Đề tài Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại nhà máy vật liệu bưu điện Yên Viên

Qua thời gian thực tập tại nhà máy với một khoảng thời gian tương đối ngắn nhưng cũng đã ít nhiều giúp em nâng cao được hiểu biết bổ trợ thêm cho những gì em đã được học trên ghế nhà trường.Một điều em cảm nhận được rõ nét nhất trong thời gian thực tập tại nhà máy, đó là sự phát triển của nhà máy có thể nhận biết được một cách đáng ngạc nhiên. Điều đó chứng minh rằng nhà máy đã tìm ra cho mình được hướng đi đúng đắn và phù hợp với quy mô cũng như đặc thù của doanh nghiệp. Quan trọng hơn là tập thể những CBCNV của nhà máy đã biết phát huy sức mạnh đoàn kết vì lợi ích chung của nhà máy Trong qúa trình tìm hiểu cũng như hoàn thịên đề tài, nhờ sự giúp đỡ của những cán bộ trong phòng cùng sự hướng dẫn tận tình của cô mà em có thể hoàn thành tốt được chuyên đề.

doc59 trang | Chia sẻ: haianh_nguyen | Lượt xem: 1339 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại nhà máy vật liệu bưu điện Yên Viên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n kho của từng danh điểm vật liệu bằng thước đo hiện vật theo số thực nhập ghi vào thẻ kho. Cuối ngày hoặc sau mỗi lần xuất, nhập kho thủ kho phải tính toán và đối chiếu số lượng vật liệu tồn kho thực tế so với số liệu trên thẻ kho. Hàng ngày hoặc định kì thủ kho phải chuyển toàn bộ chứng từ nhập xuất về phòng kế toán. b. Tại phòng kế toán: Kế toán mở sổ hoặc thẻ chi tiết cho từng danh điểm vật liệu tương ứng với thẻ kho mở ở kho. Hàng ngày, hoặc định kì khi nhận chứng từ nhập xuất kho vật liệu do thủ kho nộp, kế toán kiểm tra, ghi đơn giá, tính thành tiền và phân loại chứng từ. Sau khi phân loại chứng từ xong, kế toán căn cứ vào đó để ghi chép biến động của từng danh điểm vật liệu bằng cả thước đo hiện vật và giá trị vào sổ ( thẻ ) chi tiết vật liệu. Cuối tháng, sau khi ghi chép xong toàn bộ các nghiệp vụ nhập xuất kho lên sổ hoặc thẻ chi tiết, kế toán tiến hành cộng và tính số tồn kho cho từng danh điểm vật liệu. Số liệu này phải khớp với số liệu tồn kho của thủ kho trên thẻ kho tương ứng. Sau khi đối chiếu xong kế toán lập “ Bảng tổng hợp nhập xuất tồn kho vật liệu ” để đối chiếu với số liệu của kế toán tổng hợp về vật liệu. Sơ đồ hạch toán theo phương pháp thẻ song song Thẻ kho Phiếu nhập Phiếu xuất Sổ chi tiết vật liệu Bảng tổng hợp nhập- xuất-tồn Nguyên vật liệu . Ghi hằng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu 2.2) Phương pháp thẻ đối chiếu luân chuyển: Ưu điểm của phương pháp này là giảm bớt được số lần ghi chép. Tuy vậy, công việc ghi chép lại dồn vào cuối tháng nên việc lập báo cáo và cung cấp thông tin bị chậm trễ. a. Tại kho: Hàng ngày căn cứ vào các chứng từ nhập, xuất kho thủ kho ghi chép tình hình nhập, xuất, tồn kho của từng danh điểm vật liệu bằng thước đo hiện vật theo số thực nhập.Cuối ngày hoặc sau mỗi lần xuất, nhập kho, thủ kho phải tính toán và đối chiếu số lượng vật liệu tồn kho thực tế so với số liệu trên sổ sách. Hàng ngày hoặc định kì thủ kho phải phải chuyển toàn bộ thẻ kho về phòng kế toán. b. Thay cho sổ( thẻ ) chi tiết kế toán chỉ mở sổ “ Đối chiếu luân chuyển ” để ghi chép sự thay đổi về số lượng và giá trị của từng danh điểm vật liệu trong kho. Trên sổ “ Đối chiếu luân chuyển ” kế toán không ghi theo từng chứng từ nhập xuất kho mà ghi một lần sự thay đổi của từng danh điểm vật liệu trên cơ sở tổng hợp các chứng từ phát sinh trong tháng của loại vật liệu này. Mỗi danh điểm vật liệu được ghi vào một dòng trên sổ “ Đối chiếu luân chuyển ”. Cuối tháng, số liệu trên sổ “ Đối chiếu luân chuyển ” được đối chiếu với số liệu trên thẻ kho và số liệu của kế toán tổng hợp bằng thước đo giá trị. Sơ đồ hạch toán theo phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển Phiếu nhập kho Thẻ kho Phiếu xuất kho Bảng kê nhập vật tư Sổ đối chiếu luân chuyển Bảng kê xuất vật tư Ghi hằng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu 2.3) Phương pháp sổ số dư: Phương pháp này tránh được sự ghi chép trùng lặp về mặt số lượng giữa thủ kho và kế toán. Việc kiểm tra đối chiếu được chặt chẽ hơn nhưng cũng đòi hỏi trình độ nghiệp vụ của thủ kho và kế toán thành thạo hơn a. Tại kho: Thủ kho ghi chép trên thẻ giống như các phương pháp trên. Hàng ngày thủ kho tính và ghi ngay số dư trên thẻ kho sau mỗi lần xuất, nhập. Thủ kho phải tập hợp, phân loại và lập phiếu giao nhận chứng từ nhập ( xuất ) cho từng loại vật liệu để định kì giao cho phòng kế toán. Cuối tháng thủ kho phải căn cứ vào thẻ kho để lập “ Sổ số dư ” và tính số dư của từng danh điểm vật liệu sau đó đối chiếu với sổ chi tiết vật liệu do phòng kế toán ghi chép. b. Tại phòng kế toán: Sau khi nhận được các chứng từ do thủ kho giao nộp, kế toán căn cứ vào phiếu giao nhận chứng từ kiểm tra và đối chiếu với các chứng từ liên quan. Sau khi kiểm tra xong kế toán tính tiền cho từng phiếu và tổng số tiền nhập ( xuất ) kho của từng loại vật liệu rồi ghi vào “ Bảng luỹ kế nhập ( xuất ) kho vật liệu ”. “ Bảng luỹ kế nhập ( xuất ) kho vật liệu ” được mở cho tùng kho. Số liệu tồn kho cuối tháng của từng danh điểm vật liệu trên sổ luỹ kế được đối chiếu với số liệu trên sổ số dư và số liệu của kế toán tổng hợp. Sơ đồ hạch toán theo phương pháp sổ số dư Phiếu nhập kho Thẻ kho Phiếu xuất kho Phiếu giao nhận chứng từ nhập Sổ số dư Phiếu giao nhận chứng từ xuất Bảng luỹ kế nhập kho Bảng tổng hợp nhập, xuất tồn kho vật liệu Bảng luỹ kế xuất kho Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu II/ Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu: 1)Phương pháp kê khai thường xuyên: Là phương pháp theo dõi và phản ánh thường xuyên, liên tục, có hệ thống tình hình xuất, nhập, tồn kho vật liệu trên sổ kế toán. Theo phương pháp này, các tài khoản kế toán vật liệu được dùng để phản ánh số hiện có, tình hình tăng giảm của vật liệu. Vì vậy, giá trị vật liệu trên sổ kế toán có thể xác định bất kì thời điểm nào trong kì kế toán. Phương pháp này thhường áp dụng cho các đơn vị sản xuất, các đơn vị thương nghiệp có quy mô lớn. */ Tài khoản sử dụng: TK 152 “ Nguyên liệu, vật liệu ” TK 151 “ Hàng mua đang đi trên đường ” Một số tài khoản liên quan khác mà doanh nghiệp sử dụng:111, 112, 141, 331. . . + TK 152 "Nguyên liệu, vật liệu". TK này dùng để phản ánh số hiện có và tình hình tăng, giảm các loại