Để có đủ vốn cho hoạtđộng sản xuất kinh doanh, tài chính doanh nghiệp phải thanh toán nhu cầu vốn, lựa chọn nguồn vốn, bên cạnh đó phải tổ chức huy động và sử dụng đúng đắn nhằm duy trì và thúc đẩy sự phát triển có hiệu quả quá trình sản xuất kinh doanh ở doanh nghiệp – đây là vấn đề có tính quyết định đến sự sống còn của doanh nghiệp trong quá trình cạnh tranh “khắc nghiệt” theo cơ chế thị trường.
* Vai trò đòn bẩy kích thích và điều tiết hoạt động kinh doanh: Thu nhập bằng tiền của doanh nghiệp được tài chính doanh nghiệp phân phối. Thu nhập bằng tiền mà doanh nghiệp đạt được do thu nhập bán hàng trước tiên phải bù đắp các chi phí bỏ ra trong quá trình sản xuất như: bù đắp hao mòn máy móc thiết bị, trả lương cho người lao động và để mua nguyên nhiên liệu để tiếp tục chu kỳ sản xuất mới, thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước. Phần còn lại doanh nghiệp dùng hình thành các quỹ của doanh nghiệp, thực hiện bảo toàn vốn, hoặc trả lợi tức cổ phần (nếu có). Chức năng phân phối của tài chính doanh nghiệp là quá trình phân phối thu nhập bằng tiền của doanh nghiệp và quá trình phân phối đó luôn gắn liền với những đặc điểm vốn có của hoạt động sản xuất kinh doanh và hình thức sở hữu doanh nghiệp.
Ngoài ra, nếu người quản lý biết vận dụng sáng tạo các chức năng phân phối của tài chính doanh nghiệp phù hợp với qui luật sẽ làm cho tài chính doanh nghiệp trở thành đòn bẩy kinh tế có tác dụng trong việc tạo ra những động lực kinh tế tác động tới tăng năng suất, kích thích tăng cường tích tụ và thu hút vốn, thúc đẩy tăng vòng quay vốn, kích thích tiêu dùng xã hội.
*Vai trò là công cụ kiểm tra các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp:
Tài chính doanh nghiệp thực hiện việc kiểm tra bằng đồng tiền và tiến hành thường xuyên, liên tục thông qua phân tích các chỉ tiêu tài chính. Cụ thể các chỉ tiêu đó là: chỉ tiêu về kết cấu tài chính, chỉ tiêu về khả năng thanh toán, chỉ tiêu đặc trưng về hoạt động, sử dụng các nguồn lực tài chính; chỉ tiêu đặc trưng về khả năng sinh lời Bằng việc phân tích các chỉ tiêu tài chính cho phép doanh nghiệp có căn cứ quan trọng để đề ra kịp thời các giải pháp tối ưu làm lành mạnh hoá tình hình tài chính – kinh doanh của doanh nghiệp.
76 trang |
Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 973 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại Công ty CP Everpia Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ằng tiền của doanh nghiệp bị ứ đọng nên doanh nghiệp đã điều chỉnh giảm trong năm 2007, tuy nhiên hệ số thanh toán điều chỉnh như thế thì khá thấp, thể hiện khả năng thanh toán của công ty trong năm 2007 ở tình trạng chưa tốt. Do đó trong những năm tới doanh nghiệp cần phải nâng dần hệ số này lên.
1.3. Phân tích tình hình thanh toán với ngân sách nhà nước:
Hàng năm doanh nghiệp phải thực hiện nghĩa vụ của mình đối với ngân sách nhà nước về các khoản phải nộp như: Thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất nhập khẩu, thuế thu nhập doanh nghiệp và các khoản phải nộp khác. Việc phân tích tình hình thanh toán với ngân sách nhà nước sẽ giúp ta đánh giá được tình hình thực hiện nghĩa vụ của công ty đối với nhà nước. Để đánh giá ta sử dụng tỷ lệ thanh toán với ngân sách nhà nước.
Bảng phân tích tình hình thực hiện nghĩa vụ với nhà nước
Đơn vị tính: Triệu đồng
CHỈ TIÊU
NĂM 2004
NĂM 2005
NĂM 2006
NĂM 2007
Chênh lệch
04-05
05-06
06-07
Số đã nộp
3.240
256
2.943
5.541
-92,11%
1051,47%
88,26%
Số phải nộp
1.553
270
3.898
4.964
-82,61%
1343,04%
27,35%
Tỷ lệ thanh toán với NSNN
208,67%
94,63%
75,51%
111,63%
-114,03%
-19,12%
36,11%
Qua bảng phân tích ta nhận thấy tình hình thực hiện nghĩa vụ của công ty đối với nhà nước tốt nhất là vào năm 2004 ( tỷ lệ thanh toán với ngân sách nhà nước là 208,67%). Từ năm 2004 – 2006 tỷ lệ thanh toán với ngân sách nhà nước giảm liên tục, năm 2005 chỉ còn 94,63%, năm 2006 lại tiếp tục giảm xuống còn 75,51%. Sang năm 2007 tình hình thực hiện nghĩa vụ với nhà nước tốt hơn, tỷ lệ thanh toán với ngân sách tăng lên là 111,63%, tức là tăng 36,11% so với năm 2006.
⇒ Như vậy nhìn chung qua 4 năm tình hình thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước của công ty là khá tốt, tuy nhiên tình hình này có xu hướng giảm, do đó doanh nghiệp nên có những biện pháp để duy trì tỷ lệ thanh toán như trong năm 2007.
2. Phân tích khả năng cân đối vốn
2.1.Tỷ suất tự tài trợ:
Bảng phân tích tỷ suất tự tài trợ:
Đơn vị tính: Triệu đồng
CHỈ TIÊU
NĂM 2004
NĂM 2005
NĂM 2006
NĂM 2007
Chênh lệch
04-05
05-06
06-07
Nguồn vốn chủ sở hữu
21.315
23.866
36.000
40.477
11,97%
50,84%
12,44%
Tổng nguồn vốn
82.496
72.163
137.492
165.923
-12,53%
90,53%
20,68%
Tỷ suất tự tài trợ
25,84%
33,07%
26,18%
24,40%
7,23%
-6,89%
-1,79%
Giai đoạn 2004 – 2005 : Năm 2005 tỷ suất tự tài trợ là 33,07%, so với năm 2004 thì đã tăng 7,23%. Nguyên nhân tăng là do nguồn vốn chủ sở hữu tăng trong khi đó tổng nguồn vốn lại giảm. Vốn chủ sở hữu trong năm 2005tăng chủ yếu là do lợi nhuận chưa phân phối tăng và tăng nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản.
Giai đoạn 2005 – 2007 : Trong giai đoạn này tỷ suất tự tài trợ liên tục giảm. Năm 2006 tỷ suất tự tài trợ là 26,18% (giảm 6,89% so với năm 2005 ), năm 2007 tỷ suất tự tài trợ lại tiếp tục giảm 1,79% so với năm 2006 và chỉ còn 24,40%. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do tốc độ tăng của vốn chủ sở hữu chậm hơn tốc độ tăng của tổng nguồn vốn, cụ thể là tốc độ tăng của vốn chủ sở hữu trong năm 2006 là 50,84% so với năm 2005 và năm 2007 là tăng 12,44% so với năm 2006, trong khi đó tốc độ tăng của tổng vốn lần lượt là 90,53% và 20,68%.
⇒ Từ kết quả phân tích trên ta thấy tỷ suất tự tài trợ của doanh nghiệp qua 4 năm có xu hướng giảm dần chứng tỏ khả năng tự tài trợ của doanh nghiệp ngày càng giảm, doanh nghiệp bị thiếu vốn và không đủ sức để chủ động trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.
2.2. Hệ số khả năng thanh toán lãi vay
Bảng phân tích khả năng trả lãi nợ vay
Đơn vị tính: Triệu đồng
CHỈ TIÊU
2004
2005
2006
2007
Chênh lệch
04-05
05-06
06-07
Lợi nhuận thuần HĐ SXKD
(802)
3.780
2.139
3.543
-571,07%
-43,42%
65,67%
Lãi nợ vay
6.213
6.384
5.253
6.322
2,75%
-17,72%
20,35%
Hệ số khả năng trả lãi nợ vay
(0,13)
0,59
0,41
0,56
0,72
(0,18)
0,15
Trong năm 2005 hệ số khả năng thanh toán lãi vay là 0,59 lần, nếu so với năm 2004 thì đã tăng 0,72 lần. Vào năm 2006, hệ số khả năng thanh toán lãi vay bị giảm 0,18 lần so với năm 2005, tuy nhiên vẫn cao hơn nhiều so với năm 2004. Đến năm 2007, hệ số này tăng lên trở lại và đạt 0,56 lần.
