Đề tài Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong công ty xây dựng và phát triển nông thôn thuộc Tổng công ty xây dựng và phát triển nông thôn

Là công ty có địa bàn hoạt động rộng, các công trình thi công ở nhiều vùng khác nhau chi nên việc hoàn chứng từ của đội lên công ty bị chậm trễ là điều không thể tránh khỏi. Việc hoàn chứng từ chậm dẫn đến khối lượng công việc dồn vào cuối kỳ nên nhiều khi việc hạch toán không được chính xác lắm ảnh hưởng đến việc cung cáp thông tin cho lãnh đạo và ảnh hưởng phần nào đến hoạt động sản xuất kinh doanh. Việc hoàn chứng từ chậm là do công trình ở xa, điều kiện đi lại gặp nhiều khó khăn, chi phí đi lại rất tốn kém cho nên các đội thường cuối tháng hoặc cuối quý mới hoàn tất việc hoàn hóa đơn, chứng từ. Bên cạnh đó các đội tổ chức cũng chưa chủ động trong việc hoàn chứng từ. Theo quy định của công ty là ngày mồng 5 đến ngày mồng 10 tháng sau phải hoàn trả chứng từ về công ty song thực tế việc tuân thủ chậm hơn so với yêu cầu. Do vậy, công tác hạch toán kế toán cuối kỳ gặp rất nhiều khó khăn. Theo em công ty nên đôn đốc lại việc hoàn chứng từ từ phía các đội xây dựng bằng cách đưa ra một số quy định về việc hoàn chứng từ, xuất phát từ hình thức khoán của công ty là tién hành tạm ứng cho đội tự lo về mặt vật tư, nhân lực, cho nên khắc phục những hạn chế trên về mặt hoàn chứng từ công ty có thể đưa ra những quy định: Đội phải hoàn chứng từ lần này thì mới cho tạm ứng lần tiếp theo và mức độ tạm ứng mỗi lần cần phải được sự xem xét của các phòng ban liên quan. Có như vậy đội sẽ phải có trách nhiệm hoàn chứng từ theo đúng thời hạn quy định.

doc79 trang | Chia sẻ: haianh_nguyen | Lượt xem: 1159 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong công ty xây dựng và phát triển nông thôn thuộc Tổng công ty xây dựng và phát triển nông thôn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
động. Bao gồm tiền lương trả cho công nhân trong biên chế chi phí nhân công trực tiếp của công ty và tiền lương trả cho lao động thuê ngoài. Tuy nhiên, trong khoản mục chi phí nhân công trực tiếp này không bao gồm chi phí nhân công phải trả cho công nhân điều khiển máy thi công. Chi phí sử dụng máy thi công (CPSDMTC): Là những khoản chi phí liên quan đến việc sử dụng máy để hoàn thành sản phẩm của công ty bao gồm: Khấu hao máy, tiền lương nhân công vận hành máy, chi phí động lực chạy máy, chi phí thuê ngoài. Chi phí sản xuất chung (CPSXC): Là chi phí phục vụ cho sản xuất nhưng không trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất, cấu tạo nên thực thể công trình. Chi phí sản xuất chung bao gồm: Khấu hao tài sản cố định, chi phí công cụ dụng cụ, bảo hộ lao động, dịch vụ mua ngoài, bảo hiểm công trình... Các khoản chi phí trên đây được tập hợp theo từng đối tượng để tính giá thành. Thông thường đối tượng hạch toán của công ty là từng công trình riêng biệt. Trên cơ sở số liệu chi phí sản xuất được tập hợp tại các bộ phận, kế toán tổng hợp chi phí cho từng công trình. 2. Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty xây dựng & phát triển nông thôn. 2.1- Tài khoản sử dụng: Công ty sử dụng những TK sau để tiến hành hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm: TK 621, TKM 622, TK 623, TK 154... Các TK loại 6 dùng để tập hợp chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ. Các tài khoản trên được mở chi tiết cho từng công trình. TK 627 bao gồm các tiểu khoản theo quy định. TK 154 được dùng để tổng hợp chi phí sản xuất phục vụ cho việc tính giá thành sản phẩm. TK này ở công ty được mở chi tiết cho từng công trình, hạng mục công trình. Cùng với TK 154, TK 632 được dùng để phản ánh “giá vốn hàng bán” của công trình hoàn thành bàn giao. 2.2- Trình tự hạch toán các khoản mục chi phí. Với đối tượng tập hợp chi phí là từng công trình riêng biệt, công ty sử dụng phương pháp tập hợp chi phí sản xuất là phương pháp trực tiếp theo từng đơn vị thi công và theo từng công trình. Các chi phí liên quan trực tiếp đến đối tượng nào thì tập hợp trực tiếp cho đối tượng đó. Với hàng tồn kho công ty áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên để hạch toán. Điều này chi phối đến toàn bộ các hoạt động hạch toán kế toán của công ty đặc biệt là công tác hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm. 2.2.1- Hạch toán khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (CPNVLTT): Là những chi phí của các vật liệu chính, vật liệu phụ, vật liệu kết cấu, thiết bị kèm theo, vật kiến trúc... cần thiết để tạo nên sản phẩm xây lắp. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp của công ty bao gồm: toàn bộ giá trị vật liệu cần thiết tạo ra sản phẩm hoàn thành, giá trị vật liệu bao gồm giá trị thực tế của vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu phụ tùng lao động, bảo hộ lao động cần thiết cho việc thực hiện và hoàn thành công trình. Trong đó không kể đến vật liệu, nhiên liệu phục vụ cho máy thi công. Chi phí NVLTT là khoản mục chi phí cơ bản chiếm tỷ trọng lớn trong toàn bộ chi phí sản xuất của công ty. Năm 2002 tổng chi phí NVLTT của công ty là 46.806.774.351 đồng chiếm 76,24% trong tổng số chi phí là 61.395.197.157 đồng. ở công ty nguyên vật liệu được sử dụng gồm nhiều chủng loại khác nhau, có tính năng công dụng khác nhau và được sử dụng cho các mục đích khác nhau. Việc quản lý vật liệu tiết kiệm hay lãng phí có ảnh hưởng rất lớn đến sự biến động của giá thành sản phẩm và kết quả sản xuất kinh doanh của đơn vị. Do vậy, đòi hỏi công tác hạch toán nguyên vật liệu phải có độ chính xác cao. Các nguồn cung cấp nguyên vật liệu của công ty bao gồm: Nguyên vật liệu mua ngoài, NVL xuất từ kho của công ty, NVL tự sản xuất. Do các công trình thi công được phân bố ở nhiều nơi, xa công ty nên để tạo điều kiện thuận lợi và đáp ứng kịp thời công việc cung ứng vật liệu công ty giao cho các đội thi công tự tìm các nguồn cung ứng vật liệu bên ngoài dựa trên định mức đã ra. Chính do đặc điểm này mà nhuồn cung cấp vật liệu chủ yếu là mua ngoài. Phòng kế hoạch kết hợp với phòng kỹ thuật của công ty lên kế hoạch mua nguyên vật liệu để phục vụ tiến độ thi công hợp lý tránh lãng phí và gây ứ đọng vốn của công ty. Kế hoạch mua nguyên vật liệu được lập từng tháng. Để tiến hành mua NVL bên ngoài theo kế hoạch đã được lập, đội trưởng thi công hoặc nhân viên quản lý tiến hành viết đơn xin tạm ứng. Sau khi được kế toán trưởng và Giám đốc xét duyệt, nhận tiền tạm ứng đội trưởng hoặc nhân viên