MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
Ngân sách nhà nước (NSNN) là dự toán hàng năm về toàn bộ các nguồn tài chính được huy động cho Nhà nước và sử dụng các nguồn tài chính đó nhằm đảm bảo thực hiện các chức năng của Nhà nước do Hiến pháp qui định.
Ngân sách nhà nước là nguồn tài chính tập trung quan trọng nhất trong hệ thống tài chính quốc gia. NSNN tác động trực tiếp đến việc tăng qui mô đầu tư, thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng và phát triển. Qui mô và cơ cấu thu chi NSNN tác động mạnh mẽ đến quan hệ cung cầu trên thị trường và thông qua đó tác động đến nền kinh tế. Thông qua việc phân bổ NSNN, Nhà nước thực hiện việc điều chỉnh cơ cấu kinh tế, thực hiện cơ cấu lại nền kinh tế nhằm phát triển bền vững và không ngừng nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội (KTXH). NSNN là công cụ kinh tế để Nhà nước thực hiện việc quản lý, kiểm soát nền kinh tế. NSNN trực tiếp đầu tư phát triển (ĐTPT) nguồn nhân lực, trí lực (giáo dục, đào tạo, y tế, văn hóa, khoa học .) thực hiện nhiệm vụ phát triển xã hội.
Điều đó cho thấy việc phân bổ sử dụng có hiệu quả vốn NSNN của quốc gia nói chung và của các địa phương nói riêng có ý nghĩa hết sức quan trọng giúp Chính phủ và chính quyền các cấp thực hiện tốt các mục tiêu tăng trưởng KTXH của mình.
Luật NSNN (2002) trao thêm quyền tự chủ về ngân sách (NS) cho các địa phương. Theo đó, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định việc phân cấp quản lý NSNN cho chính quyền các cấp; xây dựng định mức phân bổ ngân sách (ĐMPBNS) và mức phân bổ NS cho các ngành, các cấp. Các ĐMPBNS cho NS cấp huyện, xã được xây dựng và áp dụng cho mỗi giai đoạn ổn định NS (3-5 năm). Việc xây dựng đầy đủ các ĐMPBNS ở tất cả các lĩnh vực là việc làm hoàn toàn mới.
Cho đến nay, chưa có công trình nghiên cứu đầy đủ, nghiêm túc nào đề cập đến phương pháp phân bổ NSNN ở địa phương. Chưa có tài liệu nào có thể cung cấp các căn cứ khoa học hoặc cơ sở, phương pháp giúp cho Hội đồng nhân dân (HĐND), Ủy ban nhân dân (UBND) các tỉnh trong việc xây dựng ĐMPBNS. Việc phân bổ NSNN chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, cách thức phân bổ của những năm trước (phân bổ NS tăng dần hàng năm) hoặc mô phỏng theo các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về ĐMPBNS chi thường xuyên giữa ngân sách trung ương (NSTW) với ngân sách địa phương (NSĐP). Thậm chí việc phân bổ còn phụ thuộc nhiều vào ý chủ quan của người quản lý, chưa hình thành căn cứ, tiêu chí, phương pháp phân bổ một cách khoa học nhằm đảm bảo công bằng, minh bạch trong quá trình phân bổ NSNN, gắn chặt với việc triển khai thực hiện kế hoạch KTXH và hiệu quả đầu ra, kết quả .
Trước tình hình đó, việc nghiên cứu đề tài “Hoàn thiện công tác phân bổ ngân sách nhà nước Tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2007 – 2010” nhằm góp phần thực hiện tốt kế hoạch phát triển KTXH là cấp thiết, có ý nghĩa quan trọng cả về mặt lý luận lẫn thực tiễn đang đặt ra hiện nay.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
+ Mục tiêu chung
Trên cơ sở qui trình lập dự toán NSNN, tình hình phân bổ vốn đầu tư, định mức phân bổ chi thường xuyên NSNN hiện hành để đánh giá kết quả phân bổ NSNN phân theo ngành từ năm 2001 đến 2006. Xây dựng căn cứ, tiêu chí, phương pháp phân bổ NSNN cho các cơ quan, đơn vị, các huyện, thành phố đảm bảo công bằng, minh bạch, phát huy hiệu quả sử dụng vốn và góp phần đảm bảo nguồn lực để triển khai thực hiện một cách tốt nhất kế hoạch phát triển KTXH của tỉnh đến năm 2010.
+ Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về NSNN; phân bổ NSNN. Cung cấp cơ sở phương pháp luận về xây dựng ĐMPBNS giúp cho HĐND và UBND các địa phương có cơ sở vận dụng, thiết lập các ĐMPBNS trong phạm vi quản lý của mình.
- Đánh giá thực trạng công tác phân bổ NSNN và những kết quả đạt được, những bất cập, tồn tại trong việc sử dụng NSNN giai đoạn 2001 - 2006.
- Xác định định hướng phân bổ NSNN cho các ngành; xây dựng các căn cứ, tiêu chí, phương pháp phân bổ.
- Thông qua công tác phân bổ NS để điều chỉnh, bổ sung kế hoạch KTXH gắn kết kế hoạch với NS nhằm triển khai thực hiện.
- Kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền về các giải pháp nhằm đưa kết quả nghiên cứu vào thực tiễn phân bổ NSNN ở tỉnh Thừa Thiên Huế. Tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình phân bổ, giám sát, quyết định NSNN của HĐND, UBND, cơ quan tài chính các cấp.
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Đối tượng nghiên cứu là lý luận và thực tiễn công tác phân bổ NSNN ở Tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Phạm vi nghiên cứu của đề tài chủ yếu là công tác phân bổ NSNN chi cho ĐTPT, chi thường xuyên giai đoạn 2001 - 2006; các giải pháp hoàn thiện công tác phân bổ NSNN tỉnh nhằm thực hiện tốt mục tiêu tăng trưởng của Tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2007 - 2010.
4. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận văn gồm 4 chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về ngân sách nhà nước và phân bổ ngân sách nhà nước.
Chương 2: Đặc điểm địa bàn nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu.
Chương 3: Thực trạng công tác phân bổ ngân sách nhà nước tỉnh giai đoạn 2001 - 2006.
Chương 4: Giải pháp hoàn thiện công tác phân bổ ngân sách nhà nước nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ phát triển Kinh tế - Xã hội giai đoạn 2007 - 2010.
169 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1982 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện công tác phân bổ ngân sách nhà nước Tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2007 – 2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
/năm (giai đoạn 2001 – 2006 đạt gần 20 %/năm do chủ yếu tăng mạnh thu thuế tiêu đặt biệt sản phẩm Bia Hu Đa và thu cấp quyền sử dụng đất nhưng của các năm 2007 – 2010 dự kiến không còn sự tăng trưởng đột biến về thu). Tổng thu NSNN trên địa bàn cả giai đoạn khoảng 8.622 tỉ đồng.
Theo cơ chế phân cấp quản lý NS hiện hành thì toàn bộ số thu NSNN trên địa bàn NSĐP được hưởng 100% (trừ thuế xuất nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặt biệt hàng nhập khẩu, phí, thu khác do các đơn vị trung ương nộp NSNN) thì thu NSĐP tỉnh được hưởng giai đoạn này khoảng 8.074 tỉ đồng [4].
Thu bổ sung cân đối NSĐP ổn định cho cả giai đoạn là 311 tỉ đồng/năm, bổ sung CTMTQG, vốn XDCB mục tiêu, vốn ủy quyền bổ sung chêch lệch tiền lương tăng thêm, kinh phí khắc phục hậu quả bão lụt… ước khoảng 640 tỉ đồng/năm, tổng các khoản NSTW bổ sung cho cả giai đoạn là 4.487 tỉ đồng.
Tổng hợp, thu NSNN tỉnh hưởng từ tất cả các nguồn để bố trí cho các nhiệm vụ chi dự kiến đến 2010 là 12.561 tỉ đồng.
4.5.2 Xây dựng cơ cấu phân bổ ngân sách nhà nước tỉnh góp phần thực hiện tốt các mục tiêu kinh tế và xã hội đến năm 2010
Tổng chi NSNN tỉnh là 12.560 tỉ đồng, dự kiến chi cho khu vực nông lâm thủy sản là 1.052,5 tỉ đồng; khu vực công nghiệp xây dựng là 119,1 tỉ đồng; khu vực dịch vụ là 11.388,4 tỉ đồng.
Biểu đồ 4.1: Cơ cấu phân bổ vốn theo khu vực kinh tế
4.5.2.1 Phân bổ vốn đầu tư phát triển của ngân sách nhà nước tỉnh giai đoạn 2007 - 2010
Trên cơ sở nhu cầu vốn đầu tư toàn xã hội theo kế hoạch KTXH giai đoạn 2006 - 2010, trong đó có các dự án, chương trình được đầu tư bằng NSNN đã được Tỉnh ủy, HĐND tỉnh thông qua; định hướng phân bổ vốn ĐTPT như trình bày ở điểm 4.2.1.1 nêu trên, dự kiến phân bổ vốn ĐTPT cho giai đoạn 2007 – 2010 ở bảng 4.7.
