Đề tài Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty xây dựng cấp thoát nước

-Đối với hạch toán chi tiết: Công ty hạch toán chi tiết nguyên vật liệu theo phương pháp thẻ song song nên việc ghi chép rất đơn giản, dễ làm, dễ kiểm tra đối chiếu và nó giúp cho kế toán nguyên vật liệu có thể phát hiện sai sót trong ghi chép một cách nhanh chóng, quản lý chặt chẽ tình hình biến động và số hiện có của từng loại nguyên vật liệu cả về số lượng và giá trị. -Đối với hạch toán tổng hợp: Công ty hạch toán tổng hợp theo phương pháp kê khai thường xuyên. Phương pháp này phù hợp với đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, phù hợp với yêu cầu về công tác quản lý nguyên vật liệu cũng như phù hợp với trình độ cán bộ kế toán tại công ty xây dựng cấp thoát nước.

doc56 trang | Chia sẻ: haianh_nguyen | Lượt xem: 1241 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty xây dựng cấp thoát nước, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g người bán. Tài khoản 151 có kết cấu và nội dung phản ánh như sau: Nợ 151 Có Phản ánh giá thực tế hàng Kết chuyển giá thực tế đang đi đường cuối kỳ hàng đang đi đường đầu kỳ Dư nợ: Giá thực tế của hàng đang đi đường Ngoài ra trong quá trình hạch toán, kế toán còn sử dụng một số tài khoản liên quan khác như: TK 111, TK 112, TK 133, TK 331.... Các tài khoản này có kết cấu và nội dung giống như phương pháp kê khai thường xuyên. 2.2. Phương pháp hạch toán tổng hợp các trường hợp tăng giảm Nguyên vật liệu theo phương pháp kiểm kê định kỳ 2 .2.1. Đối với các doanh nghiệp tính thuế VAT theo phương pháp khấu trừ: Đầu kỳ kinh doanh, kế toán kết chuyển giá trị hàng tồn kho theo từng loại rồi ghi Nợ TK 611và ghi Có các TK liên quan (TK 152, TK 151). Trong kỳ kinh doanh, kế toán căn cứ vào các hoá đơn mua hàng, và đối với các trường hợp tăng, giảm nguyên vật liệu trong kỳ thì kế toán cũng đều định khoản theo đúng quy định của chế độ kế toán hiện hành. Cuối kỳ kinh doanh, căn cứ vào Biên bản kiểm kê nguyên vật liệu tồn kho và Biên bản xử lý số mất mát, thiếu hụt, kế toán ghi Nợ các TK liên quan ( TK152, TK 151, TK 138, TK 334, TK 642) và ghi Có TK 611 (6111) Sơ đồ hạch toán tổng hợp các trường hợp tăng giảm nguyên vật liệu theo phương pháp kiểm kê định kỳ (VAT theo phương pháp khấu trừ ) TK 151, 152 TK 611 TK151, 152 Dđk:xxx Giá trị NVL tồn đầu kỳ Giá trị NVL tồn cuối kỳ chưa sử dụng TK 111, 112, 331 TK 111, 112, 331 Giá trị NVL mua Giảm giá được hưởng và vào trong kỳ giá trị hàng mua trả lại TK 1331 TK 138, 334, 821,642 Trị giá thiếu hụt, mất mát TK 411 TK 621,627,641,642 Nhận vốn góp liên doanh, Giá trị NVL xuất dùng nhỏ cấp phát ,tặng thưởng TK412 TK 1421 Đánh giá tăng NVL Giá trị NVL Phân bổ dần xuất dùng lớn Giá trị nguyên vật liệu tính vào chi phí sản xuất được xác định bằng cách lấy tổng số phát sinh bên Nợ TK 6111 trừ đi số phát sinh Có (bao gồm số tồn cuối kỳ, số mất mát, số trả lại, số giảm giá hàng mua) rồi phân bổ cho các đối tượng sử dụng ( dựa vào mục đích sử dụng hoặc tỷ lệ định mức). 2.2.2. Đối với các doanh nghiệp tính thuế VAT theo phương pháp trực tiếp: Vì trong giá mua hàng thực tế gồm cả thuế VAT đầu vào nên kế toán ghi Nợ TK 611(6111) đồng thời ghi Có các TK liên quan (TK 111, TK 112, TK 331 và ghi Có TK 611(6111). Còn các nghiệp vụ khác phát sinh ở thời điểm đầu kỳ, trong kỳ, cuối kỳ thì kế toán hạch toán tương tự như các doanh nghiệp áp dụng phương pháp khấu trừ để tính thuế VAT. Sơ đồ hạch toán tổng hợp các trường hợp tăng giảm nguyên vật liệu theo phương pháp kiểm kê định kỳ, VAT theo phương pháp trực tiếp TK 151, 152 TK 611 TK 151, 152 Dđk: xxx Giá trị NVL tồn cuối kỳ TK 111, 112, 331, 411 TK 111, 112, 331 Giá trị NVL tăng thêm Giảm giá hàng mua Trong kỳ (tổng giá thanh hàng mua trả lại toán) TK 621, 627 Giá thực tế NVL xuất dùng Theo chế độ kế toán áp dụng cho các doanh nghiệp xây lắp ban hành theo QĐ 1864/1999 QĐ/BTC thì nguyên vật liệu trong doanh nghiệp xây lấp được kế toán hạch toán theo phươngpháp kê khai thường xuyên. Iv/. hạch toán ban đầu : Theo chế độ chứng từ kế toán hiện hành để phản ánh tình hình nhập xuất nguyên vật liệu, kế toán phải thực hiện việc lập và xử lý đầy đủ các chứng từ sau: Hoá đơn giá trị gia tăng ( mẫu 01- GTKT ) Hoá đơn bán hàng ( mẫu 01- BH ) Hóa đơn cước phí vận chuyển ( mẫu 03-VT ) Phiếu nhập kho ( mẫu 01-VT ) Phiếu xuất kho ( mẫu 02-VT ) Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ ( mẫu 03- VT ) Biên bản kiểm kê vật tư sản phẩm hàng hoá ( mẫu 08-VT) Ngoài các chứng từ bắt buộc sử dụng thống nhất theo quy định của Nhà nước, doanh nghiệp căn cứ vào đặc điểm, yêu cầu quản lý NVL của đơn vị mà sử dụng thêm các chứng từ hướng dẫn như phiếu xuất kho vật tư theo hạn mức ( mẫu 04 - VT ), biên bản kiểm nhận vật tư (mẫu 05 - VT )... v/. Kế toán chi tiết nguyên vật liệu Việc hạch toán chi tiết NVL phải được tiến hành đồng thời cả ở kho và phòng kế toán trên cơ sở các chứng từ nhập, xuất. Các doanh nghiệp phải tổ chức hệ thống chứng từ, mở các sổ kế toán chi tiết trên cơ sở lựa chọn, vận dụng phương pháp kế toán chi tiết NVL cho phù hợp nhằm tăng cường công tác quản lý NVL. Các doanh nghiệp có thể lựa chọn một trong các phương pháp sau để kế toán chi tiết nguyên vật liệu. 5.1/Phương pháp thẻ song song a)Nội dung của phương pháp - ở kho: Việc ghi chép tình hình nhập - xuất - tồn kho vật liệu do thủ kho tiến hành trên thẻ kho và chỉ ghi theo chỉ tiêu số lượng. Thẻ kho do kế toán lập theo mẫu quy định (mẫu 06 - VT ) cho từng danh điểm vật liệu theo từng kho và phát cho thủ kho để ghi chép hàng ngày. Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ nhập - xuất - tồn nguyên vật liệu thủ kho phải kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp của chứng từ rồi tiến hành ghi chép số thực tế nhập xuất vào thẻ kho. Cuối ngày tính ra số NVL tồn kho ghi vào thẻ kho. Thủ kho phải thường xuyên đối chiếu số liệu tồn kho ghi trên thẻ kho với số liệu thực tế còn lại ở kho để đảm bảo sổ sách và hiện vật luôn khớp nhau. Hàng ngày hoặc định kỳ sau ghi thẻ kho thủ kho phải chuyển các chứng từ nhập xuất đã được phân loại theo từng nguyên vật liệu về phòng kế toán. ở phòng kế toán: Nguyên vật liệu sử dụng số (thẻ) kế toán chi tiết để ghi chép tình hình nhập - xuất - tồn nguyên vật liệu theo các chỉ tiêu giá trị và hiện vật cho từng danh điểm vật liệu tương ứng với thẻ kho mở ở kho. Cuối tháng kế toán cộng sổ chi tiết NVL và đối chiếu với thẻ kho. Số lượng nguyên vật liệu tồn kho trên sổ (thẻ) kế toán chi tiết phải khớp với số tồn kho ghi trên thẻ kho. Ngoài ra, để có số liệu đối chiếu, kiểm tra với kế toán tổng hợp, kế toán NVL phải tổng hợp số liệu từ các sổ (thẻ) kế toán chi tiết vật liệu vào bảng tổng hợp nhập - xuất - tồn theo từng nhóm, loại vật liệu. b) Ưu điểm : Ghi chép đơn giản, dễ kiểm tra đối chiếu. c)Nhược điểm Việc ghi chép giữa kho và phòng kế toán còn trùng lập về chỉ tiêu số lượng. Mặt khác việc kiểm tra đối chiếu chủ yếu tiến hành vào cuối tháng do đó hạn chế chức năng của kế toán. d) áp dụng Phương pháp thẻ song song áp dụng ở các doanh nghiệp có ít chủng loại vật liệu, khối lượng các nghiệp vụ xuất nhập ít và trình độ nghiệp vụ chuyên môn của cán bộ kế toán còn hạn chế. Có thể khái quát trình tự kế toán chi tiết nguyên vật liệu theo phương pháp thẻ song song bằng sơ đồ sau: Sơ đồ hạch toán chi tiết nguyên vật liệu theo phương pháp thẻ song song Chứng từ xuất Chứng từ nhập Thẻ kho 1 3 Sổ(thẻ) kế toán chi tiết 2 2 Bảng kê tổng hợp nhập - xuất - tồn 4 Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu số liệu 5.2phương pháp số dư: Nội dung phương pháp - ở kho: Thủ kho vẫn dùng thẻ kho để ghi chép tình hình nhập - xuất - tồn vật liệu theo chỉ tiêu số lượng như ở phương pháp thẻ song song. Cuối tháng căn cứ số tồn kho đã tính được trên thẻ kho ghi vào sổ só dư ( cột số lượng), sau đó chuyển trả cho kế toán. Sổ số dư do kế toán mở cho từng kho, sử dụng cho cả năm, cuối mỗi tháng giao cho thủ kho ghi một lần. - ở phòng kế toán: sau khi nhận được các chứng từ nhập xuất và phiếu giao nhận chứng từ do nhân viên phụ trách kho chuyển lên, kế toán NVL nhập bảng kê nhập - xuất - tồn cho từng kho để ghi chép tình hình nhập xuất vật liệu hàng ngày hoặc định kỳ theo chỉ tiêu giá trị. Cuối tháng khi nhận được sổ số dư do thủ kho gửi lên kế toán căn cứ số lượng tồn kho mà thủ kho đã ghi ở sổ số dư và đơn giá từng thứ vật liệu tính ra thành tiền ghi vào cột số tiền ở cột số dư. Số liệu trên cột số tiền ở sổ số dư sẽ được đối chiếu với sổ tồn kho trên bảng nhập xuất tồn và đối chiếu với số liệu của kế toán tổng hợp b.Ưu điểm: Giảm nhẹ đáng kể khối lượng công việc ghi chép hàng ngày và công việc được tiến hành đều trong tháng. c.Nhược điểm: Do kế toán chỉ ghi theo giá trị nên qua số liệu kế toán không thể biết được tình hình biến động của từng thứ NVL mà muốn biết phải xem trên thẻ kho. Ngoài ra, khi kiểm tra đối chiếu nếu có sai sót sẽ gặp khó khăn. d. áp dụng: Phương pháp số dư áp dụng thích hợp trong các doanh nghiệp có khối lượng các nghiệp vụ về nhập xuất NVL lớn, nhiều chủng loại vật liệu, dùng giá hạch toán để hạch toán hàng ngày và trình độ kế toán của doanh nghiệp tương đối cao. Có thể khái quát trình độ kế toán chi tiết NVL theo phương pháp sổ số dư bằng sơ đồ sau: Kế toán chi tiết vật liệu theo phương pháp số dư Thẻ kho Chứng từ xuất Chứng từ nhập Sổ số dư Bảng kê nhập xuất tồn từng kho Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu số liệu 5.3Phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển + Tại kho: Giống phương pháp thẻ song song + Tại phòng kế toán: Mở sổ đối chiếu luân chuyển để hạch toán số lượng và số tiến của từng thứ (danh điểm ) vật tư theo từng kho. Sổ này ghi mỗi tháng một lần vào cuối tháng trên cơ sở tổng hợp các chứng từ nhập, xuất phát sinh trong tháng của từng thứ vật tư, mỗi thứ chỉ ghi một dòng trong sổ. Cuối tháng đối chiếu số lượng vật tư trên sổ đối chiếu luân chuyển với thẻ kho, đối chiếu số tiền với kế toán tổng hợp. Sơ đồ phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển Thẻ kho Chứng từ xuất Chứng từ nhập Sổ đối chiếu luân chuyển Bảng kê xuất Bảng kê nhập Kế toán tổng hợp Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu số liệu 6. Sổ kế toán Tuỳ thuộc vào hình thức kế toán mà doanh nghiệp sử dụng mà sổ kế toán dùng để phản ánh tình hình nhập xuất NVL có thể khác nhau. Có 4 hình thức kế toán là: + Hình thức Nhật ký sổ cái + Hình thức Nhật ký chung + Hình thức Chứng từ ghi sổ + Hình thức Nhật ký chứng từ Tại công ty Xây dựng Cấp thoát nước - 52 Quốc Tử Giám đang sử dụng hình thức kế toán Nhật ký chung nên em sẽ trình bày cụ thể hơn hình thức kế toán và các sổ kế toán sử dụng của hình thức này. a/Hình thức Nhật ký chứng từ: -Điều kiện áp dụng: Các doanh nghiệp sử dụng hình thức sổ này thường có quy mô sản xuất kinh doanh lớn, trình độ quản lý và trình độ kế toán cao. Doanh nghiệp có tính chất kinh doanh phức tạp và đa dạng, đồng thời có nhu cầu phân công chuyên môn hóa cao trong lao động kế toán giữa các phần hành. -Đăc điểm tổ chức sổ: Kết hợp việc ghi chép theo trình tự thời gian (nhật ký) với việc ghi chép phân loại theo hệ thống, giữa kế toán tổng hợp với kế toán chi tiết , giữa việc ghi chép hàng ngày với việc tổng hợp số liệu báo cáo cuối tháng. Hàng ngày kế toán căn cứ vào chứng từ gốc để tiến hành vào sổ chi tiết, bảng kê và các sổ Nhật ký chứng từ. Cuối tháng dựa trên số liệu phát sinh trong sổ Nhật ký chứng từ, kế toán tiến hành vào các sổ Cái tương ứng. -Hệ thống sổ: Nhật ký - Chứng từ số 2, Nhật ký - Chứng từ số 5, Nhật ký - Chứng từ số 6, Nhật ký - Chứng từ số 7, Nhật ký - Chứng từ số 10, Bảng kê số 3 và sổ Cái các TK 151, TK152, TK331... Hình thức này áp dụng phàn mềm kế toán trên máy vi tính khó khăn hơn các hình thức kế toán khác trong việc tổ chức thu nhận và hệ thống hoá thông tin kế toán NVL. b.Hình thức chứng từ ghi sổ -Điều kiện áp dụng: Có thể áp dụng đối với mọi loại hình doanh nghiệp kể cả những doanh nghiệp lớn và doanh nghiệp sử dụng nhiều TK, trình độ quản lý kế toán chưa cao, doanh nghiệp có nhu cầu phân công lao động kế toán. -Đặc điểm tổ chức sổ: Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được căn cứ vào chứng từ gốc để ghi vào Bảng tổng hợp chứng từ nhập - xuất kho theo trình tự thời gian( nhật ký). Căn cứ vào bảng tổng hợp để lập Chứng từ ghi sổ, sau đó Chứng từ ghi sổ lại dùng để vào sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ và các TK tương ứng. -Hình thức này thuận tiện trong việc áp dụng phần mềm kế toán trên máy vi tính. c.Hình thức Nhật ký - Sổ Cái -Điều kiện áp dụng:Thường áp dụng với các doanh nghiệp kinh doanh đơn giản, các doanh nghiệp có quy mô nhỏ, sử dụng ít TK, trình độ kế toán thấp có ít nhân viên kế toán, lao động kế toán chủ yếu là thủ công và trong các đơn vị hành chính sự nghiệp thì thường được áp dụng. -Đặc điểm tổ chức sổ: Kết hợp trình tự ghi