Đề tài Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp ở Công ty xây dựng công trình 136

Về bộ máy quản lý công ty: Công ty đã xây dựng đựoc một bộ máy quản lý gọn nhẹ, có hiệu quả trong việc điều hành công ty cũng như trong việc giải quyết các mối quan hệ khác. Các phòng ban chức năng trong công ty đã phối hợp chặt chẽ với nhau cùng phát huy hiệu quả trong công việc. - Về tổ chức bộ máy kế toán: Phòng kế toán- Tài chính của công ty có 9 người có trình độ, kinh nghiệm và nhiệt tình trong công việc được bố trí rất phù hợp với khả năng của từng ngưòi. Vì vậy, các thông tin tài chính luôn dược phản ánh một cách kịp thời, chính xác giúp cho ban lãnh đạo có các quyết định đúng đắn trong sản xuất kinh doanh. - Về hệ thống chứng từ kế toán và phương pháp kế toán của công ty: Nhìn chung, hệ thống chứng từ ban đầu của công ty được tổ chức hợp pháp, hợp lệ, đầy đủ. Công ty sử dụng hệ thống chứng từ theo quy định của Bộ Tài chính, ngoài ra còn có một số chứng từ khác theo quy định riêng của công ty. Phương pháp kế toán được sử dụng ở công ty là phương pháp kê khai thường xuyên. Phương pháp này tương đối phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh và yêu cầu quản lý ở công ty vì nó cho phép phản ánh một cách kịp thời và thường xuyê tình hình sản xuất kinh doanh ở công ty, cung cấp đầy đủ các thông tin cho nhà quản lý doanh nghiệp. - Về hình thức tổ chức sổ kế toán: Phòng kế toán đã xây dựng được một hệ thống sổ sách kế toán phù hợp với mục đích, yêu cầu của chế độ kế toán mới. Công ty đã áp dụng thành công một số phần hành hạch toán kinh doanh trên máy vi tính với hệ thống sổ sách kế toán phù hợp theo hình thức nhật ký chung. Đây là hình thức tuơng đối đơn giản và thuận tiện với những điều kiện về tổ chức sản xuất của công ty.

doc76 trang | Chia sẻ: haianh_nguyen | Lượt xem: 1281 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp ở Công ty xây dựng công trình 136, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Công ty để lập các kế hoạch tàI chính, nếu công ty bị thiếu vốn lưu động phảI làm việc với ngân hàng để có kế hoạch vay vốn lưu động kịp thời. Kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp đối với các chứng từ thanh toán của tất cả các đơn vị sản xuất, tính kinh tế và hiệu qảu cảu các hợp đồng kinh tế , theo dõi và hạch toán giá trị, khối lượng thực hiện thi công xây dựng của các công trình đã thoã thuận trong hợp đồng với khách hàng. Bóc tách chi phí chính xác cho từng. Đối chiếu công nợ đối với các đơn vị liên quan,với các công trình và các bộ phận công tác. Báo các nhanh, kịp thời cho Giám đốc về tình hình tài chính của công ty. Lập các bảng kế toán theo quy điịnh của Nhà nước và theo định kỳ. + Các đội sản xuất kinh doanh: Trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ của công ty giao đảm bảo tổ chức tiến hành sản xuất, quản lý khai thác thiết bị thi công một cách hợp lý, tiết kiệm và đạt hiệu quả cao nhất. Mỗi phòng ban, đội có chức năng khác nhau nhưng giữa chúng luôn có các mối quan hệ rất mật thiết với nhau, tạo nên một chuỗi mắt xích trong guồng máy hoạt động của công ty. Vị trí, vai trò của mỗi bộ phận tuy khác nhau nhưng tất cả đều có mục đích chung là về sự tồn tại và phát triển ngày càng lớn mạnh của công ty. Ban giám đốc Phòng tài chính kế toán Phòng quản lý xe, máy, thiết bị Phòng kỹ thuật Phòng Kế hoạch tổ chức thi công Phòng Kinh tế Phòng tổ chức cán bộ lao đông Đội thi công cơ giới Đội xây dựng công trình III Đội xây dựng công trình II Đội xe Đội xây dựng kiến trúc Xương cơ khí sửa chữa Đội xây dựng công trình I Đội xây dựng công trình IV Sơ đồ cơ cấu bộ máy quản lý của công ty xây dựng công trình 136 4. Tình hình chung về tổ chức bộ máy quản lý và tổ chức công tác kế toán ở công ty xây dựng công trình 136 Xuất phát từ đặc thù sản xuất kinh doanh và tổ chức bộ máy quản lý của công ty, công ty tổ chức công tác kế toán theo hình thức tập trung, toàn bộ công tác kế toán được thực hiện ở phòng tài chính kế toán từ khâu ghi chép ban đầu đến khâu tổng hợp, báo cáo và kiểm tra kế toán. Còn ở các đội sản xuất chỉ biên chế nhân viên kế toán làm công tác thống kê kế toán, thu thập số liệu ban đầu, cuối tháng gửi về phòng tài chính kế toán để tiến hành xử lý và ghi sổ kế toán. 4.1. Tổ chức bộ máy kế toán tại phòng tài chính kế toán công ty Bộ máy kế toán của công ty chịu sự chỉ đạo, quản lý trực tiếp của Giám đốc công ty. Bộ máy kế toán của công ty được thực hiện khái quát qua sơ đồ sau Kế toán trưởng Sơ đồ Phó phòng kế toán kiêm kế toán tổng hợp Kế toán TSCĐ,tiền lương và các khoản trích theo lương Kế toán vật tư, tiêu thụ Kế toán công nợ Kế toán tiền mặt, tạm ứng Kế toán tiền vay, TGNH Kiêm thủ quỹ Kế toán theo dõi đội kiêm kế toán thuế GTGT Kế toán tại các đội sản xuất + Kế toán trưởng: Phụ trách chung theo chức năng, nhiệm vụ của phòng, chịu trách nhiệm trước pháp luật của Nhà nước về công tác kế toán, giúp Giám đốc công ty tổ chức chỉ đạo, thực hiện toàn bộ công tác kế toán, thống kê, thông tin kinh tế. Tham gia soạn thảo, ký kết các hợp đồng kinh tế và hạch toán kinh tế đảm bảo thực hiện đúng chính sách kinh tế tàI chính theo quy định. Tổ chức đàotạo, hướng dẫn, kiểm tra công tác kế toán trong nội bộ công ty, chịu trách nhiệm về quản lý tàI sản, tiền vốn trước giám đốc công ty và pháp luật Nhà nước. + Phó phòng kế toán kiêm kế toán tổng hợp: Là người tổng hợp chính của phòng kế toán. Tất cả mọi phần việc kế toán cuối cùng cuả phòng đều được đưa qua kế toán tổng hợp. Kế toán tổng hợp tiến hành tổng hợp hành tổng hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm của công ty. NgoàI ra để tính được giá thành sản phẩm toàn bộ thì một bộ phận của kế toán TSCĐ và kế toán nguyên vật liệu cũng do kế toán tổng hợp đảm nhiệm. Khi có yêu cầu của Ban Giám đốc và khi kết thúc niên độ kế toán, kế toán tổng hợp sẽ trực tiếp lập Bảng cân đối kế toán và các báo cáo tài chính khác. + Kế toán TSCĐ, tiền lương và các khoản trích theo lương: Có nhiệm vụ trích khấu hao TSCĐ hàng quý, năm. Hàng tháng tính lương cho cán bộ công nhân làm việc ở bộ phận gián tiếp tại công ty. Lập bảng tổng hợp tiền lwong làm cơ sở tính lương và giá thành. Thực hiện trích nộp các khoản trích theo lương cảu toàn bộ cán bộ công nhân viên trong công ty. + Kế toán vật tư, tiêu thụ: Quản lý việc mua bán, nhập, xuất, tồn vật tư, theo dõi và lập bảng kê giao nhận vật tư với các công trường, hạch toán trị giá vật tư trong từng trường hợp, lập bảng thanh quyết toán các công trình, các hạng mục