⇒ Như vậy qua 4 năm ta nhận thấy khả năng thanh toán lãi vay của doanh nghiệp có chiều hướng ngày càng tốt hơn.
2.3. Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu:
Các nhà cho vay dài hạn một mặt quan tâm đến khả năng trả lãi, mặt khác họ chú trọng đến sự cân bằng hợp lý giữa nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu, bởi vì điều này ảnh hưởng đến sự đảm bảo các khoản tín dụng của người cho vay.
Bảng phân tích tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu
Đơn vị tính: Triệu đồng
CHỈ TIÊU
NĂM 2004
NĂM 2005
NĂM 2006
NĂM 2007
Chênh lệch
04-05
05-06
06-07
Nợ phải trả
61.181
48.297
101.492
125.445
-21,06%
110,14%
23,60%
Nguồn vốn chủ sở hữu
21.315
23.866
36.000
40.477
11,97%
50,84%
12,44%
Tỷ số nợ/VCSH
2,87
2,02
2,82
3,10
(0,85)
0,80
0,28
Trong năm 2005 tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu là 2,02 lần, tức là so với năm 2004 đã giảm 0,85 lần. Từ sau năm 2005 trở đi tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu liên tục tăng, năm 2006 là 2,82 lần (tăng 0,80 lần so với năm 2005), năm 2007 tiếp tục tăng 0,28 lần so với năm 2006 đạt 3,10 lần.
⇒ Đánh giá chung qua 4 năm ta thấy tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp cao và có xu hướng tăng nhanh, điều này chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng nợ là chủ yếu và hạn chế sử dụng vốn chủ sở hữu, đồng thời tỷ số này còn cho ta thấy khả năng đảm bảo nợ vay bằng nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp ngày càng giảm. Như vậy trong các năm tới doanh nghiệp cần phải giảm chỉ số này xuống bằng cách giảm bớt các khoản phải trả.
3. Phân tích khả năng hoạt động
3.1. Tình hình luân chuyển hàng tồn kho
Bảng phân tích tình hình luân chuyển hàng tồn kho
Đơn vị tính: Triệu đồng
CHỈ TIÊU
NĂM 2004
NĂM 2005
NĂM 2006
NĂM 2007
Chênh lệch
04-05
05-06
06-07
Giá vốn hàng bán
239.361
261.464
221.387
350.034
9,23%
-15,33%
58,11%
Trị giá HTK đầu kỳ
22.200
6.353
6.605
11.073
-71,39%
3,97%
67,65%
Trị giá HTK cuối kỳ
6.353
6.605
11.073
10.890
3,97%
67,65%
-1,66%
Trị giá HTK bình quân
14.276
6.479
8.839
10.982
-54,62%
36,43%
24,24%
Số vòng quay HTK
16,77
40,36
25,05
31,87
23,59
(15,31)
6,83
Thời gian tồn kho (ngày)
21
9
14
11
(13)
5
(3)
Xét giai đoạn từ 2004 – 2005 : số vòng luân chuyển hàng tồn kho trong năm 2005 là 40,36 vòng, mỗi vòng là 9 ngày. So với năm 2004 thì tốc độ luân chuyển hàng tồn kho năm 2005 tăng 23,59 vòng, mỗi vòng giảm 13 ngày.
Giai đoạn từ 2005 – 2006 : tốc độ luân chuyển hàng tồn kho trong giai đoạn này giảm mạnh chỉ còn 20,05 vòng trong năm 2006 , tức là giảm 15,31 vòng, mỗi vòng tăng 5 ngày so với năm 2005 .
Giai đoạn từ 2006 – 2007 : Trong năm 2007 tốc độ luân chuyển hàng tồn kho tăng lên trở lại và đạt 31,87 vòng, tức là tăng 6,83 vòng, mỗi vòng giảm 3 ngày so với năm 2006.
⇒ Như vậy nhìn chung qua 4 năm 2004 – 2007 tốc độ luân chuyển hàng tồn kho có xu hướng tăng dần thể hiện sản phẩm của doanh nghiệp ngày càng có chất lượng nên tình hình bán ra tốt, công ty tiết kiệm được tương đối vốn dự trữ hàng tồn kho, giải phóng vốn dự trữ để xoay vòng vốn nhanh tạo điều kiện thuận lợi về vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh góp phần tăng lợi nhuận khi đang hoạt động có lãi.
3.2. Tình hình luân chuyển vốn lưu động:
Trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, vốn lưu động không ngừng vận động. Nó lần lượt mang nhiều hình thái khác nhau, như: tiền, nguyên vật liệu, sản phẩm dở dang, thành phẩm và qua tiêu thụ sản phẩm nó lại trở thành hình thái tiền tệ nhằm đảm bảo cho nhu cầu sản xuất kinh doanh hàng ngày của doanh nghiệp. Khả năng luân chuyển vốn lưu động chi phối trực tiếp đến vốn dự trữ và vốn trong thanh toán của doanh nghiệp.
Số vòng quay vốn lưu động là một trong những chỉ tiêu tổng hợp để đánh giá chất lượng công tác sản xuất kinh doanh trong từng giai đoạn và trong cả quá trình sản xuất kinh doanh. Số vòng quay vốn lưu động càng lớn hoặc số ngày của một vòng quay càng nhỏ sẽ góp phần tiết kiệm tương đối vốn cho sản xuất.
Bảng phân tích tình hình luân chuyển vốn lưu động
Đơn vị :Triệu đồng
CHỈ TIÊU
NĂM 2004
NĂM 2005
NĂM 2006
NĂM 2007
Chênh lệch
04-05
05-06
06-07
Doanh thu thuần
262.847
296.745
270.804
387.021
12,90%
-8,74%
42,92%
VLĐ đầu kỳ
53.199
55.577
34.775
93.750
4,47%
-37,43%
169,59%
VLĐ cuối kỳ
55.577
34.775
93.750
93.863
-37,43%
169,59%
0,12%
Tổng VLĐ sử dụng bình quân
54.388
45.176
64.263
93.806
-16,94%
42,25%
45,97%
Số vòng quay vốn lưu động
4,8
6,6
4,2
4,1
1,7
(2,4)
(0,1)
Số ngày / vòng quay
74
55
85
87
(20)
31
2
Số vốn tiết kiệm (lãng phí)
(16.226)
23.036
1.965
Hệ số đảm nhiệm
0,207
0,152
0,237
0,242
(0,055)
0,085
0,005
Giai đoạn từ 2004 – 2005 : số vòng quay vốn lưu động trong năm 2005 là 6,6 vòng, mỗi vòng là 55 ngày. So với năm 2004 tốc độ luân chuyển vốn lưu động tăng 1,7 vòng và giảm 20 ngày/vòng, nguyên nhân là do doanh thu thuần tăng trong khi đó vốn lưu động sử dụng bình quân lại giảm (doanh thu thuần tăng 12,89%, vốn lưu động sử dụng bình quân giảm 16,94% so với năm 2004 ). Như vậy chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty trong năm 2005 tốt hơn so với năm 2004 , giúp công ty hạn chế bớt ứ động vốn và tiết kiệm được một lượng vốn là 16.223 triệu đồng.
Giai đoạn từ 2005 – 2007 : Số vòng quay vốn lưu động trong giai đoạn này liên tục giảm, cụ thể là từ 6,6 vòng trong năm 2005 giảm mạnh chỉ còn 4,2 vòng ở năm 2006, tức là giảm 2,4 vòng so với năm 2005, đến năm 2007 tình hình này vẫn không được cải thiện, số vòng quay vốn lưu động tiếp tục giảm còn 4,1 vòng (giảm 0,1 vòng so với năm 2006). Nguyên nhân giảm là do tốc độ tăng của doanh thu thuần chậm hơn so với tốc độ tăng của vốn lưu động sử dụng bình quân. Tốc độ luân chuyển vốn lưu động giảm cũng có nghĩa là thời gian cho một vòng quay vốn ngày càng dài hơn, như vậy trong giai đoạn này hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty ngày càng giảm làm cho vốn lưu động bị lãng phí, năm 2006 lượng vốn bị lãng phí là 23.036 triệu đồng so với năm 2005, năm 2007 lượng vốn bị lãng phí là 1.965 triệu đồng so với năm 2006. Nếu kết hợp phân tích vế hệ số đảm nhiệm ta thấy trong năm 2004 để tạo ra 1 đồng doanh thu thuần trong kỳ cần dùng vào sản xuất kinh doanh 0,207 đồng vốn lưu động. Sang năm 2005 để tạo 1 đồng doanh thu thuần chỉ cần dùng 0,152 đồng vốn lưu động, như vậy nếu xét theo chênh lệch giữa 2 năm thì lượng vốn lưu động cần để tạo 1 đồng doanh thu thuần năm 2005 giảm 0,055 đồng so với năm 2004. Tuy nhiên từ năm 2005 trở đi lượng vốn lưu động cần dùng để tạo 1 đồng doanh thu thuần ngày càng tăng. Điều này chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn lưu động ở các năm 2006, 2007 không tốt bằng so với năm 2005
⇒ Tóm lại qua quá trình phân tích trên ta nhận thấy tốc độ luân chuyển vốn lưu động qua 4 năm từ 2004 – 2007 có xu hướng giảm dần và lượng vốn lưu động cần thiết đưa vào sản xuất kinh doanh để tạo 1 đồng doanh thu thuần lại có xu hướng ngày càng tăng, điều này chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty ngày càng giảm, tốc độ luân chuyển vốn lưu động chậm dẫn đến ứ động vốn và bị các đơn vị khác chiếm dụng vốn, do đó trong những năm tới doanh nghiệp cần phải tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động lên như đẩy mạnh việc tiêu thụ để nâng cao doanh thu, đề ra những biện pháp hữu hiệu để nhanh chóng thu hồi các khoản nợ của khách hàng và nợ trong nội bộ doanh nghiệp.
