời với những thay đổi (áp dụng các chuẩn mực kế toán mới . . . ) Công ty cần hạch toán đúng nội dung của tài khoản đã quy định trong chế độ kế toán hiện hành. Đối với Công ty thì cần chú ý đến việc hạch toán các khoản mục sau: * Hạch toán chi phí phải trả: Công ty không thực hiện trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất trực tiếp. Để giúp giá thành sản phẩm ổn định qua các thời kỳ Công ty nên trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất. Tuỳ từng doanh nghiệp mà việc trích trước được thực hiện theo tỷ lệ nhất định. * Đối với các khoản trích lập dự phòng Tại doanh nghiệp để hạn chế bớt thiệt hại và chủ động hơn về tài chính trong các trường hợp xảy ra rủi ro doanh nghiệp cần có các chính sách về dự phòng. Chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS) 37 đã nêu những điều kiện và phương pháp lập dự phòng cho công ty được áp dụng trên toàn thế giới. Công ty không chỉ sản xuất theo đơn đặt hàng mà còn sản xuất các sản -phẩm để làm mẫu và bán do vậy trích lập dự phòng phải thu, dự phòng giảm gía hàng tồn kho là rất quan trọng. Để trích lập dự phòng kế toán căn cứ vào các căn cứ vào diễn biến thị trường, dự báo giá, khả năng trả nợ của khách hàng để tính mức dự phòng phải lập. Theo chế độ mới (thông tư 89/2002/TT- BTC) việc trích lập dự phòng, kế toán giảm giá hàng tồn kho có sự thay đổi vì vậy Công ty cần có sự điều chỉnh kịp thời và thực hiện theo đúng hướng dẫn của thông tư. Theo chế độ mới là hợp lý hơn. Công ty nên áp dụng theo chế độ mới. 3.2. Hoàn thiện việc hạch toán một số khoản mục chi phí sản xuất theo chế độ qui định Đối với Xí nghiệp lâm sản Cầu Diễn thì cần quản lý chi phí đối với các khoản mục: * Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Công ty hạch toán tương đối chính xác chi phí nguyên vật liệu phát sinh. Tuy nhiên công ty chỉ phản ánh chi phí nguyên vật liệu chính tiêu hao mà không phản ánh đến nguyên vật liệu phụ như keo, cồn, vecny . . . Theo chế độ tài chính hiện hành tất cả các nguyên vật liệu dùng để tạo nên sản phẩm thì phải hạch toán vào khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Như vậy để hạch toán chính xác hơn chi phí cho từng sản phẩm thì Công ty cần phản ánh chi phí về các vật liệu trên vào khoản mục nguyên vật liệu trực tiếp và xây dựng định mức nguyên vật liệu phụ tiêu hao cho từng sản phẩm. Như đã biết tỷ trọng nguyên vật liệu trong kết cấu giá thành là rất lớn đối với tất cả các sản phẩm. Do vậy tiết kiệm nguyên vật liệu có ý nghĩa to lớn đối với việc giảm chi phí sản xuất hạ giá thành sản phẩm. Giảm chi phí nguyên vật liệu có thể thực hiện thông qua một số biện pháp sau: - Tăng cường quản lý định mức tiêu dùng nguyên vật liệu: Muốn hoàn thành tốt công tác định mức thì cần phải xây dựng chính xác hệ số tiêu hao nguyên vật liệu. + Xem xét các định mức tiêu hao gỗ: Để chế tạo ra 1m3 sản phẩm thì cần bao nhiêu khối gỗ. Kế toán phải dựa vào các hệ số tiêu hao. Các hệ số tiêu hao này được quy định trong ngành nghề chế biến lâm sản và được nhận biết qua kinh nghiệm. Những công nhân có tay nghề cao thì khi sản xuất mức tiêu hao gỗ cho một sản phẩm sẽ ít hơn so với công nhân có tay nghề thấp. Vì vậy Công ty cần liên tục mở các lớp bồi dưỡng, tổ chức các buổi nói chuyện, tạo cho học có cơ hội trao đổi những kiến thức và kinh nghiệm cho nhau để nâng cao tay nghề từ đó đem lại hiệu quả lao động cao hơn, thu được nhiều lợi nhuận cho DN. - Tổ chức công tác quản lý định mức tiêu dùng nguyên vật liệu. Theo dõi quá trình sử dụng nguyên vật liệu để phát hiện những sai sót kịp thời. Nếu cá nhân hay bộ phận nào vi phạm , lạm dụng vật tư của Công ty thì cần có biện pháp kinh tế hoặc hành chính xử lý. Ngược lại nếu tiết kiệm vật tư thì nên có chế độ khen thưởng động viên. - Xác