quản lý chủ động mua NVL chuyển tới công trình. Tại các đội xây dựng: Thủ kho đội sản xuất tiến hành lập phiếu nhập kho vật tư, sau đó căn cứ vào nhu cầu sử dụng lập phiếu xuất kho vật tư sử dụng cho việc thi công công trình. Phiếu xuất kho lập thành 3 liên: 1 liên giao cho người lĩnh, 1 liên giao cho bộ phận cung ứng, 1 liên giao cho thủ kho ghi thẻ kho rồi chuyển cho phòng kế toán ghi sổ. Bảng 2.2: Phiếu xuất kho. Số 175 Ngày 01 tháng 9 năm 2002 Họ tên người nhận: Đoàn Bá Phước Lý do xuất: Xuất NVL cho công trình Nhà máy nước Nghĩa Lộ Xuất tại kho: Nhà máy nước Nghĩa Lộ -Yên Bái Số TT Tên, nhãn hiệu, quy cách phẩm chất Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền Yêu cầu Thực xuất 1 2 3 Xi măng P40 Xi măng chịu axit Họng cứu hỏa Tấn Tấn Cái 10 5 8 10 5 8 840.909 2.727.000 9.000.000 8.409.090 13.635.000 72.000.000 Cộng x x x 94.044.090 Cộng thành tiền (viết bằng chữ): Chín tư triệu bốn mươi bốn nghìn chín mươi đồng chẵn. Thủ trưởng đơn vị Kế toán Phụ trách cung tiêu Người nhận Thủ kho (ký, họ tên) (ký, họ tên) (ký, họ tên) (ký, họ tên) (ký, họ tên) Phiếu xuất kho phải ghi đầy đủ số lượng thực xuất và có chữ ký của thủ trưởng đơn vị, người nhận, thủ kho. Định kỳ từ 5á10 ngày kế toán đội sản xuất tiến hành phân loại chứng từ, lập tờ kê chi tiết kèm theo các phiếu xuất nhập vật tư sau đó gửi về phòng kế toán công ty. Các báo cáo gửi về phòng kế toán như sử dụng sau: Bảng tổng hợp nhập xuất tồn vật tư (Bảng 2- 3), bảng kê hóa đơn GTGT (Bảng 2- 4) bảng kê các chi phí bằng tiền khác kèm theo các chứng từ gốc. Bảng 2.3. Báo cáo nhập xuất tồn vật tư. Đội xây dựng số 5 Tháng 9 năm 2002. Công ty XD & PTNT Công trình: Nhà máy nước Nghĩa Lộ. STT Nội dung Đơn vị Tồn đầu kỳ Nhập trong kỳ Xuất trong kỳ Tồn cuối kỳ SL Tiền SL Tiền SL Tiền SL Tiền 1 Xi măng P40 Tấn 5 4.204.545 15 12.613.635 10 8.409.090 10 8.409.090 2 Họng cứu hoả Cái 8 7.200.000 13 117.000.000 8 7.200.000 13 117.000.000 .. Cộng x x 17.548.800 x 150.091.840 x 134.044.090 33.596.550 Bảng 2.4. Công ty XD & PTNT Bảng kê thanh toán hóa đơn GTGT Đội xây dựng số 5 Họ tên người đề nghị thanh toán: Đoàn Bá Phước Công trình Nhà máy nước Nghĩa Lộ Số hóa đơn Nội dung Số tiền mua hàng Tiền thuế GTGT Tổng cộng tiền hàng 007413 034098 017932 ......... 044538 ống nhựa luồn cáp PVC Quạt trần Điện cơ Gia công cột đèn cao áp …………… Cáp điện 5.974.462 1.400.000 22.930.000 ………….. 34.190.903 597.446 140.000 2.293.000 …………… 34.190.903 6.570.968 1.540.000 25.223.000 ………….. 37.609.993 Tổng cộng 292.431.462 26.530.319 318.961.781 Tại công ty: Sau khi nhận được các chứng từ, hóa đơn, báo cáo nhập xuất tồn vật tư, bản kê hóa đơn GTGT… của các đội sản xuất, kế toán công ty ghi hóa đơn theo phương pháp thẻ song song. Hàng ngày, kế toán công ty căn cứ vào chứng từ do các đội gửi lên để ghi sổ nhật ký chung, sổ chi tiết và tài khoản 621 sau đó ghi vào tài khoản sổ cái 621. Theo phương pháp này, để hạch toán nghiệp vụ nhập xuất tồn vật liệu, ở kho phải mở thẻ kho để ghi chép về mặt số lượng và ở phòng kế toán phải mở thẻ kế hoạch chi tiết vật liệu để ghi chép về mặt số lượng và giá trị. Đối với vật tư do đội tự mua hoặc công ty xuất thẳng tới công trình thì giá vật tư xuất dùng được tính như sau: Giá thực tế vật tư xuất cho công trình = Giá mua ghi trên hóa đơn + Chi phí thu mua, vận chuyển Đối với vật tư xuất từ kho thì giá thực tế vật liệu xuất dùng được tính theo phương pháp nhập trước, xuất trước. Theo phương pháp này vật liệu được tính giá xuất trên cơ sở giả định lô vật liệu nào nhập kho trước thì sẽ xuất dùng trước, lượng vật liệu xuất kho thuộc lần nhập nào thì tính giá cho lần nhập đó. Bảng 2.5: Trích: Sổ chi tiết Công ty XD & PTNT TK 621 “Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp” Công trình: Nhà máy nước Nghĩa Lộ Năm 2002. Chứng từ Diễn giải TKĐƯ TK 621 Ghi chú SH NT Nợ Có … … …….. … …… ….. 76 5/9 Phước- Mua NVL CT nhà máy nước Nghĩa Lộ 141 153.257.350 77 9/9 Phước- Mua NVL CT nhà máy nước Nghĩa Lộ 141 316.095.850 … … …….. … …… 194 31/12 Phước- Mua NVL CT nhà máy nước Nghĩa Lộ 141 49.917.437 Cộng phát sinh 1.568.760.522 Kết chuyền chi phí NVLTT 1.528.760.522 Bảng 2.6: Công ty XD & PTNT Trích sổ: Nhật ký chung Năm 2002 Chứng từ Diễn giải Đã ghi sổ cái TKĐƯ Số phát sinh SN NT Nợ Có Cộng trang trước chuyển sang 4.156.359.230 4.156.359.230 76 5/9 Phước- Mua NVL CT nhà máy nước Nghĩa Lộ 621 621 141 153.257.350 153.257.350 77 9/9 Phước- Mua NVL CT nhà máy nước Nghĩa Lộ 621 621 141 316.095.850 316.095.850 69 13/9 Thuê cần trục công trình nhà máy nước Nghĩa Lộ 627 331 4.120.000 4.120.000 78 16/9 Thanh toán chi phí C.trình nhà máy nước Nghĩa Lộ 627 141 1.280.013 1.280.013 79 19/9 Thanh toán chi phí C.trình nhà máy nước Nghĩa Lộ 627 141 1.585.955 1.585.955 82 20/9 Xuất kho NVL cho sản xuất 621 152 256.350.000 256.350.000 … … … … … … … 30/9 Phân bổ lương công trình nhà máy nước Nghĩa Lộ 622 334 150.000.000 150.000.000 30/9 Trích khấu hao TSCĐ nhà máy nước Nghĩa Lộ 623 214 10.000.000 10.000.000 04 30/9 Hải- thanh toán tiền điện thoại CTNMN Nghĩa Lộ 627 111 827.190 827.190 Cộng chuyển sang trang 5.793.570.588 5.793.570.588 Người giữ sổ Kế toán trưởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Bảng 2.7: Công ty XD & PTNT Trích: sổ cái TK 621 “Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp” Năm2002. NT ghi sổ Chứng từ Diễn giải TKĐƯ Phát sinh SH NT Nợ Có Cộng trang trước chuyển sang 44.756.320.000 … … … …. … … 5/9 76 5/9 Mua NVL – CTNMN Nghĩa Lộ 141 153.257.350 9/9 77 9/9 Mua NVL – CTNMN Nghĩa Lộ 141 316.095.850 16/9 99 16/9 Mua NVL – CT đường 304 141 166.616.815 20/9 82 20/9 Xuất kho NVL cho sản xuất 152 256.350.000 30/9 109 30/9 Mua NVL– CT cầu treo Anh Sơn 141 124.235.620 … … … … … … Tổng cộng 46.806.774.351 Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tại công ty xây dựng & phát triển nông thôn có thể phản ánh qua sơ đồ sau: Sơ đồ 2.4: Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp TK331,111,112 TK141 TK621 TK154 TK152,153 Nhập kho NVL không sử dụng hết Tạm ứng tiền mua NVL TT với người bán Quyết toán chi vật tư tại đội Kết chuyển chi phí NVL 2.2.2- Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp. Chi phí nhân công trực tiếp (CPNCTT) là các chi phí về tiền lương chính của công nhân trực tiếp tham gia xây lắp công trình. Chi phí nhân công trực tiếp của công ty là khoản chi trả cho người lao động. Bao gồm tiền lương trả cho công nhân viên trong biên chế, tiền công trả cho