Đề tài Hoàn thiện công tác tổ chức hạch toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ với việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động ở công ty phát triển kỹ thuật xây dựng

Ở Công ty Phát triển kỹ thuật xây dựng hiện nay hệ thống kho tàng để bảo quản vật tư được quan tâm xây dựng khá kiên cố và hiện đại, được bố trí cho phù hợp với điều kiện sản xuất. Song số kho do cơ quan công ty quản lý trực tiếp lại chỉ có duy nhất một kho (ngoài các kho, bãi công trình do công ty trực tiếp điều hành) trong khi đó mỗi đơn vị trực thuộc đề có một kho kiên cố và các kho bãi công trình riêng. Theo em nghĩ, công ty đã chuyển sang mô hình bộ máy kế toán tập trung, các xí nghiệp, đội xây dựng không được phân cấp quản lý tài chính như trước kia ngoài quan hệ với công ty theo kiểu được khoán công trình, khoán việc. Sự tồn tại các kho riêng này có thể tạo ra các khe hở trong quản lý vật tư vì lý do sau: Là một đơn vị thường thi công một lúc nhiều công trình nên nhu cầu về vật tư tại một thời điểm ở các công trình khác nhau là không giống nhau. Mọi vật tư dự trữ trong kho của xí nghiệp, đội đều được thanh toán bởi tiền tạm ứng từ công ty để thực hiện khối lượng xây lắp công ty giao theo từng công trình khác nhau, do đó việc theo dõi về giá trị và hiện vật số vật tư nhập, xuất kho cho từng công trình là không tách bạch. Vì vậy, theo em ở công ty trên cơ sở tính toán định mức các chi phí vật tư, một mặt công ty có thể giao khoán cho các đơn vị tự mua và đưa ngay đến chân công trình để phục vụ thi công, sau đó thanh quyết toán với công ty trên cơ sở hoá đơn chứng từ hợp pháp, hợp lệ; mặt khác, các kho nói trên sẽ do công ty trực tiếp quản lý, kế toán vật tư ở phòng kế toán công ty sẽ phải liên hệ thường xuyên với thủ kho trong việc hạch toán chi tiết vật tư. Vật tư có thể cung cấp cho từng công trình theo từng giai đoạn nhất định, đến đâu hoàn thành dứt điểm đến đó, như vậy sẽ tăng cường được công tác quản lý ở các kho này mà lại bớt đi một phần công nợ giữa công ty và các đơn vị trong khoản ứng tiền mua vật tư dự trữ. Đồng thời, các đơn vị cũng không gặp khó khăn trong việc quy kết trách nhiệm vật chất về quản lý vật tư cho một bộ phận nào đó (vì không tồn tại phòng vật tư). Cũng trong vấn đề quản lý vật tư ở công ty, em thấy hiện nay mọi chứng từ là các phiếu nhập kho, phiếu xuất kho lại đều do phòng kế toán lập, trong khi đó, phòng Kế hoạch đầu tư là phòng ban chức năng có nhiệm vụ lập kế hoạch và thực hiện việc cung ứng vật tư thì lại không chịu trách nhiệm lập các phiếu trên (mặc dù các phiếu nhập kho, phiếu xuất kho đều được lưu ở phòng kinh tế kế hoạch), do vậy có thể nói quy trình luân chuyển các chứng từ này là không khoa học. Chứng từ lẽ ra phải gắn liền với quy mô thời điểm phát sinh các nghiệp vụ kinh tế, với trách nhiệm vật chất của các cá nhân, các đơn vị có liên quan thì trong trường hợp này lại không đáp ứng được yêu cầu đó, cụ thể là sau khi nghiệp vụ kinh tế phát sinh một thời gian chứng từ mới được lập, đồng thời không phản ánh được trách nhiệm của phòng kinh tế - kế hoạch trong việc quản lý vật tư. Vì vậy theo em, công ty nên xây dựng quy trình luân chuyển phiếu nhập kho, phiếu xuất kho như sau:

doc104 trang | Chia sẻ: haianh_nguyen | Lượt xem: 1251 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện công tác tổ chức hạch toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ với việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động ở công ty phát triển kỹ thuật xây dựng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
000.000 2 Sắt f20 Kg 9.065 33.450.000 3 Cáp giằng thang tải f14 m 1.000 735.000 4 Cáp điện 4x16 m 600 1.000.000 5 Cáp điện 2x25x1x16 m 200 78.000 6 Dây cáp hàn m 100 150.000 7 Cáp PVC Kg 100 180.000 8 Khoá cáp f14 cái 250 50.000 9 ốc cáp 10 ly cái 50 80.000 Tổng cộng 41.503.000 Bảng kê này là cơ sở để quyết toán NVL, CCDC khi công trình hoàn thành bàn giao. Mỗi công trình hoàn thành, nghiệm thu, bàn giao và thanh quyết toán với công ty thì giá trị vật tư nhận từ kho công ty sẽ được trừ ra khỏi tổng chi phí về NVL, CCDC của khối lượng xây lắp mà xí nghiệp, đội đã thực hiện. Nếu vượt, đơn vị phải tự chịu chi phí, tuy vậy trường hợp này ít xảy ra. C. Tầm quan trọng của tổ chức hạch toán NVL, CCDC với việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động ở Công ty Phát triển kỹ thuật xây dựng Cũng như các doanh nghiệp xây lắp khác trong nền kinh tế thị trường, Công ty Phát triển kỹ thuật xây dựng luôn có những nỗ lực để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của mình và đặc biệt quan tâm tới vấn đề sử dụng, dự trữ NVL, CCDC như thế nào cho hợp lý. Điều đó thể hiện qua việc xem xét một số vấn đề sau: 1. Phân tích tình hình dự trữ tài sản lưu động Trên thực tế, thị trường vật liệu và thiết bị xây dựng ở nước ta trong những năm gần đây cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu về chủng loại và chất lượng cho ngành kinh doanh xây lắp. Tuy nhiên, giá cả NVL, CCDC luôn có những biến động khó lường trước. ở Công ty Phát triển kỹ thuật xây dựng, chi phí NVL, CCDC chiếm đến 75% tổng chi phí sản xuất nên vấn đề dự trữ NVL, CCDC trở thành một yêu cầu tất yếu khách quan để đáp ứng kịp thời, đầy đủ vật tư cho sản xuất. Bảng số 33: Bảng phân tích tình hình dự trữ tài sản lưu động năm 2000 STT Chỉ tiêu Đầu năm Cuối năm Chênh lệch Số tiền % Số tiền % Số tiền % 1 NVL tồn kho 1.966.243.458 15.61 1.640.374.061 10.56 -325.869.397 -5.05 2 CCDC tồn kho 232.764.921 1.85 301.304.773 1.94 68.539.852 0.09 3 CPSX, XLDD 10.397.378.874 82.54 13.587.545.697 87.5 3.190.166.823 4.96 Tổng 12.596.387.250 100 15.529.224.531 100 2.932.837.283 100 Qua bảng phân tích trên ta thấy, tài sản lưu động dự trữ cuối năm so với đầu năm tăng 2.932.837.283đ chủ yếu là do chi phí xây lắp dở dang tăng 3.190.166.823đ vì ngoài những công trình chuyển tiếp từ năm 1999, công ty còn đang thi công nhiều công trình của năm 2000. Dự trữ NVL giảm 325.869.397đ, thực tế cho thấy năm 2000 là năm nhiều công trình xây dựng mà công ty thực hiện đi vào hoàn thành và quyết toán bàn giao trước khi bước sang năm 2000 - năm chuyển tiếp sang thiên niên kỷ mới. Vì vậy, tại thời điểm cuối năm, dự trữ NVL giảm 5.05% so với đầu năm cũng là điều bình thường, không gây ảnh hưởng nhiều đến sản xuất. Ngược lại, giá trị CCDC cuối năm tăng 68.539.852đ, điều này cũng là phù hợp vì năm 2000 công ty đã thực hiện hoàn thành tổng giá trị xây lắp 122,4 tỷ đồng, bằng 146% so với năm 1999, do vậy mà chi phí về CCDC cũng đã tăng lên. 2. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động Năm 1999, Công ty Phát triển kỹ thuật xây dựng đã hướng công tác tài chính kế toán vào nhiệm vụ bảo đảm vốn cho sản xuất kinh doanh, nhất là cho thực hiện các dự án đã được tổng công ty phê duyệt, sở dĩ phải đặt nhiệm vụ này lên hàng đầu vì bắt đầu từ năm 2000 công ty phải chấn chỉnh công tác quản lý tài chính cho phù hợp với các sắc thuế mới (thuế GTGT và thuế thu nhập doanh nghiệp) đồng thời bắt đầu áp dụng chế độ kế toán mới dành cho các DNXL. Mặc dù vậy, công ty đã không chỉ bảo toàn mà còn phát triển được đồng vốn kinh doanh của mình, nhất là bộ phận vốn lưu động, ta có thể xem xét điều này qua việc phân tích một số chỉ tiêu thể hiện hiệu quả sử dụng vốn lưu động ở công ty sau đây: * Sức sản xuất của vốn lưu động: Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng vốn lao động bình quân dùng vào sản xuất kinh doanh trong kỳ thì đem lại bao nhiêu đồng giá trị sản lượng hàng hoá. Sức sản xuất của VLĐ = Trong đó: Vốn lưu động bình quân = VLĐ bình quân năm 1999 = = 53.684.915.950 VLĐ bình quân năm 2000 = = 56.087.383.250 Tổng giá trị sản lượng hàng hoá năm 1999 = 83.838.630.140 Tổng giá trị sản lượng hàng hoá năm 2000 = 122.419.000.000 Thay số ta có: Sức sản xuất của VLĐ năm 1999 = = 2,183 Sức sản xuất của VLĐ năm 2000 = = 1,562 Như vậy, năm 2000 cứ một đồng vốn lưu động dùng vào sản xuất kinh doanh của công ty thì tạo ra 2,183 đồng tổng giá trị sản lượng, tăng so với 1999 là 0,621 đồng. Điều đó chứng tỏ công ty đã sử dụng có hiệu quả đồng vốn lưu động trong năm 2000. * Sức sinh lời của vốn lưu động: Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng VLĐ bình quân thì tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận trong một năm. Sức sinh lời của VLĐ = Trong đó lợi nhuận thuần trước thuế năm 1999 là 1.402.965.639; năm 2000 là 1.494.483.916. Thay số ta có: Sức sinh lời của VLĐ năm 1999 = = 0,0261 Sức sinh lời của VLĐ năm 2000 = = 0,0266 Cứ một đồng VLĐ bình quân dùng vào sản xuất kinh doanh, công ty thu được 0,0261 đồng lợi nhuận thuần năm 1999 và 0,0266 đồng lợi nhuận thuần năm 2000. Tuy sức sinh lợi của VLĐ năm 2000 có cao hơn năm 1999 chứng tỏ công ty đã sử dụng đồng vốn để cho sinh lợi tốt hơn song sức sinh lợi của VLĐ nhìn chung chưa cao, công ty cần phải phấn đấu hơn nữa. Qua hai chỉ tiêu phân tích chung trên ta thấy VLĐ của công ty ngày càng được sử dụng có hiệu quả. Bên cạnh đó, sự vận động không ngừng của đồng VLĐ ở bất kỳ một doanh nghiệp nào nếu được đẩy nhanh tốc độ luân chuyển thì sẽ góp phần giải quyết nhu cầu về vốn và làm tăng hiệu quả sử dụng vốn. ở Công ty Phát triển kỹ thuật xây dựng, tốc độ luân chuyển của VLĐ được thể hiện qua một số chỉ tiêu sau: * Số vòng quay của VLĐ: Vòng quay của VLĐ được tính từ khi bỏ tiền ra mua NVL, CCDC và các tài sản lưu động có các hình thái vật chất khác đến khi thu hồi toàn bộ số vốn đó bằng tiền. Đây là một chỉ tiêu chất lượng tổng hợp phản ánh trình độ tổ chức quản lý sản xuất và tài chính cũng như chất lượng hoạt động sản xuất kinh doanh. Số vòng quay của VLĐ cho biết trong kỳ phân tích cứ một đồng VLĐ bỏ ra sẽ thu được bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Số vòng quay của VLĐ = Trong đó: Tổng doanh thu thuần năm 1999 là: 88.074.479.004 đồng Tổng doanh thu thuần năm 2000 là: 102.362.000.000 đồng, vậy: Số vòng quay của VLĐ năm 1999 = = 1,64 Số vòng quay của VLĐ năm 2000 = = 1,825 Như vậy, năm 2000 VLĐ của công ty đã tăng nhanh hơn so với năm 2000 là 0,825 vòng, điều đó cho thấy, công ty đã tăng nhanh được tốc độ luân chuyển VLĐ. * Hệ số đảm nhiệm VLĐ: Đây là chỉ tiêu nghịch đảo của số vòng quay VLĐ, chỉ tiêu này càng nhỏ thì hiệu quả sử dụng VLĐ càng cao. Nó cho biết trong kỳ phân tích, để thu được một đồng doanh thu thuần, công ty phải bỏ ra bao nhiêu đồng VLĐ bình quân. = = Hệ số đảm nhiệm của VLĐ năm 1999 = = 0,6098 Hệ số đảm nhiệm của VLĐ năm 2000 = = 0,5479 Như vậy, để tạo ra một đồng doanh thu thuần năm 2000, công ty phải bỏ ra 0,5479 đồng VLĐ bình quân, ít hơn so với năm 1999 là 0,0619 đồng. * Thời gian của một vòng luân chuyển: Chỉ tiêu này thể hiện số ngày cần thiết cho VLĐ quay được một vòng. Thời gian của một vòng luân chuyển càng nhỏ thì tốc độ quay của VLĐ càng lớn. = Thời gian của một vòng luân chuyển năm 1999 = = 220 ngày Thời gian của một vòng luân chuyển năm 2000 = = 197 ngày Thời gian của một vòng luân chuyển giảm chứng tỏ công ty đã nâng được tốc độ luân chuyển VLĐ. Biểu số 34: Bảng phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động STT Chỉ tiêu Năm 1999 Năm 2000 1 Giá trị tổng sản lượng 83.848.630.140 122.419.000.000 2 Tổng doanh thu thuần 88.074.479.004 102.362.000.000 3 Vốn lưu động bình quân 53.684.916.004 56.087.383.250 4 Lợi nhuận thuần trước thuế 1.402.965.639 1.494.483.916 5 Sức sản xuất của VLĐ 1,562 2,183 6 Sức sinh lời của VLĐ 0,0261 0,0266 7 Số vòng quay của VLĐ 1,64 vòng 1,825 vòng 8 Hệ số đảm nhiện của VLĐ 0,6098 0,5479 9 Thời gian của một vòng luân chuyển 220 ngày 197 ngày Qua những phân tích ở trên ta thấy Công ty Phát triển kỹ thuật xây dựng là một đơn vị làm ăn có lãi, hiệu quả sử dụng VLĐ năm 2000 tăng so với năm 1999. Đạt được những kết quả đó là do sự phấn đấu bền bỉ của công ty trên nhiều mặt, đặc biệt trong công tác quản lý vật tư, công ty đã thực hiện tốt kế hoạch cung ứng vật tư đủ khối lượng, chất lượng và kịp thời cho sản xuất, sử dụng vật tư theo những định mức nghiêm ngặt của ngành, dự trữ phù hợp với nhu cầu, không tồn đọng nhiều. Những nỗ lực này đã góp phần tăng hiệu quả sử dụng VLĐ ở công ty nói riêng và hiệu quả kinh doanh nói chung. Tuy vậy, công ty cần phấn đấu hơn nữa để tăng nhanh tốc độ chu chuyển VLĐ. Phần III Một số nhận xét, kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác tổ chức hạch toán NVL, CCDC với việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động ở Công ty Phát triển kỹ thuật xây dựng 1. Những đánh giá chung Ra đời trong điều kiện đất nước vừa thống nhất và bắt tay vào khôi phục kinh tế sau chiến tranh, Công ty Phát triển kỹ thuật xây dựng từ cơ sở vật chất - kỹ thuật rất hạn chế và vài trăm công nhân, kỹ sư ban đầu đã vươn lên trong những biến chuyển sâu sắc của đất nước về mọi mặt. Trải qua gần một phần tư thế kỷ xây dựng và phát triển, bên thềm của thế kỷ mới, công ty đã vững vàng trong tư thế của một doanh nghiệp Nhà nước hạng I, hàng trăm công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp mà công ty xây dựng đang được khai thác, sử dụng có hiệu quả cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Hiện nay, cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý, các phòng ban chức năng đã được sắp xếp lại theo định hướng của Tổng công ty vừa tinh giản gọn nẹ lại vừa phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp xây dựng có quy mô lớn, đáp ứng được khả năng phục vụ tổ chức sản xuất kinh doanh. Trong sự vận động của cơ chế kinh tế thị trường, công ty đã năng động ra các quyết định động viên, khuyến khích các đơn vị, cá nhân trong công ty tìm kiếm công trình trên địa bàn cả nước, đã mạnh dạn đầu tư có chiều sâu vào đổi mới trang thiết bị, công nghệ, đào tạo nhân lực và mọi biện pháp tích cực để bảo toàn, phát triển đồng vốn kinh doanh. Thông qua việc áp dụng cơ chế khoán công việc, khoán công trình tới từng xí nghiệp, đội xây dựng nhằm tạo điều kiện cho các đơn vị phát huy cao độ năng lực thi công, gắn trách nhiệm vật chất của tập thể, cá nhân với chất lượng công trình, tiết kiệm chi phí quản lý, nâng cao quyền làm chủ của người lao động. Đồng thời tăng cường công tác quản lý dự án, quản lý tài chính tập trung nên việc kiểm tra, giám đốc và cung cấp thông tin về hoạt động sản xuất kinh doanh vừa mang tính chủ động, sáng tạo lại vừa chặt chẽ, kịp thời. Đạt được những thành tựu trên là nhờ sự định hướng, chỉ đạo đúng đắn của Bộ Xây dựng, của Tổng công ty và sự phấn đấu bền bỉ của toàn thể cán bộ, công nhân, kỹ sư trong toàn công ty, trong đó có sự đóng góp không nhỏ của những người làm công tác tài chính kế toán ở công ty và các đơn vị thành viên. Thực hiện quyết định số 1864 TC-QĐ/CĐKT của Bộ Tài chính về áp dụng chế độ kế toán cho các doanh nghiệp xây lắp từ ngày 01/01/1999, cho đến nay công tác kế toán nói chung và tổ chức phần hành kế toán vật tư nói riêng tại công ty đã đi vào nề nếp thể hiện ở các mặt sau: - Về bộ máy kế toán: Với hình thức tổ chức bộ máy kế toán tập trung, công tác kế toán ở công ty được tổ chức có kế hoạch, sắp xếp và bố trí cán bộ, nhân viên kế toán một cách phù hợp với năng lực, trình độ của từng người nên chất lượng công tác kế toán đã được nâng cao. Đội ngũ cán bộ kế toán của công ty đa số là những người có kinh nghiệm lâu năm, có trình độ và nhiệt tình công tác cũng như sự nhạy bén trong việc xử lý các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và tổng hợp thông tin kế toán. Công ty luôn tạo điều kiện tổ chức bồi dưỡng, đào tạo nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ, nhân viên kế toán để phù hợp với tình hình mới, đặc biệt trong việc triển khai thực hiện Luật thuế GTGT từ đầu năm 1999. Hiện nay công ty đã và đang từng bước áp dụng máy vi tính vào công tác kế toán để giảm bớt khối lượng công việc, tiết kiệm chi phí văn phòng và thời gian cho nhân viên kế toán, đảm bảo cung cấp số lượng nhanh chóng, chính xác. Bên cạnh đó trong quá trình công tác, dựa vào những vấn đề thực tiễn nảy sinh, các cán bộ, nhân viên kế toán luôn mạnh dạn đề xuất ý kiến của mình, đưa ra trao đổi, bàn bạc góp phần hoàn thiện công tác kế toán ở công ty. - Về hệ thống chứng từ, sổ sách kế toán sử dụng Công ty Phát triển kỹ thuật xây dựng áp dụng hình thức sổ Nhật ký chung trong phản ánh, ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Hình thức này phù hợp với quy mô, đặc điểm về loại hình sản xuất kinh doanh của công ty đồng thời thuận lợi cho việc làm kế toán trên máy vi tính. Ngoài hệ thống chứng từ phong phú được sử dụng theo đúng mẫu quy định của chế độ kế toán, công ty còn sử dụng các chứng từ mệnh lệnh, các chứng từ tổng hợp đi kèm các chứng từ ban đầu như những công cụ kỹ thuật nhằm giảm nhẹ công tác kế toán và đơn giản hoá việc ghi sổ. - Trong công tác thu mua và bảo quản, dự trữ vật tư: Công ty đã luôn chú trọng đến vất đề chất lượng, số lượng sao cho phù hợp với dự trù vật tư, với nhu cầu thực tế để cho sản xuất, tránh ứ đọng vốn. Kết hợp với việc quản lý vật tư chặt chẽ theo lô, lượt các kho nên ít xảy ra trường hợp đáng tiếc về mất mát, hư hỏng. Định mức vật tư được xây dựng khoa học và áp dụng khá nghiêm ngặt. Vấn đề thanh toán với nhà cung cấp được kế toán theo dõi sát sao trên hệ thống sổ chi tiết, bảng, sổ tổng hợp với mọi đối tượng nhằm tạo thuận lợi trong công tác đối chiếu, thanh toán công nợ theo hợp đồng kinh tế. Bên cạnh những ưu điểm kể trên, trong công tác quản lý vật tư nói chung, công tác kế toán vật tư nói riêng ở công ty trước những yêu cầu của sự phát triển không phải không còn những hạn chế cần phải được khắc phục để đi tới hoàn thiện. Qua thời gian thực tập tốt nghiệp tại phòng tài chính kế toán Công ty Phát triển kỹ thuật xây dựng và tìm hiểu sâu hơn về phần hành tổ chức kế toán NVL, CCDC, em nhận thấy, công ty đã có nhiều cố gắng trong việc vận dụng chế độ vào đơn vị mình, song vẫn còn những vấn đề cần phải hoàn thiện. 2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện tổ chức hạch toán NVL, CCDC ở Công ty Phát triển kỹ thuật xây dựng 2.1. Vấn đề quản lý vật tư ở Công ty Phát triển kỹ thuật xây dựng hiện nay hệ thống kho tàng để bảo quản vật tư được quan tâm xây dựng khá kiên cố và hiện đại, được bố trí cho phù hợp với điều kiện sản xuất. Song số kho do cơ quan công ty quản lý trực tiếp lại chỉ có duy nhất một kho (ngoài các kho, bãi công trình do công ty trực tiếp điều hành) trong khi đó mỗi đơn vị trực thuộc đề có một kho kiên cố và các kho bãi công trình riêng. Theo em nghĩ, công ty đã chuyển sang mô hình bộ máy kế toán tập trung, các xí nghiệp, đội xây dựng không được phân cấp quản lý tài chính như trước kia ngoài quan hệ với công ty theo kiểu được khoán công trình, khoán việc. Sự tồn tại các kho riêng này có thể tạo ra các khe hở trong quản lý vật tư vì lý do sau: Là một đơn vị thường thi công một lúc nhiều công trình nên nhu cầu về vật tư tại một thời điểm ở các công trình khác nhau là không giống nhau. Mọi vật tư dự trữ trong kho của xí nghiệp, đội đều được thanh toán bởi tiền tạm ứng từ công ty để thực hiện khối lượng xây lắp công ty giao theo từng công trình khác nhau, do đó việc theo dõi về giá trị và hiện vật số vật tư nhập, xuất kho cho từng công trình là không tách bạch. Vì vậy, theo em ở công ty trên cơ sở tính toán định mức các chi phí vật tư, một mặt công ty có thể giao khoán cho các đơn vị tự mua và đưa ngay đến chân công trình để phục vụ thi công, sau đó thanh quyết toán với công ty trên cơ sở hoá đơn chứng từ hợp pháp, hợp lệ; mặt khác, các kho nói trên sẽ do công ty trực tiếp quản lý, kế toán vật tư ở phòng kế toán công ty sẽ phải liên hệ thường xuyên với thủ kho trong việc hạch toán chi tiết vật tư. Vật tư có thể cung cấp cho từng công trình theo từng giai đoạn nhất định, đến đâu hoàn thành dứt điểm đến đó, như vậy sẽ tăng cường được công tác quản lý ở các kho này mà lại bớt đi một phần công nợ giữa công ty và các đơn vị trong khoản ứng tiền mua vật tư dự trữ. Đồng thời, các đơn vị cũng không gặp khó khăn trong việc quy kết trách