Đề tài Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp CFSX và tính Z sản phẩm tại công ty TNHH Thiên Lý

Trong những năm qua, Công Ty TNHH Thiên Lý luôn luôn cố gắng trong công tác kinh doanh cũng như công tác quản lý. Kết quả kinh doanh đạt được năm sau cao hơn năm trước đó là nhờ sự cố gắng không ngừng của toàn thể cán bộ Công ty dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Ban giám đốc Công ty. Do đó Công ty đã khẳng định được vị trí của mình trên thị trường ngày càng cố gắng đứng vững và phát triển, đạt được nhiều thành tích cao trong kinh doanh. Để có được thành tích trên, ngoài sự đóng góp, phấn đấu nỗ lực của toàn công ty còn có sự đóng góp tích cực của đội ngũ kế toán. Nhận rõ được trách nhiệm và tầm quan trọng của mình, đội ngũ kế toán đã luôn cung cấp số liệu, thông tin một cách chính xác, kịp thời cho lãnh đạo công ty có những biện pháp, chính sách, phương thức kinh doanh tiêu thụ hàng hoá, nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên, đáp ứng nhu cầu của thị trường, đồng thời thúc đẩy nền kinh tế trong nước phát triển. Qua thời gian thực tập, em đã tìm tòi, học hỏi và nắm được những kiến thức thực tế về chuyên ngành Kế toán. Em cũng đi sâu tìm hiểu, nghiên cứu thực trạng công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, đồng thời cũng đưa ra những tồn tại và cách khắc phục nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Thiên Lý.

doc30 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1625 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp CFSX và tính Z sản phẩm tại công ty TNHH Thiên Lý, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu Để quản lý một cách có hiệu quả đối với các hoạt động sản xuất kinh doanh hay sản xuất dịch vụ của một doanh nghiệp nói riêng, một nền kinh tế quốc dân của một nước nói chung đều cần phải sử dụng các công cụ quản lý khác nhau và một trong những công cụ quản lý không thể thiếu được đó là kế toán. Trong đó hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm giữ một vai trò rất quan trọng trong công tác kế toán của doanh nghiệp. Vì đối với các doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế thị trường có sự điều tiết và cạnh tranh quyết liệt, khi quyết định lựa chọn phương án sản xuất một loại sản phẩm nào đó đều cần phải tính đến lượng chi phí bỏ ra để sản xuất và lợi nhuận thu được khi tiêu thụ. Điều đó có nghĩa doanh nghiệp phải tập hợp đầy đủ và chính xác chi phí sản xuất. Giá thành sản phẩm là chỉ tiêu chất lượng quan trọng phản ánh kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp sản xuất. Giá thành sản phẩm thấp hay cao, giảm hay tăng thể hiện kết quả của việc quản lý vật tư, lao động, tiền vốn. Điều này phụ thuộc vào quá trình tập hợp chi phí sản xuất của doanh nghiệp. Đòi hỏi việc quản lý và hạch toán phải được tiến hành một cách khoa học theo đúng chế độ và chuẩn mực kế toán do nhà nước ban hành, việc hạch toán đúng, đủ, chính xác không chỉ là nhiệm vụ của kế toán mà nó còn quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Sau thời gian thưc tập ở công ty TNHH Thiên Lý với sự hướng dẫn của các thầy cô giáo và sự giúp đỡ của các cô chú, anh chị trong công ty đặc biệt là phòng Tài Chính em đã hoàn thành bài báo cáo thực tập. Do kinh nghiệm thực tiễn không nhiều nên bài báo cáo này của em không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em mong nhận được ý kiến đóng góp của thầy cô. Nội dung bài báo cáo của em gồm 3 phần chính: Phần 1: Tổng quan về công ty TNHH Thiên Lý Phần 2: Tình hình thực tế tại công ty TNHH Thiên Lý I. Chính sách kế toán và các chỉ tiêu công ty đã đạt được. II. Thực tế kế toán tập hợp CFSX và tính Z sản phẩm tại công ty TNHH Thiên Lý. Phần 3: Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp CFSX và tính Z sản phẩm tại công ty TNHH Thiên Lý. Phần i Tổng quan về công ty TNHH Thiên lý Công ty tnhh thiên lý Trụ sở : Dốc Vân, Yên Viên, Gia Lâm, Hà Nội Mã số thuế: 0100831103 Điện thoại: 04.8781725 Fax: 04.8781935 E-mail: Thienlygroup@vnn.vn Vốn điều lệ 10 tỷ đ Ngành nghề kinh doanh: - Hóa mỹ phẩm - Thức ăn chăn nuôi 1. Quá trình hình thành và phát triển. Công ty TNHH Thiên Lý thành lập từ 2/1999. 