Đánh giá nguyên vật liệu là biểu hiện bằng tiền của nguyên vật liệu, hàng hoá theo những nguyên tắc nhất định, đảm bảo yêu cầu chính xác, chân thực và thống nhất. Nguyên vật liệu là tài sản dự trữ thuộc tài sản lưu động của doanh nghiệp nên phải đánh giá theo trị giá thực tế của nguyên vật liệu do mua ngoài hay tự gia công chế biến.
ã Nguyên tắc giá gốc
Các loại nguyên vật liệu thuộc hàng tồn kho của doanh nghiệp, về nguyên tắc đánh giá phải tuân thủ nguyên tắc đánh giá hàng tồn kho. Theo chuẩn mực 02- Hàng tồn kho – Ban hành và công bố theo quyết định số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2001 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính thì hàng tồn kho của doanh nghiệp được đánh giá theo giá gốc (trị giá vốn thực tế) và trong trường hợp giá trị thuần có thể thực hiện được thấp hơn giá gốc thì phải tính theo giá trị thuần có thể thực hiện được. Giá trị thuần có thể thực hiện được của nguyên vật liệu là giá ước tính của nguyên vật liệu trong kỳ sản xuất kinh doanh bình thường trừ đi chi phí ước tính để hoàn chỉnh sản phẩm và chi phí ước tính phục vụ cho việc tiêu thụ sản phẩm.
105 trang |
Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 1083 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Cổ phần Dệt Kim Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hữ: Năm mươi tám triệu, bảy trăm sáu mươi năm nghìn, chín trăm mười sáu đồng chẵn.
Nhập, ngày 07 tháng 12 năm 2007
Thủ trưởng đơn vị Phụ trách cung tiêu Người giao hàng Thủ kho
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
* Đối với nguyên vật liệu xuất kho
+ Thủ tục xuất kho
Công ty chủ yếu là xuất cho sản xuất ở các phân xưởng dệt, khi có nhu cầu cần nguyên vật liệu cho sản xuất, phân xưởng viết giấy yêu cầu xin cấp vật tư. Trên phiếu yêu cầu cần nêu rõ nội dung phân xưởng dùng vật tư vào mục đích gì, ghi rõ danh, mục vật tư cần lĩnh về số lượng, quy cách về phòng sản xuất kinh doanh. Phòng sản xuất kinh doanh dựa vào kế hoạch sản xuất và định mức tiêu hao nguyên vật liệu để ký xác nhận trên phiếu yêu cầu cấp vật liệu đồng thời tiến hành viết phiếu xuất kho. Phiếu xuất kho được lập thành 3 liên: 1 liên lưu lại phòng sản xuất kinh doanh, 1 liên giao cho người nhận vật tư và 1 liên chuyển lên phòng Tài chính kế toán. Phòng kế toán nhận được kiểm tra mục đích, nội dung, số lượng nguyên vật liệu xuất dùng và số lượng tồn kho từng thứ nguyên vật liệu trên sổ kế toán. Nếu đúng và đủ thì kế toán vật tư trình phiếu xuất kho lên kế toán trưởng xác nhận sau đó chuyển xuống kho. ở kho, thủ kho sẽ xuất nguyên vật liệu cho nhân viên phân xưởng ký tên vào phiếu xuất kho.
+ Quy trình luân chuyển chứng từ:
Phân xưởng
P. SXKD
Giấy yêu cầu
Phiếu xuất kho
P.Tài chính Kế toán
Ký duyệt
Thủ kho xuất NVL
Sơ đồ 21: Quy trình luân chuyển chứng từ của nguyên vạt liệu xuất kho
+ Chứng từ xuất kho nguyên vật liệu gồm:
- Giấy yêu cầu
- Phiếu xuất kho
- Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ
Cụ thể: Ngày 10 tháng 12 năm 2007, phân xưởng dệt 1 có nhu cầu sử dụng Sợi cotton NT 32/1- Cthô để phục vụ sản xuất. Phân xưởng đã viết giấy yêu cầu với số lượng cần dùng là 988,97 kg. Dưới đây là phiếu yêu cầu:
Biểu số 05: Phiếu yêu cầu
Công ty Cổ phần Dệt Kim
Hà Nội
Phiếu yêu cầu
Cung cấp/ mua hàng
Số:.
Bộ phận yêu cầu: D1
Ngày yêu cầu: 10/12/2007
Hàng mua trong nước: x
Hàng mua ngoài nước:
TT
Tên hàng
Quy cách
Số lượng
Đề nghị
Ngày cần nhận
Yêu cầu
Tồn kho
Mua
Không mua
01
Sợi CottonNT32/1-Cthô
988,97
988,97
ý kiến giám đốc: dùng cho sản xuất ở phân xưởng dệt 1
Ngày 10 tháng 12 năm 2007
Người yêu cầu Thủ kho Giám đốc
(ký, họ tên) (ký, họ tên) (ký, họ tên)
Sau khi nhận được phiếu yêu cầu xin cấp vật tư của phân xưởng dệt 1, phòng sản xuất kinh doanh sẽ tiến hành lập phiếu xuất kho dưới đây là phiếu xuất kho.
Biểu số 06: Trích phiếu xuất kho
Công ty Cổ phần Dệt Kim Hà Nội Mẫu 02 - VT
Xuân Đỉnh – Từ Liêm – Hà Nội (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC
ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC)
Phiếu xuất kho
Ngày 10 tháng 12 năm 2007 Số :61
Nợ :
Có :
Đơn vị sử dụng: Nguyễn Thị Vân – D1
Lý do xuất: để sản xuất
Kho xuất: Kho NVL
STT
Tên nhãn hiệu, quy cách vật tư, sản phẩm, hàng hoá
Mã số
ĐVT
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
Yêu cầu
Thực xuất
A
B
C
D
1
2
3
4
01
Sợi Cotton NT32/1-Cthô
0103038
Kg
988,97
Cộng
988,97
Xuất, ngày 10 tháng 12 năm 2007 Người lập phiếu Người nhận hàng Thủ kho Thủ trưởng đơn vị
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
Ngoài ra đơn vị còn sử dụng phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ để xuất gia công dệt bít tất và xuất cho nhuộm thành phẩm. Dưới đây là mẫu phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ:
Biểu số 07: Trích mẫu phiếu xuất kiêm vận chuyển nội bộ
Công ty Cổ phần Dệt Kim Hà Nội Mẫu 03PXK – 3LL
Xuân Đỉnh – Từ Liêm – Hà Nội (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC
ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC)
Phiếu xuất kho
KIêm vận chuyển nội bộ
Liên 3: Lưu nội bộ
Ngày 18 tháng 12 năm 2007 Số :.
Nợ :
Có :
Căn cứ theo điều động số .ngày tháng. năm 2007, của .về việc sản xuất
Họ tên người vận chuyển: Nguyễn Tiến Vũ
Phương tiện vận chuyển: Ô tô
Xuất: tại kho anh Bình – Gia Lâm
STT
Tên nhãn hiệu, quy cách vật tư, sản phẩm, hàng hoá
Mã số
ĐVT
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
Thực xuất
Thực nhập
A
B
C
D
1
2
3
4
01
Sợi Côtton 2011 RW
0103044
Kg
200
184.5
Cộng
200
184,5
Xuất ngày 18 tháng 12 năm 2007, Xuất, ngày 18 tháng 12 năm 2007
Người lập Thủ kho xuất Người vận chuyển Thủ kho nhập
(Ký, họ tên (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
2.2.5. Tổ chức khai báo mã hóa ban đầu
Các đối tượng quản lý liên quan đến công tác tổ chức kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Cổ phần Dệt Kim Hà Nội
Các đối tượng quản lý thông tin bao gồm các loại chứng từ, các loại tài khoản sử dụng, các loại nguyên vật liệu, sản phẩm, tên khách hàng, tên kho hàng Để quản lý các đối tượng này doanh nghiệp cần xác định hệ thống danh mục tương ứng như danh mục vật tư, danh mục hàng hoá, danh mục khách hàng, danh mục nhà cung cấp, danh mục kho hàng, danh mục hàng hoá. Phần mềm kế toán ESOFT đã thiết kế các danh mục tương ứng như trên nhằm phục vụ cho các đối tượng quản lý có liên quan.
+ Danh mục tài khoản
Khi sử dụng phần mềm này doanh nghiệp thực hiện cài đặt danh mục tài khoản ngay từ khi bắt đầu sử dụng và phần mềm này đã cài đặt sẵn hệ thống tài khoản do Bộ Tài Chính quy định, doanh nghiệp có thể mở thêm tài khoản cấp 2, 3 tuỳ theo yêu cầu quản lý.