công trình hoàn thành, hạch toán doanh thu các công trình, các hạng mực công trình côntg trình hoàn thành theo yêu cầu của Ban lãnh đạo công ty. + Kế toán công nợ: Theo dõi tình hình công nợ với khách hàng theo tiến độ thi công, kế toán các khoản công nợ và các hợp đồng kinh tế, rà soát, kiểm tra, theo dõi các chứng từ báo cáo công nợ của khách hàng, lập báo cáo tình hình công nợ theo yêu cầu của Ban lãnh đạo công ty. + Kế toán tiền mặt, tạm ứng: Theo dõi các khoản thu, chi bằng tiền mặt, các khoản tạm ứng và thanh toán tạm ứng, làm bảo lãnh đấu thầu, dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, đối chiếu sổ quỹ theo định kỳ (tháng, quý, năm). + Kế toán theo dõi đội kiêm kế toán thuế giá trị gia tăng: Theo dõi việc cấp phát, ứng tiền thi công cho các đội được giao, hạch toán các khoản chio phí phát sinh tạI các đội như: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung ... vào giá thành của công trình. Tính toán xác định số lãI các đội phảI chịu theo từng đợt vay vốn của các đội (tính theo ngày). Xác định đối chiếu công nợ, thanh quyết toán vốn cho các đội vay phục vụ thi công công trình, hạng mục được giao từ khi thực hiện thi công cho đến khi công trình hoàn thành, nghiệm thu. Lập các báo cáo kê khai nộp thuế GTGT, hàng tháng quyết toán thuế các công trình, theo dõi các khoản thanh toán với ngân sách. + Kế toán tiền vay, tiền gửi ngân hàng kiêm thủ quỹ: Cập nhật chứng từ tiền mặt, tiền gửi ngân hàng một cách thường xuyên, thực hiện đối chiếu sổ sách với kế toán tiền mặt và ngân hàng. Xuất nhập tiền mặt chính xác, kịp thời, giữ gìn, bảo quản các chứng từ ban đầu, thực hiện thu, chi và cập nhật vào sổ quỹ hàng ngày, hết ngày báo cáo cho kế toán trưởng số thu chi trong ngày. + Kế toán tại các đội sản xuất: Làm công tác thống kê kê toán tại các đội, theo dõi các khoản thu chi tại bộ phận mình phụ trách, thu thập các chứng từ một cách thường xuyên, đầy đủ gửi lên phòng tài chính kế toán của công ty trực tiếp nhận vốn vay từ công ty và thực hiện các nghiệp vụ thanh toán giữa các đội. Cùng với việc quy định công việc trách nhiệm của từng cá nhân kế toán, kế toán trưởng còn quy định các chứng từ, sổ sách được ghi chép và lưu giữ, trình tự thực hiện các công việc kế toán, đảm bảo giữa các khâu, các bộ phận kế toán luôn có sự phân công, phối hợp chặt chẽ với nhau để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. 4.2. Phương pháp kế toán và hình thức kế toán áp dựng tại công ty. * Phương pháp kế toán áp dụng tại công ty. Công ty thực hiện kế toán hàng tồn kho theo phương thức kê khai thường xuyên. * Hình thức kế toán áp dụng tại công ty. Hình thức kế toán tại công ty sử dụng là hình thức “Nhật ký chung” vói hệ thống tài khoản, hệ thống sổ sách, chứng từ được áp dụng theo chế độ kế toán quy định hiện hành. Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức “Nhật ký chung” được khái quát qua sơ đồ sau: Sơ đồ Chứng từ gốc Sổ thẻ kế toán chi tiết Sổ nhật ký chung Sổ nhật ký đặc biệt Bảng tổng hợp chi tiết Sổ cái tài khoản Bảng cân đối số phát sinh Ghi hằng ngày Quan hệ đối chiếu Ghi cuối quý Báo cáo tài chính Hằng ngày căn cứ vào các chứng từ được dùng làm căn cứ ghi sổ trước hết kế toán ghi nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào sổ Nhật ký chung, sau đó căn cứ vào số liệu đã ghi trên sổ nhật ký chung để ghi vào sổ cáI theo các tàI khảon kế toán phù hợp đồng thời với việc ghi sổ Nhật ký chung các nghiệp vụ phát sinh được ghi vàp sổ Nhật ký đặc biệt, sổ chi tiết liên quan. Cuối quý kế toán tổng hợp căn cứ vào số kiệu trên sổ Nhật ký đặc biệt ghi vào sổ CáI tài khoản liên quan. Căn cứ vào các số liệu trên sổ Cái tài khoản dể lập Bảng cân đối số phát sinh, số liệu trên sổ, thẻ kế toán chi tiết được dùng làm căn cứ để lập Bảng tổng hợp chi tiết. Căn cứ vào Bảng cân đối số phát sinh, bảng tổng hựop chi tiết kế toán tổng hợp sẽ lập các báo cáo kế toán: Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo luân chuyển tiền tệ và thuyết minh báo cáo tài chính. II. thực tế công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm ở công ty xây dựng công trình 136. 1. Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất. Xuất phát từ đặc điểm tổ chức sản xuất, tổ chức quản lý…Công ty xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là công trình, hạng mục công trình thực hiện. Do phạm vi nghiên cứu và trình độ, kiến thức có hạn trong bài viết này em xin trình bày vấn đề tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp ở Công ty Xây dựng Công trình 136, thông qua công trình đường Quốc lộ 1 A trong quý IV / 2002 như sau: 2. Phương pháp kế toán chi phí sản xuất. 2.1 Tài khoản kế toán sử dụng. Để tiến hành hạch toán chi phí sản xuất và tính gía thành sản phẩm công ty sử dụng các tài khoản: TK 621, TK 622, TK 623, TK 627, TK 642, TK 154 và TK 632, TK 214. Các TK 621, TK 622, TK 623, TK 627 được dùng để lập chi phí NVLTT , chi phí NCTT, chi phí SDMTC, chi phí SXC trong kỳ và được mở chi tiết theo từng công trình. TK 154 được dùng để tổng hợp chi phí sản xuất phục vụ cho việc tính giá thành cũng được mở chi tiết cho từng công trình. TK 632 được dùng để phản ánh giá vốn của sản phẩm tiêu thụ trong kỳ hay giá thành thực tế của công trình hoàn thành bàn giao. Ngoài ra để phục vụ cho hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Công ty sử dụng các tài khoản khác có liên quan như: TK 111, TK 112, TK 133, TK141, TK142, TK 136, TK 152, TK 153, TK 211, TK 311, TK331, TK 334, TK 511, TK 911, ... 2.2. Phương pháp và quy trình kế toán tập hợp chi phí sản xuất. Với đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là từng công trình riêng biệt nên Công ty sử dụng phương pháp tập hợp chi phí sản xuất là phương pháp trực tiếp theo từng công trình. Các chi phí sản xuất liên quan trực tiếp đến công trình nào thì được tập hợp trực tiếp cho công trình đó. *Kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (NVLTT). Chi phí NVLTT là một khoảng chi phí chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm từ 70% đến 75%. Do đó tăng cường công tác quản lý, công tác kế toán NVL sẽ góp phần đảm bảo hiệu quả, tiết kiệm NVL từ đó tiết kệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm. Đồng thời hạch toán chính xác và đầy đủ chi phí NVL còn có tầm quan trọng đặc biệt trong việc xác định lượng tiêu hao vật chất trong sản xuất, đảm bảo tính chính xác của giá thành sản phẩm xây dựng. Trong qua trình sản xuất, công ty luôn bám sát dự toans, tiến độ thi công để lập kế hoạch cung