Giấy đăng ký kinh doanh số 1803000525 cấp ngày 11 tháng 7 năm 2007.
Ngành nghề kinh doanh gồm:
- Kinh doanh vật tư thiết bị phụ tùng phương tiện vận tải, máy móc thiết bị thi công, các loại xe ô tô chuyên dùng (kể cả ô tô phục vụ ngành y tế).
- Kinh doanh vận tải hành khách đường bộ theo tuyến cố định và hợp đồng bằng ô tô khách, xe buýt, xe taxi.
- Kinh doanh dịch vụ khách sạn, nhà hàng ăn uống giải khát.
- Sản xuất kinh doanh bia, nước uống các loại.
- Đại lý ký gửi hàng hoá cho các doanh nghiệp.
- Đóng mới, cải tạo, sửa chữa xe có động cơ các loại
- Xây dựng các công trình giao thông
- Buôn bán thóc, ngô, các loại hạt ngũ cốc khác.
- Bán buôn thức ăn và nguyên liệu làm thức ăn gia súc gia cẩm thuỷ sản
- Chăn nuôi lợn và chăn nuôi gia cẩm.
70 trang |
Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 911 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện công tác kế toán tài ản cố dịnh hữu hình tại công ty cổ phần Đầu tư Thương mại Việt Hưng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a từng tài khoản theo sổ chi tiết. Định kỳ, căn cứ vào các chứng từ gốc, kế toán lập chứng từ ghi sổ, sau đó dùng để ghi vào Sổ Cái. Các chứng từ gốc sau khi được dùng để lập các chứng từ ghi sổ được dùng để ghi sổ, thẻ kế toán chi tiết. Cuối quý đối chiếu khớp đúng số liệu ghi trên Sổ Cái và Biểu tổng hợp chi tiết (được lập từ các sổ kế toán chi tiết) để lập các Báo cáo tài chính
Quy trình ghi sổ kế toán ở Công ty có thể khái quát theo sơ đồ sau:
Sơ đồ 1.4: Quy trình ghi sổ kế toán
Chứng từ gốc
Sổ quỹ
Bảng tổng hợp chứng từ gốc
Sổ, thẻ kế toán chi tiết
Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ
Chứng từ ghi sổ
Bảng tổng hợp chi tiết
Sổ cái
Bảng cân đối số phát sinh
Báo cáo tài chính
Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Ghi cuối quý
Kiểm tra, đối chiếu
Ngoài ra Công ty còn mở thêm sổ TSCĐ, sổ theo dõi công cụ dụng cụ, sổ theo dõi các tờ khai nhập khẩu, Sổ lương Công ty, sổ theo dõi các loại thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt để nắm được số thuế phải nộp, số đã nộp, số còn phải nộp và sổ theo dõi các loại chứng từ nộp tiền vào NSNN.
1.2.2.3: Hệ thống báo cáo kế toán:
Ngoài việc báo cáo tài chính theo các biểu mẫu bắt buộc là:
- Biểu cân đối kế toán
- Thuyết minh báo cáo tài chính
- Kết quả hoạt động kinh doanh
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Công ty còn phải nộp thêm cho cơ quan thuế các loại báo cáo như:
- Tờ khai quyết toán thuế TNDN - Mẫu số 03/TNDN (Ban hành kèm theo thông tư 60/2007 TT-BTC ngày 14/6/2007 của Bộ Tài chính).
- Phụ lục kết quả SXKD - Mẫu số 03-1A/TNDN (Ban hành theo thông tư 60/2007 TT- BTC).
- Phụ lục chuyển lỗ - Mẫu số 03-3/TNDN (Ban hành theo thông tư 60/2007 TT- BTC)
- Báo cáo quyết toán thuế (theo mẫu của cơ quan quản lý thuế).
- Tình hình thực hiện nghĩa vụ với NSNN theo quyết định 15/2006/QĐ-BTC.
- Biểu thống kê chứng từ nộp tiền vào NSNN
1.2.3: Chính sách kế toán áp dụng tại Công ty cổ phần Đầu tư Thương mại Việt Hưng:
- Chế độ kế toán áp dụng tại công ty cổ phần Đầu tư Thương mại Việt Hưng theo quyết định 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006, các chuẩn mực kế toán Việt Nam, các thông tư hướng dẫn thi hành.
- Niên độ kế toán của Công ty bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 và kết thúc vào ngày 31 tháng 12 hàng năm.
- Hệ thống tài khoản kế toán: Công ty áp dụng hệ thống tài khoản được ban hành theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ tài Chính.
- Thuế và các khoản phải nộp Ngân sách: Công ty áp dụng luật thuế giá trị gia tăng hiện hành.
Phương pháp tính thuế giá trị gia tăng: phương pháp khấu trừ.
Các loại thuế khác: Công ty thực hiện nộp theo quy định hiện hành.
- Phương pháp kế toán hàng tồn kho:
Nguyên tắc đánh giá: Hàng tồn kho được ghi nhận theo giá gốc. Phương pháp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH
TẠI CÔNG TY CP ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI VIỆT HƯNG
2.1: ĐẶC ĐIỂM KẾ TOÁN TSCĐHH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI VIỆT HƯNG:
2.1.1: Tình hình trang bị và quản lý TSCĐHH tại công ty cổ phần Đầu tư Thương mại Việt Hưng:
Tài sản cố định hữu hình tại Công ty CP ĐTTM Việt Hưng chủ yếu là các phương tiện vận tải bởi đặc thù của công ty là kinh doanh vận tải hành khách đường bộ theo tuyến cố định và theo hợp đồng bằng xe ô tô khách, xe buýt, xe taxi. Tuy nhiên công ty cũng kinh doanh trong lĩnh vực nhà hàng, ăn uống nên TSCĐHH là nhà cửa và vật kiến trúc cũng chiếm tỷ trọng đáng kể.
Với đa dạng ngành nghề kinh doanh và với các chi nhành khác nhau nên thực sự vấn đề quản lý TSCĐHH đóng vai trò rất quan trọng trong việc bảo toàn nguồn vốn cũng như nâng cao hiệu quả trong sản xuất kinh doanh. Trong công tác quản lý TSCĐHH, công ty cũng có những quy định sau:
- Mỗi TSCĐHH đều được lập một bộ hồ sơ gốc do phòng kế toán quản lý. Hồ sơ kế toán của một TSCĐHH là toàn bộ các chứng từ có liên quan đến TSCĐHH bắt đầu từ khi đưa TSCĐHH vào sử dụng cho đến khi thanh lý, nhượng bán.
- Định kì 6 tháng tiến hành kiểm kê TSCĐHH 1 lần, khi kiểm kê Giám đốc Công ty thành lập một hội đồng kiểm kê. Các thành viên trong hội đồng kiểm kê phải có đại diện của phòng vật tư, phòng kế toán, bộ phận trực tiếp sử dụng TSCĐHH. Ban kiểm kê sẽ thực hiện kiểm kê trực tiếp từng đối tượng, xác định số lượng TSCĐHH thừa, thiếu hoặc bị mất mát, thiếu hụt và tình trạng kỹ thuật để kiến nghị công ty xử lý. Khi kết thúc kiểm kê phải lập biên bản kiểm kê có chữ ký của các thành viên kiểm kê.
2.1.2: Phân loại TSCĐHH tại công ty cổ phần Đầu tư Thương mại Việt Hưng:
Để thuận tiện cho việc quản lý TSCĐHH, Công ty tiến hành phân loại TSCĐHH theo 3 tiêu thức:
2.1.2.1: Phân loại TSCĐHH theo đặc trưng kỹ thuật:
Theo cách phân loại này TSCĐHH của Công ty gồm những loại sau: Nhà cửa vật kiến trúc, máy móc thiết bị, thiết bị văn phòng, thiết bị truyền dẫn.