9 tháng hoạt động sản xuất kinh doanh của năm 99 với măt hàng chủ yếu là kem giặt và chất tẩy rửa công ty đã đạt tổng doanh thu 2,7 tỷ VND. Nộp ngân sách 78,3 triệu đồng trong đó thuế TCDN là 24 triệu đồng. - 10/1999 công ty xây dựng nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi tại Yên Viên- Gia Lâm- HN. 3/2000 nhà máy đi vào hoạt động và từ đó đến nay hoạt động sản xuất kinh doanh đi vào ổn định và phát triển. -10/2002 thành lập công ty chế biến thủy sản Thụy Hải ( TNHH 1 thành viên ma` công ty Thiên Lý là chủ sở hữu) và xây dựng một nhà máy chế biến bột cá với công suất 3000 tấn cá tươi / tháng làm nguyên liệu cho sản xuất của công ty và bán cho các nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi, thưc ăn thủy sản. Tổng vốn đầu tư là 19,5 tỷ đồng trong đó: số vốn đầu tư máy móc thiết bị là 15.5 tỷ ( 9 tỷ la do quỹ hỗ trợ phát triển cho vay thời hạn 7 năm còn lại là vốn tự có của công ty) và sử dụng lượng vốn lưu động là 4 tỷ đồng. Nhà máy chế biến đi vào hoạt động từ 3/2004. Năm 2004 sản xuất kinh doanh đạt doanh thu 18,8 tỷ đồng, nộp thuế GTGT là 940 triệu đồng. Đến nay công ty Thiên Lý đã xây dựng và phát triển thành mô hình công ty chủ đầu tư và 2 công ty thành viên gồm: - Công ty chế biến thủy sản Thụy Hải có nhà máy chế biến bột cá với công suất 3000 tấn cá tươi / tháng. - Công ty TNHH Thiên Lý Hưng Yên có nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi với công suất 5000 tấn / tháng. Công ty TNHH Thiên Lý đặt trụ sở kinh doanh tại khu mỏ địa chất- Dốc Vân- Yên Viên- Gia Lâm- HN được ra đời theo quyết định số 3053 GP/ TLDN của UBND thành phố HN, giấy phép số 71166 do sở kế hoạch và đầu tư HN cấp 14/3/1997. Cho phép sản xuất kinh doanh thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm phục vụ sản xuất nông nghiệp. 2. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh. 2.1. Chức năng và nhiệm vụ. Chức năng chủ yếu của công ty là tổ chức sản xuất va kinh doanh thức ăn chăn nuôi gia súc và gia cầm theo nguyên tắc tự hạch toán có đầy đủ tư cách pháp nhân. Ngoài ra công ty còn tham gia tư vấn hỗ trợ trang trại, hướng dẫn và chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi cho nông dân. Sản phẩm chính mà công ty sản xuất là: Thức ăn đậm đặc dùng cho lợn, gà, vịt. Thức ăn hỗn hợp dùng cho lợn, gà, vịt. Hiện nay công ty đã sản xuất trên 25 loại thức ăn khác nhau đáp ứng cho từng giai đoạn phát triển của gia súc gia cầm, và được tiêu thụ khắp các tỉnh thành phía Bắc. Công ty đang tiếp tục đa dạng hóa sản phẩm nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến mẫu mã, bao bì ngày càng gọn nhẹm, bền đẹp nhằm đáp ứng nhu cầu thị hiếu người tiêu dùng, nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường. 2.2. Quy trình công nghệ sản xuất. Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của công ty hầu như được cơ giới hóa toàn bộ từ khâu đầu vào đến khâu đóng gói ra thành phẩm. Đây là một dây chuyền sản xuất khép kín tất cả các công đoạn đều được tự động hóa. Sơ đồ quy trình sản xuất thức ăn chăn nuôi: ( phụ lục 1). 3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty. 3.1. Sơ đồ bộ máy tổ chức của công ty ( phụ lục 2). 3.2 Chức năng từng bộ phận. - Tổng giám đốc: là người chịu trách nhiệm cao nhất về pháp lý trong mọi lĩnh vực sản xuất kinh doanh, tổng giám đốc có nhiệm vụ hướng dẫn chỉ huy các giám đốc của các phòng ban đồng thời trực tiếp chỉ huy các hoạt động sản xuất kinh doanh. - Phó tổng giám đốc: là người trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ mà tổng giám đốc đề ra và giao cho, được ủy quyền thay mặt điều hành công ty khi tổng giám đốc đi vắng. - Các giám đốc của các phòng ban bao gồm: GĐ phòng kinh doanh, GĐ phòng kĩ thuật, trưởng phòng tài chính... với vai trò là trợ lý đắc lực cho tổng giám đốc, dưới sự lãnh đạo trực tiếp hay gián tiếp của tổng giám đốc. Các trợ lý này chỉ đạo trực tiếp từng bộ phận từng phòng ban thuộc quyền chỉ đạo của mình. - Phòng kinh doanh: là bộ phận quan trọng quyết định vốn để sản xuất sản phẩm. Từ việc cung cấp đầu vào như: nguyên vật liệu, nhiên liệu và các trang thiết bị theo yêu cầu, đầu tư và phát triển phục vụ kịp thời cho hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà máy. + Xây dựng, lập kế hoạch chiến lược nghiên cứu thị trường, nhu cầu tiêu thụ sản phẩm hàng tháng, quý, năm. + Lập kế hoạch, tổ chức vận chuyển và kiểm soát các hoạt động mua bán. + Thu thập thông tin, đánh giá các nhà cung ứng nguyên vật liệu và các nhà phân phối sản phẩm. + Soạn thảo hoạt động kinh tế mua và bán. +Thu thập các phản ánh, khiếu nại của khách hàng về chất lượng sản phẩm, dịch vụ hàng hóa. - Phòng kỹ thuật: tổ chức sản xuất, nghiên cứu ứng dụng phục vụ sản xuất các công nghệ hiện đại tiên tiến. Là bộ phận trực tiếp thực hiện các thao tác kỹ thuật trong quá trình vận hành dây truyền sản xuất, đồng thời xử lý các tình huống kỹ thuật. - Phòng tài chính: tổ chức hạch toán tại phân xưởng của công ty đảm bảo cho công ty có lãi. Thực hiện tốt công tác hạch toán kế toán, nắm bắt kịp thời trung thực. 4. Tổ chức công tác kế toán. 4.1. Hình thức tổ chức công tác kế toán. Xuất phát từ đặc điểm tổ chức sản xuất và tổ chức quản lý, điều kiện và trình độ quản lý trên cơ sở nội dung nhiệm vụ và nguyên tắc tổ chức hạch toán kế toán. Hình thức tổ chức kế toán mà công ty TNHH Thiên Lý áp dụng là hình thức tổ chức hạch toán tập trung. Theo phương pháp hạch toán kế toán tập trung ở công ty có một phòng kế toán thực hiện toàn bộ công tác kế toán. Nhiệm vụ chung của phòng là lập và thực hiện tốt kế hoạch tài chính tính toán và ghi chép chính xác về nguồn vốn và tài sản cố định. Chứng từ và các loại vốn bằng tiền, tiền vay. Lập các báo cáo kế toán kịp thời, đầy đủ chính xác. Còn ở các phân xưởng sản xuất không có nhân viên kế toán mà chỉ có các nhân viên kinh tế làm thống kê phân xưởng sản xuất để lập và thu thập chứng từ về hoạt động sản xuất ở phân xưởng, sau đó chuyển lên phòng kế toán để xử lý và hạch toán. 4.2. Tổ chức bộ máy kế toán ( phụ lục 3). Bộ máy kế toán của công ty hiện nay được tổ chức cụ thể như sau: - Kế toán trưởng: chịu trách nhiệm hướng dẫn chỉ đạo, tổ chức thực hiện và kiểm tra toàn bộ các thông tin kinh tế, kiểm tra hoạt động của nhân viên kế toán, đồng thời kế toán trưởng theo dõi tổng hợp số phát sinh trong quá trình quản lý kinh doanh của công ty. - Kế toán viên thứ nhất: tính chi phí giá thành, nguyên vật liệu, kiêm kế toán thanh toán. - Kế toán viên thứ hai: kế toán tổng hợp kiêm kế toán tài sản cố định, kế toán các nguồn vốn quỹ. - Kế toán viên thứ ba: kế toán tiền lương thực hiện việc tính lương, phụ cấp và các khoản trích theo lương của toàn bộ công nhân viên trong công ty. - Kế toán viên thứ tư: kế toán tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, kiêm viết các phiếu xuất nhập nguyên liệu và hóa đơn bán hàng. - Thủ quỹ: quản lý tiền mặt căn cứ chứng từ hợp pháp, hợp lệ tiến hành xuất nhập quỹ tiền mặt, hàng tháng lập báo cáo kiểm kê quỹ tiền mặt. 4.3. Hình thức kế toán áp dụng tại công ty. Công ty TNHH Thiên Lý là một doanh nghiệp sản xuất có quy mô lớn, số lượng các nghiệp vụ kinh tế phát sinh ngày càng nhiều, trình độ kế toán tương đối đồng đều và có chuyên môn cao nên công ty đã áp dụng hình thức kế toán: Nhật ký chứng từ. ( phụ lục 4). Phần ii Tình hình thực tế tại công ty TNHH Thiên Lý I. Chính sách kế toán và các chỉ tiêu công ty đã đạt được. 1. Chính sách kế toán của công ty. - Kỳ kế toán: năm. - Đơn vị tiền tệ: VND - Hệ thống tài khoản đang sử dụng: công ty sử dụng hệ thống tài khoản do bộ tài chính ban hành theo quyết định 15/2006/QD-BTC ngày 20/3/2006 của bộ trưởng BTC. - Tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. - Kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. - Kế toán tính khấu hao tài sản cố định theo phương pháp khấu hao tuyến tính. - Kế toán tính trị giá vốn hàng xuất kho theo phương pháp giá thành nguyên vật liệu + chi phí. 2. Bảng kết quả hoạt đông kinh doanh của công ty TNHH Thiên Lý từ năm 2005 đến 2007 ( phụ lục 5). 