Đề tài Hoàn thiện công tác trả lương tại công ty hoá chất mỏ thuộc tổng công ty than Việt Nam

Một là, phải xây dựng được các mức lao động có căn cứ khoa học. Đây là yếu tố căn bản nhất, có xác định được mức lao động khoa học thì mức sản lượng giao cho người lao động phải đúng và từ đó mới xác định chính xác đơn giá sản phẩm. Mức lao động là lượng lao động cần thiết được quy định để làm ra một khối lượng sản phẩm nhất định hoặc một công việc cụ thể. Hai là, qua thực hiện định mức mà biết một sản phẩm làm ra tốn bao nhiêu thời gian và cần một trình độ như thế nào. Mặt khác định mức là căn cứ để trả lương cho người lao động tuỳ theo mức sản xuất và chất lượng mỗi người đạt được. Vì vậy, định mức lao động một cách đúng đắn là điều kiện cần thiết trong việc áp dụng hình thức trả lương theo sản phẩm. Ba là, cần phân công bố trí lao động một cách hợp lý, phù hợp với cấp bậc công việc. Cấp bậc công việc xác định mức độ phức tạp trong công việc của công nhân,trả lương theo sản phẩm phải theo đơn giá trả lương tính theo cấp bậc công việc. Do đó muốn cho đơn giá trả lương đúng đắn ngoài việc có một hệ thống định mức lao động còn phải xác định đúng đắn cấp bậc công việc.

doc70 trang | Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 1113 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện công tác trả lương tại công ty hoá chất mỏ thuộc tổng công ty than Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng khoán sau khi trừ đi 10% để dự phòng khi điều kiện sản xuất biến động, để thưởng tác nghiệp quý, tháng... quỹ lương còn lại chia cho tổng hệ số lương phụ cấp và các khoản phụ cấp của đơn vị. Để tránh phân phối bình quân các đơn vị chia làm ba mức lương tối thiểu: Mức1: Là mức cao nhất, áp dụng với lao động làm việc trong dây chuyền sản xuất chính và số lao động quản lý, lao động có chuyên môn cao, nghiệp vụ giỏi, giữ vai trò quan trọng trong việc sản xuất kinh doanh của đơn vị. Mức 2: Xác định bằng 75 - 85% mức 1, áp dụng với lao động phụ trợ, lao động thực hiện chuyên môn, nghiệp vụ trong đơn vị. Mức3: áp dụng với lao động thủ công làm công việc giản đơn trong đơn vị và lao động hợp đồng theo thời vụ, xác định băng 50 – 60% mức1. b. Hệ số lương theo cấp bậc công việc và các chế độ phụ cấp lương Hệ số lương của công ty Hoá chất mỏ áp dụng theo Nghị định 26/Cp ngày 25/03/1993 của Chính phủ. Các khoản phụ cấp của công ty gồm:Phụ cấp khu vực, phụ cấp độc hại, nguy hiểm, phụ cấp trách nhiệm tổ trưởng, phụ cấp chức vụ, phụ cấp làm đêm.Nguyên tắc chung là tất cả các khoản phụ cấp trên đều phải dựa vào đơn giá trả lương với năng suất, chất lượng và hiệu quả công tác của từng chức danh lao động. Cấp bậc công việc, hệ số lương theo cấp bậc công việc được tính theo bảng sau: cấp bậc công việc để tính đơn giá tiền lương Biểu số 3a Chức danh ngành nghề Tổng số Cấp bậc công việc của CNV Bậc 1 Bậc 2 Bậc 3 Bậc 4 Bậc 5 Bậc 6 Bậc 7 Công nhân khoan mỏ Công nhân SX thuốc nổ Công nhân SX dây điện Công nhân may Công nhân XDCB Thợ máy tàu thuỷ T. trưởng, p.tàu, đ.kéo Trưởng máy tàu thuỷ Công nhân vận tải Công ngân cơ khí Điện 97 413 12 33 9 54 15 17 119 30 31 20 4 3 3 2 3 3 12 14 39 2 20 1 2 2 80 8 10 60 1 22 2 25 6 8 97 141 3 2 2 14 6 9 170 5 2 5 4 2 2 7 1 6 Tổng cộng 830 30 75 123 124 274 188 16 Biểu số 3b Stt Cấp bậc Hệ số lương Thu nhập bình quân (người/tháng) 1 2 3 4 5 6 7 Bậc 1 Bậc 2 Bậc 3 Bậc 4 Bậc 5 Bậc 6 Bậc 7 3, 56 3, 60 3, 65 4, 28 4, 40 4, 42 4, 72 747.600 756.000 766.500 898.800 924.000 928.200 991.200 Theo mức lương tối thiểu Nhà nước quy định và các khoản phụ cấp mà công ty Hoá chất mỏ áp dụng, đến nay thu nhập của công nhân viên trong công ty tương đối ổn định đáp ứng được tối thiểu sinh hoạt của gia đình người lao động. Nay đang dần đựơc cải thiện thêm và nâng cao mức sống cho CBCNV cơ quan. Nhưng trong thực tế thu nhập của CBCNV trong công ty so với các đơn vị trực thuộc có phần cao hơn là do mức phụ cấp khác nhau dẫn đến hệ số lương của CBCNV trong công ty có phần cao hơn và thu nhập bình quân là:1.320.000đ/người/tháng. Với mức thu nhập này so với thu nhập bình quân chung của toàn CBCNV thì tương đối cao nhưng mức sống giữa các khu vực lại khác nhau, ở Hà nội mức sống cao hơn so với các tỉnh khác. Do vậy thu nhập này cũng chỉ đáp ứng nhu cầu tối thiểu sinh hoạt của công nhân viên chức đang làm việc tại công ty. Nếu so sánh thu nhập của CBCNVC công ty với các ngành khác nhau cũng chỉ nằm trong bảng lương trung bình của thu nhập Hà nội. 2. Phương pháp xây dựng kế hoạch quỹ tiền lương 2.1 Tổng quỹ lương kế hoạch. Quỹ lương là tổng số tiền mà người sử dụng lao động dùng để trả cho các loại lao động theo hình thức trả lương trong một thời gian nhất định. Tổng quỹ tiền lương trực thuộc Công ty Hoá chất mỏ được tính toán tách riêng cho từng loại sản phẩm (Cung ứng vật liệu nổ, sản xuất vật liệu nổ, sản xuất kinh doanh khác) và căn cứ vào các chỉ tiêu chủ yếu sau: - Khối lượng công việc phải thực hiện do đơn vị tự làm, khối lượng thuê ngoài - Định mức năng suất thiết bị, định mức và định biên lao động hợp lý. - Hệ số và mức lương theo cấp bậc công việc, các khoản phụ cấp hiện hành tính theo ba mức lương tối thiểu quy định tại công ty. Quỹ lương được hình thành từ các nguồn: Cung ứng vật liệu nổ, sản xuất vật liệu nổ, sản xuất kinh doanh khác và các nguồn nhờ công ty bổ sung tới đơn vị. Q = Qc.vln + Qsxvln + Qsxk + Qdp Trong đó: Q: Tổng quỹ lương của toàn công ty. Qc.vln: Quỹ tiền lương cung ứng vật liệu nổ. Qsxvln: Quỹ tiền lương sản xuất vật liệu nổ. Qsxk: Quỹ tiền lương sản xuất khác Qdp: Quỹ tiền lương dự phòng của công ty. Biểu số4: Báo cáo lao động thu nhập năm 2000 của công ty Hoá chất mỏ Chức danh ngành nghề Lao động BQ TổNG Quỹ TIềN LƯƠNG Và THU NHậP Thu nhập BQ năm 2000 Tổng số Lương và các khoản có t.chất lương BHXH trả thay lương I. Khu vực SX v.chất 1. XDCB Công nhân xây dựng 2.Giao thông vận tải T.trưởng, p.tàu, đ. kéo Máy trưởng, thợ máy Thủ thuỷ tầu Công nhân lái xe Công nhân bốc vác 3.Cung ứng V.tư, Vtải CBCNV kho Nhận tên cung ứng Nhận tên giao nhận Công nhân LĐ VSCN Nhân viên bảo vệ Công nhân áp tải CBNV QLKT CBNV QL H. chính CNV cấp dưỡng P.vụ CN sửa chữa các loại 4. SX vật chất khác SX thuốc nổ CN CN bắn mìn trên mỏ SX dây điện May BHLĐ May ống gió lò Dịch vụ khác SX giấy KD vỏ hòm SX chế biến than Vận tải kết hợp II.KVkhôngSX Vchất Nhà trẻ mẫu giáo 1622 20 20 357 22 26 61 94 154 682 33 15 12 100 193 70 135 48 21 55 556 347 39 24 34 7 35 22 36 19 21 21 21.965.927.682 220.841.152 220.841.152 4.780.237.944 332.188.325 390.450.257 749.945.439 1.326.636.289 1.981.044.633 8.428.088.668 374.259.713 174.868.872 134.786.590 1.225.577.908 2.393.690.990 915.748.564 1.713.232.018 607.758.822 239.161.228 649.003.963 8.550.336.058 6.063.654.618 585.929.347 261.072.352 359.462.389 74.794.701. 