Đề tài Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu với việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động ở công ty dệt 8/3

Trong thời gian nghiên cứu tại công ty dệt 8/3, em đã tìm hiểu về kế toán nguyên vật liệu. Em đã cố gắng phản ánh đầy đủ những ưu khuyết đIểm của công ty đồng thời nêu lên một số ý kiến kiến nghị nhằm góp phần nhỏ để hoàn thiện hơn nữa công tác kế toán vật liệu. Trong phạm vi thời gian, em chỉ giải quyết được một số vấn đề chính. Tuy nhiên còn nhiều vấn đề liên quan khác cần nghiên cứu và giải quyết, em mong muốn nhận được sự quan tâm góp ý của thầy để bài viết của em được hoàn thiện hơn.

doc23 trang | Chia sẻ: ndson | Lượt xem: 1199 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu với việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động ở công ty dệt 8/3, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. Lời mở đầu Trong nền kinh tế thị trường, dưới sự chi phối của các qui luật kinh tế khách quan như quy luật giá trị, quy luật cạch tranh... đã làm cho các doanh nghiệp trong quá trình sản xuất phải luôn chú trọng tới yếu tố giảm chi phí và hạ thấp giá thành sản phẩm. Chi phí nguyên vật liệu là một trong những yếu tố chi phí cơ bản trong quá trình sản xuất và thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí sản xuất cũng như tổng giá thành sản phẩm của doanh nghiệp. Từ đó buộc các doanh nghiệp phải tiết kiệm một cách triệt để và hợp lý nguyên vật liệu, tránh tình trạng cung cấp thiếu gây ngừng trệ sản xuất hay thừa vật liệu gây ứ đọng vốn. Muốn vậy phải quản lý nguyên vật liệu toàn diện từ khâu cung cấp đến khâu sử dụng về số lượng và chủng loại. Hiệu quả quản lý từ vật liệu quyết định hiệu quả sử dụng vốn lưu động và chất lượng sản phẩm của công nhân. Vì vậy cần phải nhất thiết xây dựng được chu trình quản lý vật liệu. ĐIều đó không chỉ có ý nghĩa về mặt kế toán là giúp hạch toán vật liệu được chính xác mà còn là một vấn đề có ý nghĩa thực tiễn, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Quản lý và hạch toán vật liệu trở thành bộ phận quan trọng trong hệ thống quản lý kinh tế tài chính có vai trò tích cực trong điều hành và kiểm soát các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Từ xa xưa đã có nền móng của sự quản lý này và khi xã hội càng phát triển các phương pháp quản lý và hạch toán vật liệu cũng hoàn thiện theo. Trong chế độ tư bản chủ nghĩa, nhà tư bản rất chú trọng tới công tác quản lý vật liệu để làm sao vật liệu không bị hư hao, mất mát, mọi cong nhân có thể bị đuổi việc hoặc cắt lương nếu làm thất thoát vật liệu. Việc sử dụng có hiệu quả nguyên vật liệu vùa tiết kiệm được nguồn lực cho sản xuất, cho doanh nghiệp và đồng thời rộng hơn cả là cho toàn xã hội. Kế toán vật liệu với chức năng là công cụ quản lý phải tính toán theo dõi kịp thời về mặt số lượng và giá trị vật liệu nhập xuất tồn kho để làm cơ sở cho việc xác định chi phí nguyên vật liệu trong tổng chi phí sản xuất đồng thời tạo tiền đề cho kế hoạch tiết kiệm nguyên vật liệu. Nhận thức được ý nghĩa của chi phí nguyên vật liệu trong tổng chi phí sản xuất cũng như vai trò quan trọng của kế toán nguyên vật liệu, em xin mạnh dạn tìm hiểu đề tài “Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu với việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động ở công ty dệt 8/3”. Công ty dệt 8/3 là doanh nghiệp nhà nước có quy mô lớn, chi phí nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng cao trong chi phí sản xuất của doanh nghiệp. Qua tìm hiểu về hoạt động kế toán của nhà máy giúp em thấy được vai trò của công tác kế toán vật liệu, khâu lập và luân chuyển chứng từ, lựa chọn tài khoản kế itoán, váo sổ kế toán, lập báo cáo kế toán và phân tích. Trên quan điểm đó, đề tài nghiên cứu của em gồm các nội dung sau: Phần I. Những vấn đề lý luận chung về công tác hạch toán nguyên vật liệu. Phần II. Tình hình thực tế công tác kế toán nguyên vật liệu với việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty và hoàn thiện công tác hạch toán vật liệu tại công ty dệt 8/3. B. Phần nội dung Phần I: Những vấn đề lý luận chung về công tác hạch toán nguyên vật liệu I. Một số vấn đề chung về nguyên vật liệu và sự cần thiết của công tác hạch toán nguyên vật liệu trong các doanh nghiệp sản xuất. 1. Đặc điểm, vai trò, vị trí của nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất. Nguyên vật liệu là đối tượng lao động được biểu hiện bằng hình thái vật chất, khi tham gia vào quá trình sản xuất trị giá nguyên vật liệu được chuyển toàn bộ vào chi phí sản xuất. Nguyên vật liệu là một trong ba yếu tố cơ bản của sản xuất và là cơ sở vật chất để hình thành nên sản phẩm mới. Trong doanh nghiệp sản xuất nguyên vật liệu là tài sản dự trữ thuộc nhóm tài sản lưu động và chi phí vật liệu thường chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng số chi phí sản xuất để tạo ra sản phẩm. Xét về mặt hiện vật, vật liệu chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất nhất định. Và khi tham gia vào quá trình sản xuất, dưới tác dụng của lao động chúng bị tiêu hao toàn bộ hoặc bị thay đổi hình thái vật chất ban đầu để tạo ra hình thái vật chất của sản phẩm. Xét về mặt giá trị, khi tham gia vào sản xuất vật liệu chuyển dịch một lần toàn bộ giá trị của chúng vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ . Từ đặc điểm cơ bản của vật liệu ta có thể thấy rõ vị trí quan trọng của vật liệu trong quá trình sản xuất. Kế hoạch sản xuất kinh doanh sẽ bị ảnh hưởng lớn nếu việc cung cấp nguyênvật liệu không đầy đủ kịp thời .Măt khác Chất lượng sản phẩm có đảm bảo hay không phụ thuộc rất lớn vào chất lượng vật liệu . Do vậy cả chất lượng và số lượng đều quyết định bởi số vật liệu tạo ra nó nên yêu cầu vật liệu phải có chất lượng cao ,đúng qui cách chủng loại, chi phí vật liệu được hạ thấp, giảm mức tiêu hao của vật liệu thì sản phẩm sản xuất ra mới đat yêu cầu, giá thành hạ, số lượng sản phẩm tăng nhằm thoả mãn nhu cầu của khách hàng . Do chi phí vật liệu chiếm tỷ trọng lớn nên việc tập trung quản lý vật liệu một cách chặt chẽ ở tât cả các khâu từ thu mua bảo quản, dự trữ và sử dụng nhằm hạ thấp chi phí vật liệu, giảm mức tiêu hao trong sản xuất . Điều này có ý nghĩa rất quan trọng trong việc giảm bớt chi phí, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, hạ giá thành sản phẩm và trong chứng mực nào đó giảm mức tiêu hao vật liệu còn là cơ sở để tăng thêm sản phẩm cho xã hội,tiết kiệm được nguồn tài nguyên không là vô tận . 