nhiệm vật chất về quản lý vật tư cho một bộ phận nào đó (vì không tồn tại phòng vật tư). Cũng trong vấn đề quản lý vật tư ở công ty, em thấy hiện nay mọi chứng từ là các phiếu nhập kho, phiếu xuất kho lại đều do phòng kế toán lập, trong khi đó, phòng Kế hoạch đầu tư là phòng ban chức năng có nhiệm vụ lập kế hoạch và thực hiện việc cung ứng vật tư thì lại không chịu trách nhiệm lập các phiếu trên (mặc dù các phiếu nhập kho, phiếu xuất kho đều được lưu ở phòng kinh tế kế hoạch), do vậy có thể nói quy trình luân chuyển các chứng từ này là không khoa học. Chứng từ lẽ ra phải gắn liền với quy mô thời điểm phát sinh các nghiệp vụ kinh tế, với trách nhiệm vật chất của các cá nhân, các đơn vị có liên quan thì trong trường hợp này lại không đáp ứng được yêu cầu đó, cụ thể là sau khi nghiệp vụ kinh tế phát sinh một thời gian chứng từ mới được lập, đồng thời không phản ánh được trách nhiệm của phòng kinh tế - kế hoạch trong việc quản lý vật tư. Vì vậy theo em, công ty nên xây dựng quy trình luân chuyển phiếu nhập kho, phiếu xuất kho như sau: * Đối với phiếu nhập kho: Khi vật tư về đến kho công ty thì sau khi kiểm nhận nếu đủ tiêu chuẩn nhập kho, cán bộ cung ứng viết phiếu nhập kho (3 liên): - Liên 1: Lưu phòng kinh tế kế hoạch - Liên 2: Thủ kho giữ, sau khi nhập kho song, thủ kho ghi số lượng vật tư, ký vào phiếu nhập kho, ghi thẻ kho và chuyển cho phòng kế toán. - Liên 3: Người giao vật tư giữ để làm chứng từ thanh toán. Phòng kế toán sau khi nhận được phiếu nhập kho, kế toán vật tư kiểm tra các chứng từ đính kèm, căn cứ vào hoá đơn để ghi đơn giá và tính thành tiền trên phiếu nhập kho, sau đó kế toán trưởng ký, đưa vào ghi sổ và lưu trữ. Nếu người giao hàng không phải là người của phòng kinh tế - kế hoạch thì phải làm thủ tục nhập kho ở phòng kinh tế - kế hoạch công ty. Với quy trình luân chuyển như trên, phiếu nhập kho sẽ phát huy được đầy đủ tính pháp lý và gắn trách nhiệm của từng người có liên quan đến nghiệp vụ nhập kho. * Đối với phiếu xuất kho: ở công ty, mọi trường hợp xuất kho vật tư, kế toán đều lập phiếu xuất kho sau khi nghiệp vụ kinh tế phát sinh một thời gian, phiếu xuất kho này lập theo mẫu phiếu xuất kho thông thường. Trong khi đó, đa số vật tư xuất kho đều dùng cho việc thi công các công trình, đã được phòng Kế hoạch đầu tư lập kế hoạch trước theo kế hoạch thi công dự tính. Phiếu xuất kho vật tư chỉ có hiệu lực một lần, không phù hợp với trường hợp sử dụng vật liệu, công cụ dụng cụ thường xuyên trong tháng, nhất là không phù hợp với trường hợp sử dụng vật liệu, công cụ dụng cụ thường xuyên trong tháng, nhất là không phù hợp đối với vật tư xuất tại các công trình vì tại công trình, việc bảo quản vật tư khó khăn hơn, căn cứ vào kế hoạch thi công trong tháng, bộ phận phụ trách vật tư ở các công trình chia thành nhiều đợt để mua vật tư. Vì thế, theo em, đối với những loại vật tư xuất dùng thường xuyên trong tháng thì công ty nên áp dụng "Phiếu xuất kho theo hạn mức" để giảm bớt những phiền toái khi mỗi lần người phụ trách vật tư ở công trình mang các biên bản giao nhận vật tư về, kế toán vật tư lại phải làm một thủ tục máy móc là viết đồng thời một phiếu nhập kho một phiếu xuất kho cho biên bản giao nhận tương ứng mà thực chất lại không có tác dụng phản ánh kịp thời nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Phiếu xuất kho vật tư theo hạn mức được dùng để theo dõi số lượng vật tư xuất kho trong trường hợp lập phiếu xuất một lần theo định mức nhưng xuất nhiều lần trong tháng cho bộ phận sử dụng vật tư ở từng công trình, mỗi phiếu được lập cho một loại NVL, CCDC xuất sử dụng trong tháng với hai liên (phòng kinh tế - kế hoạch hoặc người phụ trách vật tư ở công trình lập). Khi lĩnh lần đầu tiên, bộ phận sử dụng mang cả hai liên đến kho, người nhận vật tư giữ một liên, một liên giao cho thủ kho. Đến cuối tháng, dù hạn mức còn hay hết, thủ kho cũng phải ký vào hai liên, ngoài ra, cả hai liên đều phải có chữ ký của người phụ trách cung ứng, người phụ trách bộ phận sử dụng, người phụ trách kế toán. Tổng số lượng vật tư trong phiếu lĩnh bao giờ cũng phải nhỏ hơn hoặc bằng hạn mức được duyệt. Nếu do kế hoạch thi công thay đổi, bộ phận sử dụng muốn lĩnh thêm vật tư phải đề nghị lập phiếu xuất kho hoặc phiếu xuất vật tư theo hạn mức mới có xác nhận của bộ phận kỹ thuật thi công và phụ trách công trình. Đối với các trường hợp xuất kho khác, chẳng hạn xuất NVL, CCDC cho văn phòng, cho việc xây dựng lán trại, sửa chữa thiết bị xe máy thi công,... công ty có thể dùng phiếu xuất kho thông thường. Căn cứ vào yêu cầu thực tế, phòng kinh tế - kế hoạch xem xét, được sự đồng ý của giám đốc, phòng này sẽ lập phiếu xuất kho (đối với trường hợp xuất ở kho công ty), thủ kho xuất kho, ghi số lượng, sau khi thẻ kho thì chuyển lên phòng kế toán để ghi đơn giá và tính thành tiền, ghi sổ kế toán rồi đưa vào lưu trữ. Phiếu xuất kho này nên có hai liên: bộ phận lập lưu liên 1, phòng kế toán lưu liên 2. Đối với các phiếu nhập kho mà phòng kế toán lập cho việc nhập vật tư ở các kho, bãi công trình, theo em là không cần thiết bởi lẽ, mỗi lần vật tư được nhập ở kho công trình, biên bản vật tư đã được ký nhận giữa người giao và thủ kho, nghiệp vụ nhập kho đã có chứng từ chứng minh. Mặt khác, vật tư ở công trình không để tồn trữ nhiều, nhập đến đâu thường xuất luôn đến đó, thậm chí là đổ xuống các bãi, mặt bằng ở chân công trình như cát, đất, đá, sỏi, vôi,... hoặc dùng luôn như bê tông tươi,... thì việc nhập, xuất kho chỉ là hình thức. Bên cạnh đó, sau một thời gian, các phiếu nhập, xuất kho mới được lập ở phòng kế toán nên không đáp ứng được yêu cầu cập nhật hàng ngày của bản thân phương pháp chứng từ. Do vậy theo em, công ty nên thực hiện đúng hướng dẫn của chế độ lại giảm bớt những thủ tục phiền hà về nhập, xuất vật tư; bớt đi chi phí, phương tiện bảo quản, lưu trữ chứng từ bằng cách không lập phiếu nhập kho, xuất kho cho các trường hợp vật tư giao thẳng (không đưa số vật tư này theo dõi ở tài khoản 152, 153). Khi mua NVL, CCDC về sử dụng trực tiếp ở các công trình, kế toán ghi: Nợ TK 621, 623, 627 (chi tiết cho từng công trình) Có TK 111, 112, 1412, 3311,... (chi tiết vật tư) 2.2. Vấn đề phân loại vật tư Như đã trình bày ở phần phân loại NVL, CCDC tại Công ty Phát triển kỹ thuật xây dựng, công tác phân loại đó mới chỉ phục vụ cho việc quản lý vật tư theo lô, lượt và bảo quản về chất lượng vật tư trong kho cũng như định hướng cho việc hạch toán tổng hợp: - TK 1521 dùng để theo dõi các loại NVL chính, vật liệu phụ luân chuyển qua kho (kể cả kho công trình). - TK 1522 dùng để theo dõi NVL như nhiên liệu, phụ tùng thay thế, phế liệu thu hồi luân chuyển qua tất cả