393.955.999 240.240.475 371.768.076 199.456.101 232.710.907 232.710.907 21.941.989.093 219.852.152 219.852.152 4.773.660.504 331.908.125 390.450.257 749.954.439 1.326.105.449 1.975.242.233 8.406.363.468 372.349.113 174.868.872 134.572.590 1.220.550.908 2.390.836.990 912.646.564 1.706.314.018 607.246.422 238.236.628 648.741.363 8.542.112.969 6.060.589.618 585.445.887 260.907.358 357.454.061 74.745.094 393.497.399 239.224.675 370.972.776 199.456.101 232.334.907 232.334.907 23.938.589 989.000 989.000 6.613.400 280.200 0 0 530.840 5.802.400 21.725.200 1.910.600 0 214.000 5.027.000 2.854.000 3.102.000 6.918.000 512.400 924.600 262.600 8.223.089 3.065.000 483.460 164.994 2.008.328 51.607 458.600 1.015.800 975.300 0 376.000 376.000 1.127.311 916.051 916.051 1.114.300 1.257.228 1.251.443 1.024.528 1.175.625 1.068.854 1.027.171 940.276 971.494 934.532 1.017.126 1.032.313 1.068.484 1.053.280 1.054.247 945.383 982.941 1.280.293 1.455.473 1.250.953 905.928 876.113 889.823 936.899 906.154 858.317 874.807 921.964 921.964 III. Tổng cộng 1643 24.505.364.583 22.174.324.000 37.926.729 1.124.687 2.2. Xác định đơn giá tiền lương Công ty xác định đơn giá tiền lương trên tổng doanh thu. Công thức tính đơn giá là: Trong đó: ĐGTL: Đơn giá tiền lương (được tính đ/1000đ doanh thu) QKH: Tổng quỹ tiền lương năm kế hoạch. DTKH: Tổng doanh thu kế hoạch. Đơn giá tiền lương ở công ty Hoá chất mỏ được xác định theo từng loại sản phẩm, công việc của đơn vị (cung ứng vật liệu nổ, sản xuất vật liệu nổ, sản xuất kinh doanh khác) . Đơn giá này đã gộp chung khối lượng công việc đơn vị tự làm với công việc đơn vị được phép thuê ngoài. Đối với sản phẩm dở dang hoặc thành phẩm chưa tiêu thụ, đơn vị ứng tiền lương theo đơn giá để trả cho CNVC nhưng phải thanh toán vào doanh thu năm sau. Riêng tiền lương đối với công tác sửa chữa lớn tự làm các loại thiết bị, công trình kiến trúc theo cơ chế của công ty ban hành. Tiền lương XDCB tự làm xác định theo dự toán được duyệt bao gồm: Nhân công trực tiếp, chi phí trực tiếp, lương tính từ chi phí chung. Tổng hợp kế hoạch lao động Tiền Lương Năm 2001 Của Công Ty Hoá Chất Mỏ. Chức danh Hệ số tiền lương Lao động bố trí theo định biên Lương tháng/ng theo chế độ (1000đ) Tổng quỹ lương theo chế độ (tr.đ) Đơn giá tiền lương /1000 đồng trên doanh thu Thực hiện năm 2000 1.643 1.262 24.897 Cung ứng vật liệu nổ 4, 26 1.049 62 Sản xuất vật liệu nổ 4, 42 498 117 Sản xuất khác 3, 56 96 309 Ước thực hiện năm nay 1.695 1.619 27.854 Cung ứng vật liệu nổ 4, 28 1.017 63 Sản xuất vật liệu nổ 4, 72 589 134 Sản xuất khác 3, 06 89 309 Kế hoạch năm 2001 1.697 1.619 32.973 Cung ứng vật liệu nổ 4, 30 1.017 63 Sản xuất vật liệu nổ 4, 40 591 134 Sản xuất khác 3, 65 89 250 2.3 Quỹ lương cơ quan công ty. Quỹ lương cơ quan công ty do Tổng công ty duyệt, gắn với hiệu quả sản xuất kinh doanh của đơn vị Đơn giá hàng năm dựa vào tổng quỹ lương khoán và doanh thu từ sản xuất vật liệu nổ và cung ứng vật liệu nổ toàn công ty, từng quý căn cứ vào doanh thu sản xuất vật liệu nổ (VLN) và cung ứng vật liệu nổ và đơn gía tiền lương đã được duyệt, cơ quan công ty xác định quỹ lương được hưởng đã phân phối cho CNVC. Các tháng thứ nhất và thứ hai của quý tạm tính tiền lương bằng 100% đơn giá gốc, hết tháng thứ ba xác định doanh thu và quyết toán quỹ lương được hưởng lương trong quý. Lương tháng ba bằng lương trong quý trừ đi tiền lương các tháng trước. Trường hợp doanh thu thực hiện tăng hoặc giảm so với kế hoạch thì quỹ lương được quyết toán như sau: + Đạt trên 110% kế hoạch, quỹ tiền lương được quyết toán bằng 105 % đơn giá. + Đạt dưới 95% kế hoạch doanh thu thì cứ 1% hụt kế hoạch giảm 1% đơn giá tiền lương. Thực hiện Công văn số 214/CV - LĐTL ngày 01/02/2002 của Tổng công ty than Việt Nam về việc báo cáo quyết toán quỹ tiền lương năm 2001. Công ty Hoá chất mỏ báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2001 như sau: Biểu số 5 Báo cáo quyết toán quỹ tiền lương năm 2001 của công ty Hoá chất mỏ Chỉ tiêu ĐVT Kế hoạch Thực hiện % Hiện vật Tấn - Cung ứng VLN - Sản xuất VLN - - 13.500 7.000 16.182 7.612 120 108, 7 Giá trị 1000đ - Cung ứng VLN - Sản xuất VLN - Sản suất KD khác + Bán NL + SXKD khác - - - - - 195.633.000 62.259.000 40.047.000 16.958.000 23.089.000 236.362.513 65.729.818 64.704.782 19.331.991 45.372.791 120, 8 105, 5 162 114 196 Lợi nhuận 1000đ 233.000 1.530.749 657 Đơn giá tiền lương đ/1000đ - Cung ứng VLN - Sản xuất VLN - Sản suất KD khác - - - 63 134 250 63 134 250 Chi phí TL theo đơn giá 1000đ 28.870.440 36.259.747 - Cung ứng VLN - Sản xuất VLN - Sản suất KD khác - - - 12.324.879 8.342.706 8.202.855 14.890.838 8.807.796 12.561.113 Lao động Người LĐ bình quân 1.643 1.643 Quỹ lương hạch toán 1000đ 24.926.655 Thu nhập bình quân 1000đ/n 1.084.398 1.217.285 Căn cứ Nghị định 28CP ngày 28/3/1997 của chính phủ về đổi mới quản lý tiền lương và thu nhập trong các doanh nghiệp Nhà nước và thông tư số 13/LĐTBXH ngày 10/4/1997 của Bộ LĐTBXH, thông tư số 18/1998/TTLT - BLĐTBXH - BTC ngày 31/12/1999 và thông tư số 19/ 1998/TTLT - BLĐTBXH - BTC ngày 14/8/1999 của liên bộLĐTBXH và Bộ Tài chính, chi phí tiền lương năm 2001 của công ty được quyết toán là:24.926.655.583 đồng 3. Quản lý và sử dụng quỹ tiền lương theo kết quả sản xuất kinh doanh. Trong điều kiện cạnh tranh, công ty Hoá chất mỏ buộc phải chú trọng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh. Một trong những biện pháp nhằm tăng cường hiệu quả sản xuất kinh doanh là thực hiện quản lý chặt chẽ lao động và tiền lương, quản lý các chi phí thông qua việc giao khoán, đơn giá và quý tiền lương cho tất cả các đơn vị trực thuộc với phương thức phù hợp, linh hoạt tạo điều kiện cho các đơn vị chủ động sản xuất kinh doanh. 