sổ theo trình tự thời gian(nhật ký) với trình tự ghi sổ phân loại theo hệ thống trong một sổ kế toán tổng hợp duy nhất. -Hệ thống sổ: Sổ kế toán tổng hợp Nhật ký - Sổ Cái, Sổ chi tiết vật liệu. d.Hình thức Nhật ký chung -Điều kiện áp dụng: Có thể áp dụng đối với mọi đơn vị, kể cả những đơn vị lớn và đơn vị sử dụng nhiều TK, thường áp dụng với đơn vị có trình độ quản lý cũng như trình độ kế toán chưa cao, nhưng đơn giản, dễ hiểu, thuận tiện cho phân công lao động trong phòng kế toán. -Đặc điểm tổ chức sổ: Tách rời trình tự ghi sổ theo trật tự thời gian (nhật ký) với trình tự ghi sổ phân loại theo hệ thống các nghiệp vụ kinh tế phát sinh để vào hai sổ kế toán tổng hợp là Sổ Nhật ký chung và Sổ Cái. Trong trường hợp có khối lượng nghiệp vụ kinh tế phát sinh nhiều, người ta có thể mở một sổ Nhật ký đặc biệt (Nhật ký chuyên dùng) để ghi các nghiệp vụ cùng loại (thực chất là bảng tổng hợp chứng từ gốc cùng loại) PhầnIi Thực trạng công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty I/ Quá trình hình thành và phát triển của công ty Lịch sử hình thành và phát triển của công ty 1.1.1Lịch sử ra đời và phát triển của công ty Công ty xây dựng cấp thoát nước ra đời ngày 28/10/1975 theo quyết định thành lập số 501/BXD - TCLĐ của bộ xây dựng với tên gọi ban đầu là: Công ty xây dựng các công trình cấp nước. Ngày 22/01/1976 theo quyết định số 47/BXD - TCLĐ công ty được bổ sung thêm chức năng thoát nước và được đổi tên lại là: công ty xây dựng cấp thoát nước trực thuộc Bộ xây dựng. Ngày 05/05/1993 căn cứ vào quyết định 156A/BXD - TCLĐ của bộ xây dựng về việc cho phép thành lập lại doanh nghiệp Nhà nước công ty trở thành doanh nghiệp Nhà nước hạng một với tên gọi là Công ty xây dựng cấp thoát nước - Bộ xây dựng. Ngày 11/11/1996 theo quyết định số 978/BXD - TCLĐ của Bộ trưởng Bộ xây dựng, công ty cấp thoát nước trực thuộc Bộ xây dựng đã được chuyển sang trực thuộc Tổng công ty xuất nhập khẩu xây dựng Việt Nam - VINACONEX. Hiện nay công ty có tên gọi giao dịch quốc tế là wasenco (Water Supply and Seweraga Constraction Company) trụ sở chính đặt tại 52 Quốc Tử Giám - Đống Đa - Hà Nội. 1.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của công ty + Xây dựng và lắp đặt các nhà máy cấp nước và thải nước, hệ thống đường ống cấp thoát nước mọi quy mô. + Lắp đặt các trạm bơm, trạm khí nén, đường ống công nghiệp. + Xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp nhà ở và trang trí nội ngoại thất, lắp đặt thiết bị vệ sinh cấp thoát nước (CTN). Thông gió trong và ngoài nhà. + Sản xuất vật liệu xây dựng, thiết bị phụ tùng chuyên ngành cấp thoát nước. + Xuất nhập khẩu và kinh doanh vật tư thiết bị phụ tùng chuyên ngành cấp thoát nước. + Khảo sát thiết kế công trình cấp thoát nước, khoan khảo sát và khoan khai thác nước ngầm, lắp đặt thiết bị khai thác nước ngầm. +Xây lắp đường dây và trạm biến áp đến 35kw. + Xâydựng các công trình thuỷ lợi. + Kinh doanh nhà ở. + Kinh doanh nước sạch. + Xây dựng các công trình kỹ thuật hạ tầng đô thị và khu công nghiệp, thi công các loại móng công trình. + Tư vấn đầu tư xây dựng chuyên ngành cấp thoát nước, tham gia nghiên cứu khoa học, kỹ thuật định mức đơn giá chuyên ngành cấp thoát nước, đào tạo bồi dưỡng công nhân lắp ráp vận hành nhà máy nước. 2. Những đặc điểm chung của công ty. - Về cơ sở vật chất kỹ thuật: Để đáp ứng nhiệm vụ sản xuất và tạo lợi thế trong cạnh tranh công ty đã không ngừng đầu tư, mua sắm máy móc thiết bị mới, thay thế dần các loại máy móc cũ lạc hậu trước đây. Nhìn chung tình hình trang bị vật chất kỹ thuật của công ty cho đến năm 2001, tương đối. Cụ thể TSCĐ là máy móc thiết bị chiếm tỷ lệ cao(84%). Tình hình tài sản cố định năm 2001 Đơn vị 1000 đồng Nhóm TSCĐ Nhà cửa vật kiến trúc Máy móc thiết bị Tổng cộng Số tiền % Số tiền % Số tiền % Nguyên giá TSCĐ Giá trị hao mòn Giá trị còn lại 3.542.547 1.950.407 1.592.140 16% 23% 12% 18.574.902 6.596.173 11.978.729 84% 77% 88% 22.117.449 8.546.580 13.570.869 100% 100% 100% (Nguồn: tình hình tăng giảm TSCĐ năm 2001) -Về lao động: Hiện nay toàn bộ cán bộ công nhân viên của công ty có 1059 người trong đó đảng viên 131, phụ nữ 235 đại học 234 cán bộ công nhân viên 293 có cơ cấu theo biểu sau Thống kê chất lượng cán bộ khoa học kỹ thuật năm 2001 Nhân viên Trên ĐH Đại học Cao đẳng Trung cấp Cộng CB. Lãnh đạo quản lý CB. Làm KHKT CB. Công nhân viên chuyên môn CB. làm nghiệp vụ CB. hành chính 1 59 117 2 35 2 1 0 0 3 0 2 18 0 41 12 63 135 2 79 14 Cộng 1 215 4 73 293 (Nguồn: thống kê chất lượng cán bộ) 3/ Cơ cấu tổ chức bộ máy hiện nay của công ty: Hiện nay, Công ty xây dựng cấp thoát nước đang tổ chức bộ máy quản lý theo mô hình trực tuyến - chức năng phù hợp với một quy mô sản xuất lớn, địa bàn hoạt động rộng, điều kiện quản lý hiện đại, liên kết đa phương nhiều chiều. - Ban giám đốc công ty: Là người chịu trách nhiệm trước chủ tịch hội đồng quản trị và tổng giám đốc tổng công ty về toàn bộ hoạt động hoạt động sản xuất kinh doanh đồng thời có trách nhiệm thực hiện giao vốn kinh doanh cho các xí nghiệp thành viên trực thuộc. Có ba phó giám đốc và kế toán trưởng giúp việc cho giám đốc công ty, chịu trách nhiệm trong từng lĩnh vực công tác. - Phòng kỹ thuật - thi công: Nghiên cứu hồ sơ kỹ thuật để đề ra các biện pháp kỹ thuật thi công phù hợp với công ty, kiểm tra giám sát chịu trách nhiệm về chất lượng công trình trực tiếp làm việc với các đơn vị thi công thuộc về phương pháp thi công, thông tin về khoa học kỹ thuật, xây dựng chế độ bảo hành công trình, bảo hành sản phẩm cho công ty sản xuất. - Phòng tổ chức - lao động tiền lương: Sắp xếp sử dụng hợp lý lao động hiện có, chủ động tuyển chọn ký hợp đồng lao động theo yêu cầu kinh doanh, lập kế hoạch xây dựng bộ máy nhân sự công ty, và các xí nghiệp, nghiên cứu các chế độ tiền lương, bảo hộ lao động, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho CBCNV trong toàn công ty. - Phòng kinh tế - kế hoạch: Chịu trách nhiệm trước giám đốc công ty về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, lập các kế hoạch dài hạn về thi công các công trình, tham gia đấu thầu và chỉ đạo các xí nghiệp thi công các công trình trúng thầu, lập kế hoạch về giá thành. - Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu: Lập dự án kinh doanh hàng hóa vật tư chuyên ngành cấp thoát nước, ký kết các hợp đồng kinh tế về cung cấp, thu mua hàng hóa phục vụ nhu cầu thi công của công ty, cung cấp cho các đối tượng khác trong