Đề tài Hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Đông Đô

Việc thành lập chi nhánh Đông Đô phù hợp với tiến trình thực hiện chương trình cơ cấu lại, gắn liền với đổi mới toàn diện và phát triển vững chắc với nhịp độ tăng trưởng cao, phát huy truyền thống phục vụ đầu tư phát triển, đa dạng hóa khách hàng thuộc mọi thành phần kinh tế, phát triển nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ ngân hàng, nâng cao hiệu quả an toàn hệ thống theo đòi hỏi của cơ chế thị trường và lộ trình hội nhập, làm nòng cốt cho việc xây dựng BIDV trở thành tập đoàn tài chính đa năng, vững mạnh và hội nhập quốc tế.

doc111 trang | Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 1063 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Đông Đô, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ụng lại có một hạn chế đó là có thể làm cho thời gian thẩm định sẽ diễn ra dài hơn khi hồ sơ phải qua ít nhất 2 phòng đó là phòng Quan hệ khách hàng (1 hoặc 2) và phòng Quản lý rủi ro. Như vậy, nếu bị tắc hay chậm trễ ở khâu nào thì rất dễ gây ra ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án của chủ đầu tư, ảnh hưởng đến hiệu quả dự án và gây ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của dự án. 2.2.1.2. Hoàn thiện phương pháp tiến hành thẩm định. Phương pháp thẩm định ảnh hưởng rất lớn đến kết quả thẩm định dự án đầu tư, muốn khắc phục được những hạn chế trong phương pháp thẩm định dự án đầu tư Ngân hàng có thể tiến hành: thực hiện đồng bộ tất cả những phương pháp thẩm định vì càng phân tích nhiều thì càng có thêm căn cứ để ra quyết định chính xác; tiến hành nghiên cứu, đổi mới những cách tính toán khoa học và hiện đại cho từng phương pháp. 2.2.1.3. Hoàn thiện nội dung tiến hành thẩm định. Đối với công tác thẩm định dự án đầu tư thì mảng thẩm định khía canh tài chính của dự án là rất quan trọng, kết qủa tính toán trong việc thẩm định tài chính dự án được lấy làm căn cứ chủ yếu để ra các quyết định tín dụng. Vì vậy, việc hoàn thiện nội dung thẩm định tài chính dự án, giảm bớt những sai sót xảy ra sẽ giúp Ngân hàng triệt tiêu bớt rủi ro, tăng hiệu quả kinh doanh. Để thực hiện được công tác thẩm định khía cạnh tài chính một cách tốt nhất thì ngân hàng nên: - Thẩm định một cách kỹ lưỡng khía cạnh vốn đầu tư ( về tổng mức đầu tư và tính khả thi của phương án huy động vốn ) của dự án đầu tư: + Trong thẩm định tổng vốn đầu tư, Chi nhánh cần phân tích chi tiết về nhu cầu sử dụng vốn cố định và vốn lưu động của dự án nhằm có kế hoạch cho vay hợp lý. Đồng thời cần dự tính các chi phí có thể phát sinh thêm trong quá trình vận chuyển, lắp đặt, chạy thử, có thể làm tăng nhu cầu vốn đầu tư của dự án. Việc xác định đúng mức vốn đầu tư của dự án sẽ giúp ngân hàng có kế hoạch tài trợ đúng mức đảm bảo tiến độ thi công, vận hành của dự án, tạo cơ sở cho dự án hoạt động có hiệu quả và ua đó, hoạt động tín dụng cũng được đảm bảo an toàn và hiệu quả. Vì vậy, khi tiến hành thẩm định vốn đầu tư của dự án, cán bộ thẩm định không chỉ dựa vào những thông tin do chủ đầu tư cugn cấp mà cần phải tích cực tìm hiểu thị trườn, tham khảo những dự án tương tự để làm cơ sở kiểm tra, đối chiếu với tính toán của mình. + Đối với những dự án mua sắm máy móc thiết bị, trang bị thêm cho cơ sở sản xuất cán bộ thẩm định phải nắm bắt rõ thông tin về giá cả, xu hướng biến động của giá cả trên thị trường, + Đối với các dự án xây dựng, dự án đầu tư sản xuất kinh doanh thường có thời hạn kéo dài nên thườn chịu tác động của những yếu tố như lạm phát, tỷ giá ( nếu phải mua thiết bị từ nước ngoài ). Chi nhánh đang sử dụng phương pháp tính tỷ suất chiết khấu dựa vào chi phí sử dụng vốn bình quân của các nguồn tài trợ cho dự án nên Ngân hàng cần thẩm định kỹ những nguồn này. Mặt khác, tỷ suất này cũng thường xuyên biến động do ảnh hưởng của các yếu tố lạm phát, lãi suất trên thị trường nên Ngân hàng cũng cần có những phương pháp nhằm đối phó với những rủi ro có thể xảy ra. Yếu tố tỷ giá cũng cần được quan tâm trong những dự án đầu tư có những hợp đồng hợp tác với phía nước ngoài như những hợp đồng cung cấp công nghệ, nguyên liệu của nước ngoàinó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu, chi phí của dự án và việc ảnh hưởng đến những chỉ tiêu hiệu quả tài chính là tất yếu. Việc dự báo chính xác những trường hợp có thể xảy ra trong tương lai sẽ giúp bảo hiểm được rất nhiều những khoản rủi ro của dự án. + Lập chính xác và theo quy định của Ngân hàng về bảng thông số của dự án đầu tư: đây là bảng tính rất quan trọng, làm cơ sở trong suốt quá trình tính toán các chỉ tiêu hiệu quả tài chính sau này, vì vậy, nếu lập chính xác ngay từ đầu thì việc tính toán sẽ dễ dàng và yên tâm hơn + Thiết lập đầy đủ những bảng tính trung gian theo quy định và tính toán chính xác những chỉ tiêu có trong nội dung của từng bảng: Hiện nay, việc này được cán bộ thẩm định thực hiện tương đối tốt nhưng không vì thế mà chủ quan ảnh hưởng đến chất lượng và thời gian của công việc. Việc làm này đòi hỏi cán bộ thẩm định phải rất tỉ mỉ, cẩn thận và kiên trì do lượng thông tin và số liệu xử lý là tương đối lớn, vì vậy, cũng cần có sự thường xuyên đôn đốc và kiểm tra của những người có kinh nghiệm nhằm phát hiện những sai sót để sửa chữa kịp thời, tránh ảnh hưởng đến thời gian và chất lượng thẩm định. Mặt khác, ngân hàng cũng nên khuyến khích cán bộ thẩm định tìm tòi, nghiên cứu và đưa ra những ý tưởng, phương pháp tính toán mới, giúp ích cho việc tính toán các chỉ tiêu tài chính nếu có thể. + Hoàn thiện hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính dự án đầu tư: hiện nay Ngân hàng đang sử dụng hệ thống chỉ tiêu hiệu quả tài chính gồm: NPV, IRR, DSCR, thời gian hoàn trả vốn vay, điểm hòa vốn và có lẽ như vậy là chưa đủ, ngân hàng có thể nghiên cứu, tìm hiểu và đưa vào tính toán thêm một số chỉ tiêu khác như: chỉ số doanh lợi (PI), lợi nhuận kế toán bình quân (AAP) là những chỉ tiêu dùng để bổ trợ cho NPV, tỷ số doanh thu/chi phí (B/C)và phân tích mối quan hệ giữa các chỉ tiêu để có thêm căn cứ đánh giá và đưa ra quyết định chính xác. Ngân hàng cũng có thể tổ chức những buổi dự thảo giao lưu, trao đổi kinh nghiệm thực tế giữa các ngân hàng để qua đó bổ sung và hoàn thiện dần những