nguyên vật liệu theo giá thực tế. TK 152 có kết cấu như sau: Bên nợ: - Trị giá vốn thực tế nguyên, vật liệu nhập kho và các nghiệp vụ khác làm tăng giá trị. - Kết chuyển trị giá vốn thực tế nguyên, vật liệu tồn cuối kỳ (theo phương pháp kiểm kê định kỳ). Bên có: - Trị giá vốn thực tế nguyên vật liệu xuất kho. - Chiết khấu hàng mua, giảm giá hàng và hàng mua trả lại. - Các nghiệp vụ khác làm giảm giá trị nguyên vật liệu Kết chuyển trị giá vốn thực tế nguyên vật liệu tồn đầu kỳ (theo phương pháp kiểm kê định kỳ). Dư nợ : Trị giá vốn thực tế nguyên vật liệu tồn kho. TK 152 có thể được mở thành các TK cấp 2 để kế toán chi tiết theo từng loại nguyên, vật liệu phù hợp với cách phân loại theo nội dung kinh tế và yêu cầu kế toán quản trị của doanh nghiệp, bao gồm: Trong từng TK cấp 2 lại có thể chi tiết thành các TK cấp 3 cấp 4... tời từng nhóm, thứ .... vật liệu tuỳ thuộc vào yêu cầu quản lý tài sản ở doanh nghiệp. + TK 153 "Công cụ, dụng cụ" TK 153 sử dụng để phản ánh tình hình hiện có và sự biến động tăng, giảm các loại công cụ dụng cụ theo giá thực tế. Kết cấu của từng TK 153 tương tự như kết cấu của TK 152 TK 153 "Công cụ, dụng cụ" Có 3 TK cấp 2 TK 1531: "Công cụ dụng cụ TK 1531 Bao bì luân chuyển TK 1533: Đồ dùng cho thuê + TK 151 "Hàng mua đang đi đường". TK này dùng để phản ánh giá trị các loại vật tư, hàng hoá mà doanh nghiệp đã mua đã chấp nhận thanh toán với người bán, nhưng chưa về nhập kho doanh nghiệp và tình hình hàng đang đi đường đã về nhập kho. Kết cấu của TK 151 như sau: Bên nợ: - Giá trị hàng đang đi đường - Kết chuyển giá trị hàng đang đi đường cuối kỳ (theo phương pháp kiểm kê định kỳ). Bên có: - Giá trị hàng đường đã về nhập kho hoặc chuyển giao cho các đối tượng sử dụng hay khách hàng. - Kết chuyển giá trị hàng đang đi đường đầu kỳ (theo phương pháp kiểm kê định kỳ). Dư nợ: Giá trị hàng đang đi đường (chưa về nhập kho lúc cuối kỳ). + TK 331 "Phải trả cho người bán" được sử dụng để phản ánh qua hệ thanh toán giữa doanh thu nghiệp vụ với người bán, người nhận thầu về các khoản vật tư hàng hóa, lao vụ, dịch vụ theo hợp đồng kinh tế đã ký kết. Bên nợ: - Số tiền đã thanh toán cho người bán người nhận thầu. - Số tiền người bán chấp nhận giảm giá số hàng đã giao theo hợp đồng. - Giá trị vật tư, hàng hóa, thiếu hụt, kém phẩm chất khi kiểm nhận và trả lại người người bán. - Chiết khấu mua hàng được người bán chấp nhận cho doanh nghiệp giảm trừ vào số nợ phải trả. - Số tiền doanh nghiệp ứng, trả trước cho người bán nhưng chưa nhận được vật tư hàng hóa, lao vụ. Bên có: - Số tiền phải trả cho người bán, người nhận thầu - Điều chỉnh giá tạm tính theo giá thực tế của số hàng về chưa có hóa đơn khi nhận được hoá đơn hoặc thông báo giá chính thức. Dư có: Số tiền còn phải trả cho người bán người nhận thầu. Dư nợ: Số tiền đã ứng trả trước hoặc trả thừa cho người bán. */ Sơ đồ hạch toán tổng hợp nguyên vật liệu theo phương pháp KKTX( tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ ): 111,112,141, 151, 331 TK 152 331, 111 Nhập kho 154 411 Chi phí xây dựng cơ bản, SCLTSCĐ phí QLDN 412 128, 222 Trị giá vốn góp 412 128, 222, 228,138 Nhận lại vốn góp liên doanh và Đánh giá lại làm giảm vật liệu 412 3381 138, 642 Phát hiện thiếu qua kiểm kê 154 Xuất thuê gia công chế biến Trị giá nhập kho vật liệu mua ngoài Khoản chiết khấu hoặcgiảm giá TK 133 được hưởng làm giảm giá nhập 621 TK 151 Trị giá vật Trực tiếp liệu xuất kho SX Hàng đang đi Hàng về được trên đường 627 chi phí sản xuất chung 641,642 chi phí bán hàng, chi VL tự sản xuất hoặc gia công 241 xong nhập kho VL được cấp, biếu, tặng, nhận góp vốn Đánh giá lại làm tăng trị giá vật liệu liên doanh giảm tăng Khoản vay bằng VL Vật liệu thừa kiểm kê CHƯƠNG Ii Quá trình hình thành và phát triển của nhà máy,những đặc điểm về kinh tế kỹ thuật. I. Quá trình hình hình thành và phát triển của nhà máy: Nhà máy Vật liệu Bưu điện có trụ sở tại xã Yên Viên-Huyện Gia Lâm-TP.Hà Nội. Nhà máy là một doanh nghiệp nhà nước, thuộc tổng Công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam. Hoạt động chủ yếu của Nhà máy là sản xuất kinh doanh vật tư thiết bị ngành điện, bưu điện(Cáp thong tin, cáp dầu, cáp đồng). Có tính cách pháp nhân đầy đủ, hạch toán độc lập, có tài khoản tại Ngân Hàng, sử dụng con dấu theo quy định của nhà nước. Qúa trình hình thành và phát triển của nhà máy là qúa trình xây dựng, hoàn thiện và phù hợp với nhiệm vụ tổ chức sản xuất, lưu thông, cung ứng vật tư thiết bị nghành điện, bưu điện, phù hợp với tình hình phát triển kinh tế trong từng thời kì thay đổi của đất nước. Ngày 26/3/1970,Tổng Cục bưu điện ra quyết định số 157/QĐ-TCBĐ thành lập nhà máy Vật liệu bưu điện trực thuộc tổng cục bưu điện. Nhiệm vụ chủ yếu của nhà máy là sản xuất vật liệu ngành điện, Bưu điện. Ngày 15/3/1993,Tổng Cục bưu điện ra quyết định số157/QĐ-TCBĐ nhằm xác định lại nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của Nhà máy. Ngày 9/9/1996 Tổng Cục Bưu điện ra quyết định số 429/QĐ-TCBĐ nhằm củng cố và phát triển Nhà máy, xác định rõ chức năng, nhiệm vụ của nhà máy là: + Tổ chức thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh vật liệu ngành điện, bưu điện . +Là đơn vị trực thuộc Tổng cục bưu điện (Nay đổi tên là Tổng Công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam )phục vụ các mục tiêu chung cho sự phát triển ngành Bưu điện và đáp ứng kịp thời các yêu cầu của ngành Bưu điện trong điều kiện khả năng hiện có. Nhà máy sử dụng nguồn vốn từ ngân sách nhà nướcvà vốn tự bổ sung, hạch toán kinh tế độc lập. +Kinh doanh tiêu thụ sản phẩm trên địa bàn cả nước trên phương thức giao hàng cho càc cửa hàng đại lý, các dự án đầu tư, các vùng, đơn vị sản xuất kinh doanh khác. Sản phẩm truyền thống của nhà máy là : Cáp thông tin Bưu điện, các loại cáp điện ,các sản phẩm dây điện có bọc, cáp tín hiệu, vật liệu bưu chính và một số mặt hàng khác tự khai thác để phục vụ cho các đơn vị trong và ngoài ngành của nền kinh tế quốc dân. II. Đặc điểm kinh tế, kỹ thuật: a) Tài sản : Đến đầu năm 2000 tổng số vốn của nhà máy đạt 10962triệu đồng. Trong đó: Vốn cố định : 7733 triệu đồng. Vốn lưu động : 2242 triệu đồng. Vốn xây dựng cơ bản : 987 triệu đồng. b) Nguồn vốn: Vốn ngân sách Nhà nước cấp : 7 581 triệu đồng. Vốn tự có bổ sung : 3 381 triệu đồng. III.Bộ máy quản lý nhà