Thực hiện việc cài đặt các thông tin liên quan đến tài khoản bằng lệnh menu: “Hệ thống\ danh mục từ điển\ danh mục tài khoản”. Chương trình sẽ hiện ra hệ thống tài khoản và trên thanh công cụ có biểu tượng “Thêm” ta nhấn vào đó để thêm tài khoản mới, kế toán sẽ khai báo thông tin của tài khoản cần thêm về số hiệu tài khoản, tên tài khoản, tài khoản này có theo dõi cho từng đối tượng nhận nợ hay không sau đó nhấn “Nhận”.
Để theo dõi tình hình nhập, xuất nguyên vật liệu doanh nghiệp có mở tài khoản chi tiết: TK 1521- Nguyên vật liệu chính, TK1522- Nguyên vật liệu phụ, TK 1523- Nhiên liệu, TK 1524- Phụ tùng thay thế.
Dưới đây là giao diện của danh mục tài khoản của công ty.
+ Danh mục các đối tượng pháp nhân
Danh mục này bao gồm các nhà cung cấp, khách hàng và các đối tượng phải thu, phải trả khác. Danh mục khách hàng để theo dõi chi tiết công nợ cho từng đối tượng. Việc khai báo cài đặt thông tin cho các đối tượng này được thực hiện bằng menu lệnh như sau:“ Hệ thống\Danh mục từ điển\Danh mục các đối tượng pháp nhân” và nhấp chuột vào biểu tượng “Thêm” trên thanh công cụ khi muốn thêm đối tượng pháp nhân mới đồng thời điền các thông tin liên quan đến đối tượng pháp nhân đó như về mã đối tượng pháp nhân, tên đối tượng pháp nhân, địa chỉ, mã số thuếSau khi khai báo xong nhấn “Nhận”.
Việc đặt mã đối tượng pháp nhân được thực hiện như sau :
- Đối với đối tượng pháp nhân là nhà cung cấp thì mã là 331A+địa chỉ hoặc tên công ty như Công ty TNHH NN một thành viên 19/5 Hà Nội có mã là 331A D19
Đối với các đối tượng pháp nhân là khách hàng của công ty thì mã là 131A+địa chỉ hoặc tên cửa hàng như Cửa hàng ở hàng Đào có mã là 131A.BHHD, bách hoá Nam Bộ có mã là 131A.BHNB
Dưới đây là giao diện của danh mục các đối tượng pháp nhân:
+ Danh mục vật tư
Việc theo dõi nguyên vật liệu trong công ty được theo dõi trên phần mềm kế toán bằng việc mã hoá nguyên vật liệu. Khai báo thông tin các đối tượng được thực hiện qua menu lệnh: “Hệ thống\ Danh mục từ điển\ Danh mục vật tư”. Khi muốn thêm nguyên vật liệu mới vào chỉ cần nhấp chuột vào biểu tượng “thêm” trên thanh công cụ. Người sử dụng có thể khai báo các thông tin liên quan đến nguyên vật liệu đó về tên nguyên vật liệu, theo dõi tồn kho không, loại nguyên vật liệuSau khi khai báo xong nhấn “ nhận”. Như sợi cotton NT32/1- Cthô có mã là 0103038, sợi Spandex 30/75 đen có mã là 010500224trong đó 01 chỉ nguyên vật liệu chính, 03 là ký hiệu của sợi côtton và 038 là thứ tự của sợi cottonNT32/1- Cthô trong sợi cotton.
Việc mã hóa nguyên vật liệu tại công ty được thực hiện như sau: nguyên vật liệu chính ký hiệu 01, nguyên vật liệu phụ ký hiệu là 02, nhiên liệu ký hiệu là 03 và phụ tùng thay thế ký hiệu là 04. Trong nguyên vật liệu chính thì quy định Sợi spandex là 05, sợi AC là 02, sợi cotton là 03; nguyên vật liệu phụ thì nhãn, băng, tem là 01; thùng, túilà 02; hoá chất là 03, phụ tùng thay thế thì phụ tùng máy soosan là 01; phụ tùng máy 416E là 02.và nhiên liệu thì dầu mazút là 01; dầu nhờn là 02, dầu trắng là 03. Việc mã hoá nguyên vật liệu = loại nguyên vật liệu + Kích cỡ(đặc trưng) của nguyên vật liệu. Dưới đây là giao diện của danh mục vật tư tại công ty
+ Danh mục kho hàng:
Kế toán khai báo thông tin về kho hàng của công ty thông qua lệnh menu: “Hệ thống\ danh mục từ điển\ Danh mục kho hàng”. Khi muốn thêm kho hàng mới chỉ cần nhấp vào biểu tượng “thêm” ở trên thanh công cụ và khai báo các thông tin liên quan đến kho hàng như về mã kho, tên khosau đó nhấn nút “nhận”. Hiện nay công ty có 6 kho đó là kho vật tư công ty có mã 01, kho thành phẩm có mã 02, kho phế liệu có mã là 03, kho hàng hoá có mã 04, kho nguyên vật liệu có mã 05 và kho gửi bán có mã là 06.
Dưới đây là giao diện của danh mục kho hàng của công ty:
+ Danh mục tài khoản chi phí:
Để khai báo thông tin về các đối tượng chi phí làm theo lệnh menu sau: “Hệ thống\ danh mục từ điển\ danh mục tài khoản chi phí”. Và cũng để thêm đối tượng chi phí mới ta cũng nhấp chuột vào biểu tượng “thêm “trên thanh công cụ để thêm mới và nhận nút “nhận” khi hoàn thành. Khi khai báo thông tin về đối tượng chi phí cần khai báo về nơi sử dụng nguyên vật liệu tương ứng với từng phân xưởng của công ty như xuất nguyên vật liệu phục vụ sản xuất ở phân xưởng dệt 1 thì mã hoá là 6211, ở phân xưởng dệt 2 thì mã hoá là 6212, ở phân xưởng 3 thì mã hoá là 6213 và tương tự với các nghiệp vụ xuất nguyên vật liệu cho các mục đích khác của các phân xưởng.
Dưới đây là giao diện về danh mục các đối tượng chi phí :
Tổ chức hạch toán chi tiết nguyên vật liệu tại kho
Công ty hạch toán chi tiết nguyên vật liệu theo phương pháp ghi thẻ song song. Thủ kho dùng thẻ kho để theo dõi tình hình nhập, xuất, tồn kho nguyên vật liệu của từng thứ vật liệu ở từng kho theo chỉ tiêu số lượng. Thẻ kho do kế toán lập sau đó giao cho Thủ kho giữ và ghi chép. Hàng ngày, khi nhận được chứng từ nhập, xuất vật liệu, thủ kho sẽ kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp của chứng từ sau đó mới thực hịên nghiệp vụ nhập, xuất và vào thẻ kho theo chỉ tiêu số lượng thực tế. Cuối tháng, thủ kho kiểm tra số tồn kho thực tế và số tồn kho ghi trên thẻ kho.
Cụ thể: Căn cứ vào phiếu nhập kho ngày 07/12/2007 số 576 và hóa đơn giá trị gia tăng số 01208. Cùng ngày, thủ kho vào thẻ kho của nguyên vật liệu chính Sợi cotton NT32/1-Cthô theo chỉ tiêu số lượng vào cột nhập. Ngày 10/12/2007 căn cứ vào phiếu xuất kho cho phân xưởng Dệt 2 số 61, thủ kho ghi vào thẻ kho với nội dung xuất dùng và ghi theo chỉ tiêu số lượng vào cột xuất và tồn của thẻ kho. Định kỳ, thủ kho mang phiếu nhập kho và phiếu xuất kho cùng thẻ kho lên phòng tài chính kế toán để ghi sổ.
Biểu số 08: Trích Thẻ kho của công ty
Công ty Cổ phần Dệt Kim Hà Nội Mẫu S12 - DN
Xuân Đỉnh – Từ Liêm – Hà Nội (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC
ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC)
THẻ kho
Người lập thẻ: Nguyễn Thị Vân
Tờ số: 12
Tên nhãn hiệu, quy cách vật tư, sản phẩm, hàng hoá: Sợi Cotton NT32/1-Cthô.
Đơn vị tính: Kg Mã số : 0103038
N/T
Chứng từ
DG
Số lượng
Ký xác nhận
Số phiếu
N/T
Nhập
Xuất
Tồn
Nhập
Xuất
01/12
Tồn đầu
199,1
07/12
576
07/12
Mua vật liệu
1539,1
1738,2
10/12
61
10/12
Xuất để sx
988,97
749,23
13/12
577
13/12
Mua vật liệu
400
1149,23
15/12
62
15/12
Xuất để sx
878,21
271,02
22/12
578
22/12
Mua vật liệu
914,82
1185,84
.
