Những năm gần đây các nhà quản lý doanh nghiệp Việt Nam quan tâm rất nhiều đến kế toán quản trị nhằm nâng cao chất lượng quản lý. Đối mặt với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật cũng như sự cạnh tranh ngày một gay gắt hơn trong cuộc chiến thị phần buộc các doanh nghiệp Việt Nam phải tìm cho mình một hướng đi mới, một phương pháp quản lý mới để có thể tồn tại và phát triển. Và câu trả lời thích hợp cho các doanh nghiệp đó là “mô hình kế toán trách nhiệm”. Đây là một hệ thống thông tin tin cậy và hữu ích cho công tác quản lý, kiểm soát hướng đến mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp.
Công ty cổ phần xi măng vật liệu xây dựng xây lắp Đà Nẵng là doanh nghiệp có phạm vi hoạt động trải dài trên khu vực Miền Trung và Tây Nguyên, hoạt động kinh doanh xi măng và các loại vật liệu xây dựng. Với qui mô lớn và lĩnh vực kinh doanh đa dạng Công ty đã áp dụng hệ thống kế toán trách nhiệm để quản lý kiểm soát hoạt động của công ty một cách hữu hiệu. Thực tiễn áp dụng hệ thống quản lý theo kế toán trách nhiệm như thế nào? có những ưu điểm - hạn chế gì và cần phải hoàn thiện ra sao? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu và hoàn thiện công tác kế toán trách nhiệm tại Công ty cổ phần xi măng vật liệu xây dựng xây lắp Đà Nẵng.
Kết cấu đề tài “Hoàn thiện công tác kế toán trách nhiệm tại Công ty cổ phần xi măng vật liệu xây dựng xây lắp Đà Nẵng” gồm có 3 phần :
Phần I : Cơ sở lý luận về kế toán trách nhiệm trong doanh nghiệp.
Phần II : Thực trạng công tác kế toán trách nhiệm tại Công ty cổ phần xi măng vật liệu xây dựng xây lắp Đà Nẵng.
Phần III : Định hướng hoàn thiện công tác kế toán trách nhiệm tại Công ty cổ phần xi măng vật liệu xây dựng xây lắp Đà Nẵng.
56 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2009 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện công tác kế toán trách nhiệm tại Công ty cổ phần xi măng vật liệu xây dựng xây lắp Đà Nẵng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lai Nghi
3,660,840
4
- Vỏ bao
81,151,473
III
Chi phí mua hàng
148,363,771
1
- Xi măng
148,363,771
2
- Gạch An Hoà
-
3
- Gạch Lai Nghi
-
4
- Vỏ bao
-
IV
Chi phí bán hàng
20,379,866
1
- Xi măng
18,303,429
2
- Gạch An Hoà
328,351
3
- Gạch Lai Nghi
85,534
4
- Vỏ bao
1,662,552
V
Chi phí QLDN
9,368,727
1
- Xi măng
5,642,323
2
- Gạch An Hoà
1,029,968
3
- Gạch Lai Nghi
352,085
4
- Vỏ bao
2,344,351
VI
Lợi nhuận thuần từ HĐSXKD
17,291,375
1
- Xi măng
10,578,962
2
- Gạch An Hoà
973,250
3
- Gạch Lai Nghi
3,939
4
- Vỏ bao
5,735,224
VII
Doanh thu hoạt động tài chính
-
1
- Xi măng
-
2
- Gạch An Hoà
-
3
- Gạch Lai Nghi
-
4
- Vỏ bao
-
VIII
Chi phí hoạt động tài chính
5,711,381
-
Lãi vay vốn lưu động
5,711,381
1
- Xi măng
3,440,330
2
- An hoà
-
3
- Lai Nghi
-
4
- Vỏ bao
2,271,051
IX
Lợi nhuận từ HĐ SXKD
11,579,994
1
- Xi măng
7,138,632
2
- Gạch An Hoà
973,250
3
- Gạch Lai Nghi
3,939
4
- Vỏ bao
3,464,173
Báo cáo kết quả hoạt động của công ty được xây dựng như sau :
Chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động của COXIVA :
Mức tăng/giảm lợi nhuận = LN thực tế - LN kế hoạch
Tỷ lệ % hoàn thành kế hoạch về lợi nhuận = Mức tăng (giảm) LN / LN kế hoạch.
Về tổ chức dữ liệu
Lợi nhuận và các yếu tố cấu thành nên chỉ tiêu lợi nhuận được chi tiết theo các đơn vị trực thuộc công ty (được phân cấp quản lý là trung tâm lợi nhuận).
Cách tổ chức này giúp Giám đốc công ty có thể xác định mức đóng góp của từng đơn vị trực thuộc vào kết quả toàn công ty qua đó đánh giá được đơn vị nào có đóng góp tích cực và tiêu cực.
Giám đốc có thể đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến “lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh” của toàn công ty theo 2 hướng :
Lợi nhuận của các trung tâm lợi nhuận. Nếu công ty không hoàn thành kế hoạch về LN thì trách nhiệm thuộc về đơn vị nào? Từ đây Giám đốc quản lý đơn vị này sẽ phải giải trình nguyên nhân không hoàn thành kế hoạch về lợi nhuận của đơn vị. Nếu công ty hoàn thành kế hoạch về lợi nhuận thì đơn vị nào có đóng góp tích cực vào kết quả toàn công ty. Đây là cơ sở cho các quyết định về khen thưởng, xử phạt dành cho các đơn vị.
Tác động các yếu tố cấu thành đến chỉ tiêu lợi nhuận. Thông qua mối quan hệ này đánh giá tác động của biến động về doanh thu, chi phí đến lợi nhuận toàn công ty. Tuy nhiên do công ty kinh doanh nhiều loại VLXD khác nhau nên biến động về doanh thu chi phí sẽ xác định cụ thể là do hoạt động sản xuất kinh doanh loại VLXD nào.
Điểm hạn chế của báo cáo là :
Thứ nhất, báo cáo là chỉ dừng lại ở con số tuyệt đối và cần phải có một sự so sánh tương đối thì mới thể hiện rõ ý nghĩa của những con số. Chẳng hạn như hoạt động kinh doanh xi măng, đóng góp chủ yếu vào lợi nhuận của toàn công ty con số về doanh thu và chi phí kinh doanh xi măng rất lớn do đó ta chưa thể kết luận gì về đặc điểm ngành này.
Thứ hai, báo cáo chỉ sử dụng chỉ tiêu lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh là chưa đủ để phản ánh hiệu quả sử dụng vốn được giao của công ty cũng như các đơn vị trực thuộc bởi qui mô và ngành nghề kinh doanh của các đơn vị là khác nhau.
Báo cáo kết quả hoạt động SXKD toàn công ty được xây dựng từ các báo cáo bộ phận về doanh thu và các khoản chi phí sản xuất kinh doanh. Các báo cáo này được tổng hợp từ báo cáo của các đơn vị trực thuộc do đó thay vì đi sâu nghiên cứu chúng chúng ta sẽ tìm hiểu báo cáo trách nhiệm của các đơn vị trực thuộc như thế nào. Và đại diện cho 4 trung tâm lợi nhuận con trong công ty đó là (1)Khối kinh doanh và (2)Xí nghiệp gạch An Hoà.
Báo cáo kết quả hoạt động của các đơn vị trực thuộc
Báo cáo kết quả hoạt động khối kinh doanh
Bảng 2.5 : Báo cáo kết quả HĐSXKD khối kinh doanh
BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH
Năm 2009
TT
Chỉ tiêu
Ngân sách
(Ngàn đồng)
Thực hiện
So sánh
TH/NS
Mức
%
I
Doanh thu
826,927,576
1
- HT HV 40
100,000,000
…
- …………
…
II
Giá vốn hàng bán
644,039,090
1
- HT HV 40
98,500,000
…
- …………
…
III
Chi phí mua hàng
148,363,771
1
- HT HV 40
-
…
- …………
…
IV
Chi phí bán hàng
18,303,429
1
- HT HV 40
2,242,163
…
- …………
…
V
Chi phí QLDN
5,642,327
1
- HT HV 40
705,291
…
- …………
…
VI
Lợi nhuận thuần từ HĐ SXKD
10,578,959
1
- HT HV 40
-1,447,454
…
- …………
…
VII
Doanh thu hoạt động tài chính
-
VIII
Chi phí hoạt động tài chính
3,440,330
1
- Lãi vay vốn lưu động
3,440,330
IX
Lợi nhuận từ hoạt động SXKD
7,138,632
Về chỉ tiêu đánh giá : kết quả hoạt động khối kinh doanh là “lợi nhuận từ hoạt động SXKD”.
Về tổ chức dữ liệu : các mặt hoạt động được chi tiết theo loại xi măng tiêu thụ.
