Đến năm 1994 với quyết định 183 TTg ngày 16/04/1994 của Thủ tướng Chính phủ thì Quy chế đấu thầu mới cơ bản được hoàn thiện và có thể coi đây là Quy chế đấu thầu đầu tiên (theo nghĩa bao quát và đầy đủ các lĩnh vực mua sắm) của Việt Nam.
Ngày 16/07/1999 Chính phủ đã ban hành Điều lệ quản lý đầu tư và xây dựng theo Nghị định số 42/CP, ban hành Quy chế đấu thầu theo Nghị định 43/CP. Và đến ngày 23/08/1997, Chính phủ lại ban hành Nghị định 92/CP và Nghị định 93/CP nhằm sửa đổi bổ sung các quy định của Quy chế đấu thầu ban hành theo nghị định 42 và 43/CP. Đây được coi là Quy chế đấu thầu lần 2. Và từ đây, gói thầu trở thành đối tượng quản lý của công tác đấu thầu.
Qua thực hiện Quy chế đấu thầu lần 2, một số vướng mắc trong thực tế và sự biến động của nền kinh tế đã đòi hỏi phải có những quy định tiến bộ và phù hợp hơn trong quy chế đấu thầu. Do vậy, Nghị định 88/1999/NĐ-CP ngày 01/09/1999 và được bổ sung bởi Nghị định 14/2000/NĐ-CP ngày 05/05/2000 của Chính phủ đã được ban hành và được coi là Quy chế đấu thầu lần 3. Đây chính là những văn bản có tác dụng tạo hành lang pháp lý cho các doanh nghiệp có thể tiến hành tổ chức đấu thầu và cũng chính là những căn cứ để Nhà nước quản lý hoạt động đấu thầu.
115 trang |
Chia sẻ: DUng Lona | Lượt xem: 1170 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện công tác tổ chức đấu thầu xây lắp ở Tổng công ty công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hành như sau:
- Tiến hành sơ tuyển nhà thầu(nếu cần).
- Mở thầu: tại lễ mở thầu, các nhà thầu sẽ phải nộp hai phong bì dán kín (có thể nộp trực tiếp hay qua đường bưu điện):
+ Phong bì kỹ thuật : trình bày về năng lực của nhà thầu, phương án tổ chức thi công gói thầu, bố trí nhân sự, huy động thiết bị để thi công gói thầu
+ Phong bì tài chính: trình bày trêm những khác biệt về khả năng tài chính của nhà thầu so với thời điểm sơ tuyển, khả năng huy động tín dụng đẻ thi công công trìnhvà quan trọng nhất là giá bỏ thầu.
Tại lễ mở thầu sẽ chỉ mở phong bì kỹ thuật của các nhà thầu. Các phong bì tài chính sẽ được niêm yết lại trước sự chứng kiến của các nhà thầu.
Tổ chuyên gia (tư vấn) sẽ tiến hành đánh giá các hồ sơ kỹ thuật của các nhà thầu trước. Nhà thầu nào không đạt về mặt kỹ thuật sẽ bị loại ngay từ vòng đầu và phong bì tài chính của nhà thầu đó sẽ không được mở mà trả nguyên trạng cho các nhà thầu.
Song song với việc tổ chuyên gia đánh giá các hồ sơ kỹ thuật, tổ xác định giá tối thiểu- hợp lý được thành lập do chủ đầu tư chủ trì. Tổ này sẽ chia ra thành nhiều nhóm, mỗi nhóm đảm nhận việc xác định mức giá của một số bộ phận, hạng mục độc lập. Chủ đầu tư sẽ tổng hợp lại từ các kết quả mà các tổ nộp lên và trình cấp có thẩm quyền kết quả xây dựng giá tối thiểu hợp lý này. Nếu khi xét duyệt nhận thấy có nhóm giá nào đó chưa hợp lý thì cơ quan có thẩm quyền sẽ chỉ định một nhóm chuyên gia khác để xác định nhóm giá này trước khi phê duyệt.
Sau khi giá hợp lý - tối thiểu đã được duyệt và đánh giá xong bươc kỹ thuật, chủ đầu tư sẽ mời các nhà thầu đã được thông qua về mặt kỹ thuật tới dự lễ mở phong bì tài chính. Tiếp theo đó tổ chuyên gia sẽ thực hiện nốt các phần công việc còn lại để đưa ra được giá đánh giá cuối cùng của các hồ sơ dự thầu.
Giá bỏ thầu của nhà thầu nào có giá đánh giá thấp hơn giá hợp lý- tối thiểu thì nhà thầu đó bị loại ngay lập tức, ba nhà thầu có giá cao hơn và gần mức giá hợp lý- tối thiểu sẽ được xem xét kỹ các khía cạnh tài chính. Nhà thầu có giá thấp nhất trong ba nhà thầu trên được xem xét trước tiên và nếu không vi phạm gì so với yêu cầu về tài chính đã đề ra thì nhà thầu này được đề nghị trúng thầu, còn trong trường hợp nhà thầu này không đáp ứng được các yêu cầu nói trên thì tổ chuyên gia sẽ xét tuần tự nhà thầu xếp thứ hai, thứ ba.
Tuy nhiên tổ xét thầu cũng cần lưu ý trong việc chọn lựa ai là người trúng thầu trong trường hợp hai nhà thầu có điểm kỹ thuật chênh lệch nhau rất nhiều nhưng chênh lệch về giá lại không đáng kể. Đây là tình huống gặp không ít trong thực tế. Theo như quy định của quy chế đấu thầu thì việc lựa chọn nhà thầu có giá thấp nhất là trúng thầu nhưng ở đây nên quan tâm đến lợi ích của Tổng công ty. Xét một cách tổng thể thì việc lựa chọn nhà thầu có điểm kỹ thuật cao hơn rất nhiều và giá cao hơn một phần nhỏ sẽ có lợi cho chủ đầu tư hơn vì chỉ phải bỏ thêm một chút vốn mà lại thu được công trình có chất lượng hơn nhiều. Trong trường hợp này tổ chuyên gia nên xem ý kiến của cơ quan hoặc người có thẩm quyền quyết định đầu tư và cơ quan thẩm định kết quả đấu thầu để lựa chọn nhà thầu mang lại lợi ích cao hơn cho chủ đầu tư chứ không nên máy móc tuân theo quy định trong quy chế đấu thầu (vì trong điều kiện hiện nay quy chế này cũng đang trên con đường bổ sung và hoàn thiện).
Việc tiến hành xét thầu theo biện pháp này có thể ngăn chặn được sự liên minh giữa các nhà thầu, đảm bảo nguyên tắc cơ bản của một cuộc đấu thầu là tính cạnh tranh, công bằng, minh bạch.
2.1.4. Đào tạo, bố trí, sắp xếp và sử dụng hợp lý đội ngũ cán bộ tham gia vào công tác đấu thầu
Trước tiên cần phải khẳng định ngay rằng, con người đóng vai trò then chốt, là nhân tố quyết định đến thành quả của mọi công việc, bất kể là trong lĩnh vực nào. Đấu thầu cũng vậy, xét về lâu dài con người là yếu tố chủ quan quyết định hiệu quả đấu thầu bởi họ là những người đề ra đồng thời là người tổ chức thực hiện nên đòi hỏi Tổng công ty phải có đội ngũ cán bộ có trình độ, thạo việc, nhiệt tình và làm việc có hiệu quả nhất.Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt như hiện nay, phát triển nguồn nhân lực là một trong những vấn đề quan trọng, không những giúp cho việc tổ chức đấu thầu được thuận lợi mà còn góp phần tạo uy tín của Tổng công ty trên thương trường.
Muốn vậy trước mắt Tổng công ty cần phải nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ hiện đang tham gia vào công tác đấu thầu thông qua việc mời các chuyên gia về đấu thầu của nước ngoài để tổ chức các lớp tập huấn ngắn hạn hay có thể thành lập một số đoàn đi tham khảo và học tập về đấu thầu, mô hình quản lý đấu thầu ở một số nước trên thế giới nơi mà đấu thầu đã rất quen thuộc trong đời sống kinh tế. Đồng thời lựa chọn từ đội ngũ cán bộ đấu thầu hiện tại một số người có đủ phẩm chất đạo đức, đủ năng lực và có độ tuổi hợp lý để cử đi đào tạo tại các lớp học chính quy ở nước ngoài để sau này về làm cán bộ nòng cốt trong Tổng công ty về lĩnh vực đấu thầu. Đồng thời cũng cần phải chú ý đến việc đào tạo về ngoại ngữ, chuyên ngành đấu thầu cho đội ngũ đấu thầu này đặc biệt là đối với các cán bộ đại diện cho phía Tổng công ty làm việc trực tiếp với các nhà thầu nước ngoài để tránh tình trạng do trình độ về ngoại ngữ kém mà dẫn tới việc đánh giá không chính xác hồ sơ dự thầu của các nhà thầu.