máy vật liệu bưu điện: 1.Bộ máy quản lý nhà máy(Sơ đồ 1): Đứng đầu nhà máy là giám đốc, chịu trách nhiệm toàn bộ về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà máy. Bên cạnh giám đốc là một hệ thống các phòng ban ,gồm 5 phòng ban chức năng. Và 4 phân xưởng sản xuất là các bộ phận chức năng tương đương các phòng ban chức năng khác, được đặt tên theo số thứ tự, đó là các phân xưởng: *Phân xưởng 1 *Phân xưởng 2 *Phân xưởng 3 *Phân xưởng 4 *Ban giám đốc: + Ban giám đốc nhà máy là những người có ảnh hưởng chính, quyết định đến sự thành bại của nhà máy. Giám đốc nhà máy là người đứng đầu trong việc quản lý, điều hành chung và trực tiếp điều hành công tác tổ chức, hạch toán. Phó giám đốc là những người quản lý trực tiếp quá trình sản xuất, kinh doanh của nhà máy. Phòng hành chính -Tổ chức lao động tiền lương: Tham mưu trực tiếp cho giám đốc về công tác tổ chức bộ máy quản lý và sản xuất, công tác bồi dưỡng, đào tạo,sử dụng quản lý cán bộ kĩ thuật nghiệp vụ và công nhân kĩ thuật, công tác tiền lương, công tác an toàn và bảo hộ lao động. 1.2Phòng kĩ thuật-KCS: +Phòng kĩ thuật-KCS làm tham mưu trực tiếp cho giám đốc về toàn bộ công tác kĩ thuật và chất lượng sản phẩm của nhà máy. 1.3Phòng kinh tế thị trường : +Phòng kinh tế thị trường làm tham mưu cho giám đốc về toàn bộ công tác kế hoạch hóa dài hạn, trung hạn và kế hoạch hàng năm của nhà máy. Trong đó trực tiếp là kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, kế hoạch cung ứng vật tư kĩ thuật, kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản và sửa chữa lớn. 1.4Phòng vật tư: +Phòng vật tư tham mưu giúp giám đốc về công tác kế hoạch và thực hiện kế hoạch cung ứng vật tư – kĩ thuật, phục vụ nhu cầu nguyên vật liệu cho sản xuất, trong mỗi quá trình và mọi thời điểm. 1.5Phòng kế toán-Tài chính: + Làm tham mưu trực tiếp cho giám đốc về các mặt: Tài chính-tín dụng thông qua việc lập kế hoạch cân đối tổng hợp thu, chi tài chính và các kế hoạch bổ trợ theo định kì Một số chỉ tiêu mà nhà máy Vật liệu Bưu điện đã đạt được trong những năm gần đây: TT 1. 2. 3. 4. 5. 6. 7. 8 . 9. 10. Chỉ tiêu Giá trị tổng sản lượng Doanh thu Số lượng lao động Ngày công lao động bình quân Gìơ công lao động Năng suất lao động bình quân Gía trị TSCĐ Lợi nhuận Nộp ngân sách Thu nhập lao động bình quân Đơn vị tính Tỷ đồng - Người Ngày/tháng Gìơ 1000/h Tỷ đồng - - 1000 Thực hiện 2001 2002 2003 17.5 22.5 34.5 19.98 25.7 38.5 191 196 201 21.7 22.5 22.9 397891 423360 441878 43.981 53.146 78.075 7.512 8.663 11.336 0.175 0.678 2.1 0.91 1.216 1.7 615 753 1100 Nhìn chung trong 2 năm 2001-2002 hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà máy có sự tăng trưởng toàn diện. Giá trị tổng sản lượng tăng tương ứng là 28.57% và 53.33%. Doanh thu tăng 28.62% và 49.81%. Thu nhập bình quân của người lao động tăng 22.44% và 46.08%. Hai năm 2002 và 2003, đầu tư cho TSCĐ tăng 15,32% và 30.86%, mặt khác số lượng lao động tăng rất ít (2,62% và 2,55%) nên năng suất lao động tăng mạnh (20.84% và 46.91%). Đây là nhân tố làm cho giá trị tổng sản lượng tăng 28.57% và 53.33% đồng thời cũng là nhân tố làm cho thu nhập tăng mạnh. Nhìn vào các chỉ tiêu của bảng số liệu trên thì nhân tố chủ yếu làm cho hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà máy tăng trưởng mạnh mẽ về mọi mặt là việc đầu tư lớn cho máy móc thiết bị (đầu tư máy móc thiết bị tăng 15.3% và 30.86%). Những máy móc thiết bị này là những công cụ hiện đại, tiên tiến, tự động hoá từ khâu đầu tiên cho đến khâu cuối cùng. IV. Tổ chức công tác kế toán: 1.Bộ máy kế toán(Sơ đồ 2): a.Kế toán trưởng: Là người đứng đầu trong phòng với trách nhiệm chỉ đạo và ra quyết định cuối cùng, đồng thời cũng là người định hướng cho toàn bộ công việc kế toán tại phòng. b.Kế toán ngân hàng: Quản lý thu chi tiền mặt và các khoản tiền gửi tại ngân hàng. Những biến động lãi suất trên thị trường đồng thời theo dõi tình hình thanh toán với người mua, tạm ứng. c.Kế toán nguyên vật liệu: Cập nhật, theo dõi tình hình xuất nhập nguyên vật liệu. Tính toán thiếu hụt, tồn kho của từng loại nguyên vật liệu. d.Kế toán tổng hợp: Có nhiệm vụ tính toán giá thành sản phẩm dựa trên những số liệu sẵn có của kế toán nguyên vật liệu. e.Thủ quỹ: Quản lý tiền mặt, thực hiện các nghiệp vụ thu chi tiền mặt tại quỹ trên cơ sở sổ chứng từ hợp lý. f.Kế toán theo dõi với người bán, người mua: Kiểm tra những chứng từ hóa đơn, tồn nợ khi người mua thanh toán cũng như khi theo dõi với người bán. 2.Hình thức kế toán và phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Hiện nay nhà máy đang áp dụng hình thức bộ máy kế toán tập trung. Với hình thức tổ chức như vạy sẽ giúp cho việc theo dõi cũng như đối chiếu số liệu thuận tiện và chính xác hơn. Hình thức kế toán mà nhà máy đang áp dụng là hình thức “Nhật Kí Chung” (Sơ đồ 3). Phương pháp hạch toán hàng tồn kho tại nhà máy là phương pháp kê khai thường xuyên. Với phương pháp này, phòng kế toán có thể thường xuyên, liên tục nắm bắt được tình hình nhập, xuất, tồn vật liệu theo chứng từ một cách kịp thời và chính xác. V.Phân loại và đánh giá nguyên vật liệu tại nhà máy: 1/ Đặc điểm nguyên vật liệu tại nhà máy: Nguyên vật liệu chủ yếu của nhà máy là: Hạt nhựa PVC, hạt nhựa PE(trắng, đen), nhựa hạt màu, thép(tấm, góc, ống), băng thép, băng nhôm, sắt(tròn, dẹt, phi 8), đồng(đỏ, lục giác).Đây là những nguyên vật liệu chính trong hoạt động sản xuất của nhà máy. Các nguyên vật liệu chính ở nhà máy được nhập vào kho rồi phân bổ về từng phân xưởng để gia công rồi sau đấy được tiếp tục xuất sang các phân xưởng sản xuất có liên quan. Chi phí gia công chế biến được tính vào chi phí sản xuất chung của nhà máy. 2/ Phân loại vật liệu : *Nguyên vật liệu chính: -Hạt nhựa: Hạt nhựa PE đen, hạt nhựa PE trắng, hạt nhựa PVC, hạt nhựa PVC chống cháy. -Đồng: đồng 1.4 ly, đồng 2.6 ly, đồng lục giác, đồng vàng, đồng 0.9 ly, đồng đỏ 2.6 lyđồng tráng thiếc 0.4 li, đồng tráng thiếc 0.5 li. -Thép: thép gió, thép dẹt 50Í8, thép xoắn 0.4Í7, thép tấm, thép tròn, thép góc, thép không gỉ . . -Sắt: Sắt dẹt 15Í3, sắt fi 16, sắt góc 25Í25, sắt góc 75Í75, sắt tròn dk 10. -Băng nhôm, băng PS, băng thép, băng nhôm trắng, băng thép đã cắt. -Tôn: tôn 1.2 li, tôn 2.0 li, *Vật liệu phụ: -dây điện trở 0.32, que hàn 3 li, thiếc hàn, bột kim cương, dầu hoá dẻo, dầu nhồi