Với nội dung trên ta kết luận rằng báo cáo hoạt động khối kinh doanh có nội dung và hình thức giống báo cáo hoạt động toàn công ty có ưu điểm là dễ dàng cho việc tổng hợp kết quả hoạt động toàn công ty. Tuy nhiên phân cấp quản lý ở khối kinh doanh không phân chia các loại sản phẩm thành các trung tâm lợi nhuận do đó báo cáo trên không có ý nghĩa trong việc kiểm soát hoạt động các trung tâm trách nhiệm trong khối. Thông tin trên báo cáo chỉ cho biết các nhân tố tác động đến chỉ tiêu lợi nhuận. Từ đây để nhận rõ vấn đề nằm ở khâu nào, cấp quản lý nào Giám đốc khối phải đi sâu vào các báo cáo bộ phận.
Do đặc điểm phân cấp quản lý nên báo cáo bộ phận khối kinh doanh có những đặc thù sau :
j Báo cáo doanh thu tiêu thụ
Bảng 2.6 : Báo cáo doanh thu bán hàng của khối kinh doanh
BÁO CÁO DOANH THU TIÊU THỤ SẢN PHẨM
Năm 2009
TT
Nội dung
Ngân sách
Thực hiện
So sánh TH/NS
SL(Ngàn
Tấn)
Đơn giá(Đồng)
Thành tiền
(Ngànđồng)
SL
ĐG
TT
Tổng
Do
SL
ĐG
1
CN Khánh Hoà
128.0
202,968
25,979,938
- HT HV 40
12.0
190,000
2,280,000
- ………
2
CN Bình Định
-
-
-
3
CN Phú Yên
-
-
-
…
………
9
CN Đắc lăk
-
-
-
Tổng
-
-
-
Doanh thu bán hàng được theo dõi từng địa bàn hoạt động của các chi nhánh. Hai yếu tố ảnh hưởng đến biến động về doanh thu là sản lượng và giá bán.
Báo cáo dự toán doanh thu là do phòng kế hoạch thị trường lập từ kết quả tiêu thụ năm trước kết hợp với điều tra về nhu cầu thị trường ở từng địa bàn.
Báo cáo doanh thu thực hiện các chi nhánh lập và phòng kế hoạch thị trường tổng hợp cho toàn công ty.
Cách tổ chức theo từng khu vực tiêu thụ là cơ sở xác định trách nhiệm về sản lượng của chi nhánh. Tuy nhiên nếu vào báo cáo chỉ tiêu “tỷ lệ % doanh thu” sẽ thể hiện rõ hơn đóng góp của từng chi nhánh đến kết quả tiêu thụ của toàn khối. Trên cơ sở này Giám đốc khối có thể xác định khu vực nào là thị trường tiềm năng và cần được đầu tư đúng mức.
k Báo cáo giá vốn hàng bán
Về giá mua xi măng đầu vào, tương tự như doanh thu do ảnh hưởng của hai nhân tố sản lượng và giá bán. Nhà cung cấp xi măng đầu nguồn cùng là thành viên trong hội VICEM với COXIVA do đó giá mua xi măng luôn ổn định nên chúng ta sẽ không quan tâm nhiều đến Báo cáo về giá mua mà tập trung vào chi phí mua hàng.
Về chi phí mua :
Bảng 2.7 : Báo cáo chi phí mua hàng khối kinh doanh
BÁO CÁO CHI PHÍ MUA HÀNG
Năm 2009
TT
Khoản mục chi phí
Ngân sách
TH
So sánhTH/NS
Đơn giá(Đồng)
Thành tiền(1.000đồng)
ĐG
TT
TT
Do
SL
ĐG
-
Sản lượng tiêu thụ (1000Tấn)
800
1
Vận chuyển đầu nguồn
160,147
128,117,600
2
Bốc xếp cảng ga
17,711
14,168,800
3
Bảo hiểm hàng hoá
360
288,000
4
Vận chuyển về kho
3,502
2,801,600
5
Bốc xếp nhập xuất kho
3,734
2,987,200
-
Tổng cộng
185,454
148,363,200
Chi phí mua được kiểm soát theo từng giai đoạn của quá trình mua hàng từ vận chuyển đầu nguồn về đến kho. Hai yếu tố quyết định chi phí mua hàng ở từng giai đoạn vận chuyển là “đơn giá” và “sản lượng”.
Chi phí mua hàng là một chi phí quan trọng quyết định khả năng cạnh tranh về giá bán và lợi nhuận của hoạt động thương mại. Với cách theo dõi trên mặc dầu không giao quyền kiểm soát chi phí ở các giai đoạn của quá trình mua hàng nhưng Giám đốc vẫn có thể xác định được gốc rễ của nguyên nhân gây biến động chi phí mua.
Một ưu điểm nữa của báo cáo chi phí mua hàng là việc tập hợp số liệu rất dễ dàng, mỗi giai đoạn chi phí mua hàng đều có hoá đơn riêng do đó báo cáo chi phí mua hàng chính là sổ chi tiết chi phí mua hàng.
l Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp
Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp không được trao quyền kiểm soát cho các đơn vị bộ phận trong khối mà quản lý chung cho toàn khối. Hai loại chi phí này có cách kiếm soát như nhau do đó chúng ta chỉ nghiên cứu đại diện “Báo cáo chi phí QLDN”.
Bảng 2.8 : Báo cáo chi phí QLDN của khối kinh doanh
BÁO CÁO CHI PHÍ QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP
Năm 2009
TT
Khoản mục chi phí
Ngân sách
Thực hiện
So sánh TH/NS
Đơn vị Sp
Tổng(Trđ)
Đvị Sp
Tổng
Đvị Sp
Tổng
-
Sản lượng tiêu thụ (1.000tấn)
x
800
1
Chi phí nhân công quản lý
2.949
2,359.2
Tiền lương
1.703
1,362.4
…
…
…
2
Chi phí nguyên vật liệu
0.286
228.8
…
…
8
Chi phí bằng tiền khác
2.061
1,648.8
Hội nghị, hội họp
0.102
81.6
Tiếp khách
0.425
340.0
Dịch vụ vệ sinh
0.020
16.0
…
…
…
Tổng
…
…
Báo cáo phản ánh các khoản mục của chi phí quản lý doanh nghiệp chung cho toàn khối kinh doanh chứ không chi tiết cho 1 phòng ban hay chi nhánh nào cả. Với cách tổ chức này Giám đốc chỉ có thể xác định yếu tố dẫn đến không hoàn thành kế hoạch về chi phí chứ không xác định được bộ phận hay chi nhánh nào làm phát sinh thêm chi phí.
Không phân quyền kiểm soát chi phí cho các phòng ban và chi nhánh trong khối, Giám đốc kiếm soát chi phí các bộ phận bằng cách :
Ở văn phòng công ty : mọi chi phí phát sinh đều phải có sự đồng ý của Giám đốc.
Ở các chi nhánh : những chi phí phát sinh thường xuyên tại các chi nhánh được Giám đốc kiểm soát bằng cách khoáng chi.
Hàng tháng khi phụ trách kế toán tại các chi nhánh báo sổ về văn phòng công ty phải lập “Bảng tổng hợp thanh toán phí”, báo cáo về các khoản chi phí phát sinh tại chi nhánh này sẽ được Giám đốc và kế toán trưởng công ty xét duyệt.
- Đối với những chi phí không có mối quan hệ với sản lượng tiêu thụ được kiểm soát bằng cách khoáng chi cho các chi nhánh. Mức khoáng được xác định dựa vào mức chi phí phát sinh bình quân của các năm trước.
- Đối với những chi phí có mối quan hệ với sản lượng tiêu thụ thì được kiểm soát qua 2 yếu tố sản lượng và đơn giá như chi phí mua hàng.
Cách kiểm soát chi phí bán hàng và chi phí QLDN của khối kinh doanh cho chúng ta thấy dùng khoáng chi cho các chi nhánh để kiểm soát chi phí là phương pháp đơn giản, dễ thực hiện. Tuy nhiên những khoản chi phí này nếu kiểm soát quá chặt chẽ lại tác động xấu đến hoạt động tiêu thụ. Thứ nữa là chi phí phát sinh ở văn phòng công ty được kiểm soát rất lỏng lẻo, mặc dù các phòng ban chức năng đảm nhận nhiệm vụ quan trọng nhưng đây là một khoản chi phí lớn cần phải kiếm soát theo từng phòng ban.
m Chi phí hoạt động tài chính
Bảng 2.9 : Báo cáo chi phí hoạt động tài chính
BÁO CÁO CHI PHÍ HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH
Năm 2009
TT
Khoản mục chi phí
Ngân sách
Thực hiện
So sánh
TH/NS
Số tiền
%
I
Chi phí lãi vay
3,440,330,607
1
Vay vốn lưu động
3,440,330,607
-
Trả lãi ký cược cho đại lý
2,360,330,607
-
Trả lãi dự phòng bán hàng
1,080,000,000
2
Vay đầu tư
-
II
Chênh lệch tỷ giá phát sinh
-
III
Đánh giá lại các KM có gốc ngoại tệ
-
Tổng
3,440,330,607
Trong các nội dung của chi phí tài chính thì chi phí lãi vay là điều Giám đốc công ty quan tâm và chỉ có lãi vay vốn lưu động là thuộc phạm vi quyền hạn được giao còn lãi vay vốn đầu tư thì nằm ngoài thẩm quyền của Giám đốc và chỉ có Hội đồng quản trị mới có quyền quyết định.