các kho của công ty. - TK 153 dùng để theo dõi tất cả các loại CCDC luân chuyển qua kho. Về mặt chế độ, cách dùng các tài khoản chi tiết của TK 152 như trên là không khoa học vì chủng loại NVL ở công ty là rất phong phú. Còn với TK 153, ở công ty vì không có bao bì luân chuyển và đồ dùng cho thuê thì sử dụng như vậy là chấp nhận được. Bên cạnh đó, hiện nay công ty đã áp dụng máy vi tính trong công tác kế toán, vậy để tiết kiệm thời gian trong việc quản lý NVL, CCDC một cách khoa học, công ty nên xây dựng ngay hệ thống danh điểm vật tư: Mỗi loại, mỗi thứ NVL, CCDC mang một số hiệu riêng gọi là số danh điểm vật tư, mỗi số danh điểm bao gồm nhiều chữ số sắp xếp theo một thứ tự nhất định để chỉ loại, nhóm. Theo em, để lập được sổ danh điểm vật tư thì các tiểu khoản của TK 152 được sử dụng ở công ty nên là: - TK 1521 - Nguyên vật liệu chính - TK 1522 - Nguyên vật liệu phụ - TK 1523 - Nhiên liệu - TK 1524 - Phụ tùng thay thế. - TK 1525 - Nguyên vật liệu khác (phụ tùng thay thế, thiết bị xây dựng cơ bản,...) Qua nghiên cứu, sắp xếp nhiều loại NVL, CCDC ở công ty theo tên, công dụng, em đề nghị công ty có thể sử dụng sổ danh điểm vật tư như sau: Với việc phân loại và lập sổ danh điểm NVL, CCDC như dưới đây, kế toán phải lập nhiều bảng kê xuất NVL, CCDC cho mỗi loại song các thao tác sẽ thuận lợi hơn trên máy vi tính nên cũng không làm mất nhiều thời gian. Biểu số 35: Công ty Phát triển kỹ thuật xây dựng Sổ danh điểm vật tư Ký hiệu Tên, quy cách, chủng loại NVL, CCDC Đơn vị tính Đơn giá Ghi chú Nhóm Danh điểm VT 1 2 3 4 5 6 1521 Nguyên vật liệu chính 1521-01 Thép các loại 1521-01-01 Thép tròn f14 Kg 1521-01-02 Thép tròn f16 Kg 1521-01-03 Thép tròn f25 Kg ... ... 1521-02 Xi măng các loại 1521-02-01 Xi măng rời PC 30 Kg 1521-02-02 Xi măng bao PC 30 Kg 1521-02-03 Xi măng trắng Kg ... ... 1522 Vật liệu phụ 1522-01 Sơn các loại 1522-01-01 Sơn Nipon Thùng 1522-01-02 Sơn nội Thùng ... ... 1523 Nhiên liệu 1523-01 Dầu các loại 1523-01 Dầu Diêzen Lít ... ... 1524 Phụ tùng thay thế 1524-01 Bu lông các loại Bộ 1524-01-01 Bu lông M24 Bộ 1524-01-02 Bu lông chân kích Bộ ... ... 1525 Nguyên vật liệu khác 1525-01 Đèn các loại 1525-01-01 Đèn tròn Cái ... 153 Công cụ dụng cụ 153-01 Máy móc, công cụ nhỏ 153-01-01 Máy đầm dùi Đức Cái 153-01-02 Mày đầm dùi Hung ga ri Cái ... ... 153-01-... Máy bơm nước T.Quốc Cái ... Máy bơm nước Nga 500w Cái ... ... ... Máy khoan cầm tay ... Máy khoan động cơ ... ... 153-02 Bảo hộ lao động dụng cụ hàn các loại 153-02-01-1 Tay hàn Cái 153-02-01-2 Mặt nạ hàn Cái ... ... 153-02-02 Quần áo bảo hộ lao động Bộ 153-02-03 Găng tay Bộ ... 153-03 ống các loại 153-03-01 ống đứng thang tải Cái 153-03-02 ống ngang thang tải Cái 153-03-03 ống chéo thang tải Cái ... ... 153-04 Giằng các loại 153-04-01 Giằng con sơn ngoài Cái 153-04-02 Giằng chéo giáo A Cặp ... Với việc phân loại và lập sổ danh điểm NVL, CCDC như trên, kế toán phải lập nhiều bảng kê xuất NVL, CCDC cho mỗi loại song các thao tác sẽ thuận lợi hơn trên máy vi tính nên cũng không làm mất nhiều thời gian. 2.3. Vấn đề tính giá NVL, CCDC nhập kho ở Công ty Phát triển kỹ thuật xây dựng, NVL, CCDC nhập kho do mua ngoài, trong đa số các trường hợp công ty thường hạch toán chi phí thu mua vào chi phí sản xuất chung của công trình đó (TK 627). Điều này có một thuận lợi cho công ty, đó là làm cho giá trị NVL, CCDC trong khâu dự trữ thấp hơn so với thực tế, nếu NVL, CCDC tồn kho lâu sẽ làm cho VLĐ nằm trong khâu dự trữ (mà thực chất là vốn chết trong sản xuất) giảm. Tuy vậy, cách tính này đã không đúng theo sự hướng dẫn của chế độ kế toán, mặt khác, trong một số trường hợp làm sai lệch cách tính giá thành của một công trình, hạng mục công trình nào đó. Chẳng hạn công ty thường tiến hành thi công các công trình gần nhau trên một địa bàn nào đó hoặc thi công một cụm công trình. Khi một hạng mục công trình hay công trình hoàn thành và quyết toán, số vật liệu thừa hoặc CCDC chuyên ngành không dùng đến có thể chuyển sang công trình khác. Trong trường hợp này, nếu chi phí thu mua có liên quan đến số vật tư trên đã được tính vào chi phí sản xuất chung của công trình hoàn thành rồi thì chi phí sản xuất chung của công trình này sẽ lớn hơn so với thực tế, giá thành công trình sẽ bị tăng lên, trong khi đó, giá thành công trình nhận số vật tư kia lại giảm so với việc dùng vật tư tự đi mua vì không phải gánh chịu chi phí trên. Về bản chất, công ty phải bỏ chi phí thu mua ra để có được một tài sản hữu hình, theo quan hệ đối ứng tài khoản thì đây là trường hợp biến động tài sản ở công ty (tài sản tăng - tài sản giảm), nếu công ty hạch toán chi phí thu mua vật tư vào chi phí sản xuất chung (TK 627), thì giá trị thực tế của tài sản lưu động của công ty tại thời điểm khoản chi phí đó chưa được kết chuyển đã không được phản ánh một cách đầy đủ. Vì vậy, theo em, để tránh những sai lệch trên, công ty nên tính giá NVL, CCDC nhập kho bằng giá mua ghi trên hoá đơn + Chi phí thu mua (nếu có). 2.4. Về hạch toán tổng hợp NVL, CCDC Trường hợp 1: Khi vật liệu mua ngoài về công ty, nếu hoá đơn chưa về thì công ty thường giữ hộ người giao hàng mà không có thủ tục nhập kho và hạch toán gì. Giải thích về vấn đề này công ty cho rằng nếu cứ làm thủ tục nhập số hàng trên những đến cuối tháng hoá đơn vẫn chưa về thì trên bảng kê hoá đơn chứng từ hàng hoá dịch vụ mua vào, số NVL, CCDC nhập kho đó đã không được kê để bóc lượng thuế GTGT đầu vào được khấu trừ trong tháng, do đó công ty sẽ bị thiệt. Theo em, sự thận trọng này của công ty là không cần thiết, bởi vì nếu công ty không làm thủ tục nhập lô NVL, CCDC chưa có hoá đơn nói trên, người giao hàng sẽ không có chứng từ để làm thủ tục thanh toán trong trường hợp lô vật tư đó được mua bằng tiền tạm ứng, trường hợp này coi như công ty bị chiếm dụng vốn. Còn trong trường hợp người bán giao hàng tại công ty thì việc nhập kho số NVL, CCDC này và ghi sổ kế toán ở công ty càng sớm sẽ càng có lợi cho họ trong việc được công ty thanh toán, vì thế, chắc chắn họ sẽ giải quyết nhanh việc đưa hoá đơn về. Mặt khác, chế độ cũng đã hướng dẫn cách xử lý trường hợp trên, nên nếu có NVL, CCDC mua ngoài về mà chưa có hoá đơn, công ty vẫn nên lập phiếu nhập kho để ghi nhận số thực nhập, nhưng lưu phiếu nhập kho đó vào tập hồ sơ "Hàng chưa có hoá đơn" và ghi sổ theo giá tạm tính, khi nào hoá đơn về trong tháng thì ghi sổ bình thường, nếu cuối tháng hàng chưa về, ghi: Nợ TK 152, 153 (chi tiết vật tư) Có TK 331 (chi tiết theo đối tượng phải trả) Tháng sau hàng về có thể điều chỉnh theo giá thực tế bằng một trong ba cách đã nêu ở phần I. Sử lý như trên vừa đúng chế độ lại đáp ứng được nhu cầu NVL, CCDC cho sản