Để thực hiện tốt các nhiệm vụ đó, việc hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm phải dựa vào các nguyên tắc cơ bản sau:
- Tuân thủ các chế độ về hệ thống các phương pháp thực hiện hạch toán kế toán do Bộ tài chính ban hành.
- Thực hiện đúng quy định về các biểu mẫu kế toán, chứng từ kế toán và các tài khoản sử dụng.
- Vận dụng các yêu cầu thực tế của sản xuất kinh doanh để có thể rút ngắn, thay đổi công tác kế toán sao cho phù hợp nhưng đồng thời không trái với các quy định chung.
- Đảm bảo được tính kinh tế và tính hiệu quả của công tác kế toán.
Như vậy, việc hoàn thiện công tác kế toán nói chung và kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng chính là việc nghiên cứu áp dụng các quy định, chế độ kế toán hiện hành để bổ sung, sửa đổi công tác kế toán tại đơn vị sao cho vừa phù hợp với chế độ kế toán hiện hành, vừa phụ hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh và yêu cầu quản lý tại đơn vị.
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại viện nghiên cứu cơ khí, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g pháp hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
Xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là công việc đầu tiên có ý nghĩa quết định đến công tác hạch toán chi phí sản xuất. Tại Viện Nghiên cứu Cơ khí, để phù hợp với quy trình công nghệ và yêu cầu quản lý, Viện Nghiên cứu cơ khí đã xác định đối tượng tạp hợp chi phí và đối tượng tính giá thành sản phẩm là toàn doanh nghiệp.
Viện Nghiên cứu cơ khí sản xuất theo đơn đặt hàng (hợp đồng). Tuy nhiên, Viện Nghiên cứu cơ khí đã có một hệ thống định mức về giá sàn rõ ràng cho từng loại sản phẩm của mình nên khi ký kết hợp đồng với khách hàng lthif Viện Nghiên cứu cơ khí căn cứ vào biểu định mức có sắn này để lên giá cả cho hợp đồng (theo nguyên tắc giá bán phải lớn hơn hoặc bằng giá sàn). và để thích ứng với đối tượng tập hợp chi phí sản xuất đã chọn thì phương pháp hạch toán chi phí sản xuất phải là phương pháp hạch toán chi phí theo toàn doanh nghiệp.
Mặt khác, xuất phát từ đặc điểm quy trình công nghệ, đối tượng và phương pháp tập hợp chi phí sản xuất, Viện Nghiên cứu cơ khí đã lựa chọn phương pháp tính giá thành là phương pháp trực tiếp (giản đơn):
ồZ=CF dở dang đầu kỳ + CF phát sinh trong kỳ – CF dở dang cuối kỳ
Theo phương này kế toán căn cứ vào các chứng từ gốc, các bảng phân bổ tập hợp toàn bộ chi phí phát sinh theo từng khoản mục chi phí. Các khoản mục chi phí ở Viện Nghiên cứu cơ khí là: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung. Các khoản mục chi phí này cũng chính là bộ phận cấu thành nên giá thành sản phẩm.
Nội dung của phương pháp hạch toán chi phí đã xác định ở Viện Nghiên cứu cơ khí là kế toán mở các sổ chi tiết để hạch toán chi phí sản xuất, cuối tháng tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Để phục vụ cho việc hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, kế toán sử dụng các sổ sách kế toán sau:
Nhật ký chứng từ số 7: Tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh toàn doanh nghiệp.
Bảng phân bổ số 1: Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội.
Bảng phân bổ số 3: Bảng tính và phân bổ khấu hao tài sản cố định.
Bảng kê nhập xuất tồn vật liệu (phần II- kê khai phần xuất vật liệu theo từng khoản mục chi phí).
Sổ cái các tài khoản chi phí và TK 154.
Cùng với các loại chứng từ như: Bảng thanh toán lương, bảng đề nghị thanh toán (của các phân xưỏng)...
Trình tự hạch toán chi phí sản xuất của Viện Nghiên cứu cơ khí được khái quát như sau:
Sơ đồ 4: Sơ đồ hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Viện Nghiên cứu Cơ khí
- Các bảng phân bổ.
- NKCT số 1, 2, 5, 10
- Bảng kê 1,2,11
- Các chứng từ chi phí
Sổ, thẻ kế toán chi tiết
Nhật ký chứng từ số 7
Sổ Cái và TK chi phí và TK 154
Báo cáo
Ghi hàng ngày
Ghi cuối ngày
2. Tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Viện Nghiên cứu Cơ khí.
2.1. Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm toàn bộ nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ, nhiên liệu động lực... Viện Nghiên cứu cơ khí dùng trực tiếp cho sản xuất sản phẩm , khoản mục chi phí này chiếm tỷ trọng 34% trong tổng chi phí sản xuất của Viện Nghiên cứu cơ khí. Việc hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp có tầm quan trọng đặc biệt, là căn cứ để xác định lượng tiêu hao vật chất trong sản xuất và tính toán chính xác giá thành sản phẩm.
Nguyên vật liệu trực tiếp của Viện bao gồm nhiều loại, cụ thể:
- Nguyên vật liệu chính: Vật tư dùng cho sản xuất như các loại thép, tôn...
- Nguyên vật liệu phụ: Mỡ, khăn lau, que hàn, sơn.
- Nhiên liệu: Xăng, dầu các loại...
- Phụ tùng thay thế: chủ yếu là phụ tùng thay thế cho ô tô các loại hộp số, séc măng, trục cam... một số phụ tùng của máy móc thiết bị sản xuất.
Để hạch toán chi tiết vật liệu Viện Nghiên cứu cơ khí đã áp dụng phương pháp hạch toán chi tiết vật liệu là phương pháp số dư.
Nguyên vật liệu của Viện mặc dù cũng được nhập xuất kho liên tục nhưng chủ yếu là Viện thường xác định nhu cầu của sản xuất để mua nguyên vật liệu đưa trực tiếp vào sản xuất, do đó Viện Nghiên cứu cơ khí sử dụng giá thực tế để hạch toán vật liệu nhập xuất kho. Giá thực tế vật liệu bao gồm giá mua cộng chi phí thu mua (chi phí vận chuyển, bốc dỡ, công tác phí...).
Trong kỳ, khi có các nghiệp vụ về vật liệu phát sinh, căn cứ vào các chứng từ, kế toán tiến hành ghi sổ chi tiết vật liệu, cuối tháng tổng hợp và phân loại chứng từ theo từng loại vật liệu và theo khoản mục chi phí. Kết quả tính toán, phân bổ thể hiện trên Bảng kê nhập xuất vật liệu. (Biểu số 1).
Bảng kê nhập xuất vật liệu của Viện lập ra cho ta thấy rõ chi phí nguyên vật liệu chính, phụ, nhiên liệu, phụ tùng thay thế và công cụ dụng cụ phân bổ cho các khoản mục chi phí sản xuất kinh doanh của Viện.
Bảng kê nhập xuất vật liệu, cụ thể là phần II- phần xuất là căn cứ để kế toán ghi vào Nhật ký chứng từ số 7 phần Nợ các tài khoản chi phí như TK 621, TK 627, TK 642, TK 632...ghi Có TK 1512, TK 1522, TK 1523, TK 1524, TK 1525 và TK 153.
Qua phần II của “Bảng kê nhập xuất vật liệu” ta thấy chi phí nguyên vật liệu trực tiếp của Viện Nghiên cứu cơ khí
- Nguyên vật liệu chính: 46.155.000 đồng.
- Nguyên vật liệu phụ: 2.626.000 đồng.
- Công cụ dụng cụ: 1.105.000 đồng.
Biểu số 1
Viện Nghiên cứu Cơ khí
Bảng kê nhập –xuất vật liệu
Số TT
Nội dung
1521
1522
1523
Cộng 152
153
Tổng cộng
I
Nhập
.......