thiếu sót của mình - Chú trọng đến thẩm định tình hình tài chính của khách hàng. Một doanh nghiệp nếu có tình hình tài chính lành mạnh thườn đi kèm với các dự án tốt, tính khả thi cao, khả năng gặp phải các rủi ro trong kinh doanh sẽ thấp. Nguồn trả nợ từ ngoài hoạt động của dự án tuy là nguồn trả nợ phụ nhưng nó lại khá quan trọng khi dự án gặp khó khăn. Do vậy, để đánh giá được doanh nghiệp, cán bộ thẩm định cần phân tích kỹ các chỉ tiêu phản ánh tình hình tài chính doanh nghiệp như: hệ số thanh toán nhanh, hệ số sinh lời, vòng quay vốn lưu động, vòng quay hàng tồn kho, so sánh với các chỉ số trung bình ngành, với một số doanh nghiệp khác nhằm đánh giá và xếp hạng được doanh nghiệp và qua đó xây dựng mức cho vay hợp lý. - Như chúng ta đã thấy, thẩm định khía cạnh tài chính của dự án đóng vai trò rất quan trọng trong công tác cho vay. Tuy nhiên, không chỉ quan tâm đến riêng khía cạnh thẩm định tài chính mà còn phải quan tâm đến những khía cạnh khác như: thị trường, công nghệ kỹ thuật, vì các khía cạnh này cũng đống vai trò nhất định trong hiệu ủa của dự án và liên quan phần nào đến việc thẩm định tài chính của dự án. Những nội dung trong thẩm định tài chính dự án có liên quan mật thiết với nhau, cái trước là cơ sở để đánh giá cho cái sau, như: khi tiến hành phân tích tài chính dự án, có những số liệu được lấy từ phần phân tích thị trường, kỹ thuật (như: doanh thu, chi phí, công suất). 2.2.2.Những giải pháp gián tiếp. 2.2.2.1. Nâng cao trình độ nghiệp vụ và tư cách đạo đức của cán bộ thực hiện công tác thẩm định. * Nâng cao trình độ nghiệp vụ của cán bộ thực hiện công tác thẩm định. Đứng trước sự phát triển kinh tế mạnh mẽ của đất nước trong điều kiện đổi mới và hội nhập với khu vực và thế giới đòi hỏi hệ thống Ngân hàng nói chung phải có sự đổi mới sao cho phù hợp. Trong mọi hoạt động nói chung, con người là một tài sản vô giá, luôn được đặt ở vị trí trung tâm, không nằm ngoài tác động đó, trong hoạt động thẩm định cũng vậy, cán bộ thẩm định luôn đóng vai trò quan trọng và tác động rất nhiều tới chất lượng của công tác thẩm định dự án. Đội ngũ cán bộ, nhân viên điều hành trực tiếp hoặc gián tiếp trong công tác thẩm định đòi hỏi phải có kiến thức tổng hợp về kinh tế thị trường, kinh doanh về hoạt động ngân hàng, quản lý tài chính tín dụng, trong đó đặc biệt là kỹ năng về thẩm định tài chính dự án, có khả năng phân tích các chỉ tiêu, các chỉ số tài chính, để có thể xem xét một cách toàn diện về dự án và đánh giá, kết luận chuẩn xác về hiệu quả của dự án xin vay vốn. Trên cơ sở vốn kiến thức chuyên sâu, cán bộ có thể đánh giá hiệu quả dự án một cách nhanh chóng và chính xác hơn. Vì vậy, ngay từ khâu tuyển dụng cán bộ, ngân hàng phải thực sự chú ý đến năng lực, trình độ chuyên môn của người dự tuyển, cần nghiêm túc đánh giá năng lực của người dự tuyển chứ không chịu tác động của những yếu tố khách quan bên ngoài. Để làm được điều đó, ngân hàng cần có chính sách sắp xếp, sử dụng cán bộ hợp lý để thu hút những cán bộ trình độ chuyên môn cao bên ngoài chi nhánh vào làm việc tại chi nhánh. Cá nhân tôi xin đề nghị chi nhánh nên thành lập riêng 1 tổ có trách nhiệm tiếp nhận và hướng dẫn những sinh viên có nhu cầu thực tập tại chi nhánh. Nếu làm được điều này thì chi nhánh sẽ tận dụng được một nguồn nhân lực rất lớn và lại với chi phí không hề cao nếu chi nhánh có các chính sách hợp lý. Sinh viên thực tập là những người trẻ, năng động, ham học hỏi nhưng lại thiếu các kỹ năng làm việc thực tế, thiếu kỹ năng giao tiếp, kinh nghiệm, nhưng nếu như có chính sách đào tạo hợp lý và những ràng buộc liên quan hợp lý thì chi nhánh sẽ tận dụng được nguồn nhân lực rẻ là những sinh viên thực tập. Và bản thân sinh viên chúng tôi cũng được lợi về kinh nghiệp và kỹ năng khi ngân hàng thực hiện điều đó. Ngân hàng tổ chức các buổi tổng kết hoạt động trong quý, năm và các buổi nói chuyện chuyen đề nhằm nâng cao nghiệp vụ, kinh nghiệm cho các cán bộ. Các cán bộ tín dụng, thẩm định sẽ đưa ra những vướng mắc gặp phải trong quá trình xét duyệt dự á, từ đó dần tích lũy kinh nghiệm và lựa chọn được các phương án xử lý tối ưu. Bên cạnh đó, chi nhánh cần thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn phổ biến những kiến thức mới nhất, chuyên sâu về thẩm định dự án, kết hợp với đổi mới nội dung và phương thức đào tạo theo hướng chi tiết , cụ thể, chuyên sâu về công tác thẩm định dự án. Chi nhánh nên tập trung khuyến khích và phát huy sự năng động, sáng tạo của đội ngũ cán bộ trẻ vì đây có thể sẽ là lực lượng cống hiến lâu dài cho tương lai phát triển của chi nhánh. Chi nhánh có thể khuyến khích đội ngũ cán bộ trẻ bàng các hình thức khen thuongr hay bàng cách cử đi học các khóa đâò tạo nâng cao nghiệp vụ. Tuy nhiên, các cán bộ thẩm định cũng phải tự mình rèn luyện nâng cao hiểu biết và trau dồi kiến thức, đạo đức qua đó có thể phát huy được truyền thống tinh thần trách nhiệm cao và tính kỷ luật cao, qua đó nâng cao hiệu quả hoạt động của chi nhánh nói chung và của công tác thẩm định nói riêng. Trước hết điều này bắt nguồn từ yêu cầu thực tế và kiến thức liên ngành tổng hợp như kế toán, luật đầu tư, lập và quản lý dự án đầu tư, tài chính doanh nghiệp, được sử dụng trong qúa trình thẩm định tài chính dự án. Có một thực tế là có một số cán bộ thẩm định của chi nhánh có xuất phát điểm là các cán bộ tín dụng, do vậy mặc dù đã tham gia ít nhiều trong các hội nghị tập huấn nghiệp vụ, các khóa dào tạo thẩm định, nhưng mọi thứ mới dừng lại ở sự đào tạo không bài bản, ngắn hạn. Do vậy, ban lãnh đạo chi nhánh cần phải có chính sách cụ thể và thiết thực hơn nữa trong việc quan tâm đầu tư chất xám, vì trình độ và năng lực của đội ngũ cán bộ thẩm định nói chung và vì sự phát triển lâu dài của chi nhánh nói chung. Để làm được điều này Chi nhánh cần: + Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng thẩm định dự án cho đội ngũ cán bộ làm công tác thẩm định, đặc biệt là thẩm định tài chính dự án ( đây là công việc mang nặng tính chủ quan, quyết định của cán bộ thẩm định là cơ sở ra quyết định tín dụng của Chi nhánh, vì vậy việc đào tạo nghiệp vụ cho cán bộ thẩm định là hết sức cần thiết, nó giúp công tác thẩm định vững vàng, tự chủ, sáng suốt trong quá trình ra quyết