Các Phó giám đốc: là người giúp việc cho Giám đốc về một số lĩnh vực theo sự chỉ đạo phân công của Giám đốc, chịu trách nhiệm trước Giám đốc và pháp luật về nhiệm vụ được giao.
Các phòng chức năng: được thành lập và tổ chức theo yêu cầu nhiệm vụ sản xuất của Xí nghiệp, chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc và các Phó giám đốc theo phân công. Có trách nhiệm tham mưu giúp việc cho giám đốc trong công tác tổ chức, bố trí cán bộ; Xây dựng kế hoạch sản xuất, tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm; Quản lý tài chính, thực hiện các chế độ kế toán tài chính theo quy định của Nhà nước Giúp cho Ban giám đốc chỉ đạo hoạt động sản xuất của 02 xưởng sản xuất ván dăm và ván sợi ép theo nhiệm vụ chuyên môn được giao.
69 trang |
Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 958 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện công tác kế toán tài sản cố định tại Xí nghiệp ván nhân tạo và CBLS Việt Trì, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
do - Hạnh phúc
BIÊN BẢN THANH LÝ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
Ngày 25 tháng 04 năm 2008
Số 01
Căn cứ quyết định số 30 ngày 18 tháng 04 năm 2008 của Giám đốc Xí nghiệp Ván nhân tạo và chế biến lâm sản Việt Trì về việc thanh lý tài sản cố định.
I. Ban thanh lý TSCĐ gồm:
- Ông: Phạm Văn Sinh - Giám đốc Xí nghiệp - Trưởng ban
- Bà: Hứa Thị Ngọc Oanh - Trưởng phòng Kế toán tài vụ - uỷ viên
- Ông: Phạm Văn Quang - Trưởng phòng Tổ chức hành chính - uỷ viên
II. Tiến hành thanh lý TSCĐ:
- Tên TSCĐ: Ôtô 4 chỗ biển số 19 - L1024
- Năm đưa vào sử dụng: 1997 Số thẻ TSCĐ: 24
- Nước sản xuất: Hàn Quốc
- Nguyên giá TSCĐ: 150.000.000 đồng.
- Hao mòn luỹ kế đến thời điểm thanh lý: 140.000.000 đồng
- Giá trị còn lại: 10.000.000 đồng
III. Kết luận của Ban thanh lý:
- Qua kiểm tra đánh giá thực tế, chúng tôi xác định những thông tin này là chính xác.
Ngày 25 tháng 4 năm 2008
Trưởng ban thanh lý
(Ký, họ tên)
IV. Kết quả thanh lý TSCĐ
- Chi phí thanh lý: 0
- Giá trị thu hồi: 55.000.000 Viết bằng chữ: Năm mươi lăm triệu đồng chẵn.
- Đã ghi giảm số thẻ ngày 25 tháng 4 năm 2008
Ngày 25 tháng 4 năm 2008
Thủ trưởng đơn vị
(Ký, họ tên, đóng dấu)
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
Biểu 2.6: Biên bản thanh lý TSCĐ
Mẫu số 01-TT (QĐ số 15/2006QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)
Đơn vị: Xí nghiệp ván nhân tạo và chế biến lâm sản Việt Trì
Địa chỉ: Phường Bến Gót - Việt Trì - Phú Thọ
PHIẾU THU
Ngày 25 tháng 04 năm 2008 Quyển số:
Số:
Nợ: TK 111
Có: TK 711, 3331
Họ tên người nộp tiền: Trần Văn Thành.
Địa chỉ: Việt trì - Phú Thọ
Lý do thu: Mua Ôtô thanh lý
Số tiền: 55.000.000 đồng (Viết bằng chữ: Năm mươi lăm triệu đồng chẵn)
Kèm theo 02 chứng từ.
Đã nhận đủ số tiền (viết bằng chữ:Năm mươi lăm triệu đồng chẵn)
Giám đốc Kế toán trưởng Người lập phiếu Thủ quỹ Người nộp
(Ký tên, đóng dấu) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
Biểu 2.7: Phiếu thu
Giảm TSCĐ do điều chuyển tài sản trong nội bộ Công ty.
Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, để quản lý và sử dụng TSCĐ của toàn công ty đạt hiệu quả, căn cứ nhu cầu sử dụng TSCĐ của các đơn vị trực thuộc Công ty ván dăm Thái Nguyên ra quyết định điều chuyển TSCĐ giữa các đơn vị trong nội bộ công ty. Đối với đơn vị phải điều chuyển TSCĐ sang cho đơn vị khác trong nội bộ Công ty thì chứng từ kế toán sử dụng để ghi giảm TSCĐ bao gồm:
- Quyết định của Công ty ván dăm Thái Nguyên về việc điều chuyển tài sản trong nội bộ công ty.
- Biên bản giao nhận tài sản cố định để bàn giao TSCĐ cho đơn vị nhận tài sản. Căn cứ Quyết định điều chuyển tài sản của Công ty ván dăm Thái Nguyên, kế toán Xí nghiệp ván nhân tạo và chế biến lâm sản Việt Trì lập Biên bản giao nhận tài sản cố định để bàn giao TSCĐ cho đơn vị nhận tài sản.
Theo quyết định 389/QĐ/CTVD ngày 25 tháng 6 năm 2008 của Công ty ván dăm Thái Nguyên về việc điều chuyển tài sản trong nội bộ Công ty: Quyết định Xí nghiệp ván nhân tạo và chế biến lâm sản Việt Trì chuyển một TSCĐ là Máy mài 2 đá của Xí nghiệp sang cho Nhà máy ván dăm Thái Nguyên thuộc Công ty ván dăm Thái Nguyên. Mẫu các chứng từ như sau:
- Quyết định 389/QĐ/CTVD ngày 25 tháng 6 năm 2008 của Công ty ván dăm Thái Nguyên về việc điều chuyển tài sản trong nội bộ.
- Biên bản giao nhận tài sản cố định số 03 ngày 25/6/2008 để bàn giao TSCĐ cho Công ty ván dăm Thái Nguyên (Công ty ván dăm Thái Nguyên nhận và sau đó bàn giao lại cho Nhà máy ván dăm Thái Nguyên).
XN VÁN NHÂN TẠO VÀ CBLS VIỆT TRÌ
PHÒNG TỔ CHỨC
BIÊN BẢN GIAO NHẬN TSCĐ
Ngày 25 tháng 6 năm 2008
Mẫu số 01-TSCĐ
(Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng BTC)
Số: 03
Nợ: ......
Có: ......
Căn cứ Quyết định số 389/QSS-CTVD ngày 25 tháng 6 năm 2008 Công ty Ván dăm Thái Nguyên về việc điều chuyển tài sản trong nội bộ.
Ban giao nhận TSCĐ gồm:
Ông Nguyễn Văn Sinh-Giám đốc Xí nghiệp VNT&CBLS Việt Trì - Đại diện bên giao
Ông Vũ Chí Cần - Trưởng phòng kỹ thuật Xí nghiệp - Đại diện bên giao
Bà Hứa Thị Ngọc Oanh - Trưởng phòng Kế toán XN - Đại diện bên giao
Ông Trương Văn Thanh- Giám đốc Công ty Ván dăm Thái Nguyên- Đại diện bên nhận
Ông Ngô Đức Hạnh - Kế toán trưởng Công ty - Đại diện bên nhận
Ông Nguyễn Văn Sơn - Trưởng phòng kỹ thuật - Đại diện bên nhận
Địa điểm bàn giao : Tại XN ván nhân tạo và chế biến lâm sản Việt Trì
Xác nhận việc giao nhận:
S
T
T
Tên, ký hiệu, qui cách
Số hiệu
TSCĐ
Nước SX
Năm sx
Năm đưa vào sử dụng
Công suất, diện tích
thiết kế
Tính nguyên giá TSCĐ
Giá mua
Chi phí
vận
chuyển
Nguyên giá
Tài liệu kỹ thuật
A
B
C
D
1
2
3
4
5
6
7
8
1
Máy mài 2đá
TQ
1980
1980
1.579.760
Cộng
1.579.760
Dụng cụ phụ tùng kèm theo
STT
Tên, qui cách dụng cụ, phụ tùng
Đơn vị tính
Số lượng
Giá trị
A
B
C
1
2
Giám đốc bên nhận
KT trưởng bên nhận
Giám đốc bên giao
KT trưởng bên giao
Trương Văn Thanh
Ngô Đức Hạnh
Nguyễn Văn Sinh
Hứa Thị Ngọc Oanh
Biểu 2.8: Biên bản giao nhận tài sản cố định.
