Đào tạo, bồi dưỡng và bố trí cán bộ tài chính – kế toán xã là một trong những giải pháp tích cực, góp phần nâng cao năng lực, chuyên môn cho đội ngũ cán bộ xã để có thể đảm đương được nhiệm vụ của chính quyền xã.
Công tác quản lý và phát triển đội ngũ cán bộ xã đi vào nề nếp, chính quy, hiện đại, đảm bảo đúng cơ sở pháp lý và nguyên tắc quản lý cán bộ đảng. Đội ngũ cán bộ xã phải ổn định, chuyên nghiệp, có đủ phẩm chất, năng lực thi hành công vụ, trong sạch, tận tuỵ phục vụ thực sự là cầu nối giữa cộng đồng dân cư trong xã với cơ quan nhà nước cấp trên.
Để đạt được mục tiêu trên cần thực hiện các phương án chủ yếu sau:
- Đào tạo và phát triển đội ngũ cán bộ xã trên cơ sở sác định rõ hơn các chức năng, nhiệm vụ của bộ máy chính quyền cấp xã trong điều kiện và tình hình nhiệm vụ mới.
- Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ xã phải tiến hành đồng bộ cả về xây dựng thể chế, tổ chức, quản lý, chế độ chính sách đãi ngộ.
Các loại hình đào tạo có thể lựa chọn gồm:
Bồi dưỡng ngắn ngày theo chuyên đề: Loại hình này thường được tiến hành trong khoảng thời gian từ 12 đến 14 ngày với ba nội dung lớn:
- Chức trách, nhiệm vụ và cách thức thực hiện một số nhiệm vụ lớn thuộc chu trình NSX.
- Phương pháp hạch toán kế toán thu, chi NSX.
- Giải đáp thắc mắc cho học viên nên ra và giúp họ sử lý tình huống trong thực tế đã gặp.
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách xã trên địa bàn huyện Nam Đàn, Tỉnh Nghệ An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
dựng được nhiều công trình cơ sở hạ tầng .
Với sự hỗ trợ của Ngân sách cấp trên và chủ trương cho vay vốn bằng xy măng của tỉnh, huyện để làm giao thông nông thôn, kênh mương thuỷ lợi. Đến nay trên địa bàn huyện Nam Đàn đã gần hoàn thành giao thông nông thôn xóm bằng bê tông, nhiều xã đã tiến hành rải nhựa các trục đường chính liên xóm .
Bên cạnh giao thông thì hệ thống lưới điện cũng cơ bản được nâng cấp từ trạm biến áp đến hệ thống đường giây tải điện. Trên toàn huyện có 17/24 xã dùng đường điện 3 pha phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất. 100% số xã có điện sáng.
Toàn huyện đến nay hệ thống trường mẫu giáo, nhà trẻ đã được tu sửa nâng cấp lợp mái ngói khang trang. Trạm xá xã cũng được xây mới và trang bị giường bệnh, về cơ bản đã đáp ứng được điều kiện chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân. Toàn huyện có 24/24 trạm xá xã . Xây dựng mới 20 bưu điện văn hoá xã, đến nay đã đi vào hoạt động, làm cho bộ mặt nông thôn ở xã trên địa bàn huyện thay đổi, khởi sắc, nhân dân trong xã rất phấn khởi. Hệ thống loa truyền thanh công cộng đã đến được với dân cư trong xã.
Những kết quả trên trong công tác Ngân sách xã của huyện Nam Đàn đã thúc đẩy kinh tế trên địa bàn huyện phát triển nhanh hơn. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện, một số xã đã gặp những vướng mắc, cụ thể là khi quyết toán thường chênh cao hơn so với dự toán. Lý do một phần do tốc độ trượt giá, giá nguyên vật liệu tăng … còn một phần là do yếu tố chủ quan của các cán bộ xã khi lập dự toán chưa chính xác, khách quan. Hiện nay còn nhiều km giao thông nông thôn liên xã còn là đường đất, nhiều km kênh mương chưa được kiên cố hoá… huyện cần có những chỉ đạo sát sao hơn trong tổ chức và quản lý khoản chi đầu tư phát triển để tạo cơ sở phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội nông thôn.
2.2.3 Khâu quyết toán Ngân sách xã :
Để thực hiện tốt công tác khoá sổ và quyết toán Ngân sách xã hàng năm, ban tài chính các xã trên địa bàn huyện đã phối hợp với KBNN huyện Nam Đàn đối chiếu lại toàn bộ các khoản thu chi đầy đủ, chính xác các khoản thu chi theo mục lục NSNN, kiểm tra lại số thu được điều tiết từ Ngân sách cấp trên theo tỷ lệ quy định.
Hàng tháng xã có báo cáo tình hình thu chi Ngân sách xã, mỗi quý xã đều tiến hành báo cáo quyết toán, lập bảng kê đối chiếu thu chi gửi phòng Tài chính kế hoạch huyện kiểm tra, chuyển sang KBNN huyện Nam Đàn để tổng hợp quyết toán Ngân sách xã và NSNN . Cuối năm phòng Tài chính kế hoạch căn cứ vào bản đối chiếu của mỗi xã lập báo cáo tổng hợp, đính kèm tổng hợp thu chi theo mục lục NSNN trình UBND huyện xem xét để trình UBND tỉnh, tỉnh căn cứ vào đó để làm báo cáo trình Bộ Tài chính, để bộ tổng hợp trình cấp trên và Ngân sách các cấp.
Tuy nhiên việc quyết toán Ngân sách xã ở huyện có một số địa phương làm tốt, song bên cạnh đó còn có một số xã làm chưa tốt, chưa thực hiện tốt chế độ báo cáo quyết toán theo quy định của luật Ngân sách và hướng dẫn của các thông tư do Bộ Tài chính ban hành.
2.3 Thực hiện công khai tài chính Ngân sách xã trên địa bàn huyện Nam Đàn.
* Chỉ đạo của huyện :
Trong cơ chế quản lý, điều hành kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội và NSNN 2005 ban hành kèm theo quyết định số 155/2005/QĐ - UB ngày 8/3 năm 2005 có nội dung chỉ đạo thực hiện công khai tài chính đối với Ngân sách cấp xã.Yêu cầu:
Ngân sách cấp xã phải thực hiện công khai tài chính. Nội dung, hình thức và thời gian công khai tài chính theo quy định tại quyết định số 225/1998/QĐ-TTG ngày 20/11/1998 nay thay thế bằng quyết định số 192/2004/QĐ-TTG ngày 16/11/2004 của thủ tướng chính phủ. Thông tư số 03 của BTC. Các văn bản khác của các cấp có thẩm quyền về việc thực hiện công khai tài chính và quy chế dân chủ. Trong đó huyện yêu câu lưu ý các nội dung sau :
Tổng dự toán ngân sách, quyết toán thu, chi Ngân sách xã hàng năm đã được HĐND xã phê duyệt. Trong đó, chi tiết nhiệm vụ thu NSNN đã được giao trên địa bàn theo thành phần kinh tế , một số lĩnh vực thu và một số sắc thuế, công bố chi tiết của một số lĩnh vực, một số hoạt động tài chính khác của xã như : Các quỹ hoạt động sự nghiệp, các khoản huy động đóng góp của nhân dân.
Tổng dự toán, quyết toán thu, chi Ngân sách , số bổ sung từ Ngân sách cấp trên. Các định mức, tiêu chuẩn, các nguyên tắc và phương thức phân bổ kinh phí Ngân sách. Nghiêm cấm mọi trường hợp giữ nguồn lại đề cấp phát ngoài kế hoạch.