Bảng 4.7: Phân bổ vốn đầu tư phát triển theo khu vực kinh tế
TT
Khu vực, ngành kinh tế
Tổng số giai đoạn 2007- 2010
% trên KH huy động từ nguồn NSNN
Tỉ lệ tăng BQ năm so GĐ2001-2006 (%)
Giá trị (tỉ đồng)
Tỉ Trọng/ Tổng chi (%)
Tổng số
6.603
100,0
73
131,8
1
Khu vực nông lâm thủy sản
754
11,4
72
137,2
Trong đó:
Nông lâm thủy lợi
728
11,0
72
150,0
Thủy sản
25
0,4
72
-4,0
2
Khu vực công nghiệp xây dựng
100
1,5
55
-49,6
Trong đó:
Xây dựng
50
0,8
60
-51,8
3
Khu vực dich vụ
5.749
87,1
75
146,6
Trong đó:
Thương mại, dịch vụ sửa chữa
50
0,8
74
149,6
Du lịch
88
1,3
74
262,2
Giao thông vận tải
1.497
22,7
72
150,5
Hoạt động khoa học công nghệ
75
1,1
85
219,2
Quản lý nhà nước và an ninhquốc phòng, đảm bảo xã hội bắt buộc
1.068
16,2
64
102,6
Giáo dục và đào tạo
766
11,6
84
166,0
Y tế và các hoạt động xã hội
440
6,7
82
182,3
Hoạt động văn hóa và thể thao
691
10,5
78
173,0
Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, tính toán của tác giả
Qua kết quả so sánh cho thấy vốn NSNN có thể bố trí chi cho ĐTPT mặc đã đạt tỉ lệ tăng bình quân một năm của giai đoạn 2007 - 2010 so với giai đoạn 2006 - 2001 lên đến 131,8 % nhưng vẫn chỉ mới đáp ứng 73% nhu cầu chi từ nguồn NSNN theo kế hoạch phát triển KTXH đến năm 2010. Điều đó đặt ra yêu cầu trong quá trình thực hiện kế hoạch hàng năm phải sắp xếp lại, cắt giảm mạnh các dự án, công trình theo thứ tự ưu tiên để đảm bảo đầu tư hoàn thành. Đồng thời, đối với các công trình hạ tầng kinh tế giao thông, giáo dục, y tế, thủy lợi,… cần huy động vốn đầu tư ngoài nhà nước, tranh thủ tối đa sự giúp đỡ của Chính phủ, vốn viện trợ quốc tế.
4.5.2.2 Cơ cấu chi thường xuyên giai đoạn 2007 - 2010
Trên cơ sở vốn NSNN có thể dùng cho chi thường xuyên và xác định nhu cầu chi thực tương đối cho từng ngành, từng lĩnh vực như đã trình bày ở phần phân bổ chi thường xuyên nêu trên, có thể dự kiến ở bảng 4.8.
Bảng 4.8: Phân bổ chi thường xuyên phân theo ngành
TT
Khu vực, ngành kinh tế
Tổng số giai đoạn
2007 - 2010
Tỉ lệ tăng mức chi BQ 1 năm giữa 2 giai đoạn (%)
Tiền
(tỉ đồng)
Tỉ Trọng/ Tổng chi (%)
Tổng số
5.957
100,0
118,5
1
Khu vực Nông lâm - Thủy sản:
299
5,0
133,1
Trong đó:
Nông lâm thủy lợi
276
4,6
131,4
2
Khu vực công nghiệp xây dựng
19
0,3
7,2
3
Khu vực dịch vụ
5.640
94,7
118,6
Trong đó:
Thương mại, dịch vụ sửa chữa
15
0,3
140,3
Du lịch
13
0,2
273,3
Giao thông vận tải
188
3,2
143,6
Hoạt động khoa học công nghệ
75
1,3
156,5
Quản lý nhà nước và an ninh quốc phòng, đảm bảo xã hội bắt buộc
1.017
17,0
102,9
Giáo dục và đào tạo
2.453
41,2
132,3
Y tế và các hoạt động xã hội
754
12,6
131,9
Hoạt động văn hóa và thể thao
465
7,8
150,1
Nguồn: Tính toán của tác giả
Tỉ lệ tăng chi thường xuyên bình quân một năm của giai đoạn 2007 - 2010 so với giai đoạn 2001 - 2006 đạt 118,5 %, thấp hơn tỉ lệ tăng chi ĐTPT cùng thời kỳ là 131,8 % phù hợp với định hướng cơ cấu chi NSNN trong những năm tới.
4.5.2.3 Phân bổ ngân sách nhà nước tỉnh cho các khu vực kinh tế
Trên cơ sở danh mục các dự án, công trình lớn cần triển khai đầu tư theo kế hoạch phát triển KTXH của tỉnh đến năm 2010, đánh giá các kết quả đã đạt được cũng như những hạn chế, bất cập của việc thực hiện đầu tư của giai đoạn 2001 – 2006 tác động đến tăng trưởng GDP những nhu cầu bức xúc chưa được quan tâm bố trí vốn như đã phân tích ở Chương 3; từ khả năng cân đối của NSNN tỉnh thời gian tới, chúng tôi dự kiến dự toán chi NSNN tỉnh trong trung hạn phân theo khu vực kinh tế giai đoạn 2007 – 2010 ở Bảng 4.9.
Bảng 4.9 Phân bổ chi ngân sách nhà nước tỉnh theo khu vực kinh tế
TT
Khu vực kinh tế
Tổng số giai đoạn 2007- 2010
Tăng giảm tỉ trọng so GĐ 2001 - 2006 (%)
Tỉ lệ tăng BQ so với GĐ2001-2006 (%)
Giá trị
(tỉ đồng)
Tỉ Trọng (%)
Tổng số
12.560
100,0
0,0
125,3
1
Khu vực nông lâm thủy sản
1.053
8,4
0,4
136,0
2
Khu vực công nghiệp xây dựng
119
1,0
-2,9
-45,0
3
Khu vực dich vụ
11.388
90,6
2,5
131,9
4.5.2.3.1 Khu vực nông lâm thủy sản
Dự kiến chi cho toàn khu vực là 1.053 tỉ đồng, chiếm tỉ trọng 8,4% tổng chi NSNN tỉnh (tăng 0,4 % về tỉ trọng so với giai đoạn trước), tăng chi chủ yếu cho ĐTPT của ngành nông nghiệp, thủy lợi góp phần trực tiếp giảm bớt khó khăn, nâng cao hiệu quả sản xuất của lao động nông nghiệp, đạt mức tăng chi bình quân hàng năm giai đoạn 2007 – 2010 so với giai đoạn 2001 – 2006 là 136%.
a. Chi đầu tư
- Tập trung đầu tư các công trình hạ tầng khó có khả năng thu hồi vốn như nâng cấp hồ chứa và hệ thống kênh mương tưới tiêu ruộng lúa; kinh phí phát triển đường giao thông phục vụ phát triển sản xuất nông lâm nghiệp; chương trình cải tạo giống cây, con; dự án hệ thống đê bao vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai; định cư dân thủy diện; dự án hỗ trợ sản xuất theo chương trình xóa đói giảm nghèo; đầu tư nâng cao chất lượng công tác qui hoạch phát triển thủy sản;
- Chuyển các dự án dự kiến đầu tư bằng nguồn NS sang đầu tư bằng các nguồn vốn khác như dự án vùng neo đậu tránh trú bão kết hợp dịch vụ hậu cần nghề cá; triển khai nghiên cứu, triển khai các mô hình nuôi trồng thủy sản có giá trị kinh tế cao, hệ thống xử lý nước các khu nuôi trồng thủy sản, đầu tư hạ tầng các khu nuôi trồng thủy sản, trồng rừng không phải rừng phòng hộ; kinh phí nhằm xây dựng, xúc tiến hình thành các mô hình phát triển nông nghiệp ứng dụng khoa học kỹ thuật mang lại giá trị kinh tế cao.
b. Chi thường xuyên
- Ưu tiên kinh phí cho việc tăng cường hoạt động khuyến nông, khuyến lâm, duy tu bảo dưỡng các công trình thủy lợi; kinh phí phòng chống dịch bệnh cây trồng vật nuôi; các hoạt động nghiên cứu giống gốc, giống mới; hoạt động bảo vệ nguồn lợi thủy sản, khuyến ngư; bảo vệ môi trường, kiểm dịch, phòng chống dịch bệnh.
- Giảm chi cho biên chế sự nghiệp hưởng lương NSNN đối với các đơn vị sự nghiệp có thu và có khả năng tăng mạnh thu từ các hoạt động dịch vụ như Trung tâm giống cây ăn quả, Đoàn điều tra qui hoạch thiết kế nông lâm nghiệp, các Ban quản lý rừng phòng hộ…, chi trợ giá các loại giống cho miền núi. Trung tâm giống chuyển sang đơn vị sự nghiệp tự đảm bảo kinh phí hoạt động.
4.5.2.3.2 Chi cho khu vực công nghiệp xây dựng
Dự kiến chi cho toàn ngành là 119 tỉ đồng, chiếm tỉ trọng gần 1% tổng chi NSNN, giảm 2,9% so với giai đoạn trước.
Đảm bảo kinh phí nhằm khuyến khích các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp truyền thống. Chuyển chi hỗ trợ cho hoạt động khuyến công sang chủ yếu chi hỗ trợ lãi suất sau đầu tư.
Giảm dần chi đầu tư hạ tầng trong khu công nghiệp từ nguồn NSNN chuyển sang huy động đầu tư từ nguồn vốn của các doanh nghiệp kinh doanh hạ tầng.
4.5.2.3.3 Chi cho khu vực dịch vụ
Dự kiến chi cho toàn ngành là 11.388 tỉ đồng, chiếm tỉ trọng 90,7% trên tổng chi NSNN tỉnh (tăng 2,6% so với giai đoạn trước), mức tăng chi bình quân hàng năm bằng 131,9% so với giai đoạn trước.