2.2.1.2. Kế toán chi tiết tăng, giảm TSCĐ:
2.2.1.2.1. Kế toán chi tiết tăng TSCĐ:
- Khi có TSCĐ tăng thêm, Xí nghiệp thành lập Hội đồng bàn giao tài sản cố định. Hội đồng có nhiệm vụ nghiệm thu và lập biên bản giao nhận TSCĐ. Biên bản giao nhận lập cho từng TSCĐ, trường hợp giao nhận cùng một lúc nhiều tài sản cố định cùng loại, cùng giá trị và cùng một đơn vị giao có thể lập chung một biên bản giao nhận tài sản cố định. Biên bản giao nhận tài sản cố định được lập thành 02 bản, bên giao giữ 01 bản, bên nhận giữ 01 bản. Biên bản giao nhận tài sản cố định được chuyển cho phòng kế toán lưu vào hồ sơ tài sản cố định. Mọi tài sản cố định trong Xí nghiệp đều có bộ hồ sơ riêng (bộ hồ sơ tài sản cố định gồm: Biên bản giao nhận tài sản cố định, các bản sao tài liệu kỹ thuật, các hoá đơn, các chứng từ khác có liên quan).
- Căn cứ vào hồ sơ TSCĐ phòng Kế toán lập thẻ TSCĐ để hạch toán chi tiết theo mẫu thống nhất. Thẻ TSCĐ được lập thành 02 bản, bản chính được lưu ở phòng kế toán để theo dõi ghi chép phát sinh trong quá trình sử dụng TSCĐ, bản sao được giao cho bộ phận sử dụng TSCĐ giữ.
- Sổ tài sản cố định (mẫu sổ của Xí nghiệp): được mở theo năm cho toàn bộ tài sản cố định trong Xí nghiệp, mỗi sổ hoặc một số trang sổ được mở để theo dõi riêng cho một loại TSCĐ; mỗi loại tài sản cố định được theo dõi riêng trong một số trang của sổ tài sản cố định tuỳ theo yêu cầu quản lý chi tiết theo từng nguồn hình thành TSCĐ (Nguồn được cấp; Nguồn tự bổ sung; Nguồn vay).
Kế toán Xí nghiệp quy định cho mỗi đối tượng tài sản cố định một số hiệu riêng phục vụ công tác quản lý tài sản cố định trong Xí nghiệp. Số hiệu của mỗi đối tượng tài sản cố định không thay đổi trong suốt thời gian bảo quản sử dụng tại Xí nghiệp. Số hiệu của những tài sản cố định đã thanh lý hoặc nhượng bán không dùng lại cho những tài sản cố định mới tiếp nhận.
Việc ghi sổ tài sản cố định tại Xí nghiệp về TSCĐ hữu hình gồm:
+ Hai trang sổ để theo dõi TSCĐ là Nhà xưởng, vật kiến trúc
+ Hai trang sổ để theo dõi TSCĐ là Máy móc thiết bị
+ Một trang sổ để theo dõi TSCĐ là Phương tiện vận tải
+ Một trang sổ để theo dõi TSCĐ là thiết bị quản lý
Cụ thể: Một trang sổ phản ánh TSCĐ là Nhà xưởng, vật kiến trúc
Một trang sổ phản ánh TSCĐ là Máy móc thiết bị
Căn cứ vào các chứng từ phản ánh tăng TSCĐ để ghi vào dòng tiếp theo trong phần sổ phản ánh loại TSCĐ đó. Trường hợp tăng TSCĐ theo Quyết định số 236 ngày 26 tháng 4 năm 2008 của Công ty ván dăm Thái Nguyên về việc tăng TSCĐ và vốn; theo Biên bản giao nhận TSCĐ số 02 ngày 26 tháng 4: Xí nghiệp ghi tăng TSCĐ là "Nhà xưởng vật kiến trúc”: Nhà xưởng trang trí bề mặt và hệ thống điện với nguyên giá 784.835.238 đồng trong trang sổ TSCĐ.
Để theo dõi TSCĐ tại bộ phận sử dụng, bộ phận sử dụng sẽ mở "Sổ theo dõi TSCĐ và công cụ, dụng cụ tại nơi sử dụng” (mẫu số S22- DN) Ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ- BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính: dùng để ghi chép tình hình tăng, giảm tài sản cố định và công cụ, dụng cụ tại từng nơi sử dụng, nhằm quản lý tài sản, dụng cụ đã được cấp cho các phòng ban, làm căn cứ đối chiếu khi tiến hành kiểm kê.
Mỗi đơn vị hoặc bộ phận trong Xí nghiệp mở một quyển sổ riêng, căn cứ vào chứng từ tăng giảm TSCĐ và công cụ, dụng cụ để ghi vào sổ.
Ngoài phản ánh vào thẻ TSCĐ, Sổ TSCĐ, hàng năm còn lập Bảng theo dõi tài sản cố định tăng, giảm: để đáp ứng yêu cầu nắm bắt thông tin là cơ sở cho việc lập báo cáo kiểm kê định kỳ về tài sản cố định hữu hình lập kế hoạch đầu tư, đổi mới trang thiết bị và sửa chữa tài sản cố định. Căn cứ vào hồ sơ TSCĐ mua điều hoà ngày 18/4/2008, hạch toán chi tiết như sau:
Đơn vị: XN Ván nhân
tạo và CBLS Việt Trì
Địa chỉ: Bến Gót - Việt Trì
THẺ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
Số: 35
Ngày 18 tháng 4 năm 2008
Mẫu số S23-DN
(Ban hành theo QĐ số 15/2006/QSS-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng BTC)
Kế toán trưởng (ký, họ tên): Hứa Thị Ngọc Oanh
Căn cứ biên bản giao nhận TSCĐ số 01 ngày 18 tháng 04 năm 2008
Tên, ký hiệu, qui cách TSCĐ: Máy điều hoà Nagakawa Số hiệu TSCĐ: C286
Nước sản xuất: Liên doanh Việt Nhật
Bộ phận quản lý: Phòng tổ chức hành chính
Công suất thiết kế: 28000 BTU, 2 cục, 1 chiều
Đình chỉ sử dụng TSCĐ : ngày...... tháng ...... năm .....
Căn cứ Biên bản giao nhận TSCĐ số 01 ngày 18/04/2008
Số hiệu chứng từ
Nguyên giá TSCĐ
Giá trị hao mòn
Ngày
tháng
Diễn giải
Nguyên giá
Năm
Giá trị hao mòn
Cộng dồn
A
B
C
1
2
3
4
01
18/4
Mua máy điều hoà
14.090.909
Dụng cụ phụ tùng kèm theo
STT
Tên, quy cách dụng cụ, phụ tùng
ĐVT
Số lượng
Giá trị
Ghi giảm TSCĐ chứng từ số .......... ngày...... tháng ...... năm .....
Lý do giảm:..................
Ngày tháng năm
NGƯỜI LẬP
KẾ TOÁN TRƯỞNG
GIÁM ĐỐC
Chu Thị Bảo Ninh
Hứa Thị Ngọc Oanh
Nguyễn Văn Sinh
Biểu 2.9: Thẻ Tài sản cố định.
Đơn vị: Xí nghiệp ván nhân tạo &CBLS Việt Trì
Địa chỉ: Bến gót- Việt Trì- Phú Thọ
Mẫu số S22- DN
(Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ- BTC
ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC)
SỔ THEO DÕI TSCĐ VÀ CÔNG CỤ, DỤNG CỤ TẠI NƠI SỬ DỤNG
Năm: 2008
Tên đơn vị: Phòng tổ chức hành chính
Tăng TSCĐ và công cụ,dụng cụ
Ghi giảm TSCĐ và công cụ,dụng cụ
Ghi chú
Chứng từ
Tên,nhãn hiệu, quy cách
ĐVT
Số lượng
Đơn giá
Số tiền
Chứng từ
Lý do
Số lượng
Số tiền
Số hiệu
Ngày tháng
Số hiệu
Ngày tháng
A
B
C
D
1
2
3=1x2
E
G
H
4
5
I
Máy vi tính sách tay
Cái
31.746.000
Máy photo
Cái
1
32.160.000
32.160.000
Máy vi tính
Bộ
1
10.800.000
10.800.000
Máy điều hoà
Cái
1
19.245.000
19.245.000
Máy điều hoà
Cái
1
14.090.909
14.090.909
Biểu 2.10: Sổ theo dõi TSCĐ và Công cụ dụng cụ tại nơi sử dụng
Đơn vị: Xí nghiệp ván nhân tạo và CBLS Việt Trì
SỔ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
Mẫu sổ theo yêu cầu quản lý
Địa chỉ: Bến Gót - Việt Trì - Phú Thọ
của xí nghiệp
Tài sản cố định hữu hình
Loại TS: Nhà xưởng - vật kiến trúc
STT
Tên TSCĐ
Năm đưa vào sd
Số lượng
Tổng nguyên giá
N.Vốn cấp phát
NVốn tự bổ sung
NVốn vay ngân hàng
GTCL đến 2007
...
