Đề tài Hoàn thiện công tác tổ chức tiền lương tại nhà máy cơ khí Hồng Nam

Hoà mình vào không khí phát triển của đất nước nhà máy cơ khí Hồng Nam đã tích cực đóng góp phần nhỏ bé của mình vào trong sự phát triển chung đó. Đặc biệt là việc chú trọng phát triển nguồn nhân lực của nhà máy, thông qua chính sách lươn thưởng cho người lao động trong nhà máy mình. Coi đây là nhân tố cơ bản quyết định và thúc đẩy sản xuất cho nhà máy. Nhà máy đã chú trọng xây dựng được những quy chế tính trả lương, thưởng cho lao động trong nhà máy một cách công bằng, hợp lý đảm bảo nguồn lực sản xuất, sử dụng và tái tạo khả năng lao động của tập thể cán bộ công nhân viên nhà máy việc áp dụng các hình thức trả lương hợp lý cho các loại lao động đã gắn với kết quả sức lao động của người lao động trong nhà máy, khuyến khích cán bộ công nhân viên tích cức, gắn bó với nhà máy làm việc hiệu quả hơn. Xong so với các công ty, các doanh nghiệp thì hiện nay mức lương của nhà máy còn chưa cao, điều kiện cho người lao động trong nhà máy còn thấp, chưa đáp ứng theo sự phát triển đi lên của đất nước.

doc83 trang | Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 1479 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện công tác tổ chức tiền lương tại nhà máy cơ khí Hồng Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lao động đúng chế độ của nước làm việc, nghỉ ngơi điều độ và hiệu quả cao nhất nhà máy cùng quy định thời gian lao động cụ thể cho từng loại lao động. - Đối với công nhân trực tiếp sản xuất làm việc tối 8h/ ngày (từ 7h.30 đến 16.30, nghỉ trưa 1h). Trừ khi có việc nhiều để đảm bảo tiến độ công việc nhà máy có huy động làm thêm giờ, tối đa không quá 4h/ 1lao động/1 ngày. Có khi cả thứ 7 chủ nhật nếu công việc yêu cầu. Tiền lương làm thêm giờ được nhà máy thanh toán đầy đủ theo quy định của Nhà nước, về tiền lương và các chế độ cho người lao động đã quy định. - Đối với lao động gián tiếp thực hiện làm việc theo chế độ 8h/ ngày/1lao động, nghỉ thứ 7, chủ nhật, lễ tết. Trừ những lúc lao động quản lý phải túc trực quản lý lao động trực tiếp lúc làm thêm. Tổng số giờ làm thêm của toàn nhà máy năm 2001 là 16000h. Số ngày nghỉ phép là 12 ngày/ năm/một người. Qua số liệu trên ta thấy tình hình thực hiện thời gian làm việc của nhà máy là tương đối tốt. Với tổng số giờ làm thêm của nhà máy như vậy cho ta thấy số giờ làm thêm bình quân của một công nhân là khá lớn 105h/1năm/1lao động. Điều này cho thấy khối lượng công việc của nhà máy rất lớn chứng tỏ một điều là sản phẩm của nhà máy đã đáp ứng được nhu cầu đòi hỏi của khách hàng và thị trường đang được mở rộng, Chiến lược sản xuất kinh doanh của nhà máy là rất hợp lý. Tuy nhiên với thống kê như vậy xong nhà máy lại không đề cập đến thời gian làm thêm giờ đó là thời gian ban đêm làm thêm ban ngày, ngày thường hay ngày lễ tết... Lên việc phân tích ảnh hưởng của thời gian đó đén quy lương đến việc tính toán là rất khó. 4. Phương pháp thu thập thong tin để trả lượng cho người lao động trong nhà máy cơ khí Hồng Nam. Để có một mức lương hợp lý tạo thế đứng cho doanh nghiệp mình trên thương trường doanh nghiệp phải có những biện pháp khảo sát về các mức lương đang thịnh thành trong cả nước và khu vực, để từ đó có chính sách về lương bổng hợp lý. Đồng thời có những thông tên để phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới lương bổng, chi phí lao động một cách hiệu quả nhất. Đây là một thách thức lớn trong công tác tổ chức tiền lương, công tác qủan trị hệ thống tiền lương, đòi hỏi nhà máy phải có một cơ cấu tổ cứhc quản trị hệ thống tiền lương sao cho thực sự mang lại hiệu quả cao nhất cho nhà máy trong lĩnh vực này. Chính vì vậy nhà máy đã tỏ chức cơ cấu tổ chức này gồm có goám đốc và phòng kế toán... cùng thực hiện. Nhiệm vụ là hạch toán, theo dõi, kiểm tra và cả việc chi trả lương. - Đối với lao động gián tiếp: căn cứ theo bảng chấm công hàng thán và các danh điểm, hệ số lương của từng người làm cơ sở thanh toán tiền lương cho họ, ngoài ra ngoài phần lương cơ bản căn cứ vào kết quả sản xuất kinh doanh của nhà máy tính toán phân bổ thêm mức lương cho từng người, đảm bảo thu nhập bằng tiền lương của người lao động thuộc bộ phận lao động gián tiếp bằng 80% tiền lương của công nhân sản xuất. - Đối với lao động trực tiếp: Căn cứ vào bảng chấm công, công việc thực tế, hiệu quả kinh doanh để trả lương. Thông thường = Mức lương cơ bản 1 ngày = số ngày lao động trực tiếp + phụ cấp phân bổ (nếu có). Trong đó mức lương cơ bản một ngày của công nhân sản xuất được tính dựa vào mức lương được giao cho từng sản phẩm và căn cứ theo số sản phẩm được giao, trả theo kết quả làm việc và cấp bậc công nhân, phân loại theo A, B,C. Loại A ứng với tay nghề chất lượng cao (hệ số 1,2) có khả năng hoàn thành vượt mức chỉ tiêu khoán sản phẩm và đảm bảo chất lượng. Loại B (hệ số = 1) tay nghề trung bình hoàn thành chỉ tiêu khoán, bảo đảm chất lượng sản phẩm. Loại C (hệ số = 0,7) học sinh mới ra trường tay nghề yếu đảm bảo chất lượng sản phẩm. - Nhà máy lập biểu bảng để tính lương rõ ràng, đảm bảo tính chính xác, hiệu quả theo quy điọnh của Bộ lao động TBXH. - Tiền lương làm thêm được nhà máy thanh toán đầy đủ. + Đối với công nhân làm thêm giờ ngày thường trả lương theo số 0,5 so với lương cơ bản. + Đối với công nhân làm thêm giờ ngày lễ, chủ nhật trả hệ số 2 so với lương cơ bản. + Phụ cấp làm đêm trả bằng 30% tiền lương cấp bậc. Quá 4 giờ làm thì tính thành 1 ngày công, một giờ làm đêm tính bằng 2 giờ làm ngày. - Phụ cấp trách nhiệm được tính vào lương cho người lao động. Bí thư Đảng uỷ 0,05 x 210000. Trưởng phòng công đoàn 0,05 x 210000 Phó phòng 0,02 x 210000. Tổ trưởng sản xuất 0,015 x 210000. Với cách thu nhận thông tin để trả lương nha vậy nhà máy đã thực hiện tất cả các chế độ chính sách được nhà nước quy định và thể hiện là một đơn vị rất năng động, linh hoạt trong công tác kế toán tiền lương, luôn sẵn sàng có bộ phận tiếp nhận thông tin về lĩnh vực tiền lương để kịp thời điều chỉnh cho hợp lý nhất với thị trường đầy biến động, đảm bảo ổn định mức thu nhập cho người lao động có cuộc sống ổn định và đủ điều kiện tái sản xuất sức lao động cho chính họ và một phần cho gia đình họ. Phương pháp thu thập thông tin để trả lương là một vấn đề rất phức tạp, yêu cầu đội ngũ làm công tác tiền lương, không chỉ là những người biết định mức, tính toán các định mức cho đơn giá sản phầm và đơn giá tiền lương mà còn đòi hỏi sự năng động sáng tạo. nhạy bén nắm bắt và phân tích thật kỹ những thông tin về tiền lương để áp dụng cho nhà máy mình đồng thời điểu chỉnh kịp thời những bất cập trong vấn đề tiền lương một cách hài hoà giữa những bất cập trong vấn đề tiền lương một cách hài hoà giữa lợi ích kết quả kinh doanh của nhà máy với lợi ích của từng cá nhân người lao động sao cho hậu quả cao nhất. 5. Các hình thức trả lương người lao động trong nhà máy cơ khí Hồng Nam. Nhận thức rằng lương bổng và đãi ngộ tác động đến đời sống người lao động chủ yếu bằng 1yếu tố, tài chính và phi tài chính theo sơ đồ. Sơ đồ : chế độ tiền lương và đãi ngộ. *********** Để công tác tiền lương thực sự trở thành đòn bẩy kinh tế kích thích tinh thần lao động cho người lao động, nâng cao năng lực, năng suất lao động... gắn trách nhiệm của người lao động công việc với nhà máy. Đồng thời gắn hiệu quả giữa sản xuất kinh doanh với công tác tiền lương để nhà máy từng bước đi đến hoàn thiện công tác tổ chức tiền lương, và đi đến giảm chi phí trong việc tiết kiệm chi phí tiền lương. Để giảm chi phí sản xuất kinh doanh tăng lợi nhuận tạo điều kiện cho nhà máy phát triển. Bên cạnh đó thể hiện tính công bằng, đảm bảo nguyên tắc phân phối tiền lương theo lao động và hiệu quả của công tác này, nhà máy chủ trương thực hiện công tác này theo các hình thức trả lương cho người lao động. 5.1. Đối với công nhân sản xuất trực tiếp: Nhà máy thực hiện trả lương theo hình thức khoán theo sản phẩm và khoán thành phẩm. Với cách trả lương này, các sản phẩm, các chi tiết, các công trình được nhà máy định mức khoán cụ thể, giao khoán cho các phân xưởng các tổ đội sản xuất, các cá nhân...để thực hiện sản xuất. Cơ sở xác định lương khoán bao gồm: - Đơn giá bình quân / 100 giá trị sản lượng và đơn giá bình quân tối thiểu là 9,6136% trên tổng giá trị sản lượng, được phép làm tròn thành 9,6 trên tổng giá trị sản lượng có thể xác định theo đơn giá sản phẩm. Ví dụ: Giá trị của sản phẩm cầu lăn là 100 triệu đồng thì với đơn giá 9,6 % tổng giá trị sản lượng, lúc đó tiền lương mà bộ phận thi công công trình, sản phẩm đó sẽ được lĩnh 9,6 triệu đồng tiền lương. - Các định mức khoán khác về thời gian, kỹ thuật và cả định mức về NVL. thông qua đánh giá theo kinh nghiệm thực tế nhiều năm mức độ phức tạp của sản phẩm, cấp bậc tay nghề của công nhân, điều kiện thực hiện sản phẩm đó rễ hay khó, tốt hay không tốt. Ví dụ: Tại phân xưởng cơ khí, định mức được giao cho tổ 2 đòi hỏi phải sản xuất một sản phẩm cầu trục. Q = 5T LK = 25 T 2 x10m. Định mức thời igan cho tổ là 10 ngày, định mức NVL sắt 2 tấn vật liệu bán thành phẩm 0,5 tấn, vật liệu phụ + thép 0,5 tấn... Điều kiện thi công nhà xưởng, các chi tiết được lắp đặt trợ giúp bởi các hệ thống đường goòng, làm sạch bằng máy phun cát.. Về công tác định mức như chúng ta đã nêu ở phần định mức lao động cho ta thấy định mức chính xác không nhưng làm cơ sở tính toán tiền lương giao khoán cho công nhân được chính xác, mà qua đó còn thấy định mức chính xác không những làm cơ sở tính toán tiền lương giao khoán cho công nhân được chính xác, mà qua đó còn thấy rõ được những ảnh hưởng chính của các lĩnh vực tới công tác tiền lương nói chung và tiền lương cho công nhân sản xuất nói riêng. Qua định mức khoán ta thấy lương bổng tính cho công nhân phụ thuộc vào nhiều yếu tố, tiền lương bình quân ngày, cấp bậc công nhân, cấp bậc công việc và cả định mức tiền lương giao khoán của sản phẩm để từ đó căn cứ trả lương cho công nhân sản xuất một cách tốt nhất, tiết kiệm các chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất và có phương hướng để tiết kiệm triệt để các chi phí về tiền lương. * Cách thực hiện trả lương cho công nhân dựa trên các yếu tố: + Ngày công thực tế. + Trình độ thực tế. + Mức lương cấp bậc. + Thái độ lao động. + Cùng với việc thực hiện các chế độ chính sách do nhà nước quy định cho người lao động. (như ngày lễ, ngày chủ nhật làm thêm hưởng 200% so với ngày bình thường..). Ngày công thực tế được tính dựa vào căn cứ theo dõi chấm công các tổ, phân xưởng. Trình độ thực tế, mức lương cấp bậc được đánh giá thông qua hệ số cấp bậc công nhân, và kiểm tra trình độ thực tế quy định. Thái độ lao động được đánh giá qua sự theo dõi, giám sát của tổ, đội sản xuất, các phân xưởng và sự nhiệt tình với công việc. Tất cả được theo dõi đánh giá và tập hợp vào cuối tháng để làm cơ sở tính lương cho từng người cụ thể trên cơ sở mức khoán tiền lương của sản phẩm. Phòng tổ chức và bộ phận lao động tiền lương lên kế hoạch để phòng kế toán tài chính làm cơ sở thanh toán tiền lương được chính xác đúng với các quy định của nhà nước. Chi trả tiền lương theo 2 kỳ. + Kỳ một: tạm ứng vào ngày 15. + Kỳ hai: Thanh toán nốt vào ngày cuối tháng. Các công tác quản lý này được theo dõi, ghi chép rõ ràng có sự đánh giá kiểm tra chặt chẽ của các phòng ban, chức năng, như việc chấm công do phòng tổ chức hoạch định lập biểu bảng giao cho các phân xưởng, phòng ban, các tổ đội sản xuất (bảng 9) hay việc lập bảng thanh toán lương cho công nhân do phòng kế toán tài chính đảm nhận (bảng 10). *********** Kết hợp với các biện pháp chi trả rành mạch, công khai là việc tính toán đơn giá tiền lương để trả lương cho công nhân hợp lý. Đơn giá tính cho sản phẩm của công nhân trực tiếp sản xuất là. Đg = x Ci. Trong đó: LH: Mức lương tối thiểu. n: Số ngày làm việc theo quy định. ai: Hệ số cấp bậc công việc. Ci: Mức lao động để sản xuất từng loại sản phẩm ở từng phân xưởng. Ví dụ: tính đơn giá cho các loại sản phẩm sau. Tên sản phẩm Đơn giá sản phẩm (đồng/ doanh thu) Mức lao động (công) - Cầu trục lăn Đg = x 8,12 812 - Cầu trục treo Đg = x 528 528 - Kết cấu thép Đg = x 750 750 Việc tính toán đơn giá như trên sẽ cụ thể tính ra đơn giá cho từng loại sản phẩm. Và xác định được các nhân tố chính ảnh hưởng tới việc tính đơn gia sản phẩm; làm căn cứ cho nhà máy trong công tác chia lương chính xác cho lao động, đảm bảo hiệu quả trong chi trả tiền lương. Một vấn đề tồn tại của việc tính đơn giá sản phẩm là việc xác định chính xác, mức lao động của từng sản phẩm đó làm sao cho sát với mức lao động thực tế. Nếu cao quá thực tế thì đơn giá sản phẩm sẽ quá cao và nhà máy sẽ phải trả lương cao cho người lao động ngược lại thì thiệt thòi cho công nhân. Do vậy hình thức trả lương khoán mặc dù đang là hình thức trả lương tiên tiến, được hầu hết các doanh nghiệp áp dụng xong khi áp dụng hình thức này đòi hỏi nhà máy lên xác định cho thật kỹ lưỡng lao động hao phí trong sản phẩm, định mức phải hợp lý rất thực tế, kịp thời hài hoà giữa lợi ích