Biểu 2.1:
BẢNG PHÂN LOẠI TSCĐHH THEO ĐẶC TRƯNG KỸ THUẬT
(NĂM 2007)
( Đơn vị: đ)
STT
TSCĐHH
Nguyên giá
Tỷ trọng (%)
1
Nhà cửa vật kiến trúc
8.312.084.410
44.55
2
Phương tiện vận tải
6.318.137.884
33.87
3
Máy móc thiết bị
2.463.934.675
13.2
4
Thiết bị truyền dẫn
1.238.095.238
6.64
5
Thiết bị văn phòng
323.904.362
1.74
Tổng
18.656.156.569
100.00
2.1.2.2: Phân loại theo nguồn hình thành
- TSCĐHH đầu tư mua sắm bằng vốn vay
- TSCĐHH đầu tư mua sắm bằng vốn góp
Biểu 2.2:
BẢNG PHÂN LOẠI TSCĐHH THEO NGUỒN HÌNH THÀNH
( NĂM 2007)
(Đơn vị : đ)
STT
TSCĐHH
Nguyên giá
Tỷ trọng %
1
TSCĐHH đầu tư mua sắm bằng vốn vay
5.564.321.987
29.83
2
TSCĐHH đầu tư mua sắm bằng vốn góp
13.091.834.582
70.17
Tổng cộng
18.656.156.569
100.00
2.1.2.3: Phân loại theo tình hình sử dụng:
- TSCĐHH dùng trong SXKD
- TSCĐHH không dùng trong SXKD
Biểu 2.3:
BẢNG PHÂN LOẠI TSCĐHH THEO TÌNH HÌNH SỬ DỤNG
(NĂM 2007)
( Đơn vị: đ)
STT
TSCĐHH
Nguyên giá
Tỷ trọng %
1
TSCĐHH dùng trong SXKD
1.320.959.848
70.76
2
TSCĐHH không dùng trong SXKD
5.455.196.721
29.24
Tổng
18.656.156.569
100.00
2.1.3: Đánh giá TSCĐHH tại công ty CP Đầu tư Thương mại Việt Hưng
2.1.3.1: Xác định nguyên giá TSCĐHH:
Với những TSCĐHH của Công ty được hình thành do mua sắm từ bên ngoài. Tại thời điểm ban đầu ghi nhận TSCĐHH, kế toán xác định nguyên giá (NG) TSCĐHH theo đúng nguyên tắc giá gốc.
NG=Giá mua+Chi phí vận chuyển, lắp đặt, chạy thử-Các khoản chiết khấu
Trích dẫn:
Ngày 01/01/2007 Công ty đã mua 1 xe ô tô 25 chỗ ngồi để phục vụ kinh doanh vận tải hành khách.
Căn cứ vào biên bản bàn giao TSCĐ và hoá đơn mua xe ô tô, giá mua ghi trên hoá đơn : 388.726.920đ.
Chi phí vận chuyển: 0đ
Kế toán ghi theo nguyên giá ô tô: 388.726.920đ
2.1.3.1: Xác định giá trị TSCĐHH trong quá trình nắm giữ sử dụng:
Trong quá trình nắm giữ sử dụng, TSCĐHH bị hao mòn dần, đồng thời TSCĐHH cũng có thể được nâng cấp sửa chữa nên công ty xác định lại giá trị của TSCĐHH thông qua các chỉ tiêu: nguyên giá, giá trị hao mòn luỹ kế và giá trị còn lại.
+ Nguyên giá TSCĐHH theo dõi trên sổ kế toán theo giá trị ghi nhận ban đầu và những chi phí nâng cấp TSCĐHH đủ điều kiện để ghi tăng nguyên giá.
+ Giá trị hao mòn luỹ kế được cộng dồn trên sổ kế toán hao mòn TSCĐHH từ khi bắt đầu trích khấu hao TSCĐHH đến khi thôi không trích (do nhượng bán, thanh lý hoặc hết thời gian sử dụng...)
+ Giá trị hao mòn và giá trị còn lại được công ty xác định theo Quyết định 206/2003/QĐBTC và thông tư 33/2005/TT-BTC.
Giá trị còn lại = Nguyên giá – Giá trị hao mòn luỹ kế
2.2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TSCĐHH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI VIỆT HƯNG:
2.2.1: Tổ chức hạch toán chi tiết TSCĐHH tại Công ty cổ phần Đầu tư Thương mại Việt Hưng:
Kế toán chi tiết TSCĐHH phải dựa trên cơ sở các chứng từ gốc thích hợp, chứng minh các nhiệm vụ phát sinh. Hệ thống chứng từ này bao gồm:
- Thẻ TSCĐ
- Biên bản giao nhận TSCĐ ( mẫu số 01-TSCĐ): được dùng làm thủ tục giao nhận TSCĐ giữa các đơn vị kinh tế, làm căn cứ để lập thẻ TSCĐ và quy định trách nhiệm bảo quản sử dụng giữa bên giao và bên nhận. Biên bản được lập cho từng đối tượng TSCĐ.
- Biên bản giao nhận TSCĐ sửa chữa lớn hoàn thành (mẫu số 04-TSCĐ): biên bản này được bên giao lập thành ba bản có chữ ký của bên đại diện bàn giao, bên nhận, phòng kỹ thuật rồi chuyển cho phòng kế hoạch, kế toán trưởng ký trước khi đua cho thủ trưởng duyệt. Ngoài ra, biên bản giao nhận TSCĐ sửa chữa lớn hoàn thành còn dùng làm thủ tục thanh lý TSCĐ hư hỏng từng phần hay toàn bộ và làm căn cứ ghi thẻ TSCĐ.
- Biên bản thanh lý TSCĐ (mẫu số 02-TSCĐ)
- Biên bản đánh giá lại TSCĐ (mẫu số 05-TSCĐ) và các chứng từ kế toán khác.
- Biểu tính và phân bổ khấu hao TSCĐ
- Và các tài liệu kỹ thuật có liên quan
Kế toán tiến hành mở thẻ TSCĐ theo từng đối tượng ghi TSCĐ, sau đó thẻ được đăng ký vào sổ đăng ký thẻ TSCĐ để theo dõi TSCĐ. Đồng thời các TSCĐ còn được ghi vào sổ chi tiết TSCĐ.
Tại công ty cổ phần Đầu tư Thương mại Việt Hưng việc quản lý và kế toán TSCĐHH luôn dựa trên một hệ thống đầy đủ chứng từ chứng minh tính hợp pháp cho các nghiệp vụ phát sinh bao gồm: Biên bản giao nhận TSCĐHH, biên bản nghiệm thu công trình, hoá đơn bán hàng, hoá đơn GTGT, biên bản thanh lý, nhượng bán, hoá đơn kiêm phiếu xuất kho, quyết định thanh lý nhượng bán, hoá đơn thuế NK, hợp đồng kinh tế, hợp đồng vận chuyển, tờ khai hải quan, Chứng từ mua ngoại hối, ngoại tệ mở LC thanh toán tại ngân hàng.
Căn cứ vào chứng từ thích hợp Công ty quản lý TSCĐ theo:
- Hồ sơ kỹ thuật do phòng kỹ thuật lập và lưu trữ
- Hồ sơ kế toán do Phòng kế toán lập
Bên cạnh đó TSCĐ còn được đánh số hiệu và theo dõi trên sổ chi tiết TSCĐ.
2.2.2: Tổ chức hạch toán tổng hợp TSCĐHH tại Công ty cổ phần Đầu tư Thương mại Việt Hưng:
Mục đích của kế toán TSCĐHH là cung cấp thông tin về tổng nguyên giá TSCĐHH, tổng vốn cố định theo các nguồn, tổng giá trị hao mòn, giá trị còn lại và tổng khấu hao được tính. Qua đó cung cấp thông tin về vốn kinh doanh của đơn vị, tình hình sử dụng vốn và TSCĐHH.
2.2.2.1: Kế toán tăng TSCĐHH:
Tại Công ty TSCĐHH tăng chủ yếu là do nguồn vốn kinh doanh, vốn vay ngân hàng tăng so XDCB hoàn thành bàn giao.
2.2.2.1.1: TSCĐHH tăng so mua sắm:
* Mua trong nước:
Là một Công ty tư nhân nên nguồn vốn mua sắm chủ yếu là nguồn vốn kinh doanh và nguồn vốn tự có . Để có vốn Công ty phải tiến hành huy động vốn từ nhiều nguồn khác nhau như: Vốn tự có, vốn vay ngân hàng và vốn vay các đối tượng khác.
Việc mua sắm TSCĐ được ký kết hợp đồng giữa Công ty và bên bán. Trong trường hợp nêu rõ tên tài sản, chủng loại, quy cách phẩm chất, các thông số kỹ thuật, giá cả, phương thức thanh toán. Khi giao hàng bên bán sẽ giao cho công ty : Hoá đơn bán hàng hoá hoặc hoá đơn GTGT và lập biên bản bàn giao TSCĐ.
Trích dẫn:
Ngày 2/1/2007 Công ty mua 1 chiếc ô tô vận chuyển hành khách 43 chỗ ngồi để phục vụ kinh doanh vận tải hành khách thanh toán bằng chuyển khoản qua ngân hàng.
Giá mua theo hoá đơn GTGT: 388.726.920đ
Thuế GTGT5%: 19.436.346đ
Giá thanh toán: 408.163.266đ
Bên bán chịu mọi chi phí vận chuyển lắp đặt
Căn cứ vào hoá đơn bán hàng của bên bán khi giao hàng. Khi giao hàng hai bên lập biên bản bàn giao xe và hồ sơ xe cho bên mua. Bên mua cử người đến nộp lệ phí trước bạ và đăng ký xe. Sau khi nhận được giấy phép lưu hành thì làm thủ tục bàn giao TSCĐ với nội dung sau:
BIÊN BẢN GIAO NHẬN TSCĐ
Số : 12
Ngày 02/01/2007
Căn cứ vào quyết định số 31/QĐ-GĐ ngày 2 tháng 1 năm 2007 về việc bàn giao xe ô tô 43 chỗ ngồi cho phòng kinh doanh vận tải để tiến hành đưa vào kinh doanh.
