Đề tài Hoàn thiện công tác tổ chức lao động và tiền lương của công ty vật liệu chịu lửa và khai thác đất sét trúc thôn

Ưu điểm : Thực hiện phân phối theo lao động. - Tiền lương phụ thuộc vào kết quả lao động cuối cùng của từng người lao động, từng bộ phận. - Chống phân phối bình quân, hệ số giãn các giữa người có tiền lương cao nhất và thấp nhất do công ty chọn tối đa không quá 3 lần. - Quỹ tiền lương được phân phối trực tiếp cho người lao động làm việc trong công ty không sử dụng vào mục đích khác. - Tiền lương có tác dụng động viên CBCNV tham gia vào các phong trào thi đua tạo không khí vui tươi phấn khởi. Nâng cao năng xuất lao động và hiệu quả kinh doanh.

doc96 trang | Chia sẻ: haianh_nguyen | Lượt xem: 1321 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện công tác tổ chức lao động và tiền lương của công ty vật liệu chịu lửa và khai thác đất sét trúc thôn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ộng tổng hợp cho đơn vị sản phẩm. - Mức lao động tổng hợp cho đơn vị sản phẩm phải được tính trên cơ sở xem xét kiểm tra xác định hao phí lao động hợp lý để thực hiện các nguyên công. Quá trình tính toán xác định mức lao động tổng hợp căn cứ vào thông số kỹ thuật quy định cho sản phẩm, quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm, chế độ làm việc của thiết bị kết hợp với kinh nghiệm tiên tiến có điều kiện áp dụng rộng rãi. Định mức lao động tổng hợp tính cho đơn vị sản phẩm nào phải đúng quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm đó, không tính sót, tính trùng các khâu công việc. * Công thức tính: TSP = TCN + TPV + TQL Trong đó: TSP : Mức lao động tổng hợp tính cho đơn vị sản phẩm. TCN: Mức lao động công nghệ. TPV : Mức lao động phụ trợ và phục vụ . TQL : Mức lao động quản lý. III.6.2. Phương pháp xây dựng quỹ tiền lương kế hoạch Sở dĩ phải xây dựng quỹ lương kế hoạch là vì đời sống của lao động đều phụ thuộc vào quỹ lương. Quỹ lương và hiệu quả lao động có mối quan hệ với nhau, đó là cơ sở cho việc xác định quỹ lương trong Công ty. Hiện nay quỹ lương kế hoạch của Công ty được tính theo công thức Trong đó: Tổng quỹ lương chung năm kế hoạch Tổng quỹ lương theo đơn giá sản phẩm VPC: Quỹ kế hoạch các khoản phụ cấp lương VBS: Quỹ tiền lương bổ sung theo kế hoạch. Vtg: Quỹ tiền lương làm thêm giờ. Công tác lập kế hoạch lao động, tiền lương căn cứ vào kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Phòng tổ chức lao động kết hợp với phòng kế toán - thống kê tài chính dựa trên cơ sở của văn bản số 4320 LĐTBXH - TL ngày 29 - 12 - 1998 của Bộ lao động TBXH về việc hướng dẫn xây dựng quy chế trả lương trong các Doanh nghiệp Nhà nước. Căn cứ quyết định của Hội đồng quản trị Tổng Công ty Thép Việt Nam xây dựng kế hoạch lao động tiền lương năm 2002 như sau: a- Kế hoạch lao động: Tổng số lao động theo nhiệm vụ kế hoạch: 625 người. Trong đó: - Lao động quản lý 12% : 75 người. - Lao động phục vụ quản lý 6% : 37 người - Lao động công nghệ phụ trợ : 513 người b- Kế hoạch quỹ tiền lương: 1. Lương tối thiểu để tính đơn giá: 210.000 x 1,29 = 270.000đ. 2. Hệ số cấp bậc bình quân : 2,23. 3. Cấp bậc công việc để tính đơn giá sản phẩm: b.3.1. Các sản phẩm đất chịu lửa đấ sét trắng: - Cấp bậc 4,5/7 (A4N2) ; Hệ số ( 2,26 ) tính cho lao động công nghệ và phụ trợ. b.3.2: Sản phẩm gạch chịu lửa các loại: - Cấp bậc 4,5/7A7N4 , Hệ số 2,41 tính cho lao động công nghệ. - Cấp bậc 4/7 A7N4, Hệ số 2,17 tính cho lao động phụ trợ. b.3.3: Đất đèn: - Cấp bậc công việc 4,5/7 A2N4, Hệ số 2,56 tính cho lao động công nghệ. - Cấp bậc 4/7 A2N4, Hệ số 2,3 tính cho lao động phụ trợ. b.3.4: Quặng Đô lô mít: - Cấp bậc công việc 5/7 A4N2, Hệ số 2,33 tính cho lao động công nghệ. - Cấp bậc công việc 4/7 A4N2 , Hệ số 1,92 tính cho lao động phụ trợ. b.3.5. Lao động quản lý tính cấp bậc công việc 5/8 CV hệ số 2,5. 4. Xác định HPC: - Phụ cấp khu vực ( 0,2 x 520 ): 2,23 : 625 = 0,075. - Phụ cấp tổ trưởng sản xuất ( 0,2 x 53 tổ) : 1,23 : 625 = 0,0076. - Phụ cấp trách nhiệm ( 0,246 x 31) : 2,23: 625 = 0,0054. - Phụ cấp làm đêm ( 65 x 0,35 ) : 625 = 0,0364. Tổng HPC = 0,1244. 5. Hệ số bổ sung: - Phép năm : 625 LĐ x 17 công x 18011đ = 191.366.875 đ - Nghỉ việc riêng có lương: 625 x 1 x 18011 = 11.256.875 đ - Nghỉ lễ tết: 625 x 8 x 18011 = 90.055.000 đ - Nghỉ chế độ nữ: 208 x 3 x 18011 = 11.256.875 đ - Học tập, hội họp: 625 x 2 x 18011 = 22.513.750 đ Cộng: 326.449.315 đ 6. Quỹ lương làm thêm giờ : 625 x 180111 x 12 = 135.082.500đ. 7. Tổng quỹ tiền lương theo nhiệm vụ kế hoạch năm 2002. - Tổng quỹ tiền lương theo khối lượng sản phẩm : 6.599.573.297đ - Tổng quỹ lương theo hệ số HBS : 326.449.315đ - Tổng quỹ tiền lương làm thêm giờ : 135.082.500đ - Tổng quỹ tiền lương kế hoạch năm 2002 : 7.061.105.112đ (Xem biểu VI. 1. Tổng hợp định mức lao động và chi phí tiền lương năm 2002) - Quỹ lương trả trực tiếp cho người lao động theo lương khoán lương sản phẩm ( ít nhất bằng 76% tổng quỹ tiền lương ). - Quỹ khen thưởng từ quỹ lương đối với người lao động có năng suất, chất lượng cao, có thành tích trong công tác. (Tối đa không quá 10% tổng quỹ tiền lương ) - Quỹ khuyến khích người lao động có chuyên môn kỹ thuật cao, tay nghề giỏi ( tối đa không vượt quá 2% tổng quỹ lương). - Quỹ dự phòng cho năm sau (Tối đa không quá 12% tổng hợp quỹ lương). ( Xem bảng III.6.2.1. Tổng hợp định mức lao động và ghi phí tiền lương năm 2002) III.7. Phân tích việc xác định đơn giá lương tổng hợp cho sản phẩm và quỹ lương khoán tại công ty: - Công ty xác định đơn giá lương tổng hợp dựa trên căn cứ: + Kế hoạch sản xuất, định mức sản lượng ca máy làm việc, số máy hiện có. + Định biên lao động, cấp bậc công việc của lao động trong Công ty. + Thông số kỹ thuật, chế độ quy định bảo dưỡng, số giờ hoạt động, sử dụng của từng loại thiết bị mà các phòng ban kỹ thuật đã xây dựng định mức số ca hoạt động trong tháng của các loại định mức. * Phương pháp xác định đơn giá lương tổng hợp: - Căn cứ vào quy trình công nghệ, chủng loại mặt hàng kết hợp cả 2 phương pháp thống kê kinh nghiệm và bấm giờ để xây dựng đơn giá lương tổng hợp cho đơn vị sản phẩm. (Ví dụ: Xây dựng định mức tổng hợp biểu II.1) Biểu III.71.1. Đơn giá tiền lương tổng hợp tính cho 1 đơn vị sản phẩm gạch chịu lửa năm 2002. Bước