Ngoài ra cũng cần đặc biệt lưu ý đến việc đào tạo các chuyên gia tài chính cho các gói thầu vì dây chính là những người trực tiếp bóc tách công việc từ hồ sơ thiết kế kỹ thuật được duyệt và cũng chính họ là người xây dựng nên Bảng tiên lượng trong hồ sơ mời thầu, quản lý những chi phí phát sinh trong quá trình thực hiện dự án - Đây cũng là một công việc rất quan trọng góp phần dự tính giá gói thầu cho hợp lý, giảm bớt phức tạp trong quá trình đánh giá giá dự thầu.
Đồng thời Tổng công ty cũng cần có biện pháp bố trí sử dụng cán bộ một cách hợp lý. Do hiện nay đội ngũ cán bộ làm công tác đấu thầu ở Tổng công ty vẫn có tình trạng thiếu người nên các cán bộ đôi khi phải kiêm nhiệm nhiều công việc, đôi khi bị thuyên chuyển giữa các phòng ban để đáp ứng nhu cầu của công việc. Điều này khiến cho các cán bộ không thể chuyên môn hoá vào một lĩnh vực, một công việc cụ thể được. Chính vì thế nên trong các công đoạn của quá trình tổ chức đấu thầu nói riêng và trong toàn bộ các hoạt động của Tổng công ty nói chung sẽ không phát huy được hết hiệu quả của đội ngũ cán bộ hiện có. Bởi vậy bố trí hợp lý "đúng người, đúng việc" sẽ tiết kiệm yếu tố lao động sống, nâng cao năng suất lao động, giảm được chi phí nhân công, nâng cao được hiệu quả đấu thầu từ đó góp phần hoàn thiện công tác tổ chức đấu thầu ở Tổng công ty. Và Tổng cũng nên đưa ra một số chính sách mang tính động lực (thưởng, phạt vật chất) để khuyến khích, động viên các cán bộ làm việc với tinh thần và ý thức trách nhiệm cao, vì sự phát triển bền vững và lâu dài của Tổng công ty.
2.2. Về phía Nhà nước:
2.21.Sửa đổi bổ sung một số nội dung trong hành lang pháp luật về đấu thầu.
Việc ban hành một số quy chế đấu thầu mới đã đáp ứng kịp thời yêu cầu của thực tiễn, đã khắc phục được rất nhiều các bất cập của quy chế đấu thầu cũ, đã tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình thực hiện. Tuy nhiên, đấu thầu dẫu sao cũng là một lĩnh vực còn tương đối mới mẻ đối với nước ta, bởi vậy không thể tránh khỏi những bất cập, còn một số điều khó khăn cho các cấp thực hiện. Hiện nay về trình độ của các thành viên trong khu vực còn yếu kém hơn nhiều. Sau đây là một số vấn đề mà theo em cần phải xem xét, sửa đổi để Quy chế đấu thầu thực sự là một công cụ tích cực trong quá trình quản lý đầu tư của Nhà nước, tạo điều kiện thuận lợi cho người thực hiện, để không ngừng mang lại hiệu quả cho nền kinh tế, đưa vốn đầu tư thực sự phát huy
(1).cần thực hiện cải cách thủ tục hành chính trong công tác đấu thầu.
Như đã nói ở trên ta không thể phủ nhận được tính ưu việt của phương thức lựa chọn nhà thầu thông qua đấu thầu và những kết quả cần ghi nhận của lĩnh vực này cả về mặt cải cách thể chế (các Nghị định 43/CP,93/CP và hiện này là 88/CP và 14/CP ban hành Quy chế đấu thầu của Chính phủ) và tổ chức thực hiện công tác đấu thầu trong thời gian qua. Tuy nhiên, bên cạnh kết quả của công tác đấu thầu đã xuất hiện những tồn tại và tiêu cực cần sớm được xem xét đặc biệt là thủ tục trình duyệt các cấp quản lý Nhà nước với vai trò là cấp quyết định đầu tư từ Thủ Tướng Chính Phủ đến Bộ trưởng quản lý ngành, Bộ Kế hoạch đầu tư, Hội đồng quản trị các Tổng công ty và Chủ tịch UBND các cấp đã làm kéo dài thời gian thực hiện dự án theo qui định là 90 ngày(đối với đấu thầu trong nước) và 120 ngày (đối với đấu thầu quốc tế). Thậm chí trong thực tế nhiều dự án kéo dài tới 6 tháng, 1 năm hoặc lâu hơn.
Để thực hiện cải cách hành chính trong khâu này cần xem xét vấn đề mang tính bản chất sau:
Đấu thầu được hiểu là phương pháp lựa chọn nhà thầu của chủ đầu tư nhằm đáp ứng được yêu cầu về kỹ thuật, chi phí và tiến độ để thực hiện gói thầu phù hợp với mục tiêu của mỗi dự án.
Đấu thầu là một trong những khâu nằm trong quá trình thực hiện đầu tư (trừ trường hợp đấu thầu lựa chọn đối tác), tức là sau khi báo cáo nghiên cứu khả thi dự án đầu tư được cấp có thẩm quyền phê duyệt; riêng đấu thầu xây lắp phải thực hiện trong các giai đoạn thiết kế xây dựng công trình.
Như vậy, cần xác định đấu thầu là công việc của chủ đầu tư, do chủ đầu tư chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện trong quá trình quản lý dự án. Khi tổ chức thực hiện dự án, đương nhiên chủ đầu tư phải tuân thủ Quy chế Quản lý đầu tư và xây dựng của Chính phủ (hiện hành là Nghị định 52/CP và 12/CP). Điều này thể hiện qua trình tự đầu tư xây dựng từ khâu lập, thẩm định phê duyệt dự án, thiết kế và dự toán, thi công xây lắp, nghiệm thu, bàn giao và quyết toán công trình. Theo Quy chế Quản lý đầu tư và xây dựng, tất cả các khâu này đều được cấp quyết định đầu tư thẩm định và phê duyệt, hoặc ủy quyền phê duyệt. Các chỉ tiêu kỹ thuật, công nghệ kinh tế tài chính, được kiểm tra,thanh tra theo chức năng quản lý nhà nước ở từng khâu: Kế hoạch - Xây dựng - Tài chính và được phân cấp từ Trung ương đến địa phương. Vì vậy, đấu thầu phải được thực thi trong khuôn khổ này mà không thể khác được. Ngay đến trúng giá thầu (một trong những tiêu chí quan trọng của đấu thầu) cũng không được vượt quá tổng mức đầu tư, tổng dự toán hay dự toán đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Từ thực tế này, cần xem xét các thủ tục trình duyệt hiện nay về: nội dung hồ sơ mời thầu; phê duyệt kết quả đấu thầu và phê duyệt nội dung hợp đồng của các cấp quản lý từ Thủ tướng Chính phủ đến Bộ quản lý ngành, Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố có thật sự cần thiết hay không, khi chủ đầu tư dự án đã thực hiện theo các chỉ tiêu kỹ thuật, kinh tế và tài chính được các cấp quyết định đầu tư phê duyệt theo Nghị định 52/CP, 12/CP của Chính phủ. Nên chăng, chỉ khi nào các chủ đầu tư dự án thực hiện đấu thầu vượt khỏi các chỉ tiêu được duyệt nói trên, mới cần có sự xem xét của các cấp quyết định đầu tư, hoặc nếu phải trình duyệt cũng chỉ nên 1-2 khâu mang tính quyết định nào đó, hoặc phân cấp hoặc ủy quyền nhiều hơn nữa cho các Bộ, ngành, UBND tỉnh, thành phố, HĐQT các Tổng công ty, Công ty..
Nếu thực hiện được nguyên tắc trên, chắc chắn chủ đầu tư dự án sẽ nâng cao được tính chủ động và trách nhiệm của mình trước cấp quyết định đầu tư và trước pháp luật. Còn thủ tục hành chính trong khâu trình duyệt đấu thầu sẽ trở nên đơn giản hơn nhiều so với hiện nay. Hơn nữa khắc phục được tình trạng chủ đầu tư các dự án phải thực thi cùng lúc hai quy chế: Quy chế Quản lý đầu tư và xây dựng (52/CP, 12/CP), Quy chế đấu thầu (88/CP, 14/CP) của Chính phủ với những nội dung và nguyên tắc trùng lặp.
(2). Cần khắc phục khâu yếu nhất hiện nay là chất lượng hồ sơ mời thầu.