Về lãi vay vốn lưu động, ta thấy chi phí này theo dõi chung cho toàn khối. Do đặc điểm phân quyền quản lý trong khối, Giám đốc quyết định cả chính sách tín dụng mua hàng và bán hàng của khối.
Báo cáo kết quả hoạt động đơn vị sản xuất
Bảng 2.10 : Báo cáo kết quả HĐ SXKD xí nghiệp gạch An Hoà
BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH
Năm 2009
TT
Chỉ tiêu
Kế hoạch
(Ngàn đồng)
Thực hiện
So sánh
TH/NS
Mức
%
I
Doanh thu thuần từ bán hàng
11,494,808
1
Gạch 4 lỗ R4T2
213,300
2
Gạch 4 lỗ R4T3
4,671,800
…
…
…
II
Giá vốn hàng bán
9,163,239
1
Gạch 4 lỗ R4T2
158,930
2
Gạch 4 lỗ R4T3
3,493,182
…
…
…
IV
Chi phí bán hàng
328,351
1
Gạch 4 lỗ R4T2
5,613
2
Gạch 4 lỗ R4T3
123,389
…
…
…
V
Chi phí quản lý doanh nghiệp
1,029,968
1
Gạch 4 lỗ R4T2
17,068
2
Gạch 4 lỗ R4T3
387,046
…
…
…
VI
Lợi nhuận thuần từ HĐ SXKD
973,250
1
Gạch 4 lỗ R4T2
31,147
2
Gạch 4 lỗ R4T3
668181
…
…
…
VII
Doanh thu hoạt động tài chính
0
VIII
Chi phí hoạt động tài chính
0
- Lãi vay vốn lưu động
0
IX
Lợi nhuận từ hoat động SXKD
973,250
Điểm khác biệt giữa báo cáo trách nhiệm của An Hoà với Khối kinh doanh đó là :
Thứ nhất là hoạt động bán hàng, báo cáo của An Hoà cho thấy doanh thu cũng theo dõi theo sản phẩm tiêu thụ giống như Khối kinh doanh. Tuy nhiên biến động về doanh thu của An Hoà chỉ dừng lại ở yếu tố sản lượng và giá bán chứ không qui trách nhiệm cụ thể cho bộ phận nào giống như khối kinh doanh. Cả 3 phần dự toán, thực hiện, đánh giá của báo cáo đều do phòng kế hoạch thị trường lập dưới dự chỉ đạo của Giám đốc đơn vị.
Thứ hai là hoạt động sản xuất, muốn có sản phẩm tiêu thụ phải qua quá trình chế biến do đó giá vốn hàng bán được kiểm soát theo chi phí dùng cho quá trình sản xuất. Vậy các chi phí sản xuất này được kiểm soát như thế nào?
Bảng 2.11 : Báo cáo giá thành sản xuất xí nghiệp gạch An Hoà
GIÁ THÀNH SẢN XUẤT SẢN PHẨM
Năm 2009
T
T
Khoản mục
chi phí
Ngân sách
Thực hiện
So sánh TH/NS
Mức tiêu hao
Đơn giá(Đồng)
Thành tiền(Ngàn đồng)
Mức tiêu hao
ĐG
TT
Mức tiêu hao
ĐG
TT
SLSX
26.000
A
CP - NVL trực tiếp
4,043,858
1
Đất sét
32.50
30,312
985,140
2
Than cám
2.42
804,762
1,945,915
3
Động lực
927.34
1,200
1,112,803
B
CP-NC trực tiếp
3,398,303
1
Tiền lương CNSX
107
2,782,000
2
BHXH -BHYT
249,115
3
Kinh phí công đoàn
46,239
4
Ăn ca
292,910
5
Bồi dưỡng độc hại
28,039
C
CP-SX chung
1,721,078
1
Tiền lương CNSX
12
306,868
2
BHXH -BHYT
34,127
3
Kinh phí công đoàn
6,137
4
Ăb ca
37,427
5
Bồi dưỡng độc hại
8,376
6
Khấu hao TSCĐ
580,744
7
SCTX TSCĐ
194,570
8
CP SCL TSCĐ
0
9
Vật liệu dùng PX
507,355
10
Công cụ dụng cụ
45,474
Cộng giá thành sản xuất
352
9,163,239
X
X
Các khoản mục chi phí được theo dõi chung cho các dòng sản phẩm của xí nghiệp chứ không theo dõi cụ thể cho 1 sản phẩm hay bộ phận sản xuất nào. Các yếu tố chi phí sản xuất được kiểm soát như sau :
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp :
Mức tiêu hao vật liệu và đơn giá là 2 yếu tố dẫn đến biến động về chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Tuy nhiên với cách tổ chức như trên ta thấy rằng không thể xác định vấn đề phát sinh ở bộ phận nào, trách nhiệm thuộc về ai?
Chi phí nhân công :
Đơn giá lương và sản lượng tiêu thụ là 2 nhân tố quyết định tiền lương của người lao động.
Chi phí sản xuất chung :
Biến động chi phí sản xuất chung do tác động của yếu tố biến phí và định phí. Đối với biến phí các yếu tố ảnh hưởng cũng giống như chi phí nhân công và chi phí NVL trực tiếp, riêng định phí thì nguyên nhân sẽ thuộc về các chính sách khấu hao và sữa chữa TSCĐ của xí nghiệp.
3. Kế toán trách nhiệm và chế độ tiền lương tại công ty
Lương và thưởng là 2 lợi ích vật chất chủ yếu mà người lao động trong công ty nhận được cũng chính là yếu tố gắn kết mục tiêu làm việc của người lao động trong công ty hướng tới mục tiêu chung của toàn công ty.
Vậy Công ty COXIVA đã làm được điều nói trên chưa? Chúng ta hãy cùng đánh giá chính sách tiền lương và các chế độ khác dành cho cán bộ - công nhân viên tại công ty để trả lời cho câu hỏi này.
A Thù lao của Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát công ty COXIVA
Hội đồng quản trị VICEM qui định mức thù lao cố định cho các thành viên Hội đồng quản trị và ban kiểm soát công ty là 1.000.000đồng/1tháng/1thành viên.
Chúng ta biết rằng Hội đồng quản trị COXIVA là đại diện phần vốn của VICEM tại COXIVA nhưng thực chất chỉ là trung gian để VICEM thực hiện quyền kiểm soát toàn bộ đối với hoạt động của công ty. Hơn nữa người trực tiếp điều hành hoạt động kinh doanh của công ty là Giám đốc. Do đó nếu gắn trách nhiệm về kết quả hoạt động của công ty với thù lao của Giám đốc sẽ hiệu quả hơn rất nhiều. Đây là lý do VICEM quyết định mức thù lao cố định cho Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát.
A Thù lao của Giám đốc công ty
Tiền lương hàng tháng của Giám đốc công ty được trả theo quỹ lương kế hoạch, xác định dựa trên các yếu tố :
Qtlkh = Hcv x TLmincty x 12 tháng x (1+Kđcql)
Trong đó :
- Qtlkh là quỹ tiền lương kế hoạch. Hcv là hệ số lương theo cấp bậc công việc.
- TLmincty là mức lương tối thiểu lựa chọn và Kđcql là hệ số điều chỉnh quản lý
Điểm đặc trưng trong chế độ tiền lương dành cho Giám đốc công ty là “Hệ số điều chỉnh quản lý” (Kđcql). Hệ số này được xác định dựa trên kết quả hoạt động thực tế của doanh nghiệp, thông qua các chỉ tiêu đánh giá :
Công ty nộp ngân sách nhà nước theo đúng quy định
Công ty phải có lợi nhuận và lợi nhuận kế hoạch không thấp hơn so với lợi nhuận thực hiện của năm trước liền kề (trừ trường hợp đặc biệt )
Mức tăng tiền lương bình quân phải thấp hơn mức tăng năng suất lao động bình quân
Trong năm tài chính, Giám đốc chỉ được nhận 80% quỹ tiền lương theo kế hoạch. Đến cuối năm sau khi quyết toán và đánh giá kết quả hoạt động của doanh nghiệp quỹ lương kế hoạch này sẽ được điều chỉnh về quỹ lương thực hiện và Giám đốc được nhận phần còn thiếu. Nguyên tắc điều chỉnh là “Lợi nhuận và năng suất lao động tăng thì tiền lương và phụ cấp tăng; lợi nhuận và năng suất lao động giảm thì tiền lương và phụ cấp giảm nhưng thấp nhất bằng mức lương tính trên cơ sở hệ số lương và mức lương tối thiểu chung”
Như vậy ta thấy cách xác định thù lao của Giám đốc điều hành khác với thù lao của hội đồng quản trị. Thông qua đánh giá kết quả hoạt động của công ty để xác định mức thù lao, hệ số điều chỉnh quản lý là một biểu hiện của phương thức quản lý theo mục tiêu của hệ thống kế toán trách nhiệm.