* Các xã thực hiện :
Sau khi HĐND cấp xã ban hành nghị quyết về quyết định dự toán, phê chuẩn quyết toán Ngân sách và các hoạt động tài chính khác của xã. UBND xã thực hiện công khai tài chính trước công chúng và gửi số liệu công khai này cho UBND cấp huyện và phòng Tài chính kế hoạch huyện. Dưới sự hướng dẫn, chỉ đạo của UBND huyện trong việc công khai tài chính, thời gian qua các xã trên địa bàn huyện đã tiến hành công khai dự toán, quyết toán thu , chi Ngân sách xã trước HĐND xã trong các kỳ họp, và được truyền thanh trực tiếp trên hệ thống truyền thanh xã. Các cán bộ tài chính liên quan đã trả lời chất vấn trực tiếp của các đại biểu HĐND xã trong kỳ họp về tình hình thực hiện thu, chi Ngân sách xã, đối với các khoản thu, lĩnh vực chi rõ ràng chi tiết, đến từng hạng mục công trình. Đối với các khoản thu theo mùa vụ, ban tài chính tổng hợp thu từng ngày, tháng của các xóm trên địa bàn xã và công bố trên hệ thống truyền thanh xã, nhằm tuyên dương các đơn vị xóm hoàn thành tốt công tác giao nộp sản phẩm đồng thời đôn đốc các đơn vị xóm còn chậm trễ trong công tác giao nộp sản phẩm. Đặc biệt các khoản thu, chi liên quan tới nguồn đóng góp của nhân dân được các xã công khai đến từng đơn vị xóm trên địa bàn xã. Trong các kỳ tiếp xúc cử tri các cán bộ xã liên quan đến công tác quản lý Ngân sách xã trả lời chất vấn trực tiếp của nhân dân những vướng mắc trong quá trình thu, chi Ngân sách xã. Các xã trên địa bàn huyện chủ yếu công khai số liệu Ngân sách dưới hình thức thông báo bằng văn bản tới trưởng các thôn xóm ở xã, cho đảng uỷ và thông báo trên hệ thống truyền thanh xã. Nhìn chung các xã thực hiện tốt quy chế công khai tài chính Ngân sách xã. Nhưng bên cạnh đó vẫn còn một số xã chưa ý thức đúng đắn mục đích, tác dụng của việc công khai tài chính nên chỉ làm lấy lệ, thủ tục là chủ yếu, nhiều xã trên địa bàn huyện chỉ thông báo sơ bộ dự toán, quyết toán Ngân sách xã trên hệ thống truyền thanh một vài lần. Đặc biệt gần như 100% các xã chưa thực hiện niêm yết công khai tài chính Ngân sách xã tại trụ sở uỷ ban xã.
2.4 Những nhận xét chung về công tác quản lý Ngân sách xã trên địa bàn huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.
Qua thực tế hai năm thực hiện phân cấp quản lý Ngân sách xã theo luật NSNN trên địa bàn huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An đã góp phần tăng cường nội lực về tài chính cho bộ máy chính quyền cấp cơ sở ngày một lớn mạnh. Làm cho công quỹ được quản lý chặt chẽ, thống nhất, phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Đồng thời qua công tác quản lý Ngân sách xã đã tạo thuận lợi cho phòng Tài chính kế hoạch huyện Nam Đàn giảm bớt được công việc sự vụ so với trước, có điều kiện tăng cường hướng dẫn, kiểm tra các hoạt động tài chính của cấp xã, cấp uỷ đảng, chính quyền địa phương và tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan thuế (đội thuế) khai thác tốt nguồn thu trên địa bàn xã.
2.4.1 Những kết quả và nguyên nhân.
2.4.1.1.Về kết quả .
Khâu lập dự toán Ngân sách xã đã được các xã quan tâm và từng bước triển khai theo đúng quy định của luật NSNN. Dự toán, thu chi Ngân sách xã đã được tính toán, phân bổ theo mục lục NSNN, tạo cơ sở cho công tác điều hành Ngân sách xã của chính quyền cơ sở và công tác kiểm soát chi của KBNN. Hiện nay hầu hết các xã đã biết lập dự toán một cách khoa học và hợp lý.
Khâu lập dự toán Ngân sách xã, nhiều xã đã biết chủ động quản lý huy động nguồn thu và bố trí chi tiêu một cách hợp lý. Hầu hết các xã trên phạm vi toàn huyện đã biết tổ chức khai thác nguồn thu và nuôi dưỡng nguồn thu tại chỗ bằng cách đầu tư mở rộng các khu chợ, bến bãi để tạo thêm nguồn thu lâu dài. Các xã trên địa bàn đã biết cách bố trí, sử dụng Ngân sách xã có khoa học và hiệu quả.
Đối với việc quyết toán Ngân sách xã thực hiện theo chế độ ghi chép, mở sổ sách kế toán Ngân sách xã theo hình thức ghi sổ kép. Được thống nhất trong toàn huyện, thay thế cho ghi sổ đơn, sổ chợ trước đây. Đồng thời, chế độ kế toán Ngân sách xã đã và đang được thương xuyên tập huấn, bồi dưỡng cho các kết toán ở xã về kế toán Ngân sách xã nên đã góp phần làm cho kế toan xã thực sự trở thành công cụ quan trọng, phục vụ cho công tác quản lý Ngân sách xã. Trên cơ sở này, kết toán Ngân sách xã đã tổng hợp và lập báo cáo quyết toán Ngân sách xã theo đúng yêu cầu quản lý NSNN hiện hành.
2.4.1.2. Nguyên nhân đạt được kết quả trên .
Đạt được kết quả trên là do : Kế hoạch thu chi Ngân sách xã được xây dựng ngay từ đầu năm, thảo luân dân chủ, công khai và được HĐND xã thông qua. Các xã tiến hành lập kế hoạch đều tuan thủ căn cứ vào khả năng thu ngân sách tại xã để lập dự toán Ngân sách xã. Các khoản chi ngoài kế hoạch được bàn bạc thống nhất trong lãnh đạo để xác định nguồn thu. Chi Ngân sách xã xuất phát từ ý nguyện nhân dân trong định hướng phát triển kinh tế của địa phương, đồng thời thường xuyên có sự kiểm tra, giám sát của các cấp, ngành chuyên môn. Xã đã kết hợp phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm” . Thu chi gắn với nhiệm vụ cụ thể của từng người. Báo cáo thu chi Ngân sách xã được duy trì thành nề nếp tại địa phương, hàng tháng báo cáo tại hội nghị UBND, 6 tháng hoặc một năm báo cáo tại kỳ họp HĐND xã .Nhờ có sự kết hợp giữa cán bộ phòng Tài chính kế hoạch huyện cho nên công tác lập, chấp hành và quyết toán Ngân sách xã về cơ bản đã được thực hiện đúng theo chế độ hiện hành.
2.4.2. Những tồn tại và nguyên nhân.
2.4.2.1.Những tồn tại.
Khâu lập dự toán Ngân sách xã:
Có những xã trên địa bàn huyện nhận thức về công tác quản lý Ngân sách xã còn đơn giản. Vì thế công tác lập dự toán Ngân sách xã bị coi nhẹ, chỉ làm lấy lệ. Việc lập dự toán Ngân sách xã ở một số xã trên địa bàn khống sát với thực tế, không phù hợp với yêu cầu của địa phương dẫn đến phải bổ sung thay đổi nhiều lần. Ban tài chính một số xã trình độ còn yếu kém dẫn đến không nắm hết chế độ, quy định hiện hành, có xã cho rằng chi tiêu như thế nào là quyền của xã. Vì vậy công tác lập dự toán Ngân sách xã theo luật NSNN bị coi nhẹ, chưa lập theo đúng mục lục NSNN tới từng mục thu, chi một cách cụ thể và theo biểu mẫu lập dự toán Ngân sách xã của Bộ Tài chính ban hành. Thời gian lập và gửi dự toán để xét duyệt thường bị chậm trễ so với thời gian quy định.
Khâu chấp hành dự toán Ngân sách xã:
Do trình độ chuyên môn, nghiệp vụ tài chính của đội ngũ cán bộ xã chưa theo kịp với nhịp độ triển khai Ngân sách xã. Việc lập dự toán chi tiết, đầy đủ theo đúng mục lục NSNN đối với các xã còn lúng túng, dẫn đến những khó khăn trong việc chấp hành dự toán Ngân sách và sự kiểm soát của KBNN huyện Nam Đàn. Vẫn còn một số xã chưa năng động trong khai thác nguồn thu trên địa bàn trông chờ vào khoản chi hỗ trợ, bổ sung từ Ngân sách cấp trên. Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, nhưng trong thực tế nhiều xã không ý thức được điều đó, dẫn đến tình trạng buông lỏng công tác quản lý hoặc sử dụng đất đai không có hiệu quả. Chưa thực sự biết khai thác khả năng sinh lợi của đất, để lảng phí làm suy giảm tiềm lực tài chính của địa phương một trong những nguồn thu của Ngân sách xã. Công tác quản lý thu các khoản thuế phí, lệ phí còn buông lỏng gây tổn thất cho Ngân sách xã. Thu hoa lợi công sản từ đất công ích hầu hết các xã đều không khai thác triệt để nguồn thu này .