lao động thuê ngoài. Tuy nhiên khoản chi phí nhân công trực tiếp không bao gồm tiền lương và các khoản trích theo lương của công nhân điều khiển máy thi công. Tại công ty xây dựng & phát triển nông thôn,chi phí nhân công trực tiếp chiếm tỷ trọng lớn thứ hai sau chi phí NVLTT. Năm 2002, chi phí nhân công trực tiếp của công ty là 5.697.494.176 đồng. Do vậy việc hạch toán đúng đủ chi phí nhân công có ý nghĩa rất quan trọng trong việc tính toán giá thành công trình xây dựng hợp lý chính xác. Đồng thời nó còn có ý nghĩa rất quan trọng trong việc thanh toán lương, tiền công thỏa đáng, kịp thời cho người lao động . Chiếm tỷ trọng lớn và chủ yếu trong khoản mục chi phí nhân công tiền lương chính. Tiền lương chính bao gồm tiền lương trả theo thời gian và tiền lương trả theo sản phẩm. Lương trả theo thời gian được áp dụng với những công nhân viên biên chế của công ty. Lương trả theo sản phẩm được áp dụng trực tiếp cho bộ phận thi công công trình, áp dụng với những công việc có định mức hao phí nhân công. - Trả lương theo thời gian: Hình thức trả lương theo thời gian được áp dụng cho cán bộ quản lý sản xuất và nhân công trong trường hợp thực hiện các công việc không có khối lượng giao khoán cụ thể. Việc trả lương theo thời gian phải căn cứ trên cấp bậc của công nhân viên, căn cứ vào số ngày công trong tháng để tính ra số tiền phải trả: Tiền lương phải trả trong tháng = Mức lương cơ bản x Hệ số lương theo cấp bậc x Số ngày làm việc trong tháng x Hệ số thưởng 22 ngày Cơ sở để trả lương theo thời gian là Bảng chấm công (bảng 2.8) Bảng chấm công dùng để theo dõi thời gian làm việc trong tháng của cán bộ công nhân viên. Bảng này do từng phòng ban, đội sản xuất ghi theo quy định về chấm công. Cuối tháng nộp bảng này cho phòng kế toán để tính lương, chia lương. Bảng 2.8 bảng chấm công Công ty XD & PTNT Công trình: Nhà máy nước Nghĩa Lộ Đội xây dựng số 5 Tháng 9 /2002. TT Họ tên Cấp bậc lương Ngày trong tháng 1 2 3 … 30 31 Nguyễn Khắc Hứa Kỹ thuật x x x … 0 X Nguyễn Khắc Minh Thủ kho x 0 x … x X Võ Thị Tin Cấp dưỡng x x x … x x Cộng … … … … … … … Trả lương theo sản phẩm: Hình thức này chiếm đa số ở công ty vì nó đạt hiệu quả cao. Trả lương theo khối lượng công việc giao khoán, trả cho công nhân thuê ngoài… Tiền lương theo hình thức này có thể tính theo từng người lao động hay tính chung cho cả nhóm hoặc theo khối lượng công việc hoàn thành. Tiền lương phải trả cho công nhân = Khối lượng công việc giao khoán x Đơn giá tiền lương Tiền lương này không nhất thiết phải trả cho từng tháng mà tùy theo khối lượng công việc hoàn thành theo hợp đồng. Cơ sở để tính lương là các hợp đồng làm khoán (Bảng 2.9). Hợp đồng làm khoán được ký theo từng phần công việc hay tổ hợp công việc, quy mô của công việc mà thời gian thực hiện hợp đồng là một tháng hay dài hơn. Hợp đồng làm khoán do đội trưởng, kế toán và tổ trưởng các tổ nhận khoán tiến hành lập khi giao khoán công việc. Trong hợp đồng giao khoán có ghi rõ khối lượng công việc được giao, yêu cầu kỹ thuật và đơn giá khoán. Hợp đồng làm khoán được lập thành hai bản, một bản giao cho bên nhận khoán, một bản giao cho bên khoán để tiện việc theo dõi tình hình công việc. Cùng với hợp đồng làm khoán là biên bản thanh lý hợp đồng, biên bản nghiệm thu khối lượng công việc hoàn thành (Bảng 2.10) cùng với một số chứng từ khác. Bảng 2.9: hợp đồng làm khoán Tháng 9 năm 2002 Công trình: Nhà máy nước Nghĩa Lộ. Họ và tên tổ trưởng: Đoàn Bá Phước Đơn vị: đồng STT Nội dung công việc ĐV Số lượng Đơn giá Thành tiền Ký nhận 1 Đào đất cấp 3 đường Điện Biên Phủ (chôn ống nước) m3 1.096,5 50.000 54.825.000 2. Lấp đất chôn đài tưởng niệm cọc 31-35 m3 141 35.000 4.935.000 Cộng 59.760.000 Bảng 2.10. Biên bản nghiệm thu khối lượng. Công ty XD & PTNT (Kèm theo hợp đồng giao khoán phần việc) Đội xây dựng số 5 I. Tên công trình: Nhà máy nước Nghĩa Lộ. Hạng mục : Tuyến ống phân phối Đại diện bên A : Ông : Trịnh Hoàn – Giám đốc công ty. Ông : Đoàn Bá Phước - Đội trưởng. Ông : Nguyễn Khắc Hứa – Kỹ thuật. Đại diện bên B : Ông : Vũ Văn Thành – Giám đốc. Ông : Nguyễn Xuân Quang – Kỹ thuật. Hai bên đã thống nhất nghiệm thu khối lượng đã thi công hoàn thành từ ngày 10 tháng 7 năm 2002 đến ngày 23 tháng 9 năm 2002. II. Nội dung công việc STT Nội dung công việc ĐVT Khối lượng Ghi chú 1. Đào đất cấp 3 đường Điện Biên Phủ (chôn ống nước) m3 1.096,5 2. Lấp đất chân đài tưởng niệm cọc 31-35 m3 141 Bên B thi công đúng quy trình kỹ thuật, đúng thiết kế, đảm bảo chất lượng yêu cầu. Đại diện bên A Đại diện bên B. Mỗi hình thức trả lương đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng. Trên thực tế để vận dụng những ưu điểm và hạn chế những nhược điểm của hai phương pháp này, công ty sử dụng phương pháp kết hợp giữa trả lương theo thời gian và trả lương theo sản phẩm. Theo phương pháp này, khi khởi công công trình hoặc bắt đầu một số hạng mục, chủ nhiệm công trình tiến hành giao khoán cho các tổ lao động, tổ trưởng sẽ có kế hoạch trả lương phù hợp trên cơ sở quỹ lương hợp đồng giao khoán. Hàng tháng kế toán tổng hợp lao động tại các tổ và lập bảng kê thanh toán lương. Cơ sở để kế toán đội lập bảng kê thanh toán lương là bảng chia lương và bảng thanh toán tiền lương tại mỗi đội. Đến cuối kỳ, kế toán các đội sản xuất tập hợp chứng từ dựa vào bảng chấm công (bảng 2.9), biên bản nghiệm thu (bảng 2.10), hợp đồng thuê mướn công nhân để lập bảng thanh toán lương với cán bộ công nhân viên (Bảng 2.12). Lao động thuê ngoài: Bên cạnh việc sử dụng lao động trong biên chế, công ty còn tiến hành sử dụng lao động thuê ngoài. Do đặc điểm sản xuất của công ty, các công trình mang tính đơn chiếc và phân bố trên nhiều vùng lãnh thổ. Do vậy điều kiện di chuyển các yếu tố sản xuất hết sức phức tạp. Để khắc phục khó khăn này công ty tiến hành thuê mướn lao động ngay tại địa phương có công trình. Công việc này làm giảm chi phí di chuyển lao động, hạn chế những khó khăn về sinh hoạt của công nhân. Tuy nhiên một số khó khăn nảy sinh về mặt chất lượng và giá cả lao động do lao động tại địa phương mang tính tự phát, không qua các khóa đào tạo chính quy. Đối với lực lượng này, công ty phải giao cho đội trưởng công trình, tổ trưởng các tổ sản xuất quản lý, trả lương theo hình thức khoán ngoài. Mức khoán dưạ trên cơ sở định mức khoán của từng công việc. Chứng từ hạch toán với công nhân thuê ngoài là hợp đồng thuê mướn công nhân, các phiếu giao khoán cùng biên bản nghiệm thu và bảng thanh toán công nhân thuê ngoài. Bảng 2.11: Công tyXD & PTNT bảng thanh toán lương với cbcnv Đội xây dựng số 5 Công trình: Nhà máy nước Nghĩa Lộ. Chuyển cho quỹ để trả lương từ ngày 01/09/2002 đến ngày 30/09/2002 Cho tổ đội hoặc phòng ban: Tổ nề. Với số tiền là: 14.102.500 đồng. Viết bằng chữ: Mười bốn triệu một trăm linh hai nghìn năm trăm đồng chẵn. STT Họ và tên Cấp bậc và nghề nghiệp Số công tính lương Tiền lương ngày công Số tiền được thanh toán Ký nhận 1 Nguyễn Khắc Hứa Kỹ thuật 31 22.000 682.000 2 Nguyễn Minh Quốc Thủ kho 31 14.000 434.000 3 Đào Văn Lai Điều hành 31 20.000 620.000 .. ………………. .. ………………. 