của nhà máy và lợi ích cá nhân người lao động sao cho nó thực sự là đòn bẩy về kinh tế, kích thích tinh thần lao động của người lao động tăng năng suất lao động và chất lượng sản phẩm, hạ giá thành, đảm bảo năng suất lao động và chất lượng sản phẩm, hạ giá thành, đảm bảo kinh doanh có hiệu quả. Nếu không thì hình thứ này lại rất dễ gây thiệt thòi cho công nhân hoặc nhà máy trong lĩnh vực chi trả lương làm tăng chi phí tiền lương hoặc giảm hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực. Đạt được điều này đòi hỏi nhà máy phải có một bộmáy làm công tác định mức gỉỏi về chuyên môn nghiệp vụ để tính định mức chính xác. Phối kết hợp chặt chẽ với bộ phận chi trả lương thưởng để cùng nhau thực hiện nhiệm vụ được giao. Làm sao xác định được sự cân đối giữa định mức và thực tế, thực hiện tốt việc xác định cấp bậc công việc sao cho phù hợp với cấp bậc của công nhân, tránh những ảnh hưởng không tốt đến kết cấu quỹ lương của công nhân sản xuất/ 5.2. Đối với lao động gián tiếp: Nhà máy thực hiện theo hình thức trả lương theo thời gian. Theo hình thức này lương được tính toán chi trả theo thang bảng lương chức danh, chức vụ quy định của Nhà nước. Nhà máy chủ trương kết hợp các chính sách trả lương của nhà nước quy định với hiệu quả sản xuất kinh doanh của nhà máy mà tính lương cho bộ phận này theo công thức. Li = nJ hJ. Trong đó: Li: Tiền lương của người thứ i. nJ: Ngày công thực tế của người thứ i. m: Số ngày của bộ phận lao động theo lương thời gian. qtl: Quỹ tiền lương ứng với mức độ hoàn thành. hi: Hệ số tiền lương tương ứng với công việc được giao,mức độ phức tạp và khả năng hoàn thành. hi = x K. K: Hệ số hoàn thành công việc ( K= 1,2 hoàn thành tốt, K = 1 hoàn thành, K = 0,7 chưa hoàn thành). Đ1i: Số điểm mức độ phức tạp của công việc người thứ i đảm nhận. Đ2i: Số điểm trách nhiệm của công việc mà người thứ i đảm nhận. Bảng 11: Bảng tính điểm theo tính chất công việc. Công việc đòi hỏi trình độ Đ1i Đ2i - Đại học trở lên 45 - 70 1-30 - Cao đẳng, trung cấp 20 - 44 1 - 18 - Sơ cấp 7 - 19 1- 17 - Không qua đào tạo 1- 6 1- 2 Đồng thời tính thêm các khoản phụ cấp, lương mềm vào trong lương. Và như vậy lương của lao động gián tiếp là: L = Li + Lphụ cấp trách nhiệm + Lmềm. Trong đó: L mềm được quy định như sau. Bảng 12: Quy định hệ số lương mềm cho một số chức vụ. TT Chức danh Lương mềm 1 Giám đốc 0,9 2 Phó giám đốc 0,7 3 Kế toán trưởng 0,7 4 Trưởng phòng 0,5 5 Phó phòng 0,4 6 Quản đốc phân xưởng 0,5 7 Phó giám đốc 0,4 ******** Với cách xác định như vậy nhà máy đã gắn trách nhiệm hoàn thành nhiệm vụ được giao của bộ phận lao động gián tiếp với tình hình sản xuất của bộ phận lao động trực tiếp và kết quả sản xuất kinh doanh của nhà máy. Làm cho hiệu quả của việc trả lương cho bộ phận lao động này cũng chính xác, công bằng. Khuyến khích người lao động ngoài trách nhiệm công việc còn quan tâm đến kết quả sản xuất, kết quả lao động của bộ phận lao động trực tiếp, tận tâm phục vụ lao động trực tiếp, mau chóng hoàn thành và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Tuy nhiên với việc tính toán trả lương như trên nhà máy sẽ không xác định được triệt để các nhân tố ảnh hưởng đến tiền lương của bộ phận này. Vì theo cách trên nhà máy mới chỉ điều chỉnh và chi trả lương theo chính sách và cấp bậc của nhân viên, chứ chưa thật sự đi sâu vào phân tích ảnh hưởng cảu quỹ tiền lương bộ phận lao động gián tiếp tới quỹ lương của bộ phận lao động trực tiếp, để xác định tỷ lệ tiền lương của bộ phận trong quỹ lương nhà máy để cân đối với tỷ trọng quỹ lương của bộ phận trực tiếp, và tốc độ tăng năng suất lao động. Cho việc đánh giá tình hình thực hiện quỹ lương của nhà máy trong công tác tiền lương sẽ gặp nhiều khó khăn. III. Đánh giá tình hình thực hiện công tác tổ chức tiền lương của nhà máy cơ khí Hồng Nam. Trong nền kinh tế thị trường, nhà máy đã có nhiều thay đổi phù hợp với yêu cầu đòi hỏi của thị trường. Năng động, nắm bắt được nhu cầu của thị trường sản xuất thành công rất nhiều mặt hàng mới đòi hỏi kỹ thuật cao, đáp ứng thị hiếu của khách hàng. Sản phẩm của nhà máy đã có uy tín về chất lượng tạo được lòng tin của khách hàng với nhà máy, từng bước chiếm lĩnh và mở rộng thị trường tiêu thụ, cho nên số lượng sản phẩm tiêu thụ của nhà máy hàng năm tăng lên rõ rệt, chính vì thế, nhà máy không những đứng vững trên thị trường trong nước mà còn tìm cách phát triển chiếm lĩnh thị trường ngoài nước. Do vậy doanh thu của nhà máy luôn luôn tăng, mức thu nhâp của công nhân viên nhà máy ngày càng ổn định, tăng dần theo sự phát triển của nhà máy. Qua thời gian tìm hiểu thực tế tại nhà máy về công tác tổ chức tiền lương, dựa trên kiến thức đã học ở trường và số liệu thu thập được tại nhà máy tôi xin đưa ra một số nhận xét sau. 1. Mặt được của công tác tổ chức tiền lương ở nhà máy. Công tác tổ chức tiền lương ở nhà máy đã khá hoàn chỉnh bộ phận làm công tác tiền lương đã khá chuyên sâu, các vấn đề trả lương, trả thưởng ở nhà máy cũng đã rất hợp lý. Đảm bảo nguyên tắc, công khai, công bằng rõ ràng rành mạch, các sổ sách chứng từ có liên quan đến công tác tiền lương được lập để theo dõi tính toán chi trả lương cho người lao động đã rất có nghiệp vụ và quản lý, kiểm tra giám sát việc thực hiện rất chặt chẽ. Các cách trả lương đã tương đối hợp lý, đúng hạn, đúng chính sách của nhà nước và rất hiệu quả, tránh được những phiền hà cho người lao động khi lĩnh lương, tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động sử dụng tiền lương của mình một cách thoả mái. Phát huy được mặt tích cực của tiền lương là tạo động lực kích thích người lao động hăng hái, sáng tạo trong lao động, tích cực nâng cao trình độ tay nghề chuyên môn nghiệp vụ, gán mình với tập thể doanh nghiệp. Cùng góp phần làm lên thành tích chung đóng góp vào sự phát triển sản xuất kinh doanh của nhà máy. Tuy nhiên bên cạnh những thành tựu đạt được trong công tác tổ chức tiền lương như đã nêu. Nhà máy cũng gặp không ít khó khăn trong quá trình thực hiện và không tránh khỏi một số tồn tại phát sinh từ vấn đề đó, cần khắc phục. 2. Một số vấn đề còn tồn tại trong công tác tổ chức tiền lương ở nhà máy. Trong việc xây dựng quỹ tiền lương của nhà máy còn hạn chế trong việc phân tích các nhân tố gây ảnh hưởng đến đơn giá tiền lương. Khi gặp biến động làm ảnh hưởng đến khả năng chính xác giữa việc lập quỹ lương và thực hiện quỹ lương, từ đó làm cho việc xác định cân đối xem xét việc thực hiện quỹ lương xem vượt chi hay tiết kiệm quỹ lương để điều chỉnh