định). + Việc tiến hành đào tạo, nâng cao hay đào tạo lại một cách bài bản và hệ thống phải được tiến hành hàng năm một cách đều đặn. Ngoài ra có thể trực tiếp tổ chức hoặc tham gia các cuộc thi liên quan đến nghiệp vụ thẩm định. Thường xuyên thực hiện công tác bổ xung, tuyển mới một cách nghiêm túc nhằm tuyển dụng được nững cán bộ có năng lực thực sự vào các vị trí thích hợp, bố trí dàn xếp đầy đủ cán bộ cho những công đoạn còn thiếu và yếu. + Ngoài việc tích cực đưa ra một bức tranh toàn cảnh về tình hình tài chính, mức độ lành mạnh qua tình hình tài chính doanh nghiệp qua hệ thống các chỉ tiêu phân tích như hiện nay, điều quan trọng hơn đó là phải biết cùng một lúc phải phối hợp nhiều chỉ tiêu để đưa ra đánh giá của mình, biết chú ý tìm các số liệu liên quan đến các dự án khác tương tự đã và đang hoạt động cũng như có có được các số liệu liên quan đến các định mức chuẩn của toàn ngành mà doanh nghiệp xin vay vốn đang hoạt động. + Nâng cao hơn nữa khả năng đọc – hiểu các báo cáo tài chính, bảng cân đối kế toán, tích cực nâng cao chất lượng phân tích tài chính doanh nghiệp bằng việc không chỉ sử dụng phương pháo tỉ lệ mà còn kết hợp sử dụng các phương phó phân tích khác như phương pháp phân tích tài chính Dupont, bổ xung phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn, phân tích các chỉ tiêu tài chính trung gian ( như tổng lãi kinh doanh, giá trị ra tăng, kết quả kinh doanh, chênh lệch thương mại và tổng sản phẩm của niên độ,). + Lưu ý tích cực đào tạo nâng cao trình độ sử dụng công nghệ thông tin, đẩy nhanh tốc độ ứng dụng tin học vào công tác thẩm định cho cán bộ thẩm định trong quá trình phân tích nhằm đẩy nhanh công tác thẩm định, đạt hiệu quả cao trong công tác thẩm định nói chung và thẩm định tài chính dự án nói riêng. * Nâng cao tư cách đạo đức của cán bộ thẩm định. Do tính đặc thù của công việc thẩm định dự án đầu tư mà cán bộ thẩm định không chỉ cần có trình độ chuyên môn mà còn phải có cả tư cách đạo đức tốt. Không phải ngẫu nhiên mà ở các thị trường đi trước, đạo đức nghề nghiệp được đặt trên cả lợi ích kinh tế đơn thuần. Do tính chất công việc là thường xuyên tiếp xúc với những dự án nên cán bộ thẩm định không tránh khỏi việc đối mặt với những hành vi sai trái, vì vậy để hạn chế tình trạng này, Chi nhánh có thể tiến hành một số giải pháp: quán triệt quyền hạn và trách nhiệm cụ thể đến từng người, có những biện pháp trừng trị nghiêm khắc đối với những hành vi vi phạm cụ thể, tổ chức những buổi nói chuỵện về đạo đức nghề nghiệp với những cán bộ trong Chi nhánh, 2.2.2.2. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào trong quá trình thẩm định bằng các máy tính hiện đại và các phần mềm chuyên dụng. Trong điều kiện hiện nay, khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển đòi hỏi các ngành nghề nói chung và kinh tế nói riêng phải liên tục cập nhập và áp dụng tối đa công nghệ mới vào quá trình hoạt động của mình nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh, nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ của mình. Ngành Ngân hàng cũng đã biết khai thác và tận dụng những lợi ích do tiến bộ khoa học công nghệ đem lại trong tất cả các hoạt động và đặc biệt là trong công tác thẩm định, thẩm định tài chính. Bằng cách vận dụng sự tiến bộ của khoa học công nghệ, của công nghệ thông tin giúp giải quyết những vướng mắc và khó khăn trong công tác thu thập và xử lý thông tin bằng các trang thiết bị hiện đại như hệ thống máy vi tính có nối mạng Internet. Bên cạnh đó, với việc được trang bị hệ thống máy vi tính hiện đại, Chi nhánh đã tăng cường sử dụng các phần mềm chuyên dụng cho công tác thẩm định, thẩm định tài chính dự án như phần mềm Microsoft Excel, .giúp cho công tác thẩm định tài chính được tiến hành nhanh hơn và chính xác hơn. Công tác thu thập thông tin cũng vô cùng quan trọng trong nghiệp vụ thẩm định của ngân hàng. Với việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác thu thập thông tin đã giúp việc thu thập thông tin được nhanh chóng, chính xác, qua đó giúp cán cộ thẩm định có thể rút ngắn được thời gian thẩm định mà vẫn đảm bảo quy trình thẩm định được thực hiện một cách đầy đủ. Do vậy, mỗi cán bộ thẩm định phải được trang bị về kỹ năng sử dụng máy vi tính và sử dụng các phần mềm chuyên dụng thành thạo. Đổi mới công nghệ ngân hàng yêu cầu phải được tiến hành đồng bộ, đồng thời với nâng cao trình độ cán bộ để sử dụng công nghệ đó nếu không sẽ không phát huy hiệu quả trong khi chi phí bỏ ra là rất lớn. 2.2.2.3. Tổ chức và điều hành công tác thẩm định phải hợp lý và khoa học, tiết kiệm thời gian, chi phí nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả đề ra Tổ chức và quản lý điều hành công việc đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình thẩm định dự án đầu tư, nó giúp cho công việc được tiến hành khoa học, thống nhất trên cơ sở phân công công việc và trách nhiệm rõ ràng đến từng phòng ban và từng người, từ đó tiết kiệm được thời gian, chi phí và đảm bảo chất lượng công việc. Để công tác tổ chức điều hành và quản lý phát huy hiệu quả tốt nhất, Ngân hàng cũng nên tiếp tục thực hiện nghiêm túc phân quyền phán quyết và thẩm định theo quy định; trong phân công công việc thì phải căn cứ vào khả năng, năng lực của mỗi cán bộ để phát huy trình độ, kinh nghiệm của mỗi cán bộ trong hoạt động thẩm định; quản lý thắt chặt trong suốt quá trình thẩm định như tổ chức một số đợt kiểm tra nhằm phát hiện và loại bỏ những sai sót ngay từ đầu; bên cạnh đó, có thể tổ chức những buổi hội thảo để tổ chức tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm thực tiễn 2.2.2.4. Nâng cao chất lượng thông tin thu thập phục vụ cho quá trình thẩm định, đảm bảo thông tin chính xác, đầy đủ và kịp thời. Thông tin trong công tác thẩm định xét duyệt hồ sơ xin vay vốn là vô cùng quan trọng và cần thiết, việc thu thập thông tin chính xác về doanh nghiệp và dự án xin vay vốn có thể xem là điều kiện cần quyết định tới hiệu quả của công tác thẩm định dự án nói chugn và thẩm định tài chính dự án nói riêng. Do đó, Chi nhánh cần hoàn thiện hệ thống thu thập và xử lý thông tin nhằm nâng cao được chất lượng thông tin thu thập được. Việc thu thập thông tin được thực hiện bằng nhiều cách khác nhau