3. Bảng cân đối kế toán 2007 ( phụ lục 6). Nhìn vào bảng cân đối kế toán ta thấy: - Tổng tài sản của năm 2007 giảm 17.237.069.450 đ tương ứng giảm 10,28%. Nguyên nhân do tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn giảm 12.134.893.426 đ tương ứng giảm 18,46%, và tiền mặt của công ty giảm 828.627.020 đ. Tài sản cố định và đầu tư dài hạn trong năm 2007 cũng giảm 5.102.176.024 đ tương ứng giảm 5%. - Tổng nguồn vốn của công ty có nợ phải trả giảm 17.706.855.528 đ tương ứng giảm 11,67% trong đó các loại nợ ngân hàng, nợ dài hạn, nợ khác đã giảm còn nguồn vốn chủ sở hữu của công ty đã tăng 496.786.078 đ tương ứng tăng 2,94%. Như vậy trong năm 2007 công ty làm ăn đã có lãi. II. Thực tế kế toán tập hợp CFSX và tính Z sản phẩm tại công ty TNHH Thiên Lý. Đối tượng tập hợp CFSX. Việc xác định đối tượng tập hợp CFSX được thực hiện đối với toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất các loại sản phẩm cùng loại, toàn bộ CFSX phát sinh trong kỳ của công ty đều được tập hợp vào các tài khoản CFSX mà công ty sử dụng, các tài khoản này không mở chi tiết theo từng sản phẩm hay phân xưởng. Công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi bằng một quy trình công nghê khép kín nên đối tượng tính giá thành là từng loại sản phẩm đã hoàn thành ở bước công nghê cuối cùng. Gồm có: Thức ăn đậm đặc và thức ăn hỗn hợp. 2. Phương pháp kế toán và phân bổ CFSX. 2.1 Phương pháp kế toán và phân bổ CFNVL trực tiếp. * Nội dung CFNVL trực tiếp. Bao gồm toàn bộ chi phí về: - Nguyên vật liệu chính: Khô đậu, bột ngô, bột cá, cám, các vi lượng khác… - Vật liệu phụ, nhiên liệu: Kháng sinh, thuốc chống bệnh, muối, thuốc chống mốc… - Công cụ, dụng cụ: Quần áo bảo hộ lao động, khẩu trang… * Phương pháp tính trị giá NVL xuất kho. Công ty áp dụng phương pháp giá bình quân gia quyền để xác định trị giá vật liệu xuất kho. Công thức xác định như sau: Đơn giá thực tế bình quân = Trị giá thực tế vật tư tồn kho đầu kỳ + Trị giá thực tế vật tư nhập trong kỳ Số lượng vật tư tồn kho trước lần nhập + Số lượng vật tư nhập trong kỳ Trị giá thực tế vật tư xuất kho = Đơn giá thực tế bình quân X Số lượng vật liệu xuất kho trong kỳ Cuối tháng, kế toán NVL tiến hành tính đơn giá xuất kho và tính toán điền giá trị xuất dùng của từng phiếu xuất kho. Cụ thể, theo phiếu xuất kho số 179/CT ngày 20/10/2007 giá NVL Khô đậu xuất dùng cho phân xưởng thức ăn đậm đặc, hỗn hợp. Kế toán căn cứ vào giá trị thực tế và số lượng hàng tồn kho đầu tháng 8.500.000 và nhập trong tháng 27.124.285 để tính đơn giá thực tế xuất kho cho vật liệu này như sau: Đơn giá bình quân = 8.500.000 + 27.124.285 = 9.382,22 1 kg khô đậu 1.300 + 2497 Trị giá thực tế khô đậu = 9.382,22 x 1.985 = 18.370,386 xuất dùng trong tháng phản ánh vao phiếu xuất kho ( phụ lục 7 ) * Tài khoản sử dụng. Công ty sử dụng TK 621 “ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp” và các TK liên quan. * Chứng từ kế toán sử dụng. Phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, bảng phân bổ vật tư, bảng kiểm kê vật tư hàng hóa, … * Phương pháp hạch toán NVL.( theo số liệu 10/2007, phụ lục 8) Nợ TK 621: 3.688.878.606 ( chi tiết thức ăn đậm đăc lợn) Có TK 1521: 3.312.541.885 Có TK 1522: 371.533.505 Có TK 1523: 4.803.216 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được phản ánh vào sổ cái TK 621. 2.2. Phương pháp kế toán và phân bổ CF NC trực tiếp. * Nội dung CF NC trực tiếp. CF NC trực tiếp tại công ty bao gồm chi phí về tiền lương, phụ cấp và các khoản trích BHXH, BHYT, KPCD của công nhân trực tiếp sản xuất. * Phương pháp tính lương NC trực tiếp. Công ty thực hiện 2 hình thức trả lương là lương theo thời gian và lương sản phẩm, ngoài ra có lương phụ cấp, lương nghỉ phép. Công ty không thực hiện trích trước lương nghỉ phép của công nhân sản xuất nên không mở tài khoản 335 “ chi phí phải trả” để theo dõi. Tiền lương của một công nhân được xác định như sau: Li =x(NcixLCBxHcni) Trong đó: Li : Tiền