1
Nhà xưởng dăm
1979
1.700 m2
475.724.120
475.724.120
2
Nhà phụ trợ ván dăm
1979
171 m2
16.778.349
16.778.349
3
Trạm nhiệt – Nhà tắm
1979
230 m2
37.084.000
37.084.000
4
Kho than xưởng dăm
1979
286 m2
25.334.452
25.334.452
5
Kho thành phẩm – Ván dăm
1979
288 m2
57.568.796
57.568.796
6
Xưởng cơ khí - Kho phụ tùng
1979
450 m2
72.555.750
72.555.750
7
Kho ván sợi
1979
750 m2
60.463.125
60.463.125
8
Nhà nấu keo
1979
150 m2
24.158.000
24.158.000
9
Kho than xưởng VSE
1993
880 m2
12.923.000
12.923.000
10
Nhà nồi hơi VSE
1993
500 m2
300.052.000
300.052.000
11
Nhà làm việc 1 (Hội trường)
1985
319 m2
84.021.965
84.021.965
12
Nhà làm việc 2
1979
178 m2
4.302.212
4.302.212
13
Nhà thường trực – Cổng
1980
20 m2
5.616.801
5.616.801
14
Tường rào quanh XN
1985
475 m
6.744.320
6.744.320
15
Tháp nước
1980
100m3
184.860.000
184.860.000
16
Bể chứa nước
1980
500m3
17
Bể lắng nước thải
1985
200m3
25.245.000
25.245.000
18
Trạm biến thế VSE
1995
16m2
37.286.800
37.286.800
....
............................................
....
....
....
....
....
....
44
Nhà xưởng + Hệ thống điện
2008
784.835.238
784.835.238
Tổng
2.532.291.018
1.286.432.328
870.351.890
375.506.800
Biểu 2.11: Sổ Tài sản cố định
2.2.1.2.2. Kế toán chi tiết giảm TSCĐ:
Tài sản cố định trong Xí nghiệp giảm do nhiều nguyên nhân khác nhau như do nhượng bán, thanh lý, điều chuyển cho đơn vị khác... Trong mọi trường hợp giảm tài sản cố định, kế toán phải làm đầy đủ thủ tục, xác định đúng các khoản chi phí, thu nhập (nếu có). Tuỳ theo từng trường hợp giảm tài sản cố định, để lập chứng từ phù hợp và chuyển ghi sổ kế toán.
Trường hợp thanh lý tài sản cố định phải căn cứ vào quyết định thanh lý tài sản cố định để thành lập Ban thanh lý tài sản cố định. Ban thanh lý TSCĐ tổ chức việc thanh lý tài sản cố định và lập biên bản thanh lý tài sản cố định để tổng hợp chi phí thanh lý và giá trị thu hồi khi công việc thanh lý hoàn thành. Biên bản thanh lý tài sản cố định lập làm 2 bản, 1 bản chuyển cho phòng kế toán, 1 bản chuyển cho bộ phận đã quản lý, sử dụng tài sản cố định.
Trường hợp điều chuyển TSCĐ cho đơn vị nội bộ khác theo Quyết định của đơn vị chủ quản, khi bàn giao tài sản cố định cho đơn vị khác thì phải lập Biên bản giao nhận tài sản cố định. Các chứng từ: Biên bản thanh lý tài sản cố định, biên bản giao nhận tài sản cố định, hoá đơn bán tài sản cố định,... được dùng để ghi giảm tài sản cố định trên thẻ tài sản cố định và sổ tài sản cố định.
Việc ghi giảm TSCĐ trên thẻ TSCĐ được ghi ở chỉ tiêu cuối thẻ, dòng “ghi giảm TSCĐ........”
Trường hợp điều chuyển máy mài 2 đá lên Công ty ván dăm Thái Nguyên để điều động TSCĐ này cho Nhà máy ván dăm Thái Nguyên theo Quyết định 389/QĐ/CTVD ngày 25 tháng 6 năm 2008, việc ghi giảm TSCĐ trên thẻ TSCĐ như sau:
Đơn vị: XN Ván nhân
tạo và CBLS Việt Trì
Địa chỉ: Bến Gót - Việt Trì
THẺ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
Số: 18
Ngày 01 tháng 01 năm 1980
Mẫu số S23-DN
(Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng BTC)
Kế toán trưởng (ký, họ tên): Đặng Quý Mão
Căn cứ biên bản giao nhận TSCĐ số 02 ngày 01 tháng 01 năm 1980
Tên, ký hiệu, qui cách TSCĐ: Máy mài 2 đá
Nước sản xuất: Trung Quốc
Bộ phận quản lý: Xưởng ván dăm
Công suất thiết kế:
Đình chỉ sử dụng TSCĐ :
Căn cứ Biên bản giao nhận TSCĐ số 02 ngày 01 tháng 01 năm 1980
Số hiệu chứng từ
Nguyên giá TSCĐ
Giá trị hao mòn
Ngày
tháng
Diễn giải
Nguyên giá
Năm
Giá trị hao mòn
Cộng dồn
A
B
C
1
2
3
4
45
1/1
Mua máy mài 2 đá
1.579.760
1989
157.976
1.579.760
Dụng cụ phụ tùng kèm theo
STT
Tên, quy cách dụng cụ, phụ tùng
ĐVT
Số lượng
Giá trị
Ghi giảm TSCĐ chứng từ số ..../BBGN 03 ngày 25/6/2008
Lý do giảm: Điều chuyển trong nội bộ Công ty.
Ngày 26 tháng 6 năm 2008
NGƯỜI LẬP
KẾ TOÁN TRƯỞNG
GIÁM ĐỐC
Chu Thị Bảo Ninh
Hứa Thị Ngọc Oanh
Biểu 2.12: Thẻ Tài sản cố định
Nguyễn Văn Sinh
Đơn vị: XN ván nhân tạo & CBLS Việt Trì
BẢNG THEO DÕI
TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TĂNG, GIẢM
Năm 2008
Mẫu sổ theo yêu cầu
quản lý của đơn vị
Địa chỉ: Bến Gót - Việt Trì
Số TT
Chứng từ
Tên TSCĐ
Nguyên giá
GT còn lại
khi ghi tăng,
giảm
Lý do tăng, giảm
Ghi chú
Số
Ngày
I/ TSCĐ tăng
1
BB01
18/4
Mua điều hoà
14.090.909
14.090.909
Mua
2
QĐ236
26/4
Nhận nhà xưởng
trang trí + HT điện
784.835.238
784.835.238
Nhận vốn
II/ TSCĐ giảm
1
QĐ 30
18/4
Thanh lý xe ôtô
150.000.000
10.000.000
TL
2
QĐ389
25/6
Điều chuyển máy mài 2 đá
1.579.760
0
Điều chuyển
Biểu 2.13: Bảng theo dõi Tài sản cố định tăng, giảm
2.2.1.3. Kế toán tổng hợp tăng, giảm tài sản cố định.
2.2.1.3.1. Kế toán tổng hợp tăng tài sản cố định.
Tài sản cố định hữu hình trong Xí nghiệp tăng do rất nhiều nguyên nhân như: tăng do mua sắm trực tiếp, do xây dựng cơ bản hoàn thành và bàn giao đưa vào sử dụng... Kế toán căn cứ vào các chứng từ hợp lệ để ghi sổ cho phù hợp với từng trường hợp cụ thể.
* Trường hợp mua sắm tài sản cố định bằng vốn chủ sở hữu, dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh, kế toán ghi sổ theo định khoản:
BT1) Ghi tăng nguyên giá tài sản cố định hữu hình:
Nợ TK 211 - Nguyên giá TSCĐ: Giá mua chưa có thuế GTGT.
Nợ TK 133 (1332) - Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ.
Có TK 111, TK112, TK141, TK331: tổng giá thanh toán (cả thuế GTGT).