Trong đó:
Chi cho ngành giáo dục và đào tạo trên 3.219 tỉ đồng, chiếm tỉ trọng 25,6% tổng chi (tăng 0,9%); chi cho ngành y tế và các hoạt động xã hội trên 1.193 tỉ đồng, chiếm tỉ trọng 9,5% tổng chi NSĐP (tăng 0,88%); chi cho toàn ngành giao thông vận tải trên 1.686 tỉ đồng, chiếm tỉ trọng 13,4% tổng chi NSĐP (tăng 1,29%).
a. Chi đầu tư
- Tập trung phân bổ vốn đầu tư cho các hoat động dịch vụ công không nhằm mục tiêu lợi nhuận mà các thành phần kinh tế khác ngoài nhà nước không đảm nhận như:
+ Hoạt động phổ cập tiểu học, THCS, trường chuyên, trường chuẩn quốc gia, các trung tâm đào tạo hướng nghiệp ở các huyện; hoạt động y tế cơ sở, y tế dự phòng các công trình văn hóa vật thể và phi vật thể;
+ Các công trình giao thông và hạ tầng KTXH cấp thiết có qui mô phù hợp với khả năng vốn NSNN, phục vụ hỗ trợ cho phát triển sản xuất kinh doanh và dân sinh;
+ Các dự án nhằm góp phần bảo vệ môi trường
- Trước mắt, theo chúng tôi chưa đầu tư một số dự án đã có chủ trương đầu tư nhưng không có khả năng cân đối vốn hoặc có thể huy động từ các nguồn vốn đầu tư khác như dự án đường cơ động ven biển, đường 71 (A Lưới - Phong Điền - Quốc lộ 1A), dự án đường La Sơn - Nam Đông, dự án phát triển KTXH các xã dọc tuyến biên giới Việt – Lào, các dự án thuộc Chương trình Biển Đông - Hải đảo, hỗ trợ hạ tầng các dự án thuần túy phục vụ phát triển như khu du lịch sinh thái Bạch Mã, Khu vui chơi giải trí bán đảo đầm Lập An, dự án du lịch đường Hồ Chí Minh; hỗ trợ đầu tư hạ tầng giao thông tạo điều kiện để triển khai các dự án thủy điện Bình Điền;
Đồng thời, tranh thủ đề nghị Chính phủ hỗ trợ đầu tư từ nguồn vốn trái phiếu Chính phủ, vốn vay khác đối với các công trình lớn (cầu Ca Cút, đường nối Quốc lộ...). Tìm kiếm nguồn vốn viện trợ ODA để đầu tư hoàn chỉnh hệ thống xử lý chất thải rắn, chất thải lỏng...
b. Chi thường xuyên
- Đảm bảo:
+ Đào tạo kinh phí đầu tư nguồn nhân lực, kinh phí thực hiện chế độ ưu đãi đối với giáo viên, hỗ trợ kinh phí sự nghiệp giáo dục mầm non ngoài công lập ở vùng nông thôn, miền núi.
+ Tăng dần mức thu phí vệ sinh môi trường thu gom rác thải, phụ thu xử lý nước thải để đến năm 2010 đảm bảo bù đắp khoảng 60 – 70% chi phí cho hoạt động vệ sinh môi trường (mức thu hiện nay chỉ đáp ứng 35% chi phí) nhằm tạo điều kiện giảm dần cấp phát kinh phí của NSNN cho hoạt động này. Tăng kinh phí cho hoạt động khảo sát địa chất, thăm dò, điều tra tài nguyên khoáng sản và tài nguyên nước.
+ Đảm bảo đủ kinh phí duy tu, bảo dưỡng đường bộ và đường thủy theo đúng qui định của Bộ Giao thông Vận tải. Bố trí dự phòng kinh phí từ đầu năm để phục đảm bảo giao thông sau bão lụt.
+ Tăng chi thường xuyên cho các hoạt động xúc tiến thương mại, nghiên cứu thông tin thị trường trong và ngoài nước phục vụ thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh, xuất khẩu; hoạt động tiếp thị, quảng bá du lịch của tỉnh ra các nước và các địa phương khác; các hoạt động thu hút ĐTPT du lịch trên địa bàn.
- Giảm dần:
+ Kinh phí hỗ trợ cho hoạt động tổ chức hội chợ, tham quan học tập nghiệp vụ của ngành... mức hỗ trợ từ NSNN cho các đơn vị sự nghiệp có thu như Trung tâm Kỹ thuật Tài nguyên và Môi trường, Trung tâm thông tin lưu trữ các ngành, Trung tâm bán đấu giá tài sản, Trung tâm Tư vấn dịch vụ Tài chính, Bệnh viện răng hàm mặt, Bệnh viện mắt, Trung tâm kiểm nghiệm dược phẩm... thông qua việc điều chỉnh tăng mức thu viện phí, thí điểm cổ phần hóa các đơn vị sự nghiệp.
+ Hỗ trợ kinh phí từ NSNN cho các tổ chức xã hội - nghề nghiệp theo qui định của Chính phủ. Từng bước sắp xếp tinh gọn bộ máy các cơ quan nhà nước, cơ quan Đảng, hội đoàn thể theo chủ trương của Đảng, Nhà nước. Trung tâm công nghệ thông tin tỉnh, Trung tâm bưu chính viễn thông chuyển sang hoạt động theo cơ chế tự đảm bảo kinh phí hoạt động hoặc doanh nghiệp.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. KẾT LUẬN
Công tác phân bổ NSNN nói chung và xây dựng ĐMPBNS nói riêng ở cấp địa phương là một công cụ quản lý NSNN hết sức quan trọng. Trong điều kiện nguồn lực tài chính - NS để triển khai thực hiện có kết quả kế hoạch phát triển KTXH của tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2010 còn nhiều hạn chế, việc phân bổ NSNN cho đầu tư còn dàn trải, chưa được tính toán kỹ hiệu quả, lãng phí còn tương đối lớn; chưa hình thành được phương pháp, tiêu chí phân bổ NSNN có căn cứ khoa học, phù hợp với yêu cầu quản lý của thực tiễn... thì việc hoàn thiện công tác phân bổ NSNN tỉnh nhằm hướng đến đảm bảo phân bổ NSNN một cách công bằng, minh bạch, có hiệu quả, phục vụ cho việc xây dựng và giám sát quá trình phân bổ và quyết định NSNN của HĐND, UBND, cơ quan Tài chính các cấp... là việc làm cấp thiết, có ý nghĩa quan trọng cả về mặt kinh tế, chính trị và xã hội.
Bằng phương pháp thích hợp, luận văn đã nghiên cứu, rút ra một số vấn đề :
1. Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về phân bổ NSNN. Cung cấp cơ sở phương pháp luận về xây dựng ĐMPBNS giúp cho HĐND, UBND, cơ quan tài chính và đơn vị có liên quan ở địa phương có cơ sở vận dụng, thiết lập các ĐMPBNS trong phạm vi quản lý của mình.
2. Đánh giá, phân tích thực trạng công tác phân bổ NSNN với những kết quả đạt được, những bất cập, tồn tại cụ thể và nguyên nhân của nó trong việc phân bổ NSNN giai đọan 2001 - 2006 gắn liền với những thành tựu và hạn chế trong quá trình thực hiện kế họach phát triển KTXH của tỉnh trong mối liên hệ, tác động ảnh hưởng của việc phân bổ NSNN.
3. Xây dựng hoàn thiện các căn cứ, nguyên tắc, tiêu chí, phương pháp phân bổ ngân sách và ĐMPBNS cụ thể cho chi đầu tư phát triển, chi thường xuyên ở Thừa Thiên Huế mang tính thực tiễn cao. Trên cơ sở đó, đề xuất qui định ĐMPBNS áp dụng ở địa phương, góp phần đáng kể nhằm sử dụng có hiệu quả vốn NSNN, biến kế hoạch kinh tế xã hội mà lâu nay việc xây dựng ít gắn liền với kế hoạch nguồn lực trở thành hiện thực, phục vụ cuộc sống; đồng thời giảm thiểu sự mất công bằng cả về khả năng tài chính cũng như mức độ và cơ hội tiếp cận các dịch vụ tiện ích công cộng của người dân. Đồng thời, thông qua công tác phân bổ ngân sách để nghiên cứu điều chỉnh, bổ sung kế hoạch kinh tế - xã hội nhằm gắn kết kế hoạch với ngân sách để triển khai thực hiện.
Tuy nhiên, việc thiết kế tiêu chí, ĐMPBNS ở cấp tỉnh với mục tiêu đảm bảo công bằng, hiệu quả, minh bạch... là một vấn đề phức tạp và mới mẻ cả về lý luận lẫn thực tiễn, bị chi phối khá nhiều bởi các nhân tố kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội... hết sức đa dạng; đồng thời quá trình nghiên cứu cũng bị hạn chế bởi nhiều yếu tố nên chắc chắn luận văn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, khiếm khuyết, đặt biệt về phương pháp trong quá trình nghiên cứu, xây dựng tiêu chí, định mức.
4. Kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền, các đơn vị sử dụng NSNN về các giải pháp đưa kết quả nghiên cứu vào ứng dụng thực tiễn nhằm hoàn thiện phân bổ vốn NSNN ở tỉnh Thừa Thiên Huế.
