Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, chúng ta đã xoá bỏ cơ chế quan liêu bao cấp dựa dẫm vào sự hỗ trợ của Nhà nước vì vậy đòi hỏi các doanh nghiệp phải bằng chính nội lực của mình để hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả. Đối với doanh nghiệp sản xuất thì việc quản lý và sử dụng nguyên vật liệu là rất quan trọng. Để phát huy mọi chức năng của kế toán nói chung và kế toán nguyên vật liệu nói riêng, việc tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu, công tác quản lý và sử dụng nguyên vật liệu phải được giám sát chặt chẽ, luôn được hoàn thiện nhằm quản lý được tốt tình hình biến động nguyên vật liệu cả về số lượng và chất lượng, chủng loại và giá trị.
Công tác hạch toán nguyên vật liệu chiếm một thời gian lớn trong công tác kế toán, đồng thời việc quản lý và sử dụng nguyên vật liệu quyết định đến sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp. Do vậy cần có những biện pháp tốt nhất để hạch toán cũng như để sử dụng và quản lý nguyên vật liệu được đảm bảo, duy trì hoạt động kinh doanh và để phát triển doanh nghiệp.
76 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1579 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Dụng cụ số I, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ên kinh tế làm nhiệm vụ hướng dẫn hạch toán ban đầu, thu thập thông tin kiểm tra chứng từ định kỳ gửi về phòng tại vụ tập trung tại của Công ty.
Phòng tài vụ của Công ty gồm 7 người được bố trí cụ thể như sau:
ơ Kế toán trưởng có nhiệm vụ:
- Chịu trách nhiệm chung trước giám đốc về công tác kế toán tài chính của Công ty.
- Trực tiếp phụ trách công tác chỉ đạo điều hành về tài chính, tổ chức và hướng dẫn thực hiện các chính sách chế độ và các quy định của Nhà nước, của Ngành về công tác kế toán tài chính.
- Bảo vệ kế hoạch tài chính với Tổng Công ty, giao kế hoạch tài chính cho các phân xưởng, phòng ban liên quan.
- Tham gia ký và kiểm tra các Hợp đồng kinh tế, tổ chức thông tin kinh tế và phân tích hoạt động kinh tế của toàn Công ty.
ơ Phó phòng tài vụ:
- Thay thế kế toán trưởng điều hành công tác kế toán tài chính khi kế toán trưởng đi vắng.
- Xây dựng kế hoạch tài chính năm để bảo vệ với Tổng Công ty.
- Trực tiếp phụ trách công tác kế toán kho vật liệu chính, kế toán tổng hợp và chi tiết toàn bộ quá trình thu mua vật liệu chính để việc xuất kho, tồn kho vật liệu chính xuất dùng cho từng tháng để phân bổ cho phù hợp với giá thành sản phẩm.
ơ Kế toán tổng hợp toàn Công ty:
- Tổng hợp toàn bộ quyết toán, tổng hợp nhật kí chứng từ, sổ cái bảng tổng kết tài sản của toàn Công ty.
- Kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết về giá trị tài sản cố định tổ chức ghi tình hình tăng giảm TSCĐ của Công ty, khấu hao TSCĐ từng tháng và chi phí sản xuất theo đúng nguyên tắc.
ơ Kế toán tiền lương và BHXH:
- Kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết về thời gian lao động, kết quả của lao động, kiểm tra giám sát quyết toán tiền lương, thưởng và BHXH vào các đối tượng tập trung chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
- Kế toán tổng hợp và chi tiết toàn bộ quá trình thu mua vận chuyển xuất kho vật liệu phụ, nhiên liệu, động lực cho sản xuất theo nhu cầu để phân bổ vào chi phí sản xuất cho phù hợp
ơ Kế toán ngân hàng:
- Theo dõi các khoản thu, chi tiền gửi Ngân hàng và các khoản vay Ngân hàng.
- Theo dõi, kế toán chi tiết, tổng hợp các nghiệp vụ kinh tế liên quan đến tiêu thụ sản phẩm, xác định kết quả kinh doanh, theo dõi chi tiết tổng hợp tình hình các khoản phải thu của khách hàng và chuyển tiền bán hàng.
ơ Kế toán thanh toán:
- Có nhiệm vụ theo dõi kế toán tổng hợp toàn bộ các khoản phải trả cho người bán và tình hình công nợ của Công ty. Kế toán tổng hợp và chi tiết quá trình thu mua, vận chuyển xuất kho công cụ dụng cụ, công nghệ xuất dùng vào việc sản xuất chế tạo sản phẩm để phân bổ vào chi phí và tính giá thành theo đúng nguyên tắc.
ơ Thủ quỹ:
- Kiêm kế toán kho thành phẩm, kế toán tiền mặt theo dõi tình hình thu, chi, tồn quỹ, kiểm tra theo dõi vào sổ, chứng từ, theo dõi các nghiệp vụ kinh tế phát sinh có liên quan đến thành phẩm. Thủ quỹ còn kiêm kế toán các công nợ phải thu, phải trả và tạm ứng.
Như vậy, hình thức kế toán tập trung rất phù hợp với Công ty vì nó đảm bảo chỉ đạo tập trung thống nhất, trực tiếp của kế toán trưởng cũng như sự chỉ đạo kịp thời của lãnh đạo Công ty với toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như công tác kế toán của Công ty. Hình thức kế toán của Công ty được khái quát theo sơ đồ sau đây:
Sơ đồ 2.3: Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán của Công ty
Kế toán trưởng
Phó phòng
Tài vụ
Kế toán thanh toán kiêm kho Dụng cụ công nghệ
Thủ quỹ và KT kho
Thành phẩm
Kế toán
Ngân hàng
Kế toán Tổng hợp và
TSCĐ
Kế toán
Tiền lương và BHXH
Nhân viên kinh tế phân xưởng
2.2 - Thực trạng công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Dụng cụ số I
2.2.1 - Đặc điểm nguyên vật liệu của Công ty
Nguyên vật liệu là một trong những yếu tố cơ bản, là cơ sở vật chất để tạo nên thực thể sản phẩm đặc biệt là nguyên vật liệu đó lại gắn với ngành sản xuất sản phẩm cơ khí. Sản phẩm của Công ty chủ yếu là bulông các loại, ốc vít, các loại khung… là những sản phẩm phục vụ cho ngành cơ khí nên nguyên vật liệu mà doanh nghiệp sử dụng là các loại như: thép tròn, thép tấm, thép ống, thép chữ U, thép chữ I, thép góc, que hàn, các chất phốtphát hoá, thép tấm, thép lá…
Nguyên vật liệu của Công ty cũng mang những đặc điểm của nguyên vật liệu trong các doanh nghiệp sản xuất nói chung đó là: Vật liệu thuộc loại tài sản lưu động của Công ty, là đối tượng lao động, là cơ sở vật chất để hình thành nên sản phẩm và giá trị của nó được chuyển dịch một lần vào giá trị của sản phẩm.
Xét về chi phí: Chi phí nguyên vật liệu chiếm tỉ trọng lớn (khoảng 60 – 65%) trong toàn bộ chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm của Công ty. Vì vậy khi có sự biến động nhỏ về chi phí nguyên vật liệu thì cũng ảnh hưởng ngay đến giá thành sản phẩm của Công ty, ảnh hưởng ngay đến doanh thu và lợi nhuận của Công ty nên cần phải tổ chức quản lý tốt nguyên vật liệu, xây dựng định mức tiêu hao cho từng chi tiết sản phẩm để sử dụng nguyên vật liệu tiết kiệm và có hiệu quả.
Do đặc thù nguyên vật liệu của Công ty là dễ bị ôxy hoá, hoá chất rất dễ bị mất phẩm chất, que hàn dễ bị ẩm, ướt nên nếu việc vận chuyển và bảo quản không tốt thì chất lượng nguyên vật liệu không đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật gây ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Vì vậy, Công ty cần có biện pháp bảo quản, vận chuyển và dự trữ phù hợp với từng loại nguyên vật liệu, tránh mất mát, hư hỏng làm ảnh hưởng đến tính liên tục của quá trình sản xuất.