công việc ĐMLĐ /1tấn SP (Giờ) ĐMTL BQ/Tháng (Đồng) Mức TL BQ/giờ (Đồng) Phụ cấp Đơn giá tiền lương Tỷ lệ % Khu vực ồ hệ số phụ cấp 1. Nghiền sạn Samốt 10,66 585.900 2.816,83 0,2 0,2 36.032,89 14,96 2. Nghiền bột kết dính 1,64 585.900 2.816,83 0,2 0,2 5.546,54 2,3 3. Trộn liệu bằng máy 3,41 585.900 2.816,83 0,2 0,2 11.526,47 4,79 4. V/c liệu đã trộn 2,11 585.900 2.816,83 0,2 0,2 7.132,21 2,96 5. Tạo hình gạch mộc 18,71 585.900 2.816,83 0,2 0,2 63.243,47 26,26 6. V/c gạch mộc vào lò 5,12 585.900 2.816,83 0,2 0,2 17.306,6 7,19 7. Xếp gạch trong lò 5,6 585.900 2.816,83 0,2 0,2 18.929,1 7,86 8. Nghiền than 0,66 585.900 2.816,83 0,2 0,2 2.230,93 0,93 9. V/c than lên nóc lò 0,57 585.900 2.816,83 0,2 0,2 1.926,71 0,8 10. Đóng than 0,86 585.900 2.816,83 0,2 0,2 290,7 0,12 11. Đốt lò 5,88 650.700 3.128,37 0,2 0,2 22.076,76 9,17 12. Ra lò phân loại 13,79 585.900 2.816,83 0,2 0,2 46.612,9 19,36 13. Công phụ khác 2,35 585.900 2.816,83 0,2 0,2 7.943,46 3,3 MCN 70,59 241.182,85 100/68 MLĐPV 21,45 585.900 2.816,83 0,2 0,2 72.505,2 20,53 MLĐQL 10,23 675.000 3.245,19 0,2 0,2 39.873,95 11,29 MTH 102,27 353.562 100 Qua bảng III.7.1. Ta có nhận xét: - Phương pháp tính đơn giá tiền lương được tính như trên dễ hiểu. - Đơn giá tiền lương theo từng bước công việc cụ thể. + Hệ số phụ cấp khu vực tính sai vì. Hệ số phụ cấp khu vực 0,2 trong (bảng III.7.1) là hệ số so mức lương tối thiểu, không phải so với mức lương bình quân. + Được tính = . III.8. Phân tích phương pháp chia lương của công ty: - Công ty dựa trên kết quả sản xuất kinh doanh hàng tháng, khối lượng sản phẩm, hạng mục thực hiện, sản phẩm tiêu thụ và đơn giá tiền lương các sản phẩm mà Tổng Công ty Thép Việt nam phê duyệt để xác định tổng quỹ lương. - Quỹ tiền lương chi hàng tháng cho người lao động trong Công ty gồm lương sản phẩm, lương khoán, lương thời gian, học tập, hội họp, các khoản phụ cấp và chi tiền lương khác. Theo chế độ bằng 80 á 82% Tổng quỹ tiền lương hàng tháng. - Thành lập quỹ tiền lương dự phòng từ 10 á 12% quỹ lương thực hiện hàng tháng. - Trích 8% quỹ lương để thưởng bao gồm: + Thưởng cho cá nhân có năng suất, chất lượng, hiệu quả cao trong sản xuất kinh doanh. + Thưởng cho CB.CNV và đơn vị có thành tích trong công tác tiêu thụ sản phẩm của Công ty. + Thưởng cho cá nhân và tập thể đạt lao động giỏi cấp cơ sở. + Thưởng cho cá nhân tham gia phong trào thi thợ giỏi. Công ty trả lương theo 2 đối tượng. - Đối tượng hưởng lương thời gian. - Đối tượng hưởng lương sản phẩm. * Trả lương cho người hưởng lương thời gian vừa theo mức lương xếp theo NĐ 26/CP vừa theo kết quả cuối cùng của từng người. * Đối với công nhân trực tiếp sản xuất: Trả lương theo số lượng, chất lượng sản phẩm làm ra thông qua đơn giá cố định hoặc đơn giá khoán gọn nguyên công cụ thể. Công ty áp dụng các hình thức tiền lương sau: III.8.1. Hình thức tiền lương sản phẩm trực tiếp không hạn chế Căn cứ vào các nguyên công, công đoạn trong quá trình sản xuất sản phẩm bao gồm các tham số: + Hệ số lương và mức lương cấp bậc công việc. + Định mức lao động, định mức sản lượng, định mức thời gian. Chế độ trả lương theo sản phẩm trực tiếp không hạn chế là hình thức được áp dụng phổ biến ở công ty, đối tượng áp dụng 100% công nhân sản xuất trực tiếp ở các phân xưởng sản xuất vật liệu chịu lửa, vật liệu xây dựng, phân xưởng khai thác I, phân xưởng khai thác 2, mỏ Đôlômít, phân xưởng đất đèn và 1 só phân xưởng ở công đoạn gia công, sửa chữa khuôn, ống hồ điện cực ở phân xưởng cơ điện đều được trả lương sản phẩm trực tiếp không hạn chế. Theo hình thức này tiền lương công nhân căn cứ vào sản lượng, chất lượng, đơn giá sản phẩm làm ra. - Đơn giá của chế độ tiền lương theo sản phẩm trực tiếp không hạn chế được Công ty trả theo công thức sau: ĐG = hoặc ĐG = L.T Trong đó: ĐG: Đơn giá tiền lương. L : Lương theo sản phẩm công việc. Q : Mức sản lượng ( khối lượng công việc công nhân đã làm việc trên đơn vị thời gian) T : Mức thời gian. Ví dụ : Tại phân xưởng sản xuất vật liệu chịu lửa: - Bậc công nhân 4/7 A7N4 hệ số 2,17 . - Thời gian 1 công nhân vận chuyển 1 tấn gạch chịu lửa mộc vào lò là: 5,12 giờ. - Mức lương cấp bậc công việc bậc 4/7 là: - Vậy đơn giá sản phẩm là: 2816,83 x 5,12 (h) = 14.422,17 (đ). - Từ đó tiền lương công nhân được tính theo công thức: L = ĐG.Q . Đây là công thức chung trong hình thức trả lương theo sản phẩm và cũng là công thức chung mà Công ty áp dụng. - Để xây dựng được đơn giá tiền lương thì vấn đề quan trọng là định mức lao động trên một đơn vị sản phẩm. Có 2 yếu tố chính cấu thành đơn giá tiền là mức chi phí lao động (T) và mức thiền công (L). Mức lao động có quan hệ trực tiếp đến năng suất lao động và hiệu quả sử dụng nhân lực trong Công ty. Trong một ý nghĩa nào đó, mức chi phí lao động cho một đơn vị kết quả sản xuất kinh doanh tăng lên thì năng suất lao động giảm và ngược lại, khi chi phí lao động giảm thì năng suất lao động tăng. Định mức lao động là nguyên nhân chính quyết định cho đơn giá tiền lương cao hay thấp và trực tiếp là tác động đến tiền lương thực tế của người lao động. Do đó việc xây dựng định mức lao động trên một đơn vị sản phẩm là hết sức cần thiết phải tỉ mỉ, chính xác, căn cứ vào năng suất lao động, độ phức tạp của công việc. Đối với Công ty định mức lao động tổng hợp trên một đơn vị sản phẩm đã được xây dựng sẵn và đã được hội đồng quản trị Tổng công ty thép Việt nam duyệt. Công ty chỉ vận dụng vào tính đơn giá. Mặt khác, việc phân phối tiền lương theo chế độ để xác định bình quân năm. Công ty áp dụng công thức sau. Trong đó: F: Tổng quỹ lương của cả năm. T: Số lao động bình quân f: lương bình quân năm. Công thức cho thấy lương bình quân của công ty phụ thuộc và quỹ lương và số lao động. Quỹ lương là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp và lớn nhất đến bình quân. Như vậy ta đã phân tích quỹ lương lại phụ thuộc vào đơn giá tiền lương và khối lượng sản phẩm cụ thể, đó là năng suất lao động và năng suất lao động là 1 phần quyết định tới khối lượng sản phẩm. Từ công thức: W = . Cho thấy mối quan hệ giữa chỉ số tiền lương bình quân và chỉ tiêu năng suất lao động bình quân. Năng suất lao động bình quân tăng, quỹ lương tăng và kéo theo là lương bình quân tăng và ngược lại. Năng