28 Nguyễn Văn Quân Thợ phụ 26 13.000 338.000 Kế toán thanh toán Thủ trưởng đơn vị. Căn cứ vào những chứng từ kế toán do đội sản xuất gửi lên phòng kế toán, kế toán công ty chi vào sổ nhật ký chung (bảng 2.6) đồng thời ghi vào sổ chi tiết TK622 cho từng công trình, hạng mục công trình (bảng 2.13). Bảng 2.12: sổ chi tiết TK “Chi phí công nhân trực tiếp” SH: 622 Công trình: Nhà máy nước Nghĩa Lộ. Chứng từ Diễn giải TKĐƯ TK622 Ghi chú SH NT Nợ Có … … … … … 77 30/9 Thanh toán lương tháng 9 334 150.000.000 78 30/9 Thanh toán lương công nhân thuê ngoài 331 30.121.340 … … … … … Cộng phát sinh x 941.617.840 Kết chuyển CPNCTT 154 941.617.840 Cuối kỳ hạch toán kế toán công ty tổng hợp chi tiết lấy sổ chi tiết lấy sổ chi tiết làm căn cứ ghi sổ cái TK622 (bảng 2.14). Bảng 2.13: Trích: sổ cái Năm 2002 TK622 “Chi phí nhân công trực tiếp” Chứng từ Diễn giải TKĐƯ TK622 Ghi chú SH NT Nợ Có Cộng trang trước chuyển sang x 4.908.810.549 77 30/9 Thanh toán lương CTNMNNL T9 334 150.000.000 78 30/9 Thanh toán lương công nhân thuê ngoài T9 CTNMNNL 331 30.121.340 79 30/9 Thanh toán lương đường 304 T9 334 221.823.900 … … … Tổng cộng x 5.697.494.176 Có thể khái quát phương pháp hạch toán chi phí nhân công trực tiếp tại công ty xây dựng & phát triển nông thôn như sau: TK622 nhân công trực tiếp Kết chuyển chi phí và chi phí Kết toán lương cho nhân công trực tiếp Tiền lương phải trả TK154 TK334 TK141 Sơ đồ 2.5: hạch toán chi phí nhân công trực tiếp (thuê ngoài, hợp đồng) TT tiền thuê công TK111,311 2.2.3- Hạch toán chi phí máy thi công. Trong sản xuất xây lắp, khối lượng công việc đã diễn ra với quy mô lớn, cường độ cao. Do vây, sức lao động của con người đôi khi không đáp ứng được đòi hỏi của công việc. Xuất phát từ thực tế đó, việc sử dụng máy thi công trong quá trình sản xuất là hoạt động cần thiết và có ý nghĩa kinh tế cao. Như vậy, có thể nói chi phí sử dụng máy thi công là chi phí đặc thù trong lĩnh vự xây lắp. Đối với công ty xây dựng & phát triển nông thôn việc sử dụng máy thi công luôn là yếu tố quan trọng, đảm bảo cho việc tiến hành thi công, tiến độ thi công và tiến độ sản xuất. Để tạo quyền chủ động trong việc thi công, công ty giao tài sản cho các đội tự quản lý. Việc điều hành xe máy và theo dõi sự hoạt động sản xuất được đặt dưới sự điều khiển trực tiếp dội và có sự giám sát mệnh lệnh chung của công ty. Lái xe máy phải thực hiện chế độ quyết toán xăng dầu định kỳ với thống kê đội. Phòng vật tư có trách nhiệm thiết lập kế hoạch sửa chữa xe máy hàng năm. Trường hợp thiếu hoặc không có loại máy phù hợp cho đội có thể thuê máy bên ngoài. Theo quy định hiện hành, chi phí máy thi công là chi phí trực tiếp liên quan đến việc sử dụng máy để hoàn thành sản phẩm xây lắp gồm: khấu hao máy móc thiết bị, chi phí thuê máy, chi phí nhân công điều khiển máy thi công, chi phí một lần sử dụng máy … Nhưng do điều kiện khách quan cũng như chủ quan mà hiện nay, tại công ty xây dựng & phát triển nông thôn, việc hạch toán kế toán và khoản mục chi phí máy thi công chưa được thực hiện. Công ty chỉ mới hạch toán vào TK623 chi phí khấu hao máy thi công của công ty vẫn hạch toán vào TK627 “Chi phí sản xuất chung” và được hạch toán chi tiết vào từng công trình. Hiện nay, máy móc thiết bị tại công ty bao gồm hai loại: Một loại thuộc quyền công ty quản lý sử dụng, một loại đi thuê. Công tác tổ chức hạch toán ở công ty như sau: - Đối với máy thi công của đội: Máy móc thi công của công ty được theo dõi về mặt hiện vật và giá trị tại phòng vật tư thiết bị và phòng kế toán. Hàng tháng, kế toán tài sản cố định và nhân viên phòng vật tư thiết bị tính ra khấu hao máy và chi phí trích trước sửa chữa lớn chi phí máy thi công. Việc tính trước khấu hao TSCĐ được thực hiện theo quyết định số 1062 TC/QĐ/CSTC ngày 04/11/1990. Phương pháp khấu hao là phương pháp đường thẳng. Mức trích khấu hao hàng tháng đối với từng TSCĐ được xác định như sau: Mức khấu hao tháng = Nguyên giá TSCĐ Thời gian sử dụng x 12 tháng Trong thời gian sử dụng TSCĐ được công ty đăng ký với cục quản lý vốn và tài sản Nhà nước tại doanh nghiệp. Việc tính khấu hao được sử dụng trên sổ theo dõi khấu hao TSCĐ (máy thi công), hàng tháng công ty sẽ ghi sổ theo dõi khấu hao máy thi công mức trích của những tài sản đơn vị mình quản lý. Máy thi công sử dụng cho công trình nào tập hợp riêng chi phí cho công trình đó. Bảng 2.14: Công ty xD & PTNT Bảng kê khấu hao và trích trước sửa chữa lớn máy thi công Đơn vị: Đội xây dựng số 5. Tháng 9 năm 2002. Công trình: Nhà máy nước Nghĩa Lộ. Đơn vị: đồng. STT Tên máy Mức khấu hao Trích trước sửa chữa lớn Cộng 1 2 Máy trộn bê tông Máy hàn 5.950.000 4.050.000 5.950.000 4.050.000 Cộng 10.000.000 10.000.000 Máy móc thi công của công ty, ngoài chi phí khấu hao ra để hoật động phục vụ cho sản xuất thi công thì công ty còn phải bỏ ra chi phí về nhiên liệu, công nhân điều khiển và chi phí khác như: chi phí thuê ngoài sữa chữa xe máy, bảo hiểm xe máy thi công và một số chi phí bằng tiền khác phục vụ cho hoạt động của máy thi công. Để hạch toán những chi phí này căn cứ vào các hóađơn mua hàng hợp đồng thuê sửa chữa máy móc thiết bị…những chi phí này được tập hợp trên TK627, cơ sở để tập hợp là bảng tổng hợp chi phí cho máy thi công. Chi phí động lực máy: Là toàn bộ giá trị nhiên liệu phục vụ cho việc vận hành máy. Căn cứ để hạch toán chi phí động lực chạy máy là các phiếu xuất kho, hóa đơn mua hàng… Tiền lương công nhân điều khiển máy: Căn cứ vào tình hình sử dụng máy thực tế, kế toán đội lập bảng chấm công cho tổ máy. Đây là cơ sở ban đầu để tính lương phải trả cho công nhân vận hành máy. Bảng 2.15: Công ty xD & PTNT Bảng tổng hợp chi phí cho máy thi công Đơn vị: Đội xây dựng số 5. Tháng 9 năm 2002. Công trình: Nhà máy nước Nghĩa Lộ. STT Tên máy Chi phí Chi tiết theo tài khoản 152 334 111 … 1 Máy trộn bê tông 1.334.715 