2.2.2 - Phân loại và tính giá nguyên vật liệu
2.2.2.1 - Phân loại
Công ty Dụng cụ cơ khí I xây dựng nguyên vật liệu phân loại căn cứ vào công dụng, vai trò của nguyên vật liệu đối với quá trình sản xuất kinh doanh. Theo cách phân loại này nguyên vật liệu của Công ty được chia thành:
- Nguyên vật liệu chính: Là đối tượng chủ yếu của Công ty khi tham gia vào quá trình sản xuất, nguyên vật liệu chính là cơ sở chủ yếu để cấu thành nên thực thể sản phẩm. Bao gồm các loại nguyên vật liệu sau: Thép lá, thép trò, thép góc, thép chữ U, thép chữ I, thép tấm. Trong mỗi loại lại chia thành nhiều thứ khác nhau:
Thép lá: Lá 0.8 ly x 1m22 x 2m44; Lá 0.6 ly x 1m22 x 2m44
Thép tròn: Thép fi 25 g/c; Thép fi 21 g/c
- Nguyên vật liệu phụ: Bao gồm nhiều loại khác nhau, tuy không cấu thành nên thực thể sản phẩm song vật liệu phụ có những tác dụng nhất định rất cần thiết cho quá trình sản xuất như: que hàn, các loại đinh, ốc vít, chất phốt phát, sơn chống gỉ, axit tẩy mối hàn…
- Nhiên liệu bao gồm xăng, dầu, bôi trơn…
- Phụ tùng thay thế là các chi tiết phụ tùng dùng cho máy móc như galê, vòng bi, dây cu roa…
Việc phân loại vật liệu trên giúp cho Công ty quản lý vật liệu dễ dàng, và từ đó đưa ra hình thức hạch toán thích hợp.
2.2.2.2 - Tính giá nguyên vật liệu
Nguyên vật liệu mua ngoài được Công ty đánh giá theo giá thực tế.
Đối với nguyên vật liệu nhập kho: Giá thực tế nguyên vật liệu nhập kho của Công ty là giá mua chưa có thuế GTGT cộng (+) chi phí liên quan (thu mua, vận chuyển, bốc dỡ, bảo quản…) trừ các khoản giảm trừ (nếu có).
Đối với nguyên vật liệu mua ngoài gia công chế biến: Giá thực tế là giá nguyên vật liệu xuất kho cộng với chi phí gia công theo hợp đồng cộng chi phí vận chuyển từ Công ty tới nơi thuê gia công và từ nơi thuê gia công về Công ty
Đối với nguyên vật liệu xuất kho: Công ty tính giá vật liệu xuất kho theo phương pháp bình quân.
x
Số lượng nguyên vật liệu xuất kho
=
Trị giá vật liệu xuất kho
Đơn giá bình quân
Giá thực tế NVL tồn đầu kỳ + Giá thực tế NVL nhập trong kỳ
Đơn giá bình quân =
Số lượng NVL tồn đầu kỳ + Số lượng NVL nhập trong kỳ
2.2.3 - Kế toán chi tiết nguyên vật liệu tại Công ty Dụng cụ số I
Tại Công ty việc hạch toán chi tiết nguyên vật liệu được hạch toán theo phương pháp thẻ song song.
Tại kho: Thủ kho dùng thẻ kho để ghi chép hàng ngày về tình hình nhập xuất nguyên vật liệu theo chỉ tiêu số lượng. Mỗi loại vật liệu được ghi trên một tờ thẻ kho, thẻ kho được đóng thành từng quyển dùng cho cả năm.
Khi nhận được các chứng từ nhập xuất nguyên vật liệu, thủ kho kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của các chứng từ. Sau khi tiến hành nhập xuất nguyên vật liệu thẻ kho phải ghi số lượng thực nhập và thực xuất trên thẻ kho, các loại phiếu nhập và phiếu xuất được thủ kho phân loại để định kỳ cứ 5 ngày một lần kế toán xuống kho lấy về phòng kế toán. Cuối tháng thủ kho phải tính số lượng tồn kho trên thẻ kho để đối chiếu số lượng với kế toán.
Ví dụ 1: Trong tháng 1 năm 2003 thủ kho nhận được các phiếu nhập và xuất như sau:
Biểu 1
Công ty Dụng cụ số I Mẫu số 06-VT
Kho: VTKK QĐ số 1141 TC/QĐ/CĐKT
Ngày 1/11/95 của bộ TC
THẻ kho
Tên nhãn hiệu quy cách vật tư: Thép tấm 25ly
Đơn vị tính: Kg
Mã số:
Stt
Chứng từ
Diễn giải
Đơn vị tính
Số lượng
Xác nhận của KT
Số phiếu
Ngày tháng
Nhập
Xuất
Tồn
Nhập
Xuất
Kiểm kê ngày 31/12/2003
1.650
01
01
4/1
Kg
1.550
02
12
8/1
Kg
1.915
03
13
8/1
Kg
1.915
04
15
11/1
Kg
1.875
05
21
16/1
Kg
635
06
22
23/1
Kg
1.750
Cộng cuối tháng
5.340
4.300
Tồn kho tháng 1
2.690
Tại phòng kế toán: Kế toán mở sổ chi tiết tương ứng với thẻ kho. Định kỳ cứ 5 ngày một lần kế toán vật liệu xuống kho lấy các chứng từ nhập xuất đã được thủ kho phân loại theo từng tập. Khi nhận được các chứng từ này kế toán phải kiểm tra lại tính hợp lý, hợp pháp của chúng, kiểm tra lại cách phân loại chứng từ của thủ kho đã hợp lý chưa. Nếu như các chứng từ đã hợp lý hợp pháp thì kế toán ký xác nhận vào thẻ kho, mang chứng từ về phòng kế toán. Kế toán phải kiểm tra đối chiếu các chứng từ khác, ghi đơn giá và tính thành tiền cho từng chứng từ. Căn cứ vào các chứng từ, kế toán ghi sổ kế toán chi tiết nguyên vật liệu.
Giá bình quân được tính như sau:
Ví dụ giá bình quân của thép tấm 25 ly: Theo biên bản kiểm kê ngày 31/12/2002 số lượng thép tấm tồn đầu kỳ là 1650kg, giá thực tế là 4250đ, giá thực tế của nguyên vật liệu nhập trong kỳ là 4500đ.
Đơn giá 7.012.500đ + (8.617.500đ + 8.437.500đ)
bình quân =
trong tháng 1.650kg + (1.915kg + 1.875kg)
24.067.500
= = 4.507đ/kg
5.340
Trị giá hàng tồn kho của thép tấm là 25 ly là:
2.690kg x 4.507đ = 12.123.830đ
Trị giá hàng xuất kho của thép tấm 25 ly là:
4.300kg x 4.507đ = 19.380.100 đ
Cuối tháng sau khi tổng hợp tất cả các chứng từ và đối chiếu với thẻ kho, kế toán tiến hành lập bảng tổng hợp Nhập – Xuất – Tồn nguyên vật liệu làm căn cứ để đối chiếu với phần kế toán tổng hợp. Tất cả mọi sai sót phát hiện khi đối chiếu phải được kiểm tra, xác minh và điều chỉnh kịp thời.
2.2.4 - Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu
2.2.4.1 - Tài khoản sử dụng
Thực tế tại Công ty Dụng cụ số I, kế toán tổng hợp nguyên vật liệu áp dụng theo phương pháp kê khai thường xuyên. Hệ thống sổ kế toán tổng hợp theo hình thức Nhật ký chứng từ.
Các tài khoản Công ty sử dụng là: TK 152, TK 133, TK 111, TK 112, TK 141, TK 331, TK 621, TK 627, TK 154, TK 338, TK 138.
2.2.4.2 - Kế toán tổng hợp nhập nguyên vật liệu
2.2.4.2.1 - Trường hợp mua ngoài
Hàng và hoá đơn cùng về: Mua hàng trả tiền ngay. Sau khi kiểm tra, đối chiếu giữa các chứng từ thu mua như hoá đơn tài chính, hợp đồng mua bán, phiếu nhập kho và biên bản kiểm nghiệm, kế toán tiến hành định khoản ngay trên phiếu nhập.
* Mua nguyên vật liệu thanh toán bằng tiền mặt:
Ví dụ: Ngày 03/01/2003 Công ty mua thép của Công ty gang thép Thái Nguyên, tổng số tiền là 13.876.500đ bao gồm cả các chi phí mua hàng như vận chuyển, bốc xếp, bao gồm cả thuế GTGT. Công ty trả bằng tiền mặt. Kế toán căn cứ vào phiếu nhập kho số 20, hoá đơn GTGT ghi:
Nợ TK 152: 12.615.000
Nợ TK 133: 1.261.500
Có TK 111: 13.876.500
Nghiệp vụ chi tiền mặt tại Công ty để trực tiếp mua hàng rất ít xẩy ra mà chủ yếu là thanh toán bằng chuyển khoản và tạm ứng cho nhân viên đi mua.