lương của công nhân thứ i được hưởng TL : Tổng tiền lương sản phẩm, công việc được hưởng Nci : Số ngày công của công nhân thứ i LCBi : Lương cơ bản của công nhân i Hcni : Hệ số cá nhân của công nhân thứ i N : Số công nhân Trích BHXH, BHYT, KPCĐ tính vào chi phí sản xuất Căn cứ vào tiền lương cơ bản của công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm kế toán chi phí tiến hành trích BHXH, BHYT, KPCĐ tính vào chi phí nhân công trực tiếp với tỉ lệ 19% gồm: BHXH: 15% trên lương cơ bản BHYT: 2% trên lương cơ bản KPCĐ: 2% từ quỹ lương thực tế * Tài khoản sử dụng. Công ty sử dụng TK 622 “ Chi phí nhân công trực tiếp” và các TK liên quan 334, 338… * Chứng từ kế toán sử dụng. Bảng chấm công, biên bản thanh lý hợp đồng khoán nội bộ, bảng thanh toán tiền lương theo lệnh sản xuất, bảng thanh toán tiền lương, bảng phân bổ tiền lương và BHXH… * Phương pháp hạch toán.( theo số liệu 10/2007, phụ lục 9) Nợ TK 622: 73.526.160 ( chi tiết thức ăn đậm đặc lợn) Có TK 334: 64.012.230 Có TK 338: 9.513.930 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp được phản ánh vào sổ cái TK 622. 2.3 Phương pháp tập hợp phân bổ CF SXC. * Nội dung của chi phí SXC. Bao gồm toàn bộ chi phí tiền lương của người lao động thuộc công ty phục vụ tại phân xưởng, chi phí nguyên nhiên vật liệu ( chính, phụ) và chi phí công cụ dụng cụ dùng cho sản xuất chung tại phân xưởng, chi phí khấu hao TSCĐ dùng trong sản xuất, CF dịch vụ mua ngoài, CF khác bằng tiền phục vụ sản xuất tại phân xưởng. Cuối kỳ kết chuyển chi phí sản xuất chung cho từng đối tượng tập hợp chi phí để tính giá thành sản phẩm. * Tài khoản sử dụng. Công ty sử dụng tài khoản 627 “ Chi phí sản xuất chung” và các TK liên quan. * Chứng từ kế toán sử dụng. Bảng chấm công, bảng thanh lý hợp đồng khoán nội bộ, bảng thanh toán lương, bảng tính trích khấu hao TSCD,… * Phương pháp hạch toán.(theo số liệu 10/2007, phụ lục 10) - Tiền lương phải trả nhân viên phân xưởng Nợ TK 627: 93.600.800 Có TK 3341: 22.689.600 Có TK 3342: 70.911.200 - Tính BHXH, BHYT, KPCĐ Nợ TK 6271: 99.330.048 Có TK 334: 93.600.800 Có TK 338: 5.729.248 - Phân bổ khấu hao Nợ TK 6274: 65.661.856 Có TK 214: 65.661.856 - Các dịch vụ phát sinh Nợ TK 6277: 45.985.500 Có TK 111: 45.985.500 Kế toán chi phí sản xuất chung được phản ánh vào sổ cái TK 627 3. Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang. Sản phẩm làm dở ở công ty là khối lượng sản phẩm đang trong quá trình sản xuất ở các phân xưởng của quy trình công nghệ nhưng chưa hoàn thành ở công đoạn cuối cùng. Đánh giá sản phẩm làm dở là tính toán, xác định phần chi phí sản xuất mà sản phẩm dở dang cuối kỳ phải chịu. Cuối mỗi tháng phòng kỹ thuật sẽ căn cứ vào phiếu báo xác nhận sản phẩm hoàn thành của các phân xưởng gửi lên để xác định mức độ hoàn thành của sản phẩm Phương pháp đánh giá sản phẩm làm dở ở công ty là theo khối lượng hoàn thành tương đương. CT tính như sau: Giá trị SPDD cuối kỳ = SPD DĐK tính theo chi phí NVLTT + Chi phí NVLTT phát sinh TK x Số lượng sản phẩm quy đổi Số lượng SP hoàn thànhTK + Số lượng SPDDCK 4. Đối tượng tính giá thành sản phẩm. Đối tượng tính giá thành tại công ty là từng loại sản phẩm đã hoàn thành ở bước công nghệ cuối cùng gồm có: Thức ăn đậm đặc lợn, thức ăn đậm đặc vịt, thức ăn đậm đăc lợn siêu nạc, thức ăn đậm đặc hỗn hợp khác… Để đảm bảo cho yêu cầu quản lý công ty quy định kỳ tính giá thành là hàng tháng. Giá thành thực tế là giá thành được tính trên cơ sở số liệu chi phí sản xuất thực tế phát sinh và tập hợp trong tháng. Giá thành thực tế chỉ có thể tính được sau khi kết thúc quá trình sản xuất sản phẩm và được tính toán cho cả chỉ tiêu tổng giá thành và giá thành đơn vị. Giá thành thực tế còn là cơ sở để xác định kết quả sản xuất kinh doanh của công ty. Từ đó giúp ban lãnh đạo công ty có những điều chỉnh phù hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Đơn vị tính là kg. 5. Phương pháp tính giá thành sảm phẩm. Công ty TNHH Thiên Lý tính giá thành sản phẩm theo phương pháp giản đơn. Công thức tính như sau: Giá thành thực