Đề tài Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh và tính giá thành sản phẩm tại nhà máy chế tạo Biến Thế

Hiện nay, Nhà máy không tiến hành trích trước hoặc phân bổ dần chi phí sửa chữa lớn tài sản cố định. Nếu phát sinh những khoản này trong tháng thì kế toán sẽ tính hết vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ. Thực tế cho thấy, hiện nay hầu hêt tài sản của Nhà máy đều đã sử dụng từ 5 đến 9 năm, số tài sản cố định mới chiếm tỷ lệ không nhiều trong tổng giá trị tài sản cố định. Ngoài ra, Nhà máy còn tận dụng những tài sản cố định đã khấu hao hết mà không thanh lý. Điều đó cho thấy chi phí sửa chữa thường xuyên và sửa chữa lớn tài sản cố định là không thể tránh khỏi và rất lớn. Vì vậy, Nhà máy nên có biện pháp xử lý khoản chi phí sản xuất này để tránh tình trạng biến động lớn trong chi phí

doc89 trang | Chia sẻ: haianh_nguyen | Lượt xem: 1154 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh và tính giá thành sản phẩm tại nhà máy chế tạo Biến Thế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trong tháng _ 293000 244.167 _ _ _ _ _ _ 244.167 Xe ô tô Camry 10 293000 244.167 _ _ _ _ _ _ 244.167 IV. Số khấu hao phải trích tháng này _ 5113235 37435.59 2695.603 6338.138 9805.662 7447.809 7392.543 3113.669 2884.297 Người lập bảng Ngày 1 tháng 4 năm 2002 Kế toán trưởng Nguyễn Văn Sự Qua bảng tính và phân bổ khấu hao có thể thấy tình hình tăng giảm tài sản cố định của nhà máy diễn ra không thường xuyên. Xét trên tổng chi phí sản xuất thì chi phí này chiếm một tỷ lệ nhỏ, việc tính khấu hao cũng không phức tạp do Nhà máy không có tài sản cố định đi thuê tài chính. Tuy nhiên, việc phản ánh đúng chi phí khấu hao cũng có ý nghĩa lớn đối với việc tính giá thành sản phẩm. Nhưng Nhà máy cần xem xét tiêu thức phân bổ khấu hao. Vì phần hao mòn của tài sản cố định phụ thuộc vào thời gian máy chạy nhiều hơn là phụ thuộc vào thời gian lao động của công nhân trực tiếp sản xuất. Đặc biệt là khi Nhà máy còn hạn chế về máy móc. d. Chi phí dịch vụ mua ngoài. Chiếm một tỷ lệ lớn trong chi phí dịch vụ mua ngoài của Nhà máy là dịch vụ điện thoại, điện sản xuất kinh doanh và nước sạch. Ngoài ra, còn một số ít chi phí này là tiền thuê ngoài sửa chữa TSCĐ. Khi nhận được giấy báo tiền điện thoại, giấy báo thanh toán tiền điện..., tuỳ hình thức thanh toán mà kế toán ghi vào các Nhật ký chứng từ tương ứng. Thông thường, Nhà máy thanh toán qua ngân hàng với các hoá đơn tiền điện, hoá đơn tiền điện thoại. Trong trường hợp này, kế toán thanh toán viết ủy nhiệm chi và đưa cho kế toán trưởng ký duyệt. Đến ngày nhận được Giấy báo Nợ của ngân hàng thì kế toán thanh toán sẽ ghi vào Nhật ký chứng từ số 2. Đối với những trường hợp thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt, khi giám đốc và kế toán trưởng duyệt chi, kế toán thanh toán sẽ lập phiếu chi rồi chuyển cho thủ quỹ. Sau khi thủ quỹ đã chi tiền, ký phiếu chi, phiếu chi sẽ được chuyển lại cho kế toán thanh toán. Kế toán thanh toán có nhiệm vụ ghi vào Nhật ký chứng từ số 1. Trường hợp nhà máy chưa thanh toán thì kế toán trưởng sẽ ghi vào sổ chi tiết thanh toán với người bán. Đến cuối tháng, kế toán trưởng sẽ tập hợp các nhật ký chứng từ có liên quan (ghi Nợ TK 627) lấy số tổng cộng để tiến hành phân bổ và là cơ sở vào Bảng kê số 4. Trong tháng 4, tổng chi phí dịch vụ mua ngoài là 43735218 (đồng) Trong đó, tiền điện thoại là12 531 700 (đồng ) tiền điện phục vụ sản xuất:23584368 (đồng) tiền nước phục vụ sản xuất:2667500 (đồng ) tiền thuê ngoài sửa chữa cần trục :4951650 (đồng ) Khoản chi phí này do kế toán trưởng tập hợp các hoá đơn dịch vụ phát sinh trong tháng và đối chiếu với số liệu trên các nhật ký chứng từ. Sau khi đã kiểm tra khớp đúng số liệu, kế toán trưởng sẽ phân bổ chi phí dịch vụ mua ngoài theo giờ công lao động trực tiếp. e. Chi phí trả trước. Chi phí trả trước là những chi phí thực tế đã phát sinh nhưng chưa tính hết vào chi phí sản xuất kinh doanh của kỳ này mà được tính cho hai hay nhiều kỳ hạch toán sau đó. Đây là những khoản chi phí phát sinh một lần quá lớn hoặc do bản thân chi phí phát sinh có tác dụng tới nhiều kỳ hạch toán. Trong tháng 4 năm 2002, chi phí trả trước phát sinh những khoản sau: - Giá trị công cụ, dụng cụ nhỏ xuất dùng thuộc loại phân bổ nhiều lần - Tiền thuê nhà xưởng sản xuất. Để theo dõi các khoản chi phí trả trước, kế toán sử dụng Bảng kê số 6. Bảng kê này được lập hàng tháng. Hàng ngày, khi phát sinh các nghiệp vụ xuất công cụ dụng cụ cho sản xuất, thanh toán chi phí sửa chữa lớn tài sản cố định ngoài kế hoạch, trả trước tiền thuê nhà xưởng cho nhiều tháng...kế toán trưởng sẽ dựa trên các chứng từ, các hoá đơn để ghi vào Bảng kê số 6. Bảng kê này theo dõi số dư đầu tháng TK142 (1421), các phát sinh tăng trong tháng. Đến cuối tháng, kế toán trưởng tiến hành phân bổ vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ, tính ra số tổng cộng và số dư cuối tháng. Số tổng cộng ở Bảng kê số 6 sẽ là cơ sở để kế toán trưởng vào Bảng kê số 4 và Nhật ký chứng từ số 7. Bảng kê số 6 tháng 4 năm 2002 của Nhà máy như sau: Đơn vị: Nhà máy Chế Tạo Biến Thế Bảng số 6: Bảng kê số 6 Tháng 4 năm 2002 Đơn vị tính : 1000đ Diễn giải Số dư đầu tháng Ghi Nợ TK 142, ghi Có các TK.. Ghi Có TK 142, chi Nợ các TK.. Số dư cuối tháng Nợ Có 153 ..... Cộng Nợ 627 ... Cộng Có Nợ Có Số đầu tháng 126.045 - - Xuất dao cắt bìa 3.178 - 3.178 - - - Xuất lô gỗ 1.315 - 1.315 - - - Phân bổ chi phí công cụ dụng cụ - - - 12.015 - 12.015 Phân bổ tiền thuê nhà xưởng - - - 30.000 - 30.000 Số dư cuối tháng - - - - 84030 Cộng 4.493 - 4.493 42.015 - 42.015 Người lập bảng Ngày 2 tháng 5 năm 2002 Kế toán trưởng Nguyễn Văn Sự f. Thiệt hại về sản phẩm hỏng Ngoài các chi phí trên, một phần nhỏ trong chi phí sản xuất chung của nhà máy là khoản thiệt hại về sản phẩm hỏng. Sản phẩm hỏng là sản phẩm không thoả mãn các tiêu chuẩn chất lượng và đặc điểm kỹ thuật của sản xuất về kích cỡ, trọng lượng, cách thức lắp ráp... Tuỳ theo mức độ hư hỏng mà sản phẩm hỏng được chia làm hai loại: sản phẩm hỏng có thể sửa chữa được và sản phẩm hỏng không thể sửa chữa được. Do đặc điểm sản phẩm của Nhà máy là sản phẩm có giá trị lớn, thời gian sản xuất dài nên Nhà máy không chấp nhận sản phẩm hỏng không thể sửa chữa được. Tuy nhiên, Nhà máy vẫn chấp nhận một tỷ lệ sản phẩm hỏng có thể sửa chữa được trong quá trình sản xuất. Đây là những