2. KIẾN NGHỊ
Từ kết quả nghiên cứu, chúng tôi kiến nghị:
2.1. Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh
- Kiến nghị Chính phủ sớm giao dự toán thu chi NSNN cho địa phương trước ngày 10 tháng 11 hàng năm. Đồng thời, giao cho các cơ quan có liên quan nghiên cứu cải tiến qui trình lập dự toán phù hợp với qui định của Luật NSNN và tình hình thực tế của địa phương theo hướng HĐND tỉnh quyết định phân bổ NSNN trước ngày 20 tháng 11 hàng năm (sớm hơn 20 ngày) để tạo điều kiện cho HĐND, UBND các huyện, xã, các đơn vị dự toán cấp 1 có nhiều thời gian hơn nhằm nâng cao chất lượng công tác phân bổ NSNN.
- Nghiên cứu hoàn thiện xây dựng nguyên tắc, phương pháp, tiêu chí phân bổ NSNN cho các đơn vị sử dụng NSNN cấp tỉnh, các huyện phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao. ĐMPBNS phải được thảo luận rộng rãi ở các ngành, các cấp, các đơn vị sử dụng NS trước khi UBND tỉnh hoàn chỉnh trình HĐND tỉnh xem xét quyết định nhằm đảm bảo công bằng, công khai, minh bạch.
- Chỉ đạo xây dựng các giải pháp đổi mới công tác lập kế hoạch KTXH cụ thể hàng năm song song với lập và phân bổ NSNN nhằm thực hiện kế hoạch KTXH đến năm 2010 đã được HĐND tỉnh thông qua với tính khả thi cao. Trên cơ sở đó khẩn trương xây dựng dự toán thu chi NSNN của tỉnh giai đoạn 2007 - 2010 có tính đến đầu ra kết quả. Đảm bảo cân đối giữa chi ĐTPT và chi thường xuyên. Đôn đốc hoàn chỉnh qui hoạch chi tiết phát triển các ngành, các cấp trong đó cần nghiên cứu tính khả thi về một số chỉ tiêu tài chính về huy động vốn, nghiên cứu kỹ hiệu quả đầu tư, dự kiến tổng mức đầu tư của một số dự án lớn, cân đối khả năng huy động các nguồn vốn ngoài NSNN, khả năng bố trí vốn đầu tư từ nguồn NSNN tỉnh hàng năm... để lựa chọn thứ tự ưu tiên đầu tư các dự án, công trình, đảm bảo đầu tư dứt điểm, đúng tiến độ và sớm phát huy hiệu quả. Dừng việc đầu tư các dự án chưa xác định rõ hiệu quả và phương án bố trí nguồn vốn.
- Giao Sở Tài chính chủ trì nghiên cứu việc giao dự toán chi NS tỉnh cho thủ trưởng các ngành theo tổng số chi bao gồm chi ĐTPT và chi thường xuyên để các ngành chủ động gắn kết kế hoạch và NS chi thường xuyên và chi đầu tư.
- Các ngành, các cấp xây dựng chương trình hành động cụ thể và giải pháp để triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 05/2005/NQ-CP ngày 18/04/2005 của Chính phủ về chính sách xã hội hóa về chính sách khuyến khích phát triển các cơ sở cung ứng dịch vụ ngoài công lập, các Nghị quyết của HĐND tỉnh về xã hội hóa các lĩnh vực giáo dục, văn hóa, y tế, thể dục thể thao...
2.2 Cơ quan Tài chính các cấp
- Tổ chức đánh giá tình hình phân bổ kinh phí của các ngành, các huyện, nhu cầu kinh phí cho những nhiệm vụ cấp thiết nhưng chưa có nguồn kinh phí đảm bảo từ các năm trước, nhu cầu kinh phí cho sự tăng trưởng của ngành trong thời gian tới theo kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, những thay đổi về chính sách sử dụng NSNN, tình hình thực hành tiết kiệm chống lãng phí trong các cơ quan, đơn vị... trên cơ sở đó xác định nhu cầu chi thực tương đối của các ngành, các lĩnh vực.
- Phối hợp với các ngành có liên quan (Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Nội vụ, Ban Dân tộc...) xây dựng các tiêu chí, các hệ số qui đổi chi phí sử dụng NSNN cho các đối tượng trong cùng một lĩnh vực dựa trên các đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của từng ngành; xác định lại vùng theo địa hình, tính toán chính xác số dân phân theo địa giới hành chính, số biên chế hợp lý của các cơ quan hành chính nhà nước...
- Xây dựng ĐMPBNS trình HĐND, UBND tỉnh làm căn cứ phân bổ dự toán chi NSNN tỉnh năm 2007 và các năm tiếp theo.
2.3. Sở Kế hoạch và Đầu tư
- Trên cơ cở mục tiêu, kế hoạch KTXH đến năm 2010 được duyệt, phối hợp với các ngành có liên quan xây dựng các kế hoạch và biện pháp phát triển ngắn hạn hàng năm. Dự báo khả năng huy động vốn đầu tư phân theo nguồn vốn: NSNN, đầu tư trực tiếp nước ngoài, ODA, doanh nghiệp trong nước...
- Phối hợp với Sở Tài chính xác định rõ các mục tiêu, nhiệm vụ, dự án, công trình cần bố trí kinh phí theo thứ tự ưu tiên phù hợp với khả năng nguồn vốn của NSNN; đồng thời, dự kiến phương án phân bổ vốn đầu tư trong dài hạn (đến 2010) để thông báo cho các ngành, các cấp chủ động phân kỳ đầu tư trong những năm tiếp theo.
- Nghiên cứu xác định tiêu chí, phương pháp phân bổ làm căn cứ xây dựng định mức phân bổ vốn đầu tư trình HĐND, UBND tỉnh quyết định, làm căn cứ phân bổ dự toán chi NSNN tỉnh năm 2007 và các năm tiếp theo.
2.4. Các đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước
- Nâng cao chất lượng công tác lập dự toán ở các đơn vị sử dụng NSNN theo hướng dự toán phải bám sát với kế hoạch, mục tiêu ưu tiên thực hiện nhiệm vụ của đơn vị. Dự toán phải làm rõ những nhiệm vụ chi đã hoàn thành, không còn thực hiện phải cắt giảm và những nhiệm vụ chi mới theo kế hoạch công tác của đơn vị.
- Các Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Y tế, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn... có nhiều đơn vị sử dụng NSNN trực thuộc phải chủ động xây dựng tiêu chí và phương pháp phân bổ dự toán cho các đơn vị phù hợp với đặc thù của ngành (có thể sử dụng phương pháp hệ số qui đổi để tính chung về một loại đối tượng sử dụng NS như đã đề cập ở phần 2 nêu trên). Tiêu chí và phương pháp phân bổ cần phải lấy ý kiến của các đơn vị tham gia trước khi thủ trưởng các đơn vị dự toán cấp 1 quyết định. Kết quả phân bổ NSNN phải công khai, minh bạch trong tất cả các đơn vị thuộc ngành theo đúng qui chế về công khai tài chính - NS của Chính phủ.
- Chuyển nhanh các đơn vị sự nghiệp công lập sang thực hiện cơ chế tự chủ về hoạt động, tổ chức bộ máy, biên chế, tài chính; các đơn vị hành chính nhà nước sang thực hiện cơ chế tự chủ về biên chế và khoán kinh phí quản lý hành chính theo qui định của Chính phủ. Trên cơ sở tổng nguồn kinh phí được giao, thu từ hoạt động sự nghiệp và nhiệm vụ công tác, chế độ chính sách chi tiêu của nhà nước, khả năng tiết kiệm các mục chi so với năm trước... giao các đơn vị tự xây dựng qui chế chi tiêu nội bộ phù hợp với đặc thù hoạt động của từng loại hình đơn vị và làm căn cứ phân bổ chi tiết dự toán chi NSNN theo mục chi, các nhóm mục chi [7, 11, 12, 13].
- Xây dựng các căn cứ, tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ ở một số đơn vị sự nghiệp có điều kiện. Các đơn vị phải sử dụng “phiếu đánh giá dịch vụ công” như một công cụ hữu hiệu phản hồi ý kiến tập thể của những người sử dụng dịch vụ. Kết quả phiếu đánh giá dịch vụ công phải được công bố công khai cho công chúng nhằm góp phần nâng cao trách nhiệm trong cung cấp dịch vụ của các cơ sở công lập.
DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO
GS.PTS Vũ Đình Bách (1998), Những vấn đề cơ bản về kinh tế học vĩ mô, NXB Thống kê, Hà Nội
Bộ Tài chính, Báo cáo tình hình thực hiện dự toán NSNN năm 2006 và biện pháp điều hành NSNN năm 2007
Bộ Tài chính (2002), Định hướng phát triển tài chính - NSNN đến năm 2010
Bộ Tài chính, Quyết định số 3771/QĐ-BTC ngày 16 tháng 11 năm 2006 về việc giao dự toán thu chi NSNN năm 2007
Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ, Thông tư Liên tịch số 115/2003/TTLT/BTC-BNV ngày 28 tháng 11 năm 2003 về hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn về lĩnh vực tài chính thuộc UBND các cấp
Bộ Tài chính, Thông tư số 56/2006/TT - BTC ngày 23 tháng 06 năm 2006 về việc hướng dẫn xây dựng dự toán NSNN năm 2007
Bộ Tài chính, Thông tư số 71/2006/TT-BTC ngày 09 tháng 08 năm 2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ qui định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập
PGS.TS Nguyễn Thị Cành (2004), Phương pháp và phương pháp luận nghiên cứu khoa học kinh tế, NXB Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh
PGS.TS Dương Đăng Chính, TS Phạm Văn Khoan (2005), Giáo trình quản lý tài chính công, NXB Tài chính, Hà Nội
Chính phủ, Nghị định số 60/2003/NĐ - CP ngày 06/06/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật NSNN
Chính phủ, Nghị định số 112/2004/NĐ-CP ngày 08/4/2006 của Chính phủ qui định cơ chế quản lý tài chính đối với đơn vị sự nghiệp của nhà nước
Chính phủ, Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17 tháng 10 năm 2005 của Chính phủ qui định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước
Chính phủ, Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 04 năm 2006 của Chính phủ qui định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập
Cục Thống kê (2006), Niên giám thống kê năm 2005
TS Nguyễn Xuân Đạt, TS Nguyễn Minh Phong (2002), Giải pháp tài chính thúc đẩy phát triển kinh tế thành phố Hà Nội, NXB Chính trị Quốc gia
HĐND tỉnh Thừa Thiên Huế, Nghị quyết số 9b/2003/NQ-HĐND4 ngày 25 tháng 07 năm 2003 về phân cấp nguồn thu và nhiệm vụ chi và tỷ lệ phân chia các khoản thu ngân sách địa phương hưởng giữa ngân sách tỉnh với ngân sách huyện, Thành phố Huế; xã, phường, thị trấn
HĐND tỉnh Thừa Thiên Huế, Nghị quyết số 10b/2003/NQ-HĐND4 ngày 10 tháng 12 năm 2003 về định mức phân bổ ngân sách địa phương
HĐND tỉnh Thừa Thiên Huế, Nghị quyết số 10d/2003/NQ-HĐND4 ngày 20 tháng 12 năm 2003 về tỷ lệ phần trăm phân chia giữa ngân sách huyện, Thành phố Huế với ngân sách từng xã, phường, thị trấn
HĐND tỉnh Thừa Thiên Huế, Nghị quyết số 3g/2006/NQBT-HĐND về nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2006 - 2010
HĐND tỉnh Thừa Thiên Huế, Nghị quyết số 4a/2006/NQCĐ-HĐND ngày 04 tháng 11 năm 2006 về định mức phân bổ ngân sách địa phương năm 2007
HĐND tỉnh Thừa Thiên Huế, Nghị quyết số 4b/2006/NQCĐ-HĐND ngày 04 tháng 11 năm 2006 về việc phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa ngân sách các cấp chính quyền địa phương từ năm 2007 đến năm 2010
PGS.TS Hoàng Hữu Hòa, Tập bài giảng về phương pháp nghiên cứu khoa học, trường Đại học Kinh tế Huế
Học viện Tài chính (2007), Tài liệu bồi dưỡng kiến thức về quản lý tài chính công dành cho lãnh đạo tài chính địa phương
Khoa quản lý Kinh tế - Học viên chính trị quốc gia HCM (2003), Giáo trình quản lý kinh tế
Luật NSNN năm 2002
TS.Nguyễn Bạch Nguyệt (2004), Lập dự án đầu tư, NXB khoa học kỹ thuật, Hà Nội
Hoàng Thị Thúy Nguyệt (2007), Việt Nam hướng tới áp dụng phương thức quản lý ngân sách theo đầu ra, kết quả như thế nào?
Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế, Văn kiện Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ XIII nhiệm kỳ 2001 - 2005
Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế, Văn kiện Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ XIII nhiệm kỳ 2005 - 2010
Thủ tướng Chính phủ (2006), Chỉ thị số 19/CT-TTg ngày 12 tháng 06 năm 2006 về việc xây dựng kế hoạch kinh tế - xã hội và dự toán NSNN năm 2007
Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 139/2003/QĐ-TTg ngày 11 tháng 7 năm 2003 về việc ban hành định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên NSNN năm 2004
Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 148/2004/QĐ-TTg ngày 13 tháng 8 năm 2004 về phương hướng chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội vùng kinh tế trọng điểm miền Trung đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020
Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 151/2006/QĐ-TTg ngày 29 tháng 6 năm 2006 về việc ban hành định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên NSNN năm 2007
Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 210/2006/QĐ-TTg ngày 12 tháng 9 năm 2006 về việc ban hành các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ chi đầu tư phát triển bằng nguồn NSNN giai đoạn 2007- 2010
Đỗ Hoàng Anh Tuấn (2005), Cơ cấu lại NSNN phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và xóa đói giảm nghèo
UBND thành phố Hà Nội, tỉnh Hà Tây, Lâm Đồng, Nình Bình (2003), Định mức phân bổ chi thường xuyên giai đoạn 2004 - 2006
UBND tỉnh Thừa Thiên Huế (2006), Báo cáo số 117/BC-UBND ngày 06 tháng 12 năm 2006 về tình hình thực hiện dự toán NSNN năm 2006 và dự toán NSNN năm 2007
UBND tỉnh Thừa Thiên Huế (2006), Báo cáo kế hoạch về nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2006 - 2010
UBND Tỉnh Thừa Thiên Huế, Quyết định số 2748/2006/QĐ-UBND ngày 30 tháng 11 năm 2006 về định mức phân bổ ngân sách địa phương năm 2007
UBND Tỉnh Thừa Thiên Huế, Quyết định số 2751/2006/QĐ-UBND ngày 01 tháng 12 năm 2006 về phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa ngân sách các cấp chính quyền địa phương từ năm 2007 đến năm 2010
UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, Quyết định số 2803/QĐ-UBND ngày 09 tháng 12 năm 2006 về việc giao dự toán NSNN tỉnh năm 2007
PHỤ LỤC
Phụ lục 1
PHIẾU ĐIỀU TRA
Về đánh gía thực trạng và xây dựng tiêu chí phân bổ ngân sách nhà nước
Tỉnh Thừa Thiên Huế giai đọan 2007 - 2010
Đầu tiên cho phép tôi được gởi lời chào trân trọng đến Ông ( Bà) !
Tôi tên là: Lê Đình Nguyên, bản thân tôi đang thực hiện nghiên cứu đề tài "Hoàn thiện công tác phân bổ ngân sách nhà nưởc Tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2007 - 2010". Với tư cách là người giàu kinh nghiệm, có nhiều hiểu biết trong lĩnh vực phân bổ ngân sách nhà nước, xin quí Ông ( Bà) dành chút thời gian suy nghĩ để điền vào phiếu điều tra này. Tất cả những thông tin ghi trên phiếu điều tra được cung cấp, chúng tôi cam kết giữ bí mật tuyệt đối.
I. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÂN BỔ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC GIAI ĐOẠN 2004-2006
Từ nhận định của mình về thực trang phân bổ NSNN hiện nay, qúi vị vui lòng đánh dấu √ đúng với sự lựa chọn của quý vị.
1. Chi đầu tư phát triển
1.2 Tính công bằng
Đạt yêu cầu
Tốt
Chưa đạt yêu cầu
Không xác định
1.3 Tính khoa học và hợp lý
Đạt yêu cầu
Tốt
Chưa đạt yêu cầu
Không xác định
1.4 Sự phù hợp với tình hình thực tế
Đạt yêu cầu
Tốt
Chưa đạt yêu cầu
Không xác định
1.1 Tính minh bạch
Đạt yêu cầu
Tốt
Chưa đạt yêu cầu
Không xác định
2. Chi thường xuyên
1.2 Tính công bằng
Đạt yêu cầu
Tốt
Chưa đạt yêu cầu
Không xác định
1.3 Tính khoa học và hợp lý
Đạt yêu cầu
Tốt
Chưa đạt yêu cầu
Không xác định
1.4 Sự phù hợp với tình hình thực tế
Đạt yêu cầu
Tốt
Chưa đạt yêu cầu
Không xác định
1.1 Tính minh bạch
Đạt yêu cầu
Tốt
Chưa đạt yêu cầu
Không xác định
II . Xây dựng tiêu chí phân bổ chi đầu tư phát triển
Từ nhận định của mình về tiêu chí phù hợp làm căn cứ phân bổ chi đầu tư phát triển cho các huyện và thành phố Huế giai đọan 2007 - 2010, qúi vị vui lòng lựa chọn 8 trong tổng số 12 tiêu chí sau đây mà quí vị cho là quan trọng nhất và đánh dấu √ đúng với sự lựa chọn của quý vị.
1. Dân số
2. Diện tích tự nhiên
3. Khu vực kinh tế trọng điểm, đô thị loại 1
4. Số đơn vị hành chính cấp xã
5. Số xã miền núi
6. Số học sinh
7. Số cán bộ công nhân viên chức huyện, xã
8. Số hộ nghèo
9. Số hộ người dân tộc thiểu số
10. Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) bình quân 3 năm 2003-2005
11. Tổng số Km đường giao thông nông thôn và kiên cố hoá kênh mương phải đầu tư
12. Thu ngân sách nhà nước giao huyện quản lý thu
III . Xây dựng tiêu tiêu chí phân bổ chi thường xuyên
Từ nhận định của mình về tiêu chí phù hợp làm căn cứ phân bổ chi thường xuyên hành chính và sự nghiệp giai đọan 2007 - 2010, qúi vị vui lòng lựa chọn một tiêu chí phù hợp nhất trong các tiêu chí sau đây và đánh dấu √ đúng với sự lựa chọn của quý vị.