Để nâng cao chất lượng hồ sơ mời thầu (đầu bài của chủ đầu tư) nhất thiết phải quy định rõ : tùy theo hình thức hợp đồng được chủ đầu tư lựa chọn và được cấp quyết địnhđầu tư phê duyệt: Hợp đồng chìa khóa trao tay, hợp đồng trọn gói hay hợp đồng có điều chỉnh giá (Điều 6 Nghị định 88/CP) mà xác định việc hình thành hồ sơ mời thầu ở giai đoạn thích hợp. Cụ thể:
a)Hợp đồng trọn gói: là hợp đồng theo giá khoán gọn được áp dụng cho những gói thầu được xác định rõ về số lượng, yêu cầu về chất lượng và thời gian” (Điều 6-khoản 2- mục a-NĐ 88/CP). Như vậy rõ ràng là đối với đấu thầu xây lắp để ký kết loại hợp đồng trọn gói này không thể lập hồ sơ mời thầu ở giai đoạn báo cáo nghiên cứu khả thi được duyệt, hoặc giai đoạn thiết kế kỹ thuật được duyệt (theo trình tự XDCB quy định trong NĐ 52/CP của BXD và Thông tư 09/2000/TT-BXD của Bộ Xây dựng) mà nhất thiết phải lập ở giai đoạn thiết kế kỹ thuật thi công (trường hợp thiết kế 1 bước) hoặc thiết kế bản vẽ thi công (trường hợp thiết kế 2 bước). Kinh nghiệm các nước trong khu vực khi lập hồ sơ mời thầu xây lắp cũng yêu cầu lập trên cơ sở của thiết kế bản vẽ thi công (Working Drawings), mới đảm bảo yêu cầu chuẩn xác của hợp đồng.
Hợp đồng chìa khóa trao tay: là hợp đồng bao gồm toàn bộ các công việc thiết kế, cung cấp thiết bị và xây lắp của 1 gói thầu được thự hiện thông qua 1 nhà thầu( Điều6- khoản 2- mục b- NĐ 88/CP). Như vậy đối với gói thầu thiết bị, có thể lập hồ sơ mời thầu ngay sau khi báo cáo nghiên cứu khả thi được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Trường hợp đối với các gói thầu lựa chọn các tổng thầu thiết kế và xây dựng, lựa chọn tư vấn thiết kế, giám sát, quản lý dự án cũng có thể thực hiện ở thời điểm này. Do đó cần sửa đổi quy định về tín dụng đầu tư yêu cầu phải có thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán được duyệt, mới được tiến hành đấu thầu thiết bị. Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây chậm trễ tiến độ thực hiện dự án.
b)Hợp đồng có điều chỉnh giá: là hợp đồng áp dụng cho những gói thầu, mà tại thời điểm ký kết hợp đồng không đủ điều kiện xác định chính xác về số lượng và khối lượng, hoặc có biến động lớn về giá cả do chính sách của Nhà nước thay đổi và hợp đồng có thời gian thực hiện trên 12 tháng (Điều 6- khoản 2- mục c- NĐ 88/CP). Vì vậy đối với loại hợp đồng này chỉ có thể lập ở giai đoạn hồ sơ thiết kế kỹ thuật ( trường hợp thiết kế 2 bước theo trình tự XDCB quy định trong NĐ52/CP của Chính phủ; Quy định 17/2000/QĐ-BXD và Thông tư 09/2000/TT-BXD của Bộ xây dựng). Thực tế các dự án cải tạo quốc lộ 1A, 5, 18 của ngành Giao thông đều được ký theo loại hợp đồng này. Thực chất là đấu thầu đơn giá xây lắp (vì số lượng danh mục công tác xây lắp này không nhiều), còn việc thanh toán thì đều dựa trên khối lượng thực tế
được nghiệm thu và được tư vấn giám sát xác nhận (khối lượng hợp đồng ± khối lượng phát sinh), đơn giá thì phụ thuộc vào thời gian theo quy định (12 tháng). Nếu trên 12 tháng, việc thanh toán không phải theo đơn giá trúng thầu mà theo đơn giá được điều chỉnh với những nguyên tắc nhất định. Đây là một thực tế và phù hợp với quy định của Chính phủ (Nghị định 88/CP) và phù hợp với hướng dẫn của những tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế (WB, ADB) hoặc của Hiệp hội các kỹ sư tư vấn quốc tế (FIDIC) và chỉ khác về thời gian (18 tháng theo thông lệ quốc tế).
(3). Nghiên cứu bổ sung những quy định về giá cho công tác đấu thầu.
*Về giá gói thầu:(Điều 3- mục 23- Nghị định 88/CP) cần được quy định rõ hơn cho phù hợp với những bổ sung trên đây. Cụ thể là:
“Giá gói thầu trong kế hoạch đấu thầu được căn cứ trên cơ sở tổng mức đầu tư đối với các gói thầu thiết bị hoặc tư vấn, thiết kế và được dựa trên tổng dự toán đối với các gói thầu xây lắp theo hợp đồng có điều chỉnh giá hoặc dựa trên dự toán hạng mục đối với các gói thầu xây lắp theo hợp đồng trọn gói”.
*Về giá trần và giá sàn: Đây là hai vấn đề còn gây nhiều tranh cãi, đặc biệt đối với các gói thầu quốc tế. Trong điều kiện các nhà thầu Việt Nam không có khả năng tham gia các gói thầu tổ chức theo đấu thầu quốc tế, khong chỉ vậy trình độ bên mời thầu và các nhà tư vấn đấu thầu của ta không đủ khả năng để đánh giá được toàn bộ hồ sơ dự thầu của các nhà thầu quốc tế do còn nhiều yếu kém thì việc đưa ra những quy định về giá trần là rất cần thiết. Còn đấu thầu trong nước thời gian vừa qua do Nghị định 88/CP không quy định về giá sàn trong đấu thầu nên đã không loại được các trường hợp phá giá gây khó khăn cho việc quản lý nhà nước, cũng như đối với các doanh nghiệp làm ăn chân chính, ảnh hưởng xấu đến chất lượng công trình. Mặt khác nếu để nhà thầu (phần lớn hiện nay là doanh nghiệp Nhà nước) trúng thầu với giá thấp thì doanh nghiệp sẽ không có khả năng tích luỹ để phát triển. Như vậy cũng gây thiệt hại cho Nhà nước, cho ngành. Nhưng giá sàn lại cũng có hai mặt của nó. Tức là nếu áp dụng giá sàn trong đấu thầu nhằm chống lại sự phá giá thì đồng thời nó cũng lại gây nghi ngờ về tính đúng đắn của nó. Bởi vì giá sàn còn phụ thuộc vào trình độ, trách nhiệm của tư vấn, mà tổ chức này lại đứng ngoài cuộc đấu thầu nên giá sàn thì vẫn lại do tư vấn xác định mà thôi.
Do vậy, Nhà nước ta nên chăng không cần phải quy định giá sàn trong Pháp lệnh đấu thầu sắp tới, nhưng vẫn cho phép các chủ đầu tư , bên mời thầu dùng giá sàn để xét thầu. Điều này sẽ rất có lợi cho những chủ đầu tư tinh thông nghiệp vụ và đây là công việc hoàn toàn không phức tạp và rất dễ tiến hành.
Mặt khác để khắc phục tình trạng bỏ giá quá thấp do không có mức giá sàn làm chuẩn làm ảnh hưởng đến chất lượng công trình và sự phát triển vững chắc lâu dài của các nhà thầu, ta có thể xác định giá xét thầu như sau:
Nhà thầu trúng thầu là người chào giá gần nhất (là giá đánh giá) so với giá trung bình của tất cả các hồ sơ dự thầu mà chủ đầu tư nhận được.
Nhà thầu trúng thầu là người chào giá có thể thấp hơn giá trung bình nói trên, nhưng là giá gần nhất với giá này và vẫn thấp hơn giá dự toán của chủ đầu tư.
Nhà thầu trúng thầu là người chào giá gần nhất với mức giá trung bình, sau khi đã loại giá thầu thấp nhất và cao nhất trong số các hồ sơ dự thầu nhận được .
Ngoài ra còn có thể quy định rằng những nhà thầu nào bỏ thấp hơn giá dự toán của chủ đầu tư 10% đều bị loại hoặc quy định nghiêm cấm những nhà thầu nào bỏ giá thầu thấp hơn giá thành (tức giá thành dự toán không bao gồm thuế và lãi quy định trong dự toán). Như vậy có rất nhiều giải pháp khác nhau, vấn đề là Nhà nước cần cân nhắc lựa chọn giải pháp nào là tối ưu nhất, giải quyết vấn đề một cách tốt nhất.
(4). Cần sớm cho ra đời những hướng dẫn cụ thể trong một số bước của quá trình đánh giá hồ sơ dự thầu.
Đối với các chỉ tiêu đánh giá hồ sơ dự thầu, cần phải có những hướng dẫn cụ thể đặc biệt là cần có những hướng dẫn chi tiết và phương pháp cho điểm và đưa các hạng mục về cùng một mặt bằng để đánh giá. Đối với hệ thống các chỉ tiêu đánh giá trong gói thầu xây lắp và mua sắm hàng hóa, ví dụ như về đấu thầu mua sắm các công nghệ thiết bị. Với sự đa dạng về chủng loại (có công dụng như nhau, hay tương tự nhau- nhưng đều đáp ứng được yêu cầu của bên mời thầu) sản phẩm, sự đa dạng trong nhà sản xuất và sự đa dạng trong giá cả, chất lượng, mẫu mã thì trong Quy chế đấu thầu hiện nay chưa có một thang điểm cụ thể nào chính nào (tuy đã có một số chỉ tiêu tương đối chi tiết)để cho bên mời thầu có thể đánh giá, ra quyết định trúng thầu kể cả những trách nhiệm đối với nhà tư vấn, những điều khoản được nêu trong Điều 60- Nghị định 88/CP mới chỉ rất chung chung. Nên chăng đối với từng loại chỉ tiêu nhỏ trong từng phần kỹ thuật, chất lượng, tài chính, thương mại, đặc biệt là phần kỹ thuật đưa ra một khoảng điểm nào đó để thấy được vai trò quan trọng của từng phần một cách cân đối không gây ra những chênh lệch quá lớnvà cũng tạo điều kiện cho bên mời thầu dễ thực hiện. Với từng gói thầu cụ thể nhà tư vấn sẽ cho điểm như thế nào cho hợp lý với khoảng quy định đó tùy vào mức độ quan trọng của từng chỉ tiêu.
Đối với phương pháp đưa các khoản mục về cùng một mặt bằng để đánh giá thì hoàn toàn chưa có hướng dẫn nào, những khoản mục nào cần đưa về cùng một mặt băng và có thể đưa tới mặt bằng nào. Cách đưa ra sao mà trong một dự án nhất là dự án xây lắp có thể có rất nhiều những khoản mục khác nhau như máy thi công, lao động, nguyên vật liệu, tiến độ thực hiện Vậy cần phải nhanh chóng cho ra đời những quy định về vấn đề này thì các cấp cũng như các nhà tư vấn mới biết được họ cần phải làm gì, không như hiện nay đối với phần này hầu hết bị bỏ qua và không biết cách làm. Sau đây là một phương pháp theo em có thể vận dụng cho bước này:
Điều kiện áp dụng: khi các nhà thầu tham dự có sự khác biệt về khối lượng, nguyên vật liệu sử dụng, tiến độ thi công.
Bảng : Kiến nghị phương pháp đưa về cùng một mặt bằng đánh giá
Các hạng mục cần chuyển về cùng mặt bằng
Giá trị so sánh (G)
Danh sách nhà thầu
A
B
C
D
Khói lượng sau khi đã hiệu chỉnh
Gk= Giá trị phâgn khối lượng sai lệch ( nhà thầu có khối lượng đúng sẽ có Gk = 0)
Nguyên vật liệu sử dụng
+ Tính tỷ lệ chất lượng nguyên vật liệu nhà thầu tốt nhất so với các nhà thầu còn lại = Ivl.
+ Tính Gvl = giá vật liệu tốt nhất *Ivl
Tiến độ
+ Tính chi phí gián tiếp trung bình 1 ngày ( Ptd)
+ Gtd = Số ngày rút ngắn * Ptd
Tổng ( cả 3 loại)
-
-
-
-
(5) Cần thay đổi, bổ sung cách chọn nhà thầu trong bước cuối cùng của quá trình đánh giá sao có hiệu quả nhất.
Trong những quy định về phương pháp lựa chọn nhà thầu thắng thầu trong đấu thầu nói chung và gói thầu xây lắp - mua sắm hàng hoá nói riêng còn những hạn chế, như trên đã nêu không phải mọi nhà thầu có giá đánh giá thấp nhất là đã tốt nhất. Vậy cần phải sửa đổi để thực sự chọn ra một nhà thầu tốt nhất cả về kỹ thuật và tài chính.
Theo Điều 30 khoản 1 Nghị định 88/CP , nếu quy định điểm tối thiểu 70% trở lên sẽ được chọn vào danh sách ngắn thì sẽ có những nhà thầu không có năng lực cũng được lọt vào danh sách và dẫn tới việc chúng ta không tiếp cận được với những công nghệ tiên tiến thế giới như khối EU hoặc Bắc Mỹ. Vì vậy đề nghị có thể nâng điểm tối thiểu kỹ thuật lên 80% hoặc cao hơn đối với các gói thầu hàng hoá và xây lắp nhằm phá bỏ sự khác biệt khá lớn về điểm kỹ thuật, tạo điều kiện dễ dàng cho việc lựa chọn nhà thầu một cách chính xác và hiệu quả. Và tốt hơn cả là thay bằng phương pháp tổng hợp cả hai điểm kỹ thuật và giá để xem xét lựa chọn nhà thầu trúng thầu như thông lệ quốc tế.
Trên đây mới chỉ là giải pháp về mặt kỹ thuật mà thôi. Trong trường hợp các dự án đầu tư với lượng vốn rất lớn (dự án xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật : cầu, cống, đường sá giao thông) thì các nhà thầu chẳng những phải đáp ứng các yêu cầu về kỹ thuật và giá cả mà còn phải có khả năng thu xếp tài chính tốt nhất. Bởi vì các chủ đầu tư thường phải huy động vốn nước ngoài dưới hình thức vay vốn đầu tư thông qua đấu thầu kèm theo thu xếp tài chính của nhà thầu. Sau đây em xin được đề xuất một phương pháp lựa chọn nhà thầu có thể dáp ứng được các yêu cầu nói trên. Phương pháp này được tiến hành theo trình tự 4 bước:
Bước 1: Đánh giá về mặt kỹ thuật và năng lực của nhà thầu để chọn các nhà thầu vào danh sách ngắn - danh sách những nhà thầu đáp ứng cơ bản các yêu cầu của hồ sơ mời thầu theo các tiêu chuẩn đánh giá. Việc đánh giá về mặt kỹ thuật và năng lực của nhà thầu để chọn nhà thầu vào danh sách ngắn có thể tiến hành theo phương pháp quy định trong Quy chế đấu thầu hiện hành.
Bước 2: Quy đổi giá dự thầu của từng nhà thầu thuộc danh sách ngắn (xác định ở bước1) về cùng một đồng tiền thống nhất( chẳng hạn quy về USD) theo tỷ giá hối đoái do Ngân hàng Nhà nước công bố tại thời điểm xét thầu.
Bước 3: Dựa vào giá dự thầu đã quy đổi (xác định ở bước 2) và căn cứ vào các điều kiện thu xếp tài chính của các nhà thầu, lập kế hoạch vay và trả nợ của dự án theo từng nhà thầu, đánh giá khả năng trả nợ vay của dự án để xác định các nhà thầu mà dự án có khả năng trả nợ theo những điều kiện thu xếp tài chính mà họ đưa ra.
Việc đánh giá khả năng trả nợ vay của dự án được tiến hành dự vào chỉ tiêu "Dòng tiền cộng dồn hàng năm trong thời hạn vay vốn":
Dòng tiền cộng dồn năm i = Dòng tiền năm i + Dòng tiền cộng dồn năm (i -1)
Trong đó:
- Năm i: là năm vận hành thứ i của dự án trong thời hạn vốn vay.
- Dòng tiền năm i = Nguồn trả nợ năm i - Nợ vay phải trả năm i
- Dòng tiền cộng dồn năm trả nợ thứ nhất (với i = 1) bằng dòng tiền năm thứ nhất, nghĩa là dòng tiền cộng dồn năm (i - 1) = 0
Khi tính toán chỉ tiêu này, nguồn trả nợ vay đầu tư hàng năm không tính toàn bộ lợi nhuận ròng mà chỉ tính phần lợi nhuận rong cho phép sử dụng để trả nợ vay (khoảng 30% lợi nhuận ròng đạt được tuỳ theo từng dự án cụ thể và tuỳ theo sự tính toán của chủ đầu tư trong từng điều kiện cụ thể), nghĩa là nguồn trả nợ hàng năm bao gồm: các khoản trừ dần, tiền khấu hao TSCĐ, chi phí trả lãi vay đầu tư (đã tính vào chi phí giá thành) và phần lợi nhuận ròng cho phép sử dụng để trả nợ vay.
+Nếu dự án có "Dòng tiền cộng dồn hàng năm trong thời hạn vay vốn" dương (>0) ở tất cả các năm trong thời hạn vay vốn thì được đánh giá là dự án có khả năng trả nợ vay và được đánh giá tiếp ở bước sau.
+ Nếu dự án không có khả năng trả nợ tức dự án có "Dòng tiền cộng dồn hàng năm trong thời hạn vay vốn" âm (<0) thì nhà thầu sẽ bị loại ở bước này.
Bước 4: Dựa vào giá dự thầu đã quy đổi (xác đinh ở bước 2) và các điều kiện thu xếp tài chính của các nhà thầu mà dự án có khả năng trả nợ (xác định ở bước 3), lập dự án đầu tư khả thi cho gói thầu phù hợp với giá dự thầu đã quy đổi và các điều kiện thu xếp tài chính của từng nhà thầu, xác định NPW (hoặc NAW) để xếp hạng nhà thầu:
Nhà thầu nào có NPW (hoặc NAW) >0 và lớn nhất sẽ xếp hạng 1 và được ưu tiên mời đàm phán trước.
Ví dụ:
Bước1: Sau khi đánh giá ở bước 1 có 5 nhà thầu được đưa vào danh sách ngắn là A, B, C, D và E.