tế Chi phí sản xuất Chi phí sản xuất Chi phí sản xuất Thức ăn đậm đặc = sản phẩm dở + sản phẩm thực tế - sản phẩm dở dang hoàn thành dang đầu kỳ phát sinh cuối kỳ Để tính giá thành, cuối tháng kế toán mở từng bảng tính giá thành cho từng loại sản phẩm. Cụ thể có bảng tính giá thành Thức ăn đậm đặc và bảng hoàn thành sản phẩm trong tháng 10/2007. ( phụ lục 11 ) Như vậy căn cứ vào Bảng tính giá thành, xác định được tổng giá thành của 341.401 kg sản phẩm Thức ăn đậm đặc hoàn thành trong tháng 10/2007 là 4.385.307.137 đ, từ đó tính được giá thành một kg thức ăn đậm đặc là: 4.385.307.137 = 12.845 đ 341.401 Phần iii Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp CFSX và tính Z sản phẩm tại công ty TNHH Thiên Lý. 1. Những tồn tại trong kế toán tập hợp CFSX và tính Z sản phẩm. - Về viêc trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất. Tại công ty việc nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm giữa các kỳ là không đều nhau, thế nhưng công ty lại không thực hiện trích trước tiền lương nghỉ phép, điều này dễ làm cho giá thành có sự biến động không hợp lý. - Về việc mở thêm bảng kê số 4. Hiện nay để theo dõi CFSX và tính giá thành ở công ty không sử dụng bảng kê số 4 mà chỉ sử dụng NKCTS 7 ghi trực tiếp vào sổ cái TK 621, 622, 627, 154. Theo quy định của chế độ kế toán hiện hành thì bảng kê số 4 là một trong các sổ sách được sử dụng trong hình thức kế toán nhật ký chứng từ mà công ty đang áp dụng. 2. ý kiến hoàn thiện. - Về viêc trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất. Hiện nay, công ty không thực hiên trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất vào CFSX và không hạch toán trên TK 335 mà tính vào tiền lương công nhân phải trả hàng tháng. Công ty nên thực hiện trích trước tiền lương nghỉ phép theo kế hoạch và hạch toán vào TK 335. - Khi trích trước lương nghỉ phép của công nhân sản xuất, kế toán ghi: Nợ TK 622: Chi phí nhân công trưc tiếp Có TK 335: Chi phí phải trả - Khi trích trước lương nghỉ phép của công nhân sản xuất thực tế phải trả, kế toán định khoản: Nợ TK 335: Chi phí phải trả Có TK 334: Phải trả công nhân viên - Nếu số trích trước lương nghỉ phép của công nhân sản xuất lớn hơn số thực tế phát sinh kế toán ghi giảm chi phí số chênh lệch: Nợ TK 335: Chi phí phải trả Có TK 622: Chi phí nhân công trưc tiếp - Nếu số trích trước lương nghỉ phép của công nhân sản xuất nhỏ hơn số thực tế phát sinh kế toán trích tiếp số chênh lệch: Nợ TK 622: Chi phí nhân công trưc tiếp Có TK 335: Chi phí phải trả - Về việc mở thêm bảng kê số 4. Mặc dù không sử dụng bảng kê số 4, kế toán chi phí và giá thành ở công ty vẫn đảm bảo chính xác nhưng để thực hiện theo đúng quy định của chế độ kế toán về hình thức kế toán nhật ký chứng từ và thuận tiện cho việc luân chuyển chứng từ, sổ sách theo em công ty nên mở thêm bảng kê số 4. Khi mở bảng này công ty nên theo dõi chi tiết từng phân xưởng. Việc mở thêm bảng kê số 4 có tác dụng rất lớn đối với công tác quản lý chi phí theo từng địa điểm phát sinh chi phí, nó cung cấp thông tin cho bộ máy quản lý biết được hiệu quả sản xuất kinh doanh từng phân xưởng để từ đó đưa ra các giải pháp kịp thời nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty. Kết luận Trong những năm qua, Công Ty TNHH Thiên Lý luôn luôn cố gắng trong công tác kinh doanh cũng như công tác quản lý. Kết quả kinh doanh đạt được năm sau cao hơn năm trước đó là nhờ sự cố gắng không ngừng của toàn thể cán bộ Công ty dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Ban giám đốc Công ty. Do đó Công ty đã khẳng định được vị trí của mình trên thị trường ngày càng cố gắng đứng vững và phát triển, đạt được nhiều thành tích cao trong kinh doanh. Để có được thành tích trên, ngoài sự đóng góp, phấn đấu nỗ lực của toàn công ty còn có sự đóng góp tích cực của đội ngũ kế toán. Nhận rõ được trách nhiệm và tầm quan trọng của mình, đội ngũ kế toán đã luôn cung cấp số liệu, thông tin một cách chính xác, kịp thời cho lãnh đạo công ty có những biện pháp, chính sách, phương thức kinh doanh