1. BÊN GIAO TSCĐ
Ông: Trần Văn Vấn
Bà: Bùi Thuý Hồng
Địa điểm giao nhận: tại Công ty Cổ Phần Đầu Tư Thương Mại Việt Hưng - số 2224- Đại lộ Hùng Vương - Vân Cơ - Việt Trì - Phú Thọ
Xác nhận việc giao nhận TSCĐ như sau:
Nguyên giá: 388.726.920đ
Lệ phí trước bạ: 20.408.163đ
Tổng giá trị TSCĐ: Nguyên giá + Lệ phí trước bạ
388.726.920 + 20.408.163 = 409.135.083đ
Tỷ lệ chi phí vận chuyển:
Số khấu hao cơ bản: 9 năm
Nhận xét tóm tắt : Ô tô mới 100%
2. BÊN NHẬN TSCĐ
Ông: Nguyễn Anh Tuấn: Phòng kinh doanh
Xác nhận việc giao nhận TSCĐ như sau:
( Đơn vị : đ)
STT
Tên, quy cách mã hiệu
Năm sản xuất
Năm sử dụng
Công suất
Giá mua
Chi phí vận chuyển
Tỷ lệ hao mòn
1
Ôtô 43 chỗ
2005
2007
409.135.083
0
11%
GIÁM ĐỐC KẾ TOÁN TRƯỞNG NGƯỜI NHẬN NGƯỜI GIAO
(Ký tên, đóng dấu) (Ký tên, đóng dấu) (Ký họ tên) (Ký , họ tên)
Kế toán căn cứ vào các chứng từ kế toán lập chứng từ ghi sổ:
Biểu 2.4
CHỨNG TỪ GHI SỔ
Số 18
( Ngày 02 tháng 01 năm 2007)
Đơn vị : VNĐ
Chứng từ
Trích yếu
Số hiệu TK
Số tiền
Ghi chú
Số
Ngày
Nợ
Có
03
02/01
Mua ô tô vận chuyển hành khách 43 chỗ
211
1331
1121
1111
1121
388.726.920
20.408.163
19.436.364
Lập chứng từ Kế toán trưởng
Tiếp tục phần hành nghiệp vụ này đơn vị lập thẻ TSCĐ theo mẫu 2.1
Mẫu 2.1
Đơn vị : Công ty CPĐT Thương mại Viêth Hưng
Địa chỉ : Số 2224- Đại lộ Hùng Vương - Vân Cơ - Việt Trì - Phú Thọ
THẺ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
Số : 12
( Ngày10 tháng01năm 2007)
Kế toán trưởng Ông: Dương Minh Tân
Căn cứ vào biên bản giao nhận TSCĐ số: 12 Ngày 02 tháng 01năm 2008
Tên, ký mã hiệu , quy cách (cấp hạng) TSCĐ
Nước sản xuất (xây dựng): Hàn Quốc. Năm sản xuất: 2005
Bộ phận quản lý sử dụng: Phòng Kinh doanh Vận Tải.
Năm đưa vào sử dụng: 2007
Công suất (diện tích) thiết kế: 43 chỗ ngồi.
Đình chỉ sử dụng TSCĐ ngày ..tháng ..năm Lý do đình chỉ:
Số hiệu chứng từ ngày tháng năm
Nguyên giá TSCĐ
Giá trị hao mòn TSCĐ
Diễn giải
Nguyên giá
Năm
Giá trị hao mòn
Cộng dồn
A
B
1
2
3
4
12/2-1-2007
Mua ô tô vận chuyển hành khách
409.135.083
2007/8 năm
51.141.885
51.141.885
Biểu 2.5:
SỔ CÁI TK 211
( Ngày 02 tháng 01 năm 2007)
Đơn vị : VNĐ
Ngày
Số CT
Nội dung
TK đối ứng
Số tiền
Nợ
Có
02/01
03
Mua ô tô vận chuyển hành khách 43 chỗ
331
111
388.726.920
20.408.163
* Mua nhập khẩu
Ngày 18/03/2006 Công ty đã nhập khẩu xe cẩu bánh lốp 100 tấn hiệu Faun để làm thiết bị nâng hạ các ô tô, máy móc thiết bị thi công lên xe chuyên dùng để vận chuyển về kho, đi bán và đi thi công công trình
Giá nhập khẩu : 1.582.000.000đ
Thuế nhập khẩu 30%: 474.600.000đ
Chi phí vận chuyển lắp đặt: 22.400.000đ
Nguyên giá xe cẩu bánh lốp: 2.079.000.000đ
Căn cứ vào tờ khai hải quan số 000425 ngày 18/3/2006
Hợp đồng kinh tế số 021228/H-EIH ngày 03/02/2006 giữa Công ty cổ phần Đầu tư Thương mại Việt Hưng với Công ty Eport- Import Handel- EIH của Đức
- Phiếu chi số 12/2 ngày 18/3/2006
- Mở LC thanh toán qua Ngân hàng
Vậy kế toán ghi:
Nợ TK 211 (2113) 2.079.000.000VNĐ
Có TK 3333 474.600.000VNĐ
Có TK 112 (1122) 1.582.000.000 VNĐ
Có TK 111 22.400.000VNĐ
Để mua xe cẩu bánh lốp Công ty còn phải nộp thuế GTGT hàng nhập khẩu
Thuế GTGT phải nộp được khấu trừ =(Giá nhập khẩu+Thuế nhập khẩu)x5%
= ( 1.582.000.000+474.600.000)x5%
= 102.830.000VNĐ
Thuế GTGT nội địa = Chi phí vận chuyển bốc dỡ, lắp đặt x5%
= 22.400.000x5%
= 1.120.000VNĐ
Vậy tổng thuế GTGT được khấu trừ : 103.950.000VNĐ
Nợ TK 133 103.950.000
Có TK 111 103.950.000
Biểu 2.6:
CHỨNG TỪ GHI SỔ
Ngày 15 tháng 01 năm 2007
Đơn vị : VNĐ
Chứng từ
Trích yếu
Số hiệu TK
Số tiền
Ghi chú
Số
Ngày
Nợ
Có
12
15/01
Mua xe cẩu bánh lốp 100 tấn hiệu Faun
211
1122
3333
1111
1.582.000.000
474.600.000
22.400.000
Cộng
2.079.000.000
Biểu 2.7:
SỔ CÁI TK 211
Ngày 15 tháng 1 năm 2007
Đơn vị : VNĐ
Ngày
Số CT
Nội dung
TK đối ứng
Số tiền
Nợ
Có
15/01
12
Mua xe cẩu bánh lốp 100 tấn hiệu Faun
112
3333
111
1.582.000.000
472.600.000
22.400.000
2.2.2.1.2: TSCĐHH tăng do XDCB hoàn thành bàn giao:
Trong trường hợp này, căn cứ vào các chứng từ liên quan đến tất cả các chi phí đến XDCB được tập hợp vào TK 241-XDCBDD
Sau khi quyết toán được duyệt kế toán tập hợp tất cả các chi phí trên TK 241 để ghi tăng TSCĐHH
Cụ thể:
Ngày 20/11/2007 Công ty cổ phần Đầu tư Thương mại Việt Hưng nhận bàn giao 01 TSCĐ do XDCB hoàn thành đưa vào sử dụng.
Nguyên giá TSCĐHH được xác định theo giá quyết toán công trình XDCB hoàn thành được duyệt là 1.323.800.000đ khi tăng TSCĐ do XDCB hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng kế toán ghi:
Nợ TK 211 : 1.323.800.000
Có TK 241: 1.323.800.000
Biết TSCĐ được đầu tư bằng nguồn vốn đầu tư XDCB kế toán ghi bút toán chuyển nguồn
Nợ TK 441 : 1.323.800.000
Có TK 411: 1.323.800.000
Kế toán tăng TSCĐ trong năm được thể hiện đầy đủ, đúng trình tự của việc kế toán tăng TSCĐ như đã trình bày tại mục 2.2.2.1
Trường hợp tăng do mua sắm thì có 2 tài sản tăng
- Tăng do mua sắm trong nước đã trình bày cụ thể
- Tăng do nhập khẩu cũng được thể hiện theo trình tự hạch toán tăng như mua sắm trong nước. Còn chi tiết lập các chứng từ chỉ trình bày thêm việc thanh toán với nước ngoài.
- Tăng do xây dựng cơ bản hoàn thành bàn giao ở trên chỉ nói đến việc hạch toán tăng, còn các thủ tục tăng được thể hiện đầy đủ các loại chứng từ theo đúng trình tự mà doanh nghiệp đã làm. Tức là khi xây dựng hoàn thành bàn giao trên cơ sở quyết toán công trình thì:
+ Lập biên bản giao nhận TSCĐ
+ Lập thẻ TSCĐ
+ Lập chứng từ ghi sổ
+ Lập sổ cái TK 211
+ Lập bảng tính, phân bổ khấu hao
+ Lập bảng tăng, giảm TSCĐ tại thời điểm tăng đưa vào sử dụng.