A Các nhân viên dưới quyền Giám đốc công ty
Tiền lương của nhân viên trong công ty COXIVA được trả theo sản lượng sản phẩm tiêu thụ và các chế độ khác theo quy định của nhà nước. Cơ sở để xác định tiền lương cho từng nhân viên là quỹ lương theo sản phẩm và mức đóng vào kết quả của công ty.
j Quỹ lương theo sản phẩm
Quỹ lương = Đơn giá lương x Tổng sản lượng
theo SP (trên 1sp) SP tiêu thụ
Như vậy, lao động của nhân viên trong công ty gắn trực tiếp với hoạt động kinh doanh sản phẩm nào sẽ ăn lương dựa trên sản lượng tiêu thụ sản phẩm đó. Chẳng hạn nhân viên ở các chi nhánh sẽ ăn lương theo sản lượng xi măng mà chi nhánh đó tiêu thụ được, nhân viên ở xí nghiệp Gạch An Hoà sẽ ăn lương theo sản lượng gạch mà đơn vị này bán được.
Đơn giá lương của các trung tâm trách nhiệm trong công ty sẽ khác nhau bởi loại sản phẩm kinh doanh khác nhau thì đơn vị đo lường số lượng sản phẩm và giá trị của một đơn vị sản phẩm sẽ khác nhau.
k Đánh giá mức đóng góp của từng nhân viên đến kết quả của công ty
Hệ thống lương của COXIVA đánh giá sự đóng góp của người lao động qua : hệ số chức vụ, hệ số phụ cấp, hệ số hoàn thành nhiệm vụ, ngày công làm việc.
ò Hệ số chức vụ : là vai trò, vị trí mà nhân viên đảm nhận. Chức vụ càng cao thì hệ số này càng lớn bởi mức độ trách nhiệm tăng lên thì lợi ích nhận cũng phải tương xứng.
ò Hệ số phụ cấp : là phần cộng thêm mà người lao động được hưởng do có những đóng góp đặc biệt. Một loại phụ cấp thể hiện trách nhiệm đối với công việc của người lao động đó là “phụ cấp trách nhiệm công việc” dành cho các Giám đốc, Phó giám đốc tại các đơn vị trong công ty. Với trọng trách điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh các nhà quản trị trong công ty tất nhiên là phải nhận được một lợi ích lớn hơn các nhân viên khác.
ò Hệ số hoàn thành nhiệm vụ : đánh giá hiệu quả làm việc thực tế của người lao động.
Có 3 mức đánh giá kết quả làm việc thực tế của nhân viên trong công ty là : (A)hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; (B)hoàn thành nhiệm vụ; (C)không hoàn thành nhiệm vụ. Nếu hoàn thành tốt nhiệm vụ sẽ được hưởng 100% lương, nếu làm không tốt mức lương sẽ giảm xuống.
Tương xứng với mỗi vị trí, công việc trong công ty sẽ có tiêu chí đánh giá mức hoàn thành công việc. Chẳng hạn đánh giá công việc của cán bộ lãnh đạo các đơn vị trực thuộc công ty đạt loại A khi :
Hoàn thành 100% chỉ tiêu được giao, tích cực sáng tạo trong công việc
Chỉ đạo điều hành các hoạt động thuộc phạm vi trách nhiệm có hiệu quả, không để xảy ra hiện tượng tiêu cực, không vi phạm qui định về quản lý doanh nghiệp.
Chỉ đạo phối hợp giữa các bộ phận hiệu quả.
Kiểm tra nắm bắt thông tin kinh tế nghiệp vụ từ trên xuống và ngược lại
Sự đánh giá dựa trên công việc thực tế này đã tạo ra một sự cạnh tranh công bằng giữa nhân viên trong công ty và chính điều này là động lực cho nhân viên tích cực làm việc hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Bên cạnh tiền lương, vào cuối năm tài chính khi lợi nhuận thực hiện hoàn thành hoặc vượt mức kế hoạch cả Giám đốc và toàn thể nhân viên trong công ty còn nhận được tiền thưởng tương ứng trích từ lợi nhuận tạo ra. Đây cũng là một lợi ích vật chất khích lệ những nỗ lực đóng góp của người lao động vào kết quả của công ty.
PHẦN IIIĐỊNH HƯỚNG HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG VẬT LIỆU XÂY DỰNG
XÂY LẮP ĐÀ NẴNG
Đánh giá chung về thực trạng công tác kế toán trách nhiệm tại Công ty cổ phần xi măng vật liệu xây dựng xây lắp Đà Nẵng
Công tác kế toán trách nhiệm tại công ty được thực hiện với 3 nội dung chính :
Một là, tổ chức quy chế quản lý bằng cách phân quyền quản lý cho các cấp lãnh đạo. Việc phân cấp được thực hiện theo các mảng hoạt động sản xuất kinh doanh và theo địa bàn tiêu thụ đã giúp công ty có thể kiểm soát chặt chẽ các mặt hoạt động của mình.
Hai là, hệ thống báo cáo được tổ chức gắn liền với các cấp quản lý và được xây dựng từ cấp cơ sở lên trở thành một phương tiện để các Giám đốc điều hành và kiểm soát hoạt động của các đơn vị và toàn công ty.
Ba là, chế độ tiền lương và khen thưởng gắn liền với kết quả lao động đã trở thành yếu tố thúc đẩy sự đóng góp tích cực của cán bộ công nhân viên hướng đến hoàn thành mục tiêu của công ty.
Bên cạnh những mặt mạnh nói trên, tổ chức công tác kế toán trách nhiệm tại công ty vẫn còn những mặt tồn tại sau :
Về phân cấp quản lý
Phân quyền và trách nhiệm trong công ty dừng lại ở phạm vi là các đơn vị sản xuất kinh doanh, chưa sâu sắc đến từng phòng ban chức năng - bộ phận trong các đơn vị. Điều này làm cho chi phí, doanh thu, lợi nhuận ... chưa gắn với từng cá nhân, bộ phận do đó không thể tìm ra gốc rể của nguyên nhân và truy cứu trách nhiệm cụ thể.
Mặt khác mọi quyền hành đối với hoạt động của công ty đều nằm trong tay HĐQT Tổng công ty công nghiệp xi măng Việt Nam, nhưng lại chưa có một cơ chế hay văn bản tài chính xác định trách nhiệm và đánh giá kết quả hoạt động của trung tâm trách nhiệm này.
Về hệ thống báo cáo trách nhiệm
Hệ thống báo cáo của các trung tâm trách nhiệm trong công ty được xây dựng một cách rập khuôn. Chỉ tiêu đánh giá hoạt động và hình thức giống nhau là hợp lý nhưng cả mặt tổ chức dữ liệu chi tiết cũng giống nhau là bất hợp lý bởi phân cấp quản lý trong nội bộ mỗi trung tâm trách nhiệm thuộc công ty là khác nhau.
Chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động trong trong các báo cáo vẫn chưa thể hiện được hiệu quả sử dụng nguồn lực thuộc phạm vi quyền hành và trách nhiệm của Giám đốc các trung tâm trách nhiệm trong công ty.
Các chỉ tiêu trên báo cáo vẫn chưa khai thác hết ý nghĩa của các nội dung và số liệu dẫn đến thông tin trên báo cáo không thể hiện được mối quan hệ giữa các mặt hoạt động của các trung tâm trách nhiệm.
Một vài báo cáo bộ phận của hệ thống báo cáo trách nhiệm chỉ có ý nghĩa về mặt hình thức, để kiểm soát hoạt động của các đơn vị bộ phận Giám đốc các trung tâm trách nhiệm phải dùng đến phương pháp khác như là khoáng chi.
Qua những hạn chế trên của công tác kế toán trách nhiệm tại Công ty COXIVA chúng ta thấy rằng để tổ chức quản lý và kiểm soát hiệu quả hoạt động Công ty cần phải phân cấp quản lý chi tiết hơn, xây dựng một hệ thống báo cáo trách nhiệm dựa trên cơ sở của sự phân cấp và phản ánh đầy đủ thông tin về hiệu quả hoạt động của các trung tâm trách nhiệm.