BT2) Kết chuyển tăng nguồn vốn kinh doanh:
Nợ TK 414: nếu dùng quỹ đầu tư phát triển để đầu tư;
Nợ TK 431 (4312): nếu dùng quỹ phúc lợi để đầu tư;
Nợ TK 441: nếu dùng nguồn vốn cơ bản để đầu tư;
Có TK 411: nếu TSCĐ dùng cho hoạt động SXKD.
Nếu dùng nguồn vốn kinh doanh để mua thì không cần ghi Bút toán 2
Xí nghiệp mua bộ máy điều hoà Nagakawa của Công ty TNHH Thanh Linh trang bị cho Phòng tổ chức hành chính, theo Hoá đơn GTGT BU/2008 B-0002533 ngày 18/4/2008, nguyên giá: 14.090.909 đồng, thuế GTGT 10% là: 1.409.091đ, bằng nguồn vốn kinh doanh. Thanh toán bằng tiền mặt theo phiếu chi số 172 ngày 18/4/2006.
Kế toán Xí nghiệp đã căn cứ vào Hoá đơn bán hàng của Công ty TNHH Thanh Linh; Biên bản bàn giao TSCĐ, Căn cứ vào Phiếu chi số 172 để ghi sổ:
+ Ghi tăng TSCĐ:
Nợ TK 211 : 14.090.909 đồng
Nợ TK133(1332) : 1.409.091 đồng
Có TK 111 : 15.500.000 đồng
Kế toán ghi sổ Nhật ký chung: Ghi Nợ cho TK 211; Nợ TK 133; ghi Có cho TK 111
Ghi sổ Cái cho ba TK: TK 211; TK133; TK111
* Trường hợp được cấp vốn bằng TSCĐ :
Khi được cấp vốn bằng TSCĐ, kế toán căn cứ vào quyết định của đơn vị cấp trên về việc ghi tăng tài sản và ghi tăng vốn, căn cứ vào biên bản giao nhận TSCĐ để ghi sổ :
Nợ TK 211 - Nguyên giá TSCĐ:
Có TK 411: Nguyên giá TSCĐ:
Kế toán ghi sổ Nhật ký chung: Ghi Nợ cho TK 211; ghi Có cho TK 411
Ghi sổ cái cho hai tài khoản: TK 211; TK 411
Ngày 26/4/2008: Xí nghiệp ván nhân tạo và chế biến lâm sản Việt Trì được Công ty Ván dăm Thái nguyên giao TSCĐ và vốn cho Xí nghiệp theo Quyết định số 236/VDTNQĐ ngày 26 tháng 4 năm 2008, các tài sản cấp cho Xí nghiệp:
1 - Nhà xưởng trang trí bề mặt, trị giá : 716.047.619 đồng
2 - Hệ thống điện chiếu sáng, trị giá : 68.787.619 đồng
Trường hợp này nguyên giá của các tài sản này là giá ghi trong quyết định cấp vốn đó. Tổng giá trị TSCĐ = (Nhà xưởng + Hệ thống chiếu sáng )
= 716.047.619 + 68.787.619 = 784.835.238 đồng.
Kế toán căn cứ vào quyết định của đơn vị cấp trên về việc ghi tăng tài sản và ghi tăng vốn, căn cứ vào Biên bản giao nhận TSCĐ để ghi sổ :
Nợ TK 211 : 784.835.238 đồng.
Có TK 411 : 784.835.238 đồng.
Kế toán ghi sổ Nhật ký chung: Ghi Nợ cho TK 211; ghi Có cho TK 411
Ghi sổ cái cho TK: TK 211; TK411
2.2.1.3.2. Kế toán tổng hợp giảm tài sản cố định.
TSCĐ giảm trong trường hợp: Thanh lý, nhượng bán, kiểm kê phát hiện thiếu, điều chuyển tài sản nội bộ... Khi có nghiệp vụ giảm TSCĐ căn cứ vào biên bản thanh lý TSCĐ, Quyết định điều chuyển nội bộ và biên bản giao nhận tài sản để ghi sổ cho phù hợp.
* Trường hợp giảm TSCĐ do thanh lý:
Kế toán căn cứ vào Biên bản thanh lý TSCĐ và phiếu thu tiền mặt để ghi sổ theo định khoản sau:
BT1) Nợ TK 214 : Giá trị HM luỹ kế .
Nợ TK 811: Giá trị còn lại.
Có TK 211: Nguyên giá TSCĐ
BT2) Nợ TK 111 : Số tiền thu về Thanh lý TSCĐ
Có TK 711: Thu nhập khác
Có TK 3331: Thuế GTGT phải nộp
Kế toán ghi sổ Nhật ký chung: Ghi Nợ cho TK 214; ghi Nợ cho TK 811; ghi Có cho TK 211; Nợ TK 111, Có TK 711, Có TK 3331.
Ghi sổ cái cho các TK: TK 211; TK 214; TK 811; TK 111; TK 711; TK 3331
Theo Quyết định số 30 ngày 18 tháng 4 năm 2008 và Biên bản thanh lý số 01 ngày 25 tháng 4 năm 2008 của Xí nghiệp ván nhân tạo và chế biến lâm sản Việt Trì về thanh lý TSCĐ kế toán ghi sổ như sau:
BT1) Nợ TK 214 : 140.000.000 đồng.
Nợ TK 811: 10.000.000 đồng.
Có TK 211: 150.000.000 đồng
BT2) Nợ TK 111 : 55.000.000 đồng
Có TK 711: 50.000.000 đồng.
Có TK 3331: 5.000.000 đồng
Kế toán ghi sổ Nhật ký chung: Ghi Nợ cho TK 214; ghi Nợ cho TK 811; ghi Có cho TK 211; Nợ TK 111, Có TK 711, Có TK 3331.
Ghi sổ cái cho các TK: TK 211; TK 214; TK 811; TK 111; TK 711; TK 3331
* Trường hợp giảm TSCĐ do điều chuyển TSCĐ cho đơn vị khác trong nội bộ công ty:
Kế toán căn cứ vào Quyết định điều chuyển tài sản trong nội bộ công ty của đơn vị Chủ quản và biên bản giao nhận TSCĐ để ghi sổ theo định khoản sau:
Nợ TK 214 : Giá trị HM luỹ kế TSCĐ được điều chuyển
Nợ TK 411: Giá trị còn lại của TSCĐ được điều chuyển
Có TK 211: Nguyên giá TSCĐ được điều chuyển
Kế toán ghi sổ Nhật ký chung: Ghi Nợ cho TK 214; ghi Nợ cho TK 411; ghi Có cho TK 211
Ghi sổ cái cho ba TK: TK 211; TK 214; TK 411
Theo quyết định số 389/QĐ/CTVD ngày 25 tháng 6 năm 2008 của Công ty ván dăm Thái Nguyên về việc điều chuyển tài sản nội bộ Công ty, Xí nghiệp ván nhân tạo và chế biến lâm sản Việt Trì phải điều chuyển một máy mài 2 đá (Trung Quốc) về Nhà máy ván dăm Thái Nguyên. Nguyên giá của máy mài này là 1.579.760 đồng. Máy mài này đưa vào sử dụng năm 1980, số khấu hao luỹ kế của máy mài là 1.579.760 đồng. Giá trị còn lại được ghi trong quyết định điều chuyển này là:
Giá trị còn lại của máy mài = 1.579.760 - 1.579.760 = 0
Kế toán căn cứ vào Quyết định số 389/QĐ-GĐ điều chuyển tài sản trong nội bộ công ty của Công ty ván dămThái nguyên và Biên bản giao nhận TSCĐ số 03 để ghi sổ như sau:
Nợ TK 214 : 1.579.760 đồng
Có TK 211 : 1.579.760 đồng
Kế toán ghi sổ Nhật ký chung: Ghi Nợ cho TK 214; ghi Có cho TK 211
Ghi sổ Cái cho 2 TK: TK 211; TK 214
Đơn vị: Xí nghiệp Ván nhân tạo & CBLS Việt Trì
Địa chỉ:Bến gót-Việt Trì - Phú Thọ
Mẫu số S03a- DN
(Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ- BTC
ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC)
SỔ NHẬT KÝ CHUNG
Năm 2008 Đơn vị tính: đồng
Ngày ghi sổ
Chứng từ
Diễn giải
Đã ghi sổ cái
STT
dòng
Số hiệu TK đối ứng
Số phát sinh
Số hiệu
Ngày tháng
Nợ
Có
Số trang trước CS
...
..
.
...
....