3.3. Tình hình luân chuyển vốn cố định:
Vốn cố định là một bộ phận tư liệu sản xuất chủ yếu và là cơ sở vật chất thiết yếu của doanh nghiệp. Tốc độ luân chuyển vốn cố định thể hiện khả năng thu hồi vốn đầu tư vào tài sản cố định của doanh nghiệp. Do vốn cố định có giá trị lớn nên tốc độ luân chuyển vốn cố định thường được thẩm định và đánh giá rất thận trọng.
Bảng phân tích tình hình luân chuyển vốn cố định
Đơn vị tính: Triệu đồng
CHỈ TIÊU
NĂM 2004
NĂM 2005
NĂM 2006
NĂM 2007
Chênh lệch
04-05
05-06
06-07
Doanh thu thuần
262.847
296.745
270.804
387.021
12,90%
-8,74%
42,92%
VCĐ đầu kỳ
22.230
26.919
37.388
43.742
21,09%
38,89%
16,99%
VCĐ cuối kỳ
26.919
37.388
43.742
72.060
38,89%
16,99%
64,74%
VCĐ sử dụng bình quân
24.575
32.154
40.565
57.901
30,84%
26,16%
42,74%
Số vòng quay vốn cố định
10,7
9,23
6,676
6,684
(1,47)
(2,55)
(0,01)
Số ngày / vòng quay
34
39
54
54
5
15
(0)
Ta thấy trong giai đoạn từ năm 2004 – 2006 số vòng quay vốn cố định liên tục giảm rất nhanh. Năm 2004 tốc độ luân chuyển vốn cố định là 10,7 vòng, mỗi vòng là 34 ngày. Năm 2005 tốc độ luân chuyển vốn cố định giảm 1,47 vòng, mỗi vòng tăng 5 ngày so với năm 2004 . Sang năm 2006 tốc độ luân chuyển tiếp tục giảm 2,55 vòng, mỗi vòng tăng 15 ngày so với năm 2005 .
Trong năm 2007 tốc độ luân chuyển vốn có tăng hơn so với năm 2006 nhưng mức tăng rất nhỏ, chỉ tăng 0,01 vòng.
⇒ Như vậy nhìn chung qua 4 năm hoạt động từ 2004 – 2007 tốc độ luân chuyển vốn cố định có xu hướng ngày càng giảm, nguyên nhân dẫn đến tình hình này là do vốn cố định sử dụng bình quân tăng liên tục và tăng với tốc độ nhanh do (năm 2005 tăng 30,84% so với năm 2004, năm 2006 tăng 26,16% so với năm 2005 và năm 2007 tăng 42,74% so với năm 2006), trong khi đó doanh thu thuần lại tăng với tốc độ chậm hơn, có năm còn bị giảm (năm 2006 doanh thu thuần giảm 8,74% so với năm 2005). Kết quả phân tích chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn cố định của doanh nghiệp có xu hướng ngày càng giảm, đồng thời thể hiện khả năng thu hồi vốn tài sản cố định của doanh nghiệp ngày càng chậm, khó có điều kiện tích luỹ. Do đó trong các năm tới doanh nghiệp nên có những biện pháp để nâng dần tốc độ luân chuyển vốn cố định lên nhằm nâng cao khả năng tích luỹ để tái đầu tư vào tài sản cố định mới đảm bảo nâng cao và cải thiện tư liệu sản xuất, cơ sở vật chất cho doanh nghiệp.
3.4. Tình hình luân chuyển vốn chủ sở hữu:
Việc phân tích tình hình luân chuyển vốn chủ sở hữu nhằm đánh giá xem doanh nghiệp có sử dụng hiệu quả vốn chủ sở hữu hay không.
Bảng phân tích tình hình luân chuyển vốn chủ sở hữu
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu
2004
2005
2006
2007
Chênh lệch
04-05
05-06
06-07
Doanh thu thuần
262.847
296.745
270.804
387.021
12,90%
- 8,74%
42,92%
VCSH đầu kỳ
10.773
21.315
23.866
36.000
97,85%
11,97%
50,84%
VSCH cuối kỳ
21.315
23.866
36.000
40.477
11,97%
50,84%
12,44%
VCSH sử dụng bình quân
16.004
22.591
29.933
38.239
40,80%
32,50%
27,75%
Số vòng quay VCSH
16,38
13,14
9,05
10,02
(3,25)
(4,09)
1,07
Số ngày/số vòng
22
27
40
36
5
12
(4)
Trong giai đoạn từ 2004 – 2006 số vòng quay vốn chủ sở hữu có chiều hướng giảm, từ 16,38 vòng vào năm 2004 giảm chỉ còn 9,05 vòng trong năm 2006, số ngày của mỗi vòng quay cũng tăng từ 22 ngày/vòng (năm 2004) lên 40 ngày/vòng (năm 2006). Sang năm 2007 tốc độ luân chuyển vốn tăng lên 10,12 vòng, tức là tăng 1,07 vòng , mỗi vòng giảm 4 ngày so với năm 2006. Như vậy năm 2007 doanh nghiệp sử dụng vốn chủ sở hữu hiệu quả hơn so với năm 2006, tuy nhiên vẫn còn thấp hơn so với năm 2004 và 2005.
⇒ Nhìn chung qua 4 năm tốc độ luân chuyển vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp tương đối tốt, tuy nhiên tình hình luân chuyển có chiều hướng giảm dần, điều này chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu ngày càng giảm, vốn bị ứ động trong sản xuất kinh doanh, vốnchủ sở hữu không tham gia tạo nhiều doanh thu. Do đó trong những năm tới doanh nghiệp cần có biện pháp để nâng cao tốc độ luân chuyển vốn chủ sở hữu.
3.5. Tình hình luân chuyển toàn bộ vốn:
Với những phân tích chi tiết từng thành phần vốn trên giúp ta có cách nhìn chi tiết và cụ thể khả năng luân chuyển vốn của doanh nghiệp. Tuy nhiên để có cái nhìn tổng quát hơn tình hình sử dụng vốn ta cần xem xét khả năng luân chuyển toàn bộ vốn.
Bảng phân tích tình hình luân chuyển toàn bộ vốn
ĐVT:Triệu đồng
Chỉ tiêu
2004
2005
2006
2007
Chênh lệch
04-05
05-06
06-07
Doanh thu thuần
262.847
296.745
270.804
387.021
12,90%
-8,74%
42,92%
Tổng vốn đàu kỳ
75.429
82.496
72.163
137.492
9,37%
-12,53%
90,53%
Tổng vốn cuối kỳ
82.496
72.163
137.492
165.923
-12,53%
90,53%
20,68%
Tổng vốn sử dụng bình quân
78.963
77.330
104.828
151.707
-2,07%
35,56%
44,72%
Số vòng quay toàn bộ vốn
3,33
3,84
2,58
2,55
0,51
(1,25)
(0,03)
Số ngày/vòng quay
108
94
139
141
(14)
46
2
Ta nhận thấy trong năm 2005 số vòng quay toàn bộ vốn là 3,84 vòng, mỗi vòng là 94 ngày. Nếu so với năm 2004 thì tốc độ luân chuyển vốn đã tăng 0,51 vòng, mỗi vòng giảm 14 ngày. Sang giai đoạn từ năm 2005 – 2007 số vòng quaytoàn bộ vốn có xu hướng ngày càng giảm dần. Cụ thể là năm 2006 tốc độ luân chuyển toàn bộ vốn giảm mạnh, giảm 1,25 vòng, mỗi vòng tăng 46 ngày so với năm 2005; đến năm 2007 tiếp tục giảm 0,03 vòng, mỗi vòng tăng 2 ngày so với năm 2006.