Cộng nhập
51.605.000
16.800.000
1.202.500
69.607.500
II
Xuất
1
Thép 34, 45
765.000
765.000
2
Thép 9*C
10.000.000
10.000..000
3
Dây điện VVF, bột nhôm
6.000.000
6.000.000
4
Dầu máy 90
500.000
500.000
5
Nhôm
82.750.000
82.750.000
6
Thép tròn
11.245.000
11.245.000
7
Sơn nhũ
2.626.000
2.626.000
8
Đồng
9.870.000
.
9.870.000
9
Tùng carton, ba li, bao bì
1.105.000
1.105.000
Cộng xuất
46.155.000
2.626.000
1.105.000
Biểu số 1
Viện Nghiên cứu Cơ khí
Bảng kê nhập –xuất vật liệu
Số TT
Nội dung
1521
1522
1523
Cộng 152
153
Tổng cộng
I
Nhập
1
Thép 34, 45
9.000.000
9.000.000
9.000.000
2
Thép 9*C
12.000.000
12.000.000
12.000.000
3
Dầu máy 90
625.000
625.000
625.000
4
Dây điện VVF, bột nhôm
8.500.000
8.500.000
8.500.000
5
Thép tròn
11.050.000
1.105.000
1.105.000
6
Nhôm
8.850.000
8.850.000
8.850.000
7
Đồng
9.950.000
9.950.000
9.950.000
8
Sơn nhũ
3.675.000
3.675.000
3.675.000
Thép tấm
13.000.000
130.000.000
Xăng
12.500.000
12.500.000
9
Tùng carton, ba li, bao bì
1.202.500
1.202.500
Cộng nhập
51.605.000
16.800.000
1.202.500
69.607.500
2.2. Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp
Tiền lương là một bộ phận cấu thành chi phí sản xuất, cho nên việc tính toán và phân bổ chính xác tiền lương vào giá thành sản phẩm sẽ góp phần hạ giá thành sản phẩm, tăng tích luỹ, cải thiện đời sống của cán bộ công nhân viên trong Viện Nghiên cứu cơ khí.
Khoản mục chi phí nhân công trực tiếp của Viện Nghiên cứu cơ khí được xác định đúng theo quy định của chế độ kế toán hiện hành, tức lá bao gồm tiền lương, các khoản phụ cấp và các khoản trích theo lương của công nhân trực tiếp sản xuất.
Đối với công nhân trực tiếp sản xuất sản xuất,Viện Nghiên cứu cơ khí áp dụng hình thức lương khoán. Trong đó bao gồm 3 hình thức:
- Lương thời gian (công nhật): hình thức lương này áp dụng đối với những công nhân sản xuất mà công việc của họ không định mức được, chẳng hạn những công nhân phụ. Theo hình thức này, căn cứ vào bảng chấm công do nhân viên thống kê phân xưởng lập, bộ phận lao động tiền lương sẽ tính lương cho công nhân viên.
- Lương sản phẩm cá nhân: hình thức lương này áp dụng đối với những trường hợp công việc của công nhân sản xuất có thể định mức được cho từng cá nhân (sổ chi tiết, sản phẩm mà một công nhân thực sản xuất được). Theo hình thức trả lương này, tiền lương của công nhân được lĩnh được tính toán qua đơn giá tiền lương và số lượng sản phẩm hoàn thành.
Lương sản phẩm = số lượng sản phẩm hoàn thành x đơn giá tiền lương.
Trong đó, đơn giá tiền lương sản phẩm được tính trên cơ sở định mức lao động kết hợp với mức ngày công cấp bậc của công nhân sản xuất sản phẩm và được lập riêng cho từng sản phẩm, công việc. Số lượng sản phẩm hoàn thành được xác định căn cứ vào phiếu nhập kho thành phẩm hay biên bản bàn giao sản phẩm hoặc hoá đơn thanh toán với khách hàng. Như vậy sản phẩm hoàn thành chỉ được tính khi đã qua kiểm nghiệm, nghiệm thu đảm bảo chất lượng.
- Lương sản phẩm tập thể: hình thức lương này cũng tương tự như hình thức lương sản phẩm cá nhân. nó cũng áp dụng trong trường hợp công việc của công nhân trực tiếp sản xuất là định mức được, tuy nhiên, công việc do một nhóm công nhân thực hiện và không thể định mức cho từng cá nhân được mà phải tính công chung cho cả nhóm. Theo hình thức trả lương này, tiền lương cũng được tính tương tự như hình thức trả lương theo sản phẩm cá nhân. ví dụ, Viện Nghiên cứu cơ khí quy định một công việc trung tu sơn với giá 800.000 đồng, vá sơn nhỏ hết 100.000 đồng và quy định công việc này do 3 lao động làm như vậy số lượng mỗi lao động được nhận là 300.000 đồng.
Ngoài ra, công nhân sản xuất còn được nhận các khoản có tính chất lương như các khoản phụ cấp và các khoản khác.
Lương thực tế = Lương sản phẩm + Các khoản phụ cấp và các khoản khác.
Viện Nghiên cứu cơ khí cũng tiến hành trích BHXH, BHYT và KPCĐ theo quy định chế độ kế toán tài chính. Cụ thể như sau:
Trích KPCĐ vào chi phí sản xuất kinh doanh = Lương thực tế x 2%
Trích BHYT vào chi phí sản xuất kinh doanh = Lương thực tế x 2%
Trích BHXH vào chi phí sản xuất kinh doanh = Lương thực tế x 15%
Hàng tháng, bộ phận tổ chức lao động tiền lương căn cứ vào phiếu xác nhận sản phẩm hay công việc hoàn thành, giấy báo nghiệm thu sản phẩm và bảng chấm công do phân xưởng báo cáo lên để tính tiền lương cho công nhân sản xuất trực tiếp. Trên cơ sở đó, kế toán lập bảng thanh toán tiền lương cho các phân xưởng, bộ phận và tiến hành trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo tỷ lệ quy định. Sau đó căn cứ vào các bảng thanh toán tiền lương cho các phân xưởng, bộ phận để vào bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội (biểu số 2).
Qua bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội ta thấy:
Lương thực tế phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất là 24.490.000.
Các khoản trích theo lương là: 1.469.400 đồng, trong đó:
Trích KPCDD vào chi phí sản xuất kinh doanh: 489.800
Trích BHYT vào chi phí sản xuất kinh doanh: 734.700
Trích BHXH vào chi phí sản xuất kinh doanh:4.898.000
Biểu số 2:
Doanh nghiệp: Viện Nghiên cứu Cơ khí
Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội
Tháng 11 năm 2003
Stt
Ghi Có TK
Đối tượng
sử dụng
(ghi nợ TK)
TK 334- phải trả công nhân viên
TK 338 – phải trả, phải nộp khác
Tồng cộng
Lương
Các khoản phụ cấp
Các khoản khác
Cộng Có TK 334
Trích KPCĐ (TK 3382)
BHXH
(TK 3383)
BHYT (TK 3384)
Cộng Có TK 338
(1)
(2)
(3)
(4)
(5)
(6)
(7)
(8)
(9)
(10)
(11)
1
TK 622
244.490.000
489.800
4.898.000
734.700
6.122.500
30.612.500
2
TK 627
2.200.000
44.000
440.000
66.000
550.000
2.750.000
3
TK 641
1.520.000
30.400
304.000
45.600
380.000
1.900.000
4
TK 642
5
TK 811
6
TK 3383
7
TK 334
Tổng cộng
28.210.000
564.200
5.642.000
846.300
7.052.500
35.262.500
2.3. Hạch toán chi phí sản xuất chung
Chi phí sản xuất chung của Viện Nghiên cứu cơ khí là những khoản chi phí phát sinh trong phạm vi phân xưởng sản xuất nhưng có tính chất phục vụ cho quá trình sản xuất sản phẩm (trừ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp) như: chi phí vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu dùng chung cho cả phân xưởng, chi phí về công cụ dụng cụ, chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí nhân viên phân xưởng, chi phí dịch vụ mua ngoài và các chi phí khác bằng tiền...