suất lao động bình quân giảm, quỹ lương giảm là đương nhiên và lương bình quân cũng giảm ( với giả thiết số lượng lao động cố định ). III.8.2. hình thức trả lương theo thời gian: - Thông thường để trả lương đúng đắn cho khối lao động hưởng lương theo thời gian phải dựa trên nguyên tắc làm theo năng lực và hưởng theo kết quả có nghĩa là việc trả lương phải căn cứ vào số lượng và chất lượng lao động. Số lượng của lao động thể hiện ở mức hao phí thời gian lao động để sản xuất ra sản phẩm. Chất lượng sản phẩm ở đây thể hiện ở trình độ lành nghề của công nhân cụ thể đó là hệ số lương. Căn cứ vào Nghị định 26/CP ngày 23/5/1993 của chính phủ về chế độ tiền lương mới trong các Doanh nghiệp với mức tối thiểu là 120.000 đ/tháng tính từ tháng 12 năm 1993 và hiện nay điều chỉnh là 210000 đ/tháng từ tháng 01/2001. Trong khi đó mức lương tối thiểu của Doanh nghiệp năm 2001là: 270000 đ/tháng. Căn cứ vào thời gian làm việc và tiền lương ở một đơn vị thời gian. Hiện nay hình thức trả lương theo thời gian được Công ty áp dụng đối với cán bộ, nhân viên làm công tác quản lý. Còn đối với công nhân trực tiếp sản xuất chỉ áp dụng ở những công việc nếu trả lương theo sản phẩm sẽ không đem lại hiệu quả thiết thực, chẳng hạn như bộ phận sửa chữa máy móc thiết bị, bộ phận KCS... - Căn cứ vào quỹ tiền lương thực hiện hàng tháng, trích tiền lương theo tỷ lệ được phân phối cho gián tiếp và phục vụ gián tiếp như sau: + Gián tiếp từ 10 á 11% tổng quỹ lương. + Phục vụ gián tiếp từ 5 á 6% tổng quỹ lương. * Công thức trả lương theo thời gian của Công ty thể hiện như sau: Tiền lương theo thời gian 1 tháng của gián tiếp và phục = vụ gián tiếp phân xưởng Hệ số Lương CB Mức x lương tối thiểu Hệ số x phân phối lại Số ngày x làm việc + thực tế Các khoản phụ cấp có T/C lương 26 BảngIII.8.1 Bảng chia lương thời gian của lãnh đạo công ty tháng 10/2001 STT Họ và tên Chức danh Tiền lương theoNĐ 26/CP Tiền lương theo hệ số phối lại(1,79) Tiền lương theo thời gian được phân phối Ngày công thực tế Hệ số lương CB Tiền lương 1 Nguyễn Hải Nam GĐ 26 5,26 1.104.600 872.634 1.977.234 2 Nguyễn Trung Thành PGĐ 25 4,6 928.846 733.788 1.662.634 3 Nguyễn Xuân Khôi PGĐ 26 4,6 966.000 763.140 1.729.140 Tổng cộng 77 81.94 2.999.446 2.369.562 5.369.008 - Lương theo nghị định 26/CP của gián tiếp + phục vụ gián tiếp tháng 10/2001 = 33.150.000đ - Quỹ lương theo kết quả XSKD tháng 10/2001của gián tiếp + phục vụ gián tiếp = 59.500.000đ. - Hệ số phân phối lại = Bảng III.8.2 Bảng chia lương thời gian của phòng kỹ thuật công ty tháng 10/2001 STT Họ và tên Chức danh Tiền lương theo nghị định26/CP Hệ số phân phối lại(0,79) Tiền lương được hưởng Ngày công thực tế Hệ số tiền lương Tiền lương 1 Hoàng Hữu Tám TP 26 3,23 678.300 535.857 1.214.157 2 Tạ Tuấn khanh PP 26 2,74 575.400 454.566 1.029.966 3 Vũ Hồng Quang KS 26 2,5 525.000 414.750 939.750 4 Nguyễn Đức khảm KS 26 2,5 525.000 414.750 939.750 5 Lê Văn Trung KS 24 2,26 438.092 346.092 784.184 6 Nguyễn Văn Thịnh CSĐN 26 1,78 373.800 295.302 669.102 7 Phùng Thị Mận TC 25 2,55 514.904 406.774 921.678 Tổng cộng 181 17,56 3.630.496 2.868.091 6.498.587 - Tổng lương theo NĐ 26/CP: 33.150.000đ - Quỹ lương phân phối theo kết quả SXKD: 59.500.000đ Bảng III.8.3 Bảng chia lương sản phẩm của tổ công nghệ sản xuất đất đèn tháng 10/2001 STT Họ và tên Hệ số lương CB Hệ số PC khu vực Ngày công sản phẩm Tiền lương bình quân1 ngày công sản phẩm Tiền lương sản phẩm được phân phối 1 Cao Trọng ánh 2,67 0,2 23(184h ) 29089,92 669.275 2 Hoàng Hữu Bừng 2,18 0,2 21,5(172h ) 29098,92 625.627 3 Lê Văn Trung 1,78 0,2 21,75(174h) 29089,92 632.902 4 NguyễnVăn Đông 1,78 0,2 22,5(180h) 29089,92 654.725 Tổng cộng: 88,75 29089,92 2.582.529 - Sản lượng thực hiện =12,612 tấn - Đơn giá tiền lương sản xuất một tấn đất đèn = 204767,57đ/t. - Tổng lương sản phẩm = sản lưỡng x đơn giá 12,612 x 204767,57đ = 2582529đ Tiền lương bình quân 1ngày công = = 29.098,92 đồng/công III.9. Phân tích thực trạng tiền thưởng ở công ty: Ngoài tiền lương người lao động còn được một khoản tiền đó là tiền thưởng. Quỹ tiền thưởng của công ty có từ hai nguồn. Quỹ tiền lương : - Quỹ khen thưởng 8% từ tổng quỹ lương - Quỹ khuyến khích người lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao, tay nghề giỏi 2% từ tổng quỹ lương. Trích từ lợi nhuận sau thuế: Tiền thưởng là khoản tiền bổ xung cho tiền lương nhằm quán triệt hơn nguyên tắc phân phối theo lao động và làm tăng thu nhập cho người lao động. Do đó công ty áp dụng 3 hình thức thưởng nhằm khuyến khích động viên CBCNV trong toàn công ty. * Thưởng hoàn thành kế hoạch, tháng, quý, 6 tháng, cả năm. Đối tượng là các cá nhân, tổ, phân xưởng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Cá nhân : + Xét cho A,B,C Hệ số A= 1.2; B = 1; C = 0,7 + Lao động giỏi cấp công ty xét theo 6 tháng và cả năm khống chế tỷ lệ 60% trên tổng số . Tập thể : + Tổ lao động giỏi. + Phòng ban, Phân xưởng xuất sắc * Thưởng đột xuất : áp dụng cho các trường hợp khắc phục khó khăn mang lại lợi ích trong quá trình sản xuất kinh doanh. *Thưởng sáng kiến cải tiến kỹ thuật hợp lý hoá sản xuất: Tính theo giá trị làm lợi, mức thưởng từ 5 á 30% giá trị làm lợi. III.10. nhận xét chung hiện trạng về công tác tiền lương, tiền thưởng mà công ty áp dụng thời gian qua Ưu điểm : Thực hiện phân phối theo lao động. - Tiền lương phụ thuộc vào kết quả lao động cuối cùng của từng người lao động, từng bộ phận. - Chống phân phối bình quân, hệ số giãn các giữa người có tiền lương cao nhất và thấp nhất do công ty chọn tối đa không quá 3 lần. - Quỹ tiền lương được phân phối trực tiếp cho người lao động làm việc trong công ty không sử dụng vào mục đích khác. - Tiền lương có tác dụng động viên CBCNV tham gia vào các phong trào thi đua tạo không khí vui tươi phấn khởi. Nâng cao năng xuất lao động và hiệu quả kinh doanh. - Đã xác định được đơn giá tiền lương tổng hợp cho các chủng loại mặt hàng do công ty sản xuất. Phương pháp trả lương, dễ hiểu. Nhược điểm : - Việc xây dựng đơn giá tiền lương tổng hợp chưa được tính toán cụ thể một cách khoa học mà chỉ theo kinh nghiệm. - Đơn giá tiền lương không chính xác dẫn đến thu nhập của các bộ phận không cân đối. - Tiền thưởng còn mang tính chất bình quân. - Mức thưởng cho