⇒ Như vậy trong 4 năm thì năm 2005 doanh nghiệp sử dụng vốn hiệu quả hơn cả, ở các năm sau hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp có xu hướng giảm dần, điều này thể hiện khả năng thu hồi vốn của doanh nghiệp chậm, doanh nghiệp bị chiếm dụng vốn, khó có điều kiện tích luỹ để tái đầu tư.
*Tóm lại, qua toàn bộ quá trình phân tích trên ta nhận thấy hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp có xu hướng ngày càng giảm, bằng chứng là tốc độ luân chuyển khoản phải thu, tốc độ luân chuyển toàn bộ vốn, vốn lưu động, vốn cố định và vốn chủ sở hữu có xu hướng giảm dần qua các năm. Do đó trong những năm tới doanh nghiệp cần có những biện pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn như đề ra các giải pháp nhằm nhanh chóng thu hồi các khoản nợ phải thu, hạn chế những tài sản cố định không cần dùng, không đảm bảo kỹ thuật và năng lực sản xuất, đồng thời tăng doanh thu bán hàng.
4. Phân tích khả năng sinh lời:
4.1. Doanh lợi tiêu thụ sản phẩm:
Chỉ tiêu này thể hiện mối quan hệ giữa doanh thu và lợi nhuận. Đây là hai yếu tố liên quan rất mật thiết, doanh thu chỉ ra vai trò, vị trí doanh nghiệp trên thương trường và lợi nhuận lại thể hiện chất lượng, hiệu quả cuối cùng của doanh nghiệp.
Bảng phân tích doanh lợi tiêu thụ sản phẩm
Đơn vị tính: Triệu đồng
CHỈ TIÊU
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Chênh lệch
04-05
05-06
06-07
TNST
(2.226)
2.799
2.487
2.726
-225,31%
-11,13%
9,59%
Doanh thu
262.847
296.745
270.804
387.021
12,90%
-8,74%
42,92%
Doanh lợi tiêu thụ sản phẩm
-0,85%
0,94%
0,92%
0,70%
1,79%
-0,02%
-0,21%
Năm 2005, doanh lợi tiêu thụ sản phẩm là 0,94%, tức là cứ 100 đồng doanh thu đem lại 0,94 đồng lợi nhuận. So với năm 2004 thì hệ số này của năm 2005 đã tăng 1,79 đồng. Nguyên nhân là do trong năm 2005 doanh nghiệp hoạt động kinh doanh có hiệu quả hơn làm cho doanh thu tăng, từ đó lợi nhuận hoạt động sản xuất kinh doanh cũng tăng, ngoài ra hoạt động tài chính ít bị lỗ hơn, doanh nghiệp giảm bớt các chi phí bất thường và hoạt động bất thường cũng tốt hơn đem lại lợi nhuận góp phần làm tổng mức lợi nhuận của doanh nghiệp tăng nhanh hơn tốc độ tăng của doanh thu.
Từ sau năm 2005 doanh lợi tiêu thụ sản phẩm có xu hướng giảm dần, cụ thể là năm 2006 cứ trong 100 đồng doanh thu thì đem lại 0,92 đồng lợi nhuận (giảm 0,02 đồng so với năm 2005), vào năm 2007 tỷ số này lại tiếp tục giảm chỉ còn 0,70%. Nguyên nhân giảm là do trong năm 2006 doanh thu của doanh nghiệp giảm (tốc độ giảm là 8,74% so với năm 2005), trong khi đó chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp lại tăng nhanh và thu nhập hoạt động tài chính giảm làm cho tổng lợi nhuận của doanh nghiệp giảm nhanh hơn tốc độ giảm của doanh thu (tốc độ giảm của lợi nhuận là 11,13% so với năm 2005); Năm 2007 doanh thu tăng với tốc độ cao (tăng 42,92% so với năm 2006), nhưng do giá vốn, chi phí quản lý, chi phí lãi vay và các chi phí khác cũng tăng nên làm cho tốc độ tăng của lợi nhuận chậm hơn (tăng 9,59% so với năm 2006).
⇒ Như vậy qua 4 năm từ 2004 – 2007 doanh lợi tiêu thụ sản phẩm có chiều hướng giảm dần, chứng tỏ doanh nghiệp hoạt động ngày càng kém hiệu quả. Do đó trong những năm tới để giúp nâng dần chỉ tiêu này lên doanh nghiệp cần phải có các biện pháp để giảm bớt chi phí nhằm góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng của lợi nhuận.
4.2. Doanh lợi tài sản (ROA):
Bảng phân tích ROA
Đơn vị tính: Triệu đồng
CHỈ TIÊU
NĂM 2004
NĂM 2005
NĂM 2006
NĂM 2007
Chênh lệch
04-05
05-06
06-07
Hệ số quay vòng vốn (Vòng)
3,33
3,84
2,58
2,55
0,51
(1,25)
(0,03)
Doanh lợi tiêu thụ sản phẩm
-0,85%
0,94%
0,92%
0,70%
1,79%
-0,02%
-0,21%
ROA
-2,82%
3,62%
2,37%
1,80%
6,44%
-1,25%
-0,58%
Từ bảng phân tích trên ta thấy, trong năm 2005 cứ 100 đồng đầu tư vào tài sản thì đem lại 3,62 đồng lợi nhuận, so với năm 2004 thì đã tăng 6,44 đồng, chứng tỏ năm 2004 doanh nghiệp sử dụng tài sản có hiệu quả hơn so với năm 2004. Từ sau năm 2005 trở đi hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp giảm dần, bằng chứng là tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản có chiều hướng ngày càng giảm. Năm 2006 cứ 100 đồng đầu tư vào tài sản đem lại cho doanh nghiệp 2,37 đồng lợi nhuận (giảm 1,25 đồng so với năm 2005). Năm 2007 cứ 100 đồng đầu tư vào tài sản đem lại cho doanh nghiệp 1,80 đồng (giảm 0,58 đồng so với năm 2006). Nhìn chung từ sau năm 2004 doanh nghiệp sử dụng tài sản có hiệu quả hơn, tuy nhiên nếu xét riêng giai đoạn từ 2005 – 2007 thì hiệu quả sử dụng tài sản ngày càng giảm, do đó trong những năm tới doanh nghiệp cần phải nâng dần doanh lợi tiêu thụ sản phẩm lên bằng cách đề ra những biện pháp hữu hiệu nhằm tăng cường tốc độ luân chuyển vốn.
4.3. Phân tích khả năng sinh lời qua chỉ số DUPONT:
Phân tích khả năng sinh lời qua chỉ số Dupont thực chất chính là phân tích khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu, đây là tiêu chuẩn phổ biến nhất người ta dùng để đánh giá tình hình hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Việc phân tích dựa vào chỉ số Dupont sẽ giúp ta kết hợp đánh giá tổng hợp khả năng sinh lời của doanh nghiệp, đồng thời giúp ta đề xuất những biện pháp để gia tăng suất sinh lời của vốn chủ sở hữu.
Bảng tính đòn cân nợ
Đơn vị tính: Triệu đồng
CHỈ TIÊU
NĂM 2004
NĂM 2005
NĂM 2006
NĂM 2007
Tổng tài sản sử dụng bình quân
78.963
77.330
104.828
151.707
VCSH bình quân
16.044
22.591
29.933
38.239
Đòn cân nợ (lần)
4,92
3,42
3,50
3,97
Bảng phân tích tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu
Đơn vị tính: Triệu đồng
CHỈ TIÊU
NĂM 2004
NĂM 2005
NĂM 2006
NĂM 2007
Chênh lệch
04-05
05-06
06-07
Tỷ suất lợi nhuận/Doanh thu
-0,85%
0,94%
0,92%
0,70%
1,79%
-0,02%
-0,21%
Hệ số quay vòng vốn (vòng)
3,33
3,84
2,58
2,55
50,86%
-125,41%
-3,22%
Đòn cân nợ (lần)
4,92
3,42
3,50
3,97
-149,84%
7,90%
46,53%
Tỷ suất lợi nhuận/VCSH
-13,87%
12,39%
8,31%
7,13%
26,26%
-4,08%
-1,18%
Trong năm 2005 cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu có thể tạo ra 12,39 đồng lợi nhuận, so với năm 2004 thì đã tăng 26,26 đồng. Nguyên nhân tăng là do tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu tăng, doanh nghiệp sử dụng vốn hiệu quả hơn và giảm sử dụng nợ.
Giai đoạn từ 2005 – 2007 tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu có chiều hướng giảm, cụ thể là năm 2006 cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu thì đem lại 8,31 đồng lợi nhuận (giảm 4,08 đồng so với năm 2005), năm 2007 cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu đem lại 7,13 đồng lợi nhuận (giảm 1,18 đồng so với năm 2006). Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu giảm, đồng thời hệ số quay vòng vốn cũng giảm.