Khâu quyết toán Ngân sách:
Tuy có một số xã đã làm tốt song số còn lại thực hiện chế độ báo cáo quyết toán chưa thực sự trung thực gây khó khăn cho việc đánh giá thu, chi Ngân sách tại xã. Công tác duyệt quyết toán thiếu chính xác, báo cáo không kịp thời theo quy định. Tình trạng nợ nần sinh hoạt phí, trợ cấp cán bộ xã ở một số xã còn xuất hiện. Công tác quản lý Ngân sách ở các xã đã gặp phải khó khăn vì thông tin không đầy đủ, đồng thời gây khó khăn lớn cho cơ quan tài chính cấp trên trong việc phân tích số liệu đề nghị quyết toán của Ngân sách xã.
2.4.2.2. Nguyên nhân dẫn tới tồn tại trên.
Nguyên nhân khách quan:
Nam Đàn là huyện địa bàn rộng lớn, địa bàn đi lại một số xã cách trở, đời sống kinh tế, văn hoá, xã hội của nhân dân trong xã còn thấp đây là nguyên nhân dẫn tới nguồn thu của xã còn hạn hẹp.
Quy trình quản lý thu, chi Ngân sách xã đã có hướng dẫn của các cấp trên nhưng chưa bao quát yêu cầu quản lý, dẫn đến hiện tượng có xã tự quy định quy trình quản lý thu, chi Ngân sách xã, gây khó khăn trong tổng hợp và điều hành NSNN ở cấp xã. Mục lục NSNN còn phức tạp chưa phù hợp với trình độ chung của cấp xã hiện nay. Do vậy Nhà nước cần tiếp tục nghiên cứu bổ sung cho phù hợp. Tham gia vào quản lý tài chính Ngân sách ở xã vẫn còn có người chưa có trình độ chuyên môn ở mức tối thiểu, vì vậy khi nghiên cứu các văn bản pháp quy về quản lý Ngân sách họ chưa hiểu. Từ đó không nắm bắt được nội dung, yêu cầu cơ bản của công tác quản lý Ngân sách xã.
Nguyên nhân chủ quan:
Cồng việc quản lý tài chính Ngân sách xã chưa được coi là một nghề thay vào đó, lãnh đạo ở một số cơ quan chính quyền địa phương lại coi nó là hoàn toàn như một công cụ thuần tuý mà ai cũng có thể làm được. Vì vậy sự ổn định vị trí cho những người làm công tác quản lý tài chính Ngân sách xã chưa được quan tâm đúng mức. Họ thường bị thay đổi sau mỗi kỳ bầu cử HĐND .Chính vì vậy những tích luỹ kinh nghiệm mà mỗi người đã từng tham gia quản lý tài chính Ngân sách xã sau mỗi thời gian công tác không được tiếp tục sử dụng ở những năm sau. Bên cạnh đó, đội ngũ cán bộ chuyên trách về quản lý tài chính và Ngân sách xã ở các cấp, ngành địa phương chưa được tăng cường đúng mức về số lượng và chất lượng theo yêu cẩu công việc, điều này gây khó khăn trong tổ chức kế toán , giám sát kiểm tra và tổng hợp, phân tích đánh giá về Ngân sách.
Chương 3:
Các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý NSX theo quy định của pháp luật trên địa bàn huyện nam đàn, tỉnh nghệ an trong những năm tới.
3.1. Mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội tới của huyện Nam Đàn tỉnh Nghệ An trong những năm (giai đoạn 2005-2010).
Phát huy tiềm năng, khai thác có hiệu quả các công trình kinh tế, xã hội hiện có; thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá; tạo ra nhiều sản phẩm có chất lượng cao, có giá trị cạnh tranh trên thi trường.
Phát triển nguồn lực, mở rộng và nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, chăm lo tốt các vấn đề xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh vững chắc.
Phấn đấu đến năm 2010 đưa Nam Đàn trở thành huyện có đời sống văn hoá phát triển toàn diện.
Cụ thể:
Về kinh tế: Tốc độ tanư trưởng kinh tế giai đoạn 2006-2010 đạt 12,5%; tổng giá trị sản phẩm tăng gấp 3 lần so với hiện nay; thu nhập bình quân theo đầu người năm 2010 đạt 761,9 USD tăng 323,9 USD so với năm 2005; trong cơ cấu kinh tế giảm dần tỷ trong nông nghiệp và tăng dần tỷ trọng các ngành dịch vụ thương mại du lịch và công nghiệp xây dựng.
Về xã hội: Nam Đàn đang từng bước giảm tỷ lệ gia tăng dân số cố gắng đến năm 2010 quuy mô dân số là 162.600 người; đến năm 2010 phấn đấu 100% các xã có trường mầm non đạt tiêu chuẩn quốc gia; thực hiện chăm sóc sức khoẻ ban đàu cho người dân đến năm 2010 phấn đấu 100% số xã có bác sỹ; xoá đói giảm nghèo cố gắng đến năm 2010 về cơ bản hoàn thành.
Quản lý chặt chẽ NSX là một nội dung quan trọng để xây dựng thiết chế dân chủ ở xã, đồng thời là công việc hết sức cần thiết của đảng và nhà nước nhằm thúc đẩy nhanh tiến trình CNH – HĐH ở nông thôn hiện nay. Để làm tốt việc này cần khắc phục những tồn tại ở trên. Từng bước đưa NSX đi vào ổn định hoạt động theo đúng yêu cầu, quy định của luật NSNN. Tôi xin được đề xuất một số giải pháp sau:
3.2. Phương hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý NSX theo luật ngân sách trên địa bàn huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.
3.2.1. Khuyến khích phát triển kinh tế – xã hội trên địa bàn.
Việc đầu tư và phát triển kinh tế – xã hội trên địa bàn đã và đang được đảng và nhà nước coi là một nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội. Đặc biệt vấn đề thực hiện quản lý tốt NSX theo luật NSNN không thể không quan tâm tới việc khuyến khích đầu tư và phát triển kinh tế – xã hội nhằm khai thác, nuôi dưỡng nguồn thu cho NSX một cách ổn định và phát triển, ổn định nguồn thu đảm bảo cân đối ngân sách trên địa bàn.
Huyện Nam Đàn còn rất nhiều khó khăn, đặc biệt cơ sở hạ tầng nông thôn điện, đường, trường, trạm của các xã trong huyện còn nhiều yếu kém. Điểm bức xúc này cần được coi là một nhóm công trình trọng điểm, ưu tiên số một, nên dành một khoản tiền ngân sách thích đáng để đầu tư, phục vụ nhu cầu dân sinh đồng thời thực hiện các nhiệm vụ chính trị – kinh tế – xã hội của địa phương. Huy động hợp lý sự đóng góp của nhân dân theo phương châm “nhà nước và nhân dân cùng làm” trong xây dựng trường học làm đường và các công trình công cộng khác.
Song song với các công trình về điện, đường giao thông nông thôn và các công trình phúc lợi dân sinh. Việc khuyến khích đầu tư phát triển công, nông, lâm, ngư nghiệp cũng cần phải được quan tâm chú trọng để đẩy mạnh sản xuất, khơi dậy ngành nghề truyền thống, mở mang ngành nghề mới, tăng nguồn thu cho NSX đồng thời nâng cao đời sống của nhân dân xã.
Đề nghị chính phủ, Bộ Tài chính, Sở Tài chính và các cấp bộ ngành có liên quan sớm nghiên cứu sửa đổi một số chính sách, chế độ phù hợp với thực tiễn ở địa phương. Nghiên cứu thành lập quỹ hỗ trợ đầu tư phát triển nông thôn, quỹ tín dụng phát triển NSX, xây dựng chương trình tiến tới không còn xã nghèo.
3.2.2. Giải pháp về chuyên môn nghiệp vụ.
3.2.2.1. Tăng cường quản lý NSX theo đúng nội dung quản lý NSX.
Để tăng cường quản lý NSX theo đúng nội dung quản lý NSX cần tiếp tục tuyên truyền, quán triệt sâu sắc luật NSNN trong cán bộ và nhân dân. Đồng thời trong quá trình thực hiện phải tuân thủ nghiêm ngặt toàn bộ nội dung quản lý NSX theo đúng tinh thần thông tư số 60/TT-BTC ngày 23/6/2003 của Bộ Tài chính, quy định về quản lý NSX…Đây là căn cứ để quản lý NSX và là một bước rất quan trọng tạo tiền đề để cho việc thực hiện quy chế dân chủ ở xã được chính phủ ban hành. Địa phương (huyện) cần triển khai và áp dụng thống nhất trong phạm vi toàn huyện, để các xã trên địa bàn huyện áp dụng và thực hiện theo đúng quy định.
