Đề tài Hoàn thiện công tác kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm ở Công ty TNHH Vật liệu nổ công nghiệp

Việc tính toán và xác định doanh thu của các đơn vị tực thuộc trong tháng được thực hiện vào cuối tháng , do đó các Báo cáo doanh thu phải sang đầu tháng sau mới được các đơn vị trực thuộc chuyển lên cho công ty. Để đảm bảo phân bổ được chi phí quản lý vào cuối tháng thì công ty nên lấy tỷ lệ phân bổ chi phí của tháng trước để tién hành phân bổ cho tháng này. Mặc dù cách này không hoàn toàn chính xác song nó đảm bảo tính kịp thời, hơn thế nữa doanh thu của các đon vị trực thuộc thường không có biến động lớn trong các tháng liền kề nhau. Hiện nay các đơn vị trực thuộc công ty không được phép sử dụng Tài khoản 642, trong khi các đơn vị này vẫn có phòng ban quản lý riêng đã không phản ánh được khoản chi phí quản lý riêng tại các đơn vị này. Điều này làm cho báo cáo của các đơn vị trực thuộc chưa phản ánh chính xác tình hình kinh doanh của đơn vị và chúng không có giá trị bên ngoài. Hơn nữa việc hạch toán một phần chi phí quản lý này vào giá vốn hàng bán sẽ làm tăng giá vốn thành phẩm. Vì vậy thiết nghĩ công ty nên cho các đơn vị trực thuộc được phép sử dụng TK 642 để hạch toán chi phí quản lý riêng tại đơn vị mình.

doc77 trang | Chia sẻ: haianh_nguyen | Lượt xem: 1495 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện công tác kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm ở Công ty TNHH Vật liệu nổ công nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
án hoặc các cam kết mua, bán hàng. Trường hợp người mua hàng nhiều lần mới đạt được lượng hàng mua được hưởng chiết khấu thì khoản chiết khấu thương mại này được ghi giảm trừ vào giá bán trên “Hoá đơn (GTGT)” lần cuối cùng. Trường hợp khách hàng không tiếp tục mua hàng, hoặc khi số chiết khấu thương mại người mua được hưởng lớn hơn số tiền bán hàng được ghi trên hóa đơn lần cuối cùng thì phải chi tiền chiết khấu thương mại cho người mua. Khoản chiết khấu thương mại này được hạch toán vào Tài khoản 521. Trường hợp người mua hàng với khối lượng lớn được hưởng chiết khấu thương mại, giá bán phản ánh trên Hoá đơn là giá đã giảm giá (đã trừ chiết khấu thương mại) thì khoản chiết khấu thương mại này không được hạch toán vào TK 521. Doanh thu bán hàng phản ánh theo giá đã trừ chiết khấu thương mại. 2.5.2 Nội dung hạch toán * Chiết khấu thanh toán: Chiết khấu thanh toán được theo dõi chi tiết cho từng khách hàng và từng loại hàng bán. Khoản chiết khấu này được hạch toán như một khoản chi phí tài chính của công ty. Trình tự hạch toán được tiến hành như sau: Nợ TK 635 Có TK 111, 112, 131, 1388. * Chiết khấu thương mại: Chiết khấu thương mại được theo dõi chi tiết cho từng khách hàng và từng loại hàng bán khác nhau. Trong kỳ chiết khấu thương mại phát sinh thực tế được phản ánh vào bên Nợ TK 521 - Chiết khấu thương mại. Cuối kỳ, khoản chiết khấu thương mại được kết chuyển sang Tài khoản 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ để xác định doanh thu thuần của khối lượng thành phẩm thực tế thực hiện trong kỳ hạch toán. Trình tự hạch toán chiết khấu thương mại: - Phản ánh số chiết khấu thương mại thực tế phát sinh trong kỳ, ghi: Nợ TK 521 - Chiết khấu thương mại Nợ TK 3331 - Thuế GTGT được khấu trừ Có TK 111, 112, ... Có TK 131 - Phải thu của khách hàng. - Cuối kỳ kết chuyển số tiền chiết khấu thương mại đã chấp thuận cho người mua sang tài khoản doanh thu, ghi: Nợ TK 51121 - Doanh thu bán hàng VLN - Văn phòng Có TK 521 - Chiết khấu thương mại. * Hàng bán bị trả lại: Trị giá của số hàng bán bị trả lại tính theo đúng đơn giá bán ghi trên Hoá đơn: Trị giá số hàng bị trả lại = Số lượng hàng bán bị trả lại x Đơn giá bán. Các chi phí khác phát sinh liên quan đến việc hàng bán bị trả lại này mà doanh nghiệp phải chịu được phản ánh vào TK 641 - chi phí bán hàng. Trong kỳ kế toán, trị giá của hàng bị trả lại được phản ánh bên Nợ Tài khoản 531 - Hàng bán bị trả lại. Cuối kỳ, tổng giá trị hàng bán bị trả lại được kết chuyển sang tài khoản doanh thu bán hàng để xác định doanh thu thuần. Kế toán ghi sổ như sau: - Giá vốn hàng bán bị trả lại: Nợ TK 155: (Nếu nhập lại kho) Giá vốn Nợ TK 154: (Nếu chuyển phân xưởng để sữa chữa) Nợ TK 157: (Nếu gứi tại kho người mua) Nợ TK 111, 334,... (Nếu bồi thường người làm hỏng) Nợ TK 1381: Thiệt hại chờ xữ lý Có TK 632: giá vốn hàng bán bị trả lại. - Doanh thu của hàng bán bị trả lại: Nợ TK 531: Giá bán không thuế của hàng bán bị trả lại Nợ TK 33311: Thuế GTGT của phần bị trả lại Có TK 111, 112, 131, 3388: Số tiền phải trả lại cho người mua. - Cuối kỳ kết chuyển doanh thu hàng bán bị trả lại vào doanh thu bán hàng: Nợ TK 511211: doanh thu thành phẩm VLN - Văn phòng Có TK 531: Hàng bán bị trả lại. * Giảm giá hàng bán: Các khoản giảm giá hàng bán được phản ánh vào TK 532 và chỉ phản ánh vào Tài khoản này các khoản giảm trừ do việc chấp thuận giảm giá ngoài Hoá đơn, tức là sau khi có Hoá đơn bán hàng. Không được phản ánh vào Tài khoản này số giảm giá đã được ghi trên Hoá đơn bán hàng và đã được trừ vào tổng giá trị hàng bán ghi trên hoá đơn. Trong kỳ hạch toán, khoản giảm giá hàng bán phát sinh thực tế được phản ánh vào bên Nợ TK 532 - Giảm giá hàng bán. Cuối kỳ, kết chuyển tổng số tiền giảm giá hàng bán vào Tài khoản doanh thu bán hàng để xác định doanh thu thuần thực hiện trong kỳ. Doanh nghiệp được ghi giảm thuế phải nộp trên khoản giảm giá. Trình tự hạch toán được tiến hành: Nợ TK 532: Phần giảm giá chưa có thuế GTGT. Nợ TK 33311: Thuế GTGT của phần giảm giá Có TK 111, 112, 3388: Tổng số tiền giảm giá. Kế toán căn cứ vào các chứng từ của nghiệp vụ phát sinh liên quan đến chiết khấu thanh toán, chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại tiến hành cập nhập vào máy. Số liệu này sẽ được theo dõi trên các Sổ chi tiết tương ứng. Giống các Sổ chi tiết Tài khoản khác, các Sổ chi tiết này được mở từng tháng, mỗi nghiệp vụ phát sinh được ghi trên một dòng sổ theo trình tự thời gian. Cuối tháng máy tự tổng hợp phát sinh bên Nợ và Có trên sổ chi tiết tiến hành vào Sổ tổng hợp phát sinh theo một tài khoản. Số liệu tổng cộng trên Sổ chi tiết được máy đưa vào sổ NKCT số 8. Sổ cái các TK 635, 521, 531, 532 được máy tự động lập vào cuối mỗi tháng. Trình tự lập và mẫu sổ của các sổ cái này giống như sổ cái của TK 51121. 