cấp NVL phục vụ cho sản xuất. Hiện nay ở công ty NVL sử dụng tới đâu được mua tới đó, do vậy lượng NVL tồn kho rất ít điều này giúp cho công ty tránh được lãng phí do tồn đọng NVL quá nhiều gây ra. Tại phòng tài chính kế toán của công ty, kế toán sử dụng tài khoản 152 “Nguyên liệu, vật liệu” để theo dõi tình hình nhập, xuất, tồn kho NVL. Để xác định trị giá thực tế NVL xuất kho sử dụng trong kỳ, tồn cuối kỳ, kế toán áp dụng phương pháp tính giá NVL theo giá thực tế đích danh. Căn cứ vào các giá dự toán và phương án thi công xây dựng công trình,phòng kế toán tổ chức thi công tiến hành lập kế hoạch cung cấp NVL, đồng thời giao nhiệm vụ thi công xây dựng công trình cho các đội sản xuất. Các đội căn cứ vào nhiệm vụ được giao để tính toán số NVL cần có phục vụ cho sản xuất thi công. Khi cần sử dụng vật tư, đội trưởng đội xây dựng công trình sẽ cử nhân viên cung ứng đi mua vật tư. Vật tư mua về được chở đến công trình sử dụng ngay. Khi đó, hoá đơn mua hàng và Biên bản xác nhận khối lượng sẽ là chứng từ gốc để kế toán lập Bảng kê chi tiết chi phí nguyên vật liệu sử dụng cho công trình. Tại công ty XDCT 136, hầu hết vật liệu mua về được xuất thẳng đến công trình không qua kho, nhưng khi vật tư mua về kế toán vẫn hạch toán lượng vật liệu này nhập kho, sau đó lại lập phiếu xuất kho. Công ty XDCT 136 Đơn vị: Đội công trình 4 Phiếu xuất kho Số 10 Ngày 04/12/2002 Xuất cho: Trần Trung Hiếu Địa chỉ: Đội công trình 4 Lý do xuất: Phục vụ thi công đường Quốc lộ 1A Hà nội- Cầu Giẽ Xuất tại kho: Ông Thịnh Ghi Nợ TK 621 STT Tên hàng Đơn vị tính Số lượng Giá đơn vị Thành tiền 1 Xi măng Bút Sơn Kg 10000 850 8.500.000 2 Thép vằn phi 12 Kg 1500 4.400 6.600.000 3 Cát vàng M3 20 50.000 1.000.000 Tổng cộng 16.100.000 Số tiền bằng chữ: Mười sáu triệu nột trăm ngàn đồng chẵn Người nhận Thủ kho Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị Tại công ty XDCT 136, kế toán nguyên vật liệu mở sổ theo dõi tình hình nguyên vật liệu nhập, xuất trong kỳ. Phiếu xuất kho này được dùng làm căn cứ để kế toán vào sổ nhật ký chung. Đồng thời máy cũng lựa số liệu vào sổ Cái T K 152, Sổ chi tiết và Sổ Cái T K 621 “ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp”. Công ty XDCT 136 Đội công trình 4 Trích Sổ Cái TK 621 Quý VI/2002 Đơn vị tính: Đồng NT ghi sổ Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Số phát sinh Số dư Số Ngày Nợ Có Nợ Có 05/12 06/12 08/12 ....... 31/12 10 12 13 ... 04/12 05/12 06/12 ....... Xuất vật liệu làm đường QL 1A Xuất vật liệu làm đường QL 1A Xuất vật liệu làm đường Nam Hà .............. K/c cpvl Quý 4/2002 vào sp làm dở 152 152 152 .... 154 16.100.000 20.400.000 14.900.000 .............. .............. 204.698.765 16.100.000 36.500.000 51.400.000 .............. Tổng cộng 204.698.765 204.698.765 Từ sổ Cái TK 621 ,chi phí nguyên vật liệu xuất cho công trình nào thì tập hợp ghi vào sổ chi tiết TK 621 của công trình đó. Sổ chi tiết TK 621 được mở riêng cho từng công trình và ghi theo thứ tự thời gian phát sinh. Sổ chi tiết TK 621 Công trình: Đường QL 1A Hà Nội- Cầu giẽ Quý IV/2002 Đơn vị tính: Đồng NT ghi sổ Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Số phát sinh Số dư cuối kỳ Số Ngày Nợ Có Nợ Có 05/12 06/12 ....... 31/12 10 12 .... 04/12 05/12 ........ Xuất vật liệu cho đường QL 1A Xuất vật liệu cho đường QL 1A .............. Kc chi phí vào sp làm dở 152 152 .... 154 16.100.000 20.400.000 .............. 170.653.458 16.100.000 36.500.000 .............. Tổng cộng 170.653.458 170.653.458 Sơ đồ kế toán tập hợp chi phí nvltt TK:111,112, TK:1368 TK: 621 TK: 154 141, 152, 331 (Chi tiết từng đội) (Chi tiết từng CT) (Chi tiết từng CT) (1) (2) (3) TK: 1331 (4) (1): Cấp, ứng tiền, NVL cho các đội vay phục vụ SX (2): Các đội đưa NVL được cấp hoặc mua NVL sử dụng trực tiếp vào SX (3): Kết chuyển chi phí NVL (4): Thuế GTGT đầu vào * Hạch toán khoản mục chi phí nhân công trực tiếp Trong tổng chi phí thì chi phí nhân công trực tiếp là chi phí chiếm tỷ trọng lớn thứ ba sau chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí sử dụng máy thi công. Hạch toán đầy đủ và chính xác chi phí nhân công không những cung cấp những thông tin hữu hiệu cho quản lý , phản ánh nhu cầu thực sự về lao động tại mỗi công trình để có biện pháp tổ chức sản xuất thích hợp mà còn có tác dụng tâm lý đối với người lao động. Tổ chức tốt công tác tiền lương sẽ làm cho người lao động thấy được rõ sức lao động của mình bỏ ra được bù đắp như thế nào. Từ đó, họ yên tâm làm việc với năng suất cao hơn, giảm mức tiêu hao nguyên vật liệu góp phần vào việc hạ giá thành sản phẩm, đồng thời đảm bảo thu nhập cho bản thân. Khoản mục chi phí nhân công trực tiếp của công ty được kế toán tập hợp trên TK 622 “Chi phí nhân công trực tiếp”. Tại công ty XDCT 136 áp dụng 2 hình thức trả lương đó là trả lương theo thời gian và trả lương theo hình thức khoán sản phẩm. Lương trả theo thời gian được áp dụng đối với công nhân trong biên chế của công ty có tay nghề cao để tạo nên yếu tố kỹ thuật và mỹ thuật của công trình Lương trả theo sản phẩm được áp dụng đối với các bộ phận trực tiếp thi công công trình, áp dụng với những công việc có định mức tiêu hao nhân công. Bảng chấm công tháng 12/2002 Công trình: Đường Quốc lộ 1A Hà nội- Cầu giẽ Đội công trình 4 STT Họ và tên Ngày làm việc trong tháng Quy ra công 1 2 ... 31 Công thời gian Công hưởng lương sp Công nghỉ hưởng 100% lương Công hưởng BHXH 1 2 3 Vũ Đức Toàn Trần Anh Minh Bùi Văn Thịnh x x x x x x x x x x x x 29 30 29 Hạch toán lương theo sản phẩm: các chứng từ ban đầu để tính lương và trả lương theo sản phẩm là Bảng chấm công và hợp đồng giao khoán cùng các chứng từ liên quan khác. Tiền lương theo sản phẩm = Đơn giá khoán x Khối lượng thi công thực tế Bảng thanh toán lương công nhân thuê ngoài STT Họ tên Lương sản phẩm Tống số Ghi chú Số SP Số tiền 1 2 3 Trần Minh Tuấn Bùi Văn Thanh Nguyễn Đình Chiến .............. 30 35 28 600.000 700.000 560.000 600.000 700.000 560.000 Tổng cộng 510 10.200.000 10.200.000 Công ty XDCT 136 Đội công trình số 4 Số cái tài khoản 622 Quý IV/2002 NT ghi sổ Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Số phát sinh Số dư Số Ngày Nợ Có Nợ Có 31/12 31/12 ....... 31/12 20 21 .... 31/12 31/12 .... Chi phí NCTT đường QL 1A Chi phí tiền nhân công thuê ngoài QL1A .............. Kết chuyển CP NCTT vào sp dở dang 334 331 . 154 14.500.000 10.200.000 ............. .............. 