Đề tài Hoàn thiện công tác lập dự án tại Quỹ đầu tư phát triển Thành phố Hà Nội

Để khảo sát dự án lập báo cáo đầu tư, trước tiên phòng Đầu tư sẽ tiến hành thu thập cơ sở pháp lý, những văn bản quy định của Nhà nước liên quan đến dự án đầu tư; các rào cản về thủ tục pháp lý, về chính sách của Nhà nước ảnh hưởng đến dự án. Sau đó, nghiên cứu sơ bộ sự cần thiết đầu tư, các ảnh hưởng của môi trường dự án, nghiên cứu thăm dò thị trường, khảo sát nghiên cứu địa điểm thực hiện dự án; dự kiến quy mô, tổng mức đầu tư, hình thức đầu tư; xem xét khả năng nguồn vốn, khả năng trả nợ và thu lãi; phân tích, đánh giá lựa chọn phương án đầu tư tối ưu đảm bảo về mặt kinh tế, kỹ thuật, công nghệ và các điều kiện cung cấp vật tư, thiết bị, nguyên nhiên vật liệu, dịch vụ, hạ tầng phù hợp mục đích đầu tư của Quỹ. Xây dựng tiến độ thực hiện và dự kiến quá trình giải ngân của dự án.

doc92 trang | Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 1221 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện công tác lập dự án tại Quỹ đầu tư phát triển Thành phố Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đối tác mua trái phiếu và cam kết mua 30% theo giá thoả thuận. Dự kiến đến tháng 3/2008 hoàn thành việc phát hành trái phiếu. Doanh thu: Doanh thu của dự án lấy từ nguồn thu phí cầu đường của các trạm thu phí, được xác định theo công thức: Doanh thu năm i = Lưu lượng loại xe i × Mức phí đối với loại xe i Mức phí của từng loại xe lưu thông qua tuyến đường Quốc lộ 5 kéo dài được xác định dựa trên mức phí trần theo Thông tư số 57/1998/TT/BTC của Bộ Tài chính và biểu phí thực tế của dự án tương tự trên xa lộ Hà Nội theo Quyết định số 953/1999/QĐ-BGTVT của Bộ Giao thông vận tải như bảng sau: Bảng 12: Mức thu phí dự kiến trên đường QL 5 kéo dài Số TT Đối tượng thu phí Đơn vị Mức thu dự kiến 1 Xe đạp đồng/vé 0 2 Xe máy đồng/vé 0 3 Xe buýt đồng/vé 10000 4 Xe con đồng/vé 10000 5 Xe tải đồng/vé 35000 (nguồn Hồ sơ dự án Đường 5 kéo dài) Theo kết quả nghiên cứu mới đây nhất của tổ chức JICA (Nhật Bản), số lượng chuyến đi trên tuyến đường Quốc lộ 5 kéo dài được dự báo như sau: Bảng 13: lưu lượng xe cộ dự báo cho năm 2010 và 2020 (Đơn vị: chuyến đi/ngđ) Đoạn tuyến Số lượng chuyến đi năm 2010 Số lượng chuyến đi năm 2020 Ghi chú Bắc Thăng Long Nội Bài – Phương Trạch 183941 209075 Phương Trạch – Vĩnh Ngọc 168547 161054 Vị trí cầu Nhật Tân Vĩnh Ngọc - Quốc lộ 3 157524 257891 Quốc lộ 3 - Cầu Đông Hội 142405 214769 Cầu Nam Tứ Liên Cầu Đông Hội – Đông Trù 264623 325987 Đông Trù - Cầu Chui 231594 299181 (nguồn Hồ sơ dự án Đường 5 kéo dài) Bảng 14: Thị phần các phương thức vận tải: Năm Xe đạp Xe máy Xe buýt Xe con Xe tải Tổng 2010 14,0% 40,3% 31,5% 11,0% 3,2% 100% 2020 13,0% 29,3% 38,5% 16,0% 3,2% 100% (nguồn Hồ sơ dự án Đường 5 kéo dài) Theo các số liệu dự báo về số lượng các loại xe qua các đoạn tuyến đường và thị phần của từng loại, dự án xác định được lưu lượng của từng loại xe qua các đoạn tuyến. Với mỗi đoạn tuyến khác nhau lưu lượng từng loại xe là khác nhau. Lưu lượng xe toàn tuyến của từng loại xe sẽ dao động từ giá trị thấp nhất đến giá trị cao nhất của số lượng xe các đoạn tuyến tương ứng với từng loại phương tiện giao thông. Để xác định lưu lượng toàn tuyến cho từng loại xe dự án chọn số bình quân lưu lượng xe các đoạn tuyến của loại xe tương ứng. Giả định tốc độ thay đổi lưu lượng xe qua các năm là như nhau. Nếu gọi lưu lượng xe là L (chuyến/năm), tốc độ tăng lưu lượng xe qua các năm là a (%), số năm là n (năm) ta có: Lt = Lt-n × (1 + a) n Nên L2020 = L2010 × (1 + a)10 từ đó ta xác định được tốc độ thay đổi lưu lượng hàng năm của từng loại xe a (%). Dựa trên tốc độ thay đổi lưu lượng qua các năm xác định được lưu lượng từng năm của từng loại xe Bảng 15: Lưu lượng dự báo của từng loại xe trên toàn tuyến 2010 và 2020 (chuyến/năm) STT 2010 2020 Tốc độ tăng bình quân năm 1 Xe đạp 9782533 11609093,28 2,00% 2 Xe máy 28159720 26165110,23 -0,80% 3 Xe buýt 22010699 34380776,24 5,10% 4 Xe con 7686276 14288114,8 7,10% 5 Xe tải 2236008 2857622,96 2,75% (nguồn Hồ sơ dự án Đường 5 kéo dài) Sơ đồ 7: Trên thực tế, không phải tất cả các xe đi qua tuyến đường Quốc lộ 5 kéo dài đều sẽ đi qua trạm thu phí. Giả định tất cả các xe buýt sẽ đi qua trạm, có 90% xe con đi trên Quốc lộ 5 sẽ qua trạm và chỉ có 85% xe tải sẽ đi qua trạm. Nếu gọi b% là tỷ lệ xe qua trạm, ta có: Lưu lượng loại xe i qua trạm thực tế = bi ´ Li Dựa trên kết quả tính toán của phụ lục 2, tổng doanh thu của cả đời dự án: 4276,8 (tỷ đồng) Chi phí: àKhấu hao: Khấu hao tài sản cố định của Dự án tính theo phương pháp đường thẳng theo quy định tại Quyết định số 206/2003/QĐ-BTC Khấu hao quyền thu phí: . + Giá trị quyền thu phí: 1.800 tỷ đồng + Thời gian khấu hao: 10 năm + Giá trị khấu hao hàng năm: 180 tỷ đồng Khấu hao chi phí xây dựng lắp đặt trạm thu phí: + Giá trị xây dựng lắp đặt trạm thu phí: 5 tỷ đồng + Thời gian khấu hao: 10 năm + Giá trị khấu hao hàng năm: 0,5 tỷ đồng Khấu hao dự phòng phí: 5% tổng vốn đầu tư được khấu hao trong 5 năm. + Dự phòng phí: 92,25 tỷ đồng + Thời gian khấu hao: 5 năm + Giá trị khấu hao hàng năm: 18,05 tỷ đồng àChi phí trả lãi: Tổng giá trị trái phiếu phát hành: 1586 tỷ đồng. Lãi suất trái phiếu: 9% Thời gian đáo hạn: 10 năm. Trả lãi hàng năm: 143,573 tỷ đồng. àChi phí hoạt động hàng năm Chi phí tiền lương: Theo mô hình cơ cấu tổ chức của công ty, toàn bộ công ty gồm 50 người, chia thành 3 nhóm: B ảng 16:Chi phí tiền lương TT Danh mục  số người  triệu đồng/người/tháng hệ số điều chỉnh Chi phí tiền lương 1 Công nhân thu phí 40 1,5 31,5% 2 Nhân viên văn phòng 7 2,0 31,5% 3 Ban giám đốc 3 4,0 31,5% 3 BHXH - BHYT - công đoàn (19%) 19% (nguồn Hồ sơ dự án Đường 5 kéo dài) Hệ số điều chỉnh lương 31,5% (nguồn số liệu Hội thảo “Những tác động đối với người lao động khi áp dụng chế độ tiền lương mới” do Tổng Liên đoàn Lao động đã tổ chức) Chi phí duy tu bảo dưỡng: Bảng 17: Xác định chi phí duy tu bảo dưỡng TT Mục Đại tu Trung tu Thường xuyên 1 Thời hạn 15 năm/lần 5 năm/lần Hàng năm 2 Định mức 42,00% 5,10% 0,55% 3 Chi phí đầu tư (tỷ đồng) 58,9256 7,0787 0,7633 (nguồn Hồ sơ dự án Đường 5 kéo dài) Trong đó chi phí trung tu sẽ được phân bổ đều để trích dần hàng năm. Chi phí đại tu do 15 năm đại tu 1 lần nên hết đời dự án chưa đến kỳ đại tu, vì vậy chi phí đại tu không cần tính vào các năm. Chi phí quản lý: dự tính bằng 3% doanh thu Chi phí thuê văn phòng: Dự kiến diện tích 4 phòng của công ty, mỗi phòng 15 