Việc hạch toán chi phí sản xuất chung được tiến hành như sau:
2.3.1. Chi phí vật liệu, công cụ dụng cụ
Chi phí vật liệu, công cụ dụng cụ được tính vào chi phí sản xuất chung là những chi phí về vật liệu, công cụ dụng cụ xuất dùng chung cho các phân xưởng, bao gồm các loại vật liệu chính như thép; vật liệu phụ như que hàn, giẻ lau, dầu ma rút, ống đồng; nhiên liệu, các loại vật liệu sử dụng cho quản lý phân xưởng, (giấy, bút, văn phòng phẩm)
Giá vật liệu xuất dùng cho cả phân xưởng cũng được tính bằng giá thực tế. Công cụ dụng cụ xuất dùng được phân bổ theo phương pháp phân bổ một lần, tức là công cụ dụng cụ xuất dùng vào kỳ nào sẽ được tính vào chi phí của kỳ ấy theo giá thực tế của công cụ dụng cụ đó.
Căn cứ vào các chứng từ gốc và các sổ sách có liên quan, kế toán ghi chép, phản ánh trên các sổ chi tiết vật liệu chi phí vật liệu liệu chính, phụ, nhiên liệu, công cụ dụng cụ xuất dùng chung cho cả phân xưởng. Cuối kỳ, chi phí này được tổng hợp và phản ánh trên “Bảng kê nhập xuất vật liệu” (Biểu số 1, Phần II-xuất, 2-TK 627”). Sau đó, kế toán sẽ phản ánh tcp này lên Nhật ký Chứng từ số 7 căn cứ vào “Bảng kê nhập xuất vật liệu”.
Theo Bảng kê nhập xuất vật liệu tháng 11/2003 (Biểu số 1) ta thấy:
- Giá trị nguyên vật liệu chính tính vào chi phí sản xuất chung là 1.813.357 đồng.
- Giá trị nguyên vật liệu phụ tính vào chi phí sản xuất chung là: 879.300 đồng.
- Giá nhiên liệu tính vào chi phí sản xuất chung là: 571.500 đồng.
- Giá trị vật liệu cho XDCB tính vào chi phí sản xuất chung là 3.595.771 đồng.
- Giá trị công cụ dụng cụ tính vào chi phí sản xuất chụng là: 10.903.351 đồng.
Ngoài ra, còn có khoản chi phí động lực thuê ngoài tính vào yếu tố chi phí nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ trong chi phí sản xuất chung là 11.727.810 đồng.
Như vậy toàn bộ chi phí vật liệu, công cụ dụng cụ cho sản xuất chung là: 29.489.608 đồng.
2.3.2. Chi phí khấu hao tài sản cố định
Tài sản cố định là những tư liệu lao đọng có giá trị lớn, thời gian sử dụng dài và có đặc điẻm là tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh. Theo quy định của Bộ tài chính TSCĐ là những tài sản có giá trị trên 5.000.000 đồng và có thời gian sử dụng trên 1 năm. Do đó, khi tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh tài sản cố định bị hao mòn dần về mặt giá trị và hiện vật, phần giá trị hao mòn được chuyển dịch vào giá trị sản phẩm dưới hình thức khấu hao. Nhằm thu hồi vốn đầu tư để thực hiện sửa chữa, đầu tư, mua sắm tài sản cố định để duy trì và phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh, Viện Nghiên cứu cơ khí tiến hành trích khấu hao cho tài sản cố định phục vụ cho sản xuất và tính vào chi phí sản xuất chung.
Tỷ lệ khấu hao các loại tài sản cố định của Viện Nghiên cứu cơ khí như sau:
Tỷ lệ khấu hao nhà xưởng là: 4%
Tỷ lệ khấu hao máy móc thiết bị là: 10%
Tại Viện Nghiên cứu Cơ khí, kế toán dùng Bảng tính và phân bổ khấu hao vào cuối mỗi tháng để tính toán cụ thể khấu hao tài sản cố định cho từng tháng mà chỉ tính toán và trích khấu hao ở một số gần đúng. Sau đó, vào cuối năm, kế toán mới lập Bảng tính và phân bổ khấu hao tài sản cố định để tính toán cụ thể khấu hao tài sản cố định phải trích trong năm và trừ đi khấu hao tài sản cố định đã trích vào các tháng trong năm để tính khấu hao tài sản cố định đã trích vào các tháng trong năm để tính ra khấu hao tài sản cố định còn phải trích cuối năm.
Theo tính toán tại Viện, chi phí khấu hao tài sản cố định tính vào chi phí sản xuất chung tháng 11/2003 là: 5.194.515 đồng
2.3.3. Chi phí nhân viên phân xưởng
Chi phí nhân viên phân xưởng là những chi phí tiền lương, trích theo lương và những khoản có tính chất lương của nhân viên phân xưởng. Nhân viên phân xưởng ở Viện Nghiên cứu cơ khí gồm có quản đốc, phân xưởng, phó quản đốc phân xưởng, nhân viên thống kê phân xưởng, thủ kho...
Đối với nhân viên phân xưởng (công nhân gián tiếp), Viện Nghiên cứu cơ khí trả lương theo thời gian. Căn cứ vào bảng chấm công do nhân viên thống kê phân xưởng lập tại phân xưởng và bậc lương của từng người, bộ phận lao động tiền lương tính lương chính của các nhân viên phân xưởng theo chế độ quy định của Nhà nước.
Ngoài lương chính, nhân viên phân xưởng còn được hưởng các khoản phụ cấp, thưởng...
Lương thực tế của nhân viên phân xưởng = Lương chính + Các khoản phụ cấp
PHần trích theo lương của công nhân gián tiếp (BHXH, BHYT, KPCĐ) cũng được tính vào chi phí sản xuất chung và tính theo công thức:
Trích KPCĐ vào chi phí sản xuất kinh doanh = Lương thực tế x 2%
Trích BHYT vào chi phí sản xuất kinh doanh = Lương chính x 2%
Trích BHY vào chi phí sản xuất kinh doanh = Lương chính x 15%
Theo Bảng phân bổ lương và bảo hiểm xã hội (Biểu số 2):
Tiền lương thực tế của nhân viên phân xưởng là 2.900.000 đồng.
Các khoản trích theo lương của nhân viên phân xưởng được tính vào chi phí sản xuất chung là:
Kinh phí công đoàn": 44.000 đồng
Bảo hiểm xã hội: 440.000 đồng
Bảo hiểm y tế: 66.000 đồng
2.4. Đánh giá sản phẩm dở dang, tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
2.4.1. Đánh giá sản phẩm dở dang
Do nguyên vật liệu chính để sản xuất sản phẩm chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí sản xuất và được xuất dùng một lần ngay từ bước công nghệ đầu tiên (khi nhân được đơn đặt hàng thì mua nguyên vật liệu chuyển thẳng vào sản xuất hoặc xuất kho ngay một lần) nên Viện Nghiên cứu cơ khí áp dụng phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu. Theo phương pháp này, giá trị sản phẩm dở dang chỉ bao gồm chi phí nguyên vật liệu, còn những chi phí khác phát sinh đều tính trực tiếp vào giá thành sản phẩm hoàn thành.
Việc xác định số lượng và giá trị sản phẩm dở dang phục vụ tính giá thành sản phẩm không chỉ dựa vào số liệu hạch toán trên sổ sách mà phải kết hợp với việc kiểm kê, đánh giá sản phẩm dở dang thực tế tại phân xưởng. Vì vậy, kế toán tính giá thành phải căn cứ vào số liệu trong sổ sách kế toán với biên bản kiểm kê cuối tháng do nhân viên thống kê phân xưởng báo cáo lên và xác định giá trị sản phẩm dở dang cuối tháng cả về mặt số lượng và giá trị.