cáp, sơn, băng dính, dung môi, đinh10 phân. *Nhiên liệu: -Xăng, dầu DP 14, dầu diegien, dầu hoả, ga, dầu CN(20, 90), mỡ, dầu máy nén khí. *Phụ tùng thay thế: -Vòng bi 6226, vòng bi 18skF, vòng bi 18N, Vòng bi 7210, dây đai13Í1500, Đá mài, zoăng máy chịu nhiệt, khuôn kc 0.072. *Gỗ và vật liệu xây dựng: gỗ ván, gỗ nẹp, cát vàng, gạch, sỏi, *vật liệu khác: -đồng phế phẩm, động cơ thu hồi, đồng róc, dây mạ kẽm rối phế phẩm. 3. Đánh giá nguyên vật liệu ở Nhà máy Vật liệu Bưu điện: 3.1. Tính giá thực tế nhập kho của nguyên vật liệu: a/ Tính giá thực tế vật liệu nhập kho của vật liệu mua ngoài: Nguyên vật liệu tại nhà máy chủ yếu được mua ngoài và được nhập từ hai nguồn khác nhau: Mua trực tiếp của người sản xuất và mua của các đơn vị cá nhân kinh doanh nguyên vật liệu. Giá thực tế vật liệu nhập kho được dựa trên cơ sở các hoá đơn GTGT và chi phí trong quá trình mua + Giá thực tế vật liệu = Giá mua +chi phí thu mua nhập kho mua ngoài *Ví dụ: Căn cứ vào hoá đơn GTGT ngày 7/3/2003(Phụ lục 1): nhập của Cty Cơ điện Trần Phú vật liệu Dây đồng 2.6li số lượng 5026kg với đơn giá chưa có thuế VAT là: 10400đ/kg. Kế toán ghi giá thực nhập của vật liệu là: 5026ẻ10400 = 52.270.400đ Đối với chi phi vận chuyển và chi phí bốc dỡ: Nếu là do ôtô của nhà máy vận chuyển và công nhân nhà máy bốc dỡ thì chi phí đó chính là tiền xăng, dầu, lương trả cho công nhân, và lái xe. Nếu là thuê ngoài vận chuyển và bốc dỡ thì nhà máy trả tiền và công bốc dỡ thuê ngoài. Chi phi này được tính vào giá nhập thực tế của vật liệu. 3.2 Giá thực tế vật liệu xuất kho Vì nhà máy thường xuyên xuất nhập nguyên vật liệu nên nhà máy đã áp dụng phương pháp bình quân gia quyền ( giá bình quân cả kì dự trữ ). Giá thực tế vật liệu xuất kho = Số lượng vật liệu Í Đơn giá xuất kho bình quân gia quyền. Trong đó: Đơn giá bình quân gia quyền = *VD: Tình hình hạt nhựa PE đen của nhà máy trong tháng 12/2003 như sau: Tồn kho đầu tháng là 200kg đơn giá là 14000 đ. Tổng lượng nhựa PE đen nhập trong tháng 12/2003 là 1500kg với đơn giá nhập 14500 đ. Tổng số lượng nhựa PE đen xuất trong tháng 12/2003 là 1000kg Cuối tháng kế toán tính giá thực tế xuất kho của nhựa PE đen là: = = 24.550.000đ Giá thực tế xuất kho = 24.550.000 x 100 = 24.550.000.000đ 4. Kế toán chi tiết nguyên vật liệu tại nhà máy vật liệu bưu điện(Sơ đồ 4): a. Chứng từ kế toán sử dụng: *Phiếu nhập vật tư ( Mẫu số 01-VT ) (phụ lục 4) *Phiếu xuất vật tư ( Mẫu số 02-VT )(phụ lục 5) *Thẻ kho (mẫu số 02-VT)(phụ lục 6) *Sổ chi tiết vật liệu b.Thủ tục xuất nhập nguyên vật liệu: Tại nhà máy việc thu mua nguyên vật liệu được phòng vật tư chịu trách nhiệm. Phòng vật tư sẽ căn cứ vào kế hoạch sản xuất từng tháng hoặc từng quý do các phân xưởng gửi lên và dựa vào đó để tính ra khối lượng, chủng loại từng thứ vật liệu cần mua trong tháng, trong quý. b.1.Thủ tục nhập kho: Khi phòng vật tư mua nguyên vật liệu về, cán bộ kĩ thuật căn cứ vào hóa đơn của người bán để kiểm tra tính hợp lý hợp pháp của hoá đơn và đối chiếu với mọi nội dung hợp đồng đã kí kết về số lượng, chất lượng, chủng loại sau đó lập phiếu nhập kho. Phiếu nhập kho được lập làm 4 liên: *Liên 1:lưu ở phòng vật tư và tập chứng từ gốc. *Liên 2:Thủ kho giữ để ghi vào thẻ kho. *Liên 3: Kế toán giữ để ghi vào sổ chi tiết vật liệu. *Liên 4:Giao cho người bán dùng để thanh toán. Ví dụ: Ngày 7/3/2003, thủ kho nhận được hàng và “Hoá đơn GTGT” * Sau khi ban KCS kiểm tra chất lượng đạt tiêu chuẩn, số lượng đúng với hoá đơn GTGT sẽ viết “Phiếu nhập kho” a.1/ Thủ tục nhập kho đối với nguyên vật liệu tự gia công, chế biến: + Đối với các loại đồng, nhựa, tôn...: Khi nhập kho các loại đồng, nhựa, tôn..thủ kho phải xác định khối lượng của các loại nguyên vật liệu đó, lập “Biên bản kiểm nhận vật tư”. Ngoài ra phải có sự kiểm tra của phòng KCS về chất lượng vật liệu nhập kho. Sau đó, người phụ trách phân xưởng chế biến vật liệu sẽ đưa “Biên bản kiểm nhận vật tư” sang phòng vật tư báo “Phiếu nhập kho”. “Phiếu nhập kho” chỉ ghi số lượng nhập, không ghi giá trị của số vật liệu đó và được lập thành 3 liên: Liên 1: Lưu ở sổ gốc của phòng vật tư. Liên 2: Thủ kho giữ để làm căn cứ theo dõi trên sổ kho. Liên 3: Kế toán giữ để ghi vào sổ chi tiết vật liệu. a.2/ Thủ tục nhập kho đối với vật liệu đã xuất dùng cho sản xuất nhưng không hết: Trường hợp này, người phụ trách sản xuất sẽ đem số vật liệu dùng không hết tới kho để nhập. Thủ tục nhập kho cũng như nhập kho vật liệu tự gia công, chế biến. b.Thủ tục xuất kho vật liệu tại nhà máy: Khi các bộ phận sản xuất có nhu cầu về nguyên vật liệu sẽ làm phiếu lĩnh nguyên vật liệu gửi lên phòng vật tư. Phòng vật tư sẽ căn cứ vào tình hình nguyên vật liệu hiện có mà sẽ viết phiếu xuất kho(Phụ lục 5). Phiếu xuất được lập làm 4 liên : *Liên 1: Lưu ở phòng vật tư. *Liên 2:Thủ kho dùng để ghi vào thẻ kho. *Liên 3:Chuyển cho kế toán nguyên vật liệu để ghi vào sổ chi tiết. *Liên 4:Bộ phận sử dụng nguyên vật liệu. Ví dụ: Ngày 7/3/2003 theo nhu cầu của sản xuất mà quản đốc phân xưởng 1 sẽ viết giấy đề nghị cung cấp vật tư . Phòng vật tư sẽ viết “Phiếu xuất kho” 3.Hạch toán tổng hợp nguyên vật liệu: 3.1 Kế toán tổng hợp nhập nguyên vật liệu tại nhà máy: a.Tài khoản sử dụng : *TK 1521-Hàng mua đang đi trên đường *TK 152-Nguyên liệu, vật liệu(được chi tiết theo từng loại NVL theo yêu cầu của quản lý) *TK 153-Công cụ , dụng cụ *TK 331-Phải trả người bán. ngoài ra kế toán còn sử dụng một số tài khoản khác như:133, 141, 154, 111, 112, 627,. . . . b. Hệ thống sử dụng: Cùng với việc sử dụng phần mềm kế toán với hình thức “nhật kí chung” và áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên để hạch toán tình hình nhập, xuất vật liệu, kế toán tổng hợp nguyên vật liệu ở nhà máy hiện nay được phản ánh trên các sổ chủ yếu; Sổ cái tài khoản 1521, bảng tổng hợp tài khoản 331, 141, báo cáo nhập-xuất -tồn vật tư. . .và các bảng kê chứng từ nhập vật liệu. . . c.Kế toán tổng hợp nhập vật liệu: Tại nhà máy, quy trình kế toán tổng hợp nhập vật liệu được tiến hành thông qua chương trình phần mềm kế toán đã dược cài đặt. Do vậy có thể hàng ngày hay định kì sau khi kế toán nhập số liệu trên các chứng từ nhập vật liệu vào máy và cuối tháng tiến hành in ra các sổ, bảng biểu kế toán liên quan. Cụ thể như sau: +Bảng liệt kê chứng từ nhập vật liệu: Bảng này được lập để theo dõi