.
.
.
.
.
.
.
Tổng cộng
5523,8
4327,3
Tồn cuối
395,6
Ngày 31 tháng 12 năm 2007
Người lập biểu
(Ký, họ tên)
2.2.7. Kế toán nguyên vật liệu tại phòng kế toán
Công ty áp dụng hình thức nhật ký chung để ghi sổ kế toán. Hệ thống sổ kế toán nguyên vật liệu của công ty bao gồm:
Sổ chi tiết nguyên vật liệu
Sổ chi tiết thanh toán với người bán
Sổ cái tài khoản 152
Nhật ký chung
Các chứng từ gồm:
Phiếu nhập kho
Hoá đơn GTGT
Phiếu xuất kho
Biên bản kiểm kê vật tư
Bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ
* Quy trình kế toán nguyên vật liệu nhập kho:
Căn cứ vào chứng từ như hoá đơn giá trị gia tăng, phiếu nhập kho kế toán tiến hành nhập dữ liệu vào máy:
Chọn biểu tượng của phần mềm, khi màn hình của phần mềm hiện ra nhấp chuột vào biểu tượng của phần “vật tư” trên thanh công cụ và thực hiện đối với ‘nhập kho do mua ngoài”, chương trình sẽ lọc ra những phiếu nhập kho gần nhất và nhấn nút nhập để nhập chứng từ.
Phiếu nhập kho có các thông tin như sau:
Phần chi tiết cho chứng từ
+ Số chứng từ: căn cứ vào chứng từ để ghi
+ Ngày hoá đơn: căn cứ vào hoá đơn
+ Ngày kê khai: ngày viết
+ Ký hiệu hoá đơn: căn cứ vào hoá đơn
+ Ngày ghi sổ: ngày viết
+ Số hoá đơn: căn cứ vào hoá đơn
+ Họ tên : Người mua
+ Đối tượng pháp nhân: người bán
+ Mã số thuế: của người bán
+ Diễn giải: Nêu nội dung nhập
+ Kho nhập: đánh mã
+ Nhà cung cấp: đối tượng pháp nhân
+ Địa chỉ: của đối tượng pháp nhân
+ Phương thức thanh toán: theo thoả thuận
Phần chi tiết cho nguyên vật liệu
+ Mã vật tư: đưa ra danh mục mã
+ Tên vật tư: sẽ tự xuất hiện khi nhập mã
+ Đơn vị tính: tự xuất hiện khi nhập mã
+ Số lượng: theo hoá đơn
+ Giá hàng: theo hoá đơn
+ Tiền hàng: máy se tự tính
+ Loại VAT: nhập
+ Tiền thuế : máy tự tính
+ Tổng tiền hàng: máy tự tính
+ Chi phí vận chuyển: nhập
Phần tính tổng của phiếu nhập
+ Tính tổng số lượng vật tư nhập kho: máy tự tính
+ Tính tổng tiền hàng: máy tự tính
+ Tính tổng thuế: máy tự tính
Phần cuối đó là định khoản các tài khoản liên quan
+ Tiền hàng : nhập
+ Tiền thuế: nhập
+ Chi phí: nhập
Đối với nghiệp vụ mua hàng trả bằng tiền mặt thì định khoản TK111, đối với nghiệp vụ mua hàng trả chậm thì định khoản TK331 còn nguyên vật liệu sẽ được mặc định TK152
Sau khi nhập xong toàn bộ dữ liệu nhấp chuột vào biểu tượng “lưu” trên thanh công cụ. Ngoài ra, trên thanh công cụ còn có các biểu tượng như in, xem, tìm
Cụ thể với phiếu nhập kho ngày 07/12/2007 số 576 và hoá đơn giá trị gia tăng số 01208 ngày 07/12/2007 kế toán nhập như sau:
Nhấp chuột vào biểu tượng “vật tư” trên thanh công cụ, vào phần nhập do mua ngoài và bắt đầu dựa vào thông tin trên chứng từ để nhập:
+ Số chứng từ: PN576
+ Ngày vào sổ : 18/12/07
+ Số hoá đơn : 01208
+Ngày hoá đơn: 07/12/07
+ Ký hiệu hoá đơn: AA/2007T
+Thuế đơn vị:
+ Ngày hợp đồng:
+Số hợp đồng
+ Phương thức nhập: do mua ngoài
+ Họ tên: người mua
+ Đối tượng pháp nhân: CTY TNHH NN một thành viên 19/5 Hà Nội
+ Mã số thuế : 0100100495
+ Diễn giải: Nhập mua sợi PN576
+ Kho nhập: 05
+ Nhà cung cấp: CTY TNHH NN một thành viên 19/5 Hà Nội
+ Địa chỉ: 203 Nguyễn Huy Tưởng Hà Nội
+ Phương thức thanh toán: Trả chậm
+ Ngày thanh toán:
sau đó nhập đến phiếu nhập kho:
+ Mã vật tư: Nhập từng mã một sau đó chương trình sẽ tự động hiện tên vật tư.
+ Tên vật tư: Cotton NT 32/1- Cthô
+ Đơn vị tính: Kg
+ Giá hàng: nhập theo hoá đơn
+ Tiền hàng: máy tự động tính
+ Loại thuế : 10%
+ Tiền thuế: máy tự động tính
+ Tổng tiền: máy tự động tính
Phần cuối sẽ có nhập định khoản các tài khoản
+ Tiền hàng : Nợ TK 152 ; Có TK 331A
+ Tiền thuế : Nợ TK 1331; Có TK 331A
+ Chi phí (nếu có).
Sau khi nhập xong toàn bộ dữ liệu, kế toán nhấn “lưu”.
Trên màn hình giao diện còn có thêm phần “công nợ” muốn theo dõi phần công nợ của khách hàng vừa nhập thì chỉ cần nhấp chuột vào đó.
* Quy trình kế toán xuất kho nguyên vật liệu
Việc xuất kho nguyên vật liệu của công ty chủ yếu là phục vụ cho sản xuất. Chi phí nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm. Do đó tổ chức hạch toán xuất dùng nguyên vật liệu là tiền đề cơ bản cho hạch toán chính xác và đầy đủ chi phí sản xuất phục vụ cho việc tính giá thành sản phẩm. Công ty tính giá xuất kho nguyên vật liệu theo phương pháp binh quân gia quyền với đơn giá là bình quân cuối kỳ.
Căn cứ vào chứng từ là phiếu xuất kho nguyên vật liệu, kế toán nhập dữ liệu vào máy như sau: Chọn biểu tượng “vật tư” trên thanh công cụ, sau đó chọn mục “xuất sử dụng vật tư”, chương trình sẽ hiện ra một giao diện với các thông tin:
Phần thông tin về chứng từ kế toán nhập như sau:
+ Số chứng từ: do máy mặc định
+ Ngày vào sổ: do người nhập chỉ định
+ Kho xuất: mã của kho
+ Phương thức xuất: xuất để làm gì
+ Họ tên :người nhận nguyên vật liệu
+ Phòng, ban: Nơi sử dụng
+ Diễn giải: nội dung của nghiệp vụ xuất
Phần chi tiết các nguyên vật liệu thì kế toán cần nhập các dữ liệu về:
+ Mã vật tư: Nhập mã vật tư vào
+ Tên vật tư: sẽ được hiện ra khi nhập mã
+ Đơn vị tính: sẽ hiện khi nhập mã
+ Số lượng: kế toán nhập số lượng xuất
+ Giá vốn: Chương trình sẽ tự động tính vào cuối tháng
+ Tiền vốn: Chương trình tự động tính
+ Tài khoản Nợ: Nhập tài khoản tương ứng
+ Tài khoản có: chương trình tự động xuất hiện khi nhập mã vật tư
Phần tính tổng:
+ Tổng số lượng nguyên vật liệu xuất kho: Máy tự tính
+ Tổng tiền vốn xuất kho: Máy tự tính
Sau khi nhập xong nhấn biểu tượng “lưu” trên thanh công cụ.