Tại Viện Nghiên cứu Cơ khí, sản phẩm dở dang bao gồm các đơn đặt hàng hay hợp đồng sửa chữa chưa hoàn thành đang nằm trên day chuyền sản xuất. Giá trị của số sản phẩm dở dang này được tính theo chi phí nguyên vật liệu chính. Cụ thể giá trị sản phẩm dở dang cuối tháng 11/2003 của Viện là:
Giá trị sản phẩm dở dang đầu tháng: 34.231.850 đồng.
Giá trị sản phẩm dở dang cuối tháng: 41.416.942 đồng.
2.4.2. Tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
Cuối tháng, kế toán tiến hành kết chuyển toàn bộ chi phí sản xuất (chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung) vào bên Nợ TK 154. Đồng thời, căn cứ vào các chứng từ liên quan kế toán tập hợp những chi phí phát sinh làm giảm chi phí phát sinh trong kỳ. Chẳng hạn trong tháng 11/2003, tại Viện có một khoản làm phát sinh giảm chi phí sản xuất đã được kế toán phản ánh:
Nợ TK 111: 7.378.357
Có TK 627: 7.378.357
Đây là trường hợp Viện đã trả tổng số tiền điện, nước theo công tơ của Viện và kế toán đã hạch toán vào bên Nợ TK 627. tuy nhiên, do Viện có thuê một số cửa hàng nên trong tổng số tiền điện nước mà Viện Nghiên cứu cơ khí đã trả có bao gồm tiền điện nước của các cửa hàng – khoản này theo “Hợp đồng cho thuê cửa hàng” là bên đi thuê phải trả. Vì vậy, theo công tơ điện nước ở các cửa hàng thifkto tính ra số tiền điện nước mà Viện Nghiên cứu cơ khí phải thu của bên thuê cửa hàng (và đã thu bằng tiền mặt) là 7.378.357 đồng. Thực chất, khoản tiền này không thuộc chi phí sản xuất kinh doanh của Viện nên kế toán loại nó ra khỏi chi phí sản xuất kinh doanh.
Trên cơ sở bảng phân bổ, các Bảng kê số 1,2,11 Bảng kê nhập xuất vật liệu và các Nhật ký Chứng từ số 1,2,5,10 và các chứng từ khác có liên quan kế toán tiến hành tổng hợp số liệu vào Nhật ký Chứng từ số 7, gồm 2 phần:
Phần 1: Tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh toàn doanh nghiệp (Biểu số 3)
Phần 2: Chi phí sản xuất kinh doanh theo yếu tố (Biểu số 4)
Biểu số 3
Nhật ký Chứng từ số 7
Phần I. Chi phí sản xuất kinh doanh toàn doanh nghiệp
Ghi Có các Tài khoản: 142, 152, 153, 154, 214, 241, 334, 335, 338, 611, 621, 622, 627, 631
TT
Các TK ghi Có
Các TK ghi Nợ
152
153
154
214
334
338
1
TK 621
40.095.500
1.105.000
2
TK 622
24.490.000
4.653.100
3
TK 155
64.417.615
4
TK 627
5.194.515
2.200.000
418.000
5
TK 641
936.250
6
TK 642
1.054.327
7
TK 334
1.601.400
Cộng A
40.095.500
1.105.000
64.417.615
7.176.092
26.690.000
6.672.500
Cộng B
Tổng cộng (A+B)
40.095.500
1.105.000
64.417.615
7.176.092
26.690.000
6.672.500
Biểu số 4
Nhật ký Chứng từ số 7
Phần II. Chi phí sản xuất kinh doanh theo yếu tố
Tháng 11 năm 2003
Stt
Tên các TK chi phí sản xuất kinh doah
Yếu tố chi phí sản xuất kinh doanh
Luân chuyển nội bộ không tính vào CPSXKD
Tổng cộng chi phí
Nguyên vật liệu
Nhiên liệu động lực
Tiền lương và các khoản phụ cấp
BHXH, BHYT
Khấu hao TSCĐ
Chi phí dịch vụ mua ngoài
Chi phí bằng tiền khắc
Cộng
(1)
(2)
(3)
(4)
(5)
(6)
(7)
(8)
(9)
(10)
(11)
1
TK 631
2
TK 142
3
TK 335
4
TK 621
40.095.500
5
TK 622
24.490.000
4.633.100
6
TK 627
2.200.000
418.000
5.194.515
7
TK 641
936.250
8
TK 642
1.054.327
Cộng trong tháng
40.095.500
7.176.092
Luỹ kế đầu năm
26.690.000
6.672.500
Về việc tính giá thành tại Viện, do Viện luôn sản xuất theo các đơn đặt hàng nên thực chất khi nhận được hợp đồng phòng kỹ thuật chịu trách nhiệm lập ra đơn giá sửa chữa, lắp ráp hoặc sản xuất sản phẩm theo yêu cầu của khách hàng. Thực chất là dựa vào định mức về nguyên vật liệu, về tiền công, giờ công... để ước tính chi phí và lên giá thanh toán cho mỗi hợp đồng cần sửa chữa. Sau đó,kế toán tính giá thành cho toàn bộ hợp đồng đó dựa trên các định mức có sẵn mà không dùng bất kỳ một bảng tính giá thành kế hoạch hay thực tế nào. Sau khi Viện và KH thoả thuận xong về giá cả, thời hạn thời điểm giao nhận sản phẩm ... và ký kết hợp đồng thì Viện bắt đầu tiến hành sản xuất theo hợp đồng đã ký kết đó.
Theo yêu cầu của công tác quản trị doanh nghiệp, sau khi đã tập hợp được toàn bộ chi phí, kế toán cũng không sử dụng bảng tính giá thành nào để tính giá thành của sản phẩm sản xuất trong Viện mà căn cứ vào phương pháp tính giá thành của Viện là phương pháp trực tiếp giá thành sản xuất của toàn bộ sản phẩm của Công ty trong tháng 11 được hiểu là:
Giá thành sản phẩm hoàn thành
=
Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ
+
Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ
-
Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ
=
64417615
Trong công tác hạch toán, sau khi đã tổng hợp được chi phí sản xuất trên Nhật ký Chứng từ số 7, tính giá thành sản phẩm kế toán tiến hành ghi Sổ Cái các tài khoản chi phí và TK 154. Số phát sinh Có của mỗi tài khoản được phản ánh trên Sổ Cái theo tổng số lấy từ Nhật ký Chứng từ số 7, số phát sinh Nợ được phản ánh chi tiết theo từng tài khoản đối ứng có lấy từ các Nhật ký Chứng từ số 1, 2, 5, 7, 10.
Các sổ Cái các tài khoản chi phí và TK 154 của Viện như sau:
Biểu số 5- Sổ Cái tài khoản 621
Số dư đầu năm
Sổ cái tài khoản 621 – chi phí NVLTT
Nợ
Có
Stt
Ghi có các TK đ.ứng với Nợ các TK này
Tháng 1
Tháng 2
Tháng 11
...
Cộng
TK 1521
46155000
TK 1522
2626000
TK 153
1105000
1
Cộng số phát sinh Nợ
49886000
2
Cộng số phát sinh Có
49886000
3
Số dư cuối tháng Nợ:
Có:
Biểu số 6- Sổ Cái tài khoản 622
Số dư đầu năm
Sổ cái tài khoản 622 – chi phí ncTT
Nợ
Có
Stt
Ghi có các TK đ.ứng với Nợ các TK này
Tháng 1
Tháng 2
Tháng 11
...
Cộng
TK 334
24.490.000
TK 3382
533.800
TK 3383
5.338.000
TK 3384
800.700
1
Cộng số phát sinh Nọ
29.143.100
2
Cộng số phát sinh Có
29.143.100
3
Số dư cuối tháng Nợ:
Có:
Biểu số 6
Biểu số 7
Biểu số 8
Biểu số 7- Sổ Cái tài khoản 627
Số dư đầu năm
Sổ cái tài khoản 627 – chi phí sxc
Nợ
Có
Stt
Ghi có các TK đ.ứng với Nợ các TK này
Tháng 1
Tháng 2
Tháng 11
...