tình hình nhập kho vật liệu theo thứ tự thời gian. Với mỗi loại vật liệu nhập kho, kế toán căn cứ vào hoá đơn GTGT ghi tương ứng một dòng kèm theo định khoản: Nợ 152(1) Có TK liên quan: 111, 112, 331. . . *Ví dụ: -Căn cứ vào hoá đơn GTGT 7/3/2003(Phụ lục 1). Nhà máy mua của Công ty cơ điện Trần Phú dây đồng 2.6li với số lượng là 5026kg, đơn giá là 10454,536/kg. Nhà máy đã thanh toán bằng tiền mặt. Kế toán định khoản như sau: Nợ 1521 : 52 544 500 Nợ 1331 : 5 254 500 Có 111: 57 799 000 - Căn cứ vào hoá đơn GTGT ngày 18/3/2003(Phụ lục 2). Nhà máy mua của công ty TNHH Thanh Hương hạt nhựa PVC với số lượng 2500kg, đơn giá là 6748 đ/kg (VAT 5%). Nhà máy chưa thanh toán. Kế toán định khoản như sau: Nợ 152 : 16 862 500 Nợ 1331 : 843 125 Có 331(chi tiết công ty thanh hương) : 17 705 625 -Căn cứ vào hoá đơn GTGT ngày 13/3/2003 (Phụ lục 3). Nhà máy mua của Công ty cơ điện Trần Phú dây đồng 0,5li với số lượng 2000kg, đơn giá là 3325 đ/kg(VAT 5%). Nhà máy đã thanh toán bằng phương thức chuyển khoản.Căn cứ theo giấy báo nợ, kế toán định khoản như sau: Nợ 1521: 6 650 000 Nợ 1331: 332 500 Có 112: 6 982 500 Số liệu ghi trên chứng từ nhập vật liệu sẽ được đưa vào máy tính. Máy tính sẽ tự động lập ra “Bảng liệt kê chứng từ nhập vật liệu”. Từ bảng này, ta sẽ có “Bảng kê tổng hợp nhập vật liệu”, sẽ được đối chiếu kiểm tra với bảng “Bảng cân đối số phát sinh” vào cuối kì. +Bảng kê tổng hợp nhập vật liệu: Cuối tháng, kế toán sẽ in ra ”Bảng kê tổng hợp nhập vật liệu”. Bảng kê này được lập và in theo đối tượng nhập, thuận tiện cho việc theo dõi chi tiết thanh toán với từng người cung cấp. Trong bảng kê, tương ứng với một nghiệp vụ phát sinh sẽ có kèm theo một định khoản. +Bảng tổng hợp TK 331: “Phần dư nợ “là phần nhà máy ứng trước tiền cho người bán, còn “phần dư có” là phần nhà máy đang nợ người bán. Các số liệu ghi ở cột “nợ” phần số phát sinh trong kì được lập căn cứ vào các bảng liệt kê chứng từ chi tiền mặt , tiền gửi ngân hàng. . . để trả người cung cấp. Còn các số liệu ghi “có” sẽ được lập căn cứ vào “Bảng tổng hợp nhập nguyên vật liệu” trong tháng. +Bảng tổng hợp TK 141: Trong nhà máy, “Bảng tổng hợp TK 141” được lập thành một tờ sổ riêng và được in ra vào cuối mỗi tháng. Bảng này chỉ theo dõi tình hình tạm ứng và và thanh toán tạm ứng tại nhà máy. 3.2 Kế toán tổng hợp xuất nguyên vật liệu: Để tiến hành kế toán tổng hợp xuất vật liệu, ngoài việc sử dụng chủ yếu TK 152(1521) như kế toán tổng hợp nhập vật liệu, kế toán còn sử dụng các TK 621, 627, 642, 154. . . a/ Hệ thống sử dụng: Để tiến hành kế toán tổng hợp xuất vật liệu, trong nhà máy đang lưu hành các sổ: Bảng liệt kê chứng từ xuất vật liệu, bảng kê tổng hợp xuất vật liệu, báo cáo xuất -nhập- tồn vật tư và sổ cái TK 152(1521) b/Kế toán tổng hợp xuất nguyên vật liệu: Căn cứ vào tình hình sản xuất mà các bộ phận sản xuất sẽ lập phiếu xin cấp vật liệu phòng vật tư sẽ căn cứ vào tình hình nguyên vật liệu mà sẽ lập phiếu xuất kho. + Lập bảng kê chứng từ xuất vật liệu: Hàng ngày, kế toán nhập số liệu trên các “Chứng từ xuất” vào máy. Cuối tháng máy sẽ in ra “Bảng liệt kê chứng từ xuất vật liệu”. Bảng này dược lập để theo dõi tình hình xuất vật liệu theo trình tự thời gian. Với mỗi “Chứng từ xuất kho” kế toán ghi tương ứng một dòng, có kèm theo định khoản: Nợ 621 10.000.000 Có 1521 10.000.000 * Số liệu ghi trên “Bảng liệt kê chứng từ xuất vật liệu” được dùng để kiểm tra, đối chiếu với “Bảng tổng hợp xuất vật liệu”, “Báo cáo xuất-nhập-tồn vật tư” và là căn cứ để ghi vào sổ cái 152(1). +Lập “Báo cáo nhập-xuất-tồn vật liệu’: Tương ứng với “Bảng kê nhập”, “Bảng kê xuất”, kế toán lập “Báo cáo xuất-nhập-tồn vật liệu”.Trong báo cáo này, với mỗi loại vật liệu sẽ được theo dõi chi tiết về tình hình tồn đầu tháng, nhập trong tháng và tồn cuối tháng. Báo cáo này cũng tính luôn giá tiền cuối kì của từng loại vật liệu. Đây là cơ sở để kế toán kiểm tra, đối chiếu với các ‘Bảng tổng hợp” và “Sổ cái TK 152(1)” trong cùng một tháng. +Lập “Sổ cái TK 152(1521): “Sổ cái TK 152(1)” được mở để ghi chép tình hình nhập xuất vật liệu theo trình tự thời gian, có kèm theo TK đối ứng. Số liệu trên “Sổ cái TK 152(1)” là cơ sở để kiểm tra, đối chiếu với các “Bảng tổng hợp”, “Báo cáo xuất-nhập-tồn vật liệu”, là căn cứ để lập “Bảng cân đối số phát sinh “ và các “Báo cáo tài chính”. Chương III Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán tại nhà máy vật liệu bưu điện 1.Những ưu điểm: -Trước hết là bộ máy kế toán được tổ chức tập trung nên việc thống kê cũng như cập nhật số lịêu về nguyên vật liệu được đảm bảo kịp thời giúp các bộ phận sản xuất có thể hoạt động liên tục. Đồng thời với sự nhỏ gọn của bộ máy kế toán đã giúp cho công việc kế toán được nhanh và linh hoạt hơn trong việc hạch toán nguyên vật liệu. -Các kế toán viên được phân công bổ nhiệm đúng với năng lực và trách nhiệm nên đã giúp công tác kế toán được đảm bảo chính xác và kịp thời. -Công tác quản lý ngày càng được hoàn thiện và quản lý chặt chẽ tất cả các khâu.Hệ thống kho tàng được phân chia theo đối tượng sử dụng rất phù hợp việc kiểm tra,đối chiếu giữa kho và phòng kế toán. -Nhà máy sủ dụng tài khoản thống nhất hiện hành. Các chỉ tiêu báo cáo tài chínhđược lập theo một số chỉ tiêu chủ yếu phù hợp với đặc điểm của nhà máy và các báo cáo được lập theo đúng thời gian, chế độ theo báo cáo tài chính . -Về đánh gía nguyên vật liệu nhà máy đánh giá vật liệu theo giá thực tế bình quân ,bảo đảm cho giá vật liệu được tính toán khá chính xác và thực tế. 2.Những nhược điểm: Trong tổng thể của một bộ máy dù được nhìn nhận là hoàn thiện và tối ưu thì cũng không thể tránh khỏi những sai sót vì những nguyên nhân khác nhau. Trước tốc độ phát triển của nền kinh tế tri thức mọi vấn đề cũng được vận động theo hướng của sự phát triển đó. Cụ thể hơn là cách thức quản lý cũng như nhận thức về quản lý kinh tế cũ sẽ bị thay thế bởi những lý luận, học thuyết mới. Do vậy đòi hỏi những nhà kinh tế phải luôn tìm hiểu và học hỏi những những sự thay đổi đó. Điều này cũng có nghĩa rằng những nhà quản lý nói chung và kế toán viên nói riêng phải có được sự thích nghi kịp thời để có thể đưa hiệu qủa kinh tế lên mức cao nhất. ở đây em mạnh dạn chỉ ra một số vấn đề còn vương mắc trong công tác kế toán tại nhà máy. *Kiến nghị 1: Về phân loại vật liệu: Nhà máy đang