18/4
002533
18/4
Mua điều hoà
211
14.090.909
bằng tiền mặt
133
1.409.091
111
15.500.000
25/4
BB 01
25/4
Thanh lý Ôtô 04
214
140.000.000
chỗ
811
10.000.000
211
150.000.000
111
55.000.000
711
50.000.000
3331
5.000.000
27/4
BB 02
26/4
Được cấp vốn bằng
211
784.835.238
Tài sản
411
784.835.238
28/6
QĐ 389
25/6
Điều chuyển máy mài
214
1.579.760
211
1.579.760
...
..
.
...
....
Cộng chuyển trang
Ngày tháng năm 2008
Người ghi sổ Kế toán trưởng Giám đốc
Biểu 2.14: Sổ Nhật ký chung
Đơn vị: Xí nghiệp Ván nhân tạo & CBLS Việi Trì
Địa chỉ:Bến gót – Việt Trì - Phú Thọ
Mẫu số S02c1- DN
(Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ- BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC)
SỔ CÁI
Năm 2008
Tên TK: Tài sản cố định hữu hình
Số hiệu TK: 211
Đơn vị tính: đồng
Ngày tháng ghi sổ
Chứng từ
Diễn giải
NK Chung
Số hiệu TK đối ứng
Số tiền
Số hiệu
Ngày tháng
Trang số
Số thứ tự dòng
Nợ
Có
A
B
C
D
E
F
G
1
2
Số phát sinh
18/4
002533
18/4
Mua điều hoà
111
14.090.909
25/4
BB 01
25/4
Thanh lý Ôtô
214
140.000.000
811
10.000.000
27/4
BB 02
26/4
Được cấp vốn =TS
411
784.835.238
28/6
QĐ389
25/6
Điều chuyển máy mài
214
1.579.760
Biểu 2.15: Sổ Cái
2.2.2. Thực trạng về kế toán khấu hao TSCĐ:
Hiện nay Xí nghiệp ván nhân tạo và chế biến lâm sản Việt Trì áp dụng chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định theo Quyết định số 206/2003/QĐ-BTC ngày 12/12/2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về ban hành Chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định.
Về phương pháp tính khấu hao TSCĐ: Xí nghiệp Ván nhân tạo và chế biến lâm sản việt trì áp dụng các phương pháp sau:
- Tính khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm: áp dụng tính trích khấu hao đối với TSCĐ là máy móc thiết bị liên quan trực tiếp đến việc sản xuất sản phẩm (dây chuyền sản xuất chính liên quan trực tiếp đến việc sản xuất sản phẩm).
- Tính trích khấu hao theo đường thẳng: áp dụng để tính trích khấu hao đối với các TSCĐ còn lại (TSCĐ không liên quan trực tiếp đến sản xuất sản phẩm: TSCĐ thuộc bộ phận bán hàng, bộ phận quản lý...)
* Tính khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm:
Theo phương pháp này thuộc loại TSCĐ là máy móc thiết bị liên quan trực tiếp đến sản xuất sản phẩm gồm hai dây chuyền sản xuất chính: Dây chuyền sản xuất Ván Dăm và Dây chuyền sản xuất ván sợi.
- Xí nghiệp căn cứ vào tổng số lượng sản phẩm sản xuất theo công suất thiết kế của TSCĐ (gọi tắt là sản lượng theo công suất thiết kế) để tính ra mức khấu hao bình quân tính cho một đơn vị sản phẩm theo công thức:
Mức khấu hao bình quân tính cho một đơn vị sản phẩm
=
Nguyên giá (Giá trị) TSCĐ phải khấu hao
Sản lượng theo công suất thiết kế
Mức trích khấu hao trong tháng của TSCĐ sẽ được tính theo công thức sau:
Mức trích khấu hao trong tháng của TSCĐ
=
Số lượng sản phẩm sản xuất hoàn thành trong tháng
x
Mức khấu hao bình quân tính cho một đơn vị sản phẩm
Mức trích khấu hao của TSCĐ trong quý I/2008 như sau:
- Nguyên giá TSCĐ thuộc phân xưởng ván Dăm phải trích khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm là: dây chuyền sản xuất ván Dăm có nguyên giá là: 2.598.799.137 đồng; Sản lượng công suất thiết kế của dây chuyền này là: 10.000 m3/năm. Thời gian ước tính sử dụng là 10 năm. Do đó sản lượng theo công suất thiết kế là:
10.000 m3/ năm x 10 năm = 100.000 m3.
Số lượng sản phẩm sản xuất hoàn thành trong quý I/2008 là 607m3 nên số trích khấu hao ở phân xưởng ván Dăm xí nghiệp đã tính trong quý I/2008 như sau:
Mức khấu hao bình quân tính cho 1 ĐV sản phẩm (1m3)
=
2.598.779.137
= 25.987,79đồng/m3
100.000
Từ đó XN tính được mức trích khấu hao TSCĐ của PX Ván Dăm trong quý I/ 2008 theo công thức:
Mức trích khấu hao trong quý I của Dây chuyền sản xuất Ván Dăm
=
Số lượng sản phẩm sản xuất hoàn thành trong quý I
x
Mức khấu hao bình quân tính cho một đơn vị sản phẩm
= 607 x 25.987,79 = 15.774.588 đồng
Tương tự như việc trích khấu hao theo số lượng sản phẩm tại phân xưởng ván Dăm, tại Phân xưởng ván Sợi ép Xí nghiệp tính khấu hao trong quý I/2008 như sau:
Nguyên giá Dây chuyền sản xuất ván Sợi ép phải trích khấu hao theo số lượng sản phẩm sản xuất là: 3.984.703.287 đồng; Sản lượng công suất thiết kế của dây chuyền này là 3.000 m3/năm. Sản lượng theo công suất thiết kế sẽ là:
3.000 m3/ năm x 10 năm = 30.000 m3
Số lượng sản phẩm sản xuất hoàn thành trong quý I/2008 là 563,9 m3 nên số trích khấu hao ở phân xưởng ván Sợi ép xí nghiệp đã tính như sau:
Mức khấu hao bình quân tính cho 1 ĐV sản phẩm (1m3 sợi ép)
=
3.984.703.287
= 132.823 đồng/m3
30.000
Từ đó XN tính được mức trích khấu hao TSCĐ của PX Ván Sợi ép trong quý I/2008 theo công thức:
Mức trích khấu hao trong quý I của dây chuyền sản xuất ván sợi ép
=
Số lượng sản phẩm sản xuất hoàn thành trong quý
x
Mức khấu hao bình quân tính cho một đơn vị sản phẩm
=
563,9 x 132.823 = 74.898.889 đồng
- Tương tự như hai phân xưởng trên, kế toán cũng tính được số khấu hao của TSCĐ ở tổ nấu keo = 16,99 đồng/kg x 63.780 kg = 1.083.622 đồng.
* Tính khấu hao theo đường thẳng:
Đối với các loại TSCĐ không liên quan trực tiếp đến việc sản xuất sản phẩm như TSCĐ là phương tiện vận tải, thiết bị dụng cụ quản lý thuộc bộ phận bán hàng và bộ phận quản lý doanh nghiệp được tính khấu hao theo đường thẳng.
Mức trích KHTB hàng năm của TSCĐ
=
Nguyên giá TSCĐ
=
Nguyên giá TSCĐ
x
Tỷ lệ khấu hao bình quân năm
Thời gian sử dụng
Tỷ lệ khấu hao bình quân năm
=
1
x 100
Thời gian sử dụng
Mức trích khấu hao trung bình hàng tháng của TSCĐ
=
Mức trích khấu hao trung bình hàng năm của TSCĐ
12 tháng
Cụ thể:
Nguyên giá TSCĐ của bộ phận bán hàng (Phương tiện vận tải và các TSCĐ khác thuộc bộ phận bán hàng) phải trích khấu hao trong quý I/2008 gồm:
- Nhà kho + Nhà bán hàng, giới thiệu sản phẩm (nhà T2) đưa vào sử dụng năm 2001, nguyên giá: 69.452.000 đồng, tỷ lệ khấu hao 5%.
Số trích khấu hao quý I/2008 Xí nghiệp tính cho TSCĐ này là (3 tháng):
Mức trích khấu hao trung bình hàng tháng của nhà kho + nhà bán hàng
=
69.452.000 x 5 %
= 289.383
đồng
12
Số trích khấu hao quý I nhà kho+ nhà bán hàng
=
Mức khấu hao tháng x 3 tháng
= 289.383đồng x 3 = 868.149 đồng.