gặp rất nhiều khó khăn. Bên cạnh đó khâu hoạt định, phân tích lương lao động hao phí cuả từng loại lao động và tỷ trọng của từng loại lao động đó trong sản phẩm, ảnh hưởng của nó tới tiền lương chưa được đánh giá cao nên việc điều chỉnh kết cấu tiền lương cho từng loại lao động sẽ thiếu chính xác, hiệu quả thấp. Mặt khác nhà máy vẫn đang dùng bảng tổng hợp thanh toán tiền lương nên khống thể tránh khỏi sự cồng kềnh trong việc quản lý, ghi chép, theo dõi tình hình thực hiện trả lương. Theo chế độ chính sách quy định của nhà nước thì người lao động phải thanh toán từ lương để nộp 5%, BHXH và 1% BHYT, xong vấn đề này chưa được nhà máy đề cập đến, thực chất là nhà máy đã đứng ra đóng góp hộ người lao động, nếu không đưa vào thanh toán trực tiếp trong bảng thanh toán lương cho người lao động rễ dẫn đến việc hạch toán chi phí tiền lương cho nhà máy kém hiệu quả, mập mờ ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả sản xuất kinh doanh. Vấn đề tiền thưởng của nhà máy chưa được đề cập, và đánh giá một cách đúng đắn, chưa thực sự coi là một động lực chính để kích thích hiệu quả lao động. Chưa nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề tiền thưởng nên việc thực hiện nếu có cũng vẫn rất hời hợt, qua loa: chưa có sự phân tích giá trị gia tăng của sản phẩm để từ phần trăm giá trị tăng thêm đó lên kế hoạch xây dựng tiền thưởng, chia thành cho hợp lý, ngầm đánh giá sự năng động trong quản lý sử dụng nguồn nhân lực thông qua hình thức khen thưởng, kỷ luật từ lương này. Chương III: Một số kiến nghị và giải pháp nhằm hoàn thiện công tác tổ chức tiền lương đối với nhà máy cơ khí Hồng Nam. - Nhà máy cơ khí Hồng Nam là một doanh nghiệp có quy mô sản xuất không lớn lắm khả năng vốn có về ngành cơ khí luôn được phát huy cao nhất trong việc sản xuất ra các chi tiết, các sản phẩm cho nhà máy. Kết quả sản xuất kinh doanh của nhà máy trong những năm gần đây không ngừng tăng và phát triển mạnh mẽ đã đáp ứng được việc làm thường xuyên ổn định cho công nhân tăng thu nhập. Đạt được kết quả như vậy là do nhà máy đã định hướng phát triển những chiến lược kinh doanh hết sức nhạy bén và linh hoạt phù hợp với nhất với thị trường và điều kiện nhà máy hiện nay. Trong đó vấn đề công tác tổ chức tiền lương đã đóng góp một phần rất lớn vào thành công đó của nhà máy. Tuy nhiên, ngoài việc nhà máy đã cố gắng thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ yêu cầu của công tác tổ chức tiền lương, chế độ chính sách của Nhà nước, để đảm bảo ổn định thu nhập cho người lao động có mức sống khác, phù hợp với điều kiện xã hội. Nhà máy cũng còn gặp rất nhiều khó khăn tồn tại từ vấn đề này, để tiến tới hoàn thiện công tác tổ chức tiền lương nhà máy đã rất trăn trở, làm sao để giải quyết được những tồn tại này. Với trách nhiệm nghiên cứu của mình trong thời gian thực tập, cho phép mạnh dạn đóng góp một số ý kiến và đề xuất một số giải pháp để hoàn thiện tốt hơn nữa công tác tiền lương của nhà máy. I. Một số kiến nghị nhằm khắc phục những vấn đề tồn tại. Qua tình hình thực tế của nhà máy cơ khí Hồng Nam tôi thấy tình hình thực hiện công tác tổ chức tiền lương còn tồn tại một số vấn đề. Do đó việc khắc phục những tồn tại nhằm hoàn thiện công tác tiền lương được tốt nhất, nhà máy lên chú trọng khắc phục theo hướng. 1. Nâng cao công tác tổ chức, quản lý, sử dụng nguồn nhân lực. Phải thực sự coi nguồn nhân lực của nhà máy là một yếu tố hàng đầu, quyết định đến mọi vấn đề trong chiến lược sản xuất kinh doanh của nhà máy. Người lao động là đầu mối của mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà máy. Do đó đòi hỏi nhà máy phải hết sức nhạy bén và linh hoạt trong công tác quản lý sử dụng nguồn nhân lực, đặc biệt là trong việc bó trí sắp xếp người lao động phù hợp với công việc và điều kiện sản xuất kinh doanh của nhà máy sao cho đạt kết quả cao nhất. Sản xuất kinh doanh của nhà máy sao cho đạt kết quả cao nhất. Người lao động sẽ quyết định đến năng suất, chất lượng sản phẩm, tạo ra lợi thế cạnh tranh về giá cả sản phẩm, chất lượng sản phẩm cho nhà máy trước các đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Nên quản lý sử dụng người lao động sao cho tốt nhất, giảm chi phí trong việc sử dụng lao động, để giảm chi phí kinh doanh, tăng lợi nhuận cho nhà máy. Để làm được vấn đề này nhà máy lên tổ chức các lợp học bồi dưỡng nâng cao trình độ tay nghề, chuyên môn nghiệp vụ, tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động trong nhà máy có đủ khả năng vận hành công nghệ tiển tiến, cũng như đủ khả năng trong công tác quản lý. Số lao động không đủ sức tiếp cận công nghệ mới, công nghệ tiên tiến có thể chuyển làm các công việc khác như: phục vụ, bảo vệ.. Số còn lại nếu không thể sắp xếp bố trí được thì nên giải quyết theo hướng giải quyết chính sách cho họ nghỉ hưu. Số lao động trẻ có khả năng học tập tiếp thu công nghệ thì giải quyết cho họ đi học nâng cao. Nên tổ chức nhiều các cuộc thi thợ giỏi giúp họ học hỏi nâng cao tay nghề. Với bộ phận lao động quản luý phải lựa chọn những người thực sự giỏi về chuyên môn nghiệp vụ có khả năng vận hành nhiều nhiệm vụ mà vẫn hoàn thành tốt. Không nên tuyển thêm nhà máy vào biên chế nữa và nên tìm biện pháp có lợi như: ký hợp đồng từ 1- 3 năm để giảm các khoản chi phí không cần thiết, các khoản bảo hiểm. Mặt khác nhà máy cần cân đối lại tỷ trọng của lao động gián tiếp và lao động trực tiếp. Tỷ trọng lao động nữ trong tổng số lao động của nhà máy. Vì là ngành cơ khí độc hại là nặng nhọc lên tỷ trọng lao động nữ 24% là tương đối cao. Làm sao phải thực sự thấy được chi phí lao động là yếu tố cơ bản cấu thành lên chi phí tiền lương, là cơ sở giải thích là căn cứ khoa học cho các cấp quản trị kiểm tra điểu chỉnh chi phí tiền lương cho nhà máy. 2. Quản lý tốt công tác tổ chức tiền lương. Nhà máy cần tổ chức quản lý tiền lương cho gọn nhẹ, bộ máy làm công tác tiền lương phải đảm bảo về nghiệp vụ tốt nhất phải có trình độ fcao đẳng trở lên. Phân tích kịp thời chính xác những nhân tố ảnh hưởng có liên quan đến tiền lương của từng loại lao động. Sử dụng các công cụ hữu hiệu để quản lý theo dõi chi tiết các mối quan hệ phát sinh bằng tiền ảnh hưởng tới chi phí sản xuất kinh doanh, chi phí tiền lương như sử dụng các bảng lương thanh toán rõ ràng, chi tiết hơn bổ sung các cột các khoản khấu trừ, 5% BHXH và 1% BHYT các khoản phải nộp phạt, ghi chú cả các khoản thưởng phát sinh ngoài lương.. nhằm làm rõ hơn số tiền mà công nhân viên nhận được, bảo đảm tính rõ ràng