Giải pháp hoàn thiện công tác kế toán trách nhiệm tại Công ty cổ phần xi măng vật liệu xây dựng xây lắp Đà Nẵng
Xác định các trung tâm trách nhiệm
2.1.1. Mô hình các trung tâm trách nhiệm
Phân cấp quản lý theo trung tâm trách nhiệm trong công ty được tổ chức như sau :
Bảng 3.1 : Bảng phân cấp quản lý theo các trung tâm trách nhiệm trong công ty
TT
Loại trung tâm
Đơn vị/Bộ phận
Hiện tại
Hoàn thiện
1
Trung tâm đầu tư
Hội đồng quản trị
Hội đồng quản trị
2
Trung tâm lợi nhuận
- Công ty. - Khối kinh doanh - Đơn vị sản xuất
- Công ty - Khối kinh doanh - Đơn vị sản xuất - Chi nhánh
3
Trung tâm doanh thu
Chi nhánh
4
Trung tâm chi phí
- Phòng ban chức năng (tại văn phòng công ty và ở các xí nghiệp) - Trạm đầu nguồn - Tổ sản xuất (ở các xí nghiệp)
Phân quyền và trách nhiệm cho các đơn vị bộ phận trong công ty
Cùng với các trung tâm trách nhiệm cũ các trung tâm trách nhiệm mới hình thành được giao quyền và trách nhiệm như sau :
Trạm tiếp nhận đầu nguồn
Thực hiện nhiệm vụ tiếp nhận xi măng từ các nhà sản xuất.
Kiểm soát chi phí phát sinh tại trạm.
Phòng ban tại văn phòng công ty và ở các xí nghiệp sản xuất
Thực hiện các chức năng chuyên môn và nhiệm vụ được Giám đốc giao.
Kiểm soát chi phí phát sinh tại phòng ban.
Chi nhánh kinh doanh xi măng
Quản lý và sử dụng tài sản được giao vào hoạt động bán hàng 1 cách hiệu quả.
Kiểm soát doanh thu và chi phí phát sinh tại chi nhánh.
Sự kiểm soát đặc biệt của Giám đốc công ty đối với các chi nhánh :
Thứ nhất, để đảm bảo nhiệm vụ của VICEM giao cho COXIVA, Giám đốc công ty cần qui định chính sách định giá đối với các chi nhánh là lấy giá thị trường làm cơ sở (trường hợp khẩn cấp các chi nhánh phải tuyệt đối tuân thủ mức giá do Giám đốc công ty đưa ra).
Thứ hai, để đảm bảo tình hình tài chính lành mạnh các chi nhánh phải tuân thủ khung tín dụng bán hàng do công ty qui định.
Các tổ sản xuất ở đơn vị sản xuất
Điều hành hoạt động sản xuất tại bộ phận đảm bảo tiến độ sản xuất và năng suất lao động.
Kiểm soát chi phí phát sinh tại bộ phận.
Các chỉ tiêu tài chính đánh giá kết quả hoạt động của trung tâm trách nhiệm
Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động của các đơn vị, bộ phận trong công ty vẫn còn nhiều hạn chế chưa thật sự hữu hiệu trong điều hành, kiểm soát. Chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động của các đơn vị, bộ phận trong công ty cần phải được thiết lập như sau :
Bảng 3.2 : Chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động các trung tâm trách nhiệm
TT
Trung tâm trách nhiệm
Chỉ tiêu đánh giá
Hiện tại
Hoàn thiện
I
Trung tâm đầu tư : + Hội đồng quản trị
Chưa xác định rõ
1. Khả năng sinh lời của tài sản 2. Tỷ suất sinh lời của VCSH3. Tỷ lệ tăng trưởng bền vững thu nhập
II
Trung tâm lợi nhuận : + Khối kinh doanh. + Đơn vị sản xuất.
Lợi nhuận
1. Lợi nhuận2. Hiệu quả sử dụng vốn được giao
+ Riêng các CN
Lợi nhuận
III
Trung tâm doanh thu + Chi nhánh
Sản lượng tiêu thụ
IV
Trung tâm chi phí + Phòng ban chức năng. + Trạm đầu nguồn. + Tổ sản xuất
1. Chi phí phát sinh tại bộ phận
Tổ chức tài khoản chi tiết phục vụ cho việc lập báo cáo trách nhiệm
Những thay đổi về chỉ tiêu đánh giá hoạt động của các trong mô hình tổ chức mới đòi hỏi tổ chức các tài khoản kế toán phải có những thay đổi sau :
j Khối kinh doanh
Kiểm soát chi phí từng phòng ban tại văn phòng công ty
Để kiểm soát chi phí theo từng phòng ban chức năng thì thông tin kế toán về chi phí quản lý doanh nghiệp phải được thiết kế bộ mã chi phí chi tiết theo từng phòng ban. Chẳng hạn theo dõi chi phí QLDN ở văn phòng công ty :
TK 642 Chi phí quản lý khối văn phòng
Chi tiết 6421 Chi phí lương nhân viên
6422 Chi phí vật liệu quản lý
Chi tiết 6422VP01 CP vật liệu quản lý của phòng tài chính kế toán
6422VP02 CP vật liệu quản lý của phòng kế hoạch thị trường
6422VP... CP vật liệu quản lý của phòng ...
Tương tự theo dõi chi phí QLDN ở các đơn vị sản xuất :
TK 642 Chi phí quản lý xí nghiệp gạch An Hoà
Chi tiết 6421 Chi phí lương nhân viên
6422 Chi phí vật liệu quản lý
Chi tiết 6422AH01 CP vật liệu quản lý của phòng kế toán
6422AH02 CP vật liệu quản lý của phòng kế hoạch
6422AH... CP vật liệu quản lý của phòng ...
Kiểm soát doanh thu, chi phí tại các chi nhánh kinh doanh
Hiện tại chi phí phát sinh tại chi nhánh khi báo sổ về công ty phải qua khâu xét duyệt của Kế toán trưởng và Giám đốc công ty thông qua “Báo cáo thanh toán phí”. Giao thêm quyền kiểm soát chi phí cho các chi nhánh, kế toán ở các chi nhánh sẽ đảm nhận thêm việc theo dõi các chi phí phát sinh tại chi nhánh. Việc kiểm soát hoạt động của các chi nhánh sẽ thông qua “Báo cáo kết quả hoạt động của chi nhánh”.
k Đơn vị sản xuất
Để kiểm soát chi phí theo từng tổ sản xuất, thông tin kế toán tại các đơn vị phải theo dõi chi tiết cho từng bộ phận sản xuất.
Chẳng hạn, bộ mã tài khoản 621 (622, 627) ở xí nghiệp gạch An Hoà
TK 621 Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Chi tiết TK 621ĐS Chi phí đất sét
TK 621TC Chi phí than cám
Chi tiết TK 621TC01 Chi phí than cám tổ máy
TK 621TC02 Chi phí than cám tổ lò
TK 621TC… Chi phí than cám tổ …
Xây dựng hệ thống báo cáo trách nhiệm trong công ty
Tổ chức hệ thống báo cáo trách nhiệm
Cùng với việc thiết kế các trung tâm trách nhiệm các loại báo cáo trong công ty được tổ chức như sau :
Bảng 3.3 : Các loại báo cáo trách nhiệm trong công ty
TT
Loại báo cáo
Người lập
Người nhận
Người kiểm soát
I
Báo cáo trung tâm chi phí
1
Báo cáo chi phí các phòngban chức năng tại VPcông ty
Kế toán
VP công ty
Trưởng phòng
Giám đốccông ty
2
Báo cáo chi phí các phòng chức năng tại đơn vị SX
Kế toán đơn vị SX
Giám đốcĐvị SX
3
Báo cáo chi phí tại các tổ sản xuất ở đơn vị SX
Kế toán đơn vị SX
Tổ trưởng
Giám đốcĐvị SX
II
Báo cáo trung tâm lợi nhuận
1
Báo cáo kết quả HĐKD cácchi nhánh
Kế toán chi nhánh
Giám đốcchi nhánh
Giám đốc công ty
2
Báo cáo kết quả HĐSXKDcủa khối kinh doanh
Kế toán VP công ty
Giám đốccông ty
X
3
Báo cáo kết quả HĐSXKDcủa đơn vị SX
Kế toánđơn vị SX
Giám đốcđơn vị SX
Giám đốc công ty
4
Báo cáo kết quả HĐKD công ty
Kế toán
VP công ty
Giám đốc công ty
HĐQT
công ty
III
Báo cáo trung tâm đầu tư
1
Báo cáo kết quả HĐ của Hộiđồng quản trị
Kế toánVP công ty
HĐQT
công ty
HĐQT
VICEM
Ngoài nội dung trên, tổ chức hệ thống báo cáo công ty còn cần phải hoàn thiện :
Thứ nhất, về cơ sở lập dự toán ngân sách hoạt động
“Báo cáo doanh thu tiêu thụ sản phẩm” điểm xuất phát của hệ thống báo cáo và cũng là trung tâm của hệ thống báo cáo đó là. Điều này được chứng minh bởi nhân tố “Sản lượng tiêu thụ” có mặc ở hầu hết các báo cáo từ báo cáo dự toán doanh thu, chi phí đến dự toán lợi nhuận; đồng thời cũng là cơ sở xây dựng các ngân sách về chi phí, lợi nhuận.