sáng kiến cải tiến kỹ thuật còn chưa cụ thể. - Tính sai hệ số phụ cấp khu vực. Tóm lại : Muốn bảo đảm lợi ích cho người lao động, cũng như có tính công bằng trong việc trả lương thì công ty phải có chính sách và biện pháp hợp lý để trả lương nhằm bù đắp sức lao động của người lao động. Có như thế người lao động mới, quan tâm đến thành quả lao động, đó cũng là đòn bẩy kinh tế thúc đẩy sản xuất. Phần IV Hoàn thiện công tác tổ chức Lao động và tiền lương ở công ty vật liệu chịu lửa Và khai thác sét trúc thôn - Nội dung của công tác tổ chức lao động tiền lương bao gồm nhiều vấn đề như định mức lao động, phân công lao động, lập kế hoạch lao động, kế hoạch lao động, lập kế hoạch quỹ tiền lương, phân phối tiền lương cho các đơn vị và người lao động. - Hoàn thiện công tác tổ chức lao động tiền lương nghĩa là hoàn thiện các nội dung trên. - Tiền lương về thực chất là tiền trả cho việc thuê sức lao động là 1 trong các yếu tố cấu thành chi phí sản xuất – kinh doanh của Doanh nghiệp, tiền lương có 2 chức năng là chi phí đối với chủ Doanh nghiệp, đồng thời là lợi ích kinh tế, là thu nhập của người lao động. Doanh nghiệp chi phí thuê sức lao động là thực hiện đầu tư cho sản xuất kinh doanh nhằm tìm kiếm lợi nhuận .Vì vậy đó là chi phí được bù đắp ở kết quả lao động. Năng suất của người lao động tăng lên là điều kiện để Doanh nghiệp tăng lợi nhuận còn người lao động nhận được tiền lương vừa đảm bảo những nhu cầu vật chất cần thiết cho cuộc sống của họ và gia đình vừa thực hiện tái sản xuất mở rộng sức lao động. Hai chức năng của tiền lương không mâu thuẫn với nhau mà thống nhất hài hoà khi xác định đúng chức năng tối ưu hợp lý. Mức lương tối ưu có tác dụng tối đa hoá lợi ích nhận được của người cung ứng sức lao động, đồng thời tối thiểu hoá. Chi phí tiền lương sẽ được tối thiểu hoá hợp lý nhưng vẫn đảm bảo lợi ích kinh tế của người lao động. Vì vậy quản lý tiền lương có hiệu quả. Tối thiểu hoá chi phí tiền lương không phải là cắt giảm tiền lương, hạ thấp tiền công lao động mà là tiết kiệm chi phí lao động cho một kết quả sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp hoặc tăng số đơn vị kết quả đầu ra, khi vẫn chỉ phải sử dụng một đơn vị lao động như trước hoặc đồng thời cả 2 khả năng. Khi chi phí tiền lương tối thiểu hoá, lúc đó năng suất lao động là lớn nhất và quản lý tiền lương có hiệu quả nhất. Hiệu quả kinh tế của tiền lương, tiền thưởng được thể hiện ở chỗ là tiền lương, tiền thưởng trở thành động lực để thúc đẩy sản xuất phát triển đảm bảo hài hoà 3 lợi ích: Lợi ích tập thể, lợi ích người lao động và lợi ích Nhà nước. Một chính sách tiền lương hợp lý khi đời sống của người lao động không ngừng được cải thiện và nâng cao. Lợi nhuận ngày càng nhiều và sản xuất ngày càng phát triển. Mặt khác việc phân phối tiền lương hợp lý, công khai, công bằng là cơ sở để doanh nghiệp tăng năng suất người lao động, là điều kiện để Doanh nghiệp tăng lợi nhận. Trong quản lý tiền lương được gọi là có hiệu quả khi nó phải đảm bảo 2 chức năng cơ bản: Tiết kiệm chi phí tiền lương - Đảm bảo lợi ích kinh tế của người lao động. Với những tồn tại đã phân tích ở phần III. - Các định mức lao động lạc hậu dẫn đến bố trí số công nhân dư thừa. - Đơn giá tiền lương tổng hợp của 1 số sản phẩm chưa tính được chính xác. - Hiện nay công ty theo 2 hình thức trả lương là: Theo thời gian và trả lương theo sản phẩm. Qua nghiên cứu 2 phương pháp trên em thấy công ty áp dụng 2 hình thức trên là quá bình quân chủ nghĩa chưa phất huy được tính ưu việt của tiền lương, làm suy yếu vai trò đòn bẩy của tiền lương, nhất là việc phân phối tiền lương cho công nhân làm lương sản phẩm tập thể. Công ty thực hiện phân phối bình quân theo công sản phẩm thực tế của các thành viên trong tổ. Việc phân phối tiền lương cho lực lượng lao động gián tiếp + phục vụ gián tiếp. Công ty thực hiện trả lương thời gian theo lương cấp bậc được xếp của từng người lao động theo Nghị định 26/CP cộng với tiền lương phân phối lại theo kết quả SXKD, còn chung chung chưa quy định hệ số trách nhiệm cụ thể gắn với từng khâu công việc, từng vị trí công tác của người lao động làm cho sự cố gắng tích cực trong việc quản lý, nghiên cứu tìm tòi phát minh sáng kiến cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất trong công tác quản lý, điều hành của bộ máy gián tiếp + phục vụ gián tiếp chưa cao. Trong phạm vi đề tài này em đề xuát 2 biện pháp. 1. Xác định lại đơn giá tiền lương tổng hợp cho sản xuất gạch chịu lửa. 2. Đề xuất phương pháp nhằm hoàn thiện hơn về càch phân phối lương cho người lao động tại Công ty vật liệu chịu lửa và khai thác đất sét Trúc Thôn IV. 1. Biện pháp thứ nhất. 1. Xác định lại đơn giá tièn lương tổng hợp cho gạch chịu lửa: - Cách xác định mức lao động của công ty chưa chính xác nhất là đối với các bước công việc nằm trên dây chuyền sản xuất cơ khí hoá bằng máy móc thiết bị như công nghệ nghiền, trộn, dập. Các mức này chưa dựa trên thông số kỹ thuật của máy móc thiết bị, dựa trên quy trình công nghệ sản xuất. - Cách tính phụ cấp khu vực còn sai, dẫn đến sự chênh lệch về tiền lương giữa các bộ phận. - Khi khảo sát tại phân xưởng Vật liệu chịu lửa em đã sử dụng phương pháp chụp ảnh và ghi lại toàn bộ các hoạt động của công nhân trong một ca làm việc. Các phiếu chụp ảnh được kèm theo đồ án này ở phần phụ lục . - Từ các tài liệu thu được trong khảo sát em lập ( bảng IV.1 .Phân tích các phiếu chụp ảnh ngày làm việc) Để xem xét quá trình làm việc của công nhân tại phân xưởng em dùng chỉ tiêu: KNS = Hệ số công việc có năng suất thấp, đòi hỏi phải xác định lại định mức năng suất và tính lại đơn giá tiền lương tổng hợp sản xuất gạch chịu lửa. Bảng IV.1 Bảng phân tích các phiếu chụp ảnh ngày làm việc. Chỉ tiêu Ký hiệu Tên Công nhân Cộng Trung bình Tỷ lệ % Hưng Bình Mai Hùng Trọng 1.Thời gian chuẩn kết TCK 46 35 42 38 37 198 39,6 8,25 2. Thời gian tác nghiệp TTN 329 353 327 335 335 1679 335,8 69,95 3. Thời gian ngừng do tổ chức TNCT 105 110 85 115 108 523 104,6 21,8 Cộng: 480 480 480 480 480 480 100 Theo phân tích chụp ảnh trung bình 1 người lao động làm việc có hiệu quả 335,8 phút một ngày. Như vậy thời gian làm việc có hiệu quả so với thời gian thực tế còn thấp. Cho nên phải xác định lại đơn giá