Trong quá trình thực hiện các xã phải tuân thủ nghiêm ngặt tất cả các khâu sau:
Lập dự toán NSX; chấp hành dự toán NSX; kế toán và quyết toán NSX.
Lập và quyết định dự toán NSX: Hàng năm trên cơ sở hướng dẫn của UBND tỉnh và chỉ đạo của UBND huyện, UBND xã lập dự toán NSX cho năm sau, trình HĐND xã quyết định. Căn cứ vào quyết định của chính phủ; thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính; chế độ phân cấp về nguồn thu nhiệm vụ chi ngân sách; các nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội của xã; số kiểm tra về dự toán ngân sách do UBND huyện thông báo; tình hình thực hiện dự toán NSX năm hiện hành. Các ban hoặc tổ chức thuộc UBND xã căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được giao và chế độ định mức, tiêu chuẩn chi lập dự trù nhu cầu chi. Ban tài chính và NSX phối hợp với đội thu thuế xã tính toán các khoản thu NSNN trên địa bàn (chỉ trong phạm vi phân cấp do xã quản lý)…Ban tài chính và NSX tính toán cân đối, lập dự toán thu, chi NSX trình UBND xã báo cáo HĐND xã xem xét gửi UBND huyện và phòng tài chính huyện.
Dự toán thu: Phải lập theo mục lục NSNN gồm các chương, loại, khoản, nhóm, tiểu nhóm, mục, tiểu mục đã có trong quy định của mục lục NSNN áp dụng đối với xã.
Dự toán chi: Gồm các chương theo mã số quy định của mục lục NSNN. Cân đối NSX nên dựa trên nguyên tắc chi cân đối với nguồn thu tự có của NSX. Việc bổ sung nguồn thu từ ngân sách cấp trên chỉ thực hiện khi thực sự cần thiết và theo những mục đích nhất định.
Quyết định dự toán NSX: Sau khi nhận được quyết định giao nhiệm vụ thu, chi ngân sách của UBND huyện, UBND xã hoàn thành dự toán ngân sách theo lĩnh vực trình HĐND xã quyết định. Sau khi dự toán NSX được HĐND xã quyết định, UBND xã báo cáo UBND huyện, phòng tài chính huyện đồng thời công khai cho nhân dân biết theo quy chế công khai tài chính về NSNN.
Chấp hành dự toán NSX: Các xã phải tổ chức thực hiện dự toán đúng quy định của điều khoản về luật ngân sách và nghị định, thông tư của Chính Phủ hướng dẫn chấp hành dự toán NSX. Nghiệp vụ quản lý tài chính NSX đòi hỏi phải chặt chẽ phù hợp và không được trái với các điều luật, các văn bản quy chế về quản lý NSX trong khâu chấp hành dự toán NSX. Quỹ NSNN phải được quản lý tại KBNN, mở tài khoản NSX tại KBNN huyện để hạch toán khớp đúng với thu, chi NSNN. Việc chấp hành dự toán chi NSX phải đảm bảo nguyên tắc: Kinh phí đã được ghi trong dự toán năm và kế hoạch hàng tháng chi tiêu tuỳ thuộc vào số thu của NSX. Nghiệp vụ quản lý chi tiêu, xuất quỹ NSX phải quy định rõ ràng đúng quy định của luật ngân sách.
Kế toán và quyết toán NSX: Ban tài chính và ngân sách xã có trách nhiệm thực hiện công tác hạch toán kế toán và quyết toán NSX theo mục lục NSNN áp dụng đối với cấp xã và chế độ kế toán NSX hiện hành (Theo quyết định 130/2003/QĐ-BTC ngày 18/8/2003 của Bộ Tài chính và công văn số 1139KB/KT ngày 11/9/2003 của KBNN TW về việc ban hành chế độ kế toán hiện hành); thực hiện chế độ báo cáo kế toán và quyết toán theo quy định. KBNN huyện nơi giao dịch thực hiện công tác kế toán thu, chi quỹ NSX theo quy định. Thời gian chỉnh lý quyết toán NSX hết ngày 31/1 năm sau. Cần phối hợp với KBNN huyện đối chiếu lại tất cả các khoản thu, chi NSX trong năm đảm bảo hạch toán đầy đủ, chính xác các khoản thu, chi theo mục lục NSNN áp dụng đối với xã, kiểm tra lại số thu được phân chia giữa các cấp ngân sách theo tỷ lệ quy định.
Những khoản chi trong trường hợp cần thiết phải chi nhưng chưa chi được do nguồn thu tập trung chậm thì được phép chi hết ngày 15/1 năm sau.
Ban tài chính và ngân sách xã phải tiến hành lập báo cáo quyết toán thu, chi ngân sách hàng năm trình UBND xã xem xét để trình HĐND xã phê duyệt, đồng thời gửi phòng tài chính huyện để tổng hợp, gửi báo cáo quyết toán năm cho phòng tài chính chậm nhất ngày 15/2 năm sau. Quyết toán chi NSX không được lớn hơn quyết toán thu NSX. Kết dư NSX là số chênh lệch lớn hơn giữa số thực thu và số thực chi NSX. Phòng tài chính huyện có trách nhiệm kiểm tra báo cáo quyết toán chi NSX, nếu có sai sót phải báo cáo cho UBND huyện yêu cầu HĐND xã điều chỉnh lại.
3.2.2.2. Tăng cường cải tạo, nuôi dưỡng nguồn thu và cơ chế quản lý nguồn thu NSX.
Muốn nguồn lực tài chính đủ mạnh để thực hiện các chức năng nhiệm vụ cho bộ máy chính quyền ở xã đòi hỏi phải tăng cường cải tạo, nuôi dưỡng nguồn thu NSX. Cần phải triệt để khai thác các nguồn thu và quản lý chặt chẽ nguồn thu cho NSX. Để phát triển nguồn thu cho NSX ngoài việc phải tận dụng khai thác những tiềm năng hiện có, xã cần phải có biện pháp nuôi dưỡng và tạo nguồn thu bằng cách xây dựng chợ, bến bãi…Dành một phần vốn ngân sách cho đầu tư khoa học kỹ thuật trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi ở xã…
Trong phần thực trạng công tác tổ chức quản lý thu, chi ngân sách trên địa bàn trong thời gian qua cho thấy thực tế số thu NSX trên địa bàn huyện Nam Đàn chưa phản ánh hết nguồn thu vào NSNN, cụ thể:
Với khoản thu môn bài hộ nhỏ: Với số liệu phân tích cho thấy tình trạng thất thu thuế còn quá lớn. Do nhân dân cố tình trốn thuế, còn tình trạng dây dưa kéo dài thời gian nộp, cố tình làm sai giảm số thu thuế đã nộp. Nhà nước cần có biện pháp giao cho chính quyền xã thành lập một đội tuyên truyền vận động để các đối tượng nộp thuế hiểu rõ trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi của người nộp thuế, hạn chế bớt sự thất thu thuế hàng năm làm giảm đáng kể nguồn thu của NSX. Đồng thời phải nghiêm minh xử lý các đối tượng vi phạm, trốn lậu thuế.
Về thu hoa lợi công sản: Trên địa bàn làm chưa được tốt, cần đẩy mạnh hơn nữa quản lý nguồn thu này cho NSX. Đặc biệt trên địa bàn huyện co nhiều xã co mặt nước ao hồ, đồi trống….. rất phù hợp cho việc phát triển kinh tế theo VAC nên Có thể thực hiện hình thức khoán thu hoặc đấu thầu những diện tích và đồi núi này dể cho nhân dân thực hiện lam kinh tế ngay tại quê hương, nhưng thời gian đấu thầu tối đa quy định không quá 20 năm. Vừa đảm bảo cho người dân có thể cải thiện được cuộc sống lại vừa có thể tăng thu cho ngân sách xã. Những diện tích đất công ích, hàng cây lâu năm, những đầm, hồ, ao…nằm ở địa phận xã nào thì giao cho xã ấy quản lý để tiện chăm sóc, bảo quản và trực tiếp đấu thầu. Mức đấu thầu chọn gói, người thầu khoán chỉ nộp một khoản tiền thầu duy nhất theo cốt đất cao hay trũng, vị trí địa lý, đất đẹp hay xấu có định mức khác nhau.