m2. Giá thuê 1 m2 = 330 000 đồng Vậy chi phí thuê văn phòng hàng năm khoảng 20 triệu/năm. Chi phí điện nước: dự tính bằng 0.2% doanh thu Chi phí khác: dự tính bằng 5% doanh thu. Theo điều 34 Nghị định số 24/2007/NĐ-CP doanh nghiệp được chuyển lỗ không quá 5 năm nếu lợi nhuận âm. Báo cáo tài chính Xác định lợi nhuận ròng của dự án (Phụ lục 1) Xác định dòng tiền của dự án: Xác định dựa trên dòng tiền chi phí (dòng ra) và dòng tiền lợi ích (dòng vào) à Phụ lục 2 Các chỉ tiêu tài chính Tỷ suất chiết khấu mà dự án sử dụng để tính toán được lấy đúng bằng lãi suất của trái phiếu là 9%. Lý do là vì cấu trúc vốn của công ty cổ phần như đã phân tích ở trên. Trong tổng vốn đầu tư 1896.25 tỷ đồng thì vốn huy động được do phát hành trái phiếu doanh nghiệp chiếm tỷ trọng lớn. Chính vì vậy việc xác định giá vốn của dự án là 9% là hợp lý. NPV=597,621 tỷ đồng (NPV>0): đây là dòng tiền của dự án sau khi đã chiết khấu về hiện tại. NPV (trước thuế) của dự án là 627.811 tỷ đồng. Việc ra quyết định đầu tư hay không phụ thuộc nhiều vào chỉ tiêu này vì đây là chỉ tiêu tài chính quan trọng nhất đối với việc phân tích hiệu quả của dự án. IRR: Suất hoàn vốn nội bộ là chỉ số cho biết mức độ lãi suất của dự án Dự án có IRR= 15,22% cao hơn nhiều so với giá vốn của dự án. Như vậy dự án hoàn toàn có khả năng trả nợ được vốn huy động. Thời gian hoàn vốn là 8 năm. (T< đời dự án=10 năm) Phân tích độ nhạy: Các chỉ tiêu hiệu quả của dự án phụ thuộc vào các yếu tố được cho trong bảng dưới. Trong đó ta giả định khi một yếu tố thay đổi thì các yếu tố khác là không đổi. Dựa vào bảng phân tích này ta có thể xác định được yếu tố nào có ảnh hưởng nhiều nhất tới dự án. Để từ đó có thể dự tính trước những biện pháp xử lý rủi ro thích hợp. Bên cạnh đó có thể lấy doanh thu và chi phí là hai yếu tố thay đổi để xác định độ nhạy của dự án theo hai yếu tố này như thế nào, từ đó ta có thể nhận định đợc dự án này có an toàn hay không. Bảng 18: Phân tích độ nhạy của dự án khi các yếu tố thay đổi TT Các yếu tố thay đổi thay đổi IRR % thay đổi của IRR NPV % thay đổi của NPV 1 Không đổi 15,219% 0,000% 597,621 0,000% 2 % lưu lượng qua trạm thu phí của xe buýt tăng 10% 17,002% 11,715% 786,537 31,611% 3 % lưu lượng qua trạm thu phí của xe con tăng 10% 15,991% 5,072% 680,876 13,931% 4 % lưu lượng qua trạm thu phí của xe tải tăng 10% 15,921% 4,613% 672,526 12,534% 5 tốc độ tăng lưu lượng qua các năm của xe buýt tăng 10% 15,689% 3,088% 652,745 9,224% 6 tốc độ tăng lưu lượng qua các năm của xe con tăng 10% 15,583% 2,392% 639,803 7,058% 7 tốc độ tăng lưu lượng qua các năm của xe tải tăng 10% 15,515% 1,945% 631,443 5,659% 5 tỷ số điều chỉnh lương tăng 10% 15,453% 1,537% 623,908 4,399% Hai yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất đến các chỉ tiêu tài chính là: - yếu tố 2: lưu lượng qua trạm thu phí của xe buýt - yếu tố 3 lưu lượng qua trạm thu phí của xe con Ngoài ra có thể xét đến ảnh hưởng của 2 yếu tố cơ bản doanh thu và chi phí đến các chỉ tiêu tài chính Độ nhạy của NPV theo Chi phí Doanh thu -10% 0% 10% -10% -40,44% 2,63% 45,69% 0% -42,92% 0,00% 42,92% 10% -45,41% -2,63% 40,15% Độ nhạy của IRR theo  Chi phí Doanh thu -10% 0% 10% -10% -15,91% 0,97% 17,10% 0% -16,89% 0,00% 16,12% 10% -17,87% -0,98% 15,15% (nguồn Hồ sơ dự án Đường 5 kéo dài) Phân tích khía cạnh kinh tế-xã hội của dự án: Khi đi vào hoạt động dự án sẽ mang lại những hiệu quả kinh tế xã hội như: Đối với chủ thể Nhà nước: Trước hết nhà nước sẽ có ngay một lượng vốn lớn là 1800 tỷ đồng để tái đầu tư vào các dự án khác, phục vụ sự phát triển của thủ đô trong thời kỳ mới. Thu được các khoản đóng góp của công ty cổ phần hạ tầng kỹ thuật đô thị Hà Nội. Đối với doanh nghiệp: Dự án sẽ mang lại lợi nhuận kế toán dương cho doanh nghiệp mua quyền thu phí. Tạo tiền đề cho doanh nghiệp có thể triển khai, áp dụng mô hình mới đối với các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng đô thị. Đối với người lao động: Người lao động có công ăn việc làm và một mức thu nhập ổn định . Kết luận và kiến nghị Kết luận: Khi dự án mua quyền thu phí đường 5 kéo dài đi vào giai đoạn vận hành khai thác, dự án sẽ mang lại những hiệu quả kinh tế xã hội to lớn đối. Dự án khả thi xét dưới góc độ tài chính, thể hiện qua các chỉ số quan trọng được sử dụng trong phân tích tài chính dự án như giá trị hiện tại thuần, suất hoàn vốn nội bộ, thời gian hoàn vốn. Hơn nữa, trong quá trình triển khai thực hiện, dự án sẽ tạo ra các ảnh hưởng ngoại vi tích cực đối với các chủ thể kinh tế khác nhau. Từ những lợi ích rõ ràng như đã phân tích ở trên, quyết định đấu thầu mua quyền thu phí đường 5 kéo dài là hợp lý và cần được thực hiện theo đúng tiến độ đề ra. Kiến nghị: Với mục tiêu nâng cao hơn nữa hiệu quả kinh tế xã hội và triển khai dự án theo đúng tiến độ, kiến nghị: Phê duyệt đề cương dự án Tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát hành và niêm yết cổ phiếu và trái phiếu doanh nghiệp của Công ty cổ phần hạ tầng kỹ thuật Hà Nội trên sàn giao dịch. Cho phép kéo dài đời dự án thêm 2 năm vì theo phương án tài chính thì dự án sau 8 năm mới hoàn vốn. Thực hiện thêm những ưu đãi tài chính đối với hoạt động của Công ty cổ phần hạ tầng kỹ thuật Hà Nội (đối với các dự án khác sau này của Công ty) Đánh giá công tác lập dự án của Quỹ Kết quả: Công tác tìm kiếm cơ hội đầu tư được thực hiện tương đối tốt. Trong thời gian qua, Quỹ Đầu tư đã chủ động làm việc với Sở Y tế, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Công nghiệp, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Ban Quản lý các khu công nghiệp và khu chế xuất, Công ty Kinh doanh nước sạch Hà Nội, Công ty Môi trường đô thị Hà Nội, một số đơn vị kinh doanh thuộc Tổng Công ty vận tải Hà Nội, và Sở Giao thông công chính, Trung tâm phát triển quỹ đất Thành phố... để tìm cơ hội và xây dựng danh mục dự án đầu tư theo hướng xã hội hoá vốn đầu tư theo định hướng phát triển của Thành phố. Bên cạnh đó, trong năm 2006, Quỹ đã làm việc với Tổng Công ty Đầu tư phát triển hạ tầng đô thị (UDIC), Tổng Công ty Vận tải Hà Nội, Tổng Công ty Du lịch Hà Nội, các Sở, Ngành và đơn vị trực thuộc Thành phố để xúc tiến công tác đầu tư nhằm tiếp tục xây dựng danh mục dự án đầu tư năm 2007 và những năm tiếp theo. Quỹ đã tiến hành nghiên cứu cơ hội đầu tư trực tiếp vào một số dự án, hoặc đã duyệt xong và bắt đầu đi vào thực hiện một số dự án: Dự án nhà máy xử lý nước mặt Sông Hồng do Công ty Kinh doanh nước sạch Hà Nội làm