2.2.2.2: Kế toán giảm TSCĐHH:
TSCĐ của Công ty giảm chủ yếu do thanh lý nhượng bán. Mọi trường hợp thanh lý nhượng bán TSCĐ phải có kế hoạch, đối với TSCĐ thuộc nguồn vốn kinh doanh khi bán phải có báo cáo và có quyết định của cấp trên.
2.2.2.2.1: Giảm TSCĐHH do nhượng bán:
Ngày 20/10/2007 Công ty bán 1 chiếc xe ô tô 25 chỗ ngồi ( ô tô này dùng vào SXKD) cho bên mua.
Nguyên giá : 428.571.429đ
Giá trị còn lại ghi trên sổ : 150.000.000đ
Giá trị thu hồi (giá bán): 172.569.380đ
( Thuộc nguồn vốn kinh doanh)
Các chứng từ liên quan đến TSCĐ bao gồm:
Tờ trình đề nghị bán xe do bộ phận quản lý TSCĐ lập. Hội đồng quản trị họp giao cho giám đốc quyết định bán
Quyết định của HĐQT về việc bán chiếc xe ô tô.
Hoá đơn kiêm phiếu xuất kho
Biên bản giao nhận giữa bên bán và bên mua bao gồm cả giao nhận xe và giao nhận hồ sơ xe.
UBND TỈNH PHÚ THỌ
CÔNG TY CPĐT TM VIỆT HƯNG
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
§éc lËp - Tù do - H¹nh phóc
--------------------
Viªt Tr×, ngµy 25 th¸ng 05 n¨m 2007
QUYẾT ĐỊNH CỦA HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ CÔNG TY
( V/v: Bán TSCĐ )
Căn cứ vào biên bản họp HĐQT Công ty ngày 24 tháng 5 năm 2007.
Căn cứ vào đề nghị nhượng bán xe ô tô 25 chỗ ngồi của Phòng kinh doanh vận tải
QUYẾT ĐỊNH
Điều I: Đồng ý bán chiệc xe ô tô 25 chỗ ngồi biển số 19L – 1583. Giao hồ sơ xe ô tô 25 chỗ ngồi
Cho ông : Hoàng Minh Tiến.
Địa chỉ: Phường Vân Cơ , Việt Trì - Phú Thọ
Điều II: Giá bán là: 172.000.000
(Bằng chữ: Một trăm bảy mươi hai triệu đồng chẵn)
Nơi gửi: CÔNG TY CPĐT TM VIỆT HƯNG
- Như điều III GIÁM ĐỐC
- lưu công ty ( Ký tên, đóng dấu)
Căn cứ vào các chứng từ liên quan kế toán định khoản
Nợ TK 214: 278.571.429đ
Nợ TK 811: 150.000.000đ
Có TK 211: 428.571.429đ
Căn cứ vào phiếu thu số tiền nhượng bán do bên mua trả kế toán ghi:
Nợ TK 111: 172.000.000đ
Có TK 711: 172.000.000đ
Có TK 333: 8.190.477đ
Biểu 2.8:
CHỨNG TỪ GHI SỔ
Ngày 20 tháng 10 năm 2007
Đơn vị : VNĐ
Chứng từ
Trích yếu
Số hiệu TK
Số tiền
Ghi chú
Số
Ngày
Nợ
Có
34
20/10
Nhượng bán xe ô tô 25 chỗ ngồi
111
711
3331
163.809.523
8.190.477
Biểu 2.9
SỔ CÁI TK 214
HAO MÒN TSCĐ HỮU HÌNH
Ngày 20 tháng 10 năm 2007
Đơn vị : VNĐ
Ngày
Số CT
Nội dung
TK đối ứng
Số tiền
Nợ
Có
20/10
34
Khấu hao TSCĐ giảm do nhượng bán TSCĐ
211
278.571.429
2.2.2.2.2: Giảm TSCĐHH do thanh lý:
TSCĐ được thanh lý là những máy móc thiết bị, phương tiện vận tải quá cũ đã hỏng không sử dụng được mà cũng đã hết khấu hao tại 30/11/2006.
Các chứng từ liên quan đến thanh lý TSCĐ gồm :
Quyết định thanh lý TSCĐ
Biên bản thanh lý TSCĐ
Các chứng từ liên quan khác
Căn cứ vào các chứng từ trên kế toán tiến hành định khoản như trường hợp nhượng bán
Ví dụ: Trong trường hợp TSCĐ được thanh lý nhưng chưa bán được với giá do công ty định giá. Công ty triệu tập hội đồng định giá lại TSCĐ đó. Cuối năm 2006, DN đã triệu tập hội đồng thành viên đánh giá lại TSCĐ chiếc xe cẩu Zin là : 20.000.000đ, nhưng sau thời gian dài Công ty vẫn chưa bán được xe, đến nay là ngày 31/7/2007 do có khách hàng có nhu cầu mua nhưng trả giá thấp hơn giá đã được định giá năm 2006, Doanh nghiệp lại tiến hành đánh giá lại chiếc xe cẩu trên. Theo biên bản họp: Do chiếc xe cẩu Zin đã hết khấu hao từ 2006 đến nay chưa bán được nên đồng ý định giá lại giá trị tại thời điểm 31/07/2008 là 10.000.000đ, đồng thời đồng ý bán với giá 10.000.000đ và được hạch toán thẳng vào lãi:
Nợ 111 : 10.000.000
Có 421 : 10.000.000
CÔNG TY CPĐT TM VIỆT HƯNG
Sè: 156/BB
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
§éc lËp - Tù do - h¹nh Phóc
--------------------
ViÖt Tr×, ngµy 31 th¸ng 7 n¨m 2007
BIÊN BẢN HỌP
HỘI ĐỒNG ĐÁNH GIÁ TSCĐ ĐÃ THANH LÝ
Căn cứ vào quyết định số 828/TCKT ngày 02/1/2007của Công ty CPĐT TM Việt Hưng về việc thanh lý TSCĐ thuộc phân xưởng sản xuất.
Căn cứ vào biên bản số 328/HĐ ngày 5/1/2007định giá bán xe cẩu Zin là : 20.000.000đ. Đến nay đã qua 6 tháng mà không có khách hàng trả theo giá được đánh giá.
Nay hội đồng đánh giá quyết định đánh giá lại giá bán cho phù hợp hơn như sau:
Giá bán mới cho xe cẩu Zin số 19L4778 là 15.000.000đ
( Mười lăm triệu đồng chẵn)
Hội đồng cũng quyết định bán máy nén khu W 6/7 đã thanh lý với giá
8.000.000đ
( Tám triệu đồng chẵn)
Giao cho phòng hành chính làm thủ tục bán
Giao cho phòng kế toán thu hồi giá trị bán theo quyết định của giám đốc công ty.