tiêu thụ hàng hoá, nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên, đáp ứng nhu cầu của thị trường, đồng thời thúc đẩy nền kinh tế trong nước phát triển. Qua thời gian thực tập, em đã tìm tòi, học hỏi và nắm được những kiến thức thực tế về chuyên ngành Kế toán. Em cũng đi sâu tìm hiểu, nghiên cứu thực trạng công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, đồng thời cũng đưa ra những tồn tại và cách khắc phục nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Thiên Lý. Tuy vậy, do thời gian có hạn, trình độ nhận thức của bản thân còn hạn chế nên trong bản báo cáo thực tập này còn thiếu sót, hạn chế nhất định. Vì vậy, em rất mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo của các thầy cô giáo và các bạn. Bảng kết quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Thiên Lý Chỉ tiêu Đơn vị 2005 2006 2007 So sánh (%) 06/ 05 07/ 06 - Khối lượng sp tiêu thụ - Doanh thu bán hàng - Các khoản giảm trừ - Giá vốn hàng bán + CF NC trực tiếp + CF NVL trực tiếp + CF SXC - Lợi nhuận gộp - CF QLDN - CF bán hàng - Lãi trước thuế - Lãi sau thuế Tấn Tr đ - - - - - - - - - - 8770 36144 0 34571,19 780 31415 2376,19 1572,81 480 1642,81 550 0 550 10387 41548 0 37600,62 936 34132,5 2532,12 2595,38 624 1971,38 1351 338 1014 12400 42600 0 44061,8 1119 40036,4 2906,4 5538,2 723 2365,2 2450 612,5 1837,5 118,4 115 0 108,8 120 108,6 106,7 165 130 120 119,4 119,4 0 117,2 119,6 117,3 114,8 213,4 115,8 120 181 181 182 ( phụ lục 5) Bảng cân đối kế toán 2007 Tài sản Số đầu năm ( đ ) Số cuối năm ( đ ) Chênh lệch Tỷ trọng từng loại ( %) Tiền ( đ) ( % ) Đầu năm Cuối năm Tổng TS 167.739.833.020 150.502.763.570 -17.237.069.450 -10,28 100 100 A. TSLĐ và đầu tư ngắn hạn 65.729.898.229 53.595.004.803 -12.134.893.426 -18,46 39,18 35,61 1. Tiền 4.362.036.199 3.553.409.179 -828.627.020 -19 2,6 2,35 2. Các khoản ĐT tài chính ngắn han - - - - - - 3. Các khoản phải thu 35.239.245.649 27.199.982.146 -8.039.236.503 -22,81 21 18,07 4. Hàng tồn kho 25.526.667.114 22.445.379.290 -3.081.287.824 -12,07 15,22 14,91 5. TSLĐ khác 518.295.507 315.085.988 -203.209.519 -39,21 0,31 0,21 6. Chi sự nghiệp 83.653.760 101.148.200 +17.494.440 20,91 0,05 0,07 B. TSCĐ và ĐT tài chính dài hạn 102.009.934.791 96.907.758.767 -5.102.176.024 -5 60,43 64,39 1. TSCĐ 101.336.823.791 96.645.619.608 -4.721.204.183 -4,66 60,43 64,22 2. Các khoản ĐT TC dài hạn 643.111.000 262.139.159 -380.971.841 -59,24 0,37 0,17 Tổng nguồn vốn 167.739.833.791 150.502.763.570 -17.237.069.450 -10,28 100 100 A. Nợ phải trả 151.736.485.713 134.029.630.185 -17.706.855.528 -11,67 90,46 89,05 1. Nợ ngắn hạn 61.621.325.312 48.226.826.569 -13.394.498.743 -21,74 36,74 32,04 2. Nợ dài hạn 89.414.483.799 85.241.032.089 -4.173.451.710 -4,67 53,3 56,64 3. Nợ khác 700.676.602 561.771.527 -138.905.075 -19,83 0,42 0,37 B. Nguồn vốn CSH 16.003.347.307 16.473.133.385 +469.786.078 2,94 9,54 10,95 1. Nguồn vốn quỹ 15.916.605.185 16.373.353.387 +456.748.202 2,78 9,48 10,88 2. Nguồn kinh phí và quỹ 86.741.522 99.779.998 +13.038.476 15,03 0,06 0,07 ( phụ lục 6 ) CÔNG TY TNHH THIÊN Lý Trích: sổ chi tiết Từ ngày 01/10/2007 đến ngày 31/10/2007 Tài khoản: 621 – Chi phí nguyên vật liệu trưc tiếp Số dư đầu kỳ: 0 Đơn vị: VNĐ Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Số phát sinh Ngày Số Nợ Có 1/10 2/10 179 … Xuất NVL dùng trong tháng: ( chi tiết cho sản phẩm đậm đăc lợn ) Thức ăn các loại Khô đậu Bột ngô Bột cá … 152 1521 15211 15212 15213 ... 