tổng hợp. a. Xác định mức lao động công nghệ trên các bước công việc: Bước 1: Xác định mức lao động công nghệ tại bước nghiền sạn samốt. Ti = Với MNS = Trong đó: Tca : Thời gian làm việc 1 ca. TNTC : Thời gian ngừng do tổ chức do thiếu nguyên vật liệu TĐV : Thời gian tiêu hao cho hoàn chỉnh 1 tấm sản phẩm. Ta có số liệu khảo sát thiết kế: TĐV = 8,6 giờ = 516 phút. TNTC = 20 phút. TCK = 20 phút MNS = (tấn/ca) Ti = (phút). Ti = 9,41 (giờ). Bước 2: Xác định mức lao động công nghệ bước nghiền bột kết dính. - Ta có số liệu khảo sát thiết kế: tại bước 2 TĐV = 1,31 giờ = 78,6 ( phút) . TNTC = 20 phút. TCK= 20 phút MNS = (tấn/ca) Ti = ( phút ). Ti = 1,43 ( giờ ). Bước 3: Xác định mức lao động công nghệ bước trộn liệu bằng máy. TĐV = 2,55 giờ = 153 ( phút ). TNTC = 20 phút. TCK = 20 phút MNS = (tấn/ca) Ti = Ti = 2,78 (giờ). Bước 4: Xác định mức lao động công nghệ bước vận chuyển liệu đã trộn. Ta có số liệu khảo sát và thiết kế. TĐV = 1,41 giờ = 84,6 ( phút ) . TNTC = 20 phút. TCK = 20 phút MNS = (tấn/ca) Ti = . Ti = 1,53 (giờ). Bước 5. Xác định mức lao động công nghệ bước tạo hình gạch mộc. Ta có số liệu khảo sát thiết kế. TĐV = 12,85 giờ = 771 phút. TNTC = 20 phút. TCK = 20 phút. MNS = (tấn/ca) Ti = . Ti = 14,04 (giờ). Bước 6. Xác định mức lao động công nghệ, bước vận chuyển gạch mộc vào lò. Ta có số liệu khảo sát thiết kế: TĐV = 3,6 giờ = 216 phút. TNTC = 20 phút. TCK = 20 phút. MNS = (tấn/ca) Ti = . Ti = 3,94 (giờ). Bước 7: Xác định mức lao động công nghệ bước xếp gạch trong lò. Ta có số liệu khảo sát thiết kế. TĐV = 3,8 giờ = 228 phút. TNTC = 20 phút. TCK = 20 phút MNS = (tấn/ca) Ti = Bước 8: Xác định mức lao động công nghệ bước nghiền than . TĐV = 0,46 giờ = 27,6 phút. TNTC = 20 phút. TCK = 20 phút MNS = (tấn/ca) Ti = Bước 9. Xác định mức lao động công nghệ bước vận chuyển than lên nóc lò. TĐV = 0,44 giờ = 26,4 phút. TNTC = 20 phút. TCK= 20 phút MNS = (tấn/ca) Ti = Bước 10. Xác định mức lao động công nghệ bước đóng than. TĐV = 0,075 giờ = 4,5 phút. TNTC = 20 phút. TCK = 20 phút . MNS = (tấn/ca) Ti = Bước 11. Xác định mức lao động công nghệ bước đốt lò. Ta có số liệu khảo sát thiết kế: TĐV = 4,5 giờ = 270 phút. TNTC = 20 phút. TCK = 20 phút. MNS = (tấn/ca) Ti = Bước 12: Xác định mức lao động công nghệ bước ra lò gạch thành phẩm. Ta có số liệu khảo sát thiết kế. TĐV = 9,55 giờ = 573 phút. TNTC = 20 phút. TCK = 20 phút. MNS = (tấn/ca) Ti = Bước 13. Xác định mức lao động công nghệ cho các công việc phụ khác . Như dọn xỉ, dọn van, xây rỡ khám Ta có số liệu khảo sát thiết kế: TĐV = 1,92 giờ = 115,2 phút. TNTC = 20 phút. TCK = 20 phút MNS = (tấn/ca) Ti = b. Xác định tiền lương bình quân giờ cho sản xuất gạch chịu lửa: 1. Xác định tiền lương bình quân /giờ bước nghiền sạn samốt: - Lương bình quân tháng: 585.900đ. (đ/giờ) 2. Xác định tiền lương bình quân/giờ bước nghiền bột kết dính . - Lương bình quân tháng: 585.900 đ (đ/giờ) 3. Xác định tiền lương bình quân/giờ bước trộn liệu bằng máy: - Lương bình quân tháng: 585.900đ. (đ/giờ) 4 . Xác định tiền lương bình quân/giờ bước vận chuyển liệu đã trộn: - Lương bình quân tháng: 585.900đ. (đ/giờ) 5. Xác định tiền lương bình quân/giờ bước tạo hình gạch mộc: - Lương bình quân tháng: 585.900đ. (đ/giờ) 6. Xác định tiền lương bình quân/giờ bước vận chuyển gạch mộc vào lò : - Lương bình quân tháng: 585.900đ. (đ/giờ) 7. Xác định tiền lương bình quân/giờ bước xếp gạch trong lò: - Lương bình quân tháng: 585.900đ. (đ/giờ) 8. Xác định tiền lương bình quân/giờ bước nghiền than: - Lương bình quân tháng: 585.900đ. (đ/giờ) 9. Xác định tiền lương bình quân/giờ bước vận chuyển than lên nóc lò: - Lương bình quân tháng: 585.900đ. (đ/giờ) 10. Xác định tiền lương bình quân/giờ bước đóng than: - Lương bình quân tháng: 585.900đ. (đ/giờ) 11. Xác định tiền lương bình quân/giờ bước đốt lò: - Lương bình quân tháng: 650.700đ. (đ/giờ) 12. Xác định tiền lương bình quân/giờ bước ra lò: - Lương bình quân tháng: 585.900đ. (đ/giờ) 13. Xác định tiền lương bình quân/giờ bước công phụ khác: - Lương bình quân tháng: 585.900đ. (đ/giờ) c. Xác định hệ số phụ cấp vào trong đơn giá: Công ty áp dụng hệ số phụ cấp khu vực cho tất cả các bước công nghệ hệ số 0,2 Nhưng đã tính sai vì hệ số 0,2 so với lương tối thiểu do Nhà nước quy định năm 2001 là 210.000đ/tháng không phải theo lương bình quân tháng. 1. Hệ số PC khu vực cho bước nghiền sạn samốt được tính như sau: 2. Hệ số PC khu vực cho bước nghiền bột kết dính: 3. Hệ số PC khu vực cho bước trộn liệu: Tương tự cách tính trên ta tính được hệ số phụ cấp khu vực của các bước công việc tiếp theo. 4. Bước vận chuyển liệu đã trộn = 0,07 5. Bước tạo hình gạch mộc = 0,07 6. Bước vận chuyển gạch mộc vào lò = 0,07 7. Bước xếp gạch trong lò = 0,07 8. Bước nghiền than = 0,07 9. Bước vận chuyển than lên nóc lò = 0,07 10. Bước đóng than = 0,07 11. Bước đốt lò có hệ số phụ cấp khu vực = 12. Bước ra lò = 0,07 13. Bước công phụ khác = 0,07 d. Xác định mức lao động phụ trợ: Khối lao động phụ trợ gồm: Công nhân phân xưởng cơ điện công nhân kiểm tra chất lượng sản phẩm (KCS) phòng kỹ thuật, nhà ăn, nhà trẻ, y tế, vệ sinh công nghiệp, nhân viên phòng kỹ thuật, nhân viên phòng tiêu thụ sản phẩm, các thủ kho. Tổng số: 36 lao động. Mức lao động phụ trợ = (giờ) e. Xác định mức lao động quản lý: Lao động quản lý bao gồm: Ban giám đốc, các trưởng phó phòng ban phân xưởng, nhân viên phòng tổ chức, phòng kế hoạch vật tư, phòng kế toán. Tổng số 17 người. Mức lao động quản lý = (giờ) f. Mức lao động tổng hợp: MTH = MCN + MPV + MQL = 55,89 + 16,1 + 7,6 = 79,59 (giờ/1 tấn SP) ( Theo số liệu tính toán trên ta lập bảng đơn giá lương tổng hợp IV.1) Bảng IV.1. Bảng đơn giá lương tổng hợp sản xuất gạch chịu lửa theo phương án thiết kế. Bước công việc ĐMLĐ/1 tấn sản phẩm (giờ) ĐMTLBQ/ tháng (đ) Mức TLBQ/giờ (đ) Phụ cấp Đơn giá tiền lương Tỷ lệ (%) Khu vực S Hệ số phụ cấp 1. Nghiền sạn sa mốt 9,41 585.900 2816,83 0,07 0,07 28.361,82 16,69 2. Nghiền bột kết dính 1,43 585.900 2816,83 0,07 0,07 4.310,03 2,54 3. Trộn liệu bằng máy 2,78 585.900 2816,83 0,07 0,07 8.378,94 4,93 4. V/chuyển liệu đã trộn 1,53 585.900 2816,83 0,07 0,07 4.611.43 2,71 5. Tạo hình gạch mộc 14,04 585.900 2816,83 0,07 0,07 42.316,67 24,9 6.V/c gạch mộc vào lò 3,94 585.900 2816,83 0,07 0,07 11875,19 6,99 7. Xếp gạch trong lò 4,16 585.900 2816,83 0,07 0,07 12.538,27 7,38 8. Nghiền than 0,5 585.900 2816,83 0,07 0,07 1507 0,89 9. V/c than lên nóc lò 0,48 585.900 2816,83 0,07 0,07 1446,72 0,85 10. Đóng than 0,08 585.900 2816,83 0,07 0,07 241,12 0,14 11.