2- Yêu cầu quản lý nguyên vật liệu. Trong điều kiện nền kinh tế nước ta chưa phát triển nguồn cung cấp nguyên vật liệu không ổn định . Do đó yêu cầu công tác quản lý vật liệu phải toàn diện ở tất cả các khâu từ khâu thu mua, bảo quản, sử dụng đến khâu dữ trữ . Vật liệu là tài sản dự trữ sản xuất, thường xuyên biến động . Các doanh nghiệp thường xuyên phải tiến hành mua vật liệu để đáp ứng kịp thời cho quá trình sản xuất , chế tạo sản phẩm và các nhu cầu khác trong doanh nghiệp . ở khâu thu mua : Mỗi loại vật liệu có tính chất lý hoá khác nhau, công dụng khác nhau, mức độ và tỷ lệ tiêu hao khác nhau do đó việc thu mua phải làm sao đủ số lượng, đúng chủng loại , phẩm chất tốt , giá cả hợp lý , chỉ cho phép hao hụt trong định mức , đặc biệt quan tâm tới chi phí thu mua nhằm hạ thấp chi phí vật liệu một cách tối đa . Cũng như kế hoạch mua theo đúng tiến độ thời gian phù hợp với kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp . ở khâu bảo quản : việc tổ chức tốt kho tàng, bến bãi, trang bị đầy đủ phương tiện cân đo, cần đảm bảo theo đúng chế độ quy định phù hợp với tính chất lý hoá của mỗi loại vật liệu tức là tổ chức sắp xếp những loại vật liệu vô cùng tính chất lý hoá giống nhau ra một nơi riêng, tránh để lẫn lộn với nhau làm ảnh hưởng đến chất lượng của nhau, tránh hư hỏng, mất mát, hao hụt, đảm bảo an toàn là một trong các yêu cầu quản lý đối với vật liệu . ở khâu dự trữ : đòi hỏi doanh nghiệp phải xác định được mức dự trữ tối thiểu, tối đa cho từng vật liệu để đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh được bình thường không bị ngừng trệ, gián đoạn do việc cung cấp không kịp thời hoặc gây tình trạng ứ đọng vốn do dự trữ quá nhiều . ở khâu sử dụng : đòi hỏi phải thực hiện việc sử dụng hợp lý, tiết kiệm trên cơ sở các định mức, dự toán chi phí nhằm hạ thấp mức tiêu hao vật liệu trong giá thành sản phẩm, tăng thu nhập, tích luỹ cho doanh nghiệp do vậy trong khâu này cần tổ chức tới việc ghi chép, phản ánh tình hình xuất dùng và sử dụng vật liệu trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh . Để tổ chức tốt công tác quản lý và hoạch toán nguyên vật liệu đòi hỏi các doanh nghiệp phải đảm bảo những điều kiện nhất định . Trước hết doanh nghiệp phải có đầy đủ kho tàng để bảo quản vật liệu kho phải đưọc trang bị các phương tiện bảo quản và cân, đo, đong, đếm cần thiết, phải bố trí trả kho và nhân viên bảo vệ có nghiệp vụ thích hợp , khả năng nắm vững, thực hiện ghi chép ban đầu cũng như sổ sách hoạch toán . Việc bố trí, sắp xếp vật liệu trong kho phải theo đúng yêu cầu và kỹ thuật bảo quản, thuận tiện cho việc xuất nhập và theo dõi kiểm tra . Bên cạnh việc xây dựng và tổ chức kho tàng doanh nghiệp vẫn phảI xây dựng định mức dự trữ cần thiết cho sản xuất phòng ngừa các trường hợp thiếu vật tư phục vụ sản xuất hoặc dự trữ vật tư quá nhiều gây ứ đọng vốn . Cùng với việc xây dựng định mức dự trữ, việc xây dựng định mức tiêu hao vật liệu trong sử dụng cũng như các định mức hao hụt hợp lý trong vận chuyển và bảo quản là điều kiện quan trọng để tổ chức quản lý và hoạch toán vật liệu .Hệ thống định mức tiêu hao vật tư không những phải có đầy đủ cho từng chi tiết, từng công đoạn mà còn phải không ngừng được cải tiến và hoàn thiện để đạt tới các định mức tiên tiến . Mặt khác, cần phải thực hiện đầy đủ các quy định về lập sổ sách danh điểm vật liệu . Thủ tục lập và luân chuyển chứng từ, mở các sổ hoạch toán tổng hợp và cải tiến vật liệu theo đúng chế độ quy định đồng thời thực hiện chế độ kiểm tra, kiểm kê đối với vật liệu xây dựng chế độ trách nhiệm vật chất trong công tác quản lý sử dụng vật liệu trong toàn doanh nghiệp và ở từng phân xưởng , tổ đội , sản xuất . 3. Nhiệm vụ của kế toán vật liệu trong doanh nghiệp sản xuất. Kế toán là công cụ phục vụ cho việc quản lý kinh tế tàI chính của các doanh nghiệp trong đó kế toán vật liệu đóng vai trò quan trọng trong công tác quản lý và sử dụng vật liệu. Kế toán vật liệu là việc ghi chép, phản ánh tổng hợp số liệu về tình hình thu mua, vận chuyển bảo quản, nhập xuất tồn kho vật liệu. Để thực hiện vai trò nhiệm vụ của mình thì kế toán vật liệuphảI đảm bảo được yêu cầu sau: Thứ nhất: Kế toán vật liệu cần tổ chức ghi chép, phản ánh chính xác kịp thời trung thực các số liệu về tình hình thu mua, vận chuyển bảo quản,tình hình xuất nhập tồn kho vật liệu.Tính giá thực tế vật liệu đã mua và nhập kho doanh nghiệp. Thứ hai: áp dụng đúng đắn các phương pháp hạch toán chi tiết, tổng hợp vật liệu để theo dõi chi tiết tình hình biến động tồn kho của từng loại nguyên vật liệu. Kế toán vật liệu cần hướng dẫn kiểm tra các đơn vị trong doanh nghiệp, thực hiện đầy đủ các chế độ hạch toán ban đầu về vật liệu như: lập chứng từ, luân chuyển chứng từ, mở các số thẻ kế toán chi tiết. Thứ ba: Cần phải thường xuyên kiểm tra việc chấp hành chế độ bảo quản, dự trữ và sử dụng vật liệu, phát hiện phòng ngừa và đề xuất những biện pháp sử lý vật liệu thừa thiếu hoặc ứ đọng, hạn chế đến mức tối đa thiệt hại có thể xảy ra. Thứ tư: Xác định chính xác về số lượng vật liệu và giá trị của nó. Thực tế đưa vào sử dụng và đã tiêu hao trong quá trình sản xuất kinh doanh, phân bổ chính xác giá trị vật liệu sử dụng cho các đối tượng giá thành. Thứ năm: Định kỳ kế toán tham gia đến các đơn vị, kiểm kê và đánh giá lại vật liệu theo chế độ nhà nước quy định. Lập các báo cáo về vật liệu phục vụ công tác lãnh đạo và quản lý vật liệu nhằm mục đích nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Thứ sáu: Phân tích tình hình cung cấp, dự trữ và sử dụng vật liệu trong doanh nghiệp để phát huy những mặt làm được và hạn chế khắc phục những mặt còn tồn tạI để nâng cao hiệu quả quản lý. II. Phân loại và tính giá nguyên vật liệu. 1. Phân loại nguyên vật liệu. Phân loại nguyên vật liệu là sắp xếp các nguyên vật liệu cùng loại với nhau theo một đặc trưng nhất định nào đó thành từng nhóm để thuận lợi cho việc quản lý và hạch