áp dụng phương pháp phân loại vật liệu chưa phù hợp với hệ thống kho của nhà máy. Đó là hiện nay nhà máy chưa phân loại một cách đầy đủ và chi tiết giữa nguyên vật liệu chính và phụ. Chính điều này sẽ gây khó khăn cho công tác kiểm tra cũng như sử dụng nguyên vật liệu. -Theo em: Nhà máy nên phân loại rõ ràng, chi tiết từng loại vật liệu phù hợp với tính chất tham gia sản xuất của từng loại. *Kiến nghị 2: Về việc sắp xếp mã số vật liệu: ở đây em xin đơn cử ra một ví dụ, đó là ở nhà máy nhập rất nhiều loại đồng khác nhau (Đồng đỏ 2.6ly, đồng 1.2ly, đồng lục giác, đồng vàng, . . .) nhưng lại chỉ dùng chung một mã vật liệu A7. Hơn nữa việc nhà máy có những nguồn nhập khác nhau nên sẽ có sự chênh lệch giá điều này tất yếu sẽ dẫn đến việc tính giá xuất-nhập kho nguyên vật liệu sẽ rất phức tạp và thiếu đi tính chính xác. -Theo em: Nhà máy nên tổ chức sắp xếp, phân loại chi tiết hơn cho từng nhóm vật liệu cụ thể. Em xin được nêu ra một biện pháp về việc sắp xếp mã vật liệu như sau: Vẫn quy định chung cho nhóm đồng là mã A7 nhưng sẽ được chi tiết hơn là Mã số: A7001: Đồng 1.2ly Mã số: A7002: Đồng đỏ 2.6ly Mã số: A7003: Đồng vàng Việc sắp xếp mã số vật liệu như vậy sẽ giúp cho việc kiểm tra đối chiếu được thực hiện dễ dàng và chính xác hơn. Quan trọng là tránh được sự nhầm lẫn khi thực hiện công tác kế toán xuất-nhập kho. *Thêm vào đó nhà máy cũng nên thực hiện một số biện pháp kế toán như: -Để cho công tác quản lý nguyên vật liệu được thống nhất thuận lợi nhà máy cần lập sổ danh điểm vật liệu. Sổ danh điểm vật liệu được mở và kí hiệu mỗi loại vật liệu, mỗi nhóm,mỗi thứ vật liệu bằng hệ thống các chữ số để thay thế tên gọi trên cơ sở kết hợp với hệ thống tài khoản kế toán. Sổ danh điểm vật liệu phải được lập thống nhất để đảm bảo tính chính xác cũng như tính kịp thời trong công tác kế toán -Nhà máy cần xây dựng định mức dự trữ hợp lýcho từng danh điểm vật liệu. Định mức tồn kho vật liệu là cơ sở để xây dựng kế hoạch thu mua và kế hoạch tài chính của doanh nghiệp. *Kiến nghị 3: Hiện nay nhà máy vẫn đang lưu trữ nguyên vật liệu chưa có hệ thống. Do vậy mặc dù đã lập danh điểm vật liệu thì công tác kiểm tra, quản lí cũng sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Điều này dẫn đến việc khi phát hiện thiếu, thừa vật liệu kế toán viên khó khăn trong xử lí. -Theo em: nhà máy nên tổ chức lại hệ thống kho tàng để quản lí, kiểm tra vật liệu được dễ dàng, nhanh chóng hơn. Cụ thể như: Bố trí lưu trữ đồng, nhôm nhựa. . theo một hệ thống kho riêng. Tránh dùng chung kho cho nhiều loại vật liệu. Đồng thời nâng cấp hệ thống kho tàng cho phù hợp với quy cách, phẩm chất của từng loại vật liệu. Về xử lí những phát hiện thiếu thừa vật liệu trong kho. Những trường hợp và giải pháp cụ thể: Khi phát hiện thiếu chưa rõ nguyên nhân, kế toán ghi Nợ 1381: giá trị vật liệu thiếu chờ xử lý Có 152: Khi xử lý kế toán ghi Nợ 1388: Số bắt bồi thường hoặc Nợ 623 không xác định nguyên nhân Có 1381: Khi phát hiện thừa vật liệu kế toán ghi Nợ 152: Có 3381 thừa ngoài định mức Có 642 thừa trong định mức Hoặc Có tài khoản 411: Ghi tăng vốn kinh doanh Có 771 tăng thu nhập khác 4. Nhà máy nên lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho Nợ 632 Có 159 = x Kết luận Qua thời gian thực tập tại nhà máy với một khoảng thời gian tương đối ngắn nhưng cũng đã ít nhiều giúp em nâng cao được hiểu biết bổ trợ thêm cho những gì em đã được học trên ghế nhà trường.Một điều em cảm nhận được rõ nét nhất trong thời gian thực tập tại nhà máy, đó là sự phát triển của nhà máy có thể nhận biết được một cách đáng ngạc nhiên. Điều đó chứng minh rằng nhà máy đã tìm ra cho mình được hướng đi đúng đắn và phù hợp với quy mô cũng như đặc thù của doanh nghiệp. Quan trọng hơn là tập thể những CBCNV của nhà máy đã biết phát huy sức mạnh đoàn kết vì lợi ích chung của nhà máy Trong qúa trình tìm hiểu cũng như hoàn thịên đề tài, nhờ sự giúp đỡ của những cán bộ trong phòng cùng sự hướng dẫn tận tình của cô mà em có thể hoàn thành tốt được chuyên đề. Vì trình độ cũng như lý luận còn có hạn nên đề tài không tránh khỏi có những sai sót. Em mong nhận được sự góp ý và chỉ bảo của các cán bộ kế toán trong phòng và thầy cô để chuyên đề ngày một hoàn thiện hơn Em xin chân thành cảm ơn Mục Lục Lời nói đầu 1 Chương I: Qúa trình hình thành và phát triển của nhà máy, những đặc điểm về kinh tế kĩ thuật 2 I.Qúa trình hình thành và phát triển của nhà máy 3 II.Đặc điểm kinh tế kĩ thuật 4 1.Tài sản 4 2.Nguồn vốn 4 3.Cơ sở vật chất ,kĩ thuật 4 III.Bộ máy quản lý Nhà máy Vật liệu Bưu điện 5 1.Bộ máy quản lý nhà máy 5 2.Sơ đồ bộ máy quản 6 IV.Chức năng và quyền hạn của bộ máy quản lý nhà máy 6 1.Chức năng và quyền hạn của ban giám đốc nhà máy 6 2.Chức năng và quyền hạn của các phòng ban chức năng 7 Chương II:Tình hình thực tế về công tác tổ chức hạch toán kế toán tại nhà máy vật liệu bưu điện 11 I.Bộ máy kế toán: 11 II.Công tác tổ chức kế toán tại nhà máy vật liệu bưu điện 13 1.Hình thức ghi sổ kế toán: 13 2.Đánh giá nguyên vật liêu 16 3.Thủ tục xuất nhập nguyên vật liệu 17 4. Hạch toán tổng hợp nguyên vật liệu 18 Chương III:Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công táckế toán tại nhà máy vật liệu bưu điện 21 I.Những ưu điểm 21 II.Những nhược điểm. 21 III.Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiệncông tác kế toán tại nhà máy 22 Kết luận 23 Sơ đồ 1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của nhà máy Giám đốc nhà máy Phó giám dốc về kĩ thuật Phó giám đốc về kinh tế P. Tài vụ P. Kinh tế thị trường P, Kĩ thuật -KCS P. Tổ chức- Hành chính P, Vật tư Phân xưởng IV Phân xưởng III Phân xưởng II Phân xưởng I Các tổ đội sản xuất Các tổ đội sản xuất Các tổ đội sản xuất Các tổ đội sản xuất Sơ đồ 2 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của nhà máy Kế toán trưởng Kế toán ngân hàng Kế toán nguyên vật liệu Kế toán theo dõi với người mua-bán Thủ quỹ P. phòng kế toán Kế toán tổng hợp Sơ đồ 3 Sơ đồ về hình thức kế toán tại nhà máy Hình thức nhật kí chung Vào máy Sổ thẻ kế toán chi tiết Chứng từ gốc Nhật kí chung Bảng tổng hợp chi tiết Sổ cái Bảng cân đối số phát sinh Báo cáo tài chính Sơ đồ 4 Trình tự kế toán chi tiết nguyên vật liệu tại nhà máy Thẻ kho của thủ kho Chứng từ xuất vật liệu Chứng từ nhập NVL Trên máy Trên máy Bảng liệt kê chứng từ xuất