Về phí và lệ phí: Khoản thu nay thường là rất khó quản lý vì nó vừa nhỏ lại nhiều nên chăng lấp ra một đội bộ phận chuyên quản lý khoản thu này bàng hình thức đấu thầu theo số thu nhất định và định kỳ nộp cho ngân sách xã .Đặc biệt với các khoản thu lệ phí chợ ,thu phí thu trông giữ xe đạp ,máy …nên thành lập một đội quản lý và giao khoán số thu hợp lí .Với phí cầu, đường, bến bãi, đò phà khoán số thu cho cá nhân và có sự kiểm tra của chính quyền cơ sở. Hoặc có thế quan lý khoản thu này theo hình thức bán biên lai thu phí và quản lý theo số biên lai và số cuống vé.
Các khoản thu khác: Như thu thanh lý khấu hao máy móc thiết bị, thu sự nghiệp giáo dục, y tế,văn hoá, bán tài sản, đền bù đất, dịch vụ du lịch, tài sản bị tịch thu …cần được quản lý cụ thể nộp vào ngân sách sau khi đã trừ chi phí .Đối với khoản đóng góp của nhân dân phải được HĐND xã phê duyệt và quản lí công khai, đầu tư thích đáng mang lại hiệu quả cao .
Đối với khoản thu điều tiết: Cần phải tăng thêm các khoản thu điều tiết cho NSX từ các loại thuế để đảm bảo các khoản chi thường xuyên cho bộ máy cấp uỷ đảng, chính quyền, đoàn thể nhân dân hoạt động bình thường và có hiệu quả .
Đối với thuế sử dụng đất nông nghiệp và thuế nhà đất, do luôn có biến động thay đổi diện tích nên việc điều tra và theo dõi diện tích để đưa vào sổ quản bộ quản lý thu thuế là công tác quan trọng của chính quyền xã và đội thuế. Cần phải luôn phối hợp chặt chẽ cùng cán bộ xã, nắm chắc từng diện tích, từng hạng đất. Công tác triển khai thu cũng là vấn đề cực kì quan trọng đối với Nam Đàn, chủ yếu là sản xuất nông nghiệp nên thu chủ yếu tập trung vào mùa vụ sau mỗi vụ thu hoạch .Vì thế từ khi chuẩn bị bước vào thời điểm thu, xã phải nắm chắc diện tích chịu thuế theo sổ bộ thuế từng xã, phân công cán bộ xã, cán bộ thuế quản lý từng địa bàn. Căn cứ theo thông báo số phải nộp của từng hộ để tổ chức triển khai thực hiện thu nộp thuế trực tiếp cho đôi thuế xã .Việc chấm sổ bộ theo dõi thu nôp thuế phải chặt chẽ, có thông tin giữa đội thuế xã và xã về các hộ cố tình dây dưa việc nộp thuế để có biện pháp xử lý .
Đối với thuế chuyển quyền sử dụng đất, thuế tài nguyên, thuế giá trị gia tăng cần được trú trọng khai thác, tận thu để góp phần ngày càng tăng thu cho ngân sách xã từ những khoản thu này .Tóm lại, đảng ủy HĐND, UBND xã phải coi công tác quản lý thu thuế, phí, lệ phí không chỉ riêng nghành thuế mà là của chung toàn xã hội. Sự kết hợp giữa cơ quan thu và chính quyền là cơ sở hết sức quan trọng nhằm hoàn thiện nhiệm vụ thu, chi NSX.
3.2.2.3. Thực hiện đổi mới tăng cường quản lý chi NSX.
Trước hết cần có cơ cấu chi ngân sách một cách thích hợp : Thời gian qua chi cho đầu tư phát triển trên địa bàn Nam Đàn còn chiếm tỷ lệ thấp, các khoản chi tiếp khách, hội nghị, vật dụng văn phòng … còn cao, cần thiết phải có sự cân nhắc giữa các khoản chi này đảm bảo triệt để tiết kiệm, hiệu quả. Đảm bảo chi đúng đối tượng, chi đúng kế hoạch, tiêu chuẩn định mức chi của xã. Hiện nay còn tồn tại khoản chi hỗ trợ cho công tác thu trên địa bàn còn cao, không đúng với phạm vi trách nhiệm của xã cần phải khắc phục ngay tình trạng này .
Công việc điều hành chi, trước hết cần dựa vào kế hoạch, dự toán được duyệt và nhiệm vụ chi được giao. Trong chi thường xuyên, hàng quý xã phải lập dự toán cụ thể và đầy đủ hồ sơ, thủ tục theo quy định giữa cơ quan tài chính, cơ quan cấp trên xét duyệt. Căn cứ vào khả năng thu NSX, cơ quan tài chính ra thông báo dự toán cho xã. Đảm bảo chi thường xuyên phải tuân thủ đúng theo quy định của nhà nước, chỉ đựơc phép chi khi khoản đó đã có trong dự toán được duyệt, chi đúng chế độ, định mức được giao, đựơc chủ tài khoản chuẩn chi.
Trong chi đầu tư phát triển, quản lý khoản chi này phải đảm bảo đúng các nguyên tắc tài chính, không giàn đều mà có sự lựa chọn, tập trung đầu tư các công trình trọng điểm, không chắp vá đảm bảo chất lượng tuổi thọ công trình và phục vụ ngày một tốt hơn cho nhu cầu sử dụng của nhân dân trên địa bàn xã. Thực hiện bàn bạc dân chủ, thống nhất các khoản chi, thu một cách công khai theo phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm” nhằm tránh tình trạng tiêu cực, giữ đoàn kết nội bộ, tạo niềm tin với nhân dân.
Nội dung công khai:
Dự toán thu chi NSX: Sau khi dự toán thu chi NSX đựơc cấp trên phê chuẩn UBND xã thực hiện việc công khai chi tiết các khoản thu, chi NSX trong năm của địa phương để cán bộ, Đảng viên và nhân dân biết được kế hoạch thu chi NSX, thông báo đó để thực hiện chức năng giám sát và cùng có trách nhiệm trong việc xây dựng dự toán NSX.
Quyết toán thu chi ngân sách năm: Sau ngày 31 tháng 2 hàng năm UBND xã hoàn chỉnh số liệu để báo cáo kết quả thu chi NSX với cấp trên, các thành viên UBND xã, hội nghị ban chấp hành đảng bộ và trình HĐND xã ; báo cáo công khai trước hội nghị đảng bộ và nhân dân trong xã.
Tiếp thu ý kiến của nhân dân như: Kinh nghiệm quản lý và khai thác nguồn thu trên địa bàn nguồn thu còn xót, nên tiết kiệm chi nghiệp vụ như thế nào, đầu tư như thế nào là đúng mức và hợp lý.
3.2.2.4.Công tác thanh tra, kiểm tra trong quản lý NSX phải được tiến hành thường xuyên.
Luôn coi trọng công tác kiểm tra nội bộ và kiểm tra hành chính đẩy mạnh mọi hoạt đông thu chi NSX, kiểm tra từ thấp đến cao, từ chi tiết đến cụ thể , từ trên xuông dưới … nhằm phát hiện ra những mặt yếu kém trong quản lý NSX, uốn nắn kịp thời và gắn việc xây dựng phát triển NSX với xây dựng Đảng, củng cố chính quyền cơ sở, làm trong sạch đội ngũ cán bộ chính quyền cơ sở.
Chủ tài khoản (chủ tịch xã hoặc người được uỷ quyền) phải xem xét cân nhắc thật kĩ các chứng từ, số thu chi và thực tế hoạt động phát sinh trước khi ký các quyết định chuẩn chi hay chuẩn thu để kịp thời phát hiện và ngăn chặn những sai trái trong thu chi như: Chi sai chế độ, chính sách, vượt chỉ tiêu định mức, tránh hiện tượng tham ô lãng phí, triệt để thu và nâng cao hiệu quả chi.
Kế toán NSX và thủ quỹ cũng cần kiểm tra lại các chứng từ trước khi nhập quỹ hoặc xuất quỹ để khi phát hiện nếu có sai xót phải báo cáo ngay với chủ tài khoản để kịp thời xử lý.
HĐND xã ngoài việc quyết định dự toán và báo cáo quyết toán xã hàng năm còn phải luôn luôn nắm bắt việc quản lý ngân sách đang diễn ra ở xã đó đôn đốc kiểm tra sổ sách kế toán, kiểm tra việc sử dụng quỹ tiền mặt và kiểm tra mọi hoạt động thu chi NSX phát sinh trên địa bàn để có biện pháp điều chỉnh công tác chấp hành NSX.
Phòng Tài Chính huyện có nhiệm vụ giúp UBND huyện và Sở Tài Chính (phòng quản lý ngân sách huyện xã) kiểm tra tài liệu báo cáo tiếp nhận từ xã. Phối hợp với cơ quan thuế trong việc quản lý thu NSNN trên địa bàn theo luật định. Phối hợp với kho bạc nhà nước cấp huyện thực hiên cấp phát đầy đủ, kịp thời, đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức cho các xã trên điạ bàn .