2.6 Kế toán xác định kết quả kinh doanh 2.6.1 Kế toán chi phí bán hàng Chi phí bán hàng là những khoản chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra có liên quan đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm hàng hoá, lao dịch vụ trong kỳ. Ngoài các khoản chi phí theo quy định của Bộ Tài chính thì công ty Vật liệu nổ công nghiệp còn có một số quy định khác về chi phí bán hàng: Riêng công ty vận tải hàng nhập (hàng VLN) do Xí nghiệp vận tải thuỷ bộ Bắc Ninh và Xí nghiệp vận tải sông biển Hải Phòng trước đây công ty hạch toán tập trung. Từ năm 1999 công ty giao cho các Xí nghiệp cung ứng VLN hạch toán vào chi phí bán hàng tại Xí nghiệp. - ở đơn vị cung ứng dịch vụ vận tải: Căn cứ vào Tổng công ty duyệt tính doanh thu nội bộ và viết hoá đơn GTGT cho đơn vị nhận dịch vụ vận tải. - ở đơn vị nhận dịch vụ: Hạch toán vào chi phí bán hàng. Cuối tháng hai đơn vị đối chiếu gữi chứng từ về công ty để bù trừ công nợ nội bộ. 2.6.1.1 Tài khoản sử dụng Công ty sử dụng TK 641 - Chi phí bán hàng để hạch toán. Tài khoản này được chi tiết thành các tiểu khoản: TK 6411 - Chi phí nhân viên TK 6412 - Chi phí vật liệu bao bì TK 6413 - Chi phí dụng cụ đồ dùng TK 6414 - Khấu hao TSCĐ TK 6417 - Chi phí dịch vụ mua ngoài TK 6418 - Chi phí bằng tiền khác. 2.6.1.2 Nội dung hạch toán Thủ kho lập Phiếu xuất kho và chỉ ghi về mặt số lượng sau đó chuyển lên phòng kế toán tính ra giá trị dây xuất kho và ghi vào máy theo định khoản: Nợ TK 6412 Có TK liên quan Sau khi vào máy, các nghiệp vụ về chi phí bán hàng sẽ được theo dõi trên “Sổ chi tiết chi phí bán hàng” (Mẫu số 17 ). Việc tập hợp chi phí bán hàng thực hiện trên “Bảng kê số 5” (Mẫu số 18 ) vào cuối tháng để ghi Nợ TK 641, ghi Có các tài khoản liên quan. Trong tháng nếu phát sinh các nghiệp vụ giảm trừ chi phí bán hàng thì kế toán tiêu thụ căn cứ vào chứng từ liên quan như là phiếu thu, giấy báo Có của ngân hàng, hoặc phiếu nhập kho để vào máy. Máy tự động vào Sổ chi tiết chi phí bán hàng, Bảng kê số 1, Bảng kê số 2, Sổ chi tiết vật liệu. Cuối tháng máy sẽ tập hợp các nghiệp vụ giảm trừ chi phí vào Bảng kê số 5 và vào NKCT số 8. Từ NKCT số 8 máy tự động đưa tổng số phát sinh Có TK 641 đối ứng với Nợ các tài khoản liên quan, tổng số phát sinh Nợ được máy tập hợp từ các NKCT liên quan để ghi vào Sổ cái TK 641 (Mẫu số 19). Từ Sổ cái số liệu được đưa vào Báo cáo kết quả kinh doanh VLN. Ví dụ: Ngày 17 tháng 12 năm 2003 công ty xuất kho dây để đóng thuốc nổ cho công ty Hóa chất 21 (Z21) theo số tiền là 2.654.361 đồng. Công ty VNL công nghiệp Ban hành theo CV số 4660 TC/AC Ngày 07/12/1998 của TCT. Phiếu xuất kho Số: 32139. Ngày 17 tháng 12 năm 2003 Nợ TK 63211 Có TK 15511. Họ tên người nhận hàng: Trần Thị Thu Bộ phận: Bán hàng Lý do xuất kho: Xuất một lô dây để đóng hàng bán VLN cho công ty Hóa chất 21 (Z21) theo Hoá đơn (GTGT) số 43436. Xuất tại kho: Kho công ty. STT Tên, nhãn hiệu, quy cách phẩm chất vật tư Mã số Đơn vị tính Số lượng Đơn giá (đồng) Thành tiền Yêu cầu Thực tế A B C D 1 2 3 4 1 Dây đóng hàng VT\DH Lô 2 2 1.327.180,5 2.654.361 Cộng 2 2 2.654.361 Cộng thành tiền bằng chữ: Hai triệu sáu trăm năm mươi tư nghìn ba trăm sáu mươi mốt đồng. Ngày 17 tháng 12 năm 1003. Thủ ttưởng đơn vị Kế toán trưởng Thủ kho (Ký tên, đóng dấu) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Biểu số 17: Tổng công ty Than Việt Nam Công ty Vật liệu nổ công nghiệp Sổ chi tiết tài khoản TK 641 - chi phí bán hàng Từ ngày 01 /12 đến ngày 31/12 năm 2003 Số dư đầu kỳ: 0 Đơn vị: Đồng Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Số phát sinh Ngày số Nợ Có 05/12 32119 Chi mua văn phòng phẩm phục vụ bán hàng 111 1.125.000 10/12 62310 Chi tiền tiếp khách mua hàng 111 656.600 17/12 56253 Xuất dây đóng hàng 152311 2.654.361 ...... ....... ..... 23/12 25612 Nhập lại số dây đóng hàng thừa 152311 1.327.180,5 26/12 Tính lương nhân viên bán hàng 334 60.365.000 26/12 Trích KPCĐ 3382 1.207.300 27/12 Trích BHXH 3383 9.054.750 29/12 Trích BHYT 3384 1.207.300 31/12 Kết chuyển chi phí bán hàng 9111 620.529.160 Cộng PS Nợ: 620.529.160 Cộng PS Có: 620.529.160 Số dư cuối kỳ: 0 Ngày10 tháng 01 năm 2004 Kế toán trưởng Người ghi sổ Biểu số 19: Công ty Vln công nghiệp. Sổ cái tài khoản 641 Năm 2003 Số dư đầu năm Nợ Có Đơn vị: Đồng TK đối ứng Tháng 1 ........... Tháng 10 Tháng 11 Tháng 12 TK 111 80.580.000 TK 112 96.560.000 TK 152 285.130.250 TK 153 2.540.165 TK 214 45.560.255 ...... TK 911 620.529.160 Cộng PS Nợ 620.529.160 Cộng PS Có 620.529.160 Dư Nợ cuối Dư có cuối Ngày 10 tháng 01 năm 2004 Kế toán trưởng Người ghi sổ 2.6.2 Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp 2.6.2.1 Tài khoản sử dụng Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp sử dụng TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp để hạch toán các nghiệp vụ phát sinh có liên quan. TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp chỉ được sử dụng ở công ty, còn đối với các đơn vị trực thuộc công ty không được sử dụng tài khoản này. Tất cả các chi phí phát sinh, ngoài tính vào giá thành thì đều được tập hợp hết vào chi phí bán hàng. TK 642 được chi tiết như sau: TK 6421 - Chi phí nhân viên TK 6422 - Chi phí vật liệu bao bì TK 6423 - Chi phí dụng cụ đồ dùng TK 6424 - Khấu hao TSCĐ TK 6427 - Chi phí dịch vụ mua ngoài TK 6428 - Chi phí bằng tiền khác. 2.6.2.2 Nội dung hạch toán Trình tự hạch toán chi phí quản lý doanh nghiệp được tiến hành tương tự như hạch toán chi phí bán hàng. Các chi phí phát sinh được máy ghi theo định khoản: Nợ TK 642 Có TK liên quan Biểu số20: Tổng công ty Than Việt Nam Công ty Vật liệu nổ công nghiệp Sổ chi tiết tài khoản TK 642 - chi phí QLdn Từ ngày 01 /12 đến ngày 31/12 năm 2003 Số dư đầu kỳ: 0 Đơn vị: Đồng Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Số phát sinh Ngày Số Nợ Có 05/12 613521 Chi tiền họp cuối năm 111 3.560.000 12/12 613522 Chi tiếp khách tại công ty 111 1.560.500 18/12 324152 Chi mua văn phòng phẩm phục vụ hoạt động quản lý 331 12.420.560 ...... ..... 