Cộng
TK 334
2.200.000
TK 3382
8.360
TK 3388
83.600
TK 3384
12.540
1
Cộng số phát sinh Nợ
2.304.500
2
Cộng số phát sinh Có
0
3
Số dư cuối tháng Nợ:
Có:
2.304.500
Biểu số 8- Sổ Cái tài khoản 154
Số dư đầu năm
Sổ cái tài khoản 154 – chi phí sxkd
Nợ
Có
Stt
Ghi có các TK đ.ứng với Nợ các TK này
Tháng 1
Tháng 2
Tháng 11
...
Cộng
TK 621
4.9886000
TK 622
29.143.100
TK 627
2.304.500
1
Cộng số phát sinh Nọ
2
Cộng số phát sinh Có
3
Số dư cuối tháng Nợ:
Có:
Trên đây em đã trình bày những nội dung phân tích chi phí và giá thành chủ yếu của Viện Nghiên cứu Cơ khí. Tuy chưa đầy đủ nhưng đã phản ánh được đặc điểm của công tác kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm của Công ty. Qua đó, em nhận thấy công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của Viện có những ưu điểm nhất định và em cũng xin mạnh dạn đề xuất một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Viện Nghiên cứu Cơ khí được trình bày tiếp trong chương sau của chuyên đề.
Chương III
Một số kiến nghị nhằm hoàn thành công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Viện Nghiên cứu Cơ khí
I. Đánh giá chung về công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Viện Nghiên cứu Cơ khí.
1. Những thành tựu đạt được.
Qua chặng đường dài xây dựng và phát triển, Viện Nghiên cứu Cơ khí đã không ngừng lớn mạnh và trưởng thành cả về quy mô, năng lực cũng như hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Cùng với sự phát triển của Viện Nghiên cứu cơ khí, bộ máy kế toán nói chung cũng như kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành nói riêng đã không ngừng được cải tiến để đáp ứng kịp thời yêu cầu quản lý và hạch toán của Viện Nghiên cứu cơ khí, nổi bật ở các điểm:
* Về tổ chức bộ máy kế toán:
Nhận thức được tầm quan trọng của việc tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm, nhất là trong cơ chế thị trường. Viện Nghiên cứu cơ khí đã tăng cường công tác quản lý chi phí và kế toán thực sự được coi là một trong những công cụ quan trọng của quản lý. Bộ máy kế toán của Viện Nghiên cứu cơ khí gọn nhẹ được tổ chức tương đối hoàn chỉnh với đội ngũ nhân viên kế toán có trình độ nghiệp vụ chuyên môn vững vàng và được phân công phân nhiệm rõ ràng theo từng phần hành kế toán phù hợp với năng lực và kinh nghiệm làm việc. Do sự phân công trách nhiệm rõ ràng trong công tác kế toán nên đã tạo ra sự chuyên môn hoá trong công tác kế toán . Vì vậy, các nghiệp vụ kế toán từ đơn giản như phản ánh những nghiệp vụ kinh tế phát sinh hàng ngày đến việc lập báo cáo, quyết toán đều được tiến hành một cách nhanh chóng, chính xác. Điều đó chứng tỏ tổ chức kế toán tại Viện Nghiên cứu cơ khí đảm bảo tốt chế độ kế toán hiện hành phù hợp với đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của Viện Nghiên cứu cơ khí.
Là một doanh nghiệp có quy mô vừa, tính chất kinh doanh đa dạng, có nhiều quan hệ với KH với nhà cung cấp và các đơn vị khac, các nghiệp vụ phát sinh nhiều đòi hỏi yêu cầu và trình độ của quản lý và nhân viên kế toán cao nên Viện Nghiên cứu cơ khí đã lựa chọn áp dụng hình thức sổ kế toán Nhật ký Chứng từ để hạch toán, ghi chép các thông tin kế toán của mình. Hình thức sổ này phù hợp với đặc điểm hoạt động và yêu cầu quản lý của Viện Nghiên cứu cơ khí. Hình thức Nhật ký Chứng từ kết hợp chặt chẽ việc ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo trình tự thời gian với việc hệ thống hoá các nghiệp vụ theo nội dung kinh tế, bên cạnh đó, nó kết hợp rộng rãi việc hạch toán tổng hợp với hạch toán chi tiết trên cùng một sổ kế toán và cùng một quá trình ghi chép. Do đó, việc Viện Nghiên cứu cơ khí áp dụng hình thức sổ kế toán này đã có tác dụng giảm bớt được khối lượng ghi chép hàng ngày, thuận tiện cho việc làm báo cáo tài chính, cung cấp số liệu kịp thời cho quản lý, góp phần nâng cao năng suất lao động của nhân viên kế toán và thuận lợi cho việc chuyên môn hoá nhân viên kế toán.
Bên cạnh đó, Viện Nghiên cứu cơ khí đã sử dụng hệ thống chứng từ kế toán đầy đủ, chặt chẽ theo quy định của chế độ kế toán, đảm bảo tính chính xác khi phản ánh mỗi bút toán. hệ thống chứng từ và sổ sách kế toán được luân chuyển giữa các phần hành kế toán một cách trình tự tạo điều kiện thuận lợi cho công tác hạch toán kế toán của đơn vị.
* Về công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành của Viện Nghiên cứu cơ khí được tiến hành đều đặn và kịp thời vào cuối mỗi tháng, điều này giúp cho công tác kế toán của Viện Nghiên cứu cơ khí được tiến hành thường xuyên, liên tục hơn và góp phần đẩy mạnh sản xuất. ậ Viện Nghiên cứu cơ khí có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các nhân viên thống kê phân xưởng với các nhân viên trong phòng kế toán và giữa các nhân viên trong phòng kế toán với nhau đã giúp cho việc tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm được tiến hành thuận tiện, nhanh chóng, kịp thời và chính xác hơn. Cụ thể ta có thể thấy việc Viện Nghiên cứu cơ khí lập “Bảng kê nhập xuất vật liệu” theo từng tháng là rất hợp lý và khoa học.
Bảng kê nhập xuất vật liệu tháng 10-2003
Số TT
Nội dung
1521
1522
1523
1524
1525
Cộng 152
153
Tổng cộng
I
Nhập
.......
Cộng nhập
II
Xuất
1
TK 621
Trong đó:
Lắp ráp xe máy
Dải phân cách
Phụ tùng xe máy
....
2
TK 627
3
TK 642
4
TK 632
Cộng xuất
Thực chất, Bảng kê nhập xuất vật liệu là do kế toán vật tư lập để tổng hợp tình hình nhập xuất vật tư trong tháng của Viện Nghiên cứu cơ khí. Nhưng phần 2 của nó lại đồng thời có thể đóng vai trò như Bảng phân bổ số 2 – Bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ. Hơn nữa, nó lại chi tiết rõ hơn về từng loại nguyên vật liệu đáp ứng yêu cầu quản lý của Viện Nghiên cứu cơ khí. Như vậy, việc lập Bảng kê nhập xuất vật liệu đã giúp cho kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm bớt được một bước công việc là lập Bảng phân bổ số 2 mà kết quả công việc vẫn chính xác, mặt khác lại nhanh chóng, thuận lợi hơn.
Về việc hạch toán các chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung cũng như việc tính toán các khoản trích theo lượng tại Viện Nghiên cứu cơ khí đều được thực hiện đúng chế độ quy định của Nhà nước.
Tuy nhiên bên cạnh những thành tích đã đạt được, công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành ở Viện Nghiên cứu cơ khí vẫn còn bộc lộ một số hạn chế nhất định.