chủ đầu tư, Dự án xây dựng hầm đỗ xe Vạn Xuân do Công ty TNHH Đông Dương làm chủ đầu tư và một số dự án khác là những dự án Quỹ đang nghiên cứu cơ hội đầu tư. Quỹ đã kết hợp với Sở Y tế và Bệnh viện Thanh Nhàn nghiên cứu, xây dựng dự án Trung tâm xạ phẫu thuật CyberKnife Thanh Nhàn với tổng vốn đầu tư 110 tỷ đồng, trong đó Quỹ Đầu tư tham gia "vốn mồi" là 22 tỷ đồng. Đây là một dự án do Quỹ lập báo cáo nghiên cứu khả thi đang được đưa vào thực hiện. Trong năm 2006, Quỹ đã tiến hành trình Hội đồng quản lý ra Nghị quyết về đầu tư trực tiếp dự án Trung tâm xạ phẫu thuật Thanh Nhàn; làm việc với Bệnh viện Thanh Nhàn, Sở Y tế, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính... để xác định quy trình và thủ tục trình UBND Thành phố phê duyệt dự án. Ngoài ra có một số dự án Quỹ đang xem xét tham gia với tư cách đồng chủ đầu tư. Đó là những dự án thuộc nhóm dự án Quỹ không trực tiếp lập dự án mà chỉ đánh giá lại phương án tài chính như: Dự án Bãi đậu xe ngầm Công viên hồ Thành Công, Dự án xây dựng nhà máy dệt kim Ninh Hiệp, Dự án xây dựng trường trung học dạy nghề và đào tạo nhân lực Quốc tế, Dự án Công viên nước Hồ tây. Dự án Mua quyền thu phí Đường Quốc lộ 5 kéo dài đang được lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi và dự kiến sẽ bắt đầu thực hiện năm 2008. Đánh giá chất lượng công tác lập dự án của Quỹ: Do Quỹ đầu tư phát triển TP Hà Nội mới được thành lập năm 2004, hoạt động đầu tư trực tiếp lại là hoạt động khá mới mẻ đối với Quỹ nên các dự án Quỹ đã lập hay các dự án Quỹ là đồng chủ đầu tư đều chưa hoàn thành công đoạn xây dựng và chưa được đưa vào khai thác sử dụng. Chính vì vậy khó có thể đánh giá chất lượng công tác lập dự án qua các dự án đã hoàn thành. Chất lượng công tác lập dự án hiện nay chỉ có thể đánh giá thông qua số dự án đã được duyệt vì công tác lập dự án có thực hiện tốt mới cho sản phẩm tốt là một dự án giải trình chặt chẽ và có tính khả thi. Cho đến thời điểm này, 100% dự án Quỹ đã lập đều được Thành phố duyệt. Tuy nhiên, do công tác lập dự án của Quỹ còn thiếu kinh nghiệm, chưa hoàn thiện về chuyên môn sâu cũng như thiếu đội ngũ chuyên viên giỏi nên các dự án đã lập chủ yếu là những dự án Quỹ đồng chủ đầu tư, đánh giá lại phương án tài chính là chủ yếu; hoặc những dự án Quỹ trực tiếp lập thì đơn giản và mang tính chất đặc thù không yêu cầu cao về mặt phương pháp lập, số liệu phân tích sẵn có. Tồn tại và nguyên nhân: Công tác phân tích thị trường dự án của Quỹ còn yếu. Hiện nay, các số liệu dự báo của Quỹ đều chủ yếu lấy từ các nguồn số liệu điều tra, nghiên cứu sẵn có của các tổ chức khác. Có thể lấy dự án ví dụ: dự án “Đường Quốc lộ 5 kéo dài” lấy số liệu nghiên cứu từ tổ chức JICA của Nhật Bản. Hoặc đối với những dự án Quỹ là đồng chủ đầu tư Quỹ chỉ đánh giá lại phương án tài chính của dự án, hầu như không đánh giá lại phần nghiên cứu dự báo thị trường của dự án. Nguyên nhân đó là do trình độ chuyên sâu về công tác nghiên cứu dự báo của Quỹ còn hạn chế. Chưa vận dụng hiệu quả các phương pháp toán xác suất thống kê như phương pháp hồi quy tương quan. Các bước trong phân tích thị trường chưa thực hiện đầy đủ, thiếu tính hệ thống và logic dẫn đến việc tồn thời gian, lãng phí và thiếu sự chặt chẽ, cần phải có một quy trình cụ thể thành văn bản. Chưa có hệ thống quản lý và thu thập thông tin phục vụ cho công tác nghiên cứu thị trường nói chung và công tác quản lý dự án nói riêng. Phân tích độ nhạy của dự án còn chưa chặt chẽ và logic Trong phân tích tài chính của dự án, để phân tích độ nhạy của các dự án, hiện nay Quỹ thường áp dụng phương pháp chung là: sử dụng hai yếu tố cơ bản là doanh thu và chi phí, cho từng yếu tố cùng thay đổi một tỷ lệ giống nhau trong khi yếu tố còn lại không thay đổi, khi đó các chỉ tiêu tài chính của dự án sẽ tăng hoặc giảm những tỷ lệ khác nhau. Sự thay đổi của yếu tố nào làm các chỉ tiêu tài chính thay đổi nhiều hơn thì yếu tố đó ảnh hưởng nhiều đến dự án. Việc sử dụng doanh thu và chi phí để phân tích độ nhạy khiến cho công việc tính toán dễ dàng, đơn giản hơn nhưng xét về mặt logic thì không chặt chẽ. Yếu tố gốc rễ ảnh hưởng đến dự án chính là những yếu tố cấu thành nên doanh thu và chi phí. Xuất phát từ đặc điểm hoạt động của Quỹ đầu tư, các dự án do Quỹ làm chủ đầu tư hoặc đồng chủ đầu tư đều có lợi ích về kinh tế-xã hội rất lớn, tuy nhiên công tác phân tích hiệu quả kinh tế-xã hội của các dự án còn yếu, sơ sài Về công tác tổ chức lập dự án còn chưa hiệu quả: Các dự án chủ yếu giao cho các phòng, trưởng phòng khi đó trở thành trưởng nhóm lập dự án và chịu trách nhiệm về chất lượng cũng như tiến độ của dự án. Các thành viên nhóm lập dự án là các chuyên viên trong phòng đó, tuy có sự tham khảo ý kiến của các phòng ban khác nhưng mức độ còn hạn chế. Chính vì vậy, khi gặp phải những vấn đề hoặc công việc thuộc các lĩnh vực nằm ngoài khả năng của các chuyên viên trong phòng thì bản thân những chuyên viên đó không thể hoàn thành tốt công việc trong khi những chuyên viên thuộc phòng ban khác không thể phát huy hết năng lực của mình. Điều này làm giảm tính chuyên môn hóa, tính hiệu quả cũng như gây ra sự lãng phí nguồn nhân lực. Về công tác khảo sát thực tế của dự án: Do mới thành lập được hai năm, công tác đầu tư trực tiếp nói chung và công tác khảo sát thực tế của Quỹ nói riêng hiện nay còn yếu, chưa có các quy định, lịch trình cụ thể và thiếu tính khoa học. Chủ yếu trong các dự án do Quỹ đồng chủ đầu tư, phòng Đầu tư chỉ phân tích lại phương án tài chính, thừa nhận các số liệu khảo sát thực tế do đơn vị lập dự án nghiên cứu. Còn đối với các dự án Quỹ đề xuất và trực tiếp lập dự án thì cho đến nay các dự án đã làm đều là những dự án mang tính đặc thù, ít yêu cầu sự phức tạp, chi tiết và không mang nặng tính kỹ thuật nên công tác khảo sát thực tế vẫn chưa có điều kiện để hoàn thiện, các chuyên viên lập dự án cũng chưa có kinh nghiệm trong công tác khảo sát thực tế. Về tổ chức nhân sự của Quỹ: Hiện nay, do mới thành lập được hai năm và chất lượng cán bộ chuyên viên đòi hỏi trình độ cao nên số lượng nhân viên của Quỹ không nhiều. Chính vì vậy khi có nhiều vấn đề cùng nảy sinh một lúc, nhiều dự án cùng phải giải quyết một lúc gây ra tình trạng nhân viên phòng này phải kiêm cả công việc của phòng kia. Đặc biệt phòng Đầu tư hiện nay số lượng chuyên viên quá ít trong khi khối lượng công việc lại quá nhiều nên một số cán bộ được chuyển vào phòng mà không làm việc đúng chuyên môn. Bên cạnh đó, do mới thành lập nên các cán bộ kinh nghiệm còn thiếu dẫn đến giải quyết các công việc chuyên môn còn chậm tiến độ, chưa thực sự có hiệu quả. Chương II. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC LẬP DỰ ÁN TẠI QUỸ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TP HÀ NỘI NHỮNG ĐỊNH HƯỚNG TRONG THỜI GIAN TỚI Định hướng hoạt động của Quỹ đầu tư nói chung: Bảng 24: Một số chỉ tiêu định hướng chủ yếu đến năm 2010: Đơn vị tính: Tỷ đồng TT Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Ghi chú 1 Vốn Điều lệ 630 830 1.040 1.250 1.460 Vốn Điều lệ Quỹ cho hoạt động ĐTPT 600 800 1.000 1.200 1.400 Vốn Điều lệ Quỹ cho hoạt động BLTD 30 30 40 50 60 2 Nguồn vốn hoạt động 830 1.560 2.445 3.350 4.405 Vốn Điều lệ 630 830 1.040 1.250 1.460 Vốn huy động 200 730 1.405 2.100 2.945 3 Sử dụng vốn 748 1.450 2.348 3.173 4.168 3.1 Cho vay 688 1.250 1.938 2.463 3.028 Dư nợ cho vay vốn điều lệ đến cuối năm 488 550 663 663 663 Dư nợ cho vay vốn huy động đến cuối năm 200 700 1.275 1.800 2.365 3.2 Đầu tư trực tiếp 50 170 370 660 1.080 Luỹ kế ĐTTT bằng vốn điều lệ đến cuối năm 50 140 240 360 500 Lũy kế ĐTTT bằng vốn huy động đến cuối năm 30 130 300 580 3.3 Bảo lãnh tín dụng 10 30 40 50 60 (nguồn Chuyên đề Tình hình hoạt động của Quỹ năm 2006) Riêng đối với hoạt động đầu tư trực tiếp, Quỹ đề ra các phương hướng cụ thể như sau: Tập trung thực hiện có hiệu quả và đúng tiến độ các dự án mà Quỹ Đầu tư đề xuất trong từng thời kỳ. Xây dựng các phương án đầu tư đi đôi với phương án thu hồi vốn đầu tư linh hoạt, hiệu quả, phù hợp với kế hoạch thu hồi vốn, trả nợ vốn huy động trong từng thời kỳ. Tiến hành nghiên cứu các hình thức đầu tư trực tiếp có hiệu quả và đa dạng hoá phương thức thu hồi vốn đầu tư trực tiếp. Trong giai đoạn 2006-2010, Quỹ Đầu tư thực hiện đầu tư theo hình thức Hợp đồng xây dựng - chuyển giao (BT) hoặc hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT) là chính. Từng bước mở rộng quy mô đầu tư trực tiếp đồng thời với việc mở rộng quy mô huy động vốn theo hướng chuyển dịch hợp lý cơ cấu, tỷ trọng giữa đầu tư trực tiếp và tài trợ cho vay trên cơ sở kiểm soát hoạt động đầu tư trực tiếp một cách an toàn và hiệu quả. Tăng cường năng lực chuyên môn trong công tác quản lý triển khai dự án ở tất cả các giai đoạn từ chuẩn bị đầu tư, huy động vốn, thực hiện dự án, đến vận hành và công tác quản lý vốn của Quỹ Đầu tư tại các doanh nghiệp có vốn góp của Quỹ. Xây dựng quy trình nghiệp vụ đầu tư trực tiếp, quy trình thẩm định dự án đầu tư để phòng ngừa rủi ro đối với hoạt động đầu tư trực tiếp. Tham gia vào chương trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước của Thành phố, gắn liền với việc mua cổ phần của doanh nghiệp cổ phần hoá và góp phần thúc đẩy phát triển thị trường chứng khoán. Xây dựng cơ chế quản lý hoạt động đầu tư trực tiếp của Quỹ Đầu tư phát triển Thành phố Hà Nội, trình UBND Thành phố duyệt y. Định hướng cho công tác lập dự án trong thời gian tới Đối với công tác lập dự án, Quỹ định hướng: Trong thời gian tới xây dựng quy trình lập dự án đầu tư phối hợp với các Sở, ngành liên quan, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Tổ chức các đợt tập huấn hoặc cử cán bộ nhân viên các phòng Đầu tư, phòng Kế hoạch – Nghiên cứu phát triển tham gia các chương trình đào tạo nghiệp vụ ngắn hạn. Tổ chức các đợt thi tuyển dụng nhằm tăng cường thêm lực lượng nhân viên mới tài năng, trình độ chuyên môn cao. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC LẬP DỰ ÁN TẠI QUỸ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI Giải pháp hoàn thiện phương pháp lập dự án: Áp dụng phương pháp hồi quy tương quan vào phân tích thị trường của dự án: Đây là một phương pháp toán kinh tế lượng rất quan trọng được sử dụng rộng rãi trong việc dự báo. Dựa trên những mẫu chọn ngẫu nhiên thực tế mà ta có thể xác định được xu hướng vận động trong một thời gian nhất định. Trên thực tế, các số liệu dự báo của Quỹ thường lấy từ nguồn số liệu sẵn có do các tổ chức khác nghiên cứu do Quỹ còn yếu về trình độ chuyên sâu trong công tác dự báo cơ hội đầu tư. Những số liệu đó có thể rất đáng tin cậy hoặc cũng có thể chưa chính xác. Hơn nữa, việc dựa vào các số liệu sẵn có của các tổ chức khác nghiên cứu tạo khó khăn cho Quỹ trong việc giải trình bảo vệ dự án. Chính vì vậy, việc chủ động tự nghiên cứu các cơ hội đầu tư là vô cùng cần thiết. Phương pháp hồi quy tương quan là một phương pháp phổ biến, dễ tìm kiếm tài liệu để nghiên cứu. Vấn đề quan trọng nhất đặt ra khi sử dụng phương pháp này là việc xác định mẫu thử phải khách quan, thực tế, các số liệu phải đầy đủ, chính xác và cập nhập. Việc tổng hợp các thông tin, phân tích và dự báo phải được tiến hành logic, theo trình tự, quy trình cụ thể tránh mất thời gian, lãng phí và bỏ sót. Áp dụng phương pháp phân tách công việc, sử dụng biểu đồ GANTT, sơ đồ PERT/CPM Để xây dựng lịch trình soạn thảo dự án: Phương pháp này chủ yếu áp dụng cho các dự án thời gian xây dựng dài, quy mô vốn lớn và tính chất các công việc phức tạp. Khi đó, để đảm bảo khả năng giải ngân cũng như để phục vụ cho việc tính toán khả năng trả nợ trong công tác phân tích tài chính sau này, các chuyên viên lập dự án có thể sử dụng phương pháp GANTT, sơ đồ PERT/CPM để phân tách công việc, xác định tiến độ chi phí theo từng thời kỳ, từng giai đoạn. Để nâng cao chất lượng công tác khảo sát hiện trạng dự án: Khảo sát hiện trạng dự án là một trong những nội dung quan trọng của công tác lập dự án. Nếu số liệu thu thập từ công tác khảo sát hiện trạng không tốt sẽ dẫn đến sự thiếu chính xác của thông tin, công tác dự báo không còn chính xác, các khoản mục doanh thu, chi phí về mặt tài chính cũng sẽ thay đổi, tính khả thi của dự án cũng không được đảm bảo. Nếu không nghiên cứu khảo sát cẩn thận nghiêm túc và khoa học thì trường hợp xấu có thể xảy ra đó là dự án không được duyệt, lãng phí thời gian, công sức và tiền bạc để lập báo cáo nghiên cứu khả thi; hoặc dự án nếu có được duyệt, đi vào thực hiện, sẽ càng gây lãng phí và tổn thất lớn hơn, nhất là đối với các công trình xây dựng hạ tầng đô thị có vốn đầu tư lớn. Chính vì vậy việc nâng cao chất lượng công tác khảo sát hiện trạng là vô cùng cần thiết. Chất lượng công tác khảo sát hiện trạng tốt phải đảm bảo được các yêu cầu sau: Đáp ứng đầy đủ, chính xác, rõ ràng các số liệu thông tin cung cấp cho công tác lập dự án. Các số liệu và thông tin cần thiết phải được cung cấp kịp thời, đúng tiến độ kế hoạch