21/12 613534 Chi điện thoại 111 4.150..255 27/12 Tính lương nhân viên bán hàng 334 90.609.000 27/12 Trích KPCĐ 3382 1.812.180 27/12 Trích BHXH 3383 13.591.350 27/12 Trích BHYT 3384 1.812.180 31/12 Kết chuyển chi phí bán hàng 9111 750.124.640 Cộng PS Nợ: 750.124.640 Cộng PS Có: 750.124.640 Số dư cuối kỳ: 0 Ngày10 tháng 01 năm 2004 Kế toán trưởng Người ghi sổ Biểu số 21: Công ty Vln công nghiệp. Sổ cái tài khoản 642 Năm 2003 Số dư đầu năm Nợ Có Đơn vị: Đồng TK đối ứng Tháng 1 ........... Tháng 10 Tháng 11 Tháng 12 TK 111 80.151.000 TK 112 110.254.000 TK 152 220.421.630 TK 153 95.145.255 TK 214 ...... TK 911 750.124.640 Cộng PS Nợ 750.124.640 Cộng PS Có 750.124.640 Dư Nợ cuối Dư có cuối Ngày 10 tháng 01 năm 2004 Kế toán trưởng Người ghi sổ 2.6.3 Kế toán xác định lãi, lỗ 2.6.3.1 Phương pháp xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm Xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm là việc tính toán so sánh giữa các khoản doanh thu thuần tạo ra từ hoạt động bán thành phẩm với các khoản chi phí được coi là hợp lệ, hợp lý liên quan đến hoạt động tiêu thụ thành phẩm, đó là các khoản: giá vốn hàng bán của thành phẩm đã được coi là tiêu thụ, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. Kết quả tiêu thụ thành phẩm của doanh nghiệp được thể hiện qua chỉ tiêu lãi (hoặc lỗ) về tiêu thụ. Lãi (lỗ) về tiêu thụ thành phẩm = Doanh thu thuần - Giá vốn hàng bán - - Chi phí quản lý doanh nghiệp Chi phí bán hàng Nếu doanh thu thuần trừ đi giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp lớn hơn hoặc bằng không thì daonh nghiệp làm ăn có lãi hoặc hòa vốn. Nếu doanh thu thuần trừ đi giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp nhỏ hơn không thì daonh nghiệp làm ăn thua lỗ. 2.6.3.2 Tài khoản sử dụng Kế toán sử dụng TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh để hạch toán xác định kết quả kinh doanh của công ty. TK 911 được chi tiết thành các tài khoản cấp 2 sau: TK 9111 - Xác định kết quả hoạt động kinh doanh TK 9112 - Xác định kết quả hoạt động tài chính TK 9113 - Xác định kết quả hoạt động khác TK 9111 được chi tiết thành: TK 91111 - Xác định kết quả hoạt động kinh doanh VLN TK 91112 - Xác định kết quả hoạt động kinh doanh hàng hoá khác 2.6.3.3 Nội dung hạch toán Cuối tháng căn cứ vào số liệu tổng hợp trên Sổ chi tiết giá vốn hàng bán, Sổ chi tiết chi phí bán hàng, Sổ chi tiết chi phí quản lý daonh nghiệp, sổ chi tiết doanh thu bán hàng, Sổ chi tiết doanh thu nội bộ, kế toán thực hiện bút toán điều chuyển vào máy theo định khoản: - Kết chuyển giá vốn hàng bán: Nợ TK 91111: 21.647.146.662 Có TK 63211: 21.647.146.662 - Kết chuyển chi phí bán hàng: Nợ TK 91111: 620.529.160 Có TK 641: 620.529.160 - Kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp: Nợ TK 91111: 750.124.640 Có TK 642: 750.124.640 - Kết chuyển doanh thu bán hàng Nợ TK511211: 4.833.696.600 Nợ TK 51211: 19.312.743.502 Có TK 91111: 24.146.440.102 Sau khi tiến hành nghiệp vụ kết chuyển trên máy, máy sẽ tự động đưa số liệu vào “Sổ chi tiết xác định kết quả kinh doanh VLN” (Mẫu số 22) và NKCT số 8 ghi Có TK 911, ghi Nợ các TK liên quan, lập sổ cái TK 911 (Mẫu số 23 ). Kết quả lãi lỗ từ hoạt động kinh doanh VLN cũng do máy tự tính và đưa ra “Báo cáo chi tiết kết quả kinh doanh VLN” (Mẫu số 24) Báo cáo này được lập một tháng một lần. Tại công ty chỉ kinh doanh mặt hàng VLN do đó kết quả kinh doanh về VLN cũng chính là kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trên công ty. Biểu số 22: Tổng công ty Than Việt Nam Công ty Vật liệu nổ công nghiệp Sổ chi tiết xác định kết quả hoạt động kinh doanh TK 911- Xác định kết quả kinh doanh Tháng 12 năm 2003 Dư Nợ đầu kỳ: Dư Có đầu kỳ: Phát sinh Nợ: Phát sinh Có: Dư Nợ cuối kỳ: Dư Có cuối kỳ: TK 9111 - Xác định kết quả hoạt động kinh doanh Tiểu khoản: TK 9111 - Xác định kết quả hoạt động kinh doanh VLN Đơn vị: Đồng Diễn giải TK đối ứng Số phát sinh Nợ Có Kết chuyển giá vốn hàng bán 63211 21.647.146.662 Kết chuyển chi phí bán hàng 641 620.529.160 Kết chuyển chi phí quản lý 642 750.124.640 Kết chuyển DTBH 511211 4.833.696.600 Kết chuyển DT nội bộ 51211 19.312.743.502 Kết chuyển lãi 4212 1.128.639.640 Cộng 24.146.440.102 24.146.440.102 Ngày10 tháng 01 năm 2004 Kế toán trưởng Người ghi sổ Biểu số 23: Công ty Vln công nghiệp. Sổ cái tài khoản 91111 Năm 2003 Số dư đầu năm Nợ Có Đơn vị: Đồng TK đối ứng Tháng 1 ........... Tháng 10 Tháng 11 Tháng 12 TK 4212 1.128.639.640 TK 632 21.647.146.662 TK 641 620.529.160 TK 642 750.124.640 Cộng PS Nợ Cộng PS Có Dư Nợ cuối Dư có cuối Ngày 10 tháng 01 năm 2004 Kế toán trưởng Người ghi sổ Biểu số 24: Công ty Vật liệu nổ công nghiệp Báo cáo chi tiết kết quả kinh doanh vật liệu nổ Tháng 12 năm 2003 STT Chỉ tiêu Mã số Số tiền 1 Doanh thu bán VLN Trong đó Doanh thu hàng XK 01 02 24.146.440.102 2 Các khoản giảm trừ doanh thu - Chiết khấu thanh toán - Chiết khấu thương mại - Giảm giá hàng bán - Hàng bán bị trả lại - Thuế TTĐB 03 04 05 06 07 3 Doanh thu bán hàng thuần 10 24.146.440.102 4 Giá vốn hàng bán 11 21.647.146.662 5 Lợi tức gộp 20 2.499.293.440 6 Chi phí bán hàng 21 620.529.160 7 Chi phí quản lý doanh nghiệp 22 750.124.640 8 Lợi tức thuần từ hoạt động kinh doanh VLN 30 1.128.639.640 Ngày 10 tháng 01 năm 2004 Kế toán trưởng Người ghi sổ Chương II: Đánh giá chung và một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kqkd tại công ty vật liệu nổ công nghiệp I - đánh giá chung 1.1 Đánh giá chung Công ty Vật liệu nổ công nghiệp là một công ty có quy mô lớn, với một mạng lưới hoạt động tại khắp mọi nơi trong cả nước, làm nhiệm vụ cung cấp vật liệu nổ công nghiệp cho toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Công ty có lịch sử hình thành và phát triển trên 35 năm, đang từng bước nghiên cứu đổi mới công nghệ sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, mở rộng thị trường. Trong quá trình hoạt động của mình công ty luôn nhận được sự quan tâm giúp đỡ của chính phủ, các cơ quan chức năng trong việc tạo ra hành lang pháp lý thuận tiện góp phần tạo nên những thành công của công ty. Công ty cũng luôn nhận được sự quan tâm, chỉ đạo thường xuyên và thiết thực của đơn vị chủ sở hữu là Tổng công ty Than Việt Nam. Tuy nhiên, do sản phẩm vật liệu nổ công nghiệp là loại sản phẩm đặc biệt nên việc tiêu thụ còn khó khăn. Việc bán hàng của công ty chịu sự quản lý trực tiếp của các cơ quan Nhà nước về kế hoạch, số lượng bán, giá bán cũng như lượng chi phí sản phẩm. Khách hàng của công ty không phổ biến mà chủ yếu là những bạn hàng lâu năm, thường mua sản phẩm của công ty với số lượng lớn. Những khách hàng này khi muốn mua sản phẩm vật liệu nổ công nghiệp của công ty phải được sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền. Điều này một phần nào cũng hạn chế quá trình mở rộng, phát triển của công ty. Trong những năm gần đây công ty có một đối thủ cạnh tranh đó là công ty GAET - Bộ quốc