Biểu 4
Công ty Dụng cụ số I Nhật ký chứng từ số 1
Ghi Có TK 111: Tiền mặt
Tháng 1/2003 ĐVT: đồng
Stt
Ngày
Ghi có TK 111, Nợ các TK…
TK 133
TK 152
TK 153
…
…
01
03/01/2004
1.261.500
12.615.000
02
06/01/2004
1.580.462
31.609.268
7.771.900
…
…
…
…
…
Cộng
12.841.962
112.968.420
27.771.900
Người ghi nhật ký (ký tên)
Cuối tháng hay cuối quý kế toán khoá sổ Nhật ký chứng từ số 1. Xác định tổng số phát sinh bên Có TK 111 đối ứng bên nợ TK 152 và lấy số liệu ở cột tổng cộng này để ghi sổ cái TK 152 (ghi Có TK 111 – Nợ TK 152)
* Mua nguyên vật liệu thanh toán bằng tiền gửi ngân hàng:
Đối với trường hợp này kế toán viết uỷ nhiệm chi hoặc viết séc thanh toán tiền mua hàng và vào bảng kê chi tiền. Đến khi nhận được sổ phụ của ngân hàng (giấy báo nợ), kế toán căn cứ vào giấy báo nợ, hoá đơn mua hàng, phiếu nhập kho để định khoản và ghi vào sổ tiền gửi ngân hàng.
Ví dụ: Ngày 10/1/2003 sau khi nhận được giấy báo nợ của ngân hàng, kế toán căn cứ vào các chứng từ gốc định khoản như sau:
Nợ TK 152: 36.950.000
Nợ TK 133: 1.847.500
Có TK 112(1): 38.797.500
Cuối quý hay cuối tháng kế toán khoá sổ tiền gửi ngân hàng và lấy số liệu ở sổ tiền gửi ngân hàng lên Nhật ký chứng từ số 2. Xác định tổng số phát sinh Có của TK 112 đối ứng phát sinh Nợ TK 152 để ghi sổ cái TK 152.
Biểu 5
Công ty Dụng cụ số I Nhật ký chứng từ số 2
Ghi Có TK 112: Tiền gửi ngân hàng
Tháng1/2003 ĐVT: đồng
Chứng từ
Diễn giải
Ghi Có TK 112,
ghi Nợ các TK
Cộng Có TK 112
Hoá đơn
PN
NT
…
TK 152
TK 133
…
042876
13
10/1
Trả tiền mua thép
36.950.000
1.847.500
38.797.500
036971
17
12/1
Trả tiền mua thép
11.200.000
562.500
11.762.500
Cộng
73.057.325
3.652.866
476.710.191
Đã ghi sổ cái ngày … tháng … năm
Người ghi sổ Kế toán tổng hợp Kế toán trưởng
(Ký tên) (Ký tên) (Ký tên)
* Mua nguyên vật liệu chưa thanh toán tiền cho người bán:
Đối với nguyên vật liệu mua ngoài chưa trả tiền Công ty hạch toán vào TK 331, trong đó theo dõi chi tiết cho từng đơn vị bán. Vì nguyên vật liệu mua ngoài rất đa dạng, phong phú và của nhiều đơn vị bán khác nhau nên để phù hợp với hệ thống sổ theo hình thức Nhật ký chứng từ kế toán thanh toán mở sổ chi tiết thanh toán theo mẫu sau.
Sổ chi tiết theo dõi thanh toán với người bán được mở thành nhiều quyển, mỗi quyển theo dõi một đơn vị bán hàng, sổ này được mở cho cả một năm, bắt đầu từ 01/01/2003 đến hết năm, mỗi tờ hoá đơn được ghi trên một dòng theo thứ tự thời gian và được theo dõi từ khi bắt đầu phát sinh đến khi thanh toán xong.
Cuối mỗi tháng kế toán căn cứ vào sổ chi tiết TK 331 tổng hợp số liệu để ghi vào NKCT số 5, mỗi đơn vị bán được ghi một dòng trong NKCT số 5 như biểu 15. Sau đó kế toán khoá sổ NKCT số 5, ghi vào sổ cái TK 331, xác định tổng số phát sinh bên Có TK 331 đối ứng bên Nợ TK 152 và lấy số liệu tổng cộng này để ghi sổ cái TK 152 (Ghi Nợ TK 152, ghi Có TK 331).
Biểu 6
Công ty Dụng cụ số I Sổ chi tiết thanh toán với người bán
Tài khoản 331: Phải trả người bán
Tháng 1/2003
Đối tượng: Công ty gang thép Thái Nguyên
Chứng từ
Diễn giải
TK đối ứng
Số phát sinh
Số dư
Số HĐ
Số PN
NT nhập
Nợ
Có
Nợ
Có
Số dư
đầu kỳ
70.000.000
09619
18
13/1
Mua thép
152
21.820.851
Thuế GTGT
133
1.091.042
097118
20
21/1
Mua thép
152
6.976.763
Thuế GTGT
133
348.838
23/1
Trả bằng TGNH
80.000.000
…..
Cộng
80.000.000
135.237.494
Số dư cuối kỳ
125.237.494
Người ghi sổ (ký tên) Kế toán trưởng (ký tên)
Biểu 8
Công ty Dụng cụ số I Sổ cái
TK 331 – Phải trả cho người bán
Đơn vị tính: đồng
Số dư đầu năm
Nợ
Có
218.630.000
Ghi Nợ các TK, đối ứng Có với TK này
Tháng 1
Tháng 2
…..
TK 112
120.000.000
TK 311
428.041.326
Tổng số phát sinh Nợ
548.041.326
Tổng số phát sinh Có
492.389.820
Số dư cuối tháng Nợ
Có
162.978.494
Ngày … tháng … năm…
Kế toán trưởng
(Ký tên)
* Mua nguyên vật liệu bằng tiền tạm ứng:
Khi tạm ứng tiền cho nhân viên đi mua hàng, căn cứ vào giấy đề nghị tạm ứng, phiếu chi tiền, sổ quỹ tiền mặt kế toán vào Nhật ký chứng từ số I và Nhật ký chứng từ số 10.
Nợ TK 141
Có TK 111
Trong Nhật ký chứng từ số 1 ghi vào cột ghi Nợ TK 141, ghi Có TK 111. Trong cột Nhật ký chứng từ số 10, các đối tượng được tạm ứng theo dõi chung trong một trang sổ, mỗi đối tượng được ghi trên một dòng. Phải thanh toán tạm ứng đợt trước mới được tạm ứng đợt sau.
Khi thanh toán, căn cứ vào giấy thanh toán tiền tạm ứng, hoá đơn, phiếu nhập… để định khoản:
Nợ TK 152
Nợ TK 133
Có TK141
Cuối tháng hoặc cuối quý khoá sổ Nhật ký chứng từ số 10, xác định số phát sinh tổng cộng bên Có TK 141 đối ứng bên Nợ TK 152 và lấy số liệu này để ghi sổ cái TK 152 (Ghi Có TK 141, ghi Nợ TK 152).
Biểu 9
Công ty Dụng cụ số I Nhật ký chứng từ số 10
Ghi Có TK 141 – Tạm ứng
Tháng 1/2003
Đơn vị tính: đồng
Stt
Diễn giải
Số dư đầu kỳ
Ghi Nợ TK 141, ghi Có các TK
Ghi Có TK 141, ghi Nợ các TK
Số dư cuối kỳ
N
C
TK 111
..
Cộng
TK 152
TK 133
..
N
C
1
Nguyễn Toàn Thắng
20.000.000
20.000.000
19.047.600
952.400
2
Nguyễn Xuân Thành
3.400.000
3.400.000
3.238.100
161.900
…..
…..
…..
…..
Cộng
32.000.000
32.000.000
26.000.000
1.500.000
4.500.000
Đã ghi sổ cái ngày… tháng… năm…
Kế toán ghi sổ Kế toán tổng hợp Kế toán trưởng
(Ký tên) (Ký tên) (Ký tên)
* Trường hợp nhập kho hàng đi đường tháng trước: Vì nguyên vật liệu của Công ty chủ yếu mua trên địa bàn Hà Nội nên trường hợp này thường không xẩy ra. Hãn hữu có trường hợp cuối tháng hàng chưa về thì Công ty vẫn lưu hoá đơn đợi đến khi hàng về mới làm thủ tục nhập kho và ghi sổ.
2.2.4.2.2 - Trường hợp nhập kho nguyên vật liệu thuê ngoài gia công
Tại Công ty Dụng cụ số I, nguyên vật liệu chủ yếu được nhập từ nguồn mua ngoài, trường hợp thuê ngoài gia công rất ít.
Khi nhập nguyên vật liệu thuê ngoài gia công kế toán căn cứ vào: Hợp đồng gia công, phiếu xuất kho gia công, biên bản kiểm nghiệm vật tư, phiếu nhập kho gia công… ghi định khoản như sau:
Nợ TK 152
Có TK 154
2.2.4.3 - Kế toán tổng hợp xuất kho nguyên vật liệu
Tại Công ty Dụng cụ số I, quá trình kế toán tổng hợp xuất nguyên vật liệu có một số trường hợp điển hình sau:
* Trường hợp xuất vật tư cho sản xuất sản phẩm (chi tiết cho từng phân xưởng):
Nợ TK 621 (chi tiết theo phân xưởng)
Có TK 152 (chi tiết nguyên vật liệu)
Ví dụ: Ngày 2/1 căn cứ vào phiếu xuất kho số 01 ngày 2/1/2003 về xuất 635 kg thép tấm 25 ly sản xuất máy tiện gien loại 0,8 x 1m kế toán định khoản như sau:
Nợ TK 621. XCK: 4.611.02đ
Có TK152: 4.611.02đ
Định khoản này được ghi ngay trên sổ chi tiết vật tư.