3.1. Phương thức giao khoán quỹ lương. Giao khoán quỹ lương là hình thức trả lương gắn liền với hạch toán kinh tế nội bộ, là một nguyên tắc qủan lý sản xuất của toàn công ty cũng như ở từng đơn vị trực thuộc. Công ty Hoá chất mỏ giao khoán quỹ lương theo đơn giá tiền lương nhằm hướng các đơn vị vào việc tiết kiệm chi phí sản xuất kinh doanh, mở rộng quyền tự chủ của doanh nghiệp trong lĩnh vực quản lý lao động - tiền lương - tiền thưởng, đẩy mạnh công tác hạch toán doanh nghiệp. Đồng thời khoán mức chi phí tiền lương còn động viên các đơn vị phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật, cải tiến tổ chức quản lý sản xuất và quản lý lao động. Khoán quỹ tiền lương với doanh thu của công ty đã khuyến khích hơn nữa lợi ích chính đáng của ngươì lao động, đề cao trách nhiệm trong quản lý và sản xuất kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, giảm giá thành sản phẩm, nâng cao thu nhập cho người lao động. Công ty quyết toán quỹ lương hàng năm trên cơ sở đơn giá và các chỉ tiêu về sản lượng, doanh thu và kết quả sản xuất kinh doanh của từng đơn vị. Các đơn vị có thể chủ động cân đối quỹ lương hàng quý để trả cho cán bộ công nhân viên đảm bảo không lỗ. + Đối với các đơn vị có tiết kiệm chi phí so với giao khoán của công ty được quyết toán quỹ lương theo đơn giá tối đa của công ty giao. Nếu không đạt kế hoạch sản xuất thì trừ lùi đến mức đảm bảo cân đối hoà và thực hiện đủ các chi phí cố định theo mức kế hoạch của công ty giao. + Đối với các đơn vị kinh doanh hoà: quyết toán theo đơn giá tối thiểu. + Đối với đơn vị kinh doanh lỗ: quyết toán tiền lương theo lương cơ bản (kể cả phụ cấp nếu có) do nhà nước quy định và số lao động thực tế bình quân đi làm trong năm. 3.2.Tình hình thực hiện kế hoạch lao động - tiền lương của công ty. Qua nghiên cứu tình hình thực hiện kế hoạch lao động tiền lương năm 2001 ta thấy tổng quỹ lương của công ty thực hiện là: 24.926.655.000 đồng, tăng 12, 5% so với kế hoạch đặt ra. Lương bình quân toàn công ty là 1.217.285 đồng/người/ tháng tăng 10% so với kế hoạch đặt ra. Quỹ lương và thu nhập tăng không đều nhau là do lao dộng bình quân biến đổi không đều tăng giảm bất thường vì công ty hợp đồng lao động ngắn hạn (1 - 3 tháng) . Khi phân tích tình hình thực hiện kế hoạch lao động, tiền lương ở các đơn vị trực thuộc, một số đơn vị trực thuộc đã thực hiện tốt tiết kiệm chi phí, tăng doanh thu, đảm bảo kết quả sản xuất hoà hoặc có lãi như xí nghiệp Hoá chất mỏ Quảng Ninh, xí nghiệp Vận tải sông biển Hải phòng, xí nghiệp Hoá chất mỏ Đà Nẵngtuy nhiên vẫn có đơn vị lỗ, theo quy chế phải lùi lương. Biểu số 6: Kế hoạch lao động tiền lương năm 2002 của Công ty Hoá chất mỏ Đơn vị: Triệu đồng STT Chức danh ngành nghề Tổng số Lao động Hệ số Quỹ lương I Quỹ lương theo KQSXKD 1697 87464, 04 32937943 1 Cung ứng VLN 1017 53915, 52 20326151 2 Sản xuất VLN 591 29576, 18 11150212 3 Sản xuất khác 89 3972, 36 1497579 II Quỹ lương theo NĐ26CP 1697 7288, 67 18307488 1 Cung ứng VLN 1017 4492, 96 11322259 2 Sản xuất VLN 591 2464, 68 6210993 3 Sản xuất khác 89 331, 03 834195 III. Đánh giá tình hình công tác tiền lương của công ty hoá chất mỏ. Một vài năm gần đây ngành hoá chất Mỏ đã gặp rất nhiều khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm. Công ty hoá chất Mỏ cũng không tránh được những khó khăn đó. Nhưng nhờ đổi mới cơ chế và thích nghi với môi trường sản xuất kinh doanh có cạnh tranh gay gắt. Công ty đã có nhiều cố gắng vươn lên và tự khẳng định mình vượt qua mọi khó khăn, từng bước đứng vững trên thị trường. Công ty luôn tìm mọi giải pháp để giảm tối đa mọi thủ tục phiền hà, giao quyền tự chủ cho các đơn vị trực thuộc. Giám đốc các đơn vị trực thuộc tự quyết định về hình thức trả lương sao cho phù hợp với điều kiện sản xuất kinh doanh của đơn vị mình. 1. Những thành công trong công tác tiền lương ở công ty Hoá chất Mỏ. Là một công ty sản xuất kinh doanh đa ngành, số lao động lớn, các đơn vị trực thuộc đóng trên nhiều địa bàn (Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội) Hàng năm phải chi trả hơn 24 tỷ đồng tiền lương cho trên 16 nghìn lao động, song công ty đã thực hiện đúng chính sách quản lý tiền lương do Nhà nước ban hành, phân phối tiền lương đã quán triệt nguyên tắc trả lương theo lao động và theo công việc. Hiệu quả sản xuất kinh doanh càng cao thì thù lao nhận được càng lớn. 1.a. Việc trả lương khoán cho bộ phận trực tiếp sản xuất cũng như trả lương theo thời gian có xét thêm hiệu quả; làm việc cho lao động đã phân biệt khá rõ mức độ đóng góp sức lao động của từng bộ phận với hiệu quả sản xuất kinh doanh noí chung và là hình thức phù hợp với tính chất đặc thù của từng loại lao động trong công ty. Căn cứ vào các quy định của Nhà nước và thực tế của công ty, quán triệt nguyên tắc trả lương theo lao động, tiền lương và tiền thưởng được xác định trên cơ sở năng suất, chất lượng và hiệu quả công tác của từng người và phụ thuộc vào kết quả sản xuất kinh doanh cuối cùng. Việc quản lý và phân phối quỹ lương đảm bảo tính công khai, dân chủ, rõ ràng, có sức gắn kết tiền lương tiền thưởng với kết quả sản xuất kinh doanh. Điều đó đã tạo ra động lực thúc đẩy sản xuất phát triển đời sống của CBCNV ngày càng được nâng cao. Đồng thời nhờ áp dụng các hình thức tiền lương linh hoạt kết hợp với việc tổ chức sản xuất kinh doanh có hiệu quả nên thu nhập của CBCNV ngày càng cao. Trong điều kiện nền kinh tế khó khăn sản lượng tiêu thụ giảm, doanh thu giảm nhưng công ty vẫn cố gắng kinh doanh thêm nhằm tăng thu nhập cho cán bộ công nhân viên. Đó là một thành tích đáng kể trong công tác quản lý tiền lương của công ty. Biểu số 7: Kế hoạch thu nhập Ngành nghề năm 2002 Chức danh ngành nghề LĐ KH HS lương Tổng HS & phụ cấp QL theo mức lương tối thiểu QL theo khả năng cân đối tài chính TNBQ ng/th 1000đ Quỹ lương (tr.đ) Mức lương tối thiểu TNBQ 1000đ Quỹ lương (tr.