vật liệu Thẻ kho của kế toán Bảng liệt kê chứng từ nhập vật liệu Bảng tổng hợp chi tiết xuất vật liệu Bảng tổng hợp chi tiết nhập vật liệu Báo cáo N-X-T Vật liệu Đối chiếu, kiểm tra ghi hàng ngày Mẫu số: 01 GTKT-3LL HM/2003B Phụ lục 1 Hoá đơn (GTGT) Liên 2: Giao khách hàng Ngày 7tháng 3năm 2003 Đơn vị bán: Công ty cơ điện Trần Phú. Địa chỉ : Ngõ 83 Đường Trường Chinh-Hà Nội-Số tài khoản: 56540005 Họ tên người mua hàng: Nguyễn Chính Lê Tên đơn vị: Nhà máy vật liệu Bưu điện Địa chỉ: Yên viên-Gia lâm-Hà Nội Hình thức thanh toán: Tiền mặt MS: 0100682645-1 STT Tên hàng hoá, dịch vụ Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền A B C 1 2 3 1 Dây đồng 2.6li Kg 5026 10454,536 52 544 500 Cộng tiền hàng: 52 544 500 Thuế suất GTGT: 10% Tiền thuế GTGT: 5 254 500 Tổng cộng tiền thanh toán: 57 799 000 Số tiền viết bằng chữ: Sáu mươi triệu ba trăm bảy mươi năm nghìn đồng chẵn Người mua hàng Người bán hàng Thủ trưởng đơn vị (Kí, ghi rõ họ tên) (Kí, ghi rõ họ tên) Kí, đóng dấu, ghi rõ họ tên) Phụ lục 2 Hoá đơn (GTGT) Liên 2: Giao khách hàng Ngày 18 tháng 2 năm 2003 Đơn vị bán : Công ty TNHH Thanh Hương Địa chỉ : 256 Nguyễn Văn Cừ-Yên Viên-Gia Lâm-HN Họ tên người mua hàng: Nguyễn Chính Lê Tên đơn vị : Nhà máy Vật liệu Bưu điện Địa chỉ : Yên Viên-Gia Lâm-HN Hình thức thanh toán : Hạn thanh toán 19/3/2003 MS: 0100682645-1 Đơn vị: đồng STT Tên hàng hoá, dịch vụ Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền A B C 1 2 3 1 Hạt nhựa PVC kg 2500 6748 16 870 000 Cộng tiền hàng: 16 870 000 Thuế suất GTGT: 5% Tiền thuế GTGT: 843 500 Tổng cộng tiền thanh toán: 17 713 500 Số tiền viết bằng chữ: Mười bảy triệu bảy trăm mười ba nghìn năm trăm đồng chẵn. Người mua hàng Người bán hàng Thủ trưởng đơn vị (Kí, ghi rõ họ tên) (Kí, ghi rõ họ tên) (Ghi rõ họ tên) Mẫu số: 01/GTKT-3LL Phụ lục 3 Hoá đơn (GTGT) Liên 2:Giao khách hàng Ngày22tháng3năm 2003 Đơn vị bán: Công ty Cơ điện Trần Phú Địa chỉ : Ngõ 83 Đường Trường Chinh-Hà Nội Họ tên người mua hàng: Nguyễn Chính Lê Tên đơn vị : Nhà máy Vật liệu Bưu điện Yên Viên Địa chỉ: Yên Viên-Gia Lâm-Hà Nội Hình thức thanh toán: Chuyển khoản Mã số: 0100682645-1 STT Tên hàng hoá, Dịch vụ Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền A B C 1 2 3 1 Dây đồng 0.5li Kg 2000 3325 6 650 000 Cộng tiền hàng: 6 650 000 Thuế suất GTGT: 5% Tiền thuế GTGT: 332 500 Tổng cộng tiền thanh toán: 6 982 500 Số tiền viết bằng chữ: Sáu triệu chính trăm tám mươi hai nghìn năm trăm đồng chẵn. Người mua hàng Người bán hàng Thủ trưởng đơn vị (Kí, ghi rõ họ tên) (Kí, ghi rõ họ tên) (Kí, đóng dấu, ghi rõ họ tên) Phụ lục 4 Phiếu nhập kho Ngày 7 tháng 3 năm 2003 (số 70) Họ tên người giao hàng: Đoàn Minh Công-Cty Cơ điện Trần Phú Nhập tại kho: Cường. STT Tên, nhãn hiệu, quy cách phẩm chất vật tư (sản phẩm, hàng hoá) Mã số Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền Theo chứng từ Thực nhập A B C D 1 2 3 4 1 Dây đồng 2.6 ly Kg 5026 11500 57 799 000 Cộng thành tiền (bằng chữ):. . . . . Nhập, ngày 2 tháng 2 năm 2003 Phụ trách cung tiêu Người giao hàng Thủ kho Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị (hoặc bộ phận (Kí, họ tên) (Kí, họ tên) (Kí, họ tên) (Kí, họ tên) có nhu cầu nhập) (Kí, họ tên) Phụ lục 5 Phiếu xuất kho Ngày 8 tháng 2năm 2003 Số 49 Họ tên người nhận hàng: Linh Địa chỉ (bộ phận) : PX 1 Lý do xuất kho: Xuất tại kho: Cường Đơn vị: Đồng Số TT Tên, nhãn hiệu, quy cách, phẩm chất vật tư (sản phẩm, hàng hoá) Mã Số Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền Yêu cầu Thực xuất A B C D 1 2 3 4 1 Dây đồng đỏ 0.6 li kg 2500 11.000.0000 Cộng: Xuất, ngày 8 tháng 2 năm 2003 Thủ trưởng đơn vị Kế toán trưởng Phụ trách cung tiêu Người nhận hàng Thủ kho (kí, họ tên) (kí, họ tên) (kí, họ tên) (kí, họ tên) kí,họ tên) Phụ lục 6 Thẻ kho Mã: 15211 003 Tên hàng hoá: Thép tấm Từ ngày 1/3/2003 đến ngày 31/3/2003 Đơn vị tính : tấm Số CT Ngày Nội dung Nhập Xuất Tồn Lượng Luỹ kế Lượng Luỹ kế 153 817 Tháng 12/2003 1/3 04/3 PX 1 900 900 152917 2/3 04/3 Thép phế liệu 350 1250 152567 3/3 04/3 PX2 6250 6250 158817 4/3 04/3 PX1 1050 2300 157767 5/3 09/3 PX1 550 2850 157217 6/3 09/3 PX1 780 3630 156437 7/3 09/3 PX3 3600 9850 160037 8/3 09/3 PX1 1060 4690 158977 10/3 13/3 PX1 2120 6810 156857 11/3 13/3 PX1 640 7450 156217 9/3 13/3 PX1 920 8370 155297 12/3 21/3 PX1 840 9210 154457 13/3 31/12 PX4 10250 20100 164707 1 Thủ kho Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị Phụ lục 7 Bảng liệt kê chứng từ nhập NVL chính tại nhà máy Tháng 3 năm 2003 TKnợ: 15211 003-TK có. . . . Số CT Ngày Nội dung TK nợ TK có Số lượng Số tiền 3/3 4/3/2003 Nhập kho thép tấm 15211 15411 6250 47 500 000 1/3 7/3/2003 Nhập kho đồng 2,6li 15211 331 001 5026 57 799 000 7/3 9/3/2003 Nhập kho thép tấm 15211 15411 3600 27 360 000 2/3 13/3/2003 Nhập kho đồng 0,5 li 15211 331 008 22392 78 372 000 3/3 14/3/2003 Nhập kho đồng 2,6li 15211 331001 5026 57 799 000 4/3 15/3/2003 Nhập kho đồng 0,5 li 15211 331 008 23056 80 696 000 7960 18/3/2003 Nhập kho hạt nhựa PVC 15211 15211 007 7800 55 380 000 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 12/3 27/3/2003 Nhập kho băng thép 15211 331 028 8500 15 300 000 14/3 28/3/2003 Nhập kho đồng 2,6li 15211 331 001 5026 57 799 000 16/3 29/3/2003 Nhập kho đồng 0,5 li 15211 331 008 19809 69 331 500 18/3 31/3/2003 Nhập kho tôn 2,0li 15211 331 043 22810 193 885 000 19/3 31/3/2003 Nhập kho tôn 1,2li 15211 331 043 18136 148 715 200 21/3 31/3/2003 Nhập kho băng thép 15211 331 028 16438 29 588 000 23/3 31/3/2003 Nhập kho thép tấm 15211 151 10250 77 900 000 24/3 31/3/2003 Nhập kho tôn 1,2li 15211 331 043 114145 93 598 000 Tổng cộng 1 509 050 600 Kế toán trưởng Thủ kho Người lập biểu Phụ lục 8 Từ ngày 1/3/2003 đến ngày 31/3/2003 Bảng kê nhập vật liệu chính tại nhà máy Tài khoản nợ 1521 003- Mã vật tư Tên vật tư TK nợ Lượng Tiền 03 008 Thép tấm(7600) 15211 6 250 47 500 000 03 008 Thép tấm(7600) 15211 3 600 27 360 000 Cộng 15411 74 860 000 03 008 Thép tấm 15211 10 250 77 900 000 Cộng 151 77 900 000 03 0010 Đồng 2,6li(11500) 15211 5 026 57 799 000 03 0010 Đồng 2,6li(11500) 15211 5 026 57 799 000 03 0010 Đồng 2,6li(11500) 15211 5 026 57 799 000 Cộng 331 001 173 397 000 03 0022 Đồng 0,5li(3500) 15211 22 392 78372000 03 0022 Đồng 0,5li(3500) 15211 23 056 80696000 03 0022 Đồng 0,5li(3500) 15211 42 873 