như: từ hồ sơ xin vay vốn của khách hàng, quá trình làm việc tiếp xúc với khách hàng, thu thập thông tin từ các cơ quan quản lý Nhà nước có liên quan như cơ quan thống kê, tài chính và qua các nguồn thông tin trên phương tiện thông tin đại chúng hay các nguồn thông tin khác có thể tùy vào từng loại dự án. Cụ thể: - Thông tin từ hồ sơ xin vay vốn của doanh nghiệp. Đây là nguồn thông tin rẻ và dễ dàng có được do khi vay vốn, khách hàng đều phải có hồ sơ về daonh nghiệp mình và dự án xin vay vốn. Tuy nhiên, vì nó là những thông tin do chính đối tượng xin vay vốn cung cấp nên nó không thể tránh khỏi những tác động xấu và có lợi cho khách hàng xin vay vốn, do đó đây là nguồn thông tin cần xác định lại một cách nghiêm túc nếu Ngân hàng muốn năm bắt được những thôn tin chính xác. Một trong những hình thức xác định lại thông tin từ hồ sơ xin vay vốn đó là tiến hành điều tra trực tiếp bằng cách tiến hành đàm phán hoặc phỏng vấn khách hàng, bằng các nghiệp vụ và tính linh hoạt cuat cán bộ thẩm định có thế nắm bắt, xác minh lại tính xác thực của các thông tin do phía doanh nghiệp đưa ra, qua đó tránh được những sai sót và gian lận thông tin trong hồ sơ vay vốn của doanh nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả công tác thẩm định dự án và thẩm định tài chính dự án xin vay vốn. Bên cạnh đó, cán bộ thẩm định cũng cần uan tâm đến thông tin về khách hàng qua các kênh thông tin khác như: các khách hàng của Chi nhánh mà đã từng coa quan hệ với khách hàng xin vay vốn, qua kênh thông tin từ các phuogn tiện thông tin đại chúng khác. Mặc dù đây là các nguồn thông tin không chính thức nhưng nó cũng có thể góp phần giúp cán bộ thẩm định có được nhận định rõ hơn về khách hàng của mình, qua đó nâng cao hiệu quả của công tác thẩm định. - Mặt khác, để phục vụ tốt hơn cho công tác thẩm định của mình, cán bộ thẩm định cần thường xuyên theo dõi, cập nhập các thông tin về cơ chế, chính sách và những quy định về các tiêu chẩn kinh tế kỹ thuật của các bộ ngành, cơ quan hữu quan. - Hiện nay, trong xu thế phát triển chung nhằm đổi mới hệ thống Ngân hàng nói chung, Chi nhánh đã được trang bị hệ thống máy vi tính tương đối hiện đại ( Chi nhánh sử dụng máy tính Intel ) và đẩy đủ cho các phòng ban ( tính tới 31/12/2008, chi nhánh đã trang bị 42 máy tính hiện đại cho các phòng ban ). Do đó, chi nhánh cần khai thác thuận lợi này để phục vụ cho công tác nghiệp vụ của từng phòng ban cũng như trong việc quản lý toàn bộ hoạt động của Chi nhánh đảm bảo sự vận hành đồng bộ, nhịp nhàng giữa các bộ phận. Hệ thống máy tính trong Chi nhánh đã được kết nối mạng nội bộ và cả mạng Internet, điều đó rất thuận lợi cho việc thu thập thông tin và trao đổi thông tin nhằm thu được những thông tin tối ưu cần thiết một cách nhanh chóng và thường xuyên. - Thu thập thông tin từ các nguồn khác cũng rất quan trọng như: +Từ các Ngân hàng và tổ chức tài chính đã có mối quan hệ tín dụng với khách hàng xin vay vốn. + Từ các công ty kiểm toán: các công ty kiểm toán có thể cung cấp những số liệu cần thiết về tình hình tài chính của khách hàng xin vay vốn làm cơ sở để Ch nhánh kiểm tra và tính toán những chỉ tiêu kinh tế cần thiết. + Từ các quy định văn bản và chủ trương của nhà nước về báo cáo số liệu thống kê liên quan đến dự án. Những thông tin từ các nguồn trên mới đáp ứng phần nào đó nhu cầu thực tế về thông tin phục vụ công tác thẩm định Chi nhánh nên tự xây dựng một hệ thống thông tin đầy đủ, kịp thời cho riêng mình. Đồng thời, Chi nhánh phải biết kết hợp linh hoạt các hình thức thu thập thông tin nhằm có được cơ sở tốt nhất phục vụ cho nghiệp vụ thẩm định. 2.3. Những kiến nghị với các cấp hữu quan nhằm hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án. 2.3.1. Đối với Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam – BIDV. - Nâng cao nhận thức và trình độ cho cán bộ thực hiện công tác thẩm định. Muốn hoàn thiện công tác thẩm định dự án trước tiên phải xuất phát từ nhận thức đúng vai trò, vị trí và nội dung của công tác thẩm định dự án là như thế nào, vì nó là một trong những yếu tố quyết định, góp phần bảo vệ, nâng cao vị thế, uy tín và năng lực cạnh tranh của Ngân hàng trong hoạt động của mình. Có một thực tế là hiện nay một số cán bộ thẩm định chỉ coi công tác thẩm định đơn thuần là hướng dẫn các thủ tục hành chính cho khách hàng, chưa có phân tích đánh giá ssau về công nghệ máy móc thiết bị, nguyên vật liệu, Bên cạnh việc nâng cao nhận thức và trình độ cho cán bộ thẩm định, Ngân hàng cần xây dựng một chế độ khen thưởng, kỷ luật hợp lý nhằm khuyến khích các cán bộ của mình không ngừng tự nâng cao trình độ nghiệp vụ, nghiên cứu sáng tạo trong nghiệp vụ của mình và đồng thời tự tu dưỡng đạo đức, có tinh thần trách nhiệm, tính trung thực cao trong hoạt động nói chung tại Ngân hàng và trong công tác nghiệp vụ thẩm định nói riêng. Qua đó, tạo lòng tin vững chắc nơi khách hàng, hiệu qủa trong công tác thẩm định tại toàn hệ thống nói chung và của Chi nhánh Đông Đô nói chung sẽ từng bước được nâng cao, góp phần vào sự phát triển vững mạnh của hệ thống BIDV, từng bước đưa BIDV trở thanh một tập đoàn mạnh. Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam cần thường xuyên tổ chức cho các chi nhánh trong toàn hệ thống các lớp đào tạo tập huấn để bổ sung kiến thức cho các cán bộ nói chung và cho cán bộ thẩm định nói riêng về các mặt: Pháp luật, thị trường, cơ chế chính sách của Nhà nước, của địa phương, trao đổi, học hỏi kinh nghiệp giữa các chi nhánh, qua đó có thể góp phần nâng cao năng lực chuyên môn, hiểu biết xã hội nhằm đáp ứng nhu cầu đổi mới của nền kinh tế đất nước nói chung và của hệ thống Ngân hàng nói riêng. Tạo tính chủ động trong việc tìm kiếm dự án. Những năm trước đây, Ngân hàng đã làm tốt công tác thẩm định dự án theo kế hoạch của Nhà nước. Nhưng trong điều kiện đổi mới hienj nay, các dự án ngoài kế hoạch nhà nước ngày càng nhiều do đó, đòi hỏi sự chủ động tiếp cận của Ngân hàng để không ngừng phát triển khách hàng và nâng cao thế mạng của mình. Ngân hàng có thể khuyến khích sự chủ động tìm đến các dự án, các doanh nghiệp nhằm giới thiệu về sản phẩm của mình và các hình thức tài trợ vốn ưu việt, thuận lợi cho khách hàng. Mặt khác, BIDV cần có một chiến lược