Bước 2: Giả sử sau khi quy đổi giá dự thầu của từng nhà thầu về cùng một đồng tiền thống nhất (USD) có kết qủa như sau:
TT
Tên Nhà thầu
Giá dự thầu đã quy đổi (USD)
1
A
3.800.000
2
B
3.920.000
3
C
3.750.000
4
D
3.950.000
5
E
3.700.000
Bước 3: Căn cứ vào các điều kiện thu xếp tài chính của các nhà thầu, đánh giá khả năng trả nợ của dự án, kết quả nhận được là: Dự án không đảm bảo khả năng trả nợ vay theo các điều kiện thu xếp tài chính của nhà thầu A và E, nghĩa là 2 nhà thầu này sẽ phải loại ra khỏi danh sách xem xét lựa chọn. Chỉ còn lại 3 nhà thầu B, C và D được tiếp tục xem xét ở bước 4.
Bước 4: Kết quả lập dự án và tính toán chỉ tiêu NPW phù hợp với giá dự thầu và các điều kiện thu xếp tài chính của từng nhà thầu (B, C và D) có kết quả như sau:
Nhà thầu
NPW(USD)
B
40.000.000
C
46.000.000
D
42.000.000
Từ kết quả trên có thể thấy nhà thầu C được xếp hạng 1 và được ưu tiên mời đàm phán trước, sau đó mới đến nhà thầu D và cuối cùng là nhà thầu B.
Ưu điểm của phương pháp đề xuất :
+ Trong đánh giá lựa chọn nhà thầu đã chú ý đầy đủ các khía cạnh kỹ thuật và kinh tế để lựa chọn nhà thầu có lợi nhất đối với chủ đầu tư dự án:
- Đáp ứng được các yêu cầu của chủ đầu tư về mặt kỹ thuật thông qua lựa chọn nhà thầu ở bước 1 để xác định danh sách ngắn.
- Đã lưa ý đến khả năng trả nợ vay của dự án thông qua đánh giá khả năng trả nợ của dự án bằng chỉ tiêu "Dòng tiền cộng dồn hàng năm trong thời hạn vay vốn".
- Đã để ý đến các điều kiện thu xếp tài chính của các nhà thầu.
+ Việc đánh giá xếp hạng nhà thầu theo chỉ tiêu hiệu quả của dự án (NPW hoặc NAW) chẳng những thấy rõ được hiệu quả của dự án khi quyết định chọn nhà thầu kèm theo thu xếp tài chính mà còn có khả năng lựa chọn ngay được nhà thầu có lợi nhất xét trên cả 2 phương diện: giá dự thầu và điều kiện thu xếp tài chính. Đồng thời cho phép so sánh dễ dàng các nhà thầu về phương diện thu xếp tài chính.
Nhược điểm duy nhất của phương pháp này là việc đánh giá xếp hạng nhà thầu sẽ tốn hơn vì phải lập dự án và tính các chỉ tiêu hiệu quả phù hợp với giá dự thầu và điều kiện thu xếp tài chính của từng nhà thầu. Tuy nhiên nhược điểm này sẽ được khắc phục với sự trợ giúp của máy tính điện tử với các phần mềm chuyên dùng hiện có.
(6)Quy chế đấu thầu cần ngày càng hoàn thiện hơn.
Cụ thể:
+ Về phương thức đấu thầu: Trong Nghị định 88/CP có quy định đấu thầu hai túi hồ sơ nhưng chỉ áp dụng đối với đấu thầu tư vấn. Tuy nhiên phương thức này cũng nên được áp dụng cả ở đấu thầu xây lắp và mua sắm hàng hóa nữa. Vì với những gói thầu chưa phải là trường hợp áp dụng phương thức đấu thầu hai giai đoạn nhưng tiêu chí về tính chất kỹ thuật của việc thực hiện công trình, của hành hóa cần mua là rất quan trọng; và chủ đầu tư mong muốn lựa chọn được những đề xuất kỹ thuật phù hợp hơn trong điều kiện của mình. Ngoài ra đối với các gói thầu mà tính chất mới mẻ của nó thể hiện trong quy mô, tính chất kỹ thuật thì việc áp dụng phương thức này sẽ mang lại tác dụng rõ rệt cho chủ đầu tư.
+Về một số nội dung có sự không nhất quán với nhau giữa Nghị định 88/CP và Nghị định 52/CP. Ví dụ như Điều 2 của Quy chế đấu thầu đối tượng áp dụng quy chế là phù hợp với điều 43 của Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng ban hành kèm theo Nghị định 52/CP nhưng lại không phù hợp với Điều 11 cũng của quy chế này. Cụ thể là khoản 4 Điều 13 có ghi chủ đầu tư các dự án nhóm C sử dụng các nguồn vốn: vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước được quyền phê duyệt kế hoạch đấu thầu, kết quả đấu thầu là không đúng. Vì theo Quy định tại điều 43 Nghị định 52/CP có quy định tất cả các dự án sử dụng vốn ngân sách Nhà nước, vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của doanh nghiệp Nhà nước phải tổ chức đấu thầu theo quy chế đấu thầu. Trong khi đó Quy chế đấu thầu có quy định đối với các gói thầu thuộc nhóm B, C thì cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép đầu tư phê duyệt kế hoạch đấu thầu, kết quả đấu thầu.
Ngoài ra hiện nay còn có một số loại hình đấu thầu mà chưa xác định được nó thuộc loại hình đấu thầu nào, xây lắp hay mua sắm hàng hoá.
Do vậy rất mong các cấp có thẩm quyền xem xét hoàn thiện hơn nữa để hoạt động đấu thầu nói chung ở nước ta và hoạt động đấu thầu tại Tổng công ty CNTT Việt Nam nói riêng ngày càng được hoàn thiện nhằm nâng cao hiệu quả vốn đầu tư và lợi ích kinh tế xã hội.
2.2.2.Tăng cường hơn nữa sự phối hợp giữa các Bộ, ngành có liên quan.
Các gói thầu được thực hiện thường chịu sự quản lý của nhiều Bộ, ngành khác nhau về những vấn đề khác nhau của dự án: Bộ Kế hoach và đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Khoa học công nghệ và môi trường, Bộ Giao thông vận tải Vì thế để không ảnh hưởng đến tiến độ thi công các công trình, đòi hỏi phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các Bộ, ngành này trong quá trình ra quyết định cũng như đối với những vấn đề nảy sinh trong thực hiện dự án. Đơn cử như trường hợp: Chi cục giám định và quản lý chất lượng GTVT phía Nam đã giải quyết một số công việc về đầu tư của Công ty CNTT Sài Gòn mà không phối hợp với Tổng công ty CNTT Việt Nam ngay từ đầu. Ngay cả khi giải quyết duyệt thiết kế ụ khô 10.000DWT - là hạng mục lần đầu tiên được thiết kế và thi công tại Việt Nam; toàn bộ qua trình giải quyết Tổng công ty không được mời tham dự và không có tờ trình thông báo gì. Nhưng sau đó Bộ GTVT lại yêu cầu Tổng công ty phải có văn bản thống nhất về các kích thước và mớn nước của tàu ra vào ụ để là một trong những căn cứ để ra quyết định xét duyệt thiết kế kỹ thuật ụ khô 10.000DWT. Vì thế nếu có sự phối hợp ngay từ đầu sẽ tạo điều kiện thuận lợi và nhanh chóng cho quá trình thực hiện. Các Bộ, ngành có liên quan có thể kết hợp với nhau để xây dựng một trung tâm chuyên cung cấp thông tin về tình hình xây dựng cơ bản trong và ngoài nước một cách kịp thời.
Cũng trong thời gian vừa qua tiến độ thực hiện dự án và kế hoạch đấu thầu của các gói thầu bị ảnh hưởng rất lớn bởi tiến độ cấp vốn từ ngân sách. Chính vì thế mà các dự án nhóm C không thể hoàn thành được trong vòng hai năm. Qua đó ngay từ chủ trương đầu tư phải có kế hoạch đầu tư dứt điểm từng dự án và Bộ Tài chính cần nghiên cứu lại cách phân bổ nhằm tránh tình trạng khi thì vốn về dồn dập nhưng khi lại không thể tiếp tục tiến hành thực hiện dự án vì thiếu vốn.
Ngoài ra cũng nên phân định rõ ràng và đúng mức chức năng của các Bộ, ngành trong đầu tư xây dựng để tránh tình trạng chức năng bị quản lý chồng chéo. Tốt nhất nên giao chức năng quản lý Nhà nước về công tác đấu thầu cho Bộ Xây dựng quản lý. Vì mục tiêu đấu thầu là lựa chọn các nhà tư vấn, nhà thầu có đủ năng lực về tài chính, công nghệ và nhân lực để thực hiẹn dự án đầu tư một cách hiệu quả nhất. Và chỉ có Bộ Xây dựng mới đủ khả năng xem xét toàn diện các năng lực này trong suốt quá trình đầu tư xây dựng.