1.1 Dân số kết hợp với hệ số vùng
1.2 Theo biên chế kết hợp với hệ số vùng
1.3 Theo biên chế kết hợp với hệ số vùng, dân số và bổ sung chi cho một số hoạt động đặc thù
1.4 Theo tiêu chí khác
2. Nhóm chi sự nghiệp:
2.1 Theo quỹ lương kết hợp với bổ sung chi cho một số hoạt động đặc thù
2.2 Theo dân số kết hợp với hệ số vùng
2.3 Theo dân số kết hợp hệ số vùng và bổ sung chi cho một số hoạt động đặc thù
2.4 Theo dân số kết hợp với hệ số vùng và bổ sung chi cho một số hoạt động đặc thù, riêng sự nghiệp giáo dục đào tạo tính theo đối tượng
2.5 Theo tiêu chí khác
1. Nhóm chi hành chính:
Sau khi hoàn thành việc điều vào phiếu điều tra, xin vui lòng gửi về theo địa sau đây :
Lê Đình Nguyên
Địa chỉ : Sở Tài chính, số 01 đường Lê Văn Huyên, TP Huế.
Cám ơn sự hợp tác của quí Ông ( Bà) !
Xin trân trọng kính chào !
Phụ lục 2
SO SÁNH TỐC ĐỘ TĂNG CHI NSNN, GDP BÌNH QUÂN GIAI ĐOẠN 2001- 2006
Đ v t : %
TT
KHU VỰC, NGÀNH KINH TẾ
Cơ cấu chi
Tốc độ tăng
Tốc độ
Mức đóng
NSNN
chi NSNN
tăng GDP
vào GDP
Tổng số
100,00
14,37
10,42
10,40
1
Khu vực nông lâm thủy sản
8,00
(1,57)
4,31
0,89
1.1
Ngành nông lâm thuỷ lợi
7,38
(0,58)
2,15
0,34
1.2
Thuỷ sản
0,63
(11,35)
11,26
0,55
2
Khu vực công nghiệp xây dựng
3,88
16,44
15,33
5,32
2.1
Công nghiệp khai thác mỏ
0,01
(48,57)
24,28
0,30
2.2
Công nghiệp chế biến
0,78
(15,39)
13,88
3,30
2.3
Sản xuất, phân phối điện và khí đốt
1,21
(3,60)
8,14
0,24
2.4
Xây dựng
1,88
40,12
22,29
1,48
3
Khu vực dịch vụ
88,12
15,92
9,48
4,19
3.1
Thương nghiệp, dịch vụ sửa chữa
0,47
(36,03)
6,13
0,81
3.2
Du lịch
0,50
28,62
17,20
0,85
3.3
Giao thông vận tải
12,13
14,16
14,96
0,68
3.4
Tài chính, tín dụng
1,51
30,06
5,17
0,09
3.5
Hoạt động khoa học công nghệ
0,95
6,60
14,14
0,02
3.6
Hoạt động liên quan đến kinh doanh tài sản
0,39
4,75
5,05
0,40
3.7
Quản lý nhà nước và an ninh quốc phòng
18,45
13,01
9,63
0,31
3.8
Giáo dục và đào tạo
24,72
19,28
12,12
0,47
3.9
Y tế và các hoạt động xã hội
8,62
16,32
13,33
0,25
3.10
Hoạt động văn hoá và thể thao
7,87
18,26
21,11
0,11
3.11
Hoạt động đảng, đoàn thể và hiệp hội
3,91
11,92
12,89
0,10
3.12
Hoạt động phục vụ cá nhân và cộng đồng
8,59
16,45
7,65
0,10
Phụ lục 3
CHI NGÂN SÁCH ĐIA PHƯƠNG THEO NGÀNH KINH TẾ QUỐC DÂNGIAI ĐOẠN 2007-2010
STT
Ngành
Tổng số GĐ 2001-2006
Tổng số GĐ 2007-2010
Tăng, giảm
Tỉ lệ tăng BQ năm giữa
Giá trị
(tỷ đồng)
Tỉ trọng (%)
Giá trị
(tỷ đồng)
Tỉ trọng (%)
tỉ trọng (%)
2 GĐ (%)
Tổng số
8.361
100,00
12.560
100,00
(0,00)
125,3
Trong đó:
+ Chi thường xuyên
4.089
48,91
5.957
47,43
(1,47)
118,5
+ Chi đầu tư
4.272
51,09
6.603
52,57
1,47
131,8
I. Khu vực nông lâm thuỷ sản
669
8,00
1.053
8,38
0,38
136,0
Trong đó:
+ Chi thường xuyên
192
2,30
299
2,38
0,08
133,1
+ Chi đầu tư
477
5,70
754
6,00
0,30
137,2
1.1
Ngành nông lâm thuỷ lợi
617
7,38
1.005
8,00
0,62
144,4
+ Chi thường xuyên
179
2,14
276
2,20
0,06
131,4
+ Chi đầu tư
438
5,23
728
5,80
0,57
149,8
1.2
Thuỷ sản
52
0,63
48
0,38
(0,25)
36,8
+ Chi thường xuyên
13
0,16
23
0,18
0,02
157,2
+ Chi đầu tư
39
0,47
25
0,20
(0,27)
-3,8
II. Khu vực công nghiệp xây dựng
325
3,88
119
0,95
(2,93)
-45,0
Trong đó:
+ Chi thường xuyên
26
0,32
19
0,15
(0,17)
7,2
+ Chi đầu tư
298
3,57
100
0,80
(2,77)
-49,6
2.1
Công nghiệp khai thác mỏ
1
0,01
-
0,00
(0,01)
-100,0
+ Chi thường xuyên
0
0,00
-
0,00
(0,00)
-100,0
+ Chi đầu tư
1
0,01
-
0,00
(0,01)
-100,0
2.2
Công nghiệp chế biến
65
0,78
44
0,35
(0,43)
1,5
+ Chi thường xuyên
22
0,27
19
0,15
(0,12)
27,5
+ Chi đầu tư
43
0,51
25
0,20
(0,31)
-11,9
2.3
Sản xuất, phân phối điện và khí đốt
101
1,21
25
0,20
(1,01)
-62,7
+ Chi thường xuyên
2
0,03
-
0,00
(0,03)
-100,0
+ Chi đầu tư
99
1,18
25
0,20
(0,98)
-61,9
2.4
Xây dựng
157
1,88
50
0,40
(1,49)
-52,4
+ Chi thường xuyên
2
0,02
-
0,00
(0,02)
-100,0
+ Chi đầu tư
156
1,86
50
0,40
(1,46)
-51,8
III. Khu vực dịch vụ:
7.368
88,12
11.388
90,67
2,56
131,9
Trong đó:
+ Chi thường xuyên
3.870
46,29
5.640
44,90
(1,39)
118,6
+ Chi đầu tư
3.497
41,83
5.749
45,77
3,94
146,6
3.1
Thương nghiệp, dịch vụ sửa chữa
40
0,47
65
0,52
0,05
147,4
+ Chi thường xuyên
9
0,11
15
0,12
0,01
140,3
+ Chi đầu tư
30
0,36
50
0,40
0,04
149,6
3.2
Khách sạn , nhà hàng và du lịch
41
0,50
100
0,80
0,30
263,6
+ Chi thường xuyên
5
0,06
13
0,10
0,04
273,3
+ Chi đầu tư
36
0,44
88
0,70
0,26
262,2
3.3
Giao thông vận tải và kho bãi
1.014
12,13
1.686
13,42
1,29
149,4
+ Chi thường xuyên
116
1,39
188
1,50
0,11
143,6
+ Chi đầu tư
898
10,74
1.497
11,92
1,18
150,1
3.4
Tài chính, tín dụng
126
1,51
54
0,43
(1,08)
-35,4
+ Chi thường xuyên
112
1,34
42
0,33
(1,00)
-44,0
+ Chi đầu tư
14
0,17
13
0,10
(0,07)
31,3
3.5
Hoạt động khoa học công nghệ
79
0,95
151
1,20
0,25
184,5
+ Chi thường xuyên
44
0,53
75
0,60
0,07
156,5
+ Chi đầu tư
35
0,42
75
0,60
0,18
219,2
3.6
Các hoạt động kiên quan đến kinh doanh tài sản,
33
0,39
46
0,37
(0,02)
112,6
dịch vụ tư vấn
-
-
+ Chi thường xuyên
25
0,29
28
0,22
(0,07)
68,5
+ Chi đầu tư
8
0,10
19
0,15
0,05
244,7
3.7
Quản lý nhà nước và an ninh quốc phòng, đảm bảo xã hội bắt buộc
1.543
18,45
2.085
16,60
(1,85)
102,7
+ Chi thường xuyên
752
9,00
1.017
8,10
(0,90)
102,9
+ Chi đầu tư
791
9,46
1.068
8,50
(0,96)
102,6
Quản lý nhà nước
1.288
15,40
1.281
10,20
(5,20)
49,2
Hoạt động quốc phòng an ninh
216
2,59
251
2,00
(0,59)
74,2
Hoạt động đảm bảo xã hội bắt buộc
35
0,42
50
0,40
(0,02)
116,3
3.8
Giáo dục và đào tạo
2.067
24,72
3.219
25,63
0,91
133,6
Trong đó :
Giáo dục
1.936
23,15
2.943
23,43
0,28
128,0
+ Chi thường xuyên
1.480
17,71
2.290
18,23
0,52
132,0
+ Chi đầu tư
456
5,45
653
5,20
(0,25)
115,1
Đào tạo
131
1,57
276
2,20
0,63
215,9
+ Chi thường xuyên
103
1,24
163
1,30
0,06
136,7
+ Chi đầu tư
28
0,33
113
0,90
0,57
511,2
3.9
Y tế và các hoạt động xã hội
721
8,62
1.193
9,50
0,88
148,2
+ Chi thường xuyên
487
5,83
754
6,00
0,17
131,9
+ Chi đầu tư
234
2,79
440
3,50
0,71
182,3
3.10
Hoạt động văn hoá và thể thao
658
7,87
1.156
9,20
1,33
163,3
+ Chi thường xuyên
279
3,33
465
3,70
0,37
150,1
+ Chi đầu tư
380
4,54
691
5,50
0,96
172,9
3.11
Hoạt động đảng, đoàn thể và hiệp hội
327
3,91
414
3,30
(0,61)
90,2
+ Chi thường xuyên
271
3,24
352
2,80
(0,44)
94,5
+ Chi đầu tư
56
0,67
63
0,50
(0,17)
69,2
3.12
Hoạt động phục vụ cá nhân và cộng đồng
718
8,59
1.218
9,70
1,11
154,4
+ Chi thường xuyên
186
2,23
239
1,90
(0,33)
92,1
+ Chi đầu tư
532
6,36
980
7,80
1,44
176,3
LỜI CAM ĐOAN
Tôi là Lê Đình Nguyên, xin cam đoan rằng :
- Số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
- Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin đã được trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Huế, ngày 12 tháng 07 năm 2007
Người cam đoan
Lê Đình Nguyên
LỜI CẢM ƠN
Luận văn này là tổng hợp kết quả của quá trình học tập, nghiên cứu kết hợp với kinh nghiệm thực tiễn trong quá trình công tác và sự nỗ lực cố gắng của bản thân.