⇒ Như vậy qua quá trình phân tích ta thấy các năm 2005, 2006, 2007 hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp tốt hơn nhiều so với năm 2004 và tốt nhất là vào năm 2005. Tuy nhiên từ sau năm 2005 hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu có chiều hướng giảm, do đó trong những năm tới doanh nghiệp cần phải nâng dần hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu lên bằng cách nâng số vòng quay vốn và tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu.
5. Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh:
5.1. Phân tích tình hình biến động của giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng và chi phí quản lý
Bảng phân tích tình hình biến động của giá vốn, CPBH, CPQL
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
2004
2005
2006
2007
Chênh lệch
04-05
05-06
06-07
Giá vốn hàng bán
239.361
261.464
221.387
350.034
9,23%
-15,33%
58,11%
Chi phí bán hàng
20.019
25.969
40.231
26.295
29,72%
54,92%
-34,64%
Chi phí quản lý
4.269
5.531
7.046
7.149
29,57%
27,40%
1,45%
Doanh thu thuần
262.847
296.745
270.804
387.021
12,90%
-8,74%
42,92%
Giá vốn/Doanh thu thuần
91,06%
88,11%
81,75%
90,44%
-2,95%
-6,36%
8,69%
CPBH/Doanh thu thuần
7,62%
8,75%
14,86%
6,79%
1,14%
6,10%
-8,06%
CPQL/Doanh thu thuần
1,62%
1,86%
2,60%
1,85%
0,24%
0,74%
-0,75%
Xét giai đoạn từ 2004 – 2005 : Trong giai đoạn này tỷ trọng giá vốn hàng bán trên doanh thu giảm. Năm 2004 giá vốn hàng bán chiếm 91,06% trong doanh thu thuần. Năm 2005 giá vốn hàng bán chỉ còn chiếm 88,11% trong doanh thu thuần, tức là đã giảm 2,95% so với năm 2004. Tổng giá vốn trong năm 2005 tăng 9,23% so với năm 2004, tuy nhiên tốc độ tăng của giá vốn lại chậm hơn so với tốc độ tăng của doanh thu (tốc độ tăng của doanh thu là 12,90% so với năm 2004). Doanh thu năm 2005 tăng nhanh là do trong năm công ty sử dụng máy móc thiết bị hiện đại tạo ra nhiều sản phẩm chất lượng và giá thành hạ đem lại doanh thu cao.
Giai đoạn 2005 – 2006 : Trong năm 2006 tỷ trọng giá vốn trong tổng doanh thu lại tiếp tục giảm 6,36% so với năm 2005. Nguyên nhân là do tốc độ giảm của giá vốn nhanh hơn tốc độ giảm của doanh thu (tốc độ giảm của giá vốn là 15,33%, trong khi đó tốc độ giảm của doanh thu là 8,74%). Giá vốn trong giai đoạn này giảm vì công ty không còn kinh doanh mặt hàng bông tơi, ngoài ra công ty đã xác định được thời điểm thu mua nguyên liệu thích hợp giảm bớt thiệt hại do biến động về giá cả, đồng thời với việc trang bị thêm các máy móc hiện đại đã góp phần giảm bớt chi phí sản xuất. Về doanh thu, mặc dù trong năm 2006 doanh nghiệp mở rộng thêm thị trường, ký thêm nhiều hợp đồng tuy nhiên chủ yếu chỉ là các hợp đồng nhỏ, sản lượng bán ra ít hơn so với năm 2005; Các đại lí mới đi vào hoạt động còn nhiều khó khăn, nên doanh thu mang lại chưa cao.
Giai đoạn 2006 – 2007 : Năm 2007 tỷ trọng giá vốn trong tổng doanh thu là 90,44%, so với năm 2006 thì đã tăng 8,69%. Nguyên nhân tăng là do tốc độ tăng của giá vốn nhanh hơn tốc độ tăng của doanh thu. Giá vốn trong giai đoạn này tăng do giá mua nguyên liệu tăng liên tục và do chi phí khấu hao tài sản cố định lớn làm cho tổng giá vốn của doanh nghiệp tăng 58,11% so với năm 2006. Doanh thu trong năm 2007 tăng chủ yếu là do sản lượng đệm xuất khẩu tăng, các đại lí mới đã đi vào hoạt động ổn định và góp phần làm tăng doanh thu của doanh nghiệp.
⇒ Tóm lại đánh giá chung qua 4 năm ta nhận thấy tỷ trọng giá vốn trong tổng doanh thu của doanh nghiệp có chiều hướng giảm dần. Đây là dấu hiệu tốt, chứng tỏ công ty đã có cố gắng trong việc giảm chi phí. Tuy nhiên tỷ trọng giá vốn trong tổng doanh thu của doanh nghiệp cũng còn cao, do đó trong những năm tới doanh nghiệp cần tiếp tục phấn đấu giảm giá vốn nhằm góp phần gia tăng lợi nhuận.
Giai đoạn 2004 – 2006 : Trong giai đoạn này tỷ trọng chi phí bán hàng trong tổng doanh thu tăng liên tục. Năm 2005 chiếm 8,75% doanh thu (tăng 1,14% so với năm 2004), năm 2006 chiếm 14,86% doanh thu (tăng 6,10% so với năm 2005). Nguyên nhân tăng là do trong các năm 2005 và 2006 chi phí bán hàng liên tục tăng vối tốc độ tương đối cao, trong khi đó doanh thu tăng với tốc độ chậm hơn, năm 2006 doanh thu lại giảm. Chi phí bán hàng trong năm 2005 tăng phần lớn là dùng chi trả tiền điện, nước cửa hàng, kho do thiết bị cũ kỹ dẫn đến tiêu hao nhiều năng lượng, hệ thống điện tải quá cũ nên thất thoát trên đường dây, chi phí sữa chữa trang thiết bị cao, chi phí tiền lương cho số lượng nhân viên thừa chưa bố trí được công việc, ngoài ra còn do tăng chi phí bốc xếp, vận chuyển. Sang năm 2006 doanh nghiệp đã tiến hành sữa chữa hệ thống điện cho các cửa hàng, kho, bố trí lại nhân sự, tuy nhiên chi phí bán hàng vẫn tăng do tăng đầu tư quảng cáo .
Giai đoạn 2006 – 2007 : Năm 2007 tỷ trọng chi phí bán hàng trong tổng doanh thu là 6,79%, tức là giảm 8,06% so với năm 2006 và thấp nhất trong 4 năm. Nguyên nhân giảm là do doanh nghiệp cố gắng giảm bớt các khoản chi phí hao hụt hàng hoá, bao bì dự phòng, chi phí hội nghị, chi phí sữa chữa tài sản cố định, chi phí làm hàng làm cho chi phí bán hàng trong kỳ giảm 34,64%, trong khi đó doanh thu năm 2007 lại tăng 42,92% so với năm 2006 .
⇒ Nhìn chung chi phí bán hàng qua các năm có xu hướng tăng, cao nhất là vào năm 2006 chủ yếu do công ty đầu tư cho quảng cáo, đây là sự gia tăng hợp lý góp phần quảng bá cho doanh nghiệp. Đến năm 2007 công ty đã rất cố gắng trong việc giảm bớt chi phí, chứng tỏ công ty đã quản lý chi phí tốt hơn góp phần làm tăng lợi nhuận, trong các năm tiếp theo doanh nghiệp cần tiếp tục duy trì tình hình này.
Giai đoạn 2004 – 2006 : Tỷ trọng chi phí quản lý doanh nghiệp trong tổng doanh thu ở giai đoạn này có chiều hướng tăng, năm 2005 chiếm 1,86% (tăng 0,24% so với năm 2004), năm 2006 chiếm 2,60% (tăng 0,74% so với năm 2005). Nguyên nhân tăng là do chi phí quản lý liên tục tăng với tốc độ cao, trong khi đó tốc độ tăng của doanh thu thuần chậm hơn, ngoài ra năm 2006 doanh thu thuần lại bị giảm. Chi phí quản lý tăng chủ yếu là do doanh nghiệp tăng chi phí cho công tác đào tạo nghiệp vụ để đáp ứng nhu cầu tiêu chuẩn hoá du lịch, tăng quỹ đầu tư phát triển du lịch, chi phí cho việc thiết kế trang web, tăng chi phí đăng ký nhãn hiệu và logo công ty, tăng chi phí khảo sát tour và chào tour và công tác phí.
Giai đoạn 2006 – 2007: Tỷ trọng chi phí quản lý doanh nghiệp trong tổng doanh thu giảm 0,75% so với năm 2006 , tức là chiếm 1,85% trong tổng doanh thu. Nguyên nhân là do trong năm 2007 chi phí quản lý có tăng, nhưng tăng với tốc độ chậm hơn so với tốc độ tăng của doanh thu. Tốc độ tăng của chi phí quản lý là 1,45% so với năm 2006 do trong năm doanh nghiệp tăng chi phí đào tạo, chi phí quảng cáo .