3.2.3. Giải pháp về tăng cường sự lãnh đạo của các cấp.
Xã là đơn vị hành chính cơ sở có tầm quan trọng đặc biệt, đó không chỉ là một đơn vị hành chính về mặt nhà nước mà còn là “ngôi nhà chung” của cộng đồng dân cư. Ngày nay với vai trò, vị trí của cấp xã càng đựơc nâng cao quy mô NSX ngày một lớn dần, để quản lý tốt NSX trong những năm tới chúng ta không thể không quan tâm tới việc xây dựng, tổ chức bộ máy chính quyền xã cũng như tăng cường tổ chức bộ máy quản lý NSX các cấp. Xác định rõ vị trí vai trò NSX vừa là công cụ vừa là phương tiện vật chất để chính quyền xã hoàn thành chức năng và nhiệm vụ được nhà nước và nhân dân giao phó.
Đối với cấp tỉnh: Cần có biện pháp để củng cố và tổ chức phòng quản lý ngân sách huyện xã đủ mạnh về chuyên môn, nghiệp vụ, phương tiện, điều kiện làm việc và lực lượng để đủ sức tham mưu cho UBND tỉnh, giúp phòng tài chính các huyện tổ chức quản lý NSX theo luật ngân sách nhà nước và các văn bản chế độ quy định của Trung ương và điạ phương kịp thời, có hiệu quả. Tổng hợp quyết toán NSX của tỉnh chính xác, nhanh kịp thời gửi bộ tài chính.
Đối với cấp huyện: Phòng Tài Chính của mỗi huyện cần một tổ chức quản lý NSX, chuyên đảm nhận công việc hướng dẫn, triển khai thực hiện kiểm tra mọi hoạt động thu, chi NSX trên địa bàn huyện theo đúng quy định của luật ngân sách và các văn bản, thông tư hướng dẫn của cấp trên. Định kỳ tổng hợp báo cáo tình hình thu, chi ngân sách của các xã trong toàn huyện. Qua thực tế, đề xuất những biện pháp quản lý NSX với phòng để tham mưu cho UBND huyện chỉ đạo kịp thời, sát với thực tế của địa phương. Đặc biệt đối với huyện Nam Đàn cần phải bố trí thêm nhân sự sao cho phù phù hợp với trình độ và khối lượng công việc. Như số lượng nhân sự như bây giơ (8 cán bộ) thi chưa thể quán xuyến hết cộng việc được giao, phải bố trí làm sao mỗi cán bộ đảm nhận một công việc nhất định và quản lý một số xã nhất định nào đó để họ có trách nhiệm hơn trong công việc, nâng cao hiệu quả công việc.
Đối với cấp xã: Ban tài chính và ngân sách có trách nhiêm giúp UBND xã thực hiện quản lý tài chính và NSX theo quy định của nhà nước và sự hướng dẫn, chỉ đạo của cơ quan tài chính cấp trên. Phần lớn cán bộ tài chính của xã đều chưa qua đào tạo chính quy về chuyên môn nghiệp vụ mà chủ yếu là làm công tác kiêm nhiệm. Chủ tài khoản NSX (chủ tịch UBND xã hoặc người được uỷ quyền) nói chung đều chưa qua lớp bồi dưỡng lớp nghiệp vụ kinh tế tài chính. Vì thế trước yêu cầu quản lý hiện nay và trong thời gian tới cần có những biện pháp tăng cường kiện toàn, chuẩn hoá và nâng cao năng lực cho bộ máy quản lý NSX bằng cách tổ chức ngay các lớp bồi dưỡng cán bộ xã bắt buộc các xã nhất thiết phải cử cán bộ xã mình đi học. Đối với cán bộ kế toán NSX phải được bố trí làm việc chuyên môn, ổn định không nên thay đổi nhiều và cần có kế hoạch quy định đào tạo bồi dưỡng nguồn kế cận khi cần thiết phải thay đổi công tác đối với cán bộ NSX; Đồng thời đưa tài liệu về cho các xã đầy đủ, kịp thời để cán bộ xã nắm được tình hình và triển khai ngay.
Cần có chế độ đãi ngộ cho nhưng người làm công tác tài chính phù hợp để họ cảm thấy nhân được những gì tương xứng với công lao họ cống hiến, càng không nên thay đổi nhân sự trong ban tài chính khi chưa thực sự càn thiết để họ làm lâu dài thì mới phát huy được những kinh nghiêm trong thực tế của họ. Cần có chế độ khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ xã và các cơ quan đơn vị có liên quan trong việc chấp hành cơ chế quản lý NSX theo luật NSNN.
3.2.4. Tăng cường quản lý, đào tạo và bồi dưỡng cán bộ xã theo kịp sự đổi mới của cơ chế quản lý.
Đào tạo, bồi dưỡng và bố trí cán bộ tài chính – kế toán xã là một trong những giải pháp tích cực, góp phần nâng cao năng lực, chuyên môn cho đội ngũ cán bộ xã để có thể đảm đương được nhiệm vụ của chính quyền xã.
Công tác quản lý và phát triển đội ngũ cán bộ xã đi vào nề nếp, chính quy, hiện đại, đảm bảo đúng cơ sở pháp lý và nguyên tắc quản lý cán bộ đảng. Đội ngũ cán bộ xã phải ổn định, chuyên nghiệp, có đủ phẩm chất, năng lực thi hành công vụ, trong sạch, tận tuỵ phục vụ thực sự là cầu nối giữa cộng đồng dân cư trong xã với cơ quan nhà nước cấp trên.
Để đạt được mục tiêu trên cần thực hiện các phương án chủ yếu sau:
- Đào tạo và phát triển đội ngũ cán bộ xã trên cơ sở sác định rõ hơn các chức năng, nhiệm vụ của bộ máy chính quyền cấp xã trong điều kiện và tình hình nhiệm vụ mới.
- Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ xã phải tiến hành đồng bộ cả về xây dựng thể chế, tổ chức, quản lý, chế độ chính sách đãi ngộ.
Các loại hình đào tạo có thể lựa chọn gồm:
Bồi dưỡng ngắn ngày theo chuyên đề: Loại hình này thường được tiến hành trong khoảng thời gian từ 12 đến 14 ngày với ba nội dung lớn:
- Chức trách, nhiệm vụ và cách thức thực hiện một số nhiệm vụ lớn thuộc chu trình NSX.
- Phương pháp hạch toán kế toán thu, chi NSX.
- Giải đáp thắc mắc cho học viên nên ra và giúp họ sử lý tình huống trong thực tế đã gặp.
Loại hình này có điểm ưu việt là: thời gian tập trung ngắn, các nội dung đưa ra vừa sức với trình độ của các xã, như huyện Nam Đàn. Loại hình này có độ hữu dụng cao. Tuy nhiên chỉ coi đây là giải pháp trước mắt mang tính nhất thời để kịp thời đáp ứng yêu cầu quản lý NSX.
Đào tạo theo hình thức tại chức ở bậc trung cấp: Loại hình này thường được tiến hành trong 3 năm và chia ra làm nhiều đợt tập trung học trong năm. Mỗi đợt không quá 20 ngày, cán bộ tài chính, kế toán xã vẫn có thể vừa đi học vừa đi làm. Nội dung đào tạo của loại hình này được tiến hành dựa trên nội dung của hệ đào tạo trung cấp tập trung. Nhờ vậy mà người tham gia chương trình đào tạo này có được một hệ thống kiến thức đầy đủ hơn, đáp ứng yêu cầu quản lý hiện nay ở cấp xã. Có thể coi đây là giải pháp hữu hiệu, nên chọn trong chiến lược đào tạo trung hạn nguồn nhân lực cho NSX nước ta hiện nay. Tuy nhiên muốn thực hiện được cần phải có một cơ chế sử dụng lao động do chính phủ quy định một cách chắc chắn.
Hình thức này đang được áp dụng tại trường trung học kinh tế tỉnh Nghệ An tính đến năm 2010, toàn huyện Nam Đàn cố gắng phấn đấu đạt 100% cán bộ xã có trình độ từ trung cấp kế toán trở lên.