phòng. Mặc dù vậy thị phần cua công ty vẫn luôn chiếm một tỷ trộng lớn (trên 80%). Công ty GAET chỉ tập trung chủ yếu vào những thị trường nhỏ. Trong quá trình hoạt động và phát triển của mình công ty đã đạt được những kết quả sau: Công ty đã xây dựng và giữ vững được bộ máy tổ chức quản lý gọn nhẹ tại công ty và các đơn vị trực thuộc, từng bước đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện nâng cao dần chất lượng công tác của đội ngũ cán bộ công nhân viên. Dưới sự chỉ đạo của Tổng công ty Than và sự giúp đỡ của các bộ ngành có liên quan, công ty luôn xây dựng được các chủ trương, đường lối đúng đắn, giải pháp thích hợp. Công ty chủ động hợp tác đầu tư với các nhà máy quốc phòng, với các bạn hàng trong và ngoài nước. Trên cơ sở tăng nhanh nội lực của công ty, công ty Vật liệu nổ công nghiệp vừa đẩy mạnh sản xuất, cung ứng vật liệu nổ công nghiệp, đầu tư trang thiết bị, cải tiến dây chuyền sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, vừa mở rộng ngành nghề kinh doanh, tăng nhanh sản xuất các sản phẩm khác. Công ty có hệ thống trang thiết bị đầy đủ, hiện đại đảm bảo cho quá trình hoạt động của mình. Trong những năm gần đây, kết quả sản xuất kinh doanh của công ty luôn đạt ở mức cao, góp phần nâng cao đời sống cho cán bộ công nhân viên trong toàn công ty,. Mức thu nhập của cán bộ công nhân viên công ty Vật liệu nổ công nghiệp luôn ở mức cao. Năm 2003 mức thu nhập bình quân đầu người/tháng là 2.740.122 đồng. Bên cạnh việc chăm lo đến đời sống vật chất công ty còn chăm lo đến đời sống tinh thần cho người lao động. Đây là một nhân tố quan trọng góp phần tăng năng suất lao động, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cho công ty. 1.2 Về tổ chức bộ máy kế toán và công tác kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm tại công ty Bộ máy kế toán của công ty được tổ chức phù hợp với yêu cầu công việc và trình độ của nhân viên. Công ty có đội ngũ nhân viên kế toán đông và có trình độ chuyên môn cao. Các công việc kế toán từng bước được giảm nhẹ nhờ việc đưa vào sử dụng các máy tính, máy Fax, đặc biệt công ty có chương trình kế toán máy riêng, được thiết kế phù hợp với đặc điểm của công ty trên cơ sở tuân thủ các chế độ tài chính, chế độ kế toán. Đội ngũ nhân viên phòng kế toán được bố trí một cách khoa học, đảm bảo thực hiện công tác kế toán thuận lợi. Tổng số nhân viên phòng kế toán của công ty là 10 người trong đó có một kế toán trưởng, 1 phó phòng kế toán và 8 nhân viên. Mỗi nhân viên kế toán được phân công phụ trách một phần hành kế toán. Việc phân công công việc như vậy tạo nên sự chuyên môn hóa, phân cách trách nhiệm rõ rệt. Từ đó hiệu quả làm việc cũng được nâng cao. Toàn bộ nhân viên phòng kế toán đều có khả năng sử dụng và xử lý thông tin thành thạo trên máy vi tính. Việc làm này giúp cho quá trình cung cấp thông tin kế toán, thông tin kinh tế phục vụ hoạt động quản lý. Hoạt động kinh doanh của công ty được nhanh chóng, kịp thời, chính xác và thống nhất đồng thời giảm nhẹ khối lượng công việc cho kế toán. Với việc sử dụng phần mềm kế toán Fast Accouting, hoạt động hạch toán tại công ty Vật liệu nổ công nghiệp được thực hiện thống nhất, tuân thủ các chế độ, quy định tài chính hiện hành, chế độ, chuẩn mực kế toán Việt Nam. Công ty luôn chấp hành tốt chế độ kế toán, tài chính, các chính sách về giá, thuế của Nhà nước. Hệ thống Báo cáo của công ty được lập rõ ràng, đầy đủ, đảm bảo thông tin kế toán một cách kịp thời, chính xác cho các ban quản lý công ty, Tổng công ty Than việt Nam, các cơ quan Nhà nước khác có liên quan Cùng với sự đi lên của công ty, công tác kế toán nói chung, công tác kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định KQKD cũng không ngừng trưởng thành về mọi mặt. Nhìn chung công tác tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm đã cung cấp được những thông tin cần thiết phục vụ yêu cầu quản lý sản xuất và tiêu thụ. Kế toán ghi chép, phản ánh đầy đủ tình hình tiêu thụ, thanh toán tiền hàng, ghi nhận doanh thu bán hàng chính xác, kịp thời theo đúng quy định của Bộ tài chính, và của Tổng công ty Than Việt Nam. Hệ thống sổ sách doanh thu, chi phí, quan hệ thanh toán với khách hàng, với Nhà nước, chứng từ kế toán và luân chuyển chứng từ có tính khoa học và đảm bảo được nguyên tắc của chế độ kế toán hiện hành đồng thời phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty. Công ty luôn tuân thủ các chính sách của Nhà nước về tiêu thụ, tổ chức công tác kế toán phù hợp, có hiệu quả đê phản ánh, giám đốc tình hình tiêu thụ, hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Vì vậy kế toán tiêu thụ đã góp phần giúp doanh nghiệp thực hiện đầy đủ, kịp thời nghĩa vụ với Nhà nước, cũng như giúp doanh nghiệp bảo vệ tài sản của doanh nghiệp trong lĩnh vực lưu thông. Những thông tin kế toán này tạo cơ sở tin cậy cho các nhà lãnh đạo công ty đề ra phương hướng, chính sách phù hợp, nhằm mở rộng thị trường, nâng cao chỉ tiêu doanh thu từ đó góp phần đưa công ty từng bước phát triển đi lên, nâng cao đời sống cho cán bộ công nhân viên của công ty. Kế toán hoạt động kinh doanh được chi tiết cho từng loại hoạt động một cách rõ ràng để từ đó tăng cường đầu tư cho những hoạt động mang lại hiệu quả kinh doanh cao đồng thời có những biện pháp hữu hiệu để đẩy mạnh đa dạng hoá các hình thức kinh doanh khác. 1.3 Những tồn tại trong công tác kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm Bên cạnh những mặt đạt được, công tác kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm vẫn còn những tồn tại cần khắc phục. Thứ nhất, vấn đề quản lý công nợ của công ty còn có nhiều vướng mắc. Tổng khoản phải thu và phải trả còn chiếm một tỷ lệ khá cao trong tổng tài sản, tổng nguồn vốn kinh doanh của công ty. Điều này tạo khó khăn cho công ty trong quá trình hoạt động. Như chúng ta đã biết, với tổng số công nợ phải trả quá cao, sẽ gây cho công ty rất nhiều khó khăn trong việc thanh toán các khoản nợ đến hạn và quá hạn, cũng như việc chi trả các khoản lãi vay. Mặc dù trong năm 2003 công ty đã có nhiều cố gắng để giảm bớt các khoản phải trả song tỷ lệ công nợ phải trả/ tổng nguồn vốn vẫn còn ở mức rất cao. Những năm tới công ty cần quan tâm xây dựng các biện pháp giảm công nợ phải thu, góp phần lành mạnh hóa tình hình tài chính của công ty. Nguồn vốn của công ty bị khách hàng chiếm dụng đang ở mức cao, dẫn đến số vòng quay của vốn lưu động nhỏ, thời