định mức dự trữ hợp lý Trong quá trình sản xuất thường các DN phải dự trữ nguyên vật liệu. Tuy nhiên, mức dự trữ này không được quá nhiều gây ứ đọng vốn, khó bảo quản đồng thời cũng không ít quá mà không đảm bảo được yêu cầu sản xuất. Vì vậy xác định cho mình mức dự trữ hợp lý là tất yếu song điều này công ty chưa thực hiện được. Do vậy mà hiện nay Công ty cần xây dựng một định mức dự trữ nguyên vật liệu thích hợp vừa phục vụ tốt yêu cầu vừa thích nghi được sự biến động của giá cả nguyên vật liệu trên thị trường. * Chi phí nhân công Hiện nay hạch toán chi phí nhân công trực tiếp tại Công ty là chưa đùng qui định. Nó chưa phản ánh được đầy đủ chi phí phát sinh cụ thể. Chi phí nhân công trực tiếp chỉ gồm tiền lương của công nhân sản xuất chính còn tiền lương công nhân sản xuất phụ như đánh bóng sản phẩm, phun sơn . . . lại được hạch toán vào chi phí sản xuất chung. Vì vậy Công ty cần thay đổi cách hạch toán khoản mục chi phí nhân công trực tiếp. Việc trích các khoản BHXH, BHYT, KPCĐ của công ty hiện nay là chưa đúng với chế độ quy định và gây ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm (các khoản này không trích trên tiền lương của công nhân thuê ngoài mà ta biết lương công nhân thuê ngoài của công ty là khá đông khi có nhiều đơn đặt hàng). Mặt khác khoản trích KPCĐ lại được phản ánh vào chi phí quản. Công ty cần trích các khoản trích theo lương trên tổng tiền lương thực tế phải trả và tất cả các khoản trích này phải được tính hết vào chi phí sản xuất phát sinh. + Để nâng cao năng suất lao động hơn nữa cũng như việc tập hợp chi phí cho đối tượng tập hợp dễ dàng và chính xác hơn, Công ty nên xây dựng một định mức cho những công nhân sản xuất phụ. áp dụng trả lương sản phẩm cho đội ngũ công nhân này. + Hiện nay công nghệ khoa học rất phát triển vì vậy công ty cần hiện đại hoá các thiết bị TSCĐ, thường xuyên nâng cấp, sửa chữa và mua sắm các thiết bị mới để giảm chi phí nhân công, tăng năng suất lao động, cải tiến mẫu mã sản phẩm, hạ giá thành sản phẩm. * Hạch toán chi phí sản xuất chung Các khoản chi phí sản xuất chung hiện nay ở Công ty chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng giá thành sản phẩm. Công ty cần xem xét, cân đối lại các khoản chi phí sản xuất chung này. Công ty sản xuất theo đơn đặt hàng là chủ yếu và hiện nay việc phân bổ chi phí sản xuất chung của Công ty chưa hợp lý. Công ty cần phân lợi chi phí sản xuất chung làm hai loại theo quy chế mới là chi phí sản xuất chung cố định và chi phí sản xuất chung biến đổi. + Việc phân bổ chi phí sản xuất chung cố định tuỳ thuộc vào mức sản xuất thực tế còn chi phí sản xuất chung biến đổi thì được phân bổ hết vào chi phí chế biến sản phẩm, được phân bổ hết vào giá thành sản phẩm. Việc phân bổ như vậy rất hợp lý với đặc điểm sản xuất của đơn vị. 3.3. Công ty nên áp dụng phương pháp tính giá thành theo hệ số để tính giá thành sản phẩm: Phương pháp này áp dụng trong trường hợp cùng một quy trình công nghệ sản xuất, sử dụng cùng một nguyên liệu tiêu hao, thu được nhiều loại sản phẩm khác nhau. Đối tượng tập hợp chi phí là toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất đó đã hoàn thành. để tính giá thành từng loại sản phẩm ta phải căn cứ vào hệ số tính giá thành quy định cho từng loại sản phẩm. - Qui đổi sản lượng thực tế tưng loại sản phẩm theo hệ số tính giá thành để làm tiêu thức phân bổ Tổng sản lượng qui đổi = ồ sản lượng thực tế SPi x Hệ số SP i - Tính hệ số phân bổ chi phí của từng loại sản phẩm Hệ số Sản lượng quy đổi sản phẩm i Phân bổ = Sản phẩm i Tổng sản lượng quy đổi -Tính tổng giá thành thực tế từng loại sản phẩm theo từng khoản mục Tổng Z Sản phẩm Chi phí SX SP dở dang Hệ số phân bổ sản phẩm i = DD đầu kỳ + trong kỳ - cuối kỳ x Chi phí SP i 3.4. Về điều