hỏng hóc được xem là không thể tránh khỏi và chi phí sửa chữa những sản phẩm này được tính vào chi phí sản xuất trong kỳ. Chi phí sửa chữa sản phẩm hỏng bao gồm: - Chi phí công nhân sửa chữa sản phẩm. - Chi phí nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ. - Chi phí chung khác. Trong đó, chi phí công nhân sửa chữa sản phẩm đã được tính vào tiền lương của công nhân và phân bổ ở phần hạch toán chi phí nhân công. Chi phí nguyên vật liệu xuất dùng cho sửa chữa sản phẩm hỏng cũng đã hạch toán và phản ánh ở Bảng phân bổ chi phí nguyên vật liệu. Đồng thời các chi phí khác phát sinh cũng đã hạch toán vào chi phí sản xuất chung toàn phân xưởng. Tóm lại việc tổ chức công tác hạch toán chi tiết đối với phần tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm ở Nhà máy chế tạo biến thế khá chặt chẽ, hệ thống sổ sách lập đầy đủ, phản ánh chính xác số chi phí sản xuất phát sinh trong tháng. Đồng thời, việc hạch toán chi tiết chi phí sản xuất kinh doanh về cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu của công tác quản lý chi phí. 3. Hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất Để phản ánh tình hình phát sinh chi phí trong tháng của Nhà máy, kế toán sử dụng các tài khoản chi phí: - TK 621: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp - TK 622: Chi phí nhân công trực tiếp - TK 627: Chi phí sản xuất chung Các TK này có kết cấu giống nhau Bên Nợ: phản ánh các nghiệp vụ ghi tăng chi phí Bên Có: phản ánh các nghiệp vụ kết chuyển chi phí sang tài khoản tính giá thành sản phẩm. Các tài khoản này cuối kỳ không có số dư. Các chi phí sản xuất trên cuối kỳ được tập hợp vào tài khoản tính giá thành sản phẩm (TK 154). Kết cấu tài khoản 154 như sau: Bên Nợ: tập hợp các chi phí sản xuất trong kỳ. Bên Có: - Các khoản ghi giảm chi phí sản phẩm - Tổng giá thành sản xuất thực tế sản phẩm hoàn thành Dư Nợ: chi phí thực tế của sản phẩm, lao vụ, dịch vụ dở dang chưa hoàn thành Để tổng hợp tình hình phát sinh chi phí trong tháng, kế toán sử dụng Bảng kê số 4, Bảng kê số 6. Từ hai bảng kê này, kế toán sẽ tiến hành lập thẻ tính giá thành sản phẩm và ghi vào Nhật ký chứng từ số 7. Báo cáo chi phí, Báo cáo khác Sổ Cái TK 621, 622, 627, 154 Nhật ký chứng từ số 7 Thẻ tính giá thành Bảng kê số 6 Bảng kê số 4 Chứng từ gốc về chi phí và Bảng phân bổ số 1, 2, 3 Sơ đồ số10: Qui trình hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất Bộ công nghiệp Bảng số 7: Bảng kê số 4 Đơn vị: Nhà máy Chế tạo biến thế Tháng 4 năm 2002 Đơn vị: 1000đ Các TK ghi Có Các TK ghi Nợ 142 152 214 334 338 621 622 627 NKCT số 1 NKCT số 2 Cộng chi phí thực tế TK 154 - - - - - 1203.156,5 134.606,319 239.750,2 - - 1577.513,019 Công đoạn tạo vỏ - - - - - 159.674 18.757,035 18.888,574 - - 197.319,069 Công đoạn lõi thép - - - - - 448.550,2 25.945,006 44.409,492 - - 518.904,698 Công đoạn quấn dây - - - - - 308.830,8 32.783,502 68.704,622 - - 410.318,924 Lắp ráp bước 1 - - - - - 60.380 29.175,352 52.184,7 - - 141.740,052 Lắp ráp bước 2 - - - - - 225.721,5 27.945,424 55.562,812 - - 309.229,736 TK 621 - 1203.156,5 - - - - - - - - 1203.156,5 Công đoạn tạo vỏ - 159.674 - - - - - - - - 159.674 Công đoạn lõi thép - 448.550,2 - - - - - - - - 448.550,2 Công đoạn quấn dây - 308.830,8 - - - - - - - - 308.830,8 Lắp ráp bước 1 - 60.380 - - - - - - - - 60.380 Lắp ráp bước 2 - 225.721,5 - - - - - - - - 225.721,5 TK 622 - - - 127.030,069 7.576,25 - - - - 134.606,319 Công đoạn tạo vỏ - - - 17.701,395 1.055,64 - - - - - 18.757,035 Công đoạn lõi thép - - - 24.484,856 1.460,15 - - - - - 25.945,006 Công đoạn quấn dây - - - 30.938,412 1.845,09 - - - - - 32.783,502 Lắp ráp bước 1 - - - 27.532,992 1.462,36 -- - - - - 29.175,352 Lắp ráp bước 2 - - - 26.372,414 1.573,01 - - - - - 27.945,424 TK 627 42.015 97.263,3 37.435,588 16.273,558 979,336 - - - 9667,35 36.116,068 239.750,2 Công đoạn tạo vỏ 3.362,726 7.784,59 2.695,603 1.302,476 78,85 - - - 773,739 2890,59 18.888,574 Công đoạn lõi thép 7.906,736 18.303,82 6.338,138 3.062,495 182,4 - - - 1819,283 6796,62 44.409,492 Công đoạn quấn dây 12.232,419 28.317,63 9.805,662 4.737,951 281,39 - - - 2814,59 10.514,98 68.704,622 Lắp ráp bước 1 9.219,033 21.508,43 7.447,809 3.598,672 214,396 - - - 2137,8 7986,56 52.184,7 Lắp ráp bước 2 9.222,086 21.348,83 7.392,543 3.751,964 222,3 - - - 2121,938 7927,318 55.562,812 Cộng 42.015 1300419,8 37435,588 143.303,627 8.555,586 1203.156,5 134.606,319 239.750,2 9.667,35 36.166,068 3155026,038 Kế toán ghi sổ Ngày 2 tháng 5 năm 2002 Kế toán trưởng Nguyễn Văn Sự Cuối tháng, kế toán trưởng sẽ căn cứ vào các Bảng phân bổ vật tư, Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội, Bảng tính và phân bổ khấu hao và các Nhật ký chứng từ có liên quan để ghi vào các dòng và cột tương ứng của Bảng kê số 4. Để vào cột ghi Có TK 142, kế toán dựa trên Bảng kê số 6 và bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ. Sau khi đã phân bổ tổng số ghi Có trên bảng kê số 6, kế toán sẽ cộng với số đã phân bổ trên bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ để ghi vào cột ghi Có TK 142 ở bảng kê số 4. Số liệu trên cột ghi Có TK 152 lấy từ bảng phân bổ vật tư. Tương tự như vậy, kế toán sẽ căn cứ vào số liệu trên bảng tính và phân bổ khấu hao để ghi vào cột ghi Có TK 214, từ bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội ghi vào cột ghi Có TK 334, 338. Ngoài ra, kế toán còn dựa vào các Nhật ký chứng từ số 1, 2, 5. Sau khi tập hợp đủ chi phí, kế toán sẽ kết chuyển sang TK 154 và ghi vào các cột ghi Có TK 621, 622, 627. Số liệu tổng cộng của Bảng kê số 4 sau khi khoá sổ vào cuối tháng được dùng để ghi vào Nhật ký chứng từ số 7 và là căn cứ để tính giá thành sản phẩm hoàn thành. Do đối tượng tập hợp chi phí của Nhà máy là từng công đoạn sản xuất nên các TK 154, 621, 622, 627 ghi chi tiết theo năm công đoạn sản xuất của Nhà máy. Nhật ký chứng từ số 7 tháng 4 năm 2002 của Nhà máy như sau: Bộ công nghiệp Đơn vị: Nhà máy chế tạo biến thế Bảng số 8: Nhật ký chứng từ số 7 Phần I: Tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh toàn doanh nghiệp 142 152 153 154 214 334 338 621 622 627 NKCT số1 NKCT số 2 NKCT số 5 Tổng cộng chi phí 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 154 - - - - - - - 1203.156,5 134.606,319 239750,2 - - - 1577513,019 142 - - 4.493 - - - - - - - - - - 4493 621 - 1203156,5 - - - - - - - - -- - - 1203156,5 