gian quay vòng dài, do đó hiệu quả sử dụng vốn lưu động thấp. Những tháng đầu năm 2003 công ty đã thực hiện một số các biện pháp cụ thể để đẩy nhanh công tác thu hồi công nợ nhưng đến cuối năm thì tổng số công nợ phải thu vẫn còn rất lớn. Thứ hai là về vấn đề quản lý hàng tồn kho. Đến thời điểm ngày 31/12/2003 tổng giá trị hàng tồn kho của toàn đơn vị là 81.238.764.173 đồng. Nguyên nhân chủ yếu là do các đơn vị tính toán, dự tính về nhu cầu thị trường không sát với thực tế, gây nên tình trạng khối lượng hàng tồn kho lớn, ứ đọng vốn. Với tốc độ tiêu thụ hàng hóa như hiện nay thì những mặt hàng tồn kho này sẽ quá niên hạn sử dụng, bị kém phẩm chất, mất phẩm chất là điều không thể tránh khỏi. Trong thực tế mức trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho của công ty lá khá cao. Đến thời điểm ngày 31/12/2003 tổng giá trị khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho là 2.441.627.920 đồng, con số này năm 2002 chỉ là 430.554.918 đồng nghĩa là so với năm 2002, mức trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho tăng lên rất nhiều lần. Hàng tồn kho tăng nhanh do đó các chi phí về bảo quản, kho bãi cũng tăng lên theo. Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Thứ ba, là về hoạt động xây dựng lợi thế cạnh tranh cũng như thị phần của công ty trên thị trường. Hiện nay công ty Vật liệu nổ công nghiệp là nhà cung cấp vật liệu nổ công nghiệp lớn nhất trên thị trường cả nước. Công ty là đơn vị dân sự duy nhất được phép của Chính phủ sản xuất và kinh doanh mặt hàng vật liệu nổ công nghiệp. Công ty chỉ có một đối thủ cạnh tranh trong nước là công ty GAET - Bộ quốc phòng. So với công ty GAET, công ty Vật liệu nổ công nghiệp có ưu thế hơn hẳn, về mặt quy mô hoạt động cũng như cơ sở vật chất, sự tín nhiệm của khách hàng. Công ty nên tận dụng những lợi thế này của mình để thiết lập các mối quan hệ lâu dài với khách hàng lớn thông qua việc ký kết những hợp đồng cung ứng lâu dài, đồng thời tăng cường mở rộng thị trường của mình. Không chỉ quan tâm đến những thị trường lớn, trong thời gian tới công ty cần có các biện pháp mở rộng thị trường của mình ra cả những đoạn thị trường nhỏ mà hiện nay công ty đang cạnh tranh quyết liệt với công ty GAET. Để có thể cạnh tranh tốt ở những đoạn thị trường này công ty cần phải xây dựng một mạng lưới phân phối vật liệu nổ đến những đoạn thị trường này, tăng cường các hoạt động dịch vụ đối với khách hàng trong thị trường này như các hoạt động đặt thuốc nổ, tính toán lượng thuốc nổ tối ưu cho khách hàng. Trong thời gian tới công ty cũng cần có kế hoạch mở rộng thị trường của mình ra nước ngoài. Để làm được việc này, công ty phải từng bước đầu tư, cải tiến trang thiết bị, dây chuyền sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm. Đây là một hướng đi tích cực công ty nên quan tâm, góp phần vào quá trình phát triển đi lên của công ty. Thứ tư, công tác hạch toán chi phí quản lý doanh nghiệp còn nhiều điều cấn phải bàn. Như đã nêu ở trên công ty bao gồm tổng cộng 23 đơn vị thành viên nằm khắp trên cả nước. Các đơn vị trực thuộc không xác định kết quả lãi, lỗ mà chỉ tính ra khoản chênh lệch giữa doanh thu và chi phí rồi gữi về cho công ty thông qua TK 136 hay TK 336. Tại các đơn vị trực thuộc không được phép sử dụng TK 642 - Chi phí quản lý doanh gnhiệp. Tài khoản này chỉ được sử dụng ở công ty. Các chi phí quản lý phát sinh ở cá đơn vị trực thuộc được hạch toán một phần vào giá thành thành phẩm, phần còn lại được tính vào chi phí bán hàng. Tại công ty sẽ tính lẫi (lỗ) từ hoạt động sản xuất kinh doanh của riêng công ty, sau khi trừ đi tổng chi phí quản lý tập hợp trên TK 642 và cộng với các khoản chênh lệch của các đơn vị trực thuộc để tính ra lãi (lỗ) của toàn công ty. Làm như vậy thì kết quả kinh doanh của toàn công ty Vật liệu nổ công nghiệp không bị ảnh hưởng, nhưng kết quả kinh doanh của riêng công ty và các đơn vị sẽ không phản ánh chính xác tình hình kinh doanh thuốc nổ của công ty, vì các khoản chi phí quản lý phát sinh trên công ty không phải toàn bộ là chi phí quản lý riêng phục vụ cho hoạt động kinh doanh của công ty, mà nó còn bao gồm cả chi phí cho việc quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh của các đơn vị trực thuộc khác, của toàn công ty như chi phí hoạt động của Hội đồng quản trị, của ban Giám đốc, của các phòng ban.... Mặt khác ngay tại các đơn vị trực thuộc cũng có bộ máy quản lý riêng. Vì vậy công ty cần có sự thay đổi lại trong hạch toán chi phí quản lý. Thứ năm, là về hạch toán chi tiết tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm. Như chúng ta đã biết, sản phẩm chính của công ty là 4 loại vật liệu nổ công nghiệp: Anfo thường, Anfo chịu nước, AH1, Zecno. Công ty cần tiến hành quản lý qúatrình tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ đến từng loại thành phẩm cụ thể. Từ đó thấy được tình hình kinh doanh của mỗi loại sản phẩm, đưa ra các chính sách, phương hướng phát triển cho phù hợp, đúng đán. Hiện nay tất cả các sổ chi tiết của công ty liên quan đến phần hành kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ đều mở chung cho cả 4 loại thành phẩm này, do đó công ty không thể theo dõi đựoc quá tình tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ của từng loại thành phẩm một cách riêng rẽ. Hơn nữa kết cấu của các sổ doanh thu cũng chưa hợp lý, chúng chỉ phản ánh được những thông tin về mặt giá tiu. để toạ điều kiện cho công tác kiểm tra đối chiéu thì các sổ chi tiết nên theo dõi thêm về mặt số lượng, và có thêm một số thay đổi khác cho phù hợp như: Đơn giá, thuế GTGT... Thứ sáu, Công ty chưa hạch toán chi phí bán hàng, chi phí quản lý theo yếu tố chi phí. Trên thực tế kế toán có chi tiết theo yếu tố chi phí và phần mềm kế toán máy cũng thiết kế phần hạch toán chi tiết theo chỉ tiêu trên, nhưng khi hạch toán trên máy kế toán bỏ qua và không định khoản cột mã chi tiết theo yếu tố chi phí, do đó máy không tự động đưa ra các sổ chi tiết chi phí bán hàng, sổ chi tiết chi phí quản lý doanh nghiệp riêng theo từng yếu tố chi phí và trên Bảng kê số 5 cũng không có các dòng chi tiết về chi phí nhân viên, chi phí vật liệu, dụng cụ, chi phí khấu hao... giống như mẫu quy định. Việc không hạch toán như vậy sẽ gây khó khăn cho công tác quản lý, lập kế hoạch và đối chiếu giữa các phần hành khác có liên quan. II- Một số kiến nghị 2.1 Về quản lý công nợ phải thu Để lành mạnh hoá tình hình