120.543.000 14.500.000 24.700.000 .............. .... Cộng số phát sinh 120.543.000 120.543.000 Công ty XDCT 136 Đội công trình 4 Sổ chi tiết chi phí nhân công trực tiếp Công trình: Đường QL 1A Hà nội- Cầu giẽ (Quý IV /2002) Đơn vị tính: Đồng NT ghi sổ chứng từ Diễn giải TK đối ứng Phát sinh trong kỳ Số dư cuối kỳ Số Ngày Nợ Có Nợ Có 31/12 31/12 ..... 31/12 20 21 .... 31/12 31/12 .... Thanh toán lương tổ Hùng Thanh toán tiền nhân công thuê ngoài .............. Kết chuyển chi phí NCTT vào spdd 334 331 .... 154 14.500.000 10.200.000 ............... .............. 92.589.500 14.500.000 10.200.000 ............... . .... Tổng phát sinh 92.589.500 92.589.500 Sơ đồ Kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp Tại doanh nghiệp trình tự kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp được thể hiện qua sơ đồ sau: TK: 111,112, TK:1368 TK: 1334 TK622 TK:154 141, 331 (1) (2) (3) (4) (5) TK: 331 (6) (1): Cấp, ứng tiền, NVL cho các đội vay phục vụ SX (2): Các đội thanh toán lương cho công nhân sản xuất (3): Các đội hoàn trả chứng từ tiền lương (4): Kết chuyển chi phí NCTT (5): Tạm chi lương cho công nhân sản xuất ở các đội (6): Thanh toán tiền lương công nhân thuê ngoài * Hạch toán khoản mục chi phí sử dụng máy thi công Trong kinh doanh xây lắp, máy thi công được sử dụng với cường độ cao và nó có một ý nghĩa rất quan trọng bởi vì đặc điểm của doanh nghiệp xây lắp là công việc diễn ra với một quy mô hết sức lớn mà sức con người lại không đáp ứng được. Bởi vậy, có thể nói chi phí sử dụng máy thi công là chi phí đặc thù trong sản xuất xây lắp. Máy thi công ở công ty XDCT 136 có rất nhiều loại như: máy san, máy ủi, máy lu rung, máy đầm, máy trộn bê tông. Còn đối với những loại máy mà công ty không có hoặc không đủ để sử dụng thì sẽ thuê ngoài. Chi phí máy thi công ở công ty XDCT 136 bao gồm: chi phí nguyên vật liệu chạy máy, chi phí tiền lương, các khoản phụ cấp, tiền công của công nhân điều khiển máy, chi phí khấu hao, bảo dưỡng và sửa chữa máy thi công. Công ty không tổ chức đội máy thi công riêng biệt nên không tổ chức kế toán riêng cho đội máy thi công. Chi phí máy thi công tính riêng cho từng công trình, hạng mục công trình căn cứ vào số ca máy phục vụ cho từng công trình, hạng mục công trình, số công nhân phục vụ cho từng ca máy, tỷ lệ trích khấu hao cho từng loại máy được phân bổ cho từng công trình. Để tập hợp khoản chi phí này, công ty sử dụng TK 623 - Chi phí sử dụng máy thi công Chi phí nguyên vật liệu cho máy chạy được hạch toán vào tài khoản 623(2) theo từng công trình. Khi có nhu cầu các đội tự lo mua sắm bằng tiền tạm ứng sau đó tập hợp các chứng từ gốc bao gồm các hoá đơn mua hàng hoặc hoá đơn thuế giá trị gia tăng hoặc các phiếu xuất kho gửi lên công ty làm căn cứ để hạch toán. Tiền lương của công nhân điều khiển máy được hạch toán vào tài khoản 623(1) trên cơ sở các chứng từ gốc ban đầu là các bảng chấm công, nhật trình sử dụng máy và hợp đồng làm khoán. Hàng ngày, đội trưởng theo dõi quá trình làm việc của tổ lái máy để tính lương cho công nhân. Sau đó sẽ gửi bảng chấm công lên cho kế toán công ty để làm căn cứ tính lương. Công ty XDCT 136 Đội công trình 4 Bộ phận: Công nhân điều khiển máy Bảng thanh toán lương Tháng 12 /2002 STT Họ tên Cấp bậc Số công Số tiền 1 Nguyễn minh Thái Tổ trưởng 29 640.000 2 Bùi thu Hoài Tổ viên 29 545.000 3 Biện Xuân Thành Tổ viên 28 498.500 4 Lương Văn Sơn Tổ viên 29 545.000 Tổng số 2.228.500 Bảng thanh toán lương làm căn cứ để ghi vào bảng phân bổ tiền lương. Đây là cơ sở để kế toán lập định khoản trên máy vào nhật ký chung, Sổ Cái, sổ chi tiết tài khoản 623 và kết chuyển vào tài khoản 154. Chi phí khấu hao máy thi công: Máy thi công của đội được theo dõi cả về mặt hiện vật và giá trị tại phòng kỹ thuật và phòng kế toán. Hàng tháng, kế toán tính ra số khấu hao và chi phí trích trước sửa chữa lớn từng máy thi công. Máy thi công phục vụ trực tiếp cho công trình nào, trong khoảng thời gian nào thì tính chi phí khấu hao trực tiếp cho công trình đó. Công ty XDCT 136 Đội công trình 4 Bảng trích khấu hao TSCĐ Quý IV /2002 TT Tên máy Số đầu năm GT còn lại ... KHCB quý IV/2000 GT còn lại Nguyên giá Hao mòn 1 2 3 Máy lu Máy đầm đất Máy trộn bê tông 850.000.000 6.700.000 1.400.000.000 40.620.000 3.000.000 267.300.000 809.380.000 3.700.000 1.132.700.000 6.550.000 240.300 7.680.450 Tổng số 2.256.700.000 310.920.000 1.945.780.000 14.470.750 Công tyXDCT 136 Đội công trình 4 Trích sổ chi tiết chi phí sử dụng máy thi công Công trình: Đường QL1A Hà Nội- Cầu giẽ (Quý IV/ 2002) Đơn vị tính: Đồng NT ghi sổ Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Phát sinh trong kỳ Số dư cuối kỳ Số Ngày Nợ Có Nợ Có 15/12 6 15/12 Xuất vật liệu chạy máy 152 125.300 125.300 30/12 18 30/12 Thanh toán tiền thuê máy trộn bê tông 111 8.500.000 31/12 24 31/12 Thanh toán tiền lương công nhân điều khiển máy 334 2.228.500 31/12 25 31/12 Tiền khấu hao máy 336 14.470.750 31/12 Kết chuyển CP MTC vào sản phhẩm dở dang 154 Tổng phát sinh 85.576.289 85.576.289 Kế toán tập hợp chi phí sử dụng máy thi công (SDMTC) TK:111,112, 141,331 TK:1368 TK: 334 TK:623 TK:154 (1) (2) (3) (4) TK: 152,153 (6) (5) TK:1331 (7) (1): Cấp, ứng tiền, NVL cho các đội vay phục vụ SX. (2): Các đội thanh toán lương cho công nhân điều khiển máy thi công. (3): Các đội hoàn trả chứng từ tiền lương. (4): Kết chuyển chi phí SDMTC. (5): Cấp NVL, CCDC cho các đội sử dụng máy thi công. (6): Các đội đưa NVL, CCDC được cấp hoặc mua NVL, CCDC sử dụng trưc tiếp cho máy thi công. (7): Thuế GTGT đầu vào. *. Hạch toán khoản mục chi phí sản xuất chung Khoản mục chi phí sản xuất chung gồm những yếu tố chủ yếu sau: - Chi phí nhân viên quản lý đội (6271) - Chi phí nguyên vật liệu dùng cho quản lý đội (6272) - Chi phí công cụ sản xuất (6273) - Chi phí khấu hao TSCĐ (6274) - Chi phí thuê ngoài (6277) - Chi phí bằng tiền khác ( 6278) Chi phí nhân viên quản lý đội. Chi phí này bao gồm tiền lương của ban quản lý đội và công trình; các khoản BHXH, BHYT, KPCĐ trích theo tỷ lệ quy định trên tổng quỹ lương công nhân trực tiếp thi công, công nhân điều khiển máy, nhân viên quản lý đội, công trình (thuộc biên chế của công ty). Đối với công nhân trực tiếp thi công và nhân viên quản lý công trình thì công ty không trích các khoản này. Chứng từ ban đầu để hạch toán tiền lương ban quản lý đội, quản lý công trình là các bảng chấm công. Hình thức trả lương áp dụng theo thời gian. Tiền lương theo thời gian phải trả cho bộ phận này được tính căn cứ vào số ngày công thực tế, đơn giá một ngày công ( khác nhau giữa các nhân viên phụ thuộc vào cấp bậc, chức vụ, thâm niên lao động ) và được tính theo công thức: Tiền lương phải trả trong tháng = Số ngày công thực tế trong tháng x Đơn giá một ngày công cuả mỗi người Trên cơ sở đó, kế toán lập bảng thanh toán lương, bảng phân bổ, bảng tổng hợp lương cho từng bộ phận theo đội. Đối với ban quản lý công trình gồm nhân viên quản lý trong biên chế và nhân viên thuê ngoài thì người lập bảng chấm công là kế toán công trình. Bảng thanh toán lương Tháng 12 /2002 Bộ phận: Hành chính- Công trình Đường QL1A Hà nội- Cầu giẽ STT Họ tên Cấp bậc Số công Đơn giá công Số tiền Ký nhận Biên chế Thuê ngoài 1 2 3 ... Nguyễn mạnh Thắng Vũ duy Thưởng Phạm Hồng Quang ............................. Chỉ huy Kế toán Kỹ thuật ........... 