622 - - - - - 127.030,069 7.576,25 - - - - - - 134606,319 627 42015 97263,3 - - 37.435,588 16.273,558 979,336 - - - 9667,35 36116,068 - 239750,2 641 - 1271,3 -- - 3.113,669 8.877,582 528,77 - -- -- 2764,77 1456,61 - 70359,931 642 - 4.137,5 - - 2.884,297 31.306,618 1864,812 - - - 3852,983 8792,7 2973 55811,91 Cộng A 42015 1305828,6 4493 - 43.433,554 183.487,827 10.949,168 1203.156,5 134.606,319 239750,2 16285,103 46364378 2973 3285690,879 632 - - 1643484.835 - - - - - - - - - - Cộng B - - - - - - - - - - - - - Tổng cộng (A+B) - - - - - - - - - - - - - Nhật ký chứng từ số 7 được mở để tổng hợp chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và dùng để phản ánh số phát sinh bên Có các TK liên quan đến chi phí sản xuất. Nhật ký chứng từ số 7 gồm 3 phần Phần I. Tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ của toàn Nhà máy, phản ánh toàn bộ số phát sinh bên Có của các tài khoản liên quan đến chi phí sản xuất kinh doanh. Phần II. Chi phí sản xuất theo yếu tố Phần III. Luân chuyển nội bộ không tính vào chi phí sản xuất kinh doanh. Cách ghi chép vào Nhật ký chứng từ số 7 như sau: *Đối với phần I Dựa trên dòng cộng Nợ các TK 154, 621, 622, 627 trên Bảng kê số 4, kế toán sẽ ghi vào các dòng tương ứng trên Nhật ký chứng từ số7. Để ghi vào phần ghi Nợ các TK 641, 642, kế toán phải dựa vào các Bảng phân bổ số 1, số 2, số 3 và các Nhật ký chứng từ khác có liên quan. Vì Nhà máy không sử dụng bảng kê số 5 nên đẻ ghi vào cột Nhật ký chứng từ số 5 kế toán phải dựa trên các Sổ chi tiết thanh toán với người bán.Do tháng 4 năm 2002 Nhà máy không tiến hành xây dựng cơ bản nên ở Nhật ký chứng từ số 7 không có dòng ghi Nợ TK 241. Kế toán lấy số liệu ở bảng kê số 6, phần ghi bên Nợ của TK 142 để ghi vào dòng ghi Nợ TK 142 ở Nhật ký chứng từ này. Ngoài ra, kế toán còn dựa vào các Nhật ký chứng từ có liên quan để ghi vào các dòng phù hợp trên mục B, phần I của Nhật ký chứng từ số 7. Để ghi vào dòng ghi Nợ TK 632, kế toán dựa trên biên bản kiểm kê sản phẩm dở dang cuối tháng trước và cuối tháng này. Số liệu tổng cộng của phần I được sử dụng để ghi vào sổ cái. * Đối với phần II. Tập hợp chi phí sản xuất theo yếu tố. Theo quy định hiện hành, chi phí sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp gồm 7 yếu tố: nguyên vật liệu, nhiên liệu động lực, tiền lương và các khoản phụ cấp, BHXH, BHYT, KPCĐ, khấu hao TSCĐ, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác. Nhưng do Nhà máy không phát sinh các khoản chi phí về nhiên liệu nên ở phần II Nhật ký chứng từ số 7, kế toán thay cột chi phí nhiên liệu động lực bằng cột chi phí công cụ dụng cụ. - Để vào cột yếu tố nguyên liệu và vật liệu, kế toán còn căn cứ vào số phát sinh bên Có của TK 152 đối ứng Nợ các TK khác ghi ở mục A phần I để ghi vào các dòng tương ứng. - Yếu tố công cụ dụng cụ dựa vào số phát sinh Có TK 142 ở bảng kê số 6. - Yếu tố tiền lương và các khoản phụ cấp căn cứ vào số phát sinh bên Có TK 334 đối ứng Nợ các TK ghi ở mục A phần I trên Nhật ký chứng từ số 7 để ghi vào yếu tố tiền lương và các khoản phụ cấp. Từ số phát sinh bên Có TK 338 đối ứng Nợ các TK ghi ở mục A phần I để ghi vào yếu tố bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và kinh phí công đoàn. Số khấu hao TSCĐ căn cứ vào số phát sinh bên Có TK 214 đối ứng Nợ các TK ghi ở mục A phần I. Yếu tố chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí bằng tiền khác dựa trên các bảng kê, các sổ chi tiết và Nhật ký chứng từ số 1, 2, 5... Sau khi đã tập hợp đầy đủ số liệu vào Nhật ký chứng từ số 7, kế toán sẽ tiến hành cộng sổ và ghi vào sổ cái. Đối với phần hành tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm, kế toán mở các sổ cái sau: sổ cái TK 154, TK 621, TK 622, TK 627. Bộ Công nghiệp Đơn vị: Nhà máy chế tạo biến thế Bảng số 8: Sổ cái Tài khoản 154 Số dư đầu năm Nợ Có 132696 Ghi có các TK Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6 Tháng 7 .... ... .... Cộng - TK 621 - TK 622 - TK 627 Cộng số phát sinh nợ Tổng số phát sinh có Số dư cuối tháng .... ...... ...... ...... ....... ...... ...... ........ ....... ...... ...... ...... 1203156,5 134606319 239750,2 1577513,019 1643484,835 89389,091 Kế toán ghi sổ Ngày 6 tháng 5 năm 2003 Kế toán trưởng Nguyễn Văn Sự III. Tính giá thành sản phẩm hoàn thành Đối với một doanh nghiệp sản xuất như Nhà máy chế tạo biến thế thì việc tập hợp chi phí sản xuất và tính ra giá thành sản phẩm hoàn thành luôn đi liền với nhau. Tất cả các khoản chi phí phát sinh trong tháng, từ tháng trước chuyển sang và các chi phí trả trước có liên quan đến khối lượng sản phẩm, lao vụ, dịch vụ đã hoàn thành trong kỳ sẽ tạo nên giá thành sản phẩm. Căn cứ vào đặc điểm sản phẩm cũng như đặc điểm quy trình sản xuất của Nhà máy, kế toán lựa chọn phương pháp tính giá thành riêng. 1. Đối tượng tính giá thành Do đặc điểm sản phẩm của nhà máy là sản phẩm có giá trị lớn, thời gian sản xuất kéo dài, sản phẩm phải qua nhiều bước sản xuất nên Nhà máy đã tập hợp chi phí sản xuất theo từng công đoạn. Nhưng việc tính giá thành bán thành phẩm ở từng công đoạn sản xuất là không cần thiết. Vì vậy, đối tượng tính giá thành của Nhà máy là sản phẩm ở công đoạn sản xuất cuối cùng. 2. Phân loại giá thành. Để đáp ứng yêu cầu quản lý và hạch toán kế toán giá thành sản phẩm của Nhà máy được xem xét dưới nhiều góc độ với cách tính toán khác nhau. - Xét theo thời điểm tính và nguồn số liệu để tính giá thành, giá thành được chia thành: + Giá thành định mức: giá thành định mức được xác định trước khi bắt đầu sản xuất sản phẩm. Giá thành định mức được xây dựng trên cơ sở các định mức chi phí hiện hành. ở Nhà máy, giá thành định mức cũng là cơ sở để nhà quản lý đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch giá thành. + Giá thành thực tế: là chỉ tiêu được xác định sau khi kết thúc một tháng sản xuất sản phẩm, dựa trên chi phí thực tế phát sinh trong tháng. - Theo phạm vi phát sinh chi phí, giá thành được chia thành giá thành sản xuất và giá thành tiêu thụ. + Giá thành sản xuất (giá thành công xưởng) bao gồm toàn bộ các chi phí phát sinh liên quan đến việc sản xuất, chế tạo sản phẩm trong phạm vi phân xưởng, bộ phận sản xuất, bao gồm chi phí vật liệu trực tiếp, nhân công trực tiếp, và chi phí sản xuất chung. + Giá thành tiêu thụ (giá thành toàn bộ) phản ánh toàn bộ chi phí phát sinh liên quan đến việc sản xuất, chế tạo sản phẩm