898.260 436.095 2 Máy hàn Chi phí khác 930.000 120.000 649.014 280.806 120.000 Cộng 2.384.715 1.547.274 717.441 120.000 - Đối với máy thi công thuê ngoài: Trong trường hợp không có phù hợp phục vụ cho đội thi công, đội phải chủ động thuê máy ngoài công ty. Thông thường, phương thức thuê là thuê toàn bộ, bao gồm cả nhiên liệu và công nhân vận hành máy. theo phương thức này, trong hợp đồng phải xác định rõ khối lượng công việc và tổng số tiền bên thuê phải trả. Máy thuê ngoài phục vụ vho đối tượng nào, kế toán hạch toán chi phí thuê máy vào thẳng đối tượng đó. Cơ sở pháp lý của công tác hạch toán là hợp đồng thuê máy và bản thanh lý hợp đồng thuê máy, biên bản xác nhận khối lượng hợp đồng giao nhận, biên bản nghiệm thu và nhật trình hoạt động máy. Sau khi tập hợp được các chứng từ về máy thi công thuê ngoài, kế toán đội lập bảng kê hợp đồng thuê máy móc thiết bị cho từng công trình, hạng mục công trình. Bảng 2.16: Công ty xD 7 PTNT Bảng kê hợp đồng thuê máy móc thiết bị Đơn vị: Đội xây dựng số 5. Tháng 9 năm 2002. Công trình: Nhà máy nước Nghĩa Lộ. Đơn vị: đồng. Chứng từ Trích yếu Tổng số tiền thanh toán SH NT HT69 30/9 Thuê cần trục 4.120.000 Cộng 4.120.000 Căn cứ vào chứng từ do kế toán đội gửi lên kế toán công ty phân loại và ghi sổ chi tiết TK627 (bảng 2.20) và TK623 (bảng 2.18) đồng thời ghi vào sổ nhật ký chung (bảng 2.6). Bảng 2.17: Trích: sổ chi tiết Năm 2002. TK “Chi phí sử dụng máy thi công” SH: 623 Công trình: Nhà máy nước Nghĩa Lộ. Chứng từ Chứng từ Diễn giải TKĐƯ TK623 Ghi chú SH NT Nợ Có 1 30/9 Máy trộn bê tông 214 5.950.000 2 30/9 Máy hàn 214 4.050.000 … … … Cộng x 20.000.000 Kết chuyển CPSDMTC 154 20.000.000 Bảng 2.18: Trích: sổ cái Năm 2002. TK “Chi phí sử dụng máy thi công” SH: 623 Công trình: Nhà máy nước Nghĩa Lộ. Chứng từ Chứng từ Diễn giải TKĐƯ TK623 Ghi chú SH NT Nợ Có … Cộng trang trước chuyển sang x 1.054.863.000 … … … … 30/9 Máy trộn bê tông 214 5.950.000 30/9 Máy hàn 214 4.050.000 … … … … … Tổng cộng x 1.976.000.000 Có thể phản ánh quá trình hạch toán chi phí máy thi công của công ty xây dựng & phát triển nông thôn như sau: Sơ đồ 2.6: Hạch toán chi phí thi công. TK111,112,152,331 TK627 TK154 Khấu hao máy thi công Lương công nhân vận hành máy và các khoản trích theo lương Chi phí phục vụ máy thi công TK334,338 TK214 TK623 thanh toán chi phí thuê ngoài Kết chuyển chi phí sử dụng máy thi công Kết chuyển chi phí khấu hao máy thi công 2.2.4- Hạch toán chi phí sản xuất chung. Để tiến hành hoạt động sản xuất thuận lợi và đạt hiệu quả cao, ngoài các yếu tố cơ bản như NVL, CCDC, … thực tế đòi hỏi phải tiêu hao một số khác như công cụ, dụng cụ, chi phí thuê mướn, kiểm nghiệm, chi phí lán trại… Những khoản chi phí này không trực tiếp tham gia cấu thành thực thể sản phẩm, nhưng có vai trò làm cho hoạt động sản xuất diễm ra nhịp nhàng, đều đặn. Đấy là chi phí sản xuất chung. Tại công ty xây dựng & phát triển nông thôn, khoản mục CPSXC bao gồm: + Tiền lương công nhân quản lý đội. + Các khoản trích theo lương (BHXH, KPCĐ). + Chi phí về vật liệu. + Chi phí công cụ dụng cụ phục vụ cho đội. + Chi phí sử dụng máy thi công (trừ khấu hao máy thi công) + Chi phí phục vụ mua ngoài. + Chi phí khác bằng tiền. Các yếu tố được tổ chức hạch toán như sau: Chi phí nhân viên: chi phí nhân viên quản lý đội gồm có lương và các khoản phụ cấp. Cơ sở để tính lương là bảng chấm công. Bảng chấm công là do kế toán đội lập, cuối tháng kế toán tổng hợp số công và tính ra lương phải trả cho nhân viên. Các khoản theo lương (BHXH, KPCĐ): 17% cho lao động trực tiếp và nhân viên quản lý đội tính vào chi phí sản xuất chung, 5% tính trên lương cơ bản của nhân viên. Chi phí vật liệu, dụng cụ, công cụ: chi phí này bao gồm công cụ, dụng cụ, vật liệu dùng để bảo dưỡng, thường sửa chữa máy móc thiết bị, các loại vật tư phục vụ cho việc quản lý công trình, đội sản xuất như: giấy đánh máy, photo, mực in….Việc hạch toán chi phí này được tiến hành hạch toán như chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Toàn bộ chi phí này được hạch toán trên TK627. Chứng từ để hạch toán là các phiếu xuất kho, nhập kho dụng cụ …(Bảng 2.2). Chi phí khấu hao TSCĐ bộ phận văn phòng đội và chi phí sử dụng máy thi công: TK6274 dùng để hạch toán toàn bộ chi phí khấu hao TSCĐ bộ phận văn phòng đội và chi phí sử dụng máy thi công. Riêng phần khấu hao máy thi công lại được hạch toán vào TK623 như đã được trình bày ở phần chi phí sử dụng máy thi công, còn phần khấu hao TSCĐ bộ phận văn phòng được hạch toán căn cứ vào bảng thống kê khấu hao TSCĐ do kế toán đội tính và gửi lên phòng kế toán. Chi phí phục vụ mua ngoài và chi phí bằng tiền khác: Các chi phí phục vụ mua ngoài và chi phí bằng tiền khác là các khoản: điện nước, thuê nhà, chi phí khách, chi làm lán trại, chi phí thanh toán tiền tàu xe đi đường của công nhân viên….Đây là phần chi phí tương đối lớn trong chi phí sản xuất chung. Kế toán đội sản xuất tập hợp chứng từ gốc như: Hóa đơn mua hàng, vé tàu xe, phiêu xuất kho, hóa đơn điện thoại, tiền điện…để chuyển lên cho kế toán công ty ghi sổ nhật ký chung (Bảng 2.6) đồng thời ghi sổ chi tiết TK627 cho từng công trình, hạng mục công trình (Bảng 2.20). Sau đó căn cứ vào sổ nhật ký chung và sổ chi tiết TK627 kế toán công ty ghi vào sổ cái TK627 (Bảng 2.21). Do đặc điểm sản xuất thi công nên chi phí sản xuất chung liên quan trực tiếp đến công trình nào kế toán sẽ tập hợp ngay vào sổ chi tiết TK627 của công trình đó. Trường hợp chi phí sản xuất chung liên quan đến nhiều công trình, kế toán sẽ tiến hành phân bổ chi phí sản xuất chung cho các công trình theo chi phí NVL trực tiếp tiêu hao cho công trình đó. Bảng 2.19: Sổ chi tiết chi phí sản xuất chung TK “Chi phí sử dụng máy thi công” SH: 623 Năm 2002. Đội xây dựng số 5. Công trình: Nhà máy nước Nghĩa Lộ. Chứng từ Diễn giải TK ĐƯ Tổng số tiền Ghi nợ tài khoản SH NT 6271 6272 6273 6274 6277 6278 … … … … … … … … … … … 69 13/9 Thuê cần trục 331 4.120.000 4.120.000 78 16/9 Máy trộn bê tông 141 1.280.013 1.280.013 79 30/9 Thanh toán CP khác 141 1.585.955 1.585.955 … … …. … … … … … … … … 195 31/12 Thanh toán CPNVQL 141 4..269.609 4.269.609 Cộng phát sinh x 18.190.057 5.120.360 1.120.359 2.015.980 5.659.930 2.037.169 KCCPSXC 154 18.190.057 Bảng 2.20: Trích: sổ cái TK “Chi phí sử dụng máy thi công” SH: 623 Năm 2002. Công trình: Nhà máy nước Nghĩa Lộ. Chứng từ Chứng từ Diễn giải TKĐƯ TK623 SH NT Nợ Có Cộng trang trước chuyển sang 1.233.566.250 … … … … …. 