* Trường hợp xuất kho nguyên vật liệu cho sản xuất chung:
Nợ TK 627 (chi tiết theo phân xưởng)
Có TK 152
Ví dụ: Ngày 2/1/2003 theo phiếu xuất kho số 03 xuất cho phân xưởng cơ khí 20kg que hàn để hàn sửa chữa lại một số giá kệ để máy móc thiết bị.
Nợ TK 627 (PX cơ khí): 1.333.320đ
Có TK 152: 1.333.32đ
* Trường hợp xuất nguyên vật liệu phục vụ cho bán hàng:
Nợ TK 641
Có TK 152
Ví dụ: Ngày 4/1/2003 phiếu xuất kho số 08 xuất 10 lít xăng cho nhân viên phòng KH và TT.
Nợ TK 641: 48.570đ
Có TK 152: 48.570đ
* Trường hợp xuất nguyên vật liệu thuê ngoài gia công chế biến:
Nợ TK 154
Có TK 152
Ví dụ: Ngày 20/1/2003 phiếu xuất số 22 xuất nguyên vật liệu đi thuê gia công.
Nợ TK 154: 21.393.473đ
Có TK 152: 21.393.473đ
* Trường hợp xuất nguyên vật liệu đi bán:
Nợ TK 632
Có TK 152
Ví dụ: Công ty bán 1.178,8 thép ống fi 140 cho Nhà máy cơ khí 2129 hoá đơn số 0411897 ngày 19/1/2003.
Nợ TK 632: 30.648.800đ
Có TK 152: 30.648.80đ
* Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu vào cuối tháng:
Cuối tháng căn cứ vào sổ chi tiết nguyên vật liệu kế toán tiến hành tổng hợp nguyên vật liệu đã xuất dùng cho các mục đích, trên cơ sở đó lập bảng phân bổ số 2.
Biểu 10
Công ty Dụng cụ số I Bảng phân bổ số 2
Bảng phân bổ nguyên vật liệu – công cụ dụng cụ
Tháng 1/2003
Đơn vị tính: đồng
STT
Các TK ghi Có
Ghi Nợ các TK
TK 152
TK 153
1
TK 154
100.694.600
2
TK 621
397.680.208
3
TK 622
-
4
TK 627
15.932.800
5
TK 641
12.608.400
6
TK 642
126.645.790
Cộng
653.561.798
Bảng phẩn bổ số 2 được chuyển cho kế toán tập hợp chi phí để lập bảng kê số 4 và bảng kê số 5: Phần ghi Nợ TK 621, 627, 641…đối ứng Có TK 152.
Lập bảng kê số 3.
Biểu11
Công ty Dụng cụ số I Bảng kê số 3
Bảng tính giá thực tế nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ
Tháng 1/2003
Đơn vị tính: đồng
STT
Các TK ghi Nợ
Các TK ghi Có
TK 152
……
1
I. Số dư đầu tháng
115.220.800
2
II. Số phát sinh trong tháng
712.666.018
TK 111 (Từ NKCT số 1)
112.968.420
TK 112 (Từ NKCT số 2)
73.057.325
TK 331 (Từ NKCT số 5)
468.942.686
TK 154 (Từ NKCT số 7)
31.697.587
TK 141 (Từ NKCT số 10)
26.000.000
3
Cộng số dư đầu tháng và số phát sinh trong tháng
827.886.818
Cộng xuất trong tháng
653.561.798
Tồn cuối tháng
174.325.020
* Ghi sổ cái TK 152:
Sổ cái tổng hợp TK 152 được mở cho cả năm, phản ánh biến động của nguyên vật liệu theo từng tháng trong năm. Cách lập sổ cái TK 152:
- Số dư đầu năm: Được lấy từ sổ cái TK 152 năm trước.
- Số phát sinh Nợ: Được lấy từ các NKCT số 1, 2, 5, 7, 10.
Từ NKCT số 1: Căn cứ số liệu tổng cộng cột ghi Nợ TK 152 – ghi Có TK 112.
Từ NKCT số 2: Căn cứ số liệu tổng cộng cột ghi Nợ TK 152 – ghi Có TK 331.
Từ NKCT số 5: Căn cứ số liệu dòng ghi Nợ TK 152 – cột ghi Có TK 154.
Từ NKCT số 10: Căn cứ số liệu tổng cộng cột ghi Nợ TK 152 – ghi Có TK 141.
Số phát sinh Có: Được lấy từ bảng phân bổ số 2.
Sổ cái TK 152 được ghi một lần vào cuối tháng sau khi đã khoá sổ, kiểm tra đối chiếu số liệu trên NKCT.
Biểu12
Công ty Dụng cụ số I Sổ cái
TK 152 – Nguyên vật liệu
Đơn vị tính: đồng
Số dư đầu năm
Nợ
Có
115.220.800
Ghi Có các TK, đối ứng Nợ với TK này
Tháng 1
Tháng 2
…..
TK 111 (NKCT số 1)
112.968.420
TK 111 (NKCT số 1)
73.057.325
TK 111 (NKCT số 1)
26.000.000
TK 111 (NKCT số 1)
468.942.686
TK 111 (NKCT số 1)
31.697.587
Cộng số phát sinh Nợ
712.666.018
Tổng số phát sinh Có
653.561.798
Số dư cuối tháng Nợ
Có
174.325.020
Ngày… tháng… năm…
Kế toán trưởng
(Ký tên)
2.2.5 - Công tác kiểm kê nguyên vật liệu
Do đặc điểm nguyên vật liệu của Công ty có loại rất cồng kềnh (như các loại sắt, thép), có loại rất khó bảo quản như hoá chất. Hơn nữa, giá trị của nguyên vật liệu lại chiếm một tỉ trọng khá lớn trong giá thành sản phẩm (60 – 65%). Do vậy để đạt mục tiêu hạ thấp chi phí nguyên vật liệu đòi hỏi Công ty phải tổ chức tốt công tác quản lý nguyên vật liệu nói chung, tổ chức công tác quản lý kho vật tư nói riêng. ở Công ty Dụng cụ số I định kỳ 6 tháng tổ chức kiểm kê nguyên vật liệu một lần để phát hiện và xử lý chênh lệch giữa số tồn kho thực tế và số tồn trên sổ sách, đồng thời rút ra kinh nghiệm, bổ sung các biện pháp để không ngừng nâng cao chất lượng công tác quản lý kho vật tư. Ban kiểm kê bao gồm 3 người: 1 thủ kho, 1 thống kê (nhân viên phòng Kế hoạch Vật tư), 1 kế toán (Kế toán nguyên vật liệu). Kết quả kiểm kê được ghi vào “Biên bản kiểm kê” do phòng Kế hoạch Vật tư lập. Cuối kỳ kiểm kê, biên bản kiểm kê được gửi về phòng kế toán. Kế toán tập hợp số liệu tính giá trị và xác định chênh lệch thừa thiếu cho từng loại.
-
=
Chênh lệch Số lượng tồn Số lượng tồn
thừa thiếu kho kiểm kê kho sổ sách
Trước khi lập báo cáo, căn cứ kết quả kiểm kê kế toán hạch toán như sau:
- Thừa phát hiện khi kiểm kê:
Nợ TK 152
Có TK 338(3381)
- Thừa phát hiện qua kiểm kê:
Thiếu trong định mức:
Nợ TK 642 - Trị giá thiếu hụt trong định mức
Có TK 152
Thiếu ngoài định mức:
Nợ TK 152
Có TK 338(3381)
Kết quả kiểm kê cho thấy Công ty đã có sự kết hợp chặt chẽ giữa quản lý và kế toán vật tư nhập kho, xuất dùng, giữa kế toán và thủ kho. Hệ thống kho tàng được bố trí, bảo quản hợp lý an toàn.
Phần III - Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán
nguyên vật liệu tại công ty dụng cụ số I
3.1 - Sự cần thiết phải hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu
Nền sản xuất xã hội luôn có sự vận động và phát triển không ngừng do sự tác động của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất. Cùng với sự vận động này cơ chế quản lý cũng phải thường xuyên đổi mới để phù hợp với sự phát triển của nền sản xuất hàng hoá. ở nước ta, Đảng và Nhà nước đã tiến hành công cuộc cải cách cơ chế quản lý ngay sau khi chuyển đổi nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường.