2.2.3. Nhà nước cần có biện pháp tăng cường quản lý nhà thầu một cách hiệu quả.
Vấn đề nổi cộm lên ở nước ta hiện nay là những xu hướng đối ngược nhau trong đấu thầu như : tình trạng ăn hết giá gói thầu hay tình trạng giá dự thầu được bỏ ở mức rất thấp và dù là xu hướng nào thì đi kèm với nó là những bất cập trong quản lý đấu thầu. Đòi hỏi Nhà nước phải có những biện pháp thiết thực hơn nữa nhằm thực hiện được mục tiêu của công tác đấu thầu là cạnh tranh, công bằng, minh bạch.
Để quản lý nhà thầu một cách hiệu qủa hơn thì Nhà nước có thể tiến hành một số hoạt động sau:
+ Lập kênh thông tin về các nhà thầu trong các lĩnh vực hoạt động khác nhau để đông đảo các chủ đầu tư được biết. Đồng thời với nó, kênh thông tin về các gói thầu sẽ được tổ chức cũng cần được tiến hành thành lập song song để giúp các nhà thầu nắm bắt được thông tin một cách nhanh chóng và chính xác, với chi phí thấp nhất. Việc công khai thông tin như thế sẽ tạo nên hiệu quả cao hơn cho công tác đấu thầu.
+ Thành lập Hiệp hội các nhà thầu: Hiệp hội này sẽ thay mặt Nhà nước thực hiện các chức năng quản lý nhà thầu trong phạm vi và quyền hạn của mình. Các nhà thầu được tham gia vào hiệp hội trên cơ sở uy tín và kinh nghiệm của mình và có thể bị loại ra khỏi hiệp hội khi vi phạm những nguyên tắc mà Hiệp hội đề ra đối với mọi thành viên: thực hiện các gói thầu đảm bảo chất lượng và đúng tiến độ, không có sự cấu kết, liên minh ngầm gây thiệt hại cho chủ đầu tư hay tính công bằng, minh bạch của cuộc đấu thầu Các chủ đầu tư cũng giúp cho Hiệp hội có thể hoạt động hiệu quả bằng
cách chỉ phát hành hồ sơ mời thầu tới những nàh thầu là thành viên Hiệp hội.
+ Quan tâm đến đầu tư nâng cao năng lực các nhà thầu: để qua đó các nhà thầu Việt Nam có thể thắng thầu và trở thành nhà thầu chính trong các gói thầu quốc tế chứ không phải là những nhà thầu phụ như hiện nay. Muốn vậy các nhà thầu cần đào tạo đội ngũ lao động nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật, đổi mới trang thiết bị hiện đại thông qua chuyên gia công nghệ hoặc nghiên cứu, mở rộng quy mô của doanh nghiệp để tiến hành được những dự án lớn.Đồng thời, Nhà nước cũng nên thể tổ chức mở các lớp đào tạo ngắn ngày, thuê các chuyên gia giỏi phổ biến kiến thức liên quan đến đấu thầu và trình độ khoa học kỹ thuật, các chương trình gửi cán bộ đi du học ở nước ngoài, tích cực đầu tư vào máy móc thiết bị trong các doanh nghiệp Nhà nướcNgoài ra Nhà nước cũng cần có chính sách ưu đãi cho các nhà thầu trong nước trên cơ sở các nguyên tắc:
-Ưu đãi phải đảm bảo tính công bằng giữa các doanh nghiệp, không phân biệt doanh nghiệp Nhà nước hay doanh nghiệp không phải Nhà nước, liên danh hoặc liên doanh hoạt động theo Luật đầu tư nước ngoài, hợp tác xã hoạt động theo Luật hợp tác xã hay cá nhân khi tham gia đấu thầu tư vấn nếu họ có đủ năng lực và hành vi dân sự theo quy định của pháp luật Việt Nam.
-Ưu đãi nhưng không làm thay đổi mục tiêu đấu thầu là lựa chọn được nàh thầu có đủ năng lực, thực hiện đạt chất lượng theo yêu cầu kỹ thuật và với chi phí thấp nhất.
- Ưu đãi nhưng vẫn tập trtung được vào những doanh nghiệp có năng lực, làm ăn hiệu quả, tạo điều kiện vươn lên đạt trình độ cao ở khu vực và quốc tế. Ưu đãi nhà thầu trong cả ba giai đoạn: khi dự thầu, trong xét thầu và sau khi trúng thầu.
Những sự trợ giúp này của Nhà nước là rất có ý nghĩa, không những chỉ giải quyết những vấn đề về vật chất, tạo điều kiện thúc đẩy các doanh nghiệp phát triển sản xuất, tạo công ăn việc làm cho người lao động mà còn tạo cho họ một niềm tin, một sức mạnh tinh thần rất lớn.
Trên đây là một số kiến nghị nhằm hoàn thiện nội dung công tác tổ chức đấu thầu ở Tổng công ty CNTT Việt Nam. Mỗi một kiến nghị này đều có thể là một đề tài nghiên cứu rất cần thiết để bổ sung vào hệ thống chế độ, chính sách quản lý xây dựng của nước ta. Có như vậy mới tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị kinh tế nâng cao kiến thức và trình độ về đấu thầu trong nước cũng như quốc tế.
KẾT LUẬN
Qua thời gian thực tập tại Ban QLCDA, được tiếp xúc với các bước công việc thực tế của một số gói thầu được tổ chức đã giúp tôi hiểu rõ vai trò của đấu thầu và lý do tại sao đấu thầu nhanh chóng trở thành một phương thức phổ biến trong việc thực hiện các dự án đầu tư. Việc tiến hành công tác đấu thầu đã thu lại rất nhiều cái "lợi" không chỉ đối với chủ đầu tư mà nó còn có tác động tích cực đến các nhà thầu cũng như đến toàn xã hội.
Tuy nhiên vẫn còn có những bất cập trong công tác đấu thầu,những vấn đề gây nhiều tranh cãi trong Quy chế đấu thầu mà thời gian vừa qua đã được đề cập rất nhiều trên các phương tiện thông tin đại chúng. Chẳng hạn như xu thế bỏ giá thầu quá thấp, việc phân chia các gói thầu nhỏ để được áp dụng hình thức chỉ định thầu... Do đó Nhà Nước cần quan tâm, chỉ đạo, hướng dẫn kịp thời để công tác vốn còn rất mới mẻ này đi theo đúng định hướng ban đầu, vốn có của nó.
Trong những năm tới Tổng công ty công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam cũng cần tiếp tục đẩy mạnh đi sâu tìm hiểu nâng cao, hoàn thiện dần từng bước công tác đấu thầu để đấu thầu thực sự trở thành một phương thức hữu hiệu góp phần quan trọng trong việc phát triển ngành công nghiệp tàu thuỷ nói chung và Tổng công ty công nghiệp tàu thuỷ nói riêng.
Sau gần bốn tháng thực tập tuy không chỉ dùng lý lẽ để làm thay đổi một số bước quy trình tại Tổng công ty nhưng tôi đã mạnh dạn xin được nêu ra một vài giải pháp mang tính chất đề xuất nhằm góp phần hoàn thiện công tác tổ chức đầu thầu. Hy vọng đó sẽ là những gợi ý có ý nghĩa giúp cho Ban QLCDA- Tổng công ty tìm ra giải pháp phù hợp nhất cho công tác hoạt động của mình.
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn Cô giáo- TS.Ngô Thị Hoài Lam, cảm ơn các cô chú trong Ban QLCDA- Tổng công ty công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tôi hoàn thành bài viết này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bài giảng về đấu thầu.
2. Báo cáo tổng kết công tác xây dựng cơ bản 6 năm 1996 - 2001 của Tổng công ty công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam .
3. Cẩm nang về công tác đấu thầu của trung tâm thông tin - Bộ Kế hoạch và đầu tư năm 1997.
4. Đề án củng cố và phát triển Tổng công ty CNTT Việt Nam giai đoạn 1996 -2005.
5. Giáo trình kinh tế và kinh doanh xây dựng - TS Lê Công Hoa.
6. Giáo trình lập và quản lý dự án đầu tư - PGS. TS Nguyễn Ngọc Mai - 1996.
7. Giáo trình hiệu quả và quản lý dự án Nhà nước - NXB KH & KT năm 1998
8. Nghị định số 52/CP ngày 08/07/1999 của Chính phủ ban hành QUy chế quản lý đầu tư và xây dựng.
9. Nghị định số 88/CP ngày 01/09/1999 của Chính phủ ban hành Quy chế đấu thầu.
10. Nghị định số14/ CP ngày 05/05/2000 của Chính phủ ban hành về việc sửa đổi bổ sung Quy chế đấu thầu theo Nghị định số 88/CP ngày 01/09/1999.
11. Quyết định số 1626/1999/QĐ- Bộ GTVT ngày 06/07/1999 quy định cụ thể về các gói thầu xây lắp đối với các dự án thuộc ngành GTVT.
12. Quyết định số 14/2000/QĐ- BXD ngày 20/07/2000 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về việc ban hành định mức chi phí tư vấn đầu tư và xây dựng.