uảng cáo tiếp thị sản phẩm rộng rãi, những thông báo lkipj thời cho khách hàng về các chính sách tín dụng mới, biểu lãi suất mới hay các chương trình khuyến mại mới và các lĩnh vực được ưu tiên khi vay vốn tại BIDV. Hàng năm, BIDV nên tổ chức Hội nghị khách hàng, đây là cách tốt nhất để tìm hiểu nhu cầu của khách hàng, tìm hiểu mức dộ hài lòng của khách hàng đối với các chính sách của mình. Qua các hội nghị như vậy, Ngân hàng có thể biết được những mặt tích cực và những mặt còn hạn chế của Ngân hàng mình trong năm đã qua để có thể đưa ra các chính sách nhằm phát huy các mặt tích cực và hạn chế những mặt tiêu cực, qua đó có thể đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng, giữ được khách hàng truyền thống và thu hút được nhiều khách hàng mới. Tăng cường áp dụng kỹ thuật, công nghệ và các phần mềm tiên tiến vào hoạt động của Ngân hàng mình. Công tác thẩm định dự án gồm hàng loạt các quy trình phức tạp khác, nếu như có những chương trình phần mềm dành riêng cho công tác này thì việc tính toán các chỉ tiêu sẽ trở nên thuạn lợi hơn, chính xác hơn, giảm được các sai sot trong việc ghi chép thủ công, qua đó giảm được chi phí nhân công, chi phí về giấy tờ loại bỏ và giúp việc lưu trữ, tra cứu thông tin khi cần thiết trở nên đơn giản và nhanh chóng, thực hiện tốt kế hoạch hiện đại hóa ngân hàng. 2.3.2. Đối với Nhà nước. Nhà nước quản lý xã hội thông qua hệ thống pháp luật và hàng loạt cơ chế chính sách của mình, vì vậy, khi có bất kỳ sự thay dổi nào trong cơ chế chính sách của Nhà nước cũng đều gây ra những tác động ( tích cực hoặc tiêu cực ) lên toàn xã hội nói chung. Đối với Ngân hàng thì sự ảnh hưởng này là rất lớn, nó có thể làm cho hoạt động của ngân hàng hiệu quả hơn ( khi những chính sách Nhà nước đưa ra thuận chiều với hoạt dộng của ngân hàng ) nhưng cũng có thể gây ra những bất lợi cho hoạt dộng của ngân hàng ( khi những chính sách mới của Nhà nước ngược chiều với hoạt động của ngân hàng ). Do đó, Nhà nước cần nghiên cứu kỹ lưỡng những chính sách muốn đưa ra để góp phần nâng cao hiệu quả của nền kinh tế nói chung và của hệ thống Ngân hàng nói riêng. Cụ thể, các chính sách của Nhà nước cần: - Xây dựng hệ thống pháp lý chặt chẽ, thống nhất, hợp lý trong lĩnh vực đầu tư tín dụng, tài chính ngân hàng, tiếp tục đổi mới cơ chế chính sách, những quy định về thẩm định dự án đầu tư theo hướng thống nhất và phù hợp với cơ chế thị trường hiện nay, từ đó tạo ra hành lanh pháp lý thống nhất để các ngân hàng trong nước hoạt động và kinh doanh thuân lợi. Bên cạnh đó, Nhà nước cũng xây dựng hệ thống pháp luật thuận lợi, thống nhất nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp muốn đầu tư thực hiện các dự án, qua đó cũng gián tiếp tạo thuận lợi cho hệ thống Ngân hàng. Có một thực tế là hiện nay đó là tình trạng thiếu sót, không đồng bộ, mâu thuẫn giữa các bộ luật, các quy chế, do các cơ quan quản lý ban hành gây nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh. Ví dụ như các vấn đề liên quan đến luật đất đai. Các dự án đầu tư luôn gắn liền với cơ sở hạ tầng, giao thông vận tải, nên vấn đề đất đai luôn ảnh hưởng khá nhiều đến việc thực hiện dự án và xác định tổng vốn đầu tư ( vì liên quan đến vấn đề mức đền bù và giải phóng mặt bằng thực hiện dự án ). Về lý thuyết, các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế đều có thể sử dụng đất, nhưng trên thực tế để có được quyền sử dụng đất thì doanh nghiệp phải trải qua hàng loạt các thủ tục vô cùng rắc rối và phức tạp với rất nhiều khâu trung gian. Như vậy, chủ đầu tư sẽ phải mất rất nhiều thời gian và tiền của để có thể có đủ các giấy tờ nhằm hợp thức hóa và có thể sử dụng mảnh đất mình cần. Về phía ngân hàng, ngân hàng sẽ phải xem xét kỹ hơn các thủ tục xin thuê đất của khách hàng vay vốn xem đã được phép chưa và điều đó có thể gây ra chậm tiến đọ cho công tác thẩm định. Để khắc phục hạn chế đó, Nhà nước cần ban hành các điều luật bổ sung còn thiếu như: thời gian thuê đất, quyền và nghĩa vụ của các bên, xóa bỏ những quy định chồng chéo gây phiền hà cho doanh nghiệp xin thuê đất, xác lập cơ chế một cửa,. Làm được điều này thì doanh nghiệp sẽ thuận lợi và chủ động hơn trong khâu xin thuê đất và ngân hàng sẽ thuận lợi hơn trong quá trình thẩm định dự án xin vay vốn của khách hàng ( là các doanh nghiệp ). - Tạo dựng môi trừơng kinh doanh ổn định. Trong từng thời kỳ, Nhà nước cần công bố những quy hoạch và định hướng phát triển của ngành, vùng và địa phương trong cả nước, để vừa là cơ sở để các nhà đầu tư có căn cứ để lập kế hoạch đầu tư, tranh thủ sự ưu đãi của Nhà nước, vừa là để các ngân hàng có chiến lược kinh doanh nhằm đảm bảo cung cấp đủ và kịp thời vốn cho nhu cầu đầu tư của từng thời kỳ, phù hợp với mục tiêu phát triển mà Nhà nước đặt ra. Hiện nay, nhu cầu về vốn cho đầu tư phát triển kinh tế là rất lớn, nhưng thực tế thì khả năng đáp ứng về vốn lại còn nhiều hạn chế. Điều này đặc biệt đúng với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh. Khu vực kinh tế ngoài quốc doanh là thành phần kinh tế có nhiều đóng góp tích cực vào sự phát triển phồn thịnh của đất nước. Trong việc triển khai thực hiện các dự án của mình, thành phần kinh tế này luôn gặp phải nhiều khó khăn vì các thủ tục hành chính rắc rối, phức tạp điều dó gây nản lòng các nhà đầu tư. Các ngân hàng thương mại thường ngại khi cho khu vực kinh tế này vay vốn vì mức độ rủi ro thường cao, không an toàn. Vì vậy, Nhà nước cần ban hành các quy chế, chính sách tích cực hơn nhằm khuyến khích các thành phần kinh tế tư nhân, liên doanh phát triển, xây dựng một môi truongf kinh doanh bình đẳng, một môi trường cạnh tranh lành mạnh với các thành phần kinh tế quốc doanh. Nhà nước cần ban hành các quy chế mới, những quy chế phù hợp hơn trong điều kiện hội nhập toàn diện hiện nay nhằm thu hút các nhà đầu tư mới cả trong và ngoài nước, ưu đãi với một số lĩnh vực kinh doanh đặc biệt như đầu tư vào cơ sở hạ tầng, để tạo cho các doanh nghiệp môi trường cạnh tranh lành mạnh, đồng thời tránh những rắc rối, phiền toái cho ngân hàng trong hoạt động nói chung và trong công tác thẩm định dự án xin vay vốn của khách hàng nói riêng. - Nhà nước cần có những chính sách nhằm khuyến khích và hỗ trợ việc củng cố và phát triển