2. Những hạn chế còn tồn tại
* Thứ nhất là đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Tại Viện Nghiên cứu Cơ khí, đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là toàn doanh nghiệp, không phù hợp với đặc điểm tổ chức sản xuất và không phục vụ tích cực cho quản trị doanh nghiệp. Theo đối tượng tập hợp chi phí này, toàn bộ các chi phí phát sinh sẽ được kế toán tập hợp toàn bộ cho cả Viện Nghiên cứu cơ khí và giá thành cuối cùng là giá thành sản xuất của tất cả các sản phẩm, dịch vụ mà Viện Nghiên cứu cơ khí đã thực hiện trong kỳ. Việc lựa chọn đối tượng hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành như vậy là chưa hợp lý, nó không cho biết chi phí và giá thành của từng loại sản phẩm, từng đơn đặt hàng là bao nhiêu. Do vậy đối tượng tập hợp chi phí và tính giá thành hiện nay Viện Nghiên cứu cơ khí đang áp dụng không phản ánh chính xác quá trình sản xuất, không phục vụ tốt mục đích của quản trị doanh nghiệp.
* Thứ hai là phương pháp tính và phân bổ khấu hao tài sản cố định
Thực tế hiện nay tại Viện Nghiên cứu cơ khí, kế toán không tiến hành lập bảng tính và phân bổ khấu hao cho từng tháng mà công việc này chỉ được làm một lần vào cuối năm. hàng tháng, kế toán chỉ ước tính khấu hao cho tháng đó để hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh trong tháng. Đến cuối năm, khi lập bảng tính và phân bổ khấu hao kế toán mới tính toán cụ thể chi phí khấu hao cho năm đó, sau đó trừ đi các chi phí khấu hao đã tính cho các tháng trước để ra chi phí khấu hao cho tháng cuối năm. ứng dụng nguyên tắc thận trọng, kế toán thường tính khấu hao các tháng trong năm cao hơn một chút so với chi phí khấu hao đúng. Do đó, có trường hợp sau khi tính toán cụ thể thì chi phí khấu hao của tháng cuối năm là con số âm. Chi phí âm là điều bất hợp lý.Cắch tính khấu hao ở Viện Nghiên cứu cơ khí hiện nay làm cho chi phí của Viện Nghiên cứu cơ khí trong tháng là không hoàn toàn chính xác do chi phí khấu hao không chính xác,dẫn đến tổng giá thành không chính xác.
* Thứ ba là phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang
Hiện nay, Viện Nghiên cứu cơ khí đang áp dụng phương pháp tính giá trị sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu chính. Theo phương pháp này, toàn bộ chi phí chế biến được tính hết cho sản phẩm hoàn thành,trong sản phẩm dở dang chỉ bao gồm giá trị vật liệu chính hoặc giá trị phụ tùng thay thế đối với các sản phẩm sửa chữa, thay thế.
Theo số liệu đã trình bày ở phần thực trạng, tổng chi phí sản xuất tháng 10/2003 của Viện Nghiên cứu cơ khí là : 523.298.692 đồng, tổng chi phí nguyên vật liệu chính và phụ tùng thay thế chỉ chiếm 32.84% tổng chi phí sản xuất. Xem xét một cách tổng quát thì đây không phải là tỷ lệ lớn. Do đó, phương pháp tính giá trị sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp mà Viện Nghiên cứu cơ khí đang áp dụng là chưa hợp lý, nó không phản ánh đúng giá trị của sản phẩm dở dang và dẫn đến giá thành được tính không chính xác.
* Thứ tư là việc lập thẻ tính giá thành sản phẩm
Cuối tháng, sau khi tập hợp chi phí sản xuất, tính giá trị sản phẩm dở dang để xác định giá thành sản phẩm của Viện Nghiên cứu cơ khí trong kỳ nhưng Viện Nghiên cứu cơ khí không phản ánh giá thành sản phẩm của mình vào bất kỳ một hình thức sổ sách hay thẻ tính giá thành nào. việc này không thuận tiện cho công tác quản trị doanh nghiệp, bởi các tài liệu về giá thành sản phẩm không sẵn sàng khi các nhà quản trị cần tới chúng.
* Thứ năm là việc hoàn toàn sử dụng kế toán thủ công
Hiện nay, trong điều kiện khoa học kỹ thuật và thông tin ngày càng phát triển, nền kinh tế thị trường đòi hỏi các doanh nghiệp cần thu thập và xử lý thông tín nhanh nhạy, kịp thời, trên cơ sở đó đề ra các quyết định cần thiết.
Nhưng hiện nay Viện Nghiên cứu cơ khí hoàn toàn sử dụng kế toán thủ công. Kế toán thủ công có rất nhiều hạn chế. Một doanh nghiệp áp dụng kế toán thủ công sẽ đòi hỏi khối lượng sổ sách lớn, việc ghi chép hàng ngày là những thao tác đơn giản nhưng lại tốn nhiều thời gian và công sức của các nhân viên kế toán. khối lượng sổ sách lớn còn gây khó khăn cho công tác bảo quản sổ sách, dễ mất mát, hư hỏng. Một hạn chế khác của việc áp dụng kế toán thủ công là việc lập báo cáo, quyết toán thường chậm, đặc biệt là báo cáo quản trị và dễ có những nhầm lẫn sai sót.
TRên đây là những hạn chế trong công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành của Viện Nghiên cứu Cơ khí. Để hoạt động sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao hơn thì Viện Nghiên cứu cơ khí cần tiến hành khắc phục những hạn chế trên. Với tư cách là sinh viên thực tập em xin mạnh dan đưa ra các giải pháp để khắc phục những hạn chế trên.
II. Phương hướng hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Viện Nghiên cứu Cơ khí.
1. Sự cần thiết và các nguyên tắc cơ bản của việc hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
Các doanh nghiệp tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh trên thị trường để cố gắng mọi cách để đạt mục đích cuối cùng là tối đa hoá lợi nhuận. Để đạt được điều đó, các doanh nghiệp phải giám sát chặt chẽ quá trình tiêu hao vật tư lao động và các tài sản khác một cách chặt chẽ và có hiệu quả. Ngoài các biện pháp kỹ thuật như giảm định mức tiêu hao nguyên vật liệu, bố trí dây chuyền sản xuất sao cho hợp lý để tiết kiệm tối đa lao động... hay các biện pháp về tổ chức như quản lý chặt chẽ vật tư, tài sản, giời công lao động... thì hoàn thiện cộng tác kế toán đóng vai trò là một biện pháp tích cực. Tổ chức tốt công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm sẽ giúp cho các nhà quản lý có được những thông tin cần thiết để kịp thời ra quyết định quản lý tối ưu nhằm phấn đấu tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm. việc hạ giá thành sản phẩm có thể được thực hiện trên cơ sở tiết kiệm chi phí theo khoản mục chi phí trong giá thành, vì giá thành không bao gồm toàn bộ các khoản chi phí phát sinh trong kỳ. Thực hiện tiết kiệm chi phí trong sản xuất có ý nghĩa quan trọng không chỉ với doanh nghiệp nói riêng mà còn có ý nghĩa đối với cả quốc gia, vì tiết kiệm chi phí sản xuất là tiết kiệm các nguồn lực cho sản xuất, bao gồm tài nguyên thiên nhiên và nguồn nhân lực của đất nước.
Xuất phát từ yêu cầu trên, vấn đề đặt ra cho việc hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp nói chung và Viện Nghiên cứu Cơ khí nói riêng là phải tập trung giải quyết các nhiệm vụ cơ bản:
- Xác định đúng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất, lựa chọn phương pháp tập hợp và tiêu thức phân bổ chi phí sản xuất cho phù hợp với đặc điểm quy trình công nghệ và yêu cầu quản lý của từng doanh nghiệp. Từ đó, tổ chức thực hiện tốt việc tập hợp chi phí sản xuất.
- Xác định đúng đối tượng tính giá thành, lựa chọn phương pháp tính giá thành thích hợp.