đề ra. Chi phí cho công tác khảo sát thiết kế là hợp lý. Để đạt được mục tiêu như vậy, công tác khảo sát thiết kế phải được thực hiện tốt kể từ khâu lập kế hoạch đến khâu tổ chức thực hiện. Phương pháp phân tách công việc và xây dựng sơ đồ mạng công việc sẽ giúp cho công tác lập kế hoạch được thực hiện hiệu quả, logic, nhanh chóng và tiết kiệm cả về thời gian lẫn chi phí. Phương pháp này sẽ giúp cho người lập dự án có thể bao quát được nội dung cần được khảo sát cũng như nhiệm vụ cụ thể của mỗi người một cách có hệ thống và đầy đủ. Các công việc được phân tách chi tiết đến nhiệm vụ của từng người, được tổng hợp lại trên khung cây đa hệ. Sau khi xây dựng được cây đa hệ về các nội dung khảo sát bằng việc lập sơ đồ mạng để xác định tiến độ thích hợp Hoàn thiện phương pháp phân tích độ nhạy của dự án: Hiện nay để phân tích độ nhạy chủ yếu Quỹ sử dụng hai chỉ tiêu: doanh thu và chi phí. Tuy nhiên trên thực tế, những yếu tố thực sự có ảnh hưởng đến dự án không phải là hai yếu tố này mà là những yếu tố cấu thành nên chúng. Chính vì vậy để việc phân tích độ nhạy đảm bảo tính logic, ngoài bảng phân tích độ nhạy của dự án do hai yếu tố doanh thu và chi phí thay đổi, cần phải phân tích thêm sự thay đổi của từng yếu tố cấu thành nên doanh thu và chi phí. Khi đó, dựa trên sự thay đổi tương ứng của các chỉ tiêu tài chính mà ta xác định được yếu tố nào có ảnh hưởng nhiều nhất đến dự án. Bên cạnh đó, ta có thể sử dụng ma trận độ nhạy để phân tích. Ma trận độ nhạy giúp chủ đầu tư có thể thấy được sự thay đổi của một chỉ tiêu tài chính khi đồng thời có nhiều yếu tố khác nhau cùng thay đổi. Giải pháp hoàn thiện nội dung công tác lập dự án: Hoàn thiện công tác nghiên cứu các căn cứ pháp lý của từng dự án Hoàn thiện công tác nghiên cứu các căn cứ pháp lý của từng dự án bằng cách: cập nhập những văn bản pháp luật mới nhất, nghiên cứu thật kỹ các quy định mới của pháp luật về đầu tư và các lĩnh vực có liên quan đến đầu tư. Bên cạnh đó cần phải tìm hiểu những ưu đãi, khuyến khích trong lĩnh vực đầu tư cũng như các quy định của các Hiệp ước, Cam kết Quốc tế để phù hợp với xu hướng hội nhập của nước ta hiện nay. Hoàn thiện công tác phân tích hiệu quả kinh tế-xã hội của dự án: Đối với mọi quốc gia, mục tiêu chủ yếu của nền sản xuất xã hội là tối đa hóa phúc lợi. Mục tiêu này thường được thể hiện qua các chủ trương chính sách và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của mỗi nước. Các kế hoạch dài hạn đề ra phương hướng chỉ đạo, mục tiêu chiến lược trong thời gian dài (từ 10 năm trở lên). Các kế hoạch trung hạn nêu lên các bước đi tương đối cụ thể trong thời gian từ 5 năm đến 10 năm. Các kế hoạch hay chương trình kinh tế ngắn hạn được đưa ra nhằm điều chỉnh kịp thời các sai lệch cũng như bổ sung các khiếm khuyết phát hiện trong quá trình thực hiện kế hoạch. è Bổ sung các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế-xã hội của dự án: 2.2.2.1. Giá trị gia tăng thuần túy kí hiệu là NVA (Net Value Added) * Phương pháp xác định Đây là chỉ tiêu cơ bản phản ánh hiệu quả kinh tế - xã hội của đầu tư. NVA là mức chênh lệch giữa giá trị đầu ra và giá trị đầu vào. Công thức tính toán như sau: NVA = O – (MI + Iv) Trong đó: NVA - Giá trị gia tăng thuần túy do đầu tư đem lại O (Output) - Giá trị đầu ra của dự án MI (Material Input) - Giá trị đầu vào vật chất thường xuyên và các dịch vụ mua ngoài theo yêu cầu để đạt được đầu ra trên đây (như năng lượng, nhiên liệu, giao thông, bảo dưỡng...) Iv - Vốn đầu tư bao gồm chi phí xây dựng nhà xưởng, mua sắm máy móc, thiết bị... Giá trị gia tăng thuần túy (NVA) có thể được tính cho từng năm hoặc cho cả đời dự án. Để tính cho từng năm, công thức tính như sau: NVAi = Oi – (MIi + Di) Trong đó: NVAi - Giá trị gia tăng thuần túy năm i của dự án Oi - Giá trị đầu ra của dự án năm i Di - Khấu hao năm i NVA bao gồm hai yếu tố: chi phí trực tiếp trả cho người lao động kí hiệu là Wg (Wage) (tiền lương, tiền thưởng kể cả phụ cấp lương) và thặng dư xã hội ký hiệu là SS (Social Surplus). Wg phụ thuộc vào mức độ làm việc và mức lương bình quân của người lao động. SS là thặng dư xã hội thể hiện thu nhập của xã hội từ dự án (bao gồm thuế gián thu, trả lãi vay, lãi cổ phần, đóng bảo hiểm và tái bảo hiểm, thuế đất, tiền mua phát minh sáng chế và lợi nhuận không phân phối để lại cho cơ sở để lập các quỹ phát triển sản xuất, quỹ dự trữ, quỹ phúc lợi...). Đối với các dự án đầu tư có liên quan đến yếu tố nước ngoài (liên doanh, vay vốn từ bên ngoài, thuê lao động nước ngoài), NVA bao gồm hai bộ phận là: Giá trị gia tăng thuần túy được sử dụng trong nước được gọi là giá trị gia tăng thuần túy quốc gia (NNVA). Giá trị gia tăng thuần túy được chuyển ra nước ngoài RP (bao gồm tiền lương, thưởng, lãi trả vay vốn, lợi nhuận thuần, cổ tức trả cho người nước ngoài, các khoản thanh toán ngoại tệ khác không tính trong đầu vào nguyên vật liệu). NNVA là chỉ tiêu biểu thị sự đóng góp của dự án đối với nền kinh tế của đất nước. Công thức tính NNVA cho cả đời dự án như sau: Trong tổng số giá trị gia tăng sản phẩm thuần túy do dự án đem lại gồm có giá trị gia tăng trực tiếp (do chính dự án tạo ra) và giá trị gia tăng gián tiếp do các dự án có liên quan (về công nghệ và kinh tế với dự án đang xem xét) tạo ra do sự đòi hỏi trong hoạt động của dự án đang xem xét. Một vấn đề cần lưu ý ở đây là khi phải so sánh NVA của các năm, khi tính tổng NVA của cả đời dự án hoặc tính NVA bình quân năm phải tính chuyển O, MI, D của từng năm về cùng một mặt bằng thời gian (thường là đầu thời kỳ phân tích) với việc sử dụng tỷ suất chiết khấu xã hội (rs) Tỷ suất chiết khấu xã hội là tỷ suất (mức lãi suất) dùng để tính chuyển các khoản lợi ích xã hội và chi phí xã hội của dự án về cùng một mặt bằng thời gian. Về nguyên tắc, tỷ suất chiết khấu xã hội được tính dựa trên chi phí xã hội của việc sử dụng vốn đầu tư. 2.2.2.2 Chỉ tiêu số lao động có việc làm do thực hiện dự án và số lao động có việc làm trên 1 đơn vị giá trị vốn đầu tư Số lao động có việc làm Ở đây bao gồm số lao động có việc làm trực tiếp cho dự án và số lao động có việc làm ở các dự án liên đới (số lao động có việc làm gián tiếp). Các dự án liên đới là các dự án khác được thực hiện do sự đòi hỏi của dự án đang xem xét. Trình tự xác định số lao động (trực tiếp và gián tiếp) có việc làm do thực hiện dự án như sau: + Xác định số lao động cần thiết cho dự án đang xem xét tại năm hoạt động bình thường của dự án. + Xác định số