toán. Phân loại vật liệu có thể dựa trên nhiều tiêu thức khác nhau như phân loại vật liệu theo công dụng của vật liệu, phân loạI nguồn nhập vật liệu, phân theo quyền sở hữu. Trong các doanh nghiệp sản xuất, vật liệu bao gồm nhiều loạI, tuỳ theo nội dung kinh tế, công dụng trong quá trình sản xuất và tính năng lý, hoá học. Để có thể quản lý một cách chặt chẽ và tổ chức hạch toán chi tiết với từng loại, từng vật liệu phục vụ cho nhu cầu quản trị, doanh nghiệp cần thiết phảI tiến hành theo nhưng tiêu thức phù hợp. Trước hết căn cứ vào vị trí, tác dụng của nguyên vật liệu đối với quá trình sản xuất. Có thể phân thành các loại sau: Nguyên vật liệu chính ( bao gồm cả nửa thành phần mua ngoài ) là đối tượng lao động chủ yếu cấu thành nên thực thể của sản phẩm như sắt, thép trong các doanh nghiệp chế tạo máy, cơ khí, xây dựng cơ bản và trong các xí nghiệp may... Đối với bán thành phẩm mua ngoàI với mục đích tiếp tục quá trình sản xuất sản phẩm. Ví dụ như sợi mua ngoàI trong các doanh ngiệp dệt cũng được coi là nguyên vật liệu chính. Nguyên vật liệu phụ: Là những vật liệu khi tham gia vào quá trình sản xuất có kết hợp nguyên vật liệu chính làm thay đổi hình dáng màu sắc bên ngoàI sản phẩm, làm tăng thêm chất lượng sản phẩm, kích thích thị hiếu người tiêu dùng hoặc làm cho quá trình sản xuất được tién hành một cách thuận lợi. Nhiên liệu: là những vật liệu khi tham gia vào quá trình sản xuất tạo ra nhiệt lượng phục vụ cho quá sản xuất như than, củi, xăng dầu... Phụ tùng thay thế: là những bộ phận chi tiết máy móc, thiết bị doanh nghiệp mua về nhằm mục đích phục vụ sửa chữa tài sản cố định. Vật liệu xây dựng và thiết bị: là những vật liệu doanh nghiệp mua vào nhằm mục đích phục vụ cho công tác đầu tư xây dựng cơ bản. Phế liệu và các loại vật liệu khác: là những loại vật liệu thu hồi được trong quá trình sản xuất do sản phẩm hỏng hoặc do các nguyên nhân khác. Việc phân chia này giúp cho doanh nghiệp tổ chức các tài khoản chi tiết, dễ dàng hơn trong việc quản lý, hạch toán vật liệu. Ngoài ra còn giúp cho doanh nghiệp nhân biết rõ nội dung kinh tế và vai trò chức năng của từng loạI vật liệu trong quá trình sản xuất kinh doanh từ đó đề ra biện pháp thích hợp trong việc tổ chức quản lý và sử dụng coa hiệu quả các loại vật liệu. Ngoài phân loại trên ta còn có: *Phân loạI theo nguồn hình thành gồm: Nguyên vật liệu mua vào Nguyên vật liệu do các doanh nghiệp tự sản xuất Nguyên vật liệu được cấp ( trong trường hợp doanh nghiệp được cấp bổ xung vốn bằng nguyên liệu) Nguyên vật liệu được viện trợ không hoàn lại Nguyên vật liệu dôi thừa, phát hiện trong kiểm kê Nguyên vật liệu nhận góp vốn liên doanh *Phân loại theo quyền sở hữu gồm: Nguyên vật liệu tự có Nguyên vật liệu bên ngoài: gồm các loại nguyên vật liệu nhận gia công chế biến hay nhận giữ hộ. Tuy nhiên hai cách phân loại này không thuận tiện cho việc tổ chức tàI khoản hạch toán và theo dõi chi tiết nguyên vật liệu, gây khó khăn cho việc tính giá thành. Chính vì thế cách phân loại theo công dụng kinh tế là ưu việt hơn cả. 2. Đánh giá nguyên vật liệu Đánh giá vật liệu là xác định giá trị của chúng theo những nguyên tắc nhất định. Theo quy định hiện hành, kế toán nhập, xuất, tồn kho vật liệu phảI phản ánh theo giá trị thực tế có nghĩa là khi nhập kho phải tính toán và phản ánh theo giá trị thực tế. Khi xuất kho cũng phải xác định giá thực tế xuất kho theo đúng phương pháp quy định tức là theo nguyên tắc chung nhập giá nào xuất giá đó. Giá thực tế của nguyên vật liệu được xác định tuỳ theo nguồn nhập và mục đích sử dụng. 2.1. Giá thực tế nhập kho. Trong các doanh nghiệp sản xuất vật liệu được nhập từ nhiều nguồn nhập mà giá thực tế của chúng trong từng trường hợp được xác định cụ thể như: Đối với vật liệu mua ngoài thì trị giá vốn thực tế nhập kho là giá ghi trên hoá đơn( bao gồm cả các khoản thuế nhập khẩu, thuế khác nếu có) cộng với các chi phí mua thực tế( bao gồm chi phí vận chuyển, bốc xếp, bảo quản, phân loại, bảo hiểm, chi phí thuê kho, thuê bãI, tiền phạt, tiền bồi thường...) trừ các khoản chiết khấu, giảm giá (nếu có). Nếu chi phí thu mua có liên quan đến nhiều loại vật liệu thì phải phân bổ cho từng thứ theo tiêu thức nhất định: trọng lượng, giá trị... Đối với vật liệu do doanh nghiệp tự gia công, chế biến, trị giá vốn thực tế nhập kho là giá vật liệu xuất gia công chế biến cộng các chi phí gia công chế biến. Đối với vật liệu thuê ngoài gia công ché biến, thì trị giá vốn thực tế nhập kho là giá thực tế của vật liệu xuất thuê ngoài gia công, chế biến cộng các chi phí vận chuyển bốc dỡ đến nơi thuê chế biến và từ nơi đó về doanh nghiệp cộng số tiền phải trả cho người nhận gia công chế biến. Giá thực tế vật liệu góp liên doanh là giá vốn do các bên tham gia liên doanh thống nhất đánh giá. Giá thực tế vật liệu thu được tù phế liệu thu hồi được đánh giá theo giá thực tế có thể sử dụng, có thể tiêu thụ hoặc giá ước tính. 2.2. Giá thực tế xuất kho. Nguyên vật liệu được thu mua nhập kho thường xuyên từ nhiều nguồn khác nhau do vậy giá thực té của từng lần, đợt nhập kho không hoàn toàn giống nhau. Vì thế khi xuất kho, kế toán phải tính toán chính xác được đánh giá được thực tế xuất kho cho các nhu cầu đối tượng sử dụng khác nhau. Khi tính trị giá thực tế của nguyên vật liệu xuất kho có thể tính theo các cách sau: * Tính theo giá thực tế tồn đầu kỳ Giá thực tế vật = Số lượng xuất * đơn giá thực tế tồn liệu xuất dùng kho đầu kỳ * Phương pháp đơn giá mua bình quân Giá thực tế vật liệu = Số lượng vật * giá đơn vị xuất dùng liệu xuất dùng bình quân Trong đó: Giá đơn vị bình quân = giá tt vật liệu đầu kỳ + giá tt nhập trong kỳ và kỳ dt cả kỳ dự trữ lượng tt vật liệu tồn đầu kỳ và lượng nhập trong kỳ Phương pháp giá đơn vị bình quân với kỳ dự trữ tuy đơn giản, dễ làm nhưng độ chính xác không cao trong kỳ. Hơn nữa công việc tính toán dồn vào cuối tháng gây ảnh hưởng tới công tác quyết toán nói chung. Giá đơn vị bình = giá thực tế vật liệu tồn đầu kỳ( hoặc cuối kỳ trước) quâncuối kỳ trước Lượng vật liệu tồn đầu kỳ ( hoặc cuối kỳ trước) Phương pháp này mặc dù khá đơn giản và phản ánh kịp thời tình hình biến động vật liệu trong kỳ. Tuy nhiên không chính xác vì không tính đến sự biến