CHỮ KÝ CÁC UỶ VIÊN CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG
KẾ TOÁN TRƯỞNG TRƯỞNG PHÒNG HC XƯỞNG TRƯỞNG GIÁM ĐỐC
(Ký, đóng dấu) ( Ký, đóng dấu) ( Ký, họ tên) ( Ký, đóng dấu)
TÌNH HÌNH TĂNG GIẢM TSCĐ NĂM 2007
STT
Chỉ tiêu
Nhà xưởng vật kiến trúc
Phương tiện vận tải
Máy móc thiết bị
thiết bị truyền dẫn
Thiết bị văn phòng
Tổng cộng
I
NGUYÊN GIÁ
8.312.084.410
6.318.137.884
2.463.934.675
1.238.095.238
323.904.362
18.656.156.569
1
Dư đầu kỳ
2
Tăng trong kỳ
1.232.800.000
409.135.083
2.079.000.000
3.720.935.083
a
Do mua sắm
409.135.083
2.079.000.000
2.488.135.083
b
Do XDCB hoàn thành
1.232.800.000
1.232.800.000
3
Giảm trong kỳ
428.571.429
428.571.429
a
Do nhượng bán
428.571.429
428.571.429
b
Do thanh lý
4
Dư cuối kỳ
9.544.884.410
6.298.701.533
4.542.934.675
1.238.095.238
323.904.362
21.948.520.223
II
GIÁ TRỊ HAO MÒN
1
Dư đầu kỳ
2.538.189.938
2.364.072.450
1.478.360.805
557.142.857
194.342.617
7.132.108.667
2
Tăng trong kỳ
993.343.894
648.171.615
378.577.884
103.174.603
48.343.934
2.171.611.935
a
Do trích khấu hao
993.343.894
648.171.615
378.577.884
103.174.603
48.343.934
2.171.611.935
3
Giảm trong kỳ
278.571.429
278.571.429
a
Do nhượng bán
278.571.429
278.571.429
b
Do thanh lý
4
Dư cuối kỳ
3.531.533.832
2.733.672.636
1.856.938.694
660.317.460
242.686.511
9.025.149.133
III
GIÁ TRỊ CÒN LẠI
1
Dư đầu kỳ
5.773.894.472
3.954.065.434
985.573.870
680.952.381
129.561.745
11.524.047.902
2
Dư cuối kỳ
6.013.350.578
3.565.028.902
2.685.995.981
577.777.778
81.217.851
12.923.371.090
2.2.2.3: Kế toán sửa chữa lớn TSCĐHH:
Tại Công ty CPĐT TM Việt Hưng toàn bộ chi phí sửa chữa lớn TSCĐHH phát sinh trong thời kỳ được Kế toán thẳng vào các tài sản liên quan đến việc sử dụng TSCĐ ( TK 627, 641, 642) mà không sử dụng phương pháp tính trước hoặc phân bổ chi phí sửa chữa TSCĐ cụ thể :
Ngày 2/4/2007 Công ty đã tiến hành ký hợp đồng sửa chữa TSCĐ với trạm bảo hành bảo dưỡng sửa chữa xe tại phân xưởng sửa chữa của Công ty, nội dung hợp đồng như sau:
Việt trì, ngày 2/4/2007
HỢP ĐỒNG SỬA CHỮA
Số 148/06
Họ và tên khách hàng: Đỗ Anh Tuấn
Lái xe - Công ty CPĐT TM Việt Hưng
Địa chỉ: Số nhà 2224 đại lộ Hùng Vương - Vân Cơ- Việt Trì- Phú Thọ
Điện thoại: 0210.953.444
Loại xe: HYUNDAI
Biển số : 19L1998
Trạm bảo hành bảo dưỡng sửa chữa xe
Địa chỉ: Xưởng sửa chữa tại Vân Cơ - Việt Trì - Phú Thọ
Điện thoại: 0210.953.080
Fax: 0210.953.003
Nội dung sửa chữa:
* Tiền công:
Đại tu toàn bộ máy: 3.500.000đ
Tiểu tu gầm : 1.800.000đ
Tổng giá thanh toán: 5.300.000đ
* Phụ tùng:
Thay một số phụ tùng: 30.511.400đ
Tổng giá trị hợp đồng: 35.811.400đ
Thành tiền: Ba mươi lăm triệu tám trăm mười một ngàn bốn trăm đồng
Ghi chú: Khi xe vào bảo dưỡng khách hàng tạm ứng 50% tiền hợp đồng
Khi bảo dưỡng sửa chữa nếu có phát sinh 2 bên cùng hau bàn bạc và giải quyết.
Thời gian bảo hành 3 tháng hoặc 5.000km kể từ ngày xe ra xưởng
KHÁCH HÀNG TRẠM TRƯỞNG
ĐỖ ANH TUẤN NGUYỄN KIM DY
Yêu cầu xe ra trước ngày 15/4/2007
Trước khi lắp giáp yêu cầu khách hàng phải xem phụ tùng
Khi hết hạn hợp đồng sửa chữa thì tiến hành nghiệm thu và lập biên bản nghiệm thu để chuẩn bị đưa tài sản trở lại hoạt động.
BIÊN BẢN NGHIỆM THU
CÔNG VIỆC SỬA CHỮA TSCĐ
Chúng tôi gồm:
Ông : Nguyễn Kim Dy - Đại diện xưởng sửa chữa bảo dưỡng bảo hành Công ty CPĐT TM Việt Hưng.
Ông: Đỗ Anh Tuấn - Lái xe Công ty CPĐT TM Việt Hưng
Cùng nhau lập biên bản nghiệm thu công việc sửa chữa ôtô HUYNDAI
Các mục tiêu hợp đồng đã được thực hiện đầy đủ đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.
Trong quá trình sửa chữa đã phát sinh thêm một số việc ( Có phụ lục kèm theo)
Ôtô đã chạy thử đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, máy được bảo hành kể từ ngày 15/5/2007
Các thành viên:
ĐẠI DIỆN XƯỞNG LÁI XE
Nguyễn Kim Dy Đỗ Anh Tuấn
Khi công việc sửa chữa hoàn thành đã được nghiệm thu và chấp nhận thanh toán. Vì đây là TSCĐ sửa chữa phục vụ cho hoạt động kinh doanh nên toàn bộ chi phí của sửa chữa được kế toán vào TK 627
Kế toán căn cứ vào các chứng từ liên quan ghi:
Nợ TK 627: 35.811.400
Có TK 331: 35.811.400
2.2.1.4: Kế toán khấu haoTSCĐHH:
Công ty CPĐT TM Việt Hưng thực hiện phương pháp tính khấu hao TSCĐ theo phương pháp đường thẳng. Tỷ lệ khấu hao tính theo quyết định 206/QĐ-BTC ngày 12 tháng 12 năm 2003.
Phương pháp tính khấu hao TSCĐ: Phương pháp tính khấu hao TSCĐ đường thẳng
Mức khấu hao
Mức khấu hao trung bình năm của TSCĐ
=
Nguyên giá của TSCĐ
Thời gian sử dụng
Mức tính khấu hao
một quý
=
Mức tính KH trung bình hàng năm của TSCĐ
4
Biểu 2.11:
BẢNG PHÂN BỔ KHẤU HAO TSCĐHH
( Quý IV/2007)
Đơn vị : VNĐ
Chỉ tiêu
TSCĐHH thuộc nguồn vốn kinh doanh
TSCĐHH thuộc nguồn vốn vay
Hoạt động SXKD
345.648.792
55.591.665
Hoạt động quản lý DN
35.631.974
13.119.922
Tổng
381.262.766
68.711.587
BẢNG TÍNH PHÂN BỔ KHẤU HAO TSCĐ - NĂM 2007
TT
Tên TSCĐ
Năm đưa vào sử dụng
Nguyên giá
TG SD theo QĐ 206/BTC
Giá trị còn lại tại 31/12/06
Mức KH năm 2007
Mức KH 1 tháng
Định khoản phân bổ
Luỹ kế KH tại 31/12/2007
Giá trị còn lại tại 31/12/07
I
Nhà xưởng vật kiến trúc
9.544.884.410
5.773.894.472
993.343.894
82.778.657
642 627
3.571.533.832
6.013.350.578
..............
20
Nhà bán hàng
2007
1.232.800.000
25
49.312.000
4.109.334
642
49.312.000
1.183.488.000
II
Phương tiện vận tải
6.298.701.538
3.954.065.434
648.171.615
54.014.301
627
2.733.672.636
3.565.028.902
..................
Xe ô tô v/c hành khách 43 chỗ
2007
409.135.083
7
58.447.869
4.870.655
627
58.447.869
350.687.214
III
Máy móc thiết bị
4.542.934.675
985.573.870
378.577.889
31.548.157
627
1.856.938.694
2.685.995.981
..........................
Xe cẩu bánh lốp 100 tấn
2007
2.079.000.000
12
173.250.000
14.437.500
627
173.250.000
1.905.750.000
IV
Thiết bị truyền dẫn
1.238.095.238
680.952.381
103.174.603
8.597.883
627
660.317.460
577.777.778
................
V
Thiết bị văn phòng
323.904.362
129.561.745
48.343.934
4.028.662
642
242.686.511
81.217.851
....................
TỔNG CỘNG
21.948.520.223
11.524.047.902
2.171.611.935
180.967.661
9.025.149.133
12.923.371.090
2.2.2.5: Kế toán kiểm kê và đánh giá lại TSCĐHH:
Công ty CPĐT TM Việt Hưng đã thực hiện đúng theo quy định của Nhà nước về kiểm kê và đánh giá tại TSCĐ , cứ mỗi kỳ kế toán công ty đều tổ chức kiểm kê đánh giá TSCĐ để so sánh thực tế đối chiếu giữa số thực tế và số liệu ghi trên sổ kế toán để phát hiện tài sản thiếu thừa thay đổi về số lượng.
Trước khi thực hiện kiểm kê giám đốc công ty ra quyết định thành lập Hội đồng kiểm kê gồm có các thành viên:
Giám đốc : Nguyễn Minh Sơn - Trưởng ban
Kế toán trưởng: Dương Minh Tân - Phó ban
Kế toán TSCĐ: Quản Thị Mạnh
Và các thành viên khác:
Đàm Thị Tới
Nguyễn Kim Thoa
Nguyễn Lan Hương
Khi thực hiện kiểm kê hội đồng kiểm kê sẽ lập biên bản kiểm kê TSCĐ
Đơn vị : Công ty CPĐTTM Việt Hưng Ngày 01 tháng 01 năm 2008
Bộ phận:.