Hạch toán kế toán là một bộ phận của hệ thống công cụ quản lý Nhà nước trong việc chỉ đạo các doanh nghiệp hoạt động theo cơ chế thị trường. Khi chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế, Nhà nước cho phép các Doanh nghiệp chủ động trong sản xuất kinh doanh theo khuôn khổ pháp luật nên hạch toán càng có vai trò quan trọng – là nguồn cung cấp các số liệu về kinh tế tài chính để làm nền tảng cho việc ra quyết định kinh doanh và có liên quan trực tiếp đến tương lai của Doanh nghiệp. Cùng với sự thay đổi về quản lý kinh tế, hạch toán kế toán cũng chịu sự chi phối cần đổi mới hoàn thiện.
Kế toán tốt nguyên vật liệu sẽ đảm bảo việc cung cấp kịp thời đồng bộ những vật liệu cần thiết cho sản xuất; kiểm tra, giám sát việc chấp hành định mức, dự trữ tiêu hao nguyên vật liệu ngăn ngừa các hiện tượng mất mát lãng phí, đồng thời giảm chi phí hạ giá thành sản xuất, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động.
Hiện nay trên thực tế, công tác hạch toán nguyên vật liệu vẫn còn phức tạp cồng kềnh cần được giảm bớt. Vì vậy, các Doanh nghiệp tuỳ theo yêu cầu quản lý của doanh nghiệp mình cần có các biện pháp quản lý, hạch toán theo hướng đơn giản nhưng vẫn đảm bảo đúng chế độ quy định.
Công cuộc cải cách chế độ kế toán của nước ta theo quyết định 1141/TC/CĐKT ngày 1 tháng 11 năm 1995 đã đáp ứng yêu cầu quản lý hạch toán trong tình hình mới và phù hợp với chuẩn mực thông lệ quốc tế. Do điều kiện nước ta đi sau nên chúng ta đã vận dụng được những kinh nghiệm và sự giúp đỡ của các chuyên gia nước ngoài trong việc xây dựng chế độ kế toán phù hợp. Tuy nhiên trong quá trình áp dụng vào thực tế ở từng doanh nghiệp không tránh khỏi những sai sót, do vậy công tác hoàn thiện tổ chức kế toán là vô cùng cần thiết đối với tất cả các doanh nghiệp trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân.
3.2 - Nhận xét chung về công tác tổ chức kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Dụng cụ số I
Trong lịch sử phát triển của mình, Công ty đã từng bước khẳng định được vị trí của mình trên thị trường, trở thành một trong những bạn hàng lớn và ổn định cung cấp trang thiết bị cho ngành công nghiệp, xây dựng. Sản phẩm của Công ty luôn giữ được uy tín với khách hàng về mặt chất lượng, mẫu mã và chủng loại. Để đạt được kết quả như vậy, Công ty đã thực hiện tốt công tác quản lý sản xuất nói chung và công tác quản lý kế toán nói riêng.
Qua thời gian thực tập, vận dụng lý luận vào thực tiễn công tác kế toán nguyên vật liệu, em thấy công tác kế toán nguyên vật liệu ở Công ty Dụng cụ số I có những ưu điểm sau:
- Về công tác quản lý: Công ty đã xây dựng cho mình một mô hình quản lý nguyên vật liệu khoa học, hợp lý từ khâu thu mua, dự trữ đến khâu bảo quản sử dụng cho sản xuất.
- ở khâu thu mua: Công ty đã tạo cho mình một thị trường cung cấp nguyên vật liệu ổn định trên địa bàn Hà Nội, quản lý tốt khâu thu mua thông qua việc quản lý hoá đơn, chứng từ thu mua.
- ở khâu bảo quản: Trong kho của Công ty đã và đang được trang bị đầy đủ các phương tiện bảo quản, bảo vệ thích hợp bảo đảm cho nguyên vật liệu dự trữ trong kho, phản ánh trung thực về mặt số lượng và giá trị sử dụng.
- ở khâu sử dụng: Khi có nhu cầu sử dụng, phòng Kế hoạch vật tư xem xét tính hợp lý, hợp lệ của các giấy đề nghị xuất nguyên vật liệu để duyệt và viết phiếu xuất nguyên vật liệu để cung cấp cho sản xuất nhanh và tiết kiệm nhất.
Về công tác kế toán: Bộ máy kế toán được tổ chức gọn nhẹ, phù hợp với quy mô của Công ty. Về cơ bản bộ máy kế toán đã đáp ứng được yêu cầu hạch toán, phản ánh, giám đốc được tình hình sử dụng vật tư, tiền vốn, thu thập xử lý và cung cấp thông tin về quá trình kinh tế diễn ra trong Công ty.
Kế toán áp dụng hình thức sổ Nhật ký chứng từ theo phương pháp kê khai thường xuyên. Hệ thống chứng từ, sổ sách ghi chép tổng hợp nói chung được tổ chức hợp pháp hợp lệ và theo đúng chế độ hiện hành đảm bảo tính chính xác, rõ ràng trong công tác hạch toán. Công tác hạch toán nguyên vật liệu cũng được tiến hành có nề nếp theo đúng chế độ.
Công ty áp dụng phương pháp thẻ song song để hạch toán chi tiết nguyên vật liệu. Về cơ bản Công ty đã tuân thủ theo đúng trình tự hạch toán, ghi chép đầy đủ các biến động về nguyên vật liệu.
- áp dụng kỹ thuật tiên tiến vào công tác quản lý và kế toán nguyên vật liệu: Công ty đã sử dụng giá đơn vị bình quân cả kỳ dự trữ để tính giá nguyên vật liệu xuất kho, phương pháp này tuy dễ làm nhưng độ chính xác không cao, công việc tính toán dồn cả vào cuối tháng gây ảnh hưởng đến công tác quyết toán nói chung. Kế toán vật tư phải kiêm nhiệm các việc khác do vậy ảnh hưởng tới hiệu quả công việc. Nhưng đổi lại để hoà nhập với sự phát triển của nền kinh tế, xu hướng tiến bộ của Thế giới và góp phần hơn nữa trong việc phát triển kinh doanh, đặc biệt là nâng cao hiệu quả của công tác kế toán, Công ty đã trang bị máy tính cho phòng kế toán. Hiện nay Công ty đang sử dụng phần mềm kế toán Standard 5.0 nhằm giảm bớt công việc ghi chép của kế toán. Kế toán nhập dữ liệu cho máy, máy tính sẽ theo dõi chi tiết cho từng loại nguyên vật liệu như sổ chi tiết vật tư. Cuối tháng kế toán thực hiện các lệch lọc đưa ra các bảng kê nhập, bảng kê xuất, bảng kê tổng hợp giúp kế toán giảm bớt khối lượng công việc và tăng độ chính xác của số liệu kế toán.
Để có được kết quả này là do sự nỗ lực của các cán bộ phòng tài vụ nói chung, kế toán nguyên vật liệu nói riêng cùng với sự lãnh đạo đúng đắn của Kế toán trưởng Công ty.
Bên cạnh những ưu điểm cơ bản nêu trên công tác quản lý kế toán nguyên vật liệu còn tồn tại những mặt chưa hợp lý:
- Công ty đã tiến hành phân loại nguyên vật liệu theo công dụng của nguyên vật liệu đối với quá trình sản xuất. Nguyên vật liệu chính của Công ty chủ yếu là sắt, thép nhưng Công ty sử dụng rất nhiều loại sắt, thép khác nhau về hình dáng (lá, tấm, góc, tròn…); khác nhau về kích thước (cũng là thép tròn nhưng có: 15,5; 17,5 ; 21,5…) nên dễ bị nhầm lẫn, nhưng Công ty chưa xây dựng sổ danh điểm vật tư nên có ảnh hưởng tới quá trình theo dõi và đối chiếu giữa kho và kế toán trong công việc tìm kiếm.
- Cuối tháng khi hàng còn đang đi đường, Công ty không hạch toán vào tài khoản 151 để theo dõi mà chờ đến khi hàng về mới làm thủ tục nhập kho và ghi sổ kế toán, điều này chưa đúng với chế độ kế toán hiện hành.
- Trong điều kiện nền kinh tế hiện nay giá cả của nhiều mặt hàng luôn thường xuyên biến động, Công ty chưa lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Điều này sẽ có ảnh hưởng xấu tới kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty nếu gặp phải tình huống giá cả nguyên vật liêu trên thị trường biến động lớn.
3.3 - Phương hướng chung để hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu
Khi tiến hành việc gì bất cứ ai cũng muốn đạt hiệu quả cao, nghĩa là với chi phí tối thiểu phải đem lại lợi ích tối đa. Do vậy, hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu là yêu cầu rất bức thiết.