- Xây dựng quy tắc tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành của doanh nghiệp. Quy định trình tự công việc sao cho công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm được tiến hành thuận lợi, kịp thời, phù hợp với yêu cầu quản lý của doanh nghiệp.
Để thực hiện tốt các nhiệm vụ đó, việc hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm phải dựa vào các nguyên tắc cơ bản sau:
- Tuân thủ các chế độ về hệ thống các phương pháp thực hiện hạch toán kế toán do Bộ tài chính ban hành.
- Thực hiện đúng quy định về các biểu mẫu kế toán, chứng từ kế toán và các tài khoản sử dụng.
- Vận dụng các yêu cầu thực tế của sản xuất kinh doanh để có thể rút ngắn, thay đổi công tác kế toán sao cho phù hợp nhưng đồng thời không trái với các quy định chung.
- Đảm bảo được tính kinh tế và tính hiệu quả của công tác kế toán.
Như vậy, việc hoàn thiện công tác kế toán nói chung và kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng chính là việc nghiên cứu áp dụng các quy định, chế độ kế toán hiện hành để bổ sung, sửa đổi công tác kế toán tại đơn vị sao cho vừa phù hợp với chế độ kế toán hiện hành, vừa phụ hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh và yêu cầu quản lý tại đơn vị.
2. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Viện Nghiên cứu Cơ khí.
Qua quá trình nghiên cứu, đặc điểm sản xuất kinh doanh và thực trạng công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Viện Nghiên cứu cơ khí em nhận thấy một số ưu nhược điểm đã trình bày ở trên. Tương ứng với những hạn chế đã trình bày em xin đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Viện Nghiên cứu Cơ khí như sau:
* Thứ nhất về đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
Việc xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là một việc làm cần thiết và có ý nghĩa lớn trong công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. đối tượng tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm phải phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh và yêu cầu quản lý của đơn vị.
Về đặc điểm sản xuất Viện Nghiên cứu cơ khí có 5 phân xưởng sản xuất, mỗi phân xưởng sản xuất có những đặc điểm hoạt động khác nhau, đặc biệt là phân xưởng sửa chữa ô tô và phân xưởng cơ điện dụng cụ có đặc điểm sản xuất khác hẳn so với phân xưởng cơ khí 1,2,3. Hơn nữa, mỗi phân xưởng lại sản xuất nhiều mặt hàng, dịch vụ khác nhau. Mặt khác, Viện Nghiên cứu cơ khí sản xuất theo các đơn đặt hàng (hay hợp đồng) của KH. Do đặc điểm sản xuất trên thì Viện Nghiên cứu cơ khí cần phải tập hợp chi phí sản xuất theo từng đơn đặt hàng, đối tượng tính giá thành là sản phẩm của từng đơn.
Theo phương thức này, các chi phí trực tiếp (chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp) phát sinh trong thời kỳ liên quan đến đơn nàothì hạch toán trực tiếp cho đơn đó theo chứng từ gốc (hay bảng phân bổ chi phí). Đối với chi phí sản xuất chung, sau khi tập hợp xong sẽ phân bổ cho từng đơn theo tiêu chuẩn phù hợp (giờ công sản xuất hoặc chi phí nhân công trực tiếp...). Việc tính giá thành đựoc tiến hành khi đơn hoàn thành. Giá thành của đơn đặt hàng chính là chi phí sản xuất đã tập hợp cho đơn đó, giá thành đơn vị bằng tổng giá thành chia cho số lượng sản phẩm của đon.
Việc tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản xuất theo từng đơn giúp cho các nhà quản lý biết chính xác chi phí, giá thành và lãi của từng đơn để từ đó có các quyết định thích hợp cho việc quản lý.
Khi Viện Nghiên cứu cơ khí thực hiện tập hợp chi phí và tính giá thành theo từng đơn đặt hàng sẽ đòi hỏi công tác kế toán phải tiến hành thường xuyên, liên tục hơn. do dó đòi hỏi có sự tổ chức sắp xếp công việc một cách hợp lý. Việc thay đổi này sẽ cần phải thống nhất giữa các bộ phận phân xưởng và phòng kế toán của Viện Nghiên cứu cơ khí để hoàn thành tốt công việc.
* Thứ hai, về việc ghi sổ kế toán
Đối với Bảng phân bổ tiền lương và BHXH nói riêng và các sổ khác, kế toán cần ghi đầy đủ các mục trong bảng theo quy định của chế độ hiện hành để phản ánh đầy đủ các yếu tố và thông tin cần thiết.
Đối với Nhật ký Chứng từ số 7 – phần I, Viện Nghiên cứu cơ khí cần sắp xếp lại các cột để phù hợp quy định của chế độ kế toán hiện hành và đảm bảo thống nhất về nội dung kinh tế của việc ghi sổ. Cụ thể, cột ghi Có TK 211 thuộc Nhật ký Chứng từ số 9; các cột ghi Có TK 3337, TK 1388, TK 336, TK 211 cần được chuyển sang phần các tài khoản phản ánh ở Nhật ký Chứng từ khác. Các tài khoản 3337, TK 1388, TK 336 thuộc nhật ký chứng từ số 10.
* Thứ ba, về phương pháp tính và phân bổ khấu hao.
Viện Nghiên cứu cơ khí cần tiến hành tính và phân bổ khấu hao tài sản cố định cho từng tháng một cách cụ thể và chính xác. Để tính khấu hao và phân bổ khấu hao Viện Nghiên cứu cơ khí cần sử dụng bảng phân bổ số 3 – bảng tính và phân bổ khấu hao theo mẫu số 1.
* Thứ tư, về phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang.
Sản phẩm của Viện Nghiên cứu cơ khí khá đa dạng, bao gồm các loại như neo cáp, bu lông các loại, thanh tôn sóng, dải phân cách, lắp ráp xe máy, sửa chữa và bảo dưỡng ô tô...
Các sản phẩm cơ khí của Viện Nghiên cứu cơ khí thường có chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chiếm khoảng 50%. Đối với các loại hình sản phẩm lắp ráp xe máy, sửa chữa và bảo dưởng ô tô thì chi phí nguyên vật liệu không lớn, trong khi đó chi phí nhân công trực tiếp khá lớn (khoảng 70% đối với trường hợp bảo đưỡng ô tô).
Như vậy, do những đặc điểm về chi phí như trên, Viện Nghiên cứu cơ khí nên kết hợp tính giá sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (hoặc phụ tùng thay thế) và theo phương pháp ước tính sản lượng tương đương cho các chi phí khác ngoài chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Tức là, chi phí nguyên vật liệu chính cho sản phẩm dở dang được xác định theo chi phí thực tế. Còn đối với các chi phí khác, dựa vào mức độ hoàn thành và số lượng sản phẩmdở dang để quy sản phẩm dở dang thành sản phẩm hoàn thành. Tiêu chuẩn quy đổi có thể dựa vào giờ công hoặc tiền lương định mức. Công thức quy đổi như sau:
Chi phí chế biến nằm trong SPDD
=
Số lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ quy đổi ra thành phẩm
X
Tổng chi phí chế biến từng loại
Số lượng thành phẩm
+
Số lượng SPDD quy đổi
* Thứ năm, về việc lập thẻ tính giá thành sản phẩm
Khi tiến hành mỗi đơn đặt hang, Viện Nghiên cứu cơ khí cần lập thẻ tính giá thành cho đơn đặt hàng đó theo mẫu số 2. Do Viện Nghiên cứu cơ khí tính giá thành sản phẩm hoàn thành theo ba khoản mục chi phí là chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung nên phần “chia ra theo khoản muc” Viện Nghiên cứu cơ khí cũng chia ra theo 3 khoản mục đó.
Căn cứ vào các sổ chi tiết theo dõi chi phí của từng đơn đặt hàng, thẻ tính giá thành kỳ trước, Nhật ký Chứng từ và Bảng kê có liêu quan, kế toán tiến hành ghi số liệu vào thẻ tính giá thành như sau:
Cột 1: Ghi tên các chỉ tiêu
Cột 2: Ghi tổng số tiến.