- Ô tô Daewoo đưa vào sử dụng năm 2002, nguyên giá : 346.761.500 đồng, tỷ lệ khấu hao 10 %.
Mức trích khấu hao trung bình hàng tháng của Ô tô Daewoo
=
346.761.500 x 10 %
= 2.889.679
12
Số trích khấu hao quý I/2008 của Ô tô Daewoo = Mức khấu hao tháng x 3 tháng = 2.889.679 đồng x 3 = 8.669.037 đồng
Số trích khấu hao của bộ phận bán hàng là:
868.149 đồng + 8.669.037 đồng = 9.537.186 đồng
TSCĐ thuộc bộ phận quản lý doanh nghiệp: vẫn áp dụng phương pháp tính khấu hao theo đường thẳng, số khấu hao các TSCĐ với nguyên giá và tỷ lệ khấu hao tính như sau:
Số TT
Tên tài sản
Năm SD
Nguyên giá
(đồng)
Tỷ lệ khấu hao (%)
Mức khấu hao năm
Mức khấu hao tháng
Số trích khấu hao quý I
1
Nhà hội trường
1985
184.021.965
4
7.360.878
613.406
1.840.219
2
Tháp nước
1980
184.860.000
3,3
6.100.380
508.365
1.525.095
3
Bể lắng nước thải
1995
155.245.000
3,3
5.123.085
426.923
1.280.771
4
Làm việc LS
2003
215.718.867
4
8.628.754
719.062
2.157.188
5
Nhà hội trường
2003
153.830.333
4
6.153.213
512.767
1.538.303
6
Máy photo
2003
32.160.000
12,5
4.020.000
335.000
1.005.000
7
Máy vi tính
2003
31.746.000
12,5
3.968.250
330.687
992.062
8
Máy vi tính kế toán
2004
11.800.000
12,5
1.475.000
122.916
368.750
9
Máy vi tính KD
2005
10.720.000
12,5
1.340.000
111.666
335.000
10
Máy vi tính tổ chức
2005
10.800.000
12,5
1.350.000
112.500
337.500
...........
Cộng
x
1.004.451.165
47.213.304
3.934.439
11.551.745
Biểu 2.16: số trích khấu hao quý I/2008 phương pháp đường thẳng
Số liệu tính trích khấu hao TSCĐ trong toàn Xí nghiệp được thể hiện trong Bảng phân bổ khấu hao TSCĐ của Xí nghiệp như sau:
Bảng phân bổ khấu hao TSCĐ của Xí nghiệp quý I/2008
Đơn vị: Xí nghiệp ván nhân tạo &CBLS việt trì
Địa chỉ: Bến gót- Việt Trì- Phú Thọ
Mẫu số 06- DN
(Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ- BTC
ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC)
BẢNG TÍNH VÀ PHÂN BỔ KHẤU HAO TSCĐ
Quý 1 năm 2008
Đơn vị tính: đồng
Số TT
Chỉ tiêu
Tỷ lệ KH hoặc thời gian sử dụng
Nơi SD
Toàn XN
TK 627- chi phí sản xuất chung
Chi phí bán hàng
Chi phí quản lý XN
Nguyên giá
Số khấu hao
PX ván dăm
PX ván sợi
Tổ nấu keo
A
B
1
2
3
4
5
6
7
8
Số KH trích Quý 1
PX ván Dăm
25.987,79 x 607
2.598.799.137
15.774.588
15.774.588
PX ván sợi
132.823 x 563,9
3.984.703.287
74.898.889
74.898.889
Tổ nấu keo
16,99 x 63.780
61.604.241
1.083.622
1.083.622
Bộ phận Bán hàng
416.213.500
9.537.186
9.537.186
QLXN
1.004.451.165
11.551.745
11.551.745
Cộng
X
8.065.771.330
112.846.030
15.774.588
74.898.889
1.083.622
9.537.186
11.551.745
Biểu 2.17: Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ
Hàng quý căn cứ vào số khấu hao phải trích tính vào chi phí SXKD trong kỳ, cụ thể căn cứ vào số liệu trích khấu hao trong Bảng phân bổ khấu hao để kế toán ghi sổ theo định khoản sau:
Nợ TK 627 : Số KH tính vào CPSX chung
Nợ TK 641 : Số KH tính vào Chi phí bán hàng
Nợ TK 642 : Số KH tính vào Chi phí QLDN
Có TK 214: Tổng Số KH tính vào Chi phí
Kế toán ghi sổ Nhật ký chung: Ghi Nợ cho TK627; ghi Nợ cho TK 641; ghi Nợ cho TK 642; Ghi Có cho TK 214
Ghi sổ Cái cho các TK: TK 627; TK 641; TK 642; TK 214
Theo Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ quý I năm 2008, kế toán xác lập định khoản ghi sổ:
Nợ TK 627 : 91.757.099
Trong đó: Nợ TK 627 (XV Dăm): 15.774.588
Nợ TK 627 (XV Sợi): 74.898.889
Nợ TK 627 (Tổ nấu keo): 1.083.622
Nợ TK 641: 9.537.186
Nợ TK 642: 11.551.745
Có TK 214: 112.846.030
Kế toán ghi sổ Nhật ký chung: Ghi Nợ cho TK627; ghi Nợ cho TK 641; ghi Nợ cho TK 642; Ghi Có cho TK 214
Ghi sổ Cái cho các TK: TK 627; TK 641; TK 642; TK 214
Cụ thể việc ghi sổ theo số liệu trên như sau:
Đơn vị: Xí nghiệp Ván nhân tạo & CBLS Việi Trì
Địa chỉ: Bến gót – Việt Trì - Phú Thọ
Mẫu số S03a- DN
(Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ- BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC)
NHẬT KÝ CHUNG
Năm 2008
Đơn vị tính: đồng
Ngày ghi sổ
Chứng từ
Diễn giải
Đã ghi sổ cái
STT
Số hiệu TK đối ứng
Số phát sinh
Số hiệu
Ngày tháng
Nợ
Có
Số trang trước
31/3
BTKHQuý I
31/3
Trích KH Quý1
Tính vào CPSX chung
627
91.757.099
Tính vào CP bán hàng
641
9.537.186
CP Quản lý DN
642
11.551.745
214
112.846.030
Cộng chuyển trang
Biểu 2.18: Sổ Nhật ký chung
Đơn vị: Xí nghiệp Ván nhân tạo & CBLS Việt Trì
Địa chỉ:Bến gót – Việt Trì - Phú Thọ
Mẫu số S02c1- DN
(Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ- BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC)
SỔ CÁI
Năm 2008
Tên TK: khấu hao TSCĐ hữu hình
Số hiệu: 214
Ngày tháng ghi sổ
Chứng từ
Diễn giải
NK Chung
Số hiệu TK đối ứng
Số tiền
Số hiệu
Ngày tháng
Trang số
Số thứ tự dòng
Nợ
Có
A
B
C
D
E
F
G
1
2
Số phát sinh
31/3
BTKH Q1
31/3
Trích KH quý 1
627
91.757.099
641
9.537.186
642
11.551.745
Cộng phát sinh
112.846.030
Biểu 2.19: Sổ cái
2.2.3. Báo cáo Tài sản cố định theo yêu cầu quản lý tài sản:
Xí nghiệp thực hiện các loại báo cáo quản lý TSCĐ để phục vụ cho yêu cầu quản lý tài sản gồm:
- Báo cáo tình hình tăng, giảm tài sản cố định được lập định kỳ hàng năm.
- Báo cáo kiểm kê tài sản cố định được lập định kỳ hàng năm.
2.3 Thực trạng quản lý và sử dụng tài sản:
Tại Xí nghiệp ván nhân tạo và chế biến lâm sản Việt Trì, TSCĐ được quản lý chặt chẽ theo cả chỉ tiêu giá trị và chỉ tiêu hiện vật.
- Về giá trị: Phòng Kế toán trực tiếp theo dõi, quản lý các TSCĐ về giá trị bằng việc theo dõi tình hình tăng, giảm, sửa chữa TSCĐ. Tính toán và theo dõi các chỉ tiêu: Nguyên giá, giá trị hao mòn luỹ kế và giá trị còn lại của từng TSCĐ.