và tiêu thụ sản phẩm. Trong phạm vi chuyên đề này, em xin đi sâu nghiên cứu phương pháp tính giá thành sản xuất thực tế của nhà máy chế tạo biến thế. 3. Phương pháp xác định giá trị sản phẩm dở dang. Để tính ra giá thành sản phẩm trước hết, Nhà máy phải xác định được giá trị sản phẩm dở dang đang nằm trên dây chuyền sản xuất. Do đó, cuối mỗi tháng, nhân viên kinh tế của phân xưởng cùng với nhân viên thuộc bộ phận kế hoạch sản xuất lại tiến hành kiểm kê, đánh giá sản phẩm dở dang và lập biên bản kiểm kê sản phẩm dở dang. Biên bản này được lập chung cho tất cả các sản phẩm, mỗi sản phẩm ghi một dòng và ghi chi tiết theo từng công đoạn sản xuất. Trong đó, chi phí nguyên vật liệu chính tính theo giá trị vật tư thực tế xuất dùng. Chi phí này sẽ do nhân viên kinh tế ghi số thực tế trên dây chuyền và kế toán trưởng sẽ đối chiếu với phiếu xuất kho. Còn các chi phí khác sẽ dựa theo mức độ hoàn thành và số lượng sản phẩm dở dang để quy đổi sản phẩm dở dang thành bán thành phẩm của từng công đoạn. Tiêu chuẩn để quy đổi là giờ công định mức để sản xuất ra một bán thành phẩm. Bảng số 9: Biên bản kiểm kê Sản phẩm dở dang tháng 3 năm 2002 Đơn vị tính : 1000 đ sản phẩm Công đoạn 50-35/0,4 180-35-22/0,4 320-35-22/0,4 400-35/0,4 Tạo vỏ 3.086,366 11578,209 - 5.849,354 Tỉ lệ hoàn thành 60% 80% - 70% CP vật liệu 2014 8308,5 - 4170,5 CP nhân công 545,150 1.672,386 - 872,526 CP sản xuất chung 527,216 1.597,323 - 806,328 Lõi thép 10.543,619 31.479,218 13992,647 16.092,313 Tỉ lệ hoàn thành 40% 100% 36% 55% CP vật liệu 9200 28605 13.062 14.456 CP nhân công 673,138 1350,76 472,915 963,531 CP sản xuất chung 670,481 1523,458 457,732 672,782 Quấn dây 9.606,022 23.249,564 11.837,449 14.769,559 Tỉ lệ hoàn thành 45% 100% 50% 49% CP vật liệu 7130,4 19.067,908 10.513,571 13.160,7 CP nhân công 1.650,415 1.854,92 672,738 820,034 CP sản xuất chung 825,207 2.326,736 651,14 788,825 Lắp ráp bước 1 - 3.276,587 - - Tỉ lệ hoàn thành - 20% - - CP vật liệu - 2457 - - CP nhân công - 312,428 - - CP sản xuất chung - 507,159 - - Lắp ráp bước 2 - - - - Tỉ lệ hoàn thành - - - - CP vật liệu - - - - CP nhân công - - - - CP sản xuất chung - - - - Cộng 23.236,007 69.583,578 25830,096 36.711,226 Bảng số10: Biên bản kiểm kê sản phẩm dở dang tháng 4 năm 2002 Đơn vị tính:1000 đ Sản phẩm Công đoạn 50-35/0,4 180-35-22/0,4 320-35-22/0,4 500-35/0,4 Tạo vỏ - - 4.411,141 3.888,182 Tỉ lệ hoàn thành - - 70% 40% CP vật liệu - - 3580,5 3580,5 CP nhân công - - 432,376 174,285 CP sản xuất chung - - 398,265 133,397 Lõi thép 4.940,894 - 13511,154 29.564,003 Tỉ lệ hoàn thành 40% - 100% 36% CP vật liệu chính 4600 - 13.092 29.061,2 CP nhân công 173,274 - 218,785 268,893 CP sản xuất chung 167,62 - 200,369 233,91 Quấn dây 4191,627 13.691,117 11.424,306 - Tỉ lệ hoàn thành 50% 30% 100% - CP vật liệu chính 3565,2 12712 10.503,57 - CP nhân công 319,972 497,746 462,832 - CP sản xuất chung 306,455 481,371 447,904 - Lắp ráp bước 1 - - 3.766,667 - Tỉ lệ hoàn thành - - 48% - CP vật liệu - - 3101 - CP nhân công - - 268,323 - CP sản xuất chung - - 397,344 - Cộng 9.132,521 13.691,117 33.113,268 33.452,185 Để tính ra chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung nằm trong dở dang cuối kỳ, trước tiên kế toán phải quy đổi số lượng sản phẩm dở dang theo tỉ lệ hoàn thành. Số lượng sản phẩm quy đổi Khối lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ Tỷ lệ hoàn thành = x Tuy nhiên, trong khi quy đổi theo sản phẩm tương đương thì bán thành phẩm ở mỗi công đoạn được xem như thành phẩm. Sau đó, kế toán tính ra chi phí nhân công trực tiếp bằng cách: Chi phí nhân công trực tiếp Chi phí nhân công dở dang đầu tháng Chi phí phát sinh trong tháng Số lượng sản phẩm hoàn thành Số lượng sản phẩm đã quy đổi Số lượng sản phẩm đã quy đổi = + + x Chi phí sản xuất chung dở dang cuối kỳ cũng tính theo công thức trên. Tuy nhiên, Nhà máy sản xuất rất nhiều loại máy biến áp khác nhau nên chi phí dở dang cuối kỳ cũng tính riêng cho từng loại máy biến áp và từng công đoạn sản xuất. Do đó trong công thức trên, chi phí nhân công dở dang đầu tháng và chi phí nhân công phát sinh trong tháng đều đã được phân bổ theo tổng số giờ công lao động thực tế để sản xuất ra loại máy biến áp đó. Số lượng sản phẩm hoàn thành dựa trên sổ chi tiết bán hàng. Vì thực tế Nhà máy không có kho thành phẩm, sản phẩm sản xuất ra đến đâu xuất trực tiếp cho khách hàng đến đó. 4. Phương pháp tính giá thành sản phẩm hoàn thành. Tại Nhà máy chế tạo biến thế, phương pháp tính giá thành sản phẩm hoàn thành đang được áp dụng là phương pháp cộng chi phí. Theo đó, giá thành sản phẩm được xác định bằng cách cộng tổng chi phí sản xuất của các giai đoạn tạo nên sản phẩm. Giá thành sản phẩm Z1+Z2+....Z5 = Giá thành của từng loại sản phẩm được tổng hợp ở bảng tổng hợp chi phí. Bảng này mở riêng cho từng loại sản phẩm trong đó ghi chi tiết cho từng khoản mục ở từng công đoạn sản xuất. Dựa vào biên bản kiểm kê sản phẩm dở dang cuối tháng 3, kế toán sẽ ghi vào các cột dở dang đầu kỳ của từng công đoạn sản xuất. Đối với giá trị nguyên vật liệu phát sinh trong kỳ, kế toán sẽ dựa vào các phiếu xuất kho đã ghi cụ thể cho từng loại sản phẩm và từng công đoạn sản xuất để ghi vào cột "Phát sinh trong kỳ" ở các công đoạn sản xuất ở dòng "nguyên vật liệu trực tiếp ". Để tính được chi phí "nhân công trực tiếp" tính cho một loại máy biến áp, kế toán sẽ dựa vào số giờ công lao động thực tế để sản xuất ra máy biến áp đó trong kỳ để phân bổ tiền lương nhân viên trực tiếp sản xuất ở từng công đoạn cho từng máy. Chi phí sản xuất chung cũng được phân bổ cho từng loại máy theo thời gian lao động trực tiếp. Sau khi đã tiến hành phân bổ xong chi phí, kế toán sẽ tính ra số tổng cộng để lập "thẻ tính giá thành sản phẩm hoàn thành". Thẻ này cũng được lập riêng cho từng loại sản phẩm. Tính giá thành sản phẩm gồm 6 cột. - Cột 1: "Số thứ tự" - Cột 2: "Khoản mục chi phí" - Cột 3: "Tổng cộng chi phí". Số liệu này lấy từ bảng tổng hợp chi phí - Cột 4: "Giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ" dựa trên "biên bản kiểm kê sản phẩm dở dang cuối tháng 4. - Cột 5: Tổng giá thành sản phẩm. Cột này được tính bằng cách lấy "cột 3" trừ đi "cột 4". - Cột 6: "Giá thành đơn vị sản phẩm". Do sản phẩm của nhà máy sản xuất ra đến đâu tiêu thụ hết đến đó nên nhà máy không có sản phẩm tồn kho cuối kỳ. Vì vậy để tính ra giá thành đơn