Hoàn thiện nghĩa là thay đổi, bổ sung cái mới, cái tiên tiến nhất, phù hợp nhất để công việc tiến hành đạt hiệu quả cao hơn. Tuy nhiên việc hoàn thiện đó cũng phải tuân theo những nguyên tắc nhất định.
Chuẩn mực kế toán quốc tế là cơ sở để nước ta xây dựng hệ thống chế độ kế toán phù hợp với điều kiện kinh tế của Việt Nam. Trên cơ sở đó chuẩn mực kế toán quốc gia là nguyên tắc kế toán áp dụng cho các doanh nghiệp. Tuy nhiên các doanh nghiệp căn cứ vào thực tế sản xuất kinh doanh của đơn vị mình mà rút ngắn, thay đổi công tác kế toán cho phù hợp trên nguyên tắc chấp hành những quy định chung mà Nhà nước ban hành.
Như vậy hướng hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu ở Công ty Dụng cụ số I phải dựa trên các chế độ kế toán ban hành của Bộ tài chính về hệ thống, phướng pháp thực hiện, các tài khoản, các chứng từ và sổ sách kế toán đang sử dụng. Ngoài ra, hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu ở Công ty Dụng cụ số I cũng là nhằm mục đích nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ phận kế toán nói chung và kế toán nguyên vật liệu nói riêng đồng thời góp phần tích cực vào việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty.
Yêu cầu xây dựng chuẩn mực kế toán trong giai đoạn hiện nay đòi hỏi phải tăng cường hoàn thiện công tác kế toán trong các doanh nghiệp. Điều này cũng đặt ra nhiệm vụ hoàn thiện công tác kế toán nói chung và công tác hạch toán nguyên vật liệu nói riêng tại Công ty Dụng cụ Số I.
3.4 - Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Dụng cụ số I
Với tư cách là một sinh viên thực tập em mạnh dạn đưa ra một số ý kiến nhằm góp phần nhỏ bé vào công việc hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Dụng cụ số I như sau:
3.4.1 - Xây dựng hệ thống sổ danh điểm vật tư thống nhất trong Công ty
Để đảm bảo cho công tác đối chiếu giữa kế toán nguyên vật liệu và thủ kho được tiến hành dễ dàng, nhanh chóng, chính xác và có thể phát hiện nhanh khi có sai sót, Công ty cần xây dựng “Sổ danh điểm vật tư”. Danh điểm vật tư xây dựng cho từng loại nguyên vật liệu chính, phụ, nhiên liệu… Sổ danh điểm vật tư tạo nên một bộ mã về các loại nguyên vật liệu, giúp cho Công ty áp dụng kế toán máy vào công tác kế toán được thuận lợi.
Sổ danh điểm vật tư có thể xây dựng theo mẫu sau:
Biểu số 13
Đơn vị:
Sổ danh điểm vật tư
STT
Danh điểm vật tư (ký hiệu)
Tên, nhãn hiệu, quy cách, phẩm chất nguyên vật liệu
Đơn vị tính
Ghi chú
V.15,5 S35C
Thép tròn 15,5 S35C
Kg
V.15,6 S35C
Thép tròn 15,6 S35C
Kg
…….
V.17,5 Q215
Thép tròn 17,5 Q215
Kg
V.17,5 SCM415
Thép tròn 17,5 SCM415
Kg
…….
V.TAM 25
Thép tấm 25 ly
Kg
V.TAM 40
Thép tấm 40 ly
Kg
…….
V.VQH1
Que hàn VQH1
Kg
V.VQH2
Que hàn VQH2
Kg
3.4.2 - Lập phiếu giao nhận chứng từ nhập xuất
Về giao nhận chứng từ giữa thủ kho và kế toán: Vì nguyên vật liệu của Công ty phải nhập xuất làm nhiều lần nên số lượng chứng từ về nhập xuất nguyên vật liệu ở Công ty tương đối nhiều, để nâng cao chất lượng bảo quản chứng từ, có cơ sở pháp lý để quy kết trách nhiệm khi chứng từ bị mất, Công ty nên lập sổ giao nhận chứng từ. Mẫu phiếu giao nhận chứng từ có thể lập như sau:
Biểu số 14
Phiếu giao nhận chứng từ
Từ ngày … đến ngày …
STT
Mã vật tư
Tên vật tư
Số lượng chứng từ
Số hiệu chứng từ
Ghi chú
Người giao Người nhận
3.4.3 - Lập bảng kê chứng từ nhập, bảng kê chứng từ xuất nguyên vật liệu
Do đặc điểm chủng loại nguyên vật liệu của Công ty rất nhiều, nguyên vật liệu phải xuất làm nhiều lần do vậy khả năng sai sót nhầm lẫn dễ xẩy ra. Có những trường hợp chứng từ vào sổ chi tiết bị bỏ sót, hoặc có trường hợp chứng từ bị thất lạc dẫn đến tình trạng cuối tháng kế toán và thủ kho đối chiếu số liệu không trùng khớp nhau hay giữa kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết số liệu cũng không thống nhất, lúc đó rà soát rất phức tạp và mất nhiều thời gian. Kế toán nguyên vật liệu nên lập các bảng kê chứng từ nhập và bảng kê chứng từ xuất để nâng cao tính đối chiếu. Các bảng kê chứng từ nhập, xuất có thể xây dựng như sau:
Ví dụ: Lập bảng kê chứng từ nhập và bảng kê chứng từ xuất tháng 1/2004.
Biểu số 15
Đơn vị:
Bảng kê chứng từ nhập nguyên vật liệu
Tháng 1 năm 2004
Kho: Vật tư kim khí
Chứng từ
Diễn giải
Đơn vị tính
TK đối ứng
Số lượng
Đơn giá (đồng)
Thành tiền (đồng)
SH
NT
01
4.1
Thép tròn 15,6 S35C
Kg
111
584,4
27619
16140543
Thép tròn 15,6 S35C
Kg
111
240,2
24286
5833497
02
4.1
Cái
331
7500
1018
7653000
Cái
331
2500
2666
6665000
……..
…..
…..
…..
…..
…..
Tổng cộng
712666018
Người lập biểu
(Ký, ghi rõ họ tên)
Biểu số 16
Đơn vị:
Bảng kê chứng từ xuất
Tháng 1 năm 2004
Kho: Vật tư kim khí
Chứng từ
Diễn giải
Đơn vị tính
TK đối ứng
Số lượng
Đơn giá (đồng)
Thành tiền (đồng)
SH
NT
01
2.1
Thép U200 (V.U200)
Kg
621
156
29557,85
4611024
02
2.1
Bu lông M8*60 – PX2
Cái
621
50
2580
129000
03
2.1
Que hàn – PX 3
Kg
627
20
66666
1333320
…..
…..
…..
…..
…..
…..
Tổng cộng
653561798
Người lập biểu
(Ký, ghi rõ họ tên)
Số liệu tổng cộng trên Bảng kê chứng từ nhập và Bảng kê chứng từ xuất được dùng để đối chiếu với số liệu tổng cộng trên bảng tổng hợp nhập xuất tồn và đối chiếu với kế toán tổng hợp. Trên các bảng kê này các số hiệu chứng từ được liệt kê theo trình tự đánh số của các phiếu nhập, xuất nên nếu xẩy ra tình trạng thất lạc chứng từ sẽ phát hiện được ngay. Nếu số liệu tổng cộng giữa kế toán chi tiết và kế toán tổng hợp có sai lệch thì tiến hành rà soát trên các bảng kê này sẽ nhanh hơn rà soát với từng sổ chi tiết.