Ví dụ: Nhập dữ liệu cho phiếu xuất kho số 61 ngày 10/12/2007
Từ màn hình chọn biểu tượng “vật tư” trên thanh công cụ, sau đó chọn “xuất sử dụng vật tư” và tiến hành nhập dữ liệu:
+ Số chứng từ: do máy mặc định PX 61
+ Ngày vào sổ: 31/12/2007
+ Kho xuất: 05
+ Phương thức xuất: xuất sử dụng
+ Họ tên : Đỗ Thị Hiền
+ Phòng, ban: BP004
+ Diễn giải: Xuất vật tư phục vụ sản xuất
Phần chi tiết các nguyên vật liệu thì kế toán cần nhập các dữ liệu về:
+ Mã vật tư: 0103038
+ Tên vật tư: Cotton NT32/1- Cthô
+ Đơn vị tính: Kg
+ Số lượng: 988,97 kg
+ Giá vốn: Chương trình sẽ tự động tính vào cuối tháng
+ Tiền vốn: Chương trình tự động tính
+ Tài khoản Nợ: 6211
+ Tài khoản có: 1521
Phần tính tổng:
+ Tổng số lượng nguyên vật liệu xuất kho: Máy tự tính
+ Tổng tiền vốn xuất kho: Máy tự tính
Sau khi nhập xong nhấn biểu tượng “lưu” trên thanh công cụ.
Dưới đây là giao diện phiếu xuất kho
* Các thao tác cuối tháng
+ Tính giá nguyên vật liệu xuất kho trong tháng
Công ty áp dụng phương pháp tính giá hàng tồn kho theo phương pháp bình quân cố định nên trước kho thực hiện thao tác tính giá thì trên phiếu xuất kho và bảng kê nhập-xuất-tồn chỉ có chỉ tiêu khối lượng nhập, xuất và giá trị nhập. Để hoàn thiện sổ sách báo cáo kế toán cần thực hiện thao tác tính giá bình quân cho nguyên vật liệu xuất kho như sau: Vào màn hình chọn vật tư\ tính giá vật tư xuất kho và màn hình giao diện tính giá vật tư xuất kho trong tháng sẽ xuất hiện và kế toán nhập dữ liệu muốn tính của tháng nào trong năm vào và máy sẽ tự tính. Ví dụ như tính giá xuất kho của nguyên vật liệu chính Cotton NT32/1- Cthô cũng như của các nguyên vật liệu khác ta nhấn vào biểu tượng “vật tư\tính giá bình quân của vật tư”, sẽ có giao diện hiện ra và kế toán nhập tháng 12 vào và nhấn “chấp nhận” máy sẽ tự tính giá xuất kho của toàn bộ nguyên vật liệu trong tháng 12.
Dưới đây là giao diện của tính giá vật tư xuất kho trong tháng
* Xem và in sổ sách báo cáo nguyên vật liệu
Phần mềm này cho phép mở các sổ kế toán khác theo yêu cầu quản trị của công ty. Khi có lệnh chương trình sẽ tự động kết xuất, in ra các sổ sách tương ứng từ chi tiết đến tổng hợp tuỳ theo yêu cầu của người sử dụng bao gồm các loại sổ như sổ chi tiết TK152, TK331 của từng nguyên vật liệu và từng đối tượng pháp nhân; sổ cái TK 152; bảng kê tổng hợp nhập-xuất-tồn
Để xem sổ chi tiết thanh toán với người bán TK331, ta thực hiện như sau: nhấp chuột vào biểu tượng báo cáo, sau đó chọn “sổ thanh toán với người bán”, nhập tiếp thời gian cần cho báo cáo sau đó nhấn “chấp nhận” như muốn xem sổ chi tiết TK 331 tháng 12 năm 2007 của khách hàng là Công ty TNHH NN một thành viên 19/5 Hà Nội chẳng hạn ta thực hiện tương tự như trên và xem sổ chi tiết nguyên vật liệu ta cũng làm tương tự. Dưới đây là trích sổ chi tiết nguyên vật liệu chính Cotton NT32/1-Cthô và sổ chi tiết thanh toán với người bán của công ty:
Số liệu kế toán nhập từ các chứng từ như phiếu nhập kho số 576 và phiếu xuất số 61 sẽ được máy tự động chuyển đến các sổ như các sổ chi tiết và cuối tháng sẽ có số liệu của bảng tổng hợp nhập-xuất-tồn của nguyên vật liệu Cotton NT32/1- Cthô cũng như của toàn bộ nguyên vật liệu đã nhập từ các chứng từ trong tháng.
Khi muốn xem sổ sách báo cáo của nguyên vật liệu, ta thực hiện như sau: nhấp chuột vào biểu tượng “báo cáo” trên thanh công cụ, sau đó chọn phần “Sổ vật tư” và lựa chọn sổ sách cần xem. Sau khi thực hiện xong, chương trình sẽ đưa kết quả dưới dạng bảng, người sử dụng có thể xem chi tiết.
Ví dụ: Muốn xem bảng nhập- xuất-tồn của kho vật tư tháng 12 thì thực hiện như sau: Báo cáo\sổ vật tư\bảng kê nhập-xuất-tồn(theo giá), dưới đây là giao diện của bảng kê nhập –xuất-tồn.
Căn cứ vào việc nhập dữ liệu của phiếu xuất kho trong kỳ cũng như tính giá xuất kho nguyên vật liệu trong kỳ mà máy tự phân bổ giá trị nguyên vật liệu xuất dùng trong kỳ, dưới đây là trích Bảng phân bổ nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ tháng 12
* Kế toán theo dõi thanh toán
Nguyên vật liệu của công ty chủ yếu là mua ngoài nên công ty sử dụng tà khoản 331 là tài khoản trung gian thanh toán. Nguyên vật liệu khi mua về sẽ được hạch toán thông qua TK331 và TK152, sau đó khi thanh toán mới đưa sang theo dõi ở TK111,TK112Khi nhập dữ liệu vào máy theo các chứng từ nhập kho thì máy sẽ tự động chuyển toàn bộ số liệu liên quan vào sổ chi tiết thanh toán với người bán và cũng vào luôn cả sổ nhật ký mua hàng. Dưới đây, là trích sổ nhật ký mua hàng của công ty
Toàn bộ dữ liệu mà kế toán nhập hàng ngày với các thông tin trên chứng từ về nguyên vật liệu mà máy tự động chuyển số liệu tới sổ liên quan như liên quan tới người bán vào Sổ nhật ký mua hàng, nhật ký chi tiền, ngoài các nghiệp vụ vào các nhật ký đặc biệt, chương trình sẽ chuyển toàn bộ các nghiệp vụ còn lại vào sổ nhật ký chung. Dưới đây là trích nhật ký chung tháng 12 của công ty có liên quan tới phần nguyên vật liệu.
Các nghiệp vụ liên quan tới nguyên vật liệu, chương trình có thể tự tổng hợp số liệu từ bảng phân bổ nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ để có được phần ghi Có của TK 152, đối ứng với Nợ của các TK 621,627,641,642 và cuối tháng chương trình sẽ tự tổng hơp số liệu từ các sổ nhật ký mua hàng(TK331), nhật ký chi tiền(TK111)để có được phần ghi Nợ của TK 152, đối ứng với Có TK 331,111 Sổ này được ghi vào cuối tháng và dùng để kiểm tra, đối chiếu với số liệu trên bảng tổng hợp chi tiết. Dưới đây là trích Sổ cái TK 152 trong tháng 12 của công ty.
Công tác kiểm kê nguyên vật liệu tại công ty
Để xác định tồn kho nguyên vật liệu và trách nhiệm trong công tác bảo quản, dự trữ nguyên vật liệu của các cán bộ liên quan. Công ty Cổ phần Dệt Kim Hà Nội tiến hành kiểm kê nguyên vật liệu định kỳ hàng tháng và cuối năm tài chính hàng năm. Việc kiểm kê được tiến hành nghiêm túc, chặt chẽ và số liệu thực tế được đối chiếu với thẻ kho và sổ kế toán để xác định chênh lệch và kế toán đề nghị ngày phương án giải quyết.
Lần kiểm kê cuối kỳ chỉ kiểm tra về mặt số lượng để xác đinh số tồn kho cuối kỳ thực tế. Khi kiểm kê thường thành lập ban kiểm kê và sau khi kiểm kê xong thì đưa ra kết quả kiểm kê và quyết định xử lý. Đối với chênh lệch thiếu thì hạch toán vào TK 138(1), khi có biện pháp xử lý thì sẽ hạch toán vào tài khoản có liên quan. Dưới đây là mẫu biên bản kiểm kê của kho nguyên vật liệu vào ngày 31/12/2007
Biểu số 15: Trích Báo cáo kiểm kê tháng 12 năm 2007
Công ty Cổ phần Dệt Kim Hà Nội Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Xuân Đỉnh – Từ Liêm – Hà Nội Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Báo cáo kiểm kê
Kho NVL ngày 31/12/2007
Ban kiểm kê gồm:
- Kế toán: Bùi Bích Phong
- Nhân viên phòng sản xuất kinh doanh: Nguyễn Thanh Hùng
- Thủ kho: Nguyễn Thị Vân
Nội dung tiến hành:
Kiểm kê số lượng vật tư trong kho: Có biểu kèm theo
Tình trạng phẩm cấp vật tư thực tế trong kho: tình trạng tốt
Đối chiếu chênh lệch giữa số thực tế với thẻ kho và các sổ sách liên quan. Một số vật tư có chênh lệch như sau:
STT
Tên vật tư
ĐVT
Số sổ sách
Số thực tế
Chênh lệch
Nguyên nhân
Đề nghị xử lý
01
Tem nhập nội
Cái
215
200
15
Mất
02
Băng nhập nội
Cái
100
80
20
Chưa rõ
03
Nhãn
Cái
300
250
50
Chưa rõ
04
Vòng bi 608
Cái
11
8
3
Chưa rõ
05
Dây đai thang
Cái
7
5
2
Chưa rõ
06
Kim dệt
Cái
100
90
10
Mất
Kiến nghị: Cần giám sát chặt hơn trong việc bảo quản nguyên vật liệu, xác định rõ nguyên nhân để có biện pháp xử lý.