động của giá cả vật liệu kỳ này. Giá đơn vị bình quân = giá tt vật liệu tồn trước khi nhập + giá tt số nhập sau mỗi lần nhập lượng vật liệu tồn trước khi nhập + lượng nhập Phương pháp này khắc phục được nhược điểm của hai phương pháp trên vừa chính xác vừa cập nhật, nhược điểm của phương pháp này là tốn nhiều công sức, tính toán nhiều lần. * Phương pháp nhập trước, xuất trước: Theo phương pháp này, giả thiết rằng số vật liệu nào nhập trước thì xuất trước, xuất hết số nhập trước mới đến số nhập sau theo giá thực tế của từng số hàng xuất. Nói cách khác, cơ sổ của phương pháp này là giá thực tế của vật liệu mua trước sẽ được dùng làm giá để tính giá vật liệu xuất trước và giá trị vật liệu tồn kho cuối kỳ sẽ là giá thực tế của số vật liệu mua vào sau cùng. Phương pháp này thích hợp trong trường hợp giá cả ổn định hoặc có xu hướng giảm. *Phương pháp nhập sau xuất trước: Phương pháp này giả định những vật liệu mua sau cũng sẽ được xuất đầu tiên, ngược lại với phương pháp nhập trước xuất trước. Phương pháp này thích hợp hơn trong trường hợp lạm phát. *Phương pháp trực tiếp: Theo phương pháp này, vật liệu được xác định theo đơn chiếc hay từng lô và giữ nguyên từ lúc nhập vào cho đến lúc xuất dùng( trừ trường hợp đIều chỉnh). Khi xuất vật liệu nào sẽ tính theo giá thực tế của vật liệu đó. Do vậy phương pháp này còn có tên là phương pháp giá thực tế đích danh và thường sử dụng với các loại vật liệu có giá trị cao và có tính tách biệt. *Phương pháp giá hạch toán: Theo phương pháp này, toàn bộ vật liệu biến động trong kỳ được tính theo giá hạch toán ( giá kế toán hoặc một loạI giá ổn định trong kỳ). Cuối kỳ, kế toán sẽ tiến hành điều chỉnh từ giá hạch toán sang giá thực tế theo công thức Giá thực tế vật liệu = giá hạch toán vật * Hệ số giá xuất dùng liệu xuất dùng vật liệu Trong đó: Hệ số giá = giá tt vật liệu tồn đầu kỳ + giá tt vật liệu nhập trong kỳ vật liệu giá ht vật liệu tồn đầu kỳ+ giá ht vật liệu nhập trong kỳ Hệ số giá có thể tính cho từng loại, từng nhóm hoặc từng thứ vật liệu chủ yếu tuỳ thuộc vào yêu cầu và trình độ quản lý. III. Hạch toán tổng hợp nguyên vật liệu 1. Kế toán nguyên vật liệu theo phương pháp kê khai thường xuyên. Kế toán nguyên vật liệu theo phương pháp kê khai thường xuyên thích hợp với các doanh nghiệp có quy mô lớn, sản xuất kinh doanh những mặt hàng có giá trị cao, sử dụng nguyên vật liệu đắt tiền. Việc theo dõi tình hình nhập xuất nguyên vật liệu ngày càng thuận lợi. Theo phương pháp này tình hình nhập xuất nguyên vật liệu được ghi chép phản ánh hàng ngày theo tuừng lần phát sinh. Phương pháp này có ưu đIểm phản ánh kịp thời chính xác tình hình nhập xuất và tồn kho nguyên vật liệu, quản lý chặt chẽ nguyên vật liệu. Nhược điểm của phương phá này là chỗ công việc ghi chép nhiều, việc bảo quản và khai nguyên vật liệu phải được tổ chức một cáh thuận lợi cho việc theo dõi tình hình nhập xuất. Theo phương pháp kê khai thường xuyên tình hình nhập xuất và tồn kho nguyên vật liệu được phản ánh vào tài khoản 152- nguyên vật liệu. 1.1. Kế toán nhập kho nguyên vật liệu. Khi nhập kho nguyên vật liệu kế toán ghi vào bên nợ tàI khoản 152. Tuỳ theo nguồn nhập mà ghi có các tàI khoản liên quan. Nguyên vật liệu mua vào, sử dụng sản xuất sản phẩm thuộc đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thuế. Nợ tài khoản 152: giá mua nguyên vật liệu chưa có GTGT Nợ tài khoản 133: thuế VAT được khấu trừ Có tàI khoản 331,111,112,141: tổng số tiền theo giá thanh toán. Mua nguyên vật liệu sử dụng sản xuất sản phẩm thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp hoặc không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT. Nợ tài khoản 152: trị giá nguyên vật liệu theo giá thanh toán Có tài khoản 331,111,112,141 : trị giá nvl theo giá thanh toán. Nhập kho nguyên vật liệu tự sản xuất gia công Nợ tài khoản 152 Có tàI khoản 154 Nguyên vật liệu nhận góp vốn liên doanh được viện trợ không hoàn lạI, được cấp. Nợ tài khoản 152 trị giá thực tế nguyên vật liệu nhập kho Có tài khoản 411 trị giá thực tế nguyên vật liệu nhập kho Khi kiểm kê phát hiện nguyên vật liệu thừa chưa rõ nguyên nhân. Nợ tài khoản 352 trị giá nguyên vật liệu thừa chưa rõ nguyên nhân Có tài khoản 3381 trị giá nguyên vật liệu thừa chưa rõ nguyên nhân Khi xác định được nguyên nhân, tuỳ theo nguyên nhân và cách xử lý mà ghi vào các tài khoản có liên quan. Nợ tài khoản 3381 Có tài khoản 721 Có tài khoản 331 1.2. Kế toán xuất kho nguyên vật liệu. Khi xuất kho nguyên vật liệu, kế toán ghi có tài khoản 152. Tuỳ thuộc theo mục đích xuất mà ghi nợ các tài khoản liên quan. Xuất sử dụng phục vụ sản xuất kinh doanh Nợ tài khoản 621, 627, 641,642 trị giá nguyên vật liệu xuất dùng Có tài khoản 152 trị giá nguyên vật liệu xuất dùng Xuất nguyên vật liệu đem góp vốn liên doanh. Nếu trị giá vốn góp theo kết quả đánh giá của hội đồng quản trị lớn hơn giá trị thực tế của nguyên vật liệu đem góp vốn. Nợ tài khoản 222, 128 trị giá vốn góp Có tài khoản 152 trị giá thực tế của nguyên vật liệu Có tài khoản 412 chênh lệch. Nếu trị giá vốn góp theo kết quả đánh giá của hội đồng quản trị nhỏ hơn trị giá thựuc tế của nguyên vật liệu đem góp vốn. Nợ tài khoản 222,128 trị gía vốn góp Nợ tài khoản 412 chênh lệch Có tài khoản 152 trị giá thực tế của nguyên vật liệu. Xuất nguyên vật liệu nhượng bán Nợ tài khoản 632 trị giá thực tế của nguyên vật liệu nhượng bán. Có tài khoản 152 trị giá thực tế của nguyên vật liệu nhượng bán. Trường hợp kiểm kê kho nguyên vật liệu phát hiện thiếu chưa rõ nguyên nhân. Nợ tài khoản 1381 trị giá nguyên vật liệu thiếu chưa rõ nguyên nhân. Có tài khoản 152 trị giá nguyên vật liệu thiếu chưa rõ nguyên nhân. Khi xác định được nguyên nhân, tuỳ theo từng nguyên nhân và cách xử lý mà ghi vào các tài khoản có liên quan. Nợ tài khoản 642,1388,821 trị giá nguyên vật liệu thiếu đã Có tài khoản 1381 xác định được nguyên nhân. 2. Kế toán nguyên vật liệu theo phương pháp kiểm kê định kỳ. Phương pháp kiểm kê định kỳ thích hợp với doanh nghiệp có quy mô nhỏ, sản xuất kinh doanh những mặt hàng có giá trị thấp, sử dụng các loại nguyên vật liệu ít tiền, chủng loại phức tạp, việc bảo quản và tình hình xuất nhập khó theo dõi. Phương pháp này có ưu