xuất kinh doanh, nhất là khi nhu cầu đó là cấp bách, đúng với dự trù vật tư. Trường hợp 2: Khi vật liệu về thấy thừa, thiếu so với hoá đơn, công ty cũng không cho nhập kho nếu người giao hàng chưa tìm được nguyên nhân ngay với lý do tương tự như trường hợp trên. Như vậy, rất có thể công ty sẽ phải chịu một khoản chi phí chìm nếu phải tìm một nhà cung cấp khác trong thời gian chờ đợi, nhất là khi NVL, CCDC khó khăn trong việc tìm kiếm trên thị trường, ngoài ra có thể còn ảnh hưởng đến tiến độ sản xuất kinh doanh. Vì vậy, theo em trong trường hợp này, công ty nên cho nhập kho và phản ánh số thực nhập vào sổ kế toán còn số thiếu nên báo chơngì bán biết, hoặc ghi sổ như sau: Nợ TK 152, 153 : Giá trị thực nhập (ngoài thuế GTGT) Nợ TK 1381 : Giá trị số thiếu (ngoài thuế GTGT) Nợ TK 1331 : Thuế GTGT được khấu trừ theo hoá đơn Có TK 331 : Giá trị thanh toán theo hoá đơn. Sau đó, tuỳ từng nguyên nhân thiếu để xử lý như đã nêu ở phần I. 2.5. Về phương pháp hạch toán chi tiết NVL, CCDC ở Công ty Phát triển kỹ thuật xây dựng, NVL, CCDC luân chuyển qua tất cả các kho đều được phản ánh vào TK 152, 153, trong khi đó, việc hạch toán chi tiết lại không đồng bộ triệt để: Có thể nói, công ty đã áp dụng phương pháp sổ số dư để hạch toán NVL, CCDC song không vận dụng đúng phương pháp và mẫu sổ của việc ghi chép, hạch toán, đồng thời chỉ áp dụng cho kho cơ quan công ty. Sổ số dư là để theo dõi lượng tồn kho NVL, CCDC theo từng danh điểm vật tư trong kho và đối chiếu với phần hạch toán tổng hợp. Trong khi đó, ở công ty nó được dùg để theo dõi cả lượng nhập, xuất, tồn kho của từng loại vật tư theo từng tháng ở riêng kho công ty còn ở các công trình không sử dụng vì vật tư nhập đến đâu là xuất đến đó, không để tồn kho lâu. Tuy vậy, trong nhiều trường hợp ở các công trình khi nhận thấy sự khan hiếm của vật tư trong thời gian tới đã mua dự trữ cho tháng sau hoặc vật tư được mua vào thời điểm cuối tháng thì như vậy tại công trình đó, vẫn có sự tồn kho vật tư. Vì những lý do trên, sổ số dư đã không được đối chiếu với phần hạch toán tổng hợp. Mặt khác, trong quy trình hạch toán chi tiết NVL, CCDC công ty chỉ có việc ghi thẻ kho và sổ số dư được thực hiện còn các công việc khác có liên quan không được tiến hành, do đó việc kết hợp giữa thủ kho và kế toán vật tư là không chặt chẽ và thiếu khoa học, sự vận dụng sổ số dư chỉ là hình thức. Biểu số 36 Bên cạnh đó, vì công ty dùng phương pháp giá thực tế đích danh để trị giá NVL, CCDC xuất kho nên thủ kho phải mất rất nhiều thời gian trong việc theo dõi ngày tháng của từng lô NVL, CCDC nhập kho. Đến khi kế toán tính thành tiền cũng rất dễ xảy ra nhầm lẫn vì một ngày có thể có một số lô vật tư có chủng loại giống nhau nhưng được nhập từ các nguồn khác nhau, mặc dù trên sổ số dư, kế toán đã biết được lượng tồn đó được nhập từ ngày nào, song lại phải có công đoạn dò tìm đơn giá trên các phiếu nhập kho tương ứng. Trong khi đó, vào thời điểm cuối tháng, kế toán có nhiều công việc phải làm nên các thao tác thủ công trên sẽ làm mất rất nhiều thời gian và ảnh hưởng đến các công việc đó. Vì những lý do trên, theo em, công ty nên tổ chức hạch toán chi tiết NVL, CCDC khoa học và chặt chẽ hơn, một mặt công ty nên tiếp tục vận dụng phương pháp sổ số dư để hạch toán, mặt khác không nên sử dụng TK 152, 153 để theo dõi vật tư luân chuyển qua các kho công trình và cần lập sổ danh điểm vật tư như đã trình bày ở phần trên. Để vận dụng đúng phương pháp sổ số dư, công ty nên sử dụng các "Phiếu giao nhận chứng từ" và lập "Bảng luỹ kế nhập - xuất - tồn" (như đã trình bày ở phần I) chứ không đơn thuần chỉ có sổ số dư và thẻ kho. Thủ kho cũng nên có một sổ in sẵn danh điểm vật tư để ghi vào đó số chứng từ, ngày chứng từ nhập của lô vật tư tồn chứ không nên ghi thông tin đó vào sổ số dư, sổ số dư có thể được lập theo mẫu thống nhất (Biểu số 36). 2.6. Về việc sử dụng tài khoản ở Công ty Phát triển kỹ thuật xây dựng, NVL, CCDC nhập kho từ nhiều nguồn khác nhau với chủng loại rất phong phú. Trong nhiều trường hợp hàng mua phải vận chuyển bằng đường sắt, đường thuỷ nên có khi hoá đơn đã về đến công ty mà hàng chưa về. Mỗi khi xảy ra trường hợp trên, kế toán lại lưu chứng từ vào tập hồ sơ riêng, khi nào hàng về thì phản ánh vào TK 152 hoặc TK 153. Việc làm trên sẽ ảnh hưởng đến quy mô chỉ tiêu "hàng tồn kho" nếu số hàng trên đã thuộc sở hữu của công ty. Vì vậy theo em, công ty nên sử dụng TK 151 - Hàng mua đang đi đường để hạch toán trong trường hợp cuối tháng NVL, CCDC vẫn chưa về nhập kho và kế toán ghi: Nợ TK 151 : Trị giá ngoài thuế theo hoá đơn Nợ TK 133 (1331) : Thuế GTGT được khấu trừ theo hoá đơn Có TK 331, 111, 112 : Tổng giá thanh toán Khi nào NVL, CCDC về nhập kho thì kế toán ghi: Nợ TK 152, 153 Có TK 151 2.7. Vấn đề ghi sổ tổng hợp áp dụng hình thức sổ Nhật ký chung ở Công ty Phát triển kỹ thuật xây dựng là hoàn toàn phù hợp, tuy vậy công ty không mở sổ Nhật ký đặc biệt để theo dõi các nghiệp vụ mua hàng vốn phát sinh rất nhiều. Theo em công ty nên mở Nhật ký mua hàng để theo dõi các nghiệp vụ đó. Biểu số 37: Công ty Phát triển kỹ thuật xây dựng Nhật ký mua hàng Ngày tháng ghi sổ Chứng từ Diễn giải Tài khoản ghi Nợ Phải trả người bán Số hiệu Ngày tháng Hàng hoá NVL CCDC TK khác SH ST 2.8. Vấn đề lập sổ chi tiết Sổ chi tiết thanh toán với người bán mà kế toán thanh toán lập ở công ty tuy đã theo dõi được tình hình thanh toán của công ty với các đối tượng khác, song đối với đối tượng là người giao hàng ngoài công ty (người bán) thì mẫu sổ chi tiết này chưa thật phù hợp. Thật vậy, trong nhiều trường hợp mua chịu vật tư, người bán có quy định thời hạn chiết khấu nếu công ty thanh toán tiền hàng sớm, song thời hạn chiết khấu đã không được phản ánh trên sổ chi tiết thanh toán, điều này có thể tạo ra những lỏng lẻo trong quản lý khoản chiết khấu được hưởng, làm ảnh hưởng đến nghĩa vụ trả nợ và quyền lợi của công ty. Vì vậy theo em, công ty có thể mở sổ chi tiết thanh toán với đối tượng khác như sau: Biểu số 38 Công ty Phát triển kỹ thuật xây dựng Sổ chi tiết thanh toán Tài khoản "Phải trả đối tượng khác" - SH: 3311 Tháng ... năm ... Đối tượng thanh toán: Địa chỉ: Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Thời hạn chiết khấu Số phát sinh Số dư SH NT Nợ Có Nợ Có 1 2 3 4 5 6 7 8 9 Số dư đầu kỳ Cộng tháng Số dư cuối kỳ kết luận Tổ chức hạch toán NVL, CCDC là một phần hành kế toán phức tạp song lại rất quan trọng trong toàn bộ công tác hạch toán ở các DNXL, bởi vì việc theo dõi, phản ánh đầy đủ, chính xác tình hình hiện có, biến động tăng giảm và việc sử dụng NVL, CCDC cho các mục đích khác nhau thông qua công tác hạch toán sẽ góp phần tính