P.TCKT P. SXKD Thủ kho
(Đã ký) (Đã ký) (Đã ký)
Chương 3
Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Cổ phần Dệt Kim Hà Nội
3.1. Sự cần thiết và phương hướng hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty
Kế toán có vai trò quan trọng trong công cụ quản lý kinh tế, đối với hoạt động tài chính của doanh nghiệp, kế toán gắn liền với hoạt động kinh tế, xã hội đảm nhiệm chức năng cung cấp thông tin hữu ích cho các quyết định quản lý kinh tế. Hệ thống kế toán doanh nghiệp của Việt Nam áp dụng thống nhất từ năm 1996 được nghiên cứu và xây dựng có chọn lọc các chuẩn mực chung nhất của kế toán quốc tế. Thực tiễn của quá trình đổi mới đất nước đặt ra là không ngừng hoàn thiện công tác kế toán tại doanh nghiệp là vấn đề được nhiều doanh nghiệp quan tâm. Xu hướng hội nhập của nền kinh tế khu vực và thế giới đòi hỏi hệ thống kế toán trong đó có kế toán nguyên vật liệu ngày càng phải hoàn thiện hơn, phù hợp hơn với chuẩn mực quốc tế. Cũng như nhiều doanh nghiệp khác hoạt động trong lĩnh vực sản xuất với đặc đIểm chi phí nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng lớn trong chi phí sản xuất. Để đáp ứng nhu cầu phát triển chung, ban lãnh đạo công ty và phòng tài chính kế toán luôn đặt ra yêu cầu hoàn thiện công tác kế toán nói chung và kế toán nguyên vật liệu nói riêng góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty. Như vậy, hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty là một yêu cấp bách mà thực tế đặt ra không chỉ đối với Công ty Cổ phần Dệt Kim Hà Nội mà còn là của nhiều doanh nghiệp khác nữa.
3.2.Đánh giá thực trạng công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty
* ưu điểm:
Trải qua hơn 40 năm xây dựng và trưởng thành, đến nay công ty đã từng bước lớn mạnh và đạt được những thành công nhất định, số lượng sản phẩm sản xuất ra ngày càng nhiều và được thị trường chấp nhận. Bộ máy kế toán của công ty hoạt động tương đối có hiệu quả đáp ứng được yêu cầu quản lý và có một số ưu điểm sau:
Về bộ máy kế toán:
Với đặc điểm tổ chức và quy mô sản xuất kinh doanh của công ty, với tình hình phân cấp quản lý khối lượng nhiều, bộ máy kế toán quản lý theo hình thức tập trung, toàn bộ công việc được thực hiện ngay tại phòng kế toán, đảm bảo sự lãnh đạo tập trung với công tác kế toán nhằm cung cấp thông tin kịp thời đầy đủ cho ban lãnh đạo về tình hình tài chính của công ty.
Về hệ thống chứng từ và công tác hạch toán kế toán:
Hiện nay công ty sử dụng hệ thống chứng từ kế toán theo quy định của Bộ Tài Chính, các chứng từ được kiểm tra, luân chuyển một cách thường xuyên liên tục phù hợp với các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Công tác hạch toán giá trị hàng tồn kho, công ty đã áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên và phương pháp này hoàn toàn phù hợp với loại hình kinh doanh của công ty. Công ty luôn chú trọng tới việc bảo toàn giá trị hàng tồn kho vì đIều này ảnh hưởng to lớn tới giá trị vật liệu xuất kho như tiết kiệm các yếu tố đầu vào để hạ giá thành sản phẩm góp phần hoàn thiện công tác quản lý và hạch toán nguyên vật liệu.
Về hình thức sổ kế toán:
Công ty áp dụng hệ thống sổ kế toán là hình thức nhật ký chung. Các sổ sách của công ty được thực hiện tương đối đầy đủ, hệ thống rõ ràng đúng theo quy định của Nhà Nước.
Về công tác hạch toán nguyên vật liệu:
Công tác kế toán nguyên vật liệu phần nào phản ánh được thực trạng của công ty, đáp ứng nhu cầu quản lý đã đặt ra, đảm bảo sự thống nhất về phạm vi và phương pháp tính toán các chỉ tiêu giữa bộ phận kế toán và kho nguyên vật liệu đã thực hiện việc đối chiếu chặt chẽ số liệu trên sổ kế toán với kho đảm bảo tính cân đối giữa chỉ tiêu số lượng và giá trị. Giữa sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết cũng thường xuyên đối chiếu, đảm bảo các thông tin về tình hình biến động của nguyên vật liệu. Công ty xây dựng định mức vật liệu cho mỗi sản phẩm tương đối chính xác thông qua các phiếu yêu cầu giúp công ty có thể chủ động mức dự trữ và sử dụng hợp lý làm sao công tác quản lý nguyên vật liệu đạt hiệu quả nhất.
Về hệ thống kho tàng
Để nguyên vật liệu được đảm bảo chặt chẽ cả về số lượng, tránh hư hại, mất mát góp phần cung cấp kịp thời cho sản xuất, công ty đã xây dựng hệ thống kho tàng khã vững chắc và phù hợp, nguyên vật liệu được tổ chức sắp xếp hợp lý ở từng kho tạo điều kiện thuận lợi cho việc xuất nguyên vật liệu cho sử dụng.
Về hạch toán chi tiết nguyên vật liệu
Công ty áp dụng phương pháp ghi thẻ song song để hạch toán chi tiết nguyên vật liệu, phương pháp này phù hợp với đơn vị có nguyên vật liệu phong phú với số lượng chứng từ nhập, xuất của mỗi loại khá nhiều giúp dễ kiểm tra đối chiếu và trong điều kiện doanh nghiệp đã áp dụng kế toán máy thì việc áp dụng phương pháp này là một lợi thế.
* Nhược điểm:
Bên cạnh những ưu đểm thì công tác kế toán nguyên vật liệu trong công ty cũng còn một số những tồn tại đó là:
Về lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho
Nguyên vật liệu trong công ty khá nhiều nhưng công ty lại chưa lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho.
Về việc tính giá bình quân của nguyên vật liệu xuất kho
Công ty đang sử dụng tính đơn giá bình quân của nguyên vật xuất kho theo đơn giá bình quân gia quyền cuối tháng nên chỉ đến cuối tháng kế toán mới có số liệu về mặt giá trị của nguyên vật liệu xuất kho mà trong từng lần xuất kho kế toán không thấy được sự biến động của nguyên vật liệu về mặt giá cả.
Công ty không sử dụng TK 002 để theo dõi tài sản mà công ty giữ hộ khi mua nguyên vật liệu mà người bán giao thừa cho công ty.
Việc tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ kế toán trong kế toán nguyên vật liệu
Mặc dù trong thời gian qua công ty vẫn áp dụng quyết định 15 vào trong công tác kế toán nhưng trong một số mẫu chứng từ hạch toán hàng tồn kho công ty vẫn lấy mẫu từ quyết định 1141TC/CĐKT ngày 01/11/1995 của Bộ Tài Chính như phiếu nhập kho chẳng hạn.
Về việc xây dựng định mức dự trữ nguyên vật liệu
Thực tế ở công ty chưa xây dựng định mức dự trữ nguyên vật liệu hoàn chỉnh. Trong nền kinh tế thị trường việc cung cấp nguyên vật liệu rất thuận tiện song cũng đầy biến động mà mỗi sự biến động nhỏ cũng ảnh hưởng tới kế hoạch sản xuất của công ty. Nếu công ty không xây dựng định mức dự trữ nguyên vật liệu thì kế hoạch sản xuất sẽ bị đình trệ khi mà nguyên vật liệu trở nên khan hiếm hay giá cả tăng đột biến, điều này ảnh hưởng rất lớn tới kết quả sản xuất kinh doanh cũng như lợi nhuận của công ty.