16 9/9 Thanh toán chi phí NMN Nghĩa Lộ 141 1.280.013 18 15/9 Chi phí NVL - CT đường 304 152 1.547.274 20 18/9 Chi phí CCDC – CT cầu Anh Sơn 153 872.190 69 18/9 Thuê cần trục – CTNMN Nghĩa Lộ 331 4.120.000 79 30/9 Thanh toán CP khác CTNMN Nghĩa Lộ 141 1.585.955 … … … … … Tổng cộng: 1.892.993.297 Căn cứ vào chứng từ, kế toán phản ánh các nghiệp vụ phát sinh theo sơ đồ 2.7 thể hiện như sau: Sơ đồ 2.7: Hạch toán chi phí sản xuất chung. TK154 TK627 Khấu hao tài sản cố định Thanh toán lương và các khoản trích theo lương (BHXH, KPCĐ lươnrích theo lương Kết chuyển chi phí sản xuất chung TK152,153 TK311,111,112,141 TK334,338 TK214 Thuế GTGT đầu TK133 Xuất kho NVL, CCDC Thanh toán các khoản chi phí khác vào được khấu trừ III. Hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất để tính giá thành sản phẩm. 1. Tổng hợp chi phí sản xuất. Tại công ty xây dựng & phát triển nông thôn: Đối tượng tập hợp chi phí được xác định là công trình. các chi phí sản xuất liên quan đến công trình nào thì tập hợp theo công trình đó. Giá thành công trình đã hoàn thành trong tháng được công ty xác định theo phương pháp tổng cộng chi phí phát sinh từ khi khởi công đến khi hoàn thành ở sổ chi tiết giá thành. Sau khi hạch toán chi phí sản xuất liên quan, kế toán tiến hành tổng hợp chi phí sản xuất theo các khoản mục. Cụ thể với công trình nhà máy nước Nghĩa Lộ. Bảng 2.22: Bảng tổng hợp chi phí. Tháng … Năm 2000. Công trình: Nhà máy nước Nghĩa Lộ. STT Nội dung phí Số tiền 1. 2. 3. 4. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Chi phí nhân công trực tiếp Chi phí máy thi công Chi phí sản xuất chung 1.568.760.522 941.617.480 20.000.000 18.190.057 Cộng 2.548.568.419 Khi tập hợp chi phí cho từng công trình, kế toán thực hiện bước kết chuyển, phân bổ vật liệu vào từng công trình. Nợ TK 154 (CTNMN Nghĩa Lộ) 1.568.760.522 Có TK 621 1.568.760.840 Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp của từng công trình, hạng mục công trình. Nợ TK 154 (CTNMN Nghĩa Lộ) 941.617.840 Có TK 622 941.617.840 Kết chuyển chi phí máy thi công: Nợ TK 154 (CTNMN Nghĩa Lộ) 20.000.000 Có TK 623 20.000.000 Kết chuyển chi phí sản xuất chung: Nợ TK 154 (CTNMN Nghĩa Lộ) 18.190.057 Có TK 627 18.190.057 Kế toán tổng hợp số liệu lên sổ nhật ký chung, sổ chi tiết, sổ cái tài khoản. 2. Đánh giá sản phẩm dở dang. Việc đánh giá sản phẩm dở dang trong xây dựng cơ bản phụ thuộc vào phương thức thanh toán, khối lượng xây lắp hoàn thành giữa người nhận thầu và người giao thầu. Sản phẩm dở dang của công ty được đánh giá theo kỳ quyết toán. Công ty tiến hành thanh toán sản phẩm hoàn thành theo điểm dừng kỹ thuật hợp lý nên sản phẩm dở dang là khối lượng xây lắp chưa đạt điểm dừng kỹ thuật hợp lý đã quy định và được tính theo chi phí thực tế trên cơ sở phân bố chi phí thực tế công trình đó cho các giai đoạn. Như vậy, sau khi nghiệm thu thanh toán với bên A các hạng mục công trình đã hoàn thành, công ty tiến hành lập hội đồng để đánh giá sản phẩm dở dang và biên bản xác định khối lượng sản phẩm dở dang như sau: Bảng 2.23: Tổng Công ty xd & ptnt Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Công ty XD & PTNT Độc lập- tự do – hạnh phúc Biên bản xác định khối lượng sản phẩm dở đang Công trình: Nhà máy nước Nghĩa Lộ Thành phần: 1. Ban giám đốc: Ông Nguyễn Đình Việt - Phó giám đốc 2. Phòng kế toán: Ông Nguyễn Quý Tuynh - Trưởng phòng Ông Lê Huy Phan - Phó phòng 3. Phòng kế hoạch: Ông Lê Quang Dực - Trưởng phòng 4. Phòng kỹ thuật: Ông Lê Ngọc Hoà - Trưởng phòng 5. Phòng cơ giới vật tư: Bà Nguyễn Thị Định - Nhân viên 6. Đội xây dựng số 5: Ông Đoàn Bá Phước - Đội trưởng Sau khi nghe báo cáo của đội xây dựng số 5 về khối lượng thi công công trình Nhà máy nước Nghĩa Lộ và kiểm tra thực tế tại hiện trường, hội đồng kiểm kê của công ty thống nhất xác định giá trị dở dang của công trình là: 802.977.000 đồng (Tám trăm linh hai triệu chín trăm bảy bảy nghìn đồng chẵn). (Có phụ lục kèm theo) Phụ lục biên bản xác định khối lượng dở dang năm 2002 Công trình: Nhà máy nước Nghĩa Lộ Đơn vị thi công: Đội xây dựng số 5 STT Hạng mục ĐVT Khối lượng Đơn giá Thành tiền Trạm bơm cấp 1 Bể chứa 500 m3 Bể lắng + Phản ứng …………. Vận chuyển thiết bị 108.739.000 32.394.00 40.696.000 ……… 378.000.000 Cộng: 802.977.000 3. Tính giá thành sản phẩm hoàn thành. Tính giá thành cho sản phẩm hoàn thành là công tác cuối cùng của công tác tập hợp chi phí sản xuất. Để tính được giá thành đầy đủ, chính xác cần thiết sử dụng phương pháp tính giá thành thích hợp. Với đối tượng là công trình hoặc hạng mục công trình công ty đã sử dụng phương pháp tính giá thành trực tiếp và tổng cộng chi phí. Cuối kỳ, để tổng hợp được toàn bộ chi phí phát sinh trong kỳ kế toán tiến hành cộng sổ số liệu trên sổ chi tiết TK 621, 622, 623, 627. Sau khi đã cộng số liệu của từng công trình, tiến hành tổng cộng số liệu tất cả các công trình để tổng hợp lên TK 154. TK 154 được mở chi tiết cho từng công trình, hạng mục công trình (bảng 2.24) Trên cơ sở số liệu đã tổng hợp được và chi phí thực tế của khối lượng xây lắp dở dang đầu kỳ trên bảng tính giá thành kỳ trước, chi phí dở dang cuối kỳ trên các biên bản xác nhận khối lượng sản phẩm dở dang, kế toán tiến hành tính giá thành thực tế khối lượng xây lắp hoàn thành bàn giao cho từng công trình theo công thức: Giá thành thực tế KLXL hoàn thành bàn giao trong kỳ = Chi phí thực tế KLXL dở dang đầu kỳ + Tổng chi phí thực tế phát sinh trong kỳ - Chi phí thực tế KLXL dở dang cuối kỳ Cuối kỳ kế toán công ty mở thẻ giá thành sản phẩm cho từng sản phẩm hoàn thành (Bảng 2.25) Bảng 2.24. Sổ chi tiết TK 154 “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang” Năm 2002. Công trình: Nhà máy nước Nghĩa Lộ Chứng từ Diễn giải TK ĐƯ Tổng số tiền ghi nợ TK 154 Chi tiết nợ các TK Ghi có TK 154 SH NT 621 622 623 627 … KCCP … 30/9 Số dư đầu kỳ … K/C CPNVLTT K/C CPNCTT K/C CPSDMTC K/C CPSXC …….. … 621 622 623 627 … 469.353.200 150.000.000 10.0000.000 8.185.236 ... 469.353.200 ... 150.000.000 ... 10.000.000 ... 