điểm làm giảm bớt được khối lượng ghi chép của kế toán nhưng mức độ chính xác không cao. Đối với các doanh nghiệp đồng thời có tổ chức nhiều hoạt động sản xuất kinh doanh thì không được áp dụng phương pháp này. Theo phương pháp này, tình hình xuất nhập nguyên vật liệu được phản ánh trên tàI khoản 611- mua hàng. Khi nhập kho nguyên vật liệu kế toán ghi theo những lần phát sinh nhưng xuất kho hàng ngày không ghi. Cuối tháng sau khi kiểm kê xác định và kết chuyển trị giá nguyên vật liệu còn lạI cuối tháng kế toán ghi tính trị giá nguyên vật liệu xuất kho trong kỳ. Quá trình hạch toán nhập xuất nguyên vật liệu được tiến hành như sau: 2.1. Đầu kỳ. Nợ 611 trị giá nguyên vật liệu còn lại đầu kỳ. Có 151,152 trị giá nguyên vật liệu còn lại đầu kỳ. 2.2. Trong kỳ. Mua nguyên vật liệu sử dụng phục vụ sản xuất sản phẩm thuộc đối tượng chịu thuế VAT theo phương pháp khấu trừ thuế. Nợ tài khoản 611 giá mua nguyên vật liệu theo giá chưa có VAT Nợ tài khoản 133 thuế VAT được khấu trừ Có tài khoản 331,111,112,141 tổng số tiền theo giá thanh toán. Mua nguyên vật liệu sử dụng sản xuất sản phẩm thuộc đói tượng chịu thuế VAT theo phương pháp trực tiếp hoắc không thuộc đối tượng chịu thuế VAT. Nợ tài khoản 611 tổng số tiền theo giá thanh toán. Có tài khoản 331, 111, 112,141 tổng số tiền theo giá thanh toán. Các trường hợp nhập kho nguyên vật liệu khác. Nợ tài khoản 611 trị giá nguyên vật liệu nhập kho . Có tài khoản 631, 411, 3381 . 2.3. Cuối kỳ. Kiểm kê xác định và kết chuyển trị giá nguyên vật liệu còn lại cuối kỳ. Nợ tài khoản 152,151 trị giá nguyên vật liệu còn lại cuối kỳ Có tài khoản 611 trị giá nguyên vật liệu còn lại cuối kỳ. Tính và kết chuyển trị giá nguyên vật liệu xuất dùng trong kỳ. X = D1 + N - D2 Nợ tài khoản 621,627,641,642 trị giá nguyên vật liệu xuất dùng Có tài khoản 152 trị giá nguyên vật liệu xuất dùng. IV. Kế toán nguyên vật liệu với việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động ở các doanh nghiệp sản xuất. Ta biết rằng khác với tư liệu lao động, đối tượng lao động chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất sau lại phải sử dụng các đối tượng khác. Phần lớn các đối tượng lao động thông qua quá trình chế biến để hợp thành thực thể của sản phẩm như bông thành sợi, cát thành thuỷ tinh... Một số khác lại mất đi như các loại nhiên liệu. Bất kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh nào cũng vẫn phải có các đối tượng lao động. Lượng tiền ứng ra trước để thoả mãn các nhu cầu về các đối tượng lao động gọi là vốn lưu động của doanh nghiệp hay nói dưới góc độ tàI sản thì vốn lưu động được sử dụng để chỉ những tài sản lưu động. Tài sản lưu động là những tài sản ngắn và thường xuyên luân chuyển trong quá trình kinh doanh. Trong bảng cân đối tài của doanh nghiệp thì tài sản lưu động của nó chủ yếu được thể hiện ở vào bộ phận là tiền mặt, các chứng khoán có thanh toán cao, các khoản phải thu và dự trữ tồn kho. Trong các doanh nghiệp sản xuất dự trữ tồn kho gồm thành phẩm và nguyên vật liệu các loại. Bên cạnh các danh mục dự trữ khác, nguyên vật liệu trở thành danh mục dự trữ quan trọng, là điểm khởi đầu cho mọi quá trình sản xuất và là một phần lớn của tài sản. Do đó, khi tổ chức hạch toán khâu dự trữ cho sản xuất cần xem xét một số điểm sau: Có kế hoạch dự trữ, cung cấp vật liệu công cụ dụng cụ đồng bộ chính xác, kịp thời, đảm bảo cả về số lượng, chất lượng để đảm bảo quá trình liên tục cho sản xuất mà không bị ứ đọng vốn. Tính toán phải chính xác mức tiêu hao vật liệu cho một đơn vị sản phẩm, kết hợp với công tác dự toán. Quản lý chặt chẽ việc xuất dùng vật liệu theo kế hoạch. Giá trị các loại tài sản lưu động của doanh nghiệp sản xuất thường chiếm từ 25% đến tổng 50% tổng giá trị tài sản của chúng. Quản trị và sử dụng hợp lý các loại tài sản lưu động có ảnh hưởng rất quan trọng đối với việc hoàn thành nhiệm vụ chung của doanh nghiệp. Mặc dầu hầu hết các vụ phá sản trong kinh doanh là hệ quả của nhiều yếu tố, chứ không phải chỉ do quản trị vốn lưu động tồi. Nhưng cũng cần phải thấy rằng sự bất lực của một số công ty trong việc hoạch định và kiểm soát một cách chặt chẽ các loại tài sản lưu động và các khoản nợ ngắn hạn hầu như là một nguyên nhân dẫn đến sự thất bại cuối cùng của họ. Phần II. Tình hình thực tế công tác kế toán nguyên vật liệu với việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty và hoàn thiền công tác hạch toán vật liệu tại công ty dệt 8/3 I. Tình hình thực tế công tác kế toán nguyên vật liệu với việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động. 1. Tình hình kết quả sản xuất kinh doanh của công ty những năm gần đây. Công ty dệt 8/3 là một doanh nghiệp nhà nước và là thành viên hạch toán độc lập của tổng công ty dệt may Việt Nam. Với phương thức hạch toán: cân đối thu chi đảm bảo có lãi. Công ty dệt 8/3 hoạt động theo luật DNNN, các quy định của pháp luật và đIều lệ tổ chức hoạt động của công ty. Chức năng chính của công ty là tổ chức sản xuất và kinh doanh hàng dệt may theo nhu cầu của thị trường. Theo kế hoạch của công ty từ khâu đầu tư, sản xuất cung ứng đến tiêu thụ sản phẩm. Trước đây, trong giai đoạn 1965-1985 công ty sản xuất theo kế hoạch Nhà nước giao, thường làm theo các hợp đồng với các nước XHCN. Thị trưòng đầu vào do Nhà nước cung ứng, đầu ra do Nhà nước tiêu thụ. Giai đoạn 1986, nhất là từ những năm 1990 đến nay, chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự quản ký của Nhà nước, công ty đã phảI tự tìm thị trường đầu vào và đầu ra cho quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Ơ thị trường tiêu thụ, công ty cũng phải cạnh tranh gay gắt với các doanh nghiệp khác, việc tìm kiếm khách hàng gặp nhiều khó khăn. Trong thời gian tới, công ty tiếp tục đổi mới cơ ché quản lý, nâng cao chất lượng và cải tiến mẫu mã sản phẩm, chú trọng đầu tưchiều sâu, tiếp tục phát huy những ưu thế sẵn có. Sau đây là một số chỉ tiêu phản ánh tình hình sản xuất kinh doanh của công ty trong những năm gần đây. Chỉ tiêu\Năm 1997 1998 Tổng doanh thu 195858735427 218975632965 Tổng chi phí 183452625514 193754154280 Tổng lợi nhuận 55305532 75412568 Nộp ngân sách 11334475205 12597435903 Vốn lưu động 105637875260 104539621412 Vốn cố định 175622064537 156660847159 Nhìn vào bảng trên ta thấy công ty dệt 8/3 là DNNN có số vốn lớn song lợi nhuận mà công ty đạt được chưa cao, không tương ứng với quy mô hoạt động. Lương bình quân lao động ở công ty khoảng 400000 đồng người/tháng. Thực tế ngành dệt nước ta đang gặp nhiều khó khăn do phải cạnh tranh với đối thủ liên doanh, việc tìm kiếm khách hàng và chất lượng sản phẩm cũng yêu cầu khắt khe hơn. 2. Thực tế công tác hạch toán nguyên vật liệu tại công ty dệt 8/3. 