BIÊN BẢN KIỂM KÊ TSCĐ
Thời điểm kiểm kê: 8 giờ30’. Ngày 01 tháng 01 năm 2008
Biên bản kiểm kê:
- Ông : Nguyễn Minh Sơn. Chức vụ : Giám đốc. Trưởng ban
- Ông : Dương Minh Tân. Chức vụ : Kế toán trưởng Uỷ viên
- Bà: Quản Thị Mạnh. Chức vụ : Kế toán TSCĐ Uỷ viên
Đã kiểm kê TSCĐ, kết quả như sau:
STT
Tên TSCĐ
Mã số
Nơi sử dụng
Theo sổ kế toán
Theo kiểm kê
Chênh lệch
Ghi chú
Số lượng
Nguyên giá
Giá trị còn lại
Số lượng
Nguyên giá
Giá trị còn lại
Số lượng
Nguyên giá
Giá trị còn lại
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
Cộng
xxx
xxx
xxxx
xxx
xxx
xxx
GIÁM ĐỐC KẾ TOÁN TRƯỞNG TRƯỞNG BAN KIỂM KÊ
(Ký, họ tên, đóng dấu) (Ký, họ tên) (Ký,họtên)
Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại Việt Hưng đã thực hiện việc hạch toán TSCĐ trên cơ sở gốc của chế độ kế toán tại Quyết định 15/2006/QĐ-BTC ngày 20 tháng 03 năm 2006. Việc hạch toán khấu hao TSCĐ được thực hiện theo Quyết định 206/QĐ-BTC ngày 12 tháng 02 năm 2003.
Trình tự hạch toán kế toán TSCĐ đã vận dụng một cách hợp lý từ các biểu mẫu quy định bắt buộc.
CHƯƠNG 3
MỘT SỐ Ý KIẾN NHẰM HOÀN THIỆN
CÔNG TÁC KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẨU TƯ THƯƠNG MẠI VIỆT HƯNG
3.1: ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TSCĐHH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI VIỆT HƯNG:
Công ty CPĐT TM Việt Hưng là Công ty tư nhân thuộc thành phố Việt Trì - Tỉnh Phú Thọ luôn hoàn thiện nhiệm vụ được giao thực hiện thu nộp ngân sách đầy đủ, liên tục đảm bảo đúng chế độ của nhà nước quy định.
Từ khi thành lập đơn vị đã được hơn 10 năm đi vào hoạt động Công ty đã có những thành tích đáng kể trong SXKD như:
+ 16 bằng khen của Bưu điện Tỉnh
+ 08 bằng khen của Tổng cục thuế BTC
Bên cạnh việc hoàn thành tốt nhiệm vụ SXKD, đơn vị còn tạo công ăn việc làm cho các cán bộ, công nhân trong Công ty bằng cách ký hợp đồng, nhận thầu các công trình bên ngoài làm tăng nguồn vốn tự có của đơn vị. Đơn vị đã biết đầu tư mua sắm máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải và các phương tiện kỹ thuật tiên tiến. Tạo nên chất lượng SXKD tốt hơn. Như vậy, nghĩa vụ đối với nhà nước hàng năm được thực hiện đầy đủ.
3.1.1: Ưu điểm công tác kế toán TSCĐHH:
Mỗi cán bộ kế toán đều nhận thức được trách nhiệm và nghĩa vụ của mình với công việc mà mình đảm nhận. Mỗi cá nhânđều nắm chắc phần kế toán mà mình đã thực hiện, thường xuyên theo dõi tìm hiểu các quy chế tài chính mới nhất bổ sung hoàn thiện kiến thức và phục vụ công tác kế toán ngày càng tốt hơn. Giữa các bộ phận có mối liên hệ mật thiết với nhau cùng bổ sung hỗ trợ công tác Kế toán.
TSCĐHH của đơn vị được phân loại rõ ràng hợp lý phù hợp với mục đích và yêu cầu sử dụng TSCĐHH. TSCĐHH của Công ty được phân loại theo 3 chỉ tiêu: theo đặc trưng kỹ thuật, theo nguồn hình thành và theo tình hình sử dụng TSCĐHH, được đánh giá theo nguyên giá và giá trị còn lại giúp cho công tác quản lý TSCĐHH được thuận lợi và hiệu quả.
Việc theo dõi bảo vệ TSCĐ rất chặt chẽ, cụ thể qua kết quả kiểm kê tài sản năm 2007 không bị mất hay thiếu hụt .
TSCĐHH được phản ánh, theo dõi tình hình biến động một cách chặt chẽ sát sao. TSCĐHH được phản ánh trên sổ sách, được theo dõi trên sổ kế toán của đơn vị, kế toán luôn nắm vững được thời gian sử dụng, chất lượng của TSCĐHH từ đó có thể đưa ra ý kiến tham mưu cho Ban lãnh đạo công ty đưa ra các quyết định đầu tư, mua sắm mới TSCĐHH, hay thanh lý, nhượng bán những TSCĐHH không còn sử dụng được nữa hoặc sử dụng không có hiệu quả.
3.1.2: Nhược điểm công tác kế toán TSCĐ:
- Về khấu hao TSCĐHH: Nghiệp vụ tính và phân bổ khấu hao là một nghiệp vụ thường xuyên trong kế toán TSCĐHH, phương pháp tính khấu hao tại Công ty còn nhiều hạn chế. Công ty tiến hành khấu hao theo Quyết định 206/QĐ/BTC ngày 12/12/2003 của Bộ Trưởng Bộ Tài Chính về ban hành chế độ quản lý, sử dụng trích khấu hao TSCĐ trong các Công ty Nhà nước .
Công ty tiến hành khấu hao theo phương pháp khấu hao theo đường thẳng. Đây là phương pháp khấu hao đơn giản, dễ làm mà các Công ty hiện nay đang áp dụng, nhưng nó cũng có nhược điểm là nó có thể không tính toán chính xác, không tính đúng, không trích đủ hao mòn và không phản ánh được thực chất giá trị tài sản chuyển vào chi phí, dẫn đến sai lệch trong việc tính giá thành làm sai kết quả kinh doanh.
- Về tăng cường bảo quản và sử dụng TSCĐHH: Là một Công ty tư nhân nên trong công tác kiểm tra bảo quản, sử dụng không tránh khỏi mất mát.Và với trình độ và ý thức của lao động hiện nay thì việc bảo trì, bảo dưỡng TSCĐ là các thiết bị hiện đại, tiên tiến còn nhiều khó khăn. Một số thiết bị hiện đại vẫn chưa khai thác được hết công xuất thiết kế.
- Trong việc vận dụng chế độ kế toán và sổ sách kế toán Công ty đã mở rất nhiều sổ sách chi tiết nên đôi khi kế toán chưa phản ánh được kịp thời và đôi khi phản ánh trùng nghiệp vụ. Tuy nhiên là một Công ty lớn có nhiều nghiệp vụ phát sinh cùng lúc nên đôi khi kế toán còn bỏ xót và hạch toán tắt, việc hạch toán bị chậm và thiếu độ chính xác nên không đáp ứng được tính kịp thời của kế toán. Đối với mảng TSCĐ thì đoi khi kế toán phản ánh số liệu tăng giảm tài sản cố định không kịp thời dẫn đến việc trích khấu hao chưa chính xác ảnh hưởng đến việc tính chi phí sản xuất kinh doanh hàng tháng, hàng quý. Là một Công ty có một số lượng về tài sản lớn và thường xuyên có biến động tăng giảm nên không tránh khỏi những sai xót trong việc hạch toán Tài sản cố định.
3.2: NGUYÊN TẮC HOÀN THIỆN KẾ TOÁN TSCĐHH:
Kế toán là một công cụ không thể thiếu được trong hệ thống công cụ quản lý kinh tế, dựa trên những thông tin trung thực, chính xác mà các nhà quản trị có thể đưa ra được những quyết định kinh doanh chính xác và hiệu quả nhất. Công tác kế toán còn giúp cho các nhà quản trị quản lý kinh doanh có hiệu quả và đánh giá được các hoạt động của công ty mình.
Việc hoàn thiện tổ chức công tác kê toán trong Doanh nghiệp nói chung và tổ chức công tác kế toán TSCĐHH nói riêng cần phải tuân theo các yêu cầu sau:
- Phải tuân thủ chế độ tài chính và chế độ kế toán hiện hành.
Hoạt động trong nền kinh tế thị trường các Doanh nghiệp phải chịu sự quản lý, điều hành và kiểm soát của nhà nước bằng pháp luật và các biện pháp hành chính, các công cụ quản lý kinh tế khác. Chính vì vậy, các biện pháp nhằm hoàn thiện công tác tổ chức kế toán phải dựa trên chế độ quản lý tài chính và kế toán hiện hành. Có như vậy kế toán mới thực sự là công cụ quản lý không chỉ trong phạm vi Doanh nghiệp mà của cả nhà nước đối với các Doanh nghiệp trong nền kinh tế quốc dân. Việc tuân thủ chế độ kế toán hiện hành thể hiện từ việc tuân thủ hệ thống tài khoản sử dụng, phương pháp, trình tự kế toán đến việc sử dụng hệ thống sổ kế toán và các báo cáo tài chính.