nền kinh tế. - Phòng kinh tế đối ngoại: Tham gia biên soạn và lập các kế hoạch về dự án hợp tác với nước ngoài trong lĩnh vực cấp thoát nước. - Phòng kế toán tài chính: Lập và báo cáo với tổng công ty các kế hoạch về tài chính, vốn của từng năm, theo dõi tình hình tài chính kế toán của toàn công ty, thanh quyết toán với các chủ đầu tư khi các hạng mục công trình được hoàn thành, tổng hợp số liệu, lập báo cáo về từng công trình, hạng mục công trình ... - Văn phòng công ty: Thực hiện các công việc văn phòng, xây dựng các quy chế về quản lý hành chính, đôn đốc hướng dẫn thực hiện kỷ luật trong toàn công ty. - Ban thanh tra bảo vệ: Có trách nhiệm và giải quyết các khiếu nại của các cán bộ công nhân viên trong toàn công ty nhằm đảm bảo sự công bằng và dân chủ. - Phòng kỹ thuật thi công: Giám sát kỹ thuật thi công các công trình của các đơn vị thành viên. - Phòng kinh tế - kế hoạch: Chịu trách nhiệm trước giám đốc công ty về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, lập các kế hoạch dài hạn về thi công các công trình, tham gia đấu thầu và chỉ đạo các xí nghiệp thi công các công trình trúng thầu, lập kế hoạch về giá thành . - Phòng đầu tư quản lý dự án: Theo dõi các dự án đầu tư, đầu tư thiết bị chiều sâu , đầu tư sản xuất công nghiệp, chú trọng các sản phẩm chuyên môn . - Các xí nghiệp xây lắp CTN 101, 102, 104: Xây dựng và lắp đặt các công trình chuyên ngành cấp thoát nước, công trình dân dụng và công việc do công ty giao .Được phép ký kết các hợp đồng kinh tế do công ty uỷ quyền. - Xí nghiệp khoan khai thác nước ngầm: Hoạt động trên toàn quốc, thi công các giếng khoan, khai thác giếng ngầm, khoan khảo sát thăm dò địa chất, làm các công việc về gia công cơ khí phụ tùng chuyên ngành cấp thoát nước xây dựng và lắp đặt các công trình cấp thoát nước, các công trình dân dụng do công ty giao, ký kết các hợp đồng kinh tế do công ty uỷ quyền. - Ba chi nhánh của công ty được đặt tại 3 thành phố lớn: Chi nhánh Hải Phòng, Đà Nẵng, TP.HCM phân vùng hoạt động trên cả 3 miềm Bắc - Trung - Nam và cũng có chức năng như các xí nghiệp phụ thuộc công ty. - Bốn đội công trình số 1,2,3,4: Tham gia các công trình mà công ty trực tiếp đảm nhận thi công. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty Giám đốc công ty Phòng đối ngoại Văn phòng công ty Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu Phòng kỹ thuật thi công Phòng tổ chức LĐTL Phòng quản lý dự án Phòng kinh tế kế hoạch Ban thanh tra bảo vệ PGĐ kinh doanh Kế toán trưởng PGĐ kỹ thuật PGĐ XBCB Phòng tài chính kế toán XN khoan khai thác nước ngầm Các công trình 1,2,3,4 Chi nhánh TP HCM Chi nhánh TP Đà Nẵng Chi nhánh TP.Hải Phòng XN xây lắpCTN104 XN xây lắpCTN102 XN xây lắpCTN101 4./ Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty trong những năm qua là tương đối tốt nó được biểu hiện qua biểu sau: Đơn vị: 1000đ Năm Giá trị tổng sản lượng Doanh thu Lợi nhuận Tổng mức phải nộp NS Thu nhập BQCBCNV 1997 1998 1999 2000 2001 259.955.210 285.494.133 332.454.712 360.112.241 377.898.769 103.720.520 116.021.395 117.081.523 159.606.178 175.250.859 5.918.843 6.895.771 5.541.513 5.743.623 6.281.132 10.015.240 16.188.080 16.793.900 17.282.000 13.144.000 854,7 950,0 951,0 1.070,0 1.170,0 (Nguồn báo cáo tài chính qua các năm) Qua biểu đồ ta thấy trong hai năm 1998 - 1999 ngành xây dựng Việt Nam hoạt động hết sức khó khăn do khủng hoảng tài chính khu vực. Nhiều công ty không có công trình để thi công, hoạt động sản xuất kinh doanh bị đình trệ, trong khi đó, kết quả sản lượng của công ty lại tăng liên tục và tăng cao trong năm 2000 khi ngành xây dựng đã cố định hơn chứng tỏ có sự cố gắng và uy tín lứn của công ty. 5/Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán Hiện nay, công ty đang sử dụng " Hệ thống tài khoản doanh nghiệp xây lắp " ban hành theo quyết định số 1864/1998/QĐ-BTC ngày16/12/1998 bao gồm 72 tài khoản trong bảng cân đối kế toán và 8 tài khoản ngoài bảng cân đối kế toán. a)Đặc điểm tổ chức Công ty hiện đang tổ chức bộ máy kế toán theo mô hình tập trung phân tán: Công ty có phòng kế toán trung tâm gồm kế toán trưởng và 9 kế toán viên. Các xí nghiệp và chi nhánh phụ thuộc tổ chức bộ máy kế toán riêng, thực hiện toàn bộ công việc kế toán phát sinh ở đơn vị mình, định kỳ lập các báo cáo kế toán, thống kê gửi về công ty. Các đội công trình thì được bố trí nhân viên kinh tế làm nhiệm vụ thu nhận, kiểm tra chứng từ ban đầu, định kỳ gửi về phòng kế toán trung tâm. b)Chức năng bộ máy kế toán Kiểm tra, giám sát hướng dẫn các đơn vị thành viên trong toàn công ty mở sổ ghi chép các chứng từ ban đầu một cách hợp lý, đảm bảo chính xác, kịp thời và đúng các quy định của luật pháp và các chế độ, thu nhận và kiểm tra báo cáo kế toán do các đơn vị phụ thuộc gửi đến. Thực hiện các công việc kế toán phát sinh tại công ty và các đội công trình. Theo dõi, kiểm tra giám sát về tình hình tài chính của công ty từ đó tham gia phân tích thông tin kế toán tài chính, đề xuất các giải pháp giúp ban lãnh đạo công ty có các quyết định đúng đắn về kinh tế tài chính. c)Bộ máy kế toán công ty * Các bộ phận cấu thành bộ máy kế toán +Kế toán trưởng: Là người đứng đầu bộ máy kế toán công ty, giúp giám đốc tổ chức thực hiện việc kiểm tra toàn bộ công tác kế toán, tài chính của công ty, đồng thời thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát toàn bộ hoạt động kế toán tài chính ở công ty. +Kế toán tổng hợp: Thực hiện các phần hành kế toán chưa phân công, phân nhiệm cho các bộ phận kế toán nói trên, các nghiệp vụ kinh tế nội sinh, lập các bút toán khoá sổ kế toán cuối kỳ, kiểm tra số liệu kế toán của các bộ phận kế toán khác chuyển sang phục vụ cho việc khoá sổ, lập báo cáo kế toán cuối kỳ, lập bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh, lập các báo cáo kế toán nội bộ khác ngoài những báo cáo mà các bộ phận kế toán khác đã lập ... +Kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, tài sản cố định: Ghi chép tổng hợp và chi tiết TSCĐ, NVL, CCDC tồn kho, tính khấu hao TSCĐ, phân bổ CCDC, tính giá trị thực tế nguyên vật liệu xuất kho, lập các báo cáo kế toán nội bộ về tình hình tăng, giảm TSCĐ, về nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tồn kho, theo dõi TSCĐ và CCDC đang sử dụng ở các bộ phận trong công ty. +Kế toán theo dõi các xí nghiệp: Kiểm tra, theo dõi việc hạch toán, chỉ tiêu, sử dụng nguồn vốn do công ty cấp cho các xí nghiệp, kiểm tra các chứng từ, hoá đơn