2.1. Đặc điẻm vật liệu tại công ty dệt 8/3. Công ty dệt 8/3 là doanh nghiệp Nhà nước, có quy mô lớn, sản phẩm đầu ra nhiều về số lượng, đa dạng về chủng loại và mặt hàng. Do vậy nguyên vật liệu ở công ty cũng hết sức đa dạng, số lượng mỗi loại tương đối lớn, có nhiều đặc đIểm khác nhau. Nguyên vật liệu chính dùng để sản xuất tại công ty là bông, ngoài ra còn có bán thành phẩm như sợi. Bông có đặc điểm dễ hút ẩm ngoài không khí nên thường đóng thành kiện, trọng lượng thường thay đổi theo đIều kiện khí hậu, điều kiện bảo quản... Do đặc điểm này nên công ty vẫn tính toán chính xác độ hút ẩm của bông khi nhập và khi xuất bông để làm cơ sở đúng đắn cho việc thanh toán và phân bổ chi phí vật liệu chính để tính giá thành. Với đặc điểm vật liệu công cụ dụng cụ đa dạng, phức tạp dù khối lượng công viẹc hạch toán vật liệu là rất lớn. Vì vậy cần phân công công việc một cách hợp lý. Chủ yéu sử dụng máy vi tính, kế toán hàng ngày phải kiểm tra, thu thập các chứng từ như phiếu xuất kho, phiếu nhập kho... sau đó định khoản đối chiếu với sổ sách thủ kho. 2.2. Phân loại nguyên vật liệu tại công ty dệt 8/3. Vật liệu của công ty bao gồm rất nhiều loại có nội dung kinh tế và công dụng khác nhau. Để có thể quản lý một cách chặt chẽ và tổ chức hạch toán tổng hợp cũng như hạch toán chi tiết tới từng loại vật liệu, phục vụ cho sản xuất, kế toán cần phải phân loại nguyên vật liệu. Công ty tiến hành phân loại dựa trên nội dung kinh tế, vai trò, tác dụng của từng loại nguyên vật liệu, theo cách này, nguyên vật liệu của công ty bao gồm: Nguyên vật liệu chính: là đối tượng lao động chủ yếu của công ty và là cơ sở vật chất chủ yếu hình thành nên sản phẩm. Đó là các loại bông gấm ý, bông Liên xô cấp 1, bông liên Xô cấp 2, bông xơ... Vật liệu phụ: cũng là đối tượng lao động, nó không cấu thành nên thực thể của sản phẩm làm ra nhưng nó có tác dụng làm tăng chất lượng của sản phẩm như các loại thuốc tẩy, thuốc nhuộm, bông chế thử, bông vải trắng, dây nilong, dây emay, băng dính, keo dán eboxi. Nhiên liệu: bao gồm xăng dầu các loại như xăng dầu điezel, dầu phụ... dùng để cung cấp cho đội xe cơ giới để vận chuyển, chuyên chở vật liệu, hoặc cho cán bộ công ty đi liên hệ công tác. Phụ tùng thay thế: là chi tiết phụ tùng của các loại máy móc thiết bị công ty đang sử dụng: các loại vòng bi, bánh răng... Phế liệu: đó là các loại vật liệu thu được trong quá trình sản xuất có thể sử dụng hoặc bán ra ngoài như: bông, hầm PE, bông dầu, bông quét nhà, bông hạt, sợi rối, sợi sóng ngắn, sợiu sóng dài, sợi rối màu... 3. Hạch toán tổng hợp vật liệu tại công ty dệt mùng 8/3. Công ty dệt 8/3 là đơn vị sản xuất với quy mô lớn. Do vậy vật liệu có vị trí rất quan trọng trong quá trình sản xuất và chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm và tài sản của chúng. Phục vụ cho việc hạch toán tổng hợp vật liệu, công ty có sử dụng các tàI khoản sau: tài khoản 152. 152.1 nguyên vật liệu chính. 152.2 vật liệu phụ. 152.3 nhiên liệu. 152.4 phụ tùng thay thế. 152.5 phế liệu. 3.1. Hạch toán tổng hợp quá trình nhập vật liệu. Vật liệu của công ty dệt 8/3 chủ yếu là mua ngoài không có trường hợp nhận vốn góp liên doanh, tặng thưởng, viện trợ. Việc cung cấp nguyên vật liệu cho sản xuất của công ty là do phòng xuất nhập khẩu đảm nhiệm sẽ kí hợp đồng mua và phải có ý kiến của giám đốc. Khi mua nguyên vật liệu nhập kho chưa giả tiền người bán, kế toán ghi Nợ tài khoản 152: giá ghi trên hoá đơn. Nợ tài khoản 133: thuế giá trị gia tăng đầu vào. Có tài khoản 331: tổng giá thanh toán. Khi mua vật liệu trả tiền ngay, kế toán ghi Nợ tài khoản 152 : giá trên hoá đơn Nợ tài khoản 133 : thuế giá trị gia tăng đầu vào Có tài khoản 112, 112 : tổng giá thanh toán. Cụ thể: theo phiéu ngày 10/3 số 25 nhập 1500 kg bông gấm ý với đơn giá 3500 đ/kg và thuế VAT 10%. Kế toán ghi: Nợ tài khoản 152( 152.1) : 52500000 Nợ tài khoản 133 : 525000 Có tài khoản 111 : 53025000. Tại công ty dệt 8/3 hầu hết hàng về cùng hoá đơn nên kế toán không sử dụng tài khoản 151 hàng đang đi đường. Vật liệu tự chế nhập kho hoặc thuê ngoài gia công chế biến kế toán ghi Nợ tài khoản 152 : giá thành sản xuất thực tế. Có tài khoản 154 : giá thành sản xuất thực tế. Vật liệu thu hồi trong quá trình sản xuất ghi Nợ tài khoản 152( 152.5) : giá ước tính Có tài khoản 621, 627, 641,642 : giá ước tính. 3.2. Hạch toán tổng hợp quá trình sản xuất vật liệu. Vật liệu của công ty xuất dùng chủ yếu cho hoạt động sản xuất kinh doanh, hàng ngày kế toán thu nhận các chứng từ xuất kho sau đó đói chiếu kiểm tra và định khoản. Cụ thể : theo phiếu xuất kho ngày 14/3/1999 số 17 ta có: Nợ tài khoản 621.3: 17500000 Có tài khoản 152.1: 17500000. Sau khi thu nhập các chứng từ xuất kho, kế toán nhập dữ liệu vào máy và máy sẽ tự tính giá thực tế cho vật liẹu xuất theo phương pháp giá hạch toán. Giá thực tế bông = Giá hạch toán * Hệ số xuất kho bông xuất kho giá 4. Công tác kiểm kê vật liẹu tại công ty dệt 8/3. Kiểm kê vật liệu tại công ty dệt 8/3 nhằm xác định một cách chính xác về số lượng và giá trị của từng vật liệu hiện có trong kho cuả công ty. Hơn nữa công tác kiểm kê vật liệu còn có mục đích đôn đốc tình hình bảo quản, phát hiện kịp thời và xử lý các trường hợp hao huỵ, hư hỏng... vật liệu tại các kho. Trên cơ sở đó đề cao trách nhiệm của những người bảo quản và sử dụng vật tư, chấn chỉnh và dưa vào nèn nếp quản lý. Công tác kiểm kê vật liệu được tiến hành mỗi năm một lần vào thời điểm cuối năm trước khi lập báo cáo kế toán. Do ban kiểm kê tài sản của công ty tiến hành. Do chủng loại vật tư của công ty đa dạng, số lượng lớn nên quá trình kiểm kê thường kéo dài từ ngày 1/1 đến 31/12 hàng năm. Mọi kết quả kiểm kê ghi vào “ biên bản kiểm kê”. Cuối kỳ kiểm kê kế