- Phải phù hợp với đặc điểm kinh doanh của Doanh nghiệp
Việc hoàn thiện công tác kế toán TSCĐHH phải căn cứ tuân theo chế độ quản lý tài chính và chế độ kế toán song nền kinh tế nước ta hiện nay là nền kinh tế nhiều thành phần, mỗi Doang nghiệp có những đặc điểm SXKD cũng như các yêu cầu quản lý riêng. Nhà nước ban hành các chính sách, các quy định chung cho tất cả các loại hình Doanh nghiệp, những chính sách này chỉ mang tính định hướng, hướng dẫn cho các Doanh nghiệp, các Doanh nghiệp phải biết vận dụng một cách linh hoạt, phù hợp với điều kiện, đặc điểm của Doanh nghiệp mình. Việc vận dụng phù hợp cũng cần đảm bảo chế độ tài chính và chế độ kế toán hiện hành.
- Phải đáp ứng việc cung cấp thông tin kịp thời, chính xác.
Đây là yêu cầu không thể thiếu được trong tổ chức công tác kế toán TSCĐHH. Như chúng ta đã biết, kế toán là khoa học thu nhận, xử lý và cung cấp thông tin phục vụ cho yêu cầu quản lýcủa các nhà quản trị Doanh nghiệp, do vậy việc hoàn thiện công tác kế toán phải đáp ứng được yêu cầu đối với thông tin là phải kịp thời, chính xác, phù hợp giúp cho việc ra quyết định đạt hiệu quả tối ưu.
- Tổ chức công tác kế toán phải đảm bảo nguyên tắc tiết kiệm, hiệu quả:
Mục đích hoạt động của các Doanh nghiệp là tối đa hoá lợi nhuận. Để đạt được mục tiêu này, cùng với việc không ngừng tăng doanh thu các Doanh nghiệp cần phải có các biện pháp hữu hiệu để hạ thấp chi phí tới mức thấp nhất có thể được, đây là một yêu cầu tất yếu đặt ra với các Doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường.
3.3: MỘT SỐ Ý KIẾN NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TSCĐHH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI VIỆT HƯNG:
Kế toán là việc quan sát ghi chép phân loại, tổng hợp các hoạt động của Công ty và trình bày kết quả của chúng nhằm cung cấp thông tin có ích cho việc ra quyết định kinh tế, chính trị xã hội và đánh giá hiệu quả của một tổ chức.
Xuất phát từ những yêu cầu quản lý đòi hỏi công tác kế toán luôn luôn phải được hoàn thiên, việc nâng cao và hoàn thiện Kế toán giúp cho Công ty quản lý và sử dụng có hiệu quả tài sản của đơn vị. Mặt khác nó giúp nhà nước kiểm tra trặt chẽ qúa trình sử dụng vốn kinh doanh và chấp hành pháp luật của Công ty nhằm đưa ra các quyết định chính xác với bản thân Công ty và nền kinh tế
TSCĐ là thể hiện vốn cố định, là bộ phận quan trọng quyết định đến sự sống còn của Công ty. Trong quá trình sản xuất kinh doanh về phương diện hiệu quả kinh tế các Công ty phải bằng mọi cách sử dụng tối đa công suốt máy móc thiết bị hiện có, kịp thời thay thế máy móc lạc hậu, bảo quản bảo dưỡng tốt máy móc thiết bị, tính toán chính xác hao mòn TSCĐ trong quá trình sử dụng vốn đầu tư.
Chính vì vậy yêu cầu cần thiết đối với các Công ty là phải tổ chức Kế toán TSCĐ một cách khoa học, xây dựng đầy đủ các chỉ tiêu phản ánh viếc sử dụng các TSCĐ. Trên cơ sở đó giúp cho quản trị Công ty có đầy đủ thông tin về tài sản của Công ty.
Để hoàn thiện công tác kế toán TSCĐHH em mạnh dạn đề xuất một số ý kiến ra theo chủ quan riêng của mình chắc chắn nó có thể chưa chính xác lắm vì sau một thời gian ngắn thực tập và với ý kiến còn hạn chế, không thể nào có cách nhìn sáng suốt của những người đã làm việc lâu năm .
3.3.1: Ý kiến thứ nhất : Về khấu hao TSCĐ
Công ty tiến hành khấu hao theo Quyết định 206/QĐ/BTC ngày 12/12/2003 của Bộ Trưởng Bộ Tài Chính về ban hành chế độ quản lý, sử dụng trích khấu hao TSCĐ trong các Công ty Nhà nước .
Công ty tiến hành khấu hao theo phương pháp khấu hao theo đường thẳng. Đây là phương pháp khấu hao đơn giản, dễ làm mà các Công ty hiện nay đang áp dụng, nhưng nó cũng có nhược điểm là nó có thể không tính toán chính xác, không tính đúng, không trích đủ hao mòn và không phản ánh được thực chất gía trị tài sản chuyển vào chi phí, dẫn đến sai lệch trong việc tính giá thành làm sai kết quả kinh doanh. Theo phương pháp này mức khấu hao được căn cứ vào nguyên giá và tỷ lệ khấu hao theo công thức sau :
Nguyên giá TSCĐ
Mức khấu hao 1 năm =
Thời gian sử dụng
Hoặc :
Mức khấu hao 1 năm = Nguyên giá TSCĐ x Tỷ lệ khấu hao
Vì thế cho nên vào những năm cuối của qua trình sử dụng giá trị hao mòn thấp, nhưng mức khấu hao cơ bản không đổi năng suất làm việc của tài sản đã kém đi nhiều nhưng vẫn phải trích khấu hao vào giá thành. Như những năm đầu khi mà TSCĐ vẫn còn sử dụng tốt vì thế nên rất khó thu hồi nốt phần vốn đó.
Hiện nay trên thế giới có rất nhiều phương pháp tính, nhưng lại chính xác. Vậy vấn đề đặt ra là cần phải khấu hao theo phương pháp nào để tính đúng, tính đủ số hao mòn, góp phần đẩy mạnh sản xuất kích thích lao động tạo ra nhiều của cải vật chất.
Ở nước ta hiện nay có rất nhiều Công ty nước ngoài đầu tư vào vốn của nước ta, nhiều Công ty liên doanh có vốn nước ngoài hoặc các Công ty có vốn 100% vốn nước ngoài liên tục được lập nên trong những nắm gần đây - Đối với một số trong những Công ty này Bộ Tài Chính đã linh động cho áp dụng thực nghiệm phương pháp khấu hao hiện đại. Đó là phương pháp khấu hao nhanh theo thời gian .
Về cơ bản phương pháp này có hai phương pháp .
Phương pháp 1 : Khấu hao gia tốc theo một tỷ lệ khấu hao cố định trên giá trị còn lại của TSCĐ cuối năm trước .
Tỷ lệ khấu hao = Tỷ lệ theo phương pháp đường thẳng x 2
Mức khấu từng năm được tính như sau :
Mức khấu hao năm thứ nhất = Nguyên giá TSCĐ x tỷ lệ khấu hao
Mức khấu hao năm thứ hai = NGTSCĐ x Số tiền KH 1 năm x tỷ lệ KH
Mức khấu hao năm thứ n = NGTSCĐ - Số tiền KH năm n - 1 x tỷ lệ KH
Theo phương pháp này thì đến những năm cuối tùy giá trị tài sản còn ít nhưng để thu hoàn toàn thì rất lâu. Để khắc phục nhượng điểm này người ta đề ra phương pháp khấu hao thứ hai :
Phương pháp 2 : Xác định số năm sử dụng TSCĐ .
Số năm sử dụng TSCĐ (N) = Nguyên giá - Giá trị đầo + Chi phí tỷ lệ
Mức KH năm 1 :
n
x Giá trị tài sản phải trích khấu hao
N
Mức KH năm 2 :
n -1
x Giá trị tài sản phải trích khấu hao
N
Mức KH năm n :
1
x Giá trị tài sản phải trích khấu hao
N
Các phương pháp khấu hao nhanh trên có nhiều ưu điểm là rút ngắn thời gian thu hồi vốn đầu tư, tập trung vào những năm đầu khi TSCĐ còn mới, năng lực sản xuất còn cao, hạn chế hao mòn vô hình một cách hiệu quả sử dụng tài sản trong kinh doanh.
Tuy nhiên khi áp dụng phương pháp khấu hao này đòi hỏi phải có sự tính toán cân nhắc cụ thể chi tiết. Đối với Công ty CPĐT TM Việt Hưng trong điều kiện cụ thể về vốn, con người, về trình độ năng lực hoạt động, về số lượng, chủng loại, giá trị TSCĐ...