tài chính của công ty, trong thời gian tới công ty cần có các biện pháp, kế hoạch cụ thể nhằm thu hồi công nợ, giảm số nguồn vốn của công ty bị khách hàng chiếm dụng. Mặt khác để đề phòng các khoản tổn thất về nợ phải thu khó đòi có thể xảy ra như không thể thu hồi hoặc thu hồi không đủ.... , bảo đảm phù hợp giữa doanh thu và chi phí, cuối mỗi niên độ kế toán, kế toán phải tính ra số nợ khó đòi để lập dự phòng. Các khoản công nợ được xác định là khoản nợ phải thu khó đòi phải có căn cứ hợp lý, hợp lệ và hợp pháp, phải được xác nhân rõ tên, địa chỉ, nội dung từng khoản phải thu khó đòi. Công ty phải có các chứng từ gốc hoặc xác nhận của con nợ chưa trả (hợp đồng kinh tế, khế ước vay nợ, bản thanh lý hợp đồng, cam kết nợ...). Đây là những khoản nợ đã quá hạn 2 năm, kể từ ngày đến hạn thu nợ, công ty đã đòi nhiều lần nhưng vẫn không thu được. Trường hợp đặc biệt, tuy chưa quá hạn 2 năm nhưng công nợ đang trong thời gian xem xét giải thể, phá sản hoặc có các dấu hiệu khá như bỏ trốn, đang bị giam gĩ, chết... thì cũng đựoc coi là nợ phải thu khó đòi. Mức dự phòng nợ phải thu khó đòi tối đa không được vượt quá 20% tổng số dư nợ phải thu của công ty tại thời điểm cuối năm và bảo đảm cho doanh nghiệp không bị lỗ. * TK sử dụng: Các khoản dự phòng phải thu khó đòi dược theo dõi trên TK 139 - dự phòng phải thu khó đòi. TK này được chi tiết thành hai Tài khoản cấp 2: TK 1391 - Dự phòng phải thu khó đòi tại công ty TK 1392 - Dự phòng phải thu khó đòi tại các đơn vị tực thuộc. Kết cấu của TK 139: Bên Nợ: Hoàn nhập số dự phòng đã lập thừa. Bên có: Lập dự phòng nợ phải thu khó đòi ghi chi quản lý doanh nghiệp cho năm báo cáo. Dư bên Có: Số dự phòng phải thu đã lập hiện có. - TK 004 - Nợ khó đòi đã xử lý. (Theo dõi trong 5 năm). * Phương pháp xác định: Mức lập dự phòng phải thu khó đòi được xác định theo công thức sau: Dư nợ phải thu của khách hàng nghi ngờ Mức dự phòng phải thu khó đòi được lập cho năm kế hoạch x % Mất nợ có thể = Sau khi xác định được mức dư phòng cần lập cho năm kế hoạch hay năm báo cáo kế toán tiến hành so sánh, tính ra mức chênh lệch giưa số dự phòng cần lập năm báo cáo với số dự phòng đã lập năm trước từ đó tiến hành hạch toán. * Trình tự hạch toán: - Vào thời điểm 31/12/N - năm đầu tiên lập dự phòng, kế toán tính ra mức dự phòng cho năm N+1. Số dự phòng được tính vào chi phí quản lý doanh nghiệp. Nợ TK 642: Mức dự phòng lập cho năm N+1 Có TK 139 - Ngày 31/12/N+1 tiến hành lập dự phòng cho năm N+2 ròi tính ra chênh lệch giữa số dự phòng cần lập của hai năm. Nếu mức dự phòng năm N+2 lớn hơn năm N+1 thì hạch toán như sau: Nợ TK 642 : Phần chênh lệch. Có TK 139 Nếu mức dự phòng năm N+2 nhỏ hơn năm N+1 thì kế toán tiến hành hoàn nhập dự phòng phần chênh lệch, ghi giảm chi phí quản lýdoanh nghiệp. Nợ TK 139: Phần chênh lệch Có TK 642 - Nghiệp vụ xoá nợ phải thu khó đòi: + Khi có quyết định xoá nợ khó đòi: Nợ TK 139: Nếu đã lập dự phòng. Nợ TK 642: Nếu chưa lập dự phòng Có TK 131: Nợ xoá Đồng thời ghi đơn; Nợ TK 004: Số nợ xoá. + Trường hợp nợ phải thu đã xoá nhưng thu được: Căn cứ voà số thực thu, kế toán ghi vào thu nhập khác. Nợ TK 111, 112: Số thực thu Có TK 711 Đồng thời ghi đơn: Có TK 004 (nếu có). 2.2 Về quản lý hàng tồn kho Kế toán hàng tồn kho cần phải theo dõi chặt chẽ từng chủng loại hàng hóa, đối chiếu niên hạn sử dụng và phải thống kê báo cáo kịp thời, đầy đủ, chính xác tình hình diễn biến lưu chuyển hàng hóa trong kho, nhất là hàng hóa chậm luân chuyển, đã tồn kho quá lâu để công ty có biện pháp xử lý nhanh. Đồng thời với hoạt động quản lý hàng tồn kho, hoạt động nghiên cứu thị trường, lập kế hoạch thu mua nguyên vật liệu và sản xuất của công ty cần được thực hiện tốt hơn, nắm vững nhu cầu của thị trường. Đồng thời kế toán tiến hành lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho cho nhứng hàng hoá, thành phẩm bị giảm giá so với giá cả thị trường. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho được lập vào cuối năm, lập riêng cho từng loại thành phẩm VLN chính. Kế toán trên cơ sở sổ chi tiết của từng thành phẩm AH1, Zecno, Anfo thường, Anfo chịu nước, xác định giá vốn ghi trên sổ chi tiết của từng loại rồi so sành với giá hiện hành trên thị trường. * Tài khoản sử dụng: TK 159 - Dự phòng giảm giá hàng tồn kho. TK 159 được chi tiết thành 2 tìa khoản cấp 2: TK 1591 - Dự phòng giảm giá VLN TK 1592 - Dự phòng giảm giá hàng hoá, thành phẩm khác. TK 1591 được chi tiết thành các tiểu khoản tương ứng với mỗi loại VLN: TK 15911 - Dự phòng giảm giá thuốc nổ Anfo thường TK 15911 - Dự phòng giảm giá thuốc nổ Anfo chịu nước TK 15911 - Dự phòng giảm giá thuốc nổ AH1 TK 15911 - Dự phòng giảm giá thuốc nổ Zecno. Kết cấu của TK 159: Bên Nợ: Hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Bên Có: Trích lập dự phòng giảm giá hàng tôn kho Dư bên Có: Mức dự phòng giảm giá HTK đã lập hiện có. * Phương pháp xác định: Mức dự phòng giảm giá HTK cần lập cho năm kế hoạch ) Giá đơn vị thuần có thể thực hiện ( Giá đơn vị ghi sổ x Số lượng HTK dự kiến bị giảm giá - = * Trình tự hạch toán: - Vào thời điểm ngày 31/12/N - năm đầu tiên lập dự phòng giảm giá HTK, kế toán tính ra mức dự phòng cho năm N+1. Số dự phòng được tính vàogiá vốn hàng bán. Nợ TK 632: Mức dự phòng lập cho năm N+1 Có TK 159 - Ngày 31/12/N+1 tiến hành lập dự phòng cho năm N+2 rồi tính ra chênh lệch giữa số dự phòng cần lập của hai năm. Nếu mức dự phòng năm N+2 lớn hơn năm N+1, cần lập thêm phần chênh lệch, kế toán như sau: Nợ TK 632 : Phần chênh lệch. Có TK 159 Nếu mức dự phòng năm N+2 nhỏ hơn năm N+1 thì tkế toán tiến hành hoàn nhập dự phòng phấn chênh lệch, ghi giảmgiá vốn hàng bán. Nợ TK 159: Phần chênh lệch Có TK 632 2.3 Về hạch toán chi phí quản lý doanh nghiệp Như đã trình bày ở trên việc hạch toán chi phí quản lý của công ty hiện nay là không hợp lý, công ty nên tiến hành phân bổ chi phí quản lý doanh nghiệp cho các đơn vị tực thuộc và cho riêng công ty. Về tiêu thức dùng để phân bổ chi phí quản lý, công ty có thể áp dụng phân bổ theo doanh thu bán hàng của các đơn vị trực thuộc. Phương pháp phân bổ như sau: = Tỷ lệ phân bổ chi phí Doanh thu bán hàng của đơn vị A QLDN cho đơn vi A Tổng DTBH của toàn công ty x = Chi phí QLDN phân Tỷ lệ phân bổ chi phí Tổng chi bổ cho đơn vị A QLDN của các đơn vị phí QLDN Trong kỳ khi phát sinh các nghiệp vụ kinh tế liên quan đến chi phí QLDN, kế toán công ty vẫn hạch toán tập trung trên