13. Tạp chí GTVT, tạp chí Xây dựng các số năm 1999-2002.
14. Văn bản hướngdẫn thực hiện Quy chế đấu thầu - NXB Xây dựng tháng 06/2000.
Phụ lục1: Danh sách các đơn vị thành viên của Tổng công ty CNTT Việt Nam
Stt
Đơn vị
Địạ chỉ
1
NMĐT Bến Thuỷ
TT Xuân-H.Nghi Xuân- Tỉnh Hà Tĩnh
2
NMĐT Nam Hà
P.Năng Tĩnh- Tp Nam Định- Tỉnh Nam Định
3
Cty đóng tàu &vận tải Hải Dương
P. Ngọc Châu- Tp Hải Dương- Tỉnh Hải Dương
4
NMĐT Sông Lô
Việt Trì - Phú Thọ
5
NMĐT Hạ Long
Kinh Đồng- Giếng Đáy- Quảng Ninh
6
NMĐT Bến Kiền
An Hồng- An Hải- Hải Phòng
7
NMĐT Sông Cấm
47 Chi Lăng- Hồng Bàng - Hải Phòng
8
NMĐT Tam Bạc
157 Hạ Lý- Hồng Bàng -Hải Phòng
9
NMĐT Bạch Đằng
Số 3 Phan Đình Phùng- Hải Phòng
10
NMĐT Phà Rừng
Minh Đức - Thuỷ Nguyên - Hải Phòng
11
Cty CNTT Nam Triệu
Tam Hưng- Thuỷ Nguyên - Hải Phòng
12
Cty PDTC- XNK & XD(Videmco)
Số1 đường Hà Nội - Thượng lý - Hải Phòng
13
Cty CNTT Ngô Quyền
234 Chùa Vẽ - Đường Ngô Quyền- Vạn Mỹ- HP
14
Cty XNK vật tư TB TT (Shimex)
Số 4 Phan Đình Phùng- Hải Phòng
15
NMĐT Sông Hàn
Quận Sơn Trà - Tp Đà Nẵng
16
NMĐT Nha Trang
Số 1 Tân Lộc - Bình Tân- Vĩnh Trường - NT- KH
17
NMĐT 76
52 Bến Chương Dương- Quận 1 - Tp Hồ Chí Minh
18
Cty Vận tải thuỷ Cần Thơ
26 Lê Hồng Phong-P. Bình Thuỷ-Tp Cần Thơ
19
Cty CNTT Sài Gòn
1027 Phạm Thế HiểnP5 - Q8 - Tp HCM
20
Cty đóng tàu & CNHH Sài Gòn
27-28 Tôn Đức Thắng - Q1 - TP HCM
21
Cty tư vấn thiết kế CN GTVT
56/1 Nguyễn Thông- Q3 - Tp HCM
22
Cty XD & ứng dụng CN mới
80B Trần Hưng Đạo - Hà Nội
23
Viện KHCN TT
80B Trần Hưng Đạo - Hà Nội
24
Cty vận tải Biển Đông
28 Trần Hưng Đạo - Hà Nội
25
Cty Tài chính CNTT
120B Hàng Trống - Hà Nội
26
Cty Tư vấn ĐTvà TM
120B Hàng Trống - Hà Nội
27
Cty thiết bị điện tử GTVT
Tầng 2 nhà E6 Thái Thịnh - Đống Đa- HN
28
TT Đầu tư & PT Tàu cá miền trung
Quốc lộ 1A Điện Thắng- Điện Bàn - Quảng Nam
29
Xn TM & Đầu tư GTVT
24/22 Bùi Đình Tuý- P..26- Q. Bình Thạnh-Tp HCM
30
XN ĐT & DV kỹ thuật Nam Sài Gòn
Số 2- Đường Đào Trí- P. Phú Thuận- Q.7- Tp HCM
31
Cty SX nông thuỷ sản XNK Tuy Hoà
88 Tỉnh lộ 5-Tuy Hoà- Tỉnh Phú Yên
32
Cty CN tàu biển công nghệ
Số 5- Thái Văn Lương- Q.1- Tp HCM
33
XN Bình Triệu
Số 27-28 - lầu 5 - Tôn Đức Thắng- Q.1- HCM
Phụ lục 2 : Bảng kiểm tra tính đáp ứng và hoàn chỉnh của bản chào
Yêu cầu chi tiết
Bản chào số1
Bản chào số2
Bản chào số3
1.Nhà thầu đã mua HSMT
2. Nộp bản chào đúng thời gian quy định và có niêm phong
3. Nộp bảo lãnh dự thầu
4. Giấy tờ pháp lý hợp lệ
5.Thoả thuận liên doanh và pháp lý đảm bảo
6. Bản chào được ký và xác nhận đầy đủ
7. Có giấy uỷ quyền
8. Không phải là bản chào điều kiện
9. Không phải là bản chào một phần
10. Không phải là bản chào chỉ chào phương án
11. Tiến độ không chậm qúa 30 ngày
12. Nộp đủ tát cả bảng biểu, mẫu và thông tin dữ liệu
13. Thời gian hoàn thành theo quy định
14. Đứng tên trong 2 bản chào
Các mục khác ( nếu cần)
Đánh giá chung
Ghi chú dùng ký hiệu:
C: có đáp ứng.
MP: đáp ứng một phần
K: không đáp ứng.
Phụ lục 3 : Khung điểm tiêu chuẩn đánh giá vê kỹ thuật chất lượng
Stt
Các chỉ tiêu đánh giá
Điểm tối đa
1
2
3
Tổng số điểm tối đa
100
I
TIÊU CHUẨN KỸ THUẬT CHẤT LƯỢNG
85
1
Biện pháp kỹ thuật, biện pháp tổ chức thi công tốt nhất
50
a) Biện pháp thi công đầy đủ(max=5 điểm)
- Đầy đủ chi tiết cho từng hạng mục
5
- Chỉ có biện pháp thi công các hạng mục chính
2¸4
-Nêu sơ sài
0¸1
b)Giải pháp kỹ thuật thi công (max=25điểm)
- Hợp lý khả th i tin cậy nhất
25
- Khả thi nhưng còn có một số điểm chưa hợp lý, thiếu tin cậy ở bộ phận hạng mục ít quan trọng
18¸24
- Thiếu tin cậy chưa hợp lý ở 1 số bộ phận hạng mục chính
10¸17
- Thiếu tin cậy hoặc có vi phạm ở bộ phận hạng mục chính ở mức độ không chấp nhận được
Bị loại bỏ không xét tiếp
c) Biện pháp tổ chức thi công hợp lý khả (max=20 điểm)
- Tổ chức thi công hợp lý khả thi nhất
20
- Có một số khâu chưa hợp lý nhưng có thể khắc phục được
10¸18
- Không khả thi hoặc có vi phạm không chấp nhận được
0
2
Máy móc thiết bị thi công phù hợp, đầy đủ tốt nhất
25
a) Tính đầy đủ ( về chủng loại và số lượng ) ( max=9 điểm)
- Đầy đủ nhất về chủng loại và số lượng so với yêu cầu của TCTC
9
-Thiếu một số máy móc thiết bị ít quan trọng
4-8
- Thiếu nhiều chủng loại hoặc thiếu ít nhưng là máy móc thiết bị quan trọng
0¸3
b) Tính hiện đại (xét tính năng và công suất) ( max=8 điểm)
- Hiện đại
8
- Kém hiện đại
4¸7
- Lạc hậu, không đảm bảo yêu cầu chất lượng thi công
0¸3
c) Về tính sẵn sàng, dễ huy động ( max= 8 điểm)
- Của nhà thầu , tính sẵn sàng cao, dễ huy động
8
- Của nhà thầu, tính sẵn sàng chưa cao
4¸7
- Đi thuê, có cam kết giữa hai bên, bảo đảm sẵn sàng huy động
8
- Phụ thuộc, không có cơ sở xác định tính sẵn sàng huy động
0¸3
3
Thiết bị thí nghiệm, kiểm tra đầy đủ, phù hợp và tốt nhất
6
a) Tính đầy đủ ( về chủng loại và số lượng) ( max= 2 điểm)
- Đầy đủ về chủng loại và số lượng so với yêu cầu của TCTC
2
- Thiếu một số máy móc thiết bị ít quan trọng
1
- Thiếu nhiều chủng loại hoặc thiếu ít nhưng là máymóc thiết bịquan trọng
0
b) Tính hiện đại ( xét tính năng và công suất) ( max=2 điểm)
- Hiện đại
2
- Kém hiện đại
1
- Lạc hậu, không đảm bảo yêu cầu chất lượng thi công
0
c) Về tính sẵn sàng, dễ huy động ( max= 2 điểm)
- Của nhà thầu , tính sẵn sàng cao, dễ huy động
2
- Của nhà thầu, tính sẵn sàng chưa cao
1
- Đi thuê, có cam kết giữa hai bên, bảo đảm sẵn sàng huy động
2
- Phụ thuộc, không có cơ sở xác định tính sẵn sàng huy động
0
4
Biện pháp vệ sinh môi trường, an toàn lao động tốt nhất
4
- Có biện pháp bảo đảm vệ sinh môi trường đầy đủ cụ thể nhất
2
- Có biện pháp bảo đảm an toàn lao động đầy đủ nhất
2
II
TIÊU CHUẨN TIẾN ĐỘ THI CÔNG
15
- Tiến độ thi công hợp lý, tin cậy, đảm bảo tiến độ yêu cầu
12
- Thiếu độ tin cậy
6¸10
- Vượt tiến độ thi công so với quy định cứ 15 ngày cộng thêm 1 điểm
( tối đa là cộng thêm 3 điểm)
- Chậm tiến độ thi công so với quy định cứ 15 ngày trừ đi 1 điểm(Tối đa là trừ đi 3 điểm)
Phụ lục 4: Bảng kê kiểm tra và hiệu chỉnh lỗi số học
Bản chào số .