vị sản phẩm, kế toán dựa vào số chi tiết bán hàng. Tóm lại, cách tính ra giá thành sản phẩm của Nhà máy khá phức tạp, kế toán phải thực hiện khá nhiều lần phân bổ chi phí để tính ra giá thành cho từng loại sản phẩm. Tuy nhiên do đặc điểm sản xuất của Nhà máy khá phức tạp nên việc lựa chọn phương pháp cộng chi phí để tính ra giá thành sản phẩm là hoàn toàn phù hợp. Cách tính ra giá thành các loại sản phẩm và lập thẻ tính giá thành của các loại máy biến áp khác cũng tương tự như loại máy biến áp 50-35/0,4. Đơn vị: Nhà máy chế tạo biến thế Bảng số 11: Bảng tổng hợp chi phí Loại máy 50-35/0,4KV Đơn vị tính: 1000đ Người lập biểu Ngày 5 tháng 5 năm 2002 Kế toán trưởng Nguyễn Văn Sự Đơn vị: Nhà máy Chế tạo biến thế Bảng số 12: Thẻ tính giá thành sản phẩm, dịch vụ Tháng 4 năm 2002 Tên sản phẩm, dịch vụ: MBA 50-35/0,4KV Đơn vị: 1000đ STT Khoản mục chi phí Tổng cộng chi phí Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang cuối kỳ Tổng giá thành Giá thành đơn vị 1. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 146.924,7 8.165,2 138.759,5 13.875,95 2. Chi phí nhân công trực tiếp 24.923,584 493,246 24.430,338 2.443,0338 3. Chi phí sản xuất chung 38.347,72 474,075 37.873,645 3.787,3645 Cộng 210.196,004 9.132,521 201.063,483 20.106,3483 Người ghi sổ Ngày 5 tháng 5 năm 2002 Kế toán trưởng Nguyễn Văn Sự Phần III Một số biện pháp góp phần nâng cao hiệu quả công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại nhà máy chế tạo biến thế I. Những nhận xét chung về công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở nhà máy chế tạo biến thế. Cũng như các doanh nghiệp sản xuất khác, để cạnh tranh được trên thị trường thì việc phấn đấu hạ giá thành sản phẩm mà vẫn duy trì được chất lượng sản phẩm là một vấn đề luôn được Nhà máy chế tạo biến thế quan tâm và đặt lên hàng đầu. Đặc biệt, trong điều kiện hiện nay, sự ra đời và phát triển của hàng loạt các Nhà máy chế tạo máy biến áp từ trong Nam ra ngoài Bắc, từ các công ty trách nhiệm hữu hạn đến các công ty lớn có vốn đầu tư nước ngoài đã làm cho môi trường cạnh tranh càng trở nên gay gắt. Tuy nhiên, với kinh nghiệm, khả năng và sự nỗ lực phấn đấu của mình, Nhà máy đã tìm được chỗ đứng của mình trên thị trường. Sản phẩm của Nhà máy đã có mặt trên khắp mọi miền đất nước. Điều này có được là do Nhà máy đã chú trọng đến công tác quản lý, trong đó có công tác kế toán. Nhà máy đã nhận thức được vai trò quan trọng của kế toán trong sản xuất kinh doanh. Chỉ có công tác kế toán mới đưa ra những thông tin chính xác kịp thời về tình hình tài chính của Nhà máy, giúp cho các nhà quản lý đưa ra được những quyết định sáng suốt. Sau thời gian thực tập ở Nhà máy, đi sâu nghiên cứu công tác kế toán, đặc biệt là công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, em đã phần nào hiểu được tình hình thực tế của công tác kế toán ở đây, thấy dược sự khác nhau giữa lý luận và thực tiễn của công tác kế toán. Đây là lần đầu tiên làm quen với môi trường kế toán thực tế, em xin đưa ra một số nhận xét chung về những ưu nhược điểm trong công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của Nhà máy. 1. Những ưu điểm. a. Về tổ chức bộ máy kế toán của Nhà máy. Với hình thức kế toán tập trung, bộ máy kế toán tổ chức gọn nhẹ đã phát huy được hiệu quả của mình trong việc tăng cường quản lý công tác hạch toán kế toán. Nhân viên kế toán được phân công công việc cụ thể rõ ràng và phù hợp với khả năng của mỗi người. Nhưng bất cứ thành viên nào gặp khó khăn trong công việc đều được sự chỉ bảo của những người có kinh nghiệm hơn trong phòng. Do đó việc hạch toán được tiến hành một cách thường xuyên và có nề nếp, đảm bảo cung cấp số liệu một cách đầy đủ, rõ ràng, phục vụ tốt cho công tác quản lý kiểm tra. b. Cách thức phân loại và tập hợp chi phí. Ngoài việc chí phí sản xuất được phân thành ba khoản mục (chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trục tiếp, chi phí sản xuất chung), trong mỗi khoản mục lại được chia thành các loại chi phí cụ thể hơn đã tạo điều kiện cho công tác quản lý tốt chi phí sản xuất. Khi xuất kho nguyên vật liệu phục vụ sản xuất, trên phiếu xuất kho đều ghi rõ lý do xuất kho dùng vào việc gì, dùng cho sản phẩm nào giúp cho kế toán dễ dàng hơn trong việc tập hợp và phân bổ chi phí nguyên vật liệu một cách chính xác tới từng đối tượng hạch toán chi phí sản xuất. Khoản mục chi phí sản xuất chung được tập hợp trên cơ sở các khoản mục nhỏ là chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân viên phân xưởng, chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí khác bằng tiền giúp cho công tác quản lý chi phí sản xuất chung được chặt chẽ và chính xác hơn. c. Phương pháp tính giá thành sản phẩm Phương pháp tính giá thành sản phẩm được xây dựng trên đặc điểm qui trình sản xuất của Nhà máy cũng như đối tượng tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh. Do đó, việc lựa chọn phương pháp cộng chi phí để tính giá thành sản phẩm là hoàn toàn hợp lý. Phương pháp này giúp cho kế toán thực hiện việc tính giá thành đơn giản hơn và thuận lợi hơn . 2. Những tồn tại. Bên cạnh những ưu điểm nói trên, cũng còn không ít những hạn chế mà Nhà máy cần phải giải quyết để từng bước hoàn thiện hơn nữa công tác hạch chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. a. Khấu hao tài sản cố định. Việc Nhà máy áp dụng phương pháp khấu hao theo đường thẳng là giữa các năm là phù hợp. Tuy nhiên, sản lượng sản xuất của Nhà máy trong các tháng chênh lệch nhau khá lớn trong khi đó chi phí khấu hao tài sản cố định giữa các tháng lại bằng nhau. Điều đó làm cho giá thành sản phẩm hoàn thành những tháng có sản lượng thấp cao hơn những tháng khác. Vì vậy, Nhà máy nên thay đổi cách tính khấu hao giữa các tháng. b. Chi phí sửa chữa lớn tài sản cố định. Hiện nay, Nhà máy không tiến hành trích trước hoặc phân bổ dần chi phí sửa chữa lớn tài sản cố định. Nếu phát sinh những khoản này trong tháng thì kế toán sẽ tính hết vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ. Thực tế cho thấy, hiện nay hầu hêt tài sản của Nhà máy đều đã sử dụng từ 5 đến 9 năm, số tài sản cố định mới chiếm tỷ lệ không nhiều trong tổng giá trị tài sản cố định. Ngoài ra, Nhà máy còn tận dụng những tài sản cố định đã khấu hao hết mà không thanh lý. Điều đó cho thấy chi phí sửa chữa thường xuyên và sửa chữa lớn tài sản cố định là không thể tránh khỏi