gọn nhẹ, dễ hạch toán, tiết kiệm chi phí quản lý tiền lương, có căn cứ giải thích khoa học và các vấn đề về tiền lương. Đồng thời nhà máy cũng nên chú trọng hơn nữa trong việc lập quỹ lương và điều chỉnh trong việc thực hiện quỹ để xác dịnh rõ hơn việc thực hiện quỹ lương có hiệu quả hay không xác định vượt chi hay tiết kiệm, quỹ lương được hình thành chủ yếu từ qũy nào mà có kế hoạch cụ thể nhằm tạo nguồn lương tăng cho nhà máy, điều chỉnh mức tiền lương cho người lao động trong nhà máy có thu nhập ổn định đáp ứng biến động của thị trường để có phương pháp chi trả lương hiệu quả và linh hoạt. Bên cạnh việc thực hiện tiền lương nhà máy nên quan tâm hơn nữa tới yếu tố tiền thưởng. Để tiền thưởng thực sự là đòn bẩy kinh tế kích thích vật chất, tinh thần cho người lao động. Xác định rõ nguồn tiền thưởng và các yếu tố có liên quan đến thưởng, phần trăm tiền thưởng trong giá trị thêm trong tổng quỹ lương của doanh nghiệp ngay từ lúc lập qũy tiền lương. Để làm tốt tất cả những vấn đề này nhàmáy nên cân ngắc xem xét và tham khảo các giải pháp sau. II. Một số giải pháp đóng góp vào việc hoàn thiện công tác tổ chức tiền lương cho nhà máy cơ khí Hồng Nam. Để hoàn thiện tốt công tác tổ chức tiền lương cho nhà máy tôi xin mạnh dạn đưa ra một số giải pháp sau. 1. Rà soát và xây dựng lại cách định mức lao động, công tác quản lý lao động, xây dựng đội ngũ làm công tác định mức. 2. Xây dựng lại đơn giá tiền lương, điều chỉnh cách tính lương cho phù hợp. 3. Nâng cao công tác trả lương cho cán bộ công nhân viên trong nhà máy. 4. Thiết lập và quản trị hệ thống tiền lương trong nhà máy, gắn liền với các hoạt động khác của quản lý. 1.. Qua thực trạng nghiên cứu về công tác định mức lao động tại nhà máy cơ khí Hồng Nam và phương pháp định mức đang áp dụng tôi thấy rằng đã có một định mức lao động tương đối hoàn chỉnh và hiệu quả trong việc trả lương cho người loa động. Để đạt được hiệu quả cao nhất tôi xét thấy nhà máy nên rà soát lại các định mức lao động sản phẩm sao cho chính xác và cơ căn cứ khoa học hơn theo cách sau. a. Lựa chọn phương án xây dựng định mức. Muốn xây dựng được định mức lao động cho sản phẩm có căn cứ khoa học thì phải đưa định mức gắn với thực tế sản xuất, quy trình công nghệ và định mức phải chi tiết, cụ thể. Thông qua mức lao động chi tiết để làm cơ sở xây dựng mức lao động tổng hợp trong kế hoạch làm căn cứ để giao việc hàng ngày cho công nhân sản xuất. Giám đốc nhà máy có trách nhiệm trực tiếp sao cho phù hợp với điều kiện sản xuất kinh doanh của nhà máy. Đối với nhà máy cơ khí Hồng Nam do đặc thù của sản phẩm nên đòi hỏi khi áp dụng định mức phải tuỳ thuộc vào quy trình công nghệ của từng sản phẩm mà xác định thành phần công việc khối lượng chi tiết cụ thể trong phần công việc khối lượng chi tiết cụ thể trong quá trình đó. Không nên tính xót hoặc tính trùng các khâu công việc. Do vậy trong khâu tính toán phải thật chú ý và thận trọng. Kết hợp nhiều phương pháp phân tích tơi từng chi tiết. Đồng thời xác định điều kiện về tổ chức kỹ thuật làm chuẩn phải thật chính xác, phù hợp, phản ánh đúng thực tế. Tổ chức hướng dẫn thực hiện mức lao động đến các phân xưởng và bộ phận sản xuất của doanh nghiệp thông qua cán bộ trực tiếp theo dõi của từng bộ phận sản xuất. Xem xét kiểm tra điều chỉnh những định mức còn thiếu tính hợp lý, chuẩn bị cơ sở vật chất kỹ thuật trang thiết bị để thực hiện tốt công tác định mức. b. Phương pháp tính định mức lao động cho sản phẩm tổng hợp. Việc xác định mức lao động cho đơn vị sản phẩm được tính dựa trên cơ sở mức hao phí lao động thành phần sau: Llđ = Lcn + Lpvcn + Lpvsx + Lpl. Trong đó: Llđ: Mức lao động cho sản phẩm. Lcn: Mức lao động công nghệ. Lpvcn: Mức lao động của công nghệ phục vụ công nghệ. Lpvsx: Mức lao động phục vụ sản xuất. Lpl: Mức lao động quản lý. Đối với việc định mức lao động tổng hợp thì người ta sẽ coi Lpv = Lpvsx và Lpvcn được tính vào Lcn. b1: Tính mức lao động công nghệ tổng hợp Lcn. Lcn = K1 x K2 x K3 x Trong đó: K1: Hệ số không ổn định trong sản xuất. K2: Hệ số chuyển từ mức chi tiết sang tổng hợp. K3: Là hệ số kể đén hao phí lao động làm ra số sai hỏng cho phép. Pciti là khối lượng công việc của thành phần chi tiết thức i trong quá trình tổng hợp. Tcti: Là mức lao động của chi tiết hoặc phần việc thứ i trong quá trình tổng hợp. Kcti: Hệ số về chất lượng mức tính đến mức độ thực hiện công việc. Sau khi xây dựng xong bộ phận định mức sẽ tính toán kỹ thuật cho các số hạng trên: - K2: Hệ số chuyển đổi từ mức lao động chi tiết sang mức lao động tổng hợp đó có sự thiếu ăn khợp khi chuyển tiếp đến các khâu công việc chi tiết trong quá trình tạo ra sản phẩm. Do vậy K2 = 1,05 - 1,1. Với điều kiện sản xuất của nhà máy khâu chuyển tiếp các công việc hci tiết ít, nên chọn K = 1,08. - K1: Hệ số không ổn định sản xuất, kể đến thời gian không sản xuất nằm trong quỹ thời gian làm việc theo kế hoạch năm. Do những nguyên nhân khác quan gây ra mà cấp trên chưa thể khắc phục như tổ chức xã hội, do thiên tai trong quá trình sản xuất. K1 = Trong đó: : Là thời gian làm việc kế hoạch trong năm tính bình quân cho mộc công nhân trực tiếp sản xuất. * : = Thời gian theo lịch - Thời gian công nhân được phép nghỉ theo quy định. Theo quy định của Nhà nước thì số ngày công nhân được phép nghỉ = ngàylễ + Chủ nhật, thứ 7. = 112 (ngày). * Tổng ngày nghỉ BHXH + ốm = 8 ngày. + Nghỉ chế đọ nữ = 4 ngày. * Gián tiếp công quy định = 20 ngày. ( Đi phép học tập, hội học, quản sự, mưa bão..) : = 365 - (112 + 123 + 20) = 221 ngày. : Thời gian ngừng việc quá độ do những nguyên nhân khách quan gây ra. Thời igan này được xác định trên cơ sở phân tích số liệu thực tế. @ 6. : Thời gian ngừng việc do chờ đợi trong sản xuất do nhữngd nguyên nhân nhà máy chưa kịp khắc phục như thiếu NVL, mất điện phụ tùng thay thế. = 40 ngày. K1 = @ 1,21. - K3: Hệ số hoa phí lao động làm ra số hàng hỏng cho phép; Hệ số này không được xác định với sản phẩm sửa chữa cầu trục vì các loại sản phẩm sửa chữa bản chất của chúng ta là sản phẩm kém chất lượng nên sản phẩm cuối sẽ không có tỷ lệ sai hỏng. b2: Xác định mức hoa phí lao động phục vụ trợ giúp cho đơn vị sản xuất tổng hợp (Lpv). Theo tỷ lệ phục vụ quy định: tức là số giữa hao phí lao động phụ trợ so với mức hao phí lao động công nghệ trong quá trình sản xuất. (Kpv). Hao phí lao động phục vụ được tính. Lpv = Kpv x Lcn. Lpv = x 100%. Trong đó Npv: Số nhân viên phục vụ. Ncn: Số công nhân sản xuất chính.B3: Xác định mức hao phí lao động quản