đảm bảo hợp pháp, hợp lý, hợp lệ và ghi sổ kế toán đầy đủ, kiểm tra các báo cáo kế toán năm, các quyết toán do các xí nghiệp gửi lên. +Kế toán thanh toán: Ghi chép kế toán tổng hợp và chi tiết các khoản tiền gửi, tiền vay ngân hàng, đối chiếu, kiểm tra chứng từ gốc và chứng từ của ngân hàng để kịp thời phát hiện và có biện pháp xử lý các khoản chênh lệch (nếu có). +Thủ quỹ: Quản lý giữ an toàn cho quỹ tiền mặt của công ty, lĩnh tiền mặt về quỹ và phát tiền theo lệnh chi được duyệt, cập nhật sổ quỹ tiền mặt theo đúng quy định ,báo cáo số dư với lãnh đạo công ty hàng ngày. + Kế toán thuế và các khoản phải trả, phải nộp cho ngân sách Nhà nước: Theo dõi tổng hợp và chi tiết tình hình thanh toán từng khoản nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước. +Kế toán tiêu thụ và xác định kết quả: Ghi chép, theo dõi tổng hợp và chi tiết từng loại doanh thu của từng loại công trình, hạng mục công trình; tính toán, tập hợp và phân loại chính xác, đầy đủ, kịp thời mọi chi phí có liên quan đến công trình hoàn thành bàn giao, từ đó xác định kết quả hoạt động sản xuất xây lắp, chi phí, thu nhập và kết quả các hoạt động khác; lập các báo cáo nội bộ khác ngoài những báo cáo mà các bộ phận kế toán khác đã lập. +Kế toán ngân hàng: Thực hiện các nghiệp vụ tín dụng, thanh toán liên quan đến ngân hàng, lập kế hoạch tín dụng, phương án sản xuất kinh doanh liên quan đến hoạt động tín dụng ngân hàng, nhập dữ liệu vào máy tính theo quy định hạch toán kế toán đã đề ra. +Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương: Do đặc thù của ngành sản xuất xây dựng và do tính chất công việc của công ty, hiện nay công ty không áp dụng cách tổng hợp tiền lương chính, phụ và các khoản phụ cấp của toàn bộ công việc để sau đó tiến hành phân bổ cho từng đối tượng sử dụng mà toàn bộ tiền lương của công nhân xây dựng, nhân viên quản lý ở các đội được tập hợp trực tiếp cho từng công trình, hạng mục công trình... Sơ đồ tổ chức của bộ máy kế toán công ty như sau : Kế toán trưởng Thủ quỹ Kế toán thuế Kế toán thanh toán Kế toán ngân hàng Kế toán tiêu thụ xác định Kế toán theo dõi các XN Kế toán tiền lương Kế toán NVL, CCDC Kế toán tổng hợp Nhân viên hạch toán ban đầu ở các đội trực thuộc Phòng KTở các đơn vị phụ thuộc d)Hình thức sổ kế toán áp dụng Trong điều kiện máy vi tính với phần mềm kế toán chuyên biệt (Trung tâm tin học Bộ xây dựng thiết kế ) đã được đưa vào sử dụng tại công ty. Hiện nay, công ty đang thực hiện ghi sổ, xử lý tổng hợp và cung cấp thông tin theo hình thức Nhật ký chung ( trong đó không sử dụng các sổ nhật ký chuyên dùng ). Các sổ mà công ty sử dụng trong phương pháp hạch toán là: Sổ nhật ký chung, sổ cái, sổ thẻ chi tiết. - Sổ nhật ký chung: Phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo trình tự thời gian. - Sổ cái: Công ty mở sổ cái cho các tài khoản TK336, TK111, TK112, TK621, TK622 ...để kiểm tra đối chiếu chi tiết theo từng chứng từ gốc trên cho từng việc sử dụng máy vi tính của công ty. - Sổ thẻ kế toán chi tiết: Dùng để ghi chép chi tiết các đối tượng kế toán cần phải theo dõi chi tiết nhằm phục vụ yêu cầu kế toán của công ty. Ngoài ra công ty còn sử dụng một số sổ như: Sổ tài sản cố định, sổ chi tiết chi phí trả trước, thẻ kho, sổ chi phí sản xuất kinh doanh. e) Chính sách kế toán: Công ty thực hiện chính sách kế toán theo chế độ chính sách của Nhà nước quy định. Công ty thực hiện chế độ chứng từ kế toán, sổ kế toán và báo cáo tài chính theo QĐsố167/2000/QĐ-BTC ngày 25/10/2000 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Hệ thống tài khoản kế toán áp dụng theo QĐ1141/QĐ/CĐKT ngày 01/11/1995 của Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành. II/. Đặc điểm công tác kế toán nguyên vật liệu 1.1Các loại nguyên vật liệu Là một doanh nghiệp xây lắp nên nguyên vật liệu có rất nhiều loại, đơn giản như cọc tre, gỗ, nứa... cho tới những nguyên vật liệu chỉ chuyên dùng trong ngành cấp thoát nước như vải địa kỹ thuật, tê, cút. Tuy nhiên, tại công ty chưa phân loại nguyên vật liệu theo một tiêu thức nào ( như nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ...) Phân loại nguyên vật liệu Trong các doanh nghiệp xây lắp nguyên vật liệu bao gồm nhiều loại, thứ, với nội dung kinh tế, công dụng, tính năng lý hoá và yêu cầu quản lý khác nhau. Vì vậy, để quản lý từng loại, thứ nguyên vật liệu phục vụ cho công tác quản trị doanh nghiệp cần phải tiến hành phân loại nguyên vật liệu. Nguyên vật liệu chính: Là những loại nguyên liệu, vật liệu khi tham gia vào quá trình sản xuất nó cấu thành thực thể vật chất của sản phẩm xây lắp như gạch, cát, sỏi, xi măng... Vật liệu phụ: Là những loại vật liệu khi tham gia vào quá trình sản xuất không cấu thành thực thể chính của sản phẩm, mà nó có thể kết hợp với nguyên liệu, vật liệu chính làm thay đổi màu sắc, mùi vị, hình dáng bề ngoài của sản phẩm... Nhiên liệu: gồm các loại ở thể lỏng, khí, rắn như xăng, dầu, than, củi, hơi đốt. Phụ tùng thay thế: Là các chi tiết bộ phận dùng để thay thế sửa chữa máy móc thiết bị sản xuất, phương tiện vận tải... Vật liệu và thiết bị xây dựng thiết bị cơ bản: Bao gồm các thiết bị như công cụ khí cụ và vật kết cấu dùng để lắp đặt các công trình xây dựng cơ bản. Phế liệu: là các vật liệu loại ra trong quá trình sản xuất sản phẩm như gỗ, thép, sắt vụn hoặc phế liệu thu hồi trong quá trình thanh lý TSCĐ. 2/ Phương pháp tính giá Tại công ty Xây dựng Cấp thoát nước, NVL được sử dụng bao gồm nhiều chủng loại khác nhau, có tính năng công dụng khác nhau. Do vậy, tổ chức thu mua, xuất dùng và hạch toán chi phí NVL luôn luôn phải gắn chặt với nhau. Do xác định được tầm quan trọng như vậy, công ty luôn chú trọng tới việc quản lý, sử dụng nguyên vật liệu từ khâu thu mua, vận chuyển cho tới khi đưa vào sử dụng và cả trong quá trình lưu thông. Dựa trên kế hoạch cung ứng vật tư, phòng kế hoạch sản xuất kinh doanh cần lấy báo giá vật tư, lập bảng dự trù mua NVL về nhập kho, sau đó cấp cho các đội thi công. Ngoài vật tư cấp phát từ xí nghiệp để phục vụ cho quá trình thi công, các đội có nhu cầu mua NVL sử dụng thì lập giấy tạm ứng kèm theo hợp đồng mua bán cung cấp vật tư hoặc giấy báo giá vật tư cho phòng kế toán. Phòng kế toán xí nghiệp căn cứ vào dự toán thi công để kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ của nội dung tạm ứng, sau đó chuyển tiền cho đơn vị bán hàng. Hiện nay, các xí nghiệp chủ yếu sử dụng phương thức mua chuyển thẳng NVL tới chân công