1522 1523 3.688.878.606 3.312.541.885 18.370.386 10.155.457 930.520 371.533.505 4.803.216 Xuất NVL dùng trong tháng chi tiết cho các thưc ăn đâm đặc khác 152 1.271.970.424 31/10 Kết chuyển CF NVL TT - Chi tiết cho thức ăn đậm đặc lợn. - Chi tiết cho thức ăn đậm đặc khác 154 154 3.688.878.606 1.271.970.424 Cộng 4.960.849.030 4.960.849.030 Tổng phát sinh nợ: 4.960.849.030 Tổng phát sinh có: 4.960.849.030 Số dư cuối kỳ: 0 Kế toán ghi sổ Ngày 31 tháng 10 năm 2007 ( Ký, họ tên) Kế toán trưởng ( Ký, họ tên) ( phụ lục 8) CÔNG TY TNHH THIÊN Lý Trích: sổ chi tiết Từ ngày 01/10/2007 đến ngày 31/10/2007 Tài khoản: 622 – Chi phí nhân công trực tiếp Số dư đầu kỳ: 0 Đơn vị: VNĐ Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Số phát sinh Ngày Số Nợ Có 31/10 * Phân bổ chi phí NC TT ( chi tiết cho thức ăn chăn nuôi đậm đăc lợn) CF tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất KPCĐ BHXH BHYT 334 3382 3383 3384 73.526.160 64.012.230 1.001.466 7.510.998 1.001.996 * Phân bổ chi phí NC TT ( chi tiết cho thức ăn đâm đặc khác ) 163.426.659 31/10 K/c CF NC TT: - Chi tiết cho thức ăn đậm đặc lợn. - Chi tiết cho thức ăn đậm đặc khác 154 154 73.526.160 163.426.659 Cộng 236.952.819 236.952.819 Tổng phát sinh nợ: 236.952.819 Tổng phát sinh có: 236.952.819 Số dư cuối kỳ: 0 Kế toán ghi sổ Ngày 31 tháng 10 năm 2007 ( Ký, họ tên) Kế toán trưởng ( Ký, họ tên) ( phụ lục 9) Sổ cáI tài khoản 627 Tháng 10 năm 2007 TK 627 Dư nợ: 0 Dư có: Chi phí sản xuất chung TK đối ứng Tháng 10 ... Tháng 12 Tổng cộng Nợ Có TK 111 45.985.500 TK 1521 101.099.471 TK 1522 69.278.448 TK 153 14.893.305 TK 2141 65.661.856 TK 3341 22.689.600 TK 3342 70.911.200 TK 3382 1.872.016 TK 3383 3.403.440 TK 3384 453.792 TK 154 396.248.628 Cộng PS 396.248.628 396.248.628 Dư nợ 0 Dư có Ngày 31 tháng 10 năm 2007 Người lập Kế toán trưởng ( phụ lục 10 ) Sơ đồ quy trình sản xuất sản phẩm thức ăn chăn nuôi của công ty Sơ đồ 1: Quy trình sản xuất thức ăn đậm đặc cho lợn, gà, vịt. Nguyên liệu Phân loại Sấy nguyên liệu Trộn tỷ lệ Nghiền nguyên liệu Đóng gói Thành phẩm Nhập kho Sơ đồ 2: Quy trình sản xuất thức ăn hỗn hợp cho lợn, gà, vịt. Nguyên liệu Phân loại Sấy nguyên liệu Nghiền nguyên liệu Trộn tỷ lệ Tạo viên Đóng gói Thành phẩm Nhập kho ( phụ lục 1 ) Sơ đồ bộ máy tổ chức của công ty Tổng GĐ GĐ phòng kinh đoanh GĐ phòng kỹ thuật Phó tổng GĐ Văn phòng Trưởng phòng tổ chức Phòng kinh doanh Phòng kỹ thuật Phòng tài chính Nhà máy SX Phân xưởng 1 Phân xưởng 2 Tổ SX cám lợn Tổ SX cám gà Tổ SX cám vịt Tổ SX cám lợn Tổ SX cám gà Tổ SX cám vịt ( phụ lục 2 ) Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán Kế toán trưởng Kế toán CF, giá thành, nguyên vật liệu, kiêm kế toán thanh toán Kế toán tổng hợp, TSCĐ, kiêm kế toán nguồn vốn Kế toán tiền lương Kế toán tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, kiêm viết phiếu xuất NVL Thủ quỹ ( phụ lục 3 ) Bảng hoàn thành sản phẩm trong tháng 10/2007 Tên sản phẩm Trọng lượng Mức độ hoàn thành Trọng lượng quy đổi Thức ăn đậm đặc lợn 341.401 100% 341.401 Cộng sản phẩm hoàn thành 341.401 341.401 Thức ăn đậm đặc lợn 63.268 80% 50.614 Cộng sản phẩm dở dang 63.268 50.614 Tổng cộng 404.669 392.015 Bảng tính giá thành thức ăn đậm đặc Tháng 10 năm 2007 Khoản mục Dở đầu kỳ Chi phí trong kỳ Giá thành Dở cuối kỳ -CFNVL TT +CFNVL chính +CFNVLP+CCDC 1.155.863.565 1.003.409.240 152.454.325 3.688.878.606 3.312.541.885 376.336.721 4.097.000.218 3.636.483.126 460.517.092 747.741.953 679.467.999 68.273.954 - CFNC TT 39.801.264 73.526.160 98.695.347 14.632.077 - CF SXC 94.766.985 122.955.448 189.611.572 28.110.861 Cộng 1.290.431.814 3.885.360.214 4.385.307.137 790.484.891 ( phụ luc 11) Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán nhật ký chứng từ Chứng từ kế toán và các bảng phân bổ Bảng kê Nhật ký chứng từ Thẻ và sổ kế toán chi tiết Sổ cái Bảng tổng hợp chi tiết Báo cáo tài chính Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu, kiểm tra ( phụ lục 4) Số 179/CT Phiếu xuất kho Nợ: TK 621 Ngày 20 tháng 10 năm 2007 Có: TK 1521 Họ tên người nhân hàng : Phạm Thị Hà Địa chỉ ( Bộ phận ) : Phân xưởng thức ăn đậm đặc, hỗn hợp Lý do xuất kho : Sản xuất thức ăn chăn nuôi Xuất tại kho : Nguyên liệu STT Tên nhãn hiệu Mã số Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền Yêu cầu Thực xuất 1 Khô đậu Kg 1.958 1.958 2 Bột ngô Kg 1.123,2 1.123 3 Bột cá Kg 100 100 … Cộng Ngày 20 tháng 10 năm 2007 Thủ trưởng ĐV Kế toán trưởng Phụ trách cung tiêu Người nhận Thủ kho ( ký tên) ( ký tên) ( ký tên) ( ký tên) ( ký tên) ( phụ lục 7)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc22652.doc
Tài liệu liên quan