đúng, tính đủ chi phí, giá thành sản phẩm xây lắp và có được những thông tin chi tiết đến tổng hợp bộ phận dự trữ của vốn lưu động trong doanh nghiệp. Với đề tài: "Hoàn thiện công tác tổ chức hạch toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ với việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động ở Công ty Phát triển kỹ thuật xây dựng", bài viết đã trình bày những lý luận cơ bản về tổ chức hạch toán NVL, CCDC ở DNXL theo chế độ hiện hành và sự tổ chức vận dụng những lý luận đó vào thực tiễn ở Công ty Phát triển kỹ thuật xây dựng. Bên cạnh đó bài viết đã đề cập đến vấn đề nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong mối quan hệ với tổ chức hạch toán NVL, CCDC ở Công ty Phát triển kỹ thuật xây dựng. Thời gian thực tập ở công ty là cơ hội để em nắm bắt, xâm nhập thực tế, củng cố những kiến thức, lý luận đã lĩnh hội được ở trường, từ đó có sự so sánh với thực tế và cùng với quan điểm của bản thân em đã mạnh dạn đưa ra một số nhận xét, kiến nghị với mong muốn góp phần hoàn thiện thêm công tác tổ chức hạch toán NVL, CCDC và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động ở Công ty Phát triển kỹ thuật xây dựng. Vì thời gian thực tập không nhiều, cộng với trình độ lý luận còn hạn chế nên mặc dù đã nhận được sự giúp đỡ của giáo viên hướng dẫn, các cô chú, anh chị phòng kế toán công ty, phòng kế toán xí nghiệp xây dựng liên hợp (trực thuộc công ty) song rất có thể bài viết đã không tránh được những sai sót, vì thế em mong nhận được thêm sự chỉ bảo để bài viết của em được hoàn thiện hơn. Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn! mục lục Biểu số 9: Công ty Phát triển kỹ thuật xây dựng Tổng hợp chi tiết tài khoản quí IV - 2000 (bảng trích) TK 1412 - Tạm ứng mua vật tư hàng hoá Tên chi tiết Số dư đầu kỳ Số phát sinh trong kỳ Số dư cuối kỳ Nợ Có Nợ Có Nợ Có Nguyễn Văn Viện - XNLH 521.600 2.508.605 3.030.205 Nguyễn Thị Phượng - Phòng TCHC công ty 3.336.000 3.336.000 Trần Thị Lụa - Văn phòng công ty 1.391.000 1.391.000 Nguyễn Tất Hùng - Kinh tế kế hoạch 14.830.000 11.000.000 3.830.000 Nguyễn Ninh - Phòng kỹ thuật - Thi công 33.300.000 33.300.000 Đinh Xuân Tảo - Phòng kỹ thuật - Thi công 44.000.000 44.000.000 Nguyễn Văn Mão - XNLH 41.029.500 41.029.500 Đào Hương Thu - Đội cáp 1 - Nghi Sơn 2.560.000 20.000.000 10.000.000 12.560.000 Nguyễn Xuân Xuền - XNLH 70.000.000 35.000.000 35.000.000 Nguyễn Đức Thỉnh - Đội 43 2.817.250 2.817.250 Nguyễn Văn Hữu - Lái xe công ty 1.038.900 1.038.900 ... ... ... ... ... Tổng cộng 600.794.000 1.917.245.000 1.053.147.000 1.464.892.000 Số dư cuối kỳ: 1.464.892.000 Kế toán lập biểu Kế toán trưởng Giám đốc Biểu số 12: Công ty Phát triển kỹ thuật xây dựng Tổng hợp chi tiết tài khoản quí IV - 2000 (bảng trích) TK 3311 - Phải trả đối tượng khác Tên chi tiết Số dư đầu kỳ Số phát sinh trong kỳ Số dư cuối kỳ Nợ Có Nợ Có Nợ Có Hà: đơn vị bán cát vàng tại Phủ Lý 865.300 665.300 200.000 Nguyễn Ninh: Công ty bê tông Ninh Bình 15.000.000 15.000.000 31.917.800 31.917.800 Ban quản lý công trình xi măng Bút Sơn 32.341.475 17.213.827 15.127.586 34.427.716 Công ty xi măng Hệ Dưỡng - Ninh Bình 6.452.000 4.517.900 10.969.900 Công ty đá Đồng Giao - Tam Điệp - NB 12.137.500 12.137.500 Công ty bê tông cọc Hà Nội 94.617.500 94.617.500 20.918.150 20.918.150 Nhà máy điện Ninh Bình (gạch xốp) 10.000.000 5.825.000 4.175.000 Công ty Hoàng Hà - Xí nghiệp liên hợp 435.200 435.200 Chi nhánh vật tư Thái Nguyên - XN 919 33.002.400 33.002.400 Xí nghiệp vật tư số 3 - XN 909 81.463.926 81.463.926 30.174.100 30.174.100 .... ... ... ... ... Tổng cộng 2.034.394.049 2.114.948.000 1.933.840.050 1.853.861.000 Số dư cuối kỳ: 1.853.861.000 Kế toán lập biểu Kế toán trưởng Giám đốc Biểu số 18: Công ty Phát triển kỹ thuật xây dựng Bảng kê vật liệu xuất dùng tháng 10 năm 2000 (Bảng trích) STT Số phiếu XK Người nhận (theo đối tượng sử dụng) Số tiền Ghi có TK 1521, ghi nợ các TK TK 621 TK 6272 TK 6422 TK 2413 TK 1413 1 73 Thê - XNLH - Việt Trì 39.450.000 39.450.000 2 79 Thê - XNLH - Việt Trì 1.078.000 1.078.000 3 83 Triệu - Hoàng Mai 82.481.000 82.481.000 4 85 Lê - Lán trại Nghi Sơn 1.050.000 1.050.000 5 97 Viện - Kiềm tính B.Ninh 4.630.750 4.630.750 6 104 Thái Đ43 Trạm thuế HN 1.016.915 1.016.915 7 113 Vân 909-Triển lãm GV 895.250 895.250 8 120 Lợi - Nghi Sơn 1.074.850 9 123 Hà - Sửa nhà xe cơ quan 556.085 556.085 10 124 Tơ - Văn phòng 203.500 203.500 11 127 Hà - ngăn kho công ty 8.930.600 8.930.600 ... ... ... ... ... ... ... ... ... Cộng 3.153.970.500 2.263.352.100 18.295.909 5.410.500 415.174.685 451.738.125 Kế toán lập biểu Kế toán trưởng Giám đốc Biểu số 19: Công ty Phát triển kỹ thuật xây dựng Bảng kê vật liệu xuất dùng tháng 10 năm 2000 STT Số phiếu XK Người nhận (theo đối tượng sử dụng) Số tiền Ghi có TK 1521, ghi nợ các TK TK 6232 TK 6272 TK 6422 TK 2413 TK 1413 1 77 Thê - XNLH - Việt Trì 735.000 2 81 Thê - XNLH - Việt Trì 280.000 3 82 Triệu - Hoàng Mai 396.000 396.000 4 84 Viện - Kiềm tính B.Ninh 950.000 950.000 5 86 Hậu - Hoàng Mai 90.000 90.000 6 91 Lan - Sửa trụ sở LVNB 2.103.150 2.103.150 7 92 Thái Đ43-Trạm thuế 1.453.000 1.453.000 8 93 Lê - Sửa ô tô công ty 453.200 453.200 9 94 Tơ - Văn phòng công ty 105.200 105.200 10 95 Lê - sửa ô tô công ty 13.140.000 13.140.000 ... ... ... ... ... ... ... ... ... Cộng 981.253.150 193.112.150 92.380.150 5.263.050 28.754.000 345.127.000 Kế toán lập biểu Kế toán trưởng Giám đốc Biểu số 20: Công ty Phát triển kỹ thuật xây dựng Bảng kê công cụ dụng cụ xuất dùng (bảng trích) Tháng 10 năm 2000 STT Số phiếu XK Người nhận (theo đối tượng sử dụng) Số tiền Ghi có TK 153, ghi nợ các TK TK 6233 TK 6273 TK 6423 TK 2413 TK 1421 TK 1413 1 74 Triệu - Hoàng Mai 391.000 391.000 2 75 Lợi - Nghi Sơn 3.731.000 3.731.000 3 76 Triệu - Hoàng Mai 2.400.000 2.400.000 4 78 Thái - Đ43 Phủ Lý 4.134.000 4.134.000 5 80 Vân - 919 - Bảo TRợ 876.000 876.000 6 87 Triệu - Hoàng Mai 3.874.000 3.874.000 7 88 Lợi - Nghi Sơn 4.277.150 4.277.150 8 Lợi - Nghi Sơn 560.000 560.000 9 90 Lợi - Nghi Sơn 187.000 187.000 10 98 Tơ - Kho công ty 793.150 793.150 11 126 Hải - Sửa trụ sở N.B 3.140.250 3.140.250 ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... Cộng 87.914.500 3.780.180 17.157.200 1.054.400 28.800.000 29.890.220 7.278.500 Kế toán lập biểu Kế toán trưởng Giám đốc Biểu số 24: Công ty Phát triển kỹ thuật xây dựng Xí nghiệp xây dựng các công trình liên hợp Bảng kê xuất vật tư (bảng trích) Tháng 10 năm 2000 Chứng từ Người nhận (theo đối tượng sử dụng) Ghi có TK 152, ghi nợ TK 621 Cộng Số Ngày Việt Trì Cống Gõ Vĩnh Long Yên Mô Tân Ninh 1 1/10 Dương: Nhận sơn, vôi cho Cống Gõ 1.167.500 1.167.500 2 1/10 Hải: Nhận