Cột 3,4, 5: ghi số tiền theo từng khoản mục trong giá thành (chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung).
Chỉ tiêu (dòng): chi phí sản xuất kinh doanh dở dang đầu kỳ.
Căn cứ vào thẻ tính giá thành kỳ trước (dòng chi phí sản xuất kinh doanh dở dang cuối kỳ để ghi vào chỉ tiêu “chi phí sản xuất kinh doanh dở dang đầu kỳ” ở các cột phù hợp).
Chỉ tiêu (dòng): chi phí sản xuất kinh doanh phát sinh trong kỳ.
Căn cứ vào số liệu phản ánh trên sổ kế toán chi tiết chi phí sản xuất kinh doanh để ghi chỉ tiêu này ở các cột phù hợp.
Chỉ tiêu (dòng): “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang cuối kỳ”: Căn cứ vào biên bản kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang để ghi vào chỉ tiêu này.
Chỉ tiêu (dòng): “Giá thành sản phẩm, dịch vụ trong kỳ” được xác định như sau:
Tổng giá thành sản phẩm hoàn thành
=
Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ
+
Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ
-
Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ
* Thứ sáu là việc ứng dụng máy tính vào công tác kế toán.
Để tiết kiệm lao động kế toán, cung cấp thông tin nhanh chóng, đầy đủ, chính xác, kịp thời, đáp ứng yêu cầu quản lý, Viện Nghiên cứu cơ khí cần phải hiện đại hoá công tác kế toán bằng sử dụng kế toán máy trong những năm tói. Việc thay đổi này đòi hỏi nhiều điều kiện như đầu tư mua sắm máy tính và các phụ kiện máy tính., mua phần mềm kế toán, đào tạo đội ngũ nhân viên kế toán có trình độ về tin học. Do đó, ngay từ bây giờ Viện Nghiên cứu cơ khí phải xác định trước vấn đề này để có những chuẩn bị thích hợp.
Khi áp dụng máy vi tính vào công tác kế toán, thì dựa trên những chương trình phần mềm có sẵn (chẳng hạn phần mềm FAST Accounting, AC Soft, Effect...) mà các bút toán phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh do kế toán nhập vào được máy tính tự động xử lý từ việc phản ánh vào các sổ sách có liên quan đến tận khâu cuối cùng là ra các báo cáo tài chính và báo cáo quản trị phục vụ yêu cầu của quản lý.
Đối với kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, thì trình độ kế toán trên máy tính được tiến hành như sau:
Trong kỳ, khi có các nghiệp vụ liên quan đến chi phí phát sinh, kế toán nhập các bút toán phản ánh các nghiệp vụ đó vào máy theo đối tượng tập hợp chi phí tương ứng.
Việc tập hợp chi phí sản xuất hoàn thành do máy tự nhận dữ liệu từ các bộ phận liên quan và tự máy tính toán, phân bổ chi phí sản xuất trong kỳ cho các đối tượng theo tiêu thức phân bổ chi phí đã ngầm định.
Căn cứ vào kết quả kiểm kê, đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo từng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất, kế toán nhập dữ liệu về sản phẩm dở dang cuối kỳ vào máy.
Lập các bút toán điều chỉnh, bút toán khoá sổ, kết chuyển cuối kỳ và nhập vào máy.
Căn cứ vào yêu cầu của người cần thông tin về chi phí, giá thành sản phẩm (Giám đốc, kế toán trưởng...), kế toán khai báo với máy vi tính tên của đối tượng tính giá thành hoặc tên của đối tượng phát sinh chi phí (đơn đặt hàng, phân xưởng...) và loại báo cáo thì máy tính sẽ tự tính toán và cho kết quả hiển thị trên màn hình hoặc in ra giấy theo yêu cầu.
Mặc dù hiện nay Viện Nghiên cứu cơ khí đang ở tình trạng eo hẹp về vốn nhưng do đặc điểm sản xuất kinh doanh của Viện Nghiên cứu cơ khí là chi phí phát sinh nhiều, việc ký kết các hợp đồng, đơn đặt hàng với KH thường xuyên diễn ra... nên việc áp dụng kế toán máy tuy có tiêu hao về vốn nhưng nó lại đáp ứng tốt nhu cầu của quản lý, giúp cho các nhà quản trị doanh nghiệp ra các quyết định kinh doanh kịp thời thì hiệu quả kinh doanh mang lại sẽ cao hơn.
Trên đây là những ý kiến đóng góp của em nhằm góp phần hoàn thiện công tác kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm ở Viện Nghiên cứu Cơ khí. Để thực hiện được các phương hướng hoàn thiện trên không chỉ đòi hỏi nỗ lực của mỗi một nhân viên phòng tài chính kế toán mà còn là nỗ lực chung của tất cả các nhiên viên trong Viện Nghiên cứu cơ khí. Vì vậy, cần có sự chỉ đạo, phối hợp triển khai từ Giám đốc Viện Nghiên cứu cơ khí đến các phòng ban, phân xưởng để công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm được hoàn thiện, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của Viện Nghiên cứu cơ khí.
KếT Luận
Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là một phần hành quan trọng của công tác kế toán. Đặc biệt đối với quản trị doanh nghiệp, hạch toán chính xác chi phí sản xuất và tính đúng, tính đủ giá thành sản phẩm là căn cứ cho bộ phận quản trị doanh nghiệp phân tích tình hình sử dụng các nguồn lực sản xuất , từ đó vạch ra kế hoạch và biện pháp nhằm tiết kiệm chi phí sản xuất,hạ giá thành sản phẩm,nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Qua quá trình học tập ở trường và thời gian tìm hiểu thực tế về công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Viện Nghiên cứu Cơ khí, em đã hoàn thành chuyên để tốt nghiệp với đề tài: “Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Viện Nghiên cứu Cơ khí”. Trong đó, chuyên để đã trình bày một cách hệ thống các vấn để chủ yếu liên quan đến công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trên cả phương diện lý luận và thực tế.
Về mặt lý luận, chuyên đề đã nêu lên bản chất và nội dung kinh tế của chi phí sản xuất, ý nghĩa và nhiệm vụ của công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Đồng thời, khái quát nội dung, trình tự hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất.
Về mặt thực tiễn, chuyên đề đã mô tả và đánh giá kỹ lưỡng về thực trạng, từ đó đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Viện Nghiên cứu Cơ khí.
Do kiến thức về lý luận cũng như năng lực thưc tế còn hạn chế nên bản chuyên đề của em không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Kính mong sự thông cảm và chỉ bảo của thầy cô giáo để chuyên đề được hoàn thiện hơn.
Một lần nữa em xin trân trọng cảm ơn sự hướng dẫn tận tình chu đáo của các cô chú Phòng kế toán Viện Nghiên cứu Cơ khí, đặc biệt của cô giáo hướng dẫn đã hưỡng dẫn em hoàn thành chuyên đề này.
Tài liệu tham khảo
1. Lý thuyết hạch toán kế toán
Chủ biên: GS-TS Nguyễn Quang Quynh.
2. Kế toán tài chính trong các doanh nghiệp
Chủ biên: PTS. Đặng Thị Loan – 7/1998
3. Lý thuyết và thực hành kế toán tài chính
Chủ biên: TS Nguyễn Văn Công – 2000
4. Tổ chức hạch toán kế toán
Chủ biên: PTS Nguyễn Thị Đông
5. Hệ thống kế toán doanh nghiệp.
Nhà xuất bản tài chính 1995
6. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
(Trường Đại học tài chính kế toán)
Chủ biên: PTS Nguyễn Huy Cẩn
7. Một số luận văn tốt nghiệp K8, K9.
8. Một số tài liệu khác có liên quan.
Mục lục
Trang
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- K0361.doc