toán vật liệu tổng hợp kết quả và nhập số liệu vào máy vi tính. Trong đó: Số lượng thừa = số lượng thực tế tại – số lượng tồn kho theo sổ sách hoặc thiếu thời điểm kiểm kê tại thời điểm kiểm kê Thành tiền = giá đơn vị bình quân gia * số lượng thừa hoặc thiếu. quyền liên hoàn 5. Tổ chức hạch toán vật liệu với việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty dệt 8/3. Ta biết rằng vốn lưu động là nguồn nhiên liệu không thể thiểu để cỗ máy sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp hoạt động. Hầu hết mọi tài sản đều được mua sắm bằng nguồn vốn lưu động và được thực hiện ở khâu dự trữ. Khâu dự trữ giữ vai trò hết sức quan trọng, là điểm bắt đầu, là tiền đề cho mọi sự thành công của quá trình sản xuất. Công ty dệt 8/3 có số lượng vật tư dự trữ chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn lưu động(khoảng60%). Vì vậy việc hạch toán tốt quá trình dự trữ cũng đồng thời là việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động ở công ty. 5.1. Tỷ trọng vốn lưu động trong vốn sản xuất của công ty. Trong 3 tháng đầu năm 1999 ta thấy Tháng 1: 266309440577 đồng. Tháng 2 : 265548949416 đồng. Tháng 3: 261210229251 đồng. Tài sản cố định và tài sản lưu động đều giảm. Tài sản lưu động tháng 2 so với tháng 1 Giảm 2579009 đồng. Tài sản lưu động tháng 3 so với tháng 1 giảm 3284803475 đồng Tài sản cố định tháng 2 so với tháng 1 giảm 760491161 đồng Tài sản cố định tháng 3 so với tháng 2 giảm 4338720210 đồng Kết quả giảm TSCĐ là do TSCĐ đã quá cũ đến thời kỳ thanh lý hàng loạt ,còn tài sản lưu động giảm chủ yếu do tiền giảm.Công ty cần xem xét lượng tiền mặt như thế có đủ cho nhu cầu thanh toán nhanh của công ty hay không . Như vậy trong cơ cấu vốn sản xuất của công ty ta thấy tỷ trọng của TSCĐ nhiều hơn so với TSLĐ:Tháng 1=16,56% Tháng 2=16,34% Tháng 3=17,46% Chứng tỏ rằng nguồn vốn lưu động của công ty đầu tư cho tài sản lưu động còn ít. 5.2. Tốc độ chu chuyển của vốn lưu động . Chỉ tiêu Tháng1 Tháng 2 Tháng 3 1, Doanh thu 11645600657 16899362049 18158047933 2, Các khoản giảm trừ 3, Doanh thu thuần 11645600657 16899362049 18158047933 4,Vốn lưu động bình quân 107821038289 111101165615 109457474419 5,Hệ số luân chuyển của vốn lưu động 0,108 0,152 0,166 6,Thời gian luân chuyển một vòng vốn lưu động 277,78 1977,37 180,72 7,Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động 9,26 6,5 6,02 Qua bảng trên ta thấy :Tốc độ chu chuyển của vốn lưu động của tháng 2, 3 nhanh hơn tháng 1 do đó mà hệ số đảm nhiệm vốn lưu động cũng giảm theo so với tháng 2 tháng 1. Số vốn lưu động tiết kiệm tương đối ;Lượng tăng lên nhờ tăng nhanh vòng quay của vốn lưu động . (0,152-0,108)*107821.038.289 = 43927089640 đồng 0,108 Số vốn lưu động tiết kiệm tuyệt đối thì công ty tiết kiệm được số vốn là ( 0,152 – 0,108)* 107821038282 = 3121353160 đồng. 0,152 So sánh tháng 3 và tháng 1. Số vốn lưu động tiết kiệm tuyệt đối ( 0,166 – 0,108) * 107821038289 = 57903890780 đồng. 0,108 Số vốn tiết kiệm tương đối ( 0,166 – 0,108)* 107821038289 = 37672410870 đồng. 0,166 II. Hoàn thiện công tác hạch toán vật liệu tại công ty dệt 8/3. Nhìn chung công ty dệt 8/3 có một bộ máy quản lý chặt chẽ và các phòng ban được phân công nhiệm vụ một cách rõ ràng, chính xác. Tuy gặp nhiều khó khăn nhưng công ty luôn cố gắng phấn đấu vươn lên đảm bảo đầy đủ công ăn việc làm cho cán bộ công nhân viên, phát động phong trào thi đua nhằm khắc phục mặt yếu, phát huy điểm mạnh, sẵn có để tìm hướng đi phù hợp với quy luật phát triển. 1. Những kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác hạch toán vật liệu của công ty dệt 8/3. Qua nghiên cứu thực tế của công ty dệt 8/3 hiện nay thấy rằng công ty có quy mô sản xuất lớn, sử dụng kế toán máy, hạch toán chi tiết vật liệu theo phương pháp thẻ song song. Phương pháp này vừa thuận tiện cho công tác hạch toán vật liệu tại phòng ké toán bằng kế toán maý, vừa giảm nhẹ công việc của thủ kho ở kho, nên công ty cũng có thể xem xét: Thay thế tên gọi từ phương pháp sổ số dư về phương pháp thẻ song song. Kế tế toán không in ra sổ số dư nữa. Lập trên sổ chi tiết vật liệu. Thay đổi quan hệ đối chiếu giữa kế toán vật liệu và thủ kho để cho phù hợp với phương pháp này. + Tại kho: thủ kho chỉ theo dõi về mặt khối lượng hàng ngày căn cứ vào các phiếu nhập, phiếu xuất, thủ kho ghi thẻ kho rồi chuyển lên cho kế toán. + Tại phòng kế toán: định kỳ kế toán kiểm tra việc ghi chép của thủ kho, hàng ngày nhận phiếu nhập, xuất, định khoản cho số liệu vào máy vi tính. Cuối kỳ phải in ra sổ sách cần thiết. 2. Một số kiến nghị đối với phòng kế toán. Công ty cần phải lập kế hoạch chi phí trích trước cho sửa chữa lớn tài sản cố định của công ty tại công ty. Tài sản cố định gồm nhiều loại khác nhau để đảm bảo cho quá trình sản xuất được thực hiện thường xuyên, liên tục đòi hỏi tài sản cố định phải định kỳ sửa chữa lớn. Nếu sửa chữa theo kế hoạch Nợ tài khoản 335 Có tài khoản 2413 Nếu sửa chữa ngoài kế hoạch Nợ tài khoản 142 ( 1421) Có tài khoản 2413 Cuối tháng phân bỏ dần vào chi phí kinh doanh Nợ tài khoản liên quan 627, 641, 642 Có tài khoản 142 Công ty cần phải lập dự phòng giảm giá tài sản. Xét về phương diện kinh tế: nhờ nó mà bảng cân đối kế toán của công ty phản ánh chính xác hơn giá trị thực tế. Xét về phương diện tài chính: nhờ nó làm giảm lãi của niên độ nên doanh nghiệp tích luỹ được một số vốn đáng kể được phân chia. Thực chất các khoản dự phòng là nguồn tài chính của doanh nghiệp, tạm thòi nằm trong các tài sản cố định trước khi sử dụng thật sự. Xét về phương diện thuế: Nhờ nó như một khoản chi phí làm giảm lợi tức phát sinh để tính ra số lần lợi tức thực tế. Hoàn thiện công tác phân tích sử dụng nguyên vật liệu, vốn lưu động và công tác phân tích kinh tế nói chung tại công ty. Việc đảm bảo cung ứng dự trữ sử dụng tiết kiệm các nguyên vật liệu có tác động mạnh mẽ đến các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vì vậy cần phải thường xuyên và định kỳ phân tích tình hình cung ứng, sử dụng, dự trữ nguyên vật liệu để kịp thời nêu lên những ưu nhược điểm trong công tác quản lý vật tư ở doanh nghiệp. Công ty cần khắc phục tình trạng vốn của mình sẵn có. Tăng nhanh tốc độ luân chuyển của vốn lưu động với đIều