trình theo tiến độ thi công thực tế tại công trường trên cơ sở báo về của đội trưởng. Giá vật liệu sử dụng cho việc tính chi phí vật liệu trực tiếp của các công trình là giá thực tế của vật liệu. 2.1 Nguyên vật liệu xuất thẳng cho công trình : Đối với nguyên vật liệu do các đội thi công mua xuất thẳng cho công trình, giá nguyên vật liệu được tính như sau: Giá vật liệu xuất dùng sử dụng cho công trình = Giá mua theo hoá đơn + Chi phí thu mua vận chuyển 2.2/ Giá thực tế nhập kho Tuỳ theo từng nguồn nhập mà cấu thành giá thực tế nhập kho của nguyên vật liệu, cụ thể: a/ Đối với nguyên vật liệu mua ngoài dùng vào hoạt động xây lắp thuộc đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ: Trị giá thực tế của nguyên vật liệu nhập kho trong kỳ = Trị giá mua ghi trên hoá đơn (không bao gồm thuế GTGT) + Thuế nhập khẩu (nếu có) + Chi phí trực tiếp phát sinh trong khâu mua - Các khoản giảm giá và trị giá hàng mua trả lại b/Đối với nguyên vật liệu tự gia công chế biến Trị giá thực tế của nguyên vật liệu gia công nhập kho trong kỳ = Trị giá thực tế của vật liệu xuất gia công chế biến + Chi phí chế biến c/Đối với nguyên vật liệu thuê ngoài gia công chế biến Trị giá thực tế của nguyên vật liệu gia công nhập kho trong kỳ = Trị giá thực tế của vật liệu xuất gia công chế biến + Chi phí giao nhận + Tiền công gia công 2.3/ Giá thực tế xuất kho : Công ty sử dụng giá thực tế và phương pháp giá thực tế đích danh để hạch toán nguyên vật liệu. Theo phương pháp này giá thực tế nguyên vật liệu xuất kho được tính trên cơ sở số lượng nguyên vật liệu xuất kho và đơn giá thực tế nhập kho của chính lô nguyên vật liệu xuất kho đó. Trị giá thực tế của nguyên vật liệu xuất kho = Số lượng nguyên vật liệu xuất kho x Đơn giá thực tế của từng lô hàng xuất kho 3/ Thực trạng nhập, xuất nguyên vật liệu 3.1/ Các nguồn nhập Nguyên vật liệu của doanh nghiệp được nhập từ nhiều nguồn khác nhau, trong đó chủ yếu là mua ngoài ( mua trong nước và nước ngoài ). Các nguyên vật liệu mua từ nước ngoài ( nhập khẩu ) như: tê, cút, ống gang dẻo... được chuyển ngay từ các cảng về kho công trường hoặc có thể bán trong nước cho các đơn vị có nhu cầu. Ngoài ra, doanh nghiệp tự gia công chế biến thêm nguyên vật liệu nhằm phù hợp với thi công xây dựng, tiết kiệm chi phí. Trong quá trình thi công, có những nguyên vật liệu doanh nghiệp chưa thể tự gia công chế biến được thì doanh nghiệp thuê gia công chế biến thêm. 3.2/ Hạch toán ban đầu Để phản ánh tình hình nhập, xuất nguyên vật liệu phòng kế toán của công ty thực hiện và xử lý đầy đủ những chứng từ sau: - Hóa đơn bán hàng (mẫu 02/GTGT-3LL) - Hoá đơn GTGT - Phiếu nhập kho - Phiếu xuất kho - Phiếu chi Xuất phát từ nhu cầu về vật tư phục vụ cho tiến độ thi công công trình, đội xây dựng yêu cầu được phòng kế hoạch sản xuất kinh doanh duyệt và lập phiếu xuất vật tư. Vật tư từ kho xí nghiệp, chi nhánh có phiếu xuất kho được lập thành 3 liên: liên 1 giao cho người lĩnh, liên 2 giao cho bộ phận cung ứng vật tư, liên 3 giao cho thủ kho ghi thẻ kho rồi chuyển cho phòng kế toán ghi đơn giá tính thành tiền và ghi sổ. Công ty xây dựng cấp thoát nước Phiếu chi Ngày 21 tháng 1 năm 2002 Nợ 152: 17.700.000 Nợ 133: 1.500.000 Số: 246 Họ tên người nhận tiền: Nguyễn Xuân Thuỷ Địa chỉ: XN 101 Lý do chi: Thanh toán nhập vật tư PN 303/NVL Số tiền: 19.200.000 (viết bằng chữ: Mười chín triệu hai trăm nghìn đồng) Kèm theo: …………………………. chứng từ gốc Ngày…. tháng ….. năm Thủ trưởng (Ký, họ tên) Kế toán trưởng (Ký, họ tên) Người lập phiếu (Ký, họ tên) Người nhận (Ký, họ tên) Thủ quỹ (Ký, họ tên) 3.3/ Tài khoản sử dụng Công ty sử dụng tài khoản 152 để phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động các loại nguyên vật liệu. Nợ 152 Có - Trị giá thực tế của nguyên vật liệu nhập kho trong kỳ. - Trị giá nguyên vật liệu, vật liệu thừa phát hiện khi kiểm kê. -Trị giá thực tế của nguyên vật liệu xuất kho trong kỳ. -Khoản giảm giá NVL mua vào, trị giá NVL mua trả lại người bán. -Trị giá NVL thiếu phát hiện khi kiểm kê Dư nợ:Trị giá thực tế của NVL còn tồn kho Ngoài ra, các doanh nghiệp còn sử dụng các tài khoản: TK 331 " Phải trả người bán " TK133 " Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ " TK111 " Tiền mặt " TK112 " Tiền gửi ngân hàng " TK141 " Tạm ứng " 3.4/ Phương pháp kế toán tổng hợp - Khi mua nguyên vật liệu, kế toán ghi: Nợ TK152 Nợ TK 621,627,641,642 Nợ TK133 Có TK 111,112,331,141 - Các chi phí phát sinh liên quan đến mua nguyên vật liệu kể cả hao hụt tự nhiên trong định mức trong quá trình mua, kế toán ghi: Nợ Tk 152,621,627,641,642 Nợ TK 133 Có TK 111,112,331,141 - Khi thanh toán cho người bán nếu có phát sinh giảm giá hoặc trả lại hàng mua do hàng mua không đảm bảo chất lượng qui cách ghi trong hợp đồng, kế toán ghi: Nợ TK 331 Có TK 152,621,627,641,642 Có TK 711 - Khi hoàn thành nguyên vật liệu tự gia công hoặc thuê ngoài gia công chế biến, kế toán ghi: Nợ TK 152 Có TK 154 - Khi đưa nguyên vật liệu vào sản xuất kinh doanh xây lắp, căn cứ giá thực tế xuất kho, kế toán ghi: Nợ TK 621,623,627,641,642,241 Có TK152 - Xuất kho nguyên vật liệu để tự chế biến hoặc đưa đi thuê ngoài gia công chế biến, kế toán ghi: Nợ TK621 Có TK 152 - Phát hiện thiếu nguyên vật liệu khi kiểm kê nếu chưa rõ nguyên nhân, kế toán ghi: Nợ TK1381 Có TK 152 - Khi có quyết định sử lý, tuỳ nguyên nhân thiếu để ghi: +Nếu thiếu trong định mức được tính vào chi phí quản lý doanh nghiệp, kế toán ghi: Nợ TK 642 Có TK 1381 +Nếu thiếu ngoài định mức, người chịu chất lượng vật chất phải bồi thường, kế toán ghi: Nợ TK111 Nợ TK1388 Có 1381 3.5/ Các sổ sử dụng: Công ty áp dụng hình thức kế toán theo hình thức nhật ký chung, nên sử dụng các sổ: Sổ cái các tài khoản (ví dụ sổ cái tài khoản 152,621...), sổ nhật ký chung Kế toán vật tư sau khi nhận được phiếu xuất kho thì kiểm tra tính hợp lệ của chứng từ, và vào sổ nhật ký chung và bảng kê xuất vật tư. 3.6/ Kế toán chi tiết Tại công ty xây dựng cấp thoát nước, hiện nay, chỉ một số ít nguyên vật liệu nhập kho( chủ yếu là nhập thẳng - xuất thẳng tới công trình ). Với các nguyên vật liệu nhập kho, kế toán chi tiết sử dụng là phương pháp thẻ song song. Tại kho, thủ kho tiến hành ghi chép theo chỉ tiêu số lượng, tình hình nhập- xuất- tồn trên thẻ kho. Hàng ngày, căn cứ vào chứng từ nhập và xuất, kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ để ghi vào thẻ kho. Thủ kho thường xuyên đối chiếu số liệu trên thẻ kho và số lượng nguyên vật liệu