và rất lớn. Vì vậy, Nhà máy nên có biện pháp xử lý khoản chi phí sản xuất này để tránh tình trạng biến động lớn trong chi phí. Lựa chọn tiêu thức phân bổ. Để phân bổ chi phí nguyên vật liệu dùng chung cho toàn phân xưởng, chi phí tiền lương nhân viên quản lý phân xưởng cũng như chi phí khấu hao tài sản cố định và các chi phí sản xuất chung khác, Nhà máy chỉ sử dụng một tiêu thức duy nhất là thời gian lao động trực tiếp để sản xuất ra sản phẩm. Điều này hoàn toàn không hợp lý vì chi phí sản xuất chung hầu hết không phụ thuộc và thời gian lao động của công nhân trực tiếp sản xuất. Do đó dẫn đến sự sai lệch trong giá thành từng loại sản phẩm. c. Hệ thống sổ sách. Nhà máy sử dụng tương đối đầy đủ các sổ sách của hình thức Nhật ký chứng từ. Hình thức sổ này có ưu điểm giảm bớt công việc kế toán hàng ngày, thuận tiện cho việc lập báo cáo tài chính do nhiều chỉ tiêu được kết hợp ghi sẵn trên sổ kế toán Nhật ký chứng từ. Tuy nhiên, để tính giá thành sản phẩm, Nhà máy lập rất nhiều bảng tổng hợp chi phí và thẻ tính giá thành sản phẩm. d. Cách tính lương. Nhà máy hiện nay vẫn sử dụng hình thức lương thời gian để trả lương cho công nhân viên. Cách tính lương này không khuyến khích được cán bộ công nhân viên Nhà máy làm việc tích cực vì nó đã đánh đồng giữa người làm việc hiệu quả và người lười lao động. Vì vậy, Nhà máy nên nhanh chóng thay đổi hình thức tính lương theo định mức cho phù hợp với xu thế hiện nay. II. Một số ý kiến đề xuất. Sau một thời gian ngắn tìm hiểu thực tế công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất ở Nhà máy chế tạo biến thế, trên cơ sở những kiến thức đã tiếp thu trong thời gian học tập và nghiên cứu tại trường, dưới góc độ là sinh viên thực tập, em xin mạnh dạn đưa ra một số đề xuất nhằm hoàn thiện hơn nữa công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của Nhà máy. 1. Thay đổi tiêu thức phân bổ chi phí sản xuất chung. Hiện tại, để tiến hành phân bổ chi phí sản xuất chung cho từng sản phẩm ở từng công đoạn sản xuất, Nhà máy chỉ sử dụng tiêu thức duy nhất là giờ công lao động trực tiếp. Việc lựa chọn tiêu thức nào để tiến hành phân bổ không làm ảnh hưởng đến tổng chi phí sản xuất trong tháng đó nhưng lại gây ra sự sai lệch trong giá thành thực tế của từng loại sản phẩm. Theo em, để giá thành sản phẩm phản ánh đúng chi phí cấu thành nên sản phẩm đó thì với từng yếu tố chi phí, Nhà máy nên sử dụng một tiêu thức phân bổ thích hợp. Đối với các loại vật tư dùng chung cho toàn phân xưởng, Nhà máy nên phân bổ theo định mức tiêu hao vật liệu chính. Vì với mỗi loại máy có một định mức tiêu hao vật liệu riêng. Máy có công suất càng lớn thì số lượng nguyên vật liệu tiêu hao càng nhiều. Do đó, các vật liệu dùng chung như giấy cách điện, băng vải cũng tăng theo. Nhà máy nên phân bổ chi phí nguyên vật liệu dùng chung theo định mức tiêu hao nguyên vật liệu chính. Số nguyên vật liệu chính của Nhà máy sử dụng cho mỗi công đoạn là khác nhau. Vì vậy, khi sử dụng tiêu thức này để phân bổ, kế toán phải tính tổng khối lượng vật liệu chính theo định mức và cho từng công đoạn và phân bổ theo công thức sau. Chi phí NVL dùng chung phân bổ cho từng công đoạn Tổng chi phí NVL dùng chung Tổng khối lượng vật liệu chính theo định mức = x Khối lượng vật liệu chính dùng cho một công đoạn Tương tự như vậy, loại máy có công suất càng lớn thì giá trị công cụ dụng cụ, chi phí tiền điện chạy máy và các dịch vụ khác cũng tăng theo. Nên để đơn giản, Nhà máy vẫn có thể sử dụng định mức tiêu hao nguyên vật liệu làm tiêu thức phân bổ. Theo các này, chi phí nguyên vật liệu dùng chung của Nhà máy phân bổ cho từng công đoạn sẽ là. Bảng số13: Phân bổ chi phí sản xuất chung Đơn vị tính:1000đ Các TK ghi có Các TK ghi Nợ 142 152 334 338 NKCT số 1 NKCT số 2 Cộng TK627 42015 97263.3 16273,558 979,336 9667,35 36116,068 239750,2 Công đoạn tạo vỏ 3302,903 7646,11 1279,304 76,988 759,974 2534,492 18847,36 Công đoạn lõi thép 14967,476 34649,2 5797,313 348,879 3443,908 12866,033 85408,913 Công đoạn quấn dây 12637,569 29255,54 4894,876 294,572 2907,814 10863,246 72113,762 Lắp ráp bước1 4820,162 11158,511 1866,98 112,354 1109,085 4143,408 27505,29 Lắp ráp bước 2 6286,888 14553,934 2435,084 146,542 1446,568 5405,205 35874,87 Còn đối với chi phí khấu hao tài sản cố định, Nhà máy nên thay đổi cách phân bổ khấu hao. Vì số lượng sản phẩm sản xuất ra trong các tháng chênh lệch nhau khá lớn, nhất là những tháng cuối năm và những tháng ra Tết. Do đó, nếu Nhà máy vẫn tiến hành phân bổ bằng nhau giữa các tháng thì sẽ làm cho giá thành sản phẩm các tháng sản xuất sản xuất ít cao hơn các tháng có số lượng sản xuất nhiều. Vì vậy, Nhà máy nên tiến hành trích trước khấu hao tài sản cố định từ tháng 10,11,12 . Ngoài ra, chi phí khấu hao tài sản cố định Nhà máy vẫn phân bổ theo tiêu thức giờ công lao động trực tiếp. Theo em, Nhà máy nên phân bổ thao số giờ máy chạy. Vì theo như cách phân bổ khấu hao hiện nay thì những công đoạn có số giờ lao động nhiều thì lại có chi phí khấu hao lớn. Trong khi đó, do công đoạn đó công nhân làm bằng tay nhiều hơn nên thời gian lao động nhiều hơn chứ không phải là do thời gian máy chạy nhiều. Nếu Nhà máy tiến hành phân bổ theo số giờ máy chạy thì một máy hoạt động càng nhiều sẽ có chi phí lớn là hợp lý hơn. Để làm được điều này, Nhà máy cần cử nhân viên kinh tế theo dõi sát sao số giờ máy chạy trong tháng, từ đó lập định mức số giờ máy chạy để sản xuất ra một máy biến áp. Cách làm này tuy phức tạp hơn cách trước đây của Nhà máy nhưng lại giúp kế toán tính toán giá thành từng loại sản phẩm chính xác hơn . 