⇒ Qua 4 năm ta thấy chi phí quản lý có chiều hướng tăng dần, tuy nhiên các khoản gia tăng này chủ yếu giúp công ty hoạt động tốt hơn và nhằm nâng cao uy tín của công ty, do đó đây là các khoản chi hợp lý và không nên hạn chế.
5.2. Phân tích hiệu quả sử dụng chi phí:
Hiệu suất sử dụng chi phí là chỉ tiêu tương đối thể hiện mối quan hệ giữa doanh thu và chi phí, phản ánh hiệu quả sử dụng chi phí để mang lại doanh thu.Chỉ tiêu này phản ánh cứ 1 đồng chi phí mang lại bao nhiêu đồng doanh thu.
Bảng phân tích hiệu quả sử dụng chi phí (Triệu đồng)
CHỈ TIÊU
NĂM 2004
NĂM 2005
NĂM 2006
NĂM 2007
Chênh lệch
04-05
05-06
06-07
Tống chi phí SXKD trong kỳ
263.650
292.965
268.665
383.477
11,12%
-8,29%
42,73%
Doanh thu thuần
262.847
296.745
270.804
387.021
12,90%
-8,74%
42,92%
Hiệu suất sử dụng chi phí
0,997
1,013
1,008
1,009
0,016
(0,005)
0,001
Năm 2005 cứ 1đồng chi phí mang lại 1,013 đồng doanh thu, so với năm 2004 thì đã tăng 0,016 đồng. Năm 2006 cứ 1 đồng chi phí thì đem lại 1,008 đồng doanh thu, tức là giảm 0,005 đồng so với năm 2005. Đến năm 2007 hiệu suất sử dụng chi phí tăng 0,001 đồng, nghĩa là 1 đồng chi phí trong năm 2007 có thể đem lại 1,009 đồng doanh thu. Từ kết quả phân tích ta thấy qua 4 năm từ 2004 – 2007 hiệu suất sử dụng chi phí ngày càng tăng, chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng chi phí hiệu quả hơn góp phần làm tăng lợi nhuận hoạt động kinh doanh.
5.3. Phân tích ảnh hưởng của hoạt động tài chính đến tổng lợi nhuận của công ty:
Ngoài hoạt động sản xuất kinh doanh chính theo chức năng, công ty còn có những hoạt động tài chính với những chi phí và thu nhập có liên quan. Việc phân tích hoạt động này sẽ giúp ta đánh giá được sử ảnh hưởng của chúng vào tổng lợi nhuận của doanh nghiệp.
Bảng phân tích ảnh hưởng của hoạt động tài chính đến lợi nhuận
Đơn vị tính: Triệu đồng
CHỈ TIÊU
NĂM 2004
NĂM 2005
NĂM 2006
NĂM 2007
Chênh lệch
04-05
05-06
06-07
Thu nhập hoạt động tài chính
1.997
2.318
1.261
4.708
16,07%
-45,61%
273,33%
Chi phí hoạt động tài chính
6.213
6.384
5.253
6.322
2,75%
-17,72%
20,35%
Lợi nhuận HĐTC
(4.215)
(4.065)
(3.992)
(1.614)
-3,56%
-1,81%
-59,57%
Lợi nhuận thuần từ HĐKD
(802)
3.780
2.139
3.543
-571,07%
-43,42%
65,67%
Lợi nhuận HĐKD & HĐTC
(5.018)
(286)
(1.853)
1.930
-94,31%
548,93%
-204,13%
Dựa vào bảng phân tích ta thấy hoạt động tài chính luôn bị lỗ đã gây ảnh hưởng tiêu cực đến tổng lợi nhuận của doanh nghiệp. Nguyên nhân làm cho hoạt động tài chính lỗ là do thu nhập hoạt động tài chính của doanh nghiệp ít nên không bù đắp nổi chi phí tài chính. Từ năm 2004 – 2006 thu nhập hoạt động tài chính chủ yếu của công ty là thu lãi do chênh lệch tỷ giá, làm thu nhập hoạt động tài chính đạt 4.708 triệu đồng, tức là tăng 273,33% so với năm 2006, trong khi đó chi phí hoạt động tài chính của doanh nghiệp mà chủ yếu là chi phí lãi vay thì lại cao. Tuy nhiên, khoản lỗ từ hoạt động tài chính qua 4 năm có xu hướng giảm dần, đây là dấu hiệu tốt chứng tỏ thu nhập hoạt động tài chính đã dần bù đắp chi phí tài chính và ít gây ảnh hưởng đến tổng lợi nhuận của doanh nghiệp hơn.
5.4. Phân tích ảnh hưởng của hoạt động khác đến lợi nhuận của doanh nghiệp:
Bảng phân tích ảnh hưởng của hoạt động khác đến lợi nhuận
Đơn vị tính: Triệu đồng
CHỈ TIÊU
NĂM 2004
NĂM 2005
NĂM 2006
NĂM 2007
Chênh lệch
04-05
05-06
06-07
Thu nhập khác
4.354
4.014
4.340
1.363
-7,82%
8,14%
-68,61%
Chi phí khác
1.562
929
-
566
-40,52%
-100,00%
∞
Lợi nhuận khác
2.792
3.085
4.340
796
10,48%
40,71%
-81,65%
Lợi nhuận thuần từ HĐKD
(802
3.780
2.139
3.54
-571,07%
-43,42%
65,67%
Lợi nhuận HĐKD & HĐ khác
1.990
6.864
6.479
4.340
245,02%
-5,61%
-33,02%
Thu nhập khác của doanh nghiệp chủ yếu là thu từ việc bán phế phẩm, phế liệu, thu nhập do thanh lý tài sản, năm 2006 doanh nghiệp còn thu được các khoản nợ khó đòi.
Qua bảng phân tích ta thấy thu nhập từ hoạt động khác của doanh nghiệp luôn lớn hơn chi phí khác, nghĩa là hoạt động khác của doanh nghiệp luôn có lời. Như vậy hoạt động khác có ảnh hưởng rất tốt đến kết quả hoạt động kinh doanh, bằng chứng là tổng lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh và hoạt động khác luôn dương và có chiều hướng ngày càng tăng dần góp phần làm tăng tổng lợi nhuận của doanh nghiệp.
III. Đánh giá hoạt động phân tích tài chính công ty CP Everpia Việt Nam
1. Về công tác quản lý và tổ chức hành chính của công ty:
Việc tổ chức, phân bố nhân sự giữa các phòng ban rõ ràng và có sự tham mưu ý kiến lẫn nhau, đặc biệt là phòng kế toán và phòng kinh doanh đã làm cho hoạt động kinh doanh của công ty ngày càng tốt hơn.
Bộ máy quản lý gián tiếp, lực lượng lao động sản xuất trực tiếp được phân công, bố trí ngày càng hợp lý hơn đáp ứng kịp thời cho nhu cầu sản xuất kinh doanh.
Đội ngũ cán bộ công nhân viên chuyên nghiệp, có trình độ chuyên môn luôn hoạt động tích cực và hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Tuy nhiên bộ máy tổ chức và quản lý của công ty chưa có sự phân chia rõ ràng theo từng lĩnh vực hoạt động để giúp công ty quản lý dễ dàng và hiệu quả hơn, ngoài ra công ty chưa có đội ngũ cán bộ nghiên cứu thị trường và trình độ lao động ở các xí nghiệp trực thuộc chưa cao do chỉ đào tạo qua sơ cấp chứ chưa có trình độ chuyên môn.
2. Về công tác kế toán:
Công ty luôn tuân thủ một cách triệt để các qui định và các chuẩn mực kế toán được ban hành, luôn có sự tham mưu lẫn nhau giữa kế toán trưởng, phó phòng kế toán và các nhân viên kế toán về hạch toán kinh tế một cách chặt chẽ và đúng chế độ.
Công ty thường xuyên đưa nhân viên phòng kế toán tham gia các lớp tập huấn khi có chuẩn mực kế toán mới hoặc qui định kế toán mới ban hành.
Hướng dẫn và thường xuyên tổ chức kiểm tra kế toán tại công ty và các đơn vị trực thuộc về việc ghi chép, mở sổ sách kế toán theo đúng qui định và về việc lưu trữ, bảo quản các tài liệu, sổ sách kế toán.
Thường xuyên kiểm tra việc thực hiện các định suất, định mức tiêu hao nguyên vật liệu; lập kế hoạch tài chính, kế hoạch sản xuất kinh doanh giúp công ty hoạt động hiệu quả hơn.
Các nhân viên kế toán ở các đơn vị trực thuộc cũng luôn tuân thủ các chế độ kế toán căn cứ vào sự hướng dẫn và tham mưu của kế toán trưởng và phó phòng kế toán.