lý tính cho đơn vị sản xuất tổng hợp (Lpl). Lpl = Kpl (Lcn + Lpv). Trong đó: Là tỷ lệ hao phí lao động của các bộ phân viên trong bộ phận lao động gián tiếp . So với tổng số hao phí lao động trực tiếp sản xuất. Kpl = x 100%. ** Tổng hợp các mức hao phí lao động ta có thể tính toán triệt để việc tiêu hao lao động để tính mức lao động chính xác triệt để hơn. Điều quan trọng khi định mức theo phương pháp này nhà máy lên bố trí áp dụng, cho phù hợp với độ phức tạp của sản phẩm, điều kiện nhà máy và có thử nghiệm trước khi đưa vào thực tế áp dụng. Và nên tham khảo ý kiến của cán bộ công nhân, đồng thời phải có tổ chức công đoàn trợ giúp để mức lao động khách quan. 1.2. Công tác quản lý lao động và đội ngũ định mức. Cuộc đầu tranh giữ vững thị trường và dành lại thị trường đang diễn ra quyết liệt. Mục đích chính là lợi nhuận. Do vậy nhà máy phải thay đổi công nghệ trang thiết bị, áp dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất kinh doanh. Vì thế lao động trong nhà máy đòi hỏi phải có kiến thức, trình độ văn hoá, trình độ nghiệp vụ càng cao. Để công tác quản lý lao động có hiệu quả nhà máy phải đưa cán bộ đi đào tạo thêm và tiến hành rà soát, sắp xếp lại lao động cho phù hợp với năng lực từng người để họ phát huy được sở trường của mình góp phần thúc đẩy quá trình sản xuất kinh doanh. Tuyển đội ngũ công nhân trẻ có trình độ để tiếp thu được khoa học kỹ thuật tiên tiến. Hàng năm tổ chức các phòng trào thi đua, các hội thi tay nghề giỏi để nâng cao tay nghề. Có xu hướng tinh giám đến mức tối ưu nhất phù hợp với điều kiện sản xuất kinh doanh của nhà máy và tiêu chuẩn của cơ sỏ thị trường. Đồng thời bên cạnh việc theo dõi bằng ngày công thì nên kết hợp việc theo dõi giờ công thực tế. Mỗi người không làm đủ giờ quy định đều trừ vào lương bổng đãi ngộ. Bên cạnh đó việc xây dựng một đội ngũ làm công tác định mức cũng còn là yêu cầu đặt ra hết sức quan trọng với nhà máy. Làm sao phải có một đội ngũ xây dựng các định mức có liên quan đến công tác tiền lương phải năng động linh hoạt, quản lý sử dụng thông tin và quyết định nhanh, đọ tin cậy cao có hiệu lực, hạn chề chồng chèo và trùng lặp so cán bộ làm công tác định mức đòi hỏi phải. + Có trình độ am hiểu kỹ thuật, công nghệ sản xuất, các máy công cụ và sản phẩm khác. + Xây dựng định mức cho các sản phẩm thống nhất theo tiêu chuẩn nhất định. + Phải am hiểu cả các lĩnh vực như thống kê, kiểm tra nghiệm thu, cả kinh nghiệm thực tế.. Kịp thời có những điều chỉnh các nguyên nhân phát sinh trong quá trình sản xuất, kinh doanh, biến động bên ngoài nhà máy. 2. Xây dựng lại đơn giá tiền lương, điều chỉnh cách tính lương cho hợp lý. Các sản phẩm của nhà máy đều phải có định mức lao động và đơn gia tiền lương cụ thể. Đơn giá tiền lương được xây dựng trên cơ sở. - Định mức lao động trung bình tiên tiến của nhà máy và các thông số tiền lương do nhà nước quy định. - Đơn giá được thống nhất trên cơ sở cấp bậc công việc. - Mỗi công việc, có một đơn giá riêng. - Khi có sự thay đổi về định mức và thông số tiền lương đơn giá phải được thay đổi. Chính vì thế đơn giá tiền lương không thể ổn định mà cố định. Do vậy nhà máy nên nhanh nhạy trong việc hoạch toán đơn giá. Trước đây và hiện nay nhà máy vẫn tính đơn giá. Đg = Trong đó: ồqKH: Là tổng quỹ lương. ồTKH: là tổng doanh thu. Về phương pháp này người lao động sẽ có tiền lương ổn định ít thiệt thòi. Xong thiết nghĩ hiệu quả chưa cao vì nó chưa thực sự đem lại lợi ích cho nhà máy vì trong tổng doanh thu còn các khoán phát sinh khác trong kỳ. Do vậy nhà máy có thể xây dựng và áp dụng các phương pháp khác như: Đơn giá xây dựng tính theo lợi nhuận. Đg = ồ pKH: là tổng lợi nhuận của nhà máy kỳ kế hoạch việc xây dựng đơn giá cũng rất cần có sự trao đổi ý kiến với các tổ chức các phòng ban liên quan và ý kiến của tập thể nhà máy như: Phòng kế hoạch tổ chức công đoàn .. trước khi giao đơn giá giám đốc phải xem xét cân nhắc sao cho hài hoà giữa lợi ích công nhân viên và lợi ích của nhà máy. Đồng thời điều chỉnh cách tính lương trả lương cho hợp lý công bằng hơn, đảm bảo tính phân phối theo lao động và hiệu quả công việc tạo lòng tin của người lao động với đội ngũ lãnh đạo, quản lý nhà máy. 3. Nâng cao công tác trả lương cho cán bộ công nhân viên trong nhà máy. Để đảm bảo thu nhập ổn định điều kiện sống và sinh hoạt cho các bộ công nhân viên trong nhà máy đảm bảo đủ mức tiêu dùng nhà máy nên cải tiến hình thức trả lương. 3.1. Cải tiến hình thức trả lương theo thời gian. Việc trả lương cho lao động gián tiếp nhà máy hiện nay chủ yếu vào cấp bậc của từng người và số ngày công thực tế để tính lương. Điều này sẽ làm mất đi tính năng động, tích cực và trách nhiệm quản lý của họ, họ sẽ không dồn hết khả năng của mình, bỏ trống nhiều thời gian dẫn đến việc hoàn thành công việc rễ bị trễ, hiệu quả thấp đôi khi còn ùn lên bao nhiêu việc mà họ không chịu giải quyết. Chính vì thế nhày máy cần có những hình thức trả lương sao cho phù hợp, khuyến khích gắn trách nhiệm của họ với nhà máy với công việc hiệu quả, đảm bảo có đội ngũ lao động quản lý thực sự có năng lực, nhất là trong giai đoạn này đang cần sự kiêm nhiệm, một người nhiều công việc. Ta vẫn tính lương đối với lao động gián tiếp làm các công việc đơn giản, phục vụ. Còn với lao động quản lý thì ngoài việc tính thêm lương trách nhiệm lương mềm thì cần có thêm lương thưởng một cách thích đáng khi họ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ cũng như việc kỷ luật đáng vào lương thật nặng khi họ không hoàn thành nhiệm vụ (có thể cắt lương trách nhiệm lương mềm trong trường hợp này). Có làm được như vậy mới thực sự tạo hiệu quả trong kinh doanh vì lĩnh vực này rễ lại rất rễ xong thực sự lại rất khó đánh giá cho chính xác năng lực của họ. Có vậy thì mới khuyến khích họ tích cực hăng say với công việc. Nhìn vào mức lương đó người ta có thể đánh giá được năng lực tinh thần trách nhiệm của họ với việc được giao. Và họ tự ý thức được trách nhiệm vị trí của họ trong nhà máy mà cố gắng hơn. 3.2. Cải tiến hình thức trả lương khoán sản phẩm cho lao động trực tiếp. Trả lương khoán là phương thức trả lương tiên tiến, được áp dụng hầu hết tại các doanh nghiệp sản xuất hiện nay. Xong để nâng cao hơn nữa trách nhiệm trong sản xuất, tích cực sáng tạo, năng suất, chất lượng lao động cao hơn nhà máy cần đưa thêm vào hệ số đánh giá thành tích hoàn thành công việc vào việc tính tiền lương. Để đạt được hệ số này nhà máy phải phân loại công nhân để xếp hạng tiêu chuẩn A, B, C cho