2. Thay đổi hình thức trả lương Theo cách tính lương hiện tại của Nhà máy, mỗi công nhân làm việc trực tiếp cũng như làm việc gián tiếp đều được trả lương theo số ngày công lao động và doanh thu đạt được trong tháng. Nhưng cách tính lương này không khuyến khích được người lao động. Theo em, Nhà máy nên thay đổi hình thức trả lương bằng tiền lương theo định mức sản xuất. Theo cách tính lương này, Nhà máy cần phải cử người xuống xưởng sản xuất, trực tiếp theo dõi công nhân làm việc và tiến hành bấm giờ. Như vậy, Nhà máy sẽ xác định được một người làm bao nhiêu giờ thì pha xong tôn của Nhà máy, một người mất bao nhiêu thời gian để ghép một lõi tôn... Tiếp theo, Nhà máy sẽ xác định số thời gian trung bình để một người làm xong một chi tiết hoặc một phần công việc và Nhà máy sẽ lấy đó làm định mức. Tiền lương ngày 1công Số sản phẩm trong định mức Đơn giá tiền lương 1 sản phẩm Hệ số cấp bậc công việc = x x Sau khi đã hoàn thành được định mức, kế toán sẽ căn cứ vào đó để tính xem, một ngày theo định mức, một công nhân phải làm ra được bao nhiêu chi tiết. Rồi căn cứ vào số sản phẩm hoàn thành của một công nhân trong ngày kế toán sẽ tính lương theo công thức sau: Trong đó đơn giá tiền lương một sản phẩm do giám đốc quyết định. Hệ số cấp bậc công việc tuỳ thuộc vào mức độ phức tạp của công việc. Đối với số sản phẩm vượt định mức đơn giá tiền lương một sản phẩm sẽ tính cao hơn số sản phẩm trong định mức. Đối với sản phẩm làm ra trong thời gian làm thêm giờ thì đơn giá tiền lương công nhân được hưởng sẽ cao gấp rưỡi đơn giá tiền lương sản phẩm làm việc trong giờ. Riêng ngày lễ, chủ nhật, thì đơn giá tiền lương công nhân được hưởng sẽ tính gấp đôi đơn giá tiền lương sản phẩm làm trong ngày bình thường. Để thuận tiện cho kế toán tính lương, hàng ngày, tổ trưởng cần theo dõi số sản phẩm hoàn thành của từng công nhân và ghi vào phiếu báo sản phẩm hoàn thành. Cuối tháng các tổ trưởng gửi phiếu báo lên cho kế toán lương để kế toán lương tính ra số sản phẩm làm trong định mức, vượt định mức, sản phẩm là thêm giờ trong tháng và tính lương cho công nhân viên. Ngoài ra, muốn sử dụng hình thức lương sản phẩm, Nhà máy phải trang bị dây chuyền sản xuất đồng bộ, máy móc đảm bảo hoạt động liên tục, không để xảy ra tình trạng bộ phận này phải chờ đợi bộ phận khác. Đồng thời, Nhà máy phải theo dõi thường xuyên tình hình sản xuất để kịp thời điều chỉnh định mức cho phù hợp. Nếu Nhà máy áp dụng cách tính lương theo sản phẩm thì nhất định sẽ nâng cao được năng suất lao động, chi phí tiền lương trả cho một chi tiết sẽ giảm đi từ đó sẽ giúp hạ giá thành sản phẩm. 3. Thực hiện hạch toán chi phí phải trả Chi phí phải trả (hay còn gọi là chi phí trích trước) là những khoản chi phí thực tế chưa phát sinh nhưng được ghi nhận là chi phí của kỳ hạch toán. Đây là những khoản chi phí trong kế hoạch của Nhà máy mà do tính chất bắt buộc hoặc yêu cầu quản lý nên được tính trước vào chi phí kinh doanh của các đối tượng chịu chi phí. Mục đích của việc thực hiện trích trước loại chi phí này là nhằm đảm bảo cho giá thành sản phẩm, lao vụ, dịch vụ, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp không bị tăng đột biến khi những khoản chi phí này phát sinh. Do tài sản cố định tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh của Nhà máy chiếm tỷ trọng lớn trong trong tài sản. Hơn nữa, tài sản cố định của Nhà máy lại sử dụng trong thời gian dài, nhiều tài sản cố định đã khấu hao hết nhưng vẫn tiếp tục sử dụng. Do đó, yêu cầu phải sửa chữa thường xuyên, định kỳ và thậm chí là sửa chữa lớn là điều tất yếu. Bởi vậy cần thiết phải trích trước chi phí sửa chữa lớn tài sản cố định để ổn định chi phí sản xuất giữa các tháng. Kế toán sử dụng TK335 – Chi phí phải trả và các sổ chi tiết để theo dõi thực tế phát sinh các khoản mục này. Kết cấu TK335 như sau: Bên Nợ: Chi phí phải trả thực tế phát sinh Bên Có: Các khoản chi phí phải trả khác ghi nhận (đã tính trước) vào chi phí trong kỳ theo kế hoạch. Dư Có: Các khoản chi phí phải trả đã tính vào chi phí kinh doanh nhưng chưa thực tế phát sinh. Trình tự hạch toán tiến hành như sau: - Khi thực hiện trích trước chi phí theo dự toán. +Trích trước chi phí sửa chữa tài sản cố định trong kế hoạch: Nợ TK627, 641, 642, 241 Có TK335 - Khi các khoản chi phí theo dự toán thực tế phát sinh, kế toán ghi: Nợ TK 335: Chi phí phải trả thực tế phát sinh Nợ TK133 (1331): Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có) Có TK 331: Các khoản phải trả với bên ngoài Có TK 2413: Chi phí sửa chữa tài sản cố định theo kế hoạch Có TK 214: Khấu hao tài sản cố định Có TK 111, 112, 152 ...: Các khoản chi phí khác . Trường hợp chi phí thực tế phát sinh lớn hơn tổng chi phí thực tế phải trả đã ghi nhận thì khoản chênh lệch được ghi bổ sung tăng chi phí sản xuất kinh doanh. Nợ TK 622, 627, 641, 642: Có TK 335 Trường hợp chi phí phải trả ghi nhận trước lớn hơn chi phí thực tế phát sinh, khoản chênh lệch giảm ghi tăng thu nhập khác: Nợ TK 335 TK 2413, 152, 111, 112, 214... TK335 TK 622 TK711 (2) (1) (3) (4) Có TK711 Sơ đồ 11: SƠ Đồ HạCH TOáN TổNG HợP CHI PHí PHải TRả (1) Trích trước (tính trước) chi phí phải trả vào chi phí sản xuất kinh doanh (2) Chi phí phải trả thực tế phát sinh (3) Điều chỉnh tăng chi phí số chênh lệch nếu chi phí thực tế phát sinh lớn hơn chi phí trích trước (4) Ghi tăng thu nhập khác số chênh lệch khi chi phí thực tế phát sinh nhỏ hơn chi phí trích trước. 4. Thay đổi phương pháp tính khấu hao. Hiện tại, Nhà máy chế tạo biến thế vẫn sử dụng phương pháp tính khấu hao theo đường thẳng đối với các tài sản cố định. Phương pháp này khá đơn giản, dễ dàng cho kế toán nhưng cũng có một số hạn chế nhất định. Vì theo phương pháp này thì chi phí khấu hao tài sản cố định giữa các tháng là bằng nhau bất kể tháng đó máy móc hoạt động nhiều hay ít, bất kể số lượng sản phẩm sản xuất ra là bao nhiêu. Như vậy, chi phí khấu hao tài sản cố định tính cho các tháng có số lượng sản phẩm ít sẽ cao hơn những tháng có số lượng sản phẩm cao. Vì vậy, để giá thành sản phẩm phản ánh đúng những hao phí mà tài sản cố định đã chi ra cho một sản phẩm, Nhà máy nên tính khấu hao tài sản cố định theo số lượng sản phẩm hoàn thành. Mức khấu hao phải trích một tháng Tổng số sản phẩm hoàn thành Mức khấu hao/1 sản phẩm = x Trong đó mức khấu hao tính cho một đơn vị sản phẩm được tính theo công thức sau: Mức khấu hao trên một sản phẩm = Tổng số khấu hao phải trích của tài sản đó Tổng số lượng sản phẩm ước tính có thể sản xuất Tổng số khấu hao phải trích của tài sản cố định được xác định bằng cách lấy nguyên giá tài sản trừ đi giá trị ước tính có thể thu được khi thanh lý tài sản đó Khi áp dụng phương pháp này thì chi phí khấu hao tài sản cố định trong tháng của nhà máy sẽ phụ thuộc vào số lượng sản phẩm sản xuất ra trong tháng và chi phí khấu hao tính cho một sản phẩm sẽ ổn định hơn so với phương pháp hiện tại 5. Hạch toán thiệt hại trong sản xuất. Thiệt hại trong sản xuất là điều không thể tránh khỏi trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Những thiệt hại này có thể do nguyên nhân chủ quan hoặc khách quan nhưng đều gây ra tổn thất cho Nhà máy, làm tăng chi phí sản