8.185.236 … Cộng phát sinh 2.548.568.419 1.568.760.522 941.617.840 20.000.000 18.190.057 K/C vào S SP 632 3.058.712.373 Số dư cuối kỳ Bảng 2.24: Thẻ tính giá thành sản phẩm xây lắp. Công trình: Nhà máy nước Nghĩa Lộ Năm 2002. Khoản mục chi phí CPSXKD đầu kỳ CPSXKD phát sinh trong kỳ CPSXKD DD cuối kỳ Giá thành sản xuất Chi phí NVLTT Chi phí NCTT Chi phí MTC Chi phí SXC 802.977.000 1.568.760.522 941.617.840 20.000.000 18.190.157 292.833.046 1.568.522 941.617.840 20.000.000 18.190.057 802.977.000 2.548.568.419 292.833.046 3.058.712.373 Ngày … tháng … năm 2000. Người ghi sổ Kế toán trưởng (Ký, họ và tên) (Ký, họ và tên) Sau khi tính được giá thành thực tế cho từng công trình, tiến hành phân bổ chi phí gián tiếp (chi phí quản lý doanh nghiệp) cho từng công trình. Tổng chi phí quản lý được lấy từ sổ chi tiết TK 642. Do tổng chi phí quản lý doanh nghiệp thường là lớn nên nếu phân bổ toàn bộ chi phí quản lý vào giá thành sản phẩm trong kỳ là không hợp lý. Để đảm bảo nguyên tắc phù hợp giữa chi phí và doanh thu công ty tiến hành phân bổ quản lý cho từng sản phẩm hoàn thành trong kỳ và sản phẩm dở dang cuối kỳ. Trên cơ sở giá trị khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ hạch toán (dư nợ TK 154) và giá thành khối lượng xây lắp hoàn thành bàn giao trong kỳ. Phần chi phí quản lý doanh nghiệp phân bổ cho giá trị xây lắp dở dang cuối kỳ được phản ánh trên TK 142 để tính vào chi phí quản lý doanh nghiệp cần phân bổ vào cuối kỳ sau. Sau khi tính được tổng chi phí quản lý doanh nghiệp cần phân bổ cho các sản phẩm hoàn thành của tất cả các công trình, tiến hành phân bổ cho từng công trình theo công thức sau: Chi phí quản lý DN phân bổ cho công trình A = Tổng chi phí QLDN cần phân bổ Tổng chi phí TT của tất cả các CT x Chi phí TT của công trình A Trên thực tế ngoài việc phân bổ theo tiêu thức trên, công ty còn căn cứ vào thực tế tại mỗi công trình mà có thể giảm bớt chi phí quản lý của công trình này và tăng chi phí quản lý của công trình khác. Việc tăng giảm như ttrên cần có thuyết minh. Các bút toán tổng hợp chi phí và tính giá thành được phản ánh qua sơ đồ 2.8. TK154 TK632 Kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp Chi phí quản lý TK621 TK622 TK627 TK642 TK623 TK1422 Kết chuyển chi phí NVLTT Kết chuyển chi phí NCTP Kết chuyển chi phí sử dụng máy thi công Kết chuyển chi phí sản xuất chung Kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp chờ kết chuyển Doanh nghiệp kỳ trước để lại TK911 Sơ đồ 2.8: Hạch toán chi phí sản xuất và tình giá thành sản phẩm. Quá trình tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty xây dựng & phát triển nông thôn có thể biếu hiện qua sơ đồ sau: Sơ đồ 2.9: Sổ chức hạch toán sổ chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Chứng từ gốc: Hoá đơn mua hàng, bảng kê thuế GTGT Sổ cái các TK 621,622,623,627… Sổ chi tiết TK 621, 622, 623, 627, 154, 141 Sổ nhật ký đặc biệt TK111, 112 Sổ nhật ký chung Tổng hợp chi tiết Bảng cân đối phát sinh Báo cáo tài chính Phần III Phương hướng hoàn thiện trong công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty xây dựng & phát triển nông thôn. Công tác hạch toán kế toán nói chung và công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng muốn được hoàn thiện tốt thì chức năng, nhiệm vụ của hạch toán kế toán phải được nắm vững. Hơn nữa, cần phải xuất phát từ đặc trưng của các đơn vị sản xuất kinh doanh để có hướng hoàn thiện thích hợp sửa chữa những cái sai, những cái chưa khoa học để đi đến cái đúng, cái chuẩn mực theo quy định thì được gọi là hoàn thiện. Đó là một quá trình từ nhận thức làm thay đổi thực tế, từ thực tế phát huy, bổ sung cho nhận thức lý luận và song song với điều kiện đó phải đảm bảo nguyên tắc phục vụ yêu cầu quản lý. Qua thời gian thực tập tại công ty xây dựng & phát triển nông thôn được sự chỉ bảo tận tình của tập thể cán bộ phòng tài vụ em đã có điều kiện tình hình sản xuất kinh doanh và thực trạng hạch toán tại công ty. Dưới góc độ là một sinh viên thực tập em mạnh dạn đưa ra một số ý kiến về những tồn tại trong công tác quản lý và tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm đã nêu trên cùng với phương hướng hoàn thiện nhiều tồn tại ở công ty xây dựng & phát triển nông thôn. 1. Về việc luân chuyển chứng từ. Là công ty có địa bàn hoạt động rộng, các công trình thi công ở nhiều vùng khác nhau chi nên việc hoàn chứng từ của đội lên công ty bị chậm trễ là điều không thể tránh khỏi. Việc hoàn chứng từ chậm dẫn đến khối lượng công việc dồn vào cuối kỳ nên nhiều khi việc hạch toán không được chính xác lắm ảnh hưởng đến việc cung cáp thông tin cho lãnh đạo và ảnh hưởng phần nào đến hoạt động sản xuất kinh doanh. Việc hoàn chứng từ chậm là do công trình ở xa, điều kiện đi lại gặp nhiều khó khăn, chi phí đi lại rất tốn kém cho nên các đội thường cuối tháng hoặc cuối quý mới hoàn tất việc hoàn hóa đơn, chứng từ. Bên cạnh đó các đội tổ chức cũng chưa chủ động trong việc hoàn chứng từ. Theo quy định của công ty là ngày mồng 5 đến ngày mồng 10 tháng sau phải hoàn trả chứng từ về công ty song thực tế việc tuân thủ chậm hơn so với yêu cầu. Do vậy, công tác hạch toán kế toán cuối kỳ gặp rất nhiều khó khăn. Theo em công ty nên đôn đốc lại việc hoàn chứng từ từ phía các đội xây dựng bằng cách đưa ra một số quy định về việc hoàn chứng từ, xuất phát từ hình thức khoán của công ty là tién hành tạm ứng cho đội tự lo về mặt vật tư, nhân lực, … cho nên khắc phục những hạn chế trên về mặt hoàn chứng từ công ty có thể đưa ra những quy định: Đội phải hoàn chứng từ lần này thì mới cho tạm ứng lần tiếp theo và mức độ tạm ứng mỗi lần cần phải được sự xem xét của các phòng ban liên quan. Có như vậy đội sẽ phải có trách nhiệm hoàn chứng từ theo đúng thời hạn quy định. 2. Về vấn đề chi phí máy thi công. Theo chế độ kế toán hiện nay, đối với các đơn vị thi công xây lắp công trình theo phương pháp hỗn hợp (vừa thủ công, vừa kết hợp bằng máy) và không có đội máy thi công riêng biệt thì được hạch toán vào TK 623 “chi phí sử dụng máy thi công” tập hợp và phân bổ chi phí sử dụng xe, máy thi công cho từng công trình, hạng mục công trình. Hiện nay, công trình thực hiện xây lắp công trình theo phương thức thi công hỗn hợp (vừa thủ công, vừa kết hợp bằng máy), do đó việc sử dụng TK 623 (theo hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp xây lắp) để tập hợp và phân bổ chi phí sử dụng xe, máy thi công là cần thiết và hợp lý. Tuy nhiên, công ty chỉ hạch toán trênTK 623 phần trích khấu hao xe, máy thi công, còn những chi phí khác như: chi phí công điều khiển máy, chi phí nguyên vật liệu cho máy thi công … vẫn hạch toán trên TK 627. Để tránh được tình trạng hoặc nhầm lẫn giữa chi phí sản xuất chung và chi phí máy thi công công ty nên hạch toán riêng các khoản chi phí liên quan đến máy thi công trên TK 623. Trong thực tế, một chiếc máy trong một ca làm việc có thể tham gia vào