từng loại lao động. Loại A, tay nghề cao, hoàn thành vượt mức hệ số = 1,2. Loại B, Có tay nghề trung bình, hệ số 1,0. Loại C. Có tay nghề yếu hoàn thành 85% công việc: hệ số 0,7. Tuy nhiên các loại A, B, C chất lượng sản phẩm đều phải đạt yêu cầu do bộ phận KCS, kiểm tra. Ví dụ: Lương cho một công nhân ở tổ lắp ráp, trong tháng anh ta lắp ráp được 3 sản phẩm. Công nhân này hưởng vậy người này có lương là: Lsp = 3 x 150000 = 450000đ/ tháng. Phụ cấp Lpc = 200000đ. Lcnsx = 450000đ + 200000đ = 650000đ. Trong tháng người này luôn đạt loại A. Lương = Lcnsx + (210000 x 1,2) x 3,0 = 1.406000đ. Việc trả lương này gắn chặt với chất lượng sản phẩm và việc và thái độ làm việc của mỗi công nhân, cường độ lao động và năng lực sáng tạo được phát huy.. không ỷ lại, dựa dẫm vào người khác, góp phần vào kết quả sản xuất, đây chính là hình thức vừa đánh giá việc trả lương công bằng, tính phân phối theo lao động vừa đánh giá được trình độ chuyên môn của người đó mà có chế độ để cơ sở nâng bậc cho lao động cho nhà máy một cách chính xác. 4. Thiết lập và quản trị hệ thống tiền lương của nhà máy gắn liền với các hoạt động khác của qủan lý. Để thiết lập và quản trị hệ thống tiền lương được tốt và khoa học nhà máy cần: 4.1. Đánh giá công việc: Đánh giá công việc dựa trên mức độ kỹ năng, sức cố gắng trách nhiệm của từng công nhân trong khâu sản xuất. Nhà máy có thể đánh giá từng công việc theo nhiều cách, song phương pháp tính điểm chi tiết cho các mức độ phức tạp sản phẩm đang là một phương pháp có hiệu quả nhất để lựa chọn xắp xếp công nhân cho phù hợp. Việc tính điểm có thể tiến hành theo trình tự: - Chọn lựa các công việc điển hình chủ yếu trong nhà máy. - Các chuyên viên tiến hành phân tích công việc. - Lập bảng mô tả công việc, chọn lựa và xác xem định xem công việc đớ có yếu tố nào. - Xác định thứ bậc cho mỗn yếu tố. - ấn định mức điểm cho từng công việc và phân bổ số điểm cho từng thứ bậc. - So sánh đánh giá hệ số điểm với bản đánh giá công việc. Để thiết kế một cơ cấu tiền lương hợp lý. 4.2. Thiết lập mức lương cho nhà máy. Sau khi đánh giá công việc, cán bộ tiền lương sẽ tiến hành sắp xếp mức lương của nhà máy cho hợp lý bằng việc. - Tham khảo mức lương đang tiến hành tại khu vực, có thể bằng cách giao tiếp hoặc trực tiếp. + Theo cách gián tiếp: có thể liên hệ các cơ quan cung cấp thông tin có liên quan như sở lao động, liên đoàn lao động, sở tài chính. + Theo cách trực tiếp: có thể nhà máy cử chuyên viên đến các doanh nghiệp khác có liên quan với các công việc sản xuất. Chủ yếu của nhà máy. Không nên khảo sát tất cả các loại lương. - Từ đó điều chỉnh mức lương hiênh hành của nhà máy, theo chủ ý cạnh tranh và đảm bảo duy trì lực lượng lao động thoả mãn tinh thần, hay tạo động lực mà ấn định mức lương cao hay thấp hay ngang bằng với các doanh nghiệp khảo sát. (Do chiến lược phát triển của nhà máy). Thông thường nhà máy nên điều chỉnh dựa trên quy định mức lương tối thiểu của nhà nước. LTTDN = LTTC ( 1 + Kđ/c). Điều chỉnh hệ số Kđ/c sao cho hợp lý và nên áp dụng Kđ/c ở mức tối đa (Kđ/c vùng, Kđ/c ngành được Nhà nước nên ngang bằng với DN cạnh tranh đảm bảo thu hút được nguồn nhân lực có tay nghề cao tạo điều kiện cạnh tranh trên thị trường. - Xong cũng nên chú ý điều chỉnh nên năng động phù hợp với điều kiện sản xuất kinh doanh. Khả năng thu chi của nhà máy, đảm bảo tính hợp lý giữa lương và hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như sự biến động của thị trường và cuộc sống sinh hoạt cho người lao động. 4.3. Gắn công tác tiến lương với các hoạt động quản lý khác. Tiền lương có liên quan trực tiếp tới hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà máy. Do đó nó là nhân tố gây ảnh hưởng trực tiếp đến các khoản chi phí, vì vậy gắn hoạt động cảu công tác tiền lương đến các hoạt động quản lý khác của nhà máy là không thể thiếu, làm tốt công tác tiền lương sẽ là nhân tố tích cực để kích thích công tác quản lý khác hoạt động hiệu quả, ngược lại làm tốt công tác quản lý sẽ giảm các chi phí phát sinh, tăng lợi nhuận, tăng quỹ lương và tăng tiền lương cho người lao động.Hay nói cách khác tiền lương là cơ sở thúc đẩy các hoạt động quản lý, và các hoạt động quản lý là tiền đề để làm tốt công tác tiền lương, nó là một mối quan hệ hai chiều tương trợ nhau phát triển. - Gắn tiền lương với việc sử dụng tiết kiệm vật tư. Hoạt động này có quy chế thực hiện nhiều năm nay đã kích thích người lao động tìm mọi cách để tiệm vật tư của phân xưởng và hạch toán vào việc tính thu nhập cho người lao động hàng tháng. Đây là hoạt động có hiệu quả nên duy trì, xong để làm tốt hơn nữa đòi hỏi phải tính toán sát thực tế, có như vậy mới đánh giá được thực chất việc tiết kiệm và cùng tự rút ra cho khâu kế toán hạch toán chính xác. - Gắn tiền lương với việc quản lý sử dụng sửa chữa bảo dưỡng máy móc thiết bị. Về việc đaị tu định kỳ sửa chữa lớn máy móc thiết bị của nhà máy nên thực hiện theo quy chế khoán cho phân xưởng sản xuất. Để một mặt gắn trách nhiệm quản lý, quan tâm của công nhân tới việc sử dụng máy móc thiết bị sản xuất, phát triển những hỏng hóc cần thiết, kịp thời có kế hoạch sửa chữa. Đồng thời bên cạnh đó thực hiện được tốt các quy chế, quy phạm kỹ thuật, an toàn máy móc thiết bị cho công nhân, nâng cao hiệu quả sử dụng và thời gian sử dụng máy móc, công nghệ đó. Nâng cao giờ máy hạn chế máy hỏng, hạn chế tai nạn lao động gây tổn thất cho nhà máy. Nên thực hiện theo các hình thức: + Thưởng cho giờ công máy cao. + Thưởng cho cải tiến nâng cao hiệu quả máy.. Đây là các hình thức vô hình làm ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh, tăng chi phí sản xuất, làm tăng giá thành, giảm lợi nhuận, do vậy chú trọng làm tốt công tác này đẻ thực hiện tốt công tác tiền lươngluôn là vấn đề thực hiẹen tốt công tác tiền lương luôn và vấn đề hết sức quan trọng, đòi hỏi nhà máy có phương thức quản lý sao hiệu quả. Kết luận. Sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp đều phụ thuộc vào hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Để đạt được kết quả cao trong sản xuất thì không cách nào khác là tạo ra một động lực thúc đẩy người lao động hăng say với công việc bằng cách trả lương, thưởng xứng đáng với kết quả và sự cống hiến của họ cho doanh nghiệp. Tiền lương, thưởng luôn giữ vai trò quan trọng trong mỗi hình thái kinh tế - xã hội. Nó tác động trực tiếp đến đời sống của người lao động. Trong công cuộc đổi mới của đất nước do Đảng lãnh đạo, trong những năm qua đã đạt được nhiều