30 30 30 ....... 60.000 50.000 40.000 .............. 1.800.000 ............. 1.500.000 1.200.000 ................. ........ Cộng 1.800.000 2.700.000 Đối với ban quản lý đội thì người lập bảng chấm công là kế toán đội. Căn cứ vào bảng chấm công, kế toán đội lập bảng thanh toán lương cho ban quản lý đội. Do một đội có thể cùng một lúc thi công nhiều công trình nên lương cuar bộ phận quản lý đội phải phân bổ đều cho các công trình. Đến kỳ thanh toán, lập bảng Tổng hợp lương bộ phận quản lý phân bổ cho từng công trình Tổng hợp lương Nhân viên quản lý Đội Quý 4/ 2002 Công trình : Đường QL1A Hà nội- Cầu giẽ Đơn vị tính: Đồng STT Bộ phận Tiền lương laođộng thuê ngoài Lao động trong biên chế Tiền lương Trích 6% khấu trừ Còn lại được lĩnh Trích 19% vào chi phí 1 2 Quản lý đội Quản lýcông trình 8.100.000 10.401.000 5.400.000 624.060 324.000 9.776.940 5.076.000 1.976.190 1.026.000 Cộng 8.100.000 15.801.000 948.060 14.852.940 3.002.190 . Chi phí nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ quản lý Khoản chi phí này bao gồm tất cả các loại nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ dùng để bảo dưỡng thường xuyên, sửa chữa máy móc thiết bị được sử dụng cho hoạt động quản lý đội, công trình. Khi xuất kho, kế toán căn cứ vào phiếu xuất kho, hoá đơn thanh toán để hạch toán. Việc hạch toán loại chi phí này được tiến hành tương tự như hạch toán chi phí NVL trực tiếp. Căn cứ vào chứng từ ban đầu về vật liệu, công cụ dụng cụ do kế toán đội thanh toán lúc cuối quý, kế toán lập bảng tổng hợp vật liệu. Chi phí khấu hao TSCĐ Tài khoản 6274 được dùng để hạch toán toàn bộ chi phí khấu hao TSCĐ bộ phận văn phòng của toàn công ty và đội, xí nghiệp. Hàng quý tiến hành trích khấu hao để hình thành vốn và quỹ sửa chữa TSCĐ. Căn cứ vào bảng tổng hợp TSCĐ, kế toán trích khấu hao TSCĐ vào tài khoản 6274 đối với những tài sản phục vụ cho bộ phận quản lý của tổ đội, xí nghiệp. Bắt đầu từ 1/1/2000, công ty áp dụng trích khấu hao theo quy định 166/ 1999 QĐ - BTC ngày 30/12/1999 của Bộ tài chính Nợ TK 6274: 1.192.500 Có TK 336: 1.1192.500 Kế toán căn cứ vào bảng trích khấu hao TSCĐ và giấy báo Nợ công ty gửi xuống đội, xí nghiệp. Bảng phân bổ khấu hao TSCĐ TT Tên Số hiệu Số đầu năm KHCB quý IV GTCL NG HM GTCL 1 Máyvi tính 15.400.000 0 15.400.000 385.000 15.015.000 2 Máy phô tô 29.800.000 0 29.800.000 745.000 29.055.000 3 Máy in 2.500.000 0 2.500.000 62.500 2.437.500 Tổng cộng 47.700.000 0 47.700.000 1.192.500 46.507.500 . Chi phí bằng tiền khác Bao gồm các khoản chi phí về tiền điện, tiền nước, điện thoại, tiền thuê nhà, chi phí tiếp khách, giao dịch, chi phí thanh toán tiền vé tầu xe của nhân viên.... Chi phí phát sinh cho công trình nào trình hạch toán cho công trình đó. Các chứng từ là các hoá đơn thanh toán. Sau khi xác định xong các loại chi phí SXC, kế toán tổng hợp tiến hành vào sổ Nhật ký chung và sổ Cái tài khoản 627 Công ty XDCT 136 Đội công trình 4 Trích sổ Cái Tài khoản 627 Quý IV / 2002 Đơn vị tính: Đồng NT ghi sổ Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Số phát sinh Số Ngày Nợ Có ......... 15/12 ........ 31/12 31/12 ........ 31/12 31/12 31/12 ......... .... 9 ..... 12 14 ..... 17 17 18 ..... ......... 10/12 ........ 31/12 1/12 ........ 31/12 31/12 31/12 ......... ................................... Xuất dụng cụ cho văn phòng quản lý đội- QL1A ................................ Chi phí khấu hao TSCĐ Trả tiền điện thoại ................................ Thanh toán tiền lương NVQL trong biên chế Thanh toán tiền lương NVQL thuê ngoài Trích BHXH, BHYT, KPCĐ .................................. Kết chuyển chi phí SXC quý IV/2002 ....... 153 ....... 214 111 ....... 334 331 338 ...... 154 ................... 205.000 .............. 1.192.500 850.000 .............. 15.801.000 8.100.000 3.002.190 ................. ..................... ..................... .................... 84.057.642 ..................... Cộng số phát sinh 84.057.642 84.057.642 Cuối quý, sau khi đã vào sổ chi tiết chi phí sản xuất chung thoe từng loai chi phí, kế toán tiến hành tổng cộng chi phí và phân bổ theo tiêu chuẩn chi phí trực tiếp (bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí máy thi công). Từ đó, ta có thể tính được chi phí sản xuất chung phân bổ cho công trình đường QL1A như sau: x = 481.707.643 Tổng chi phi trực tiếp 84.057.642 x Chi phí trực tiếp công trình A Tổng CPSX chung trong quý = Chi phí sản xuất phân bổ cho công trình A 60.868.711 = Chi phí sản xuất chung phân bổ cho đường QL1A (170.653.458+ 92.589.500 + 85.576.289 ) Trình tự kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung được khái quát qua sơ đồ sau: TK:111,112, 141,331 TK:1368 TK:334 TK:627 TK:154 (1) (2) (2) (5) TK: 152,153 (3) (3) (4) TK: 1331 (6) (1): Cấp, ứng tiền cho các đội vay phục vụ sản xuất (2): Trả lương cho nhân viên quản lý đội. (3): Xuất kho vật liệu, công cụ dụng cụ cho các đội vay phục vụ cho công tác quản lý. (4): Chi phí dịch vụ mua ngoài dùng trực tiếp cho công tác quản lý tại các đội. (5): Kết chuyển chi phí sản xuất chung cho công trình. (6): Thuế GTGT đầu vào. 3. Hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất Cuối mỗi quý, kế toán tổng hợp tiến hành tính giá thành khối lượng xây lắp hoàn thành trong quý. Thành phần của giá thành gồm 4 khoản mục là: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, nhân công trực tiếp, máy thi công và sản xuất chung. Căn cứ vào bảng tổng hợp vật liệu, bảng tổng hợp lương công nhân trực tiếp thi công, bảng tổng hợp chi phí máy thi công, bảng tổng hợp chi phí sản xuất chung, kế toán tổng hợp lập các bút toán kết chuyển các tài khoản chi phí 621,622,623,627 vào tài khoản 154 chi tiết theo công trình và lập sổ chi tiết chi phí sản xuất của từng công trình theo quý. 4. Đánh giá sản phẩm dở dang ở công ty