thực tế trong kho để đảm bảo sổ sách và hiện vật luôn trùng khớp nhau. Hàng tuần, thủ kho chuyển các chứng từ xuất nhập đã được phân loại theo từng nguyên vật liệu về phòng kế toán. Tại phòng kế toán, kế toán mở sổ chi tiết vật liệu để ghi chép tình hình nhập-xuất - tồn nguyên vật liệu theo các chỉ tiêu tương ứng với thẻ kho mở ở kho. Phần III Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty xây dựng cấp thoát nước- 52 quốc tử giám I/Đánh giá về công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty xây dựng cấp thoát nước - 52 Quốc Tử Giám. 1./Ưu điểm: 1.1/Về việc cung cấp nguyên vật liệu tới công trình: Hiện nay, tại công ty, nguyên vật liệu sẵn bán trên thị trường như xi măng, cát, sỏi, sắt, thép có đường kính nhỏ.....sử dụng cho thi công công trình chủ yếu là do các đội thi công mua và chuyển tới tận công trình không qua kho xí nghiệp, công ty. Theo cách này, công ty có thể giảm chi phí vật tư phục vụ thi công vì hầu hết các công trình do công ty thực hiện đều ở xa công ty. Ngoài ra, với các nguyên vật liệu đặc biệt như ống thép Nam Triều Tiên, ống thép đen... thì công ty xuất từ kho để đảm bảo chất lượng công trình. 1.2. Về phương pháp hạch toán nguyên vật liệu: -Đối với hạch toán chi tiết: Công ty hạch toán chi tiết nguyên vật liệu theo phương pháp thẻ song song nên việc ghi chép rất đơn giản, dễ làm, dễ kiểm tra đối chiếu và nó giúp cho kế toán nguyên vật liệu có thể phát hiện sai sót trong ghi chép một cách nhanh chóng, quản lý chặt chẽ tình hình biến động và số hiện có của từng loại nguyên vật liệu cả về số lượng và giá trị. -Đối với hạch toán tổng hợp: Công ty hạch toán tổng hợp theo phương pháp kê khai thường xuyên. Phương pháp này phù hợp với đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, phù hợp với yêu cầu về công tác quản lý nguyên vật liệu cũng như phù hợp với trình độ cán bộ kế toán tại công ty xây dựng cấp thoát nước. 1.3. Về phương pháp tính giá: - Đối với nguyên vật liệu xuất qua kho các xí nghiệp, chi nhánh cho các công trình thì giá xuất kho được sử dụng là giá thực tế đích danh. Điều này rất phù hợp với đặc điểm của công ty xây dựng cấp thoát nước vì hầu hết nguyên vật liệu sử dụng thi công công trình đều do các đội mua thẳng tới công trình, ít qua kho của xí nghiệp. Kế toán xí nghiệp có thể kiểm tra lượng và giá trị nguyên vật liệu một cách chính xác vì thường có rất ít vật tư được nhập kho. 2. Nhược điểm: Bên cạnh những ưu điểm đó, công tác nguyên vật liệu tại công ty Xây dựng Cấp thoát nước vẫn còn một số nhược điểm sau: 2.1. Về việc phân loại nguyên vật liệu: Mặc dù công ty có rất nhiều chủng loại nguyên vật liệu như xi măng, sắt, thép, ống gang, van xả khí, bạc biên Ifa nội... Nhưng công ty chưa phân loại nguyên vật liệu một cách rõ ràng nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ hoặc phân loại theo nguồn nhập trong công ty sử dụng máy vi tính. Điều này không được thuận tiện trong công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty. 2.2. Về việc mua nguyên vật liệu: Trong giá thành sản phẩm xây lắp của công ty, nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng lớn nên việc tiết kiệm nguyên vật liệu là một trong những hướng chính để hạ giá thành sản phẩm. Việc khoán sản phẩm đi đôi với việc khoán nguyên vật liệu, giờ công và các chi phí khác phân bổ theo định mức là khá hiệu quả. Tuy nhiên, lại có sự hạn chế về chi phí nguyên vật liệu do các đội tự đảm nhiệm. Theo tiến độ thi công công trình, công ty mua nguyên vật liệu thì phải chấp nhận sự biến động giá cả trên thị trường, giá cả lúc lên lúc xuống nên có thể nguyên vật liệu làm cho giá thành sản phẩm có phần cao hơn so với việc lĩnh tại kho hoặc chất lượng không đảm bảo. 2.3.Về việc sử dụng TK 152: Công ty chưa sử dụng tài khoản cấp hai của TK 152. Nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, phụ tùng thay thế....công ty điều hạch toán vào TK 152. Mà không qua các tài khoản cấp hai của TK 152. Do đó, khi hoàn thành công trình thì công ty không hạch toán được nguyên vật liệu chính chiếm chính xác bao nhiêu phần trăm trong giá thành. 2.4. Về việc lập sổ danh điểm vật liệu: Công ty đã mở sổ chi tiết vật liệu để theo dõi tên, qui cách, chủng loại nguyên vật liệu đang sử dụng thi công công trình cũng như giá cả nguyên vật liệu trên thị trường khi mua nguyên vật liệu. Nhìn vào sổ chi tiết vật liệu, nguyên vật liệu chưa được chi tiết tỷ mỉ vì vật liệu chưa được chia thành loại, nhóm, thứ cụ thể. Do đó, công tác quản lý vật liệu chưa được thuận tiện nhiều trong công ty. II.Phương hướng hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty xây dựng cấp thoát nước 52 Quốc Tử Giám -Hà Nội. 1.Sự cần thiết và yêu cầu hoàn thiện: Như chúng ta đã biết, hạch toán nguyên vật liệu là một phần hành kế toán không thể thiếu được trong các doanh nghiệp xây lắp bởi vì ở những doanh nghiệp này, nguyên vật liệu chiếm một tỷ trọng lớn trong toàn bộ chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. Do đó, việc hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu là một vấn đề mà các doanh nghiệp rất quan tâm và chú trọng đến. Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu giúp cho việc hạch toán nguyên vật liệu được chính xác, kịp thời, ngăn ngừa được rủi ro do sự giảm giá nguyên vật liệu trên thị trường mang lại. Đồng thời, nó cũng góp phần làm cho việc tính giá thành sản phẩm và xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được chính xác hơn. Không những thế, việc hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu còn góp phần thúc đẩy công tác kế toán ở doanh nghiệp hòa nhập với xu hướng tiến bộ chung của thế giới nhằm hiện đại hoá công tác kế toán nguyên vqật liệu, đảm bảo công tác thông tin một cách chính xác, kịp thời, phục vụ đắc lực cho chỉ đạo sản xuất. 2. Nội dung và biện pháp hoàn thiện: Qua quá trình nghiên cứu, tìm hiểu thực tế công tác kế toán nói chung và kế toán nguyên vật liệu nói riêng tại Công ty Xây dựng Cấp thoát nước, em nhận thấy bên cạnh những ưu điểm mà công ty đã đạt được về công tác kế toán nguyên vật liệu thì vẫn còn có một số nhược điểm nhất định. Vậy em xin mạnh dạn đưa ra một số ý kiến riêng của mình với mong muốn góp phần hoàn thiện hơn nữa công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Xây dựng Cấp thoát nước. ý kiến 1: Về việc phân loại nguyên vật liệu Tại công ty Xây dựng Cấp thoát nước, nguyên vật liệu bao gồm nhiều loại, nhiều thứ với nội dung khác