những hệ thống hỗ trợ cho công tác thẩm định dự án đầu tư nói riêng tại các ngân hàng như các cơ quan tư vấn (tư vấn luật và các lĩnh vực chuyên môn khác). Điều này là rất cần thiết hiện nay vì nhu cầu thông tin mà các ngân hàng cần trong quá trình thẩm định dự án đầu tư là rất lớn và sự nắm bắt thông tin của những cán bộ thẩm định là có hạn đối với từng nội dung thẩm định và từng lĩnh vực của dự án. - Quản lý chế độ kế toán hiệu quả. Nhiều doanh nghiệp còn chưa coi trọng công tác kế toán, hay sử dụng các hình thức lập kế toán giả nhằm đối phó với các cơ quan chức năng. Điều này gây khá nhiều khó khăn cho Ngân hàng khi thực hiện công tác thẩm định tài chính và tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng xin vay vốn. Nó cũng gây khó khăn cho Nhà nước trong việc quản lý tình hình hoạt động của các doanh nghiệp. Ở các nước phát triển, Ngân hàng luôn có độ tin tưởng cao vào tính trung thực về báo cáo tình hình tài chính của khách hàng khi họ có dấu chứng thực của Cơ quan kiểm toán và khi đó, nếu có tiêu cực xảy ra thì trách nhiệm thuộc về cơ quan kiểm toán. Tuy nhiên ở Việt Nam, Nhà nước vẫn chưa ban hàng những quy định thống nhất về một chế độ kiểm toán nên làm phát sinh nhiều vấn đề phức tạp. Vì vậy, để đảm bảo tính chính xác trong các thông tin kế toán mà doanh nghiệp xin vay vốn cung cấp cho Ngân hàng qua đó tạo thuận lợi trong công tác thẩm định của ngân hàng thì Nhà nước cần xây dựng và ban hàng một phương pháp quản lý kế toán hiệu quả hơn. Nhà nước chỉ đạo các doanh nghiệp thực hiện chế độ kế toán, kiểm toán nghiêm túc theo quy định và cung cấp thông tin chính xác, đầy đủ theo yêu cầu của các ngân hàng. Để tăng tính pháp lý, Nhà nước cần thiết lập những hình thức xử phạt nghiêm minh khi phát hiện những sai phạm. 2.3.3. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước. Ngân hàng Nhà nước là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về tiền tệ, tín dụng và ngân hàng. Các chính sách của Ngân hàng Nhà nước sẽ có tác động trực tiếp tới hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại. Do đó, các chính sách của Ngân hàng Nhà nước cần phù hợp theo từng thời điểm và tránh làm cản trở hoạt động của hệ thống ngân hàng nói chung và của công tác thẩm định dự án nói chung. Để góp phần hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư tại các ngân hàng thương mại, ngân hàng Nhà nước cần thực hiện: - Về cơ chế hoạt động. Phát huy vai trò định hướng hoạt động cho các ngân hàng thương mại trong nước thông qua việc thu thập, xử lý những thông tin về tín dụng, kinh tế, xã hộiđể cung cấp cho các ngân hàng, phục vụ cho hoạt động thẩm định. Ngân hàng Nhà nước cũng cần mở rộng phạm vi, tăng cường chất lượng thông tin và đảm bảo tính cập nhật của Trung tâm thông tin tín dụng ngân hàng CIC. Ngân hàng Nhà nước cũng cần thông báo theo định kỳ định hướng phát triển của toàn hệ thống làm cơ sở để các ngân hàng thương mại xây dựng kế hoạch phát triển riêng của mình trong từng năm tiếp theo và có những chỉ tiêu định hướng phù hợp với mục tiêu phát triển của ngành theo khả năng của mình. Hoạt động tín dụng trung và dài hạn hiện nay của ngân hàng còn tồn tại rất nhiều hạn chế, điều đó do một phần bởi nguồn vốn trung và dại hạn của ngân hàng còn hạn chế, nguồn vốn tín dụng trung và dài hạn ít một phần cũng bởi do chính sách hạn mức tín dụng hạn hẹp của Ngân hàng Nhà nước ( theo Quyết định 296/1999/QĐ- NHNN về giới hạn tín dụng cho vay với một khách hàng của Tổ chức tín dụng thì “Tổng dư nợ cho vay của một tổ chức tín dụng đối với một khách hàng không được vượt quá 15% vốn tự có của tổ chức tín dụng” ) . Việc quy định hạn mức tín dụng nhỏ đã làm giảm tình hình cho vay của ngân hàng và gây ra tình trạng ứ đọng vốnà gây tổn thất cho ngân hàng. Ngoài ra, quy định hạn mức tín dụng còn gián tiếp thủ tiêu tính cạnh tranh giữa các ngân hàng với nhau và có thể gây sai lệch cơ cấu đầu tư. - Về thể lệ chế độ cho vay. Hiện nay, theo quy định thì thời gian thực hiện Thẩm định một dự án tối đa là 20 – 40 ngày ( tùy thuộc dự án thuộc dự án nhóm C hay dự án nhóm A ). Trên thực tế, đây là một khoảng thời gian khá dài đối với một khách hàng xin vay vốn và sẽ ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án, qua đó ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư của dự án do chịu ảnh hưởng của các yếu tố về giá cả thị trường thay đổi hay khấu hao. Do vậy, có một xu hướng chung trong xét duyệt cho vay là giảm bớt các thủ tục hành chính rườm rà, xem xét lại trình tự thẩm định sao cho đạt hiệu quả nhất, tránh tình trạng gây chồng chéo lẫn nhau. - Về tài sản bảo đảm. Vấn đề này có rất nhiều phức tạp và gây nhiều khó khăn, vướng mắc cho ngân hàng trong quá trình thẩm định dự án. Các quy chế về bảo lãnh, cầm cố. thế chấp còn chưa rõ ràng chưa nhất quán qua đó tạo kẽ hở cho các khách hàng xấu lợi dụng thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt vốn của ngân hàng. Do vậy, ngân hàng nhà nước cần có các biện pháp điều chỉnh phù hợp nhằm tháo gỡ khó khăn cho các ngân hàng thương mại. 2.3.4. Kiến nghị với các Bộ ngành liên quan khác. Để đảm bảo công tác thẩm định được chính xác thì cán bộ thẩm định không thể tiến hành thẩm định hết tất cả các phương diện của dự án như về công nghê, dây chuyền thiết bị, nguyên vật liệu, vì vậy phải có sự phê duyệt, xác nhận của Bộ, ngành, các cấp có thẩm quyền để làm căn cứ thẩm định, qua đó nâng cao tính chính xác và xác thực trong công tác thẩm định. Các Bộ , ngành chuyên môn nên hỗ trợ các ngân hàng trong công tác thẩm định khi ngân hàng tham khảo ý kiến về lĩnh vực chuyên môn của mình. Ví dụ: + Bộ tài chính cần quy định chế độ kiểm toán thống nhất cho các doanh nghiệp, quy định các doanh nghiệp hàng năm phải nộp báo cáo tài chính có sự kiểm toán, quy định chặt chẽ hơn trong công tác kiểm toán, đảm bảo chấ lượng của bản báo cáo kiểm toán. + Bộ Công thương, Bộ xây dựng, Bộ tài nguyên và môi trường, cần hoàn thiện các uy chuẩn, tiêu chuẩn, định mức kỹ thuật liên quan đến lĩnh vực uản lý của ngành mình như những yêu cầu về tiêu chuẩn kỹ thuật, thiết kế thi công, đơn giá xây dựng, vật liệu, tiêu chuẩn chất lượng môi trường, thủ tục thuê đất, đồng thời tăng cường kiểm tra, quản lý hoạt động