- Về hiện vật: Phòng Tổ chức hành chính trực tiếp lập sổ sách theo dõi TSCĐ về mặt hiện vật, mỗi loại TSCĐ đều có ký hiệu riêng. Ngoài ra, tại bộ phận sử dụng (các phân xưởng, phòng ban) khi tiếp nhận TSCĐ đều có trách nhiệm quản lý, sử dụng TSCĐ đúng mục đích, phù hợp với các thông số kỹ thuật của TSCĐ. Do đặc điểm các TSCĐ của Xí nghiệp chủ yếu là TSCĐ trực tiếp sản xuất, hàng năm Xí nghiệp đều tiến hành kiểm kê TSCĐ nhằm đánh giá tình trạng sử dụng các TSCĐ, xem xét xem TSCĐ nào không còn khả năng phát huy hiệu quả để tiến hành thanh lý, nhượng bán và xây dựng kế hoạch đầu tư mua mới. Những TSCĐ thiếu, mất được xác định rõ nguyên nhân để có biện pháp giải quyết phù hợp. Các phân xưởng, phòng ban khi có nhu cầu về đầu tư đổi mới, sửa chữa, thanh lý TSCĐ thì phải lập đề nghị gửi Giám đốc Xí nghiệp để xem xét và ra quyết định.
Xí nghiệp chỉ tiến hành đánh giá lại TSCĐ khi có yêu cầu của cơ quan Nhà nước hoặc khi chuyển đổi loại hình doanh nghiệp.
CHƯƠNG 3
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI XÍ NGHIỆP VÁN NHÂN TẠO VÀ CHẾ BIẾN LÂM SẢN VIỆT TRÌ
3.1. Đánh giá thực trạng công tác kế toán TSCĐ tại Xí nghiệp ván nhân tạo và chế biến lâm sản Việt Trì
3.1.1. Ưu điểm
Kế toán tài sản cố định tại Xí nghiệp ván nhân tạo và chế biến lâm sản Việt Trì về cơ bản đã được tổ chức thực hiện theo đúng chế độ kế toán hiện hành. Hạch toán TSCĐ tuân thủ theo chuẩn mực số 03 - Tài sản cố định hữu hình (Ban hành và công bố theo Quyết định số 149/2001/QĐ- BTC ngày 31/12/2001 của Bộ trưởng Bộ Tài chính):
Nguyên tắc ghi nhận tài sản cố định hữu hình theo nguyên giá.
Khấu hao tài sản cố định tính theo phương pháp khấu hao theo số lượng sản phẩm - đối với máy móc trực tiếp sản xuất sản phẩm và tính khấu hao theo phương pháp đường thẳng đối với TSCĐ không liên quan trực tiếp đến sản xuất sản phẩm.
Vận dụng đúng hệ thống chứng từ kế toán doanh nghiệp ban hành trong Quyết định 15/2006/QĐ- BTC ngày 20 tháng 03 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính; cập nhật kịp thời tất cả các thay đổi trong công tác kế toán theo các chuẩn mực kế toán.
Hệ thống sổ kế toán, hệ thống báo cáo sử dụng đúng mẫu và phù hợp với đặc thù của Xí nghiệp.
3.1.2. Tồn tại chủ yếu và nguyên nhân.
Công tác kế toán của Xí nghiệp đã được cơ giới hoá do ứng dụng phần mềm kế toán vào hạch toán kế toán trên máy vi tính. Do đó phần nào đã giảm được khối lượng công tác kế toán, nâng cao được hiệu suất của nhân viên kế toán. Nhưng phần hành kế toán TSCĐ lại chưa được ứng dụng trong hạch toán kế toán trên máy vi tính, do đó chất lượng của phần hành kế toán này còn hạn chế. Việc ghi sổ hàng ngày chưa được cập nhật nên số liệu thu thập để cung cấp cho kế toán quản trị bị hạn chế.
Việc phối kết hợp trong phân tích đánh giá tình hình quản lý và sử dụng TSCĐ của phòng kế toán với các phòng chức năng chưa đạt hiệu quả: cụ thể việc khoán chi phí sửa chữa thường xuyên theo số lượng sản phẩm sản xuất nếu xây dựng đơn giá khoán không phù hợp lại không có biện pháp giám sát kiểm tra để thay đổi đơn giá khoán, sẽ có thể trở thành vật cản cho vấn đề tăng năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm và thậm trí dẫn đến không công bằng trong phân phối tiền lương giữa công nhân hưởng lương khoán sản phẩm với công nhân hưởng công sửa chữa.
3.2. Hoàn thiện công tác kế toán TSCĐ ở Xí nghiệp ván nhân tạo và chế biến lâm sản Việt Trì.
Từ những nhận xét về ưu nhược điểm của Xí nghiệp trong kế toán TSCĐ, qua thời gian thực tập tại Xí nghiệp được tìm hiểu về công tác kế toán TSCĐ, em xin được đóng góp với Xí nghiệp một số ý sau:
Thứ nhất: Để khắc phục tình trạng ghi chép chưa cập nhật thông tin do chưa ứng dụng hạch toán kế toán cho phần hành kế toán TSCĐ thì Xí nghiệp cần khẩn chương nghiên cứu để ứng dụng có hiệu quả hơn nữa công dụng của cơ giới hoá công tác kế toán. Đảm bảo có được thông tin chính xác và kịp thời cho phân tích tình hình quản lý và sử dụng tài sản cố định của Xí nghiệp nhằm nâng cao hơn nữa hiệu suất công tác của nhân viên kế toán.
Thứ hai: Phòng kế toán Xí nghiệp cần phải phối hợp chặt chẽ với các phòng ban chức năng (phòng Kế hoạch, phòng Kỹ thuật, phòng Tổ chức hành chính) để phân tích thường xuyên tình hình quản lý và sử dụng TSCĐ để rút ra các biện pháp đổi mới trong quản lý. Cụ thể cần đổi mới phương thức khoán chi sửa chữa cần phải giám sát nắm được thực tế để xây dựng đơn giá khoán sao cho phù hợp với thực tế và hạ được giá thành sản phẩm.
Thứ ba: Để công tác quản lý TSCĐ được sát sao và có hiệu quả hơn, Xí nghiệp nên phân loại TSCĐ theo cả chỉ tiêu tình trạng sử dụng. Theo đó, TSCĐ trong công ty được chia thành TSCĐ đang dùng trong quản lý, sản xuất kinh doanh và TSCĐ chờ xử lý. TSCĐ chờ xử lý bao gồm các TSCĐ đã khấu hao hết nhưng chưa thanh lý, TSCĐ bị hư hỏng, TSCĐ không dùng đến.
Chỉ tiêu
Nguyên giá
Hao mòn luỹ kế
Giá trị còn lại
1. TSCĐ đang dùng
2. TSCĐ chờ xử lý
Tổng cộng
Biểu 3.1: Bảng phân loại TSCĐ theo tình trạng sử dụng
Thứ tư: Để nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, đồng thời tránh tình trạng ứ đọng vốn, gây lãng phí thì Xí nghiệp nên đẩy mạnh hoạt động thanh lý TSCĐ để thu hồi vốn, tái đầu tư mới TSCĐ. Bởi vì, thực tế hiện nay Xí nghiệp có nhiều TSCĐ như máy móc, thiết bị đã được đưa vào sử dụng từ những năm 1980 và đã khấu hao hết, công suất giảm, tuy nhiên, vẫn đang được sử dụng. Chính điều này sẽ là một rào cản đối với Xí nghiệp trong tiến trình hội nhập.
Thứ năm: Để quản lý, khai thác có hiệu quả đối với những TSCĐ đã khấu hao hết nguyên giá mà vẫn còn đang sử dụng, đề nghị Xí nghiệp cần thực hiện tốt các nội dung sau:
- Tổ chức kiểm kê, đánh giá lại thực trạng của những TSCĐ đã hết khấu hao, nếu tài sản nào còn sử dụng tốt thì tăng cường chế độ quản lý hiện vật, tăng công suất sử dụng và sớm có kế hoạch thay thế.
- Thực hiện thanh lý hoặc nhượng bán những tài sản đã lạc hậu hoặc hiệu quả sử dụng kém. Vì nếu cứ cố kéo dài thời gian sử dụng của những tài sản này thì sẽ tốn kém nhiều chi phí sửa chữa, có nguy cơ mất an toàn lao động, sản phẩm tạo ra chất lượng không cao, kém khả năng cạnh tranh so với sản phẩm cùng loại trên thị trường.
Thứ sáu: Để nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ, đảm bảo đầu tư TSCĐ hợp lý về cơ cấu, chất lượng hiện đại: Xí nghiệp cần xây dựng kế hoạch mua sắm, đổi mới TSCĐ kịp thời, phù hợp với yêu cầu sản xuất thực tế, đảm bảo năng suất, chất lượng của sản phẩm, tạo được năng lực cạnh tranh trên thị trường.