Mục số
Giá chào thầu
(1)
Giá điều chỉnh
(2)
Hiệu chỉnh
(3)=(2) - (1)
Tổng cộng
Ghi chú :
(1) Điền vào bảng những mục có lỗi số học .
(2) Bản chào nào không có lỗi số học ghi không lỗi.
(3) Để phục vụ cho việc hiệu chỉnh lỗi số học và các bước đánh giá tiếp theo , nếu thấy cần thiết tổ chuyên gia lập bảng so sánh giá chi tiết của các bản chào trên cơ sở bản tiên lượng của hồ sơ mời thầu.
Những thay đổi và điều kiện do nhà thầu đề xuất.
Nhà thầu số
STT
Chương trình, tiêu mục và số điều khoản của đặc tính kỹ thuật tương ứng
Chi tiết
thay đổi
Nguyên nhân thay đổi
Yêu cầu hiệu chỉnh theo HSMT
Giá hiệu chỉnh
1
2
3
4
5
6
Ghi chú :
Cột (1), (2), (3): Ghi lại những đề xuất của nhà thầu.
Cọt (4), (5) : Ghi rõ ý kiến của người đánh giá.
Phụ lục 5: Bảng so sánh giá đánh giá thầu
Đơn vị :
STT
Mục
Bản chào số 1
Bản chào số 2
Bản chào số n
1
Giá mở thầu
2
Hiệu chỉnh lỗi số học
3
Giá chào thầu sau khi hiệu chỉnh lỗi số học (1+2)
4
Điều chỉnh giá cho :
(1) Phạm vi công tác
(2) Tiến độ
(3) Phù hợp đặc tính kỹ thuật
(4)Điều kiện thanh toán
(5) Điều chỉnh khác
5
Giá đánh giá thầu (3+4)
Ghi chú : Các mục điều chỉnh nếu có thì phải được lập thành bảng riêng diễn giả chi tiét cách tính điều chỉnh kèm theo lý do điều chỉnh giá tương ứng.
Phụ lục 6: Dự kiến các dự án đầu tư đến năm 2010
tt
Danh mục dự án
Năng lực thiết kế
Tổng mức đầu tư
2002-2005
2006-2010
Tổng số:
21.658
9.321
11.770
Vốn trong nước:
- Trong đó vốn NS(40%)
10.738
4.295
6.721
2.688
3.450
1.380
A
Nâng cấp & mở rộng các cơ sở đóng,sửa chữa tàu
5.420
3.820
1.600
1
Nâng cấp NMĐT Hạ Long
(Quảng Ninh)
- Đóng, sửa chữa tàu 30.000T
- Đóng sửa chữa tàu 50.000T và hoàn chỉnh CN, TB
600
500.
600
500
2
Mở rộng, nâng cấp SCTB Phà Rừng( Hải Phòng)
- Sửa chữa tàu 30.000T
- Đóng tàu 30.000T
600
500
600
500
3
Mở rộng, nâng cấp NMĐT Bạch Đằng(Hải Phòng)
- Đóng10.000T, SC8.000T
- Đóng & SC tàu 30.000T
250
300
250
300
4
Nâng cấp NMĐT Sông Cấm(Hải Phòng)
Hoàn chỉnh CN,TB đóng s/c tàu600T, tàu vỏ nhôm và Modun tàu10.000T
300
300
5
Nâng cấp NMĐT Bến Kiền (Hải Phòng)
Sản xuất hộp số, chân vịt bến nước, hoàn chỉnh CN,TB
100
100
6
Nâng cấp NMĐT Nam Tiệu(Hải Phòng
- Đóng mới % s/c tàu 50.000T, sx que hàn đóng tàu
- Hoàn chỉnh CN, TB
600
300
600
300
7
Nâng cấp NMĐT Sông Lô
( Việt Trì)
Hoàn chỉnh CN,TB đóng sửa tàu 400T
50
50
8
Nâng cấp NMĐT Bến Thủy ( Hà Tĩnh)
Hoàn chỉnh CN,TB đóng & s/c tàu đến 600T và tàu vỏ nhựa 12m
100
100
9
Nâng cấp NMĐT Nha Trang(Khánh Hòa)
Hoàn chỉnh CN,TB đóng & s/c tàu đến 600T và tàu vỏ nhựa 17m
80
80
10
Xây dựng hoàn chỉnh cty CNTT Sài Gòn(tp HCM)
Đóng, s/c tàu đến 30.000T
700
500
200
11
XD cơ sở SC- NM SCTB và giàn khoan(gđ2-tp HCM)
Đóng mới tàu 5.000T, SC tàu20.000T
250
150
100
12
Nâng cấp NMĐT76(gđ2)
( tp HCM)
Hoàn thiện CN,TB
50
50
13
Nâng cấp, mở rộng cty Vận tải thủy Cần thơ (tp Cần Thơ)
Đóng tàu 1.000T, s/c tàu 5.000T
140
140
B
Xây dựng mới cơ sở đóng, sửa chữa tàu
3.000
1.600
1.400
1
NMĐT Đà Nẵng
( Đà Nẵng)
Sửa chữa tàu 10.000T
Đóng s/c tàu 10.000T
400
300
400
300
2
NMĐT Phú Yên (Tỉnh Phú Yên)
-Đóng & s/c tàu 1.000T, tàu cá xa bờ. Tàu dịch vụ nghề cá.
-Hoàn chỉnh CN,TB
200
500
200
500
3
NMĐT Cần Thơ( Tp Cần Thơ)
- Sửa chữa tàu 10.000T
- Đóng và s/c tàu 10.000T
400
300
400
300
4
NHĐT Cà Mau( Tỉnh Cà Mau)
- Đóng & SC tàu 1.000T
- Đóng và s/c tàu 10.000T
600
300
600
300
C
Nâng cấp các cơ sở vệ tinh phục vụ đóng sửa chữa tàu
1.448
651
230
1
Cty XNK và phá dỡ tàu cũ( Hải Phòng)
- Phá dỡ tàu 20.000T, s/c container
- Đóng mới container, hoàn chỉnh CN,TB
30
100
30
20
80
2
Nâng cáp Cty PDT cũ & XK phế liệu(Hải Phòng)
- Phá dỡ tàu 10.000T, sx vật liệu chống cháy nổ
- Hoàn chỉnh CN,TB
25
50
25
50
3
Đầu tư nâng cấp Viện KHCN Tầu thủy(Hà nội)
Thử mô hình tàu thủy, tự động hóa toàn bộ khâu t. kế
200
100
100
4
Đầu tư phương tiện cty Vận tải Biển Đông(Hà Nội)
Tàu hàng 6.500T
84
84
5
Đóng tàu trả chậm cty TC CNTT ( Hà Nội)
Đóng tàu vỏ nhựa 12&17m
94
94
6
Đầu tư phương tiện TCTCNTT ViệtNam
Tàu cotainer11.500T, 6.300T, tàu dầu 12.000T
865
298
D
XD mới các cơ sở vệ tinh phục vụ đóng sửa chữa tàu
20
500
220
1
Khu CNTT An Hồng ( Hải Phòng)
- XD CSHT, XD phần : lắp ráp động cơ diezel đến 3.000HP, SX xích neo > 25 ly, TB điện. Trang trí nội thất.
- Lắp ráp nồi hơi TB điện, ngh khí HH, trạm bảo hành, kho ngoại quan..
500
220
500
220
E
Nâng cấp các cơ sở hiện có ( dự án nhóm C)
5 dự án
150
150
F
Vốn liên doanh
10.920
2.600
8.320
1
XD NM SCTB Vũng áng
( Hà tĩnh)
-Phá dỡ, s/c tàu 100.000T
-Hoàn chỉnh CN,TB
1.000
1.500
800
200
1.500
2
XD NM LH CNTT Dung Quất ( Quảng Ngãi)
-Phá dỡ tàu cũ > 100.000t, tái chế thép đóng tàu. SX kết cấu thép.
- Đóng & s/c tàu đến 100.000T
3.000
3.020
1.000
2.000
3.020
3
XD NMDT Long Sơn( Tp VũngTàu)
Đóng và s/c tàu 50.000T
2.400
800
1.600
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 2337.doc