3.3. Một số đề xuất nhằm đẩy mạnh công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty
ý kiến 1: Về việc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho
Lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho nhằm tránh rủi ro khi có sự biến động về giá nguyên vật liệu trên thị trường. Công ty nên lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho vì nguyên vật liệu của công ty thường là mua ngoài với giá trị lớn để tránh rủi ro có thể xảy ra. Việc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho được tiến hành vào cuối niên độ trước khi lập báo cáo tài chính. Dự phòng thực chất là làm tăng chi phí, đồng nghĩa với việc làm giảm thu nhập ròng của niên độ báo cáo. Nó giúp doanh nghiệp có quỹ tiền tệ trước mắt để khắc phục những thiệt hại có thể xảy ra. Việc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho để đề phòng nguyên vật liệu giảm giá so với trên sổ kế toán. Số dự phòng được xác lập cho từng thứ, từng loại nguyên vật liệu. Doanh nghiệp cần lập bảng kê những loại nguyên vật liệu nào cần lập dự phòng. Lập dự phòng phải theo đúng quy chế tài chính hiện hành theo NĐ 129 ngày 03/12/004, thông tư 33 ngày 29/04/2005 Mức trích lập dự phòng là phần chênh lệch giữa giá trị ghi sổ hàng tồn kho với giá trị thuần có thể thực hiện được( giá trị thuần có thể thực hiện được là giá bán ước tính của hàng tồn kho trong kỳ sản xuất kinh doanh bình thường trừ đi các chi phí ước tính để tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá)
Kế toán sử dụng TK159 và TK632(711) để trích lập dự phòng
+ Cuối niên độ kế toán ngày 31/12/N căn cứ vào số lượng nguyên vật liệu tồn kho cuối kỳ và khả năng giảm giá của nguyên vật liệu đó, kế toán tiến hành trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho, tính vào chi phí, kế toán ghi: Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán
Có TK 159 – Dự phòng giảm giá hàng tồn kho
+ Cuối niên độ sau, ngày 31/12/N+1, tiếp tục tính toán mức cần trích lập cho năm kế tiếp:
Nếu số phải trích lập cuối năm nay lớn hơn số dư dự phòng chưa sử dụng hết năm trước, thì tiến hành trích lập dự phòng
Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán
Có TK 159 – Dự phòng giảm giá hàng tồn kho
Nếu số dư dự phòng chưa sử dụng hết lớn hơn số phải trích lập dự phòng cuối năm nay thì hoàn nhập dự phòng, kế toán ghi:
Nợ TK 159 – Dự phòng giảm giá hàng tồn kho
Có TK 632 – Giá vốn hàng bán
- Các khoản thiệt hại giảm giá hàng tồn kho được bù đắp từ dự phòng giảm giá hàng tồn kho, phần còn lại tính vào giá vốn hàng bán
ý kiến 2: Về việc tính đơn giá xuất kho nguyên vật liệu
Công ty nên tính đơn giá xuất kho nguyên vật liệu theo phương pháp bình quân gia quyền sau mỗi lần nhập vì tính đơn giá bình quân cả kỳ dự trữ không tính được thường xuyên còn tính đơn giá sau mỗi lần nhập đảm bảo được chức năng kiểm tra, giám sát được thường xuyên liên tục tình hình nhập, xuất nguyên vật liệu cả về hiện vật lẫn giá trị, giúp phân tích đánh giá giá thành sản phẩm trong từng khoảng thời gian nhất định.
Trị giá thực tế của NVL xuất kho
Số lượng NVL xuất kho
Đơn giá bình quân sau mỗi lần nhập
=
X
Đơn giá bình quân sau mỗi lần nhập
Giá thực tế NVL tồn kho sau mỗi lần nhập
Số lượng thực tế NVL tồn kho sau mỗi lần nhập
=
Như vậy, khi kế toán muốn tính phần giá trị xuất kho của nguyên vật liệu trong phần mềm kế toán thì chỉ cần thêm yếu tồ ngày cần tính giá xuất kho, từ đó chương trình sẽ tự tính giá xuất kho của nguyên vật liệu. Lệnh nhập trong kế toán máy sẽ là vật tư\ tính giá xuất kho bình quân, chương trình sẽ tự động tính giá xuất kho.
ý kiến 3: Về việc sử dụng TK 002- Nhận hộ, giữ hộ
Công ty nên mở thêm TK 002 để theo dõi những nguyên vật liệu không thuộc sở hữu của doanh nghiêp như trường hợp kiểm kê thấy thừa nguyên vật liệu so với hợp đồng mua bán. Khi nhận hộ, giữ hộ thì hạch toán là Nợ TK 002, khi xử lý thì ghi Có TK 002.
ý kiến 4: Công ty nên sử dụng thống nhất toàn bộ hệ thống chứng từ và sổ sách theo quyết định 15 của Bộ Tài Chính vì có một số chứng từ hàng tồn kho công ty vẫn sử dụng theo quyết định cũ như phiếu nhập kho chẳng hạn.
ý kiến 5: Công ty nên xây dựng định mức dự trữ nguyên vật liệu để phục vụ tốt hơn cho quá trình sản xuất
Hàng tháng công ty nên lập kế hoạch thu mua nguyên vật liệu trên cơ sở của kế hoạch sản xuất trong tháng. Phòng sản xuất kinh doanh cần nghiên cứu kỹ và cũng cần có dự đoán trước được sự biến động của cung, cầu, giá cả nguyên vật liệu trên thị trường để từ đó có những biện pháp thích hợp và cụ thể khi dự trữ nguyên vật liệu. Chẳng hạn, khi lập dự toán chi phí nguyên vật liệu cho sản phẩm, kế toán thấy nguyên vật liệu có khả năng khan hiếm trong thời gian tới hay giá cả có xu hướng tăng, lúc này phòng sản xuất kinh doanh sẽ lập kế hoạch mua nguyên vật liệu có số lượng nhiều hơn bình thường tránh sự biến động về giá cả hay sự khan hiếm về nguồn cung cấp. Đồng thời, công ty cũng cần có phương án quản lý tài chính phù hợp.
Trên đây là một số ý kiến đóng góp của em mong quý công ty xem xét, góp ý nhằm có được những biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và hạch toán một cách thích hợp.
Kết luận
Trong giai đoạn hiện nay, các doanh nghiệp phải luôn luôn cạnh tranh lẫn nhâu để tồn tại và phát triển. Điều này có nghĩa là các doanh nghiệp phải tiết kiệm các yếu tố đầu vào, từ đó hạ được giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuận và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Nguyên vật liệu là yếu tố đầu vào không thể thiếu được trong quá trình sản xuất, chi phí nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng lớn trong chi phí sản xuất của doanh nghiệp. Do vậy, tổ chức tốt công tác kế toán nguyên vật liệu sẽ giúp cho doanh nghiệp theo dõi chặt chẽ nguyên vật liệu trong doanh nghiệp cả về hiện vật, số lượng, chất lượng, chủng loại. Từ đó, đề ra những biện pháp hữu hiệu nhằm giảm chi phí nguyên vật liệu trong tổng chi phí giúp hạ giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuận, góp phần tạo được vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp ở trên thị trường.
Sau một thời gian thực tập tại công ty Cổ phần Dệt Kim Hà Nội, nhận thức được tầm quan trọng của nguyên vật liệu cũng như công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty. Với sự giúp đỡ tận tình của các cán bộ kế toán tại công ty và sự giúp đỡ của cô giáo Nguyễn Thu Hoài, em đã hoàn thành đề tài lựa chọn: “ Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty Cổ phần Dệt Kim Hà Nội”.