Đốt lò 4,93 650.700 3128,37 0,06 0,06 16348,24 9,62 12. Ra lò gạch thành phẩm 10,52 585.900 2816,83 0,07 0,07 31707,37 18,66 13. Công phụ khác 2,09 585.900 2816,83 0,07 0,07 6299,28 3,7 14. MCN 55,89 169942,08 100/69,47 15. MPV 16,1 585.900 2816,83 0,07 0,07 48525,53 19,84 16. MQL 7,6 675.000 3245,2 0,06 0,06 26143,33 10,69 17. MTH 79,59 244610,94 100 IV.2. Biện pháp thứ hai. Đề xuất phương án nhằm hoàn thiện hơn về cách phân phối lương tại công ty VLCL và KTĐS Trúc Thôn: Tiền lương đóng một vai trò rất quan trọng trong sản xuất và đời sống, tiền lương là 1 động lực, là đòn bẩy kinh tế mạnh mẽ thúc đẩy sản xuất phát triển tăng năng suất lao động. Để có quy chế phân phối tiền lương một cách đúng đắn, khoa học phải dựa trên hao phí lao động xét tổng thể cả về năng lực trí óc và sức lực mà người lao động đã cống hiến đảm bảo nguyên tắc phân phối theo lao động, nhìn nhận phân phối tiền lương là một điều kiện của sản xuất, thực hiện trả lương theo việc, không trả lương theo người có mặt nhằm khuyến khích tài năng, cải thiện đời sống cho những người lao động làm việc có năng suất, chất lượng hiệu quả cao. - Từ những ưu điểm và tồn tại của phương án chia lương đang thực hiện ở công ty. Với yêu cầu đặt ra: Phát huy những ưu điểm, khắc phục những tồn tại. Từ những kiến thức đã học, Thực tiễn làm việc và nghiên cứu, em đề xuất phương án chia lương mới nhằm kích thích năng xuất, chất lượng, hiệu quả sản xuất kinh doanh ở công ty VLCL và KTĐS Trúc Thôn. IV.2.1: Nguồn hình thành và phân phối quỹ lương - Nguồn hình thành quỹ tiền lương: Căn cứ vào khối lượng sản phẩm, hạng mục thực hiện, sản phẩm tiêu thụ, hiệu quả SXKD và đơn giá tiền lương các sản phẩm đã được Tổng công ty Thép Việt Nam phê duyệt để xác định quỹ tiền lương được chi của công ty bao gồm: - Quỹ tiền lương theo khối lượng sản phẩm. - Quỹ tiền lương theo hệ số bổ sung chung. - Quỹ tiền lương làm thên giờ. - Quỹ tiền lương dự phòng năm trước chuyển sang. Các nguồn quỹ tiền lương được xác định là tổng quỹ lương + Quỹ tiền lương trực tiếp chi hàng tháng trong công ty gồm lương sản phẩm, lương khoán, lương thời gian, lương học tập, hội họp, các khoản phụ cấp và chi tiền lương khác, theo chế độ bằng 80% - 82% tổng quỹ tiền lương thực hiện hàng tháng. + Thành lập quỹ tiền lương dự phòng từ 10% - 12% quỹ lương thực hiện hàng tháng. + Trích 8% quỹ tiền lương để thưởng bao gồm. - Thưởng cho cá nhân có năng suất, chất lượng, hiệu quả cao trong sản xuất kinh doanh, những người có tay nghề giỏi đóng góp vào hiệu qủa sản xuất kinh doanh của công ty. - Thưởng cho CBCNVC và các đơn vị có thành tích trong công tác tiêu thụ sản phẩm của công ty. - Thưởng cho cá nhân và tập thể đạt lao động giỏi cấp cơ sở. - Thưởng cho cá nhân tham gia phong trào thi thợ giỏi. IV.2.2: Phân phối tiền lương: 1. Phân phối tiền lương cho công nhân làm lương sản phẩm, lương khoán: - Căn cứ vào số lượng, chất lượng sản phẩm theo nhiệm vụ kế hoạch, các công việc hoàn thành được nghiệm thu, hoặc nhập kho để thanh toán tiền lương theo các chỉ tiêu định mức lao động và đơn giá tiền lương đã được ban hành. Khối lượng sản phẩm, công việc hoàn thành của các tổ sản xuất được xác định để thanh toán lương do quản đốc các phân xưởng chịu trách nhiệm trước giám đốc công ty về số lượng, chất lượng, độ chính xác của các sản phẩm đó. * Nếu là sản phẩm cá nhân thì thanh toán trực tiếp cho từng cá nhân theo số lượng, chất lượng sản phẩm, công việc hoàn thành của từng cá nhân. * Nếu là sản phẩm tập thể thì thanh toán theo hình thức sau: Hình thức này áp dụng đối với các công việc mà phải cần 1 tập thể công nhân cùng thực hiện ví dụ như lắp rấp sản phẩm, nấu luyện đất đèn, hay phục vụ 1 dây chuyền sản xuất…… Để tiến hành tính lương cho người lao động cần tiến hành theo 2 bước: + Bước 1: Xác định quỹ lương của tập thể. = N x Đg Với: N : Số lượng thực tế của tập thể. Đ = T x Trong đó: T: Là mức thời gian của một sản phẩm (h/sản phẩm). Đgt.thể = Lgsp x . Lgj Trong đó : Lg: Là mức lương giờ (CBCV) của công nhân j Lgsp: Là mức lương giờ bình quân của phẩm tj: Thời gian của công nhân thứ j khi tham gia làm một sản phẩm. S: Là số công nhân của tập thể đó. + Bước 2: Tính lương cho từng người: - Tiền lương sản phẩm của nngười công nhân thứ j được xác định như sau: Lcnj = Trong đó: Tj: Số ngày(giờ) công trong kỳ của công nhân thứ j. Lj: Lương ngày(giờ) của công nhân thứ j Ktdj: Hệ số thái độ của từng người (còn gọi là hệ số mức độ hoàn thành công việc). - Hệ số mức độ hoàn thành được chịa làm 3 mức. + Hoàn thành tốt hệ số: 1,0 + Hoàn thành hệ số: 0,95 + Không hoàn thành hệ số: 0,9 Phân phối lương cho 1 tổ công nhân nấu luyện đất đèn gồm 4 người. ( Đơn giá lương sản phẩm tập trả cho công nghệ = 204.767,57đ/T) Trong tháng sản xuất được 12,612 tấn (theo phiếu nhập kho) và có tình hình lao động như bảng IV.2. Năm 2001 công ty áp dụng mức lương tối thiểu là 270.000(đ/tháng). Bảng IV.2 Bảng các hệ số lượng và số giờ làm việc trong tháng 10 năm 2001 của tổ công nhân nấu luyện đất đèn Số TT Họ và tên HL HPC khu vực Số giờ Làm việc (số công) KTĐ 1 Cao Trọng ánh 2,67 0,2 184 1 2 Hoàng Hữu Bừng 2,18 0,2 172 0,9 3 Lê Văn Chung 1,78 0,2 174 0,95 4 Nguyễn Văn Đông 1,78 0,2 180 1 Cộng: 710 Công thứcphân phối: L = Bước 1: Xác định quỹ lương sản phẩm tập thể: Tính Lgj = HPC của công nhân (ánh) = - Lgiờ (ánh) = (đ/giờ). - Lgiờ (Bừng) = (đ/giờ). HPC của (Bừng) = - Lgiờ (Chung) = (đ/giờ) HPC (Chung) = - Lgiờ (Đông) = 2518,53 (đ/giờ) Tính quỹ lương sản phẩm tập thể. Q(đ) Đơn giá lương cho công nhân công nghệ sản xuất đất đèn tính theo lương sản phẩm cuối cùng được Tổng công ty duyệt là: 262522,53(đ/tấnSP). Công ty cho PX trực tiếp bằng 78% đơn giá được duyệt (trích dự phòng và thưởng) đơn giá lương sản phẩm thực tế = 204767,57(đ/tấn) Bước 2: Chia lương cho từng người L Tính công nhân (ánh) = 3673,82 x 184 x 1 = 675.983(đ) Công nhân (Bừng) = 3027,89 x 172 x 0,9 = 468.717(đ) Công nhân (Chung) = 