3.4.4 - Việc mở sổ chi tiết “Phải trả cho người bán”
Mua hàng với hình thức thanh toán trả chậm được kế toán vật liệu theo dõi trên báo cáo chi tiết tài khoản 331 và mở sổ chi tiết số 2, theo dõi trên Nhật ký chứng từ số 5. Tuy nhiên ở Công ty kế toán nguyên vật liệu mở Báo cáo chi tiết tài khoản 331, mẫu này còn sơ sài không có phần theo dõi thời gian của hoá đơn, các phiếu nhập kho trong trường hợp một tính tổng cộng số tiền ghi vào một dòng trên báo cáo chi tiết tài khoản 331 nên ở cột hoá đơn rất khó ghi, có trường hợp còn gây ra thiếu sót hoặc trùng lắp. Sổ chi tiết vừa được kế toán chi tiết nguyên vật liệu làm bằng tay, sau đó tổng hợp lại cho kế toán tổng hợp nguyên vật liệu làm trên máy, như vậy sẽ gây ra sự trùng lặp. Công ty nên mở sổ chi tiết thanh toán với người bán theo mẫu sau:
Biểu số 17
Sổ chi tiết thanh toán với người bán
TK 331
Đối tượng
Loại tiền
Ngày tháng
Chứng từ
Diễn giải
TK đối ứng
Thời hạn chiết khấu
Số phát sinh
Số dư
Số hiệu
Ngày tháng
Nợ
Có
Nợ
Có
3.4.5 - Công tác hạch toán “Hàng đang đi đường”
Việc hạch toán hàng đi đường chưa đúng với chế độ kế toán hiện hành, Công ty cần mở tài khoản 151 để theo dõi. Khi nhận được hoá đơn của người bán nhưng hàng chưa về đến Công ty, kế toán lưu hoá đơn vào tập hồ sơ “Hàng đi đường”. Nếu trong tháng hàng về thì làm thủ tục nhập kho như bình thường. Đến cuối tháng hàng vẫn chưa về, kế toán căn cứ hoá đơn, hợp đồng mua hàng ghi:
Nợ TK 151
Nợ TK 133
Có TK 331
Và ghi chép trên Nhật ký chứng từ số 6. Tháng sau khi hàng về nhập kho ghi:
Nợ TK 152
Có TK 151
Ví dụ: Ngày 26/2/2004 Công ty mua dầu của cửa hàng Vinh Vượng nhận được hoá đơn sau:
Biểu số 18
Hoá đơn (gtgt) Mẫu số 01 GTKT – 3LL
Liên 2: Giao cho khách hàng CĐ/00 B
Ngày 26 tháng 2 năm 2004
N0: 092227
Đơn vị bán: Cửa hàng dầu Vinh Vượng
Địa chỉ: 38 Thuốc Bắc – Hà Nội Số tài khoản: 710A- 00360908
Ngân hàng công thương Hoàn Kiếm
Điện thoại:………… MST:
Họ tên người mua hàng: Nguyễn Toàn Thắng.
Đơn vị: Công ty Dụng cụ số I.
Địa chỉ: Số TK: 710A-00130
Sở giao dịch NHPTNT-TL
Hình thức thanh toán: Trả chậm
Stt
Tên hàng hoá dịch vụ
Đơn vị tính
Số lượng
Đơn giá (đồng)
Thành tiền (đồng)
A
B
C
1
2
3 = 1 x 2
1
Dầu APPCS46 x BL
Kg
394,4
270.620
10.893.328
2
Dầu APPCS32 x BL
Kg
429,2
28.730
12.330.916
Cộng tiền hàng
23.224.244
Thuế suất thuế GTGT 10%: Tiền thuế GTGT
2.322.424,4
Tổng cộng tiền thanh toán
25.546.668
Số tiền bằng chữ: Hai mươi lăm triệu năm trăm bốn sáu nghìn sáu trăm sáu tám đồng.
Người mua hàng Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị
(Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên)
Nhưng do xe vận chuyển của cửa hàng bị tai nạn nên cả xe bị giữ chờ giải quyết. Vì vậy đến ngày 28/2 số hàng trên vẫn chưa về đến Công ty. Căn cứ vào hoá đơn GTGT kế toán ghi bút toán:
Nợ TK 151: 23.224.244đ
Nợ TK 151: 2.322.424,4đ
CóTK 331: 25.546.668đ
Và ghi vào NKCT số 6
Đến ngày 6/3 số hàng trên đã về đến Công ty, phòng Kế hoạch Vật tư viết phiếu nhập kho số 42 ngày 6/3/2004. Kế toán ghi bút toán:
Nợ TK 152: 23.224.244đ
Nợ TK 151: 23.224.244đ
Biểu số 19
Công ty Dụng cụ số I. Nhật ký chứng từ số 6
Ghi Có TK 151 – Hàng mua đang đi đường
Tháng 3 năm 2004
Stt
Diễn giải
Số dư đầu tháng
Hóa đơn
PN
Ghi có TK 151, ghi Nợ các TK
Số dư CT
SH
NT
SH
NT
152
153
…
Cộng
1
Mua dầu
23.224.244
92227
26/2
42
6/3
23.224.244
0
Cộng
Đã ghi sổ cái ngày … tháng … năm …
Kế toán ghi sổ Kế toán tổng hợp Kế toán trưởng
(Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên)
Số liệu ở dòng tổng cộng cột TK 152 của NKCT số 6 được dùng để ghi sổ cái TK 152.
3.4.6 - Lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho
Cuối kỳ kế toán năm, khi giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho nhỏ hơn giá gốc thì Công ty phải lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho.
Xét về phương diện kinh tế: Nhờ các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho mà bảng Cân đối kế toán của doanh nghiệp phản ánh chính xác hơn giá trị thực tế của tài sản.
Việc trích lập dự phòng được thực hiện ở thời điểm khoá sổ kế toán để lập báo cáo tài chính năm, sau khi tiến hành kiểm kê nguyên vật liệu. Để lập dự phòng thì nguyên vật liệu phải có các điều kiện sau:
Nguyên vật liệu là những vật tư tồn kho tại thời điểm lập báo cáo tài chính có giá trị thường thấp hơn giá ghi trên sổ kế toán.
Nguyên vật liệu thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp.
Có chứng từ hoá đơn hợp lý, hợp lệ hoặc các chứng từ khác chứng minh giá vốn tồn kho.
Phương pháp xác định mức dự phòng giảm giá hàng tồn kho:
Mức dự phòng giảm giá Số lượng hàng Giá đơn vị thực Giá đơn vị thực
cần lập cho từng = tồn kho cuối niên x tế ghi sổ của - tế trên thị trường
loại hàng tồn kho i độ kế toán i hàng i của hàng i
Tài khoản được sử dụng để hạch toán là TK 159 – Dự phòng giảm giá hàng tồn kho.
Bên Nợ - Giá trị dự phòng giảm giá hàng tồn kho được hoàn nhập vào giá vốn hàng bán.
Bên Có - Giá trị dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã được lập tính vào giá vốn hàng bán.
Dư Nợ - Giá trị dự phòng giảm giá hàng tồn kho.
Phương pháp hạch toán:
Cuối kỳ kế toán năm, khi giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho nhỏ hơn giá gốc thì phải lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Số dự phòng giảm giá hàng tồn kho được lập là số chênh lệch giữa giá gốc của hàng tồn kho lớn hơn giá trị thuần có thể thực hiện của chúng.
Trường hợp khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập ở cuối kỳ kế toán năm nay lớn hơn khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã lập ở cuối kỳ kế toán năm trước thì số chênh lệch lớn hơn được lập thêm, ghi:
Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán (Chi tiết dự phòng giảm giá hàng tồn kho).
Có TK 159 - Dự phòng giảm giá hàng tồn kho.
Trường hợp khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập ở cuối kỳ kế toán năm nay nhỏ hơn khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã lập ở cuối kỳ kế toán năm trước thì số chênh lệch nhỏ hơn được hoàn nhập, ghi:
Nợ TK 159 - Dự phòng giảm giá hàng tồn kho.
Có TK 632 - Giá vốn hàng bán (Chi tiết dự phòng giảm giá hàng tồn kho).
kết luận
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, chúng ta đã xoá bỏ cơ chế quan liêu bao cấp dựa dẫm vào sự hỗ trợ của Nhà nước vì vậy đòi hỏi các doanh nghiệp phải bằng chính nội lực của mình để hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả. Đối với doanh nghiệp sản xuất thì việc quản lý và sử dụng nguyên vật liệu là rất quan trọng. Để phát huy mọi chức năng của kế toán nói chung và kế toán nguyên vật liệu nói riêng, việc tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu, công tác quản lý và sử dụng nguyên vật liệu phải được giám sát chặt chẽ, luôn được hoàn thiện nhằm quản lý được tốt tình hình biến động nguyên vật liệu cả về số lượng và chất lượng, chủng loại và giá trị.
Công tác hạch toán nguyên vật liệu chiếm một thời gian lớn trong công tác kế toán, đồng thời việc quản lý và sử dụng nguyên vật liệu quyết định đến sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp. Do vậy cần có những biện pháp tốt nhất để hạch toán cũng như để sử dụng và quản lý nguyên vật liệu được đảm bảo, duy trì hoạt động kinh doanh và để phát triển doanh nghiệp.
Em đã chọn nghiên cứu đề tài “Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Dụng cụ số I” trong đề án môn học chuyên ngành Quản trị kinh doanh của trường Đại học Công Đoàn. Với sự cố gắng của bản thân trong việc tiếp thu bài giảng và nghiên cứu tài liệu tham khảo bài viết của em sẽ góp một phần nhỏ bé vào việc hoàn thiện lý luận, đánh giá thực trạng công tác hạch toán nguyên vật liệu tại doanh sản xuất.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn cô giáo Tiến sĩ Lê Thị Hoà và các các cô chú trong ban lãnh đạo Công ty Dụng cụ số I đã giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề này. Em mong có sự góp ý nhiệt tình của thầy cô giáo và các bạn để bài viết được hoàn thiện hơn.
danh mục tài liệu tham khảo
1 - Lịch sử phát triển của Công ty Dụng cụ số I.