kiện đảm bảo kế hoạch như: kế hoạch dự trữ, kế hoạch sản xuất. Việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động là một biện pháp cần thiết để vốn lưu động hoạt dộng có hiệu quả hơn và khắc phục được tình trạng khó khăn về vốn. Để làm được điều này công tác hạch toán kế toán có vai trò hết sức quan trọng, đặc biệt là công tác hạch toán vật liệu. Nâng cao và hoàn thiện công tác hạch toán kế toán giúp cho doanh nghiệp quản lý và sử dụng có hiệu quả tài sản của đơn vị đặc biệt là nguyên vật liệu. Vì vậy việc nâng cao và hoàn thiện công tác hạch toán nguyên vật liệu là rất cần thiết, nó đảm bảo cung cấp kịp thời, đồng bộ những vật tư cần thiết cho sản xuất, quản lý tạo điều kiện tốt cho công tác kiểm tra, giám sát việc chấp hành định mức dự trữ, tiêu hao vật liệu. Qua đó góp phần giảm bớt chi phí, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, hạ giá thành sản phẩm. Để nâng cao và hoàn thiện công tác hạch toán vật liệu chúng ta cần chú ý: Phải nắm vững chức năng, nhiệm vụ công tác hạch toán vật liệu, kế toán vật liệu phải đảmbảo 2 chức năng là phản ánh và giám sát quá trình xuất nhập. Phải xuất phát từ nhu cầu, đặc trưng, mục đích sản xuất cụ thể và căn cứ vào phương pháp hạch toán cụ thể nhằm hoàn thiện chi tiết từ khâu chứng từ, ghi chép, sổ sách công tác hạch toán vật liệu. Phải đảm bảo nguyên tắc hoàn thiện đúng yêu cầu, quy định Nhà nước. 3. Biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty dệt 8/3. Để tăng tốc độ lưu chuyển của nguồn vốn lưu động cần có nhiều biện pháp kết hợp nhằm giảm số lượng vốn và rút ngắn thời gianvốn nằm ở các khâu dự trữ, sản xuất, tiêu thụ. Cụ thể 3.1 Đổi với khâu dự trữ. PhảI xây dựng định mức dữ trữ vật tư hợp lý vừa đảm bảo kịp thời cho sản xuất ,vừa không gây ử đọng vốn lưu động Tổ chức công tác bốc dỡ ,kiểm nhận vật liệu để tránh số lượng vật liệu nhập kho không đạt yêu cầu . Cần xử lý nghiêm chính các trường hợp hao hụt ngoài định mức . Bằng cách quy trách nhiệm cụ thể cho từng người , từng cá nhân có liên quan . Đối với vật tư ử đọng lâu năm chất lượng kém , công ty tiến hành bán ngay , có thể bán thấp để thu hồi vốn và thoát kho. Công ty cần nghiên cứu thay thể các nguyên vật liệu nhập ngoại như bông, sợi ... đắt tiền bằng các nguyên vật liệu sản xuất trong nước .Vì nguyên vật liệu trong nước rẻ hơn ,chi phí mua ít hơn. 3.2 Đối với khâu sản xuất. Cần phải sử dụng hợp lý , tiết kiệm vật liệu bằng cách xây dựng định mức tiêu hao cho từng loại sản phẩm cụ thể , cấp phát nguyên vật liệu cho từng xí nghiệp hợp lý . Đối với phế liệu , phế phẩm trong quá trình sản xuất phải tiện dụng triệt để có thể bán ra ngoài , do vậy công ty nên cần có hình thức khuyến khích sử dụng tiết kiệm vật liệu một cách thích đáng. Đối với thiết bị đầu tư ,máy móc , dây chuyền công nghệ sản xuất cho máy móc của công ty quá cũ kỹ, lạc hậu, chất lượng chưa cao, ảnh hưởng đến người tiêu dùng. Bố trí lại lao động: sử dụng hợp lý nguồn lao động. Hiện nay tuy giảm được biên chế khá nhiều nhưng lao động vẫn dư thừa. Vì vậy, cần sắp xếp lại lao động, đào tạo thêm chuyên môn cho cán bộ công nhân viên. Công ty nên quy định chế độ thưởng phạt rõ ràng đối với những người hoàn thành và không hoàn thành nhiệm vụ. Có như vậy mới khuyến khích và tận dụng được tối đa thời gian lao động theo quy định, đảm bảo thù lao cho mỗi người. Nghiên cứu chế thử sản phẩm mới ngoài các mặt hàng truyền thống mà không phù hợp với thị trường không trái với ngành nghề kinh doanh. 3.3. Đối với khâu lưu thông. Công ty nên thành lập phòng Marketing để mở rộng thị trường tiêu thụ bằng nhiều biện pháp khác nhau như quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại, triển lãm ... GIữ gìn chữ tín với khách, chấp hành tốt hợp đồng tiêu thụ, đảm bảo mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng . Trong thanh toán công ty nên chọn phương thức thanh toán phù hợp thuận tiện đối với từng khách hàng nợ với khối lượng lớn và thời gian dài. Công ty nên tìm cách đòi nợ, thu hồi vốn không để vốn bị chiếm dụng quá lâu. Đối với những khoán nợ không thể đòi được công ty phải xử lý ngay để bảo toàn vốn. Trong điều kiện có lãm phát. Khi phân phổi lợi nhuận cho các mục đích tích luỹ, công ty phải để giành số lợi nhuận để bù đắp cho số vốn lưu động bị hao hụt vì lạm phát. C. Phần kết luận Vật liệu là một trong ba yếu tố cơ bản không thể thiếu được của quả trình sản xuất kinh doanh. Trong các doanh nghiệp sản xuất chi phí nguyên vật liệu thường chiếm tỷ trọng rất lớn trong giá thành sản phẩm . Vì vậy công tác tổ chức công tác kế toán vật liệu là một nhu cầu tất yếu của công tác quản lý, sử dụng và quản lý vật liệu một cách hợp lý có hiệu quả sẽ góp phần làm giảm giá thành và tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Công ty dệt 8/3 là một công ty có quy mô lớn và bề dày lịch sử, tuy gặp nhiều khó khăn nhưng công ty luôn cố gắng vươn lên, phát huy những điểm mạnh sẵn có để qua đó tìm được những hướng đi mới phù hợp với quy luật phát triển. Có thể nói công tác hạch toán nguyên vật liệu đã góp phần lớn trong quản lý. Hạch toán đúng, đủ , chính xác, kịp thời đã giúp cho ban lãnh đạo công ty thành công, có những bước đi đúng đắn trong chiến lược phát triển của mình, đồng thời giúp cho công ty đứng vững được trong cơ chế thị trường. Trong thời gian nghiên cứu tại công ty dệt 8/3, em đã tìm hiểu về kế toán nguyên vật liệu. Em đã cố gắng phản ánh đầy đủ những ưu khuyết đIểm của công ty đồng thời nêu lên một số ý kiến kiến nghị nhằm góp phần nhỏ để hoàn thiện hơn nữa công tác kế toán vật liệu... Trong phạm vi thời gian, em chỉ giải quyết được một số vấn đề chính. Tuy nhiên còn nhiều vấn đề liên quan khác cần nghiên cứu và giải quyết, em mong muốn nhận được sự quan tâm góp ý của thầy để bài viết của em được hoàn thiện hơn. TàI liệu tham khảo Kế toán tài chính trong các doanh nghiệp; Chủ biên: Đặng thị Loan. Lý thuyết hạch toán kế toán; GS : Nguyễn gia Thu PTS : Nguyễn Quang Quynh 3. Quản trị tài chính; PGS - PTS : Đỗ văn Thành 4. Tạp chí kế toán kiểm toán năm 1999; 5. Tạp chí tài chính năm 1998 -1999; 6. Kế toán doanh nghiệp sản xuất; Mục lục

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docK1277.doc