đầu tư theo lĩnh vực mình quản lý nhằm tạo thuận lợi cho ngân hàng khi thực hiện công tác thẩm định. 2.3.5. Kiến nghị với chủ đầu tư ( khách hàng xin vay vốn) Chủ đầu tư ( khách hàng vay vốn )là những người trực tiếp cung cấp thông tin cho ngân hàng qua hồ sơ xin vay vốn do đó, sự trung thực và tính chính xác trong các thông tin do các chủ đầu tư cung cấp cho ngân hàng là vô cùng quan trọng đối với công tác thẩm định của ngân hàng. Để đảm bảo nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án đầu tư thì chủ đầu tư cũng cần chú ý đến một số vấn đề sau: - Thực hiện đúng theo những yêu cầu và quy trình thẩm định dự án mà Nhà nước và Ngân hàng Đầu tư và Phát triển quy định, đồng thời cũng cần nghiêm túc thực hiện theo đúng chế độ kế toán và kiểm toán mà Bộ tài chính đã ban hành nhằm đảm bảo tính chính xác và đầy đủ, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác thẩm định dự án tại Ngân hàng. Điều này rất cần thiết vì nó sẽ giúp giảm bớt những sai sót ngay từ đầu - Vì chủ đầu tư là nguồn cung cấp thông tin làm cơ sở ban đầu cho công tác thẩm định dự án đầu tư nên thông tin do chủ đầu tư cung cấp càng chi tiết, chính xác và đầy đủ ( về tình hình sản xuất kinh doanh, các báo cáo tái chính của doanh nghiệp, tình hình tổ chức quản lý và nhân sự của dự án) bao nhiêu thì càng dễ dàng cho công tác thẩm định sau này của Ngân hàng, Vì vậy, chủ đầu tư nên chú trọng nâng cao chất lượng công tác lập dự án đầu tư vay vốn trên cơ sở nghiên cứu và phân tích kỹ từng khía cạnh của dự án đầu tư nhất là khía cạnh thị trường, kỹ thuật, phân tích tài chính của dự án. - Chủ đầu tư cũng cần thực hiện đúng những quy định và cam kết khi vay vốn tại Ngân hàng, nếu làm tốt điều này sẽ tạo được lòng tin và uy tín giữa Ngân hàng và doanh nghiệp qua đó tạo mối quan hệ lâu dài với Ngân hàng, sẽ rất có ích trong những hoạt động sản xuất kinh doanh trong tương lai. - Chủ đầu tư cũng nên có những tìm hiểu về những sản phẩm dịch vụ mà Ngân hàng hiện có, những quy trình, thủ tục mà ngân hàng yêu cầuđể chủ động trong việc tiếp cận nguồn vốn, hoàn thiện đủ hồ sơ khi vay vốn, tránh những sai sót đáng tiếc làm kém dài thời gian thẩm định dự án sau này, gây ảnh hưởng xấu đến tiến độ thực hiện dự án và ảnh hưởng xấu đến lợi nhuận của chủ đầu tư. Khi làm tốt những điều này thì sẽ tạo rất nhiều thuận lợi cho chủ đầu tư trong quá trình thẩm định dự án và qua đó đem lại lợi ích cho chủ đầu tư khi thực hiện dự án. Bên cạnh đó, nếu chủ đầu tư cung cấp thông tin trung thực và chính xác thì trong qúa trình thẩm định, Ngân hàng có thể phát hiện những mặt hạn chế của dự án và qua đó, chủ đầu tư có thể điều chỉnh dự án sao cho phù hợp nhất. KẾT LUẬN Hoạt động tài trợ vốn đầu tư là một trong các hoạt động chính yếu của Ngân hàng nói chung và của BIDV chi nhánh Đông Đô nói riêng. Trong thời gian qua, Chi nhánh đã tiến hành cho vay nhiều dự án quan trọng với số vốn lớn, hiệu quả của các dự án này cũng rất khả quan. Trong thời gian tới Chi nhánh vẫn tiếp tục thực hiện công tác cho vay đối với các dự án, để đảm bảo hoạt động của mình luôn hiệu quả, Chi nhánh cần nâng cao chất lượng thẩm định khía cạnh tài chính dự án. Thẩm định tài chính dự án chính xác thì quyết định cho vay mới chính xác và góp phần đảm bảo hiệu ủa hoạt động của Chi nhánh. Hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án là một việc làm phức tạp, đòi hỏi phải có sự chung tay giúp sức của nhiều ngành, nhiều lĩnh vực. Do đó sau một thời gian được thực tập tại chi nhánh Đông Đô, tôi xin đưa ra một vài ý kiến hy vọng có thể đóng góp vào việc hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án của Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Đông Đô . Do thời gian có hạn, việc sưu tầm tài liệu và kiến thức thực tế còn hạn chế, khả năng trình bày còn hạn chế nên đề tài không tránh mắc phải những thiếu sót, em mong sẽ nhận được ý kiến đống góp của các thầy cô trong khoa Đầu tư trường ĐH KTQD và các cán bộ tại Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Đông Đô. Trong quá trình thực hiện và hoàn thiện đề tài này, tôi xin một lần nữa chân thành cảm ơn sự hướng dẫn giúp đỡ của cô giáo, Thạc sỹ Đinh Đào Ánh Thủy, Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Đông Đô nói chung, cán bộ phòng Quan hệ khách hàng 1 nói riêng đã giúp tôi hoàn thành đề tài này. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Giáo trình Kinh tế đầu tư, PGS.TS. Nguyễn Bạch Nguyệt – TS. Từ Quang Phương, Nhà xuất bản ĐH Kinh tế quốc dân năm 2007. Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại, PGS.TS Lê Văn Tề chủ biên, Nhà xuất bản thống kê năm 2004. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng tổ thuộc chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Đông Đô. Hà Nội, tháng 9 năm 2008 4. Báo cáo kết quả kinh doanh của Chi nhánh Đông Đô 2004 - 2008 5. Quy trình thẩm định dự án đầu tư - Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam, tháng 9 năm 2008. 6. Hồ sơ dự án “ Thủy điện Dốc Cáy”. 7. Báo cáo thống kê của Tổng công ty điện lực Việt Nam năm 2006 MỤC LỤC DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU Bảng 1.1: Một số chỉ tiêu cơ bản về tình hình huy động vốn của chi nhánh BIDV Đông Đô ( 2004 – 2008) . 12 Bảng 1.2: Một số chỉ tiêu cơ bản về tình hình tín dụng của BIDV chi nhánh Đông Đô ( 2004 – 2008). 