cát cho Yên Mô 8.566.800 3 2/10 Viện: Nhận thép cho Việt Trì 13.735.400 4 5/10 Châu: Nhận cán thép cho Cống Gõ 2.978.500 2.978.500 5 6/10 Viện: Nhận vật tư cho Việt Trì 1.073.100 1.073.100 6 6/10 Mão: Nhận gạch cho Vĩnh Long 1.014.100 1.014.100 7 8/10 Hà: Nhận xi măng cho Vĩnh Long 35.917.500 35.917.500 8 14/10 Lân: Nhận nhựa đường cho T.Ninh 9.500.000 9.500.000 9 14/10 Lân: Nhận đá 1/2 cho Tân Ninh 5.500.000 5.500.000 10 15/10 Văn: Nhận thép cho Yên Mô 10.050.500 10.050.500 ... ... ... ... ... ... ... ... ... Cộng 82.147.500 10.419.100 50.910.000 18.854.200 20.100.000 182.430.800 Kế toán lập biểu Kế toán trưởng Giám đốc Biểu số 25: Công ty Phát triển kỹ thuật xây dựng Xí nghiệp xây dựng các công trìn liên hợp Bảng kê chứng từ thanh toán vật tư (bảng trích) (Nguyên vật liệu) - Tháng 10 năm 2000 Chứng từ Người nhận (theo đối tượng sử dụng) Ghi có TK 1413, ghi nợ TK 152 Cộng Số Ngày Việt Trì Cống Gõ Vĩnh Long Yên Mô Tân Ninh 43 1/10 Nga: Thanh toán dầu mỡ cho Việt Trì 97.000 97.000 44 1/10 Viện: Thanh toán nhập thép Việt Trì 35.000 35.000 45 6/10 Mão: Thanh toán nhập thép cho Cống Gõ 7.244.500 7.244.500 46 9/10 Văn: Thanh toán xi măng cho Vĩnh Long 68.849.641 68.849.641 47 15/10 Hải: Thanh toán gạch cho Việt Trì 7.918.500 7.918.500 48 15/10 Cường: Thanh toán sơn, keo cho Yên Mô 3.508.000 3.508.000 49 20/10 Viện: Thanh toán Vôi Tân Ninh 1.590.000 1.590.000 50 20/10 Lân: Thanh toán nhập đá cho Tân Ninh 2.117.400 2.117.400 51 20/10 Hải: Thanh toán nhập cát cho Yên Mô 5.500.000 5.500.500 ... ... ... ... ... ... ... ... ... Cộng 224.000 8.244.100 130.910.000 70.566.000 83.535.900 293.480.000 Kế toán lập biểu Kế toán trưởng Giám đốc Biểu số 26: Công ty Phát triển kỹ thuật xây dựng Biên bản kiểm kê vật tư, sản phẩm, hàng hoá (Bảng trích) Thời điểm kiểm kê: 8 giờ ngày 1 tháng 7 năm 2000 Kho Nguyễn Thị Tóc - Kho cơ quan công ty Ban kiểm kê gồm: Ông, bà: Lê Xuân Trường - Giám đốc công ty Trưởng ban Ông, bà: Lại Văn Thăng - Kế toán trưởng công ty Uỷ viên Ông, bà: Nguyễn Thị Tóc - Thủ kho công ty Uỷ viên Đã kiểm kê kho công ty có những mặt hàng dưới đây: STT Tên, nhãn hiệu, quy cách vật tư, sản phẩm, hàng hoá Mã số Đơn vị tính Đơn giá Theo sổ sách Theo kiểm kê Chênh lệch Phẩm chất Số lượng Thành tiền Số lượng Thành tiền Thừa Thiếu Cồn tốt (%) Kém P.chất Mất P.chất SL TT SL TT A B C D 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 1 Thép góc 12+14 Kg 5.000 2.000 10.000.000 2.000 10.000.000 97 300.000 2 Thép tròn vằn f16 Kg 4.750 3.500 16.625.000 3.500 16.625.000 100 3 Thép chữ U Kg 4.350 1.780 7.743.000 1.780 7.743.000 100 4 Thép buộc dây Kg 3.850 120 4.620.000 120 4.620.000 98 9.240 ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... 89 Máy đầm dùi Đức Cái 250.000 07 1.750.000 07 1.750.000 90 Máy đàm dùi Hungari Cái 750.000 08 6.000.000 08 6.000.000 91 Máy đầm dùi T.Quốc Cái 650.000 08 5.200.000 08 5.200.000 92 Máy đầm hàn T.Quốc Cái 1.500.000 05 7.500.000 05 7.500.000 ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... Tổng cộng 450.000.000 450.000.000 2.750.000 104.000 Thủ trưởng đơn vị Kế toán trưởng Thủ kho Trưởng ban kiểm kê Biểu số 28: Công ty Phát triển kỹ thuật xây dựng Sổ cái (Bảng trích) Năm 2000 Tài khoản 152 - Nguyên vật liệu Chứng từ Nội dung diễn giải TK đối ứng Phát sinh Số dư Số Ngày Nợ Có Nợ Có 1 2 3 4 5 6 7 8 Số dư đầu tháng 10/2000 1.958.445.800 73 1/10 Thê XNLH : Nhận sắt + thép cho CT V.Trì 1413 39.450.000 130 3/10 Hồng: Nhập lò so kích áo 1412 1.714.286 77 5/10 Thê XNLH: Nhận cáp giằng thang tải V.Trì 1413 735.000 131 6/10 Thuỷ: Nhập gạch thông gió, gạch men 3311 14.670.500 133 7/10 Hà: Nhập thép các loại 1412 28.715.000 79 10/10 Thê XNLH: Nhận cáp điện cho CT V.Trì 1413 1.078.000 134 12/10 Độ: Nhập xi măng Bút Sơn 3311 2.630.000 135 13/10 Hồng: Nhập trục máng TQ+Bánh xe trục máng 111 960.000 ... ... ... ... ... ... ... ... Cộng số phát sinh Số dư cuối tháng 10 4.206.138.150 3.818.606.850 2.345.977.100 Kế toán lập biểu Kế toán trưởng Giám đốc Biểu số 29: Công ty Phát triển kỹ thuật xây dựng Sổ cái (Bảng trích) Năm 2000 Tài khoản 153 - Công cụ dụng cụ Chứng từ Nội dung diễn giải TK đối ứng Phát sinh Số dư Số Ngày Nợ Có Nợ Có 1 2 3 4 5 6 7 8 Số dư đầu kỳ (10/2000) 62.153.000 128 1/10 Tóc: Nhập bàn cân Trung Quốc 1111 35.000 74 2/10 Triệu: Nhận BHLĐ cho CT Hoàng Mai 6273 391.000 75 3/10 Lợi: Nhận cốp pha thép cho CT Nghi Sơn 1421 2.731.000 78 6/10 Thái Đội 43 nhận máy đầm dùi Đức cho P.Lý 1413 4.134.000 132 8/10 Lệ: Nhận nhíp lốp + bình ác quy 1412 1.950.000 80 13/10 Vân XN 919 nhận vam uốn sắt cho bảo trợ 1413 876.000 136 14/10 Triệu: Nhập giàn giáo MK cho Hoàng Mai 3311 4.510.000 137 15/10 Hà: Nhận bay xây, xô đựng hồ, bàn xoa 1111 510.000 ... ... ... ... ... ... ... ... Cộng số phát sinh Số dư cuối kỳ (tháng 10) 109.078.600 87.960.500 83.271.100 Kế toán lập biểu Kế toán trưởng Giám đốc Biểu số 31: Công ty Phát triển kỹ thuật xây dựng Sổ số dư (Bảng trích) Năm 2000 STT Tên, quy cách vật tư Đ.Vị tính Số kiểm kê 31/12/99 Tháng 1 Tháng 2 Số lượng Thành tiền Nhập Xuất Tồn Nhập Xuất Tồn Số lượng Do nhập ngày, tháng Thành tiền Số lượng Do nhập ngày Thành tiền Xi măng kg 1 Xi măng rời PC30 kg 6.500 2.767.500 6.500 5.500 7.500 28/1 4.593.750 6.500 11.000 2.000 10/2 1.612.700 2 Xi măng bao P300 kg 3.000 2.106.000 12.000 13.500 1.500 19/1 1.211.890 3.750 4.000 1.250 28/2 10.155.000 3 Xi măng trắng kg 575 661.250 500 75 10/1 84.750 - 70 5 10/1 56.000 ... Thép 25 Thép tròn vằn f14 kg 500 2.175.000 750 1.050 200 27/1 870.000 7.000 1.200 6.000 27/1 26.100.000 26 Thép tròn vằn f16 kg 780 3.549.000 100 700 180 2/1 819.000 810 785 205 23/1 934.800 27 Thép tròn vằn f25 kg 1.750 8.592.500 3.080 3.910 920 23/1 4.519.000 - 920 - ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... Kế toán lập biểu Kế toán trưởng Giám đốc Biểu số 36: Công ty Phát triển kỹ thuật xây dựng Sổ số dư Năm:........ Nhóm vật tư Danh điểm vật tư Tên, chủng loại, quy cách vật tư Đơn vị Số kiểm kê 31/12/năm... Số dư cuối tháng 1 Số dư cuối tháng (từ tháng 2-tháng 6) Số kiểm kê 1/7/năm... ... Ghi chú SL TT SL TT SL TT SL TT Tổng: Sơ đồ hạch toán NVL, CCDC theo các hình thức sổ kế toán  Nhật ký sổ cái ‚ Chứng từ ghi sổ ƒ Nhật ký chung „ Hạch toán chi tiết Sổ quỹ Nhật ký sổ cái Sổ quỹ Sổ đăng ký C.T. ghi sổ Chứng từ ghi sổ Nhật ký đặc biệt Nhật ký chung Các sổ, thẻ kế toán chi tiết Bảng tổng hợp C.T.G Bảng tổng hợp C.T.G Chứng từ gốc Sổ cái TK 152, TK 153 Bảng cân đối số phát sinh Báo cáo tài chính Các bảng tổng hợp chi tiết  ‚ ƒ „ Ghi hàng ngày Ghi theo định kỳ Quan hệ đối chiếu

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docK0514.doc
Tài liệu liên quan