hai đến ba công trình khác nhau, hoặc hai đến ba hợp đồng giao khoán nội bộ khác nhau. Do đó, phải có sự ghi chép nhật trình máy sử dụng hết sức tỷ mỉ, chi tiết, rõ ràng quá trình hoạt động của từng máy, từng thiết bị thi công. Phiếu theo dõi hoạt động máy thi công Tháng … năm 2000 Tên máy …. Định mức tiêu hao nhiên liệu: Đơn vị khối lượng công việc: Thời gian Người điều khiển Địa điểm Số lượng dự tính Số lượng thực hiện Xác nhận Ngoài ra, máy thi công là một thiết bị được sử dụng thường xuyên, thời gian khấu hao ngắn và thường bị hỏng phải sửa chữa, bảo dưỡng. Nhưng công ty không thích khấu hao theo ca máy hoạt động của từng công trình mà chi phí khấu hao và trích trước sửa chữa lớn máy thi công phân bổ cho từng công trình theo giá trị công trình đó. Việc hạch toán này là không hợp lý, công ty nên tính chi phí khấu hao và trích trước sửa chữa lớn máy thi công, phân hoạt động của máy thi công. Trình tự hạch toán chi phí sử dụng máy thi công như sau: Tập hợp chi phí máy thi công: Nợ TK 623 Có TK 334, 141, 112, 111 : Lương phải trả cho CBCNV điều khiển máy thi công . Có TK 111, 112, 331, 152, 153 : Chi phí NVL sử dụng cho MTC Có TK 214 : Khấu hao máy thi công sử dụng cho ở đội. Kết chuyển cho giá thành công trình: Nợ TK 154 : Chi tiết theo từng công trình. Có TK 623 : Kết chuyển chi phí sử dụng MTC. 3. Về vấn đề phân bổ chi phí quản lý doanh nghiệp. Chi phí quản lý doanh nghiệp trong công ty năm 2000 là 5.021.895.333 đồng trong tổng chi phí của doanh nghiệp là: 61.395.157.157 đồng, chiếm 8,18% trong giá thành sản phẩm, đây là một tỷ lệ khá cao do sự phân tán của hoạt động xây dựng, chi phí đấu thầu …Do đó, phân bổ chính xác khoản mục này cho các đối tượng hạch toán giá thành có ý nghĩa quan trọng, hiện nay công ty phân bổ chi phí quản lý doanh nghiệp theo tiêu thức tổng chi phí của công trình hoàn thành. Tuy nhiên, một số công trình công ty còn phân bổ theo tiêu thức công trình nào có lãi nhiều thì phân bổ nhiều, công trình nào lãi ít thì phân bổ ít. Vì vậy, giá thành công trình không được phản ánh một cách chính xác. Để khắc phục tình trạng này, công ty cần phải lựa chọn tiêu thức phân bổ cho phù hợp. Theo em, công ty nên phân bổ chi phí quản lý doanh nghiệp theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Mức CPQLDN phân bổ cho từng đối tượng = Chi phí NVL của công trình hoàn thành x Tổng CPQLDN chờ kết chuyển đầu kỳ và thực tế phát sinh trong kỳ Tổng chi phí NVLTT của khối lượng xây lắp hoàn thành và dở dang Chi phí NVLTT chiếm tỷ lệ lớn nhất trong tổng chi phí sản xuất. Do vây, việc phân bổ chi phí QLDN theo tiêu thức này sẽ đánh giá được chính xác chi phí QLDN cho từng công trình. 4. Bồi dưỡng, nâng cao trình độ cho kế toán viên. Đội ngũ nhân viên kế toán của công ty có trình độ, kinh nghiệm, nhiệt tình trong công tác nhưng để thích ứng với những thay đổi hiện nay, đặc biệt là trong việc chuyển từ kế toán thủ công sang kế toán bằng máy không chỉ đòi hỏi kinh nghiệm, trình độ ở kế toán viên mà còn các kỹ năng thao tác trên máy. Điều này đòi hỏi công ty phải nhanh chóng đào tạo, nâng cao trình độ cho các kế toán viên, đặc biệt đối với việc sử dụng máy tính. Ngoài ra để được quản lý một cách chặt chẽ hơn nữa, các thông tin về chi phí mang lại hiệu quả cao cho quá trình ra quyết định của lãnh đạo, hàng năm công ty nên tiến hành phân tích giá thành. vì thông qua công tác phân tích giá thành, nhân tố nào ảnh hưởng tiêu cực đến giá thành, nhân tố nào ảnh hưởng tích cực đến giá thành sản phẩm. Đồng thời qua đó cũng xem xét xem đội đã tiết kiệm hay lãng phí phần chi phí công ty cho đội. Qua đó có biện pháp để giảm bớt các nhân tố tiêu cực, phát huy nhân tố tích cực. Kết luận Hạch toán kế toán chi phí sản xuất va tính giá thành sản phẩm ở các doanh nghiệp sản xuất nói chung và các đơn vị xây lắp nói riêng có hiệu quả nhằm đảm bảo sản xuất doanh nghiệp là vấn đề quan trọng trong tình hình kinh tế hiện nay khi nhà nước giao quyền quản lý cho các doanh nghiệp, mở rộng quyền làm chủ tăng cường thêm trách nhiệm cho các doanh nghiệp trước sự biến đổi phức tạp và tính cạnh tranh gay gắt của thị trường. Việc đổi mới, không ngừng hoàn thiện công tác kế toán trong cơ chế hiện nay laf điều cần quan tâm. Trong thời gian thực tập tại công ty xây dựng & phát triển nông thôn với đề tài “Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong công ty xây dựng & phát triển nông thôn thuộc Tổng công ty xây dựng & phát triển nông thôn” em nhận thấy công tác hạch toán chi phí sản xuất va tính giá thành sản phẩm xây lắp ở công ty đã dáp ứng được phần nào yêu cầu quản lý trong nền kinh tế thị trường. Xuất phát từ quan điểm đổi mới và những vấn đề tồn tại trong công tác hạch toán nghiệp vụ ở công ty kết hợp với những kiến thức đã được học em đã mạnh dạn đưa ra một số ý kiến với mong muốn đóng góp một phần kiến thức đã học tập được áp dụng vào thực tế. Mặc dù đã rất cố gắng nhưng do trình độ cũng như nhận thức của bản thân còn hạn chế, thời gian thực tập ngắn, sự hạn hẹp của nguồn tài liệu tham khảo nên trong bài viết này không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy cô, các cô chú phòng kế toán để khóa luận tốt nghiệp được hoàn thiện hơn. Cuối cùng, em xin bày tỏ lòng biết ơn tới thầy giáo Tạ ích Khiêm, cùng các cán bộ phòng kế toán tại vụ công ty xây dựng & phát triển nông thôn đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này. Tài liệu tham khảo hệ thống kế toán doanh nghiệp (Những văn bản pháp quy) của hệ thống kế toán Việt Nam. Nhà xuất bản Tài chính – Hà Nội năm 1995. Hệ thống kế toán doanh nghiệp xây lắp (Những văn bản pháp quy) của hệ thống kế toán Việt Nam. Nhà xuất bản Tài chính Hà Nội, năm 1999. Hướng dẫn thực hành kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ (Theo quyết định số 1177/TC/QĐ/CĐKT/ ngày 23 tháng 12 năm 1996 của Bộ Tài chính). Lý thuyết và thực hành kế toán tài chính VAT. Chủ biên TS Nguyễn Văn Công – Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân – Nhà xuất bản tài chính – Hà Nội năm 2000. Kế toán tài chính – Nhà xuất bản Tài chính – Hà Nội năm 1999. Kế toán tài chính trong các doanh nghiệp. Chủ biên TS Đặng Thị Loan – Trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân – Nhà xuất bản Tài chính – 1998. Tạp chí tài chính kế toán năm 2000, 2001. Bốn trăm sơ đồ kế toán tài chính VAT – Nhà xuất bản Tài chính năm 1999

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docK0527.doc
Tài liệu liên quan