Do thời gian không dài cùng với nhận thức còn hạn chế nên chuyên đề này không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong những ý kiến đóng góp qúy báu của các thầy cô giáo cùng các cán bộ kế toán trong phòng Tài chính kế toán để chuyên đề này hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo công ty cùng các cán bộ kế toán trong phòng Tài chính kế toán và cô giáo Nguyễn Thu Hoài đã giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề này.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 04 năm 2008
Sinh viên thực hiện
Đào Thị Hoa
Danh mục viết tắt
BP
: Bộ phận
DP
: Dự phòng
GT
: Giá trị
GTGT
: Giá trị gia tăng
ĐVT
: Đơn vị tính
HTK
: Hàng tồn kho
KKĐK
: Kiểm kê định kỳ
KKTX
: Kê khai thường xuyên
KT
: Kế toán
NVL
: Nguyên vật liệu
NT
: Ngày tháng
PS
: Phát sinh
QCPC
: Quy cách phẩm chất
SH
: Số hiệu
SL
: Số lượng
TKĐƯ
: Tài khoản đối ứng
TCKT
Tài chính kế toán
TK
:Tài khoản
TNHHNN
: Trách nhiệm hữu hạn nhà nước
Danh mục Sơ đồ
STT
Tên
Trang
Sơ đồ 01
Trình tự ghi sổ theo phương pháp ghi thẻ song song
13
Sơ đồ 02
Trình tự ghi sổ theo phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển
14
Sơ đồ 03
Trình tự ghi sổ theo phương pháp ghi sổ số dư
16
Sơ đồ 04
Trình tự kế toán tăng NVL theo phương pháp KKTX và tính thuế theo phương pháp khấu trừ của trường hợp còn lại
19
Sơ đồ 05
Trình tự kế toán giảm nguyên vật liệu theo phương pháp KKTX, tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ
20
Sơ đồ 06
Trình tự kế toán theo phương pháp KKĐK, tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ
23
Sơ đồ 07
Trình tự kế toán theo phương pháp KKĐK, tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp
24
Sơ đồ 08
Trình tự kế toán kiểm kê phát hiện thừa không xác định được nguyên nhân
26
Sơ đồ 09
Trình tự kế toán kiểm kê phát hiện thiếu không xác định được nguyên nhân
26
Sơ đồ 10
Trình tự kế toán xử lý kiểm nhận phát hiện thừa
27
Sơ đồ 11
Trình tự kế toán xử lý kiểm nhận phát hiện thiếu
27
Sơ đồ 12
Kế toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho
29
Sơ đồ 13
Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức nhật ký chung
30
Sơ đồ 14
Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức chứng từ ghi sổ
31
Sơ đồ 15
Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức nhật ký sổ cái
32
Sơ đồ 16
Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức nhật ký chứng từ
33
Sơ đồ 17
Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm
38
Sơ đồ 18
Tổ chức bộ máy quản lý
39
Sơ đồ 19
Tổ chức bộ máy kế toán
41
Sơ đồ 20
Quy trình luân chuyển chứng từ nhập kho NVL
48
Sơ đồ 21
Quy trình luân chuyển chứng từ xuất kho NVL
52
Danh mục bảng biểu
STT
Tên
Trang
Biểu số 01
Một số chỉ tiêu công ty đạt được trong thời gian vừa qua
38
Biểu số 02
Trích Hoá đơn giá trị gia tăng
49
Biểu sổ 03
Biên bản kiểm nghiệm
50
Biểu số 04
Trích Phiếu nhập kho
51
Biểu số 05
Trích phiếu yêu cầu
52
Biểu sổ 06
Trích phiếu xuất kho
53
Biểu sổ 07
Trích phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ
54
Biểu số 08
Trích Thẻ kho
61
Biểu số 09
Trích Sổ chi tiết nguyên vật liệu
69
Biếu số 10
Trích Sổ chi tiết thanh toán với người bán
70
Biểu số 11
Trích bảng phân bổ vật liệu, công cụ dụng cụ
72
Biểu số 12
Trích sổ nhật ký mua hàng
74
Biểu số 13
Trích Sổ nhật ký chung
75
Biểu số 14
Trích Sổ cái tài khoản 152
78
Biểu số 15
Trích Báo cáo kiểm kê
80
Lời cam đoan
Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong chuyên đề là trung thực, xuất phát từ tình hình thực tế của đơn vị thực tập.
Tác giả chuyên đề
Đào Thị Hoa
Nhận xét của người hướng dẫn khoa học
Họ tên người hướng dẫn:
Nhận xét: Chuyên đề cuối khoá
....
..........
..
......
..
......
Sinh viên: Đào Thị Hoa
Lớp : KHC9/21.22 Khoá: 9
Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty Cổ phần Dệt Kim Hà Nội
Điểm: - Bằng số:..
- Bằng chữ:
Người nhận xét
Nhận xét của Giáo viên chấm 2
Họ tên :.
Nhận xét: Chuyên đề thực tập
............
............
Sinh viên : Đào Thị Hoa
Lớp : KHC9/21.22 Khoá: 9
Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty Cổ Phần Dệt Kim Hà Nội.
Điểm: - Bằng số:..
- Bằng chữ:
Người nhận xét
Danh mục tàI liệu tham khảo
01
Giáo trình kế toán tài chính
Chủ biên: GS.TS . Ngô Thế Chi
TS. Trương Thị Thuỷ
Nhà xuất bản tài chính năm 2007
02
Hệ thống Chuẩn mực kế toán Việt Nam
Chủ biên: Nguyễn Thị Đông
Nhà xuất bản tài chính năm 2003
03
Sách hệ thống kế toán doanh nghiệp
Hướng dẫn lập chứng từ kế toán – Hướng dẫn ghi sổ kế toán
Nhà xuất bản tài chính năm 2006
04
Quyết định 15 ban hành ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính
05
Báo cáo tài chính, chứng từ và sổ kế toán, sơ đồ kế toán.
NXB Tài chính Hà Nội - 2006.
06
Các tài liệu khác.
Muc lục
Trang
Lời nói đầu... 01
Chương 1:Những vấn đề lý luận chung về công tác kế toán nguyên vật liệu trong doanh nghiệp sản xuất. 03
Sự cần thiết của kế toán nguyên vật liệu trong doanh nghiệp sản xuất.... 03
Khái niệm.. 03
Đặc điểm 03
Yêu cầu quản lý.... 03
Vai trò, nhiệm vụ của kế toán nguyên vật liệu tại doanh nghiệp 04
Phân loại, đánh giá nguyên vật liệu 05
Phân loại nguyên vật liệu. 05
Đánh giá nguyên vật liệu.. 06
Mục đích của việc đánh giá nguyên vật liệu. 06
1.2.2.2.Cácnguyên tắc đánh giá nguyên vật liệu.. 06
1.2.2.3. Giá vốn thực tế của nguyên vật liệu nhập kho và xuất kho07
Hạch toán chi tiết nguyên vật liệu... 12
Khái niệm.. 12
1.3.2.Chứng từ kế toán sử dụng. 12
Các phương pháp hạch toán chi tiết... 12
1.4. Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu... 16
1.4.1. Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu theo phương pháp kê khai thườngxuyên(KKTX).. 16
1.4.2. Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu theo phương pháp kiểm kê định kỳ(KKĐK)... 22
1.5. Kiểm kê và đánh giá vật tư. 24
1.5.1.Khái niệm... 24
1.5.2.Kế toán các nghiệp vụ liên quan tới kiểm kê và đánh giá lại vật tư...25
1.5.2.1.Trường hợp kiểm nhận vật tư 25
1.5.2.2.Trường hợp kiểm kê vật tư. 26
1.5.2.3.Trường hợp đánh giá lại vật tư.. 26
1.5.3.Phương pháp kế toán xử lý kết quả kiểm kê và đánh giá lại vật tư...27
1.5.3.1.Đối với trường hợp kiểm nhận vật tư 27
1.5.3.2.Đối với trường hợp kiểm kê nguyên vật liệu. 28
1.5.3.3.Đối với trường hợp đánh giá lại vật tư.. 28
1.6.Kế toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho... 28
1.6.1.Mục đích. 28
1.6.2.Nguyên tắc.. 28
1.6.3.Tài khoản sử dụng. 29
1.6.4.Phương pháp kế toán. 29
1.7.Các hình thức sổ kế toán.. 29
1.7.1.Khái niệm... 30
1.7.2.Hình thức sổ kế toán nhật ký chung. 30
1.7.3.Hình thức sổ kế toán chứng từ ghi sổ... 31
1.7.4.Hình thức sổ kế toán nhật ký sổ cái. 32
1.7.5.Hình thức sổ kế toán nhật ký chứng từ 32
1.8.Việc áp dụng kế toán máy trong công tác kế toán nguyên vật liệu33