nhau. Do vậy, để quản lý chặt chẽ, công ty nên phân loại nguyên vật liệu theo các tiêu thức nhất định. Thực tế, nguyên vật liệu tại công ty có thể phân loại như sau: a)Căn cứ vào vai trò và yêu cầu quản lý, nguyên vật liệu được chia thành các loại: -Nguyên liệu, vật liệu chính: Khi tham gia vào quá trình xây lắp thì nguyên liệu, vật liệu chính sẽ cấu thành nên thực tế vật chất như: Gạch, cát, đá, sỏi, xi măng, sắt, thép... để đổ vào các bể lắng, bể lọc, xây dựng các giàn mưa, các trạm bơm, ống gang, ống thép có đường kính lớn từ 800-1000mm, van, tê, cút để xây dựng, lắp đặt các đường ống nước. -Vật liệu phụ như nhựa đường, đất sét, dây đay, gỗ ván... -Nhiên liệu như xăng, dầu để vận hành máy móc. -Phụ tùng thay thế như săm, lốp ô tô... -Vật liệu thiết bị xây dựng cơ bản như thiết bị vệ sinh, các bình nóng lạnh, điều hòa để lắp đặt các công trình xây dựng, dây điện, đèn trang trí nhà ở... -Phế liệu như sắt vụn, thép vụn, mạt sắt, gỗ không đúng phẩm chất, quy cách... b). Căn cứ vào nguồn nhập nguyên vật liệu ta có thể chia thành các loại như sau: -Nguyên vật liệu mua ngoài: Đây là nguồn nhập chủ yếu của doanh nghiệp. Nguyên vật liệu mua ngoài có thể nhập khẩu như nhập khẩu tê, cút, ống gang dẻo từ Hàn Quốc để phục vụ thi công công trình hoặc có thể bán cho các đơn vị khác có nhu cầu. -Nguyên vật liệu tự gia công chế biến : Với các lỗ khoan khai thác nước có đường kính nhỏ dùng làm ống lọc ở giếng, các tấm thép khoan đục lỗ làm giàn mưa, doanh nghiệp tự gia công chế biến phục vụ cho quá trình thi công. -Nguyên vật liệu thuê ngoài gia công chế biến: Với những mũi khoan lớn như mũi khoan có đường kính từ 20mm, đường ống dài từ 800 - 1000mm doanh nghiệp thuê gia công chế biến ở những đơn vị chuyên nghiệp. ý kiến 2: Về việc sử dụng TK 152 Như chúng ta đã biết, công ty Xây dựng Cấp thoát nước có rất nhiều chủng loại nguyên vật liệu. Bên cạnh việc phân loại nguyên vật liệu thành nguyên vật liệu chính, phụ thì theo em công ty nên sử dụng các tài khoản cấp hai của TK 152 để có thể quản lý một cách chặt chẽ hơn tình hình biến động của từng loại nguyên vật liệu trong công ty. Cụ thể, công ty có thể sử dụng: -TK 1521: Nguyên vật liệu chính ( xi măng, cát, sỏi, đá, thép...) -TK 1522: Vật liệu phụ ( nhựa đường, đá, thuỷ tinh lỏng...) -TK 1523: Nhiên liệu ( xăng, dầu...) -TK 1524: Phụ tùng thay thế ( xăm, lốp ô tô, bạc biên...) - TK 1526: Vật liệu và thiết bị xây dựng cơ bản ( thiết bị vệ sinh, đèn trang trí, điều hoà...) -TK 1528: Phế liệu ( mạt sắt, sắt vụn...) Việc phân loại một cách cụ thể, tỉ mỉ nguyên vật liệu như trên có thể cung cấp thông tin một cách đầy đủ và rõ ràng cho ban giám đốc cũng như các bộ phận có liên quan. Đồng thời, khi phân loại nguyên vật liệu như vậy thì khi xác định kết quả và tính giá thành của công trình rất rõ ràng, cụ thể. -ý kiến 3: Về việc lập sổ danh điểm vật liệu Sau khi phân loại và sử dụng tài khoản cấp hai của TK 152, theo em, công ty Xây dựng Cấp thoát nước 52 Quốc Tử Giám nên tiến hành xây dựng và lập sổ danh điểm vật liệu nhằm thống nhất tên gọi, quy cách, kí mã hiệu của từng nguyên vật liệu trong toàn công ty. Danh điểm của nguyên vật liệu sẽ được sử dụng để được ghi vào Thẻ kho và các Sổ chi tiết nguyên vật liệu. Việc lập Sổ danh điểm nguyên vật liệu như vậy sẽ giúp cho việc quản lý nguyên vật liệu được tốt, kế toán nguyên vật liệu sẽ chính xác, tạo điều kiện thuận lợi cho việc vi tính hoá kế toán nguyên vật liệu, xử lý và cung cấp thông tin kịp thời về tình hình biến động của nguyên vật liệu phục vụ yêu cầu quản lý và chỉ đạo sản xuất kinh doanh . Việc lập Sổ danh điểm nguyên vật liệu như vậy sẽ giúp cho việc quản lý nguyên vật liệu được tốt, kế toán nguyên vật liệu sẽ chính xác, tạo điều kiện thuận lợi cho việc vi tính hoá kế toán nguyên vật liệu, xử lý và cung cấp thông tin kịp thời về tình hình biến động của nguyên vật liệu phục vụ yêu cầu quản lý và chỉ đạo sản xuất kinh doanh . Việc lập Sổ danh diểm nguyên vật liệu ở Công ty có thể được thực hiện như sau: Ký hiệu Tên vật tư ĐVT Đơn giá thực tế Ghi chú Nhóm Danh điểm NVL 1521 - 01 ......... 1521 - 99 1521 - 01 - 01 1521 - 01 - 02 ........................ 1521 - 01 - 99 ......................... 1521 - 99 - 01 Thép TQ Thép Triều Tiên .......................... Thép góc .......................... Tôn Silich kg kg kg kg ........ kg 3.950 4.000 3.800 ............. ............. 9.800 -ý kiến 4: Về việc mở sổ chi tiết vật liệu Sổ chi tiết vật tư của công ty Xây dựng Cấp thoát nước phần lớn đầy đủ nội dung, phản ánh được sự tăng, giảm cũng như số lượng, giá trị nguyên vật liệu tồn kho cuối kì nhưng theo em công ty nên thêm cột tài khoản đối ứng với TK 152 Đồng thời, theo em kết cấu sổ có thể thay đổi như sau để đơn giản và dễ nhìn hơn: Kết luận Qua thời gian tìm hiểu thực tế tại Công ty Xây dựng Cấp thoát nước em nhận thấy tầm quan trọng của việc quản lý NVL trong quá trình sản xuất kinh doanh của công ty. Việc kế toán nguyên vật liệu khá phức tạp, do phải theo dõi từng loại vật liệu khác nhau cũng như tình hình nhập xuất của từng loại. Nhìn chung công tác kế toán NVL của doanh nghiệp đã tương đối có nề nếp, đã đáp ứng được yêu cầu cần thiết trong công tác quản lý. Tuy nhiên vẫn còn những hạn chế nhất định nếu tiếp tục hoàn thiện hơn nữa thì vai trò của kế toán nguyên vật liệu sẽ có hiệu quả hơn. Công tác quản lý và kế toán NVL là một công tác quan trọng do điều kiện thời gian và trình độ hiểu biết còn hạn chế nên bài luận văn này mới chỉ nghiên cứu được một số vấn đề, em đã cố gắng phản ánh đầy đủ, trung thực những ưu khuyết điểm và những cố gắng của công ty, đồng thời nêu nên một số biện pháp nhằm hoàn thiện hơn nữa công tác kế toán NVL. Qua đây em cũng thấy rằng giữa lý thuyết và thực tế có một khoảng cách, do đó trên góc độ là sinh viên kế toán em thấy rằng cần phải nhận thức đầy đủ cả về lý luận lẫn thực tiễn sao cho phù hợp với đơn vị mình nhưng phải đảm bảo phương pháp, nguyên tắc nội dung kế toán. Tuy nhiên do trình độ và thời gian có hạn, mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng việc nghiên cứu và tìm hiểu về công tác kế toán nguyên vật liệu từ lý luận đến thực tế không tránh khỏi những sai sót. Em rất mong được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô và các cô chú, các anh chị trong phòng kế toán để bài luận văn này được hoàn thiện hơn.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docK0332.doc
Tài liệu liên quan