Đào tạo theo hình thức tại chức bậc đại học: Hình thức đào tạo này trong khoảng thời gian 5 năm với nội dung chương trình của hệ đại học tại chức tài chính – kế toán chuyên ngành tài chính nhà nước. Loại hình đào tạo này mang tính chất cơ bản phục vụ cho mục tiêu chiến lược trung hạn. Thực hiện được việc này chắc chắn chất lượng cán bộ quản lý tài chính NSX đáp ứng được yêu cầu quản lý NSX hiện nay và trong những năm tới. Làm được vấn đề này quan trọng phải có chính sách sử dụng người đào tạo này như các công chức, viên chức nhà nứơc làm việc tại chính quyền cơ sở, để có thể được hưởng theo bằng cấp thì hiệu quả của công tác đào tạo mới mang lại giá trị đích thực.
3.3. Một số ý kiến nhằm góp phần hoàn thiện công tác quản lý ngân sách xã trên địa bàn huyện Nam Đàn trong những năm tới.
Từ thực trạng trong công tác quản lý NSX trên địa bàn huyện thời gian qua để công tác quản lý NSX có hiệu quả hơn em xin mạnh dạn nêu lên một số ý kiến của riêng bản thân mình như sau:
Về tổ chức bộ máy: Theo quy định hiện nay tại xã có một trưởng ban tài chính, một kế toán trưởng theo chức danh chuyên môn. Trưởng ban tài chính xã thường đa số không được qua đào tạo chuyên môn nghiệp vụ tài chính kế toán và thay đổi theo nhiệm kỳ của HĐND, do đó mà công việc chủ yếu đều do kế toán thực hiện, khối lượng công việc ở xã không phải là nhỏ mà lại chỉ có một kế toán phụ trách là hoàn toàn chưa hợp lý. Cần tổ chức bộ máy kế toán xã như sau: một kế toán trưởng và một kế toán viên, trưởng ban tài chính do chủ tịch hoặc phó chủ tịch kiêm nhiệm.
Ngoài ra, cần quán triệt đến cấp uỷ đảng, chính quyền các cấp, ngành tài chính nhất là cấp xã thật sự quan tâm đến công tác quản lý NSX theo luật NSNN.Có sự chỉ đạo thống nhất của cấp uỷ đảng và bộ máy chính quyền tăng cường tập huấn nghiệp vụ. Thường xuyên kiểm tra tránh tình trạng xem nhẹ, khoán trắng cho xã, cho cơ quan tài chính với tư tưởng ngân sách cấp nào cấp ấy đi mà lo nguồn thu, nhiệm vụ chi, xác định mức bổ sung là xong.
Sớm có kế hoạch, biện pháp để củng cố, chuẩn hoá, nâng cao năng lực, quy định trách nhiệm, quyền hạn và quyền lợi của các thành viên trong ban tài chính xã, nhất là chế độ đào tạo, sử dụng học sinh các trường đại học, cao đẳng, trung học tài chính về công tác tại xã.
Về phân cấp nguồn thu: Theo quy định của luật NSNN thì NSX có thể được phân cấp từ 9 đến 12 khoản thu phân chia nhưng có những khoản thu do xã đảm nhận thu lại không cho xã hưởng. Đề nghị trung ương khi quy định về phân chia nguồn thu nên gắn với công tác quản lý thu.
Để đảm bảo các khoản chi thường xuyên cho bộ máy cấp uỷ đảng, chính quyền, đoàn thể nhân dân của xã hoạt động bình thường và có hiệu quả cần tăng thêm các khoản điều tiết cho NSX từ các loại thuế. UBND tỉnh chỉ nên quyết định tỷ lệ điều tiết cho từng xã trên cơ sở đề xuất của UBND huyện, như vậy không vi phạm luật ngân sách và dành quyền tự chủ tài chính cho các huyện. Nếu giao cho UBND tỉnh quyết định tỷ lệ điều tiết cho các xã sẽ không sát thực tế dễ xảy ra tình trạng bất bình đẳng giữa các xã trong huyện.
Về kiểm soát chi ngân sách: Để thuận tiện trong công tác quản lý và chi ngân sách đề nghị bộ tài chính ban hành định mức chi tiêu cụ thể cho xã như: phương tiện làm việc, định mức chi về hoạt động văn hoá, thông tin, thể dục thể thao, phát thanh do xã tổ chức nhằm tránh tình trạng các cán bộ tài chính lợi dụng vao những việc này để rút ruột nhà nước.
Về mục lục NSNN: Trên cơ sở hệ thống mục lục ngân sách chung đề nghị bộ tài chính có văn bản cụ thể hoá mục lục ngân sách cho cấp xã để thống nhất việc hạch toán, kế toán thu, chi NSX. Hiện nay mục lục ngân sách còn quá nhiều gây khó khăn trong hạch toán kế toán NSX. Cấp xã vừa là một cấp ngân sách vừa là một đơn vị hạch toán kế toán đặc biệt (cùng một đơn vị nhưng thu, chi ngân sách lại hạch toán ở nhiều chương loại khác nhau).
Trên đây là một số ý kiến của bản thân em trong quá trình thực tập tại Phòng Tài Chính – Kế Hoạch huyện Nam Đàn và nghiên cứu thực hiện đề tài “Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách xã trên địa bàn huyện Nam Đàn tỉnh Nghệ An trong những năm tới”.
Kết luận
Ngân sách xã là một bộ phận cấu thành của ngân sách nhà nước. Thực hiện quản lý NSX theo luật ngân sách nhà nước là một công việc khó khăn và phức tạp, ở đó các hoạt động thu, chi tài chính diễn ra được quản lý chặt chẽ và công khai…vì vậy cần có sự nhận thức đúng mức, đối với các cấp uỷ đảng chính quyền các cấp, ngành tài chính mà trước tiên là ở cấp xã. Sau hơn một năm thực hiện luật ngân sách nhà nước (có sửa đổi, bổ xung), mặc dù gặp nhiều khó khăn, nông sản nông dân làm ra tiêu thụ chậm giá thấp, công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp phát triển chậm. Song trong thời gian qua do thực hiện quản lý NSX theo luật ngân sách nhà nước nên đã có những tác động tích cực góp phần tiếp tục ổn định và phát triển kinh tế xã hội ở cơ sở.
Tuy nhiên công tác quản lý NSX theo luật ngân sách nhà nước hơn một năm qua cũng còn không ít những tồn tại vướng mắc, đặc biệt là những thiếu sót trong nhận thức, trong chỉ đạo, điều hành và trong công tác hoàn thiện cơ chế, chính sách trước đòi hỏi của thực tiễn, cần phải nhanh chóng đề ra các giải pháp khắc phục nhằm phát huy hơn nữa vị trí, vai trò của NSX đối với chính quyền cơ sở.
Thông qua đề tài: “Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách xã trên địa bàn huyện Nam Đàn, Tỉnh Nghệ An trong những năm tới”, em muốn nêu lên những kết quả bước đầu và những tồn tại, nguyên nhân trong quản lý NSX, đồng thời trình bày những giải pháp cơ bản để nâng cao hiệu quả công tác quản lý NSX. Kính mong các thầy giáo, cô giáo và bạn đọc đóng góp những ý kiến phê bình cụ thể, thiết thực để bản luân văn được hoàn thiện, với mong muốn sẽ giúp được phần nào công tác quản lý NSX theo luật ngân sách nhà nước của huyện Nam Đàn, Tỉnh Nghệ An trong những năm tới đạt kết quả tốt hơn.
Tài liệu tham khảo.
Luật ngân sách nhà nước năm 2002.
Các văn bản hướng dẫn thi hành luật ngân sách nhà nước năm 2002.
Các tạp chí Tài Chính.
Các tạp chí Nghiên cứu kinh tế.
Giáo trình Quản Lý Tài chính Nhà Nước – Học Viện Tài Chính.
Quyết định 192/2004/QĐ-TTg của Thủ Tướng chính phủ và thông tư số 03/2005/TT-BTC của Bộ Tài chính.
Thông tư số 60/2003/TT-BTC của Bộ Tài Chính.
Các văn bản, số liệu của phòng tài chính huyện Nam Đàn.
Một số tài liệu khác.
Mục lục:
Lời nói đầu………………………………………………………….
Chương 1: NSX và những vấn đề về NSX…………………………
Những vấn đề chung về NSX………………………………
Quá trình hình thành và phát triển của NSX.
1.1.2. Khái niệm,nội dung thu chi của NSX.
1.1.2.1. Khái niệm:
1.1.2.2. Nội dung thu chi của NSX.
1.1.2.2.1 Nguồn thu của Ngân Sách Xã.
1.1.2.2.2 Nhiệm vụ chi của Ngân sách Xã.
1.1.3.Vai trò của Ngân sách xã trong hệ thống ngân sách nhà nước và trong việc phát triển kinh tế nông thôn hiện nay
1.2. Nội dung quản lý Ngân sách xã:
1.2.1. Lập dự toán Ngân sách xã:
1.2.2.Chấp hành dự toán Ngân sách xã.