Đạt hoàn thành luận văn này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới quí thầy (cô) giáo Trường Đại học kinh tế Huế; các đồng nghiệp và bạn bè đã nhiệt tình giúp đỡ, hỗ trợ cho tôi. Đặc biệt, Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến Thầy giáo - Tiến sĩ Nguyễn Văn Phát, Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế Huế là người trực tiếp hướng dẫn khoa học. Thầy đã dày công giúp đỡ Tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn tất đề tài.
Tôi cám ơn Lãnh đạo và các đồng nghiệp ở Sở Tài chính, các Phòng Tài chính Kế hoạch các huyện, thành phố, Cục Thống kê và các cơ quan có liên quan đã nhiệt tình cung cấp số liệu, tư vấn giúp đỡ Tôi hoàn thành luận văn này.
Tuy đã có sự nỗ lực, cố gắng nhưng luận văn không thể tránh khỏi những khiếm khuyết, Tôi rất mong nhận được sự góp ý chân thành của quí thầy (cô) và đồng nghiệp để luận văn này được hoàn thiện hơn !
Xin chân thành cám ơn !
Huế, ngày 12 tháng 07 năm 2007
Tác giả
Lê Đình Nguyên
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU
ADB Asian Development Bank: Ngân hàng Phát triển Châu Á
BHXH Bảo hiểm xã hội
BHYT Bảo hiểm y tế
BQ Bình quân
CCVC Công chức viên chức
CTMTQG Chương trình mục tiêu quốc gia
DNNN Doanh nghiệp nhà nước
ĐMPBNS Định mức phân bổ ngân sách
ĐT Đầu tư
ĐTPT Đầu tư phát triển
ĐVDTNS Đơn vị dự toán ngân sách
FDI Foreign Direct Investment: Đầu tư trực tiếp nước ngoài
GDP Gross Domestic Product: Tổng sản phẩm quốc nội
GĐ Giai đoạn
HCSN Hành chính sự nghiệp
HIV/AIDS Human Immunodeficiency virus, Acquired Immune Deficiency Syndrome
HĐND Hội đồng nhân dân
Huyện Huyện, thành phố Huế
IMF International Monetary Fund: Quỹ tiền tệ thế giới
JBIC Japan Bank For International Cooperation: Ngân hàng Hợp
tác Quốc tế Nhật Bản
KH Kế hoạch
KTXH Kinh tế - xã hội
NGO Non-governmental Organizations: Tổ chức phi Chính phủ
NN Nhà nước
NS Ngân sách
NSĐP Ngân sách địa phương
NSNN Ngân sách nhà nước
NSTW Ngân sách trung ương
ODA Official Development Assistance: Hỗ trợ phát triển chính
thức
PTTH Phổ thông trung học
THCS Trung học cơ sở
THPT Trung học phổ thông
TSCĐ Tài sản cố định
TW Trung ương
UBMTTQ Uỷ ban mặt trận tổ quốc
UBND Uỷ ban nhân dân
UNESCO United Nations Educational, Scientific and Cultural
Organization: Tổ chức Giáo dục, khoa học, văn hóa Liên
hiệp quốc
USD Đô la Mỹ
WB World bank: Ngân hàng thế giới
XDCB Xây dựng cơ bản
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1: So sánh tốc độ tăng bình quân năm của chi NSNN, GDP và mức độ đóng góp GDP giai đoạn 2001 – 2006 87
Biểu đồ 4.1: Cơ cấu phân bổ vốn theo khu vực kinh tế 127
MỤC LỤC
Trang
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Danh mục các chữ viết tắt và ký hiệu iii
Danh mục các bảng biểu v
Danh mục các biểu đồ vi
MỞ ĐẦU 1
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 1
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI 2
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3
4. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN 3
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VÀ PHÂN BỔ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 5
1.1 NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 5
1.1.1 Khái niệm 5
1.1.2 Nội dung thu, chi ngân sách nhà nước 5
1.1.2.1 Thu ngân sách nhà nước 5
1.1.2.2 Nội dung chi ngân sách nhà nước 6
1.1.2.2.1 Chi đầu tư phát triển 6
1.1.2.2.2 Chi thường xuyên 8
1.1.3 Cơ cấu ngân sách nhà nước phục vụ phát triển kinh tế xã hội 11
1.2 QUI TRÌNH PHÂN BỔ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 15
1.2.1 Phân cấp quản lý ngân sách nhà nước 15
1.2.2 Lập dự toán, phân bổ ngân sách nhà nước 17
1.2.2.1 Lập dự toán, phân bổ vốn đầu tư phát triển 17
1.2.2.1.1 Căn cứ lập, tổng hợp và trình phê duyệt dự toán 17
1.2.2.1.2 Phân bổ dự toán chi đầu tư phát triển 18
1.2.2.2 Lập dự toán, phân bổ chi thường xuyên 19
1.2.2.2.1 Căn cứ lập dự toán chi thường xuyên 19
1.2.2.2.1 Các phương pháp xác định dự toán chi thường xuyên của ngân sách nhà nước 21
1.2.2.3 Quy trình lập dự toán, phân bổ ngân sách nhà nước 26
1.2.3 Chấp hành ngân sách nhà nước 28
1.2.3.1 Mục tiêu của chấp hành ngân sách nhà nước 28
1.2.3.2 Nội dung tổ chức chấp hành ngân sách nhà nước 28
1.2.3.3 Quản lý quá trình sử dụng ngân sách nhà nước 29
1.2.3.3.1 Yêu cầu 29
1.2.3.3.2 Biện pháp quản lý 30
1.2.4 Định hướng xây dựng, hoàn thiện định mức phân bổ ngân sách nhà nước và phương thức phân bổ ngân sách theo đầu ra, kết quả ở Việt Nam 30
1.2.4.1 Về lập ngân sách theo đầu ra, kết quả 30
1.2.4.2 Cơ sở pháp lý của quản lý ngân sách theo đầu ra, kết quả 31
1.2.4.3 Những vấn đề đặt ra khi xây dựng định mức phân bổ ngân sách nhà nước và chuyển dần quản lý ngân sách theo đầu ra, kết quả 33
CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 37
2.1 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 37
2.1.1 Đặc điểm tự nhiên và xã hội 37
2.1.1.1 Vị trí địa lý 37
2.1.1.2 Dân số và cơ cấu hành chính 37
2.1.1.3 Tài nguyên thiên nhiên 38
2.1.2 Tình hình phát triển kinh tế xã hội của giai đoạn 2001 – 2006 39
2.1.2.1 Những thành tựu đã đạt được 39
2.1.2.1.1 Một số chỉ tiêu kinh tế và xã hội 39
2.1.2.1.2 Về tốc độ tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế 39
2.1.2.1.3 Về kết quả đầu tư 42
2.1.2.1.4 Về kết cấu hạ tầng 42
2.1.2.1.5 Văn hóa - xã hội tiến bộ, kết hợp hài hòa với bảo tồn và phát triển; đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt 43
2.1.2.2 Những tồn tại 44
2.1.2.2.1 Qui mô nền kinh tế còn nhỏ, chất lượng tăng trưởng, hiệu quả, sức cạnh tranh còn thấp, đổi mới kinh tế thiếu đồng bộ, chưa tạo được những đột phá mới 44
2.1.2.2.2 Văn hóa - xã hội phát triển chưa ngang tầm với lợi thế so sánh của tỉnh, chưa giải quyết tốt nhiều vấn đề xã hội bức xúc 46
2.2 CÁC CƠ QUAN THAM GIA QUÁ TRÌNH PHÂN BỔ NGÂN SÁCHNHÀ NƯỚC 46
2.2.1 Cơ quan tham mưu phân bổ 46
2.2.1.1 Cơ quan tài chính các cấp 46
2.2.1.1.1 Sở Tài chính 46
2.2.1.1.2 Phòng Tài chính Kế hoạch các huyện, thành phố 49
2.2.1.1.3 Ban Tài chính xã, phường, thị trấn 49
2.2.1.2 Cơ quan Kế hoạch và Đầu tư 50
2.2.1.3 Ủy ban nhân dân các cấp 50
2.2.1.4 Hội đồng nhân dân các cấp 51
2.2.1.5 Đơn vị dự toán ngân sách 52
2.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 52
2.3.1 Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu 53
2.3.1.1 Số liệu 53
2.3.1.2 Tài liệu 53
2.3.2 Phương pháp nghiên cứu 53
2.3.2.1 Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử 53
2.3.2.2 Phương pháp phân tích thống kê 54