Để dự toán hợp lý về sản lượng tiêu thụ, phòng kế hoạch thị trường văn phòng công ty (ở các đơn vị sản xuất) thay vì chỉ sử dụng kết quả của 1 năm có thể tiến hành đánh giá tốc độ tăng trưởng về sản lượng tiêu thụ trong 3 năm gần nhất. Kết quả tiêu thụ trong 3 năm đủ để phản ánh tính xu hướng hay qui luật về năng lực tiêu thụ xi măng cũng như các loại VLXD khác của công ty COXIVA.
Thứ hai, về công tác tổ chức đánh giá hoạt động của các trung tâm trách nhiệm
Để hệ thống báo cáo thật sự là công cụ kiểm soát hữu hiệu, các báo cáo từ dự toán đến đánh giá cần có một hội đồng phê bình, đóng góp ý kiến và xét duyệt. Như vậy các báo cáo trách nhiệm trong công ty sẽ được :
Giám đốc các đơn vị, trưởng các bộ phận : lập và đánh giá kết quả thực hiện.
Hội đồng xét duyệt báo cáo : kiểm soát, đánh giá phê bình và đề xuất kiến nghị.
Nội dung và hình thức hệ thống báo cáo trách nhiệm
2.4.2.1. Báo cáo của trung tâm chi phí (PBan chức năng và trạm đầu nguồn)
Bảng 3.4 : Báo cáo chi phí QLDN phòng tài chính kế toán tại văn phòng công ty
BÁO CÁO CHI PHÍ QUẢN LÝ PHÒNG TÀI CHÍNH KẾ TOÁN
Năm 2009
TT
Nội dung
ĐVT
Ngân sách
Thực hiện
So sánh TH/NS
SL
Đơn giá(đồng)
T/Tiền (đồng)
SL
ĐG
TT
Mức
%
Do
SL
ĐG
1
CCDC quản lý
18,000
Túi hồ sơ
Cái
1
3,000
3,000
Máy vi tính
Cái
1
10,000
10,000
2
VP phẩm
-
1,725
Băng keo xanh
Cuộn
14
8
112
………
…
…
…
…
3
Sửa chữa TS
-
10,500
Sữa máy vi tính
3
2,000
6,000
Sửa máy FAX,
3
1,500
4,500
4
Công tác phí
-
24,040
Vé máy bay
Người
4
1,960
7,840
…
…
…
Tổng
-
-
-
…
Các chi phí thuộc phạm vi kiểm soát và cần kiểm soát của trưởng các phòng ban là : chi phí về công cụ dụng cụ quản lý; văn phòng phẩm; công tác phí; các chi phí mua ngoài khác. Một chi phí ở các phòng ban mà các trưởng bộ phận không cần kiểm soát đó là chi phí tiền lương. Tiền lương được xác định dựa trên số sản phẩm tiêu thụ và nằm ngoài tầm kiểm soát của trưởng bộ phận.
Trên cơ sở nhu cầu về điều kiện vật chất cần cho các nhiệm vụ chức năng được giao. Các phòng ban sẽ lập kế hoạch các chi phí cần thiết và trình lên Giám đốc phê duyệt.
2.4.2.2. Báo cáo của trung tâm lợi nhuận
2.4.2.2.1. Báo cáo kết quả KD của các chi nhánh kinh doanh xi măng
Bảng 3.5 : Báo cáo kết quả HĐKD chi nhánh Khánh Hoà
BÁO CÁO KẾT QUẢ TIÊU THỤ CHI NHÁNH KHÁNH HOÀ
Năm 2009
ĐVT : Sản lượng (Tấn), Đơn giá (Ngàn đồng)
T
T
Nội dung
Kế hoạch
Thực hiện
So sánh TH/NS
SL
ĐG
Thành tiền
SL
ĐG
TT
Mức
Do
SL
ĐG
I
Doanh thu
123,795
207.5
25,688,101
1
- HT HV 40
12,000
190.0
2,280,000
2
- HT HD 40
52,500
223.6
11,741,415
…
- ……
…
…
…
II
Giá vốn
123,795
175.0
21,664,125
III
Chi phí bán hàng
1,888,790
1
Chi phí nhân viên
661,551
2
Chi phí bao bì
825
2.0
1,651
…
……
…
…
…
5
CPDV mua ngoài
1,225,571
CP vận chuyển
123,795
4.9
606,596
CP bốc xếp
123,795
5.0
618,975
…
……
…
…
…
IV
Chi phí QLDN
101,984
1
CP nhiên liệu
5,384
2
CP văn phẩm
600
…
…
5
Công tác phí
14,200
V
Lợi nhuận
2,033,202
Báo cáo xây dựng dựa trên doanh thu và các chi phí giao quyền kiểm soát cho các chi nhánh. Chỉ tiêu “lợi nhuận” ở đây không mang hết ý nghĩa của 1 trung tâm lợi nhuận giống như khối kinh doanh hay đơn vị sản xuất bởi các lý do :
Hoạt động của chi nhánh phụ thuộc vào nguồn hàng cung ứng của khối văn phòng
Các chi nhánh không tổ chức hạch toán độc lập.
Các chi phí được giao quyền hầu như là những biến phí có liên quan đến hoạt động tiêu thụ và quản lý tại chi nhánh.
Trong 3 khoản mục chi phí thì “giá vốn hàng bán không thuộc quyền kiểm soát của chi nhánh”. Biến động về lợi nhuận do yếu tố này sẽ không thuộc trách nhiệm của chi nhánh. Mặc dầu không hạch toán về “giá vốn” nhưng chi nhánh vẫn có thể xác định đầu vào của mình một cách tương đối thông qua “Hoá đơn bán hàng kiêm vận chuyển nội bộ” do phòng kế toán công ty lập cho các chi nhánh để làm cơ sở khấu trừ VAT đầu vào khi nộp thuế GTGT tại địa phương.
2.4.2.2.2. Báo cáo KQSXKD toàn Công ty (khối kinh doanh, đơn vị SX)
a) Đối với chỉ tiêu lợi nhuận
Các chỉ tiêu chỉ được báo cáo theo số tuyệt đối chưa cho thấy được tầm quan trọng của yếu tố ảnh hưởng. Chúng ta có thể dùng thêm chỉ tiêu ở dạng số tương đối (tỷ lệ %) để khắc phục hạn chế này :
Chúng ta sẽ ứng dụng điển hình vào báo cáo kết quả hoạt động toàn công ty. Chỉ tiêu thêm vào bảng báo cáo kết quả hiện tại của công ty đó là :
Tỷ trọng doanh thu / chi phí / lợi nhuận
Đây là chỉ tiêu phản ánh cơ cấu các hoạt động sản xuất kinh doanh trong toàn bộ hoạt động của công ty. “Tỷ trọng” sẽ phản ảnh mức đóng góp của từng trung tâm trách nhiệm đến kết quả hoạt động của toàn công ty.
Phần trăm chi phí, lợi nhuận trên doanh thu
Chỉ tiêu “% trên doanh thu sẽ cho chúng ta biết một khoản chi phí (lợi nhuận) sẽ chiếm bao nhiêu phần trăm nguồn thu nhập.
Các con số trong bảng “Báo cáo kết quả hoạt động SXKD toàn công ty” sau đây sẽ cho chúng ta biết rõ hơn về ý nghĩa của 3 chỉ tiêu trên trong công tác đánh giá kết quả hoạt động của các trung tâm lợi nhuận ở công ty COXIVA.
Lợi nhuận gộp từ hoạt động sản xuất kinh doanh
Lợi nhuận gộp là phần lãi công ty thu được từ chênh lênh giữa giá bán và giá vốn hàng bán, chưa tính đến bù đắp các khoản chi phí khác.