kiện làm việc - Về tổ chức nơi làm việc cho cán bộ phải đáp ứng được yêu cầu về địa điểm thuận lợi, tổ chức công việc hợp lý. Cùng với sự phát triển của sản xuất, yêu cầu công tác quản lý thông tin càng lớn. Kế toán không chỉ là sự ghi chép thông tin trong quá khứ mà còn đinh hướng trong tương lai. Điều này đòi hỏi kế toán tài chính phải đi liền với kế toán quản trị, các thông tin phải được xử lý nhanh chóng kịp thời và chính xác. Tin học là một giải pháp hữu hiệu cho những yêu cầu đó. áp dụng tin học vào công tác kế toán là một việc làm cần thiết và mang lại nhiều ích lợi to lớn như: giảm nhẹ khối lượng công việc ghi chép, tính toán cho cán bộ kế toán. Tăng cường tính chính xác, kịp thời của việc ghi chép và phản ánh các nghiệp vụ. * ứng dụng máy vi tính vào công tác hạch toán kế toán Trong nền kính tế thị trường thông tin là quan trọng và trong điều kiện công nghệ thông tin ngày càng phát triển như hiện nay thì việc ứng dụng máy vi tính tại các doanh nghiệp là hết sức cần thiết. Nhờ hệ thống máy vi tính, doanh nghiệp có thể thu nhận, xử lý thông tin một cách nhanh nhạy, kịp thời. Hơn nữa công tác hạch toán kế toán nếu được thực hiện trên máy vi tính sẽ mang lại kết quả cao. Công ty Xuất nhập khẩu và xây dựng Nông lâm nghiệp hiện nay chưa được trang bị hệ thống máy vi tính, chủ yếu vẫn được làm bằng tay. Làm như vậy mất nhiều thời gian và đôi khi việc tính toán lại hay xảy ra sai sót. Trên đây là những ý kiến đóng góp của em nhằm góp phần hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Xuất nhập khẩu và xây dựng Nông lâm nghiệp. Để thực hiện được các hướng hoàn thiện trên không chỉ đòi hỏi sự nỗ lực của mỗi nhân viên phòng kế toán tài chính mà là sự nỗ lực chung của toàn thể cán bộ trong công ty. Vì vậy cần có sự chỉ đạo chặt chẽ hơn nữa từ Ban giám đốc tới các phòng ban, Xí nghiệp, phân xưởng, bộ phận sản xuất. Kết luận Công tác tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là khâu trọng tâm trong mỗi doanh nghiệp, công ty hoạt động sản xuất kinh doanh đồng thời cũng là khâu có nhiều khúc mắc cần giải quyết. Việc tiết kiệm chi phí sản xuất có ý nghĩa rất quan trọng vì sẽ dẫn đến hạ giá thành sản phẩm và làm tăng lợi nhuận của doanh nghiệp. Hơn nữa, vai trò to lớn của kế toán tập hợp chi phí sản xuất là "công cụ quan trọng để điều hành quản lý các hoạt động, tính toán kinh tế và kiểm tra việc bảo vệ sử dụng tài sản, vật tư, tiền vốn nhằm đảm bảo quyền chủ động về tài chính" đã giúp cho doanh nghiệp tự khẳng định mình trên thị trường bằng uy tín, chất lượng, giá thành sản phẩm góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Qua quá trình học tập ở trường và đi sâu tìm hiểu thực tế công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty Xuất nhập khẩu và xây dựng Nông lâm nghiệp, được sự chỉ bảo tận tình của PGS – TS Nguyễn minh Phương cùng các cô chú, anh chị trong phòng kế toán tài chính, em đã hoàn thành Chuyên đề với đề tài "Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Xuất nhập khẩu và xây dựng Nông lâm nghiệp". Với bài viết này em mong muốn được kết hợp giữa lý luận và thực tiễn từ đó mạnh dạn đóng góp một số ý kiến của mình nhằm hoàn thiện hơn nữa công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty. Em xin chân thành cảm ơn PGS – TS Nguyễn minh Phương và các cô chú, anh chị trong phòng kế toán tài chính đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề này. Mục lục Lời nói đầu Phần I: Báo cáo thực tập Khái quát về công ty Xuất nhập khẩu và XD Nông lâm nghiệp 1 1.1. Quá trình hình thành và phát triển 1 1.2. Chức năng hoạt động, nhiệm vụ và các ngành nghề kinh doanh 2 1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động 2 1.4. Qui trình công nghệ sản xuất sản phẩm 4 1.5. Nội dung tổ chức công tác kế toán của công ty 5 1.6 Quy trình luân chuyển chứng từ 8 1.7 Nhận xét đánh giá chung 8 Phần II: Chuyên đề thực tập Chương I: Những vấn đề lý luận về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 9 1. Nhiệm vụ kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 9 1.1. Chi phí sản xuất và phân loại chi phí sản xuất 9 1.2. Giá thành sản phẩm và các loại giá thành 10 1.3. Nhiệm vụ kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành 11 2. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất 11 2.1. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất 11 2.2. Kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 12 2.3. Kế toán tập chi phí nhân công trực tiếp 14 2.4. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung 15 2.5. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp 16 3. Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ 18 3.1. Đánh giá sản phẩm dở theo chi phí NVL trực tiếp 19 3.2. Đánh giá sản phẩm dở theo sản phẩm hoàn thành tương đương 19 3.3. Đánh giá sản phẩm dở theo chi phí sản xuất định mức 19 4. Tính giá thành sản phẩm 20 4.1. Đối tượng tính giá 20 4.2. Căn cứ xác định 20 4.3. Phương pháp tính giá thành 20 5. Sổ kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 21 Chương II: thực trạng về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty Xuất nhập khẩu và XD NLN 22 1. Khái quát về công ty Xuất nhập khẩu và XD Nông lâm nghiệp 22 1.1. Quá trình hình thành và phát triển 22 1.2. Chức năng hoạt động, nhiệm vụ và các ngành nghề kinh doanh 23 1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động 23 1.4. Qui trình công nghệ sản xuất sản phẩm 25 1.5. Nội dung tổ chức công tác kế toán của công ty 26 1.6 Quy trình luân chuyển chứng từ 29 1.7 Nhận xét đánh giá chung 29 2. Thực trạng hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Xuất nhập khẩu và XD Nông lâm nghiệp 29 2.1. Đối tượng tập hợp chi phí của Công ty 29 2.2. Kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 30 2.3. Kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp 34 2.4. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung 36 2.5. Tổng hợp kế toán chi phí SX và đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ 41 3. Phương pháp tính giá thành sản phẩm của Công ty 44 3.1. Đối tượng tính giá thành 44 3.2 Tính giá thành thực tế tại công ty 44 4. Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch chi phí và các biện pháp tăng cường quản lý chi phí 45 4.1. Phân tích sự biến động của tổng giá thành 45 4.2. Phân tích sự biến động của tổng giá thành theo từng khoản mục 45 Chương III: Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm đồ mộc tại Công ty 47 1. Đánh giá khái quát về thực trạng quản lý và kế toán chi phí sản xuất sản phẩm 47 2. Nhận xét về kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm 47 2.1. Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 47 2.2. Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp 48 2.3. Hạch toán chi phí sản xuất chung 48 3. Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 48 3.1. Hạch toán đúng theo nội dung của các tài khoản 48 3.2. Hoàn hiện việc hạch toán một số khoản mục chi phí sản xuất theo chế độ quy định 48 3.3. Công ty nên áp dụng phương pháp tính giá thành theo hệ số để tính giá thành sản phẩm 50 3.4. Điều kiện làm việc 50 Kết luận Tài liệu tham khảo TàI liệu tham khảo 1. Giáo trình Kế toán tài chính doanh nghiệp _ Trường ĐHDL Phương Đông 2. Kế toán tài chính doanh nghiệp _ Khoa KT trường ĐHKTQD 3. Tổ chức công tác kế toán _ Khoa TC-KT trường ĐHDL Phương Đông 4. Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam _ NXB Tài Chính 5. Kế toán doanh nghiệp _ NXB Thống Kê

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docK0520.doc
Tài liệu liên quan