đ) GĐ, PGĐ, KTT Trưởng, p. phòng CBNV quản lý Lái xe ch. Dùng Lái xe phục vụ Lái xe tải cẩu Thợ SC các loại Giao nhận, áp tải Bảo vệ Thủ kho CBNV Bốc vác T.trưởng, P.tàu biển T.trưởng, Ptàu sông Thuỷ thủ tàu biển Thuỷ thủ tàu sông Bảo quản VSCN Thử nghiệm VLN SX VLN Nổ mìn Cấp dưỡng, P.vụ SX than May bao bì SXdây điện May bảo hộ LĐ Đóng vỏ hòm 50 95 120 4 39 85 51 67 228 51 103 30 6 53 16 35 22 403 125 38 10 8 20 29 9 6, 72 4, 38 2, 98 4 3, 07 3, 07 3, 23 2, 92, 2, 92 2, 82 3, 46 4, 36 3, 45 3, 37 2, 92 2, 82 3, 46 3, 21 3, 46 2, 49 3, 05 3, 07 3, 05 3, 07 2, 49 7, 02 5, 08 3, 63 5, 39 4, 35 4, 43 4, 09 4, 15 4, 39 6, 1 6, 08 4, 69 4, 19 4, 15 4, 69 4, 20 4, 89 2, 67 3, 63 3, 10 3, 28 3, 10 3, 28 3, 10 2, 67 1.474 1.066 762 1.130 913 913 930 859 859 871 922 1.281 1.066 984 897 871 984 882 1.026 560 762 651 688 651 560 884.520 1.216152 1.097712 54.331 427.518 931.770 569.343 690.555 2.349950 533.358 1.139468 461.160 76.809 626.396 168.940 366.030 260.013 4.265352 1.540350 255.679 91.476 62.496 165.312 226.548 60.555 336.379 336.379 366.379 366.379 336.379 336.379 366.379 336.379 336.379 366.379 366.379 336.379 336.379 366.379 366.379 336.379 366.379 366.379 336.379 336.379 366.379 366.379 366.379 366.379 366.379 2.571 1.861 1.329 1.974 1.593 1.593 1.623 1.498 1.498 1.520 1.608 2.234 1.861 1.718 1.535 1.520 1.718 1.538 1.791 978 1.329 1.135 1.201 1.135 978 1.543.188 2.121.774 1.915.136 94.789 754.874 1.625.623 993.312 1.204.786 4.099.868 930.529 1987.987 805.568 134.006 1.092.849 294.744 638.598 453.635 7.441.597 2.687.389 446.073 159.594 109.034 288.413 395.248 105.649 Tổng quỹ lương theo mức lương tối thiểu là:18.367.448.000.000đ. Tổng quỹ lương theo khả năng cân đối tài chính là: 32.045.050.000.000đ. 1.b. Thường xuyên kiểm tra giám sát quá trình phân phối tiền lương đối với người lao động. Vì vậy toàn bộ quỹ lương đều để trả lương, thưởng và bổ sung cho thu nhập cho CBCNV trong công ty. VLN là sản phẩm chính, mức độ độc hại cao và đòi hỏi nhiều lao động, công ty đã cân đối trả tiền lương cho CBCNV nâng cao hơn các bộ phận khác nhằm bù đắp sức lao động phù hợp với hao phí lao động. Điều này vừa đảm bảo công bằng trong việc trả lương, vừa thu hút và khuyến khích người lao động quan tâm đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty. Nhìn vào bảng dưới ta sẽ thấy rõ sự hợp lý trong việc phân phối tiền lương cho từng ngành nghề. Biểu số 8: Báo cáo thu nhập ngành nghề chủ yếu năm 2001 Ngành nghề chủ yếu Số lao động hiện có Tổng ngày công thực tế đi làm Quỹ lương thực chi Thu nhập bình quân năm Tổng số (1000 đ) Trong đó Ngày công bình quân Thu nhập Lương (1000 đ) Thưởng và các khoản thu nhập khác T.trưởng, P.tàu, đ.kếo 22 6.785 332.188 331.908 280.200 25, 7 1.257.288 M.trưởng, thợ máy, đ.kéo 26 8.018 390.450 390.450 0 25, 7 1.251.443 Thuỷ thủ tầu, đầu kéo 61 18.812 749.954 749.654 0 25, 7 1.024.528 Công nhân lái xe 94 28.200 1.326.636 1.326.105 530.840 25, 0 1.175.625 Công nhân bốc vác 154 38.808 1.981.044 1.975.242. 5.802.400 21, 0 1.068.854 Công nhân LĐ VSCN 100 25.800 1.225.577 1.220.550 5.027.000 21, 5 1.017.126 Nhân viên bảo vệ 193 53.268 2.393.690 2.390.836 2.854.000 23, 0 1.032.313 Công nhân áp tải 70 19.656 915.748 912.646 3.102.000 23, 4 1.086.484 Công nhân SX thuốc nổ 347 118.674 6.063.654 6.060.589 3.065.000 28, 5 1.455.473 C.nhân bắn mìn trên mỏ 39 10.764 585.929 585.445 483.460 23, 0 1.250.953 Tổng 1.106 328.786 15.964.875 15.943.730 21.144.900 33, 03 1.201.306 1.c. Công ty đã tạo được một đội ngũ cán bộ làm công tác lao động, tiền lương có năng lực và trình độ chuyên môn cao, hiểu biết về luật lao động và chính sách quản lý tiền lương của nhà nước ban hành, đội ngũ này hàng năm được công ty tập huấn bồi dưỡng kiến thức chuyên môn về lao động, tiền lương cũng như các mặt quản lý có liên quan như chế độ tài chính kế toán của nhà nước, các lĩnh vực về quản lý công nghệ, sản xuất Vì vậy đội ngũ này đã tham mưu kịp thời, đúng đắn cho Giám đốc công ty và các Giám đốc các đơn vị trực thuộc quản lý ngày càng tốt quản lý trong toàn công ty. 2. Những hạn chế, tồn tại trong công tác chi trả lương cho lao động tại Công ty. Công tác tiền lương của công ty vẫn còn có những hạn chế tồn tại sau: - Tình trạnh lao động dôi dư trong các đơn vị trực thuộc. Do đó công ty vẫn phải cân đối một khoản tiền lương có tính chất gần như bao cấp cho số lao động dôi dư này - Tiền lương trong các xí nghiệp nói chung và công ty Hoá chất Mỏ nói riêng phụ thuộc vào kết quả sản xuất kinh doanh. Song sản phẩm chủ yếu của công ty là VLN và cung ứng thuốc nổ, giá cả đầu vào của các sản phẩm tăng (giá điện, nhiên liệu ) . Điều kiện sản xuất của công ty ngày càng khó khăn dẫn đến giá thành tăng và sản phẩm tiêu thụ chậm. Điều đó làm cho khả năng tăng quỹ lương cuả công ty rất hạn chế - Doanh thu là kết quả của sản xuất kinh doanh nhưng chưa phải là kết quả cuối cùng, vì thế chi phí tiền lương trên tổng doanh thu chưa phản ánh đầy đủ mục đích, động cơ, lợi ích của các thông số đầu tư. 3. Nguyên nhân của những hạn chế trên. Những hạn chế của công ty là do một số nguyên nhân chủ yếu sau: Các đơn vị trực thuộc phân tán trên nhiều địa bàn, thiếu tập trung, gây khó khăn cho công tác quản lý nói chung cũng như công tác quản lý lao động tiền lương nói riêng. Tình trạng số lao động gián tiếp cao lượng lao động dôi dư cũng chưa được giải quyết. Do đó ảnh dưởng đến quản lý tiền lương. Bản chất của tiền lương luôn ở trạng thái động. Song hệ thống tiền lương trên thực tế được áp dụng ở các đơn vị sản xuất kinh doanh và khu vực hành chính sự nghiệp còn gò bó và máy móc. Vì thế khi giá cả sinh hoạt tăng lên, giá cả sức lao động trên thị trường tăng, lao động biến động, tiền lương của khu vực sản xuất kinh doanh không được điều chỉnh kịp thời tương xứnglàm cho chi phí tiền lương hạch toán trong giá thành hoặc chi phí lưu thông không phản ánh đúng giá trị sức lao động trong khi các chí phí khác như: vật tư, nguyên vật liệu là yếu tố thường xuyên thay đổi trên thị trường. Chương III Một số giải pháp nhằm tăng cường hoàn chỉnh công tác chi trả lương ở công ty hoá chất mỏ Tiền lương về thực chất là tiền trả cho việc thuê sức lao động, là một trong các yếu tố cấu thành chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Mức lương tối ưu có tác dụng tối đa hoá lợi ích nhận được của người cung ứng sức lao động, đồng thời tối thiểu hoá chi phí đầu vào của doanh nghiệp. Điều đó có nghĩa là tại mức lương tối ưu, chi phí tiền lương sé được tối thiểu hoá hợp lý nhưng vẫn đảm bảo lợi ích kinh tế của người lao động vì vậy quản lý tiền lương lúc này là có hiệu quả. Hiệu quả của việc chi trả tiền lương hợp lý được thể hiện ở chỗ tiền lương luôn trở thành động lực để thúc đẩy sản xuất phát triển, đảm bảo hài hoà cả ba loại lợi ích: lợi ích người lao động, lợi ích doanh nghiệp và lợi ích của nhà nước. Một chính sách tiền lương hợp lý khi đời sống của người lao động ngày càng được cải thiện, lợi nhuận doanh nghiệp ngày càng tăng và sản xuất ngày càng phát triển. Mặt khác việc phân phối tiền lương hợp lý, công bằng, công khai là cơ sở để doanh nghiệp tăng năng suất của người lao động, là điều kiện để doanh nghiệp tăng lợi nhuận. Để tiền lương và thu nhập thật sự là đòn bẩy tăng năng