thành tích đáng kích lệ. Nền kinh tế phát triển nhanh trong đó phải nói đến sự đóng góp đáng kể của hệ thống các doanh nghiệp. Hoà mình vào không khí phát triển của đất nước nhà máy cơ khí Hồng Nam đã tích cực đóng góp phần nhỏ bé của mình vào trong sự phát triển chung đó. Đặc biệt là việc chú trọng phát triển nguồn nhân lực của nhà máy, thông qua chính sách lươn thưởng cho người lao động trong nhà máy mình. Coi đây là nhân tố cơ bản quyết định và thúc đẩy sản xuất cho nhà máy. Nhà máy đã chú trọng xây dựng được những quy chế tính trả lương, thưởng cho lao động trong nhà máy một cách công bằng, hợp lý đảm bảo nguồn lực sản xuất, sử dụng và tái tạo khả năng lao động của tập thể cán bộ công nhân viên nhà máy việc áp dụng các hình thức trả lương hợp lý cho các loại lao động đã gắn với kết quả sức lao động của người lao động trong nhà máy, khuyến khích cán bộ công nhân viên tích cức, gắn bó với nhà máy làm việc hiệu quả hơn. Xong so với các công ty, các doanh nghiệp thì hiện nay mức lương của nhà máy còn chưa cao, điều kiện cho người lao động trong nhà máy còn thấp, chưa đáp ứng theo sự phát triển đi lên của đất nước. Vì thế nhà máy đã luôn tìm cách khắc phục nâng cao hơn nữa trong vấn đề tiền lương bổng sao cho có một chế độ tiền lương tốt nhất, tăng thu nhập cho người lao động của nhà máy. Khiến họ phát huy hết khả năng năng lực của mình góp phầm cung cấp nâng cao hiệu quả trong sản xuất kinh doanh của nhà máy. Bằng việc khắc phục những hạn chế phát huy những ưu điểm trong các chế độ, các hình thức trả lương phát triển cho cong tác tiền lương. Tạo đòn bẩy kinh tế để nàh máy phát triển, tạo sự công bằng, hợp lý trong lĩnh vực lương bổng. Trong điều kiện hạn chế của đề tài em chỉ đưa ra một vài cơ sở lý luận, một số khảo sát thực tế và các giải pháp đơn thuần cua mình. Với trình độ và kinh nghiệm có hạn nên trong quá trình nghiên cứu, không thể tránh khỏi những hạn chế về mặt lý luận và phân tích thực tế.. rất mong các thầy cô, các cô chú lãnh đạo nhà máy tạo điều kiện giúp đoẽ em hoàn thiện chuyên đề này một cách tốt nhất. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn thầy giáo hướng dẫn TS. Lê Doãn Khải các thầy cô khoa QTKD trường Đại học Công đoàn, cùng các cô chí lãnh đạo nhà máy, các bạn bè quan tâm đến đề tàu này, đã tận tâm giúp đõ em hoàn thành chuyên đề này. Năm Chỉ tiêu 2000 2001 1. DT/F (HQ) 1,537 1,553 2. F /T, (MQ) 60,7 62 3. T . (T) 86,627 95,012 HF: hiệu suất sử dụng TSCĐ MF: Mức trang bị TSCĐ cho lao động. = x x = x x Tương đối: 1,13 1,01 1,02 1,0965. Tuyệt đối: 10598 89,73 189,84 780,23. Kl: Doanh thu của công ty năm 2001 tăng 13% hay 1059,8 tỷ đồng so với năm 2000 là do ảnh hưởng của 3 nhân tố. - Do ảnh hưởng của hiệu suất sử dụng TSCĐ tăng 0,016 tỷ đồng. Làm cho doanh thu tăng thêm 1% hay 89,73 tỷ đồng. - Do ảnh hưởng của mức trang bị TSCĐ cho lao động tăng 2,7 tỷ đồng làm cho doanh thu tăng là 2% hay 189,84 tỷ đồng. - Do ảnh hưởng của số lao động tăng 8,385 tỷ đồng làm cho doanh thu tăng là 9,65% hay 780,23 tỷ đồng. Lao động là nhân tố chủ yếu tăng doanh thu cho Công ty lao động càng tăng thì doanh thu càng tăng. 3. Phân tích lợi nhuận của Công ty. a. Vận dụng phương pháp dãy số thời gian. Năm Chỉ tiêu 1996 1997 1998 1999 2000 2001 1. Tổng lợi nhuận 10,767 62,591 53,384 59,177 71,450 92,7 * Lương tăng giảm tuyệt đối liên hoàn 51,824 - 29,207 25,793 12,273 11,25 * Tốc độ phát triển liên hoàn 100 580 53,3 177,26 120 130 * Tốc độ tăng giảm liên hoàn 480 - 46,66 77,26 20 30 * Giá trị 1% tăng lên 0,1 0,626 0,334 0,61 0,375 - Lượng tăng giảm tuyệt đối định gốc 2001 so với 1996 của tổng lợi nhuận. D = y2001 - y1996 = 92,7 = 10,767 = 89,933. - Lượng tăng giảm tuyệt đối bình quân của tổng lợi nhuận. `ả = = = 16,3866. - Tốc độ phát triển bình quân của tổng doanh thu. `T = = . - Tốc độ tăng trung bình `a = `t - 1 = 1,54 - 1 = 0,54. Nhận xét: Nhìn vào bảng lợi nhuận của Công ty chúng ta thấy là lợi nhuận của Công ty đều tăng dân qua các năm chỉ có năm 1998 lợi nhuận của Công ty giảm, 29,207 tỷ đồng nguyên nhân chủ yếu làm giảm chính là cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ ở châu á cũng ảnh hưởng đến một phần nào đó đến lợi nhuận của Công ty. Sản phẩm của Công ty xuất khẩu sang các nước và điều đó làm cho lợi nhuận của Công ty giảm. b. Vận dụng phương phapó chỉ số. Lợi nhuận của Công ty tăng do một số nguyên nhân chính. Để hiểu rõ những nguyên nhân đó em vận dụng phương pháp chỉ số để phân tích lợi nhuận qua 2 năm gần đây nhất là năm 2000 và năm 2001. Năm Chỉ tiêu 2000 2001 1. Tổng lợi nhuận (L) 71,450 92,7 2. TSCĐ (Q) 5259 5888 3. Số lao động (T) 86,627 95,012 4. Vốn kinh doanh (V) 1922,1 2013,3 Mô hình phân tích. Lơị nhuận = x TSCĐ. ± r (j). = x Số tương đối 1,36 1,1575 1,12. Số tuyệt đối: 21,25 12,7 8,55. Nhận xét: Lợi nhuận của Tổng công ty năm 2001 tăng so với năm 2000 là 0,36 làm tăng 21,25 tỷ đồng là do ảnh hưởng của hai nhân tố. - Do ảnh hưởng của tỷ suất lợi nhuận tăng 0,2 tỷ đồng làm cho Tổng lợi nhuận tăng 15,875% hay là tăng 12,7 tỷ đồng. - TSCĐ của doanh nghiệp tăng 6289 tỷ đồng làm cho Tổng lợi nhuận của doanh nghiệp tăng là 12% hay 8,55 tỷ đồng. * Mô hình phân tích LN = x V ( RV) = x Số tương đối: 1,36 1,24 1,05 Số tuyệt đối: 21,25 = 17,86 + 3,39 Nhận xét: Lợi nhuận của Tổng công ty năm 2001 tăng so với năm 200 là 0,36 làm tăng 21,25 tỷ là do ảnh hưởng của hai nhân tố. - Do ảnh hưởng của tỷ suất lợi nhuận/ vốn tăng làm cho lợi nhuận của Công ty tăng 24% hay 17,86 tỷ đồng. - Do ảnh hưởng cảu vốn kinh doanh tăng làm cho Tổng lợi nhuận tăng 5% hay 3,39 tỷ đồng. * Mô hình phân tích. LN = x x x T. Năm Chỉ tiêu 2000 2001 1. (Rj) 0,01358 0,0157 2. (d) 2,73 2,924 3. (V) 22,2 21,17 4. T 86,627 95,012 = x x x . = x x Số tương đối: 1,36 1,16 0,95 1,094. Số tuyệt đối: 21,25 12,83 5,3 -3,63 6,75. Kết luận: Lợi nhuận của Công ty năm 2001 tăng so với năm 2000 cụ thể là tăng 36% hay 21,25 Tỷ đồng là do ảnh hưởng của 4 nhân tố. - Tỷ suất lợi nhuận trên TSCĐ tăng 0,00212 tỷ đồng làm cho tổng lợi nhuận của Công ty tăng 16% hay 12,83 tỷ đồng. - Do tỷ suất của TSCĐ / vốn tăng - 0,194 tỷ đồng làm cho Tổng lợi nhuận của công ty tăng 7,1% hay 5,3 tỷ đồng. - Do mức trang bị vốn cho lao động giảm 1,03 làm cho Tổng lợi nhuận của Công ty giảm 0,05 lần hay 3,36 tỷ đồng. - Do số lao động của Công ty tăng : 8,385 tỷ đồng làm cho Tổng lợi nhuận của Công ty tăng 9,4 % hay 6,75 tỷ đồng.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc1387.doc
Tài liệu liên quan