Bảng 3.6 : Báo cáo kết quả HĐSXKD toàn công ty
BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH TOÀN CÔNG TY
Năm 2009
TT
Chỉ tiêu
Kế hoạch
Thực hiện
So sánhTH/NS
Số tiền (ST)(Ngànđồng)
Tỷ trọng
%
trên Dthu
ST
Tỷ trọng
%
trênDT
ST
Tỷ trọng
%
trên DT
I
Doanh thu
933,418,382
1
- Xi măng
826,927,576
88.6
2
- Gạch An Hoà
11,494,808
1.2
3
- Gạch Lai Nghi
4,102,398
0.4
4
- Vỏ bao
90,893,600
9.7
II
Giá vốn hàng bán
738,014,643
79.1
1
- Xi măng
644,039,091
87.3
77.9
2
- Gạch An Hoà
9,163,239
1.2
79.7
3
- Gạch Lai Nghi
3,660,840
0.5
89.2
4
- Vỏ bao
81,151,473
11.0
89.3
III
Chi phí mua hàng
148,363,771
15.9
1
- Xi măng
148,363,771
100.0
17.9
2
- Gạch An Hoà
0
0.0
3
- Gạch Lai Nghi
0
0.0
4
- Vỏ bao
0
0.0
IV
LN gộp từ HĐSXKD
47,039,968
5.0
1
- Xi măng
34,524,714
73.4
4.2
2
- Gạch An Hoà
2,331,569
5.0
20.3
3
- Gạch Lai Nghi
441,558
0.9
10.8
4
- Vỏ bao
9,742,127
20.7
10.7
IV
Chi phí bán hàng
20,379,866
2.2
1
- Xi măng
18,303,429
89.8
2.2
2
- Gạch An Hoà
328,351
1.6
2.9
3
- Gạch Lai Nghi
85,534
0.4
2.1
4
- Vỏ bao
1,662,552
8.2
1.8
V
Chi phí QLDN
9,368,727
1.0
1
- Xi măng
5,642,323
60.2
0.7
2
- Gạch An Hoà
1,029,968
11.0
9.0
3
- Gạch Lai Nghi
352,085
3.8
8.6
4
- Vỏ bao
2,344,351
25.0
2.6
VI
LN thuần HĐSXKD
17,291,375
1.9
1
- Xi măng
10,578,962
61.2
1.3
2
- Gạch An Hoà
973,250
5.6
8.5
3
- Gạch Lai Nghi
3,939
0.0
0.1
4
- Vỏ bao
5,735,224
33.2
6.3
VII
DT hoạt động TC
-
0.0
1
- Xi măng
-
0.0
2
- Gạch An Hoà
0.0
3
- Gạch Lai Nghi
-
0.0
4
- Vỏ bao
-
0.0
VIII
Chi phí HĐTC
5,711,381
0.6
-
Lãi vay vốn lưu động
5,711,381
100.0
0.7
1
- Xi măng
3,440,330
60.2
29.9
2
- An hoà
0.0
0.0
3
- Lai Nghi
0.0
0.0
4
- Vỏ bao
2,271,051
39.8
0.3
-
Lãi vay vốn đầu tư
IX
LN hoạt động SXKD
11,579,994
1.2
1
- Xi măng
7,138,632
61.6
0.9
2
- Gạch An Hoà
973,250
8.4
8.5
3
- Gạch Lai Nghi
3,939
0.0
0.1
4
- Vỏ bao
3,464,173
30.0
3.8
Qua bảng báo cáo trên chúng ta có thể thấy ý nghĩa của các chỉ tiêu “lợi nhuận gộp từ hoạt động SXKD; tỷ trọng; % trên doanh thu” như sau :
Thứ nhất là chỉ tiêu “tỷ trọng doanh thu / chi phí/ lợi nhuận”
Trước hết là phần dự toán :
Tỷ trọng về “Lợi nhuận hoạt động sản xuất kinh doanh” cho thấy kinh doanh xi măng chiếm đến 61.6% lợi nhuận kế hoạch toàn công ty, điều này chứng tỏ một biến động nhỏ về lợi nhuận của khối kinh doanh sẽ tác động đến toàn công ty. Tiếp theo đó là vai trò đóng góp của xí nghiệp Vỏ bao và gạch An Hoà. Đây sẽ là những hoạt động chủ chốt tạo lợi nhuận cho công ty.
Tương tự tỷ trọng doanh thu, chi phí của từng trung tâm trách nhiệm trong tổng chi phí toàn công ty cũng cho thấy hoạt động nào chiếm tỷ trọng lớn và có vai trò quan trọng.
Tiếp theo là phần đánh giá kết quả :
Sự so sánh trên chỉ tiêu tỷ trọng cho ta biết được sự biến động về cơ cấu mực đóng góp của từng trung tâm trách nhiệm trong kết quả toàn công ty, từ đó xác định trung tâm nào hoạt động tốt và có đóng góp tích cực vào kết quả chung của toàn công ty và ngược lại.
Thứ hai là chỉ tiêu “% trên doanh thu”
Ở phần “báo cáo dự toán”, ta thấy chỉ tiêu này không giống như chỉ tiêu “tỷ trọng”. Về mặt doanh thu, chi phí, lợi nhuận kinh doanh xi măng đều chiếm tỷ trọng lớn nhất trong công ty. Nhưng ở chỉ tiêu này ta lại thấy “% lợi nhuận trên doanh thu của xi măng” lại thấp nhất và “% các chi phí trên doanh thu” đều cao nhất. Điều này lại ngược lại ở các đơn vị sản xuất.
Như vậy con số % trên doanh thu sẽ phản ánh đặc điểm các hoạt động kinh doanh trong công ty từ đó có biện pháp kiếm soát thích hợp.
Ở phần “báo cáo đánh giá”, chỉ tiêu này rất có ý nghĩa trong việc đánh giá kết quả hoạt động các trung tâm trách nhiệm.
Chẳng hạn kết quả so sánh thu được là doanh thu tăng và chi phí bán hàng cũng tăng. Vậy nếu chỉ dừng ở số tuyệt đối sẽ không đánh giá kết quả chung được. Tuy nhiên nếu chỉ tiêu “chênh lệch %chi phí bán hàng trên doanh thu” tăng thì ta có thể kết luận là đạt hiệu quả. Như chúng ta biết chi phí bán hàng là nhằm cổ động hoạt động tiêu thụ. Nếu chi phí bán hàng ta tăng nhưng tốc độ tăng của doanh thu lại lớn hơn thì rõ ràng là đạt hiệu quả.
Thứ ba là chỉ tiêu “lợi nhuận gộp từ hoạt động kinh doanh”
Kết hợp với hai chỉ tiêu trên, lợi nhuận gộp cho ta một cái nhìn rõ hơn về đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty COXIVA.
Chẳng hạn khi chưa loại bỏ yếu tố qui mô về sản lượng tiêu thụ, kinh doanh xi măng chiếm đến 73.4% lợi nhuận gộp toàn công ty nhưng khi loại bỏ yếu tố sản lượng con số về “tỷ trọng lợi nhuận gộp trên doanh thu” lại cho thấy sự nổi trội của các đơn vị sản xuất, khả năng sinh lời của kinh doanh xi măng lại rất thấp. Lý do của hiện tượng này đó là sự khác biệt về lĩnh vực kinh doanh giữa một bên là sản xuất và một bên là thương mại.
Một điều đáng chú ý nữa ở đây là cùng sản xuất và kinh doanh gạch QTC nhưng tỷ suất lợi nhuận gộp của An Hoà lại vượt trội so với Lai Nghi, nguyên nhân là ở chi phí sản xuất ta thấy tỷ trọng giá vốn hàng bán trên doanh thu của An Hoà nhỏ hơn Lai Nghi và điều này đồng nghĩa với khả năng sinh lời của An Hoà cao hơn Lai Nghi.
b) Đối với chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn
Để phản ánh hiệu quả sử dụng vốn của công ty cũng như từng trung tâm lợi nhuận trong công ty. Chỉ tiêu sử dụng thêm đó là “Tỷ suất sinh lời của vốn được giao”
Bảng 3.7 : Báo cáo hiệu quả sử dụng vốn toàn công ty
BÁO CÁO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TOÀN CÔNG TY
Năm 2009
TT
Nội dung
ĐVT
Năm trước
Năm nay
So sánh
I
Vốn sử dụng bình quân
1.000Đ
103,583,147
1
- Xi măng
65,796,144
2
- Gạch An Hoà
5,674,512
3
- Gạch Lai Nghi
2,051,040
4
- Vỏ bao
30,061,451
II
Doanh thu thuần từ SXKD
1.000Đ
933,418,382
1
- Xi măng
826,927,576
2
- Gạch An Hoà
11,494,808
3
- Gạch Lai Nghi
4,102,398
4
- Vỏ bao
90,893,600
III
Lợi nhuận từ HĐSX KD (trước thuế)
1.000Đ
11,579,994
1
- Xi măng
7,138,632
2
- Gạch An Hoà
973,250
3
- Gạch Lai Nghi
3,939
4
- Vỏ bao
3,464,173
IV
Tỷ suất LN trên doanh thu (4= 3/2*100)
%
1.24
1
- Xi măng
0.86
2
- Gạch An Hoà
8.47
3
- Gạch Lai Nghi
0.10
4
- Vỏ bao
3.81
V
Hệ số vòng quay vốn (5)=(2)/(1)
Lần
9.01
1
- Xi măng
12.57
2
- Gạch An Hoà
2.03
3
- Gạch Lai Nghi
2.00
4
- Vỏ bao
3.02
VI
Tỷ suất sinh lời của vốn được giao(ROI)
%
11.18
1
- Xi măng
10.85
2
- Gạch An Hoà
17.15
3
- Gạch Lai Nghi
0.19
4
- Vỏ bao
11.52
Báo cáo hiệu quả sử dụng vốn toàn công ty cho ta một đánh giá khác hẳn về kết quả hoạt động SXKD của công ty cũng như từng trung tâm lợi nhuận trong công ty.