suất, tăng chất lượng và hiệu quả công việc cần phải xây dựng và hoàn thiện công tác quản lý tiền lương ở các doanh nghiệp nói riêng và tầm vĩ mô nói chung. Để làm tốt về vấn đề quản lý tiền lương ở công ty Hoá chất Mỏ, cần phải làm tốt thêm một số giải pháp sau: I. Tạo nguồn tiền lương: Tiền lương thực tế cho thấy sản xuất kinh doanh của công ty đang trong quá trình phát triển, các chỉ tiêu về doanh thu, lợi nhuận, quỹ tiền lương đều đạt kế hoạch đề ra, thu nhập năm sau cao hơn năm trước. Đó là một thuận lợi cho công tác tiền lương. Để tiền lương thực tế không ngừng tăng, tạo nguồn tiền lương cho công ty. 1.1. Hoàn thiện và mở rộng hệ thống kênh phân phối. Mục tiêu của nhà sản xuất là bán được sản phẩm do chính doanh nghiệp mình sản xuất ra. Công ty Hoá chất Mỏ xác định mục tiêu cho mình là thoả mãn tối đa nhu cầu trong nước, khai thác triệt để thị trường hiên có và mở rộng trong tương lai. Đối với kênh phân phối các khách hàng tiêu thụ thuốc nổ của công ty đều là các đơn vị tiêu dùng thuốc nổ có khối lượng lớn ổn định như: Nhà máy khai thác than Quản Ninh, Thái Nguyênvà các công ty khai thác đá ở khắp cả nước, số khách hàng này đang bị các đơn vị kinh doanh khác thu hút vì vậy công ty phải tìm hiểu nhu cầu thị trường ký kết hợp đồng tiêu thụ, điều hoà phối hợp cân đối giữa lượng thuốc nổ tiêu thụ và lượng vật liệu nổ sản xuất ở các doanh nghiệp quốc phòng cung ứng ra thị trường. Bên cạnh các biện pháp giảm giá bán và hàng loạt các biện pháp bán khác công ty phải giữ được chữ tín với khách hàng về số lượng chủng loại, chất lượng, thời điểm giao hàng. Công ty cần chủ động trong việc tổ chức vận chuyển vật liệu nổ theo yêu cầu của khách hàng. Đây là kênh tiêu thụ chủ yếu nó sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cao. 1.2. Mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm Hoạt động sản xuất kinh doanh trong điều kiện thị trường rất đa dạng và luôn có sự biến động do có sự tiến bộ khoa học kỹ thuật phát triển nhanh, sự cạnh tranh giữa các công ty và các doanh nghiệp quốc phòng rất gay gắt. Mở rộng tiêu thụ sản phẩm, công ty cần nghiên cứu xu thế tiêu thụ vật liệu nổ và triển vọng đáp ứng của công ty. Dự đoán được nhu cầu về thuốc nổ trong tương lai, công ty sẽ có định hướng phát triển phù hợp để có thể chiếm lĩnh thị trường, tăng thị phần của công ty và đáp ứng được nhu cầu tối đa cho nhà tiêu dùng. ii. Hoàn thiện công tác định mức lao động. Định mức lao động là điều kiện không thể thiếu được trong mọi cơ sở sản xuất. Định mức lao động là điều kiện cần thiết không chỉ đối với cấp chủ quản sử dụng nó làm công cụ kiểm tra mọi mức chi phí tiền lương của doanh nghiệp, mà đối với doanh nghiệp nó là căn cứ vững chắc để giải trình thuyết minh sự hợp lý của các mức chi phí tiền lương của đơn vị mình. Định mức lao động là căn cứ để xác định số lượng lao động cần thiết và lập kế hoạch quỹ lương, để đơn giá tiền lương trên một đơn vị sản phẩm cần phải định mức lao động chính xác. Định mức lao động xác định lượng lao động hao phí quy định để hoàn thành một đơn vị sản phẩm hoặc khối lượng công việc theo tiêu chuẩn chất lượng trong điều kiện tổ chức kinh tế nhất định. Định mớc lao động giúp cho các doanh nghiệp xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh là cơ sở định biên, bố trí lao động một cách hợp lý, đặc biệt trong việc phân công và hợp tác lao động. Định mức lao động còn là cơ sở để tăng cường kỷ luật và xây dựng chế độ nghỉ ngơi hợp lý làm giảm thơì gian hao phí tăng năng suất lao động, tạo điều kiện thuận lợi cải thiện đời sống cho CNVC. Việc xây dựng hệ thống định mức lao động ở công ty là khó khăn vì sản xuất kinh doanh đa dạng trên nhiều ngành nghề khác nhau phụ thuộc nhiều yếu tố như thời tiết, công nghệ tinh chế hoá chất. Vì vậy để quản lý tốt quỹ lương cần hoàn thiện công tác định mức lao động nhằm đảm bảo hài hoà lợi ích tập thể và lợi ích của người lao động. 2.1. Các giải pháp chung. Tất cả các định mức lao động dù được xây dựng theo phương pháp nào cũng chỉ phát huy tác dụng trong một thời gian nhất định, sau đó sẽ trở thành lạc hậu hoặc vượt quá thực tế, do điều kiện thay đổi. Do vậy đội ngũ làm công tác định mức phải thực hiện một cách có hệ thống và phải được kiểm tra theo dõi thường xuyên. Công tác định mức lao động tính đơn giá sản phẩm, kiểm tra, nghiệm thu, tiến hành khoa học và chặt chẽ. Hệ thống các định mức lao động phải được xuất phát từ doanh nghiệp chứ không phải mức áp đặt của công ty. Mức lao động trong công ty phải đảm bảo sự hài hoà lợi ích của nhà nước, tập thể và lợi ích của người lao động. Mặt khác mức lao động phải thường xuyên thể hiện những tiến bộ khoa học kỹ thuật, kết quả đầu tư đổi mới kỹ thuật, sản xuất của doanh nghiệp, phải thể hiện xu hương tiết kiệm lao động để nâng cao năng suất lao động có như vậy chi phí lao động, chi phí tiền lương mới trực tiếp gắn với kết quả cuối cùng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trong quá trình xây dựng định mức lao động cần quán triệt phương châm: - Mức lao động phù hợp với cường độ lao động trung bình của người lao động. - Đảm bảo tối đa sự thống nhất giữa lợi ích của doanh nghiệp với lợi ích của người lao động. - Khuyến khích những sáng kiến cải tiến phương pháp và thao tác lao động nhằm giảm bớt chi phí nâng cao năng suất lao động. Khi xây dựng, củng cố và đổi mới hoạt động định mức lao động dù tổ chức dưới hình thức nào các hoạt động định mức lao động của doanh nghiệp cũng phải hướng vào một số công việc cụ thể sau: + Rà soát các định mức hiện có chấn chỉnh và bổ sung mức lao động cho các công việc chưa có định mức. + Trên cơ sở chính sách tiền lương của nhà nước dựa vào hiệu quả sản xuất kinh doanh của từng bộ phận và của doanh nghiệp, xây dựng hệ thống đơn giá tiền lương cho từng bộ phận, từng sản phẩm, từng công việc đựơc hoàn thành, nhằm trước hết phục vụ cho hình thức trả lương theo sản phẩm và theo lương khoán. + Xây dựng chi phí tiền lương tổng hợp cho một đơn vị kết quả sản xuất kinh doanh. Trên cơ sở đó thiết kế các biện pháp để khuyến khích tăng năng suất lao động, tiết kiệm chi phí lao động, nhất là những biện pháp liên quan đến khâu tổ chức lao động trong doanh nghiệp. + Phân chia bước công việc thành các bộ phận hợp thành + Sử dụng phương pháp chụp ảnh, bấm giờ để thu thập số liệu thực tế tại nơi làm việc của công nhân. + Nghiên cứu số liệu khảo sát được, xác định thời gian lãng phí trong