lao động cần thiết cho việc tăng thêm ở các dự án liên đới cá về đầu vào và đầu ra. Đây chính là số lao động có việc làm gián tiếp nhờ thực hiện dự án đang xem xét. Tổng hợp số lao động trực tiếp và gián tiếp có việc làm trên đây chính là số lao động có việc làm nhờ thực hiện dự án. Trong khi tạo việc làm cho một số lao động thì sự hoạt động của dự án mới cũng có thể làm cho một số lao động của các cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ khác bị mất việc do các cơ sở này không cạnh trạnh nổi sản phẩm của các dự án mới, phải thu hẹp sản xuất. Trong số các lao động làm việc trong dự án, có thể có một số người là người nước ngoài. Do đó, số lao động của đất nước có việc làm nhờ thực hiện dự án sẽ chỉ bao gồm số lao động trực tiếp và gián tiếp phục vụ cho dự án, trừ đi số lao động bị mất việc ở các cơ sở sản xuất liên quan và số người nước ngoài làm việc cho dự án. Số lao động có việc làm trên một đơn vị vốn đầu tư Để tính chỉ tiêu số lao động có việc làm trên một đơn vị giá trị vốn đầu tư cũng tương tự như đối với lao động, ta phải tính số vốn đầu tư trực tiếp của dự án đang xem xét và vốn đầu tư của các dự án liên đới (vốn đầu tư đầy đủ). Tiếp đó tính các chỉ tiêu sau đây: + Số lao động có việclàm tính trên 1 đơn vị giá trị vốn đầu tư trực tiếp (Id). Trong đó: - Số lao động có việc làm trực tiếp của dự án - Số vốn đầu tư trực tiếp của dự án. + Toàn bộ số lao động có việc làm tính trên 1 đơn vị giá trị vốn đầu tư đầy đủ(). Trong đó: IT - Toàn bộ số lao động có việc làm trực tiếp và gián tiếp. - Số vốn đầu tư đầy đủ của dự án đang xem xét và các dự án liên đới. - Số lao động có việc làm gián tiếp - Số vốn đầu tư gián tiếp 2.2.2.3 Chỉ tiêu mức giá trị gia tăng của mỗi nhóm dân cư (những người làm công ăn lương, những người có vốn hưởng lợi tức, nhà nước thu thuế) hoặc vùng lãnh thổ. Chỉ tiêu này phản ánh tác động điều tiết thu nhập giữa các nhóm dân cư hoặc vùng lãnh thổ. Để xác định chỉ tiêu này, trước hết phải xác định nhóm dân cư hoặc vùng lãnh thổ được phân phối giá trị tăng thêm (NNVA) của dự án. Tiếp đến xác định phần giá trị tăng thêm do dự án tạo ra mà nhóm dân cư và vùng lãnh thổ thu được. Cuối cùng tính chỉ tiêu tỷ lệ giá trị gia tăng của mỗi nhóm dân cư hoặc mỗi vùng lãnh thổ thu được trong tổng giá trị gia tăng ở năm hoạt động bình thường của dự án. So sánh tỷ lệ này của các nhóm dân cư hoặc vùng lãnh thổ với nhau sẽ thấy được tình hình phân phối giá trị gia tăng do dự án tạo ra giữa các nhóm dân cư và vùng lãnh thổ trong nước. 2.2.2.4. Chỉ tiêu ngoại hối ròng (tiết kiệm ngoại tệ) Một nhiệm vụ cơ bản khi xem xét lợi ích kinh tế - xã hội của dự án là xem xét tác động của dự án đến cán cân thanh toán quốc tế của đất nước. Xác định chỉ tiêu mức tiết kiệm ngoại tệ của dự án cho biết mức độ đóng góp của dự án vào cán cân thanh toán của nền kinh tế đất nước. 2.2.2.5 Chỉ tiêu khả năng cạnh tranh quốc tế (International Competiveness) Chỉ tiêu này cho phép đánh giá khả năng cạnh tranh của sản phẩm do dự án sản xuất ra trên thị trường quốc tế. 2.2.2.6 Những tác động khác của dự án - Những ảnh hưởng đến kết cấu hạ tầng: Sự gia tăng năng lực phục vụ của kết cấu hạ tầng sẵn có, bổ sung năng lực phục vụ mới của kết cấu hạ tầng mới. - Tác động đến môi trường: Đây là ảnh hưởng của các đầu vào, đầu ra của dự án đến môi trường. Trong các tác động có tác động tích cực, tác động tiêu cực. Nếu có tác động tiêu cực thì các giải pháp khắc phục, chi phí để thực hiện các giải pháp đó. Nếu chi phí này quá lớn, lớn hơn cái xã hội nhận được thì phải chuyển địa điểm thựuc hiện dự án (nếu có thể được) hoặc bác bỏ dự án. - Nâng cao trình độ kỹ thuật sản xuất, trình độ nghề nghiệp của người lao động, trình độ quản lý của những nhà quản lý, nâng cao năng suất lao động, nâng cao thu nhập của người lao động. - Những tác động về xã hội, chính trị và kinh tế khác (tận dụng và khai thác tài nguyên chưa được quan tâm hay mới phát hiện, tiếp nhận được công nghệ mới nhằm hoàn thiện cơ cấu sản xuất, những tác động đến các ngành, các lĩnh vực khác; tạo thị trường mới, tham gia vào phân công lao động quốc tế, phát triển các địa phương yếu kém, các vùng xa xôi nhưng có tiềm năng về tài nguyên ). Giải pháp hoàn thiện công tác tổ chức lập dự án: Lập nhóm soạn thảo dự án nhằm nâng cao tính chuyên môn hóa, tính hiệu quả trong phân công công việc và nâng cao trách nhiệm của từng thành viên. Nhóm soạn thảo dự án gồm chủ nhiệm dự án và các thành viên. Số lượng thành viên nhóm phụ thuộc vào nội dung và quy mô của dự án. Chủ nhiệm dự án là người tổ chức và điều hành công tác lập dự án, có trình độ chuyên môn và năng lực tổ chức nhất định và không thay đổi trong cả quá trình soạn thảo và thực hiện dự án. Nhiệm vụ chính của chủ nhiệm dự án là: + Lập kế hoạch, lịch trình soạn thảo dự án (bao gồm cả ước lượng và phân bố kinh phí soạn thảo). + Phân công công việc cho các thành viên trong nhóm. + Giám sát và điều phối hoạt động của các thành viên trong nhóm. + Tập hợp các chuyên viên thuộc các lĩnh vực khác nhau để giải quyết nội dung cụ thể của dự án. + Tổng hợp kết quả nghiên cứu của nhóm soạn thảo. Các thành viên của nhóm có thể là các chuyên viên của nhiều phòng khác nhau, sẽ phụ trách các công việc ở những lĩnh vực khác nhau, đảm bảo tính chuyên môn hóa cũng như đảm bảo tính chuyên sâu về nghiệp vụ của từng lĩnh vực, nội dung của dự án như: khía cạnh nghiên cứu thị trường, kỹ thuật, tổ chức quản lý và nhân sự, tài chính, kinh tế-xã hội,... đáp ứng được nội dung và yêu cầu của việc soạn thảo dự án. Hoàn thiện công tác nghiên cứu dự báo cơ hội đầu tư Giới hạn nghiên cứu cơ hội đầu tư: Xuất phát từ mục tiêu và phạm vi hoạt động theo điều lệ Quỹ đầu tư phát triển Thành phố Hà Nội, chủ yếu các dự án là đầu tư cho phát triển nhà ở, chú trọng nhà tái định cư phục vụ giải phóng mặt bằng, các công trình trọng điểm và các dự án phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế-xã hội khác theo quy hoạch, kế hoạch của Thành phố Hà Nội. Đó chính là giới hạn nghiên cứu của công tác nghiên cứu cơ hội đầu tư. Mục tiêu của việc nghiên cứu cơ hội đầu tư là xác định một cách nhanh chóng và ít tốn kém nhưng lại dễ thấy về các khả năng đầu tư trên cơ sở những thông tin cơ bản đưa ra đủ để làm cho người có khả năng đầu tư phải cân nhắc, xem xét để đi đến quyết định có triển khai tiếp sang giai đoạn nghiên cứu sau hay không. Thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu cơ hội đầu