XDCT136 Vào thời điểm cuối mỗi quý, giám đốc, phòng tài vụ, phòng kỹ thuật và các bên có liên quan khác thực hiện kiểm kê đánh giá giá trị các công trình xây lắp còn dở dang và tính ra chi phí của khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ theo công thức: Chi phí thực tế của KLXL dở dang đầu kỳ Chi phí thực tế của KLXL phát sinh trong kỳ + Chi phí thực tế của KLXL dở dang cuối kỳ Chi phí dự toán của KLXL dở dang cuối kỳ x = Chi phí dự toán của KLXL dở dang cuối kỳ Chi phí dự toán của KLXL hoàn thành bàn giao trong kỳ + Cụ thể, căn cứ vào số liệu của phòng Kinh tế chuyển sang và số liệu kế toán liên quan, kế toán tiến hành đánh giá chi phí thực tế KLXL dở dang cuối kỳ của công trình QL1A – Cầu Rẽ: 352.176.054 + 409.687.958 17.660.375 Chi phí thực tế của KLXL dở dang cuối kỳ = x 427.348.333+17.660.375 = 3.023.397,513 III. Tổ CHứC CÔNG TáC TíNH GIá THàNH SảN PHẩM XÂY LắP 1. Công tác tính giá thành sản phẩm xây lắp ở công ty xây dựng công trình 136. ở công ty xây dựng công trình 136, đối tượng tập hợp chi phí sản xuất đồng thời cũng là đối tượng tính giá thành, cụ thể đó là công trình hoặc HMCT hoàn thành bàn giao theo các giai đoạn quy ước giữa chủ đầu tư và đơn vị thi công . 2. Phương pháp tính giá thành sản phẩm ở công ty xây dựng công trình 136 Tính giá thành của sản phẩm hoàn thành là công tác cuối cùng của quá trình tập hợp chi phí sản xuất và tính gía thành sản phẩm. để tính được giá thành sản phẩm đầy đủ, chính xác cần thiết phảI sư dụng phương pháp tính giá thành sản phẩm thích hợp. Với đối tượng tính giá thành là tong công trình, hạng mục công trình hoàn thành bàn giao, công ty áp dụng phương pháp tính giá thành giản đơn để tính giá thành sản phẩm. Trên cơ sở số liệu đã tổng hợp được kế toán tổng hợp tién hành tính giá thành thực tế của công trình, hạng mục công trình hoàn thành bàn giao theo công thức: ZTT = DĐK + CTK – DCK Trong đó: ZTT : Giá thành thực tế của công trình, HMCT hoàn thành bàn giao DĐK: Chi phí thực tế của công trình, HMCT dở dang đầu kỳ CTK: Chi phí thực tế của công trình, HMCT phát sinh trong kỳ DCK :Chi phí thực tế của công trình, HMCT dở dang cuối kỳ Cụ thể, với số liệu của công trình QL1A Hà Nội-cầu Rẽ trong QuýIV, kế toán xác định giá thành thực tế của hạng mục hoàn thành là: ZTT = 352.176.054 + 409.687.958 – 3.023.397,513 = 758.840.614,5 Công trình khác cũng được tính giá thành như trên . Bảng phân tích chi phí theo khoản mục chi phí Công trình: Đường QL1A Hà Nội- Cầu giẽ Đơn vị tính: đồng STT Khoản mục Kế hoạch Thực tế Chênh lệch Số tiền % Số tiền % Số tiền % 1 CPNVLTT 182.944.100 42.81 170.653.458 41.65 -12.290.642 -6,72 2 CP NCTT 90.410.358 21.15 92.589.500 22.60 2.179.142 2,41 3 CP MTC 91.120.667 21.32 85.576.289 20.89 -5.544.378 -6,08 4 CP SXC 62.873.208 14.72 60.868.711 14.86 -2.004.497 -3,2 Tổng cộng 427.348.333 100 409.687.958 100 -17.660.375 -4,13 Chi phí Từ bảng phân tích trên ta thấy: Tổng chi phí thực tế công trình đường QL1A đã giảm so với tổng chi phí kế hoạch là 17.660.375 đồng tương đương với việc giảm 4.13% so với kế hoạch. Điều đó cũng có nghĩa là giá thành thực tế công trình đã giảm so với kế hoạch một lượng tương ứng như trên. Đó là do sự thay đổi của từng khoản mục sau: + Chi phí nguyên vật liệu thực tế giảm 12.290.642 đồng so với kế hoạch (6,72%) + Chi phí nhân công trực tiếp thực tế tăng 2.179.142 đồng so với kế hoạch (2,41%) + Chi phí máy thi công tực tế giảm 5.544.378 đồng so với kế hoạch (6,08%) + Chi phí sản xuất chung thực tế giảm 2.004.497 đồng so với kế hoạch (3,2%) Nói tóm lại, Công ty đã hoàn thành công trình đường QL1A đoạn Hà Nội- Cầu giẽ một cách khá trọn vẹn. Hầu hết các kế hoạch đề ra đều được tiến hành hoàn hảo. Tuy nhiên, bên cạnh việc phát huy những yếu tố góp phần làm giảm chi phí, công ty cũng cần có những biện pháp thiết thực nhằm khắc phục những yếu tố làm tăng chi phí để các công trình sau được hoàn thành với một mức chi phí thấp hơn và chất lượng cao hơn nữa. Có như vậy công ty mới có khả năng cạnh tranh với các doanh nghiệp khác cùng ngành. Chương III Một số kiến nghị góp phần hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty XDCT 136. I. Tầm quan trọng của việc hạch toán chính xác chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm với hoạt động quản lý. Việc tính đúng, tính đủ giá thành sản phẩm giúp cho việc phản ánh đúng đắn tình hình và kết quả thực hiện kế hoạch giá thành của doanh nghiệp, xác định đúng đắn kết quả tài chính, tránh hiện tượng lãi giả, lỗ thật. Hoàn thiện hệ thống kế toán nói chung và phân hệ kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm nói riêng nhằm cung cấp thông tin trong sạch, chính xác cho quản lý luôn là nhiệm vụ có ý nghĩa chiến lược trong sự phát triển của mỗi doanh nghiệp. II. Đánh giá công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty XDCT 136 Qua thời gian thực tập tại công ty XDCT 136, qua quá trình đi sâu nghiên cứu công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty em nhận thấy rằng: tuy thời gian hoạt động chưa lâu nhưng công ty đã vượt qua được những bước đầu khó khăn, dần lớn mạnh về cả quy mô lẫn chất lượng sản phẩm, tìm được chỗ đứng trên thị trường và làm ăn có hiệu quả. Công ty luôn tìm cách tiếp cận thị trường, mở rộng quy mô kinh doanh, thu hút khách hàng. Ngoài những công việc do Tổng Công ty giao cho thì lãnh đạo công ty còn tự tìm kiếm thêm các công trình khác để góp phần tạo công ăn việc làm cho cán bộ công nhân viên của công ty. Có thể nhìn nhận về công ty trên những mặt ưu và khuyết điểm như sau: 1.Những ưu điểm của công ty: - Về bộ máy quản lý công ty: Công ty đã xây dựng đựoc một bộ máy quản lý gọn nhẹ, có hiệu quả trong việc điều hành công ty cũng như trong việc giải quyết các mối quan hệ khác. Các phòng ban chức năng trong công ty đã phối hợp chặt chẽ với nhau cùng phát huy hiệu quả trong công việc. - Về tổ chức bộ máy kế toán: Phòng kế toán- Tài chính của công ty có 9 người có trình độ, kinh nghiệm và nhiệt tình trong công việc được bố trí rất phù hợp với khả năng của từng ngưòi. Vì vậy, các thông tin tài chính luôn dược phản ánh một cách kịp thời, chính xác giúp cho ban lãnh đạo có các quyết định đúng đắn trong sản xuất kinh doanh. - Về hệ thống chứng từ kế toán và phương pháp kế toán của công ty: Nhìn chung, hệ thống chứng từ ban đầu của công ty được tổ chức hợp pháp, hợp lệ, đầy đủ. Công ty sử dụng hệ thống chứng từ theo quy định của Bộ Tài chính, ngoài ra còn có một số chứng từ khác theo quy định riêng của công ty. Phương