Thứ bảy: Bố trí dây truyền sản xuất và có biện pháp sử dụng hợp lý TSCĐ để dây chuyền sản xuất ván dăm phát huy 100% công suất thiết kế. Đồng thời, Xí nghiệp cũng cần quan tâm tuyển chọn, đào tạo đội ngũ công nhân lao động có tay nghề, trình độ kỹ thuật cao để có thể vận hành tốt các máy móc thiết bị hiện đại. Tiếp tục đẩy mạnh công tác Marketing, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm trong nước cũng như xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài.
Để có thể thực hiện tốt các giải pháp trên cần có sự quyết tâm cố gắng của Ban giám đốc, sự phối hợp chặt chẽ giữa các phòng ban, phân xưởng để giúp cho quá trình sản xuất được vận hành liên tục và có hiệu quả. Đồng thời Xí nghiệp phải tranh thủ được sự giúp đỡ về nguồn vốn, về kỹ thuật của Cấp trên - Công ty ván dăm Thái Nguyên.
KẾT KUẬN
Hoàn thiện công tác kế toán TSCĐ sẽ góp phần quan trọng để Xí nghiệp nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ. Tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ kế toán; vận dụng các tài khoản và hệ thống sổ kế toán; tổ chức bộ máy kế toán phù hợp để ghi chép, phản ánh chính xác, kịp thời và đầy đủ về tình hình hiện có và tình hình hiện trạng, tình hình biến động tăng, giảm các loại TSCĐ, từ đó Xí nghiệp sẽ có được số liệu để phân tích, đánh giá tình hình sử dụng TSCĐ và đề ra những biện pháp cần thiết để khai thác sử dụng có hiệu quả TSCĐ. Đồng thời có kế hoạch sửa chữa, mua sắm đổi mới TSCĐ đáp ứng cho nhu cầu phát triển sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp, với mục tiêu giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, tăng thêm lợi nhuận sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp.
Qua thời gian thực tập tại Xí nghiệp ván nhân tạo và chế biến lâm sản Việt Trì được sự hướng dẫn tận tình của cô giáo PGS.TS Nguyễn Thị Đông, sự giúp đỡ của Ban giám đốc, các phòng ban và đặc biệt là các anh, chị trong phòng Kế toán Xí nghiệp, em đã nghiên cứu và củng cố kiến thức lý luận đồng thời được tiếp cận với những kiến thức thực tế về kế toán doanh nghiệp nói chung và hạch toán kế toán TSCĐ nói riêng tại Xí nghiệp.
Qua quá trình thực tập tại Xí nghiệp em cũng nhận thức sâu sắc hơn về vị trí, tầm quan trọng của công tác kế toán đặc biệt là kế toán TSCĐ đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp hiện nay.
Trong chuyên đề cuối khoá này do điều kiện còn hạn chế. Trong quá trình làm chuyên đề khó có thể tránh khỏi những thiếu xót. Vì vậy em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp chỉ bảo của các thầy cô giáo giúp cho chuyên đề của em được hoàn thiện hơn.
Cuối cùng em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến cô giáo hướng dẫn Nguyễn Thị Đông cùng các thầy cô giáo trong khoa Kế toán, cảm ơn Giám đốc Xí nghiệp ván nhân tạo và chế biến lâm sản Việt Trì cùng anh chị trong phòng kế toán đã giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề này.
Em xin chân thành cảm ơn !
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Lý thuyết hạch toán kế toán, PGS-TS Nguyễn Thị Đông chủ biên - Nhà xuất bản Tài chính.
2. Giáo trình Kế toán tài chính doanh nghiệp, PGS-TS Đặng Thị Loan chủ biên - Nhà xuất bản Đại học kinh tế Quốc dân.
3. Giáo trình Tổ chức công tác kế toán, PGS-TS Đoàn Xuân Tiên chủ biên - Nhà xuất bản Thống kê.
4. Quyết định số 206/2003/QĐ-BTC ngày 12/12/2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
5. Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành chế độ kế toán doanh nghiệp.
6. Các tạp chí Tài chính, Kế toán, Thuế - Nhà nước..
MỤC LỤC Trang
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ XÍ NGHIỆP VÁN NHÂN TẠO
VÀ CHẾ BIẾN LÂM SẢN VIỆT TRÌ 3
1.1 - Lịch sử hình thành và phát triển của Xí nghiệp ván nhân tạo
và chế biến lâm sản Việt Trì: 3
1.1.1 Giai đoạn từ khi thành lập đến năm 2003: 3
1.1.2 Giai đoạn từ năm 2003 đến nay: 4
1.2 - Đặc điểm kinh doanh và tổ chức quản lý. 5
1.2.1 - Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm: 5
1.2.2 - Đặc điểm thị trường và sản phẩm. 7
1.2.3 - Đặc điểm tổ chức sản xuất: 8
1.2.4 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý hoạt động sản xuất kinh
doanh và phân cấp quản lý tài chính: 8
1.2.4.1- Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý và tổ chức SXKD: 8
1.2.4.2- Đặc điểm về phân cấp quản lý tài chính: 10
1.3 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán và công tác kế toán. 10
1.3.1 - Đặc điểm lao động kế toán và tổ chức bộ máy kế toán: 10
1.3.1.1 Đặc điểm lao động kế toán: 10
1.3.1.2 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán: 11
1.3.2 - Đặc điểm tổ chức vận dụng chế độ kế toán: 12
1.3.2.1- Đặc điểm vận dụng chứng từ kế toán: 12
1.3.2.2- Đặc điểm vận dụng tài khoản kế toán: 13
1.3.2.3- Đặc điểm vận dụng sổ sách kế toán: 14
1.3.2.4- Đặc điểm vận dụng báo cáo kế toán: 15
1.3.3 – Đặc điểm kế toán tài sản cố định: 15
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TÀI SẢN
CỐ ĐỊNH TẠI XÍ NGHIỆP VÁN NHÂN TẠO VÀ CHẾ BIẾN
LÂM SẢN VIỆT TRÌ 18
2.1. Đặc điểm tài sản cố định và các quy định quản lý tài sản
cố định: 18
2.1.1. Đặc điểm tài sản cố định: 18
2.1.2. Phân loại tài sản cố định. 18
2.1.2.1. Phân loại tài sản cố định theo nguồn hình thành. 19
2.1.2.2. Phân loại tài sản cố định theo hình thái biểu hiện. 19
2.1.3. Quy định quản lý Tài sản cố định tại Xí nghiệp: 20
2.2. Thực trạng về kế toán Tài sản cố định: 21
2.2.1. Thực trạng về kế toán biến động TSCĐ: 21
2.2.1.1. Chứng từ và thủ tục kế toán tăng, giảm TSCĐ: 21
2.2.1.1.1.Chứng từ và thủ tục kế toán tăng TSCĐ: 21
2.2.1.1.2.Chứng từ và thủ tục kế toán giảm TSCĐ: 28
2.2.1.2. Kế toán chi tiết tăng, giảm TSCĐ: 33
2.2.1.2.1. Kế toán chi tiết tăng TSCĐ: 33
2.2.1.2.2 Kế toán chi tiết giảm TSCĐ: 40
2.2.1.3- Kế toán tổng hợp tăng, giảm tài sản cố định. 42
2.2.1.3.1- Kế toán tổng hợp tăng tài sản cố định. 42
2.2.1.3.2- Kế toán tổng hợp giảm tài sản cố định. 44
2.2.2. Thực trạng về kế toán khấu hao TSCĐ: 49
2.2.3. Báo cáo Tài sản cố định theo yêu cầu quản lý tài sản: 58
2.3 Thực trạng quản lý và sử dụng tài sản: 58
CHƯƠNG 3: HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TÀI SẢN
CỐ ĐỊNH TẠI XÍ NGHIỆP VÁN NHÂN TẠO VÀ CHẾ BIẾN
LÂM SẢN VIỆT TRÌ: 59
3.1. Đánh giá thực trạng công tác kế toán TSCĐ tại Xí nghiệp ván
nhân tạo và chế biến lâm sản Việt Trì 59
3.1.1- Ưu điểm 59
3.1.2. Tồn tại chủ yếu và nguyên nhân. 59
3.2. Hoàn thiện công tác kế toán TSCĐ ở Xí nghiệp ván nhân tạo
và chế biến lâm sản Việt Trì. 60
KẾT KUẬN 63
TÀI LIỆU THAM KHẢO 65
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 6427.doc