TK 642. Nợ TK 642: Chi phí QLDN Có TK 111, 112, 331.... Số phát sinh. Cuối tháng ké toán tiến hành phân bổ chi phí quản lý cho các đơn vị trực thuộc, hạch toán như sau: Nợ TK 136: Số phải thu của các đơn vị trực thuộc Có TK 642: Số chi phí QLDN phân bổ cho các đơn vị trực thuộc. Việc tính toán và xác định doanh thu của các đơn vị tực thuộc trong tháng được thực hiện vào cuối tháng , do đó các Báo cáo doanh thu phải sang đầu tháng sau mới được các đơn vị trực thuộc chuyển lên cho công ty. Để đảm bảo phân bổ được chi phí quản lý vào cuối tháng thì công ty nên lấy tỷ lệ phân bổ chi phí của tháng trước để tién hành phân bổ cho tháng này. Mặc dù cách này không hoàn toàn chính xác song nó đảm bảo tính kịp thời, hơn thế nữa doanh thu của các đon vị trực thuộc thường không có biến động lớn trong các tháng liền kề nhau. Hiện nay các đơn vị trực thuộc công ty không được phép sử dụng Tài khoản 642, trong khi các đơn vị này vẫn có phòng ban quản lý riêng đã không phản ánh được khoản chi phí quản lý riêng tại các đơn vị này. Điều này làm cho báo cáo của các đơn vị trực thuộc chưa phản ánh chính xác tình hình kinh doanh của đơn vị và chúng không có giá trị bên ngoài. Hơn nữa việc hạch toán một phần chi phí quản lý này vào giá vốn hàng bán sẽ làm tăng giá vốn thành phẩm. Vì vậy thiết nghĩ công ty nên cho các đơn vị trực thuộc được phép sử dụng TK 642 để hạch toán chi phí quản lý riêng tại đơn vị mình. 2.4 Về hạch toán chi tiết tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ Thứ nhất, Công ty nên mở thêm các tài khoản chi tiết. Hiện nay hệ thống Tài khoản của công ty Vật liệu nổ công nghiệp đã được thiết kế khá chi tiết song để đảm bảo cho công tác quản trị sản phẩm đến từng loại sản phẩm thì công ty nên mở thêm tài khoản chi tiết đối với những tìa khoản có liên quan đến tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ cho mỗi loại VLN như TK 511211, TK 63211, TK 51211, TK 6411, TK 642, TK 91111. - TK 511211 được chi tiết thành 4 tiểu khoản sau: TK 511211 - Anfo thường TK 511211 - Anfo chịu nước TK 511211 - AH1 TK 511211 - Zecno - TK 63211 được chi tiết thành 4 tiểu khoản sau: TK 63211 - Anfo thường TK 63211 - Anfo chịu nước TK 63211 - AH1 TK 63211 - Zecno - TK 91111 được chi tiết thành 4 tiểu khoản sau: TK 91111 - Anfo thường TK 91111 - Anfo chịu nước TK 91111 - AH1 TK 91111 - Zecno - TK 6411 được chi tiết thành 4 tiểu khoản sau: TK 6411 - Anfo thường TK 6411 - Anfo chịu nước TK 6411 - AH1 TK 6411 - Zecno - TK 642 được chi tiết thành 4 tiểu khoản sau: TK 642 - Anfo thường TK 642 - Anfo chịu nước TK 642 - AH1 TK 642 - Zecno Đối với chi phí bán hàng và chi phí QLDN cuối tháng kế toán phải tiến hành phân bổ cho từng loại thuốc nổ theo tiêu thức doanh thu của từng loại để hạch toán chi tiết chi phí bán hàng và chi phí QLDN đến từng loại VLN. Cách thức phân bổ như sau: = Tỷ lệ phân bổ chi phí Doanh thu tiêu thụ thuốc nổ A cho thuốc nổ A Tổng doanh thu tiêu thụ thuốc nổ x = CPBH hoặc chi phí QLDN Tổng CPBH hoặc Tỷ lệ phân bổ CP phân bổ cho thuốc nổ A chi phí QLDN cho thuốc nổ A Sau khi phân bổ kế toán hạch toán: Nợ TK 6411, 642: chi tiết cho từng loại thuốc nổ Có TK 6411, 642 2.5 Về hệ thống sổ của công ty Cùng với việc mở thêm các Tài khoản chi tiết đến từng sản phẩm thì công ty Vật liệu nổ công nghiệp phải mở thêm sổ chi tiết cho từng loại VLN bao gồm: “Sổ chi tiết doanh thu bán hàng”, “Sổ chi tiết doanh thu nội bộ”, “Sổ chi tiết giá vốn hàng bán”, “Sổ chi tiết chi phí bán hàng”, “Sổ chi tiết chi phí QLDN”, “Sổ chi tiết xác định kết quả kinh doanh”. * Sổ chi tiết doanh thu bán hàng của từng loại VLN: Biểu số 25: Tổng công ty Than Việt Nam Công ty Vật liệu nổ công nghiệp Sổ chi tiết doanh thu bán hàng - AH1 Tháng ... năm ... Dư Nợ đầu kỳ: Dư Có đầu kỳ: Phát sinh Nợ: Phát sinh Có: Dư Nợ cuối kỳ: Dư Có cuối kỳ: TK 511 - Doanh thu bán hàng Tiểu khoản: TK 511211 - AH1 - Doanh thu bán VLN AH1 Đơn vị: Đồng Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Số lượng Đơn giá Thành tiền Thuế GTGT Mã số thuế Ngày Số PS Nợ PS Có Cộng phát sinh Kết chuyển cuối kỳ Ngày..... tháng..... năm...... Kế toán trưởng Người ghi sổ Sổ này theo dõi các nghiệp vụ tiêu thụ của từng loại thuốc nổ phát sinh trong tháng theo trình tự thời gian và được máy tự động cập nhật hàng ngày. Cuối tháng căn cứ vào Sổ chi tiết doanh thu kế toán ghi Sổ tổng hợp doanh thu của cả 4 loại VLN. Mỗi dòng của Sổ tổng hợp doanh thu là doanh thu bán hàng một tháng của một loại VLN. * Sổ tổng hợp doanh thu: Biểu số 26: Công ty VLN công nghiệp Sổ tổng hợp doanh thu bán VLN Tháng .... năm.... Đơn vị: Đồng STT Tên VLN Thuế GTGT Doanh thu bán hàng Doanh thu bán hàng thuần Cộng Ngày..... tháng..... năm...... Kế toán trưởng Người ghi sổ * Sổ chi tiết chi phí bán hàng: Biểu số 27: Tổng công ty Than Việt Nam Công ty Vật liệu nổ công nghiệp Sổ chi tiết chi phí bán hàng - AH1 Tháng ... năm ... Dư Nợ đầu kỳ: Dư Có đầu kỳ: Phát sinh Nợ: Phát sinh Có: Dư Nợ cuối kỳ: Dư Có cuối kỳ: TK 6411 - Chi phí bán hàng Tiểu khoản: TK 6411 - AH1 - Chi phí bán hàng - AH1 Đơn vị: Đồng Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Phát sinh Nợ Phát sinh Có Số Ngày Cộng phát sinh Kết chuyển Ngày..... tháng..... năm...... Kế toán trưởng Người ghi sổ Do đặc điểm của chi phí bán hàng gồm cả chi phí riêng của từng loại VLN và chi phí chung, vì vậy kế toán vẫn mở chi tiết chi phí bán hàng theo TK 6411 như hiện nay để theo dõi chi phí bán hàng phát sinh chung cho cả 4 loại VLN. Hàng ngày căn cứ vào các chứng từ gốc của nghiệp vụ phát sinh kế toán vào máy chi tiết đến từng VLN (nếu là chi phí riêng), máy tự động ghi sổ chi tiết chi phí bán hàng từng loại VLN theo định khoản sau: Nợ TK 6411- Chi tiết từng loại VLN Có TK liên quan. Nếu chi phí bán hàng phát sinh chung, kế toán vào máy không chi tiết cho từng loại VLN, máy sẽ tự động vào sổ chi tiết chi phí bán hàng chung theo định khoản sau: Nợ TK 6411- Chi phí bán hàng chung cho cả 4 loại VLN Có TK liên quan. Cuối tháng kế toán cộng chi phí bán hàng chung, tiến hành phân bổ và hạch toán khoản chi phí bán hàng này. * Sổ tổng hợp chi phí bán VLN: Biểu số 28 Tổng công ty than Việt Nam Công ty VLN công nghiệp Sổ tổng hợp chi phí bán VLN Tháng .... năm.... Đơn vị: Đồng STT Tên VLN Phát sinh Nợ Phát sinh Có Cộng Ngày..... tháng..... năm...... Kế toán trưởng Người ghi sổ * Sổ chi tiết chi phí QLDN và sổ chi tiết giá vốn hàng bán: Hai loại sổ này cũng được mở và có trình tự ghi sổ, kết cấu sổ tương tự như sổ chi tiết chi phí bán hàng. * Sổ chi tiết xác định kết quả kinh doanh: Sổ chi tiết xác định kết quả kinh doanh mở chi tiết cho từng loại VLN. Sổ này có kết cấu tương tự sổ hi tiết chi phí bán hàng của từng laọi VLN. Cuối tháng căn cứ vào các nghiệp vụ kết chuyển doanh thu, giá vốn, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp của từng loại VLN kế toán vào máy, theo dõi xác định kết quả kinh doanh của từng loại VLN trên sổ chi tiết riêng từng loại VLN. Kết luận Sau một thời gian thực tập tại Công ty Vật liệu nổ công nghiệp, đươc tiếp xúc nhiều với công việc kinh doanh của công ty, em đã tiếp thu được cho mình những kiến thức thực tế quý báu. Quá trình đi sâu tìm hiểu về phần hành kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ nói riêng và công tác kế toán nói chung, đã giúp em hiểu hơn về quá trình hạch toán thực tế tại một doanh nghiệp. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn thầy giao Nguyễn Hữu Đồng đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em hoàn thành bản báo cáo này. Em xin chân thành cảm ơn công ty Vật liệu nổ công nghiệp đã tạo điều kiện thuận lợi cho em hoàn thành đợt thực tập này. Danh mục tài liệu tham khảo 1. Bài giảng môn học tổ chức hạch toán kế toán - Bộ môn kế toán trường Đại học KTQD Hà Nội. 2. Báo cáo thực tập tổng hợp các khóa trước. 3. Giáo trình kế toán máy - NXB Thống kê năm 2000. 4. Giáo trình kế toán tài chính trong các doanh nghiệp - NXB Giáo dục 2001. 5. Giáo trình phân tích hoạt động kinh doanh - NXB Thống kê năm 2001. 6. Giới thiệu chung về phần mềm Fast-Accounting 2002. 7. Hệ thống kế toán doanh nghiệp - NXB Tài chính 1995. 8. Một số văn bản và quyết định của Công ty Vật liệu nổ công nghiệp. 9. Nguồn số liệu Công ty Vật liệu nổ công nghiệp. 10. Quyết định 149/2001/BTC ngày 31/12/2001 về việc ban hành và công bố 4 chuẩn mực kế toán Việt Nam (đợt 1) 11. Thông tư 89/2002/TT-BTC ngày 9/10/2002 về việc hướng dẫn kế toán thực hiện 4 chuẩn mực ban hành theo Quyết định 149/2001/BTC ngày 31/12/2001 của Bộ trưởng Bộ Tài chính Mục lục Trang Lời mở đầu . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 1 Chương I:Thực trạng công tác kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm tại công ty TNHH Vật liệu nổ công nghiệp . . . . . . . . . . . 3 I- Tổng quan về công ty Vật liệu nổ công nghiệp . . . . . . . . . . . . . . 3 1.1 Ngành nghề kinh doanh. . . . . . . . . . . . 4 1.2 Bộ máy quản lý của công ty Vật liệu nổ công nghiệp 4 1.2.1 Bộ phận gián tiếp . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 5 1.2.2 Bộ phận trực tiếp tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 6 1.3. Bộ máy kế toán và tổ chức công tác kế toán tại công ty. . . . . 9 1.3.1 Bộ máy kế toán của công ty. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. 9 1.3.2 Tổ chức công tác kế toán tại công ty . . . . . . . . . . . . . . . 11 1.3.3 Sử dụng phần mềm kế toán tại công ty. . . . . . . . . . . . . . . . 16 1.3.4 Quy trình hạch toán đối với phần hành tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm tại công ty. . . . . . . . 19 II- Thực trạng về công tác kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm tại công ty Vật liệu nổ CN . . . . . . . . . 20 2.1 Đặc điểm thành phẩm . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 20 2.2 Kế toán doanh thu thành phẩm. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 20 2.2.1 Đặc điểm tiêu thụ và thể thức thanh toán. . . . . . . . . . . . . . 20 2.2.2 Tài khoản sử dụng và chứng từ hạch toán. . . . . . . . . . . . . . 22 2.2.3 Hạch toán doanh thu tiêu thụ thành phẩm. . . . . . . . . . . . . 26 2.3 Kế toán tiêu thụ nội bộ . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 30 2.3.1 Tài khoản sử dụng và chứng từ kế toán . . . . . . . . . . . . . . . 30 2.3.2 Hạch toán doanh thu nội bộ . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 33 2.4 Kế toán giá vốn hàng bán . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 36 2.4.1 Tài khoản sử dụng . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 37 2.4.2 Nội dung hạch toán . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 37 2.5 Kế toán chiết khấu thanh toán, chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán và hàng bán bị trả lại . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 44 2.5.1 Một số quy định trong hạch toán chiết khấu thanh toán, chiết khấu thương mai, giảm giá hàng bán và hàng bán bị trả lại . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . 44 2.5.2 Nội dung hạch toán. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 45 2.6 Kế toán xác định kết quả tiêu thụ. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 47 2.6.1 Kế toán chi phí bán hàng . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 47 2.6.2 Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp . . . . . . . . . . . . . . . . 53 2.6.3 Kế toán xác định lãi (lỗ). . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 56 Chương II- Đánh giá chung và một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ tại công ty Vật liệu nổ công nghiệp. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 61 I- Đánh giá chung. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 61 1.1 Đánh giá chung. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 61 1.2 Về tổ chức bộ máy kế toán và công tác kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm tại công ty . . . . . . . . . . . . . . . . 62 1.3 Những tồn tại trong công tác kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . 64 II- Một số kiến nghị. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 67 2.1 Về quản lý công nợ phải thu. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 67 2.2 Về quản lý hàng tồn kho . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 69 2.3 Về hạch toán chi phí quản lý doanh nghiệp. . . . . . . . . . . . . . . . 71 2.4 Về hạch toán chi tiết tiêu thụ thành phẩm vá xác định kết quả tiêu thụ . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 72 2.5 Về hệ thống sổ của công ty. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 73 Kết luận . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 78 Danh muc tài liệu tham khảo . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 79

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docK0325.doc
Tài liệu liên quan