Một là, ROI của từng trung tâm lợi nhuận phản ánh hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh giữa các trung tâm trách nhiệm. Khi xét thêm yếu tố “Vốn đầu tư” thì kết quả hoàn toàn khác so với chỉ sử dụng chỉ tiêu lợi nhuận.
Cụ thể nhất là khối kinh doanh và Gạch An Hòa, lợi nhuận của khối kinh doanh chiếm tỷ trọng rất lớn trong toàn công ty nhưng hiệu quả sử dụng tài sản lại thấp hơn Gạch An Hoà là do mức vốn đầu tư vào khối kinh doanh rất lớn.
Hai là, báo cáo đánh giá hiệu quả sử dụng vốn được giao dựa trên so sánh kết quả năm nay và năm trước.
Sự biến động ROI là do 2 nhân tố (1) tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu ; (2) tỷ suất doanh thu trên tài sản. Thông qua đó Giám đốc công ty sẽ biết được những nỗ lực và giải pháp trong việc kiểm soát chi phí và quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh ở từng đơn vị ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn như thế nào?
Với 2 ý nghĩa trên chúng ta thấy rằng, hiệu quả sử dụng vốn đầu tư không chỉ có vai trò đánh giá kết quả hoạt động của các trung tâm lợi nhuận mà sẽ là một cơ sở cho HĐQT công ty ra các quyết định về mức vốn đầu tư cho các hoạt động SXKD trong công ty.
2.4.2.3. Báo cáo của trung tâm đầu tư (HĐQT công ty)
Bảng 3.8 : Báo cáo kết quả hoạt động HĐQT công ty
BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG HĐQT COXIVA
Năm 2008
T
T
Nội dung
ĐVT
Năm trước 2007
Năm nay2008
Kế hoạch 2009
1
Tổng tài sản bình quân
1.000Đ
305,134,337
356,275,368
2
Vốn chủ sở hữu
1.000Đ
99,000,000
99,000,000
3
Doanh thu thuần từ HĐSXKD
1.000Đ
1,048,872,600
859,248,541
933,418,382
4
Lợi nhuận sau thuế
1.000Đ
8,774,109
8,223,611
5
Lợi nhuận giữ lại
1.000Đ
1,844,109
1,293,611
6
Hệ số tài sản (ĐBTC=1/2)
Lần
3.08
3.60
7
Tỷ lệ thu nhập giữ lại (7=5/4)
Lần
0.21
0.16
8
Khả năng sinh lời của tài sản (ROA =4/1)
%
2.88
2.31
9
Tỷ suất sinh lời của vốn CSH (ROE=4/2=6*8)
%
8.86
8.31
10
Tốc độ tăng doanh thu
%
-18.08
8.63
11
Tốc độ tăng trưởng bền vững (Tbv = 5/2 = 6*7*8)
%
1.86
1.31
Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động của HĐQT đó là :
Khả năng sinh lời của tài sản
Tỷ suất sinh lời của vốn CSH.
Tốc độ tăng trưởng bền vững.
Khả năng sinh lời của tài sản hay hiệu quả sử dụng vốn đầu tư đã được đề cập ở phần đánh giá hiệu quả sử dụng vốn được giao của các trung tâm lợi nhuận. Tuy nhiên sự khác biệt ở đây đó là “hội đồng quản trị công ty có quyền đưa ra các quyết định về các dự án đầu tư còn các Giám đốc trong công ty thì chỉ có quyền đối với số vốn được giao để sản xuất kinh doanh”.
Hai chỉ tiêu còn lại chúng ta cần quan tâm đó là : tỷ suất sinh lời của vốn CSH và tốc độ tăng trưởng bền vững.
Trước hết là chỉ tiêu tỷ suất sinh lời của VCSH.
Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 2 năm 2007, 2008 cho thấy ROE của COXIVA giảm.Có 2 nhân tố tác động đến ROE là hệ số tài sản (đòn bẩy tài chính) và khả năng sinh lời của tài sản.
Bảng báo cáo cho thấy nguyên nhân dẫn đến ROE của COXIVA giảm là do khả năng sinh lời của tài sản, chỉ tiêu này liên quan đến kết quả hoạt động của Giám đốc công ty do đó HĐQT COXIVA muốn giải quyết vấn đề này phải truy đến trách nhiệm của Giám đốc công ty về khả năng sinh lời của các hoạt động sản xuất kinh doanh mà công ty đã đầu tư.
Trong trường hợp khác nếu khả năng sinh lời của tài sản tăng mà ROE lại giảm thì nguyên nhân thuộc về chính sách tài trợ của công ty và trách nhiệm này thuộc về quyết định tài trợ của HĐQT công ty.
Tiếp theo là chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng bền vững.
Đánh giá tốc độ tăng trưởng của công ty COXIVA chúng ta so sánh chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng doanh thu với chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng bền vững.
Nếu tốc độ tăng doanh thu của năm tài chính bằng với tốc độ gia tăng của tài sản thì tăng trưởng gọi là bền vững và trường hợp tốc độ tăng doanh thu lớn hơn (nhỏ hơn) tốc độ tăng trưởng bền vững gọi là thiếu hụt tiền mặt (dư thừa tiền mặt).
Ba nhân tố tác động đến tốc độ tăng trưởng bền vững của công ty đó là :
Tỷ lệ thu nhập giữ lại.
Đòn bẩy tài chính.
Hiệu quả sử dụng tài sản.
Để thiết lập trạng thái cân bằng HĐQT có thể tác động vào tốc độ tăng trưởng doanh thu; chính sách tài chính hoặc là tỷ suất lợi nhuận Cụ thể trong mỗi trường hợp tăng trưởng không bền vững, HĐQT công ty sẽ có những ứng xử phù hợp như là : huy động vốn cổ đông mới; gia tăng các đòn bẩy tài chính bằng cách giảm tỷ lệ chia cổ tức; thay đổi hoạt động kinh doanh để kiếm soát tăng trưởng quá nhanh ...
Một lưu ý khi sử dụng chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng bền vững là tính thời gian của tình trạng xảy ra ở doanh nghiệp bởi môi trường kinh doanh luôn biến động. Báo cáo kết quả hoạt động của hội đồng quản trị thường phải có thời gian trên 3 năm thì mới phản ánh được tính quy luật trong xu hướng phát triển của công ty.
KẾT LUẬN
Xu hướng toàn cầu hoá cùng với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế nước ta đặt ra cho các doanh nghiệp Việt Nam rất nhiều cơ hội nhưng cũng không ít những khó khăn, thách thức trong chặng đường phát triển. Một hệ thống kiểm soát quản lý hữu hiệu là rất cần thiết trong các doanh nghiệp và đặc biệt là vô cùng cấp thiết đối với các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay. Và kế toán trách nhiệm là một trong những lựa chọn của hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam bởi đây là một mô hình quản trị hiện đại, linh hoạt hướng đến mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp.
Hoàn thiện công tác kế toán trách nhiệm tại Công ty cổ phần xi măng vật liệu xây dựng và xây lắp Đà Nẵng là rất cần thiết để nâng cao năng lực quản lý các mặt hoạt động của Công ty. Thông qua phân cấp quản lý và hệ thống báo cáo trách nhiệm đảm bảo điều hành kiểm soát hoạt động của các đơn vị, bộ phận trong công ty hoàn thành tốt nhiệm vụ và hướng đến mục tiêu chung của công ty.
Đề tài đã phản ánh được thực trạng công tác kế toán trách nhiệm tại Công ty cổ phần xi măng vật liệu xây dựng xây lắp Đà Nẵng đi từ đặc điểm phân cấp quản lý và hệ thống báo cáo đến đánh giá những mặt đạt được và những mặt còn hạn chế trong công tác tổ chức kế toán trách nhiệm và cuối cùng hoàn thiện hệ thống kế toán trách nhiệm trong công ty.
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC HÌNH VẼ
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PGS. TS Phạm Văn Dược (2006), Kế toán quản trị, NXB Thống kê
Nguyễn Hải Sản (2001), Quản trị tài chính doanh nghiệp, NXB Thống kê
PGS. TS Ngô Quế Chi (1999), Kế toán quản trị và các tình huống cho nhà quản lý, NXB Thống kê
TS. Trương Bá Thanh, ThS. Trần Đình Khôi Nguyên, Phân tích hoạt động kinh doanh I & II, NXB Giáo dục.
Học viện tài chính dự án : “Nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp cho Giám đốc doanh nghiệp, Quản trị doanh nghiệp hiện đại cho Giám đốc và HĐQT ở Việt Nam, NXB tài chính.
TS. Nguyễn Thanh Liêm (2007), Quản trị tài chính, NXB thống kê
Robert N. Anthony & Vijay Govindarajan, Management Control Systems, Tenth edition 2000, MC Graw – Hill Publishing
Robert S.Kaplan $ Anthony A. Atkinson, Advanced management Accounting- Third edtion.
Ray H.Garrison, Manageiral Accounting-9Th, South Western College Publishing.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- BAI LV CHINH THUC.DOC