2518,53 x 174 x 0,95 = 416.313(đ) Công nhân (Đông) = 2518,53 x 180 x 1 = 453.335(đ) Vậy L (đ). L (đ). L (đ). L (đ). S = 2.582.529 (đ) - Lập bảng tính lại lương sản phẩm cho tổ công nghệ sản xuất đất đèn như bảng IV.3. Bảng IV.3. Bảng tính lương sản phẩm tổ công nghệ sản xuất đất đèn tháng 10/2001 theo phương án chi lương mới. - Quỹ lương sản phẩm của tổ = 12,612.204767,57 = 2582529(đ). STT Họ và tên HL Hpc Khu vực Số giờ Làm việc Ktđ Tiền lương giờ của CN Lương theo cấp bậc Tăng thu nhập Lương sản phẩm 1 Cao Trọng ánh 2,67 0,06 184 1 3673,82 675.983 1,282 866.612 2 Hoàng Hữu Bừng 2,18 0,07 172 0,9 3027,89 468.717 1,282 600.895 3 Lê Văn Chung 1,78 0,09 174 0,95 2518,53 416.313 1,282 533.714 4 Nguyễn Văn Đông 1,78 0,09 180 1 2518,53 453.335 581.308 710 2014.348 2.582.529 Hệ số tăng thu nhập của tổ = 2. Phân phối tiền lương cho gián tiếp và phục vụ gián tiếp: - Căn cứ vào quỹ tiền lương thực hiện hàng tháng trích tỷ lệ tiền lương phân phối cho gián tiếp và phục vụ gián tiếp như sau: - Gián tiếp trích từ: 10% á 11% tổng quỹ lương. - Phục vụ gián tiếp trích từ 5% á 6% tổng quỹ lương. (Theo quy chế trả lương của công ty năm 2001) Như đã nêu ở phần phân tích quy chế trả lương của công ty VLCL và KTĐS Trúc Thôn năm 2001, trong công tác trả lương thời gian cho lao động gián tiếp và phục vụ gián tiếp (lực lượng này ở công ty bao gồm các đ/c cán bộ lãnh đạo chủ chốt như giám đốc, phó giám đốc, kế toán trưởng, trưởng phòng, quản đốc, các đ/c cấp phó, các kỹ sư, nhân viên phục vụ thừa hành) nhưng phần mềm phần tiền lương do hiệu quả của sản xuất kinh doanh mang lại công ty gọi là hệ số phân phối lại. Mức lương cơ bản được xếp theo NĐ26/CP của mỗi người lao động quản lý, phục vụ công ty chia bình quân nên không gắn trắch nhiệm của từng người lao động đối với vị trí công tác và nhiệm vụ cụ thể ở từng khâu công việc nên phần nào còn hạn chế sự cố gắng tích cực trong viẹc quản lý hoá sản xuất, trong công tác quản lý điều hành của bộ máy gián tiếp. Từ những kiến thức đã học, thực tiễn làm việc và nghiên cứu em đề xuất phương án quy định hệ số trtách nhiệm trong phàn mềm - tức là ngoài phần cứng, tiền lương cấp bậc theo NĐ 26/CP – Phần hệ số phân phối lại như sau: - Giám đốc công ty: 4,8 - Phó giám đốc công ty, Chủ tịch Công đoàn công ty: 3,45 - Kế toán trưởng: 2,7 - Trưởng phòng, quản đốc: 2,3 - Phó phòng, Phó quản đốc 1,9 - Cán sự đầu ngành 1,7 - Đại học, cao đẳng, kỹ sư đang bố trí đúng nghề 1,5. - Cán bộ nhân viên nghiệp vụ, kế toán, thống kê, định mức, cán bộ kỹ thuật, thủ kho, thủ quỹ, văn thư, đánh máy, lái xe con, cán bộ tiếp thị, nhân viên nhà cân, nhân viên phòng hoá nghiệm, kế toán vật tư, kế toán bán hàng, bảo vệ tuần tra hệ số bằng 1. - Hệ số trách nhiệm quy định trên đây được thực hiện phải đảm bảo nguyên tắc. + Lương của cấp phó không được vượt quá lương cấp trưởng. + Lương của cấp dưới theo hệ số trách nhiệm không được vượt quá lương của cấp trên cùng đơn vị công tác. * Công thức phân phối tiền lương của gián tiếp và phục vụ gián tiếp. Tiền lương Tiền lương TL bình quân Hệ số Hệ số Ngày Của gián cấp bậc + của công ty x trách x phân công Tiếp và được tính Hoặc B/Q nhiệm phối làm Phục vụ được xếp Phân xưởng lại việc giấn tiếp x thực + Phụ cấp Gián tiếp 26 tế phân xưởng * Quy định lương bình quân: Lương BQ công ty = Tổng quỹ tiền lương được phân phối Lao động được hưởng lương Lương BQPX = Tổng quỹ tiền lương của PX được phân phối Lao động được hưởng lương của PX Hình thức phân phối lương thời gian này đã kích thích người lao động quan tâm hơn đến kết quả công tác của mình (đạt năng suất lao động và nâng chất lượng công việc, khắc phục được tính chất bình quân chủ nghĩa, đã phân biệt rõ vai trò, vị trí chức năng nhiệm vụ của từng cá nhân cụ thể. Do đó khuyến khích được người lao động trong bộ máy gián tiếp sử dụng hợp lý thời gian lao động, tăng cường công tác kiểm tra, tác nghiệp tới từng bộ phận sản xuất đẩy nhanh hiệu quả SXKD của công ty. Ví dụ chia lại bảng lương tháng 10/2001 của lãnh đạo công ty theo phương án chia lương mới đề xuất. a. Các số liệu làm căn cứ để phân phối theo kết quả SXKD tháng 10/2001 là: - Quỹ lương được phân phối theo kết quả SXKD tháng 10/2001 là:350.000.000đ - Quỹ lương theo NĐ 26/CP của gián tiếp: 33.150.000đ - Quỹ lương sản phẩm trả theo đơn giá lương sản phẩm năm 2001 là: 290.500.000đ - Lao động bình quân tháng 10 của công ty: 465 người. b. Phần tính toán: - Lương BQ của công ty: (đ/tháng). - trích 11% cho gián tiếp: 350.000.000 x 11% = 38.500.000đ - Trích 6% cho phục vụ gián tiếp: 350.000.000 x 6% = 21.000.000đ ị Quỹ lương theo hiệu quả SXKD của gián tiếp + phục vụ gián tiếp 38.500.000đ + 21.000.000đ = 59.500.000đ ị Quỹ lương theo hiệu quả SXKD của trực tiếp SX là: 350.000.000đ - 59.500.000đ = 290.500.000đ * Phân phối lương cho gián tiếp + phục vụ gián tiếp: - Tổng lương theo NĐ 26/CP = 33.150.000đ. - Tổng hệ số trách nhiệm = 119,65 - Hệ số phân phối lại = - Căn cứ vào số liệu và phương án phân phối ta có: ị Công thức phân phối lương của giám đốc công ty: ị Công thức phân phối lương của phó giám đốc công ty: Nguyễn Trung Thành ị Công thức phân phối lương của phó giám đốc công ty: Nguyễn Xuân Khôi. Bảng IV.4. Bảng chia lương của lãnh đạo công ty tháng 10/2001. theo phương án chia lương mới STT Họ và tên Chức danh Tiền lương theo NĐ26/CP Tiền lương BQ của công ty (T10) Hệ số trách nhiệm Tiền lương theo hệ số phân phối lại ( 0,31 ) Tiền lương thời gian được phân phối Ngày công thực tế Hệ số tiền lương CB Tiền lương 1 Nguyễn Hải Nam GĐ 26 5,26 1.104.600 752,688 4,8 1.119.999 2.224.599 2 Nguyễn Trung Thành PGĐ 25 4,6 928.847 752,688 3,45 774.036 1.702.883 3 Nguyễn Xuân Khôi PGĐ 26 4,6 966.000 752,688 3,45 804.999 1.770.999 Tổng cộng 77 14,46 2.999.447 11,7 2.699.034 5.698.481 Bảng IV.5 Bảng chia lương của phòng kỹ thuật tháng 10/2001 Theo phương án chia lương mới . STT Họ và tên Chức danh TL theo NĐ 26/CP Hệ số trách nhiệm Tiền lương theo hệ số phân phối lại ( 0,31) Tiền lương thời gian được phân phối Ngày công thực tế Hệ số tiền lương CB Tiền lương CB 1 2 3 4 5 6 7 8 9 1 Hoàng Hữu Tám TP 26 3,23 678.300 2,3 536.666 1.214.967 2 Tạ Tuấn Khánh PP 26 2,74 575.400 1,9 443.333 1.018.733 3 Vũ Hồng Quang KS 26 2,5 