3. Về tình hình tài chính của công ty:
Qua toàn bộ quá trình phân tích trên đã giúp chúng ta có cái nhìn tổng quát về tình hình tài chính của công ty :
Thứ nhất: Về cơ cấu tài chính
Nhìn chung qua 4 năm từ năm 2004 – 2007 qui mô của doanh nghiệp ngày càng được mở rộng, trong đó:
Về cơ cấu tài sản: Tỷ trọng tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn có xu hướng giảm xuống, tuy nhiên các khoản phải thu giảm chậm và luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng tài sản lưu động, chứng tỏ mặc dù doanh nghiệp có cố gắng trong việc thu hồi nợ nhưng lượng vốn bị tồn đọng trong khâu thanh toán vẫn còn nhiều, công ty cần đưa lượng vốn bị chiếm dụng này vào đầu tư kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Tỷ suất đầu tư của doanh nghiệp có xu hướng tăng dần, điều này thể hiện sự chú trọng của công ty vào đầu tư đổi mới tài sản giúp cho cơ sở vật chất của doanh nghiệp ngày càng tăng cường và qui mô về năng lực sản xuất ngày càng mở rộng. Do doanh nghiệp đang trong thời kỳ đổi mới nên đây là sự thay đổi hợp lý.
Về cơ cấu nguồn vốn: Nguồn tài trợ qua các năm đều có xu hướng tăng cả về vốn chủ sở hữu lẫn vốn vay. Tuy nhiên nếu xét về mặt kết cấu thì tỷ suất nợ của doanh nghiệp có xu hướng tăng nhanh, như vậy để đẩy nhanh tốc độ tăng của lợi nhuận doanh nghiệp đã sử dụng đòn cân nợ, tức là vay và chiếm dụng vốn nhiều hơn để đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh, điều này cũng có nghĩa là mức độ rủi ro trong kinh doanh của doanh nghiệp ngày càng cao. Ngược với sự gia tăng của tỷ suất nợ thì tỷ suất tự tài trợ lại có chiều hướng giảm, chứng tỏ tính tự chủ trong kinh doanh của doanh nghiệp giảm. Nhìn chung cơ cấu nguồn vốn của công ty hiện nay chưa hợp lý lắm, bằng chứng là trong năm 2007 có một phần nguồn vốn ngắn hạn được công ty chuyển sang tài trợ cho tài sản dài hạn dẫn tới sự mất cân đối giữa tài sản và nguồn vốn, đồng thời làm tăng áp lực thanh toán nợ ngắn hạn.
Thứ hai: Về tình hình thanh toán và khả năng thanh toán
Tình hình thanh toán của doanh nghiệp không khả quan lắm. Các khoản phải thu chiếm tỷ trọng ít hơn các khoản phải trả. Doanh nghiệp có cố gắng trong việc thu hồi nợ, tuy nhiên tỷ trọng khoản phải thu trong tổng tài sản lưu động lại có chiều hướng tăng, do đó doanh nghiệp cần tiếp tục đề ra các giải pháp hữu hiệu hơn nữa để đẩy nhanh tốc độ thu hồi nợ. Các khoản phải trả tăng rất nhanh, cho thấy yêu cầu thanh toán của doanh nghiệp ngày càng tăng. Khả năng thanh toán của công ty cũng có chiều hướng giảm, trong đó cần đặc biệt quan tâm đến khả năng thanh toán bằng tiền vì chỉ số này rất thấp, mức độ đảm bảo nợ vay bằng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp cũng giảm. Mặc dù khả năng thanh toán trong năm 2007 không tốt bằng so với năm 2005 và 2006 nhưng doanh nghiệp vẫn có thể đảm bảo đủ khả năng thanh toán lãi vay và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với ngân sách nhà nước.
Thứ ba: Về hiệu quả sử dụng vốn
Dựa vào việc phân tích tốc độ luân chuyển vốn kết hợp với tỷ suất sinh lời các loại vốn ta thấy hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp có xu hướng giảm, thời hạn thu tiền của doanh nghiệp ngày càng dài hơn, chứng tỏ khả năng thu hồi vốn chậm, vốn của doanh nghiệp bị các đơn vị khác chiếm dụng và doanh nghiệp khó có điều kiện tích luỹ. Tuy nhiên công tác quản lý hàng tồn kho của doanh nghiệp rất tốt giúp công ty tiết kiệm được tương đối vốn dự trữ hàng tồn kho, giải phóng vốn dự trữ để đưa vốn vào sản xuất kinh doanh góp phần tăng lợi nhuận của công ty khi đang hoạt động có lãi.
Cuối cùng là về hiệu quả hoạt động kinh doanh:
Doanh thu của công ty có sự tăng trưởng tương đối nhanh, trong đó tăng cao nhất là vào năm 2007 đạt 387.311 triệu đồng, tương ứng là tăng 42,89% so với năm 2006 chứng tỏ công ty đã không ngừng đàm phán, tích cực tìm kiếm mở rộng các mối quan hệ kinh tế, đồng thời cũng thể hiện chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp ngày càng được nâng cao, tạo được uy tín trên thương trường.
Hiệu quả sử dụng chi phí của doanh nghiệp ngày càng tốt hơn góp phần nâng cao lợi nhuận cho doanh nghiệp. Tuy nhiên tỷ trọng giá vốn trong tổng doanh thu vẫn còn cao mà chủ yếu là do trong giai đoạn này doanh nghiệp đầu tư xây dựng mới và nâng cấp hệ thống nhà hàng, khách sạn nhằm thu hút khách hàng và nâng cao hiệu quả hoạt động du lịch nên khoản chi phí khấu hao tài sản cố định tính vào giá vốn rất cao, đây là khoản chi phí không thể tránh khỏi trong giai đoạn đầu các cơ sở mới đi vào hoạt động, nhưng trong những năm tiếp theo những cơ sở này sẽ mang lại lợi ích cho công ty; ngoài ra giá vốn tăng còn. Do đó trong những năm tiếp theo để giảm giá vốn doanh nghiệp cần có những biện pháp giảm giá vốn của mặt hàng bông giúp tăng lợi nhuận của công ty.
Lợi nhuận của công ty cũng có chiều hướng tăng mặc dù chịu sự tác động tương đối lớn của hoạt động tài chính. Điều này chứng tỏ doanh nghiệp hoạt động kinh doanh ngày càng hiệu quả hơn, tuy nhiên tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu vẫn còn thấp, do đó trong những năm tới doanh nghiệp cần có những biện pháp giúp tiết kiệm chi phí, hạ giá thành nhằm góp phần nâng cao lợi nhuận.
CHƯƠNG III
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH CÔNG TY CP EVERPIA VIỆT NAM
Trong quá trình thực tập và nghiên cứu về tình hình tài chính tại Công ty Everpia, em xin đề xuất một số kiến nghị và giải pháp như sau:
1. Về tình hình huy động vốn:
Dựa vào kết quả phân tích ta nhận thấy hiện nay Công ty đang sử dụng một cơ cấu vốn với nguồn tài trợ chủ yếu từ vốn vay do nguồn vốn tự có của công ty còn hạn chế. Như vậy để nhằm mục đích tối đa hoá lợi nhuận công ty đã sử dụng đòn cân nợ. Việc sử dụng đòn cân nợ sẽ giúp doanh nghiệp gia tăng tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu khi doanh nghiệp đang hoạt động hiệu quả, nhưng đồng thời cũng làm gia tăng rủi ro cho nguồn vốn của doanh nghiệp và có thể dẫn đến tình trạng doanh nghiệp mất khả năng chi trả. Do đó trong những năm tới để giảm bớt rủi ro công ty nên giảm bớt nguồn vốn vay và thay vào đó là nhanh chóng thu hồi các khoản nợ để đưa vốn vào sản xuất.
2. Về tình hình thanh toán và khả năng thanh toán:
Công ty cần cải thiện hơn nữa tình hình thanh toán và khả năng thanh toán, đặc biệt là khả năng thanh toán bằng tiền. Để thực hiện được điều đó công ty cần phải quản trị tốt tiền mặt và các khoản phải thu. Việc quản trị tốt các khoản mục này một mặt giúp công ty giảm lượng vốn bị ứ đọng, vốn bị chiếm dụng, mặt khác có thể tận dụng các khoản vốn này một cách hiệu quả hơn vào sản xuất hoặc dùng để đáp ứng một cách kịp thời việc thanh toán tránh tình trạng thanh toán chậm trễ làm mất lòng tin đối với các nhà cho vay.