pháp kế toán được sử dụng ở công ty là phương pháp kê khai thường xuyên. Phương pháp này tương đối phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh và yêu cầu quản lý ở công ty vì nó cho phép phản ánh một cách kịp thời và thường xuyê tình hình sản xuất kinh doanh ở công ty, cung cấp đầy đủ các thông tin cho nhà quản lý doanh nghiệp. - Về hình thức tổ chức sổ kế toán: Phòng kế toán đã xây dựng được một hệ thống sổ sách kế toán phù hợp với mục đích, yêu cầu của chế độ kế toán mới. Công ty đã áp dụng thành công một số phần hành hạch toán kinh doanh trên máy vi tính với hệ thống sổ sách kế toán phù hợp theo hình thức nhật ký chung. Đây là hình thức tuơng đối đơn giản và thuận tiện với những điều kiện về tổ chức sản xuất của công ty. Công tác đánh giá sản phẩm dở dang có sự tham gia đầy đủ cả các bộ phận liên quan đã đánh giá được tương đối chính xác khối lượng xây lắp dở dang cuối lỳ, nhờ vậy tính toán giá thành sản phẩm hoàn thành cũng chính xác hơn. 2. Những tồn tại. Do tính chất phức tạp của ngành xây dựng mà trong quá trình sản xuất kinh doanh, công ty không thể không có những mặt hạn chế, cụ thể là: Việc phản ánh chi phí phát sinh của công trình thi công là không kịp thời do chứng từ các đội thi công chuyển lên không thường xuyên mà theo định kỳ. Chính điều này đã ảnh hưởng đến việc thông tin cho lãnh đạo doanh nghiệp trong việc kiểm soát chi phí một cách chặt chẽ Do các công trình thường được tiến hành ở những vùng giao thông đi lại khó khăn nên việc vận chuyển, bảo quản nguyên vật liệu là rất khó khăn và tình trạng thất thoát nguyên vật liệu vẫn còn cao gây ảnh hưởng không nhỏ tới giá thành công trình. Ngoài những tồn tại trên, công ty còn tồn tại một số điều vướng mắc khác sẽ được đề cập trong phần hoàn thiện III. Phương hướng hoàn thiện trong công tác quản lý và hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty XDCT 136. Xuất phát từ chức năng, nhiệm vụ của công tác hạch toán kế toán nói chung và phần hành hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm nói riêng đối với hoạt động quản trị doanh nghiệp đó là giám sát chi phí và cung cấp thông tin chi phí và giá thành sản phẩm cho bộ phận quản lý. Bộ phận kế toán của mọi doanh nghiệp cần phải được tổ chức sao cho đảm bảo tốt nhất các chức năng này. Trên thực tế các điều kiện về môi trường kinh doanh luôn thay đổi cho phù hợp với điều kiện mới. Ngoài ra, quá trình hạch toán kế toán tại doanh nghiệp cũng phải tuân thủ theo các nguyên tắc chuẩn mực trong chế độ kế toán. Từ những lý do trên, công tác kế toán tại các doanh nghiệp cần phải được hoàn thiện cho phù hợp với tình hình. Phương hướng để hoàn thiện công tác tổ chức hạch toán kế toán trong mỗi doanh nghiệp nói chung cần phải được xem xét theo những định hướng như:việc hạch toán phải đảm bảo tuân thủ pháp luật, quy chế của Bộ tài chính, phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty và phải đảm bảo tiết kiệm chi phí và hạ thấp giá thành. Qua thời gian thực tập tại công ty XDCT 136, được sự chỉ bảo tận tình của các cán bộ phòng tài chính kế toán, em đã có điều kiện đi sâu nghiên cứu, tìm hiểu hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty đặc biệt là công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty. Dưới góc độ là một sinh viên thực tập, em xin mạnh dạn đưa ra một số ý kiến trong việc khắc phục những mặt còn tồn tại của công ty như sau: 1. Về tổ chức luân chuyển chứng từ Công ty nên có biện pháp đôn đốc việc luân chuyển chứng từ từ phía kế toán đội. Công ty cũng cần đưa ra các quy định chặt chẽ hơn về việc luân chyển chứng từ. Ngoài ra, do đặc điểm tổ chức sản xuất là công ty tiến hành tạm ứng cho các đội tự đảm bảo về vật tư, nhân lực cho thi công công trình nên các đội muốn được tạm ứng phải có đơn xin tạm ứng kèm theo các bản hợp đồng. Do vậy, có thể quy định chặt chẽ hơn thời hạn thanh toán các chứng từ bằng cách quy định rõ các đội phải quyết toán xong các lần tạm ứng trước mới được tạm ứng lần tiếp theo. 2. Về hoàn thiện thủ tục nhập, xuất kho vật tư Nguyên vật liệu ở công ty mua về chủ yếu được xuất sử dụng ngay không qua kho. Tuy nhiên khi vật tư mua về kế toán vẫn lập phiếu nhập kho sau đó đồng thời lập luôn phiếu xuất kho gây ra tình trạng nhập khống, xuất khống. Đồng thời, việc thực hiện các thủ tục nhập, xuất nhiều khi cũng chỉ mang tính chất hình thức. Cách làm như vậy đã làm cho công tác kế toán thiếu hiệu quả và đôi khi lại là nguyên nhân gây thất thoát nguyên vật liệu. Vì vậy, công ty nên xoá bỏ hình thức trên và có thể sử dụng hình thức ghi sổ vật liệu nhập, xuất như “ Biên bản giao nhận vật tư, hàng hoá” để làm căn cứ ghi sổ kế toán. Biên bản được lập theo mẫu sau: Biên bản giao nhận vật tư Ngày...... tháng......năm...... Thành phần: Ông (bà)................. Người cung ứng vật tư Ông (bà)................. Người nhận Tiến hành bàn giao lượng vật tư sau: STT Tên, quy cách, chủng loại vật tư Đơn vị tính Số lượng Đại diện bên cung ứng Đại diện bên nhận (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Biên bản này được lập tại chỗ, sau đó được chuyển lên cho phong kế toán công ty. Và như vậy, công tác hạch toán vật liệu trở nên đúng đắn hơn mà vẫn đảm bảo ghi chép phản ánh được đầy đủ chi phí về NVL cho công trình. 3. Về chi phí sản xuất chung Các chi phí về lãi tiền vay phải trả công ty đã hạch toán vào chi phí sản xuất chung do đó đã làm tăng giá thành công trình lên một lượng khác so với thực tế. Chính vì vậy, kế toán công ty cần phải hạch toán khoản chi phí này vào chi phí hoạt động tài chính để tính kết quả cho hoạt động tài chính thì mới hợp lý. 4. Về sổ sách kế toán Công ty nên mở thêm sổ nhật ký đặc biệt để có thể theo dõi chi tiết và quản lý dễ dàng các khoản tiền mặt, tiền gửi ngân hàng và các khoản thanh toán với khách hàng. 5. Tăng cường công tác quản trị Tại công ty hiện nay, thông tin kế toán nói chung và thông tin về chi phí và giá thành nói riêng chủ yếu là để phục vụ cho các đối tượng bên ngoài còn đối với các nhà quản trị trong doanh nghiệp thì thông tin này lại chưa được chú trọng. Như chúng ta đã biết, kế toán quản trị đối với các doanh nghiệp của ta còn là khái niệm còn khá mới mẻ nhưng đối với các nước phát triển trên thế giới thì họ lại rất quan tâm đến công tác kế toán đã lâu. Thực chất, kế toán quản trị là việc cung cấp thông tin của doanh nghiệp mình một cách trung thực nhất cho các nhà quản trị để giúp cho các nhà quản trị có được những thông tin về tình hình tài chính, tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp để ra những quyết định kịp thời và đúng đắn nhất giúp cho doanh nghiệp phát triển. Nếu công tác này không được quan tâm chú trọng thì tình trạng doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả là khó tránh khỏi. ở đây, chức năng kế toán cuả công ty mới chỉ dừng lại ở việc cung cấp được những thông tin sơ bộ mang tính tổng thể do đó đã không phản ánh được những xu thế biến động của chi phí và nguyên nhân gây ra những biến động này. Chính vì vậy mà công tác quản lý chi phí tại công ty còn mang tính bị động chỉ dựa vào chức năng giám sát của hạch toán kế toán mà chưa đưa ra được những biện pháp cụ thể, chủ động kiểm soát chi phí phát sinh. Để giải quyết vấn đề này nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả quản trị chi phí và giá thành Công ty nên đi sâu phân tích các thông tin kế toán. Cụ thể là các thông tin về chi phí và giá thành sản phẩm kỳ báo cáo cần phải được so sánh với dự toán đã lập đồng thời phải phân tích và đánh giá một cách tổng thể. Sau đó cần đi sâu vào phân tích cụ thể từng khoản mục để thấy được những xu thế biến động của các khoản mục chi phí này. Từ đó xác định nguyên nhân của sự biến động và đưa ra các quyết định quản lý để phát huy hoặc hạn chế ảnh hưởng của từng nhân tố nhằm đạt được những lợi ích tốt nhất cho doanh nghiệp trong các kỳ tiếp theo. Như vậy công ty có thể nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tăng cường khả năng cạnh tranh và phát triển ổn định trên thị trường. IV. Một số biện pháp cơ bản về quản lý nhằm giảm chi phí sản xuất và hạ thấp giá thành sản phẩm. 1. Quản lý tốt và tiết kiệm nguyên vật liệu. Công ty có thể quy định các định mức sử dụng nguyên vật liệu cho thi công sao cho sát với thực tế thi công tại công trình. Công ty nên tăng cường công tác giám sát thực tế thi công đồng thời có chế độ khen thưởng, xử phạt thích đáng đối với những cá nhân, tập thể tiết kiệm hay sử dụng lãng phí nguyên vật liệu. Do công trình thi công thường diễn ra ở những nơi xa xôi, đi lại khó khăn nên trong công tác thu mua, vận chuyển, bảo quản và sử dụng vật tư cần phải giảm hao phí đến mức thấp nhất. Không để cho vật tư bị hao hụt, mát mát. Bên cạnh đó, công ty cũng nên mở rộng mối quan hệ tìm những bạn hàng mới vừa đáp ứng giá vật liệu thấp vừa gần nơi thi công của công trình 2. Tăng cường quản lý yếu tố người lao động để tăng năng suất lao động. Để thực hiện vấn đề này, công ty cần nghiên cứu, tổ chức các biện pháp thi công một cách khoa học. Các khối lượng công việc phải được sắp xếp theo một trình tự hợp lý, không để tình trạng sản xuất bị ngắt quãng. Một điều quan trọng là công ty cần phải thường xuyên ứng dụng kỹ thuật mới vào sản xuất nhằm nâng cao năng suất lao động. Công ty cũng nên sử dụng các đòn bẩy kinh tế , kích thích phát triển sản xuất qua chế độ tiền lương, tiền thưởng. 3. Giảm chi phí sử dụng máy thi công. Khoản mục chi phí sử dụng máy thi công chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong tổng giá thành nên có tác động lớn tới việc thay đổi giá thành. Vì vậy, tìm cách giảm chi phí sử dụng máy thi công là một yếu tố quan trọng trong việc hạ giá thành sản phẩm. Có thể giảm chi phí máy thi công bằng cách nâng cao năng suất sử dụng máy, tiết kiệm nguyên vật liệu sử dụng cho máy thi công... Tuy nhiên, khi tận dụng hết công suất chạy máy không nên sử dụng quá định mức cho phép. Máy nào đã hết khả năng sử dụng thì nên thanh lý ngay để mua sắm máy tiên tiến hơn cho phù hợp với xu hướng phát triển của khoa học kỹ thuật vào thi công xây lắp nhằm nâng cao năng suất lao động, rút ngắn thời gian thi công. Còn đối với máy thuê ngoài, công ty nên quan tâm đến vấn đề chất lượng và giá thuê. 4. Giảm các chi phí bằng tiền khác. Yếu tố chi phí này bao gồm các khoản chi phí cho điện, nước, điện thoại, chi phí tếp khách .... Nói chung, các khoản chi phí này rất khó kiểm soát dẫn đến nảy sinh tiêu cực. Do đó, công ty cần có các quy chế nhằm hạn chế các khoản chi phí này. Còn những chi phí hợp lý thì cần được giải quyết kịp thời để đảm bảo thuận lợi cho hoạt động sản xuất nhưng công ty cũng phải yêu cầu các đội chấp hành nghiêm chỉnh chế độ hoá đơn chúng từ hợp pháp, hợp lệ. Nói tóm lại, để nâng cao hiệu quả công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm công trình xây lắp nói riêng và tăng cường công tác quản trị doanh nghiệp nói chung, công ty có thể có nhiều cách khác nhau. Tuy nhiên, để sự thay đổi thực sự đem lại tác dụng thì công ty cần thực hiện tốt và đồng bộ các biện pháp sao cho khi biện pháp này thực hiện thì có tác động tích cực tới việc thực thi biện pháp khác. Có như vậy, công cuộc đổi mới của công ty mới có tính bền vững, lâu dài. Đây là nguyên tắc chung cho tất cả các đơn vị kinh tế tham gia kinh doanh trên thị trường. Kết luận Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay, một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển cần phải biết phát huy lợi thế của mình. Mà một trong những chiến lược vô cùng quan trọng của doanh nghiệp đó là tìm mọi cách để nâng cao chất lượng cùng với việc hạ thấp giá thành sản phẩm. Để đạt được mục tiêu này, cung cấp thông tin kinh tế giữ vai trò đặc biệt quan trọng và là mục tiêu của công tác hạch toán và tính giá thành sản phẩm ở mọi doanh nghiệp nói chung và ở doanh nghiệp xây lắp nói riêng. Hạch toán đúng, đủ, chính xác chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là công cụ đắc lực cho quản lý kinh tế taọ điều kiện để doanh nghiệp xác định đúng kết quả tài chính của mình. Trong thời gian thực tập tại công ty XDCT 136 em nhận thấy công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp ở công ty đã đáp ứng được phần nào yêu cầu quản lý trong nền kinh tế thị trường. Xuất phát từ quan điểm đổi mới và những vấn đề tồn tại trong công tác hạch toán nghiệp vụ ở công ty kết hợp với những kiến thức đã học em đưa ra một số kiến nghị mong muốn góp phần hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp ở công ty. Mặc dù đã rất cố gắng nhưng do còn hạn chế về thời gian thực tập và kiến thức nên bài viết không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, em rất mong được sự đóng góp ý kiến của thày cô và các bạn để bài viết được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn sụ giúp đỡ, chỉ bảo nhiệt tình của thầy giáo đặng đức sơn và các cô chú phòng Tài chính Kế toán công ty XDCT136 đã giúp em hoàn thành chuyên đề này. Mục lục

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docK0538.doc
Tài liệu liên quan