2 - Lý thuyết hạch toán kế toán – Trường Đại học Kinh tế quốc dân.
3 - Kế toán tài chính trong các doanh nghiệp – T.S Đặng Thị Loan.
4 - Phân tích hoạt động kinh doanh – T.S Nguyễn Năng Phúc.
5 - Hệ thống kế toán doanh nghiệp – Vụ chế độ kế toán.
* Hướng dẫn về chứng từ kế toán.
* Hướng dẫn về sổ kế toán.
(NXB Tài chính – Hà Nội năm 1995).
6 - Hướng dẫn thực hành kế toán tài chính – T.S Lê Thị Hoà.
7 - Chuẩn mực kế toán đợt 2.
(NXB Tài chính – Hà Nội năm 2004).
8 - Một số quy định, văn bản, chứng từ kế toán khác.
Nhận xét của các cô chú trong ban lãnh đạo
Công ty Dụng cụ số I
Nhận xét của cô giáo Tiến sĩ Lê Thị Hoà
Mục lục
Trang
Lời mở đầu 1
Phần I - Lý luận chung về công tác kế toán nguyên vật liệu trong
các doanh nghiệp sản xuất 3
1.1 - Sự cần thiết phải quản lý và tổ chức kế toán nguyên vật
liệu trong các doanh nghiệp sản xuất 3
1.1.1 - Khái niệm về nguyên vật liệu 3
1.1.2 - Đặc điểm và vai trò của nguyên vật liệu
trong quá trình sản xuất 3
1.1.3 - Yêu cầu và nội dung của công tác quản lý nguyên vật liệu 4
1.1.4 - Nhiệm vụ và nội dung của kế toán nguyên vật liệu 5
1.2 - Phân loại và tính giá nguyên vật liệu 6
1.2.1 - Phân loại nguyên vật liệu 6
1.2.2 - Tính giá nguyên vật liệu 8
1.3 - Kế toán chi tiết nguyên vật liệu 11
1.3.1 - Tổ chức chứng từ 11
1.3.2 - Phương pháp hạch toán chi tiết nguyên vật liệu 12
1.4 - Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu 16
1.4.1 - Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu theo phương pháp
kê khai thường xuyên 16
1.4.2 - Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu theo phương pháp
kiểm kê định kỳ 25
1.4.3 - Hệ thống sổ kế toán tổng hợp trong các
doanh nghiệp sản xuất 28
Phần II - Thực trạng công tác kế toán nguyên vật liệu
tại Công ty Dụng cụ số I 32
2.1 - Giới thiệu tổng quan về Công ty Dụng cụ số I 32
2.1.1 - Quá trình hình thành và phát triển của Công ty 32
2.1.2 - Đặc điểm về tổ chức sản xuất và bộ máy quản lý 33
2.1.3 - Đặc điểm về quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm 37
2.1.4 - Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán của Công ty 38
2.2 - Thực trạng công tác kế toán nguyên vật liệu
tại Công ty Dụng cụ số I 40
2.2.1 - Đặc điểm nguyên vật liệu của Công ty 40
2.2.2 - Phân loại và tính giá nguyên vật liệu 41
2.2.3 - Kế toán chi tiết nguyên vật liệu tại Công ty 42
2.2.4 - Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu tại Công ty 47
2.2.5 - Công tác kiểm kê nguyên vật liệu 56
Phần III - Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác
kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Dụng cụ số I 58
3.1 - Sự cần thiết phải hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu 58
3.2 - Nhận xét chung về công tác tổ chức kế toán
nguyên vật liệu tại Công ty 58
3.3 - Phương hướng chung để hoàn thiện công tác
kế toán nguyên vật liệu 60
3.4 - Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác
kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Dụng cụ số I 61
Kết luận 70
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu bộ máy tổ chức sản xuất và quản lý của Công ty
Giám đốc
PGĐ K.doanh
Kế toán trưởng
Kế toán trưởng
Kho cơ kim khí
PGĐ sản xuất
PGĐ K.thuật
Kho dầu hoá chất
Phòng vật tư
Phòng thiết kế
Phòng tài vụ
PX cơ khí I
PX khởi phẩm
Kho dụng cụ
Phòng công nghệ
Kho tạp phẩm
PX cơ khí II
PX dụng cụ
Thư viện
Phòng KH kinh doanh
Kho thành phẩm
Phòng hành chính
Trạm biến thế
PX cơ điện
Phòng cơ điện
Đo lường
PX mạ
Phòng KCS
Trạm y tế
Phòng tổ chức lđ
PX nhiệt
Nghiên cứu
Phòng kiến thiết cơ bản
Kiểm tra thép
TTdịch vụ vật tư CN
PX bao gói
Phòng bảo vệ
Kho xử lý
Biểu 2
Công ty Dụng cụ số I Tờ số 01
Sổ chi tiết vật liệu dụng cụ
Ngày 31 tháng 1 năm 2002
Tên vật liệu (dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa): Thép tấm 25 ly.
Quy cách phẩm chất:
Đơn vị tính: Kg
Mã số:
Chứng từ
Diễn giải
TKđối ứng
Đơn giá
Nhập
Xuất
Tồn
Số
Ngày
Lượng
Tiền
Lượng
Tiền
Lượng
Tiền
Kiểm kê 31/12/2003
01
4/1
Công ty Thái Nguyên
331
4.500
1.550
6.975.000
12
8/1
Công ty Thái Nguyên
331
4.500
1.915
8.617.500
13
8/1
Công ty cơ khí HN
154
1.915
8.630.905
15
11/1
Công ty Thái Nguyên
331
4.500
1.875
8.437.500
21
16/1
SX máy tiện
154
635
2.861.945
22
23/1
SX giá đỡ máy BT
154
1.750
7.887.250
Tồn cuối tháng
5.340
24.030.000
4.300
19.380.100
2690
11.662.400
Biểu 3
Công ty Dụng cụ số I Bảng tổng hợp nhập – xuất – tồn
Tháng 1/2003
Đơn vị tính: đồng
Stt
Tên vật tư
Đơn vị tính
Tồn đầu tháng
Nhập trong tháng
Xuất trong tháng
Tồn cuối tháng
SL
TT
SL
TT
SL
TT
SL
TT
01
Kg
1.650
7.012.500
5.340
24.030.000
4.300
19.380.100
2.690
11.662.400
02
Kg
8.000
48.000.000
668
4.141.600
4.790
30.895.500
3.878
21.264.100
03
Kg
0
0
5.820
36.375.000
5.820
36.375.000
0
0
04
Kg
5.600
33.600.000
0
0
3.450
21.045.000
2.150
12.555.000
05
Kg
8.000
56.000.000
0
0
7.800
56.160.000
200
160.000
…..
…
…..
…..
…..
…..
25
Cái
25
64.400
200
510.000
225
574.400
0
0
26
Cái
0
0
250
645.000
50
129.000
200
516.000
…..
…
…
…..
…..
…..
…..
Cộng
1.144.676.900
3.165.701.600
2.164.559.000
2.145.819.500
Biểu 7
Công ty Dụng cụ số I Nhật ký chứng từ số 5
Ghi Có TK 331 – Phải trả người bán.
Tháng 1/2003
Stt
Tên đơn vị
Số dư đầukỳ
Ghi Có TK 331, ghi Nợ các TK…
Ghi Nợ TK 331, ghi Có các TK…
Số dư cuối kỳ
Nợ
Có
152
133
Cộng có TK 331
112
311
Cộng Nợ TK 331
Nợ
Có
01
Công ty thép Thái Nguyên
70.000.000
128.797.614
6.439.880
135.237.494
80.000.000
80.000.000
125.237.494
02
Công ty Việt Đức
24.500.000
26.190.476
1.309.524
27.500.000
27.500.000
27.000.000
24.500.000
03
Công ty Lioa
121.027.100
152.343.300
7.617.165
159.960.465
280.987.565
280.987.565
04
Thanh Trang
33.249.976
22.571.390
1.128.569
23.699.959
40.000.000
40.000.000
16.949.935
05
Vĩnh Thành
56.750.624
0
0
0
56.750.624
56.750.624
0
06
XD điện
0
84.928.410
4.264.200
89.174.610
0
0
0
89.174.610
……
……
Cộng
218.630.000
468.942.686
23.447.134
492.389.820
120.000.000
428.041.326
548.041.326
162.978.494
Kế toán ghi sổ Kế toán tổng hợp Kế toán trưởng
(Ký tên) (Ký tên) (Ký tên)
Số liệu tổng cộng trên NKCT số 5 là cơ sở để ghi vào sổ cái TK 331
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 36184.doc