Quyết toán Ngân sách xã:
1.2.4. Công khai Ngân sách xã:
1.2.4.1. Sự cần thiết của công khai minh bạch trong quản lý NSNN ở nước ta trong điều kiện hiện nay.
1.2.4.2 Nội dung công khai ngân sách xã:
1.3. Sự cần thiết phải hoàn thiện công tác Quản Lý Ngân sách xã.
Chương 2: thực trạng công tác quản lý Ngân sách xã trên địa bàn huyện nam đàn, tỉnh nghệ an trong trong thời gian qua.
2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội của huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.
2.1.1 Đặc diểm tự nhiên kinh tế xã hội của huyện Nam Đàn.
2.1.2.Khái quát tổ chức bộ máy của phòng tài chính huyện Nam Đàn:
2.2 Thực trạng công tác quản lý Ngân sách xã trên địa bàn huyện Nam Đàn trong thời gian qua.
2.2.1. Lập dự toán Ngân sách xã.
2.2.2 Chấp hành dự toán Ngân sách xã.
2.2.2.1. Tình hình tổ chức, quản lý thu ngân xã trên địa bàn.
2.2.2.2. Tình hình tổ chức và quản lý chi Ngân sách xã.
2.2.3 Khâu quyết toán Ngân sách xã.
2.3 Thực hiện công khai tài chính Ngân sách xã trên địa bàn huyện Nam Đàn.
2.4 Những nhận xét chung về công tác quản lý Ngân sách xã trên địa bàn huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An
2.4.1 Những kết quả và nguyên nhân.
2.4.1.1.Về kết quả .
2.4.1.2. Nguyên nhân đạt được kết quả trên .
2.4.2. Những tồn tại và nguyên nhân.
2.4.2.1.Những tồn tại.
2.4.2.2. Nguyên nhân dẫn tới tồn tại trên.
Chương 3:Các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý NSX theo quy định của pháp luật trên địa bàn huyện nam đàn, tỉnh nghệ an trong những năm tới.
3.1.Mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội tới của huyện Nam Đàn tỉnh Nghệ An trong những năm (giai đoạn 2005-2010).
3.2. Phương hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý NSX theo luật ngân sách trên địa bàn huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.
3.2.1. Khuyến khích phát triển kinh tế – xã hội trên địa bàn.
3.2.2. Giải pháp về chuyên môn nghiệp vụ.
3.2.2.1. Tăng cường quản lý NSX theo đúng nội dung quản lý NSX.
3.2.2.2. Tăng cường cải tạo, nuôi dưỡng nguồn thu và cơ chế quản lý nguồn thu NSX.
3.2.2.3.Thực hiện đổi mới tăng cường quản lý chi NSX.
3.2.2.4.Công tác thanh tra, kiểm tra trong quản lý NSX phải được tiến hành thường xuyên.
3.2.3. Giải pháp về tăng cường sự lãnh đạo của các cấp.
3.2.4. Tăng cường quản lý, đào tạo và bồi dưỡng cán bộ xã theo kịp sự đổi mới của cơ chế quản lý.
3.3. Một số kiến nghị.
Kết luận
Bảng 3: Tình hình thực hiện các khoản thu 100%.
Đơn vị: triệu đồng
STT
Năm
Nội dung
2003
2004
Chênh lệch số thực hiện 2004/2003
Dự toán
Thực hiện
TH/DT (%)
Dự toán
Thực hiện
TH/DT
(%)
Số tiền
%
1
Thuế môn bài
169
117
69,23
151
189
125,17
72
161,54
2
Phí, lệ phí
654
671
10,59
676
766
113,31
95
114,16
3
Thu sự nghiệp
1226
854
69,66
1300
853
65,62
-1
99,88
4
Quỹ đất và hoa lợi công ích
2098
2334
111,25
2110
2255
106,87
-79
96,62
5
Thu đóng góp của dân
7788
8289
106,43
7750
7745
99,94
-544
93,44
6
Thu kết d ngân sách
2121
2398
113,06
2850
4196
147,23
1798
174,98
7
Thu khác
839
893
106,44
813
985
121,16
92
110,30
8
Tổng cộng
14895
15556
104,44
15650
16989
108,56
1433
109,21
(Nguồn: Phòng Tài chính-kế hoạch).
Bảng 4: Tình hình thực hiện các khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm với Ngân sách cấp trên.
Đơn vị tính: Triệu đồng
STT
Năm
Nội dung
2003
2004
Chênh lệch số thực hiện 2004/2003
Dự toán
Thực hiện
TH/DT
(%)
Dự toán
Thực hiện
TH/DT
(%)
Số tiền
%
1
Thuế sử dụng đất nông nghiệp
62
100
161,29
75
150
200
50
150
2
Thuế chuyển quyền sử dụng đất
7
8
114,29
70
80
14,29
72
1000
3
Thuế nhà đất
27
30
111,11
190
198
104,21
168
660
4
Tiền cấp quyền sử dụng đất
1206
2730
226,37
2575
3603
131,92
873
131,98
5
Thuế GTGT - TNDN
253
365
144,27
280
385
137,5
20
105,48
6
Tổng cộng
1555
3233
207,91
3190
4416
138,43
1183
136,59
(Nguồn: Phòng Tài Chính – Kế Hoạch huyện Nam Đàn).
Bảng 5: Tình hình thực hiện khoản thu bổ sung từ Ngân sách cấp trên
Đơn vị tính : triệu đồng
Năm
Nội dung
2003
2004
Chênh lệch số thực hiện 2004/2003
DT
TH
TH/DT
DT
TH
TH/DT
ST
%
Bổ sung cân đối
7000
7.613
108,76
7.450
7627
102,38
14
100.18
Bổsung có mục tiêu
4332
7.631
176,15
5.150
5.114
99,31
-2.517
67,02
Tổng số
11.332
15.244
135,52
12.600
12.770
101,35
-2.474
83,77
(Nguồn phòng tài chính - kế hoạch huyện Nam Đàn)
Bảng 6: Tình hình chi Ngân sách xã của Huyện Nam Đàn.
Đơn vị tính : Triệu đồng.
Năm
`
Nội dung
2003
2004
Chênh lệch số TH 2004/2003
DT
TH
TH/DT (%)
DT
TH
TH/DT (%)
ST
%
Tổng chi Ngân sách xã
27.435
28.442
103,67
28.550
29.880
104,66
1438
105,1
Chi thường xuyên
13.895
14.491
104,29
14.550
14.784
102,02
-9709
102,02
Chi đầu tư phát triển
13.540
13.951
103,04
14.000
15.096
108,20
1145
108,21
(Nguồn phòng tài chính kế hoạch huyện Nam Đàn)
Bảng 8: Tình hình thực hiện chi thờng xuyên Ngân sách xã trên địa bàn huyện Nam Đàn.
Đơn vị: triệu đồng
STT
Năm
Nội dung
2003
2004
Chênh lệch số thực hiện 2004/2003
Dự toán
Thực hiện
DT/TH (%)
Dự toán
Thực hiện
DT/TH (%)
Số tiền
%
1
Tổng chi thờng xuyên
13895
14491
104,29
14550
14784
101,61
293
102,02
2
Chi công tác quốc phòng an ninh
772
809
104,79
585
614
104,96
-195
75,9
3
Chi sự nghiệp giáo dục
926
1025
110,69
1020
1162
113,92
137
113,37
4
Chi sự nghiệp văn hoá truyền thanh
405
417
102,96
1315
278
91,11
-130
68,82
5
Chi sự nghiệp y tế
425
463
108,94
375
388
103,47
-75
83,8
6
Chi sự nghiệp thể dục thể thao
104
128
123,08
110
101
91,82
-27
78,91
7
Chi thuong xuyên sự nghiệp kinh tế.
936
859
91,77
575
664
115,48
-195
77,3
8
Chi sự nghiệp xã hội
1899
1993
104,95
1915
2125
110,97
132
106,2
9
Chi quản lý Nhà nớc, Đảng Đoàn thể
7646
8271
108,17
9150
9175
100,27
904
110,93
10
Chi khác
782
526
67,26
505
268
53,07
-258
50,95
(Nguồn: Phòng tài chính - kế hoạch huyện Nam Đàn)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- C0149.doc