quá trình sản xuất, nguyên nhân gây ra sự lãng phí đó và đề ra các biện pháp khắc phục. + Xác định kết cấu các loại thời gian trong ca làm việc. Dự kiến nội dung và trình tự hợp lý để thực hiện bước công việc + Xác định thời gian tác nghiệp của một sản phẩm và thời gian tác nghiệp của một ca sản xuất. + Tính mức sản lượng: Msl= Trong đó: Msl : Mức sản lượng TTNCa : Thời gian tác nghiệp của cả ca, ngày sản xuất. TTNSP : Thời gian tác nghiệp của sản phẩm Mặc dù công tác xác định định mức này tốn nhiều thời gian công sức, nhưng chỉ có phương pháp này mới bảo đảm độ chính xác cao, mức xây dựng mới có căn cứ khoa học làm cơ sở cho việc tính toán một cách chính xác, có như vậy hiệu quả kinh tế đem lại mới cao. 2.2 Củng cố và hoàn thiện đội ngũ làm công tác định mức. Trong nền kinh tế quản lý theo cơ chế thị trường, yêu cầu cơ bản của bộ máy thực hiện là gọn nhẹ, ít đầu mối nhưng hiệu quả.Yêu cầu của các hoạt động quản lý là sử dụng thông tin và quyết định nhanh, độ tin cậy cao, có hiệu lực, hạn chế chồng chéo và trùng lặp. Vì vậy củng cố lại hoạt động định mức lao động trong doanh nghiệp được xem như là một nhiệm vụ quản lý cần thiết và phải tuân theo các yêu cầu trên. Có nghĩa là bộ máy thực hiện định mức lao động của doanh nghiệp cầc được củng cố nhưng không theo hình thức, khuôn mẫu cũ mà căn cứ vào nhiệm vụ cụ thể của công tác định mức lao động, tuỳ thuộc vào nhiệm vụ sản xuất kinh doanh và quản lý của từng loại doanh nghiệp. Bộ máy hoạt động định mức lao động có chức năng giúp giám đốc quyết định những vấn đề có liên quan đến định mức lao động như: + Kiểm soát, xây dựng các định mức lao động cho những sản phẩm dịch vụ chưa có định mức. + Hướng dẫn tổ chức thực hiện định mức lao động đến các phân xưởng và bộ phận sản xuất của doanh nghiệp. + Xem xét, kiểm tra, điều chỉnh những định mức và đánh giá những điều thiếu hợp lý. + Chuẩn bị những điều kiện tổ chức kỹ thuật để thực hiện hình thức trả lương khoán, theo sản phẩm Ngoài ra những bộ phận có liên quan trong doanh nghiệp như lao động, tiền lương, kế hoạch, tài vụ, kỹ thuậtĐều được phối hợp hoạt động để thực hiện công tác định mức lao động. Hiệu quả của bộ máy định mức lao động trong doanh nghiệp được xem như là một bộ phận của bộ máy quản lý doanh nghiệp, có quy chế hoạt động và những ràng buộc quyền hạn, trách nhiệm nhất định. Tóm lại: Đội ngũ làm công tác định mức lao động trong doanh nghiệp cần kiêm nghiệm luôn việc kiểm tra theo dõi việc thực hiện định mức lao động của công nhân, cả nguyên nhân khách quan và chủ quan trong quá trình sản xuất như tình hình máy móc, trang thiết bị tổ chức phục vụdẫn đến việc hoàn thành hay không hoàn thành định mức, từ đó phát hiện ra những yếu tố tích cực hay tiêu cực trong khi xây dựng định mức mà điều chỉnh cho thích hợp nhằm làm cho hệ thống định mức được hoàn thiện và phù hợp với sự phát triển của công ty iii. Gắn liền lương với hoạt động hoạt động quản lý của công ty. Quản lý là một tổng thể các hoạt động định hướng nhằm đem lại hiệu quả cao nhất trong mục tiêu được xác định. Khi xem xét một vấn đề nào đó trong công ty chúng ta không thể chú ý đến các vấn đề khác, bởi công ty là một hệ thống hoạt động tốt mà các vấn đề đều được gắn liền với nhau và ngày càng được hoàn thiện cả về mối quan hệ lẫn vấn đề đó. Do vậy muốn hoàn thiện quản lý tiền lương, chúng ta cần phải gắn tiền lương với các yếu tố khác như tiết kiệm vật tư, nguyên vật liệu, quản lý chất lượng sản phẩm, bảo dưỡng máy móc thiết bị. 3.1. Gắn tiền lương với tiết kiệm vật tư, nguyên vật liệu. Chi phí vật tư, nguyên vật liệu là bộ phận cấu thành cơ bản lên chi phí sản xuất sản phẩm. Do vậy tiết kiệm chi phí vật tư, nguyên vật liệu là một biện pháp nhằm hạ giá thành sản phẩm tăng khả năng cạnh tranh, mở rộng sản xuất kinh doanh đem lại thu nhập ngày càng cao cho CBCNV toàn công ty. Muốn thực hiện tốt công tác tiết kiệm vật tư, nguyên vật liệu cần có một số giải pháp sau: - Để xây dựng được định mức tiêu hao nguyên vật liệu, sử dụng vật tư thì công ty phải có các cán bộ giỏi tham gia nghiên cứu, tính toán, khảo sát thực tế để xây dựng định mức tiêu hao vật tư nguyên vật liệu một cách chính xác. Tất cả các định mức, đơn giá cần phải được tính toán một cách sát thực tế. Có như vậy mới đánh giá được thực chất việc tiết kiệm vật tư và hạch toán chi phí vật tư, đảm bảo sự cung ứng được chính xác. Với thực tế phức tạp và luôn biến động của thị trường vật tư, nguyên vật liệu, công ty cần tạo thế chủ động cho các đơn vị trong vấn đề tìm nguồn cung ứng vật tư, nguyên vật liệu. Bên cạnh đó công ty xây dựng và ban hành quy chế quản lý vật tư áp dụng cho toàn bộ công ty, chỉ đạo các đơn vị từng bước thực hiện quy chế có hiệu quả, đưa công tác quản lý vật tư, nguyên vật liệu vào trật tự, góp phần quản lý giá thành đạt kết quả. Thông tư số 63/thị trường - TC của Bộ tài chính đã hướng dẫn là các hội đồng quản trị hoặc giám đốc doanh nghiệp phải ban hành quy chế thưởng sáng kiến tiết kiệm vật tư và phổ biến cho CNV để thực hiện. Công ty nên nhanh chóng ban hành quy chế này để kịp thời động viên khen thưởng đối với các đơn vị, cá nhân đã tiết kiệm vật tư trong sản xuất kinh doanh. Nếu như công ty gắn việc tiết kiệm của cá nhân, của các đơn vị với tiền lương bằng cách trích 30% mức tiết kiệm vật tư và nguyên vật liệu vào quỹ lương tạap thể để tăng thu nhập cho người lao động như vậy sẽ khuyến khích hơn nữa công tác tiết kiệm vật tư nguyên vật liệu. Tiền lương thực lĩnh bằng tiền lương cộng với 30% mức tiết kiệm. Đồng thời công ty cần duy trì công tác khoán chi phí sản xuất kiểm soát tại ngay nơi phát sinh chi phí. Kiên quyết xử lý hiện tượng mua bán vật tư cao hơn so với giao khoán hoặc giá thị trường cùng thời điểm. Phấn đấu năm 2002 hiệu quả sản xuất kinh doanh là không đơn vị nào lỗ và thu nhậo của CNV đạt khoảng 1, 6 triệu đồng trở nên. 3.2. Gắn tiền lương với nâng cao chất lượng sản phẩm Trong nền kinh tế thị trường chất lượng sản phẩm là một trong những yếu tố quyết định sự thành bại của doanh nghiệp. Sản phẩm có chất lượng đảm bảo, giá cả phù hợp với nhu cầu thị trường thì mới có thể tiêu được. Do vậy vấn đề chất lượng sản phẩm phải được đặt lên hàng đầu và vấn đề tăng cường công tác quản lý chất lượng phải được xem xét đúng đắn. Công ty cần phải đầu tư chú trọng hơn nữa đến việc nâng cao chất lượng sản phẩm và đưa ra quy chế thưởng cho những cá nhân và tổ chức có tinh thần