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÂN BỔ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TỈNH GIAI ĐOẠN 2001 – 2006 56
3.1 THỰC TRẠNG PHÂN CẤP QUẢN LÝ CÁC NHIỆM VỤ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 56
3.1.1 Phân cấp nhiệm vụ chi ngân sách nhà nước giữa ngân sách các cấp chính quyền địa phương 56
3.1.2 Phân cấp quản lý chương trình mục tiêu quốc gia 58
3.2 TÌNH HÌNH CÔNG TÁC THỰC HIỆN DỰ TOÁN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC GIAI ĐOẠN 2001 – 2006 59
3.2.1 Thực trạng về tuân thủ về thời hạn lập và phân bổ dự toán 59
3.2.2 Thực trạng tuân thủ về qui trình lập và giao dự toán 61
3.2.2.1 Ban hành văn bản hướng dẫn dự toán 61
3.2.2.2 Về căn cứ lập dự toán 63
3.2.2.2.1 Vốn đầu tư phát triển 63
3.2.2.2.2 Chi thường xuyên 64
3.2.3 Thực trạng về chất lượng của các báo cáo dự toán 65
3.3 THỰC TRẠNG XÂY DỰNG CÁC TIÊU CHÍ, ĐỊNH MỨC PHÂN BỔNGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 66
3.3.1 Kết quả điều tra, đánh giá hệ thống phân bổ ngân sách nhà nước 66
3.3.2 Tiêu chí, định mức phân bổ chi đầu tư phát triển 67
3.3.3 Tiêu chí, định mức phân bổ chi thường xuyên 67
3.3.3.1 Định mức chi quản lý hành chính 68
3.3.3.2 Định mức chi sự nghiệp giáo dục 69
3.3.3.3 Chi sự nghiệp đào tạo 70
3.3.3.4 Chi sự nghiệp chi sự nghiệp y tế xã 71
3.3.3.5 Định mức chi các sự nghiệp văn hóa thông tin, thể dục thể thao 71
3.3.3.6 Định mức chi sự nghiệp phát thanh, truyền hình 72
3.3.3.7 Định mức chi đảm bảo xã hội 72
3.3.3.8 Định mức chi quốc phòng, an ninh 73
3.3.3.9 Định mức chi sự nghiệp kinh tế 74
3.3.4. Đánh giá hệ thống định mức phân bổ 75
3.3.4.1 Những điểm tích cực của định mức phân bổ chi thường xuyên 75
3.3.4.2 Những vấn đề tồn tại cần tiếp tục nghiên cứu 76
3.4 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÂN BỔ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC GIAI ĐOẠN 2001 - 2006 77
3.4.1 Thực trạng phân bổ vốn đầu tư phát triển 77
3.4.1.1 Chuyển dịch cơ cấu vốn đầu tư 78
3.4.1.1.1 Kết quả 78
3.4.1.1.2 Những bất cập, tồn tại 79
3.4.2 Thực trạng phân bổ ngân sách nhà nước cho chi thường xuyên 80
3.4.2.1 Thực trạng phân bổ kinh phí chi thường xuyên của ngân sách nhà nước 80
3.4.2.1.1 Những kết quả tích cực 81
3.4.2.1.2 Những bất cập, tồn tại 82
3.4.3 Thực trạng phân bổ chi chương trình mục tiêu quốc gia và vốn bổ sung theo mục tiêu của Chính phủ 83
3.4.4 Nhận diện những nhu cầu chi quan trọng nhưng chưa được quan tâm bố trí vốn hợp lý 85
3.5 ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG VIỆC PHÂN BỔ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TỚI TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ GIAI ĐOẠN 2001-2006 86
3.5.1 Khu vực nông lâm thuỷ sản 88
3.5.2 Khu vực công nghiệp xây dựng 89
3.5.3 Khu vực dịch vụ 90
3.5.4 Phân tích cơ cấu theo chi đầu tư phát triển, chi thường xuyên và theo dự toán 93
CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC PHÂN BỔ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC NHẰM THỰC HIỆN TỐT NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI GIAI ĐOẠN 2007 - 2010 96
4.1 HOÀN THIỆN PHÂN CẤP CÁC NHIỆM VỤ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 96
4.1.1 Về phân cấp nhiệm vụ chi ngân sách nhà nước giữa ngân sách các cấp chính quyền địa phương 96
4.1.2 Về phân cấp quản lý chương trình mục tiêu quốc gia và một số nhiệm vụ chi theo mục tiêu 97
4.2 HOÀN THIỆN QUI TRÌNH LẬP, PHÂN BỔ VÀ GIAO DỰ TOÁN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 98
4.2.1 Về thời hạn lập và phân bổ dự toán 98
4.2.2 Về qui trình lập và giao dự toán 98
4.2.3 Về căn cứ lập dự toán 99
4.2.4 Nâng cao chất lượng các báo cáo dự toán 100
4.3 ĐỊNH HƯỚNG PHÂN BỔ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC PHỤC VỤ NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI THỪA THIÊN HUẾ ĐẾN NĂM 2010 100
4.4 HOÀN THIỆN CÁC CĂN CỨ PHÂN BỔ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO CÁC NHIỆM VỤ CHI GIAI ĐOẠN 2007 -2010 104
4.4.1 Hoàn thiện công tác phân bổ vốn đầu tư phát triển 104
4.4.1.1 Công tác phân bổ chi đầu tư phát triển đối với các công trình, dự án do tỉnh trực tiếp quản lý 104
4.4.1.1.1 Hoàn thiện việc xây dựng các nguyên tắc phân bổ 104
4.4.1.1.2 Những ưu tiên phân bổ vốn đầu tư phát triển của ngân sách tỉnh 105
4.4.1.2 Quản lý quá trình phân bổ, sử dụng vốn đầu tư theo qui định của Chính phủ 108
4.4.1.3 Xây dựng tiêu chí và định mức phân bổ chi ĐTPT cân đối ngân sách của các huyện 109
4.4.1.3.1 Yêu cầu đối với tiêu chí và định mức phân bổ 109
4.4.1.3.2 Tiêu chí phân bổ vốn đầu tư phát triển trong cân đối ngân sách huyện 110
4.4.1.3.3 Xác định số điểm của từng tiêu chí cụ thể 111
4.4.1.3.4. Xác định mức vốn đầu tư phát triển trong cân đối ngân sách của từng huyện 113
4.4.2 Công tác phân bổ chi thường xuyên ngân sách nhà nước 114
4.2.2.1 Hoàn thiện việc xây dựng các nguyên tắc phân bổ 114
4.4.2.2 Phương pháp xây dựng định mức phân bổ ngân sách 114
4.4.2.3 Định mức phân bổ chi thường xuyên cho giai đoạn ổn định năm 2007 - 2010 117
4.4.2.3.1 Lĩnh vực chi quản lý hành chính, Đảng, Đoàn thể 118
4.4.2.3.2 Lĩnh vực chi sự nghiệp giáo dục và đào tạo 120
4.4.2.3.3 Lĩnh vực chi sự nghiệp y tế 122
4.2.2.3.4 Lĩnh vực chi sự nghiệp văn hóa thông tin, phát thanh truyền hình, thể dục thể thao 122
4.4.2.3.5 Lĩnh vực chi sự nghiệp đảm bảo xã hội 123
4.4.2.3.6 Lĩnh vực chi sự nghiệp an ninh quốc phòng 124
4.4.2.3.7 Lĩnh vực chi sự nghiệp kinh tế 125
4.5 CƠ CẤU PHÂN BỔ NHẰM GÓP PHẦN SỬ DỤNG CÓ HIỆU QUẢ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TỈNH GIAI ĐOẠN 2007 – 2010 126
4.5.1 Cân đối thu chi ngân sách nhà nước 126
4.5.2 Xây dựng cơ cấu phân bổ ngân sách nhà nước tỉnh góp phần thực hiện tốt các mục tiêu kinh tế và xã hội đến năm 2010 127
4.5.2.1 Phân bổ vốn đầu tư phát triển của ngân sách nhà nước tỉnh giai đoạn 2007 - 2010 127
4.5.2.2 Cơ cấu chi thường xuyên giai đoạn 2007 - 2010 129
4.5.2.3.1 Khu vực nông lâm thủy sản 130
4.5.2.3.2 Chi cho khu vực công nghiệp xây dựng 131
4.5.2.3.3 Chi cho khu vực dịch vụ 132
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 135
1. KẾT LUẬN 135
2. KIẾN NGHỊ 136
2.1. Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh 136
2.2 Cơ quan Tài chính các cấp 138
2.3. Sở Kế hoạch và Đầu tư 138
2.4. Các đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước 139
DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- hoan_thien_cong_tac_phan_bo_ngan_sach_nha_nuoc_tinh_thua_thien_hue_giai_doan_2007_2010_5899.doc