525.000 1,5 350.000 875.000 4 Nguyễn Đức khảm ĐN 26 2,5 525.000 1,7 396.666 921.666 1 2 3 4 5 6 7 8 9 5 Lê Văn Trung KS 24 2,26 438.092 1,5 323.077 761.169 6 Nguyễn Văn Thịnh ĐN 26 1,78 373.800 1,7 396.666 770.466 7 Phùng Thị Mận TC 25 2,55 514.904 1 224.359 739.263 Tổngcộng 179 17,56 3.630.496 11,6 2.670.767 6.301.263 - Tổng lương theo NĐ 26/CP của khối gián tiếp và phục vụ gián tiếp 33.150.000đ. - Quỹ lương phân phối theo kết quả SXKD: 59.500.000đ - Tiền lương bình quân của công ty T10: 752.688đ 3. Lập bảng so sánh giữa 2 cách chia: - Từ 2 bảng III.8.1 và IV.4. Ta có bảng so sánh giữa 2 phương pháp phân phối tiền lương thời gian cho lãnh đạo công ty tháng 10/2001. Bảng IV. 6. Bảng so sánh 2 phương pháp phân phối tiền lương thời gian cho lãnh đạo công ty tháng 10/2001 SST Họ và tên Đơn vị tính (đồng) Tiền lương thời gian được phân phối ở bảng III.8.1 Tiền lương thời gian được phân phối ở bảng IV.4 So sánh ± 1 Nguyễn Hải Nam đồng 1.977.234 2.224.599 + 247.365 2 Nguyễn Trung Thành đồng 1.662.634 1.702.883 + 40.249 3 Nguyễn Xuân Khôi đồng 1.729.140 1.770.999 + 41.859 4 Tổng cộng: đồng 5.369.008 5.698.481 + 329.473 Từ bảng III.3.8.3 và bảng IV.3 chia lương sản phẩm tập thể của tổ công nghệ sản xuất đất đèn tháng 10/2001 ta có: Bảng IV.7. bảng so sánh hai phương pháp phân phối tiền lương sản phẩm tập thể của tổ công nghệ sản xuất đất đèn tháng 10/2001. Bảng IV.7. Bảng so sánh hai phương pháp phân phối tiền lương sản phẩm tập thể của tổ công nghệ sản xuất đất đèn tháng 10/2001. SST Họ và tên Đơn vị tính (đồng) Tiền lương sản phẩm được phân phối ở bảng III.8.3 Tiền lương sản phẩm được phân phối ở bảng IV.3 So sánh ± 1 Cao Trọng ánh đồng 669.275 866.612 + 197.337 2 Hoàng Hữu Bừng đồng 625.627 600.895 - 24.732 3 Lê Văn Chung đồng 632.902 533.714 - 99.188 4 Nguyễn Văn Đông đồng 654.725 581.308 - 73.417 Tổng cộng: đồng 2.582.529 2.582.529 0 So sánh hai phương pháp phân phối tiền lương thời gian cho gián tiếp + phục vụ gián tiếp ( Bảng III.8.2 và bảng IV.4) Bảng IV.7 So sánh 2 phương pháp phân phối tiền lương thời gian cho phòng kỹ thuật tháng 10/2001 STT Họ và tên Đơn vị tính TL thời gian được phân phối ở bảng III.8.2 TL thời gian được phân phối trong bảng IV. 5 So sánh ± 1 Hoàng Hữu Tám đồng 1.214.157 1.214.968 + 811 2 Tạ Tuấn Khanh ,, 1.029.966 1.018.733 - 11.233 3 Vũ Hồng Quang ,, 939.750 875.000 - 64.750 4 Nguyễn Đức Khảm ,, 939.750 921.666 - 18.084 5 Lê Văn Trung ,, 784.184 761.169 - 23.015 6 Nguyễn Văn Thịnh ,, 669.102 770.466 + 101.364 7 Phùng Thị Mận ,, 921.678 739.263 - 182.415 Tổng cộng 6.498.587 6.301.263 - 197.324 Để đáp ứng yêu cầu ngày càng chính xác của việc xác định các cơ sở để chia lương, dùng tiền lương làm đòn bảy kinh tế khuyến khích người lao động. 4. Hiệu quả của phương án chia lương mới: Đây là phương án chia lương gắn liền với số lượng sản phẩm sản xuất trong kỳ của từng đơn vị, bộ phận, phương án chia lương mới này đã thực hiện theo nguyên tắc phân phối theo lao động, vì nó dựa vào sản lượng của bộ phận sản xuất thực hiện được mà trả lương. Phân xưởng và tổ sản xuất nâng cao được năng suất lao động, năng suất thiết bị, bố trí lao động hợp lý, kết hợp hài hoà nhiều biện pháp nâng cao được số lượng sản phẩm sản xuất, số lượng sản phẩm càng nhiều thì quỹ lương càng lớn, dẫn tới tiền lương của người lao động được nâng cao và ngược lại. Chính vì vậy mà không còn con đường nào khác là nâng cao sản lượng thực hiện để nâng cao năng suất lao động là nâng cao tiền lương. Đơn vị áp dụng triệt để biện pháp chia lương theo sản phẩm trực tiếp không hạn chế. Cách xác định quỹ lương theo sản phẩm thực hiện có tác dụng. - Đảm bảo sự công bằng bình đẳng của người lao động về lao động và hưởng thụ. Trên cơ sở đó thúc đẩy mọi người tích cực tham gia lao động, nỗ lực phấn đấu nâng cao năng suất, chất lượng hiệu quả SXKD. - Việc trả lương thời gian cho lao động gián tiếp + phục vụ gián tiếp đã gắn liền với hiệu quả SXKD của đơn vị. Phương án đưa hệ số trách nhiệm vào công thức phân phối lương thời gian hàng tháng của lao động gián tiếp + phục vụ, đã khắc phục được việc phân phối lương theo chủ nghĩa quân. Làm cho bộ máy lao động gián tiếp, quản lý, điều hành sản xuất ra sức học tập văn hoá, khoa học kỹ thuật và nghiệp vụ chuyên môn để không ngừng nâng cao trình độ. Nhất là những lao động ở các vị trí chủ chốt như các đ/c kỹ sư, các đ/c cán sự đầu ngành đi sâu đi sát với sản xuất. Khắc phục khó khăn, phát minh sáng kiến cải tiến kỹ thuật. Với phương pháp trả lương theo phương án trình bày ở trên đã đáp ứng nguyên tắc phân phối theo lao động. Tuy vậy nếu chỉ sử dụng có biện pháp tiền lương thì chưa hoàn thành thực hiện nguyên tắc này. Bởi vì hiệu quả đóng góp của CBCNV vào SXKD không chỉ phụ thuộc vào sản lượng thực hiện mà còn phụ thuộc vào thái độ lao động, tinh thần phát huy sáng kiến, tiết kiệm vật tư. Vì vậy ngoài tiền lương, tiền thưởng cũng góp phần tạo ra hiệu quả kinh tế của biện pháp. Theo quy chế năm 2001 công ty trích 8% tổng quỹ lương thực hiện để làm công tác thi đua khen thưởng, thưởng hàng tháng, quý, năm, đã góp phần khuyến khích trực tiếp người lao động ở các bộ phận hăng say lao động, đem lại lợi ích nhiều mặt cho người lao đọng và xã hội . Phần kết Đề tài (Hoàn thiện công tác tổ chức lao động và tiền lương của công ty VLCL và KTĐS Trúc Thôn) được hoàn thiện trên cơ sở những nhận thức mới về lao động và tiền lương, phần thiết ké đồ án với mục đích khắc phục nhược điểm phát huy những ưu điểm. Em mong rằng đề tài này có những đóng góp nhất định vào kế hoạch SXKD của công ty. Để hoàn thành đồ án này, ngoài sự nỗ lực của bản thân còn có sự giúp đỡ các phòng ban và các Phân Xưởng sản xuất tại công ty VLCL và KTĐS Trúc Thôn. Em xin chân thành cảm ơn Thầy giáo tiến sĩ Trần Đình Hiền người đã tận tình giúp đỡ, chỉ bảo em trong quá trình thiết kế báo cáo tốt nghiệp. Cảm ơn các thầy, cô giáo trong khoa Kinh tế đã tận tình giảng dạy trong những năm vừa qua để em có kiến thức được như ngày hôm nay Tuy nhiên với trình độ có hạn, bản đồ án không tránh khỏi những sai sót em rất mong được sự giúp đỡ của các thầy để báo cáo tốt nghiệp được hoàn thiện hơn.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docQ0009.doc
Tài liệu liên quan