xuất, ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm. Do có nhiều loại thiệt hại với nguyên nhân khác nhau nên cũng cần có biện pháp thích hợp để khắc phục 5.1. Với thiệt hại về sản phảm hỏng Sản phẩm hỏng là những sản phẩm không thảo mãn những tiêu chuẩn về chất lượng và đặc điểm kỹ thuật của sản xuất về mầu sắc, kích cỡ, trọng lượng, cách thức lắp ráp. Tuỳ theo mức độ hư hỏng của sản phẩm mà sản phẩm hỏng được chia thành hai loại : sản phẩm hỏng có thể sửa chữa được và sản phẩm hỏng không thể sửa chữa được . Hiện tại, Nhà máy không thực hiện hạch toán khoản thiệt hại này do sản phẩm hỏng của Nhà máy không nhiều. Thiệt hại về sản phẩm hỏng tính vào giá thành sản phẩm. Theo em, Nhà máy nên hạch toán khoản thiệt hại này bằng cách tìm đúng nguyên nhân làm sản phẩm hỏng để có biện pháp xử lý đúng đắn. Nếu sản phẩm hỏng là do người lao động thì phải yêu cầu bồi thường để nâng cao ý thức trách nhiệm của người lao đông trong quá trình sản xuất. Nếu sản phẩm hỏng do lỗi kỹ thuật thì cần có biện pháp xử lý kịp thời để hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại. 5.2. Đối với sản phẩm hỏng có thể sửa chữa được Khi phát sinh chi phí sửa chữa, kế toán sử dụng TK 142- Chi phí trả trước để tập hợp và xử lý thiệt hại thực tế theo nguyên nhân. Quá trình hạch toán có thể khái quát theo sơ đồ sau: TK152,153,334,338,214 TK142 TK811 TK 627 TK138,152 (1) (2) (3) (4) Sơ đồ số 12: Sơ đồ hạch toán sản phẩm hỏng có thể sửa chữa được (1) Chi phí sửa chữa sản phẩm hỏng phát sinh trong kỳ (2) Số thiệt hại tính vào chi phí khác (3) Số thiệt hại tính vào giá thành chính phẩm (4) Giá trị thu hồi, bồi thường 6. Về hình thức và hệ thống sổ kế toán. Hiện tại, Nhà máy chế tạo biến thế sử dụng hình thức sổ Nhật ký chứng từ để tổ chức hạch toán kế toán. Hình thức sổ này có nhiều ưu điểm như: giúp giảm bớt đáng kể công tác kế toán hàng ngày, góp phần nâng cao năng suất lao động cho kế toán viên, thuận tiên cho việc lập Báo cáo tài chính do nhiều chỉ tiêu được kết hợp ghi sẵn trên sổ kế toán Nhật ký – chứng từ, dễ dàng trong chuyên môn hoá công việc, tạo điều kiện nâng cao trình độ cho kế toán viên. Nếu Nhà máy tiếp tục áp dụng hình thức sổ này thì cần thiết phải duy trì việc lập các mẫu sổ chính. Riêng đối với thẻ tính giá thành sản phẩm, hiện nay, mỗi sản phẩm Nhà máy lập một thẻ tính giá thành. Công việc này khá phiền hà nhất là khi số lượng sản phẩm Nhà máy sản xuất ra khá nhiều. Do đó theo em, để giảm bớt công việc của kế toán trong khâu tính giá thành sản phẩm, Nhà máy nên lập bảng tổng hợp chi phí theo mẫu sau. Đơn vị :Nhà máy chế tạo biến thế Biểu số 3: Bảng tổng hợp chi phí Tháng ... năm Công đoạn: Đơn vị tính STT Tên sản phẩm Chi phí nguyên vât liệu trực tiếp Chi phí nhân công trực tiếp Chi phí sản xuất chung Cộng DDĐK PSTK DDCK Tổng chi phí DDĐK PSTK DDCK Tổng chi phí DDĐK PSTK DDCK Tổng chi phí Cộng Người lập bảng Ngày ... tháng .... năm ... Kế toán trưởng Mỗi công đoạn sản xuất được lập riêng một bảng. Trong đó, ghi chi tiết chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung. Tất cả các sản phẩm sản xuất trong tháng được tập hợp chi phí ở bảng này, mỗi sản phẩm ghi một dòng. Sau khi tập hợp toàn bộ chi phí, kế toán sẽ tính ra số tổng cộng để ghi vào “ Báo cáo giá thành thực tế” trong tháng. Báo cáo này gồm 9 cột Cột 1: Số thứ tự Cột 2: Tên sản phẩm Cột 3: Chi phí sản xuất công đoạn tạo vỏ Cột 4: Chi phí sản xuất công đoạn lõi thép Cột 5: Chi phí sản xuất công đoạn quấn dây Cột 6: Chi phí sản xuất công đoạn lắp ráp bước 1 Cột 7: Chi phí sản xuất công đoạn lắp ráp bước 2 Đơn vị: Nhà máy chế tạo biến thế Biểu số 4: Báo cáo giá thành thực tế Tháng .... năm ..... Đơn vị tính: STT Tên sản phẩm Công đoạn tạo vỏ Công đoạn lõi thép Công đoạn quấn dây Công đoạn lắp ráp bước 1 Công đoạn lắp ráp bước 2 Tổng giá thành Giá thành đơn vị sản phẩm Cộng Ngày .... tháng ....năm.... Người lập bảng Kết luận Kế toán chi phí sản xuất kinh doanh và tính giá thành sản phẩm là một bộ phận không thể thiếu được trong công tác kế toán đối với một doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh. Nó cung cấp các thông tin tổng hợp và chi tiết cho công tác phân tích, đánh giá, định hướng toàn bộ quá trình kinh doanh trong doanh nghiệp. Công tác kế toán nói chung và công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng luôn luôn cần được cải tiến nhằm đáp ứng nhu cầu của công tác quản lý trong Nhà máy. Có như vậy, công tác kế toán mới phát huy được hết chứng năng thông tin một cách liên tục, toàn diện, chính xác mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Nhà máy. Trên cơ sở đó, công tác kế toán phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Nhà máy ngày càng hiệu quả hơn. Cùng với vai trò quan trọng như vậy, phần hành kế toán này cũng chính là phần hành kế toán phức tạp nhất trong công tác kế toán của doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp cần căn cứ vào các đặc điểm cụ thể của mình về quy trình công nghệ sản xuất, loại hình sản xuất, yêu cầu và trình độ quản lý, tổ chức sản xuất kinh doanh, trình độ của đội ngũ nhân viên phòng kế toán...mà tổ chức công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm một cách hợp lý, khoa học, đạt hiệu quả cao nhất. Những kiến nghị mà em nêu ra trên đây không ngoài mục đích góp phần nâng cao hiệu quả công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nhằm tăng cường công tác hạch toán kế toán. Em xin chân thành cảm ơn các cô chú làm việc trong phòng kế toán đã tận tình chỉ bảo cho em trong thời gian em thực tập tại đây. Em cũng xin cảm ơn cô giáo Đặng Thuý Hằng đã giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề thực tập này. mục lục Tài liệu tham khảo 1. Chủ biên: TS Nguyễn Thị Đông - Giáo trình Lý Thuyết hạch toán kế toán - NXB Tài chính - 1997. 2. Chủ biên: TS. Đặng Thị Loan - Giáo trình Kế toán tài chính trong các doanh nghiệp - NXB Tài chính - 2002. 3. TS. Nguyễn Văn Công - Lý thuyết và thực hành kế toán tài chính - NXB Tài chính - 2002. 4. Nguyễn Văn Nhiệm - Hướng dẫn thực hành ghi chép chứng từ và sổ kế toán trong các loại hình doanh nghiệp - NXB Thống kê -1999. 5. Mười chuẩn mực kế toán Việt Nam. 6. Tạp chí Kế toán. 7. Tạp chí Kiểm toán. 8. Tạp chí Tài chính. 9. Tạp chí Thuế. 10. Một số luận văn.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docK0282.doc
Tài liệu liên quan