* Quản trị khoản phải thu:
Để quản trị tốt các khoản phải thu công ty phải có chính sách tín dụng tốt, chính sách tín dụng liên quan đến mức độ, chất lượng và rủi ro của doanh thu. Chính sách tín dụng bao gồm các yếu tố: Tiêu chuẩn bán chịu, thời hạn bán chịu, thời hạn chiết khấu, tỷ lệ chiết khấu. Việc hạ thấp tiêu chuẩn bán chịu hoặc mở rộng thời hạn bán chịu, hay tăng tỷ lệ chiết khấu đều có thể làm cho doanh thu và lợi nhuận tăng, đồng thời kéo theo các khoản phải thu, cùng với những chi phí đi kèm các khoản phải thu này cũng tăng và có nguy cơ phát sinh nợ khó đòi. Do đó công ty khi quyết định thay đổi một yếu tố nào cũng cần cân nhắc, so sánh giữa lợi nhuận mà doanh nghiệp có thể có được với mức rủi ro do gia tăng nợ không thể thu hồi mà doanh nghiệp phải đối mặt để có thể đưa ra chính sách tín dụng phù hợp.
Ngoài ra, công ty cần chú ý đến việc phân tích uy tín của khách hàng trước khi quyết định có nên bán chịu cho khách hàng đó hay không. Theo dõi các khoản phải thu thường xuyên để xác định đúng thực trạng của chúng và đánh giá tính hữu hiệu của các chính sách thu tiền. Nhận diện những khoản tín dụng có vấn đề và thu thập những tín hiệu để quản lý những khoản hao hụt.
Có sự ràng buộc chặt chẽ trong hợp đồng bán hàng.
*Quản trị tiền mặt:
Tăng tốc độ thu hồi tiền mặt bằng cách tăng tốc độ thu hồi cheque và giảm tốc độ thanh toán, tức là gia tăng khoảng thời gian giữa thời điểm phát hành cheque và thời điểm cheque được xuất trình. Đem lại cho khách hàng những khoản lợi để khuyến khích họ sớm trả nợ. Áp dụng những chính sách chiết khấu đối với những khoản thanh toán trước hay đúng hạn vì nợ được thanh toán tốt thì tiền đưa vào càng nhanh.
Lập lịch trình luân chuyển tiền mặt để luân chuyển tiền mặt hiệu quả giữa doanh nghiệp và ngân hàng. Lựa chọn phương thức chuyển tiền phù hợp, đúng thời hạn yêu cầu, chi phí không cao. Hoạch định ngân sách tiền mặt, thiết lập mức tồn quỹ tiền mặt.
Đầu tư các khoản tiền tạm thời nhàn rỗi bằng cách mua chứng khoán ngắn hạn cho tới khi tiền được huy động vào kinh doanh.
3. Giảm bớt tỷ trọng các loại tài sản cố định không cần dùng, không đảm bảo kỹ thuật và năng lực sản xuất:
Đối với tài sản cố định chưa dùng công ty nên nhanh chóng đưa vào lắp đặt và vận hành nhằm phục vụ sản xuất.
Đối với tài sản cố định không cần dùng công ty có thể điều chuyển nội bộ giữa các đơn vị trực thuộc của công ty nếu có nhu cầu về tài sản đó, hoặc công ty có thể cho thuê, nhượng bán nhằm nhanh chóng thu hồi vốn.
Đối với các tài sản cố định chờ thanh lý công ty cần nhanh chóng tăng cường công tác thanh lý các tài sản này nhằm thu hồi vốn để phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh.
4. Các biện pháp nâng cao khả năng sinh lời của công ty:
Nâng cao khả năng sinh lời của công ty cụ thể là nâng cao doanh thu, lợi nhuận và nâng cao khả năng sinh lời trên vốn sản xuất kinh doanh.
Để nâng cao khả năng sinh lời thì biện pháp hữu hiệu hơn cả là phải gia tăng lợi nhuận. Việc gia tăng lợi nhuận chịu ảnh hưởng của 2 nhân tố chủ yếu là doanh thu và chi phí. Như vậy để gia tăng lợi nhuận công ty phải tăng doanh thu và giảm chi phí.
*Một số biện pháp giúp tăng lợi nhuận:
Các phòng ban của công ty cần có các bộ phận quản lý riêng biệt theo từng lĩnh vực hoạt động để thuận tiện trong việc quản lý, dễ dàng phát hiện những sai sót và có nhữnggiải pháp thích hợp cũng như hoạch định những chiến lược cụ thể hơn, giúp doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả hơn.
Doanh nghiệp cần có đội ngũ nghiên cứu thị trường để có thể nắm bắt kịp thời, chính xác những thông tin về nguyên liệu, về thị trường tiêu thụ nhằm tránh những thiệt hại do sự biến động giá cả trên thị trường gây ra và giúp doanh nghiệp mở rộng thêm các mối quan hệ kinh tế.
Chủ động hơn nữa trong việc tìm kiếm đối tác để gia tăng sản lượng xuất khẩu nhằm gia tăng doanh thu, tăng khả năng cạnh tranh và nâng cao uy tín của công ty.
Hiện nay doanh thu của công ty có tăng nhưng giá vốn cao nên lợi nhuận tăng rất ít, vì vậy để đẩy nhanh tốc độ tăng của lợi nhuận công ty không chỉ tăng doanh thu mà còn cần phải quản lý tốt chi phí và giá thành hơn bằng cách nâng cao trình độ quản lý của lãnh đạo các phòng ban, ngoài ra công ty cũng cần sắp xếp lại nhân sự, giảm bớt lượng nhân viên thừa để từ đó giảm bớt chi phí tiền lương.
5. Sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực:
Theo số liệu thống kê hiện nay tỷ lệ nhân viên của công ty có trình độ đại học là 14,66%, cao đẳng là 1,44%, trung cấp là 12,26%, sơ cấp là 8,65% và lao động khác là 62,98%. Như vậy trình độ lao động hiện nay của công ty vẫn chưa cao, do đó việc đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ quản lý, nhân viên và bồi dưỡng tay nghề cho công nhân là việc mà doanh nghiệp cần quan tâm nhiều hơn, bởi vì đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào thì con người luôn là nguồn lực có giá trị nhất và là yếu tố quan trọng có tác động trực tiếp đến sự thành bại của doanh nghiệp.
Ngoài ra Ban Giám Đốc công ty nên đưa ra các chính sách cụ thể để khích lệ sự nhiệt tình, khả năng sáng tạo trong công việc, công ty cũng cần quan tâm đến công tác tuyển chọn nhân sự nhằm tuyển chọn được những người có năng lực, phát triển họ để người lao động có thể đáp ứng những đòi hỏi về trình độ vào công việc.
Kết luận
Cùng với sự chuyển đổi của nền kinh tế và xu thế hội nhập, hiệu quả hoạt động kinh doanh ngày càng trở thành mục tiêu lâu dài cần đạt tới của các doanh nghiệp. Đối với mỗi doanh nghiệp hiệu quả hoạt động kinh doanh thể hiện ở nhiều mặt và phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó vấn đề tài chính là một trong những yếu tố hết sức quan trọng. Việc phân tích tình hình tài chính sẽ giúp cho nhà quản lý có cái nhìn toàn diện về tình hình tài chính, chẩn đoán một cách đúng đắn những “căn bệnh” của doanh nghiệp, từ đó cho “toa thuốc” hữu dụng và dự đoán được hệ quả tài chính từ các hoạt động của mình. Mặt khác đối với các nhà đầu tư và chủ nợ của doanh nghiệp thì đây là những nguồn thông tin có giá trị, ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định đầu tư của họ. Qua toàn bộ quá trình phân tích về tình hình tài chính của Công ty EVERPIA, nhìn chung công ty hoạt động kinh doanh hiệu quả, tuy nhiên tình hình tài chính chưa tốt lắm. Do đó trong các năm kế tiếp công ty nên chú trọng để khắc phục những yếu kém để nâng cao chất lượng, uy tín của công ty, giúp công ty đứng vững và phát triển trong tương lai.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn cô Nguyễn Minh Huệ đã hướng dẫn em trong quá trình thực tập, cảm ơn các cô chú, anh chị tại phòng Kế toán_Tài chính Công ty EVERPIA đã cung cấp tư liệu và thông tin để giúp em hoàn thành Chuyên đề thực tập này!
Mục lục
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1) TS.BÙI HỮU PHƯỚC, Sách Tài chính doanh nghiệp, NXB Lao động 2007
2) GS.TS TRẦN NGỌC THƠ, Sách Tài chính doanh nghiệp hiện đại , NXB Thống kê – 2006
3) PGS.TS. LƯU THỊ HƯƠNG, Giáo trình tài chính doanh nghiệp, NXB Thống kê – 2005
4) NGUYỄN LĂNG PHÚC, Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, NXB Thống kê – 2008
5) NGUYỄN THỊ MY, Phân tích hoạt động kinh doanh, NXB Thông Kê – 2006
6) PGS.TS. VŨ DUY HÀO, Quản trị tài chính doanh nghiệp, NXB Tài chính – 2006.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 7903.doc