Không thể nói ngay được rằng khấu hao theo phương pháp nào là tốt nhất mà cần có sự đánh giá, tính toán kỹ lưỡng mọi thiệt hại nếu như áp dụng phương pháp khấu hao này. Trên đây cũng chỉ là một giải pháp để tham khảo nhằm mục đích theo dõi, quản lý TSCĐ và Hao Mòn TSCĐ tốt hơn.
3.3.2: Ý kiến thứ hai: Tăng cường bảo quản và sử dụng TSCĐ:
TSCĐHH giữ vai trò quan trọng của đơn vị trong đó chủ yếu là máy móc thiết bị phục vụ trực tiếp cho xây dựng công trình, sửa chữa ôtô vì thế việc bảo quản sẽ dễ dẫn tới mất mát hư hỏng gây ảnh hưởng đến tiến độ thi công và sửa chữa.
Chính vì vậy khi đưa TSCĐHH vào sử dụng cần phân rõ trách nhiệm quyền hạn cho các bộ phận, phòng ban, tránh tình trạng chồng chéo chức năng để đến khi TSCĐHH bị mất, hư hỏng khi không có bộ phận nào chịu trách nhiệm.
Đơn vị cũng nên có giải pháp về trách nhiệm vật chất nhằm tác động trực tiếp đến việc quản lý sử dụng TSCĐHH như: Thưởng cho các cá nhân, tập thể bảo quản tốt TSCĐHH cho những phát minh trong việc huy động công suất của TSCĐHH, phạt những trường hợp bảo quản vận hành TSCĐHH không đúng kỹ thuật quy cách để hư hỏng, mất mát.
Đơn vị cũng cần phải tăng cường hơn nữa công tác bảo dưỡng, bảo trì nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cho TSCĐHH đặc biệt là các thiết bị công nghệ tiên tiến.
3.3.3. Ý kiến thứ 3: Hoàn thiện hệ thống sổ sách phục vụ kế toán và quản lý TSCĐHH:
Trên thực tế việc theo dõi TSCĐ trên một sổ tổng hợp sẽ gây khó khăn cho việc đối chiếu kiểm tra. Do đó Công ty nên lập thêm thẻ TSCĐ để TSCĐ được theo dõi và kế toán cụ thể, chính xác hơn. Đặc biệt là Biểu phân bổ khấu hao TSCĐ Công ty cần lập đúng theo mẫu quy định .
Ghi thẻ TSCĐ :
Thẻ TSCĐ với mục đích theo dõi chi tiết từng TSCĐ của đơn vị, tình hình thay đổi nguyên giá và giá trị hao mòn đã trích hàng năm củatừng TSCĐ .
Thẻ TSCĐ gồm bốn phần chính :
Ghi các chỉ tiêu chung về TSCĐ như trên, ký hiệu, quy cách, số hiệu, nước sản xuất, năm sử dụng, công suất, diện tích thiết kế, ngày tháng năm ký do đình chỉ hoạt động của TSCĐ .
Ghi các chỉ tiêu nguyên giá của TSCĐ ngay khi bắt đầu hìmh thành TSCĐ qua các thời kỳ do đánh giá lại, trang bị thêm hoặc tháo bớt các bộ phận v.v... và giá trị hao mòn đã trích qua các năm .
Với các TSCĐ không phải trích khấu hao nhưng phải tính hao mòn vào thẻ.
Ghi sổ phụ tùng kèm theo
Ghi giảm TSCĐ: Ghi số ngày tháng năm của những từ ghi giản TSCĐ và lý do giảm .
Căn cứ để lập thẻ :
+ Biên bản giao nhận TSCĐ
+ Biên bản đánh giá lại TSCĐ
+ Biểu trích khấu hao TSCĐ
+ Biên bản thanh lý TSCĐ
Và các tài liệu có liên quan .
+ Biểu phân bổ khấu hao TSCĐ
+ Để phản ánh số khấu hao TSCĐ phải trích và phân bố khấu hao cho các đối tượng sử dụng TSCĐ hàng kỳ. Biểu phân bổ được lập theo mẫu của Bộ Tài Chính như sau :
Trong đó :
Số khấu hao đã trích tháng trước: Lấy từ Biểu tính khấu hao tháng trước của toàn Công ty, Biểu tính số khấu hao phải nộp của từng đơn vị .
Các dòng khấu hao tăng, giảm quý này được phán ánh chi tiết cho từng TSCĐ có liên quan đến khấu hao theo quy định hiện hành .
Tổng số KH phải trích tháng này được tính bằng số KH đã trích tháng trước
=
Số KH tăng trong tháng
-
Số KH giảm trong tháng
3.3.4: Ý kiến thứ tư: Về kế toán quản trị TSCĐHH:
Ngoài việc tổ chức kế toán tài chính TSCĐHH, Công ty nên quan tâm đến mảng kế toán quản trị TSCĐHH. Kế toán cần phải mở sổ kế toán chi tiết và tổng hợp để phản ánh được các chỉ tiêu về giá trị của TSCĐHH.
Kế toán TSCĐ cần nghiên cứu sự biến động của TSCĐ qua các thời kỳ khác nhau, nghiên cứu các nguồn bổ sung TSCĐ và nguyên nhân loại bỏ các loại TSCĐ, nghiên cứu theo dõi khấu hao TSCĐ từ đó có biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ và hạ thấp chi phí sản xuất, tăng sản phẩm cho xã hội. Kế toán càng đầy đủ chính xác thì quản lý càng chặt chẽ hiệu quả sử dụng càng cao. Tuy nhiên, nếu chỉ kế toán thôi thì chưa đủ và muốn tăng cường quản lý TSCĐ thì số liệu kế toán phải được đưa vào phân tích qua các chỉ tiêu cơ bản để có được thông tin cần thiết.
KẾT LUẬN
TSCĐHH là tư liệu lao động quan trọng có giá trị lớn, là một lĩnh vực lớn đối với các Doanh nghiệp. Làm sao để sử dụng, quản lý, kế toán TSCĐHH tốt là một vấn đề quan trọng với bấy kỳ một doanh nghiệp nào.
Trong quá trình thực tập em càng hiểu rõ hơn vai trò của Tài sản cố định và tốc độ tăng Tài sản cố định nhất là tài sản cố định hữu hình trong sự nghiệp phát triển kinh tế quyết định yêu cầu và nhiệm vụ ngày càng cao của công tác quản lý và sử dụng Tài sản cố định hữu hình. Em nhận thấy rằng việc tăng cường quản lý, sử dụng có hiệu quả năng lực sản xuất hiện có, nâng cao và sử dụng tối đa công suốt của máy móc thiết bị là biện pháp quan trọng để tạo điều kiện hạ giá thành sản phẩm, thu hồi nhanh vốn đầu tư để tái sản xuất, trang bị đổi mới Tài sản cố định. Từ đó góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển, từng bước cải thiện đời sống trong cán bộ công nhân viên trong Doanh nghiệp.
Là sinh viên khoa Kế Toán trong những năm học tập lý thuyết trên ghế nhà trường cùng với thời gian thực tập tại Công ty cổ phần Đầu tư Thương mại Việt Hưng, được sự giúp đỡ chỉ bảo của các cô, các chú, anh chị trong phòng Kế toán, các cô chú trong Công ty, của bạn bè và đặc biệt được sự giúp đỡ hướng dẫn của thầy giáo: Ths. Trương Anh Dũng. Nay em đã hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp với đề tài: “Hoàn thiện công tác kế toán TSCĐHH tại công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại Việt Hưng”
Trong chuyên đề của mình em đã cố gắng trình bày, phân tích một số đặc điểm kế toán tiêu biểu trong công tác kế toán tài sản cố định và trình tự hạch toán kế toán của Công ty cổ phần Đầu tư Thương mại Việt Hưng một cách trung thực, khách quan.
Vì thời gian và kiến thức còn nhiều hạn chế nên chuyên đề của em không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được những ý kiến nhận xét của các thầy, cô để chuyên đề của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo - Thạc sỹ Trương Anh Dũng cùng toàn thể cán bộ phòng kế toán của Công ty đã giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp này.
Việt Trì, ngày 10 tháng 8 năm 2008
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Quyết định 15/2006/QĐ - BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính.
2. Hướng dẫn thực hành kế toán doanh nghiệp theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính.
3. Hệ thống tài khoản kế toán Việt Nam ban hành theo quyết định số
15/2006/QĐ - BTC của Bộ trưởng Bộ Tài Chính.
4. Lý thuyết và thực hành kế toán tài chính – PGS.TS Nguyễn Văn Công
5. Các tài liệu vê bộ máy quản lý, bộ máy kế toán, các số liệu quyết toán năm 2007 của Công ty cổ phần Đầu tư thương mại Việt Hưng.
NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP
.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
KẾ TOÁN TRƯỞNG
GIÁM ĐỐC
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 6443.doc