150055500 03 0022 Đồng 0,5li(3500) 15211 21 655 75792500 03 0023 Đồnglục giác(4200) 15211 50 210000 03 0022 Đồng 0,5li(3500) 15211 21 731 76058500 03 0022 Đồng 0,5li(3500) 15211 19 809 69331500 Cộng 331 008 530516000 03 0016 Băng thép(1800) 15211 22 608 40694400 03 0016 Băng thép(1800) 15211 11 213 20183400 03 0016 Băng thép(1800) 15211 13 661 24589800 03 0016 Băng thép(1800) 15211 8 500 15300000 03 0016 Băng thép(1800) 15211 16 912,5 30442500 03 0016 Băng thép(1800) 15211 16 438 29588400 Cộng 331 028 160798500 03 0024 Tôn 2,0li(8500) 15211 22 810 193885000 03 0025 Tôn 2,0li(8500) 15211 18 136 148715200 03 0025 Tôn 1,2li(8200) 15211 11 414,5 93598900 Cộng 331 043 436199100 03 0009 Hạt nhựa PVC(7100) 15211 7 800 55380000 Cộng 15211 007 55380000 Tổng cộng 1 509 050 600 Kế toán trưởng Thủ kho Người lập biểu Phụ lục 9 Tổng hợp TK 331: Phải trả người bán Từ 1/3/2003 đến ngày 31/3/2003 Đơn vị tính: đồng Nội dung Mã số SDDK PSTK SDCK Nợ Có Nợ Có Nợ Có 331. Phải trả người bán Công ty cơ điện trần phú-Trường chinh 331 001 520191000 635789000 173397000 57799000 Ô. Giang- Lạng sơn 331 002 187357693 126819000 118288000 178826693 Công ty cơ khí vĩnh long 331 003 228888000 100000000 16379500 145267500 Nguyễn Huy Quân 331 005 1559190600 1090584000 496387500 964994100 Xưởng sản xuất đồ gỗ 331 012 193599000 724115000 530516000 Công ty nhựa thái toàn 331 021 131210100 160798500 29588400 Lê Thị Khuyên 331 022 1908050 1908050 Công ty TNHH Lệ Mỹ 331 032 22420000 22420000 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Tổng cộng 2932958343 3309425060 2417950150 2041483433 Kế toán trưởng Thủ kho người lập biểu Phụ lục 10 TK 141: Tạm ứng Từ ngày 1/3/2003 đến ngày 31/3/2003 Nội dung Mã số SDDK PSTK SDCK Nợ Có Nợ Có Nợ Có TK 141: Tạm ứng 141 485 571 922 162 662 000 125 332 000 522901922 Nguyễn lệ 141 001 7 000 000 1 500 000 2 000 000 6500000 Trần thanh Danh 141 013 12 650 000 12650000 Hải(P.KD) 141023 15 000 000 15 000 000 15 000 000 15000000 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Tổng cộng: 162662000 125332000 522901922 Người lập biểu Kế toán trưởng Phụ lục 11 Bảng liệt kê chứng từ xuất vật liệu chính tại nhà máy Tháng 3 năm 2003 TK nợ TK có 15211 003 Số CT Ngày Diễn giải TK nợ TK có Số tiền 1/3 4/3/2003 Xuất VL cho PX I 6211 15211 29699055 2/3 4/3/2003 Xuất VL cho PX I 6211 15211 22859055 2/3 4/3/2003 Xuất thép phế liệu 6271 15211 2660000 3/3 4/3/2003 Xuất VL cho PX I 6211 15211 14579055 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 15/3 25/3/2003 Xuất VL cho PX I 6211 15211 60136000 16/3 25/3/2003 Xuất VL cho PX I 6211 15211 36484550 Tổng cộng: 1395816456 Kế toán trưởng Thủ kho Người lập biểu Phụ lục 12 Trích: Sổ nhật ký chung Tháng 3/2003 Chứng từ Nội dung nghiệp vụ Số hiệu TK Số tiền Sổ Ngày Nợ Có 1/3 04/3 Xuất NVL cho PX1 6211 29.699.055 15211 29.699.055 2/3 04/3 Xuất NVL cho PX1 6271 22.859.005 22.859.005 2/3 04/3 Xuất thép tấm SX 6211 14.579.005 15211 14.579.055 7/3 04/3 Nhập kho thép tấm SX 15211 47.500.000 15411 47.500.000 .... ...... ...... ...... 1/3 07/3 Nhập kho đồng 2,6 li 15211 57.799.000 331001 57.799.000 5/3 09/3 Xuất NVL PX 1 6211 35.319.005 15211 35.319.055 6/3 09/3 Xuất NVL PX 1 6211 28.787.055 15211 28.787.055 7/3 09/3 Nhập kho thép tấm SX 15211 27.360.000 15411 27.360.000 2/3 13/3 Nhập kho Đồng 0,5li 15211 78.372.000 331008 78.372.000 3/3 14/3 Nhập kho đồng 2,6 li 152111 80.696.000 331008 80.696.000 ......... ....... ...... ........ Nhà máy vật liệu bưu điện Phòng tài vụ Phụ lục 13 sổ cái TK 152 Nguyên liệu vật liệu Từ 01/3/2003 đến 31/3/2003 Số dư đầu kỳ 2.448.569.824 Số CT Ngày Diễn giải TK đối ứng Phát sinh trong kỳ Nợ Có 1/3 04/3/03 Xuất NVL PX1 6211 29.699.055 2/3 04/3/03 Xuất NVL PX1 6211 22.859.055 2/3 04/3/03 Xuất thép tấm 6271 2.660.000 3/3 04/3/03 Xuất NVL PX1 6211 14.579.055 4/3 04/3/03 Xuất NVL PX1 6211 22.559.055 3/3 04/3/03 Nhập kho thép tấm 15411 47.500.000 1/3 07/3/03 Nhập kho đồng 2,6 li 331001 57.799.000 5/3 09/3/03 Xuất NVL PX1 6211 35.319.055 6/3 09/3/03 Xuất NVL PX 1 6211 28.787.055 7/3 09/3/03 Nhập kho thép tấm 15411 27.360.000 2/3 13/3/03 Nhập kho đồng 0,5 li 331008 78.372.000 3/3 14/3/03 Nhập kho đồng 2,6li 331001 57.799.000 4/3 15/3/03 Nhập kho đồng 0,5 li 331008 80.696.000 7960 18/3/03 Nhập hạt nhựa PVC 152511007 55.380.000 ... ..... .... .... .... ..... ..... ..... ..... ..... ..... .... 15/3 25/3/03 Xuất NVL cho PX1 6211 60.136.000 16/3 25/3/03 Xuất NVL cho PX1 6211 36.484.550 12/3 27/3/03 Nhập kho băng thép 331028 15.300.000 14/3 28/3/03 Nhập kho đồng 2,6 l i 331001 57.799.000 18/3 29/3/03 Xuất NVL cho PX1 6211 107.702.000 23/3 31/3/03 Xuất NVL cho PX1 6211 36.919.050 24/3 31/3/03 Xuất NVL cho PX1 6211 13.796.000 23/3 31/3/03 Nhập kho thép tấm 151 77.900.000 24/3 31/3/03 Nhập kho tôn 1,2 li 331043 93.598.900 1.509.050.600 1.395.816.456 SDCK: 2.601.803.959 Nhà máy vật liệu bưu điện Phòng tài vụ Phụ lục 14 Báo cáo xuất nhập tồn vật tư Từ 01/3/2003 đến 31/3/2003 Tài khoản: 15211 003 Tên mặt hàng Mã ĐV Đầu kỳ Nhập trong kỳ Xuất trog kỳ Tồn cuối kỳ Lượng Tiền Lượng Tiền Lượng Tiền Lượng Tiền Kho cường NVL 03 15211003 03 Đồng 0,9 li 030001 Kg 11.917 39.326.100 11.917 39.326.100 Thép không rỉ 030002 Kg 91.623 183.246.000 91.623 183.246.000 Hạt nhựa RE trắng 030003 Kg 17.255.3 155.832.614 5.265 47.548.215 11.990,3 108.284.339 Sắt 16 03006 Kg 20.613.4 251.483.480 5.850 71.370.000 14.763,4 180.113.480 Thép tấm 03008 Kg 153.817 1.169.009.200 20.100 152.760.000 9.210 69.996.000 164.707 1.251.773.200 Hạt nhựa PVC 030009 Kg 11.599.8 82.074.580 7.800 55.380.000 4.680 33.228.000 14.679.8 104.226.580 Đồng 2,6 li 0300010 Kg 30624,3 352.179.450 15.078. 173.397.000 12.511,7 143.884.550 33.190,6 381691.900 Sắt 8 0300011 Kg 34833 250797600 1.170 8.424.000 33.663 242.337.600 Băng nhôm trắng 0300014 Kg 608 4.620.800 608 4.620.800 Băng thép 0300016 Kg 89332,5 160798500 89332,5 160798500 Đồng 0,5 li 0300022 Kg 151516 530306000 110.000 385.000.000 41.516 145.306.000 Đồng lục giác 0300023 Kg 50 201.000 10 42.000 40 168.000 Tôn 2 li 0300024 Kg 22.810 193.885.000 22810 193885.000 Tôn 1,2 li 0300025 Kg 29.550,5 242314.100 29.550,5 242.134.100 Kg 2.488.569.824 1.509.050.600 1.395.816.465 2.601.803.959

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docK0026.doc
Tài liệu liên quan