sáng tạo, tìm ra sáng kiến cải tiến nâng cao chất lượng sản phẩm. Đây là một cơ hội cho người lao động nâng cao thu nhập của mình theo khả năng kinh nghiệm của bản thân, góp phần tích cực vào việc hoàn thành nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của công ty. Iv. Đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ cho người lao động và sắp xếp lại cơ cấu lao động. 4.1. Đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ người lao động. Trong nền kinh tế thị trường sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế diễn ra gay gắt, mục tiêu của các doanh nghiệp là tối đa hoá lợi nhuận. Để đạt được mục tiêu đó các doanh nghiệp phải thường xuyên đổi mới công nghệ sản xuất, máy móc thiết bị, áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nhằm đa dạng hoá sản phẩm với chất lượng và giá cả đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Cùng với máy móc thiết bị hiện đại đòi hỏi người lao động phải có trình độ tương đương để sử dụng chúng do vậy việc đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ người lao động vừa là yếu tố có tính cấp bách vừa là chiến lược lâu dài đối với mọi doanh nghiệp. Đối với mỗi doanh nghiệp đầu tư cho chiến lược con người là yếu tố quyết định của sản xuất. Con người là yếu tố quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Mục đích của đào tạo là nâng cao trình độ của đội ngũ công nhân lành nghề cùng với đội ngũ cán bộ quản lý có trình độ cao để đảm đương nhiệm vụ của công ty. Công ty hoá chất Mỏ thấy được vai trò của nguồn nhân lực trước sự đổi mới của nền kinh tế, của khoa học kỹ thuật nên luôn coi trọng nguồn nhân lực là yếu tố cơ bản quyết định sự phát triển của công ty. Chính vì vậy trong những năm vừa qua công ty đã đề ra những chính sách hỗ trợ cho CBCNV đi học để nâng cao thêm trình độ, đến nay trong công ty không có cán bộ quản lý xếp trình độ văn hoá phổ thông mà ít nhất là trung cấp trở nên và thành thạo tin học ứng dụng. Trong những năm qua công ty tuyển dụng công nhân kỹ thuật phải đạt từ cao đẳng đến đại học dưới trình độ văn hoá này công ty không xét tuyển. Hàng năm công ty mở lớp tập huấn kỹ thuật cho CBCNV nhằm đáp ứng kịp thời những tiến bộ khoa học kỹ thuật và thông tin hiện đại. Làm tốt công tác bồi dưỡng nâng cao trình độ cho người lao động để nguồn nhân lực của công ty ngày càng hoàn hảo về số lượng và chất lượng, có khả năng sản xuất, sử dụng vật tư thiết bị kỹ thuật trong sản xuất kinh doanh có hiệu quả là cơ sở để tiết kiệm chi phí, tăng năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh là tiền đề tăng doanh thu tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện cơ chế quản lý tiền lương, lợi ích của người lao động và công ty đều được nâng cao. 4.2 Tổ chức xắp xếp lại lao động. Hiệu quả sản xuất kinh doanh cao hay thấp phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó có thể nói đến vấn đề tổ chức lao động. Tổ chức lao động hợp lý thì hiệu quả sản xuất kinh doanh cao và ngược lại tổ chức lao động không hợp lý thì sản xuất kinh doanh thấp hoặc không có hiệu quả. Vấn đề này được đo bằng năng suất lao động chung của toàn công ty. Một trong những yếu tố tác động đến năng suất lao động là tiền lương. Tiền lương và năng suất lao động có liên quan trực tiếp và tác động nhân quả đến lợi nhuận cảu doanh nghiệp. Vì vậy trong công tác tổ chức lao động công ty luôn phải chú ý tới việc bố trí lao động ở các khu vực khác nhau sao cho phù hợp với số lượng và chất lượng lao động. đảm bảo chất lượng hao phí lao động, giảm về số lượng người, tăng năng suất cá nhân và tăng thu nhập. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, đối với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh số lượng lao động trực tiếp dao động trong khoảng 80 - 95% tổng số CBCNV toàn công ty, số lao động gián tiếp dao động từ 5 - 20%, tỷ lệ lý tưởng là 95% và 5% có nghĩa là: Số lao động trực tiếp x 100 = 95% Tổng số lao động Số lao động trực tiếp x 100 = 5% Tổng số lao động Thực tế ở công ty Hoá chất Mỏ theo số liệu năm 2001 số lao động gián tiếp là 265 người, chiếm 15, 62% tổng số lao động của công ty (tổng số lao động là 1697 người) số lao động trực tiếp là 1432 người chiếm 84, 38% tổng lao động toàn công ty. Theo tỷ lệ sắp xếp lao động của công ty ta thấy công ty có phần tiến bộ, về cơ bản ổn định theo tiêu chuẩn chung, như: Nguyên tắc trong thực tế năng suất lao động chưa cao kể cả bộ phận trực tiếp và gián tiếp. Do đó hiệu quả lao động chỉ ở mức trung bình. Vì vậy công ty cần phải có quy chế chặt chẽ để tăng năng suất lao động cho CNVCtrong công ty tránh hiện tượng đi muộn về sớm. Tóm lại: Để tăng cường vai trò của tiền lương trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, làm cho tiền lương phát huy đầy đủ vai trò của nó trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Công ty hoá chất Mỏ phải kết hợp các biện pháp trên mọi quá trình sản xuất kinh doanh. Công ty cần xây dựng một đội ngũ cán bộ quản lý có trình độ và kinh nghiệm. Tăng cường đoàn kết trong tập thể người lao động, giữa các đơn vị trong toàn công ty trên cơ sở giải quyết một cách công bằng hợp lý giữa quan hệ lao động và mức hưởng thụ. Tạo điều kiện cho mỗi thành viên đấu tranh phê bình những hiện tượng tiêu cực, động viên một cách tích cực những cá nhân, tập thể chủ động sáng tạo trong lao động v. hoàn thiên công tác trả thưởng cho người lao động Đối với Công ty hoá chất Mỏ hiện nay, thì ngoài chế độ trả thưởng theo năm Công ty nên áp dụng thêm các hình thức tiền thưởng sau: Thưởng hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch sản xuất. Chỉ tiêu xét thưởng: hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch sản xuất. Điều kiện xét thưởng: Đối với công nhân sản xuất và nhân viên trực tiếp kinh doanh phải hoàn thành mức lao động được giao, đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng và quy trình, quy phạm kỹ thuật. Đối với công nhân và nhân viên phụ không được để xảy ra sự cố ảnh hưởng đến sản xuất, đồng thời bảo quản tốt máy móc, thiết bị, thực hiện đúng kỷ luật lao động. Hệ số thưởng sẽ phụ thuộc vào phần trăm hoàn thành vượt mức của công nhân.Theo tôi, nên quy định hệ số thưởng như sau: Biểu số 9: Bảng quy định hệ số thưởng phần trăm hoàn thành kế hoạch sản xuất Phẩn trăm hoàn thành kế hoạch sản xuất. Hệ số thưởng 100% 0 101- 105% 0.05 105-110% 0.1 110% trở lên 0.15 Tiền thưởng của công nhân sẽ được tính theo