Chương 2: Thực trạng công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần Dệt Kim Hà Nội. 36
2.1. Đặc điểm chung về công ty Cổ Phần Dệt Kim Hà Nội. 36
2.1.1. Lịch sử hình thành 36
2.1.2. Đặc điểm tổ chức sản xuất 38
2.1.3.Đặc điểm tổ chức quản lý của Công ty... 39
2.1.4. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại công ty... 40
2.1.4.1.Bộ máy kế toán ... 41
2.1.4.2.Nhiệm vụ của từng bộ phận kế toán.. 42
2.1.4.3. Hình thức kế toán áp dụng tại công ty. 42
2.1.4.4.Giới thiệu về phần mềm kế toán công ty đang sử dụng... 42
2.2. Thực trạng công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty Cổ phần Dệt Kim Hà Nội 43
2.2.1.Đặc điểm nguyên vật liệu và quản lý nguyên vật liệu tại công ty 43
2.2.2. Phân loại nguyên vật liệu tại công ty.. 44
2.2.3. Đánh giá nguyên vật liệu tại công ty.. 44
2.2.4Thủ tục nhập, xuất chứng từ sử dụng... 48
2.2.5. Tổ chức khai báo mã hóa ban đầu.. 54
2.2.6.Tổ chức hạch toán chi tiết nguyên vật liệu tại kho. 60
2.2.7. Kế toán nguyên vật liệu tại phòng kế toán 61
2.2.8. Công tác kiểm kê nguyên vật liệu tại công ty. 80
Chương 3:Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Cổ phần Dệt Kim Hà Nội.... 81
3.1. Sự cần thiết và phương hướng hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty... 81
3.2.Đánh giá thực trạng công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty... 81
3.3. Một số đề xuất nhằm đẩy mạnh công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty.. 84
Kết luận.. 87
Biểu số 09: Trích Sổ chi tiết vật liệu dụng cụ Mẫu 02 - VT
Công ty Cổ Phần Dệt Kim Hà Nội (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC
Xuân Đỉnh-Từ Liêm-Hà Nội ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC)
Trích Sổ chi tiết vật liệu, dụng cụ
Vật tư : Cotton NT32/1- Cthô . ĐVT: Kg. TK 1521
Từ ngày 01/12/2007 đến ngày 31/12/2007 ĐVT: Đồng
Chứng từ
DG
TKĐƯ
ĐG
Nhập
Xuất
Tồn
Số
Ngày
SL
GT
SL
GT
SL
GT
01/12
Tồn đầu
199,1
41.961.869,57
576
07/12
Mua VLC
3311
38.182
1539,1
58.765.916
1738,2
61
10/12
Xuất SD
6212
988,97
749,23
577
13/12
Mua VLC
3311
38.182
400
15.272.800
1149,23
62
15/12
Xuất SD
6211
878,21
271,02
578
22/12
Mua VLC
3311
38.182
914,82
34.929.657
1185,84
Cộng
44.185,92
5523,8
210.909.732
4327,3
191.205.731,6
395,6
17.479.949,95
Ngày 31 tháng 12 năm 2007
Kế toán trưởng Người lập biểu
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
Biểu số 10: Trích Sổ chi tiết thanh toán với người bán
Công ty Cổ phần Dệt Kim Hà Nội
Trích: Sổ chi tiết thanh toán với người bán
Tháng 12 năm 2007
Đối tượng: Công ty TNHH NN một thành viên 19/5 Hà Nội ĐVT: Đồng
NTGS
CTừ
DG
Thời hạn c/k
TKĐƯ
Số PS
Số dư
Ngày đã thanh toán
SH
NT
Nợ
Có
Nợ
Có
01/12
Số dư ĐK
89.815.716
07/12
576
07/12
Mua VLC
1521
58.765.916
Thuế gtgt
1331
5.876.692
09/12
PC171
09/12
Trả tiền
111
50.453.700
13/12
577
13/12
Mua VLC
1521
15.272.800
Thuế gtgt
1331
1.527.280
17/12
PC177
17/12
Trả tiền
111
80.967.846
22/12
578
22/12
Mua VLC
1521
34.929.657
Thuế gtgt
1331
3.492.966
Cộng
350.715.321
329.865.210
Số dư ckỳ
68.965.605
Ngày 31 tháng 12 năm 2007
Kế toán trưởng Người lập biểu
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
Biểu số 11: Trích bảng phân bổ nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ
Công ty Cổ phần Dệt Kim Hà Nội
Bảng phân bổ nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ
Tháng 12 năm 2007
Đơn vị tính: Đồng
STT
TK ghi có
TK ghi Nợ
TK 152
Cộng TK 152
NVL chính
NVL phụ
Sợi
Hoá chất
Nhãn
01
TK 621
756.245.006
387.124.321
1.153.412.576
PX1
381.756.865
176.841.124
837.475.689
PX2
276.142.546
158.975.946
375.192.674
PX3
98.345.595
51.307.251
940.744.213
02
TK 627
245.156.687
115.214.182
613.503.006
PX1
124.415.621
51.452.462
214.512.321
PX2
89.258.742
44.486.796
262.142.152
PX3
31.482.324
19.274.924
136.848.533
03
TK 641
46.421.126
136.451.214
04
TK 642
49.157.462
78.192.064
Cộng
1.010.401.693
502.338.503
95.578.588
1.981.558.860
Ngày 31 tháng 12 năm 2007
Người lập biểu
Bùi Bích Phong
Biểu số 12: Trích Sổ nhật ký mua hàng Mẫu số S03a3-DN
Công ty Cổ phần Dệt Kim Hà Nội (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC
Xuân Đỉnh-Từ Liêm-Hà Nội ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC)
Trích Sổ nhật ký mua hàng
Tháng 12 năm 2007 ĐVT: Đồng
NTGS
Chứng từ
DG
TK Ghi Nợ
TK Ghi Có TK 331
Số
Ngày
152
133
627
Số trang trước c/sang
642.384.265
51.265.489
456.359.478
1.347.289.159
Số dư đầu tháng
789.564.357
01/12
HF0118
01/12
Mua VLphụ
72.142.361
7.214.236
79.356.597
02/12
HĐ0245
01/12
Mua băng
17.452.671
1.745.267
19.197.938
03/12
HĐ1145
03/12
Mua sợi
56.241.321
5.624.132
61.865.453
04/12
HĐ1015
04/12
Mua phụ tùng
70.148.975
7.014.897
77.163.872
07/12
PN576
07/12
Mua của 19/5
58.765.916
5.876.591,6
64.642.507,6
09/12
HĐ1214
07/12
Tiền điện
105.321.486
105.321.486
12/12
HĐ1121
12/12
Mua của 19/5
70.456.875
7.045.687,5
77.502.562,5
16/12
HĐ1247
16/12
Mua VL phụ
40.258.795
4.025.879,5
44.284.674,5
Cộng phát sinh
1.983.123.478
345.312.347,8
105.321.486
3.153.981.214
Cộng chuyển trang sau
2.625.507.843
396.577.836,8
561.680.964
4.501.270.363
Ngày 31 tháng 12 năm 2007
Người lập biểu
(Đã ký)
Biểu số 13: Trích Sổ nhật ký chung
Công ty Cổ phần Dệt Kim Hà Nội Mẫu số S03a-DN
Xuân Đỉnh – Từ Liêm – Hà Nội (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC
ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC)
Trích: Sổ nhật ký chung
Tháng 12 năm 2007 ĐVT: Đồng
NTGS
Chứng từ
Diễn giải
Đã ghi SC
Dòng
SHTK
Số tiền
Số
Ngày
Nợ
Có
Số trang trước c/sang
14.576.987.124
14.576.987.124
31/12
PX58
01/12
Xuất VLC để sx
6211
62.158.746
1521
62.158.746
31/12
PX59
02/12
Xuất VLC để sx
6211
92.751.654
1521
92.751.654
31/12
PX60
05/12
Xuất VLC để SX
6271
45.123.487
1521
45.123.487
31/12
PX61
07/12
Xuất VLC để sx
6212
109.320.430
1521
109.320.430
31/12
PX62
09/12
Xuất VLP để sx
6272
11.458.965
1522
11.458.965
Cộng chuyển trang sau
16.415.787.125
16.415.787.125
Ngày 31 tháng 12 năm 2007
Người lập biểu
(Đã ký)
Biểu số 14: Trích Sổ cái TK 152
Công ty Cổ phần Dệt Kim Hà Nội Mẫu số S03b-DN
Xuân Đỉnh – Từ Liêm – Hà Nội (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC
ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC)
Trích: Sổ Cái
TK 152
Tháng 12 năm 2007 ĐVT: Đồng
NGGS
Chứng từ
Diền giải
NKC
TKĐƯ
Só phát sinh
Số
Ngày
Trang
Dòng
Nợ
Có
Só dư đầu kỳ
957.745.693
31/12
NKMH
31/12
Mua NVL
331
1.983.123.478
31/12
NKCT
31/12
Chi mua NVL
111
145.258.941
31/12
BBP
31/12
Xuất NVL
Cho Sản xuất
621
1.153.412.576
Cho quản lý PX
627
613.503.006
Cho QLDN
642
78.192.064
Cho Bán hàng
641
136.451.214
Cộng phát sinh
2.128.382.419
1.981.558.860
Số dư cuối kỳ
1.104.569.252
Ngày 31 tháng 12 năm 2007
Kế toán ghi sổ Kế toán trưởng
(Đã ký, họ tên) (Đã ký, họ tên)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 6633.doc