tư: chủ yếu do phòng Đầu tư và phòng Kế hoạch - Nghiên cứu phát triển chịu trách nhiệm phối hợp thực hiện. Để phát hiện các cơ hội đầu tư, phòng Đầu tư và phòng Kế hoạch - Nghiên cứu phát triển cần phải dựa trên các căn cứ sau: + Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của từng vùng, của đất nước, hoặc chiến lược phát triển sản xuất, kinh doanh dịch vụ của ngành, của cơ sở. Đây là định hướng lâu dài cho sự phát triển. + Nhu cầu của thị trường trong nước và trên thế giới về các mặt hàng hoặc hoạt động dịch vụ cụ thể nào đó. + Hiên trạng của sản xuất và cung cấp các mặt hàng và hoạt động dịch vụ đó trong nước và trên thế giới còn chỗ trống trong một thời gian tương đối dài, ít nhất cũng vượt qua thời gian thu hồi vốn đầu tư. + Tiềm năng sẵn có về tài nguyên thiên nhiên, lao động, tài chính, quan hệ quốc tế... có thể khai thác để có thể chiếm lĩnh được chỗ trống trong sản xuất và tiến hành các hoạt động dịch vụ trong nước và thế giới. Những lợi thế so sánh so với thị trường nước ngoài, so với các địa phương, các đơn vị khác trong nước. + Những kết quả về tài chính, và đặc biệt là kết quả về kinh tế-xã hội sẽ đạt được nếu thực hiện đầu tư. Xây dựng quy trình nghiên cứu thị trường của dự án: Các nội dung của công tác nghiên cứu, dự báo nhu cầu thị trường của dự án bao gồm: Phân tích và đánh giá thị trường tổng thể hiện tại Phân đoạn thị trường và xác định thị trường mục tiêu Dự báo nhu cầu thị trường trong tương lai; Dự báo nhịp độ tăng trưởng của ngành; Dự kiến tình hình biến động của thị trường, giá cả, Đối thủ cạnh tranh, sản phẩm thay thế (trong và ngoài nước) Tùy theo tính chất và lĩnh vực đầu tư của dự án mà ta có thể nghiên cứu tất cả hay một số nội dung trên. Công tác dự báo giúp ta phân tích mức cầu bằng cách đánh giá xem sản phẩm của dự án có thể đáp ứng nhu cầu thị trường hay không. Vấn đề đặt ra cho công tác nghiên cứu thị trường đó là trình tự các bước thực hiện không theo một logic nhất định dẫn đến việc nghiên cứu có thể không đầy đủ, dễ bỏ sót, tốn thời gian, chi phí. Để tiết kiệm chi phí và đảm bảo việc nghiên cứu dự báo đạt chất lượng cao trước hết xác định rõ đối tượng nghiên cứu, sau đó lựa chọn phương pháp thích hợp trên cơ sở các thông tin đã có sẵn hoặc tiến hành tổ chức thu thập thông tin nếu cần thiết, khi đó cần đề ra phương pháp điều tra thu thập và xử lý thông tin thích hợp. Tổng hợp những thông tin có sẵn hoặc nghiên cứu thông tin mới hoàn toàn Lựa chọn phương pháp Thu thập thông tin bổ sung Tổng hợp xử lý thông tin Phân tích và dự báo nhu cầu thị trường Kiến nghị Xác định rõ đối tượng cần nghiên cứu Sơ đồ 8: Quy trình nghiên cứu và dự báo nhu cầu thị trường đối với dự án Bố trí sử dụng lao động hiệu quả: Nhằm tạo điều kiện cho các cán bộ nhân viên phát huy tối đa năng lực chuyên môn, hạn chế nhược điểm của từng cá nhân trong tập thể thì Quỹ phải bố trí sắp xếp các công việc phù hợp vời trình độ chuyên môn năng lực sẵn có của từng người, bố trí hợp lý đúng người đúng việc tránh tình trạng làm việc trái ngành, chuyên môn được đào tạo, không phù hợp với năng lực sẽ gây tâm lý chán nản hoặc làm việc không hiệu quả. Một vấn đề không thể bỏ qua đó là cần phát hiện nhân tài trong Quỹ, có chế độ khen thưởng, trọng dụng hợp lý để tạo động lực làm việc, phát huy thế mạnh của từng người. Trong công tác lập dự án, trước khi lập dự án cần xác định chủ nhiệm dự án chuyên về kỹ thuật hay về tài chính, quy định trách nhiệm và quyền hạn hợp lý đối với chủ nhiệm dự án. Trong quá trình lập dự án, tất cả các chuyên viên thuộc các lĩnh vực khác nhau đều phải cùng hỗ trợ để có được kết quả mang tính chính xác toàn diện. Tất cả thành viên tham gia công tác lập dự án đều phải tham gia tích cực, phân công công việc phù hợp với trình độ chuyên môn tránh tình trạng chỉ có bộ phận kỹ thuật, dự báo làm việc sau đó mới đưa lại kết quả cho bộ phận tài chính. Bộ phận tài chính phải tham gia thực hiện từ đầu và tránh tình trạng lắp ghép từ dự án này sang dự án kia. Giải pháp phát triển con người Con người là một yếu tố quan trọng trong quá trình lao động, góp phần lớn trong việc tạo ra sản phẩm cũng như thành bại của bất kỳ doanh nghiệp. Do đó Quỹ phải có kế hoạch thường xuyên nâng cao chất lượng và phát triển nguồn nhân lực bằng việc cải thiện không ngừng môi trường, điều kiện làm việc, đảm bảo tính thường xuyên, liên tục trong công tác đào tạo và đào tạo lại. Nguyên tắc quan trọng nhất đối với mỗi nhà lãnh đạo đó là thuật dùng người. Chính vì vậy các lãnh đạo của Quỹ cần nhận thức được vai trò của việc đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực. Đó là vấn đề mang tính chất lâu dài và chiến lược. Phát triển nguồn nhân lực không chỉ dừng lại ở việc đào tạo nhân lực mà còn ở việc sử dụng nguồn nhân lực như thế nào cho hợp lý, hiệu quả để công việc của Quỹ ngày càng thuận lợi, phát triển còn cán bộ công nhân viên được làm việc đúng ngành nghề, được phát triển năng lực nhiệt tình hết mình vì Quỹ. Để có một đội ngũ cán bộ giỏi, ta có thể thực hiện một số giải pháp sau: Đội ngũ cán bộ lập dự án của Quỹ đầu tư hầu hết đều có trình độ đại học chuyên ngành đây là một thế mạnh của Quỹ. Tuy nhiên xu thế phát triển của xã hội hiện nay đòi hỏi các sản phẩm tạo ra phải có tính bền, đẹp, tiện lợi khi sử dụng và không ảnh hưởng đến môi trường do sự vận động không ngừng đó của nhu cầu thị trường nên mọi sản phẩm dù là vô hình hay hữu hình đều là một cơ hội đầu tư cần sự nghiên cứu học hỏi không ngừng của các cán bộ chuyên viên lập dự án. Như vậy để nâng cao chất lượng các dự án được lập, Quỹ phải đưa công tác đào tạo là một nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược phát triển trước mắt cũng như lâu dài trong toàn cơ quan, cụ thể: Có chính sách khuyến khích cán bộ công nhân viên tự học tập nâng cao trình độ của mình như hỗ trợ một phần học phí sắp xếp công việc để họ có thời gian đi học, khuyến khích kỹ sư trẻ đi học ở nước ngoài, tạo điều kiện cho họ bằng việc bố trí cho họ một vị trí công tác xứng đáng sau khi họ đi học về và tiếp tục làm việc cho công ty Với những người làm việc không đúng chuyên môn chuyên ngành đào tạo công tỷ có thể tạo điều kiện cho họ tham gia các khoá học đúng chuyên môn đang làm việc. Cần chú trọng đào tạo đội ngũ kỹ sư chủ chốt để họ có thể đảm nhận trách nhiệm là chủ nhiệm dự án. Bởi yêu cầu với một chủ nhiệm dự án là phải có kiến thức chuyên môn cao, có kiến thức tổng hợp và có khả năng tổ chức quản