lương sản phẩm mà người công nhân đó nhận được. Công thức tính như sau: TTHTKH = ĐGi x Qi x HHTKH Trong đó: TTHTKH : Tiền thưởng hoàn thành của công nhân. ĐGi : Đơn giá tiền lương một sản phẩm i Qi : Số sản phẩm i HHTKH : Hệ số thưởng hoàn thành kế hoạch Trên đây, là những biện pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện các hình thức trả lương, trả thưởng ở Công ty hoá chất Mỏ. Để thực hiện điều đó một cách có hiệu quả cần phải có sự phối hợp nhịp nhàng của các tổ, đội, phân xưởng sản xuất và các phòng ban chức năng. Kết luận Mục đích của tổ chức tiền lương là đảm bảo thu nhập cho người lao động tạo nên sự quan tâm vật chất của người lao động với kết quả lao động của mình. Trong các doanh nghiệp hiện nay, việc hoàn chỉnh tổ chức tiền lương có ý nghĩa hết sức quan trọng. Bởi lẽ bất kỳ một hình thức nào cũng có những hạn chế nhất định, những hạn chế này chỉ được bộc lộ sau một thời gian thực hiện. Tiền lương với người lao động là lợi ích mà họ nhận được sau quá trình làm việc, còn đối với doanh nghiệp đó là một khoản chi phí, việc giảm chi phí và tăng lợi nhuận luôn là vấn đề quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Vì vậy cùng với các hoạt động quản lý khác, việc hoàn thiên công tác tiền lương trong doanh nghiệp nói chung và trong công ty hoá chất Mỏ nói riêng cần phải không ngừng được đổi mới về quan điểm, tư tưởng để xây dựng một chính sách tiền lương hợp lý, đảm bảo việc trả lương công bằng, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh công ty, là đòn bẩy thúc đẩy người lao động làm việc hết mình, vừa đem lại lợi nhuận cao cho công ty vừa nâng cao thu nhập cho bản thân họ. Qua thời gian thực tập, nhờ sự giúp đỡ nhiệt tình của thầy giáo Võ Nhất Trí và toàn thể CBCNV của Phòng tổ chức lao động tiền lương thuộc công ty Hoá chất Mỏ cũng như cố gắng của bản thân em để hoàn thành đề tài này. Tuy nhiên thời gian thực tập có hạn, trình độ hiểu biết còn hạn chế cho nên chuyên đề hày không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và tất cả các bạn sinh viên quan tâm đến đề tài này. Hà nội, tháng 05 năm 2002 Sinh viên thực hiện Đặng Doãn Xuân Tài liệu tham khảo 1. Giáo trình Kinh tế lao động - NXB Giáo dục 1998. 2. Giáo trình Quản trị nhân lực - NXB Thống kê 1998. 3. Báo cáo sản xuất kinh doanh của Công ty Hoá chất mỏ. 4. Quy chế trả lương của Công ty Hoá chất mỏ. 5. Báo cáo công tác cán bộ lao động của Công ty Hoá chất mỏ. 6. Các văn bản của Chính phủ quy định chính sách tiền lương và thu nhập gồm: Nghị định số26/ CP ngày 23/5/1993 Nghị định số26/ CP ngày 21/1/1997. Nghị định số28/ CP ngày 28/3/1997 Nghị định số 10/ CP ngày 27/3/2000 Nghị định số 77/ CP ngày 15/12/2000 Thông tư liên tịch số 13/ LĐTBXH ngày 10/4/1997 Thông tư số 18/ 1998/ TTLT - BLĐTBXH/ BTC ngày 31/12/1999 Thông tư số 19/ 1998/ TTLT - BLĐTBXH/ BTC ngày 14/8/1999 Công văn số 4320/ BLĐTBXH/ TL ngày 29/12/1998 Quyết định số 392 QĐ/ LĐTL & CTXH ngày 3/3/1999 7. Bộ luật lao động nước CHXHCH Việt Nam. 8. Báo cáo quyết toán quỹ tiền lương của Công ty Hoá chất mỏ. 9. Báo cáo tiêu hao lao động tổng hợp các năm. 10. Báo cáo thu nhập lao động tổng hợp các năm. Mục lục Trang Lời nói đầu Chương I Những lý luận cơ bản Về Tiền Lương tiền lương 1.1. Các quan điểm cơ bản về tiền lương. Các khái niệm về tiền lương. II. Các yêu cầu và chức năng của tiền lương. 2.1. Chức năng của tiền lương. 2.2. Yêu cầu của việc tổ chức tiền lương. 2.3. Những nguyên tắc cơ bản của tiền lương 2.4. Các hình thức trả lương. 2.5. Hình thức trả lương theo thời gian. 2.5.1. Chế độ trả lương theo thời gian giản đơn 2.5.2. Chế độ trả lương theo thời gian có thưởng 2.6. Hình thức trả lương theo sản phẩm. 2.6.1. Điều kiện áp dụng hình thức trả lương theo sản phẩm. 2.6.2. Các chế độ trả lương theo sản phẩm. a) Chế độ trả lương theo sản phẩm trực tiếp cá nhân. b) Chế độ trả lương theo sản phẩm tập thể c) Chế độ trả lương theo sản phẩm gián tiếp. d) Chế độ trả lương khoán. e) Chế độ tiền lương theo sản phẩm có thưởng f) Chế độ tiền lương theo sản phẩm luỹ tiến. 2.7. Sự cần thiết phải hoàn thiện công tác trả lương ở Công ty hoá chất mỏ thuộc Tổng Công ty than Việt Nam. Chương II Những đặc điểm cơ bản liên quan đến tiền lương ở công ty hoá chất mỏ I. Một số đặc điểm chung của công ty Hoá chất mỏ 1. Quá trình hình thành. 2. Quá trình phát triển. 3. Đặc điểm về cơ cấu tổ chức của công ty Hoá chất Mỏ a.cơ cấu tổ chức. b.Đặc điểm: 4. Đặc điểm về lao động và quản lý tiền lương. a.Đặc điểm lao động. b.Công tác quản lý tiền lương. II. Thực trạng tiền lương ở công ty hoá chất mỏ 1. Quỹ tiền lương ở công ty hoá chất Mỏ. 1.1. Những nguyên tắc chung về tiền lương ở Công ty Hoá chất Mỏ. a.những căn cứ pháp lý khi ban hành quy chế tiên lương. b. Những nguyên tắc chung về tiền lương ở công ty Hoá chất Mỏ. 1.2. Những cơ sở để xác định tiền lương. a.Tiền lương tối thiểu điều chỉnh theo ngành, vùng. 2. Phương pháp xây dựng kế hoạch quỹ tiền lương 2.1 Tổng quỹ lương kế hoạch. 2.2. Xác định đơn giá tiền lương 2.3 Quỹ lương cơ quan công ty. 3. Quản lý và sử dụng quỹ tiền lương theo kết quả sản xuất kinh doanh. 3.1. Phương thức giao khoán quỹ lương. 3.2.Tình hình thực hiện kế hoạch lao động - tiền lương của công ty. III. Đánh giá tình hình công tác tiền lương của công ty hoá chất mỏ. 1. Những thành công trong công tác tiền lương ở công ty Hoá chất Mỏ. 2. Những hạn chế, tồn tại trong công tác chi trả lương cho lao động tại Công ty. 3. Nguyên nhân của những hạn chế trên. Chương III Một số giải pháp nhằm tăng cường hoàn chỉnh công tác chi trả lương ở công ty hoá chất mỏ I. Tạo nguồn tiền lương: 1.1. Hoàn thiện và mở rộng hệ thống kênh phân phối. 1.2. Mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm ii. Hoàn thiện công tác định mức lao động. 2.1. Các giải pháp chung. 2.2 Củng cố và hoàn thiện đội ngũ làm công tác định mức. iii. Gắn liền lương với hoạt động hoạt động quản lý của công ty. 3.1. Gắn tiền lương với tiết kiệm vật tư, nguyên vật liệu. 3.2. Gắn tiền lương với nâng cao chất lượng sản phẩm Iv. Đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ cho người lao động và sắp xếp lại cơ cấu lao động. 4.1. Đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ người lao động. 4.2 Tổ chức xắp xếp lại lao động. v. hoàn thiên công tác trả thưởng cho người lao động Kết luận Tài liệu tham khảo

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc3384.doc
Tài liệu liên quan