14 Bảng 1.3: Một số số liệu liên quan 15 1.2.1. Lưu đồ quy trình thẩm định dự án của Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Đông Đô. 15 Bảng 1.4. Dự báo tốc độ tăng trưởng tiêu thụ điện năng giai đoạn 2006-2010 43 Bảng 1.5. Bảng Thông số dự án: 56 BẢNG 1.6.1 : DÒNG TIỀN THEO QUAN ĐIỂM TỔNG ĐẦU TƯ (TIP) 58 BẢNG 1.6.2: DÒNG TIỀN THEO QUAN ĐIỂM CHỦ ĐẦU TƯ (EPV) 60 Bảng 1.7.1. Bảng phân tích độ nhạy khi Tổng vốn đầu tư thay đổi 62 Bảng 1.8.: Phân tích mô phỏng 65 Bảng 2.1.Các chỉ tiêu chính trong năm 2009: 78 PHỤ LỤC BẢNG 1.9: KẾT QUẢ KINH DOANH BẢNG 1.10: NHU CẦU VỐN LƯU ĐỘNG BẢNG 1.11: KẾ HOẠCH TRẢ NỢ VAY THƯƠNG MẠI TRONG NƯỚC BẢNG 1.12: KẾ HOẠCH TRẢ NỢ CHUNG BẢNG 1.13: CÂN ĐỐI TRẢ NỢ TỪ DỰ ÁN BẢNG 1.14: LỊCH TRÍCH KHẤU HAO BẢNG 1.9: KẾT QUẢ KINH DOANH TT KHOẢN MỤC NĂM ĐẦU TƯ NĂM HOẠT ĐỘNG Trđ -3 -2 -1 0 1 2 3 4 5 6 7 8 25 1 Doanh thu - - 38,360 38,360 38,360 40,278 40,278 40,278 42,292 42,292 - 2 Chi phí - - 7,444 7,444 7,444 7,635 7,635 7,635 7,837 7,837 3,608 - Chi phí O&M - - 3,038 3,038 3,038 3,038 3,038 3,038 3,038 3,038 3,038 - Thuế tài nguyên - - 767 767 767 806 806 806 846 846 - - Thuỷ lợi phí 3,069 3,069 3,069 3,222 3,222 3,222 3,383 3,383 - - Sửa chữa t/xuyên - - - - - - - - - - - - Lãi vay VLĐ - - - - - - - - - - - - Tiền thuê đất - Bảo hiểm TS - - 570 570 570 570 570 570 570 570 570 - Sửa chữa lớn&thay thế 3 EBITDA 30,917 30,917 30,917 32,643 32,643 32,643 34,455 34,455 (3,608) 4 Khấu hao cơ bản - - 18,622 18,622 18,622 18,622 18,622 18,622 6,646 6,646 - 5 EBIT - - 12,295 12,295 12,295 14,021 14,021 14,021 27,809 27,809 (3,608) 6 Lãi vay vốn cố định - - 13,408 11,307 8,978 6,424 3,461 212 - - - 7 Lợi nhuận trước thuế - - (1,113) 988 3,317 7,597 10,560 13,809 27,809 27,809 (3,608) 8 Thuế TNDN - - - - - - - - - 9 LN sau thuế (EAT) - - (1,113) 988 3,317 7,597 10,560 13,809 27,809 27,809 (3,608) BẢNG 1.10: NHU CẦU VỐN LƯU ĐỘNG TT KHOẢN MỤC NĂM ĐẦU TƯ NĂM HOẠT ĐỘNG Trđ -3 -2 -1 0 1 2 3 4 5 6 7 8 25 1 Mức huy động CSTK - - - - - - - - - - - - - 2 Sản lượng (KWh) 61.09 61.09 61.09 61.09 61.09 61.09 61.09 61.09 61.09 3 Giá bán điện 628 628 628 659 659 659 692 692 - 4 Doanh thu (Triệu VND) - - 38,360 38,360 38,360 40,278 40,278 40,278 42,292 42,292 - 6 Chi phí hoạt động 7,444 7,444 7,444 7,635 7,635 7,635 7,837 7,837 3,608 7 Các khoản phải thu AR 767 767 767 806 806 806 846 846 - 8 DAR = AR1 - AR2 (767) - - (38) - - (40) - - 9 Các khoản phải trả AP 149 149 149 153 153 153 157 157 72 10 DAP = AP1 - AP2 (149) - - (4) - - (4) - - 11 Cân đối tiền mặt CB 384 384 384 403 403 403 423 423 - 12 DCB = CB2 - CB1 384 - - 19 - - 20 - - 13 Dự trù nhu cầu VLĐ - - - - - - - - - BẢNG 1.11: KẾ HOẠCH TRẢ NỢ VAY THƯƠNG MẠI TRONG NƯỚC TT KHOẢN MỤC NĂM ĐẦU TƯ NĂM HOẠT ĐỘNG Trđ -1 0 1 2 3 4 5 6 7 8 25 1 Dư nợ đầu kỳ 0 0 0 45,543 111,733 94,225 74,813 53,537 28,838 1,768 - - - 2 Nợ phát sinh trong kỳ 0 0 40,664 54,218 Lãi phát sinh trong kỳ 0 0 4,880 11,971 3 Nợ gốc trả trong kỳ 17,509 19,412 21,276 24,699 27,070 1,768 0 0 - - Trả đều trong các năm 13,967 13,967 13,967 13,967 13,967 13,967 13,967 13,967 - - Trả gốc và lãi đều trong các năm 9,084 10,174 11,395 12,763 14,294 16,010 17,931 20,082 - - Trả theo tỷ lệ % so với TVĐT 10% 10% 10% 10% 10% 10% 10% 10% - Trả theo khả năng của dự án 17,509 19,412 21,276 24,699 27,070 1,768 0 0 0 4 Lãi vay trả trong kỳ 0 0 0 0 13,408 11,307 8,978 6,424 3,461 212 - - - 5 Tổng mức trả nợ mỗi kỳ 0 0 0 0 30,917 30,719 30,253 31,123 30,531 1,980 - - - 6 Dư nợ cuối kỳ 0 0 45,543 111,733 94,225 74,813 53,537 28,838 1,768 0 0 0 - 7 Luỹ kế nợ gốc phải trả 0 0 17,509 36,921 58,196 82,895 109,965 111,733 - - - 8 Luỹ kế lãi vay phải trả 0 0 13,408 24,715 33,692 40,117 43,577 43,790 - - - BẢNG 1.12: KẾ HOẠCH TRẢ NỢ CHUNG TT KHOẢN MỤC NĂM ĐẦU TƯ NĂM HOẠT ĐỘNG Trđ -3 -2 -1 0 1 2 3 4 5 6 7 8 25 1 Dư nợ đầu kỳ - - - 45,543 111,733 94,225 74,813 53,537 28,838 1,768 - - - 2 Nợ phát sinh trong kỳ - - 40,664 54,218 - - - - - - - - - 3 Lãi vay phát sinh trong kỳ - - 4,880 11,971 - - - - - - - - - 4 Nợ gốc trả trong kỳ - - - - 17,509 19,412 21,276 24,699 27,070 1,768 - - - 5 Lãi vay trả trong kỳ - - - - 13,408 11,307 8,978 6,424 3,461 212 - - - 6 Tổng mức trả nợ mỗi kỳ - - - - 30,917 30,719 30,253 31,123 30,531 1,980 - - - 7 Dư nợ cuối kỳ 0 0 45,543 111,733 94,225 74,813 53,537 28,838 1,768 0 0 0 0 8 Luỹ kế nợ gốc phải trả - 17,509 36,921 58,196 82,895 109,965 111,733 FALSE FALSE FALSE 9 Luỹ kế nguồn trả nợ - - - - 17,509 36,921 58,196 82,895 109,965 139,634 168,527 197,421 606,431 BẢNG 1.13: CÂN ĐỐI TRẢ NỢ TỪ DỰ ÁN TT KHOẢN MỤC NĂM ĐẦU TƯ NĂM HOẠT ĐỘNG Trđ -3 -2 -1 0 1 2 3 4 5 6 7 8 25 1 Nguồn trả nợ - - 17,509 19,412 21,276 24,699 27,070 29,669 28,893 28,893 (10,823) - Khấu hao cơ bản - - 18,622 18,622 18,622 18,622 18,622 18,622 6,646 6,646 - - Lợi nhuận sau thuế để trả nợ - - (1,113) 790 2,654 6,077 8,448 11,047 22,247 22,247 (3,608) 2 Hỗ trợ LS sau đầu tư - - - - - - - - - - - 3 Số tiền có thể trả nợ - - 17,509 19,412 21,276 24,699 27,070 29,669 28,893 28,893 0 4 Dự kiến kế hoạch trả nợ - - 13,967 13,967 13,967 13,967 13,967 13,967 0 0 0 5 Cân đối trả nợ - - 3,542 5,445 7,309 10,732 13,103 15,702 28,893 28,893 - BẢNG 1.14: LỊCH TRÍCH KHẤU HAO Chỉ tiêu Nguyên giá Thời gian khấu hao Thời gian thi công NĂM HOẠT ĐỘNG 1 2 1 2 3 4 5 6 7 8 9 25 Xây lắp 46,681 15 Đầu tư trong kỳ 22,874 23,807 Khấu hao trong kỳ 3,112 3,112 3,112 3,112 3,112 3,112 3,112 3,112 3,112 0 Khấu hao luỹ kế 3,112 6,224 9,336 12,448 15,560 18,672 21,784 24,897 28,009 0 Giá trị còn lại cuối kỳ 43,569 40,457 37,345 34,233 31,121 28,009 24,897 21,784 18,672 0 Thiết bị 95,806 8 Đầu tư trong kỳ 46,945 48,861 Khấu hao trong kỳ 11,976 11,976 11,976 11,976 11,976 11,976 11,976 11,976 0 0 Khấu hao luỹ kế 11,976 23,952 35,927 47,903 59,879 71,855 83,830 95,806 0 0 Giá trị còn lại cuối kỳ 83,830 71,855 59,879 47,903 35,927 23,952 11,976 0 0 0 Chi phí KTCB khác 12,996 10 Đầu tư trong kỳ 6,368 6,628 Khấu hao trong kỳ 1,300 1,300 1,300 1,300 1,300 1,300 1,300 1,300 1,300 0 Khấu hao luỹ kế 1,300 2,599 3,899 5,198 6,498 7,798 9,097 10,397 11,696 0 Giá trị còn lại cuối kỳ 11,696 10,397 9,097 7,798 6,498 5,198 3,899 2,599 1,300 0 Lãi vay thi công 16,851 10 Đầu tư trong kỳ 8,257 8,594 Khấu hao trong kỳ 1,685 1,685 1,685 1,685 1,685 1,685 1,685 1,685 1,685 0 Khấu hao luỹ kế 1,685 3,370 5,055 6,740 8,426 10,111 11,796 13,481 15,166 0 Giá trị còn lại cuối kỳ 15,166 13,481 11,796 10,111 8,426 6,740 5,055 3,370 1,685 0 Dự phòng 5,492 10 Đầu tư trong kỳ 2,691 2,801 Khấu hao trong kỳ 549 549 549 549 549 549 549 549 549 0 Khấu hao luỹ kế 549 1,098 1,648 2,197 2,746 3,295 3,844 4,394 4,943 0 Giá trị còn lại cuối kỳ 4,943 4,394 3,844 3,295 2,746 2,197 1,648 1,098 549 0 Tổng cộng 177,826 Đầu tư trong kỳ 87,135 90,691 Khấu hao trong kỳ 18,622 18,622 18,622 18,622 18,622 18,622 18,622 18,622 6,646 0 Khấu hao luỹ kế 18,622 37,243 55,865 74,487 93,109 111,730 130,352 148,974 155,620 Giá trị còn lại cuối kỳ 159,204 140,583 121,961 103,339 84,717 66,096 47,474 28,852 22,206 0

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc2187.doc
Tài liệu liên quan