lý. Nên có chính sách đào tạo riêng, thường xuyên cho đội ngũ này. Hội nghị hội thảo chuyên đề cũng là một trong những hình thức có thể góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. iệp uy tín, và những người có kinh nghiệm tốt để nâng cao trình độ cán bộ công nhân viên. Bên cạnh đó việc trang bị kiến thức về chuyên môn thì công ty nên khuyến khích cán bộ công nhân viên tự trang bị cho mình những kiến thức bổ trợ như kiến thức về kinh tế, thị trường ... để có cái nhìn toàn diện hơn. Công tác đào tạo cán bộ về lập dự án cần đảm bảo tính kề thừa khi có sự thay đổi về nhân sự. Giải pháp tăng cường thông tin và các phương tiện công nghệ cao phục vụ công tác lập dự án: Đối với thông tin nội bộ: cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các phòng ban trong việc cung cấp thông tin thông qua các báo cáo chính thức của mỗi phòng ban theo quy định của chế độ báo cáo thống kê quy định trong điều lệ của Quỹ và quy định hoạt động của từng phòng; cập nhật đầy đủ thông tin trên cơ sở các quy định về trách nhiệm và nghĩa vụ. Đối với thông tin bên ngoài: phải nhận thức được tầm quan trọng của thông tin và tầm quan trọng của thông tin trong công tác lập dự án từ đó có trách nhiệm trong việc hỗ trợ công tác thu thập thông tin cũng như hỗ trợ về chuyên môn theo khả năng của mình. Phổ biến phần mềm Microsoft Project cho các cán bộ chuyên viên của Quỹ vì phần mềm này rất có ích cho công tác qu ản lý dự án và lập các lịch trình soạn thảo dự án. Ứng dụng công nghệ thông tin vào việc quản lý thông tin: Quỹ cần xây dựng một trung tâm cơ sở dữ liệu được tập trung nhằm mục đích giúp cho công tác quản lý số liệu đảm bảo tính khoa học, có hệ thống và tăng tính bảo mật của thông tin. Việc ứng dụng công nghệ thông tin một cách dễ dàng; cho phép lưu trữ số lượng thông tin lớn, có độ chính xác và chuyên sâu cao, giúp từng bước cải thiện và nâng cao chất lượng thông tin đầu vào, chất lượng lập dự án. Cùng với đó phải từng bước xây dựng một quy chế cho việc sử dụng thông tin chặt chẽ nhằm phát huy hiệu quả của hình thức quản lý mới này. ĐỀ XUẤT CÁC KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC Bộ Tài chính và các ban ngành liên quan cần phối hợp với Quỹ đầu tư soạn thảo các quy trình nghiệp vụ như: quy trình lập dự án đầu tư, quy trình khảo sát thực tế dự án, quy trình dự báo Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội cần tăng thêm chỉ tiêu về biên chế cán bộ nhân viên cho Quỹ đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác tuyển dụng của Quỹ. Đẩy nhanh tốc độ phê duyệt các chủ trương đầu tư cũng như phê duyệt các dự án đầu tư của Quỹ trình lên Ủy ban nhân dân Thành phố xin ý kiến. Điều này sẽ giúp cho công tác lập dự án được rút ngắn thời gian, tiết kiệm chi phí. KẾT LUẬN Quỹ Đầu tư phát triển Thành phố Hà Nội là một mô hình tổ chức mới trong hệ thống tài chính nhà nước nói chung và Thành phố Hà Nội nói riêng. Quỹ Đầu tư phát triển ra đời nhằm góp phần giải quyết được nhu cầu vốn của Thành phố cho đầu tư phát triển kinh tế - xã hội nói chung, trước mắt là cho xây dựng hạ tầng kỹ thuật đô thị , là một công cụ tài chính của UBND thành phố Hà nội để giải quyết các cân đối đặc thù của Thủ đô, hỗ trợ cho việc sử dụng ngân sách thành phố một cách mềm dẻo, chủ động, hiệu quả. Kể từ khi ra đời, Quỹ Đầu tư Phát triển Thành phố Hà Nội đã có những thành công bước đầu đóng góp quan trọng vào công cuộc đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật đô thị của Thành phố. Tuy nhiên, Quỹ Đầu tư cần thực hiện những giải pháp nhằm phát huy hơn nữa vai trò của mình trong hệ thống tài chính của Thành phố Hà Nội. Chính vì vậy, trong quá trình thực tập tại Quỹ,với mong muốn tìm hiểu những khó khăn trong hoạt động đầu tư trực tiếp nói chung và trong công tác lập dự án nói riêng, em đã lựa chọn đề tài: “Hoàn thiện công tác lập dự án tại Quỹ đầu tư phát triển Thành phố Hà Nội” để làm đề tài cho chuyên đề thực tập của mình. Em xin chân thành cảm ơn PGS-TS Nguyễn Bạch Nguyệt đã tận tình hướng dẫn em trong thời gian qua, em cảm ơn các anh chị cán bộ nhân viên tại Quỹ đầu tư phát triển TP Hà Nội đã tạo điều kiện và cung cấp tài liệu MỤC LỤC Trang LỜI MỞ ĐẦU 1 Chương 1. Thực trạng công tác lập dự án tại Quỹ Đầu tư phát triển TP Hà Nội 3 I.Tổng quan về Quỹ đầu tư phát triển TP Hà Nội 3 1.1 Quá trình hình thành và phát triển 3 1.2 Giới thiệu chung về Quỹ đầu tư phát triển TP Hà Nội 3 1.2.1 Tên gọi của Quỹ 3 1.2.2 Sự cần thiết và mục tiêu thành lập 3 1.2.3 Phạm vi hoạt động của Quỹ 4 1.3 Tình hình hoạt động chung của Quỹ đầu tư 4 1.3.1 Cơ cấu tổ chức 4 1.3.2 Vốn hoạt động của Quỹ 4 1.3.3 Tổng quan các hoạt động của Quỹ từ khi thành lập đến nay 5 II Thực trạng công tác lập dự án tại Quỹ Đầu tư 8 2.1 Sự cần thiết phải hoàn thiện công tác lập dự án tại Quỹ 8 2.2 Thực trạng công tác lập dự án tại Quỹ 9 2.2.1 Công tác tổ chức lập dự án đầu tư 9 2.2.2 Phương pháp lập dự án đầu tư 21 2.2.3 Những nội dung phân tích trong quá trình lập dự án 27 2.2.4 Phân tích quá trình lập một dự án ví dụ: Dự án “QL 5 kéo dài” 46 2.3 Đánh giá công tác lập dự án tại Quỹ 65 2.3.1 Kết quả 65 2.3.2 Tồn tại và nguyên nhân 67 Chương II Giải pháp hoàn thiện công tác lập dự án tại Quỹ đầu tư 70 I Những định hướng trong thời gian tới 70 1.1 Định hướng hoạt động của Quỹ đầu tư nói chung 70 1.2 Định hướng cho công tác lập dự án trong thời gian tới 72 II Giải pháp hoàn thiện công tác lập dự án tại Quỹ 73 2.1 Giải pháp hoàn thiện phương pháp lập dự án 73 2.1.1 Áp dụng phương pháp hồi quy tương quan vào phân tích thị trường của dự án 73 2.1.2 Áp dụng phương pháp phân tách công việc, sử dụng biểu đồ GANTT, sơ đồ PERT/CPM 73 2.1.3 Hoàn thiện phương pháp phân tích độ nhạy của dự án 75 2.2 Giải pháp hoàn thiện nội dung công tác lập dự án 75 2.2.1 Hoàn thiện công tác nghiên cứu các căn cứ pháp lý 75 2.2.2 Hoàn thiện công tác phân tích hiệu quả kinh tế-xã hội 76 2.3 Giải pháp hoàn thiện công tác tổ chức lập dự án 81 2.3.1 Lập nhóm soạn thảo dự án 82 2.3.2 Hoàn thiện công tác nghiên cứu dự báo cơ hội đầu tư 82 2.3.3 Xây dựng quy trình nghiên cứu thị trường của dự án 84 2.3.4 Bố trí sử dụng lao động hiệu quả 85 2.4 Giải pháp phát triển con người 92 2.5 Giải pháp tăng cường thông tin và các phương tiện công nghệ cao phục vụ công tác lập dự án 88 III Đề xuất các kiến nghị đối với cơ quan quản lý Nhà nước 89 KẾT LUẬN 90

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc4880.doc
Tài liệu liên quan